You are on page 1of 15

CASE 1:

BN nữ 50 tuổi, nhập viện vì sốt cao.


Tiền sử: BN khỏe mạnh, gia đình không ai bị bệnh máu và cơ quan tạo máu
Bệnh sử:
- Cách đây 3 tuần, BN sốt cao liên tục trong ngày, sốt nóng, người mệt mỏi; tự điều trị
kháng sinh (Amoxicilin) và hạ sốt (paracetamol), sốt có giảm song lại tăng, không khi nào
hết sốt.
- 1 tuần nay, kèm thèo sốt; BN đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, tụt huyết áp tư thế. Chảy máu
chân răng, không chảy máu mũi, phân vàng không máu. Điều trị tại BV huyện bằng
truyền dịch, kháng sinh trong 3 ngày không giảm, xuất hiện xuất huyết dưới da ở cẳng
chân, tay, bụng  chuyển viện tỉnh.
Tình trạng nhập viện:
- Mạch: 95 lần/ph
- HA: 100/70 mmHg
- Nhịp thở: 18 lần/ph
- Nhiệt độ: 37.8 độ C
Khám lâm sàng:
- BN tỉnh, tiếp xúc tốt.
- Thể trạng trung bình, BMI 18.5
- Da, niêm mạc nhợt. Lưỡi nhợt, còn gai, nếp ấn răng không rõ, hãm lưỡi không đứt không
rách, không đau.
- Xuất huyết tự nhiên dưới da đa hình thái (có nốt, có mảng), đa vị trí (cẳng chân, tay,
bụng), đa lứa tuổi (tím, vàng).
- Tim đều, phổi trong, bụng mềm, gan lách không sờ thấy.
5. TÓM TẮT BỆNH ÁN
Bệnh nhân nữ 50 tuổi, nhập viện vì sốt cao. Tiền sử khỏe mạnh, gia đình không ai bị bệnh máu
và cơ quan tạo máu. Bệnh diễn biến cách đây 3 tuần.
Qua hỏi bệnh và thăm khám phát hiện được một số hội chứng và triệu chứng sau:
- Hội chứng nhiễm trùng: (môi khô, lưỡi bẩn, hơi thở hôi)
 Sốt cao liên tục, sốt nóng, không có cơn rét run. Đáp ứng với điều trị Amoxicilin và
paracetalmon sốt giảm xong lại tăng, không khi nào hết sốt.
- Hội chứng xuất huyết:
 Chảy máu chân răng khi đánh răng
 Xuất huyết tự nhiên dưới da đa hình thái (có nốt, có mảng), đa vị trí (chân, tay, bụng),
đa lứa tuổi (tím, vàng)
- Thiếu máu:
 Da niêm mạc nhợt, lưỡi nhợt.
 Lưỡi còn gai, nếp ấn răng không rõ, hãm lưỡi không đứt rách, không đau.
 Mệt mỏi. Đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, sẩm tối mặt mày khi thay đổi tư thế.
- Tụt HA tư thế đứng: (đau đầu, hoa mắt, chóng mắt, có cảm giác tối sầm mặt lại khi thay
đổi tư thế đột ngột)
 HA: 100/70 mmHg
 Mạch: 95 l/ph
- Gan, lách không to. ( không phải cường lách)
- Phân vàng, không có máu. ( không phải xuất huyết tiêu hóa)
- Hội chứng vàng da (-) ( để loại trừ với hội chứng tan máu nè!)
- BN không có đường mất máu

Biện luận bệnh án:


- Có 3 loại xuất huyết:
1. Giảm tiểu cầu (xuất huyết đa hình thái, đa lứa tuổi, nhiều vị trí khác nhau. Xuất hiện
thường tự nhiên hoặc sau va chạm nhẹ)
2. Giảm yếu tố đông máu: không xuất huyết tự nhiên, thường do va chạm, thường xuất
hiện mảng xuất huyết chứ không còn đa hình thái nữa, thường gây chảy máu các khớp lớn
(khớp gôi, khuỷu); thường lặp đi lặp lại các vị trí đó chứ không nhiều vị trí như giảm tiểu
cầu.
