You are on page 1of 8

Mr. Huỳnh Nguyễn Việt Cường – huynhcuongbio@gmail.com – 077.747.2347.

Sinh học Mr. Cần File Tổng ôn số 16


THƯỜNG BIẾN –
Lớp [EOM – 2k6] ỨNG DỤNG DI TRUYỀN HỌC
(File lưu hành nội bộ)
Phần 1 – Ảnh hưởng của môi trường đến sự biểu hiện tính trạng.
Câu 1. Hiện tượng một kiểu gene có thể cho một dãy kiểu hình tương ứng với các điều kiện môi trường
khác nhau được gọi là gì?
A. Đột biến gene. B. Gene đa hiệu.
C. Mức phản ứng. D. Thường biến.
Câu 2. Cắt các mầm của 1 củ khoai tây đem trồng trong những điều kiện môi trường khác nhau. Theo
lí thuyết, tập hợp các kiểu hình khác nhau của các cây khoai tây phát triển từ mầm nói trên được gọi là
gì?
A. Biến dị tổ hợp. B. Đột biến gene.
C. Mức phản ứng. D. Đột biến NST.
Câu 3. Các cây hoa cẩm tú cầu mặc dù có cùng kiểu gene nhưng màu hoa có thể biểu hiện ở các dạng
trung gian khác nhau giữa tím và đỏ tùy thuộc vào yếu tố nào trong tự nhiên?
A. Cường độ ánh sáng. B. Hàm lượng phân bón.
C. Nhiệt độ môi trường. D. Độ pH của đất.
Câu 4. Tính trạng nào sau đây ở các loài vật nuôi, cây trồng nhiều khả năng có mức phản ứng hẹp hơn
cả?
A. Lượng sữa của bò. B. Hàm lượng chất béo trong trứng.
C. Chiều cao thân cây ngô. D. Khối lượng quả cà chua.
Câu 5. Hiện tượng nào dưới đây là ví dụ về sự mềm dẻo của kiểu hình?
A. Tắc kè hoa thay đổi màu sắc theo nền môi trường.
B. Bố mẹ bình thường sinh ra con bạch tạng.
C. Lợn con sinh ra có vành tai xẻ thùy, chân dị dạng.
D. Trên cây hoa giấy đỏ xuất hiện cành hoa trắng.
Câu 6. Nguyên nhân nào dẫn đến sự mềm dẻo của kiểu hình (thường biến)?
A. Do tác động trực tiếp của các tác nhân gây đột biến gene.
B. Do rối loạn phân li và tổ hợp của NST.
C. Do rối loạn trong quá trình trao đổi chất nội bào.
D. Do tác động trực tiếp của điều kiện môi trường làm thay đổi mức độ biểu hiện của các gene.
Câu 7. Khi nói về ảnh hưởng của môi trường đến sự biểu hiện tính trạng, nhận định nào dưới đây
không đúng?
A. Mức phản ứng của một kiểu gene có thể rộng hay hẹp tùy thuộc vào từng loại môi trường.
B. Sự biến đổi của kiểu hình do ảnh hưởng của môi trường gọi là thường biến.
C. Các tính trạng số lượng thường có mức phản ứng rộng.
D. Sự mềm dẻo kiểu hình giúp sinh vật thích nghi với sự thay đổi của môi trường.
1
Mr. Huỳnh Nguyễn Việt Cường – huynhcuongbio@gmail.com – 077.747.2347.

