You are on page 1of 29

Bài 2: VỆ SINH TAY, MẶC ÁO CHOÀNG ,

MANG GĂNG VÔ KHUẨN

MỤC TIÊU
Sau khi học xong sinh viên có khả năng:
1. Trình bày được mục đích và phương pháp vệ sinh tay thường quy, ngoại khoa.
2. Thực hiện được vệ sinh tay thường quy đúng quy trình kỹ thuật.
3. Thực hiện mặc áo choàng vô khuẩn và tự mang găng vô khuẩn đúng quy
trình kỹ thuật.

NỘI DUNG
1. KỸ THUẬT VỆ SINH TAY
1.1. Vệ sinh tay thường quy
1.1.1. Mục đích
- Làm sạch và loại bỏ vi khuẩn tạm trú trên bàn tay.
- Đảm bảo an toàn cho người bệnh và nhân viên y tế.
- Góp phần làm giảm tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện.
1.1.2. Chỉ định
- Trước khi mang găng.
- Trước và sau khi khám, chăm sóc mỗi người bệnh.
- Trước khi chuẩn bị dụng cụ, thuốc.
- Trước khi chế biến hoặc chia thức ăn.
- Trước khi di chuyển bàn tay từ vùng cơ thể nhiễm khuẩn sang vùng sạch trên
cùng một người bệnh.
- Sau khi tiếp xúc với máu, dịch của người bệnh.
- Sau khi tiếp xúc với đồ vật xung quanh người bệnh.
- Sau khi tháo găng.
1.1.3. Dụng cụ
- Lavabo hoặc thùng đựng có nắp và vòi khoá.
- Nước sạch.

1
- Xà phòng bánh, nước hoặc xà phòng có chất diệt khuẩn.
- Hộp để khăn lau tay hoặc giấy sạch dùng một lần.
- Thùng đựng khăn, giấy bẩn có nắp đậy.
1.1.4. Quy trình kỹ thuật vệ sinh tay thường quy

Hành động điều dưỡng Giải thích

- Đứng trước bồn vệ sinh tay - Thuận cho việc vệ sinh tay và đảm
bảo áo quần không chạm vào bồn
rửa.

- Tháo cất đồ trang sức, móng tay cắt ngắn - Để rửa sạch được tất cả các vị trí
trên tay và các kẽ ngón tay

- Mang khẩu trang - Ngăn ngừa nhiễm trùng, an toàn


cho NB

- Mở nước chảy không làm bắn nước ra - Đảm bảo môi trường làm việc an
ngoài toàn và kiểm soát nhiễm khuẩn.

- Làm ướt tay, lấy xà phòng hoặc dung - Làm ướt tay và dàn đều xà phòng 2
dịch vệ sinh tay vào lòng bàn tay. Chà 2 tay
lòng bàn tay vào nhau cho xà phòng (dung
dịch vệ sinh tay) dàn đều (5 lần)

- Chà lòng bàn tay này lên mu và các kẽ - Rửa sạch phần mu và kẽ ngoài các
ngoài của các ngón tay của bàn tay kia và ngón tay để giảm vi sinh vật đến
ngược lại (5lần) mức tối thiểu

- Chà 2 lòng bàn tay vào nhau và miết - Rửa sạch lòng tay và kẽ trong các
mạnh các kẽ trong ngón tay (5 lần) ngón tay để giảm vi sinh vật đến
mức tối thiểu

- Chà mặt ngoài các ngón tay của bàn tay - Rửa sạch mặt ngoài các ngón tay để
này vào lòng bàn tay kia và ngược lại giảm vi sinh vật đến mức tối thiểu
(5 lần)

- Dùng bàn này xoay ngón cái bàn tay kia - Rửa sạch ngón cái để giảm vi sinh
và ngược lại (5 lần) vật đến mức tối thiểu

2
- Xoay các đầu ngón tay này vào lòng bàn - Rửa sạch đầu các ngón tay để giảm
tay kia và ngược lại (5 lần) vi sinh vật đến mức tối thiểu

- Rửa sạch tay dưới vòi nước chảy đến cổ - Rửa sạch xà phòng trên tay
tay

- Lau khô tay bằng khăn hoặc giấy sạch - Lau khô tay

1.1.5. Lưu ý khi thực hiện kỹ thuật vệ sinh tay thường quy
- Thực hiện vệ sinh tay bằng nước và xà phòng khi tay nhìn thấy vấy bẩn bằng
mắt thường hoặc sau khi tiếp xúc với máu và dịch tiết.
- Thực hiện sát khuẩn tay bằng dung dịch chứa cồn khi tay không thấy bẩn bằng
mắt thường.
- Phải bảo đảm tay luôn khô hoàn toàn trước khi bắt đầu hoạt động CS NB
- Cắt móng tay ngắn và tháo bỏ hết đồ trang sức trước khi vệ sinh tay.
- Khi xả nước rửa bàn tay luôn luôn ở tư thế bàn tay ở vị trí cao nhất.
- Thời gian vệ sinh tay 30 giây đến 60 giây

Hình 1. Các bước vệ sinh tay thường quy

3
1.2. Vệ sinh tay ngoại khoa
1.2.1. Mục đích
Loại bỏ phổ vi khuẩn vãng lai và định cư có trên da bàn tay tới khuỷu tay nhằm
ngăn ngừa nguy cơ lan truyền các tác nhân nhiễm khuẩn từ tay nhân viên y tế tới vết
mổ NB trong quá trình phẫu thuật.
1.2.2. Chỉ định
NVYT trực tiếp tham gia phẫu thuật (phẫu thuật viên, phụ mổ, dụng cụ viên,
Bác sĩ gây mê v.v).
1.2.3. Chuẩn bị phương tiện
- Phương tiện phòng hộ cá nhân: quần, áo cộc tay dành riêng cho khu phẫu thuật,
mũ, khẩu trang giấy, dép dành riêng cho khu phẩu thuật hoặc ủng giấy sử dụng một
lần.
- Phương tiện vệ sinh tay phẫu thuật
- Bình cấp cồn vệ sinh tay bố trí tại cửa vào khu phẫu thuật, bên trong mỗi buồng
phẫu thuật, bồn vệ sinh tay bố trí bên trong khu phẫu thuật.
- Dung dịch vệ sinh tay chứa cồn ethanol 70% (và/hoặc kết hợp với isopropyl
và chlorhexidine 0,5%) có chất dưỡng da, đựng trong bình kín, có bơm định lượng,
có nhãn, còn hạn sử dụng. Dung dịch xà phòng trung tính đựng trong bình kín, có
bơm định lượng, có nhãn, còn hạn sử dụng.
- Bồn vệ sinh tay ngoại khoa: Vòi cấp nước có cần gạt tự động hoặc đạp chân;
trong bồn không có vết bẩn nhìn/sờ thấy được, quanh bồn không để phương tiện, đồ
vật khác. Có bình cấp hoá chất vệ sinh tay sạch, không bẩn và hoạt động tốt.
+Nước vệ sinh tay: Nước máy được lọc qua màng siêu lọc hoặc được khử khuẩn
bằng tia cực tím.
+Khăn lau tay: Khăn sợi bông hoặc khăn giấy sử dụng một lần. Nếu là khăn sợi
bông thì cần được giặt và hấp khử khuẩn sau mỗi lần sử dụng. Khăn được gấp theo
hình thức kết nối nhau để dễ dàng lấy khăn khi sử dụng, được đựng trong hộp cấp
khăn tại mỗi điểm vệ sinh tay.
+Bàn chải đánh tay ngoại khoa: Là loại sử dụng nhiều lần, được hấp khử khuẩn
sau mỗi lần sử dụng, lông bàn chải mềm, không gây chầy xước da khi đánh cọ tay.
1.2.4. Quy trình kỹ thuật vệ sinh tay ngoại khoa

