You are on page 1of 117

Chương 1

ĐẠI CƯƠNG VỀ THỰC VẬT DƯỢC


MỤC TIÊU:
1. Trình bày được vai trò của thực vật đối với thiên nhiên và ngành Dược
2. Trình bày được các phần của thực vật dược và ý nghĩa.

NỘI DUNG
1. Vai trò của thực vật
1.1 Với thiên nhiên và đời sống con người
Thực vật là một bộ phận của sinh giới bao gồm nhiều cơ thể sống khác nhau
nhưng có một đặc tính chung cơ bản là khả năng tự dưỡng của chúng. Đặc điểm này làm
cho thực vật khác với các loài sinh vật khác như động vật, nấm và đa số vi khuẩn. Cũng
chính nhờ có khả năng tự dưỡng mà thực vật có vai trò rất quan trọng trong thiên nhiên
và trong đời sống con người.
Thực vật đóng vai trò quan trọng trong hệ thống sinh giới, chúng vô cùng phong
phú và đa dạng. Ở các môi trường khác nhau thì có các loài thực vật khác nhau sinh
sống. Sự sống của con người được duy trì là phần lớn phụ thuộc vào sự tồn tại của các
loài thực vật. Thực vật có vai trò cung cấp oxy cho sự sống của con người và động vật,
đồng thời chúng cũng hấp thụ carbonic như một máy lọc không khí, tạo môi trường
không khí trong lành.
Mỗi năm, tất cả các cây xanh trên Trái Đất lấy của khí quyển một lượng khí
carbonic rất lớn khoảng 1,3 x 1010 tấn, chiếm 1/5 của toàn bộ lượng carbonic có trong
khí quyển. Như vậy, nếu lượng khí carbonic không được bổ sung thì chỉ sau 50 năm khí
quyển sẽ hết lượng khí cacbonic và quang hợp sẽ bị đình chỉ. Trong thiên nhiên, lượng
khí carbonic luôn luôn được bổ sung bởi sự hô hấp, sự đốt cháy, sự lên men và sự phun
trào của núi lửa. Nhưng nếu khí carbonic đó không bị tiêu thụ trong quang hợp thì chẳng
bao lâu các sinh vật trên Trái Đất sẽ bị thiếu oxy và chết. Nhờ có quang hợp của cây
xanh mà oxy được trả lại cho khí quyển.
Quang hợp của cây xanh còn tạo ra nhiều hợp chất hữu cơ như glucit, lipit và
protein, cung cấp thức ăn cho người, động vật và là nguyên liệu cho công nghiệp. Thực
vật còn cung cấp một số sản phẩm như tinh bột, đường, dầu béo, vitamin, các loại thuốc
chữa bệnh, các nguyên liệu dùng trong công nghiệp như: cao su, nhựa, tanin, sợi, gỗ,
thuốc nhuộm và nhiều vật liệu xây dựng, trang trí...
Ngoài ra, thực vật còn đóng vai trò là sinh vật sản xuất cung cấp thức ăn cho các
loài động vật, là mắc xích quan trọng trong chuỗi và lưới thức ăn, tạo sự cân bằng trong
hệ sinh thái.
1.2 Đối với ngành Dược
Từ xưa loài người đã biết sử dụng các cây cỏ hoang dại để làm thuốc chữa bệnh.
Người Neanderthan cổ ở Irap từ 60.000 năm trước đã biết sử dụng một số cây cỏ để
chữa bệnh như: Cỏ thi(Achillea millefolium), Cúc bạc…Người Ai Cập cách đây 3.600
năm trước đã biết dùng trên 700 cây thuốc: Lô hội(Aloe vera), Gai dầu (Cannabis
sativa)…Trong y học cổ truyền dân tộc ta dùng nhiều vị thuốc có nguồn gốc thực vật
như: ngải cứu, ích mẫu, mã đề, tía tô, kinh giới…
Hiện nay, y học cổ truyền đóng vai trò to lớn trong chăm sóc sức khỏe, phòng
chữa bệnh, đặc biệt là các nước nghèo, đang phát triển và có truyền thống sử dụng cây
cỏ làm thuốc.
1
Thực vật học giúp ta xác định tên cây, nghiên cứu cấu tạo, kiểm tra chất lượng
của các nguyên liệu làm thuốc có nguồn gốc từ thực vật. Từ đó có kế hoạch trồng trọt,
di thực và khai thác các cây dùng làm thuốc chữa bệnh và xuất khẩu.
Như vậy, thực vật đóng vai trò hết sức quan trọng đối với sự sống của mọi sinh
vật và hoạt động kinh tế của loài người nên chúng ta phải có trách nhiệm tích cực bảo
vệ thiên nhiên nói chung và cây xanh nói riêng để đảm bảo cân bằng sinh thái môi
trường.
2. Các phần của thực vật dược
Hình thái học thực vật: chuyên nghiên cứu về hình dạng bên ngoài của các cây
để phân biệt được cây thuốc hoặc các dược liệu chưa chế biến, nó cũng là cơ sở cho môn
Hệ thống học thực vật.
Giải phẫu học thực vật: chuyên nghiên cứu cấu tạo vi học bên trong của cây để
kiểm nghiệm được các vị thuốc đã cắt vụn hoặc tán thành bột phát hiện ra sự nhầm lẫn
hoặc giả mạo
Hai môn cơ sở của giải phẫu học thực vật là Tế bào học thực vật nghiên cứu về
các tế bào và Mô học thực vật nghiên cứu về các mô thực vật.
Sinh lý học thực vật: chuyên nghiên cứu các quá trình hoạt động sinh trưởng của
cây và sự tạo thành các hoạt chất trong cây thuốc; qua đó biết cách trồng, thời vụ thu hái
khi bộ phận dùng làm thuốc của cây chứa nhiều hoạt chất nhất để tăng hiệu quả chữa
bệnh.
Hệ thống học thực vật: chuyên nghiên cứu về cách sắp xếp các thực vật thành
từng nhóm dựa vào hệ thống tiến hóa của thực vật nên dễ nhớ đặc điểm của các cây,
phương hướng nghiên cứu cây thuốc và biết được sự tiến hóa chung của thực vật.
Sinh thái học thực vật: chuyên nghiên cứu quan hệ giữa thực vật với các yếu tố
của môi trường xung quanh. Mỗi cây có hình dạng và cấu trúc thích nghi với hoàn cảnh
như thổ nhưỡng, khí hậu, độ ẩm, nhiệt độ, ánh sáng…để trồng và di thực cây thuốc.
Địa lý học thực vật: chuyên nghiên cứu về sự phân bố thực vật trên trái đất và
thành phần của đất đáp ứng cho từng loại cây thuốc.
Ngoài ra còn một số phần khác như : Cổ sinh thực vật, Phôi sinh học thực vật, Di
truyền học, Phấn hoa học,…để áp dụng vào ngành Dược.
3. Quan hệ của môn học thực vật với các môn học khác
Để có nguồn dược liệu làm thuốc, ngoài cách thu hái bền vững từ tự nhiên còn
cần phải trồng trọt chúng. Muốn vậy phải hiểu biết về nơi sống, đặc điểm sinh lý, điều
kiện sinh thái, cách trồng trọt, thu hái sơ chế, bảo quản. Các hoạt động này liên quan
đến môn học ngành nông, lâm nghiệp.
Do đối tượng phục vụ là con người, dược liệu làm thuốc cần đạt các tiêu chuẩn
khắt khe về thành phần, hàm lượng. Điều này liên quan đến môn Dược liệu học, Hóa
thực vật, Phân tích.
Mỗi cây thuốc hiển nhiên cần biết bộ phận dùng, tác dụng, cách dùng, liều dùng
nhằm mang lại hiệu quả điều trị và chăm sóc sức khỏe cao nhất. Nội dung này liên quan
đến các môn: Dược lí học, Thực vật dân tộc, Dược liệu học, Dược cổ truyền.
Do là một tài nguyên đặc biệt, việc bảo tồn và phát triển cây thuốc liên quan đến
các lĩnh vực quản lí, kinh tế, xã hội và nhân văn, cần sự hỗ trợ của các ngành, các nhà
khoa học như: Quản lí, Kinh tế tài nguyên, Xã hội học, Dân tộc học…

2
LƯỢNG GIÁ

Trả lời các câu sau bằng cách điền từ, cụm từ thích hợp vào chỗ trống (…):
1. Thực vật dược là một ..... bao gồm nhiều cơ thể sống khác nhau nhưng có một đặc
tính chung cơ bản là khả năng tự dưỡng của chúng.
2. Thực vật học giúp ta ...... của các nguyên liệu làm thuốc có nguồn gốc từ thực vật.
A. ...................
B. ..................
C. ..................
Phân biệt đúng sai các câu sau bằng cách đánh dấu vào chữ A (cho câu đúng) và
chữ B (cho câu sai):
1. Từ xưa loài người đã biết sử dụng các cây cỏ hoang dại để làm thuốc A–B
chữa bệnh.

2. Mỗi năm cây xanh trên trái đất lấy một lượng khí carbonic chiếm 1/5 A–B
lượng khí carbonic trong khí quyển.

3. Sinh thái học thực vật chuyên nghiên cứu về sự phân bố thực vật trên A–B

trái đất.
A-B
4. Hệ thống thực vật học chuyên nghiên cứu các quá trình hoạt động, sinh
trưởng của cây.
Chọn giải pháp đúng nhất cho các câu sau bằng cách đánh dấu vào đầu giải pháp
mà bạn lựa chọn:

1. Địa lý học thực vật chuyên nghiên cứu về:


A. Sự phân bố thực vật trên trái đất
B. Quá trình hoạt động sinh trưởng của cây
C. Quan hệ của thực vật với các yếu tố của môi trường xung quanh
D. Cách sắp xếp các thực vật thành từng nhóm

2. Thực vật có vai trò cung cấp:


A. Oxy
B. Carbonic
C. Nước
D. Không khí
3. Thực vật học giúp chúng ta xác định:
A. Tên cây, sự sinh trưởng, kiểm tra chất lượng
B. Tên cây, nghiên cứu cấu tạo, phân loại
C. Tên cây, phân loại, kiểm tra chất lượng
D. Tên cây, nghiên cứu cấu tạo, kiểm tra chất lượng
4. Hình thái học của thực vật chuyên nghiên cứu về:
A. Hình dạng bên trong của của các cây
B. Hình dạng bên ngoài của của các cây
C. Quá trình hoạt động sinh trưởng của cây
D. Sự phân bố thực vật trên trái đất
5. Giải phẫu học thực vật chuyên nghiên cứu về:
A. Quá trình hoạt động sinh trưởng của cây
3
B. Cách sắp xếp các thực vật thành từng nhóm
C. Cấu tạo vi học bên trong của cây
D. Hình dạng bên ngoài của cây
6. Sinh lý học thực vật chuyên nghiên cứu:
A. Cách sắp xếp các thực vật thành từng nhóm
B. Sự phân bố thực vật trên trái đất
C. Cấu tạo vi học bên trong của cây
D. Quá trình hoạt động sinh trưởng của cây
7. Hệ thống học thực vật chuyên nghiên cứu về:
A. Cách sắp xếp các thực vật thành từng nhóm
B. Hình dạng bên ngoài của cây
C. Quá trình hoạt động sinh trưởng của cây
D. Sự phân bố thực vật trên trái đất
8. Sinh thái học thực vật chuyên nghiên cứu về:
A Quá trình hoạt động sinh trưởng của cây
B. Cấu tạo bên ngoài vi học bên trong của cây
C. Quan hệ của thực vật với các yếu tố của môi trường xung quanh
D. Hình dạng bên ngoài của cây
Trả lời các câu hỏi sau:
1. Trình bày vai trò của thực vật đối với thiên nhiên và đời sống con người.
2. Trình bày vai trò của thực vật đối với ngành Dược.
3. Trình bày được các phần của thực vật dược.
4. Trình bày được mối quan hệ của môn thực vật dược với các môn học khác.

4
Chương 2
TẾ BÀO VÀ MÔ THỰC VẬT

MỤC TIÊU
1. Trình bày được hình dạng, kích thước, các phần và vẽ được sơ đồ cấu tạo của
một tế bào thực vật
2. Trình bày được khái niệm và phân loại được mô thực vật (đặc điểm chính, chức
năng và hình thái của các loại mô thực vật).

NỘI DUNG:
1. TẾ BÀO THỰC VẬT
Tế bào thực vật là đơn vị cấu tạo giải phẫu sinh lý cơ bản của các cơ thể thực
vật.
1.1. Số lượng, hình dạng, kích thước tế bào thực vật
1.1.1 Số lượng
Cơ thể thực vật có khi chỉ cấu tạo bởi một tế bào gọi là cơ thể đơn bào (tảo cầu,
men bia..). Nhưng thông thường cơ thể thực vật cấu tạo bởi nhiều tế bào gọi là cơ thể đa
bào (trong 1 lá cây có gần 20 triệu tế bào). Một vài trường hợp như tảo không đốt
(Vaucheria spp), nấm mốc (Mucor) có cấu tạo cộng bào (cơ thể gồm nhiều tế bào thông
nhau, không phân biệt vách ngăn giữa chúng).
1.1.2 Hình dáng
Các tế bào thực vật có hình dạng rất khác nhau tùy thuộc vào từng loài và từng mô
thực vật. Ví dụ: rong tiểu cầu (Chlorella sp.) có tế bào hình cầu, tế bào men bia hình
trứng, tế bào ruột có hình bấc hình ngôi sao; còn đa số tế bào có hình khối nhiều mặt,
hình thoi, hình chữ nhật…

Hình 7.1 Một vài dạng tế


bào thực vật
a. Tảo tiểu cầu
b. Tảo Chlamydomonas;
c. Một vài dạng tế bào ở
các mô thực vật bậc cao

1.1.3 . Kích thước


Kích thước các tế bào thực vật biến đổi rất nhiều ở các loại mô cũng như các loài
thực vật khác nhau. Đa số tế bào có kích thước hiển vi, mắt thường không nhìn thấy
được, trừ một số tế bào rất lớn mắt thường trông thấy dễ dàng như: tép bưởi, sợi
đay…Kích thước trung bình vủa tế bào mô phân sinh thực vật cao là 10-30μm (vi khuẩn
vào khoảng vài μm, đối với virus thì kính hiển vi quang học cực mạnh cũng không phân
biệt được.

5
1.2. Cấu tạo của tế bào thực vật
Trên kính hiển vi quang học và điện tử đã xác định rằng tế bào thực vật cũng như
tế bào động vật, trong đa số trường hợp đều có cấu trúc rõ rệt, có nghĩa là luôn được cấu
tạo nên từ một số thành phần.

Hình 7.2. Sơ đồ cấu tạo tế bào thực vật - Cấu tạo nhân
1.2.1 Thể nguyên sinh (chất nguyên sinh):
Đây là phần nội dung của tế bào trừ nhân, được bao quanh bởi vách tế bào, thành
phần gồm: chất tế bào, các thể sống nhỏ (thể tơ, thể ribo, thể golgi, thể lạp), thể vùi (tinh
thể, dầu, alơron, tinh bột) và không bào.
1.2.1.1 Chất tế bào : là thành phần cơ bản của một tế bào, thành phần bắt buộc, tại đây
xảy ra những quá trình tiêu biểu cho hoạt động sống của tế bào. Bao gồm hệ thống màng:
màng chất nguyên sinh (màng ngoài), màng không bào (màng trong), hệ thống lưới nội
chất, các sợi liên bào và một hỗn hợp chất nền không có cấu trúc hằng định.
a. Tính chất vật lý của chất tế bào
Chất tế bào là một khối chất quánh, nhớt, có tính đàn hồi, trong suốt không màu
trông giống như lòng trắng trứng. Chất tế bào không tan trong nước, khi gặp nhiệt độ
50-60°C chúng mất khả năng sống (trừ chất tế bào ở hạt khô, quả khô có thể chịu được
tới 80-105°C).
Trạng thái keo của chất tế bào được cấu tạo bởi những phân tử nhỏ gọi là mixen
keo. Các mixen mang điện tích cùng dấu sẽ đẩy nhau và gây chuyển động hỗn loạn
(chuyển động Brown). Các mixen này không tan trong nước thành dung dịch thật mà
chúng phân tán tạo thành dung dịch giả.
b) Thành phần hóa học của chất tế bào
Thành phần hóa học của chất tế bào rất phức tạp và không ổn định. Các nguyên
tố chính là C, H, N, O và một số thành phần vi lượng như: P, Co, Mg, K, Na, Cl, Fe, Zn,
Al…Phần lớn các thành phần là sản phẩm của quá trình trao đổi (dự trữ, bài tiết..) mà
không phải là chất sống. Các chất chính tham gia thành phần của chất tế bào là Protid,
Lipid, glucid, nước .
Nước: Chiếm khoảng 80% khối lượng chất tế bào. Nước cần thiết cho 2 quá trình
thủy phân và oxy hóa thường xuyên xảy ra trong tế bào.
Có 2 dạng nước: Nước liên kết bao quanh các phân tử keo, duy trì độ bền của keo
chất tế bào, không đóng vai trò dung môi; Nước tự do là môi trường thực hiện mọi quá
trình sinh hóa trong tế bào, chiếm phần lớn khối lượng nước trong tế bào.
6
Protein: Chiếm 1 tỉ lệ không lớn nhưng đóng vai trò rất quan trọng. Protein là
chất cơ bản của quá trình sống . Có 2 loại protein: protein đơn giản va protein phức tạp.
- Protein đơn giản: Bao gồm các nguyên tố C, H, O, N, đôi khi có thêm cả S và
P. Các axit amin trong protein đơn giản không sắp xếp trên mặt phẳng ngang mà nằm
trong không gian 3 chiều, có dạng bện xoắn. Trong thiên nhiên, người ta đã biết hơn 80
loại acid amin, nhưng trong các protein thực vật thường gặp khoảng 20 – 22 loại.
- Protein phức tạp: gồm phần protein (acid amin) và phần không phải protein
(lipid, glucid…). Protein phức tạp đó là các lipoprotein, glucoprotein, nucleoprotein,
photphoprotein. Trong đó nucleoprotein là quan trọng nhất đối với sự sống của tế bào
và của cả cơ thể sinh vật vì các acid nucleic (AND, ARN) mang hệ thống thông tin di
truyền đặc trưng cho từng loài, từng cá thể.
Lipid: Là những este của glyxerin, chiếm hơn 20% khối lượng khô của chất tế
bào. Lipit không phải là chất sống mà là sản phẩm của sự trao đổi chất, chủ yếu ở trong
các chất dự trữ như các giọt dầu mỡ. Trong chất tế bào, lipid có thể kết hợp với protein
tạo thành chất lipo-protein có trong ty thể. Ngoài ra, lipid còn gặp trong màng sinh chất
và màng nhân.
Glucid: Chiếm 4 – 6% khối lượng chất khô của tế bào, gồm những đường đơn
giản như glucozơ, ribozơ…và những đường phức tạp như tinh bột, saccarozơ,
xenlulozơ…Các monosaccarit có vai trò quan trọng trong sự trao đổi chất của tế bào, đó
là những chất hữu cơ đầu tiên được hình thành trong tế bào.
c. Cấu trúc và siêu cấu trúc
Nhờ kính hiển vi điện tử, ta đã phân biệt được các lớp riêng biệt của chất tế bào.
Chúng được ngăn cách bởi các lớp màng.
-Màng chất nguyên sinh : nằm ngay sát vách tế bào, có tính thấm phân biệt vào
và vận chuyển tích cực các chất, thậm chí ngược gradien nồng độ.
- Màng không bào: là những phần chất nguyên sinh bao quanh các không bào.
Chất tế bào là một chất sống cho nên nó có đầy đủ mọi hiện tượng đặc trưng của sự
sống như dinh dưỡng, hô hấp, tăng trưởng, vận động….
1.2.1.2 Các thể sống nhỏ:
- Thể tơ (ty thể - mitochondrin) là các thành tố hằng định của các thể nguyên
sinh, là những tổ chức rất nhỏ bé chỉ gặp ở những tế bào nhân thực (Eucaryota), còn
những tế bào tiền nhân (Procaryota) thì không có tổ chức năng này. Thể tơ có hình dạng
rất biến thiên như hình hạt, hình sợi hay hình chuỗi hạt, dài khoảng 30μm và đường kính
khoảng 0,1- 1,5 μm. Số lượng trong tế bào khoảng 800- 50.000, chiếm 18% khối lượng
tế bào. Chúng sinh sản bằng phân đôi hay nảy chồi và chỉ tồn tại được 8 ngày.
Thể tơ chứa các enzym oxy hóa chính và tham gia vào các phản ứng của chu
trình Kreb. Nhờ các enzym, thể tơ được coi là trung tâm hô hấp và “nhà máy” năng
lượng của tế bào. Quá trình sinh lý đặc biệt này xảy ra nhờ sự hấp thu oxy, giải phóng
CO2 và nước cùng với những năng lượng cần thiết cho hoạt động sống của tế bào.
- Thể lạp là những thể của thể nguyên sinh được giới hạn rõ ràng, có cấu trúc và
chức năng đặc biệt, chỉ có ở các tế bào thực vật có diệp lục, tế bào động vật không có
bộ phận tương thích. Tùy theo bản chất các chất màu, người ta phân thể lạp ra làm 3
loại:
+ Lạp lục: có màu xanh lục, có nhiều trong mô quang hợp chính là phần thịt lá,
có vai trò đồng hóa ở cây xanh và tảo. Lạp lục có kích thước rất nhỏ 4-10μm. Mỗi lạp
lục đều được bao bọc bởi một màng kép gồm hai lớp màng cách nhau một khoảng rỗng.
Trên màng trong có nhiều hạt xếp chồng nhau, các hạt này tập trung chất diệp lục. Ở
thực vật bậc cao, lạp lục có dạng hình cầu, hình bầu dục, hình thấu kính hay hình thoi.

