You are on page 1of 23

HO RA MÁU

ThS Nguyễn Thị Ý Nhi


MỤC TIÊU
 Trình bày được các cơ chế ho ra máu
 Nêu được nguyên nhân ho ra máu

 Trình bày được triệu chứng lâm sàng và đánh giá mức độ
ho ra máu
1. ĐỊNH NGHĨA

Ho ra máu là máu


được tống ra ngoài sau
khi ho. Máu xuất phát từ
thanh quản trở xuống.
2. LÂM
SÀNG
2.1. TIỀN TRIỆU:
 ngay trước khi ho, người bệnh có cảm giác nóng trong
ngực, khó thở nhẹ, ngứa họng rồi ho.
2.2. TÍNH CHẤT
HO:
Máu tươi lẫn bọt, đàm.
MỨC ĐỘ HO RA MÁU
+ Nhẹ: một vài bãi đờm lẫn tia máu.
+ Trung bình: 300-500 ml.
+ Nặng: > 600 ml/24 giờ, gây tình trạng suy sụp nặng
toàn thân và thiếu máu nặng.
Ho ra máu nặng có thể được định nghĩa là bất kỳ số máu
ho ra làm biến đổi huyết động đáng kể hoặc đe dọa hệ
thống thông khí, trong trường hợp mục tiêu quản lý ban
đầu không phải là chẩn đoán, nhưng để điều trị.
+ Rất nặng: làm cho người bệnh chết ngay vì khối
lượng máu quá lớn gây ngạt thở hoặc sốc giảm thể tích (ho
ra máu sét đánh).
* ĐUÔI KHÁI HUYẾT:

Máu khạc ra ít dần, có màu đỏ thẫm, nâu, rồi đen lại, gọi
là đuôi khái huyết.
là máu đông còn lại trong phế quản, được khạc ra ngoài
sau khi máu đã ngừng chảy.
Đuôi khái huyết báo hiệu kết thúc ho ra máu.
2.3. KHÁM:
Tránh làm người bệnh mệt nếu không cần thiết
Toàn trạng, da niêm mạc và cơ quan phụ thuộc
Khám hạch thượng đòn, hạch nách
Khám mũi họng và miệng bằng đèn soi
Khám phổi
Khám tim mạch
Vd: + Viêm mũi và hoại tử vách mũi: u hạt Wegener.
+ Loét miệng, sinh dục, viêm kết mạc, u hạt/da: Behcet.
+ Có máu trong nước tiểu: HC Goodpasture.
+ Ngón tay dùi trống: K biểu mô phổi, giãn phế quản.
MÓNG TAY CHÂN KHUM MẶT KÍNH
ĐỒNG HỒ, NGÓN TAY CHÂN DÙI TRỐNG
2.4. TIỀN SỬ BỆNH TẬT:
 Các bệnh lý đông máu hoặc điều trị thuốc chống đông
 Lao phổi (chảy máu từ túi phình Rasmussen do hoại tử các
mạch máu quanh túi phình hoặc bất thường phế quản phổi trong
thành của các nang cũ).
 U Aspergillus
 Ung thư biểu mô phế quản (hút thuốc lá, > 40 tuổi)
 Viêm/abcès phổi, tắc mạch hoặc nhồi máu phổi,
 Tuổi tác cũng là một yếu tố quan trọng.
 Ung thư biểu mô tuyến phế quản
 Bất thường mạch máu,
 Sặc dị vật
 Suy tim xung huyết do hẹp van hai lá, tiền sử huyết khối
tĩnh mạch sâu.
 Sốt + nhiễm trùng (áp xe phổi, viêm phổi hoại tử)
 Ký sinh trùng
 Lạc nội mạc tử cung.
2.5. CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT:
 Nôn ra máu: máu nôn ra
lẫn thức ăn, đỏ thẫm, có khi là
máu cục, ít bọt sau đó người
bệnh đi cầu phân đen.
Tiền triệu: nôn nao
(ho ra máu: nóng và ngứa
ở ngực và cổ)
Máu cam: nên khám xem
hai lỗ mũi có máu không.
 Chảy máu trong miệng:
Không nóng và ngứa trong
ngực và cổ.
2.6. SINH BỆNH HỌC:
- Vỡ mạch hoặc loét mạch: các phình mạch của
Rasmussen bị vỡ do gắng sức, xúc cảm mạnh, hoặc
những thay đổi về nội tiết, sinh hoạt, áp lực trong mạch
máu thay đổi đột ngột làm vỡ mạch.
- Thoát hồng cầu qua thành mạch: do rối loạn vận