4
*Phương pháp 1
Vệ sinh tay ngoại khoa bằng dung dịch xà phòng khử khuẩn (thường chứa 2-
4% chlorhexidine; hoặc 5-7% providone iodine; hoặc 1% triclosan)

Hành động điều dưỡng Giải thích

- Mặc áo cộc tay và quần dành riêng cho khu - Trang phục gọn gàng để lập
phẫu thuật, tháo bỏ trang sức trên tay, đội mũ, môi trường an toàn cho người
mang khẩu trang giấy, mang ủng giấy hoặc đi bệnh và kiểm soát nhiễm khuẩn
dép dành riêng cho khu phẫu thuật.

Bước 1: Vệ sinh tay thường quy bằng dung dịch - Giảm vi khuẩn vãng lai trên
xà phòng khử khuẩn, không dùng bàn chải, tay đến tới khuỷu tay, an toàn
trong vòng 1 phút. cho NB
- Làm ướt bàn tay tới khuỷu tay.
- Lấy dung dịch xà phòng khử khuẩn.
- Chà bàn tay như kỹ thuật vệ sinh tay thường
quy.
- Chà lên cẳng tay tới khuỷu tay.
- Xả sạch dung dịch xà phòng khử khuẩn trên
tay, bàn tay hướng lên trên.

Bước 2: Dùng bàn chải đánh kẽ móng tay trong - Rửa sạch các kẽ móng tay
1 phút bằng bàn chải
- Lấy dung dịch xà phòng khử khuẩn vào bàn
chải.
- Đánh kỹ các kẻ móng tay bằng bàn chải.
- Xả sạch xà phòng trên tay dưới vòi nước.

Bước 3: Lập lại bước 1: vệ sinh tay bằng dung - Đảm bảo an toàn cho NB
dịch xà phòng khử khuẩn chà lên cẳng tay đến
khuyủ tay.

Bước 4: Lập lại bước 1 nhưng chỉ vệ sinh tay - Loại bỏ các vi khuẩn định cư
bằng dung dịch xà phòng khử khuẩn chà lên đến và vãng lai có trên tay
cổ tay

5
Bước 5: Lau khô tay bằng khăn vô khuẩn - An toàn cho NB

*Phương pháp 2
Vệ sinh tay bằng xà phòng thường kết hợp với khử khuẩn tay bằng dung dịch vệ sinh
tay chứa cồn.

Hành động điều dưỡng Giải thích

- Mặc áo cộc tay và quần dành riêng cho khu - Trang phục gọn gàng để lập
phẫu thuật, tháo bỏ trang sức trên tay, đội mũ, môi trường an toàn cho người
mang khẩu trang giấy, mang ủng giấy hoặc đi bệnh và kiểm soát nhiễm khuẩn
dép dành riêng cho khu phẫu thuật.

- Bước 1: Vệ sinh tay bằng dung dịch xà phòng, - Vệ sinh tay thường quy để
không dùng bàn chải, 1 phút. giảm vi khuẩn vãng lai trên tay
- Làm ướt bàn tay tới khuỷu tay. đến tới khuỷu tay

- Lấy 3 - 4 ml dung dịch xà phòng trung tính.


- Chà bàn tay như kỹ thuật vệ sinh tay thường
quy.
- Chà lên cẳng tay tới khuỷu tay.
- Xả sạch xà phòng trên tay, bàn tay hướng lên
trên.

- Bước 2: Dùng bàn chải đánh kẽ móng tay trong - Rửa sạch các kẽ móng tay
1 phút bằng bàn chải
- Lấy 1 - 2 ml dung dịch xà phòng vào bàn chải.
- Đánh kỹ các kẻ móng tay bằng bàn chải.
- Xả sạch xà phòng trên tay dưới vòi nước.
- Lau khô toàn bộ bàn tay và cẳng tay bằng khăn
đã được khử khuẩn.

- Bước 3: Chà tay bằng dung dịch cồn vệ sinh - Sát khuẩn tay bằng dung dịch
tay trong 3 phút. cồn trong vòng 3 phút để loại

6
- Lấy 3-4 ml dung dịch cồn vào lòng bàn tay. bỏ các vi khuẩn định cư và vãng
- Chà bàn tay như kỹ thuật vệ sinh tay thường lai có trên tay
quy cho tới khi tay khô.
- Lấy 3-4 ml dung dịch cồn vào lòng bàn tay,
dàn đều cồn lên 2 cẳng tay, từ cổ tay tới khuỷu - Đảm bảo an toàn cho NB
tay.
- Chà cẳng tay tới khuỷu tay cho tới khi tay khô.
- Lấy tiếp 3-4 ml cồn, chà bàn tay như kỹ thuật
vệ sinh tay thường quy cho tới khi
bàn tay khô.
- Nếu chà thời gian chà tay bằng cồn chưa đủ 3
phút thì lấy tiếp 3-4 ml cồn chà bàn tay cho tới
khi đủ 3 phút.