7
Ở tảo, lạp lục dưới dạng khác nhau gọi là thể sắc; các thể sắc này có thể là hình xoắn
như ở tảo xoắn (Spirogyra sp.) hình ngôi sao như ở tảo sao (Zygnema sp.) …
+ Lạp màu: là thể lạp có màu vàng, da cam, đỏ, tím…tạo ra cho cánh hoa, quả, lá,
rễ cây những màu sắc khác màu xanh của diệp lục. Lạp màu có hình dạng rất khác nhau
như hình cầu, hình thoi, hình kim, hình dấu phẩy hay hình khối nhiều mặt…Chức năng
chính của lạp màu là quyến rũ sâu bọ để thực hiện sự thụ phấn cho hoa và lôi cuốn các
loài chim thực hiện sự phát tán quả và hạt.
+ Lạp không màu: là thể lạp nhỏ không có màu và thường gặp ở những cơ quan
không màu của thực vật bậc cao như mô phôi ngọn rễ, ngọn thân, nội nhũ hạt, cánh hoa
màu trắng, củ. Lạp không màu có dạng hình cầu, hình bầu dục, hình tròn, hình thoi hay
hình que…Lạp không màu là nơi đúc tạo tinh bột vì các glucid hòa tan trong chất tế bào
thường kéo đến lạp không màu rồi tích lũy dưới dạng tinh bột. Ngoài ra một số ý kiến
cho rằng lạp không màu có khả năng tạo mỡ, protid. Lạp không màu có thể chuyển thành
lục lạp vì chúng có cùng nguồn gốc từ tiền thể lạp. Cho nên củ khoai tây để ra ánh sáng
có màu xanh.
- Thể golgi là những mạng đặc biệt nằm trong chất tế bào. Thể golgi cấu tạo bởi
những mạng hình đĩa dẹt hay các tấm bẹt, mỗi tấm chứa 5-10 túi. Ở đầu mỗi tấm có một
số bong bóng nhỏ và phía bề mặt nhiều bong bóng lớn hơn. Thể golgi có vai trò quan
trọng trong việc tạo màng khung của tế bào thực vật, là nơi tích luỹ protein và tiến hành
tổng hợp polysaccharid.
-Thể Ribo (riboxom) là những hạt hình cầu nhỏ, kích thước khoảng 150Å, do rất
giàu ARN nên được gọi là thể ribo. Nó tồn tại trong tế bào dưới dạng tự do hay dạng
chuỗi nhỏ (5-10 ribo) gọi là polyxom. Các chuỗi polyxom có vai trò quan trọng trong
quá trình tổng hợp protid vì chúng là nơi thu hút đầy acid amin, lựa chọn và sắp xếp
thành chuỗi polypeptid.
1.2.1.3. Thể vùi
Là những thể nhỏ bé trong chất tế bào và là những chất dự trữ hay cặn bã.
- Thể vùi loại tinh bột là loại chất dự trữ phổ biến nhất trong tế bào thực vật (trong
rễ củ, thân rễ, thân củ, hạt…). Mỗi loại cây có dạng tinh bột riêng và kích thước cũng
khác nhau, do vậy dễ dàng phân biệt chúng với nhau. Do các hạt tinh bột được cấu tạo
từ những tinh thể hình kim xếp vuông góc với vân tăng trưởng thành từng lớp, nên khi
soi trên kính hiển vi phân cực ta thấy chữ thập đen mà chỗ giao nhau là rốn của hạt tinh
bột. Có thể dựa vào hình thái các hạt tinh bột và tính chất bắt màu của tinh bột (màu
xanh đen khi gặp iod trong KI3) để kiểm nghiệm thuốc và bột dược liệu.
- Thể vùi loại protid
Trong chất tế bào tồn tại các hạt protid dự trữ, không màu, chiết quang, thường hình
cầu hay bầu dục gọi là hạt alơron. Kích thước trung bình 50μm. Hạt alơron là do các
không bào khô lại khi hạt chín.
-Thể vùi loại lipid: thường gặp trong chất tế bào, đó là những giọt dầu nhỏ hình
cầu, không màu hay màu vàng, không tan trong nước, tan trong dung môi hữu cơ (ether,
benzen..). Có 3 loại giọt dầu:
+ Loại giọt dầu mỡ thường gặp trong hạt như hạt lạc, vừng, thầu dầu…
+Loại giọt tinh dầu có nhiều ở một số họ thực vật như họ hoa môi, họ long não, họ
hoa tán,… khác với giọt dầu mỡ, tinh dầu dễ bay hơi và có mùi đặc biệt. Là sản phẩm
thải hồi của quá trình chuyển hóa trong tế bào. Có ở nhiều bộ phận khác nhau của cây:
tế bào tiết, túi tiết, ống tiết, lông tiết..
+Loại nhựa và gôm là những sản phẩm hóa học rất thay đổi. Chúng là kết quả
của quá trình oxy hóa và trung hợp hóa một số dầu.

8
-Thể vùi loại tính thể là những chất cặn bã kết tinh. Trong tế bào thực vật thường
gặp 2 loại tinh thể:
+ Tinh thể calci oxalat có nhiều hình dạng, ở nhiều cơ quan khác nhau của cây
như hình hạt cát ở lá cây Cà độc dược, hình lăng trụ ở vỏ củ Hành ta; hình khối nhiều
mặt trong lá cây Bưởi; hình cầu gai trong lá cây Trúc đào, hình kim trong lá cây Bèo
tây…Đặc điểm này giúp phân biệt các loại dược liệu, cây thuốc.
+Tinh thể calci carbonat trong lá cây Đa, lông che chở lá vòi voi, thường gặp dưới
dạng một khối xù xì như quả mít, nhiều gai nhọn gọi là nang thạch.
1.2.1.4. Không bào
Là những khoảng trống trong chất tế bào, chứa đầy chất lỏng gọi là dịch không
bào hay dịch tế bào. Dịch tế bào chứa rất nhiều chất khác nhau tùy loại cây như nước,
muối khoáng, các glucid, acid hữu cơ, glycosid, alcaloid, vitamin, phytoncid…trong đó
có nhiều chất có tác dụng chữa bệnh quan trọng dùng trong ngành Dược. Ngoài chức
năng tích lũy các chất và dự trữ cặn bã, không bào còn có vai trò quan trọng đối với sinh
lý của tế bào nhờ tính thẩm thấu của dịch tế bào.
1.2.2. Nhân tế bào
Tất cả các tế bào thực vật (trừ nhóm Procaryota) đều chứa một khối hình cầu ở
giữa tế bào, gọi là nhân. Kích thước trung bình của nhân từ 5-50μm. Loài Nấm có nhân
rất nhỏ (0,5-3 μm), một số cây lớp Tuế có nhân rất lớn(500-600 μm). Nhân ở trạng thái
nghỉ giữa hai lần phân chia gồm có màng nhân, chất nhân và hạch nhân.
1.2.2.1 Màng nhân
Là một màng kép, gồm 2 lớp lipoprotein, dày khoảng 30 – 50nm, khoảng cách
giữa 2 lớp màng khoảng 200-300Å. Màng nhân thường thông với màng mạng lưới nội
chất qua những lỗ nhỏ. Màng nhân có tính tạm thời, nó sẽ biến đổi khi nhân phân chia.
1.2.2.2 Chất nhân: là một chất dịch phức tạp,chiếm gần hết phía trong màng nhân, gồm
dịch nhân và chất nhiễm sắc. Chất nhân có độ pH 4-5, có độ chiết quang hơn chất tế
bào.
1.2.2.3 Hạch nhân
Hạch nhân rất giàu ARN, nó tham gia tổng hợp ARN và protein. Nhân chứa 80%
là protein, 10% AND (acid desoxyribonucleic), 3,7% ARN (acid ribonucleic), 5%
phosphor-lipid và 1,3% là ion kim loại, trong đó AND, ARN quyết định vai trò sinh lý
của nhân.
Nhân có vai trò sinh lí quan trọng trong đời sống tế bào. Nó có nhiệm vụ duy trì
và truyền các thông tin di truyền. Vai trò quan trọng trong sự trao đổi chất và tham gia
các quá trình tổng hợp của tế bào.
Nhân còn có vai trò rất lớn trong việc điều hòa các sản phẩm quang hợp, trong
việc tạo thành tinh bột.
1.2.3 Vách tế bào
Là lớp vỏ cứng bao bọc xung quanh tế bào, ngăn cách các tế bào với nhau hoặc
ngăn cách tế bào với môi trường bên ngoài. Đây chính là điểm khác biệt nổi bật để phân
biệt tế bào Động vật và tế bào Thực vật (có một số tế bào Thực vật không có vách: tế
bào giới tính, tế bào di động của Tảo.)
Vách tế bào thực vật gồm 2 lớp:
-Phiến giữa -lớp pectin: là một polysaccachid có tác dụng gắn các lớp cellulose
của các tế bào lân cận lại với nhau. Ở tế bào mô gỗ phiến giữa thường hóa gỗ.
-Vách cấp một- lớp cellulose tạo thành vỏ cứng xung quanh tế bào, là thành phần
duy nhất có trong nhiều loại tế bào.
Trên vách tế bào còn có các lỗ và ống trao đổi, giúp trao đổi chất giữa các tế bào
cạnh nhau. Nếu vách tế bào dầy thì sẽ các sợi liên bào đóng vai trò trao đổi chất.
9
Vách thực vật có thể thay đổi tính chất vật lý và thành phần hóa học như hóa gỗ,
hóa bần, hóa cutin, hóa sáp, hóa nhầy…tùy theo từng chức phận đặc biệt riêng. Sự biến
đổi này làm tăng độ cứng rắn, dẻo dai và bền vững của màng tế bào.
2. MÔ THỰC VẬT
Mô thực vật là tổ chức của các tế bào thuộc một hay một số loại tế bào có nguồn
gốc và chức phận sinh lý chung. Có nhiều cách phân loại mô:
- Dựa vào hình thái, kích thước tế bào: mô mềm, mô tế bào hình thoi.
- Theo nguồn gốc, hai loại : Mô phân sinh và mô vĩnh viễn.
- Theo chức năng sinh lý, gồm 6 loại: mô phân sinh, mô dinh dưỡng (mô mềm),
mô che chở, mô nâng đỡ, mô dẫn và mô tiết.
2.1 Mô phân sinh
Mô phân sinh cấu tạo bởi những tế bào non chưa phân hóa, màng mỏng bằng
cellulose, không có dự trữ dinh dưỡng, xếp xít vào nhau, không để hở những khoảng
gian bào. Các tế bào đó phân chia rất nhanh để tạo thành các mô khác. Tế bào phân chia
gọi là tế bào khởi sinh, tế bào được phân hóa gọi là tế bào dẫn xuất.
Có ba loại mô phân sinh:
2.1.1 Mô phân sinh ngọn:
Đầu rễ non và ngọn thân cây có một đám tế bào non gọi là tế bào khởi sinh, có phân
chia rất nhanh, lộn xộn không theo qui tắc nhất định và thành một khối tế bào. Các tế
bào này dần dần sẽ dài ra và biến đổi thành các thứ mô khác của rễ hoặc của thân cây,
giúp cho rễ và thân cây mọc dài ra .
2.1.2 Mô phân sinh lóng
Gồm các tế bào phân chia giúp thân cây mọc dài ra ở phía gốc các lóng. Đây là
đặc trưng của các cây họ Lúa (Poaceae).
2.1.3 Mô phân sinh bên (mô phân sinh cấp hai)
Mô này làm cho rễ và thân của các cây lớp Ngọc Lan có thể tăng trưởng theo
chiều ngang. Khi phân chia các mô này hình thành đều đặn về hai phía nên chúng xếp
đều đặn thành vòng đồng tâm và dãy xuyên tâm. Tùy theo vị trí mô phân sinh cấp hai
được chia thành hai loại:
-Tầng sinh bần - lục bì (tầng sinh vỏ) ở trong vỏ của rễ và thân cây.Về phía ngoài
tầng sinh bần tạo một lớp bần có vai trò che chở cho cây. Về phía trong tầng sinh vỏ tạo
ra một mô mềm cấp hai gọi là vỏ lục (lục bì)
-Tầng sinh libe -gỗ (tầng sinh trụ) đặt trong trụ giữa của rễ và thân cây, ở giữa
libe cấp một và gỗ cấp một. Mặt ngoài nó sinh ra một lớp libe cấp hai để dẫn nhựa luyện,
mặt trong sinh ra lớp gỗ cấp hai dẫn nhựa nguyên.

2.2. Mô mềm
10
Hình 7.3. Lát cắt dọc của Hình 7.4. Mô phân sinh bên
chồi ngọn 1. Tầng sinh trụ; 2. Tầng sinh vỏ
Mô mềm cấu tạo bởi những tế bào sống chưa phân hóa nhiều, màng vẫn mỏng
và bằng cellulose. Mô mềm có nhiệm vụ liên kết các mô khác với nhau; đồng thời còn
làm chức năng đồng hóa hay dự trữ. Các tế bào mô mềm có kích thước đồng đều, có
hình hơi tròn, hình trái xoan hoặc đa giác tròn ở góc hay hình phiến… thường xếp sát
nhau
Theo chức năng mô mềm được chia thành ba loại:
2.2.1. Mô mềm hấp thụ: gồm các lông hút của rễ, có nhiệm vụ hấp thụ nước và các
muối vô cơ hòa tan trong nước.
2.2.2. Mô mềm đồng hóa: Cấu tạo bởi những tế bào chứa nhiều lạp lục để thực hiện
chức năng quang hợp. Do đó mô mềm đồng hóa ở ngay dưới biểu bì của lá và thân cây
non.
Trong lá cây lớp ngọc lan, mô mềm đồng hóa có hai dạng:
- Mô hình giậu cấu tạo bởi những tế bào dài và hẹp, xếp xít nhau như những cọc
của một bờ giậu, thẳng góc với mặt lá. Vách tế bào mỏng, chứa nhiều hạt diệp lục, có
chức năng quang hợp.
- Mô xốp (mô khuyết) cấu tạo bởi những tế bào không đều, để hở những khoảng
gian bào to lớn trống rỗng chứa đầy khí.
2.2.3. Mô mềm dự trữ cấu tạo bởi những tế bào có màng mỏng bằng cellulose, thường
để hở những khoảng gian bào ở góc tế bào. Trong tế bào chứa chất để nuôi cây như:
Đường (cây Mía…), Tinh bột ( Củ khoai lang, hạt Ngô…), Dầu và aleuron (hạt Thầu
dầu, hạt Lạc..), Chất hemicellulose- gần giống cellulose, làm cho vách trong tế bào cứng,
dày lên (hạt Mã tiền, hạt Cà phê…), Nước (Xương rồng, cây Thuốc bỏng…), Không khí
(Sen, Súng…).
2.3 Mô che chở
Mô che chở là mô chuyển hóa từ mô phân sinh, có nhiệm vụ bảo vệ các bộ phận
của cây chống lại tác hại của môi trường ngoài như sự xâm nhập của các giống ký sinh,
sự thay đổi nhiệt độ đột ngột... Mô che chở ở mặt ngoài các cơ quan của cây, các tế bào
xếp xít nhau và vách tế bào biến thành một chất không thấm nước và khí.
Có hai loại mô che chở:
2.3.1. Biểu bì: cấu tạo bởi một lớp tế bào sống bao bọc các phần của cây. Vách ngoài tế
bào biểu bì đã cutin hóa thành lớp cutin không thấm nước và không khí, có thể nhuộm
bởi xanh methylen hay lục iod. Trên biểu bì có hai bộ phận rất quan trọng đối với việc
kiểm nghiệm dược liệu là lỗ khí
và lông:
- Lỗ khí là những lỗ thủng
trong biểu bì dùng để trao đổi khí.
Mỗi lỗ khí gồm hai tế bào hình
hạt đậu úp vào nhau bởi mặt lõm,
để hở một khe lỗ khí. Tế bào lỗ
khí thường đi kèm 1,2,3,4, tế bào
phụ gọi là tế bào bạn. Số lượng
và vị trí của các tế bào bạn là
những đặc điểm có thể phân biệt Hình 7.5. Biểu bì lá lẻ bạn
trong kiểm nghiêm dược liệu. a. Hình cắt ngang; b. Hình nhìn từ bề mặt
Người ta phân biệt 5 kiểu lỗ khí: 1.Vách ngoài; 2.Vách bên; 3.Vách trong; 4.Lỗ khí
Kiểu hỗn bào (Thanh táo, Xương