3. Thành mạch yếu: viêm mao mạch hệ thống.
 Thấy thiếu máu và giảm tiểu cầu  nghĩ đến cường lách. Nhưng lách không to.
 Thiếu máu có do suy dinh dưỡng ko? Không vì BMI bình thường, gai lưỡi vẫn còn
 Thiếu máu có do xuất huyết tiêu hóa ko? Không vì do phân vàng mà không có máu
nhé!
 Không tan máu, ko có đường xuất huyết nghĩ đến BN giảm tổng hợp hơn là hủy.

6. CĐSB:
Sốt CRNN – Thiếu máu – xuất huyết giảm tiểu cầu – theo dõi nguyên nhân do tủy xương
CASE 2:
Bé trai 3 tháng tuổi được đưa vào phòng cấp cứu trong tình trạng không đáp ứng.
5 ngày nay, da BN trở nên “sậm màu” khi khóc kèm mệt mỏi và thở nhanh hơn sau vài phút ăn.
Không ho, không nôn
Khám lâm sàng:
- Nhiệt độ: 36.7 độ C
- HA: Tay (P): 80/50 mmHg Tay (T): 85/55 mmHg
Chân (P): 95/60 mmHg Chân (T): 90/55 mmHg
- Mạch: 155 lần/ph nhanh
- Nhịp thở: 54 lần/ph (35-40 thôi!)
- SpO2: 80%
- Không tắc nghẽn đường hô hấp
- Khi khóc xuất hiện tím môi và lưỡi
- Nghe tim phát hiện âm thổi tâm thu dạng crescendo-decrescendo dọc bờ trái xương ức và
T2 đơn.
5. TÓM TẮT BỆNH ÁN
Bệnh nhân nam 3 tháng tuổi, cấp cứu trong tình trạng không đáp ứng. 5 ngày nay, da BN trở nên
“sạm màu” khi khóc kèm mệt mỏi và thở nhanh hơn sau ăn.
Tình trạng không đáp ứng: là hôn mê, bất tỉnh đó!
Qua hỏi bệnh và thăm khám phát hiện được một số hội chứng và triệu chứng sau:
- Tím môi và lưỡi, có thể tím toàn thân xuất hiện khi khóc, sau ăn.
- Nhịp thở: 54 lần/ph, SpO2: 80%
- Nghe tim phát hiện âm thổi tâm thu dạng crescendo-decrescendo(tăng giảm hình trám
đấy!) dọc bờ trái xương ức, cường độ ...
- T2 đơn.
- HA: Tay (P): 80/50 mmHg Tay (T): 85/55 mmHg
Chân (P): 95/60 mmHg Chân (T): 90/55 mmHg
- Mạch: 155 l/ph
- Không ho, không nôn
- Không tắc nghẽn đường hô hấp
6. CĐSB
TD tứ chứng fallot. (Hẹp van ĐM phổi, thông liên thất, ĐM chủ sang phải, phì đại tâm
thất phải)
CASE 3:
BN nam 21 tuổi, phát hiện bệnh lý tim mạch nên nhập viện.
Từ nhỏ, giảm gắng sức so với các bạn cùng trang lứa.
1 năm nay, BN đau ngực, khó thở nhiều khi gắng sức, giảm khi nghỉ ngơi.
Khám lâm sàng:
- BN tỉnh, tiếp xúc tốt.
- Da niêm mạc nhợt
- BMI = 15.6
- HA: 90/60 mmHg; mạch: 80l/ph; nhịp thở: 20l/ph; nhiệt độ: 37 độ C
- Mỏm tim ở KLS 5-6 giữa đòn trái, nhịp đều.
- Thổi tâm thu 3/6 ở KLS 3 cạnh ức trái; lan theo hình nan hoa, cường độ hơi giảm trong thì
thở ra.
5. TÓM TẮT BỆNH ÁN
Bệnh nhân nam 21 tuổi, vào viện vì phát hiện bệnh lý tim mạch. Tiền sử đau ngực, khó thở
nhiều khi gắng sức cách đây 1 năm.
