You are on page 1of 37

BỘ Y TẾ

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT Y – DƢỢC ĐÀ NẴNG

TÀI NGUYÊN CÂY THUỐC


& PHƢƠNG PHÁP
CHIẾT XUẤT DƢỢC LIỆU

CHỦ BIÊN: TS. NGUYỄN THANH QUANG

ĐÀ NẴNG, 201
BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT Y – DƢỢC ĐÀ NẴNG

TÀI NGUYÊN CÂY THUỐC


& PHƢƠNG PHÁP
CHIẾT XUẤT DƢỢC LIỆU

DÙNG CHO ĐÀO TẠO DƢỢC SỸ ĐẠI HỌC

TS. NGUYỄN THANH QUANG (CHỦ BIÊN)


THS. TRỊNH THỊ QUỲNH
THS. HUỲNH MINH ĐẠO

ĐÀ NẴNG, 201
LỜI NÓI ĐẦU

Giáo trình “Tài nguyên cây thuốc & phương pháp chiết xuất dược liệu” được biên
soạn để đào tạo ngành Dược trên cơ sở Chuẩn đầu ra của ngành học và Đề cương chi tiết của
học phần đã được Nhà trường ban hành.
Nội dung giáo trình gồm 2 phần:
Phần I: Tài ngu ên c thuốc: Các ộ phận cấu thành nên tài nguyên cây thuốc; đặc
điểm và giá trị của nguồn tài nguyên cây thuốc bao gồm da dạng sinh học và tri thức sử dụng;
tình trạng khai thác, tình hình phát triển tài nguyên cây thuốc. Các phương pháp ảo tồn tài
nguyên cây thuốc, bao gồm bảo tồn nguyên vị (in situ), chuyển vị (ex situ), và bảo tồn trên
đồng ruộng (onfarm)
Phần II: Chiết xuất dược liệu: Các phương pháp chiết xuất dược liệu ở qui mô phòng
thí nghiệm, trong công nghiệp, những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất quá trình chiết xuất.
Trong quá trình biên soạn không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong các bạn
đồng nghiệp và các sinh viên cho những nhận xét xây dựng.

BAN BIÊN SOẠN


MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU

MỤC LỤC

Chƣơng 1: ĐẠI CƢƠNG VỀ TÀI NGUYÊN CÂY THUỐC .................................. 1

1.1. Các khái niệm về tài nguyên cây thuốc .............................................................. 1

1.2. Giá trị của tài nguyên cây thuốc ......................................................................... 4

1.3. Tài nguyên cây thuốc trên thế giới và ở việt nam ............................................... 5

1.4. Bảo tồn và phát triển tài nguyên cây thuốc ....................................................... 12

Chƣơng 2: PHƢƠNG PHÁP CHIẾT XUẤT DƢỢC LIỆU .................................. 19

2.1. Ðại cương .......................................................................................................... 19

2.2. Các quá trình ả r trong chiết uất ................................................................ 19

2.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình chiết xuất .................................................. 22

2 4 K thuật tiến hành ............................................................................................. 25


Chƣơng 1: ĐẠI CƢƠNG VỀ TÀI NGUYÊN CÂY THUỐC

Mục tiêu học tập


Sau khi học xong phần này, người học cần phải:
1. Trình bày được khái niệm tài nguyên cây thuốc bao gồm hai bộ phận cấu thành
2. Phân tích được đặc điểm của tài nguyên cây thuốc dựa trên khái niệm tài nguyên
cây thuốc
3. Trình bày được giá trị của tài nguyên cây thuốc.
4. Trình bày được tài nguyên cây thuốc trên thế giới
5. Phân tích được điều kiện tự nhiên và xã hội dẫn đến sự phong phú về tài
nguyêncây thuốc ở Việt Nam
6. Trình bày được tài nguyên cây thuốc ở Việt Nam, bao gồm da dạng sinh học và
tri thức sử dụng; tình trạng khai thác, tình hình phát triển tài nguyên cây thuốc hiện nay ở
Việt Nam.
7. Trình bày được các lý do cần bảo tồn tài nguyên cây thuốc
8. Phân tích được các mối đe doạ đối với tài nguyên cây thuốc
9. Phân tích được sự tham gia trong công tác bảo tồn tài nguyên cây thuốc
10. Trình bày được các phương pháp bảo tồn tài nguyên cây thuốc, bao gồm bảo
tồn nguyên vị (in situ), chuyển vị (ex situ), và bảo tồn trên đồng ruộng (onfarm).

1.1. CÁC KHÁI NIỆM VỀ TÀI NGUYÊN CÂY THUỐC


1.1.1. Khái niệm tài nguyên cây thuốc
Sự hình thành: Trong các xã hội tối cổ (và thậm chí đến tận ngày nay), bệnh tật
được cho rằng là do sự trừng phạt của trời, hoặc do các thế lực siêu tự nhiên g r , do đó
các thầ l ng đã chữa bệnh bằng các lời cầu nguyện và nghi lễ, trong đó có sử dụng cây cỏ.
Cây cỏ làm thuốc được lựa chọn bởi màu sắc, mùi, hình dạng hay sự hiếm có của chúng.
Việc sử dụng cây cỏ làm thuốc là quá trình mò mẫm học tập trải qua nhiều thế hệ.
Các nghiên cứu khảo cổ cho thấ người Neanderthal cổ ở Iraq từ 60 000 năm trước
đã iết sử dụng một số cây cỏ mà ngày nay vẫn thấy sử dụng trong y học cổ truyền như Cỏ
thi, Cúc bạc, vv Người dân bản xứ Mehico từ nhiều nghìn năm trước đã iết sử dụng
Xương rồng Me ico mà ngà n được biết là chứa chất gây ảo giác, kháng sinh. Các tài
liệu cổ ư nhất về sử dụng cây thuốc đã được người Ai Cập cổ đại ghi chép trong khoảng
thời gi n 3 600 năm trước đ với 800 bài thuốc và trên 700 thuốc trong đó có Lô hội, Kỳ

1
nham, Gai dầu, vv ; người Trung Quốc cổ đại ghi chép trong bộ Thần nông Bản thảo trong
khoảng thời gi n 5 000 năm trước đ với 365 vị thuốc; người Ấn Độ cổ đại đã ghi chép
nền y học củ người Hindu khoảng 2 000 năm trước, trong đó có các loài c g ngủ, ảo
giác, chữa rắn cắn, vv.
Khái niệm tài nguyên cây thuốc: Tài nguyên cây thuốc là một dạng đặc biệt của tài
nguyên sinh vật, thuộc tài nguyên có thể tái sinh (hồi phục), bao gồm hai yếu tố cấu thành
là cây cỏ và tri thức sử dụng chúng để làm thuốc và chăm sóc sức khoẻ.
Cây thuốc khác với một cây cỏ ình thường ở chỗ nó được dùng làm thuốc. Suy
rộng r đối với c r u, c để nhuộm, cây gia vị, vv cũng như vậy. Tính từ đứng sau danh
từ “c ” chỉ công dụng củ c đó Với định nghĩ nà , một cây thuốc cần có haiyếu tố cấu
thành, đó là (i) ản thân Cây cỏ, là nguồn gien hay yếu tố vật thể, và (ii) Trithức sử dụng
cây cỏ đó để chữa bệnh, là yếu tố phi vật thể.
Hai yếu tố này luôn đi kèm với nhau. Các sinh vật quanh ta rất nhiều, nếu không
biết sử dụng chúng để làm thuốc (cũng như các ứng dụng khác trong đời sống) thì chúng
chỉ là những sinh vật hoang dại trong tự nhiên Ngược lại, khi một c đã iết dùng làm
thuốc nhưng s u đó lại để mất tri thức sử dụng (hoặc đư đến một nơi mà không có i iết
dùng) thì nó cũng chỉ là cây cỏ hoang dại trong tự nhiên.
Bộ phận cấu thành thứ nhất (cây cỏ) là kết quả của quá trình tiến hoá l u dài dưới
tác động của các yếu tố tự nhiên, do đó liên qu n đến các môn khoa học tự nhiên như sinh
học, nông học, lâm học, dược học, vv.
Bộ phận cấu thành thứ hai (tri thức) là kết quả củ quá trình đấu tranh sinh tồn của
loài người, có từ khi loài người xuất hiện trên trái đất, được đúc rút, tích lu và lưu truyền
trải qua nhiều thế hệ, chịu tác động của các qui luật kinh tế - xã hội, quản lý, do đó liên
qu n đến các môn học xã hội như d n tộc học, xã hội học, kinh tế học, vv.
1.1.2. Đặc điểm của tài nguyên cây thuốc
1.1.2.1. Các đặc điểm liên quan đến cây cỏ
- Một loài có nhiều tên gọi khác nhau, tuỳ theo dân tộc và đị phương, nhưng chỉ có
một tên khoa học hợp pháp duy nhất, được coi là từ khoá (keyword) trong các hệ thống
thông tin.
- Phần có giá trị sử dụng của cây thuốc là các chất hoá học, được gọi là hoạt chất.
Hàm lượng hoạt chất chứ trong c thường chiếm một tỷ lệ rất thấp. Thành phần
và hàm lượng hoạt chất có thể th đổi theo điều kiện sinh sống, do đó làm th đổi, giảm
hoặc mất tác dụng chữa bệnh. Các bậc phân loại (taxon) giống nh u thường chứa các nhóm
hoạt chất như nh u

2
- Bộ phận sử dụng đ dạng, có thể là cả cây, toàn bộ phần trên mặt đất, phần dưới
mặt đất (như rễ, củ, thân rễ), lá, vỏ (thân, rễ), hoa, quả, hạt. Trong một loài, các bộ phận
khác nhau có thể có tác dụng khác nhau.
1.1.2.2. Các đặc điểm liên quan đến tri thức sử dụng
- Tri thức sử dụng cây thuốc có được từ 2 nguồn:
(i) Tri thức bản địa và (ii) tri thức khoa học. Tri thức khoa học thường được lưu lại
trong các ấn phẩm (sách, báo, tạp chí, công trình nghiên cứu khoa học, cơ sở dữ liệu, vv.);
Tri thức bản đị thường được truyền miệng, giới hạn ở mức độ hẹp, do cá nh n, gi đình,
dòng họ hay cộng đồng nắm giữ do đó có thể bị mất. Phần lớn tri thức khoa học là bắt
nguồn từ tri thức bản địa.
- Tri thức sử dụng rất đ dạng, cùng một loài có nhiều cách sử dụng khác nhau tuỳ
theo dân tộc và đị phương
- Tri thức sử dụng có sự tiến hoá, thông quan kinh nghiệm thực tiễn, bài học thất
bại trong quá trình sử dụng cây cỏ làm thuốc.
- Tri thức sử dụng gắn liền với văn hoá và tập tục của từng đị phương
- Tri thức sử dụng gắn liền với thu nhập kinh tế củ người nắm giữ nó.
- Có sự khác biệt về số lượng và chất lượng tri thức sử dụng giữa các thành viên
khác nhau trong cộng đồng, dân tộc, nền văn hoá Sự khác nhau này phụ thuộc vào tuổi
tác, học vấn, giới tính, tình trạng kinh tế, kinh nghiệm, tác động ngoại lai, vai trò và trách
nhiệm trong gi đình và cộng đồng, quĩ thời gi n, năng khiếu, khả năng đi lại và mức độ tự
lập, kiểm soát nguồn tài nguyên.
1.1.3. Sự khác nhau giữa cây thuốc và cây trồng nông nghiệp
- Cây nông nghiệp thường là cây ngắn ngà trong khi đó c thuốc rất đ dạng và
có nhiều cây dài ngày.
- Các loài cây trồng nông nghiệp thường đã được nghiên cứu khá k , thậm chí đến
mức dưới loài (thứ, dạng); cây thuốc có số loài rất lớn, chư được nghiên cứu đầ đủ, có
khi còn dùng ở mức trên loài (chi).
- Cây nông nghiệp hầu hết đã được thuần hoá, gây trồng từ lâu và quen thuộc với
con người trong khi đó hầu hết các loài cây thuốc sống trong điều kiện hoang dại.
- Các sản phẩm của cây trồng nông nghiệp là hàng hoá thông dụng, có thể sử dụng
cho nhiều mục đích do đó thị trường của chúng rộng và linh hoạt hơn Các sản phẩm của
cây thuốc là hàng hoá đặc biệt, chỉ có thể sử dụng cho một mục đích, do đó thị trường của
chúng hẹp hơn

