You are on page 1of 8

FB: Thu Uyen

VỀ ĐÍCH 2024 – Thầy PHAN KHẮC NGHỆ https://www.facebook.com/profile.php?id=61551779940923

VỀ ĐÍCH 2024:
TS. PHAN KHẮC NGHỆ
BÀI 5: ÔN LUYỆN CĂN BẢN VỀ DTQT, CHỌN GIỐNG
LIVE CHỮA: 21G30, CHỦ NHẬT (14/01/2024)
Thầy Phan Khắc Nghệ – www.facebook.com/thaynghesinh

NHỮNG PHÁT BIỂU NÀO SAU ĐÂY SAI? GIẢI THÍCH.


1. Quần thể tự phối thường có tính đa dạng di truyền cao hơn quần thể ngẫu phối.
2. Ở quần thể người, hầu hết các tính trạng đều thuộc loại giao phối ngẫu nhiên.
2
h
3. Một quần thể có tỉ lệ kiểu gen dAA + hAa + raa = 1. Quần thể cân bằng di truyền khi d.r =   .
 2 
4. Quá trình tự thụ phấn sẽ làm cho tần số alen lặn tăng dần qua các thế hệ.
5. Cấy truyền phôi, nhân bản vô tính, nhân giống vô tính là những phương pháp tạo ra được giống mới.
6. Phương pháp tạo giống bằng gây đột biến, có thể áp dụng để tạo ra nhiều giống vật nuôi cho năng suất cao.
7. Muốn gây đột biến gen thì phải dùng tác nhân tác động vào pha G 2 của chu kì tế bào, muốn gây đột biến số
lượng NST thì phải tác động vào pha S của chu kì tế bào.
8. Công nghệ gen chỉ được sử dụng để tạo giống thực vật và động vật.
9. Trong công nghệ gen, cần sử dụng nhiều loại thể truyền khác nhau thì mới có thể chuyển được 1 gen vào tế
bào nhận.
10. Phương pháp tạo giống bằng ưu thế lai thì luôn cần phải có phép lai cùng dòng.
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM:
Câu 1: Khi nói về di truyền Menden, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Menđen giải thích các quy luật di truyền dựa vào sự phân li của các cặp nhân tố di truyền trong quá trình phát
sinh giao tử.
II. Trong phép lai một cặp tính trạng, Menđen kiểm chứng lại giả thuyết của mình bằng cách cho F2 tự thụ
phấn.
III. Theo Menđen, cơ thể thuần chủng là cơ thể chỉ mang 2 nhân tố di truyền giống nhau.
IV. Quy luật phân li của Menđen là phân li nhân tố di truyền đồng đều vào giao tử.
V. Quy luật phân li độc lập của Menđen là sự di truyền của tính trạng này không phụ thuộc vào sự di truyền của
tính trạng khác.
A. 4. B. 2. C. 3. D. 5.
Câu 2: Khi nói về kiểu gen và kiểu hình, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Tập hợp toàn bộ các gen có trong nhân tế bào được gọi là kiểu gen.
II. Tất cả những tính trạng ta có thể nhìn thấy ở một con người được gọi là kiểu hình.
III. Kiểu gen AA và aa là kiểu gen đồng hợp.
IV. Kiểu gen AaBb là kiểu gen dị hợp tử về 2 cặp gen.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 3: Khi nói về đặc điểm di truyền của gen nằm trên NST thường, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Khi không có đột biến, tất cả các cặp gen nằm trên NST đều di truyền theo quy luật phân li của Menden.
II. Khi có tương tác gen hay liên kết gen thì gen các cặp alen vẫn di truyền theo quy luật phân li của Menden.
III. Hai cặp gen liên kết với nhau nếu chúng cùng nằm trên một cặp NST.
IV. Số nhóm gen liên kết luôn bằng số cặp NST trong tế bào lưỡng bội.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