Câu 8. Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về mức phản ứng?
A. Để xác định mức phản ứng của kiểu gene, cần tạo ra các cá thể có cùng kiểu gene và cho chúng
sinh trưởng, phát triển trong những điều kiện môi trường khác nhau.
B. Mỗi một kiểu gene có một mức phản ứng riêng.
C. Các tính trạng chất lượng thường có mức phản ứng rộng.
D. Để thay đổi mức phản ứng, biện pháp duy nhất là cải tạo vật chất di truyền.
Câu 9. Cho các phát biểu sau đây về mức phản ứng:
I. Mức phản ứng là tập hợp các kiểu hình của cùng một kiểu gene tương ứng với điều kiện môi trường.
II. Mức phản ứng là kết quả sự tự điều chỉnh của kiểu hình trong giới hạn tương ứng với môi trường.
III. Tính trạng số lượng thường có mức phản ứng rộng, tính trạng chất lượng thường có mức phản
ứng hẹp.
IV. Mức phản ứng do môi trường quy định, không di truyền.
Trong các phát biểu trên, có bao nhiêu phát biểu đúng?
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 10. Khẳng định nào sau đây về bệnh phenylketo niệu ở người là đúng?
A. Có thể giảm tác hại của bệnh bằng cách ăn thức ăn không có phenylalanine.
B. Nguyên nhân gây bệnh là do đột biến gene trội gây nên.
C. Gene đột biến đã không tạo ra enzyme xúc tác chuyển tyrosine thành phenylalanine.
D. Sự dư thừa phenylalanine trong máu đã đầu độc tế bào thần kinh.
Câu 11. Khi nghiên cứu về tính trạng khối lượng
Giống lúa 1 2 3 4
hạt của 4 giống lúa (đơn vị: g/1000 hạt), người ta
Khối lượng tối đa 300 310 335 325
thu được như sau:
11.1. Tại sao cùng 1 giống lúa lại có kiểu hình khác Khối lượng tối thiểu 200 220 240 270
nhau?
A. Do giống có các kiểu gene khác nhau.
B. Do giống bị đột biến.
C. Hạt là đời con F1 nên đa dạng về kiểu gene, kiểu hình.
D. Sự biểu hiện của 1 tính trạng ra ngoài thành kiểu hình phụ thuộc kiểu gene và chịu ảnh hưởng
của môi trường.
11.2. Tính trạng khối lượng hạt của giống nào có mức phản ứng rộng nhất?
A. Giống 1. B. Giống 2. C. Giống 3. D. Giống 4.
11.3. Để có thể tạo ra giống lúa có có khối lượng đạt trên 350g/1000 hạt, biện pháp nào sau đây là hợp
lý hơn cả?
A. Cung cấp nước đầy đủ trong thời kì sinh trưởng.
B. Cải tạo đất trồng, đánh luống cao.
C. Thay giống cũ bằng giống mới.
D. Cung cấp phân bón đầy đủ trong thời kì sinh trưởng.

2
Mr. Huỳnh Nguyễn Việt Cường – huynhcuongbio@gmail.com – 077.747.2347.

Câu 12. Ở hoa Cẩm tú cầu (H. macrophylla), khi trồng ở đất có pH trung tính thì hoa có màu tím, nhưng
xịt nước có pha ion Al3+ lên cánh hoa thì sau ít ngày, hoa chuyển thành màu xanh lam. Biết rằng không
có đột biến xảy ra.
Kết luận nào sau đây là không đúng khi nói kết quả này?
A. Sự biểu hiện màu sắc hoa phụ thuộc vào sự có mặt ion Al3+.
B. Quá trình thay đổi màu sắc hoa do Al3+ chính là thường biến.
C. Khi có ion Al3+, sắc tố trong hoa phản xạ các tia sáng màu xanh lam.
D. Ion Al3+ có màu xanh nên đã nhuộm xanh cánh hoa.
Câu 13. Ở hoa anh thảo (Primula sinensis),
Màu hoa ở mức nhiệt khác nhau
allele A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với Kiểu gene
allele a quy định hoa trắng. Các nhà khoa học 20oC 35oC
đã nghiên cứu sự biểu hiện màu hoa ở các AA Đỏ Trắng
mức nhiệt khác nhau. Kết quả như sau: Aa Trắng Trắng
Từ kết quả thí nghiệm, có bao nhiêu phát biểu
sau đúng?
I. Nhiệt độ môi trường ảnh hưởng đến sự biểu hiện của kiểu gene AA.
II. Cây có kiểu gene AA khi trồng ở môi trường có nhiệt độ 35oC ra hoa trắng. Thế hệ sau của cây hoa
trắng này đem trồng ở môi trường có nhiệt độ 20oC thì lại ra hoa đỏ, điều này chứng tỏ bố mẹ không
truyền cho con tính trạng đã hình thành sẵn.
III. Nhiệt độ môi trường là 20oC hay 35oC không làm thay đổi sự biểu hiện của kiểu gene aa.
IV. Nhiệt độ cao làm cho allele quy định hoa đỏ bị đột biến thành allele quy định hoa trắng, nhiệt độ
thấp làm cho allele quy định hoa trắng bị đột biến thành allele quy định hoa đỏ.
V. Hiện tượng thay đổi màu hoa của cây có kiểu gene AA trước các điều kiện môi trường khác nhau
gọi là sự mềm dẻo kiểu hình (thường biến).
A. 3. B. 4. C. 2. D. 5.
Câu 14. Giống thỏ Himalaya có bộ lông trắng muốt trên toàn thân, ngoại trừ các đầu mút của cơ thể
như tai, bàn chân, đuôi và mõm có lông đen. Tại sao các tế bào của cùng một cơ thể, có cùng một kiểu
gene nhưng lại biểu hiện màu lông khác nhau ở các bộ phận khác nhau của cơ thể? Để lí giải hiện tượng
này, các nhà khoa học đã tiến hành thí nghiệm: cạo phần lông trắng trên lưng thỏ và buộc vào đó cục
nước; tại vị trí này lông mọc lên lại có màu đen. Từ kết quả thí nghiệm trên, có bao nhiêu kết quả đúng
trong các kết luận sau đây?
I. Các tế bào ở vùng thân có nhiệt độ cao hơn các tế bào ở các đầu mút cơ thể nên các gene quy định
tổng hợp melanin không được biểu hiện, do đó lông có màu trắng.
II. Gene quy định tổng hợp sắc tố melanin biểu hiện ở điều kiện nhiệt độ thấp nên các vùng đầu mút
của cơ thể lông có màu đen.
III. Nhiệt độ đã ảnh hưởng đến sự biểu hiện của gene quy định tổng hợp sắc tố melanin
IV. Khi buộc cục nước đá vào từng lông bị cạo, nhiệt độ giảm đột ngột làm phát sinh đột biến gene ở
vùng này làm cho lông mọc lên có màu đen.
A. 2. B. 1. C. 3. D. 4.