3
1.2. GIÁ TRỊ CỦA TÀI NGUYÊN CÂY THUỐC
1.2.1. Giá trị sử dụng
Tài nguyên cây thuốc đóng v i trò qu n trọng trong chăm sóc sức khoẻ, chữa bệnh,
đặc biệt ở các nước nghèo, đ ng phát triển và có truyền thống sử dụng cây cỏ làm thuốc.
Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ngày nay có khoảng 80% dân số ở các
nước đ ng phát triển với dân số khoảng 3,5 đến 4 tỉ người trên thế giới có nhu cầu chăm
sóc sức khoẻ n đầu phụ thuộc vào nền y học cổ truyền. Phần lớn trong số đó phụ thuộc
vào nguồn dược liệu hoặc các chất chiết xuất từ dược liệu.
Ở Trung Quốc, nhu cầu thuốc cây cỏ là 1.600.000 tấn/năm và tăng khoảng
9%/năm Ch u Âu và Bắc M tăng trưởng 10% mỗi năm
1.2.2. Giá trị kinh tế
Mặc dù chiếm tỷ lệ nhỏ hơn thuốc có nguồn gốc từ hoá học, công nghệ sinh học,vv.
cây cỏ làm thuốc vẫn được buôn bán khắp nơi trên thế giới. Trên qui mô toàn cầu,doanh số
mua bán cây thuốc ước tính khoảng 16 tỉ Euro.
Có 119 chất tinh khiết được chiết tách từ khoảng 90 loài thực vật bậc c o được sử
dụng làm thuốc trên toàn thế giới, trong đó có tới 74% chất có mối quan hệ h cùng được
sử dụng như các cộng đồng đã sử dụng ví dụ như Theoph llin từ cây Chè, Reserpin từ cây
Ba gạc, Rotundin từ cây Bình vôi, vv.. Riêng Trung Quốc, trong gi i đoạn từ 1979 -1990
đã có 42 chế phẩm thuốc mới từ cây thuốc đư r thị trường, trong đó có 11 chế phẩm chữa
các bệnh tim mạch, 5 chế phẩm chữ ung thư và 6 chế phẩm chữa các bệnh đường tiêu
hoá. Dự đoán nếu phát triển tối đ các thuốc cây cỏ từ các nước nhiệt đới, có thể làm ra
khoảng 900 tỉ USD mỗi năm cho nền kinh tế các nước thế giới thứ ba.
Tên hoạt chất Loại thuốc Nguồn gốc thực vật Sử dụng trong YHCT Quan hệ với
YHCT (Dừa cạn) dùng Tại Trung Quốc, có khoảng 1.000 loài cây thuốc thường xuyên
được sử dụng, chiếm 80% thuốc bán trên thị trường trong nước, với tổng giá trị (1992) là
11 tỉ Nhân dân tệ.
Hồng Kông là nơi có thị trường thuốc cây cỏ lớn nhất thế giới, hàng năm nhập
lượng dược liệu trị giá 190 triệu USD, trong đó có 70% được sử dụng tại đị phương và chỉ
có 30% được tái xuất và trong khi đó chỉ có 80 triệu USD thuốc t được nhập trongcùng
thời gian. Tiền sử dụng thuốc cây cỏ củ người dân Hồng Kông là 25 USD/năm
Tại Nhật Bản, có đến 42,7% dân sử dụng thuốc cổ truyền trong các hoạt động chữa
bệnh với tổng chi tiêu cho y học cổ truyền là 150 triệu USD (1983).
Tại Ấn Độ, có 400 loài trong số 7.500 loài cây thuốc thường u ên được sử dụng
với lượng lớn ở các ưởng sản xuất thuốc nhỏ.

4
Doanh số bán thuốc cây cỏ ở các nước T Âu năm 1989 là 2,2 tỉ USD so với tổng
doanh số uôn án dược phẩm là 65 tỉ USD.
1.2.3. Giá trị tiềm năng
Tài nguyên cây cỏ là đối tượng sàng lọc để tìm các thuốc mới. Viện Ung thư Quốc
gia M đã đầu tư nhiều tiền bạc để sàng lọc đến 35.000 trong số trên 250.000 loài cây cỏ
tìm thuốc chữ ung thư trên khắp thế giới. Theo bộ dữ liệu NAPRALERT, đến năm 1985
đã có khoảng 3.500 cấu trúc hoá học mới có nguồn gốc từ thiên nhiên được phát hiện,
2.618 trong số đó từ thực vật bậc cao, 512 từ thực vật bậc thấp và 372 từ các nguồn khác.
Rõ ràng là nguồn tài nguyên cây cỏ và tri thức sử dụng chúng làm thuốc còn là một kho
tàng khổng lồ, trong đó phần khám phá còn quá ít ỏi.
Các vùng nhiệt đới trên thế giới, bao gồm lưu vực sông Amazon của châu M ,
Đông N m Á, Ấn Độ - Mã Lai, Tây Phi chứ đựng kho tàng cây cỏ khổng lồ cũng như
giàu có về tri thức sử dụng, có tiềm năng lớn trong nghiên cứu và phát triển dược phẩm
mới từ cây cỏ.
Ở Trung Quốc, ngoài nền y học cổ truyền chính thống củ người Hán (Trung y),
các cộng đồng không phải người Hán, với dân số khoảng 100 triệu người, cũng có các nền
y học riêng của mình, sử dụng khoảng 8,000 loài cây cỏ làm thuốc, trong đó có 5 nền y học
chính là nền y học củ người Tây Tạng (sử dụng 3,294 loài), Mông Cổ (sử dụng 1,430
loài), Ugur, Thái (sử dụng 800 loài) và Triều Tiên Như vậ , cũng có thể tồn tại các nền y
học dân tộc riêng, ở mức độ phát triển nhất định ở Việt N m, đặc biệt là của các cộng đồng
dân tộc sinh sống l u đời hoặc có hệ thống chữ viết sớm phát triển như người Thái,
Mường, Chăm, vv
1.2.4. Giá trị văn hoá
Sử dụng cây cỏ làm thuốc là một trong những bộ phận cấu thành các nền văn hoá,
tạo nên đặc trưng văn hoá của các dân tộc khác nhau.
1.3. TÀI NGUYÊN CÂY THUỐC TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM
1.3.1. Tài nguyên cây thuốc trên thế giới
Ngà n , ước lượng có khoảng 35.000 -70.000 loài trong số 250.000 - 300.000
loài cây cỏ được sử dụng vào mục đích chữa bệnh ở khắp nơi trên thế giới. Trong đó Trung
Quốc có trên 10.000 loài, Ấn Độ có khoảng 7.500 loài, Indonesia có khoảng 7.500 loài,
Malaysia có khoảng 2 000 loài, Nep l có hơn 700 loài, Sri L nk có khoảng 550-700 loài.
Theo Jukovski (1971), có 12 trung t m đ dạng sinh học cây trồng trên thế giới là
Trung Quốc - Nhật Bản, Đông Dương - Indonesia, Châu Úc, Ấn Độ, Trung á, Cận Đông,
Địa Trung hải, Châu Phi, Châu Âu - Siberi, Nam Mehico, Nam M và Bắc M .

5
Nhiều loài cây thuốc đã được thuần dưỡng và trồng trọt từ l u đời tại các trung tâm
đó như G i dầu, Thuốc phiện, Nh n s m, Đinh hương, Nhục đậu khấu, Quế Xây Lan, Bạc
hà, Đ n s m, C nh kin , vv
1.3.2. Tài nguyên cây thuốc ở việt nam
1.3.2.1. Điều kiện tự nhiên và xã hội
a. Điều kiện tự nhiên
Việt Nam có diện tích phần lục địa rộng 35 triệu ha, một phần gắn liền với lục địa
và một phần thông với đại dương, kéo dài từ bắc xuống n m hơn 1 800 km, ph n ố từ vĩ
độ 8o30' đến 33o2' bắc và từ kinh độ 102o10' đến 109o Lãnh thổ Việt Nam chịu sự chi
phối về hoạt động địa chất củ h i địa khối Indonesia (từ Mường Tè, Điện Biên Phủ ở cực
Tây bắc đến Trung bộ và Nam bộ) và Hoa Nam (vùng Bắc bộ) Đị hình đ dạng và phức
tạp với h i vùng đồng bằng lớn là châu thổ Sông Hồng ở phía bắc và Sông Cửu long ở phía
nam, có hai dãy núi lớn là Hoàng liên sơn và Trường sơn với nhiều vùng có độ cao trên
2.000m và các cao nguyên nhỏ như Đồng Văn, Mộc Ch u, Sơn L , Gi L i-Kon Ton, Đắc
Lắc, Di Linh, vv. Ở phía Bắc, hầu hết các dã núi đều thấp dần từ Bắc xuống Nam và có
hướng chung với các dãy núi ở phía Nam Trung Quốc Điều này tạo điều kiện cho sự xâm
nhập của các yếu tố hệ thực vật á nhiệt đới và ôn đới vào miền Bắc Việt N m như các loài
của ngành Thông, họ Dẻ (Fagaceae), họ Cáng lò (Betulaceae), họ Đỗ quyên (Ericaceae),
vv. Về phí N m, địa hình thấp, phẳng và gắn liền với miền đất củ M l si , do đó tạo
điều kiện cho sự xâm nhập của nhiều loài cây thuộc hệ thực vật M l si như các c
thuộc họ Dầu (Dipterocarpaceae), họ Nắp ấm (Nepenthaceae), chi Dừa ( Cocos), chi
Muồng(Cassia) loài Tếch (Tectona grandis L.f.).
Việt Nam nằm ở vành đ i khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với tổng lượng bức xạ đạt
110-120 calo/cm2/năm, nhiệt độ trung ình năm khác nh u giữa miền Bắc (23,4oC -Hà
Nội) và miền Nam (27oC-Hồ Chí Minh) lượng mư trung ình hàng năm nói chung vượt
1 500 mm nhưng ph n ố không đều trong năm, lượng mư thường lớn hơn 2 lần lượng
bốc hơi Khí hậu nhiệt đới gió mù có mù Đông lạnh ở miền Bắc (từ vĩ tuyến 18 Bắc trở
ra) và khí hậu nhiệt đới gió mùa ở phía Nam.
Các yếu tố địa chất, địa hình và khí hậu đ dạng như vậy dẫn đến Việt Nam có
thảm thực vật phong phú, từ rừng rậm nhiệt đới ẩm nh qu nh năm, rừng rậm nhiệt đới
mư mù nửa rụng lá đến rừng á nhiệt đới ẩm nh qu nh năm, á nhiệt đới hơi khô, s van
nhiệt đới khô, truông nhiệt đới khô, rừng ngập mặn, rừng lá kim, rừng lùn núi cao, vv.
Điều này dẫn đến sự đ dạng của cây cỏ.

6
b. Điều kiện xã hội
Việt N m là nơi gi o lưu của các dân tộc và các nền văn hoá trong đó qu n trọng
nhất là hai luồng văn hoá Trung Ho và Ấn Độ, là ngôi nhà chung của 54 dân tộc, thuộc 3
họ ngôn ngữ và 8 nhóm khác nhau là Việt-Mường, Môn-Khme, Tày-Thái, H'Mông Dao,
Kh đ i, M l o-Polynesian, Hán, Tạng -Miến Trong đó cộng đồng người Việt (Kinh) có
dân số lớn nhất, chủ yếu phân bố ở các vùng châu thổ.
Các dân tộc còn lại chủ yếu phân bố ở các khu vực đồi núi, nơi chiếm đến ¾ diện
tích cả nước, có thành phần đ dạng, bao gồm các nhóm dân tộc Tày-Thái, Hmông Dao,
Tạng Miến, vv. ở miền núi phía Bắc hiện còn à con đ ng sinh sống ở nam Trung Quốc,
Lào, Thái Lan, Miến Điện; các nhóm dân tộc sinh sống ở miền Trung và miền Nam thuộc
nhánh ngôn ngữ Môn-Khmer có bà con sinh sống ở Lào, Campuchia, Thái Lan, vv. nhóm
các dân tộc sinh sống dọc ven biển miền Trung và Tây Nguyên có quan hệ họ hàng với
những d n cư đ ng sinh sống ở Malaysia, Indonesia. Các dân tộc sinh sống ở Việt Nam tạo
nên một hình ảnh thu nhỏ của khu vực Đông N m Á
Mỗi dân tộc có tập quán, niềm tin, tri thức và kinh nghiệm sử dụng cây cỏ làm
thuốc khác nh u Điều này dẫn đến sự đ dạng về tri thức sử dụng cây thuốc ở Việt Nam.
1.3.2.2. Tài nguyên cây thuốc
a. Đa dạng hệ thực vật và cây thuốc ở việt nam
Hệ thực vật: Hệ thực vật Việt Nam có khoảng 1.000 loài Tảo (trong số 25.000 loài
trên thế giới), 11.080 loài thực vật bậc cao (bảng 9 3), trong đó có 733 loài c trồng được
nhập nội, thuộc 2.046 chi, 395 họ, chiếm khoảng 4% tổng số loài, 15% tổng số chi và 57%
tổng số họ thực vật của toàn thế giới. Theo dự đoán của các nhà thực vật học thì số loài
thực vật bậc cao có mạch ở Việt Nam có thể đến 12.000 –15.000 loài.
Các họ có số loài nhiều nhất bao gồm: L n (Orchid ce e), Đậu (Fabaceae), Thầu
dầu (Euphorbiaceae), Lúa (Poaceae), Cà phê (Rubiaceae), Cúc (Asteraceae), Cói
(C per ce e), Long não (L ur ce e), Ô rô (Ac nth ce e), N (Annon ce e), Trúc đào
(Apocynaceae), Bạc hà ( L mi ce e), Đơn nem (M rsin ce e), Cỏ roi ngựa
(Verbenaceae), Hoa mõm chó (Scrophulariaceae), Cau (Arecaceae), vv.
Các họ cây cỏ phổ biến bao gồm: Cần ( Apiaceae), Cúc (Asteraceae), Ráy
(Araceae), Ô rô (Acanthaceae), Hoàng tinh (Convallariaceae), Cói (Cyperaceae), Thầu dầu
(Euphorbiaceae), Bạc hà (Lamiaceae), Lan (Orchidaceae), Lúa (Poaceae).
Nhóm cây dây leo gồm hai loại: Dây leo cỏ, thường là những loài ư sáng thường
gặp ở rừng thứ sinh, thuộc họ Đậu (Fabaceae), Khoai lang (Convolvulaceae), Khúc khắc
(Smilacaceae), vv.; Dây leo gỗ, thường là những c ư ẩm, chịu óng,thường gặp trong