https://www.facebook.com/profile.php?id=61551779940923
FB: Thu Uyen
VỀ ĐÍCH 2024 – Thầy PHAN KHẮC NGHỆ https://www.facebook.com/profile.php?id=61551779940923
Câu 4: Khi nói về di truyền liên kết gen và hoán vị gen, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Liên kết gen làm hạn chế sự xuất hiện biến dị tổ hợp.
II. Các cặp gen càng nằm ở vị trí gần nhau thì tần số hoán vị gen càng nhỏ.
III. Sự tiếp hợp và trao đổi chéo giữa 2 crômatit khác nguồn gốc trong cặp nhiễm sắc thể tương đồng là cơ sở
để dẫn tới hoán vị gen.
IV. Hoán vị gen chỉ xảy ra trong giảm phân của sinh sản hữu tính mà không xảy ra trong nguyên phân.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 5: Khi nói về di truyền và biến dị của gen trong tế bào chất, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Gen trong tế bào chất có khả năng bị đột biến nhưng không biểu hiện thành kiểu hình.
II. Tất cả các gen ở tế bào chất của con đều được mẹ truyền cho.
III. Hiện tượng di truyền theo dòng mẹ thường không tạo sự phân tính ở kiểu hình đời con.
IV. Đời con sinh ra luôn giống một bên bố hoặc mẹ.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 6: Khi nói về thường biến, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Thường biến liên quan đến những biến đổi trong kiểu gen, nên không di truyền.
II. Hiện tượng một kiểu gen có thể thay đổi kiểu hình trước các điều kiện môi trường khác nhau gọi là thường
biến.
III. Các cây hoa cẩm tú cầu có cùng một kiểu gen nhưng màu hoa có thể biểu hiện ở các dạng trung gian khác
nhau tuỳ thuộc vào độ pH của môi trường đất là ví dụ về thường biến.
IV. Thường biến là một dạng đặc biệt của đột biến.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 7: Khi nói về mức phản ứng của kiểu gen, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Các cá thể có ngoại hình giống nhau thì có mức phản ứng giống nhau.
II. Mức phản ứng phụ thuộc vào kiểu gen của cơ thể.
III. Tính trạng chất lượng thường có mức phản ứng rộng hơn tính trạng số lượng.
IV. Trong cùng một giống thuần chủng, các cá thể có mức phản ứng giống nhau.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 8: Ở trâu, gen D quy định lông đen trội hoàn toàn so với gen d quy định lông trắng. Một quần thể đang cân
bằng di truyền có 1000 con trong đó có 160 con lông trắng. Tần số tương đối của các alen trong quần thể là
A. D = 0,6 ; d = 0,4. B. D = 0,4 ; d = 0,6.
C. D = 0,8 ; d = 0,2. D. D = 0,2 ; d = 0,8.
Câu 9: Thế hệ xuất phát của một quần thể ngẫu phối có 400 cá thể đực mang kiểu gen AA, 300 cá thể cái mang
kiểu gen Aa, 300 cá thể cái mang kiểu gen aa. Khi quần thể cân bằng thì tần số alen a của quần thể là
A. 0,375. B. 0,75. C. 0,65. D. 0,625.
Câu 10: Thế hệ xuất phát của một quần thể tự phối có tỉ lệ kiểu gen là 0,2AA : 0,8Aa. Ở F3, kiểu gen Aa chiếm tỉ
lệ
A. 0,21. B. 0,42. C. 0,25. D. 0,1.
Câu 11: Khi nói về ứng dụng di truyền vào chọn giống, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Cấy truyền phôi có thể tạo ra nhiều cá thể có kiểu gen giống nhau.
II. Người ta có thể áp dụng consixin để tạo ra giống củ cải đường mới nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao.
III. Giống lúa “gạo vàng” có khả nặng tổng hợp b- caroten (tiền chất tạo vitamin A) trong hạt là một thành tựu
tạo giống mới nhờ công nghệ tế bào.
IV. Tạo giống dâu tằm tam bội tại Việt Nam cho năng suất cao là một thành tựu tạo giống mới nhờ phương
pháp gây đột biến.
A. 4. B. 2. C. 3. D. 1.
Câu 12: Khi nói về ưu thế lai, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Các cá thể con có ưu thế lai có kiểu hình vượt trội so với bố mẹ.