Qua thăm khám và hỏi bệnh phát hiện được một số hội chứng và triệu chứng sau:
- Đau ngực kèm khó thở NYHA III xuất hiện khi gắng sức vừa, giảm/mất khi nghỉ ngơi
- Thổi tâm thu 3/6 ở KLS 3 cạnh ức trái; lan theo hình nan hoa, cường độ hơi giảm trong thì
thở ra.
- Mòm tim lệch: KLS 5-6 đường trung đòn trái.
- Da niêm mạc nhợt
- Dấu hiệu sinh tồn:
 HA: 90/60 mmHg
 Mạch: 80 lần/ph
 Nhịp thở: 20 l/ph
- Không có các cơn khó thở kịch phát về đêm
6. CĐSB:
Thông liên thất – TD suy tim trái
Biện luận chẩn đoán:
BN có bệnh lý tim mạch mà không có triệu chứng khi còn nhỏ.
Tiếng thổi lan hình lan hoa  rất có giá trị
Thông liên thất  máu từ thất trái sang thất phải, lượng máu thừa đấy lên phổi luôn và quay trở
lại thất trái  thất trái bị quá tải thể tích  suy tim trái.
TIM BẨM SINH
1. Thông liên nhĩ
Có 3 cách thông: Lỗ thứ phát + lỗ nguyên phát + Xoang TM
Áp suất bên nhĩ T >P  đẩy 1 lượng máu sang nhĩ P làm nhĩ P quá tải thể tích.
- S1 3 lá đanh hơn (tiếng van Đm phổi to hơn) . Do áp lực đổ đầy thất P tăng  áp lực đóng
van mạnh hơn. Đóng van 3 lá mạnh hơn nên S1 sẽ đanh hơn. Tăng áp lực Đm phổi. Nghe
ở đó.
- T2 tách đôi cố định (T2 tách đôi cả thì hít vào lẫn thở ra) . (Do thất P chứa một lượng máu
thừa từ Nhĩ T đẩy sang, nó cần nhiều thời gian hơn để tống nốt lượng máu đó  P2 đến
muộn)
- Tiếng thổi tâm trương
Triệu chứng cơ năng
- Thường ko có triệu chứng những năm đầu (nghĩa là ít gặp ở BN trẻ tuổi)
- Kém phát triển thể lực, dễ bị nhiễm trùng phổi
- TD BN có bị suy tim phải  do quá tải thể tích
- Ngón tay dùi trống (NN: do sự thoái triển của tiểu cầu. Về tự tìm nguyên nhân)
- Tăng áp lực mao mạch phổi. (Do lượng máu tống lên phổi nhiều hơn bình thường 
mạch phổi có xư hướng dày mạch lên để kháng lại áp lực đó)
2. Thông liên thất  Tím muộn khi có hiện tượng đảo ngược dòng sông.
Do tâm thất T áp lực > P, tống máu sang thất T. Lượng máu đc đẩy sang thất T sẽ để ngay lên
ĐM phổi (do ĐM phổi có áp lực âm hơn và do 2 thất có bóp đồng thời). Mà lượng máu lên ĐM
phổi này sẽ về nhĩ T  Máu sẽ ứ ở bên tim T  Suy tim T trước nhé!
- Thông liên thất nghe ở KLS 3 cạnh ức trái. Lan theo hình nan hoa. (Vì sao nghe ở đấy?
Do tiếng thổi lan theo dòng màu. Thất T đẩy máu sang thất P thì chính ở vị trí KLS 3 ấy.
Vẽ hình ra là nhìn okela)
Triệu chứng:
- Xuất hiện sớm
- Biểu hiện xanh tím: Do ko trao đổi được khí ở phổi, máu thiếu O2. (BN chỉ tím khi kaus
thiếu O2 đi vào đại tuần hoàn) (Tím là do tăng hình thành MetHb – xem cái này trg vở)
- BN thông liên thất tím khi tim trái suy rồi gây đảo ngược dòng thông.