3
Mr. Huỳnh Nguyễn Việt Cường – huynhcuongbio@gmail.com – 077.747.2347.

Phần 2 – Ứng dụng di truyền trong chọn giống


Câu 1. Khi nói về việc tạo giống vật nuôi, cây trồng
dựa vào các phép lai hữu tính và gây đột biến, mỗi
phát biểu sau là đúng hay sai?
I. Tự thụ phấn hoặc giao phối gần gây thoái hóa
giống, nhưng có thể ứng dụng để tạo ra các dòng
thuần chủng.
II. Trong tạo giống thuần chủng bằng nguồn biến dị
tổ hợp, các bươc cơ bản gồm: Tạo dòng thuần chủng
khác nhau → Lai tạo và chọn tổ hợp gene mong
muống → Tạo dòng thuần chủng.
III. Ưu thế lai thường được thấy ở F1 của phép lai xa,
ưu thế lai giảm dần qua các thế hệ.
IV. Theo giả thuyết siêu trội, ưu thế lai giảm dần từ
AA → Aa → aa.
V. Con lai mang ưu thế nên thường được dùng làm
giống, không dùng làm sản phẩm.
VI. Ưu thế lai được duy trì thông qua sinh sản vô tính.
VII. Tạo giống bằng gây đột biến thường áp dụng cho vi sinh vật hoặc thực vật, không áp dụng cho
động vật.
VIII. Quy trình tạo giống qua 3 bước chính: Chọn lọc mẫu vật đột biến theo mong muốn → xử lý mẫu
vật bằng tác nhân đột biến → tạo dòng đột biến thuần chủng.
IX. Sử dụng hóa chất Colchicine, các nhà khoa học đã tạo ra giống dâu tằm tam bội có năng suất cao.
X. Phương pháp tạo giống cây trồng bằng đột biến đa bội lẻ thường không áp dụng cho loại giống cây
lấy hạt.

Câu 2. Khi nói về quy trình tạo giống bằng công nghệ tế bào ở động vật và thực vật, mỗi phát biểu sau
là đúng hay sai?
I. Nuôi cấy hạt phấn hoặc noãn có thể tạo ra dòng cây đơn bội; nếu dùng hóa chất colchicine thì có thể
tạo ra dòng thuần chủng ở toàn bộ các gene.
II. Đem hạt phấn một cây có kiểu gene AB/ab nuôi cấy rồi lưỡng bội hóa, đời con thu được tối đa 4
dòng thuần chủng khác nhau.
III. Nuôi cấy mô giúp nhân nhanh giống trong thời gian ngắn, các cây con tạo ra sạch bệnh và đa dạng
về mặt kiểu gene (đa dạng di truyền).
IV. Dung hợp tế bào trần (lai tế bào sinh dưỡng) có thể tạo ra tế bào tam bội, song nhị bội.
V. Trong quy trình tế bào thực vật, cần loại bỏ màng tế bào trước khi tiến hành dung hợp.
VI. Dung hợp tế bào có kiểu gene AaBb với tế bào có kiểu gene DdEe, có thể thu được tế bào lai có kiểu
gene AaBbDdEe.

