You are on page 1of 4

TRƯỜNG THCS & THPT ĐỐNG ĐA

TỔ: HÓA- SINH - CN


ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA KÌ I MÔN SINH HỌC 10
Câu 1: Đối tượng nghiên cứu, các lĩnh vực, mục tiêu, các ngành nghiên cứu của Sinh học? Ngành nghiên cứu
nào của Sinh học có triển vọng trong tương lai?
- Đối tượng : thế giới sinh vật, thực vật, động vật, vi khuẩn, nấm, …. và con người
- Mục tiêu : +Góp phần hình thành thế giới quan khoa học
+Phẩm chất yêu thiên nhiên, lao động, giữ gìn và bảo vệ thiên nhiên
+Có khả năng giải quyết vấn đề thực tiễn một cách sáng tạo
+Hình thành phát triển ở học sinh năng lực sinh học
+…
-Những ngành nghiên cứu của Sinh học có triển vọng trong tương lai: giảng dạy và nghiên cứu( vd: Ngành
công nghệ sinh học; Ngành Lâm học, …), sản xuất( vd: Ngành chăn nuôi, Ngành chế biến gỗ…), chăm sóc sức
khỏe(vd : Ngành Dược học, Ngành Y đa khoa,…), hoạch định chính sách(vd: Ngành lâm nghiệp và đô
thị,Ngành quản lí tài nguyên rừng, …)
Câu 2: Khái niệm phát triển bền vững? Phát triển bền vững là sự kết hợp hài hoà giữa các hệ thống phụ thuộc lẫn
nhau gồm những nội dung nào?
-Khái niệm : Là sự phát triển: nhằm thỏa mãn nhu cầu của thế hệ hiện tại nhưng không làm tổn hại đến nhu cầu
phát triển của các thế hệ tương lai
-Là sự kết hợp hài hòa giữa các hệ thống phụ thuộc lẫn nhau gồm : hệ tự nhiên, hệ xã hội và hệ kinh tế
Câu 3: Vai trò của sinh học trong phát triển bền vững?
-Có 3 vai trò
+ Trong phát triển kinh tế: cung cấp kiến thức vận dụng vào việc khai thác TNTN, phục vụ PT kinh tế,…
+ Trong bảo vệ môi trường: đưa ra các biện pháp bảo tồn, phục hồi và sử dụng bền vững các hệ sinh thái, cung
cấp kiến thức, công nghệ xử lí ô nghiễm và cải tạo môi trường
+Trong giải quyết các vấn đề xã hội: xây dựng chính sách môi trường và phát triển kinh tế ( mục đích: xóa đói
giảm nghèo, đảm bảo an ninh lương thực), chăm sóc sức khỏe người dân, nâng cao chất lượng sống, đưa ra các
biện pháp kiểm soát sự phát triển dân số cả về chất lượng và số lượng, …
Câu 4: Dụng cụ của kính lúp: gồm có 2 bộ phận chính, đó là gương cầu lồi làm bằng thủy tinh để hội tụ ánh
sáng ở một điểm duy nhất. Thứ hai là tay cầm cố định giúp người dùng cầm, nắm, di chuyển và quan sát các vật
thể có kích thước nhỏ mà mắt thường không nhìn thấy rõ ràng.
Câu 5: Phương pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm: Là phương pháp nghiên cứu ( thu nhận thông tin )
được thực hiện trong không gian giới hạn của phòng thí nghiệm
Câu 6: Bằng phương pháp quan sát hãy chọn một đối tượng sinh vật để quan sát và xây dựng các bước quan sát
đối tượng đó
Vd: Quan sát cây đậu xanh
B1. Xác định mục tiêu quan sát : cây đậu xanh
B2: Tiến hành trồng cây đậu xanh
B3: Quan sát và báo cáo lại quá trình phát triển của cây đậu xanh

Câu 7: Tin sinh học bao gồm những lĩnh vực nào? Vai trò của tin sinh học:
- Tin sinh học : những lĩnh vực như : sinh học , khoa học máy tính và thống kê
- Vai trò : giúp các nhà nghiên cứu hiểu sâu hơn về bộ mã gene, cấu trúc protein, tương tác phân tử và quá
trình tiến hóa của các loài sinh vật
Câu 8: Đơn vị cơ bản nào cấu tạo nên mọi cơ thể sống? Thứ tự sắp các cấp tổ chức sống cơ bản từ thấp đến
cao.
-Tế bào là đơn vị cơ bản cấu tạo nên mọi cơ thể sống
-Thứ tự: Tế bào -> cơ thể ->quần thể -> quần xã -> hệ sinh thái -> sinh quyển
Câu 9: Các đặc điểm chung của các cấp độ tổ chức sống cơ bản
Các đặc điểm chung như : Đều tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc, Đều có hệ thống mở và tự điều chỉnh, Đều liên
tục tiến hóa để tồn tại
Câu 10: Nội dung cơ bản của học thuyết tế bào:
- Tất cả các sinh vật đều được cấu tạo từ một hoặc nhiều tế bào.
- Tế bào là đơn vị cơ sở của sự sống.
- Tất cả các tế bào được sinh ra từ các tế bào trước đó bằng các phân chia tế bào.

