You are on page 1of 6

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA KÌ MÔN KHTN 8( PHẦN SINH HỌC )

NĂM HỌC 2023-2024


I. PHẦN TRẮC NGHIỆM
Hãy chọn đáp án đúng nhất trong các câu sau đây
Câu 1: Biến dị tổ hợp xuất hiện khá phong phú ở
A. Những loài sinh vật có hình thức sinh sản hữu tính (giao phối).
B. Những loài sinh vật có hình thức sinh sản vô tính.
C. Những loài sinh vật có hình thức sinh sản trinh sinh.
D. Những loài sinh vật có hình thức sinh sản hữu tính và vô tính.
Câu 2: NST kép tồn tại ở những kỳ nào của nguyên phân?
A. Kỳ đầu, kỳ giữa, kỳ sau.
B. Kỳ trung gian, kỳ đầu.
C. Kỳ trung gian, kỳ đầu, kỳ giữa.
D. Kỳ trung gian, kỳ đầu, kỳ giữa, kỳ cuối.
Câu 3: Menđen phát hiện ra sự di truyền độc lập của các cặp tính trạng bằng
A. Thí nghiệm lai hai cặp tính trạng.
B. Thí nghiệm lai một cặp tính trạng.
C. Phương pháp phân tích các thế hệ lai.
D. Lai phân tích.
Câu 4: Một tế bào ngô 2n = 20 giảm phân hình thành giao tử. Số NST trong
mỗi tế bào ở kỳ sau của giảm phân I là
A. 5. B. 10. C. 40. D. 20.
Câu 5. Nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng di truyền liên kết?
A. Các gen có ái lực lớn sẽ liên kết với nhau.
B. Số lượng NST nhỏ hơn rất nhiều so với số lượng gen.
C. Chỉ có một cặp NST giới tính.
D. Số lượng NST khác nhau tuỳ từng loài.
Câu 6: Điều kiện nghiệm đúng của định luật phân li độc lập là gì?
A. Các cặp gen qui định các cặp tính trạng nằm trên các cặp NST đồng
dạng khác nhau. (TH_
B. Tính trạng phải trội hoàn toàn.
C. Tính trạng do 1 cặp gen điều khiển.
D. Gen phải nằm trên NST và trong nhân.
Câu 7: Thành phần hoá học chủ yếu của nhiễm sắc thể là
A. Protein và sợi nhiễm sắc.
B. Protein histon và axit nucleic.
C. Protein và ADN.
D. Protein anbumin và axit nucleic.
Câu 8: Dòng thuần là
A. dòng mang tất cả các cặp gen đồng hợp.
B. dòng đồng hợp về kiểu gen và cùng biểu hiện 1 kiểu hình.
C. dòng mang các cặp gen đồng hợp trội.
D. dòng mang các cặp gen đồng hợp lặn.
Câu 9: Đối tượng của di truyền học là gì?
A. Các loài sinh vật.
B. Bản chất và tính qui luật của di truyền và biến dị.
C. Cơ chế và qui luật của di truyền và biến dị.
D. Đậu Hà Lan.
Câu 10: Kiểu gen là
A. tổ hợp toàn bộ các gen trong tế bào của cơ thể.
B. tổ hợp toàn bộ các alen trong cơ thể.
C. tổ hợp toàn bộ các tính trạng của cơ thể.
D. tổ hợp toàn bộ các gen trong cơ thể.
Câu 11: Thể đồng hợp là
A. cá thể mang toàn các cặp gen đồng hợp.
B. cá thể mang toàn các cặp gen đồng hợp trội.
C. cá thể mang một số cặp gen đồng hợp trội, một số cặp gen đồng hợp
lặn.
D. cá thể mang các gen giống nhau quy định một hay một số tính trạng
nào đó.
Câu 12: Tính trạng tương phản là
A. các tính trạng cùng một loại nhưng biểu hiện trái ngược nhau.
B. những tính trạng số lượng và chất lượng.
C. tính trạng do một cặp alen quy định.
D. các tính trạng khác biệt nhau.
Câu 13: Nội dung quy luật phân li độc lập là gì?
A. Các cặp nhân tố di truyền đã phân li độc lập trong quá trình phát sinh
giao tử.
B. Các cặp nhân tố di truyền đã phân li trong quá trình phát sinh giao tử.
C. Hai cặp nhân tố di truyền đã phân li trong quá trình phát sinh giao tử.
D. Hai cặp nhân tố di truyền đã phân li độc lập trong quá trình phát sinh
giao từ.
Câu 14: Biến dị tổ hợp xuất hiện do
A. sự phân li độc lập của các cặp tính trạng.
B. sự tổ hợp lại các tính trạng.
C. sự phân li độc lập của các cặp tính trạng đã đưa đến sự tổ hợp lại các
tính trạng của bố mẹ.
D. Sự xuất hiện của các tính trạng mới.
Câu 15: Ý nghĩa của quy luật phân li độc lập là gì?
A. Làm xuất hiện các giao tử khác nhau trong quá trình phát sinh giao tử.
B. Các cặp nhân tố di truyền đã phân li độc lập trong quá trình phát sinh
giao tử.
C. Giải thích một trong các nguyên nhân làm xuất hiện biến dị tổ hợp ở
các loài giao phối.
D. Là nguyên liệu cho chọn giống và tiến hoá.
Câu 16: Menđen chọn các cặp tính trạng tương phản khi thực hiện phép lai vì
A. thuận tiện cho việc lai các cặp bố mẹ với nhau.
B. thuận tiện cho việc theo dõi sự di truyền của từng cặp tính trạng qua
các thế hệ.
C. thuận tiện cho việc sử dụng toán thống kê để phân tích số liệu thu
được.
D. thuận tiện cho việc chọn các dòng thuần chủng.