7
rừng ngu ên sinh như các loài trong chi B uhini , Ent d , Str chnos, Acacia, Ficus,
Coccinium, vv.. Chúng thường có thân dẹt, vươn lên đỉnh cây gỗ để lấy ánh sáng.
Nhóm thực vật thuỷ sinh thuộc các họ Súng ( Nymphaeaceae), Long đởm
(Gentianaceae), Cói (Cyperaceae), Trạch tả (Alism t ce e), R u răm (Pol gon ce e),Bèo
tây (Ponteriaceae), Lúa (Poaceae), vv. và thuộc hai nhóm: Sống ám vào đất và sống trôi
nổi.
Các loài bán ký sinh thuộc các họ Tầm gửi ( Loranthaceae, Viscaceae); Các loài ký
sinh thuộc các họ Gió đất (B l nophor ce e), Tơ hồng (Cuscutaceae).
Các loài bì sinh (phụ sinh) tập trung trong các họ L n ( Orchid ce e), Dương ỉ
(Polypodiaceae), một số loài thuộc họ Dâu tằm ( Moraceae), Nhân sâm (Araliaceae),Ráy
(Araceae), vv.
Các cây có củ hay thân rễ tập trung ở các họ Ráy (Araceae), Khoai lang
(Convolvulaceae), Củ nâu ( Dioscoreaceae), Dong (Marantaceae), Tiết dê
(Menispermaceae), Khúc khắc (Smilacaceae), Râu hùm (Tacaceae), Gừng (Zingiberaceae),
Hoàng tinh (Convallariaceae), vv.
Số loài cây thuốc ở Việt Nam: Số loài cây thuốc chính thức được thống kê hiện nay
là 3.850 loài.
Số loài cây thuốc được phát hiện ở Việt N m tăng liên tục theo thời gian. Theo tài
liệu củ Pháp, trước năm 1952, toàn Đông Dương có 1 350 loài c làm thuốc, trong 160
họ thực vật. Bộ sách “Những cây thuốc và vị thuốc Việt N m” củ GS Đỗ Tất Lợi, in lần
thứ 8 (1999) giới thiệu 800 cây, con và vị thuốc. Bộ sách “ C thuốc Việt N m” của
lương Lê Trần Đức (1997) có ghi 830 loài cây thuốc TS Võ Văn Chi, tác giả cuốn “Từ
điển cây thuốc Việt N m” (1997) đã thống kê khoảng 3.200 loài làm thuốc(kể cả Nấm).
Theo số liệu điều tra của Viện dược liệu (2003) Việt Nam có 3.850 loài cây thuốc. Dự
đoán, nếu được khảo sát đầ đủ, số loài cây thuốc ở Việt Nam có thể là 6.000.
Phân bố tài nguyên cây thuốc ở Việt NamTrong số 1.863 loài cây thuốc phát hiện
trong các đợt điều tr sưu tầm trong giai đoạn từ 1961 đến 1985, có đến 3/4 là các loài cây
mọc hoang dại, phân bố chủ yếu ở các vùng rừng núi (khoảng 700 loài), vùng đồi và trung
du (400 loài).
Các loài cây thuốc phân bố ở 8 vùng sinh thái trong nước là Đông Bắc - Bắc
bộ,Việt Bắc – Hoàng liên Sơn, T Bắc, đồng bằng sông Hồng , Bắc Trung bộ,
ĐôngTrường Sơn và N m Trung ộ, T Ngu ên, Đông N m ộ và đồng bằng sông Cửu
long; tập trung chủ yếu ở 5 trung t m đ dạng sinh vật là Hoàng Liên Sơn, Cúc Phương,
Bạch Mã, Yok Đôn, L m Viên và Cát Tiên

8
b. Tri thức sử dụng cây thuốc ở Việt Nam
Tri thức sử dụng cây cỏ làm thuốc ở Việt Nam có thể được chia thành 2 loại chính:
(i) trong nền y học chính thống, có nguồn gốc từ Trung y, với các hệ thống lýluận và thực
hành được tư liệu hoá trong sách vở như các học thuyết âm-dương, ngũ hành, tạng tượng,
vv.; (ii) trong các nền y học nh n d n, ít được tư liệu hoá h chư được nghiên cứu đầy
đủ.
Trong nền y học chính thống, cả nước có hơn 40 ệnh viện y học cổ truyền và các
khoa y học cổ truyền trong các bệnh viện đ kho Có 5 000 người hành nghề thuốc y học
cổ truyền với gần 4 000 cơ sở chẩn trị đông Có khoảng 700 loài thường được nhắc đến
trong các sách đông , sách về cây thuốc, 150-180 vị thuốc thường được sử dụng ở các
bệnh viện y học cổ truyền, lương Nhu cầu dược liệu cho y học cổ truyềnchính thống
khoảng 30.000 tấn/năm
Hiện đã tập hợp được 39.381 bài thuốc kinh nghiệm dân gian gia truyền của12.531
lương Nhiều dược phẩm được phát triển gần đ dựa trên tri thức sử dụng của cộng
đồng như Ampelop, dựa trên tri thức sử dụng cây Chè dây (Ampelopsis cantoniensis
(Hook Et Arn ) để chữa bệnh củ người Tày ở Cao Bằng; cây Tật lê (Tribulus terrestris
L.), dựa trên tri thức sử dụng củ người Chăm, vv
Trong các nền y học nhân dân, mỗi cộng đồng miền núi (cấp ã) thường biết
sửdụng từ 300-500 loài cây c ỏ sẵn có trong khu vực để làm thuốc. Mỗi gi đình iết sử
dụng từ vài đến vài chục câ để chữa các chứng bệnh thông thường ở cộng đồng đó
Mỗi cộng đồng thường có 2-5 thầ l ng (h hơn) có kinh nghiệm sử dụng và sử
dụngsố loài nhiều hơn Ước lượng số loài sử dụng tại các cộng đồng ở Việt Nam là 6.000.
Để bảo đảm công tác chăm sóc sức khoẻ n đầu tại tuyến y tế cơ sở, bộ Y tế đã
n hành “D nh mục thuốc thiết yếu” Trong D nh mục thuốc thiết yếu lần thứ IV, có qui
định 188 vị thuốc YHCT thiết yếu và 60 loài cây cỏ làm thuốc cần trồng tại tuyến xã, gọi
là thuốc Nam thiết yếu.
c. Khai thác và phát triển tài nguyên cây thuốc ở Việt Nam
Khai thác cây thuốcCây thuốc đ ng được kh i thác để bán với lượng lớn cho các
công t dược trongnước và xuất khẩu, đặc biệt là theo đường tiểu ngạch sang Trung Quốc.
Trong khối công nghiệp dược, các nước có 286 cơ sở sản xuất dược phẩm (bao
gồm các doanh nghiệp nhà nước, công ty, tổ hợp sản xuất, tư nh n) đ ng sản xuất 1.294
loại dược phẩm được sản xuất từ nguyên liệu thực vật hoặc chất chiết xuất từ thực vật,
chiếm 23 % số loại dược phẩm được phép sản xuất và lưu hành từ năm 1995-2000, sử
dụng 435 loài cây cỏ. Nhu cầu dược liệu cho khối công nghiệp dược khoảng 20.000 tấn, và
cho xuất khẩu là 10.000 tấn hàng năm Năm 1998, tổng công t dược liệu Việt Namxuất
9
khẩu được 13 triệu USD, trong đó dược liệu, tinh dầu và các hoạt chất từ cây thuốcchiếm
74%. Tiềm năng cung cấp dược liệu có thể đạt 500 - 800 tỷ đồng.
Các công t dược sử dụng nhiều dược liệu như Xí nghiệp dược phẩm TW 26, Xí
nghiệpdược phẩm TW 3, Công t dược liệu TW 1, Công ty cổ phần TRAPHACO, Công ty
TNHH BảoLong, Xí nghiệp chế biến Đông dược quận 5 (TP Hồ Chí Minh), vv. Riêng
Công ty Cổ phầnTRAPHACO hằng năm sử dụng lượng dược liệu là 500 tấn củ hơn 100
loài cây thuốc khác nhau.
Trước năm 1990, nhiều loại dược liệu vẫn còn trữ lượng lớn như Ngũ gi ì các
loại, Thiên niên kiện, Cẩu tích, Vàng đắng , vv nhưng do tiếp tục bị khai thác bừa bãi,
không có kế hoạch, thu hái theo kiểu tận thu, làm mất khả năng tái sinh tự nhiên của
chúng, nên đã ị cạn kiệt nhanh chóng. Một số loài như Vàng đắng ( Coscinium
fenestratum (G etn) Cole r ), Hoàng đằng ( Fibraurea spp.), Ba kích (Morindaofficinalis
How.), Kim tuy ến ( Anoectochilus roxburghii (Wall.) Lindl.), Hoàng liên chân gà (Coptis
quinquesecta W.T.Wang), Một lá (Nervilia fordii (H nce) Schlechter),S m vũ diệp (
Panax bipinnatifidus Seem.), Bẩy lá một hoa (Paris spp.), Hoàng tinh vòng (Polygonatum
kingianum Coll. Et Hemsl.), Bình vôi (Stephania spp ), vv đã trởnên rất hiếm hoặc không
còn tìm thấy nữa.
Do khai thác từ hoang dại, nhiều cây thuốc được sử dụng lẫn lộn. Trong thực
tế,Bình vôi hiện đ ng sử dụng trong công nghiệp dược trong nước là từ nhiều loài trong chi
Stephania, có thành phần và hàm lượng hoạt chất khác nhau.
Phát triển tài nguyên cây thuốc Trồng và phát triển cây thuốc có nguồn gốc bản địa:
Có khoảng 40 loài cây thuốc bản đị đã được trồng trọt ở Việt Nam. Nhiều loài được trồng
trên quy mô lớn ở các tỉnh miền núi, hằng năm cung cấp cho thị trường trong nước và xuất
khẩu từ vài trăm cho đến hằng nghìn tấn sản phẩm như: Quế (Cinnamomum cassia Pesl.)
ở Yên Bái, Thanh Hoá, Lào Cai, vv. ; Hồi (Illicium verum Hook.f.) ở Lạng Sơn, C o Bằng,
Quảng Ninh; Thảo quả (Amomum aromaticum Roxb.) ở Lào C i, L i Ch u, vv , Ý dĩ (Coix
lacryma-jobi L.) ở Sơn L , Hoà Bình, vv
Nhiều loài được trồng cả ở các vùng trung du và đồng bằng như: Ho hoè
(Styphnolobium japonicum (L f ) Schott ), Địa liền (Kaempferia galanga L ), Hươngnhu
(Ocimum gratissimum L.), Cúc hoa (Chrysanthemum indicum L.), Ích mẫu (Leonurus
artemisia Houtt), Trạch tả (Alisma plantago-aquatica L ), Mã đề ( Plantago major L.),
Hoắc hương (Pogostemon cablin (Blanco) Benth.), Ngải cứu (Artemisia vulgaris L.), Sả
(Cymbopogon spp.), vv.
Hoạt động trồng cây thuốc đã được phát động và triển khai ở nhiều cộng đồng miền
núi khác nhau ở Việt N m như Hà Gi ng (Quản Bạ, Đồng Văn, Mèo Vạc, Hoàng Su Phì,
10
Phó Bảng), Lạng Sơn (Mẫu Sơn), Yên Bái (Văn Chấn, Lục Yên), Lai Châu (Sìn Hồ), Lào
Cai (Sa Pa, Bát Xát, Bắc Hà), Quảng N m (Trà M ), L m Đồng (Đà Lạt), vv.
Có những vùng chuyên trồng cây thuốc như làng Nghĩ Tr i (Văn L m, Hưng Yên)
trồng đại trà hơn 10 loài c thuốc, vùng Mễ Sở, Đ Ngưu (Khoái Ch u)
Nhiều cây thuốc đã được các trường đại học, viện, công t dược nghiên cứu phát
triển thành công thành các dạng bào chế bán rộng rãi trên thị trường như Bình vôi, Chè d
(Ampelopsis cantoniensis (Hook Et Arn ), Chó đẻ răng cư (Phyllanthus urinaria L.), Ích
mẫu (Leonurus artemisia Houtt), Kim tiền thảo (Desmodium styracifolium(Osb.) Merr.),
Mướp đắng (Momordica chrantia L ), Ngưu tất (Achyranthes bidentata Blume), Thanh cao
hoa vàng (Artemisia annua L.), vv.
Trồng và phát triển cây thuốc có nguồn gốc Nhập nội: Có khoảng 300 loài thuộc
hơn 40 họ thực vật đã được nhập vào Việt Nam từ nhiều vừng khác nhau trên thế giới.
Trong số đó có khoảng 70 loài có thể sinh trưởng và phát triển tạo ra giá trị và trên 20 loài
đã trở thành cây thuốc ở Việt N m như Actisô (Cynara scolymus L ), Đương qui (Angelica
sinensis (Oliv ) Diels), Địa hoàng (Rehmannia glutinosa (Gaertn.) Libosch.), Bạch chỉ
(Angelica dahurica Benth. EtHook.f.), Bạch truật (Atractylodes macrocephala Koidz.),
Vân mộc hương (Sausurea lappa Clack.), Bạc hà (Mentha spp.), vv. Nhiều loài cây thuốc
củ nước ngoài đã được đư vào trồng ở Việt Nam từ rất lâu. Có thể tạm chia ra hai giai
đoạn : Trước năm 1954 : Người Pháp đã đư vào trồng ở Việt Nam các loài cây thuốc mà
cho đến naychúng vẫn đ ng được phát triển như Actisô: Có nguồn gốc ở Địa Trung Hải,
được trồng trên 100 năm n ở các vùng núi c o và mát như Đà Lạt, S P , T m Đảo; Canh
ki na(Cinchona spp.): Có nguồn gốc Nam M , được trồng thử ở Việt Nam từ năm 1872
Trong thời gian 1927-1936 đã được trồng trên qui mô lớn ở vùng Di Linh, Đơn
Dương (L m Đồng), Gia Lai và Thủ Pháp (Ba Vì, Hà Tây).
S u năm 1954 : Chủ yếu trong gi i đoạn 1960-1970 và còn tiếp tục trong những
năm s u đó, đãnhập khoảng 100 loài cây thuốc từ Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật và Liên
Xô cũ Trong đó, có 20 loài đ ã được thuần hoá và trồng thành công như B gạc Ấn Độ
(Rauvolfias erpentina Benth.), B ạc hà (Mentha spp.), Bạch chỉ (Angelica dahurica Benth.
Et Hook.f.), Bạch truật (Atractylodes macrocephala Koidz.), Cát cánh (Platycodon
grandiflorum (J cq ) A DC ), Địa hoàng (Rehmannia glutinosa (G ertn ) Li osch ), Đỗ
trọng (Eucommia ulmoides Oliv ), Độc hoạt (Angelica pubescens M im ), Đương qui
(Angelica sinensis (Oliv.) Diels), Hoàng bá (Phellodendron chinense Schneid), Huyền sâm
(Scrophularia buergeriana Miq ), Ngưu tất (Achyranthes bidentata Blume), vv.