1.2.5. Những lưu ý khi tiến hành vệ sinh tay ngoại khoa
- Khi sử dụng phương pháp 1 cần lưu ý kiểm soát tái ô nhiễm bàn tay từ nước tráng
lại loại bỏ xà phòng trên tay và từ khăn lau khô tay. Không ngâm lại tay vào chậu
cồn.
- Khi sử dụng vệ sinh tay ngoại khoa bằng phương pháp 2 là không rửa lại tay đã chà
3 phút bằng cồn. Phương pháp này chủ yếu áp dụng ở những nơi nguồn bước cho vệ
sinh tay không đảm bảo vô khuẩn.
- Chỉ sử dụng bàn chải để đánh kẽ ngón tay. Đảm bảo chàn bàn tay tới khuỷu tay với
hóa chất khử khuẩn trong thời gian tối thiểu 3 phút.
2. MẶC ÁO CHOÀNG VÔ KHUẨN
Là bước tiếp theo sau khi đã vệ sinh tay ngoại khoa.
2.1. Mục đích
Ngăn ngừa vi khuẩn từ nhân viên lây vào vùng thủ thuật, phẫu thuật và ngược
lại.
2.2. Chuẩn bị dụng cụ
- Áo choàng vô khuẩn được gấp đúng quy cách: mặt ngoài vào trong, mặt trong
ra ngoài, đựng trong hộp vô khuẩn đã được hấp.
- Kẹp kocher có mấu vô khuẩn.

7
2.3. Quy trình kỹ thuật mặc áo choàng vô khuẩn (Hình 1,2,3,4)

Hành động điều dưỡng Giải thích

- Người phụ mở hộp áo đã hấp - Đảm bảo nguyên tắc vô khuẩn

- Kẹp kocher vô khuẩn lấy áo từ trong - Đảm bảo vô khuẩn khi đưa áo cho
hộp đưa cho người làm thủ thuật. người làm thủ thuật

- Người làm thủ thuật đón lấy áo - Đảm bảo vô khuẩn và kiểm soát
choàng bằng cách cầm lấy bờ vai phía nhiễm khuẩn: người làm thủ thuật cầm
trong (mặt trái) của áo buông nhẹ xuống mặt trong áo và áo choàng không chạm
những vật xung quanh

- Hai tay luồn vào 2 tay áo và đưa thẳng - Vô khuẩn và KSNK: tay thủ thuật
ra phía trước. không chạm vào mặt ngoài của áo và
áo choàng không chạm những vật xung
quanh

- Người phụ đứng sau (cách người làm - Đảm bảo vô khuẩn và kiểm soát
thủ thuật 0.5m) luồn tay vào mặt trong nhiễm khuẩn: người phụ không chạm
của áo kéo dây cổ áo lên và buộc lại. vào mặt ngoài của áo

- Người làm thủ thuật cầm 2 đầu dây - Đảm bảo vô khuẩn và kiểm soát
khẩu trang (khẩu trang liền áo) lên nhiễm khuẩn: người phụ không chạm
ngang tai và ra ngang (hai tay người vào mặt ngoài của áo
làm thủ thuật đưa ngang bả vai, không
đưa tay ra quá phía sau lưng hoặc tay
còn ở phía trước người). Người phụ đón
lấy đoạn dây phía trong vòn lên phía
trên tai người làm thủ thuật và buộc lại
ở phía sau đầu.

- Người làm thủ thuật cầm lấy hai đầu - Đảm bảo nguyên tắc vô khuẩn và
dây lưng áo và đưa ra ngang. Người phụ kiểm soát nhiễm khuẩn
đón lấy đoạn dây phía trong, vòng qua
người người làm thủ thuật và buộc lại ở
phía sau lưng.

8
1 2 3 4

Hình 1. Mặc áo Hình 2. Buộc dây Hình 3. Buộc Hình 4. Hoàn


áo dây áo thiện mặc áo
và mang găng

Hình 5. A, B,C. Cởi bỏ áo

3. MANG GĂNG VÔ KHUẨN VÀ THÁO GĂNG BẨN


3.1. Mục đích
Mang găng vô khuẩn để tránh đưa vi khuẩn vào cơ thể người bệnh hoặc ngược
lại thông qua đôi bàn tay của thầy thuốc khi phẩu thuật hoặc khi làm các thủ thuật.
3.2. Chuẩn bị dụng cụ
- Hộp găng vô khuẩn
- Kẹp kellly vô khuẩn

9
3.3. Kỹ thuật tiến hành mang găng vô khuẩn
Có hai cách mang găng vô khuẩn: Có người phụ hoặc thầy thuốc tự đi găng.
Cách 1: Có người phụ giúp khi mang găng
- Người phụ sau khi vệ sinh tay, đi găng vô khuẩn, lấy găng.
- Cầm mặt ngoài của găng.
- Dùng hai tay mở rộng cổ găng.
- Thầy thuốc đưa nhẹ nhàng tay vào găng.
- Sau khi đã mang được hai găng thì tự chỉnh găng.
Cách 2: Thầy thuốc tự đi gang

Hành động điều dưỡng Giải thích

- Chọn cỡ găng tay thích hợp - Thuận tiện cho thao tác kỹ thuật

- Cắt móng tay, tháo trang sức, đồng hồ - Rửa sạch tất cả các vị trí trên tay

- Vệ sinh tay thủ thuật - Hạn chế sự lây nhiễm

- Mở bao để lộ găng, không phạm vào - Đảm bảo vô khuẩn: không để tay và
vùng vô khuẩn các vật xung quanh chạm vào mặt
ngoài của găng tay

- Tay chưa mang găng cầm mặt trong - Đảm bảo vô khuẩn: không để tay
của găng ở nếp gấp cổ tay, mang tay chạm vào mặt ngoài của găng
còn lại

- 4 ngón của bàn tay đang mang găng - Đảm bảo vô khuẩn: tay đã mang găng
đặt vào nếp gấp mặt ngoài cổ găng, không chạm vào mặt trong của găng
ngón cái dang ra

- Mang găng tay còn lại an toàn - Đảm bảo an toàn

- Sửa lại những ngón tay đeo găng ngay - Thuận tiện cho quá trình thao tác
ngắn

- 2 tay đã mang găng để phía trước mặt - Đảm bảo an toàn: không chạm tay đã
trong tầm mắt, trên thắt lưng mang găng vô khuẩn vào các vật xung
quanh

10
3.4. Kỹ thuật tháo găng bẩn
- Tay đang mang găng nắm vào mặt ngoài của găng ở cổ tay găng, kéo găng lật
mặt trong ra ngoài và tháo ra
- Găng được tháo ra được cầm ở tay đang mang găng
- Tay đã tháo găng luồn vào mặt trong của găng ở phần cổ tay, kéo găng lật mặt
trong ra ngoài sao cho găng này trùm vào găng kia
- Cho găng bẩn vào túi chất thải lây nhiễm
- Vệ sinh tay thường quy ngay sau khi tháo găng
3.5. Những điểm cần lưu ý khi mang găng và tháo găng
3.5.1. Mang găng tay vô khuẩn
- Tay chưa mang găng chạm vào mặt trong của găng.
- Tay mang găng rồi chạm vào mặt ngoài của găng.
- Tay đã mang găng luôn để trước mặt, trong tầm mắt và cao hơn thắt lưng.
3.5.2. Tháo găng tay vô khuẩn
- Tay đang mang găng chạm vào mặt ngoài của găng ở cổ tay găng.
- Tay đã tháo găng rồi chạm vào mặt trong của găng ở cổ tay găng.
- Luôn chú ý giữ cho tay không chạm vào vùng bẩn của găng.
- Phải vệ sinh tay thường quy lại sau khi tháo găng.
3.5.3.Cách mở bao găng tay vô khuẩn

