You are on page 1of 2

Phần 1: Tổng quan phù phổi cấp

 Phù phổi cấp là một tình trạng suy hô hấp nặng, so sự tràn thanh dịch từ các mao mạch
phổi vào trong phế nang làm ngăn cản sự trao đổi khí. Các phế nang trở nên đầy dịch,
nên bệnh nhân khó thở, ho khạc ra dịch bọt màu hồng.

Dựa theo cơ chế và nguyên nhân sinh bệnh mà người ta chia làm 2 loại phù phổi
cấp huyết động và phù phổi cấp tổn thương:

 Phù phổi cấp huyết động: là tình trạng tăng đột ngột áp lực dịch trong lòng mao mạch
làm cho huyết tương thoát vào khoảng kẽ và phế nang mà không có tổn thương phế
nang về mặt giải phẫu. Phù phổi cấp huyết động thường do các bệnh tim mạch bao
gồm: bệnh van tim, cơn tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, viêm cơ tim. Các nguyên
nhân ngoài tim như: viêm cầu thận cấp, mạn, khi làm các thủ thuật chọc tháo dịch
màng phổi quá nhanh hoặc truyền dịch quá nhiều hoặc nhanh.

 Phù phổi cấp tổn thương: là sự thoát dịch huyết tương qua màng mao mạch phế nang -
mao mạch mà không có tăng áp lực dịch trong lòng mao mạch. Phù phổi cấp tổn
thương do nhiễm khuẩn, virus, ký sinh vật: viêm phế quản phổi, viêm phổi thùy do
phế cầu, dịch hạch thể phổi, cúm ác tính, sốt rét ác tính. Nhiễm độc cấp: do hít phải
các chất độc như CO2, NO2, SO2, hóa chất trừ sâu, acid mạnh như dịch vị, các chất
ăn mòn, dầu hỏa. Ngạt nước, giảm protid máu, dị ứng, shock phản vệ trong truyền
máu.

Phần 2: Nguyên tắc xử trí cơn phù phổi cấp:

 Nguyên tắc điều trị phù phổi cấp


- Đảm bảo thông khí cho bệnh nhân
- Giảm lượng máu về tim
- Thuốc tăng sức co bóp cơ tim
- Tìm và điều trị nguyên nhân gây phù phổi cấp
 Phù phổi cấp huyết động
- Đảm bảo thông khí cho bệnh nhân:
+ Tư thế bệnh nhân: nửa nằm nửa ngồi hoặc ngồi buông hai chân xuống giường
+ Liệu pháp oxi: Bệnh nhân thở oxy bằng ống thông mũi 8-10 lít/phút. Còn ở thể
nặng có ngạt thở, bọt hồng nhiều, tím nhiều cần đặt nội khí quản qua đường mũi
để hút bọt, đờm dãi, bóp bóng hay thở máy với áp lực dương ngắt quãng.
- Giảm thể tích máu lưu thông bằng garo gốc chi lần lượt thay đổi vị trí 15 phút/lần,
buộc vừa phải để vẫn bắt được mạch.
- Thuốc lợi tiểu: Furosemid 20-60mg tiêm tĩnh mạch.
- Tiêm 0,01 g Morphin vào tĩnh mạch hoặc tiêm bắp.
- Điều trị nguyên nhân gây phù phổi cấp: nếu huyết áp tăng thì cho thuốc hạ huyết
áp, nếu suy tim thì cho thuốc chống suy tim,..
 Phù phổi cấp tổn thương
- Bên cạnh việc xử trí nằm đầu cao như phù phổi cấp huyết động cần thực hiện:
- Đặt nội khí quản hoặc mở khí quản, thở máy với áp lực dương liên tục
- Corticoid liều cao đường tĩnh mạch trong thời gian đầu
- Kháng sinh thích hợp theo phân tầng nguy cơ và vị trí nhiễm khuẩn
- Điều trị nguyên nhân như: naloxon trong quá liều heroin, xử trí các nguyên nhân
ngộ độc, điều trị đặc hiệu sốt rét, sốc phản vệ…
- Duy trì huyết áp bình thường

 bệnh nhân phải được theo dõi sát trong vòng 24h đầu để phòng ngừa phù phổi cấp tái phát.
Những vấn đề cần được theo dõi bao gồm:

- Mạch, nhịp thở, huyết áp, ran phổi, nhịp tim, SpO2, tĩnh mạch cổ mỗi 5-15 phút
trong giờ đầu.
- Theo dõi garo gốc chi nếu có.
- Khí máu
- Khám chuyên khoa tim mạch để tìm và điều trị nguyên nhân

You might also like