You are on page 1of 3

Nếu nói “Hoàng Lê nhất thống chí” là lớp men đầy tao nhã, nghiêm trang

thì “Quốc âm thi tập” của Nguyễn Trãi lại là đường nét điêu khắc tinh xảo,
tuyệt bích tô xuyến cho tuyệt tác của nghệ nhân. Cây cổ thụ “tính quy
phạm trong văn học trung đại” ngỡ như không bao giờ bật gốc song
Nguyễn Trãi đã táo bạo, thể hiện bản lĩnh cho phép mình vượt lên trên
xiềng xích ràng buộc, tận hưởng chút khoái lạc tâm hồn lớn lao và bộc trực
gửi gắm mong ước cả đời qua bài thơ số bốn mươi ba mục ‘Bảo kính cảnh
giới’ ở phần Vô đề trong tập thơ “Quốc âm thi tập”.

“Rồi hóng mát thuở ngày trường…

Dân giàu đủ khắp đòi phương”.

Thuở hồng hoang khi văn học trung đại ra đời, theo công thức cái đẹp định
sẵn khuôn mẫu công thức lối mòn. Bàn về hoa mộc thì tùng cúc trúc mai,
bàn về con người thì ngư tiều canh mục, bàn về động vật thì long, ly, quy,
phụng bốn mùa thì xuân lan, thu cúc, hạ sen,đông mai… phong cách văn
chương và đối tượng trữ tình luôn đề cao chất cao quý tiềm tang phải là
chuyện quốc gia đại sự, thế thái nhân tình, công vịnh sử thi, con người
dính liền với xã hội phong kiến chuyên chế sức nặng tư tưởng phong kiến
đè nặng trên vai. Nhưng Nguyễn Trãi trên con đường sáng tác độc đạo,
không “đại lại dọc triền cát vàng” dù đi trên hành trình mới nhiều đơn côi, ít
hưởng ứng Nguyễn Trãi vẫn đặt nền móng cho sự phát triển của thơ Tiếng
Việt, gan lì bước chân lên vùng đất “bất quy phạm” đơn cử qua thể loại
thất ngôn bát cú đường luật xen lục ngôn biến thể, lấy hình bóng gần gũi
của cây hòe, lựu, nhành sen làm nên bức tranh tứ bình sinh động, rực rỡ
ngày hè:

"Rồi hóng mát thuở ngày trường

Hòe lục đùn đùn tán rợp giương".

Mở đầu câu thơ, bằng bút pháp tả thực thi nhân khắc họa ngày hè trong
‘ngày trường’ không những hợp tình hợp lí về thời gian, không gian mà còn
đơm hoa kết trái nhấn thêm nét vẽ phong cảnh rộn ràng bao trùm lấy cây
hòe. Vào khắc hè, cây hòe tầng tầng lớp lớp chồng lên rợp bóng mát
giương cành ôm lấy khoảng sân vườn. Thật hiếm thấy Ức Trai có buổi rỗi
thân không màng thế sự dân gian, với một bậc quân tử ham gánh vác xã
tắc giang sơn mà thốt ra được mấy tiếng “ngày trường” thì phải chăng
trong chính những giờ phút này đây, thân xác ông mới thực sự nếm vị
thảnh thơi sao? Ngày trường gợi ra những ngày nhàn cư vô nghĩ hay thân
nhàn tâm không nhàn của Ức Trai? Nhịp thơ 3/3, dàn trải kết cấu với sáu
chữ vừa vang dội dư ba vừa hàm súc cô động tầng nghĩa cần bạn đọc giải
mã. Số nhịp thì dồn lại, mỗi nhịp lại dãn ra. Sự co giãn mang tính gợi tả,
hãy nghe âm thanh thổn thức của thiên nhiên

“Hòe lục đùn đùn tán rợp giương

Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ

Hồng liên trì đã tiễn mùi hương”.