https://www.facebook.com/profile.php?id=61551779940923
FB: Thu Uyen
VỀ ĐÍCH 2024 – Thầy PHAN KHẮC NGHỆ https://www.facebook.com/profile.php?id=61551779940923
II. Các cá thể con có ưu thế lai cao luôn được sử dụng làm giống.
III. Để tạo ưu thế lai người ta cho lai các dòng bố mẹ thuần chủng khác nhau.
IV. Khi lai giữa hai dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau, phép lai thuận có thể không cho ưu thế lai nhưng
phép lai nghịch có thể cho ưu thế lai.
V. Khi lai giữa hai cá thể thuộc cùng một dòng thuần chủng thì đời F1 không có ưu thế lai.
A. 5. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 13: Khi nói về tạo giống bằng gây đột biến, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Người ta có thể sử dụng các chất phóng xạ tác động lên đối tượng để tạo biến dị đột biến.
II. Tất cả mọi biến dị đột biến đều trở thành giống mới.
III. Hầu hết các giống động vật đều được tạo ra bằng phương pháp gây đột biến.
IV. Tạo giống bằng gây đột biến giúp nhân nhanh giống mới với số lượng lớn.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 14: Khi nói về ADN tái tổ hợp, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. ADN tái tổ hợp phải từ hai nguồn ADN có quan hệ loài gần gũi.
II. Các đoạn ADN được nối lại với nhau nhờ xúc tác của enzim ADN – ligaza.
III. ADN tái tổ hợp tạo ra trong kỹ thuật chuyển gen, sau đó phải được đưa vào trong tế bào vi khuẩn Ecoli
nhằm làm tăng hoạt tính của gen chứa trong ADN tái tổ hợp.
IV. Được nhân lên thành nhiều phân tử mới nhờ cơ chế nhân đôi ADN.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 15: Khi nói về quá trình chuyển gen vào tế bào nhận, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. ADN tái tổ hợp từ gen cần chuyển và plasmit được chuyển vào tế bào vi khuẩn bằng phương pháp tải nạp.
II. Các vi sinh vật được sử dụng làm tế bào nhận có thể là sinh vật nhân sơ hoặc sinh vật nhân thực.
III. Gen cần chuyển có thể tồn tại trong tế bào chất hoặc trong nhân của tế bào nhận.
IV. Có thể sử dụng virut đốm thuốc lá để chuyển gen vào vi khuẩn.
V. Khi sử dụng thực khuẩn thể làm thể truyền thì không thể chuyển gen vào tế bào nhận là nấm men.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 16: Khi nói về công nghệ tế bào, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Dung hợp hai tế bào trần của hai loài thực vật tạo ra giống mới có kiểu gen thuần chủng.
II. Nuôi cấy mô tế bào thực vật giúp nhân nhanh các giống cây trồng quý hiếm.
III. Nuôi cấy các hạt phấn tạo ra các giống cây trồng đồng nhất về kiểu gen.
IV. Nuôi cấy mô tế bào thực vật có thể tạo ra các giống cây trồng mới có kiểu gen đồng nhất.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 17: Khi nói về kiểu gen của giống, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Từ phôi có kiểu gen Aabb, tách thành 20 phôi thì có thể tạo ra 20 cá thể có kiểu gen Aabb.
II. Lấy nhân của tế bào AABB chuyển vào tế bào trứng (đã mất nhân) của cơ thể aabb tạo ra tế bào chuyển
nhân. Đưa tế bào chuyển nhân này vào cơ thể cái aaBB để phát triển thành cơ thể thì cơ thể chuyển nhân này có
kiểu gen AABB.
III. Từ giống có kiểu gen AabbDD, tiến hành nhân giống vô tính thì sẽ tạo ra các cá thể có kiểu gen AabbDD.
IV. Dung hợp tế bào AAbb với tế bào ddEE thì sẽ tạo ra tế bào có kiểu gen AAbbddEe.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 18: Khi nói về ứng dụng di truyền học vào chọn giống, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Tạo giống bằng công nghệ gen đã tạo ra các giống: lúa có khả năng tổng hợp  -caroten trong hạt; dâu tằm tứ
bội từ giống dâu tằm lưỡng bội; cây trồng lưỡng bội có kiểu gen đồng hợp tử về tất cả các gen.
cừu sản xuất sữa có protein của người; chuột nhắt mang gen chuột cống; cây bông mang gen chống sâu bệnh;
giống lúa gạo vàng; cà chua chín muộn; vi khuẩn sản xuất hooc môn của người.
II. Trong tạo giống bằng công nghệ tế bào thì nuôi cấy hạt phấn và dung hợp tế bào trần có thể tạo ra được
giống mới.