Hình 6. Kỹ thuật mang găng tay kín

11
Hình 7. Mở gói găng tay vô khuẩn Hình 8. Mang găng trái vô khuẩn

Hình 9. Mang găng tay phải vô Hình 10. Sau mang găng tay vô
khuẩn khuẩn

12
THÔNG TIỂU

MỤC TIÊU
Sau khi học xong sinh viên có khả năng:
1. Trình bày được mục đích của đặt ống thông tiểu; giao tiếp và giải thích hiệu
quả với người bệnh và gia đình khi đặt ống thông tiểu.
2. Thực hiện được kỹ năng đặt ống thông tiểu trên người bệnh.
3. Phân tích được các yếu tố gây ảnh hưởng đến quá trình đặt ống thông niệu đạo.
4. Thể hiện được sự chu đáo, tôn trọng người bệnh khi chăm sóc.

A. THÔNG TIỂU THƯỜNG


NỘI DUNG
1. ĐẠI CƯƠNG
Thông tiểu thường là kỹ thuật đưa ống thông vào bàng quang để dẫn nước tiểu
ra ngoài, sau đó ống thông được lấy ra ngay gọi là kỹ thuật CIC – clean
inetermittent catheterization được phát triển bởi Tiến sĩ Jack Lapides trong đầu
những năm 1970. Nguyên tắc vệ sinh phải được đặc biệt tuân theo vì nguy cơ nhiễm
trùng đường tiết niệu rất cao đối với bất kỳ loại thông tiểu nào.
Trong kỹ thuật CIC ống thông được làm bằng cao su màu đỏ, hoặc làm bằng
nhựa (ống nelaton), ống đảm bảo vô khuẩn tuyệt đối đề phòng nhiễm trùng ngược
dòng và biến chứng.
Người điều dưỡng cần nhận định người bệnh trước khi đặt ống thông tiểu về
tuổi, giới tính, bệnh lý liên quan đến đường tiết niệu, lý do tại sao đặt thông tiểu?
Khả năng bài tiết nước tiểu: tự chủ hay không tự chủ, tiểu khó v.v... Người điều
dưỡng phải biết những bất thường để báo cáo Bác sĩ.

Hình 1. Giải phẫu


2. MỤC ĐÍCH

13
Đặt ống thông qua niệu đạo vào bàng quang để dẫn nước tiểu ra ngoài nhằm
mục đích làm xét nghiệm nước tiểu và điều trị một số bệnh lý về đường tiết niệu.
3. CHỈ ĐỊNH VÀ CHỐNG CHỈ ĐỊNH
3.1. Chỉ định
 - Bí tiểu do u xơ tiền liệt tuyến
 - Trước khi mổ
 - Trước khi sinh
 - Lấy nước tiểu để xét nghiệm tìm vi khuẩn
3.2. Chống chỉ định
 - Nhiễm khuẩn niệu đạo.
 - Dập rách niệu đạo.
 - Chấn thương tuyến tiền liệt.
4. QUY TRÌNH KỸ THUẬT

Hành động điều dưỡng Giải thích

- Xem hồ sơ, kiểm tra đối chiếu y lệnh, quan sát bộ - Ra quyết định thông tiểu
phận sinh dục của người bệnh.
4.1. Chuẩn bị dụng cụ
Dụng cụ vô khuẩn
- Mang khẩu trang, rửa tay - Đúng quy định KSNK

- Soạn gói dụng cụ thông tiểu thường vô khuẩn - Kiểm tra dụng cụ ở nhãn
gồm: dán trên gói dụng cụ
khay chữ nhật, bồn hạt đậu, khăn lỗ, kềm kelly, 01
ly con, bông và gạc
- Soạn các dụng cụ vô khuẩn bên ngoài gói VK
gồm:
+ 01 ống thông Nelaton vô khuẩn (người lớn từ số
14-18 Fr; trẻ em từ số 8-12 Fr); 1F = 0.33 mm, 3F
= 1 mm
+ 01 đôi găng tay vô khuẩn
+ Nước muối, dầu nhờn và Povidin 10% Hình 2. Ống Nelaton

14
Dụng cụ khác: 
- 01 đôi găng tay sạch, tấm nilon, tấm vải đắp - Sắp xếp dụng cụ thứ tự,
- Khay quả đậu gọn gàng, thuận tiện
- Ống đựng nước tiểu VK làm xét nghiệm (nếu cần) - Dụng cụ vô khuẩn đặt
- Cồn 70 độ sát khuẩn tay nhanh bên trái, dụng cụ sạch đặt
- Thùng đựng chất thải y tế - xô presept bên phải của xe đẩy
- Bình phong
4.2. Chuẩn bị người bệnh

- Giải thích - động viên NB hoặc người nhà NB - Người bệnh hiểu và hợp
tác tốt

- Che bình phong, trải nilon dưới mông NB - Tạo kín đáo cho NB

- Đắp drap, tháo quần, phủ drap lên hai đùi NB - Thuận tiện cho việc đặt
(Nam: nằm ngửa thẳng 2 chân hơi dạng ; Nữ: nằm khay dụng cụ thông tiểu
tư thế khám sản)
- Đặt bồn hạt đậu bên cạnh NB - Bỏ bông bẩn sau khi rửa
lỗ tiểu

4.3. Kỹ thuật tiến hành

- Đặt khay dụng cụ phía dưới một bên chân người - Lưu ý NB không đụng
bệnh (Nam); đặt khay dụng cụ giữa 2 chân (Nữ) chân vào khay dụng cụ

- Sát khuẩn tay - Làm sạch tay

- Mở gói vô khuẩn: sắp xếp dụng cụ trong khay gọn - Sắp xếp dụng cụ đảm
gàng, đổ dịch rửa lỗ tiểu, gắp ống Nelaton vào bảo vô khuẩn và an toàn

- Mở vải đắp để lộ bộ phận sinh dục - Bộc lộ lỗ tiểu đúng KT


- Mang găng tay sạch - Mang găng tay đúng

- Rửa từ lỗ tiểu ra da bao quy đầu (NB Nam); rửa - Nam: rửa từ lỗ tiểu rộng
bộ phận sinh dục ngoài và lỗ tiểu (NB Nữ) ra
- Nữ: rửa từ trên - xuống,
ngoài vào trong, từ xa đến
gần