11
Một số loài cây thuốc đã được phát triển thành hàng hoá và cung cấp nguyên
liệucho công nghiệp dược như Actisô (Cynara scolymus L.), Bụp dấm (Hibiscus
sabdariffa).
Việc nhập nội cây thuốc đ ng gặp những khó khăn chính là thoái hoá giống, sự
cạnh tranh củ dược liệu cùng loại được nhập từ nơi ngu ên sản và chuyển đổi cơ cấu cây
trồng mới.
Qui hoạch vùng: Hiện chư có qui hoạch vùng phát triển tài nguyên cây thuốc được
chấp nhận rộng rãi ở Việt Nam. Một số nhà khoa học đề xuất 6 vùng qui hoạch phát triển
bao gồm: (i) Vùng núi cao phía Bắc, (ii) Trung du phía bắc, (iii) Đồng bằng châu thổ sông
Hồng, (iv) Ven biển miền Trung, (v) T Ngu ên, (vi) Đồng bằng sông Cửu Long.
1.4. BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN TÀI NGUYÊN CÂY THUỐC
1.4.1. Bảo tồn tài nguyên cây thuốc
1.4.1.1. Các lý do cần bảo tồn tài nguyên cây thuốc
Với nhiều lý do khách quan và chủ qu n, như chiến tr nh, trình độ nhận thức của
con người còn bị hạn chế, kể cả trong công tác quản lý, nên sự phát triển kinh tế ở nước ta
còn chậm, đặc biệt ở vùng rừng núi, nơi có nguồn tài nguyên sinh vật phong phú cần bảo
tồn, thu nhập quốc d n tính theo đầu người thấp, dân số lại tăng Chúng t phải chọn cách
khai thác tài nguyên mặc dù nguồn tài nguyên thiên nhiên còn lại chỉ có hạn,rừng đ ng ị
thu hẹp và bị phá hoại nghiêm trọng Trước yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội và đời sống,
chúng t đ ng phải đối mặt với một mâu thuẫn gay gắt giữa cung vàcầu, giữa việc bảo tồn
và khai thác sử dụng nguồn tài nguyên quí giá này.
Vào đầu thế kỷ 20, nước ta có khoảng 60 % diện tích được rừng che phủ. Trong
khoảngthời gian từ năm 1943 đến năm 1983 độ che phủ của rừng tự nhiên đã giảm từ 43%
xuống 33%.
Đến năm 1995 độ che phủ là 27,5% (trong 12 năm diện tích rừng bị suy giảm 1,6
triệu ha, chiếm 15% diện tích rừng tự nhiên). Tỷ lệ bị mất rừng cao chủ yếu tập trung ở
vùng đông d ncư, vùng đất thấp ở miền Bắc và miền Nam. Tỷ lệ này ở miền Trung thấp
hơn Hiện nay chỉ cònkhoảng 3% (hoặc ít hơn) rừng nhiệt đới chư ị xâm phạm.
Vậy tại sao phải phải bảo tồn tài nguyên cây thuốc?. Các lý do chính phải bảo tồn
tài nguyên cây thuốc bao gồm: Cân bằng sinh thái: Các sinh vật trên trái đất sống bình
thường nhờ cân bằng sinh thái luôn được duy trì. Hiện nay, cân bằng nà đ ng ị phá huỷ
và đ g r nhiều hậu quả nghiêm trọng và không thể lường hết được. Ví dụ như nạn lũ
lụt, hạn hán, xói mòn, vv.

12
Kinh tế: Tài nguyên cây thuốc là nguồn mưu sinh của nhiều cộng đồng, nhóm
người, kể các các cộng đồng phát triển lẫn các cộng đồng nghèo.
Bảo vệ tiềm năng: Cho đến nay chỉ có chư đầy 5% số loài cây thuốc đượcnghiên
cứu. Số còn lại chắc chắn chứa một tiềm năng lớn mà hiện tại chư có điều kiện khám phá.
Đạo đức: Mọi sinh vật sống trên trái đất có quyền ình đẳng ngang nhau. Loài
người không có quyền bắt các sinh vật phải phục vụ mình và quyết định sinh vật nào được
tồn tại. Các sinh vật phải nương tự vào nh u để sống.
Văn hoá: C thuốc và tri thức và thực hành sử dụng cây cỏ làm thuốc là một bộ
phận cấu thành các nền văn hoá khác nh u Bảo tồn tài nguyên cây thuốc là góp phần bảo
tồn các nền văn hoá và ản sắc các dân tộc.
1.4.1.2. Các mối đe doạ đối với tài nguyên cây thuốc
Nguồn tài nguyên cây thuốc bị đe doạ bởi các nguyên nhân chính sau:
a. Các mối đe doạ đối với cây thuốc
- Tàn phá thảm thực vật: Thảm thực vật bị tàn phá do áp lực của dân số, sinh kế và
các hoạt động pháttriển như mở rộng đất canh tác, khai thác gỗ, làm đường, xây dựng các
công trình thuỷ điện, vv. Thảm thực vật bị tàn phá dẫn đến tàn phá cây thuốc cũng như làm
mất nơi sống của chúng.
- Khai thác quá mức: Là lượng khai thác lớn hơn lượng tái sinh tự nhiên của cây
thuốc. Việc khai thác quá mức tài nguyên cây thuốc gây ra bởi áp lực tăng d n số và nhu
cầu cuộc sống ngà càng tăng, không những cho nhu cầu trong nước mà còn để xuất khẩu.
Điều này dẫn đến lượng tài ngu ên tái sinh không ù đắp được lượng bị mất đi
- Lãng phí tài nguyên cây thuốc: Là dược liệu kh i thác không được sử dụng hết
hoặc sử dụng không hiệu quả. Sựlãng phí tài nguyên cây thuốc gây ra bởi hoạt động thu
hái mang tính chất huỷ diệt, điềukiện bảo quản kém, cách sử dụng lãng phí, thiếu các
phương tiện vận chuyển và thịtrường thích hợp.
- Nhu cầu sử dụng cây thuốc tăng lên: Trong thời kỳ thực dân kiểu cũ, các nền y
học truyền thống bị coi rẻ và chèn ép.
Khi giành được độc lập nhiều nước có chính sách khuyến khích, khôi phục nền y
họctruyền thống Điều này dẫn đến nhu cầu sử dụng cây cỏ tăng lên ở nhiều nơi trên thế
giới. Một lý do khác là con người ngày càng nhận thấy tính an toàn và dễ sử dụng củacây
cỏ làm thuốc, đặc biệt từ những năm cuối của thế kỷ 20 Do đó có u hướng quaytrở lại sử
dụng thuốc và các sản phẩm có nguồn gốc từ cây cỏ.
- Th đổi cơ cấu cây trồng: Nhiều vườn hộ gi đình đất đ i ung qu nh cộng đồng
đ ng ị phá đi để trồngcác loại cây trồng cao sản phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế.

13
b. Các mối đe doạ đối với tri thức sử dụng
- Tri thức sử dụng cây cỏ làm thuốc không được tư liệu hoá: Hầu hết tri thức sử
dụng cây cỏ làm thuốc của các cộng đồng truyền thống đượctruyền miệng từ đời này sang
đời khác hay từ người dạy nghề s ng người học nghề,không được chi chép đễ có thể lưu
giữ lâu dài.
- Sự phá vỡ các nguồn thông tin truyền khẩu truyền thống: Những điều thế hệ trẻ
học được ngày nay qua sách vở, đài, ti vi, vv trong đó chủyếu nhấn mạnh các tri thức khoa
học Trong khi đó các phương pháp tru ền nghề truyền thống ngày càng bị mai một. Một
bộ phận thế hệ trẻ không qu n t m đến thừa kế trithức sử dụng cây cỏ làm thuốc từ thế hệ
trước Điều này dẫn đến tri thức sử dụng bị mai một.
- Sự phát triển của các chế phẩm hiện đại và t m lý coi thường tri thứctruyền thống:
Điều này có từ thời kỳ thực dân và tiếp tục được duy trì một cách vô ý thông quacác
phương tiện thông tin đại chúng.
- Xói mòn đ dạng các nền văn hoá.
1.4.1.3. Sự tham gia trong bảo tồn tài nguyên cây thuốc
Bảo tồn tài nguyên cây thuốc không thể thành công nếu nó chỉ là công việc củacác
nhà khoa học tự nhiên. Công tác bảo tồn tài nguyên cây thuốc cần phải có sự tham gia của
các ngành khác nhau, không những của các nhà khoa học, nhà quản lý, nhà kinh tế mà còn
cần có sự tham gia củ người dân. Sự tham gia củ người dân phải là sử tham gia tích cực,
mà không phải là "đối tượng nghiên cứu".
Xác định các động cơ kinh tế và xã hội thúc đẩy sự du trì các nơi sống tự nhiên và
các loài hoang dại.
Bảo đảm việc bảo tồn và khai thác cây thuốc được kết hợp chặt chẽ trong kế hoạch
quản lý.
Trồng lại các loài cây thuốc bị thu hái quá mức vào các khu vực nguyên sản của
chúng.
Bảo tồn in situ có điểm mạnh là du trì được sự tiến hoá của các loài, nguồn gien
cũng như sự tiến hoá của tri thức sử dụng.
a. Bảo tồn chuyển vị (ex situ)
Bảo tồn chuyển vị là di chuyển cây ra khỏi nơi sống tự nhiên để chuyển đến chỗ có
điều kiện tập trung quản lý. Bảo tồn chuyển vị có thể được thực hiện ở các vườn thực vật,
vườn sưu tầm, ngân hàng hạt, nhà kính và kho bảo quản mô trong điều kiện lạnh. Bảo tồn
chuyển vị có thể bao hàm cả việc trồng trọt không chính thức các loài cây hoang dại ở các
vườn ươm, vườn gi đình h vườn thực vật của cộng đồng.