- Hiện tượng Esibenger: là đảo ngược dòng thông từ thất P sang thất T.
3. Còn ống ĐM
Sau khi sinh, O2 tăng  giảm tổng hợp PG E2, phổi giải phóng bradykinin  co cơ trơn ống
ĐM  xơ hóa thành dây chằng ĐM.
- Tiếng thổi liên tục: Do áp lực ĐM chủ (120/80) còn Đm phổi (20-25)  chệnh lệch rất
lớn.
 Nghe ở KLS 2 trung đòn trái
 Phân biệt vs tiếng thổi liên tục hở/hẹp chủ (Hẹp chủ tăng lên và giảm đi ở cuối tâm thu.
- Biến chứng:
 Suy tim trái. Còn ống Đm thì máu sẽ đổ vào phổi  đổ vào nhĩ T rồi đẩy xuống thất T.
 Suy tim trái
4. Còn thân ĐM
Vách không hình thành  không phân chia ra thân ĐM phổi và chủ nữa. Lúc này máu từ thất P
và T sẽ đổ hết ra cái thân ĐM đó rồi đưa máu lên phổi và ra ngoại vị. Nhưng máu này thiếu O2
mà lại bơm ra ĐMC thì sẽ gây tím toàn thân lè!
5. Không xảy ra xoắn thân Đm  chuyển gốc ĐM. Thường đi kèm vs còn ống ĐM để có thể
sống được. (Nhìn hình ảnh trong điện thoại nhé!)
6. Tứ chứng Fallot:
Do phân chia không đều cái thân ĐM. Nó lệch về phía Đm phổi  hẹp ĐM phổi.
Tím: Mức độ tím phụ thuộc vào mức độ hẹp
 Khi vđ mạnh, khóc, ăn  co thắt phễu ĐM  máu sẽ chảy sang thất trái  Đại tuần
hoàn thiếu O2  giao cảm  tăng co bóp  tắc thêm Đm phổi  Tím đó!
 Bớt tím thì ngồi xổm
Gồm:
 Hẹp ĐM phổi
 ĐM chủ lệch phải
 Dày thất phải: Do hẹp Đm phổi thì cân công lớn hơn để bơm hết lượng máu ra  thất
phải phải dày hơn.
 Thông liên thất
- Khi đảo ngược dòng thì lức nào cũng tím nhá.
7. Bất thường hồi lưu TM phổi toàn phần
Có 2 thể:
 TM phổi đổ vào nhĩ P
 TM phổi đổ vào TM chủ trên
- Bệnh kèm theo:
 Thông liên nhĩ: Do TM phổi đổ máu trực tiếp làm quá tải thể tich nhĩ P  tăng áp lực
nhỉ P  đẩy van ngăn 2 tâm nhĩ ra  thông liên nhĩ.
 Còn ống ĐM
SINH LÝ TUẦN HOÀN

- Nhĩ giãn kéo van 2 lá về phía nó lm áp suất nhĩ giảm, mà áp suất thất lại tăng  lại gây
tăng
- Thời kì tâm thất co đẳng tích rõ ràng là đẳng tích mà sao cái đường biểu diễn lại hơi chếch
lên  Do các TM nhỏ ở tim đổ máu trực tiếp về tim.
\

Đặc điểm lâm sàng cuae HẸP VAN ĐMC


 Đau ngực: do máu nuôi tim giảm
 Khó thở: Do áp suất thất trái tắng  nhĩ T tăng  TM phổi tăng  MM phổi tăng 
dịch từ dịch kẽ ra Phế nang.
 Ngất
Tăng áp nhĩ trái  TB dài ra  dễ bị kích thích  Rung nhĩ. ???
Rung nhĩ là đập trên 400 lần/phút  ko bóp đc máu, làm máu ứ lại ở buồng nhĩ gây tăng huyết
khối.