15
- Lấy bồn hạt đậu ra, để tầng dưới xe đẩy - Tạo môi trường thông
- Tháo găng tay bẩn tiểu sạch
- Mang găng tay vô khuẩn đúng KT - Tay chưa mang găng
không chạm vào mặt ngoài
của găng VK

- Trải khăn lỗ đúng KT - Tạo vùng cần thông tiểu


được vô khuẩn, an toàn

- Bôi dầu nhờn vào đầu ống thông 17-20 cm (NB - Đầu ống Nelaton trơn dễ
Nam), 5-7 cm (NB Nữ) thông

- Tay không thuận đặt bồn hạt đậu vô khuẩn để - Đặt giữa 2 chân gần lỗ
hứng nước tiểu tiểu

- Đặt ống thông tiểu: - Tay thuận luôn cầm ống


+ Nam: một tay cầm dương vật thẳng, tay kia đưa thông đưa vào niệu đạo
ống thông vào 10cm, hạ dương vật xuống đưa tiếp đúng kỹ thuật, đủ độ dài
vào 5-7cm cho đến khi nước tiểu chảy ra ống tùy giới, đảm bảo vô
+ Nữ: một tay vạch lộ lỗ tiểu, tay kia cầm ống khuẩn trong khi thông và
thông đưa vào lỗ tiểu 5 - 7cm đến khi có nước tiểu an toàn

- Nếu lấy nước tiểu xét nghiệm: lấy nước tiểu giữa - Nước tiểu được cho vào
bãi. Nếu giải quyết bí tiểu: giữ ống thông đến khi lọ VK hoặc tháo ra khi bí
hết nước tiểu tiểu an toàn

- Tay trái gập ống, tay phải rút ống ra bỏ vào thùng - Rút ống thông an toàn
rác y tế (hoặc bồn hạt đậu) đúng kỹ thuật.
- Lấy khăn lỗ ra, lau khô vùng sinh dục, tháo găng - Lấy khăn lỗ gọn, vệ sinh
tay bộ phạn sinh dục và cởi
găng đúng
- Giúp NB về tư thế thoải mái, mặc quần lại - NB cảm thấy hài lòng

- Thu dọn dụng cụ - Phân loại, xử lý chất thải


y tế an toàn

- Ghi kết quả vào phiếu theo dõi điều dưỡng - Ghi lại những việc đã
làm

- Gửi bệnh phẩm xét nghiệm (nếu có) - Gửi nước tiểu XN theo
yêu cầu

16
4.4. Thu dọn dụng cụ

- Xử lý các dụng cụ theo đúng quy trình khử khuẩn - Theo quy định KSNK
và tiệt khuẩn.

- Những dụng cụ khác trả về chỗ cũ - Phân loại dụng cụ sạch,


rửa và trả về nơi quy định

4.5. Ghi hồ sơ

- Ngày giờ thông tiểu - Ghi các diễn biến khi đặt
thông tiểu, số lượng nước
- Số lượng, màu sắc, tính chất nước tiểu tiểu và dấu hiệu bất
thường để can thiệp điều
- Phản ứng của người bệnh nếu có
dưỡng kịp thời.
- Tên người điều dưỡng thực hiện

5. NHỮNG ĐIỂM CẦN LƯU Ý


 - Thực hiện kỹ thuật vô khuẩn tuyệt đối trước, trong khi thông tiểu
- Tránh thông tiểu nhiều lần, không nên thông tiểu quá 2 lần trong 24 giờ: nếu
cần thì nên đặt thông tiểu liên tục, thông tiểu nhiều lần dễ bị tổn thương và nhiễm
trùng niệu đạo.
 - Phải vệ sinh bộ phận sinh dục trước khi đặt thông tiểu.
 - Không nên dùng sức để đẩy ống thông vào khi gặp trở ngại.
- Người bệnh bị bí tiểu nhiều, cầu bàng quang căng to, chú ý để nước tiểu
chảy ra từ từ, không nên lấy nước tiểu ra hết một lần, để tránh giảm áp lực đột ngột
gây chảy máu bàng quang.
- Nếu cần lấy nước tiểu tìm vi trùng thì nên lấy trực tiếp vào ống nghiệm vô
trùng và gửi đến khoa xét nghiệm kịp thời.

17
18
B. THÔNG TIỂU LIÊN TỤC
NỘI DUNG
1. ĐẠI CƯƠNG
Thông tiểu liên tục là lưu lại một ống rỗng và mềm dẻo. Ống này được đặt qua
niệu đạo (ống truyền từ bàng quang ra ngoài) và dẫn vào bàng quang. Ống thông
đường tiểu được giữ yên ở vị trí nhờ một bong bóng nhỏ được làm trương phồng lên
trong bàng quang và dây cột ống vào phần trên của đùi. Ống thông đường tiểu được
nối với một túi để chứa nước tiểu vô khuẩn.

Hình 3. Thông tiểu nữ Hình 4. Thông tiểu nam


2. MỤC ĐÍCH
- Dẫn nước tiểu ra ngoài liên tục
 - Tác dụng tạo sự nén ép lên thành niệu đạo để ngăn chặn sự chảy máu trong
trường hợp mổ tuyến tiền liệt hoặc niệu đạo
 - Giữ vết mổ bàng quang và bộ phận sinh dục không bị nhiễm trùng
 - Chẩn đoán bệnh hoặc theo dõi các bệnh về đường tiết niệu
 - Theo dõi tình trạng tuần hoàn của người bệnh: shock, phẫu thuật
 - Chuẩn bị trước phẫu thuật tổng quát vùng bụng, gây mê toàn thân
3. CHỈ ĐỊNH VÀ CHỐNG CHỈ ĐỊNH
3.1. Chỉ định
 - Giải phẫu cơ quan thuộc hệ tiết niệu: thận, bàng quang, niệu đạo, tuyến tiền
liệt.
 - Mổ tái tạo niệu đạo.
 - Giải phẫu vùng hội âm, âm đạo.
 - Trước và sau các cuộc mổ lớn.
 - Bí tiểu thường xuyên.
 - Tiểu không tự chủ (NB hôn mê, liệt cơ vòng bàng quang,...)

19
 - Theo dõi về khả năng bài tiết của thận trong những giờ nhất định: bệnh lý về
thận, choáng shock, tình trạng mất máu, nước quá nhiều.
3.2. Chống chỉ định
 - Nhiễm khuẩn niệu đạo.
 - Dập rách niệu đạo.
 - Chấn thương tuyến tiền liệt.

