You are on page 1of 6

ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ _ ĐHQG HÀ NỘI

TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGOẠI NGỮ

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ 1 – SINH HỌC 10


NĂM HỌC 2023 -2024
I. NỘI DUNG KIẾN THỨC
1. Chu kì tế bào là gì? Các giai đoạn trong chu kì tế bào diễn ra những sự kiện nào ở pha G1,S,G2
va pha M?
- Chu kì tế bào là 1 vòng tuần hoàn các hoạt động sống xảy ra trong một tế bào từ khi tế bào được
hình thành cho đến khi tế bào phân chia thành tế bào mới
- Những sự kiện diễn ra ở pha G1,S,G2 và pha M:
Giai đoạn Pha
Kì trung gian G1 - Tổng hợp chất cần cho sinh trưởng của tế bào
- Khi tế bào tăng kích thước nếu nhận được tín hiệu đủ
điều kiện nhân đôi ADN tại điểm kiểm soát G1 
chuyển sang S
S - Nhân đôi ADN và NST
- NST kép gồm 2 nhiễm sắc tử (chromatid) dính nhau
ở tâm động
- Tế bào tiếp tục tăng trưởng
G2 - Tế bào tiếp tục sinh trưởng và tổng hợp protein tham
gia cấu trúc thoi phân bào và những yếu tố còn lại cần
cho phân bào
- Tế bào vượt qua điểm kiểm soát G2  chuyển sang
M
Phân bào M - Tế bào ngừng sinh trưởng và toàn bộ năng lượng
được tập trung vào phân chia tế bào
- Có điểm kiểm soát M điều khiển hoàn tất quá trình
phân bào

2. Ở tế bào phôi, chỉ 15-20 phút là hoàn thành một chu kì tế bào, nhưng tế bào thần kinh ở người
trưởng thành thì hầu như không phân bào. Ví dụ trên nói về đặc điểm nào của chu kì tế bào?
- Tốc độ và thời gian phân chia khác nhau tùy vào loại tế bào

3. Sinh sản của tế bào theo cơ chế nguyên phân? Nêu diễn biến về hình thái, số lượng NST qua
các kì phân bào?
- Nguyên phân xảy ra ở tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh dục sơ khai
- Diễn biến:
a) Phân chia nhân
Kì Kì trung gian Kì đầu Kì giữa Kì sau Kì cuối
Hình - NST co xoắn - NST co xoắn - NST kép - NST đơn
thái - Màng nhân, cực đại có tách nhau ở dần dãn xoắn
NST nhân con tiêu hình dạng đặc tâm động - Màng nhân,
và biến thù  2 NST nhân con xuất
diễn - Thoi phân - NST xếp đơn: di hiện
biến bào dần hình thành 1 hàng chuyển về 2 - Thoi phân
thành trên mp xích cực của tế bào bào biến mất
đạo của thoi
phân bào
Số 2n kép 2n kép 2n kép 4n đơn 2n đơn
lượn
g
NST
b) Phân chia tế bào chất
- Thường diễn ra đồng thời với kì cuối của nguyên phân
 Ở tế bào thực vật: Hình thành vách ngăn phân chia thành 2 tế bào
 Ở tế bào động vật: Màng sinh chất lõm vào hình thành eo thắt phân chia 2 tế bào
c) Kết quả
1 tb (2n)  2 tb (2n)

4. Kết qủa và ý nghĩa của quá trình nguyên phân?


- Kết quả:
Từ 1 tế bào mẹ có bộ NST 2n tạo ra hai tế bào con giống nhau và giống hệt mẹ
- Ý nghĩa:
 Cơ thể đơn bào: hình thức sinh sản
 Cơ thể đa bào: giúp tái sinh các mô, cơ quan bị tổn thương, thay thế các tế bào bị chết và giúp
cơ thể sinh trưởng và phát triển