 Hẹp van 2 lá là bệnh lý của thất trái nhưng lại gây suy tim phải trước. Do tăng áp ĐMP
CASE 1
5. TÓM TẮT BỆNH ÁN
Bệnh nhân nam 34 tuổi, tiền sử đái tháo đường type I cách đây 2 năm phát hiện tại……, điều trị
bằng insulin tiêm dưới da ngày 2 lần vào trước bữa ăn sáng tối, có chị gái bị đái tháo đường type
I đã mất do hôn mê hạ đường huyết; phát hiện thông liên nhĩ cách đây 4 năm tại……. không
điều trị. Nhập viện cấp cứu trong tình trạng hôn mê.
Qua thăm khám và hỏi bệnh phát hiện một số hội chứng và triệu chứng sau:
- Hôn mê: (là 1 triệu chứng) (BN hôn mê bao lâu rồi? Hôn mê kèm hơi thở mùi táo thối thì
nghĩ đến nhiễm toan ceton)
 HA: 145/110 mmHg
 Tần số thở: 28 ck/p
Cân bằng pH máu của BN phụ thuộc các yếu tố:
+ Chức nặng thận có bth ko?
+ Chức năng phổi
+ Chức năng chuyển hóa
Do nhiễm toan ceton  Cơ quan hô hấp tăng hoạt động, tăng nhịp thở để tăng đào thải
CO2 điều hòa toan máu
Hormon nào giúp thận tăng bài tiết H+: Aldosteron kích thích TB kẽ alpha do trên
màng TB có kênh H+-ATPase
- HC tăng đường huyết (+):
 Ăn nhiều: ăn xong nhanh đói, khẩu phần ăn tăng.
 Uống nhiều: Uống nhiều hơn so với trước đây?
 Đái nhiều: Số lần đi tiểu trg ngày, lượng nc tiểu 1 ngày, tiểu đêm bn lần trên ngày
 Gầy nhiều: Giảm 6 kg/10 ngày (Từ 54kg xuống 48kg)
 Đường huyết lúc vào viện: 24 mmol/dL (Đường huyết TB hàng tháng là bn? – Để so sánh
đấy)
- HC suy tim phải
 Tiền sử thông liên nhĩ
 Khó thở NYHA II khi gắng sức làm việc nặng, giảm khi nghỉ; khó thở từ từ cả 2 thì.
 Phản hồi gan tĩnh mạch cổ (+)
 Gan to mấp mé bờ sườn
 Phù: phù trắng, mềm, ấn lõm, đều 2 chi; tăng về chiều tối. Mất/giảm khi gác chân đi ngủ,
khi dùng thuốc nam không rõ loại.
- Hội chứng tăng áp TM cửa do xơ gan:
 Cổ chướng dịch tự do, mức độ trung bình (Gõ đục ... vs sóng vỗ âm tính thì viết ở phần
khám nhé!)
 Lách to độ II
- Hội chứng suy giảm chức năng TB gan:
 Nhiều đợt vàng da, vàng mắt, vàng xạm, bắt đầu từ mặt lan toàn thân.
 Phù chi dưới do giảm Albumin máu?
- T1 to nghe rõ KLS IV cạnh ức phải, T2 tách đôi cố định
( Do thông liên nhĩ: lm tăng gánh thể tích thất phải  Van ĐMP đóng chậm hơn  P2
đến muộn hơn  T2 tách đôi cố định)
- Tiếng thôi tâm thu ở KLS II cạnh ức trái, cường độ 2/6, lan ...
- Tiếng thổi tâm trương ở KLS IV cạnh ức trái, cường độ 2/6, không lan.
(Do thông liên nhĩ thì đẩy máu sang thất phải gây tăng gánh thể tích  Dòng máu rối do
máu từ bên trái sang và máu từ nhĩ phải xuống)
6.CHẨN ĐOÁN SƠ BỘ
Hôn mê toan ceton chưa loại trừ nguyên nhân do xơ gan – ĐTĐ type 1 – xơ gan tim – suy tim
phải – thông liên nhĩ
Biện luận bệnh án:
BN có tiền sử thông liên nhĩ cách đây 4 năm. Thông liên nhĩ gây ra suy tim phải gồm có các
triệu chứng sau: ...