Câu 11: Nhóm nguyên tố nguyên tố đaị lượng: C,H,O,N. ( chiếm 96%)
Nhóm nguyên tố vi lượng: Vd: Fe, Zn,Cu,Ca,P,Mg là các nguyên tố vi lượng ( chiếm tỉ lệ rất nhỏ trong cơ thể
nhưng lại rất cần chiết cho hoạt động của tế bào và cơ thể)

Vai trò của nguyên tố Carbon: Là thành phần chủ yếu cấu tạo nên các hợp chất chính trong tế bào.Tạo nên sự đa
dạng về cấu tạo của các hợp chất trong tế bào.
Câu 12: Tính chất vật lý, hóa học của phân tử nước:
+ TCVL: -cấu tạo : Từ H và O
- Có tính phân cực của nước tạo ra các liên kết Hydrogen ( TCHH )
( Tính phân cực : Phân tử nước được cấu trúc bởi 2 nguyên tử H liên kết với nguyên tử O. Do độ âm điện của O
lớn hơn H nên cặp e bị nguyên tử O hút mạnh về phía mình làm cho O dư điện (-) và H dư điện (+) → Dẫn tới
tính phân cực của H2O.
Vai trò của nước trong tế bào:
- Là thành phần cấu tao nên tế bào
- Là dung môi hòa tan các chất cần thiết cho tế bào
- Là môi trường của các phản ứng chuyển hóa vật chất trong tế bào
- Không có nước là không có sự sống

Câu 13: Các nguồn thực phẩm cung cấp Carbohydrat cho con người: củ cải đường, việt quất , táo, …
Các loại monosaccharide: Là đường đơn : glucose(đường nho), fructose(trái cây chin), glactose(đường sữa)
Disaccharide: 2 phản ứng đường đơn liên kết với nhau
+ Saccarose: Glucose + Fructose ( Đường mía)
+ Maltose: 2 phân tử Glucose ( đường mạch nha )
+ Lactose: Galactose + Glucose ( Đường sữa)
Vai trò của Carbohydrat: cung cấp năng lượng cho tế bào, dự trữ năng lượng trong tế bào,…

Câu 14: Các nguồn thực phẩm cung cấp Lipid cho con người: bơ thực vật, dầu tinh luyện, shortening, đậu
nành, đậu lạc, vừng...
Tại sao chúng ta không nên ăn quá nhiều mỡ động vật, đặc biệt là đối với những người lớn tuổi?
Mỡ chứa quá nhiều calo, có thể làm người lớn tuổi tăng cân nặng, từ đó dễ dẫn đến các bệnh tim mạch, tiểu
đường và các bệnh lý nguy hiểm khác. Mỡ chứa rất ít chất dinh dưỡng, điều này khiến bữa ăn hàng ngày của

người lớn tuổi bị kém đa dạng, thiếu cân bằng và thiếu dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.

Khi chế biến salad, việc trộn dầu thực vật vào rau sống có tác dụng gì đối với sự hấp thu chất dinh
dưỡng? Giải thích? Vì : Triglyceride là dung môi hòa tan nhiều vitamin A, D, E, K → Khi chế biến salad, việc
trộn dầu thực vật vào rau sống giúp cho quá trình hấp thụ các vitamin này trong rau sống được tối đa.

Câu 15: Cấu trúc các bậc của protein: 4 bậc


Bậc 1: Là trình tự sắp xếp các axit amin trong chuỗi axit amin.
Bậc 2: Chuỗi axit amin tạo thành vòng lò xo đều đặn.
Bậc 3: Là hình dạng không gian ba chiều của protein do cấu trúc bậc 2 cuộn xếp tạo thành kiểu đặc trưng.
Bậc 4: Là cấu trúc của protein khi nó tương tác với các phân tử khác.

Tại sao tóc, sừng trâu, tơ nhện, thịt bò, thịt heo đều được cấu tạo từ protein nhưng lại rất khác nhau về
nhiều đặc tính?
Vì : Các axit amin này được sắp xếp khác nhau, thành phần khác nhau và số lượng khác nhau sẽ tạo ra vô số
prôtêin khác nhau về cấu trúc và chức năng. Do vậy nên tơ nhện, tơ tằm, sừng trâu, tóc, thịt gà và thịt lợn đều
được cấu tạo từ prôtêin nhưng chúng khác nhau về rất nhiều đặc tính.
Tại sao chúng ta nên bổ sung protein cho cơ thể từ nhiều loại thức ăn khác nhau mà không nên chỉ ăn
một vài loại thức ăn dù loại đó rất bổ dưỡng?

Vì: :
- Cơ thể người không tự tổng hợp được các axit amin

- Nguồn nguyên liệu để xây dựng các loại protein trong cơ thể người được lấy từ thức ăn.

- Sử dụng đa dạng các nguồn thức ăn giàu protein sẽ cung cấp đủ về cả số lượng và số loại amino acid dùng làm
nguyên liệu để tổng hợp protein cho cơ thể.

Vì sao chỉ có 20 loại amino acid nhưng tạo nên được rất nhiều loại protein?
Vì: protein khác nhau về cấu tạo từ các loại amino acid nào, số lượng amino acid, cách sắp xếp các amino acid
và hình dạng (sợi, gấp khúc, vòng, thẳng…)

Câu 16: Đơn phân Nucleic acid(Nucleotit): cấu tao nên nucleic acid

Gồm 3 phần : Gốc phosphate, đường pentose ( đọc them trong SGK trang 33 ), Nitrogenous base ( đọc them

trong sgk trang 33)


Câu 17: Thành phần cấu tạo của tế bào nhân sơ: màng sinh chất, tế bào chất và vùng nhân
Câu 18: Điểm khác nhau giữa tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực:
- Tế bào nhân sơ không có nhân hoàn chỉnh, vật chất di truyền của tế bào nhân sơ nằm trong vùng nhân
không có màng bao bọc.
- Tế bào nhân thực có nhân hoàn chỉnh, vật chất di truyền của tế bào nhân thực nằm trong nhân có màng
kép bao bọc.
Kết quả được xây dựng bởi : Valt_ST. Kết quả trên có thể chỉ mang hình thức tham khảo vì sẽ có một số
bài chưa học mong mn chú ý

You might also like