4. QUY TRÌNH KỸ THUẬT

Hành động của điều dưỡng Giải thích


- Xem hồ sơ, kiểm tra đối chiếu y lệnh, quan - Ra quyết định thông tiểu
sát bộ phận sinh dục của người bệnh.
4.1.Chuẩn bị dụng cụ
- Đúng quy định KSNK
 - Mang khẩu trang, rửa tay
 Dụng cụ vô khuẩn
- Kiểm tra dụng cụ ở nhãn dán trên
 - Gói dụng cụ thông tiểu liên tục vô khuẩn:
gói dụng cụ
+ Khay chữ nhật, khăn lỗ, kềm kelly, 02 ly
con, bông và gạc
- Soạn các dụng cụ vô khuẩn bên ngoài gói: - Ống Foley phù hợp đúng cỡ NB
+ 01 ống thông Foley vô khuẩn
+ 01 đôi găng tay vô khuẩn
+ Nước muối, dầu nhờn, Povidin 10%
+ Bọc dẫn lưu nước tiểu
Các loại ống thông kích thước khác nhau
- Foley người lớn (đầu thẳng) (16-18F)
- Dùng cho nam giới do tắc nghẽn tại vị
trí tiền liệt tuyến - ống thông đầu
 Coudé cong (18 F)
 - Người lớn có tiểu máu đại thể - thông
 Foley (20-24F) hoặc ống 3 nhánh có
 thể rửa BQ liên tục (20-30F)
 - Foley dùng cho trẻ em; để xác định kích Hình 6. Các loại ống thông
thước thông phù hợp, chia tuổi NB cho 2 sau
Thứ tự hình:
đó cộng thêm 8
1. Ống thông Coudé cong
 - Trẻ nhỏ hơn 6 tháng tuổi - sử dụng 2. Dây dẫn luồn vào ống thông

20
 Feeding tube (5F) Coudé đưa qua niệu đạo nam khi
bị nghẽn do phì đại tuyến tiền liệt
3. Ống Councill đường kính nhỏ
đưa
vào niệu đạo dò đường và luồn
ống thông có lổ, trượt theo vào
bàng quang
- Cỡ ống có ký hiệu
1F = 0.33 mm
3F = 1 mm
- Ống thông Malecot tự giữ 2 cánh,
4 cánh, để dẫn lưu mổ bàng quang


Hình 5. Các loại ống thông

Dụng cụ khác
- Sắp xếp dụng cụ thứ tự, gọn
 - 01 đôi găng tay sạch, tấm nilon, tấm vải
gàng, thuận tiện
đắp
- Dụng cụ vô khuẩn đặt bên trái,
 - Băng dính và kéo, khay quả đậu
dụng cụ sạch đặt bên phải của xe
 - Cồn 70 độ sát khuẩn tay nhanh
đẩy
- Thùng đựng chất thải y tế, xô Presept,
bình phong
4.2. Chuẩn bị người bệnh

- Giải thích - động viên NB hoặc người nhà - NB hiểu và hợp tác tốt

- Che bình phong, trải nilon dưới mông - Tạo kín đáo cho NB

- Đắp drap, tháo quần, phủ drap lên hai đùi - Thuận tiện cho việc đặt khay
NB (Nam: nằm ngửa thẳng 2 chân hơi dạng dụng cụ thông tiểu
; Nữ: nằm tư thế khám sản)
- Đặt bồn hạt đậu bên cạnh NB - Bỏ bông bẩn sau rửa lỗ tiểu

4.3. Kỹ thuật tiến hành


- Lưu ý NB không đụng chân vào
 - Đặt khay dụng cụ phía dưới một bên chân
khay dụng cụ
người bệnh (Nam); đặt khay dụng cụ giữa 2
chân (Nữ)
- Dự phòng nhiễm khuẩn
 - Sát khuẩn tay

21
- Sắp xếp dụng cụ đảm bảo vô
 - Mở gói vô khuẩn: sắp xếp dụng cụ trong
khay gọn gàng, đổ dịch rửa lỗ tiểu, gắp ống  khuẩn và an toàn
Foley, bơm tiêm, bọc dẫn lưu nước tiểu vào
khay VK
- Bộc lộ lỗ tiểu đúng
 - Mở vải đắp để lộ bộ phận sinh dục
- KT mang găng tay đúng
 - Mang găng tay sạch
- Nam: rửa từ lỗ tiểu rộng ra
 - Rửa từ lỗ tiểu ra da bao quy đầu (NB
- Nữ: rửa từ trên - xuống, ngoài
Nam); rửa bộ phận sinh dục ngoài và lỗ tiểu
vào trong, từ xa đến gần
(NB Nữ)

- Tạo môi trường thông tiểu an


 - Lấy bồn hạt đậu ra, để tầng dưới xe đẩy
toàn
 - Tháo găng tay bẩn
- Tay chưa mang găng không chạm
 - Mang găng tay vô khuẩn đúng kỹ thuật
vào mặt ngoài của găng VK
 (Tay thuận cầm ống thông phải giữ vô
khuẩn)
- Tạo vùng cần thông tiểu được vô
 - Trải khăn lỗ đúng KT
khuẩn, an toàn
- Bong bóng ống thông còn tốt
 - Dùng bơm tiêm hút hơi thử ống thông
Foley, rút hơi ra cho xẹp bóng chèn, hút nước
muối vào bơm tiêm để sẵn
- Van tháo nước tiểu đóng chặt
 - Khóa van xả nước tiểu, gắn đuôi ống thông
vào đầu dây bọc dẫn lưu
- Đầu ống Foley trơn dễ thông
 - Bôi dầu nhờn vào đầu ống thông 17-20 cm
(NB Nam), 5-7 cm (NB Nữ)
- Đặt ống thông vào niệu đạo đúng
 - Đặt ống thông tiểu: Nam: một tay cầm
kỹ thuật, đủ độ dài ống tùy giới,
dương vật thẳng, tay thuận đưa ống thông vào
đảm bảo vô khuẩn trong khi thông
10cm, hạ dương vật xuống đưa tiếp vào 5-
và an toàn
7cm cho đến khi nước tiểu chảy ra
- Tay cầm ống thông vô khuẩn
 - Nữ: một tay vạch lộ lỗ tiểu, tay thuận cầm
ống thông đưa vào lỗ tiểu 5-7cm đến khi có
nước tiểu
- Bơm lượng dịch vừa đủ giữ ống
 - Bơm nước muối vào nhánh phụ để cố định
thống: 5-10ml
- Lấy khăn lỗ gọn, giữ ống thông
 - Mở chỗ dán - tháo khăn lỗ ra đúng KT, lau