5. Đặc điểm của chu kì tế bào? Cơ chế kiểm soát chu kì tế bào? Tại sao nói pha G1 vừa là pha
sinh trưởng vừa là pha kiểm soát của chu kì tế bào? Tế bào ung thư khác gì tế bào bình
thường? Phân biệt khối u lành tính và khối u ác tính?
- Đặc điểm chu kì tế bào:
 Tốc độ và thời gian phân chia khác nhau tùy vào loại tế bào
 Chu kì tế bào được điều khiển bằng hệ thống điều hòa tinh vi và rất chặt chẽ
 Các tế bào trong cơ thể đa bào chỉ thực hiện phân chia khi nhận được tín hiệu
 Nếu các cơ chế điều khiển phân bào bị hư hỏng hoặc trục trặc, cơ thể có thể bị bệnh
- Chu kì tế bào kiểm soát sự phân bào thông qua các điểm kiểm soát:
 Điểm kiểm soát G1: kiểm soát giới hạn tốc độ trong chu kì tế bào, nhận diện các tổn thương
DNA nhằm đảm bảo DNA bị tổn thương hoặc không hoàn chỉnh không được phân vào các tế
bào con
 Điểm kiểm soát G2/M: kiểm soát sự nhân đôi của NST, điều chỉnh các sai hỏng trước khi tế
bào bước vào giai đoạn phân chia nhân
 Điểm kiểm soát thoi phân bào: kiểm soát sự sắp xếp của các NST trên thoi phân bào, kiểm
soát việc đính tơ phân bào lên tâm động NST, kích hoạt sự phân chia các nhiễm sắc tử chị em
trong các NST kép
- Pha G1 vừa là pha sinh trưởng vừa là pha kiểm soát của chu kì tế bào vì:
 Ở pha G1, tế bào tổng hợp các chất cần thiết cho sự sinh trưởng và phân chia của tế bào dẫn
đến tăng trưởng về kích thước
 Pha G1 có điểm kiểm soát G1, nếu pha này không diễn ra thì tế bào không thể đi vào các pha
tiếp theo
- Sự khác nhau giữa tế bào ung thư và tế bào bình thường:
 Các tế bào bình thường có bộ gen bình thường và số lượng nhiễm sắc thể hoàn toàn ổn định
 Tế bào ung thư thường có số lượng nhiễm sắc thể biến đổi và bộ gen mất ổn định với vô số
đột biến
- Phân biệt khối u lành tính và khối u ác tính:
 Khối u lành tính: tế bào không lan rộng đến vị trí khác
 Khối u ác tính: tế bào có khả năng lây lan (di căn) sang các mô lân cận và cơ quan xa

6. Thông tin về bệnh ung thư ở địa phương? Kể tên các bệnh ung thư phổ biến ở Nam và Nữ.
Làm thế nào để phòng tránh ung thư hiệu quả?
- Thông tin về bệnh ung thư ở địa phương: Câu này t chịu nhé nên kệ đi
- Kể tên các bệnh ung thư phổ biến ở nam và nữ
 Nam: ung thư gan, phổi, dạ dày, đại trực tràng, tiền liệt tuyến,…
 Nữ: ung thư vú, phổi, đại trực tràng, dạ dày, gan,…
- Biện pháp phòng tránh ung thư hiệu quả:
 Duy trì thói quen khám sức khỏe định kì. Khi có bất kì dấu hiệu nghi ngờ ung thư cần đến các
cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám, phát hiện sớm hoặc loại trừ bệnh ung thư.
 Không hút thuốc lá, thuốc lào; không sử dụng rượu bia, chất kích thích,…
 Có chế độ ăn uống, dinh dưỡng phù hợp: ăn nhiều rau, quả; hạn chế sử dụng chất béo, thịt đỏ,
thức ăn chứa nhiều muối; tránh lạm dụng đồ uống có đường; không ăn thực phẩm mốc hay ôi
thiu; thực phẩm nhiễm hóa chất như thuốc trừ sâu, chất kích thích tăng trọng;…
 Xây dựng chế độ tập luyện, nghỉ ngơi hợp lí; giữ tinh thần thoải mái, tích cực.
 Quan hệ tình dục lành mạnh, an toàn.
 Thực hiện tiêm chủng: viêm gan B, HPV,…
 Đẩy mạnh công tác tuyên truyền để cộng đồng hiểu nguyên nhân và cách phòng tránh bệnh
ung thư.
 Giữ cho môi trường sống trong lành; phát triển nông nghiệp sạch nhằm tạo nguồn lương thực,
thực phẩm an toàn.

