You are on page 1of 34

HỘI CHỨNG TĂNG ÁP LỰC

TĨNH MẠCH CỬA

BS. HÀ VŨ
Bộ môn Nội - ĐHQG
ĐỊNH NGHĨA
O Hội chứng tăng áp lực TMC (HCTALTMC) là
hội chứng của nhiều nguyên nhân, trên lâm
sàng biểu hiện: lách to, cổ trướng, tuần hoàn
bàng hệ,…
O Áp lực TMC tăng lớn hơn 30cm H2O
(hơn15mmHg) hoặc khi độ chênh áp (HVPG)
giữa TMC và TM chủ dưới ≥ 7 cmH2O (≥ 5
mmHg).
PHÂN LOẠI
-TALTMC NN TRƯỚC GAN: Huyết khối TM lách, Huyết
khối TM cửa, Hẹp bẩm sinh TMC, chèn ép TMC từ
bên ngoài,..
-TALTMC NN TRONG GAN: xơ gan, ung thư tế bào
gan hay do di căn, xơ gan ứ mật nguyên phát (PSC),
tăng áp cửa nguyên phát...
-TALTMC NN SAU GAN: HC Budd-Chiari (tắc TM trên
gan), Huyết khối TM chủ dưới, viêm màng ngoài tim
co thắt, Bệnh vale 3 lá, Bệnh cơ tim bẩm sinh nặng,
suy tim phải
 Xơ gan là nguyên nhân thường gặp nhất của
TALTMC, không do xơ gan chiếm khoảng 10%
HCTALTMC
A. LÂM SÀNG:
O 1. Tuần hoàn bàng hệ
O 2. Lách to
O 3. Báng bụng
O 4. Trĩ nội.
O 5. XHTH do vỡ giãn TMTQ
B. Cận lâm sàng:
O 1. Bệnh dạ dày, đại tràng do tăng áp cửa
O 2. Dãn TMTQ, phình vị qua nội soi.
O 3. Dãn TM trực tràng qua nội soi.
O 4. Siêu âm: lách to, báng bụng, TM cửa giãn….
O 5. Xét nghiệm dịch màng bụng: dịch tăng áp (SAAG> 1,1g/dl)
(dịch thấm)
CÁC HỆ THỐNG TĨNH MẠCH
CÁC VÒNG NỐI CỬA CHỦ
1. DÃN TĨNH MẠCH
O Nguyên nhân : áp lực tăng trong các tĩnh mạch cung cấp
máu đến gan .
O Dãn tĩnh mạch : thực quản, tâm vị , phình vị thường gặp
nhất và phát hiện được thông qua biến chứng vỡ gây xuất
huyết tiêu hoá.
O Dãn tĩnh mạch trực tràng (trĩ) có thể phát hiện trên lâm
sàng qua khám hậu môn
O Kỹ thuật phát hiện : nội soi ống tiêu hoá , chụp X quang
ống tiêu hoá cản quang …
2. XUẤT HUYẾT TIÊU HOÁ
O Có thể là xuất huyết tiêu hoá trên hoặc dưới
3. TUẦN HOÀN BÀNG HỆ
Tăng áp lực tĩnh mạch cửa dẫn đến tuần hoàn bàng hệ để
đưa máu từ hệ cửa vào hệ chủ không qua gan
Tuần hoàn bàng hệ có thể gặp ở:
Nhóm 1 : vùng tâm vị của dạ dày và vùng hậu môn
Nhóm 2 : trong dây chằng tròn , từ các tĩnh mạch quanh rốn
Nhóm 3 : các tạng trong ổ bụng nằm gần khoang sau phúc
mạc hay sát thành bụng
Nhóm 4 : tĩnh mạch cửa và tĩnh mạch thận trái
CÁC LOẠI THBH
O 3 NHÓM TUẦN HOÀN BÀNG HỆ Ở BỆNH NHÂN TĂNG ÁP
LỰC TĨNH MẠCH CỬA
1. Tuần hoàn bàng hệ cửa - chủ (gánh chủ)
- Gặp trong bệnh xơ gan, gây cản trở tĩnh mạch trong gan làm tăng áp
lực tĩnh mạch cửa -> máu đi vào các nhánh phụ để đổ vào tĩnh mạch
chủ trên hay chủ dưới.
- Trong loại tuần hoàn cửa chủ trên, các nhánh bên xuất hiện nhiều ở
rốn, ở hạ sườn phải (nối tĩnh mạch cửa với tĩnh mạch chủ trên). Trong
tuần hoàn cửa chủ dưới, các nhánh bên xuất hiện dưới rốn (nối tĩnh
mạch cửa với tĩnh mạch chủ dưới).
2. Tuần hoàn bàng hệ chủ - chủ
- Gặp trong các trường hợp chèn ép hoặc viêm tắc tĩnh mạch chủ
dưới.
- Các nhánh bên gặp ở 2 bên bẹn, 2 bên bụng dưới đi ngược lên trên
(các nhánh nối từ tĩnh mạch chủ phần dưới đi lên tĩnh mạch chủ phần
trên chỗ tắc)
CÁC LOẠI THBH
3. Tuần hoàn bàng hệ chủ trên
- Gặp trong các hội chứng chèn ép trung thất, tĩnh mạch chủ trên
bị đè, máu đổ về tim phải qua các nhánh phụ.
- Xuất hiện ở ngực (chủ yếu bên phải), tĩnh mạch cảnh nổi to.
O Tuần hoàn bàng hệ gánh chủ (cửa chủ): TM nổi rõ ở nửa bụng
trên từ mũi ức đến rốn. Nguyên nhân: tắc, chèn ép TM cửa.
O Tuần hoàn bàng hệ chủ chủ: t/m nổi rõ phía bụng dưới, từ cung
đùi đến rốn. Nguyên nhân: tắc, chèn ép TM chủ dưới.
O Dùng ngón tay cái đặt lên đường đi TM bàng hệ, dùng ngón tay
trỏ vuốt 1 đoạn về phía trên rồi thả ngón tay cái ra. Nếu máu chảy
lấp đầy là THBH.
DÃN TĨNH MẠCH HÌNH
ĐẦU SỨA
LÁCH TO
O Là triệu chứng duy nhất quan trọng trong chẩn đoán
TALTMC . Nếu không có lách to chẩn đoán cần được
xem xét lại.
O Có thể dẫn đến cường lách
BÁNG BỤNG

