You are on page 1of 7

KỸ THUẬT THỞ OXY TRONG XỬ TRÍ SUY HÔ HẤP

MỤC TIÊU HỌC TẬP

1. Nhận biết được các thiết bị phân phối oxy phổ biến
2. Thực hiện được kỹ thuật thở oxy trong xử trí suy hô hấp
3. Sử dụng được bảng kiểm để tự lượng giá và lượng giá theo nhóm

1. ĐẠI CƯƠNG
- Suy hô hấp là tình trạng giảm nồng độ oxy và/hoặc tăng nồng độ khí carbonic trong máu gây ra bởi
các rối loạn chức năng thông khí, chức năng trao đổi khí của phổi
- Suy hô hấp được phân thành ba nhóm:
+ Suy hô hấp giảm oxy máu đơn thuần: PaO2 < 60mmHg khi thở khí phòng, PaCO2 bình thường.
Thở oxy là biện pháp quan trọng nhất.
+ Suy hô hấp tăng CO2 máu đơn thuần: PaCO2 > 45mmHg, PaO2 bình thường. Hỗ trợ thông khí
nhân tạo là biện pháp quan trọng nhất.
+ Suy hô hấp hỗn hợp: khi có kèm theo cả giảm PaO2 và tăng PaCO2. Cần hỗ trợ thông khí nhân tạo
và cung cấp oxy.
1.1. Nguyên tắc sử dụng oxy
- Đúng liều lượng
- Đảm bảo vô trùng
- Phòng tránh khô đường hô hấp: sử dụng hệ thống làm ẩm
- Phòng tránh cháy nổ
1.2. Chỉ định
- Suy hô hấp giảm oxy máu: PaO2 < 60mmHg hoặc SaO2 < 90%.
1.3. Mục tiêu của liệu pháp oxy
- Mục tiêu bão hoà oxy máu cần đạt được từ 94 – 98% đối với nhóm bệnh nhân không có nguy cơ
suy hô hấp tăng CO2 máu.
- Mục tiêu bão hoà oxy máu cần đạt là 88- 92% đối với nhóm bệnh nhân suy hô hấp có tăng CO2
máu và có nguy cơ tăng CO2 máu (Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, biến dạng lồng ngực, béo phì, giãn
phế quản có kèm tắc nghẽn đường thở cố định, bệnh lý thần kinh cơ…)
1.4. Nguy cơ - tai biến thở oxy
- Ngộ độc oxy: Liên quan nồng độ, thời gian thở oxy
- Giảm thông khí do oxy: Bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
- Xẹp phổi: khi thở oxy ở nồng độ cao (thường > 60%), khí nitơ trong phế nang sẽ bị đuổi ra hết và
có thể gây xẹp phế nang (xẹp phổi).
- Bệnh lý võng mạc ở trẻ sơ sinh non tháng
- Bội nhiễm vi khuẩn (từ dụng cụ làm ẩm/khí dung)
2. CÁC THIẾT BỊ PHÂN PHỐI OXY
2.1. Các thiết bị phân phối oxy dòng thấp
2.1.1. Canuyn mũi (kính mũi/xông oxy)
- Dòng oxy: 1 - 6 lít/phút
- Ước tính FiO2 = 21%+4% (cho mỗi lít O2)
- Ưu điểm: dễ kiếm, dễ sử dụng, bệnh nhân dễ chấp nhận,
không có cảm giác ngột ngạt, không gây cản trở ăn uống
và giao tiếp, không bị ảnh hưởng bởi chuyển động của
Hình 2.1 Canuyn mũi
khuôn mặt, không có nguy cơ hít lại khí CO2
- Nhược điểm: FiO2 thay đổi, dễ khô niêm mạc,
không có hiệu quả nếu mũi bị tắc, nghẹt
- Chỉ định: Nhu cầu oxy mức độ thấp đến trung bình, suy hô hấp mức độ nhẹ, thở oxy dài hạn tại nhà
2.1.2. Mặt nạ đơn giản
- Dòng oxy: 5-10 lít/phút
- Ưu điểm: dễ kiếm, dễ sử dụng BN dễ chấp nhận, FiO2 cao hơn
canuyn mũi
- Nhược điểm: Nguy cơ sặc (nếu bệnh nhân nôn),
không đủ dòng (< 4 lít/phút) làm tăng nguy cơ hít lại CO2
- Chỉ định: Nhu cầu oxy mức độ trung bình, suy hô hấp mức
độ từ nhẹ đến trung bình, cần tăng lượng oxy trong thời gian ngắn. Hình 2.2: Mặt nạ đơn giản
2.1.3. Mặt nạ hít lại 1 phần
- Dòng oxy: 7-10 lít/phút
- Có 1 túi giữ khí  Tăng FiO2 nếu dùng đúng
- Ưu điểm: Cung cấp oxy nồng độ vừa đến cao
- Nhược điểm: Nguy cơ sặc (nếu bệnh nhân nôn)
Không đủ dòng làm tăng nguy cơ hít lại CO2.
Mặt nạ không khít  thay đổi FiO2
Hình 2.3. Mặt nạ hít lại 1 phần
- Thở oxy qua mặt nạ hít lại 1 phần thường được áp dụng cho các người bệnh đã được dùng các
phương thức thở oxy khác thất bại.
2.1.4. Mặt nạ không hít lại
- Dòng oxy: > 7 lít/phút
- Có 1 túi giữ khí. Có van 1 chiều
- Ưu điểm: Cung cấp oxy nồng độ cao, chỉ định cho bệnh
nhân suy hô hấp nặng giảm oxy máu đơn thuần.
- Nhược điểm: Nguy cơ sặc (nếu bệnh nhân nôn)
Không đủ dòng làm tăng nguy cơ hít lại CO2.
Mặt nạ không khít dẫn tới thay đổi FiO2
2.2. Thiết bị phân phối oxy dòng cao: Mặt nạ Venturi
- Ưu điểm: Cung cấp FiO2 chính xác, chỉ định cho bệnh nhân cần nồng độ oxy chính xác (Bệnh phổi
tắc nghẽn mạn tính hoặc suy hô hấp có tăng CO2)
- Nhược điểm: bệnh nhân không thoải mái, dòng chảy vào hạn chế  FiO2 tăng