14
Khó khăn của bảo tồn chuyển vị là các mẫu c được bảo tồn có thể chỉ là đại diện
của một số dòng gen hẹp trong số rất nhiều dòng gen khác nhau củ loài đó mọc hoang
trong tự nhiên Các loài c được bảo tồn chuyển vị có thể có ngu cơ ị xói mòngen và
phụ thuộc vào sự chăm sóc và du trì củ con người Do đó, ảo tồn chuyển vị không thể
thay thế bảo tồn nguyên vị mà chỉ là phần bổ sung cho bảo tồn nguyên vị.
Cần ưu tiên ảo tồn chuyển vị đối với các loài cây thuốc có nơi sống đã ị phá huỷ
hay không bảo đảm an toàn. Cần được sử dụng để nâng số lượng các quần thể các loài cây
thuốc đã ị suy kiệt hay các giống bị tuyệt chủng ở mức độ đị phương để trồnglại vào
thiên nhiên.
Các hoạt động cần thực hiện trong bảo tồn chuyền vị bao gồm xây dựng vườn thực
vật (Botanic garden) và ngân hàng hạt (Seed nk), trong đó có hoạt động thu thập, tư liệu
hoá, đánh giá và du trì nguồn gien cây thuốc.
b. Bảo tồn trên trang trại (on farm)
Bảo tồn trên trang trại (hay bảo tồn trên đồng ruộng) là trồng trọt và quản lý liên
tục sự đ dạng của các bộ quần thể cây thuốc, được người nông dân thực hiện trong các hệ
sinh thái nông nghiệp, nơi c trồng đã tiến hoá. Bảo tồn trên đồng ruộng qu n t m đến
toàn bộ hệ sinh thái nông nghiệp, kể cả các loài có ích ng trước mắt (như các loại cây
thuốc, trồng nông nghiệp, lâm nghiệp, vv ) cũng như các loài liên qu n như các loài ho ng
dại, cỏ dại có ở trong hay xung quanh khu vực.
‒ Muốn thực hiện tốt bảo tồn trên đồng ruộng, cần trả lời tốt các câu hỏi s u đ :
‒ Số lượng và phân bố củ đ dạng nguồn gien được nông dân duy trì theo thờigian
và không gian
‒ Các quá trình được sử dụng để du trì đ dạng nguồn gien trên đồng ruộng
‒ Các yếu tố ảnh hưởng đến việc ra quyết định để du trì đ dạng nguồn gien của
nông dân
‒ Người duy trì nguồn gen trên đồng ruộng (nam/nữ giới, già/trẻ, giàu/nghèo, dân
tộc, vv.?).
c. Các phương pháp khác
Ng n hàng gen đồng ruộng (Field Gene nk): Đối với các loài c có đời sống dài
như các loài cây gỗ, cây bụi, vv. cách bảo tồn chuyển vị tốt nhất là bảo tồn ở ngân hàng
gen đồng ruộng tại các công viên, vườn thực vật, tập đoàn c trồng trên đồng ruộng.
Ngân hàng gen in vitro: Tập đoàn các vật liệu di truyền được bảo quản trong môi
trường dinh dưỡngnhân tạo, điều kiện vô trùng Đối tượng bảo tồn in vitro là những vật
liệu sinh sản vô tính, hạt phấn, DNA, các vật liệu dùng để nhân nhanh phục vụ các chương
trình chọn tạo và nhân giống.
15
1.4.2. Sử dụng và phát triển bền vững tài nguyên cây thuốc
1.4.2.1. Sử dụng bền vững tài nguyên cây thuốc
Sử dụng bền vững (sust in le use) có nghĩ là việc khai thác và sử dụng các hợp
phần củ ĐDSH theo cách thức và ở một mức độ để không dẫn tới sự suy giảm lâu dài về
ĐDSH Qu đó, có thể duy trì tiềm năng củ ĐDSH để đáp ứng những nhu cầuvà nguyện
vọng của các thế hệ hiện tại và tương l i Sử dụng bền vững được xem là nền tảng định
hướng cho sự phát triển bền vững.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tài nguyên cây thu ốc phải được sử dụngmột
cách bền vững và an toàn thông qua các hoạt động:
Cơ chế luật pháp, bao gồm: (i) nhà nước điều hoà hoạt động thu hái/khai tháccây
thuốc từ hoang dại, (ii) nghiêm cấm thu hái các loài cây thu ốc hoang dại đ ng ị đe doạ
(trừ việc thu thập vật liệu nhân giống với lượng nhỏ, theo cách không làm nguy hại đến
loài cây thuốc đó), (iii) kiểm soát hoạt động buôn bán cây thuốc và các sản phẩm của
chúng.
Nghiên cứu và phát triển trồng cây thuốc, bao gồm: (i) thiết lập các vườn ươm cây
thuốc, (ii) cải thiện mặt nông học các loài cây thuốc được trồng và trồng các loài cây thuốc
có nhu cầu nhưng chư được trồng trước đ , (iii) chọn tạo các giống cây thuốc thuần
chủng, có năng suất và chất lượng cao, (iv) hạn chế sử dụng thuốc hoá học trong trồng cây
thuốc, (v) đào tạo và cung cấp thông tin về k thuật trồng trọt cây thuốc, đặc biệt là cho
cộng đồng.
Cải tiến k thuật thu hái, bảo quản và sản xuất thuốc.
1.4.2.2. Phát triển tài nguyên cây thuốc
Trồng trọt cây thuốc
Mặc dù nhu cầu sử dụng nguyên liệu làm thuốc rất lớn, nhưng chủ yếu được khai
thác từ cây hoang dại, chỉ có khoảng 20% được khai thác từ cây thuốc trồng Cho đến nay,
việc trồng cây thuốc chủ yếu dự theo cách c nh tác cũ, vì vậy mà chất lượng dược liệu
không ổn định và nhiều khi không đạt tiêu chuẩn Để khắc phục yếu điểm này, cần trồng
cây thuốc theo quy trình GAP để tiêu chuẩn hó dược liệu cho sản xuất thuốc và sử dụng.
GAP là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Good Agricultur l Pr ctice”, nghĩ là
“Thực hành Trồng trọt Tốt” Với nội dung đó, GAP không chỉ áp dụng cho cây thuốc mà
còn cho cây trồng nói chung, bao gồm c lương thực, c r u, c ăn qủa, vv.
GAP gồm hai phần: Phần mềm, là bộ tiêu chuẩn và quy trình trồng trọt; và phần
cứng, để bảo đảm điều kiện thực hiện phần mềm, bao gồm cơ sở vật chất như nhà làm
việc, kho chứa, công cụ sản xuất, mặt bằng làm nơi sơ chế, thực nghiệm và các thiết bị đo

16
đạc và kiểm tra chất lượng. Kể cả con người th m gi các công đoạn nói trên cũng phải
được đào tạo để có trình độ thực hiện đúng các êu cầu k thuật của GAP.
Đối với cây làm thuốc, xuất phát từ yêu cầu bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng và tính
ổn định củ dược liệu, GAP là sự tiêu chuẩn hóa quy trình trồng trọt cây thuốc .
Quy trình này có nhiều công đoạn, mỗi công đoạn lại có tiêu chuẩn riêng cho từng
loài cây cụ thể, bao gồm các tiêu chuẩn về môi trường tự nhiên, điều kiện sinh thái, giống,
qu trình c nh tác, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, thu hái, xử lý sau thu hoạch đến cách
đóng gói và ảo quản dược liệu.
Nội dung cơ ản của GAP bao gồm:
- Điều kiện môi trường tự nhiên: Cây thuốc cũng như các loại cây trồng khác đều
sinh trưởng và phát triển trong những điều kiện môi trường thích hợp (khí hậu, ánhsáng,
địa hình, chất đất và nước, độ ẩm, vv) Đặc biệt, một số loài cây thuốc còn có tính địa
phương và khu vực rất cao.
- Giống cây thuốc: Ngoài việc ác định đúng chủng loại và nguồn gốc cây thuốc,
còn cần tuyển chọn loại giống tốt nhất để đư vào trồng trọt Đ là một trong những khâu
quan trọng để có dược liệu chất lượng cao, kể cả những loài đã được thuần hóa và trồng
l u đời.
- Trồng trọt và chăm sóc: Ngoài việc ác định đúng thời vụ trồng, còn bao gồm
nhiều công đoạn từ chuẩn bị cây giống (gieo hạt, giâm hom, vv.), chuẩn bị đất, phân bón
và cách ón ph n, tưới tiêu nước, chăm sóc và quản lý đồng ruộng, phòng trừ sâu bệnh, vv.
Mỗi công đoạn lại có các tiêu chuẩn riêng.
- Thu hái và sơ chế: Cần thu hái vào gi i đoạn c có hàm lượng hoạt chất cao
nhất; Cách thu hái và dụng cụ thu hái như thế nào để không làm gẫy, làm giập nát dược
liệu Cách làm khô như phơi nắng, sấ , h phơi trong óng r m, vv để bảo đảm chất
lượng dược liệu.
- Cách bao gói, vận chuyển và bảo quản: Kho chứ dược liệu nói chung phải
thoáng, mát, chống mốc, mọt và không làm th đổi màu sắc, mùi vị củ dược liệu.
- Hồ sơ củ dược liệu: Cần lập hồ sơ cho iết rõ tên dược liệu, hàm lượng hoạt
chất có trong đó, độ ẩm, tạp chất và các tiêu chuẩn liên qu n như hình dạng, màu sắc,mùi
vị.
1.4.2.3. Phát triển cây thuốc dựa trên tri thức truyền thống
Trong vài chục năm trở lại đ , kho học k thuật hiện đại phát triển rất nhanh
chóng đã thúc đẩy sự tiến bộ của nhiều ngành khoa học Qu đó, T cũng có sự tiến bộ
vượt bậc và hầu như đã chiếm lĩnh toàn thế giới. Nhiều quốc gia, chủ yếu ở những nước
phát triển, hệ thống T đã lấn át và thay thế Y Dược học truyền thống Đặc biệt, Y học
17
truyền thống của các quốc gi đ ng phát triển phải đối mặt với ngu cơ ị mai một, trong
đó tri thức y học gia truyền đ ng đứng trước tình trạng bị đe doạ lớn nhất.
Vậy phải làm gì?:
- Điều tr và tư liệu hóa tri thức Y học gia truyền bản địa.
- Giáo dục thế hệ trẻ có ý thức học hỏi, tiếp thu kinh nghiệm từ các thế hệ trước,
biết coi trọng những điều mà chúng học được không chỉ ở nhà trường mà cả gi đình và
cộng đồng.
- Từng ước hiện đại hóa thuốc gia truyền của các dân tộc thiểu số cho phù hợp với
xu thế của thời đại. Thu hẹp khoảng cách giữ T và Đông nói chung,làm s o để
thuốc gia truyền tiện sử dụng, có hiệu quả, dễ tìm kiếm khi cần, nhưng vẫn giữ được bản
sắc dân tộc, phù hợp với truyền thống và khả năng kinh tế của cộng đồng.
- Chia sẻ lợi ích có được từ khai thác và phát triển dược phẩm từ cây cỏ dựa trên tri
thức truyền thống một cách hợp lý và công bằng.
Hiện nay, nguồn tài nguyên di truyền và tri thức truyền thống (đặc biệt đối với cây
thuốc) đ ng ị người ngoài cộng đồng kh i thác để sinh lợi, nhưng nguồn lợi này lại không
được chia sẻ một cách công bằng và hợp lý, thậm chí bên cung cấp tài nguyên (chủ yếu là
người dân) còn bị đứng ngoài cuộc. Mặc dù các bộ luật về quyền sở hữu trí tuệ đã được
xây dựng và thực hiện nghiêm ngặt ở nhiều lĩnh vực, nhiều quốc gia, hiện chư có khung
pháp lý trong sở hữu tri thức truyền thống về cây cỏ làm thuốc. Vấn đề vẫn đ ng được
tranh luận không những trong nước mà còn ở trong khu vực và quốc tế, giữ các nước
công nghiệp phát triển và các nước đ ng phát triển, ng như qu ền sở hữu đó thuộc cá
nh n, gi đình, cộng đồng, quốc gia hay toàn thế giới ?.
Mặc dù vậy, trong thực tế tại cộng đồng, hầu hết những người nắm giữ tri thức sử
dụng cây cỏ làm thuốc có cuộc sống, niềm tin và một phần hay tất cả nguồn thu nhập kinh
tế phụ thuộc vào tri thức và kinh nghiệm của họ. Vì vậy, cần phải giữ bí mật về tri thức và
kinh nghiệm của cá nhân hay của cộng đồng và qu n t m đến chia sẻ lợi ích một cách hợp
lý và công bằng. Trong khi vẫn còn tranh cãi và chờ đợi hệ thống luật pháp, cần lưu ý đến
vấn đề dựa trên nền tảng đạo đức.

