You are on page 1of 6

Các định luật vật lý về chuyển động của chất lỏng.

Các đặc điểm của sự


tuần hoàn máu trong cơ thể

1. Các định luật động lực học chất lỏng cơ bản


1.1. Định luật bảo toàn lưu lượng hay còn gọi là phương trình liên tục (continuity
equation)
Vận tốc dòng chảy v là tốc độ một phần tử chất lỏng tại một vị trí nào đấy
Lưu lượng dòng chảy Q = dV/dt là lượng thể tích chất lỏng vận chuyển qua một thiết diện của
dòng chảy
Đối với một ống không phân nhánh , lưu lượng qua mọi thiết diện là không đổi Q = S.v =
const

l 2
 
S1 V

V S2
l 1

1.2. Định luật Bernoulli:


Xét một khối vi phân chất lỏng khối lượng dm và thể tích dV. Khác với chất rắn chỉ có động
năng và thế năng do trọng lực, chất lỏng còn có thế năng do áp suất (thành phần P.dV trong
công thức).
Định luật: Tổng 3 thành phần thế năng do áp suất (1), thế năng do trọng lực (2), động năng (3)
của một khối vi phân chất lỏng có thể tích dV khối lượng dm là không đổi và được bảo toàn
(với giả thiết rằng không bị mất mát năng lượng do ma sát khi khối chất lỏng chuyển động )
• P.dV + dm.g.h + dm.v 2/ 2 = const
 P +.g.h +v2/ 2 = const

• Định luật Bernoulli thực chất là định luật bảo toàn năng lượng đối với chất lỏng khi
chuyển động nếu bỏ qua ma sát.
1
• 3 thành phần trong tổng P.dV + dm.g.h + dm.v 2/ 2 chính là (thế năng do áp
suất + thế năng do trọng lực + động năng) của một khối vi phân chất lỏng dm

1.3. Lực nội ma sát. Công thức Poiseuille


Trong thực tế luôn có ma sát khi chất lỏng chuyển động, và lực ma sát đáng kể nhất lại không
phải là lực ma sát giữa chất lỏng với thành ống mà là lực nội ma sát giữa chất lỏng với chất
lỏng. Lực này phụ thuộc vào đặc điểm dòng chảy, cấu trúc hình học của ống và độ nhớt chất
lỏng. Chất lỏng khi chuyển động thành lớp sẽ xuất hiện lực nội ma sát giữa các lớp chất lỏng.
Độ nhớt chất lỏng là đại lượng đặc trưng của mỗi loại chất lỏng, ảnh hưởng đến độ lớn của lực
nội ma sát giữa các lớp

Độ nhớt chất lỏng. Công thức Poiseuille

S dv
v + dv
v
F  . S .
A
dx
dx
B

R L
dv
F  S
dx

8 L dV P  R 4 P
Q  
4
- Sức cản thủy động
dt 8 L 8L
 R của ống đối với chất
lỏng độ nhớt   R4

2. Đặc điểm của sự vận chuyển máu trong hệ tuần hoàn


2.1. Tính chất dòng chảy liên tục và theo một hướng.
Máu chảy liên tục trong các động mạch theo hướng nhất định là nhờ
• Tim: co bóp tạo áp lực đẩy máu từ tim vào động mạch chủ và tiếp đến hệ động mạch lớn
nhỏ
• Hệ thống van: giữa các buồng tim và trong lòng các đoạn mạch, các van chỉ cho phép
máu đi theo một chiều nhất định
• Tính đàn hồi của thành động mạch: chức năng làm cho dòng máu chảy liên tục không
đứt quãng ngay cả khi không có áp lực bơm máu của tim (kì tâm trương)
Tính đàn hồi của thành động mạch. Nhịp đập của động mạch
Thời kì tâm thu, tim co tạo áp suất, máu được đẩy vào mạch. Nghĩa là máu được cấp năng
lượng do đó máu có áp suất thuỷ tĩnh. Thành động mạch có khả năng đàn hồi tức là co giãn
được. Khi máu bị đẩy đến một đoạn nào đó của mạch, áp suất thuỷ tĩnh của máu làm thành
mạch giãn ra nghĩa là một phần năng lượng của máu biến thành thế năng đàn hồi của thành
mạch. Mạch bị giãn càng rộng thì thế năng dự trữ càng lớn. Ở thời kỳ tim không co bóp (tâm
trương) áp suất thuỷ tĩnh của máu giảm xuống, nhưng không hạ thấp xuống giá trị 0 vì lập tức
2
Tính đàn hồi của thành mạch.
đoạn mạch bị giãn sẽ co lại  thế năng đàn hồi của thành mạch sẽ giải phóng ra cung cấp áp
Nhịp
suất thủy tĩnh đập của
bổ sung động
cho máu  ápmạch
suất thủy tĩnh của máu vẫn còn máu di chuyển tiếp về
phía trước. Kết quả là tuy tim có lúc giãn (tâm trương) không cấp năng lượng cho máu nhưng
máu vẫn chảy liên tục. Tất nhiên ở kì tâm trương áp suất thuỷ tĩnh của máu trong động mạch
vẫn thấp hơn ở thời kì tâm thu

I II I II

Máu chảy liên tục trong các tĩnh mạch theo hướng về tim là nhờ
• Các van chỉ cho máu đi về hướng tim
• Các cơ trơn trên thành mạch: làm co giãn lòng mạch, góp phần vào việc bơm máu ở tĩnh
mạch
• Sức ép của các cơ xương lên tĩnh mạch, các chuyển động hô hấp, áp suất âm của tâm
nhĩ kì tâm trương có tác dụng hút máu về tim
2.2. Áp suất máu trên các đoạn mạch

Biến thiên áp suất máu trên hệ mạch


nhỏ
Động mạch

Tĩnh mạch
nhỏ và lớn

Nhĩ phải
Động mạch

Mao mạch
Thất trái

Sự giảm áp suất trên hệ mạch


• Áp suất máu ở động mạch chủ khoảng 115 130 mmHg rồi giảm dần theo chiều dài của
hệ mạch.
• Đến đầu các động mạch nhỏ áp suất máu là 70  80 mmHg
• Đầu các mao mạch chỉ còn 20  40 mmHg. Cuối các mao mạch khoảng 8  15 mmHg,
• Ở tĩnh mạch chủ đổ vào tim, áp suất máu có giá trị âm so với áp suất khí quyển.