https://www.facebook.com/profile.php?id=61551779940923
FB: Thu Uyen
VỀ ĐÍCH 2024 – Thầy PHAN KHẮC NGHỆ https://www.facebook.com/profile.php?id=61551779940923
III. Tạo giống bằng gây đột biến đã tạo ra giống cừu Đôly.
IV. Tạo giống thuần chủng bằng phương pháp dựa trên biến dị tổ hợp chỉ áp dụng có hiệu quả với: vật nuôi,
cây trồng.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 19: Nuôi cấy các hạt phấn của một cây có kiểu gen AaBbDDee để tạo nên các mô đơn bội. Sau đó xử lí
các mô đơn bội này bằng cônsixin để gây lưỡng bội hoá, thu được 80 cây lưỡng bội. Cho biết không xảy ra đột
biến gen và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể. Theo lí thuyết, khi nói về 80 cây này, trong số các phát biểu dưới
đây, có bao nhiêu phát biểu đúng?
I. Mỗi cây giảm phân bình thường chỉ cho 1 loại giao tử.
II. Trong các cây này, có cây mang kiểu gen AAbbDDee.
III. Các cây này có kiều gen đồng hợp tử về cả 4 cặp gen trên.
IV. Các cây này có tối đa 9 loại kiểu gen.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 20: Khi nói về mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường, kiểu hình, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Mức phản ứng quy định giới hạn về năng suất của giống vật nuôi và cây trồng.
II. Kiểu hình của cơ thể là kết quả của sự tương tác giữa kiểu gen với môi trường.
III. Ở giống thuần chủng, các cá thể đều có mức phản ứng giống nhau.
IV. Người mắc hội chứng Đao thường thấp bé, má phệ, khe mắt xếch, lưỡi dày là ví dụ về thường biến.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
BÀI TẬP TỰ LUYỆN:
LINK VIDEO: https://youtube.com/live/dioSJACG-2g?feature=share

Câu 1: Khi nói về các nhà khoa học Sinh học, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Moocgan là người phát hiện ra sự di truyền liên kết gen, hoán vị gen, liên kết giới tính.
II. Dacuyn, Lamac là những nhà khoa học đưa ra học thuyết tiến hóa.
III. Coren là người phát hiện ra sự di truyền ngoài nhân.
IV. Menden là người đưa ra giả thuyết: Các nhân tố di truyền của bố và mẹ tồn tại trong tế bào của cơ thể con
một cách riêng rẽ, không hòa trộn vào nhau; Mỗi tính trạng ở cây đậu hà lan đều do 1 cặp nhân tố di truyền quy
định.
V. Mônô và Jacôp là hai nhà khoa học phát hiện cơ chế điều hòa hoạt động gen.
VI. Watxơn và Cric là 2 nhà khoa học đưa ra mô hình cấu trúc không gian của ADN.
A. 5. B. 3. C. 4. D. 6.
Câu 2: Khi nói về đặc điểm di truyền của các gen ở trong tế bào, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Hai gen nằm trên 2 cặp NST tương đồng khác nhau phân li độc lập trong quá trình hình thành giao tử.
II. Các gen trong tế bào chất thì không tồn tại thành từng cặp alen và phân chia không đều cho các tế bào con
trong phân bào.
III. Các gen lặn ở vùng không tương đồng trên NST giới tính X thường biểu hiện kiểu hình ở giới XY nhiều
hơn giới XX.
IV. Các gen ở vùng không tương đồng trên NST giới tính Y chỉ biểu hiện kiểu hình ở giới XY.
V. Hai gen cùng nằm trên 1 NST thì di truyền cùng nhau, tạo thành nhóm liên kết.
VI. Hai alen của cùng một gen phân li đồng đều trong quá trình phân bào.
A. 3. B. 6. C. 4. D. 5.
Câu 3: Mỗi alen trong cặp gen phân li đồng đều về các giao tử khi
A. bố mẹ phải thuần chủng.
B. số lượng cá thể con lai phải lớn.
C. alen trội là phải trội hoàn toàn.
D. hai NST trong cặp tương đồng phân li trong giảm phân.

