You are on page 1of 28

ThS.

Đinh Quang Kiền


BM: Hồi sức cấp cứu
1. Hiểu được cơ chế bệnh sinh của suy hô hấp cấp

2. Chẩn đoán được suy hô hấp cấp

3. Định hướng được nguyên nhân gây suy hô hấp cấp

4. Chỉ định được các biện pháp điều trị suy hô hấp cấp
 Suy hô hấp (SHH) là tình trạng cơ quan Hô Hấp không bảo đảm được chức năng trao
đổi khí gây ra:
 Giảm oxy máu;
máu
 Có hoặc không kèm theo tăng cacbonic máu

Cấp cứu thường gặp:


* Tỉ lệ tử vong cao nhất,
* Hội chứng có thể gặp trong nhiều bệnh.
Khác với Suy Hô Hấp Mạn:
Mạn

* Cấp:
Cấp tiến triển theo giờ, đặc trưng bởi
những RL về nội môi (khí máu, kiềm
toan...) đe dọa tính mạng.

* Mạn:
Mạn tiến triển theo ngày, kín đáo
* Trung tâm hô hấp,
* Hệ thống dẫn truyền thần kinh,
* Cơ hô hấp, khung xương thành ngực.
CẤU TẠO CƠ QUAN HÔ HẤP (ĐƠN VỊ HÔ HẤP)

 Đường dẫn khí

 Phế nang

 Mao mạch phổi


Trao đổi khí giữa tế bào  môi trường:
* Cung cấp oxy
DUY TRÌ NỘI MÔI
* Thải cacbonic
Bằng các qúa trình sau:
* Quá trình thông khí:
khí đưa không khí mới vào phế nang, không khí cũ từ phế nang ra môi
trường.

* Quá trình khuếch tán khí qua màng phế nang - mao mạch:
mạch O2 từ phế nang vào máu, CO2
từ máu ra phế nang.

* Quá trình vận chuyển khí trong máu:


máu O2 từ m/mạch phổi đến mô, CO2 từ mô  mao
mạch phổi .
TRAO ĐỔI KHÍ TẠI PHẾ NANG
 Nguyên nhân Ngoài Phổi (bơm hô hấp)

 Nguyên nhân Tại Phổi (đơn vị hô hấp)


Trung tâm hô hấp:
* Ngộ độc: an thần, opioid, tricyclic...
* Tổn thương: tai biến mạch não, Tăng ICP,
nhiễm trùng TKTW…

Thần kinh - cơ:


* Myasthenie, Guillain-Barré, viêm tủy...
* RL điện giải: Hạ Kali máu…
Khung xương thành ngực:
* Gãy nhiều xương sườn, mảng sườn di động…
* Gù vẹo cột sống, cứng khớp đốt sống...
* Tăng áp lực ổ bụng: tắc ruột, cổ chướng…
Màng phổi: TKMP, TDMP…
Đường thở:
* Dị vật, tắc đờm, co thắt thanh môn…
* Co thắt PQ: Phản vệ, Hen PQ, COPD...
Phế nang và mô kẽ phổi:
* Viêm phổi
* Phù phổi cấp…
Mao mạch phổi:
* Tắc ĐM phổi: Do khí, mỡ, huyết khối
* Tăng áp lực ĐM phổi nguyên phát
 Chẩn đoán xác định
 Chẩn đoán mức độ
 Chẩn đoán nguyên nhân
Triệu chứng LS: không đặc hiệu
1.Khai thác tiền sử: HQP, COPD, Bệnh lý tim mạch…
2.Khám lâm sàng = Tím + RL nhịp thở
* Tím (hypoxemia) hoặc đỏ tía (hypercapnia) dễ nhầm
* Khó thở & RL nhịp thở không tương xứng với mức độ SHHC
* Xuất hiện: Đột ngột (Dị vật, Phản vệ, TKMP…), Nhanh (OAP, HPQ…), Từ từ (TDMP, U phổi)
* Các tr/c gợi ý: Đau ngực (NMCT, TKMP, Phình tách ĐMC), Sốt (VP), Viêm tắc TM chi (NMP)
* Thực thể phổi: HC 3 giảm, tam chứng Galliard, Rale ở phổi …định hướng nguyên nhân.
 Nhưng dấu hiệu toàn thân quyết định xử trí cấp cứu:

 Tâm-thần kinh: hôn mê, lú lẫn…  NKQ, thở máy

 Tim mạch: rối loạn huyết động … NKQ, thở máy


KHÍ MÁU ĐỘNG MẠCH

Chích xác:
xác Chẩn đoán xác định, phân loại và mức độ

Nhưng khó khả thi:


thi

Chỉ có ở BV lớn.
Cần có thời gian  không được trì hoãn can thiệp cấp cứu.

