You are on page 1of 3

SUY TIM TRÁI

a. Nguyên nhân
- lực cản lớn ở đại tuần hoàn: cao huyết áp, hẹp van động mạch chủ, hẹp eo động
mạch chủ
- quá tải thể tích do máu về thất trái quá nhiều: hở hai lá, hở van động mạch chủ
- tăng huyết áp động mạch: là nguyên nhân hay gặp nhất gây suy tim trái. Tăng
huyết áp làm tăng sức cản của thành mạch, cản trở sự tống máu của thất trái, làm
tăng hậu gánh. Tim trái phải co bóp mạnh để thắng sức cản này lâu dần dẫn đến
suy.
- hở van hai lá: khi van hai lá bị hở, mỗi lần tim bóp sẽ có một lượng máu theo lỗ
hở chạy lên nhĩ trái, không đi ra vòng đại tuần hoàn. Cơ tim sẽ đáp ứng bằng cách
co bóp nhiều và mạnh hơn, lâu ngày sẽ dẫn tới suy tim trái.
- hở van động mạch chủ: trong mỗi thì tâm trương, máu từ động mạch chủ sẽ trở
lại tâm thất trái, khi van động mạch chủ bị hở khối lượng máu về tâm thất trái sẽ bị
thiếu hụt. Ở thì tâm thu, tim phải làm việc nhiều hơn, co bóp mạnh để bù lại khối
lượng máu bị thiếu, do làm việc nhiều mà đem lại kết quả ít, nên lâu dần tim trái sẽ
bị suy yếu.
- bệnh nhồi máu cơ tim sẽ làm một phần cơ tim không được tưới máu do tắc động
mạch vành, phần cơ tim này sẽ bị hủy hoại. Ngoài ra cơ tim còn bị tổn thương
trong một số bệnh khác như: thiếu máu cơ tim, phì đại cơ tim, viêm cơ tim do thấp
hoặc nhiễm khuẩn, các bệnh cơ tim,…
- các nguyên nhân khác: tăng áp động mạch phổi, hẹp eo động mạch chủ, tim bẩm
sinh, cơn nhịp nhanh kịch phát trên thất, cơn cuồng động nhĩ, rung nhĩ nhanh, hen
phế quản, đái tháo đường,…
b. Cơ chế
- tăng áp lực cuối tâm trương ở thất trái sẽ làm tăng áp lực nhĩ trái, rồi tiếp đến làm
tăng áp lực ở tĩnh mạch phổi và mao mạch phổi
- khi máu ứ căng ở các mao mạch phổi sẽ làm thể tích khí ở các phế nang bị giảm
xuống, sự trao đổi ôxy ở phổi sẽ kém đi làm bệnh nhân khó thở
- đặc biệt khi áp lực mao mạch phổi tăng đến một mức nào đó sẽ phá vỡ hàng rào
phế nang – mao mạch phổi và huyết tương sẽ có thể tràn vào các phế nang, gây ra
hiện tượng phù phổi
c. Triệu chứng
- triệu chứng cơ năng
+ khó thở khi gắng sức: một cơ thể bình thường cũng có thể khó thở khi rất gắn
sức và phục hồi nhanh khi nghỉ, nhưng ở bệnh nhân suy tim, khó thở xuất hiện ở
ngay cả khi mức độ gắng sức ít và lâu hồi phục hơn
+ khó thở khi nằm (khó thở tư thế): khi nằm, máu dồn về vùng ngực nhiều hơn làm
tăng gánh nặng cho tim, do đó gây khó thở. Đây là một triệu chứng quan trọng và
xuất hiện sớm ở bệnh suy tim. Một số bệnh nhân có triệu chứng ho khi nằm, triệu
chứng này cũng được coi là tương đương với khó thở khi nằm. Hiện tượng khó thở
khi nằm xuất hiện khá nhanh, chỉ vài phút sau khi bệnh nhân nằm, khi ngồi dậy
hoặc kê gối cao thì hiện tượng khó thở giảm
+ khó thở kịch phát về đêm khi ngủ: là hiện tượng bệnh nhân đột ngột phải thức
dậy vài giờ sau ngủ với cảm giác lo lắng, ngột ngạt, khó thở. Phải kê gối cao hơn
hoặc ngồi dậy để thở. Trong cơn khó thở có thể có các cơn co thắt phế quản. Khác
với khó thở tư thế, khó thở kịch phát phải cần một khoảng thời gian lâu hơn để
giảm triệu chứng
+ khó thở khi nghỉ: xuất hiện khi suy tim nặng hơn, là trạng thái mà áp lực mao
mạch phổi tăng cao, có sự mất đồng bộ giữa tỉ lệ thông khí và tưới máu. Bên cạnh
đó, khó thở khi nghỉ cũng có thể gây ra bởi sự giảm chức năng phổi
+ hen tim: là những cơn khó thở mạnh xảy ra vào ban đêm do vai trò dây thần kinh
phế vị tăng cường hoạt động trong giấc ngủ gây xung huyết phổi và co thắt cơ trơn
phế quản
+ phù phổi cấp: là hiên tượng chất dịch ở mao mạch phổi đột nhiên tràn vào phế
namg làm bệnh nhân khó thở dữ dội. Cơ chế: tim trái suy, tim phải bình thường bất
chợt tăng hoạt động đẩy một lượng máu quá nhiều lên phổi mà tim trái không kịp
tống máu đi kết hợp với tình trạng thiếu oxy làm mao mạch phổi tăng tính thấm, do
đó huyết tương và máu thoát vào phế nang gây tràn dịch phế nang, ứ nước ở phổi
- triệu chứng toàn thân: thở nhanh (do tăng áp lực động mạch phổi), tím trung
ương (do phù phổi), rối loạn nhịp thở kiểu Cheyne- Stokes đặc biệt ở người cao
tuổi, tím ngoại vi (do giảm cung lượng tim), huyết áp thấp, gầy mòn
- triệu chứng thực thể
+ bắt mạch: mạch nhanh, thường yếu, có thể có mạch cách
+ sờ: mỏm tim lệch trái, loạn động khi có nhồi máu cơ tim thành trước hoặc bệnh
cơ tim giãn, có thể sờ được nhịp ngựa phi
+ nghe tim: tiếng T3, thổi cơ năng ở mỏm do thất trái to gây giãn vòng van hai lá
+ nghe phổi dấu hiệu ứ huyết hoặc phù phổi
+ các dấu hiệu của bệnh lý nền hoặc các tác nhân kích thích gây suy tim.

You might also like