22
khô vùng sinh dục nằm đúng vị trí
- Treo bọc dẫn lưu thấp hơn bàng
 - Lấy bọc dẫn lưu ra, treo bọc dẫn lưu nước
quang ít nhất 60cm
tiểu xuống bên giường
- Gọn gàng, sạch
 - Lấy nilon ra, cởi găng tay bẩn
- Cố định đúng tư thế, giúp cho NB
 - Cố định ống thông (Nam: vị trí 11 hay 1
dễ cử động
giờ, Nữ: vị trí 3 hay 9 giờ)

Hình 7. Cố định ống thông foley nam giới


- NB cảm thấy hài lòng
 - Giúp NB về tư thế thoải mái, mặc quần lại
- Thay ống sau 5 ngày
 - Ghi ngày đặt ống thông ở đuôi ống
4.4.Thu dọn dụng cụ

 - Xử lý các dụng cụ theo đúng quy trình khử - Theo quy định KSNK
khuẩn và tiệt khuẩn.
- Phân loại dụng cụ sạch, rửa và trả
 - Những dụng cụ khác trả về chỗ cũ
về nơi quy định

4.5. Ghi hồ sơ

 - Ngày, giờ thông tiểu - Ghi các diễn biến khi đặt thông
tiểu, số lượng nước tiểu và dấu
 - Số lượng, màu sắc, tính chất nước tiểu hiệu bất thường để can thiệp CS
kịp thời.
- Phản ứng của người bệnh (nếu có)

 - Tên người điều dưỡng thực hiện


4.6. Kỹ thuật đặt thông tiểu liên tục khi
gặp khó khăn: 
Thông tiểu cho nam giới

23
- Dùng ống thông Coudé đưa nhẹ nhàng
vào niệu đạo, nếu không vào dùng dây dẫn
vô khuẩn mềm đưa vào niệu đạo, tiếp đó
luồn ống thông tiểu có lỗ ở đầu (ống - Đầu cong ống đưa lên hướng rốn
Council) theo dây dẫn trượt vào bàng quang. ở 12 giờ đẩy nhẹ vào niệu đạo

- Ống niệu quản 6F sẽ trượt trên


dây dẫn có đường kính 0.038 inch;
ống 5F thì ĐK dây dẫn là 0.035
inch

Hình 8. Ống thông tiểu nam


5. CÁCH RÚT ỐNG FOLEY
- Theo chỉ định điều trị hoặc thay ống khác (5 ngày thay 1 lần).
- Dùng bơm tiêm rút nước muối trong bong bóng xẹp hết
- Gập ống lại và từ từ rút ống thông ra, bỏ ống vào thùng rác thải y tế
- Rửa sạch bộ phận sinh dục bằng nước muối 0,9%
- Lau khô, cho người bệnh nằm thoải mái (nếu drap bẩn phải thay drap
giường)
- Trường hợp đặt ống lâu gây tắc van bong bóng hoặc tạo mảng cứng khó rút,
cần can thiệp như sau:
+ Cắt ngang gần ống thông cho nước chảy ra để rút, nếu không ra báo BS, có
thể chọc thủng bóng qua thành bụng hay qua phúc mạc.
+ Tiêm Ether qua đầu bóng (trong khi bàng quang đầy nước tiểu, để tránh
viêm bàng quang), chất Ether này có thể làm tan thành bóng
+ Dùng 1 ống nội soi nhỏ (loại trẻ em) soi dọc theo ống vào để quan sát, đôi
khi có thể do chỉ khâu qua ống của lần mổ mở trước, cần cắt chỉ này để rút ống
6. NHỮNG ĐIỂM CẦN LƯU Ý
- Thực hiện kỹ thuật vô khuẩn tuyệt đối trước, trong khi thông tiểu
 - Không nên dùng sức để đẩy ống thông khi gặp trở ngại (khi gặp khó khăn
hướng dẫn NB hít sâu, thở đều để niệu đạo không bị co thắt).
 - Trong khi thông tiểu, phải chắc chắn ống thông đã vào bàng quang có nước
tiểu chảy ra mới được bơm bong bóng cố định (NB nam) vì dễ gây chảy máu niệu
đạo.

24
 - Người bệnh bị bí tiểu nhiều, cầu bàng quang căng to, chú ý để nước tiểu chảy
ra từ từ, không nên lấy nước tiểu ra hết một lần, để tránh giảm áp lực đột ngột gây
chảy máu bàng quang.
 - Trong khi tiến hành, nếu có dấu hiệu bất thường (chảy máu,...) phải ngừng
ngay thủ thuật.
 - Trường hợp dẫn lưu nước tiểu phải chăm sóc bộ phận sinh dục hàng ngày
chống nhiễm khuẩn.
- Theo dõi quan sát hàng ngày:
 + Sự lưu thông của nước tiểu và vị trí của ống thông
+ Số lượng và tính chất của nước tiểu
+ Tình trạng da, niêm mạc bộ phận sinh dục và lỗ tiểu của người bệnh.
+ Để tránh hội chứng bàng quang bé khi thông tiểu liên tục nhiều ngày, giúp
bàng quang hoạt động thì kẹp ống lại 3 giờ mở 1 lần cho nước tiểu chảy ra.
+ Luôn giữ cho hệ thống dẫn lưu nước tiểu vô khuẩn, một chiều, treo bọc dẫn
lưu thăng bằng và thấp hơn bàng quang khoảng 60 cm.
+ Sau khi theo dõi số lượng, màu sắc nước tiểu, cần tháo nước tiểu, kéo van xả
dưới đáy bọc dẫn lưu cho nước tiểu chảy vào bô và xử lý vào bồn tiêu

Bài THỤT THÁO

MỤC TIÊU
Sau khi học xong sinh viên có khả năng:
1. Trình bày được mục đích và chỉ định thụt tháo.
2. Thực hiện được kỹ thuật thụt tháo đúng kỹ thuật, an toàn, hài lòng.

NỘI DUNG
1. ĐẠI CƯƠNG
Thụt tháo là cho 1 lượng nước vào khung đại tràng qua lỗ hậu môn và cố gắng
giữ nước lại trong đại tràng một khoảng thời gian để phân mềm và dễ dàng tống xuất

25
hết ra ngoài làm sạch phân ở khung đại tràng với mục đích:
- Giải quyết bón, tắc nghẽn phân
- Làm sạch ruột chuẩn bị trước phẫu thuật
- Làm sạch ruột để nhận dạng hình dáng niêm mạc ruột khi chụp Xquang
- Lượng dịch cho vào tối đa ở người lớn 500-1000ml và ở trẻ em 150-250ml
Thụt tháo là phương pháp cho nước qua trực tràng vào đại tràng nhằm làm mềm
những cục phân cứng và làm thành ruột mở rộng. Thành ruột được kích thích sẽ co
lại, đẩy phân và hơi ra ngoài trong trường hợp người bệnh không đại tiện được và để
làm sạch khung đại tràng.