Kết quả có thể sai lệch và không kịp thời


Xác định thể loại SHHC:
Giảm Oxy máu: PaO2/FiO2 < 300
Tăng CO2: PaCO2>45 mmHg với pH < 7,35

SHH Cấp trên nền mạn: có HCO3- > 30mmol/l


Xác định mức độ SHHC:
Giảm Oxy máu nguy kịch: PaO2/FiO2 < 200
Tăng thán nguy kịch: pH<7,2 với PaCO2>45 mmHg
SpO2: chỉ cho biết dữ kiện “thô” về Oxy máu
* Công cụ theo dõi không xâm lấn rất bổ ích.
* Không có giá trị:
* khi có RL huyết động hay
* khi dùng thuốc vận mạch và
* Chẩn đoán xác định.
Chụp X Quang phổi:
* Phát hiện nguyên nhân SHHC: Thâm nhiễm, đông đặc, xẹp, TKMP, TDMP, COPD…
* ECG: Định hướng NMCT, NMP…và các RL nhịp do hậu quả SHH

* XN khác (tùy trường hợp cụ thể): SA tim, màng phổi, tinhc mạch chi dưới, CTScaner,
MSCT, điện cơ, chọc DNT, MetHb…
Trung bình Nặng Nguy kịch
Glasgow 15 13 - 14 < 13
Mạch (lần/phút) 100 - 120 121 - 140 > 140, chậm
Huyết áp Bình thường Tăng Giảm
Tần số thở (lần/phút) 25 - 30 31 - 40 > 40 hoặc < 10

Nói Câu dài Câu ngắn Từng từ


Xanh tím + ++ +++
Vã mồ hôi + ++ +++
pH máu động mạch 7,35 - 7,45 7,2 - 7,34 < 7,2
PaO2 60 - 80 40 - 59 < 40
(1) Xác định mức độ SHHC  trình tự xử trí

(2) Đảm bảo đường thở  chìa khóa của HSHH

(3) Sửa chữa Hypoxemia - Hypercapnia

(4) Tìm và điều trị nguyên nhân nếu có thể


NGUYÊN TẮC A –B - C

A: Đảm bảo đường thở thông thoáng, nghiệm pháp Hemlich nếu nghi ngờ
dị vật đường thở
B: Hỗ trợ hô hấp: Liệu pháp oxy, bóp bóng ambu, TKNT…

Mức độ nặng  Thuốc trước – Thủ thuật sau và theo dõi sát sự tiến triển của SHH
Mức độ nguy kịch  Thủ thuật trước - thuốc sau
Bóp bóng, Đặt ống NKQ, mở khí quản cấp cứu, thông khí nhân tạo…
Chọc dẫn lưu khí, dịch, máu nếu có TKMP, TDMP…
Ôxy liệu pháp

a) Nguyên tắc: Phải đảm bảo SpO2> 90%

b) Các dụng cụ thở:

- Canuyn mũi: dòng ôxy thấp 1 – 5 l/p. Nồng độ ôxy dao động từ 24%-
48%. Thích hợp cho các bn có mức độ SHH trung bình, COPD.

- Mặt nạ ôxy: tạo dòng 5-10 l/p. Oxy 35 – 60%. Thích hợp cho bn SHH
trung bình do tổn thương màng phế nang mao mạch (ALI, ARDS). Thận
trọng khi dùng cho BN nôn.
- Chỉ định đặt nội khí quản:

 Tắc nghẽn đường hô hấp trên.


 SHH nặng ko đáp ứng thở oxy.
 Mất phản xạ bảo vệ đường thở.
 Cần thông khí nhân tạo xâm nhập.
- Kiểm soát thông khí:
Các trường hợp cần hỗ trợ thông khí
+ Giảm thông khí:
- Toan hô hấp với pH < 7,25.
- Có nguy cơ giảm thông khí hoặc giảm thông khí sẽ tiến triển nặng
thêm: PaCO2 tăng dần; liệt hoặc mệt cơ hoành.
+ Thiếu oxy máu nặng kém đáp ứng với thở oxy.
a) TKNT không xâm nhập áp lực dương: hỗ trợ
thông khí cho bn qua mặt nạ (mũi, mũi
miệng)
- Chỉ định:
+ Các BN có ý thức tỉnh, ho khạc được
+ Shh trung bình do phù phổi cấp huyết động,
đợt cấp của COPD…
+ Suy hô hấp nặng có dấu hiệu mệt cơ: gắng
sức và tần số thở trên 30l/ph.
+ Toan hô hấp cấp (pH < 7,25 -7,30).
b) TKNT xâm nhập
Chỉ định:
-Suy hô hấp cấp nặng, nguy kịch
-Tổn thương phổi cấp do chấn
thương đụng dập phổi, do đuối
nước, do hít…
-Giảm thông khí phế nang do
bệnh lý thần kinh cơ, bệnh lý thần
kinh trung ương, ngộ độc.
-Sau cấp cứu ngừng tuần hoàn.
a) Thuốc giãn phế quản (kích thích beta 2- adrenergic; thuốc kháng
cholinergic)
- Chỉ định với suy hô hấp do có co thắt phế quản (COPD, hen phế quản)
- Nên ưu tiên dùng đường khí dung trước, nếu không đáp ứng thì chuyển sang
truyền TM.
b) Corticoid: chỉ định cho các đợt cấp của hen phế quản, COPD.
c) Kháng sinh: khi nk (viêm phổi, đợt cấp COPD có nk).
d) Lợi tiểu: ST ứ huyết, OAP huyết động, quá tải t/tích
e) Chọc dẫn lưu dịch và khí khi có TD và khí MP.
f) Thay huyết tương để loại bỏ kháng thể trong các bệnh tự miễn gây
liệt hô hấp như nhược cơ, hội chứng Guillain-Barre.

You might also like