https://www.facebook.com/profile.php?id=61551779940923
FB: Thu Uyen
VỀ ĐÍCH 2024 – Thầy PHAN KHẮC NGHỆ https://www.facebook.com/profile.php?id=61551779940923
Câu 4: Ở một loài thực vật, alen A nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a
quy định hoa trắng. Khi nói về kiểu gen hoa đỏ thuần chủng, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Cho cây X tự thụ phấn, nếu được đời con có 100% hoa đỏ thì cây X có kiểu gen AA.
II. Cho cây Y lai với cây hoa trắng, nếu được đời con có 100% hoa đỏ cây Y có kiểu gen thuần chủng.
III. Cho cây Z lai với cây hoa đỏ dị hợp, nếu được đời con có 100% hoa đỏ thì cây Z có kiểu gen AA.
IV. Cho cây N lai với cây hoa đỏ thuần chủng, nếu được đời con có 100% hoa đỏ thì cây N có kiểu gen thuần
chủng.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 5: Khi nói về liên kết gen, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Liên kết gen làm hạn chế sự xuất hiện biến dị tổ hợp.
II. Liên kết gen là hiện tượng phổ biến.
III. Hai cặp gen nằm trên 1 cặp nhiễm sắc thể thì xảy ra hiện tượng liên kết gen.
IV. Số nhóm gen liên kết bằng số NST đơn có trong bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 6: Khi nói về mức phản ứng của kiểu gen, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?
I. Trong cùng một kiểu gen, các gen khác nhau có mức phản ứng khác nhau.
II. Mức phản ứng là tập hợp các kiểu hình của cùng 1 kiểu gen tương ứng với các điều kiện môi trường khác
nhau.
III. Tính trạng chất lượng thường có mức phản ứng hẹp hơn tính trạng số lượng.
IV. Mức phản ứng quy định giới hạn về năng suất của giống vật nuôi và cây trồng.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 7: Khi nói về các gen ngoài nhân ở sinh vật nhân thực, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Không được phân phối đều cho các tế bào con.
B. Không bị đột biến dưới tác động của các tác nhân gây đột biến.
C. Luôn tồn tại thành từng cặp alen.
D. Chỉ mã hóa cho các prôtêin tham gia cấu trúc nhiễm sắc thể.
Câu 8: Gen A nằm trên NST thường có 5 alen thì sẽ tạo ra tối đa bao nhiêu loại kiểu gen?
A. 10. B. 6. C. 4. D. 15.
Câu 9: Khi nói về ứng dụng di truyền vào chọn giống, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Muốn tạo ra giống mới thì phải có nguồn biến dị di truyền.
II. Tạo giống bằng nguồn biến dị tổ hợp là phương pháp tạo giống phổ biến ở các giống vật nuôi, cây trồng.
III. Tạo giống bằng công nghệ tế bào cho phép tạo ra giống thuần chủng về tất cả các cặp gen.
IV. Công nghệ gen cho phép tạo ra giống mới mang thêm gen của một loài khác.
A. 4. B. 2. C. 3. D. 1.
Câu 10: Khi nói về ưu thế lai, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Lai khác dòng luôn tạo ra giống có ưu thế lai.
II. Ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở F1, sau đó giảm dần qua các thế hệ.
III. Quá trình giao phối cận huyết làm tăng tần số alen lặn nên thường dẫn tới làm giảm ưu thế lai.
IV. Muốn tạo giống có ưu thế lai thì phải tạo dòng thuần chủng, sau đó cho lai khác dòng để tìm công thức lai
có ưu thế lai.
V. Muốn duy trì ưu thế lai thì phải sử dụng phương pháp nhân giống vô tính.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 11: Khi nói về tạo giống bằng gây đột biến, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Sử dụng các tác nhân vật lí, hóa học để chủ động gây đột biến nhân tạo.
II. Tiến hành chọn lọc các biến dị theo mong muốn của con người.
III. Giống dâu tằm tam bội được các nhà tạo giống Việt Nam tạo ra bằng cách gây tứ bội hóa, sau đó cho tứ bội
lai với lưỡng bội để tạo ra tam bội.