11
sông), Kiểu trực bào, Kiểu dị bào (Su hào), Kiểu song bào (Thông thiên, Cà phê chè),
Kiểu vòng bào (Lá lốt, Khúc khắc).
- Lông là những tế bào biểu bì mọc dài ra ngoài để tăng cường vai trò bảo vệ hoặc
giảm bớt sự thoát hơi nước. Lông có màu trắng do chứa đầy không khí. Hình dạng các
lông rất quan trọng để phân biệt các loài, nhất là các dược liệu đã bị cắt vụn hoặc các
bột thuốc. Một số dạng lông thường gặp: Lông đa bào (Mướp, Mơ tam thể), Lông hình
thoi (cây Vú sữa), Lông tảo tròn (lá Sầu riêng), Lông ngứa (cây Lá han).
2.3.2. Bần và thụ bì:
- Bần: Cấu tạo bởi nhiều lớp tế bào chết bao bọc phần già của cây. Tất cả các
màng đã biến thành chất bần không thấm nước và khí, có tính co giãn, chứa đầy không
khí nên có thể bảo vệ cây chống lạnh. Sự trao đổi khí xảy ra qua kẽ hở nhỏ chứa đầy tế
bào tròn gọi là tế bào bổ xung, đây chính lầ các nốt sần trên thân cây.
- Thụ bì: Lớp bần sau khi được hình thành đã ngăn cách các mô ở phía ngoài bần
đó với các mô ở phía trong làm cho các mô ở phía ngoài khô héo dần và chết tạo thành
thụ bì. Người ta gọi bần và thụ bì là vỏ chết (như vỏ chết ở cây Ổi, cây Bạch đàn).
- Chu bì: là tập hợp của ba lớp: bần, tầng sinh bần và lục bì.
2.4. Mô nâng đỡ
Mô nâng đỡ còn gọi là mô “cơ giới”, cấu tạo bởi những tế bào có màng dày cứng,
làm nhiệm vụ nâng đỡ, tựa như bộ xương của cây.
Tùy theo bản chất của mô nâng đỡ, người ta phân biệt thành hai loại:
2.4.1 Mô dày: cấu tạo bởi những tế bào sống có màng dày nhưng vẫn bằng cellulose.
Tùy theo cách dày lên của tế bào, mô dày được chia thành các loại: mô dày góc, mô dày
tròn, mô dày phiến, mô dày xốp. Mô dày thường tập trung ở xa trung tâm, tại những chỗ
lồi của cuống lá, thân cây.
Cây lớp Hành không có mô dày. Mô dày được nhuộm bằng đỏ son phèn.
2.4.2. Mô cứng: cấu tạo bởi những tế bào chết có màng dày hóa gỗ ít nhiều. Màng này
có nhiều ống nhỏ đi xuyên qua để cho những sự trao đổi có thể xảy ra được khi tế bào
còn sống. Mô cứng thường đặt sâu trong những cơ quan không còn khả năng mọc dài
được nữa. Có ba loại mô cứng:
-Tế bào mô cứng là các tế bào có đường kính đều nhau, thường hình khối nhiều
mặt , có thể đứng riêng lẻ hoặc tụ họp thành từng đám gọi là tế bào đá như trong thịt quả
Lê, quả Na, hay tạo thành những lớp dày xung quanh các hạt, hạch cứng trong quả hạch
như: Mận, Đào, Trám…
-Thể cứng là những tế bào mô cứng riêng lẻ, tương đối lớn, có khi phân nhánh,
thường có trong lá cây Chè, cuống quả cây Hồi…
-Sợi mô cứng cấu tạo bởi những tế bào dài, hình thon, vách rất dày, ít nhiều hóa
gỗ, khoang tế bào rất hẹp. Được chia thành hai loại:
+ Sợi vỏ: trong vỏ cây, gồm: Sợi vỏ thật- từ nội bì trở ra; Sợi trụ bì- do tế bào trụ
bì biến đổi; Sợi libe- ở trong libe.
+ Sợi gỗ: ở trong phần gỗ của cây, vách tế bào hóa gỗ.
2.5. Mô dẫn
Mô dẫn cấu tạo bởi những tế bào dài, xếp nối tiếp nhau thành từng dãy dọc song
song với trục của cơ quan và dùng để dẫn nhựa. Gồm hai loại: gỗ và libe.
2.5.1.Gỗ
Gỗ là một mô phức tạp gồm cả tế bào sống và chết, dùng để dẫn nhựa nguyên
gồm nước và muối khoáng từ rễ qua thân lên tới lá - dòng đi lên. Ngoài ra, gỗ còn có
chức năng nâng đỡ và dự trữ . Có ba thành phần: Mạch ngăn và mach thông, Sợi gỗ, Mô
mềm gỗ.
- Mạch ngăn và mạch thông
12
+ Mạch ngăn (quản bào): là các tế bào hình thoi, chết, nhọn 2 đầu, xếp nối tiếp
nhau. Nhựa nguyên được vận chuyển từ tế bào này sang
tế bào khác qua các vách ngang không hóa gỗ. Vách bên
của mạch ngăn dày lên thứ cấp (hóa gỗ) theo nhiều kiểu
khác nhau tạo nên các loại mạch ngăn khác nhau: Mạch
ngăn vòng, Mạch ngăn xoắn, Mạch ngăn hình thang,
Mạch ngăn chấm hình đồng tiền.
+ Mạch thông (mạch gỗ) là các tế bào chết, các
vách ngăn ngang đã có sự thủng lỗ tạo nên ống thông
(thành phần mạch), vách bên dày và hóa gỗ theo nhiều
kiểu khác nhau, bên trong không có chất tế bào. Sự thủng
lỗ giúp nhựa nguyên lưu thông dễ dàng, sự thủng lỗ của
các vách ngăn ngang là một dấu hiệu chuyên hóa cao và
mạch tiến hóa hơn so với mạch ngăn. Có các kiểu thủng
lỗ sau: Thủng lỗ kép (thủng lỗ hình mạng, thủng lỗ hình
thang, thủng lỗ rây), Thủng lỗ đơn. Ngoài ra, thành bên
của mạch gỗ còn dày lên theo các kiểu giống mạch ngăn.
- Sợi gỗ là những tế bào chết , hình thoi dài có Hình 7.6. Mạch ngăn
màng dày hóa gỗ . Các sợi gỗ làm nhiệm vụ nâng đỡ. 1. Mạch xoắn; 2. Mạch
- Mô mềm gỗ cấu tạo bởi những tế bào sống, màng thang;
có thể hóa gỗ hoặc vẫn mỏng và bằng cellulose. Mô mềm 3. Mạch chấm hình đồng
gỗ làm nhiệm vụ dự trữ. Khi nhuộm kép có màu xanh. tiền.
2.5.2. Libe
Có chức năng nhựa luyện gồm dung dịch các chất hữu cơ do lá đúc luyện được
nhờ hiện tượng quang hợp xuống tất cả các bộ phận khác trong cây. Trong phương pháp
nhuộm kép có màu đỏ son phèn. Các yếu tố của libe, gồm mạch rây, tế bào kèm, mô
mềm libe và sợi libe.
- Mạch rây cấu tạo bởi những tế bào sống, xếp nối tiếp nhau thành từng dãy,
màng mỏng bằng cellulose. Các vách ngăn có nhiều lỗ thủng nhỏ trông tựa như cái rây,
giữa mạch rây là một không bào rất lớn chứa nhựa luyện.
- Tế bào kèm là những tế bào sống, ở bên cạnh các mạch rây; có nhiệm vụ tiết ra
các chất men, giúp mạch rây thực hiện các phản ứng sinh hóa trong mạch, ngăn cản chất
tế bào của mạch rây đông lại để đảm bảo việc vận chuyển các sản phẩm tổng hợp.
- Mô mềm libe gồm những tế bào sống có màng mỏng bằng cellulose có nhiệm
vụ chứa cất dự trữ như tinh bột, dầu và các sản phẩm khác.
- Sợi libe là những tế bào hình thoi dài, có màng dày hóa gỗ hay không hóa gỗ,
có khoang hẹp, làm nhiệm vụ nâng đỡ.
2.5.3 Các bó dẫn.
Các thành phần libe và gỗ thường tụ họp thành đám gọi là bó mạch sợi hay bó
dẫn. Có 4 loại bó:
- Bó xếp chồng: libe và gỗ xếp chồng lên nhau, tiếp xúc với nhau bởi một mặt,
libe ở phía ngoài và gỗ ở phía trong: Bó mạch kín- giữa libe và gỗ không có tầng phát
sinh, bó libe gỗ không phát triển (cây lớp Hành), Bó mạch hở- có tầng phát sinh nằm
giữa libe và gỗ, tạo ra các yếu tố của gỗ và libe thứ cấp (Hai lá mầm và Hạt trần).
- Bó chồng kép: libe và gỗ xếp chồng lên nhau, có thêm lớp libe ở phía trong gỗ,
gỗ tiếp xúc với libe ở cả 2 mặt, có tầng phát sinh nằm giữa gỗ và libe ngoài (cây họ Sim,
Bầu bí, Trúc đào…)
- Bó đồng tâm: gỗ bao quanh libe (thân rễ củ gấu) hoặc libe bao quanh gỗ (thân
Dương xỉ).
13
-Bó xuyên tâm: các bó gỗ và libe riêng rẽ nhau, xếp xen kẽ nhau theo hướng
xuyên tâm.
2.6. Mô tiết
Mô tiết cấu tạo bởi những tế bào sống, có màng bằng cellulose, tiết ra các chất
coi như là chất bã của cây vì cây không dùng đến như tinh dầu. nhựa, gôm,
tanin…Thường các chất này không được thải ra ngoài mà đọng lại trong cây trong những
cấu tạo riêng. Có 5 loại mô tiết:
2.6.1.Biểu bì tiết là các tế bào tiết ra tinh dầu thơm (cánh hoa Hồng, hoa Nhài…) Các
tuyến mật tiết ra mật hoa cũng thuộc loại này và có vai trò lôi cuốn côn trùng.
2.6.2.Lông tiết có nguồn gốc từ biểu bì hoặc từ các tế bào nằm sâu hơn, gồm một chân
và một đầu, có cấu tạo đơn bào hay đa bào.Có vai trò trong cất được tinh dầu dễ dàng
và nhận dạng dược liệu.
2.6.3.Tế bào tiết là những tế bào riêng lẻ ở rải rác trong mô mềm, chứa những chất do
chính tế bào đó tiết ra như:
-Tinh dầu : lá cây Long não , thân rễ cây Thạch xương bồ, quả cây Đại hồi, thân
Trầu không…
- Tanin :lá cây ổi, rễ củ cây Hà thủ ô đỏ, quả cây Kim anh, Củ Nâu…
- Chất nhầy: cây Râm bụt..
2.6.4. Túi tiết và ống tiết là những lỗ hình cầu (túi) hay hình trụ (ống) bao bọc bởi các
tế bào tiết và đựng những chất do tế bào đó tiết ra.Có hai cách tạo túi tiết và ông tiết:
+ Kiểu phân sinh: tế bào tiết phân chia nhiều lần rồi tách nhau ở phía giữa thành
một khoảng trống rỗng đựng chất tiết.
+ Kiểu dung sinh: tế bào tiết phân chia nhiều lần rồi tế bào ở giữa tiêu hủy đi,
thành một khoảng trống đựng chất tiết lẫn mảnh vỡ của tế bào đã bị tiêu hủy.
2.6.5.Ống nhựa mủ là những ống dài hẹp, phân nhánh nhiều, đựng một chất lỏng trắng
như sữa gọi là nhựa mủ. Ống nhựa mủ được thành 2 loại:
- Ống nhựa mủ phân đốt: cấu tạo bởi những tế bào xếp nối tiếp nhau thành từng
dãy.
- Ống nhựa mủ không phân đốt: cấu tạo bởi những tế bào mọc dài vô hạn, không
phân nhánh, hay phân nhánh thành mạng ống.

Hình 7.7. Ống nhựa mủ


A. Ống nhựa mủ phân đốt;
B. Ống nhựa mủ không phân đốt ở cây xương rắn
1. Thành ống; 2 .Các hạt tinh bột hình quả tạ; 3. Chất tế bào

14
Các hoạt chất chứa trong nhựa mủ có thể dùng làm thuốc như Morphin,
codein,…có trong nhựa quả cây thuốc phiện. Ống nhựa mủ chỉ có ở một số họ Thầu
dầu, họ Trúc đào, họ Thuốc phiện. Cho nên sự có mặt của nhựa mủ giúp ta trong việc
định tên cây.

LƯỢNG GIÁ:
Trả lời các câu sau bằng cách điền từ, cụm từ thích hợp vào chỗ trống (…):
1. Tế bào thực vật là đơn vị ....... .... cơ bản của các cơ thể thực vật.
2. Các tế bào thực vật có hình dạng rất khác nhau tùy thuộc vào từng .... và .... thực vật.
3. Trạng thái keo của chất tế bào được cấu tạo bởi những phân tử nhỏ gọi là .....
4. Màng chất nguyên sinh nằm ngay .......
5. Mô che chở là mô chuyển hóa từ ...... có nhiệm vụ bảo vệ các bộ phận của cây.
Phân biệt đúng sai các câu sau bằng cách đánh dấu vào chữ A (cho câu đúng) và
chữ B (cho câu sai):
1. Lá cây là một cơ thể đơn bào. A–B

2. Men bia có tế bào hình cầu. A–B

3. Mỗi tép bưởi là một tế bào. A–B


A–B
4. Chất tế bào là một khối chất trông giống như lòng trắng trứng.
A–B
5. Các mixen không tan trong nước thành dung dịch thật mà chúng phân
A–B
tán tạo thành dung dịch giả.
6. Lạp lục có nhiều trong mô quang hợp chính là phần thịt lá. A–B

Chọn giải pháp đúng nhất cho các câu sau bằng cách đánh dấu vào đầu giải pháp
mà bạn lựa chọn:
1. Dựa theo chức năng sinh lý gồm có ... loại mô:
A. 4
B. 5
C. 6
D. 7
2. Chất tế bào là một khối chất:
A. Đặc
B. Quánh
C. Lỏng
D. Rắn
3. Chất tế bào không tan trong:
A. Nước
B. Col
C. Ether
D. Cloroform
4. Chất tế bào khi gặp nhiệt độ từ ..... thì chúng mất khả năng sống:
A. 40 - 500c
B. 50 - 600c
C. 60 - 700c
D. 70 - 800c

15
5. Thể tơ được coi là trung tâm:
A. Dự trữ
B. Hô hấp
C. Hấp thụ
D. Dinh dưỡng
6. Tùy theo bản chất các chất màu, người ta phân thể lạp ra làm:
A. 2 loại
B. 3 loại
C. 4 loại
D. 5 loại
7. Lạp không màu là nơi:
A. Đúc tạo tinh bột - glucid
B. Đúc tạo tinh bột - lipid
C. Đúc tạo tinh bột - protein
D. Đúc tạo tinh bột - nước
8. Thể golgi có vai trò:
A. Tạo màng khung của tế bào
B. Dự trữ dinh dưỡng
C. Đồng hóa của cây xanh
D. Dị hóa ở cây xanh
9. Thể vùi loại tinh thể trong tế bào thực vật thường gặp:
A. 1 loại
B. 2 loại
C. 3 loại
D. 4 loại

Trả lời các câu hỏi sau:


1. Trình bày được cấu tạo chung của tế bào.
2. Trình bày được cấu tạo và vai trò của: thể tơ, thể lạp, thể vùi.
3. Trình bày được vị trí, đặc điểm cấu tạo chính, vai trò của 6 loại mô.

16
Chương 3
CƠ QUAN SINH DƯỠNG

MỤC TIÊU
1. Trình bày được các phần của một rễ, thân, lá cây
2. Phân loại được các rễ, thân, lá dựa trên đặc điểm hình thái.
3. Mô tả, vẽ và so sánh được đặc điểm cấu tạo giải phẫu của các loại rễ, thân lá
của các đại diện lớp Ngọc lan và lớp Hành.