Câu 17: Ý nghĩa của Di truyền học là
A. cung cấp cơ sở lí thuyết cho khoa học chọn giống.
B. có vai trò quan trọng đối với y học, công nghệ sinh học.
C. cả A và B đều đúng.
D. cung cấp giống cho con người.
Câu 18: Thành phần hoá học chủ yếu của nhiễm sắc thể là
A. Protein và sợi nhiễm sắc. B. Protein histon và axit
nucleic.
C. Protein và ADN. D. Protein anbumin và axit
nucleic.
Câu 19: Tại sao nhiễm sắc thể được quan sát rõ nhất dưới kính hiển vi ở kỳ
giữa?
A. Vì lúc này nhiễm sắc thể dãn xoắn tối đa.
B. Vì lúc này nhiễm sắc thể đóng xoắn tối đa.
C. Vì lúc này ADN nhân đôi xong.
D. Vì lúc này nhiễm sắc thể phân li về hai cực của tế bào.
Câu 20: Nhiễm sắc thể kép là
A. Nhiễm sắc thể được tạo ra từ sự nhân đôi nhiễm sắc thể gồm hai
crômatit giống nhau, đính với nhau ở tâm động.
B. Cặp gồm hai nhiễm sắc thể giống nhau về hình dáng và kích thước,
một có nguồn gốc từ bố và một có nguồn gốc từ mẹ.
C. Nhiễm sắc thể tạo ra từ sự nhân đôi nhiễm sắc thể, một có nguồn gốc
từ bố và một có nguồn gốc từ mẹ.
D. Cặp gồm hai cromatit giống nhau về hình thái nhưng khác nhau về
nguồn gốc.
Câu 21: Cơ thể lớn lên nhờ quá trình
A. phân bào. B. hấp thụ chất dinh dưỡng.
C. trao đối chất và năng lượng. D. vận động.
Câu 22: Sự giống nhau giữa nguyên phân và giảm phân là gì?
A. Đều là hình thức phân bào có thoi phân bào.
B. Kết quả đều tạo ra 2 tế bào có bộ nhiễm sắc thể 2n.
C. Đều là hình thức phân bào của tế bào sinh dưỡng.
D. Kết quả đều tạo ra 4 tế bào có bộ nhiễm sắc thể 2n.
Câu 23: Trong giảm phân, nhiễm sắc thể nhân đôi
A. 1 lần ở kỳ trung gian của lần phân bào I.
B. 1 lần ở kỳ trung gian của lần phân bào II.
C. ở kỳ trung gian của cả 2 lần phân bào.
D. 1 lần ở kỳ trung gian của lần phân bào I và 2 lần ở kỳ trung gian của
lần phân bào II.
Câu 24: Thụ tinh là
A. Sự kết hợp giữa một giao tử với một giao tử tạo thành hợp tử.
B. Sự kết hợp 2 bộ nhân đơn bội hay tổ hợp 2 bộ nhiễm sắc thể của 2
giao tử đực và cái tạo thành bộ nhân lưỡng bội ở hợp tử có nguồn gốc từ bố và
mẹ.
C. Sự kết hợp của hai bộ nhân lưỡng bội của 2 loài.
D. Sự kết hợp giữa một nhân đơn bội và một nhân lưỡng bội.
Câu 25: Bộ nhiễm sắc thể đặc trưng của những loài sinh sản hữu tính được
duy trì qua các thế hệ nhờ
A. Giảm phân và thụ tinh. B. Nguyên phân và giảm
phân.
C. Nguyên phân, giảm phân và thụ tinh. D. Nguyên phân và
giảm phân.
Câu 26: Di truyền liên kết là
A. hiện tượng nhóm tính trạng được di truyền cùng nhau, được quy định
bởi các gen trên một nhiễm sắc thể cùng phân li trong quá trình phân bào.
B. hiện tượng nhóm gen được di truyền cùng nhau, quy định một tính
trạng.
C. hiện tượng nhiều gen không alen cùng nằm trên 1 nhiễm sắc thể.
D. hiện tượng nhóm tính trạng được di truyền cùng nhau, được quy định
bởi các gen trên các cặp nhiễm sắc thể tương đồng khác nhau.
Câu 27: Nhóm gen liên kết là
A. Các gen nằm trên cùng 1 nhiễm sắc thể.
B. Các gen nằm trên cùng 1 cặp nhiễm sắc thể.
C. Các gen nằm trên cùng các cặp nhiễm sắc thể.
D. Các gen nằm trên cùng cromatit.
Câu 28: Mỗi chu kì xoắn của phân tử ADN có:
A. Đường kính 10 Å, chiều cao 34 Å, gồm 20 cặp nuclêôtit
B. Đường kính 20 Å, chiều cao 34 Å, gồm 10 cặp nuclêôtit.
C. Đường kính 34 Å, chiều cao 20 Å, gồm 10 cặp nuclêôtit.
D. Đường kính 10 Å, chiều cao 20 Å, gồm 34 cặp nuclêôtit
Câu 29: ADN tạo nên từ các nguyên tố:
A. C, H, O, N, P. B. C, H, O, N.
C. C, H, O, P, K. D. C, H, N, P, K.
Câu 30: Chức năng của ADN là
A. Lưu giữ thông tin. B. Truyền đạt thông tin.
C. Lưu giữ và truyền đạt thông tin. D. Tham gia cấu trúc
của NST.
Câu 31: Quá trình tự nhân đôi của ADN xảy ra trong kì nào của quá trình
nguyên phân?
A. Kì đầu B. Kì trung gian C. Kì sau D. Kì
cuối.
Câu 32: Một tế bào ngô 2n = 20 giảm phân hình thành giao tử. Số NST trong
mỗi tế bào ở kỳ sau của giảm phân I là
A. 5. B. 10. C. 40. D. 20.
Câu 33 : Tại sao tỉ lệ con trai : con gái xấp xỉ 1 : 1?
A. Tỉ lệ tinh trùng mang NST X bằng Y.
B. Tinh trùng tham gia thụ tinh với xác suất như nhau.
C. Do quá trình tiến hoá của loài.
D. Cả A và B.
Câu 34: Một ADN tái bản 3 lần. Số ADN con được tạo ra là
A. 2. B. 3. C. 8. D. 16.
Câu 35: Một gen có chiều dài 5100Å, chu kỳ xoắn của gen là

