You are on page 1of 16

BỆNH LỴ AMIP

Đại cương

Bệnh lỵ amip (amip ruột) là do đơn bào


Entamoeba histolytica gây ra, bệnh gây tổn thương
đặc trưng là loét ở niêm mạc đại tràng và có khả năng
gây ra các ổ áp xe ở những cơ quan khác nhau (gan,
não...).
Bệnh có xu hướng kéo dài và mạn tính nếu không
được điều trị tích cực.
Khoảng 90% các trường hợp nhiễm amip là
không có triệu chứng.
Mầm bệnh
Là đơn bào Entamoeba histolytica thuộc họ
Entamoebidae, có thể chuyển từ dạng hoạt động sang dạng
nghỉ hoặc ngược lại tuỳ theo điều kiện dinh dưỡng của môi
trường trong cơ thể vật chủ. Dựa vào hình thể và sinh lý của
E. histolytica người ta chia amíp lỵ ra 3 thể:
- Thể hoạt động lớn bắt được ở phân, chỗ nhiều nhầy- máu
của bệnh nhân amip ruột. Trong bào tương của amip có
nhiều hồng cầu.
- Thể hoạt động nhỏ sống trong lòng đại tràng, trong bào
tương không có hồng cầu.
- Thể kén được tạo thành từ thể hoạt động nhỏ. Sự tạo thành
thể kén là tất yếu trong vòng đời của amip và đóng vai trò
lây bệnh.
Nguồn bệnh
Là người bệnh (cả thể cấp và mạn) và người lành mang
trùng thải kén amip.
Đường lây
Lây qua đường tiêu hoá do thức ăn, nước uống nhiễm kén amip.
Cơ thể cảm thụ - miễn dịch
Mọi lứa tuổi đều có thể nhiễm amip nhưng 90% người
nhiễm là không có triệu chứng, chỉ có 10% số người bị
nhiễm có biểu hiện bệnh lỵ amip hoặc áp xe ở các cơ quan
khác nhau.
Người nhiễm E. histolytica sẽ hình thành miễn dịch tại
chỗ (ở thành ruột) và toàn thân nhưng không có khả năng
bảo vệ chắc chắn khi có mầm bệnh xâm nhập
Lâm sàng

Lỵ amip cấp tính


- Nung bệnh:Kéo dài từ 1-2 tuần cho tới 3 tháng.
- Khởi phát:Có thể từ từ hoặc cấp tính. Một số bệnh
nhân có thể thấy dấu hiệu tiến triển: Mệt mỏi, chán
ăn, chóng mặt, đau bụng... hội chứng nhiễm trùng,
nhiễm độc không rõ ràng, bệnh nhân thường không
có sốt hoặc sốt rất nhẹ, bạch cầu không tăng.
Lâm sàng

- Toàn phát: triệu chứng nổi bật là hội chứng lỵ gồm 3 triệu
chứng chủ yếu:
+ Đau quặn bụng: đau bụng quặn từng cơn ở vùng hố chậu
phải (tương ứng với vùng hồi manh tràng), ở những trường
hợp bệnh kéo dài có thể thấy đau cả vùng 2 hố chậu (tổn
thương tới đại tràng xích ma và trực tràng).
+ Mót rặn và đi ngoài "giả”
+ Đi ngoài nhiều lần, phân nhầy máu: Số lần đi ngoài ở
bệnh nhân lỵ amip thường từ 4-10 lần/ngày. Lúc đầu phân
thường lỏng, có bã phân nhưng những ngày sau phân chỉ
còn nhầy trong như nhựa chuối và máu. Nhầy và máu
thường riêng rẽ chứ không hoà lẫn với nhau.
Lâm sàng

Lỵ amip mạn tính


- Lỵ amip cấp tính thường kéo dài 4-6 tuần, nếu không
được điều trị đặc hiệu thì sẽ chuyển sang mạn tính. Sau
thời kỳ cấp tính dù không được điều trị bệnh nhân cũng
cảm thấy đỡ dần, số lần đi ngoài giảm dần như có xu
hướng khỏi. Tuy vậy bệnh vẫn diễn biến âm ỉ mạn tính
và sẽ có những đợt tái phát cấp tính.
- Vì thế nhiều tác giả chia lỵ amip mạn tính ra 2 thể:
Mạn tính có từng đợt tái phát xen kẽ với những thời
gian bình thường và mạn tính liên tục. Lỵ amip mạn
tính có thể kéo dài tới 10 năm hoặc lâu hơn nữa.
Biến chứng
Biến chứng ở ruột do lỵ amip
- Viêm phúc mạc do thủng ruột: Là biến chứng nguy hiểm và khó
chẩn đoán bởi vì thường diễn ra từ từ và không điển hình. Viêm
phúc mạc có thể toàn bộ hoặc khu trú ở vùng hố chậu phải do đó dễ
nhầm với thủng ruột thừa.
- U amip (ameboma) đại tràng: Là biến chứng hiếm gặp.
- Polip đại tràng do lỵ amip: Là u tuyến (adenoma) lành tính kích
thước to nhỏ khác nhau, phát triển ở phần niêm mạc đại tràng.
- Chảy máu ruột do lỵ amip: thường gặp ở bệnh nhân lỵ amip cấp
hoặc những đợt tái phát của lỵ amip mạn tính.
- Sa niêm mạc trực tràng do lỵ amip: hiếm gặp, ở bệnh nhân lỵ amip
mạn tính tái phát nhiều lần.
- Viêm ruột thừa do amip: hiếm gặp nhưng nặng, tỷ lệ tử vong rất
cao.
Biến chứng
Biến chứng ngoài ruột
- Amip gây áp xe gan, phổi, não
- Amip da: Amip da là bệnh lý thứ phát. Tổn thương
da thường thấy ở vùng quanh hậu môn, tầng sinh môn
tạo thành những đám đỏ da, sau thành những vết loét.
Amip còn có thể tạo nên các lỗ dò quanh gan hoặc
gần những vết mổ áp xe gan, phổi.
Chẩn đoán bệnh lỵ amip

- Căn cứ về lâm sàng


- Căn cứ dịch tễ
- Căn cứ xét nghiệm
Chẩn đoán phân biệt

- Lỵ trực khuẩn
- Viêm đại tràng mạn, bệnh Crohn, bệnh loét đại
tràng, với loạn khuẩn ruột, với nhiễm độc kim loại
nặng( chì,thuỷ ngân...), với hội chứng tăng urê huyết.
Phân biệt với các khối u đại trực tràng, khối u vùng
tiểu khung v v...
Điều trị

Điều trị nguyên nhân


Metronidazol (Flagyl, Klion): Viên 0,25g dùng với liều
25-30mg/kg/ngày, trong 10 ngày.
Điều trị kết hợp
- Nếu bệnh nhân đau bụng nhiều do co thắt đại tràng thì
dùng các thuốc giảm đau, giãn cơ như: Atropin,
NOSPA, papaverin, spasmaverin.
- Trong trường hợp áp xe gan, áp xe phổi có bội nhiễm
vi khuẩn thì phải phối hợp thuốc diệt amip với thuốc
kháng sinh, đồng thời phải giải quyết ổ áp xe bằng chọc
hút hoặc phẫu thuật khi ổ áp xe gan > 6 - 8cm.

You might also like