NỘI DUNG
1. RỄ CÂY
1.1 Định nghĩa
Rễ là cơ quan dinh dưỡng của cây, thường mọc ở dưới đất, từ trên xuống. Rễ bám
chắc vào đất giúp cho cây đứng vững trong môi trường sống. Rễ không bao giờ mang
lá, không có chất diệp lục (trừ rễ khí sinh như họ Lan)
1.2 Hình thái ngoài của rễ
1.2.1 Các miền của rễ
Rễ cái là bộ phận lớn nhất của rễ, thường có hình trụ nón, mọc ra nhiều rễ con,
do phôi phát triển và nối liền với trụ dưới lá mầm. Rễ được chia thành các phần (miền)
như sau:
- Miền chóp rễ: có màu sẫm hơn các miền khác, gồm các tế bào có vách ngoài hóa
nhầy che chở cho mô phân sinh tận cùng khỏi bị hư hỏng và xây xát khi rễ đâm vào đất.
- Miền sinh trưởng: nằm ngay trên chóp rễ, là nhóm tế bào mô phân sinh, phân chia
liên tục làm cho rễ dài ra. Khi miền sinh trưởng bị gày thì rễ không dài ra nữa, tại đó
mọc ra nhiều rễ con.
- Miền lông hút (hấp thụ): là miền quan trọng nhất của rễ có chức năng hấp thu
nước và muối khoáng, có mang nhiều lông hút sống và hoạt động trong thời gian nhất
định, chết và rụng đi.
- Miền hóa bần (miền phân nhánh) được bao bọc bởi một lớp tế bào hóa bần để
làm nhiệm vụ che chở cho rễ cây. Đối với cây thuộc ngành Thông và Ngọc lan, miền
hóa bần có các rễ con từ trong mọc xiên ra và cũng mang đủ bộ phận như rễ cái.
- Cổ rễ là đoạn nối liền rễ với thân cây.Tại đây hệ mạch dẫn của rễ chuyển sang
cấu tạo hệ mạch dẫn của thân.
1.2.2 Các loại rễ cây
Rễ có nhiều kiểu khác nhau, có chức năng sinh lí khác nhau:
- Rễ trụ (rễ cọc): đặc trưng cho các cây thuộc lớp Ngọc lan và ngành Thông, gồm
có rễ chính và các rễ bên. Rễ chính phát triển từ mầm rễ, đâm thẳng xuống đất.
- Rễ chùm: đặc trưng cho các cây thuộc lớp Hành, không có rễ chính, gồm nhiều rễ
con có hình dạng và kích thước tương đối đồng đều. Tất cả các rễ trong hệ rễ chùm được
mọc ra từ gốc thân sau khi rễ mầm chết sớm.
- Rễ phụ: sinh ra từ thân, cành hoặc lá, chúng mọc từ thân gần đất ẩm của nhiều
cây gỗ lâu năm hoặc trên thân rễ của các cây họ Lúa. Ví dụ: cây đa, si, ngô, mía, tre…
Một số rễ biến dạng để thích nghi với môi trường sống:
- Rễ củ: là rễ cái hoặc rễ con có thể phồng to lên vì tích lũy nhiều chất dự trữ: tinh
bột, inulin. Ví dụ rễ: cây Bạch chỉ, Khoai lang, Cà rốt…
- Rễ bám: là rễ mọc từ thân để cây cây bám chắc vào giàn: rễ cây Lá lốt.

17
- Rễ giác mút là rễ của các cây ký sinh (rễ cây trầm gửi, cây tơ hồng) mọc vào vỏ
của cây chủ những giác mút để hút trực tiếp nhựa của cây chủ.
- Rễ khí sinh là rễ mọc trong không khí để hút hơi ẩm như rễ cây họ Lan…
- Rễ hô hấp là rễ mọc thẳng đứng lên khỏi mặt nước để cung cấp không khí cho
các phần rễ phía dưới. Như rễ cây bụt mọc, cây bần…
- Rễ biểu sinh: rễ của những cây sống nhờ cây khác, có tác dụng bám vào vỏ cây
gỗ lớn và hấp thụ nước chảy dọc thân.Ví dụ họ Lan…
- Rễ cà kheo (rễ chống):là rễ phụ phát triển mạnh, mọc vững chắc xuống đất để
tăng sức chống đỡ cho cây. Ví dụ cây Đước…

A B C
Hình 8.1. Các kiểu rễ
A. Rễ cọc; B. Rễ chùm; C. Rễ phụ ở Chi Ficus
1.3 Cấu tạo giải phẫu của rễ
Cấu tạo giải phẫu của cây thường phức tạp, đa dạng, phụ thuộc vào môi trường
và chức năng sinh lý của mỗi loài. Rễ cây có hai giai đoạn phát triển: giai đoạn dài ra
do mô phân sinh ngọn phát triển (rễ cấp I), giai đoạn tăng chiều ngang do mô phân sinh
bên phát triển (rễ cấp II).
1.3.1. Cấu tạo cấp I
Cấu tạo này gặp ở cả hai loại cây lớp Ngọc lan và lớp Hành. Khi cắt ngang qua
miền lông hút của rễ cây, đem soi kính hiển vi ta sẽ thấy rễ có cấu tạo tỏa tròn, gồm có
ba phần:
1.3.1.1. Tầng lông hút (biểu bì): gồm những tế bào ngoài cùng kéo dài ra, vách mỏng
bằng cellulose, có nhiệm vụ hấp thụ nước và muỗi khoáng.
1.3.1.2 Vỏ cấp I
- Vỏ cấp I do tầng sinh vỏ của mô phân sinh đầu ngọn rễ sinh ra. Gồm các tế bào
vách mỏng bằng cellulose, thường chia thành hai vùng:
+ Mô mềm vỏ ngoài bao gồm nhiều tế bào màng mỏng bằng cellulose, sắp xếp
không trật tự, tạo ra các khoảng gian bào.
+ Mô mềm vỏ trong gồm các tế bào vách mỏng, xếp thành các vòng tròn đồng
tâm và dãy xuyên tâm. Thường có chất dự trữ.
- Ngoại bì: Ở nhiều cây ngay dưới lông hút hay lớp velamen, vỏ cấp một chuyển
hóa thành một mô gọi là ngoại bì, có chức năng như mô che chở.
- Nội bì là phần trong cùng của vỏ cấp I, gồm một hàng tế bào khá đều, có nguồn
gốc từ tầng sinh vỏ. Chức năng của nội bì là làm giảm bớt sự xâm nhập của nước vào
trụ giữa.

18
Vỏ cấp I ở cây ngành Thông và lớp Ngọc lan chỉ tồn tại thời gian ngắn, khi hình
thành cấu tạo cấp II thì vành tế bào nội bì bị phá vỡ. Cây thuộc lớp Hành vỏ cấp I tồn
tại suốt đời.
1.3.1.3. Trụ giữa (trung trụ)
Ở vị trí trung tâm của rễ. Gồm có:
- Trụ bì (vỏ trụ) là một hay nhiều lớp tế bào có màng mỏng nằm xen kẽ với tế
bào nội bì. Ở các cây Ngành Thông và lớp Ngọc lan, phần trụ bì có khả năng phân sinh
tạo thành rễ bên. Ở rễ già các cây lớp Hành vỏ trụ có thể hóa cứng từng phần hay toàn
bộ.
- Hệ thống dẫn: bao gồm các bó gỗ và bó libe nằm xen kẽ nhau: bó libe cấp I
tạo thành dải xung quanh trụ giữa ngay sát trụ bì, bó gỗ tạo nên những chỗ lồi vào mô
mềm ruột.
- Ruột và tia ruột: Tia ruột nằm xen kẽ giữa bó libe và bó gỗ. Mô mềm ruột ở
trong cùng gồm các tế bào mô mềm.
1.3.2 Cấu tạo cấp II của rễ
Có ở các cây Ngành Thông và hầu hết cây lớp Ngọc lan. Khi trên thân những lá
đầu tiên xuất hiện thì ở rễ xuất hiện cấu tạo cấp II. Sự phát triển này do hoạt động của
hai tầng phát sinh:
- Tầng phát sinh ngoài (tầng phát sinh bần- lục bì) xuất hiện ở vị trí từ trụ bì ra
biểu bì. Gồm có một lớp tế bào có khả năng phân chia tạo ra bên ngoài những lớp tế bào
đều đặn có màng hóa bần và bên trong tạo ra những lớp tế bào có màng mỏng gọi là lục
bì. Tầng này làm nội bì và vỏ cấp I chết đi, bong ra.
- Tầng phát sinh trong (tầng phát sinh libe-gỗ hay tầng sinh gỗ):là một vòng tròn
liên tục uốn lượn, nằm giữa bó libe cấp I và bó gỗ cấp I. Các tế bào này kéo dài ra và
phân chia tạo thành libe cấp II bên ngoài và gỗ cấp II bên trong, làm cho các bó libe cấp
I hẹp lại khó nhận ra. Ngoài sự hoạt động của tầng sinh gỗ cũng tạo ra tia ruột cấp II có
chức năng trao đổi khí giữa mô mềm ruột và các tổ chức bên ngoài.
1.3.3 Cấu tạo cấp III
Ở những rễ củ, mô dự trữ do các mô phân sinh cấp hai sinh ra rất phát triển.Đó
là cấu tạo cấp III. Có thể chia làm hai loại:
1.3.3.1 Kiểu củ Bạch tạp: Các tầng sinh gỗ mới được tiếp tục sinh ra ở bên ngoài các
tầng sinh gỗ ngừng phát triển, tạo thành libe, gỗ cấp ba, cấp bốn… Như ở rễ củ cây Bạch
tạp, cây Hoa phấn…
1.3.3.2 Kiểu củ Đại hoàng: trên lớp gỗ cấp hai xuất hiện vòng sinh gỗ nhỏ hình tròn,
sinh libe ở trong, gỗ ở ngoài. Tia ruột loe rộng hình phễu chia phần gỗ vừa phát triển
thành hình sao đặc trưng: củ Khoai lang, củ Đại hoàng…
2. THÂN CÂY
2.1 Định nghĩa
Thân cây là cơ quan sinh trưởng của cây, thường mọc ở trên mặt đất từ dưới lên
trên, có nhiệm vụ dẫn nhựa đi khắp cây và mang lá, hoa, quả.
2.2 Đặc điểm hình thái
2.2.1 Các phần của thân:
Dựa vào đặc điểm hình thái và giải phẫu, thân cây được chia thành các phần
chính sau:
2.2.1.1 Thân chính: là bộ phận hình trụ nón, thường có mặt cắt là hình tròn. Đôi khi
thân có thiết diện vuông (cây Bạc hà, Ích mẫu), hình tam giác (họ Cói), hình dẹt (cây
Quỳnh), hình ngũ giác (họ Bí). Khi còn non, thân chính có màu lục, khi già chuyển sang

19
màu nâu hay xám. Có cây không có thân như Mã đề, có cây thân rất thấp bé chỉ vài cm,
nhưng nhiều cây có thân vừa cao vừa to như
Chò chỉ, Bạch đàn Châu Úc…
2.2.1.2 Mấu và gióng: Mấu là chỗ lá dính vào thân phía dưới chồi nách. Khoảng cách
giữa hai mấu liên tiếp gọi là gióng (lóng).
2.2.1.3 Chồi: là phần thân không dài ra, có các gióng ngắn và lá non, được bao bọc bởi
các lá bắc chồi. Chồi ngọn nằm ở đầu ngọn thân cây, chồi bên (nách) mọc ở kẽ các lá
sau phát triển thành cành hay hoa. Chồi chỉ mọc ra cành lá là chồi lá, chỉ mọc ra hoa là
chồi hoa, cả lá và hoa là chồi hỗn hợp.
2.2.1.4 Cành: là bộ phận phát triển từ chồi bên của thân chính. Cành có đầy đủ bộ phận
như thân chính nhưng nhỏ hơn, và tạo với thân thẳng đứng một góc đặc trưng tùy loài
cây: góc nhọn như Trác bách, góc vuông như cây Bàng, góc tù như cây Liễu.
2.2.1.5 Gốc là phần tận cùng của thân trên mặt đất, tiếp giáp với cổ rễ. Một số cây gốc
lồi ra, tăng sự vững chắc cho cây gọi là bành gốc.
2.2.2 Các loại cây
- Cây gỗ: có thân chính phát triển mạnh, có sự hóa gỗ, được chia thành 3 loại: Cây
gỗ to: thân cao từ 20m trở lên (chò chỉ, chò nâu…), Cây gỗ vừa: thân cao 10-20m (sấu,
đa, dẻ…), Cây gỗ nhỏ: thân cao dưới 10m (na, ổi, xiêm…).
- Cây bụi: thân dươi dạng gỗ, thân trên dạng cỏ, sống nhiều năm. Cây thân bụi có
chiều cao không quá 6m (sim, mua, sú…).
- Cây bụi nhỏ: có thân hóa gỗ một phần ở gần gốc sống nhiều năm, phần ngọn
không hóa gỗ sống hằng năm như: Cỏ lào…
- Cây cỏ: thân nằm trên mặt đất và chết vào cuối thời kì ra hoa kết quả, không có
cấu tạo thứ cấp, có nhiều loại: cỏ một năm, cỏ hai năm, cỏ nhiều năm.
2.2.3 Các loại thân
Được chia tùy theo dạng thân và nơi sống, gồm các loại thân sau:
2.2.3.1 Thân khí sinh: thân nằm hoàn toàn trên mặt đất.
- Thân đứng: thân mọc thẳng lên trời, gồm: Thân gỗ to, hóa gỗ và phân nhánh (Sấu,
Nhãn, Ổi..), Thân cột: hình trụ thẳng, không phân nhánh, mang bó lá ở ngọn (Cau,
Dừa…), Thân rạ: rỗng, có mấu và gióng (Lúa, Tre…).
- Thân bò: thân bò lan trên mặt đất như cây Dâu tây, cây Rau má…
- Thân leo (dây hay đằng): cây dựa vào cây khác hay giàn để vươn lên đón ánh
sáng. Thân có thể leo bằng: Thân cuốn (Mùng tơi, Thiên lý), Tua cuốn (Mướp, Bí), Thân
leo nhờ rễ bám (Trầu không, Tầm gửi).
2.2.3.2 Thân địa sinh: mọc dưới đất nhưng khác với rễ là thân địa sinh có mang lá biến
đổi thành vảy khô.
-Thân rễ: dài, mọc ngang dưới đất, trông giống rễ, nhưng khác rễ vì có mang vảy
(Gừng, Riềng). Trong thân rễ có chứa nhiều chất dự trữ như tinh bột.
-Thân hành: rất ngắn, dưới mang rễ, xung quanh mang nhiều lá biến đổi mọng
nước, chứa nhiều chaart dự trữ, được chia làm 3 loại: Thân hành áo các lá biến đổi bao
bọc nhau như chiếc áo (Hành, Tỏi), Thân hành vảy các lá mọng nước úp lên nhau như
những viên ngói trên mái nhà (Bách hợp), Thân hành đặc phần thân là phiến dày, vảy
mỏng khô (La dơn).
- Thân củ: Thân phồng lên chứa chất dự trữ: củ Khoai tây, củ Su hào…
2.3 CẤU TẠO GIẢI PHẪU THÂN CÂY
2.3.1 Thân cây lớp Ngọc lan
2.3.1.1 Cấu tạo cấp I:
Cắt ngang qua thân cây non (mới nảy mầm) của một cây thuộc lớp Ngọc lan, đem
soi trên kính hiển vi, ta thấy thân có cấu tạo như sau:
20
- Biểu bì: là mô bì sơ cấp của thân, gồm một lớp tế bào sống, không chứa diệp lục,
vách ngoài hóa cutin, thực hiện chức năng bảo vệ. Do lớp cutin không thấm nước và khí
nên trong biểu bì có những lỗ khí. Ngoài ra biểu bì thân có thể mang lông che chở, lông
tiết hoặc lông ngứa.
- Vỏ cấp I: cấu tạo bởi mô mềm vỏ gồm nhiều lớp tế bào sống có màng mỏng bằng
cellulose, trong đựng nhiều lạp lục. Ở một số cây, dưới lớp biểu bì có thêm lớp mô dày
để làm nhiệm vụ nâng đỡ: họ Cần, họ Bạc hà…Những cây ở dưới nước, vỏ cấu tạo bởi
mô mềm xốp chứa khí (Rau dừa nước). Lớp trong cùng là nội bì, gồm một lớp tế bào
sống chứa nhiều tinh bột. Màng tế bào nội bì có thể hóa bần, gọi là đai Caspari.
- Trụ giữa: Ở cây lớp Ngọc lan chỉ có duy nhất một trụ, gồm:

Hình: 8.2: Cấu tạo cấp I


của cây lớp ngọc Lan

1. Biểu bì; 2 Mô mềm; 2


Libe cấp một; 3,4. nội
bì; 5. Libe cấp một; 6.
Tầng sinh gỗ; 7. Gỗ cấp
một, 8. Tia ruột; 9. Mô
mềm ruột