Gan to lâu ngày, ko điều trị  Em nghĩ nhiều đến xơ gan tim. Biểu hiện là tăng áp TM cửa do
lách to độ 2 và suy giảm chức năng TB gan.
BN có tiền sử ĐTĐ type I, do 10 ngày nay chưa dùng thuốc nên ...
Bệnh ĐTĐ:
- ĐTĐ type 1: Hôn mê nhiễm toan ceton (điển hình: thở nhanh sâu)
 Yếu tố nguy cơ: Stress, dừng thuốc
- ĐTĐ type 2: Hôn mê tụt đường huyết
- ĐTĐ type 2 điều trị bằng Metfoxin  Hôn mê nhiễm toan Lactic
- ĐTĐ: Điển hình là tăng đường huyết cao sau bữa ăn và hạ đường huyết mạnh xa bữa ăn.

CASE 2
Bệnh nhân nam 49 tuổi, tiền sử bệnh van tim (không rõ van nào) cách đây 26 năm tại……..,
không điều trị; cao huyết áp cách đây 1 năm tại……..điều trị không thường xuyên; hút thuốc lá
30 (bao.năm) hiện tại vẫn còn hút. Nhập viện cấp cứu vì khó thở.
Qua thăm khám và hỏi bệnh phát hiện một số hội chứng và triệu chứng sau:
- Hội chứng suy tim toàn bộ:
 Mỏm tim ở KLS VI, đường nách trước, diện đập 3x3 cm2, nảy mạnh.
 Khó thở NYHA IV, kịch phát về đêm.
 TM cổ nổi
 Phản hồi bụng – cảnh (+)
 Phù 2 mắt cá chân: mềm, trắng, ấn lõm. Giảm khi gác chân cao đi ngủ,...
 Hartzer (+)
 Gan to 3cm dưới bờ sườn: Gan to, mềm, bờ ...
 Rale ẩm ½ dưới phổi phải và trái
- Hội chứng van tim:
 Hẹp van động mạch chủ: tiếng thổi tâm thu; khoang liên sườn 2 bờ phải xương ức; cường
độ 4/6; lan lên cổ.
Nó không phải tiếng thổi cơ năng do: Cường độ lớn và có hướng lan.
 Hở vale động mạch chủ: tiếng thổi tâm trương ở khoang liên sườn 3 bờ trái xương ức;
mức độ 3/6; không lan.
 Hẹp – hở chủ.
- Hội chứng nhiễm trùng đường hô hấp dưới:
 Sốt (38.5 độ C)
 Ho khạc đờm vàng kèm khó thở.
 Rale nổ 1/3 dưới phổi phải
- Hội chứng đông đặc (-)
- Hội chứng 3 giảm (-)
- Tam chứng Galliard (-)
Không còn suy hô hấp nữa vì do lúc mình khám BN đang thở canyl rồi nè!
6.CHẨN ĐOÁN SƠ BỘ,
TD viêm phổi – TD đợt cấp COPD (Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính) - Suy tim toàn bộ - Hẹp hở
chủ.
Vs BN trên 40 tuổi mà lại hay hút thuốc thì có thể nghĩ đến COPD

CASE 3.
Bệnh nhân nữ 50 tuổi, tiền sử viêm gan siêu vi C cách đây 20 năm, tại... không điều trị; thỉnh
thoảng đau vùng thượng vị sau khi ăn tự uống thuốc không rõ loại; đau khớp cách đây 5 năm
uống NASAID để giảm đau. Nhập viện vì nôn ra máu.
Qua thăm khám và hỏi bệnh phát hiện một số hội chứng và triệu chứng sau:
- Nôn máu tươi: 500 ml/3h
- Mất máu cấp:
 Tri giác như nào? BN tỉnh, tx tốt
 Mạch (124 nhịp/p khi ngồi; 100 nhịp/p khi nằm)
 Huyết áp ( 120/70 khi nằm; 100/60 khi ngồi )  Tụt HA tư thế
 Hoa mắt, chóng mặt, da xanh, niêm mạc nhợt, đổ mồ hôi.