Hình 2.5. Mặt nạ venturi


2.3. Các thiết bị phân phối oxy khác
- Sử dụng ít phổ biến
- Ống chữ T (T tube) bệnh nhân được thở tự nhiên qua ống nội khí quản hay ống mở khí quản với
ống T.
- Mặt nạ mũi hay mũi miệng dùng cho CPAP hay BiPAP.
- Lều mặt (face tent) trùm cả mũi và miệng như mặt nạ mũi miệng nhưng thường có kích thước lớn
hơn.
- Chuông Hood (thường dùng trong nhi khoa).
- Lều oxy (croupette hay humidity tent) lều trùm toàn bộ nôi em bé, thường dùng trong nhi khoa.
- Lồng ấp (isolette) dùng ở các khoa sơ sinh, đảm bảo được độ ẩm và nhiệt độ
3. Các bước thực hiện
3.1. Chào hỏi
Trường hợp người bệnh tỉnh và hợp tác:
- Chào và hỏi tên người bệnh, giới thiệu tên bác sĩ
- Giải thích cho người bệnh về lợi ích, nguy cơ của việc thở oxy.
- Động viên người bệnh hợp tác thở
Nếu tình trạng người bệnh nặng các thông tin trên được trao đổi với người nhà người bệnh.
Nếu tình trạng người bệnh nặng mà không có người nhà đi cùng, bác sĩ khẩn trương cho người
bệnh thở oxy.
3.2. Đánh giá hô hấp
- Đánh giá hô hấp phát hiện mức độ suy hô hấp nặng:
+ Quan sát toàn trạng, đánh giá tri giác, da, niêm mạc, môi, móng tay, móng chân xem có tím
không? Quan sát tình trạng di động lồng ngực, co kéo cơ hô hấp phụ.
+ Khó thở ở thì thở ra hay thở vào?
+ Đo mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở
+ Nghe phổi
+ Tham khảo kết quả khí máu động mạch
Đánh giá mức độ suy hô hấp theo bảng sau:
Yếu tố Loại nặng Loại nguy kịch
Xanh tím ++ +++
Vã mồ hôi + +++
Khó thở ++ +++
Tăng huyết áp hoặc tụt 0 + (sắp tử vong)
huyết áp (Trụy mạch)
Rối loạn ý thức 0 + giãy giụa, lờ đờ +++
Hôn mê +++

3.3. Chuẩn bị người bệnh


- Tư thế người bệnh: Đặt người bệnh tư thế nằm ngửa đầu cao hoặc nửa nằm, nửa ngồi (30 – 45
độ) kiểu tư thế Fowler.
- Vệ sinh mũi, miệng nhẹ nhàng, hút đờm rãi nếu có, đảm bảo đường thở thông thoáng.
3.4. Chuẩn bị dụng cụ, phương tiện
Kiểm tra và sắp xếp dụng cụ đầy đủ, gọn gàng, phù hợp:
- Nguồn cung cấp oxy: oxy trung tâm, máy tạo oxy hoặc bình oxy.
- Các van nối giữa nguồn cung cấp oxy và đồng hồ đo áp lực oxy: mở van kiểm tra lượng oxy trong
bình, hệ thống dẫn khí có bị hở không?
- Đồng hồ lưu lượng: cho phép xác định thể tích oxy thoát ra mỗi phút (lưu lượng oxy).
- Bộ phận làm ẩm: Kiểm tra bình làm ẩm đủ nước và gắn bình làm ẩm vào hệ thống oxy.
- Dây nối
- Thiết bị phân phối oxy cho bệnh nhân: chọn thiết bị phù hợp.