+ Trụ bì: là lớp ngoài cùng của trụ giữa, cấu tạo bởi một hay nhiều tầng tế bào,
thường xen kẽ với tế bào nội bì, có thể hóa mô cứng để nâng đỡ.
+ Hệ thống dẫn nhựa: gồm có những bó libe gỗ chồng (libe ở phía ngoài, hình bầu
dục và gỗ ở phía trong, hình tam giác đỉnh quay vào trong), xếp theo một vòng tròn. Ở
một số cây trong lớp gỗ có thêm lớp libe nữa (bó chồng kép): Mướp, Mã tiền…Ở giữa
hai lớp libe-gỗ là mô phân sinh cấp II.
+ Ruột và tia ruột: Tia ruột nằm giữa hai bó libe gỗ. Trong bó libe -gỗ là khối mô
mềm ruột. Vài loài cây rỗng ruột như họ Cần..
2.3.1.2 Cấu tạo cấp II
Thân của các cây lớp Ngọc lan phát triển theo chiều ngang nhờ hoạt động của hai
vòng mô phân sinh cấp II gọi là tầng phát sinh:
- Tầng phát sinh ngoài (tầng sinh bần-lục bì): có vị trí không cố định trong vỏ cấp
I, từ biểu bì đến vỏ trụ. Tầng này tạo ra về phía ngoài tạo ra một lớp mô che chở cấp II
gọi là bần, phía trong tạo ra một lớp mô mềm cấp II gọi là lục bì. Trên lớp bần có các lỗ
vỏ cấu tạo bởi các tế bào bổ sung, vách hóa bần để trao đổi khí giữa trong và ngoài cây.
- Tầng phát sinh trong (tầng sinh gỗ): cấu tạo bởi một vòng tế bào đặt ở phía trong
libe cấp I và ở phía ngoài gỗ cấp I. Các tế bào này sinh sản nhanh tạo libe cấp II ở phía
ngoài, gỗ cấp II ở phía trong. Libe cấp hai gồm các mạch rây dẫn nhựa luyện, mô mềm
libe, có thể cả sợi libe. Gỗ cấp II gồm mạch gỗ và mô mềm gỗ. Mạch gỗ có vách dày
hóa gỗ, có khoang rộng để dẫn nhựa luyện. Mô mềm gỗ cũng có vách dày hóa gỗ nhưng
khoang tế bào hẹp hơn. Mỗi năm tầng sinh gỗ lại sinh ra một lớp libe cấp II và một lớp
gỗ cấp II. Ta có thể đếm các lớp gỗ sinh ra hàng năm để tính tuổi của cây vì các mạch
mùa xuân hay mùa mưa rộng hơn mùa thu hay mùa khô.
- Tia ruột: là những dải mô mềm đi từ trong ra ngoài, xuyên qua vòng libe-gỗ cấp
II. Giúp cho sự trao đổi giữa phần trong và ngoài thân được dễ dàng.
21
2.3.1.3 Cấu tạo cấp III
Ở các cây thuộc họ Rau muối, họ Rau dền, tầng sinh gỗ chỉ hoạt động một lần. Sau
đó những tầng sinh gỗ hình vòng tròn đồng tâm xuất hiện ở phía ngoài và tạo ra những
vòng đồng tâm libe và gỗ cấp III.
Ở các cây thuộc họ Rau răm, họ Hoa chuông các lớp cấp III được thành lập nhờ
những tầng sinh gỗ phụ xuất hiện trong ruột dưới dạng những vòng tròn nhỏ rải rác và
sinh ra libe ở phía trong, gỗ ở phía ngoài.
2.3.2 Thân cây lớp Hành
Thân cây lớp Hành chỉ có cấu tạo cấp I. Cấu tạo có 3 phần như thân cây lớp Ngọc
lan: Biểu bì, vỏ và trụ giữa. Nhưng khác về cách sắp xếp các bó dẫn và thiếu tầng phát
sinh gỗ (bó mạch cây lớp Hành gọi là bó mạch kín): các bó libe-gỗ trong trụ giữa rất
nhiều và xếp không trật tự. Số lượng các mạch gỗ trong bó libe-gỗ thường ít. Không có
mô dày, vai trò nâng đỡ được đảm nhận bởi các vòng mô cứng đặt dưới biểu bì hoặc
trong vỏ trụ và xung quanh các bó libe-gỗ.
Các cây thuộc lớp hành không có cấu tạo cấp II, trừ một số cây như cây Lưỡi hổ,
cây Huyết giác, cây Huyết dụ, cây Bồng bồng…
3. LÁ CÂY
3.1 Định nghĩa
Lá cây là một bộ phận cơ quan sinh dưỡng của cây, mọc có hạn trên thân hoặc
cành, có dạng phiến dẹp và đối xưng hai bên, thực hiện chức năng dinh dưỡng rất quan
trọng của cây: quang hợp, hô hấp, thoát hơi nước.
3.2 Đặc điểm hình thái
3.2.1 Các phần của lá cây
3.2.1.1 Các phần chính
Một lá cây điển hình có 3 phần: phiến lá, cuống lá và bẹ lá.
- Phiến lá là bản mỏng, màu lục gồm nhiều tế bào thịt lá chứa lục lạp. Lá có 2 mặt:
mặt trên và mặt dưới. Trên phiến lá có gân lá nổi lên tương ứng với các bó dẫn ở bên
trong, làm nhiệm vụ mang nhựa nguyên đến lá và chuyển nhựa luyện đến các bộ phận
khác của cây.
- Cuống lá: là phần nối lá vào thân hoặc cành, có hình trụ, hơi lõm ở phía trên.
Một số cây lá không có cuống nên gốc lá đính trực tiếp vào thân (lá Dứa).
- Bẹ lá: là phần gốc của cuống lá loe rộng ra thành bẹ ôm lấy mấu thân hoặc cành.
Một số cây có bẹ lá lớn (Cau, Lúa, Mía), nhiều cây không có bẹ lá.
3.2.1.2 Các phần phụ
Ngoài ra lá còn có thể có các phần phụ: lá kèm, lưỡi nhỏ, bẹ chìa.
- Lá kèm: là những bộ phận nhỏ hình vảy, mỏng, hình tam giác hoặc hình sợi…
mọc ở phía gốc cuống lá như cây họ Bông. Ở đậu Hà lan có lá kèm lớn ôm lấy cành, ở
Hoa hồng lá kèm dính vào cuống lá.
- Lưỡi nhỏ (thìa lìa): là bộ phận nhỏ, mỏng, có khi không màu, mọc ở chỗ phiến
lá nối với bẹ lá, là đặc trưng cho các cây họ Lúa, họ Gừng…
- Bẹ chìa: là một màng mỏng ôm lấy thân, ở phía trên cuống lá, là đặc điểm đặc
trưng cho các cây trong họ Rau răm (Polygonaceae).
3.2.2 Các dạng gân lá
- Gân hình lông chim: các gân phụ phân nhánh từ gân chính về phía mép với độ
dài gần bằng nhau và song song với nhau như lông chim: lá Ổi, lá Na…
- Gân hình chân vịt: các gân lá từ gốc lá hay gần gốc lá xòe ra như hình chân vịt:
lá Sắn, lá Đu đủ…

22
- Gân song song: đặc trưng cho cây thuộc lớp Hành, các gân chính kéo dài từ gốc
tới ngọn lá, gần như song song với nhau: lá Lúa, lá Tre…
3.2.3 Các kiểu lá
3.2.3.1 Lá đơn và lá kép: phân chia dựa vào sự phân nhánh của cuống lá.
- Lá đơn: loại lá có cuống không phân nhánh, chỉ mang một phiến lá.
- Lá kép: là lá có cuống phân nhánh, mỗi nhánh mang một phiến lá nhỏ gọi là lá
chét. Có hai loại lá kép:
+ Lá kép hình lông chim: các lá chét xếp đều đặn hai bên cuống chính. Nếu các lá
chét lại phân chia tạo thành lá kép hình lông chim hai lần (cây Tô mộc), ba lần (cây Núc
nác).
+ Lá kép hình chân vịt: các lá chét xuất phát từ một điểm chung ở đầu cuống lá
như lá cây Ngũ gia…
3.2.3.2 Hình dạng của phiến lá: rất đa dạng, gồm các loại chính sau:
- Lá hình dải: có phiến lá hẹp và dài, gốc lá thường tù hoặc nhọn.
- Lá hình mũi mác: giống hình mũi mác như lá cây Trúc đào.
- Lá hình chữ nhật: phiến lá hình chữ nhật ,gốc và ngọn lá tròn.
- Lá hình bầu dục:có phần giữa rộng nhất, thuôn dần về hai phía gốc và ngọn lá,
thậm chí ngọn và gốc có thể tròn như lá cây Táo…
- Lá hình trứng: có phần rộng của phiến lá ở phía cuống lá, gốc lá tròn, ngọn lá tù
hoặc tròn như lá cây Tía tô.
- Lá hình tròn: phiến lá gần hình tròn như lá Sen.
- Lá hình tam giác: phiến lá dạng hình tam giác như lá cây Giang bản quy.
-Lá hình lưỡi liềm: có dạng như cái liềmhơi giống hình mũi mác nhưng không cân
như lá cây Bạch đàn…
-Lá hình thìa: phiến lá rộng tròn ở phía trên thuôn dần về gốc (lá Mã đề).
-Lá hình nêm: phiến lá hẹp, nửa trên rộng và thuôn dần về gốc.
Ngoài ra còn có các dạng lá như: Lá hình trứng ngược; Lá hình ống; Lá hình mũi
tên; Lá hình mũi mác ngược…
3.2.3.3 Hình dạng của gốc lá
- Gốc lá hình tim: phiến lá hình trái tim, gốc lá tròn và lõm thuôn dần về phia ngọn
lá như: lá cây Trầu không.
- Gốc lá hình thận: dạng giống quả thận, gốc lá lõm như: lá cây Rau má.
- Gốc lá hình mũi tên: ngọn lá nhọn, gốc lá lõm sâu, mặt bên của gốc có tai hướng
vào trong như lá cây Chóc.
- Gốc lá hình mũi mác: có hình mác với tai hướng ra ngoài (lá Rau muống)
- Gốc lá hình khiên: lá hình khiên với cuống lá xuất phát tại chính giữa hay gần
giữa phiến lá như lá Sen..
Ngoài ra có một số dạng phiến lá không cân đối: Lá men thao thân, lá xuyên thân,
lá ôm lấy thân, lá hợp sinh…
3.2.3.4 Hình dạng ngọn lá:
- Ngọn lá nhọn: ngọn lá bóp nhọn ở đỉnh như lá cây Dâm bụt.
- Ngọn lá tù: ngọn lá hơi bóp nhọn ở đỉnh như lá cây Táo.
- Ngọn lá có gai nhọn to: ngọn lá kết thúc bằng lông hay râu cứng.
- Ngọn lá có mũi nhọn với ngọn lá sắc và cứng.
- Ngọn lá hình nón cụt: ngọn lá bị cắt thành hình vuông.
- Ngọn lá rộng đầu: ngọn lá tròn hơi khía hình chữ V.
- Ngọn lá có khía: ngọn lá lõm sâu hình chữ V.
3.2.3.5 Hình dạng mép phiến lá
- Lá nguyên: mép lá nhẵn không bị cắt hay khía răng cưa: lá Nhãn..
23
- Lá quăn: mép lá lượn sóng như lá Thài lài trắng, Trai đầu rìu.
- Lá khía răng cưa: mép phiến lá khía răng như lưỡi cưa, các răng quay lên phía
trên như Lá cây Bạc hà, Lá cây Rau má..
- Lá khía tai bèo: vết khứa hình con sò, răng tròn rộng.
- Lá thùy, vết khía không sâu tới 1/4 phiến lá, phiến lá thành đường cong hay tam
giác như lá cây Trạng nguyên, lá cây Bông.
- Lá chẻ: vết khía tới 1/4 phiến lá gần vào gân chính như lá cây Ích mẫu.
- Lá xẻ: vết khía vào sát tận gân lá, gần giống lá kép, như lá cây Thì là..
Trong các dạng chia thùy hay xẻ tùy theo gân lá người ta chia nhỏ thành hai dạng:
hình lông chim và hình chân vịt.
3.2.4 Cách sắp xếp các lá trên cành
- Mọc so le (mọc cách): mỗi mấu chỉ mang một lá, các lá sắp xếp theo kiểu xoắn
ốc như :lá cây Mơ, lá cây Gấc. Có thể có trường hợp hai hàng chồng lên nhau như lá Rẻ
quạt.
- Mọc đối: mỗi mấu mang hai lá đối nhau như lá cây Kim ngân, cây Cà phê. Nếu
lá ở hai mấu liên tiếp thẳng góc với nhau ta gọi là lá mọc đối chéo chữ thập như lá cây
Bạc hà, lá cây Tía tô.
- Mọc vòng: mỗi mấu mang ba lá trở lên như lá cây Trúc đào, lá cây Sữa.
3.3 Cấu tạo giải phẫu của lá
Khác hẳn với rễ và thân
cây, lá cây là cấu tạo đối
xứng qua một mặt phẳng và
không có cấu tạo cấp II do lá
mọc có hạn. Lá lớp Ngọc lan
và lớp Hành có hình dạng và
cấu tạo khác nhau.
3.3.1 Cấu tạo lá cây lớp
Ngọc lan
3.3.1.1 Cấu tạo của phiến lá
Các cây thuộc lớp
Ngọc lan có gân lá hình lông
chim nên phiến lá thường
chia hai phần: gân chính là
phần lồi ở giữa, phiến lá ở
Hình 8.3: Cấu tạo giải phẫu lá cây lớp Ngọc lan
hai bên.
- Phiến lá thường gồm 1.Biểu bì trên; 2.Mô giậu; 3. Mô khuyết; 4. Lỗ khí; 5.
có: Biểu bì dưới; 6. Libe; 7. Gỗ; 8. Sợi
+ Biểu bì trên: cấu tạo
bởi một lớp tế bào sống không có lỗ khí, không có diệp lục, màng ngoài hóa cutin. Soi
trên kính hiển vi, tế bào biểu bì có hình nhiều góc cạnh hay hình ngoằn ngoèo móc chặt
vào nhau. Biểu bì có thể mang lông che chở hoặc lông tiết.
+ Biểu bì dưới: khác với biểu bì trên là có lỗ khí. Các lỗ khí có thể đặt ở đáy một
cái giếng hay tập trung trong một phòng ẩn lỗ khí để giảm bớt sự thoát hơi nước.
+ Thịt lá: là lớp mô mềm nằm giữa hai lớp biểu bì, có thể có cấu tạo đồng thể
hoặc dị thể. Đồng thể nghĩa là giữa hai lớp biểu bì chỉ có một thứ mô như lá cây Bỏng.
Dị thể nghĩa là giữa hai lớp biểu bì có nhiều thứ mô khác nhau. Ta thường gặp
cấu tạo dị thể bất đối xứng (mặt trên và dưới cấu tạo khác nhau): ở phía trên là mô giậu,
ở phía dưới là mô khuyết. Mô giậu gồm những tế bào dài xếp cạnh nhau như bờ giậu,

24
có nhiều lạp lục để quang hợp. Mô khuyết gồm những tế bào không đều, để hở những
khoảng trống chứa đầy khí, chứa ít hạt lạp lục hơn so với tế bào mô giậu.
Ngoài ra, mỗi lá cây lại có những đặc điểm riêng, ta có thể dựa vào đó để kiểm
nghiệm các lá cây thuốc. Ví dụ:
+ Lông tiết hình đĩa đặc trưng cho các cây họ Bạc hà (Lamiaceae).
+ Túi tiết tinh dầu, thường gặp ở cây họ Cam (Rutaceae).
+ Ống tiết có trong lá cây họ Cần (Apiaceae).
+ Thể cứng gặp trong lá Chè (Camellia sinensis O. Ktze)
+ Hạ bì- vài tầng tế bào to chứa đầy nước ngay dưới biểu bì, đặc trưng cho lá cây
Trúc đào (Nerium olender), lá cây Đa (Ficus altissima Blume)…
+ Tinh thể Calci oxalat hình cầu gai (lá Trúc đào), hình thoi (lá Bưởi)
+ Nang thạch CaCO3 trong lá Đa, lông chứa nang thạch mặt lá Vòi voi.
- Gân giữa: thường chỉ lồi ở mặt dưới, còn mặt trên phẳng hoặc lõm, có khi lồi lên
ở cả hai mặt (lá cây Bạch đàn). Có cấu tạo như sau: Ngoài cùng là hai lớp biểu bì trên
và biểu bì dưới gồm những tế bào dài dọc theo của gân. Dưới biểu bì thường là lớp mô
dày cấu tạo bởi những tế bào vách bằng cellulose để nâng đỡ. Sau đó đến mô mềm vỏ
có thể chứa túi tiết (lá Bưởi) , các thể cứng (lá Chè). Bó libe gỗ có thể xếp thành một
hình cung hoặc một vòng tròn, libe ở ngoài, gỗ ở trong. Phía trong gỗ là mô mềm ruột.
3.3.1.2 Cấu tạo của cuống lá
Cuống lá có cấu tạo đối xứng qua một mặt phẳng nên không thể nhầm với một
khúc thân dù một số cuống lá có mặt cắt hình tròn: lá Gạo, lá Sau sau..
- Biểu bì cấu tạo bởi những tế bào hình chữ nhật xếp theo chiều dài của cuống lá,
có thể mang lông che chở.
- Mô dày ở dưới những chỗ lồi lên của biểu bì, có vai trò nâng đỡ.
- Mô mềm vỏ có thể có mô khuyết (Sen, Súng), ống tiết (Rau mùi)
- Các bó libe-gỗ: Có thể xếp theo hình vòng cung (lá Mã đề), hoặc hình vòng tròn
(lá Gạo), bó to ở dưới, bó nhỏ ở trên, libe ở ngoài, gỗ ở phía trong, xung quanh libe có
thể thêm cung mô cứng để nâng đỡ. Phía trong gỗ là mô mềm ruột.
3.3.1.3 Cấu tạo của bẹ lá
Giống như cấu tạo của phiến lá gồm có biểu bì ở cả hai mặt, giữa lá mô mềm diệp
lục đựng các bó libe-gỗ xếp theo hình vòng cung.
3.3.1 Cấu tạo lá cây lớp Hành
- Lá thường không có cuống, chỉ có bẹ và phiến lá. Cấu tạo bẹ lá tương ứng với
cấu tạo thân cây, nếu cây có cuống thì có cấu tạo giống cuống lá cây lớp Ngọc lan..
- Cả hai lớp biểu bì trên và biểu bì dưới đều có lỗ khí, biểu bì cũng có cutin hoặc
sáp (lá Chuối) hoặc silic (cỏ Tranh). Riêng biểu bì của các cây họ Lúa đôi khi có các tế
bào đặc biệt lơn hơn các tế bào bên cạnh, xếp thành hình quạt gọi lá tế bào vận động có
vai trò cuộn hay mở phiến lá.
- Thịt lá có cấu tạo đồng nhất, không phân thành mô giậu hay mô xốp, gồm các tế
bào mô mềm tròn cạnh hay có cạnh sắp xếp để hở các khoảng trống gian bào.
- Các bó dẫn nằm trong khối mô đồng hóa, số lượng thường nhiều. Các bó chính
xếp song song nhau, các bó nhỏ xếp thành mạng giữa các bó chính. Ở đây do không có
mô dày nên mô cứng phát triển nhiều, tạo thành cột nâng đỡ nối liền bó libe gỗ với biểu
bì, hay tạo thành cái bao xung quanh các bó mạch.