- Hội chứng tăng áp TM cửa do xơ gan:
 Nôn ra máu không lẫn thức ăn: nôn 2 lần (lần 1: cách vào viện 3h nôn 200ml máu; lần 2
cách vào viện 1h nôn 300ml máu)
 Tuần hoàn bàng hệ cửa chủ
 Xuất huyết dưới da
 Cổ trướng, sóng vỗ (-)
- Hội chứng suy giảm chức năng TB gan:
 Phù chi dưới: trắng, mềm, ấn lõm, không đau
 Củng mạc mắt vàng
 Mảng xuất huyết
 Giảm chuyển hóa hormon: sao mạch (+), lòng bàn tay son (+)
- Không sốt
- Đau thượng vị sau ăn
- Nhịp thở bình thường: 20l/p
- Gan, lách không sờ chạm, ấn không điểm đau khu trú
6. CHẨN ĐOÁN SƠ BỘ
Xuất huyết tiêu hóa trên do giãn vỡ TM thực quản - xơ gan – Viêm gan siêu vi C – TD viêm loét
dạ dày
BN nữ 26 tuổi, tiền sử sốt thấp cách đây 12 năm – phát hiện và điều trị tại ... – để lại biến chứng
gì không ....; thai đầu lòng 20 tuần có dùng vitamin trước sinh, không sử dụng thêm thuốc khác,
không sử dụng rượu bia, ma túy, thuốc lá. Vào viện vì đột ngột hồi hộp đánh trống ngực, khó
thở và ho dữ dội.
Qua thăm khám và hỏi bệnh phát hiện một số hội chứng và triệu chứng sau:
 HC suy hô hấp
+ Co kéo cơ hô hấp phụ
+ Nhịp thở: chu kì 24 nhiph/phút
+ Khó thở dữ dội, mức độ nặng hơn so với trước đây
+ Độ bão hòa oxi máu (SpO2): 94% (đk phòng)
 HC van tim:
+ T1 đanh
+ Rung tâm trương nghe rõ ở đỉnh tim, tần số thấp, cường độ ... (thường cường độ từ 1-
2/6) (Rung tâm trương thì ko lan)
+ Khó thở và ho dữ dội kèm ho khạc bọt hồng
+ Tiếng Cracke (rale ẩm) thì hít vào nghe rõ ở 2 đáy phổi
- Loạn nhịp hoàn toàn, nhịp tim: 110-130 ck/p (kèm hồi hộp trống ngực dài hơn, trước
đây chỉ từ 1-2 ngày, có khó thở nhẹ đi kèm)
- Má ứng đỏ
- Thai đầu lòng 20 tuần tuổi, đáy tử cung ngang rốn (Đáy tử cung bao bn xương mu ....
cm + 6 hay 7cm là ước lượng đc tuần của thai nhi), ngôi thai ... (mông hay đầu), thế
thai ... (lưng phải hay trái), kiểu thế (điển hình là chẩm – chậu trái trước), tim thai đều
ko? Tần số bn? (bình thường: 140 ck/p). Cân nặng thai phụ ... cm, vòng bụng ... cm.
- Huyết áp: 92/65 mmHg
- Hội chứng nhiễm trùng âm tính (hội chứng phải ghi trước, triệu chứng ghi sau nhé)
- Không có phù ngoại biên
- Mỏm tim không thay đổi vị trí
- Không có cơn khó thở kịch phát về đêm
6. CĐSB: Suy hô hấp theo dõi nguyên nhân phù phổi – hẹp 2 lá – rung nhĩ – thai 20 tuần.
(Do BN đang mang thai 20 tuần, nồng độ estrogen và progesteron tăng cao. Do nồng độ
estrogen tăng làm giãn mạch da làm cho má ửng đỏ. Còn progesteron sẽ tác dụng lên thận là
tăng giữ nước -> tăng gánh cho tim. Từ đây theo dõi nguyên nhân gây ra phù phổi)
(Loạn nhịp hoàn toàn thì thường là do rung nhĩ)

You might also like