3
• Áp suất giảm dần là do: máu chuyển động trong lòng mạch bị mất mát năng lượng để
thắng lực nội ma sát (công thức Poiseuille). Sức cản của đoạn mạch càng lớn, sau khi đi
qua đoạn mạch áp suất máu giảm càng nhiều.
• Sức cản hệ mạch phụ thuộc các yếu tố hình học của hệ mạch và độ nhớt của máu
• Độ giảm áp suất máu lớn nhất tương ứng loại mạch máu đóng góp nhiều nhất vào sức
cản mach ngoại vi, trên hình chính là đoạn các động mạch nhỏ và mao mạch, lí do: bán
kính lòng mạch rất nhỏ, sức cản tăng mạnh theo công thức Poiseuile
• Cách hiệu quả nhất để cơ thể tăng lưu lượng máu đến một cơ quan nào đó là giãn mạch
để giảm sức cản hệ mạch qua cơ quan đó

2.3. ÁP HUYẾT và ĐO ÁP HUYẾT


Khi áp suất trong túi khí đủ lớn, áp suất thủy tĩnh lớn nhất của máu Pmax < Ptúi , áp lực
hướng từ ngoài ép lên động mạch bít chặ động mạch làm máu không thể chảy qua, ta
không nghe thấy dòng chảy và mạch đập bằng ống nghe. Lưu ý rằng, chỉ số áp suất trên
khí áp kế thực chất là hiệu áp suất khí trong túi khí trừ đi áp suất khí quyển.
• Mở van túi khí, rất từ từ xả bớt khí trong túi ra, vẫn liên tục nghe tiếng động mạch. Áp
suất trong túi khí giảm dần đến một giá trị mà áp huyết tâm thu Pmax vừa đủ thắng được
áp suất trong túi khí (Ptúi < Pmax), lòng mạch đang bị bít kín được hé ra, dòng máu được
khôi phục và mang tính chất mạnh, xoáy do khe hẹp. Âm thanh đầu tiên của dòng chảy
trong động mạch nghe thấy bằng ống nghe. Giá trị áp suất khí trong túi (số đo trên khí áp
kế) ghi lại vào thời điểm đó là áp huyết tâm thu (Pmax).
• Tiếp tụ từ từ xả khí, (Pmin< Ptúi < Pmax) vì áp huyết tâm trương (Pmin) vẫn nhỏ hơn áp suất
trong túi khí nên mạch lúc đóng lúc mở, máu vẫn chảy nhưng ngắt quãng và xoáy, tiếng
dòng chảy ngắt quãng vẫn nghe được.
• Phải đến thời điểm khi mà áp huyết kì tâm trương Pmin vừa đủ lớn hơn áp suất túi khí Ptúi
< Pmin thì lòng mạch luôn mở rộng, dòng chảy liên tục và mang tính chất chảy thành lớp,
không còn nghe được tiếng dòng chảy. Áp suất khí trong túi ghi nhận được vào thời
điểm đó là áp huyết tâm trương Pmin.

4
2.4. Xơ vữa động mạch là bệnh phổ biến ngày nay. Xơ vữa động mạch gây ra hậu quả
gì?

Thiết diện lòng mạch tại vị trí có mảng xơ vữa giảm 


1)vận tốc máu tăng tại đoạn động mạch xơ vữa theo phương trình liên tục;
2)sức cản của đoạn mạch bị xơ vữa tăng mạnh (theo công thức Poiseuile) .

+ Từ (1), theo định luật Bernoulli  áp suất thuỷ tĩnh của máu tại chỗ xơ vữa giảm  mạch
máu vốn đã bị hẹp nay lại bị lực đàn hồi của thành mạch ép nhỏ lại hơn nữa sức cản càng lớn
và càng dễ tắc mạch và đông máu.
+ Từ (2) lưu lượng máu nuôi dưỡng các mô giảm,
+ Từ (2)  máu chảy qua đoạn mạch có sức cản lớn thì mất mát nhiều năng lượng áp suất
máu sau đoạn động mạch xơ vữa giảm nhiều
Kết quả: về mọi mặt, các mô, cơ quan được nuôi dưỡng kém  suy thoái cơ quan đủ loại
bệnh
Nói chung phần lớn mọi loại bệnh đến từ tình trạng các mạch máu bị tắc hẹp, xơ vữa

5
R2 tăng mạnh

R1 R2 R3

2.5. Vận tốc máu trên các đoạn mạch


• Tổng tiết diện của các mao mạch bằng 200  400 lần tổng tiết diện của các động mạch
nhỏ.
• Từ định luật S.v = const  vận tốc máu nhỏ nhất ở mao mạch (xem hình vẽ),
• Tốc độ chảy của máu ở động mạch chủ là 40 - 50 cm/ s. Lúc xuống mao mạch, tốc độ
chỉ còn là 1 mm/ s

You might also like