18
Chƣơng 2: PHƢƠNG PHÁP CHIẾT XUẤT DƢỢC LIỆU

Mục tiêu
1. Hiểu được cơ chế và các yếu tố ảnh hưởng lên quá trình chiết xuất.
2. Trình bày được các kỹ thuật chiết xuất sử dụng trong chiết xuất dược liệu.
3. Trình bày được các phương pháp chung trong tinh chế và phân lập các chất.
4. Trình bày được các phương pháp chiết xuất, tinh chế và phân lập các nhóm hợp
chất thường gặp.

2.1. ÐẠI CƢƠNG


Chiết là phương pháp sử dụng dung môi để tách các chất tan ra khỏi một hỗn hợp
các chất Tù theo cơ chế và đặc điểm của quá trình chiết mà người ta phân ra:
- Chiết lỏng-lỏng (Phân bố lỏng-lỏng) với cơ chế chính là quá trình phân bố của
chất tan trong hai chất lỏng không đồng tan với nh u theo định luật phân bố.
- Chiết rắn-lỏng với cơ sở chính là sự hoà tan của chất tan vào dung môi.
Trong chiết rắn-lỏng, chất tan có thể đi vào dịch chiết bằng sự hoà t n đơn giản,
nhưng cũng có thể chịu sự tác động bởi nhiều các quá trình khác như khi chiết các chất tan
từ một dược liệu.
Trong quá trình chiết thông thường, các tiểu phân chất rắn chịu tác động của dung
môi trong điều kiện như nh u Các chất tan hoà tan trong dung môi thành dung dịch và tạo
nên dịch chiết, sự hoà tan này ít bị ảnh hưởng bởi các chất không tan. Trong quá trình chiết
các chất từ các tổ chức sống (các mô tế ào động, thực vật và vi sinh vật), các chất tan nằm
ở bên trong các tế bào, cách biệt với bên ngoài bởi vách tế bào, vì thế các chất tan sau khi
hoà tan thành dung dịch còn phải vượt qua vách tế bào ra khỏi các mô để đi vào dịch chiết.
Quá trình chiết các chất tan từ các tổ chức sinh học vì thế thường được gọi là quá trình
“chiết xuất”
2.2. CÁC Q Á TR NH Ả R TRONG CHIẾT ẤT
Trong chiết xuất, nguyên liệu thực vật thường được chia nhỏ thành các tiểu phân có
đường kính thích hợp, thường từ 0,1 - 2mm, các tế ào ngoài cùng thường bị “vỡ” có thể
tiếp xúc trực tiếp với dung môi, trong khi các tế bào phía bên trong vẫn còn nguyên vẹn
dung môi và chất tan phải đi qu vách tế bào. Vì thế, trong chiết xuất có 3 quá trình quan
trọng đồng thời xảy ra là (Hình 1):
- Sự hoà tan
- Sự khuyếch tán
19
- Sự thẩm thấu qua vách tế bào

Dòch chieá
t
Quaùtrình hoaøtan
Quaùtrình khuyeác h taù
n
Quaùtrình thaå
m thaá u + khuyeá
c h taù
n

Hình 1 . Caù
c quaùtrình xaû
y ra trong chieá
t xuaá
t döôïc lieä
u.

2.2.1. Sự hòa tan.


Khi cho dược liệu tiếp xúc với dung môi, dung môi sẽ thấm vào tế ào dược liệu.
Các chất tan sẽ hoà tan vào dung môi xung quanh nó tạo thành dung dịch.
Quá trình hoà tan xảy ra nhanh hay chậm phụ thuộc vào khả năng hoà t n của chất
tan trong dung môi, diện tích bề mặt tiếp xúc của chất tan với dung môi, nhiệt độ và sự
khuyếch tán của chất tan trong dung môi. Nồng độ dung dịch phụ thuộc vào bản chất của
dung môi và chất tan và số lượng của dung môi và của chất tan.
Sự hoà tan chủ yếu là một quá trình vật lý trong đó chất t n được solv t hó và kéo
vào dung môi Tu nhiên quá trình hó học đôi khi cũng ả r như khi hoà t n các chất
kiềm trong dung môi có tính cid h ngược lại.
Sự hòa tan chất tan từ các tế bào vỡ sẽ đư chất tan vào thẳng dịch chiết. Quá trình
tạo thành dịch chiết xảy ra nhanh vì dung môi không mất thời gi n đi tới chỗ chất tan và
dung dịch ng khi được tạo thành đã là một bộ phận của dịch chiết. Tuy nhiên, sự hoà tan
này không có tính chọn lọc, tất cả những chất t n được trong dung môi đều có mặt trong
dịch chiết. Sự hoà t n ả r trong các tế bào nguyên vẹn chỉ tạo nên dung dịch chất tan
bên trong tế bào. Sự hoà t n đơn thuần không đư chất tan trong tế bào vào dịch chiết.
2.2.2. Sự khuyếch tán
Khi cho dung môi tiếp xúc với các tiểu ph n dược liệu, ở những nơi dung môi tiếp
xúc với chất tan (các tế bào, còn nguyên hay bị vỡ) dung dịch có nồng độ c o hơn với
những nơi không hoặc ít tiếp xúc với chất tan tạo nên sự chênh lệch nồng độ. Quá trình
khuyếch tán xảy ra nhằm làm triệt tiêu sự chênh lệch nồng độ này. Các phân tử chất tan sẽ
di chuyển từ nơi có nồng độ cao tới nơi có nồng độ thấp hơn làm cho chất tan có mặt đồng
đều trong dung dịch.
Sự khuyếch tán trong dung dịch xả r được là do chuyển động nhiệt của phân tử
(chuyển động Brown) của chất t n cũng như của dung môi.

20
Các yếu tố chính ảnh hưởng đến quá trình khuyếch tán gồm:
1. Sự chênh nồng độ,
2. Nhiệt độ,
3. Ðộ nhớt của dung môi.
Sự khuyếch giúp tán thúc đẩy quá trình hoà tan và kéo chất tan từ các tế bào vỡ ra
khỏi tế ào đi vào dịch chiết.
2.3. Quá trình thẩm tích
Vách tế bào thực vật cấu tạo bằng cellulose và hemicellulose với những kênh bào
tương (pl smodesm t , còn được gọi đơn giản là các ống trao đổi) thông thương giữa các
tế bào (Hình 2).

Kho ng tế ào

Hình 2. Cấu tạo của vách tế bào thực vật

Các phân tử nhỏ như dung môi, các chất có phân tử lượng nhỏ có thể qua lại vách
tế bào dễ dàng thông qu các kênh ào tương, các ph n tử lớn hơn đi qu khó khăn hơn và
đôi khi cần những cơ chế vận chuyển chủ động. Việc di chuyển chất tan phân tử nhỏ qua
các kênh ào tương trong quá trình chiết xuất được thực hiện bởi sự khuyếch tán thụ động
theo gradient nồng độ.
Trong khuyếch tán qu các kênh ào tương, đường kính củ các kênh ào tương sẽ
quyết định kích thước và vận tốc của những chất có thể qua màng. Các chất có kích thước
nhỏ hơn các kênh ào tương (đ số các chất chuyển hóa bậc 2) sẽ đi qu dễ dàng trong khi
các phân tử lượng lớn (protein, polysaccharid v.v..) sẽ khó qu hơn và sẽ nằm lại trong tế
ào Như thế, sự thẩm tích làm cho quá trình hoà tan chiết xuất có tính chọn lọc hơn
Quá trình hoà tan chiết xuất giúp kéo các chất tan ra khỏi các tế bào còn nguyên
vẹn đi vào dịch chiết. So với sự hoà t n đơn giản, sự hòa tan chiết xuất xảy ra chậm hơn và
chọn lọc hơn
Các yếu tố chính ảnh hưởng tới quá trình thẩm tích gồm:
1. Sự chênh lệch nồng độ giữa bên trong và bên ngoài tế bào,
2. Cấu trúc của vách tế ào và kích thước tiểu ph n dược liệu,
3 Kích thước chất tan,
21
4. Nhiệt độ,
5. Ðộ nhớt của dung môi.
2.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG TỚI QUÁ TRÌNH CHIẾT XUẤT
2.3.1. Nguyên liệu
2.3.1.1. Bản chất của nguyên liệu
Bản chất của nguyên liệu đóng một vai trò rất lớn trong qúa trình chiết xuất. Bề dày
của vách tế ào, đường kính của ống tr o đổi là hai yếu tố quan trọng nhất.
Ðộ dày của vách tế bào hay chiều dài củ các kênh ào tương càng lớn càng lớn thì
quá trình hoà tan chiết xuất xảy ra càng chậm. Các nguyên liệu là gỗ quá trình chiết sẽ
chậm hơn các ngu ên liệu là lá hay cánh hoa.
Ðường kính các kênh ào tương càng lớn, các chất qua lại vách tế bào càng dễ
dàng. Quá trình chiết xuất càng xảy ra nhanh.
2.3.1.2. Mức độ chia nhỏ của nguyên liệu
Nguyên liệu càng được chia nhỏ, tỉ lệ của số tế bào nguyên vẹn so với số tế bào bị
“vỡ” giảm, quá trình hoà t n đơn giản tăng và thời gian khuyếch tán chất tan vào dịch chiết
giảm, thời gian thẩm thấu qua vách giảm làm cho quá trình chiết nh nh hơn
Tuy nhiên càng chia nhỏ nguyên liệu, tính chọn lọc của qúa trình càng giảm, dịch
chiết càng có nhiều “tạp chất” làm cho lượng cao chiết nhiều lên, thành phần phức tạp và
khó tách các chất hơn
2.3.1.3. Chất tan
Ðộ tan trong dung môi của chất tan càng lớn, quá trình chiết xảy ra càng nhanh.
Kích thước phân tử chất tan càng lớn, tốc độ khuyếch tán và khả năng qu vách tế bào
càng giảm.
Quá trình hoà tan một chất vào dung môi là quá trình solvat hóa chất đó, tạo nên
một lớp vỏ solvat bên ngoài phân tử chất tan và giúp cho chất t n “ph n tán” vào dung
dịch Năng lượng solvat hoá có ảnh hưởng nhiều đến khả năng và tốc độ hoà tan.
Năng lượng solv t hó là năng lượng cần thiết để phá vỡ các liên kết giữa các phân
tử chất tan trong pha rắn và tạo nên lớp vỏ dung môi. Cấu tạo của dung môi, sự gia nhiệt là
những yếu tố ảnh hưởng tới quá trình này.
Dạng thù hình của chất tan có ảnh hưởng nhiều đến tốc độ hoà tan. Các chất tồn tại
dưới dạng vô định hình sẽ hoà t n nh nh hơn do ề mặt tiếp xúc với dung môi lớn, lực liên
kết giữa các phân tử trong pha rắn nhỏ, dễ bị phá vỡ. Ðối với các dạng tinh thể, tốc độ hoà
tan phụ thuộc nhiều vào cấu trúc tinh thể. Các chất có nhiều nhóm có thể tạo các liên kết
hydro liên phân tử như h dro l, c r on l, c r o l, min, mid v v… sẽ khó tan trở lại

22
trong dung dịch khi được kết tinh. Ðặc biệt có những chất, liên kết hydro tạo nên giữa các
phân tử quá lớn sẽ rất khó tan. Ví dụ như các fl vonoid có nhiều nhóm h dro Dưới
dạng tinh thể, các chất này tạo nên các “pol mer” rắn khá bền vững nên rất khó tan. Muốn
hoà tan cần có sự gia nhiệt trong một thời gian dài.
Ða số các chất tan trong tế ào dược liệu đã phơi khô tồn tại dưới dạng vô định
hình trong một hỗn hợp gồm nhiều chất nên sự hoà tan xả r nh nh hơn so với dạng tinh
thể h đơn chất Tu nhiên cũng có trường hợp các chất khác làm cản trở sự hoà tan này
do tạo các phức hợp khó tan với chất tan (ví dụ các t nn t lk loid) h ngăn cản sự tiếp
xúc của dung môi với chất tan (chất béo khi chiết dược liệu nhiều chất béo với dung môi
phân cực, chất nhầy, protein khi chiết dược liệu với dung môi không phân cực).
2.3.2. Dung môi
2.3.2.1. Khả năng hoà tan của dung môi
Khả năng hoà t n của dung môi với chất tan càng lớn, quá trình hoà tan càng nhanh
làm cho quá trình chiết xả r nh nh hơn
Khả năng hoà t n các chất trong các dung môi khác nh u thì khác nh u và phụ
thuộc nhiều vào ản chất củ chất t n và củ dung môi Có những chất hoà t n tốt trong
dung môi nà nhưng lại hoà t n kém trong dung môi khác có đặc tính tương tự Có những
chất hoà t n vừ phải trong 2 dung môi khác nh u nhưng lại t n rất tốt trong hỗn hợp củ
h i dung môi nà v v…
Khả năng hoà t n chất tan của dung môi có thể dự đoán dự vào độ phân cực của
dung môi theo nguyên tắc “simili simili us solvuntur” dung môi ph n cực hoà tan các
chất phân cực, dung môi kém phân cực hoà tan các chất kém phân cực. Ðộ phân cực của
dung môi thường được đánh giá ằng hằng số điện môi. Hằng số điện môi càng lớn, dung
môi càng phân cực.
2.3.2.2. Ðộ nhớt của dung môi
Ðộ nhớt của dung môi càng thấp, khả năng thấm vào tế bào, sự khuyếch tán của
chất tan và dung môi xảy ra càng dễ dàng, quá trình chiết xảy ra càng nhanh.
2.3.2.3. Sự thấm dung môi qua vách tế bào
Vách tế bào thực vật là một màng th n nước. Ở trạng thái tươi, nước trên vách cũng
như trong tế ào ngăn cản không cho dung môi kém phân cực, ít t n trong nước thấm vào
tế bào hay tiếp xúc với chất tan làm quá trình chiết với các dung môi nà khó khăn hơn Ở
các tế bào khô, lớp nước ngăn cách nà đã mất đi nên quá trình chiết sẽ dễ dàng hơn