LƯỢNG GIÁ:

Trả lời các câu sau bằng cách điền từ, cụm từ thích hợp vào chỗ trống (…):
25
1. Rễ là cơ quan
dinh dưỡng của
cây, thường mọc
ở ......., ...........
2. Rễ cái là bộ
phận lớn nhất
của rễ thường có
hình ..........
3. Nhiệm vụ của
miền hóa bần là
..... cho rễ cây.
4. Rễ phụ được
sinh ra từ:
A. ........... Hình 8.4. Cấu tạo lá cây lớp Hành (cây ngô)
B. ............ 1.Biểu bì trên; 2.Biểu bì dưới; 3.Lỗ khí; 4.Tế bào vận động;
C. ........... 5.Thịt lá; 6.Tế bào thâu góp; 7.Bó dẫn nhỏ; 8.Gỗ; 9. Libe; 10.Mô
5. Thân cây là cơ cứng
quan sinh trưởng của cây, thường mọc ở.......
6. Thân địa sinh khác với rễ là: ........
Phân biệt đúng sai các câu sau bằng cách đánh dấu vào chữ A (cho câu đúng) và
chữ B (cho câu sai):
1. Rễ cây không bao giờ mang lá. A–B
2. Miền sinh trưởng nằm trên miền hóa bần A–B
3. Củ Su hào là thân. A–B
4. Rễ cây Bụt mọc là rễ khí sinh. A–B
5. Tia ruột nằm xen kẽ giữa bó libe và bó gỗ. A–B
6. Tầng phát sinh trong là một vòng tròn liên tục uốn lượn. A–B
7. Thân rễ khác với rế vì có mang lá biến đổi thánh vảy. A–B
8. Thân cây lớp Hành chỉ có cấu tạo cấp I. A–B
9. Lưỡi nhỏ mọc ở chỗ gốc cuống lá. A–B
10. Biểu bì trên của phiến lá cấu tạo bởi một lớp tế bào sống có lỗ khí. A-B

Chọn giải pháp đúng nhất cho các câu sau bằng cách đánh dấu vào đầu giải pháp
mà bạn lựa chọn:
1. Các phần phụ của lá cây bao gồm các phần sau, trừ:
A. Gân lá
B. Lưỡi nhỏ
C. Bẹ chìa
D. Lá kèm
2. Các phần chính của lá cây bao gồm các phần sau, trừ:
A. Cuống lá
B. Bẹ chìa
C. Phiến lá
D. Bẹ lá
26
3. Bẹ chìa là đặc điểm đặc trưng của họ:
A. Họ Đậu
B. Họ Hoa môi
C. Họ Thầu dầu
D. Họ Rau răm
4. Lưỡi nhỏ là đặc điểm đặc trưng của họ:
A. Họ Gừng
B. Họ Cà phê
C. Họ Rau răm
D. Họ Đậu
5. Lá kèm là đặc điểm đặc trưng của họ:
A. Họ Rau răm
B. Họ Hoa hồng
C. Họ Trúc đào
D. Họ Lúa
6. Vỏ cấp I của rễ cây bao gồm:
A. Mô mềm vỏ ngoài, mô mềm vỏ trong, nội bì
B. Mô mềm vỏ ngoài, mô mềm ruột, nội bì
C. Mô mềm vỏ ngoài, mô mềm vỏ trong, trụ bì
C. Mô mềm vỏ ngoài, mô mềm vỏ trong, mô mềm ruột
7. Trụ giữa trong cấu tạo cấp I của rễ cây gồm:
A. Trụ bì, hệ thống dẫn, mô mềm vỏ
B. Nội bì, trụ bì, hệ thống dẫn
C. Nội bì, trụ bì, tia ruột
D. Trụ bì, hệ thống dẫn, mô mềm ruột
8. Cấu tạo cấp II của rễ cây bao gồm:
A. Tầng phát sinh ngoài, tầng phát sinh trong, tia ruột cấp I
B. Tầng phát sinh ngoài, tầng phát sinh trong, tia ruột cấp II
C. Tầng phát sinh ngoài, tầng phát sinh trong, tầng phát sinh libe
D. Tầng phát sinh ngoài, tầng phát sinh trong, tầng phát sinh vỏ lục
9. Thân khí sinh bao gồm các loại thân sau, trừ:
A. Thân bò
B. Thân dạ
C. Thân hành
D. Thân leo
10. Thân địa sinh bao gồm các loại thân sau:
A. Thân hành, thân củ, thân dạ
B. Thân dạ, thân bò, thân rễ
C. Thân hành, thân củ, thân rễ
D. Thân bò, thân củ, thân rễ
11. Thân địa sinh bao gồm các loại thân sau, trừ:
A. Thân bò
B. Thân củ
C. Thân hành
D. Thân rễ
12. Thân cột có đặc điểm sau:
A. Hình trụ, thẳng đứng không phân nhánh
B. Hình tròn, thẳng đứng không phân nhánh
C. Hình trụ, thẳng đứng có phân nhánh
27
D. Hình tròn, thẳng đứng không phân nhánh
13. Thân leo có thể leo bằng:
A. Thân cuốn, tua cuốn, rễ phụ
B. Thân cuốn, tua cuốn, rễ mút
C. Thân cuốn, rễ mút, rễ bám
D. Thân cuốn, tua cuốn, rễ bám

Trả lời các câu hỏi sau:


1. Trình bày các phần của một rễ cây, vẽ hình.
2. Phân biệt các loại rễ cây thông qua đặc điểm hình thái.
3. So sánh giải phẫu rễ cây lớp Ngọc lan và lớp Hành.
4. Nêu các phần chính của thân cây.
5. Trình bày các cách phân loại thân cây dựa theo hình thái và môi trường sống. Cho ví
dụ.
6. So sánh giải phẫu thân cây lớp Ngọc lan và lớp Hành.
7. Trình bày các phần chính và phụ của lá cây.
8. Nêu các dạng gân lá, phiến lá, mép lá, gốc lá và ngọn lá.
9. So sánh giải phẫu của lá cây lớp Ngọc lan và lớp Hành.

28
Chương 4
CƠ QUAN SINH SẢN CỦA THỰC VẬT
MỤC TIÊU
1. Trình bày được các phần chính và phần phụ của hoa, quả và hạt của thực
vật có hoa.
2. Phân loại được các loại hoa, quả, hạt dựa vào đặc điểm hình thái.
3. Phân loại và so sánh được các kiểu cụm hoa.

NỘI DUNG
I. HOA
1. Khái niệm
- Hoa là một chồi cành đặc biệt, sinh trưởng có hạn và mang những lá biến đổi làm
chức năng sinh sản. Hoa là cơ quan sinh sản hữu tính có cấu tạo cao nhất trong vòng đời
của các cây hạt kín.
2. Cấu trúc của hoa
Về hình thái, các phần của hoa được xếp theo vòng và các bộ phận của hai vòng
liên tiếp thì xen kẽ nhau. Cấu trúc và hình thái cụ thể các phần như sau:
2.1 Đế hoa
Đế hoa là phần cuối của cuống hoa, phình to ra mang bao hoa (đài hoa và tràng
hoa) và các bộ phận sinh sản (nhị và nhụy). Các bộ phận này được xếp theo hai hay
nhiều vòng.
Về hình dạng, đế hoa thường có hình bán cầu, hình đĩa, hình chén hay hình nón.
Đế hoa có thể phát triển thành một bộ phận riêng mang nhụy, gọi là cuống nhụy, hoặc
mang cả nhị và nhụy, gọi là cuống nhị-nhụy (hoa Lạc tiên). Đế hoa còn có thể mang đĩa
mật gồm các tuyến mật tập trung lại (họ Bồ hòn, họ Cam). Ở một số loài, các hoa tụ tập
trên một đế hoa chung tạo thành đế của cụm hoa (họ Cúc, họ Dâu tằm). Đế hoa cũng có
thể phát triển mọng nước tạo thành thịt quả ăn được như cây Mâm xôi.
2.2 Bao hoa
2.2.1 Đài hoa
Đài hoa là vòng ngoài cùng của bao hoa có nhiệm vụ bảo vệ các bộ phận hoa ở
trong nụ, gồm các mảnh màu lục có hình dạng giống lá nhưng đã thay đổi gọi là lá đài.
Đôi khi đài có hình sặc sỡ như cánh hoa gọi là cánh đài (hoa Huệ).
Các lá đài có thể rời nhau (hoa Cải), có thể dính lại ở bên dưới (hoa Dâm bụt, hoa
cẩm chướng) tạo thành ống đài và thùy đài. Ở một số cây, ngoài đài còn có thêm vòng
đài nhỏ gọi là đài phụ (Hoa hồng). Tùy theo môi trường sống đôi khi đài biến thành
chùm lông tơ để giúp quả phát tán (các cây họ Cúc) hoặc phát triển thành cánh (cây
Chò, cây Sao).
Về cấu tạo giải phẫu và chức năng lá đài chính là những bộ phận ít chuyên hóa
nhất của hoa và gần với lá dinh dưỡng nhất. Đài có chức năng bảo vệ hoa và duy trì
chức năng quang hợp vì vẫn có diệp lục.
2.2.2 Tràng hoa
Tràng hoa là những bộ phận nằm ở phía trong của đài hoa và thường có màu sặc
sỡ gọi là cánh hoa. Màu sắc của cánh hoa có thể do các chất antoxyan hòa tan trong dịch
bào hoặc do các chất màu chứa trong các lạp màu tạo thành. Đôi khi cánh hoa còn có
mùi thơm do biểu bì tiết ra chất dầu thơm (cánh Hoa hồng, hoa Ngọc lan…). Nhiệm vụ
tràng hoa là thu hút sâu bọ.
29
Mỗi cánh hoa có một phần loe rộng gọi là phiến và một phần nhỏ mỏng gọi là
móng (hoa Phượng vĩ). Để phân chia các kiểu tràng hoa người ta căn cứ vào sự kết hợp
và đồng đều của các cánh hoa: có thể liền nhau (cánh hợp) hoặc rời nhau (cánh phân ),
giống nhau (tràng đều) hay khác nhau (tràng không đều).
Về số lượng, ở các cây lớp Ngọc lan thường có 4-5 cánh, ở cây lớp Hành thường
có 3 cánh trong một vòng. Với các cây có sự chọn lọc của con người thì số lượng này
khác: cây cảnh, cây lương thực…
Về cấu tạo, tràng hoa gồm 3-4 lớp tế bào, đôi khi có thể dày hơn.
2.3 Bộ nhị
Bộ nhị là cơ quan sinh sản đực của hoa, nằm ở phía trong vòng các cánh hoa. Số
lượng nhị trong bộ nhị rất biến thiên, thông thường là bằng hay là bội số của số cánh
hoa: rất nhiều (Ngọc lan, Sen, Súng, Hoa hồng…), 5-4 hoặc bội số của 5, 4 (đa số cây
lớp Ngọc lan), 3 hoặc 6 (đa số cây lớp Hành), chỉ còn 2 hoặc 1 (họ Gừng), hay từ một
số nhị cố định đã cho nhiều nhị trong hoa (hoa Thầu dầu, hoa Dâm bụt).
2.3.1 Cấu tạo của một nhị hoa
Mỗi nhị điển hình gồm có ba phần: chỉ nhị, bao phấn, trung đới (do chỉ nhị kéo
dài, nối giữa hai bao phấn, có thể kéo dài thành mào lông như hoa Trúc đào hoặc thành
tuyến như hoa Sữa).
- Chỉ nhị thường là sợi mảnh, dài, thiết diện hình tròn, nhẵn hay mang lông. Chỉ
nhị có thể rất dài, đưa bao phấn vượt khỏi bao hoa- nhị thò như hoa Râu mèo, hoặc rất
ngắn như hoa Cà phê. Cách chỉ nhị đính vào bao phấn được chia thành: bao phấn đính
gốc và bao phấn đính lưng (họ Lúa).
- Bao phấn: dạng túi, phồng to, thường có một hay hai ô. Mỗi ô phấn khi còn non
gồm 2 túi phấn, khi chín 2 túi phấn thông nhau thành một. Túi phấn chứa hạt phấn tương
đương với túi bào tử bé ở hạt trần. Khi bao phấn chín, hạt phấn có thể phát tán ra ngoài
bằng cách: nứt dọc bao phấn nứt ra theo đường dọc (kẽ nứt quay vào phía trong gọi là
bao phấn hướng trong, kẽ nứt quay ra phía ngoài gọi là bao phấn hướng ngoài) gặp ở
các cây Ngành Ngọc lan, nứt lỗ- mở bằng lỗ đỉnh (một số cây họ Cà), nứt van - mở bằng
các mảnh van như cái lưỡi gà (các cây họ Long não), nứt ngang- trường hợp đặc biệt
(Măng cụt). Ở một số cây bộ nhị có những nhị bị tiêu giảm mất bao phấn hoặc bao phấn
bị lép chỉ còn lại chỉ nhị đó là những nhị lép.
- Trung đới do chỉ nhị kéo dài, nối giữa hai bao phấn, có thể kéo dài thành mào
lông như hoa Trúc đào hoặc thành tuyến như hoa Sữa.
2.3.2 Hạt phấn
Hạt phấn được hình thành từ các nguyên bào tử (các tế bào mẹ), mỗi tế bào mẹ
cho ra 4 bào tử, tức là 4 hạt phấn đơn bội. Hạt phấn thường có hình cầu, màu vàng, kích
thước thay đổi từ 10-15 đến hàng trăm μm (ở cây Bí ngô).
Cấu tạo hạt phấn: vỏ có 2 lớp màng: màng ngoài dày bằng cutin, bề mặt có các lỗ
gọi là lỗ nảy mầm (mỗi hạt phấn thường có 3 lỗ). Màng ngoài hạt phấn còn có gai nhỏ,
u nhỏ làm cho hạt phấn có dạng đặc biệt. Màng trong mỏng hơn bằng pectin, thường
dày lên trước các lỗ mầm. Trong hạt phấn có 2 tế bào: tế bào có kích thước lớn là tế bào
dinh dưỡng sẽ hình thành nên ống phấn; tế bào có kích thước bé là tế bào phát sinh sẽ
cho ra 2 tinh bào.
2.3.3 Cách sắp xếp của các nhị và các kiểu bộ nhị
Tất cả các nhị trong hoa họp thành bộ nhị. Bộ nhị có thể hoàn toàn rời nhau hoặc
dính lại ở nhiều mức độ khác nhau, và được sắp xếp theo nhiều kiểu: kiểu xoắn ốc- ở
các họ tiến hóa thấp như họ Ngọc lan, kiểu xếp vòng- phổ biến với các bộ nhị ngang số
(số nhị bằng số cánh hoa), bộ nhị lưỡng nhị (số nhị gấp đôi số cánh, xếp theo hai vòng),
bộ nhị đảo lưỡng nhị (bộ nhị có hai vòng, vòng ngoài đứng trước cánh hoa, vòng trong
30
xen kẽ vòng ngoài). Một số kiểu bộ nhị không đều nhau như: bộ nhị hai trội- gồm hai
nhị dài, hai nhị ngắn (họ Bạc hà), bộ nhị bốn trội- gồm bốn nhị dài, hai nhị ngắn (họ
Cải).
2.4 Bộ nhụy
Bộ nhụy là bộ phận sinh sản cái của hoa, nằm ở chính giữa hoa, do các lá noãn
(các lá biến đổi) làm thành.
2.4.1 Cấu tạo của nhụy
Nhụy có cấu tạo gồm 3 phần: phần phình to ở phía dưới gọi là bầu nhụy, trong
chứa noãn; phần hẹp hình ống hay hình chỉ ở phía trên gọi là vòi nhụy là đường đi của
hạt phấn và tận cùng hơi loe rộng hay hình dĩa là đầu nhụy hay nuốm nhụy là nơi tiếp
nhận hạt phấn. Tùy theo vị trí của bầu so với các phần khác của hoa người ta chia thành:
bầu trên, bầu giữa và bầu dưới.
2.4.2 Các kiểu bộ nhụy
- Bộ nhụy cấu tạo bởi một lá noãn tạo thành một nhụy, bầu có một ô và các lá noãn
đính ở mép lá noãn (hoa họ Đậu).
- Bộ nhụy gồm nhiều lá noãn rời nhau, mỗi lá tạo thành một nhụy do mép lá noãn
hàn liền, thường gặp ở các họ tiến hóa thấp như họ Ngọc lan…
- Bộ nhụy gồm nhiều lá noãn hàn liền, có thể dính liền hoàn toàn tạo một bầu, một
vòi một núm nhụy hay dính liền ở bầu, vòi hay chỉ ở núm nhụy.
2.4.3 Các kiểu đính noãn:
- Đính noãn trụ giữa hay đính noãn góc: gặp ở những bầu có nhiều ô, do nhiều lá
noãn hợp thành. Các lá noãn nằm ở góc trong của ô, tạo thành một trụ ở giữa bầu, noãn
đính xung quanh trụ (hoa Dâm bụt, hoa Bưởi).
- Đính noãn bên: gặp ở bầu 1
ô, do một hay nhiều lá noãn đính
một phần ở mép làm thành. Các
giá noãn nằm ở mép bầu, chỗ ranh
giới giữa các lá noãn (cây Đu đủ).
- Đính noãn giữa: tiến hóa từ
kiểu đính noãn trụ giữa do vách
ngăn giữa các lá noãn đã tiêu biến
đi nhưng trụ do các giá noãn tạo
nên thì vẫn còn. Bầu chỉ có 1 ô với
1 trụ ở giữa, noãn đính xung
quanh trụ đó (cây Thuốc phiện).
Hình 9.1 Các kiểu đính noãn
2.4.4 Cấu tạo của noãn
1-2. Bầu 1 ô đính noãn bên (1. Bầu có 1 lá noãn;
Noãn là một khối đa bào,
2.Bầu có 3 lá noãn); 3. Bầu 3 ô đính noãn trụ
hình trứng, hình cầu hoặc hình
giữa
thận. Mỗi noãn gồm 2 phần:
4. Bầu 3 ô đính noãn bên giả;
cuống noãn là nơi đính noãn vào
5. Bầu 1 ô đính noãn giữa
giá noãn; thân noãn là một khối
TB nhỏ gọi là phôi tâm, có lớp vỏ noãn bao ngoài (2 lớp vỏ). Vỏ noãn thường để hở một
lỗ ở phía dưới gọi là lỗ noãn. Chỗ thân noãn đính vào cuống gọi là rốn. Chỗ các lớp vỏ
noãn gặp nhau và dính với phôi tâm gọi là hợp điểm.
Túi phôi nằm trong phôi tâm gồm 1 nhân lưỡng bội ở giữa, 1 noãn cầu đơn
bội với 2 nhân trợ bào ở hai bên, nằm ở một cực, 2 nhân đối cực nằm ở cực đối diện.
Tùy theo hình dạng , vị trí giữa cuống noãn và thân noãn có các kiểu noãn sau:
noãn thẳng (cây Hồ tiêu), noãn cong, noãn ngang (nhiều cây họ Đậu), noãn đảo (cây
Hướng dương, Loa kèn trắng).
31
2.5 Các phần phụ của hoa
2.5.1 Đấu
Là một bộ phận hình chén, sau phát triển cùng quả, được hình thành từ thân (họ
Giẻ), hay lá hoặc hỗn hợp cả hai (họ Long não)
2.5.2 Tuyến mật
Tuyến mật có thể nằm ở thân, lá hay hoa, vị trí cũng khác nhau: ở cuống lá đính
vào kẽ lá như ở họ Thầu dầu, ở gốc chỉ nhị như họ Ngọc lan, hay các tuyến mật làm
thành một vòng hay đĩa ở gốc bầu như họ Cà, họ Bạc hà, ở giữa nhị và bầu như họ
Cam…
Ngoài tuyến mật trên bao hoa còn có lá đài, gốc cánh hoa, mật chứa trong các túi
riêng gọi là cựa.
2.5.3 Tràng phụ
Có thể là một vòng tròn như cái chén trong cánh hoa như hoa Thủy tiên hay hình
sợi xếp đều dưới gốc tràng như họ Lạc tiên.
3. Công thức hoa và sơ đồ hoa
3.1 Công thức hoa: là công thức biểu diễn cấu tạo của hoa bằng những chữ ký hiệu.
Ví dụ: Hoa huệ: *P(3+3) A3+3 G(3), chứng tỏ: bao hoa có 2 vòng, mỗi vòng 3, dính
nhau; nhị cũng xếp 2 vòng, mỗi vòng 3; bộ nhụy gồm 3 lá noãn dính lại với nhau thành
bầu trên. Hoa đều.
3.2 Sơ đồ hoa (hoa đồ) cµnh hoa l¸ ®µi
Hoa đồ là sơ đồ biểu
diễn cấu tạo cắt ngang của
hoa theo một mặt phẳng c¸nh hoa
vuông góc với trục hoa.
Trục hoa thường được đặt ở
phía trên, lá bắc ở phía đối bé nhÞ
diện, giữa hai bộ phận đó là
các thành phần khác của
hoa. Nếu hoa đều thì các
vòng trong hoa đồ được
bé nhôy
biểu diễn xếp thành những
đường tròn và kích thước l¸ b¾c
của từng phần trong mỗi
vòng bằng nhau; nếu hoa
không đều, các nét biểu diễn
trong mỗi vòng có kích Hình 9.2. Hoa đồ
thước khác nhau và xếp
thành hình bầu dục.
4. Cách sắp xếp của hoa trên cành
4.1 Hoa đơn độc
Hoa đơn độc là hoa mọc riêng lẻ một mình trên một cuống hoa, không phân nhánh,
ở đầu cành hay kẽ lá bắc như hoa Cà độc dược, hoa Dâm bụt…
4.2 Cụm hoa
Cụm hoa gồm nhiều hoa tụ họp lại với nhau trên một trục mang hoa phân nhánh.
Cụm hoa tiến hóa hơn so với hoa đơn độc vì nó giúp tăng khả năng thụ phấn nhờ sâu
bọ. Gồm hai kiểu cụm hoa: cụm hoa đơn và cụm hoa kép.
4.2.1 Cụm hoa đơn
Là cụm hoa mà các hoa trong cụm phân nhánh theo một kiểu thống nhất.