4
Mr. Huỳnh Nguyễn Việt Cường – huynhcuongbio@gmail.com – 077.747.2347.

Câu 3. Khi nói về quy trình tạo giống bằng công nghệ tế bào ở động vật, mỗi phát biểu sau là đúng hay
sai?
I. Cừu Dolly là động vật nhân bản vô tính thành công đầu tiên.
II. Wilmut là nhà khoa học nhân bản vô tính động vật đầu tiên thành công.
III. Trong quy trình nhân bản vô tính động vật, cá thể nhân bản tạo ra có đặc điểm rất giống cá thể cho
nhân và cá thể cho trứng.
IV. Bằng phương pháp nhân bản vô tính, từ cừu cho trứng có kiểu gene BBDD và cừu cho nhân có kiểu
gene bbdd có thể sinh ra con cừu nhân bản có kiểu gene BbDd.
V. Cấy truyền phôi động vật có ý nghĩa tương tự như nuôi cấy mô ở thực vật.
VI. Kĩ thuật nhân bản vô tính động vật được ứng dụng để nhân bản động vật chuyển gene.
5
Mr. Huỳnh Nguyễn Việt Cường – huynhcuongbio@gmail.com – 077.747.2347.

Câu 4. Khi nói về ứng dụng của công nghệ gene trong chọn giống, mỗi phát biểu sau là đúng hay sai?

6
Mr. Huỳnh Nguyễn Việt Cường – huynhcuongbio@gmail.com – 077.747.2347.

I. Công nghệ gene là quy trình sử dụng kĩ thuật gây đột biến gene để tạo ra các tế bào, sinh vật biến
đổi gene.
II. Công nghệ gene sử dụng enzyme cắt giới hạn retrictase và enzyme ARN polymerase để cắt và nối
ADN.
III. Kĩ thuật chuyển gene gồm các bước chính: Tạo ADN tái tổ hợp → đưa ADN tái tổ hợp vào tế bào
nhân → phân lập dòng tế bào nhận ADN tái tổ hợp thành công.
IV. Vector chuyển gene là những cấu trúc có bản chất là ADN mạch kép.
V. Trong quy trình chuyển gene, sử dụng xung điện hoặc BaCl2 để làm dãn màng sinh chất giúp ADN
tái tổ hợp dễ vào tế bào nhận hơn.
VI. Để thuận tiện nhận biết chuyển gene thành công, người ta gắn thêm vào thể truyền gene đánh dấu
như phát huỳnh quang, làm đổi màu dịch nuôi cấy, …
VII. Sinh vật biến đổi gene là sinh vật có hệ gene được con người làm biến đổi.
VIII. Có thể tạo sinh vật biến đổi gene bằng 3 cách chính: Đưa thêm gene mới; làm biến đổi một gene
sẵn có; loại bỏ hoặc làm bất hoạt 1 gene nào đó.

Câu 5. Cho biết mỗi giống vật nuôi, cây trồng nào sau đây là thành tựu của việc ứng dụng phương
pháp/kỹ thuật/công nghệ nào?
Thành tựu Phương pháp/kỹ thuật/công nghệ

Tạo giống dâu tằm tam bội.

Tạo giống cừu sản xuất protein người.

Tạo giống lợn có ưu thế lai cao.

Tạo cừu Doly.

Tạo ra giống lúa có khả năng tổng hợp β-caroten ở trong hạt.

Tạo ra giống chuột bạch mang gene tăng trưởng của chuột cống.

Tạo ra chủng vi khuẩn E. coli tạo ra hormone insulin

Tạo ra rất nhiều cây khoai tây từ một củ ban đầu

Tạo giống cây trồng mang kiểu gene thuần chủng 100%.

Tạo giống cây trồng song nhị bội

Tạo ra rất nhiều con bò con có kiểu gene giống nhau

Tạo giống cà chua có gene làm chín quả bị bất hoạt.

7
Mr. Huỳnh Nguyễn Việt Cường – huynhcuongbio@gmail.com – 077.747.2347.

Câu 6. Hình sau mô tả các bước cơ bản và ứng dụng của kĩ thuật chuyển gene.
Từ dữ kiện cung cấp và kiến thức
về công nghệ gene, có bao nhiêu
phát biểu sau đúng?
I. Sản phẩm thu được sau bước 1 là
DNA tái tổ hợp.
II. Trong bước 1, để nối đoạn DNA
của tế bào chứa gene cần chuyển
vào DNA plasmid, người ta sử
dụng enzyme ligase.
III. Để thực hiện bước 2, cần loại bỏ
thành và màng tế bào vi khuẩn.
IV. Gene đánh dấu giúp phát hiện
tế bào chuyển gene thành công
được đưa vào ở bước số 3.
V. Công nghệ gene có thể tạo ra
những sinh vật chuyển gene với các
khả năng mới nhằm phục vụ đời
sống con người.
A. 1. B. 3.
C. 4. D. 2.

You might also like