23
2.3.3. Kỹ thuật chiết
2.3.3.1. Sự chênh lệch nồng độ
Chênh lệch nồng độ càng lớn thì tốc độ khuyếch tán càng cao. Việc tăng lượng
dung môi hay sử dụng phương pháp chiết ngấm kiệt làm tăng sự chênh lệch nồng độ này
nên quá trình chiết xuất xả r nh nh hơn
2.3.3.2. Sự khuấy trộn
Sự khuấy trộn làm tăng quá trình c n ằng nồng độ của dung dịch bên ngoài các
tiểu ph n dược liệu bằng phương pháp cơ học. Sự chênh lệch nồng độ giữa trong và ngoài
tế ào tăng lên nên quá trình thẩm tích xả r nh nh hơn
Trong chiết xuất bằng phương pháp ng m, các chất tan từ trong tế bào khuyếch tán
ra làm cho nồng độ lớp dịch chiết ở ngay sát tiểu ph n dược liệu là cao nhất, càng xa tiểu
ph n dược liệu nồng độ càng giảm dần. Việc “giải toả” nồng độ của lớp dịch chiết ngay sát
tiểu ph n dược liệu chỉ do sự khuyếch tán nên sẽ rất chậm. Sự khuấy trộn sẽ làm cân bằng
nồng độ của dịch chiết bên ngoài các tiểu phân trở nên nh nh chóng hơn, giảm nồng độ
của lớp dịch chiết ngay sát tiểu ph n dược liệu làm cho quá trình chiết xuất xảy ra nhanh
hơn
2.3.3.3. Nhiệt độ
Tăng nhiệt độ làm tăng khả năng hoà t n của chất t n vào dung môi và đẩy nhanh
quá trình chiết xuất do làm tăng chu ển động nhiệt của phân tử và giảm độ nhớt của dung
môi dẫn tới tăng khả năng và tốc độ hoà t n, tăng quá trình khuếch tán làm cân bằng nồng
độ.
2.3.3.4. Áp suất
Tăng áp suất làm tăng tốc độ thấm dung môi vào nguyên liệu Thông thường sự
tăng áp suất nà thường đi kèm với việc tăng nồng độ dung dịch.
2.3.3.5. Các yếu tố khác
Chất trợ tan: Các chất diện hoạt, một khi được sử dụng trong chiết xuất có tác dụng
làm tăng tính thấm của chất tan, làm quá trình phân tán chất tan vào dung môi dễ dàng hơn
do đó làm đẩ nh nh quá trình chiết xuất.
Siêu âm và vi sóng: Siêu âm và vi sóng có tác dụng làm tăng chu ển động nhiệt của
các phân tử chất t n và dung môi, làm tăng nhiệt độ, tăng sự hoà t n và đẩ nh nh quá
trình khuếch tán

24
2.4. Ỹ TH ẬT TIẾN HÀNH
2.4.1. Các bƣớc tiến hành
2.4.1.1. Xác định các thông số chiết xuất
Một quy trình chiết xuất tối ưu là một qu trình mà trong đó tất cả các thông số
chiết xuất được tối ưu hó để đảm bảo:
- Chất lượng cao chiết tốt nhất: nhiều hoạt chất, ít các tạp chất, đặc biệt là những
tạp chất có ảnh hưởng nhiều tới chất lượng củ c o như làm hạn chế tác dụng, gây khó
khăn cho dạng bào chế, bảo quản hay ảnh hưởng tới cảm quan.
- Kinh tế nhất: lượng c o thu được lớn nhất trên một lượng dược liệu.
Các thông số cần được chú ý trong chiết xuất là:
+ Ðộ mịn củ dược liệu.
+ Loại dung môi.
+ Tỉ lệ dung môi/dược liệu.
+ Phương pháp chiết: phương pháp chiết (ngâm hay ngấm kiệt, chiết riêng lẻ)
Chuẩn bị nguyên vật liệu
a. Dược liệu
Dược liệu phải được xử lý thích hợp theo yêu cầu củ phương pháp chiết:
Chiết nguyên liệu tươi h chiết từ nguyên liệu khô.
Thuỷ phần thích hợp (nếu sử dụng các dung môi kém phân cực không tan trong
nước).
Kích thước nguyên liệu thích hợp. Tuỳ theo loại dược liệu (lá, hoa, vỏ thân, gỗ
v v…) dung môi sử dụng và các chất tan cần lấy.
Các cách xử lý nguyên liệu hỗ trợ (ủ men, ổn định, kiềm hóa, cid hó v v…)
b. Dung môi, hóa chất
Cần qu n t m tới mức độ tinh khiết của dung môi (tạp chất mang vào trong sản
phẩm, nếu cần có thể ử lý dung môi trước khi sử dụng) và giá thành của dung môi hóa
chất sử dụng.
2.4.1.2. Chiết xuất
a. Nạp nguyên liệu
Xử lý nguyên liệu, làm ẩm, nạp nguyên liệu v v…
b. Rút dịch chiết
Tốc độ rút dịch chiết, thể tích cần rút, các phương pháp ử lý khác (lắng, lọc, ép bã
v v…)

25
2.4.1.3. Thu hồi dung môi
Việc loại dung môi ra khỏi dịch chiết có thể được tiến hành bằng các phương pháp
như hơi ở nhiệt độ thường trên các khay rộng, hơi trên ếp cách thủ , chưng cất
loại dung môi ở áp suất thường hay áp suất giảm.
Tùy thuộc vào loại, bản chất của hoạt chất, điều kiện trang thiết bị mà chọn phương
pháp thích hợp. Cần chú ý tới những hoạt chất kém bền dễ bị phân huỷ bởi nhiệt độ, oxy
không khí, ánh sáng v v… h những yếu tố khác có trong dịch chiết ( cid, se v v…)
Dịch chiết được loại dung môi đến thể chất nhất định. Cao chiết thu được có thể
đư vào sử dụng ngay hoặc có thể cần xử lý thêm ở gi i đoạn tinh chế, phân lập.
2.4.2. Các phƣơng pháp chiết
Phân loại
Có nhiều cách phân loại, dựa vào những yếu tố khác nhau.
• Dựa vào nhiệt độ, có các phương pháp chiết sau:
- Chiết nóng.
- Chiết nguội (ở nhiệt độ thường).
• Dựa vào chế độ làm việc có các phương pháp chiết sau:
- Gián đoạn.
- Bán liên tục.
- Liên tục.
• Dựa vào chiều chuyển động tương hỗ giữ h i ph , có các phương pháp:
- Ngược dòng.
- Xuôi dòng.
- Chéo dòng.
• Dựa vào áp suất làm việc, có các phương pháp chiết ở:
- Áp suất thường (áp suất khí quyển).
- Áp suất giảm (áp suất chân không).
- Áp suất cao (làm việc có áp lực).
• Dựa vào trạng thái làm việc củ h i ph , có các phương pháp chiết sau:
- Ngâm.
- Ngấm kiệt.
• Dựa vào những biện pháp k thuật đặc biệt
Có thể làm rút ngắn được thời gian chiết bằng các phương pháp chiết sau:
- Phương pháp siêu m
- Phương pháp tạo dòng xoáy.
- Phương pháp mạch nhịp...
26
2.4.2.1. Chiết các nguyên liệu tươi
Với các mô sống củ động vật h các dược liệu mỏng m nh như lá, ho người ta
có thể chiết nhanh các chất trong tế bào với các dung môi nước hoặc th n nước bằng cách
xay nhỏ mô động thực vật trong dung môi.
Nguyên liệu được cắt nhỏ, ngâm ngập trong dung môi và được xay nhỏ bằng một
cánh khuấy quay với tốc độ rất cao (khoảng 10.000 vòng/phút) trong một thời gian ngắn
khoảng 5-10 phút. Với tốc độ nà , các mô được phân tán rất nhỏ, tế bào bị vỡ và các chất
t n đi thẳng từ dịch tế bào vào dịch chiết chủ yếu bằng quá trình hoà tan. Sự thẩm thấu,
nếu có cũng chỉ đóng v i trò thứ yếu.
Với cách chiết này, toàn bộ các chất trong tế bào gồm cả các chất chuyển hóa bậc II
lẫn các chất đại phân tử đều có mặt trong dịch chiết. Cách chiết này có lợi khi nghiên cứu
các protein, các chất mà hoạt tính sinh học phụ thuộc vào cấu trúc lập thể thứ cấp của phân
tử. Trong nghiên cứu dược liệu, để hạn chế hoạt động của các enzym có thể làm th đổi
cấu trúc các chất và hạn chế các tạp chất như protein, pol s cch rid, dung môi sử dụng có
thể là cồn hay aceton.
Quá trình chiết nà do được thực hiện bằng máy khuấy có tốc độ c o nên được
cũng được gọi là turbo-extraction.
Các phƣơng pháp chiết xuất gián đoạn
2.4.2.2. Phương pháp ngâm
Ngâm là một phương pháp chiết gián đoạn trong đó toàn ộ lượng dung môi được
tiếp úc đồng thời với toàn bộ lượng dược liệu trong những dụng cụ thích hợp. Quá trình
chiết xuất xảy ra ở mọi điểm trong thiết bị chiết là như nh u và dịch chiết được rút ra khỏi
thiết bị cùng một lúc. Quá trình ngâm này có thể được lập lại thêm 1 hay vài lần để chiết
kiệt hoạt chất trong dược liệu.
Sự khuấy trộn, các yếu tố phụ trợ như nhiệt độ, siêu âm, vi sóng, chất diện hoạt
v v… có thể được sử dụng để gi tăng quá trình chiết.
a. Phương pháp ngâm lạnh
Trong phương pháp ng m lạnh, dược liệu được ngâm với dung môi ở nhiệt độ
phòng. Thời gi n ng m ình thường không dưới 12 giờ với các dược liệu mỏng manh hay
dược liệu đã nhỏ để đảm bảo quá trình chiết được căn ản hoàn tất. Trong thời gian
này, cân bằng về nồng độ hoạt chất giữa bên trong và bên ngoài thành tế ào được thiết lập
và quá trình thẩm thấu sẽ kết thúc. Thời gian ngâm có thể kéo dài hơn, từ một đến nhiều
ngà , tù theo dược liệu, loại dung môi và yêu cầu chiết xuất.