32
4.2.1.1 Cụm hoa đơn vô hạn: Trục chính của cụm hoa tiếp tục sinh trưởng để tạo ra các
hoa mới, gồm 5 loại chính:
- Chùm: trục hoa không phân nhánh, mỗi hoa trong cụm đều có cuống riêng, mọc
ở kẽ lá bắc như hoa cây Mõm chó, hoa Bưởi…
- Bông: giống như chùm nhưng các hoa không có cuống, đính trực tiếp trên trục
cụm hoa như Mã đề, Cỏ xước.Gồm 3 kiểu bông đặc biệt sau:
+ Bông đuôi sóc: là những bông mang toàn hoa đơn tính trông giống như đuôi con
sóc như hoa cây Dâu tằm, hoa cây Tai tượng…
+ Bông mo là bông bao bọc bởi một lá bắc to (mo) như hoa cây Ráy…
+ Buồng là bông mo có trục cụm hoa phân nhánh như hoa Cau, hoa Dừa.
- Ngù: cấu tạo giống kiểu chùm nhưng các hoa ở phía dưới có cuống dài lên làm
cho các hoa trong cụm như được đưa lên cùng mặt phẳng ngang. Có 2 kiểu cụm ngù
đơn (cây Phượng vĩ) và ngù kép (cây hoa Súp lơ).
- Tán: các cuống hoa tỏa ra từ đầu cành hoa, đây là một đặc điểm của cây họ hoa
Tán, có tán đơn như hoa Đinh lăng; tán kép như hoa Thìa là, Mùi.
- Đầu: gồm nhiều hoa không có cuống mọc sát nhau trên đỉnh trục cụm hoa thu
ngắn lại thành một khối hình đầu, xung quanh đầu các lá bắc tạo thành tổng bao. Gồm
cụm hoa hình cầu (Keo giậu, Xấu hổ), cụm hoa hình đĩa là kiểu đầu đặc trưng cho các
cây Họ Cúc.
4.2.1.2 Cụm hoa đơn có hạn (xim)
Cành mang hoa sinh trưởng có hạn tận cùng bằng 1 hoa xuất hiện sớm nhất.
- Xim một ngả: sự hình thành các nhánh chỉ xảy ra từng cái một. Gồm
+Xim một ngả hình đinh ốc: sự phân nhánh không cùng một hướng làm cho cụm
hoa có hình chữ chi (Z) như hoa cây La-dơn..
+ Xim một ngả hình bọ cạp: sự phân nhánh luôn luôn xảy ra về một phía làm cụm
hoa bị uốn cong lại như đuôi bọ cạp như hoa cây Vòi voi…
- Xim hai ngả: trục cụm hoa phân nhánh từng đôi một nhiều lần, tận cùng của mỗi
nhánh có một hoa như hoa Mẫu đơn..
- Xim nhiều ngả: trục cụm hoa phân nhiều nhánh như hoa cây Thầu dầu.
- Xim co: nhánh của cụm hoa rất ngắn, trông như cùng một nơi mọc tỏa ra. Kiểu
cụm hoa này đặc trưng cho các cây họ Bạc hà: hoa Ích mẫu, hoa Tía tô…
4.2.2 Cụm hoa kép
- Chùm kép:giống kiểu chùm nhưng vị trí các hoa được thay bằng các chùm nhỏ hơn
như hoa Hòe.
- Tán kép: giống kiểu hoa tán nhưng vị trí các hoa được thay bằng các tán đơn nhỏ
hơn, có lá bắc chung và riêng cho mỗi hoa như hoa Bạch chỉ.
- Cụm hỗn hợp: có nhiều kiểu: chùm tán- vị trí các hoa ở chùm thay bằng các tán (họ
Nhân sâm), ngù đầu-vị trí các hoa trên một ngù được thay bằng các đầu nhỏ (họ Cúc
khá phổ biến).

33
Hình 9.3. Các kiểu cụm hoa
1. Chùm đơn; 2-3. Bông; 4. Tán đơn; 5. Tán kép; 6a-6b. Đầu; 7. Ngù; 8. Chùm kép;
9. Xim 2 ngả; 10. Xim 1 ngả xoắn (xim bọ cạp); 11. Xim 1 ngả đinh ốc; 12. Xim nhiều
ngả
II. QUẢ
1. Định nghĩa
Quả là phần mang hạt nên được gọi là cơ quan sinh sản của thực vật hạt kín. Những
quả do bầu biến đổi thành gọi là quả thật, còn những quả khác ngoài bầu còn có các
thành phần khác tham gia (đế hoa, trục hoa, lá bắc...) gọi là quả giả.
2. Cấu tạo quả
Quả ngoài chứa hạt ở trong còn có các lớp ngoài gọi là vỏ quả. Vỏ quả do vỏ bầu
biến đổi thành và gồm có ba phần.
2.1 Vỏ quả ngoài:
Nguồn gốc là lớp biểu bì của vách bầu biến đổi thành, vỏ ngoài thường rất mỏng
và được phủ bởi lớp cutin, sáp hoặc lông. Để giúp phát tán thì vỏ ngoài có thể có cánh
(quả Muồng trâu), gai (quả Thầu dầu), lông dính (quả Hy thiêm).
2.2 Vỏ quả giữa
Nguồn gốc là lớp mô mềm vách bầu, vỏ quả giữa làm thành thịt hay cùi quả. Ở các
quả mọng thì lớp vỏ quả giữa dày, mọng chứa chất dinh dưỡng; các quả khô thì vỏ quả
giữa mỏng, kém phát triển.
2.3 Vỏ quả trong:
Nguồn gốc do biểu bì trong của bầu biến đổi thành, thường là một lớp mỏng. Ở
quả hạch, vỏ quả trong có thể dày và hóa gỗ, trở thành những tế bào đá (quả Mận, Đào,
Dừa...). Cũng có khi vỏ quả trong chứa nhiều chất dự trữ và rất khó phân biệt với vỏ
quả giữa.

34
Bên trong vỏ quả trong là khoang chứa hạt. Trừ một số quả lép, thường thì số ô
trong khoang của quả chính bằng số ô của bầu.
2.4 Các phần phụ của quả
- Cuống hoa: thường thì cuống hoa sẽ phát triển thành cuống quả. Tuy nhiên ở cây
Đào lộn hột cuống lại phồng lên, mọng nước tạo thành quả “giả”, còn quả thật nhỏ như
hạt đậu đính ở dưới.
- Đế hoa: có thể phát triển tạo thành quả giả (quả thật nằm ở trong -quả cây Hoa
hồng, ở trên -quả Dâu tằm), hay cùng với vách bầu tạo quả- Mắc cọoc.
- Lá bắc: các lá bắc có thể hợp nhau tạo thành đấu phía dưới quả như quả Sồi,
Giẻ..hay tạo thành cánh đính vào quả- quả Chẹo tía.
- Đài hoa: có thể phát triển mạnh xung quanh quả thật- Tầm bóp, hoặc tiêu giảm
biến đổi thành mào lông giúp phát tán- Bồ công anh .
3. Các loại quả
Khác với các bộ phận khác có thể phân loại theo mức độ tiến hóa, quả thường chỉ
được phân loại theo hình thái và trạng thái khi chín.
3.1 Quả đơn
Là quả sinh bởi một hoa, có một lá noãn hoặc nhiều lá noãn dính liền nhau. Theo
cấu tạo vỏ khi chín, quả đơn được chia thành các loại:
3.1.1 Quả thịt: Khi chín vỏ quả giữa mọng nước và nạc. Gồm các kiểu:
- Quả hạch: là quả có vỏ quả trong dày và cứng, tạo thành hạch đựng hạt ở trong.
Có hai loại nhỏ: Quả hạch một hạt (quả Đào, quả Mơ), Quả hạch nhiều hạt (quả Táo
tây, quả Cà phê).
- Quả mọng là quả có vỏ quả trong mềm và mọng nước. Được chia thành: Quả
loại cam-gồm nhiều lá noãn dính nhau ở trung trụ, mỗi lá noãn chứa nhiều noãn, Quả
loại bí- vỏ ngoài dai và cứng, hai giữa và trong mềm, mọng nước.
3.1.2 Quả khô: khi chín vỏ quả khô cứng lại. Quả khô có hai loại:
- Quả khô không tự mở: khi chín quả không tự giải phóng hạt ra ngoài.
+ Quả đóng: là loại quả khô có vỏ quả dai, ít nhiều hóa gỗ, không dính với vỏ hạt
và khi chín không tự mở. Quả đóng có thể là quả đóng một (quả Sen, quả Dẻ), quả đóng
đôi (quả cây họ Cần), quả đóng tư ( quả cây họ Bạc hà).
+ Quả thóc là loại quả khô không tự mở có vỏ quả dính liền với vỏ hạt, đặc trưng
của họ Lúa: quả Lúa, quả Ngô (ta thường gọi là “hạt lúa”, “hạt ngô”).
- Quả khô tự mở: khi chín vỏ quả tự mở phát tán hạt ra ngoài, gồm:
+ Quả đại: cấu tạo bởi một lá noãn có một ô, khi chín nứt thành một khe dọc theo
đường hàn mép lá noãn như: quả cây Sữa, quả cây hoa Talet…
+ Quả loại đậu: cấu tạo bởi một lá noãn, có một ô chứa nhiều hạt. Khi chín nứt
theo hai kẽ nứt là đường hàn liền và sống lá noãn tạo thành hai mảnh vỏ, như: quả cây
Đậu xanh, quả cây Keo giậu.
+ Quả loại cải: cấu tạo bởi hai lá noãn đính ở mép, qua khung của bầu. Khi chín
nứt thành 4 kẽ nứt tạo thành hai mảnh vỏ, còn hạt vẫn đính vào vách giả ở giữa. Đặc
trưng cho cây họ Cải: Cải thìa, Cải canh…
+ Quả hộp: có bầu một ô tạo bởi 2-3 lá noãn, chín nứt theo đường nứt vòng ngang
qua giữa quả, tạo thành hộp chứa hạt như:quả Mã đề, quả Rau sam.
+ Quả nang: là những quả khô tự mở không thuộc những kiểu trên, bầu gồm hai
hay nhiều lá noãn liền nhau. Dựa theo cách nứt ta có các loại:
 Quả nang cắt vách: bầu nhiều ô, khi chín mỗi vách ngăn chẻ đôi ra tách riêng
từng lá noãn, rồi tự mở tiếp theo đường hàn mép lá như quả cây Canhkina.

35
 Quả nang chẻ ô: bầu nhiều ô, mỗi ô bị cắt theo đường sống lưng, để tạo thành số
mảnh vỏ bằng số lá noãn như quả cây Bách hợp, quả cây Phù dung.
 Quả nang hủy vách: bầu nhiều ô, khi chín sẽ mở theo hai đường đặt ở hai bên
đường hàn mép lá noãn như quả cây Cà độc dược.
 Quả nang nứt hỗn hợp: khi chín được mở bằng 3 cách trên, giúp hạt bay rất xa
như quả cây Thầu dầu
 Quả nang nứt lỗ: quả khi chín sẽ nứt ra các lỗ nhỏ, thường ở phần trên của quả
cho hạt dễ rơi khi lắc mạnh như quả Thuốc phiện, quả Hoa mõm chó.
 Quả nang nứt răng: bầu một ô, khi chín nứt bằng các kẽ nứt ở phía đầu quả, cuống
vẫn dính liền, hạt dính ở cột giữa quả như quả Cẩm chướng.
3.1.3 Quả có áo hạt: là quả đơn đặc biệt, có lớp mô mọng nước hình thành từ cuống
noãn bao quanh hạt- áo hạt ,là phần ăn được ở quả Vải, quả Nhãn.
3.2 Quả tụ
Quả tụ được hình thành từ 1 hoa nhưng các lá noãn của bộ nhụy rời nhau, mỗi lá
noãn tạo thành 1 quả riêng biệt. Quả tạo thành có thể là quả bế (quả các cây mao lương
- Ranunculus), hay quả đại (quả Thiên lí). Có khi đế hoa phát triển thành một “quả giả”
mang những quả thật là những quả bế ở bên ngoài (quả Dâu tây) hoặc ở bên trong (quả
cây Hoa hồng, cây Kim anh).
3.3. Quả kép
Là quả được hình thành từ một cụm hoa đặc biệt.

- Quả loại sung: là quả


giả- do đế cụm hoa phát
triển, quả thật là quả đóng ở
trong, như quả Sung, quả
Vả…
- Quả loại dứa: phần quả
mọng nước ăn được là do
trục cum hoa và các lá bắc
tạo thành, quả thật nằm trong
các mắt dứa.
Hình 9.4. Các loại quả kép. A. Quả tụ. 1. Quả kép nhiều
đại ở cây Hồi. 2. Quả kép giả ở cây Dâu tây. 3. Quả kép
giả của cây Hoa hồng. B. Quả kép. 4.Quả dứa. 5. Quả Vả
- Quả loại dâu tằm: phần mọng nước là do các đài hoa mọng nước tạo thành, quả
đóng thật nằm ở trong.
3.4 Quả đơn tính sinh
Quả được hình thành do sự phát triển của bầu nhưng noãn không được thụ phấn.
Quả đơn tính sinh có thể có hạt; có thể không hạt.
III. HẠT
1. Định nghĩa
Hạt là cơ quan sinh sản hữu tính của cây có hoa, sinh bởi sự phát triển của noãn
sau khi thụ phấn. Hạt có kích thước rất nhỏ so với toàn bộ cây nhưng nó thể hiện sự tiến
hóa cao ở thực vật có hạt vì khả năng tái sinh bằng hạt của chúng.
2. Các phần của hạt và sự biến đổi từ noãn sang hạt
Sau khi thụ phấn, noãn sẽ phát triển thành hạt. Các phần của noãn sẽ biến đổi thành
các phần của hạt gồm: vỏ hạt và nhân hạt (cây mầm, ngoại nhũ, nội nhũ).

36
2.1 Vỏ hạt
Bao bọc bên ngoài có nhiệm vụ che chở cho các thành phần bên trong hạt tránh bị
ảnh hưởng của môi trường bên ngoài. Vỏ hạt có 2 lớp hoặc 1 lớp hoặc đôi khi hạt không
rõ vỏ (hạt các cây họ Lúa).. Lớp biểu bì của hạt có thể phát triển thành những lông dài
(hạt Bông), thành cánh (hạt Xà cừ) để phát tán hạt. Bên ngoài hạt có một vết sẹo gọi là
rốn hạt, là vết tích của cuống hạt đã rụng đi. Vết tích của lỗ noãn vẫn còn nhưng khó
thấy.
2.2 Nhân hạt
- Cây mầm do tế bào trứng kết hợp với một tinh tử phát triển thành. Cấu tạo của
cây mầm gồm có: 2 lá mầm hoặc 1 lá mầm, chồi mầm, thân mầm và rễ mầm. Trong hạt,
cây mầm nằm giữa khối nội nhũ hoặc lệch về một bên về phía lỗ noãn, được đính vào
hạt nhờ dây treo. Ở các cây kí sinh (Tầm gửi, Tơ hồng) cây mầm gồm một số tế bào mô
phân sinh.
- Nội nhũ được phát triển từ nhân dinh dưỡng cấp hai của túi phôi kết hợp với tinh
tử thứ hai tạo nên tế bào có nhân nội nhũ (3n- cây ngành Ngọc lan). Nội nhũ là mô dự
trữ chất dinh dưỡng (tinh bột- Lúa, Ngô, dầu béo và alơron- Thầu dầu) cho phôi. Nội
nhũ thường có màu trắng đục, mặt ngoài thường nhẵn, đôi khi nhăn nheo - nội nhũ xếp
nếp ( hạt Na, hạt Cau). Vách tế bào nội nhũ đôi khi dày lên tạo thành nội nhũ sừng (hạt
Mã tiền, cà Phê).
- Ngoại nhũ do noãn tâm không bị nội nhũ tiêu hóa hết phát triển thành, cũng là
mô dự trữ chất dinh dưỡng để cung cấp cho phôi khi hạt nảy mầm. Ngoại nhũ có thể ở
giữa và cây mầm xung quanh (họ Chuối, họ Gừng), hay ở ngoài cùng, bao nội nhũ và
cây mầm ở giữa (họ Hồ tiêu)
3. Các loại hạt
- Hạt không nội nhũ: trong quá trình hình thành hạt, toàn bộ nội nhũ và noãn tâm
bị tiêu thụ cho sự phát triển của phôi. Hạt chỉ có vỏ và phôi, phôi thường to, lá mầm lớn
và mang chất dự trữ như: các cây họ Đậu, Bầu bí, Cải...
- Hạt có nội nhũ: trong quá trình phát triển hạt, chỉ có noãn tâm biến mất hoàn
toàn, hạt gồm có vỏ, phôi và nội nhũ. Phôi thường nhỏ, đôi khi chưa phân hóa, thường
gặp ở nhiều cây.
- Hạt có ngoại nhũ: trong quá trình phát triển phôi đã sử dụng hết nội nhũ, noãn
tâm còn lại một phần phát triển thành ngoại nhũ. Hạt có vỏ, phôi và ngoại nhũ, thường
gặp ở họ Cẩm chướng, họ Hoàng tinh.
- Hạt có cả nội nhũ và ngoại nhũ: trong quá trình phát triển của hạt, noãn tâm vẫn
còn nên phát triển thành ngoại nhũ, đồng thời còn nội nhũ nên hạt có đủ: vỏ, phôi, nội
nhũ và ngoại nhũ, hay ở một số cây họ Súng, họ Gừng...