Hình 3.1a: Nguồn oxy trung tâm


Hình 3.1b: Bình oxy Hình 3.1c: Máy tạo oxy

3.3. Lắp dụng cụ thở oxy


- Rửa tay
- Nối dụng cụ thở oxy, điều chỉnh dòng, đảm bảo dòng oxy phù hợp với các dụng cụ thở oxy.
- Lắp dụng cụ cho bệnh nhân, đảm bảo độ khít, Không để dụng cụ oxy tuột, sai tư thế, hở
- Điều chỉnh lưu lượng oxy theo chỉ định
3.4. Đánh giá đáp ứng với liệu pháp oxy
- Đánh giá lại độ bão hoà oxy máu sau tối thiểu 5 phút được thực hiện với tất cả các bệnh nhân sau khi bắt
đầu oxy liệu pháp hoặc đối với bệnh nhân đòi hỏi tăng hoặc giảm nồng độ oxy khí thở hoặc dừng oxy liệu
pháp.
- Khoảng thời gian đánh giá tiếp theo phụ thuộc vào tình trạng của bệnh nhân. Thông thường độ bão hoà
oxy được đánh giá lại sau 1 giờ thở oxy và tiếp sau là mỗi 4 giờ một lần.
- Tình trạng hô hấp có cải thiện không?
+ Bệnh nhân tỉnh táo
+ Nhịp thở bình thường
+ Móng tay, môi niêm mạc hồng
+ Khí máu động mạch, Sp02 cải thiện
- Phát hiện nếu thở oxy thất bại cần chuyển phương thức thông khí khác cho phù hợp
4. BẢNG KIỂM DẠY - HỌC KỸ THUẬT THỞ OXY TRONG XỬ TRÍ SUY HÔ HẤP
STT Các bước thực hiện Ý nghĩa của từng bước Tiêu chuẩn phải đạt
1 Chào hỏi người bệnh Tạo không khí giao tiếp cởi mở, Người bệnh đồng ý và hợp tác thở
thân thiện với người bệnh, giải oxy
thích động viên người bệnh thở
oxy
2 Đánh giá hô hấp Phát hiện mức độ nặng của suy hô Đánh giá đúng mức độ suy hô hấp
hấp
3 Đặt tư thế người bệnh Tư thế thuận lợi cho việc thở oxy Người bệnh ở tư thế Fowler
4 Làm sạch đường hô Đảm bảo thông thoáng Làm đúng kỹ thuật
hấp trên

5 Chuẩn bị dụng cụ, Đảm bảo thực hiện tốt nhất Dụng cụ đầy đủ, gọn gàng, phù hợp
phương tiện
6 Lắp dụng cụ thở oxy Đảm bảo thông khí Lắp đúng, không để dụng cụ oxy
tuột, sai tư thế, hở
7 Đánh giá đáp ứng với Đảm bảo thở oxy có hiệu quả, lựa Đánh giá đúng tình trạng người bệnh
liệu pháp oxy chọn phương pháp hỗ trợ hô hấp sau thở oxy
khác kịp thời khi bệnh nhân
không đáp ứng với liệu pháp oxy

4. BẢNG KIỂM LƯỢNG GIÁ KỸ THUẬT THỞ OXY TRONG CẤP CỨU SUY HÔ HẤP

Thang điểm
STT Các bước thực hiện
0 1 2 3
(Không làm) (Làm sai) (Làm đúng) (Làm thành thạo)
1 Chào hỏi người bệnh
2 Đánh giá hô hấp
3 Đặt tư thế người bệnh
4 Làm sạch đường hô hấp trên
5 Chuẩn bị dụng cụ, phương tiện
6 Lắp dụng cụ thở oxy
7 Đánh giá thở oxy có kết quả
Tổng điểm tối đa của bảng kiểm: 21
Quy định
Không làm = 0 điểm Làm được nhưng chưa thành thạo = 2 điểm
Làm sai, làm không đầy đủ = 1 điểm Làm tốt, thành thạo = 3 điểm
- Quy đổi sang điểm 10:
0- 2 điểm = 1 4 – 5 điểm = 3 8 – 10 điểm = 5 14- 15 điểm = 7 18 - 19 điểm = 9
2 - 3 điểm = 2 6 – 7 điểm = 4 11 – 13 điểm = 6 16 – 17 điểm = 8 20 – 21 điểm = 10
Điểm kỹ năng của sinh viên: /10
5. Tài liệu tham khảo
1. Carmen Moga, Dagmara Chojecki, The Institute of Health Economics, “Oxygen therapy
in acute care settings”, 2016.
2. O'Driscoll BR, Howard LS, et al, “BTS Guideline for oxygen use in adults in healthcare and
emergency settings”, BMJ Open Respir Res, 2017.

You might also like