27
b. Phương pháp ngâm nóng
Phương pháp ng m nóng là phương pháp ng m được thực hiện ở nhiệt độ c o hơn
nhiệt độ phòng nhưng dưới nhiệt độ sôi của dung môi.
Do có sự gia nhiệt nên quá trình chiết xả r nh nh hơn, dịch chiết thu được có
nồng độ c o hơn và ít tốn dung môi hơn
Quá trình hãm trong y học cổ truyền và trong cuộc sống hàng ngày (hãm thuốc,
hãm trà) chính là quá trình ngâm nóng với dung môi là nước Chưng cũng có thể coi là một
biến thể củ phương pháp nà Các dụng cụ chiết đặc biệt cho phương pháp nà ở quy mô
vừa và nhỏ là Soxhlet và Kumagawa.
c. Chiết bằng Soxhlet và Kumagawa
Là phương pháp ng m nóng nhiều lần với một lượng nhỏ dung môi. Kumagawa
cho phép chiết ở nhiệt độ gần với nhiệt độ sôi của dung môi còn Soxhlet thực ra gần với
phương pháp ng m lạnh hơn
Ưu điểm:
Lượng dung môi sử dụng nhỏ mà vẫn có thể chiết kiệt được hoạt chất.
Nhược điểm:
Khó thực hiện cho một lượng lớn dược liệu Thông thường, chỉ dùng để chiết trong
phòng thí nghiệm hoặc quy mô pilot.
Không khuấy trộn được trong quá trình chiết xuất.
d. Chiết bằng dung môi ở nhiệt độ sôi
Là phương pháp ng m được thực hiện ở nhiệt độ sôi của dung môi.
Do được chiết ở nhiệt độ sôi của dung môi nên khả năng hoà tan của chất tan vào
dung môi thường là cao nhất và quá trình hoà tan xảy ra nhanh.
Nhược điểm củ phương pháp là quá trình chiết phải được thực hiện trong các thiết
bị thích hợp, trong nhiều trường hợp phải có bộ phận ngưng tụ dung môi và phải gia nhiệt.
Các phương pháp sắc, hầm hay nấu cao trong y học cổ truyền là phương pháp chiết
với dung môi ở nhiệt độ sôi với dung môi là nước.
Với các dung môi khác, dụng cụ chiết cần có bộ ph n ngưng tụ dung môi nên cũng
được gọi là phương pháp chiết hồi lưu
Ưu điểm:
Đ là phương pháp đơn giản nhất, dễ thực hiện, thiết bị đơn giản, rẻ tiền.
Nhược điểm:
- Nhược điểm chung củ phương pháp chiết xuất gián đoạn: năng suất thấp, thao
tác thủ công (gi i đoạn tháo bã và nạp liệu).
- Nếu chỉ chiết một lần thì không chiết kiệt được hoạt chất trong dược liệu.
28
- Nếu chiết nhiều lần thì dịch chiết loãng, tốn dung môi, tốn thời gian chiết.
2.4.2.3. Chiết ng phương pháp ngấm kiệt
Ngấm kiệt (Percolation) là một phương pháp chiết liên tục trong đó dung môi được
đi qu dược liệu theo một hướng nhất định, với một tốc độ nhất định. Quá trình hoà tan xảy
r trong phương pháp ngấm kiết không giống nhau trong toàn bộ khối dược liệu mà theo
gradient nồng độ, dung môi/dịch chiết đi từ nơi dược liệu có lượng hoạt chất thấp tới nơi
có lượng hoạt chất c o hơn
Do quá trình chiết xảy ra theo gradient nồng độ nên quá trình chiết xảy ra triệt để
hơn, lượng dung môi sử dụng ít hơn phương pháp ng m và dược liệu được chiết kiệt hơn
Các yếu tố phụ trợ như nhiệt độ, chất diện hoạt v v… có thể được sử dụng để gia
tăng quá trình chiết.
Quá trình ngấm kiệt được thực hiện trong bình chiết được gọi là bình ngấm kiệt
(percolator). Hình dạng, cấu tạo và kích thước của bình ngấm kiệt có thể th đổi tuỳ theo
mục đích sử dụng nhưng thông thường phần thân chính của bình ngấm kiệt có dạng hình
nón cụt có thể kín và có v n điều chỉnh lưu lượng ở một đầu hay có nắp kín với v n điều
chỉnh ở cả h i đầu.
Quá trình ngấm kiệt có thể được tiến hành dưới nhiệt độ thường hay ở nhiệt độ cao
hơn nhiệt độ phòng nhưng dưới nhiệt độ sôi của dung môi (ngấm kiệt nóng) Bình được
thiết kế với bộ phận gia nhiệt và bảo ôn, dung môi được đư vào ình ở nhiệt độ cao.
Có thể thực hiện ngấm kiệt và rút kiệt địch chiết trên từng bình ngấm kiệt riêng lẻ
hay kết hợp nhiều bình ngấm kiệt nối tiếp với nhau (ngấm kiệt ngược dòng). Trong ngấm
kiệt ngược dòng, hệ thống được bố trí sao cho dịch chiết loãng của bình chiết trước sẽ là
dung môi đầu cho bình chiết sau và mỗi bình chỉ lấy ra một lượng dịch chiết đậm đặc nhất
định. Với ngấm kiệt ngược dòng, lượng dịch chiết thu được từ mỗi bình luôn nhỏ hơn
nhiều và có nồng độ cao nhất so với ngấm kiệt từng bình riêng lẻ mà vẫn đảm bảo chiết
kiệt dược liệu.
Ưu điểm:
- Dược liệu được chiết kiệt.
- Tiết kiệm được dung môi (tái ngấm kiệt).
Nhược điểm:
- Có nhược điểm chung củ phương pháp chiết xuất gián đoạn: năng suất thấp, lao
động thủ công.
- Cách tiến hành phức tạp hơn so với phương pháp ng m
- Tốn dung môi (ngấm kiệt đơn giản).

29
2.4.2.4. Phương pháp chiết xuất bán liên tục
(Còn gọi là phương pháp chiết xuất nhiều bậc, phương pháp chiết ngược dòng
tương đối h phương pháp chiết ngược dòng gián đoạn).
• Sơ đồ
Phương pháp nà có sử dụng một hệ thống thiết bị gồm nhiều bình chiết khác nhau,
có thể mắc thành một dãy từ 4-16 bình chiết nối tiếp nhau. ở đ , quá trình coi như là
ngược chiều tương đối vì thực tế dược liệu không chuyển động.
• Tiến hành:
Lúc đầu, dược liệu và dung môi được nạp vào trong tất cả các thiết bị, dược liệu
được ngâm vào dung môi trong một khoảng thời gi n ác định (tuỳ thuộc vào dược liệu và
dung môi) Lúc nà dược liệu và dung môi đều không chuyển động S u đó dịch chiết
được chuyển tuần tự từ thiết bị này sang thiết bị khác. Hệ thống tổ hợp kín các bình chiết
nà cho phép đóng ngắt một cách có chu kỳ một trong những thiết bị ra khỏi hệ thống tuần
hoàn, cho phép tháo ã dược liệu ở ình đã được chiết kiệt rồi nạp dược liệu mới S u đó,
thiết bị này lại được đư vào hệ thống tuần hoàn và dịch chiết đậm đặc nhất được dẫn qua
nó mà dịch chiết này vừ đi qu tất cả các thiết bị còn lại. Tiếp theo, lại đóng ngắt một thiết
bị kế tiếp mà trước đó dung môi mới vừ được dẫn qua. Số thiết bị càng nhiều thì quá trình
xảy ra càng gần với quá trình liên tục. ở đ , ã dược liệu trước khi ra khỏi hệ thống thiết
bị sẽ được tiếp xúc với dung môi mới nên dược liệu sẽ được chiết kiệt. Dịch chiết trước khi
ra khỏi hệ thống sẽ được tiếp xúc với dược liệu mới nên dịch chiết thu được sẽ đậm đặc
nhất Như vậy có thể nói quá trình xảy ra theo nguyên tắc: "dung môi mới tiếp xúc với
dược liệu cũ và dược liệu mới tiếp xúc với dung môi cũ" Trong phương pháp nà , quá
trình xảy ra gần với quá trình ngược chiều, do đó phương pháp nà còn được gọi là phương
pháp chiết ngược chiều tương đối.
• Ưu điểm (so với phương pháp chiết gián đoạn)
- Dịch chiết đậm đặc.
- Dược liệu được chiết kiệt.
• Nhược điểm:
- Hệ thống thiết bị cồng kềnh, chiếm nhiều diện tích lắp đặt.
- Vận hành phức tạp.
- Thao tác thủ công.
- Không tự động hoá quá trình được.
2.4.2.5. Phương pháp chiết xuất liên tục
• Tiến hành:

30
Phương pháp nà được thực hiện trong những thiết bị làm việc liên tục. ở đ dược
liệuvà dung môi liên tục được đư vào và chu ển động ngược chiều nhau trong thiết bị.
Dược liệu di chuyển được trong thiết bị là nhờ những cơ cấu vận chuyển chuyên dùng khác
nhau. Dịch chiết trước khi ra khỏi thiết bị được tiếp xúc với dược liệu mới nên dịch chiết
thu được đậm đặc Bã dược liệu trước khi ra khỏi thiết bị được tiếp xúc với dung môi mới
nên ã dược liệu được chiết kiệt.
So với phương pháp chiết gián đoạn thì phương pháp chiết liên tục có những ưu
nhược điểm sau:
• Ưu điểm:
- Năng suất làm việc cao, tiết kiệm thời gian chiết.
- Không phải l o động thủ công (tháo bã, nạp liệu).
- Dịch chiết thu được đậm đặc.
- Dược liệu được chiết kiệt.
- Dung môi ít tốn kém.
- Có thể tự động hoá, cơ giới hoá được quá trình.
• Nhược điểm:
- Thiết bị có cấu tạo phức tạp, đắt tiền.
- Vận hành phức tạp.
2.4.2.6. Các phương pháp chiết hác
Ngoài các ký thuật chiết cổ điền như trên, trong thực tế người ta còn dùng các k
thuật hỗ trợ khác để đẩ nh nh quá trình hò t n như chiết uất sử dụng siêu m, chiết uất
sử dụng vi sóng, chiết dưới áp suất h sử dụng các dung môi đặc biệt để chiết như chiết
chất lỏng tới hạn
2.4.3. Tinh chế và phân lập
Mục đích củ các phương pháp tinh chế và phân lập là loại bớt các tạp chất trong
cao chiết b n đầu để thu được các cao chiết tinh chế, các ph n đoạn giàu hoạt chất hay các
chất tinh khiết phù hợp với mục đích của việc chiết xuất.
Các nhóm phương pháp h được sử dụng là: nhóm các phương pháp vật lý kinh
điển, nhóm các phương pháp hoá học và nhóm các phương pháp sắc ký.
2.4.3.1. Phương pháp vật lý
a. Hấp phụ
Sử dụng các chất hấp phụ như th n hoạt, celite v v… để loại các chất màu, các chất
keo trong dung dịch.

31
b. Chưng cất, thăng hoa
Tách riêng hoặc loại bỏ các chất hơi, thăng ho , lôi cuốn được theo hơi nước.
Các phương pháp chưng cất ph n đoạn được dùng để tách các cấu tử tinh dầu.
Thăng ho có thể áp dụng cho một số chất như các coum rin, nthr quinon tự do, cafein
v v…
c. Kết tủa và kết tinh phân đoạn
Là phương pháp h được áp dụng để loại các tạp chất có hàm lượng nhỏ trong
dịch chiết, làm giàu thành phần chính.
Việc kết tủa, kết tinh ph n đoạn nay có thể được thực hiện bằng các phương pháp
th đổi nồng đo, nhiệt độ dung dịch h độ phân cực của dung môi hoà tan.
2.4.3.2. Phương pháp hóa học
là phương pháp dùng các phản ứng hoá học tạo ra sự khác biệt giữa các hoạt chất
và các tạp chất và dựa vào sự khác nh u đó để tách riêng chúng.
Sự khác nhau có thể là độ tan, nhiệt độ nóng chả h hơi v v…
a. Loại tạp bằng phản ứng hóa học
Có thể sử dụng các phản ứng chuyên biệt của các nhóm hoạt chất để loại chúng
khỏi dịch chiết bằng cách tạo tủ như:
- Kết tủa tannin bằng bột da hay dung dịch protein.
- Loại các hợp chất phenol bằng chì acetat kiềm.
- Loại các ortho-diphenol bằng chì acetat trung tính.
- Tách riêng các hợp chất phenol dưới dạng t n trong nước bằng dung dịch kiềm.
- Tách riêng các alkaloid bằng cách tủa với các thuốc thử chung của alkaloid.
- Tách riêng các alkaloid khỏi các chất tan trong dung môi hữu cơ ằng nước acid.
- Tách riêng các alkaloid ra khỏi các chất t n trong nước bằng dung môi hữu cơ
trong môi trường kiềm.
- Loại các polymer tự nhiên trong dịch chiết nước (chất nhầy, protein) bằng cách
kết tủa với cồn c o độ.
- Kết tủa saponin bằng ether, ceton v v…
b. Tách các chất bằng cách tạo dẫn chất
Acetyl hoá các cấu tử của tinh dầu có nhóm OH và tách chúng ra khỏi hỗn hợp
bằng chưng cất ph n đoạn.
2.4.3.3. Phương pháp sắc ký
Các phương pháp sắc ký là phương pháp thường được dùng nhất hiện nay trong
tinh chế và phân lập các chất từ dịch chiết dược liệu, đăc iệt là ở quy mô phòng thí
nghiệm và pilot.
32
Tất cả các phương pháp sắc ký điều chế đều được sử dụng Trong đó thông dụng
nhất là các k thật sắc ký cột (sắc ký cột kinh điển, các k thuật sắc ký cột dưới áp xuất
thấp khác (như FC, VLC v v…), MPLC và HPLC điều chế.
Tất cả các loại ph tĩnh với các cơ chế khác nh u đều có thể được sử dụng - riêng lẻ
hay phối hợp: hấp phụ, phân bố, rây phân tử, tr o đổi ion, phân bố lỏng-lỏng v v…

33

You might also like