7. Cơ chế nhân đôi và phân li của NST trong giảm phân. Sự phát sinh giao tử và thụ tinh.
- Cơ chế nhân đôi và phân li của NST trong giảm phân: cái này tự học thuộc cả quá trình giảm phân
- Sự phát sinh giao tử và thụ tinh
 Sự phát sinh giao tử: là sự hình thành giao tử đực qua quá trình sinh tinh và giao tử cái qua
quá trình sinh trứng

 Sự thụ tinh: là quá trình kết hợp giữa giao tử đực (n) và giao tử cái (n) tạo thành hợp tử (2n)

8. Một số nhân tố ảnh hưởng ảnh hưởng đến quá trình giảm phân.
- Yếu tố vật lý, hóa học
- Môi trường sống
- Chế độ ăn uống
- Yếu tố di truyền
- Hormone
 Cần hạn chế những tác động tiêu cực đến quá trình giảm phân để đảm bảo khả năng sinh sản ở vật

9. So sánh nguyên phân và giảm phân. Sự phối hợp của các quá trình nguyên phân, giảm phân
và thụ tinh đảm bảo cho sự duy trì ổn định bộ NST đặc trưng của các loài động vật qua các
thế hệ cơ thể diễn ra theo trật tự nào trong một thế hệ cơ thể sinh sản hữu tính?
- So sánh nguyên phân và giảm phân:
Nguyên phân Giảm phân
Giống - Có sự nhân đôi NST ở pha S của kì trung gian
- Đều trải qua các kì phân bào tương tự nhau: kì đầu, kì giữa, kì sau, kì cuối
- Đều có sự biến đổi NST theo chu kì đóng xoắn, tháo xoắn
- Đều là cơ chế sinh học góp phần ổn định vật chất di truyền
Khác Xảy ra ở tế bào sinh dưỡng và tế bào Xảy ra ở tế bào sinh dục chín
sinh dục sơ khai
1 lần phân bào với 1 lần nhân đôi NST 2 lần phân bào với 1 lần nhân đôi NST
Không xảy ra sự tiếp hợp và trao đổi Xảy ra sự tiếp hợp và trao đổi chéo
chéo
Kì giữa NST tập trung thành 1 hàng Kì giữa I NST tập trung thành 2 hàng
ngang trên mặt phẳng xích đạo ngang trên mặt phẳng xích đạo
Từ 1 tế bào mẹ tạo ra 2 tế bào con có Từ 1 tế bào mẹ (2n) tạo ra 4 tế bào con
bộ NST giống mẹ có bộ NST n
Là cơ sở hình thức sinh sản vô tính ở Là cơ sở hình thức sinh sản hữu tính ở
sinh vật sinh vật
Tế bào con có kiểu gen giống tế bào Duy trì sự đa dạng giao tử
mẹ

- Sự phối hợp của các quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh đảm bảo cho sự duy trì ổn định
bộ NST đặc trưng của các loài động vật qua các thế hệ cơ thể diễn ra theo trật tự:
1. Nguyên phân: cơ chế hình thành cơ thể mới từ hợp tử, và là cơ chế duy trì sự ổn định bộ NST
đặc trưng của loài qua các thế hệ tế bào trong cơ thể
2. Giảm phân: cơ chế hình thành ra các giao tử với bộ NST đơn bội từ đó cơ sở cho việc ổn định bộ
NST lưỡng bội đặc trưng của loài trong hợp tử sau khi thụ tinh
3. Thụ tinh: cơ chế kết hợp 1 giao tử đực với với giao tử cái để tạo ra hợp tử với bộ NST lưỡng bội
có nguồn gốc từ bố và mẹ đặc trưng cho loài

II. HƯỚNG DẪN ÔN TẬP


- Học sinh trả lời câu hỏi theo nội dung ở trên, đọc các ví dụ trong sách giáo khoa, hoàn thiện câu hỏi
củng cố, vở ghi sinh học.
- Ôn tập các công thức tính số Tế bào và số NST:
 Số TB con tạo ra từ 1 TB nguyên phân k lần liên tiếp: 2k
 Số NST đơn tương đương mà MT cần cung cấp cho TB: (2k - 1) x 2n
 Số NST qua các kì nguyên phân (ban đầu TB có 2n NST đơn) theo bảng ghi trong vở Sinh
- Kiểm tra theo hình thức trắc nghiệm, câu hỏi lựa chọn đáp án đúng sai, trả lời đáp án ngắn.

Chúc các con ôn tập tốt!

You might also like