https://www.facebook.com/profile.php?id=61551779940923
FB: Thu Uyen
VỀ ĐÍCH 2024 – Thầy PHAN KHẮC NGHỆ https://www.facebook.com/profile.php?id=61551779940923
IV. Tạo giống bằng gây đột biến chủ yếu được áp dụng cho thực vật và vi sinh vật.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 12: Khi nói về ADN tái tổ hợp, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Phải sử dụng enzim restrictaza để cắt gen cần chuyển ra khỏi ADN tế bào cho và mở vòng plasmit.
II. Phải sử dụng enzim ligaza để nối gen cần chuyển vào ADN plasmit.
III. Trên phân tử ADN tái tổ hợp thường có 1 hoặc 2 gen đánh dấu.
IV. Khi đưa ADN tái tổ hợp vào tế bào vi khuẩn thì ADN tái tổ hợp có khả năng nhân đôi độc lập với ADN vi
khuẩn.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 13: Khi nói về quá trình chuyển gen vào tế bào nhận, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Để chuyển gen vào tế bào nấm men, người ta thường sử dụng các NST nhân tạo làm thể truyền.
II. Để chuyển gen vào tế bào vi khuẩn, người ta thường sử dụng các plasmit hoặc virut làm thể truyền.
III. Để tăng hiệu quả biến nạp ADN tái tổ hợp vào tế bào vi khuẩn, người ta thường sử dụng thêm muối CaCl2.
IV. Để sàng lọc dòng tế bào có ADN tái tổ hợp, người ta phải dựa vào gen đánh dấu.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 14: Khi nói về công nghệ tế bào, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Nuôi cấy hạt phấn, sau đó gây lưỡng bội hóa thì luôn tạo ra dòng thuần chủng về tất cả các gen.
II. Một cơ thể có n cặp gen dị hợp, tiến hành nuôi cấy hạt phấn và lưỡng bội hóa thì có thể tạo ra 2n dòng thuần
chủng.
III. Dung hợp tế bào trần khác loài cho phép tạo ra giống có bộ NST song nhị bội.
IV. Cấy truyền phôi, nhân giống vô tính, nhân bản vô tính là các biện pháp cho phép nhân nhanh các giống quý
hiếm chứ không tạo ra giống mới.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 15: Khi nói về ưu thế lai, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?
I. Một trong những giả thuyết để giải thích cơ sở di truyền của ưu thế lai được nhiều người thừa nhận là giả
thuyết siêu trội.
II. Để tạo ra những con lai có ưu thế lai cao về một số đặc tính nào đó, người ta thường bắt đầu bằng cách tạo ra
những dòng thuần chủng khác nhau.
III. Người ta tạo ra những con lai khác dòng có ưu thế lai cao để sử dụng cho việc nhân giống.
IV. Trong một số trường hợp, lai giữa hai dòng nhất định thu được con lai không có ưu thế lai, nhưng nếu cho
con lai này lai với dòng thứ ba thì đời con lại có ưu thế lai.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 16: Khi nói về quan niệm của Đacuyn, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Chọn lọc tự nhiên là sự phân hóa về khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các cá thể mang kiểu gen
khác nhau trong loài.
II. Những cá thể mang kiểu gen quy định các đặc điểm thích nghi sẽ được chọn lọc tự nhiên giữ lại.
III. Chọn lọc tự nhiên tác động thông qua các đặc tính biến dị và di truyền của sinh vật.
IV. Loài mới được hình thành dưới tác động của chọn lọc tự nhiên theo con đường phân li tính trạng.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 17: Yếu tố ngẫu nhiên có vai trò:
A. Làm thay đổi thành phần kiểu gen và tần số tương đối của các alen theo một hướng.
B. Làm thay đổi thành phần kiểu gen và tần số tương đối của các alen trong quần thể.
C. Hình thành các đặc điểm thích nghi mới trên các cơ thể sinh vật.
D. Làm tăng số lượng cá thể của quần thể, làm tăng tính đa dạng của quần thể.
Câu 18: Theo quan niệm của Đacuyn về chọn lọc tự nhiên, phát biểu nào sau đây sai?
A. Chọn lọc tự nhiên là sự phân hóa về khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các cá thể trong loài.