Vừa dứt câu thực, đến hai câu đề.Trật tự quan sát của nhà thơ đã chuyển
từ trên cành cây cao sang cạnh bên người- thạch lựu hiên. Nhận thức cảm
tính bằng tụ hợp mọi giác quan cảm giác như thính, vị, khứu và cả xúc giác
cho nhà thơ cảm nhận trực tiếp thức đỏ đang phun của lựu. Thoang
thoảng gió bay mang hương thơm hồng liên trì. Vật san sẻ niềm thanh
thản tâm thế người, không tĩnh mà động. Hòe ‘đùn đùn’ , lựu ‘phun thức’
còn sen ‘tiễn’. Màu đỏ của lựu không lặng thầm tô hoa điểm sắc, cũng
không lập lòe như chiếc ô rực rỡ mà hòa điệu cùng cảnh vật. Lấy gam màu
nóng làm phông màu chủ đạo, ẩn ý không cần ngôn từ mà vẫn thêu dệt lên
bức họa mùa hè sông động, nhịp điệu hối hả, thôi thúc vận động của sự
vật. Các động từ mạnh, tang tiến dần theo âm vang câu thơ tạo nên vẻ
toàn thịnh hè đến.

Ăn nhập với không gian vội vãng, là cuộc sống sinh hoạt đời thường nơi
chợ huyện. Thi nhân tĩnh lặng nơi lầu cao nghe vọng đến những tiết thanh
lao xao, hỗn tạp chợ chài lưới.

“Lao xao chợ cá làng ngư phủ

Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương”.

Chợ vốn tựa như sự hiện diện của xã hội thu nhỏ đầy rẫy giai cấp. Lúc
dương đông buổi chợ là hình ảnh sầm uất đi lên, khi tan chợ lại là hình ảnh
rã đám của đời sống đương thời đi xuống. Cặp từ đối “lao xao- dắng dẻ”
càng tô đậm nỗi quạnh hiu, lạnh lẽo khi ánh đèn phố huyện vắng bóng, khi
lầu cao tịch dương chỉ còn đệm thêm chút nhạc điệu tiếng ve. Song tiếng
ve như hạt giống tâm hồn, khỏa lấp khoảng không tĩnh lạnh bằng going giả
inh ỏi như một bản đàn làm cho hoàng hôn cũng trở nên náo nhiệt. Phải là
một tâm hồn mở, một điệu hồn náo nức thì mới có thể nghe tiếng ve inh ỏi
thành cầm ve.

Vốn dĩ, tả Nguyễn Trãi Khương Hữu Dụng dành đôi ba câu:

“Bàn cờ thế sự quân không động

Mà thấy quanh mình nỗi bão giông”.

Bàn cờ thế sự của Nguyễn Trãi là ẩn ý cho cuộc đời tham gia chính trị của
ông. Động mà tĩnh, tĩnh mà động. Ông ngồi im đấy, nhưng đâu đó trong
tâm hồn ông đang cuồn cuộn bão tố, nỗi niềm lí tưởng nhân nghĩa, yêu
nước thương dân cứ bủa vây. Vì thế mà ngay cả những giây phút rỗi rãi
ông vẫn mộng ước mơ tưởng đến khúc ngâm vang Nam phong đánh lên
từ Ngu cầm đàn của vua Ngu Thuấn "Gió nam thuận thì có thể làm cho
dân ta thêm nhiều của".

“Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng

Dân giàu đủ khắp đòi phương”

Khao khát sâu kín và cháy bỏng từ tận đáy lòng Nguyễn Trãi là thiên hạ
thái bình, nhân dân hạnh phúc nhưng thi nhân lại hóm hỉnh mơ tưởng
được cầm cây Ngu cầm ban phát nốt nhạc thịnh vượng cho khắp muôn
con dân. Chẳng những thế, vòng lặp câu lục ngôn ở câu đầu lại tiếp nối
câu cuối. Cô đúc bản trường ca thành bài bát cú, tinh chiết ngôn từ đầy
dụng ý gợi hình gợi cảm như ghim lại đau đáu cõi lòng. Cứ như vậy “Cảnh
ngày hè” hòa hợp tuyệt diệu giữa tâm hồn vĩ đại và say mê thiên cảnh, nhỏ
giọt sương mai lên bờ cõi khô hạn nơi những con tim đang lầm lối, mờ mịt.

You might also like