O Nguyên nhân : TALTMC làm tăng áp lực mao mạch


dẫn đến tích tụ dịch trong ổ bụng . Ngoài ra còn do
nguyên nhân phối hợp như suy tế bào gan
BỆNH DẠ DÀY DO TĂNG ÁP CỬA

O TALTMC dẫn đến những thay đổi của niêm mạc dạ dày .
Mô học , đặc trưng bởi dãn các mao mạch và nếp gấp
niêm mạc
O TALTMC nhe : hình ảnh khảm , lát đá
O TALTMC nặng : dấu son hay đốm đỏ
Nếp niêm mạc dạ dày hình thể
khảm như da rắn
BỆNH ĐẠI TRỰC TRÀNG
DO TĂNG ÁP CỬA
O Tổn thương niêm mạc tương tự như trong bệnh dạ dày
do tăng áp cửa , có thể gây xuất huyết rỉ rả , ồ ạt hay
xuất huyết ẩn
CẬN LÂM SÀNG
O 1. Siêu âm bụng.
O 2. Nội soi thưc quản dạ dày tá tràng
O 3. Nội soi đại trực tràng.
O 4. Đo áp lực TMC.
SIÊU ÂM BỤNG
O Thấy hình ảnh tĩnh mạch cửa , tĩnh mạch mạc treo tràng
trên , tĩnh mạch lách , THBH , tổn thương gây tắc
nghẽn tĩnh mạch cửa như huyết khối , u chèn ép …
O Tĩnh mạch cửa lớn với THBH gợi ý TALTMC nhưng
không là tiêu chuẩn chẩn đoán
O Giúp đánh giá tình trạng gan , lách , dịch báng.
ĐO ÁP LỰC TĨNH MẠCH CỬA
Đo trực tiếp : thủ thuật xâm lấn , xác định áp lực tĩnh mạch
chủ dưới và độ chênh áp giữa tĩnh mạch cửa và tĩnh mạch
chủ dưới
Đo gián tiếp : xác định độ chênh áp tĩnh mạch gan
HVPG = WHVP – FHVP
HVPG bình thường 5-6 mmHg
NỘI SOI THỰC QUẢN –
DẠ DÀY – TÁ TRÀNG
O Phát hiện dãn tĩnh mạch , bệnh dạ dày do tăng áp cửa
O Can thiệp điều trị dãn tĩnh mạch , xuất huyết tiêu hoá

You might also like