https://www.facebook.com/profile.php?id=61551779940923
FB: Thu Uyen
VỀ ĐÍCH 2024 – Thầy PHAN KHẮC NGHỆ https://www.facebook.com/profile.php?id=61551779940923
B. Chọn lọc tự nhiên dẫn đến hình thành các quần thể có nhiều cá thể mang các kiểu gen quy định các đặc
điểm thích nghi với môi trường.
C. Đối tượng tác động của chọn lọc tự nhiên là các cá thể trong quần thể.
D. Kết quả của chọn lọc tự nhiên là hình thành nên loài sinh vật có các đặc điểm thích nghi với môi trường.
Câu 19: Khi nói về tiến hóa nhỏ, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Tiến hóa nhỏ chỉ xảy ra trong phạm vi quần thể.
II. Tiến hóa là quá trình biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.
III. Kết quả của tiến hóa nhỏ là hình thành nên loài mới.
IV. Nếu không có biến dị di truyền thì không xảy ra tiến hóa nhỏ.
A. 2. B. 1. C. 4. D. 3.
Câu 20: Theo quan niệm hiện đại, một trong những vai trò của giao phối ngẫu nhiên là:
A. Làm thay đổi tần số các alen trong quần thể.
B. Tạo biến dị tổ hợp là nguyên liệu cho quá trình tiến hóa.
C. Tạo các alen mới, làm phong phú vốn gen của quần thể.
D. Quy định nhiều hướng tiến hóa.
Câu 21: Theo quan niệm tiến hóa hiện đại, phát biểu nào sau đây sai?
A. Di – nhập gen có thể làm thay đổi vốn gen của quần thể.
B. Giao phối không ngẫu nhiên là nhân tố định hướng quá trình tiến hóa.
C. Quá trình tiến hóa nhỏ diễn ra dưới tác động của các nhân tố tiến hóa.
D. Các yếu tố ngẫu nhiên có thể làm biến đổi đột ngột tần số alen của quần thể.
Câu 22: Trong quá trình tiến hóa, chọn lọc tự nhiên và các yếu tố ngẫu nhiên đều có vai trò:
A. Có thể làm xuất hiện alen mới làm phong phú vốn gen của quần thể.
B. Làm thay đổi tần số các alen và thành phần kiểu gen của quần thể.
C. Làm cho một gen nào đó dù là có lợi cũng có thể bị loại bỏ hoàn toàn khỏi quần thể.
D. Quy định chiều hướng tiến hóa.
Câu 23: Đột biến có bao nhiêu vai trò sau đây?
I. Làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể theo một hướng xác định.
II. Làm phát sinh các biến dị di truyền của quần thể, cung cấp nguồn biến dị sơ cấp cho quá trình tiến hóa.
III. Có thể loại bỏ hoàn toàn một alen nào đó ra khỏi quần thể cho dù alen đó là có lợi.
IV. Không làm thay đổi tần số alen nhưng làm thay đổi thành phần kiển gen của quần thể
V. Làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể rất chậm.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 24: Hai loài họ hàng sống trong cùng khu phân bố nhưng lại không giao phối với nhau. Lý do nào sau đây
có thể là nguyên nhân làm cho hai loài này cách li về sinh sản?
I. chúng có nơi ở khác nhau nên các cá thể không gặp gỡ nhau được
II. nếu giao phối cũng không tạo ra con lai hoặc tạo ra con lai bất thụ
III. chúng có mùa sinh sản khác nhau
IV. con lai tạo ra thường có sức sống kém nên bị đào thải
V. chúng có tập tính giao phối khác nhau
VI. chúng có cấu tạo cơ quan sinh sản khác nhau
Phương án đúng:
A. I, II, III, IV, V, VI B. I, II, V, VI C. I, II, III, V, VI D. I, III, V, VI
Câu 25: Khi nói về quá trình hình thành loài mới, phát biểu nào sau đây sai?
A. Hình thành loài mới là cơ sở của quá trình hình thành các nhóm phân loại trên loài.
B. Từ một loài ban đầu, quá trình phân li tính trạng sẽ hình thành các nòi rồi đến các loài mới.
C. Trong cùng một nhóm đối tượng, chọn lọc tự nhiên chỉ tích luỹ biến dị theo một hướng.
D. Sự phân li tính trạng là nguyên nhân chủ yếu hình thành các nhóm phân loại trên loài.