Hình 1. Hình ảnh thụ tháo


2. MỤC ĐÍCH
- Làm sạch trực tràng để phục vụ cho việc điều trị và thăm khám.
3. TỪ VIẾT TẮT
- ĐD: Điều dưỡng.
- NB: Người bệnh.
4. NỘI DUNG
4.1. Chỉ định
 - Táo bón.
- Trước khi phẫu thuật
- Trước khi chụp phim đại tràng có chất cản quang (Baryt)
 - Trước khi cho thuốc hay thức ăn vào ruột.
 - Trước khi sinh.
 - Trước khi soi trực tràng, đại tràng.
4.2. Chống chỉ định
 - Bệnh thương hàn.
 - Viêm ruột.
 - Bán tắc ruột, tắc ruột hay xoắn ruột.

26
 - Tổn thương hậu môn, trực tràng.
4.3. Các bước tiến hành
4.3.1. Chuẩn bị dụng cụ

Hành động của điều dưỡng Giải thích

- Mang khẩu trang, rửa tay - Che miệng, mũi và rửa tay
sạch

Dụng cụ vô khuẩn:
- Vòi thụt (ống thông rectal) - Dụng cụ đầy đủ, thích hợp
- Bốc thụt có chia vạch. tình trạng NB.
- Hệ thống dây dẫn dài khoảng 1.2 – 1.5m, có
khóa (nếu không có khóa soạn thêm 1 kềm)
- Gạc miếng, dầu trơn
- Dịch thụt tháo:
+ Dung dịch NaCl đẳng trương
+ Nhiệt độ từ 37 - 40 độ C
+ Số lượng dịch thụt theo chỉ định và NB
Dụng cụ khác: - Sắp xếp dụng cụ thứ tự, gọn
- Khay chữ nhật, găng tay sạch. gàng, thuận tiện
- Tấm nilon, bồn hạt đậu, bô dẹt.
- Giấy vệ sinh, cọc treo bốc thụt.
- Bình phong, thùng đựng chất thải y tế, bô
- Xô presept ngâm dụng cụ

Hình 2. Dụng cụ thụt tháo


4.3.2. Chuẩn bị người bệnh
4.3.2.1 Nhận định người bệnh
 - Tình trạng bệnh: táo bón, bệnh lý về đường tiêu hoá dưới, khối u ổ bụng.

27
 - Tình trạng tri giác: tỉnh, hôn mê, phản xạ cơ vòng liệt hay không.
 - Cảm giác đau tức vùng bụng.
4.3.2.2. Chuẩn bị người bệnh
- Giải thích người bệnh hoặc người nhà NB biết việc mình làm để họ yên tâm.
- Tư thế người bệnh thích hợp. Nếu NB nặng cần có người trợ giúp.
- Dặn người bệnh cố gắng nhịn đi cầu sau khi thụt 10 phút.

4.3.3.3. Kỹ thuật tiến hành


Hành động của điều dưỡng Giải thích

- Báo cáo, giải thích người bệnh - Giúp NB an tâm, hợp tác.

- Che bình phong - Giữ cho NB được kín đáo.

-Trải tấm nilon dưới mông NB, phủ vải đắp - Giúp NB tiện nghi, kín đáo.

- Bộc lộ mông người bệnh - Thực hiện thuận tiện

- Cho NB nằm nghiêng trái (hoặc phải nếu có - Theo tư thế giải phẫu đảm bảo
chỉ định của bác sĩ) chân trên co, chân dưới cho NB an toàn, tiện nghi.
duỗi
- Lắp vòi thụt vào dây cao su - Dây dẫn phải có khóa và khớp
- Khóa hệ thống bốc thụt với đầu nối của dây cao su để
- Đổ dung dịch thụt tháo vào bốc thụt nước không bị rò rỉ ra ngoài.

- Khóa hệ thống bốc thụt

- Đổ dung dịch thụt tháo vào bốc thụt

- Treo bốc thụt cách mặt giường 45cm. - Bốc thụt không được treo quá
cao vị trí hậu môn NB 45cm vì
áp lực chảy mạnh quá sẽ kích
thích nhu động ruột.

- Đuổi khí và thử nhiệt độ nước thụt ở mu bàn - Tránh kích thích nhu động
tay ruột do khí lạnh vào trong lòng
ống, đảm bảo an toàn cho NB

- Mang găng tay sạch - Giảm nguy cơ lây nhiễm

- Bôi dầu trơn vào đầu vòi thụt khoảng 15- - Dễ đưa vào hậu môn – trực
17cm tràng

- Đưa vòi thụt vào hậu môn khoảng 2-3cm theo - Theo đúng tư thế giải phẫu,

28
hướng rốn, sau đó xoay nhẹ vòi thụt về hướng tránh làm tổn thương niêm mạc
sau lưng đưa vào thêm khoảng 12-15cm, trong hậu môn, trực tràng.
khi đưa vòi thụt vào hướng dẫn người bệnh há
miệng thở đều.


 Hình 3. Hướng dẫn đưa vòi thụt
- Mở khóa cho nước chảy từ từ. - Cho dịch vào trong trực tràng
với áp lực nhẹ.

- Theo dõi dịch ở bốc thụt, hỏi cảm giác của - Tránh kích thích nhu động
người bệnh, điều chỉnh tốc độ dịch chảy cho ruột.
phù hợp.
- Theo dõi, quan sát NB khi cho nước chảy - Năng lực theo dõi phát hiện
vào. các biến chứng
- Khi người bệnh đau bụng lúc nước đang chảy
vào thì khóa ống lại, xác định nguyên nhân và
xử trí thích hợp
- Cho nước chảy vào còn 10-15ml ở bốc thụt - Năng lực đảm bảo an toàn cho
thì khóa ống lại người bệnh
- Rút ống
- Dặn NB cố gắng nhịn đi cầu ít nhất trong 10 - Thời gian giữ nước càng lâu
phút. trong ruột sẽ làm phân mềm
- Cho người bệnh đi tiêu. hơn và dễ dàng tống xuất được
hết phân ra ngoài.

- Mặc quần cho người bệnh, giúp NB thoải - Giữ cho người bệnh kín đáo.
mái.
- Thu dọn dụng cụ, xử lý chất thải y tế - Tránh lây nhiễm chéo.

- Ghi chép hồ sơ, phiếu chăm sóc - Theo dõi và quản lý NB

29

You might also like