A. 100 vòng. B. 250 vòng. C. 200 vòng. D. 150 vòng.


II. PHẦN TỰ LUẬN
Câu 1. Biến dị tổ hợp có ý nghĩa gì với chọn giống và tiến hóa? Tại sao ở các
loài sinh sản giao phối, biến dị lại phong phú hơn nhiều so với những loài sinh
sản vô tính?
Câu 2. Theo em trong thực tế để xác định kiểu gen một cơ thể mang tính trạng
trội người ta phải làm thế nào?
Câu 3. Di truyền liên kết là gì? Nêu ý nghĩa của di truyền liên kết.
Câu 4.
a. Nêu đặc điểm của nhiễm sắc thể giới tính.
b. Tại sao tỉ lệ con trai và con gái sơ sinh xấp xỉ 1:1?
BÀI TẬP:
Xem lại một số dạng bài tập: tính số Nucleotit, xác định số NST trong các kì
của quá trình phân bào, bài tập về quy luật di truyền của Menđen (lai một cặt
tính trạng và 2 cặp tính trạng)
Một số bài tập tham khảo:
Câu 1.Ở cà chua, màu quả đỏ là trội hoàn toàn so với màu quả vàng. Khi lai hai
giống cà chua quả đỏ dị hợp và quả vàng với nhau thì kết quả ở F1 thế nào? Hãy
viết sơ đồ lai minh họa.
Câu 2. Một tế bào sinh dục ở gà có bộ nhiễm sắc thể với 2n=78 đang bước vào
quá trình giảm phân. Em hãy xác định số nhiễm sắc thể có trong tế bào khi tế
bào đang ở
a. Kì giữa của giảm phân 1
b. Kì sau của giảm phân 1
c. Kì sau của giảm phân 2
Câu 3.
Một gen có 3000 nuclêôtit, trong đó loại ađênin (A) chiếm 900 nuclêôtit.
a. Xác định chiều dài của gen.
b. Số nuclêôtit từng loại của gen là bao nhiêu?
Câu 4. Một đoạn mạch ADN có cấu trúc như sau:
Mạch 1: - A - G - T - X - X - T -

Mạch 2: - T - X - A - G - G - A -
Viết cấu trúc của hai đoạn ADN con được tạo thành sau khi đoạn ADN mẹ
nói trên kết thúc quá trình tự nhân đôi.
Câu 5. Một hợp tử ở người có bộ nhiễm sắc thể với 2n=46 đang bước vào quá
trình nguyên phân. Em hãy xác định số nhiễm sắc thể có trong tế bào khi tế bào
đang ở
a. Kì giữa của nguyên phân.
b. Kì đầu của nguyên phân.
Câu 6.
Một gen có 2400 nuclêôtit, trong đó có 600 T (timin). Hãy xác định số
nuclêôtit từng loại của gen.
Câu 7.
Một hợp tử ở Tinh tinh với 2n= 48 đang trong quá trình nguyên phân. Em
hãy xác định:
a. Số nhiễm sắc thể kép ở kì trung gian.
b. Số crômatit ở kì giữa.
c. Số nhiễm sắc thể ở kì sau.
d. Số nhiễm sắc thể ở kì cuối.

……………….HẾT…………

You might also like