https://www.facebook.com/profile.php?id=61551779940923
FB: Thu Uyen
VỀ ĐÍCH 2024 – Thầy PHAN KHẮC NGHỆ https://www.facebook.com/profile.php?id=61551779940923
Câu 26: Yếu tố nào trong số các yếu tố sau đây có thể không đóng góp vào quá trình hình thành loài khác khu vực
địa lý?
A. Một quần thể bị cách ly địa lý với quần thể mẹ.
B. Dòng gen giữa hai quần thể là rất mạnh.
C. Các đột biến khác nhau bắt đấu phân hoá vốn gen của các quần thể cách ly.
D. Quần thể cách ly chịu áp lực chọn lọc khác với quần thể mẹ.
Câu 27: Trong quá trình hình thành loài bằng con đường địa lí, điều kiện địa lí có vai trò
A. là nhân tố gây ra những biến đổi trực tiếp trên cơ thể sinh vật.
B. là nhân tố chọn lọc những kiểu gen thích nghi.
C. ngăn cản sự giao phối tự do giữa các quần thể.
D. tạo ra những kiểu gen thích nghi, hình thành quần thể thích nghi.
Câu 28: Hai loài động vật A và B cùng sống trong một môi trường có điều kiện tự nhiên thay đổi mạnh. Sau
một thời gian dài, quần thể của loài A đã tiến hoá thành loài A ' thích nghi hơn với môi trường còn quần thể loài
B thì có nguy cơ bị tuyệt diệt. Điều giải thích nào sau đây về loài A là không hợp lí.
A. Quần thể của loài A có khả năng thích nghi cao hơn.
B. Quần thể của loài A có tốc độ phát sinh và tích luỹ gen đột biến nhanh hơn.
C. Loài A có tốc độ sinh sản chậm hơn và chu kì sống dài hơn.
D. Loài A có tốc độ sinh sản nhanh hơn và chu kì sống ngắn hơn.
Câu 29: Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, có bao ngiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Ở đại Tân sinh, phát sinh loài người và các loài linh trưởng.
II. Ở đại Trung sinh, phát sinh chim, thú và thực vật có hoa.
III. Ở đại Cổ sinh, phát sinh cây có mạch, cây hạt trần, côn trùng, ếch nhái và bò sát.
IV. Đại Tân sinh là giai đoạn phát triển ưu thế của các loài chim, thú, côn trùng và cây có hoa.
V. Đại Trung sinh là giai đoạn phát triển ưu thế của các loài bò sát và cây hạt trần.
VI. Đại Cổ sinh là giai đoạn phát triển ưu thế của các loài ếch nhái, cây có mạch (cây quyết).
A. 4. B. 3. C. 5. D. 6.
Câu 30: Khi nói về tiến hóa nhỏ, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Tiến hóa nhỏ xảy ra trong phạm vi quần thể.
II. Tiến hóa là quá trình biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.
III. Kết quả của tiến hóa nhỏ là hình thành nên loài mới.
IV. Chỉ cần có biến dị thì sẽ xảy ra tiến hóa nhỏ.
A. 2. B. 1. C. 3. D. 4.
PHẦN TỰ LUYỆN
Câu 1: Khi không có đột biến, cấu trúc nào sau đây được truyền đạt nguyên vẹn từ đời bố mẹ cho đời con?
A. Nhiễm sắc thể. B. Tính trạng. C. Alen. D. Nhân tế bào.
Câu 2: Ở một loài thực vật có 2n = 14. Số nhóm gen liên kết của loài là
A. 6. B. 7. C. 14. D. 21.
Câu 3: Ở một loài thực vật, alen A nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a
quy định hoa trắng. Có bao nhiêu phương pháp để xác định kiểu gen của cây hoa đỏ?
I. Cho cây hoa đỏ tự thụ phấn.
II. Cho cây hoa đỏ lai với cây hoa trắng.
III. Cho cây hoa đỏ lai với cây hoa đỏ dị hợp.
IV. Cho cây hoa đỏ lai với cây hoa đỏ thuần chủng.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 4: Khi nói về vai trò của hoán vị gen, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Làm xuất hiện các biến dị tổ hợp.
II. Tạo điều kiện cho các gen tốt tổ hợp lại với nhau.

https://www.facebook.com/profile.php?id=61551779940923

You might also like