mạch (OAP)
- Dị ứng: Histamin làm giãn mao mạch phổi.
- Rối loạn về máu: liên quan tới nội tiết, làm kéo dài

thời gian chảy máu, gặp trong ho ra máu 2-3 ngày trước
khi hành kinh.
* Tại phổi
2.7. NGUYÊN NHÂN:
* Ngoài phổi
2.8. CẬN LÂM SÀNG:
- Xét nghiệm đàm (nhuộm Gram, soi tươi
nấm và AFB) và cấy vi khuẩn, cấy nấm
- Huyết thanh chẩn đoán nấm phổi
- Kiểm tra chức năng thận, nước tiểu, công
thức máu, xét nghiệm đông máu
- Điện tâm đồ, siêu âm tim
- Chụp X-quang ngực, CTscan phổi
- Soi phế quản
- Chụp động mạch phế quản
- Lao phổi:
Các hạch lympho bị vôi hóa có thể chèn ép và ăn
mòn thùy phổi và các nhánh PQ gây chảy máu cục bộ và
khạc đờm có sạn vôi hóa còn gọi là sỏi PQ trong đờm.
Chảy máu ĐM PQ do tình trạng viêm nhiễm bờ của

các hang lao, tình trạng xung huyết niêm mạc và làm vỡ
các mao mạch niêm mạc do nấm Aspergillus.
Ho ra máu “sét đánh” có thể do hiện tượng vỡ phình

ĐM phổi (phình mạch Rasmussen) ở thành các hang lao.


GIÃN PHẾ QUẢN
Phổi được cung cấp với lượng máu kép.
Các động mạch phổi xuất phát từ tâm thất phải cung cấp

máu cho các nhu mô phổi với áp suất thấp.


Các động mạch phế quản xuất phát từ động mạch chủ

hoặc động mạch liên sườn và mang máu dưới áp lực của hệ
thống vào đường hô hấp, mạch máu, rốn phổi, và màng
phổi tạng.
Do các phế quản bị phì đại, giãn rộng, nhiều mạch máu

tân tạo và shunt nối tắt động mạch khiến mạch máu chịu áp
lực cao dễ bị đứt vỡ
- BỆNH TIM MẠCH:
+ Các bệnh làm tăng áp lực tiểu tuần hoàn. Vd: hẹp van
hai lá, suy tim trái do cao huyết áp.
+ Tắc động mạch phổi:  người bệnh đau ngực nhiều hoặc

ít, có ho ra máu đỏ thẫm, mạch nhanh, sốt nhẹ. Có thể có


phản ứng màng phổi. Rivalta dương tính. Chụp phổi có thể
thấy hình mờ tam giác nếu tắc một nhánh nhỏ.
+ Vỡ phồng quai động mạch chủ: thường gây ra ho

máu rất nặng đưa tới tử vong…


- Bệnh về máu: làm thay đổi tình trạng đông máu (suy
tuỷ xương, bệnh bạch cầu, bệnh máu chảy lâu…)
- Hít cocaine, hoặc các bệnh tự miễn dịch (như bệnh

u hạt Wegener hoặc Goodpasture, HC xuất huyết phế


nang gián tiếp, HC “Đồng cỏ xanh”, lupus ban đỏ hệ
thống và nhiễm hemosiderin phổi.).
- Vô căn: thấy trên CT-scan hoặc soi phế quản, tự ổn

định trong vòng 6 tháng mà không cần điều trị.


- Xuất huyết do điều trị: sau sinh thiết transbronchial

phổi, thuốc chống đông máu, hoặc vỡ động mạch phổi


do vị trí xa của một ống thông bóng nghiêng.

You might also like