LƯỢNG GIÁ:

Trả lời các câu sau bằng cách điền từ, cụm từ thích hợp vào chỗ trống (…):
1. Hoa là một ......, sinh trưởng có hạn và mang những lá biến đổi làm chức năng sinh
sản.
2. Hạt phấn được hình thành từ các ....
3. Hoa đơn độc là hoa mọc .... một mình trên một cuống hoa, không phân nhánh, ở đầu
cành hay kẽ lá bắc.
4. Cụm hoa gồm nhiều hoa tụ họp lại với nhau trên một trục mang hoa .....
5. Vỏ quả do .... biến đổi thành.
Phân biệt đúng sai các câu sau bằng cách đánh dấu vào chữ A (cho câu đúng) và
37
chữ B (cho câu sai):
1. Bộ nhụy do các lá noãn biến đổi thành. A–B
2. Noãn là một khối đa bào, hình trứng, hình cầu hoặc hình thận. A–B
3. Vỏ quả ngoài là lớp biểu bì của vách bầu biến đổi thành. A–B
4. Trong quả Nhãn, phần ăn được là vỏ quả trong. A–B
5. Quả đơn là quả sinh bởi một hoa, có nhiều lá noãn rời nhau. A–B
6. Cây mầm do tế bào trứng kết hợp với một tinh tử phát triển thành. A–B

Chọn giải pháp đúng nhất cho các câu sau bằng cách đánh dấu vào đầu giải pháp
mà bạn lựa chọn:
1. Quả nào sau đây không thuộc loại quả Kép
A. Quả Cam
B. Quả Sung
C. Quả Dứa
D. Quả Dâu tằm
2. Hoa nào sau đây có các lá đài rời nhau
A. Hoa dâm bụt
B. Hoa cải
C. Hoa cẩm chướng
D. Hoa chò
3. Đây là những bộ phận nằm ở phía trong của đài hoa và thường có màu sặc sỡ
A. Nhụy hoa
B. Lá bắc
C. Đế hoa
D. Tràng hoa
4. Trong các quả sau quả nào thuộc loại quả đại
A. Quả Sen
B. Quả cây Sữa
C. Quả Dẻ
D. Quả Cam
5. Trong các quả sau quả nào thuộc quả loại đậu
A. Quả Thóc
B. Quả cây Keo giậu
C. Quả Mơ
D. Quả Lựu
6. Trong các quả sau quả nào thuộc quả loại cải
A. Quả cây Cải thìa
B. Quả Đào
C. Quả Chanh
D. Quả Cam
7. Cánh hoa có phần loe rộng ra được gọi là:
A. Chân
B. Phiến
C. Móng
D. Cánh

38
8. Số lượng nhị trong bộ nhị rất biến thiên, thông thường là bằng hay là bội số của
........:
A. Số nhị hoa
B. Số chỉ nhị
C. Số cánh hoa
D. Số lá bắc
9. Mỗi nhị hoa điển hình có cấu tạo gồm mấy phần:
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
10. Đây là một bộ phận của cơ quan sinh sản thường là sợi mảnh, dài, thiết diện hình
tròn, nhẵn hay mang lông:
A. Nhụy hoa
B. Phấn hoa
C. Chỉ nhị
D. Bao phấn
11. Đây là bộ phận do chỉ nhị kéo dài, nối giữa hai bao phấn, có thể kéo dài thành
mào lông hoặc thành tuyến
A. Chỉ nhị
B. Trung đới
C. Bao phấn
D. Hạt phấn
12. Mỗi hạt phấn thông thường có mấy lỗ nảy mầm?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Trả lời các câu hỏi sau:
1. Trình bày được các phần chính của hoa : đế hoa, bao hoa, bộ nhị, bộ nhụy. Nêu ví dụ
minh họa.
2. Mô tả được các cách sắp xếp hoa trên cành và cho ví dụ.
3. Trình bày được cấu tạo của một quả.
4. Phân loại quả theo hình thái và cho ví dụ minh họa.
5. Mô tả sự hình thành cấu tạo của một hạt được hình thành từ một noãn được thụ tinh.

39
Chương 5
ĐẠI CƯƠNG VỀ PHÂN LOẠI HỌC THỰC VẬT

MỤC TIÊU
1. Trình bày được định nghĩa loài, cách gọi tên loài và các taxon bậc trên loài
2. Trình bày được các nhóm thực vật chính và 11 ngành thực vật của các nhóm
đó.

NỘI DUNG
1. CÁC KHÁI NIỆM
1.1 Loài (species)
1.1.1 Khái niệm
Loài là đơn vị cơ bản trong hệ thống phân loại thực vật. Có nhiều quan điểm về
loài, sau đây là ba quan điểm chính:
- Loài duy danh: Các nhà duy danh cho rằng chỉ có cá thể là hiện thực, còn loài là
trìu tượng, do con người tạo ra cốt để xem xét một số lượng lớn cá thể. Quan niệm trên
là không đúng vì loài thực sự tồn tại khách quan.
- Loài hình hình thái: cho rằng loài có thật trong tự nhiên, là một nhóm cá thể có
nguồn gốc chung và có đặc điểm hình thái giống nhau. Nhưng chỉ căn cứ vào sự khác
nhau về hình thái để làm tiêu chuẩn phân bậc loài là không đúng.
- Loài sinh học: loài là tập hợp những quần thể được cách li về mặt sinh học trong
quá trình tiến hóa, giao phối tự do với nhau để lại thế hệ con cái hoàn toàn hữu thụ. Định
nghĩa này thể hiện tính toàn vẹn và tính riêng biệt của loài. Tính toàn vẹn thể hiện ở chỗ
các quần chủng có trong các thành phần của nó có liên hệ với nhau bởi dạng chuyển
tiếp. Tính riêng biệt ở chỗ thậm chí các nhóm loài gần nhau đều là một hệ thống đứt
quãng và giữa chúng không có dạng chuyển tiếp.
1.1.2. Cách đặt tên loài
Theo danh pháp quốc tế về thực vật, tên loài gồm hai từ Latin: tên chi và tính ngữ
loài kèm theo.
- Tên Chi thường là một danh từ như Rosa= Hoa hồng, hay tên một nhà bác học
như: Bauhinia, Caesalpinia và viết hoa chữ cái đầu.
-Tính ngữ Loài có thể là tính từ hay danh từ. Tính từ có thể là đặc điểm về:
+ Hình thái: Dioscorea alata-có cánh, Passiflora quadrangularis-có 4 góc.
+Nơi mọc của cây (chỉ bằng đuôi chữ -ensis): Momordica cochinchinensis- ở Nam
bộ, Thea sinensis- ở Trung quốc.
+ Mùa hoa nở: vernalis- mùa xuân, autumnalis- mùa thu.
+ Công dụng: Carthamus tinctorius- để nhuộm…
+ Màu sắc một bộ phận cây: Eclipta alba – màu trắng…
+Tên người: Phoenix roebelenii…
Nếu tên loài gồm hai từ thì phải có gạch nối (-) giữa hai từ đó. Sau hai tên latin
trên là tên tác giả (viết tắt). Ví dụ cây trầu không- Piper betle L.(Linnaeus).
1.2 Các taxon bậc trên loài:
1.2.1 Chi (Genus)
Chi là phạm trù phân loại học gồm một hay nhiều loài có liên hệ chặt chẽ với nhau
bởi mối quan hệ họ hàng
Tên chi là một danh từ số ít hoặc một từ được coi là danh từ, và luôn có trong tên
các loài thuộc nó. Ví dụ Dioscorea L.
40
1.2.2 Họ (Familia)
Họ gồm một chi hay một số chi có chung nguồn gốc, cách biệt với các họ khác bởi
sự đứt quãng rõ rệt.Tên họ gồm tên chi chính của họ kèm theo đuôi từ aceae (viết hoa
chữ đầu). Ví dụ Asteraceae (họ Cúc), Fabaceae (họ Đậu)…
1.2.3 Bộ (Ordo)
Là một trong những phạm trù phân loại quan trọng nhất trong hệ thống các bậc,
gồm một hay nhiều họ có liên hệ chặt chẽ về mặt hệ thống sinh, trong các hệ thống phát
sinh thực vật, bộ thường được dùng làm đơn vị phân tích mối quan hệ hệ thống sinh.
Tên bộ gồm tên họ chính của bộ kèm theo đuôi từ -ales (bỏ đuôi -aceae).
Trên bộ còn có lớp, ngành, giới và các bậc trung gian.

Bảng 10.1: Cách gọi tên các taxon trên bậc chi.
Ngành Phân ngành Lớp Phân lớp
TV bậc cao -ophyta -phytina -opsida Idea
Tảo -ophyta -phytina -phyceae phycidae
Nấm -mycota -mycotina -mycetes -mycetidae
Liên bộ Bộ Phân bộ Họ Phân họ Tông Phân tông
-anae -ales -ineae -aceae -oideae -cae -inae

2. Bảng phân loại thực vật


Có nhiều hệ thống phân chia giới thực vật khác nhau. Nhưng theo các tài liệu gần đây,
một hệ thống được nhiều người chấp nhận đó là hệ thống phân loại 11 ngành:

1. Ngành tảo đỏ (Rhodophyta)


Thực vật bậc thấp Ẩn hoa không mạch 2. Ngành tảo màu (Chromophyta)
3. Ngành tảo lục (Chlorophyta)
4. Ngành rêu (Bryophyta)
Ẩn hoa không mạch 5.Ngành quyết trần (Rhyniophyta)
6.Ngành lá thông (Psilotophyta)
7.Ngành thông đá (Lycopodiophyta)
Thực vật bậc cao
Ẩn hoa có mạch 8.Ngành cỏ tháp bút (Equisetophyta)
9.Ngành dương sỉ (Polypodiophyta)
Hạt trần 10.Ngành thông (Pinophyta)
Hiển hoa
Hạt kín 11.Ngành ngọc lan (Magnoliophyta)

LƯỢNG GIÁ:
Trả lời các câu sau bằng cách điền từ, cụm từ thích hợp vào chỗ trống (…):
1. Loài là đơn vị ..... trong hệ thống phân loại thực vật.
2. Tên chi là một ... và viết hoa chữ cái đầu.
3. Ba quan điểm về loài:
A. ...........

41
B. ...........
C. ............
Phân biệt đúng sai các câu sau bằng cách đánh dấu vào chữ A (cho câu đúng) và
chữ B (cho câu sai):
1. Các nhà duy danh cho rằng chỉ có cá thể là hiện thực, loài là trìu A–B
tượng.
2. Hình thái loài là một nhóm cá thể có nguồn gốc chung và đặc điểm A–B
hình thái không giống nhau.
3. Tính từ loài phải là một danh từ. A–B
4. Chi là phạm trù phân loại học gồm một hay nhiều loài có liên hệ A–B
chặt chẽ với nhau bởi mối quan hệ họ hàng.

Chọn giải pháp đúng nhất cho các câu sau bằng cách đánh dấu vào đầu giải pháp
mà bạn lựa chọn:
1. Tên chi là một .....
A. Danh từ
B. Tính từ
C. Động từ
D. Trạng từ
2. ..... là một phạm trù phân loại học gồm một hay nhiều loài có liên hệ chặt chẽ với
nhau bởi mối quan hệ họ hàng.
A. Loài
B. Chi
C. Họ
D. Bộ
3. Magnoliophyta là tên của ngành:
A. Ngành Thông
B. Ngành Quyết
C. Ngành Rêu
D. Ngành Ngọc lan
4. Bryophyta là tên gọi của ngành:
A. Ngành Thông
B. Ngành Quyết
C. Ngành Rêu
D. Ngành Ngọc lan
Trả lời các câu hỏi sau:
1. Kể tên ba quan điểm về loài
2. Trình bày các bậc taxon trên loài.
3. Hãy phân loại thực vật bậc thấp và bậc cao theo 11 ngành.

42
Chương 6
THỰC VẬT BẬC THẤP

MỤC TIÊU
1. Phân biệt được Nấm nhầy và Nấm thực.
2. Trình bày được hình thái tản, cấu tạo tế bào và sự sinh sản của Ngành nấm.
Trình bày được các phân ngành nấm thực.
3. Trình bày được đặc điểm cấu tạo tế bào, hình thái tản và sự sinh sản của Ngành
Tảo.
4. Trình bày được đặc điểm và đại diện 3 ngành: Tảo đỏ, Tảo màu, Tảo lục.

NỘI DUNG
I. NẤM (Fungi)
1. Ngành nấm nhầy (Myxomycota)
Gồm những cơ thể đơn bào dạng amip, có một nhân hoặc thông thường là những
khối chất nguyên sinh không có màng bao bọc và có nhiều nhân.
1.1 Đặc điểm chung
1.1.1 Cấu tạo và sinh thái
Cơ thể là một khối nhầy không có màng- thể nguyên hình, có màu vàng hay hồng.
Có hai loại thể nguyên hình:
- Thể nguyên hình thực (Nấm nhầy thực): giai đoạn sinh dưỡng là khối nhầy dạng
amip nhiều nhân, không có vách tế bào riêng lẻ.
- Thể nguyên hình giả (Nấm nhầy tế bào): giai đoạn sinh dưỡng là khối nhầy dạng
tế bào, có nhiều nhân lưỡng bội, mỗi nhân là một tế bào.
1.1.2 Sinh sản
Bình thường các hợp bào nấm Nhầy sống ở bề mặt giá thể ẩm ướt và tối, đến thời
kì sinh sản nó di chuyển ra bề mặt giá thể khô ráo tạo nên các túi bào tử. Các túi bào tử
có màng bằng cellulose và chất dự trữ là glycogen và nó được nâng khỏi giá thể bằng
cuống túi bào tử, thường hợp thành đám hay dính với nhau thành khôi. Khi chín nhờ các
sợi xoắn dãn ra các bào tử phát tán ra ngoài. Khi gặp điều kiện thuận lợi, glycogen
chuyển hóa thành đường làm tăng áp suất thẩm thấu phá vỡ màng bào tử. Nội chất thoát
ra ngoài, phân chia thành hai động bào tử có hai roi đính ở đầu, nhờ đó chúng có thể di
chuyển amip gặp các động bào tử đơn bội khác tạo thành tế bào lưỡng bôi, các tế bào
này kết hợp phần nội chất với nhau tạo thành hợp bào mới.
1.2 Đa dạng và phân loại
Có khoảng 450 loài, được chia làm 3 lớp:
- Lớp 1- Acrassiomycetes: hoại sinh trên phân động vật ăn cỏ.
- Lớp 2- Myxomycetes: hoại sinh, tản là nguyên hình thật, túi bào tử có cuống. Có
hai đại diện: Fuligo septica L. và Stemonitis.
- Lớp 3- Plasmodiophoromycetes : kí sinh, Nấm nhầy thật, túi bào không có cuống.
Loài thường gặp Plasmodiophora brassiae- kí sinh trên cây họ Cải.
2. Ngành nấm thực (Mycota)
Là những sinh vật đơn hoặc đa bào dạng sợi có nhân thực, không có diệp lục, vách
bằng kitin. Hấp thụ thức ăn và dự trữ glucid dưới dạng glycogen.
2.1 Đặc điểm chung
2.1.1 Đặc điểm tế bào: có cấu tạo cơ bản như tế bào thực vật có nhân thực khác nhưng
có một số đặc điểm riêng như:
43
- Vách tế bào: đặc trưng là các hợp chất kitin.
- Thể nguyên sinh: gồm Ty thể- thực hiện phản ứng oxy hóa khử cung cấp năng
lượng cho tế bào và tham gia tổng hợp protein, lipid và một số enzym. Glycogen chất
dự trữ đặc trưng và các giọt lipid.
- Nhân: là nhân thực, mỗi tế bào có thể có nhiều hơn một nhân tùy điều kiện sống
và giai đoạn phát triển, nhiều loài Nấm tế bào không có hạch nhân.
2.1.2 Các dạng hình thái của tản: (Bộ máy sinh dưỡng)
- Tản đơn bào có roi: ngoài các thành phần cấu tạo bình thường của một tế bào còn
có một hay hai roi. Chúng thuộc phân ngành Nấm roi.
-Tản đơn bào: có cấu tạo một tế bào. Có hai kiểu: Đơn bào nguyên thủy và loại tản
đơn bào tiến hóa thứ sinh (Nấm men).
- Sợi nấm thông: Các tế bào không có vách ngăn, cùng chất nguyen sinh, trong
chứa nhiều nhân, phần lớn thuộc ngành phụ Nấm roi.
- Sợi nấm ngăn vách: Sợi nấm gồm nhiều đoạn ngăn với nhau bởi vách ngăn. Mỗi
đoạn là một tế bào có một hay nhiều nhân và có các lỗ nhỏ trên vách để trao đổi chất
nguyên sinh, xuất hiện ở các ngành: Nấm túi, Nấm đảm.
2.1.2 Cách sinh sản và các loại bào tử nấm
Nấm sinh sản bằng bào tử vô tính hoặc hữu tính
2.1.2.1 Sinh sản sinh dưỡng:
Là hình thức hình thành cơ thể mới bằng cách phân chia cơ thể mẹ. Chúng có thể
đứt khúc, nảy chồi hoặc tạo bào tử dày khi gặp điều kiên không thuận lợi để tạo thành
cơ thể mới.
2.1.2.2 Sinh sản bằng bào tử vô tính
- Bào tử kín: được hình thành trong túi hay nang kín gồm: bào tử động- có thể di
chuyển nhờ roi, Bào tử nang- hình thành trong các nang phình to.
- Bào tử trần: được tạo thành trực tiếp trên sợi nấm, thông thường được tạo nên
trên các sợi ít nhiều phân hóa về hình thái- giá bào tử trần.
2.1.2.3 Sinh sản hữu tính bằng bào tử hữu tính
Sau khi thụ tinh hợp tử trực tiếp hay biến đổi thành bào tử, sau đó bào tử mới phát
tán nảy sợi thành sợi nấm. Các loại bào tử gồm:
- Bào tử noãn: do noãn giao tạo thành, thường gặp ở nấm roi
- Bào tử tiếp hợp: Đặc trưng của Nấm tiếp hợp, bào tử được hình thành từ hai sợi
nấm mọc gần lại nhau của hai cây nấm.
- Bào tử túi và bào tử đảm: bào tử túi đặc trưng cho Nấm túi- bào tử hình thành
trong các túi kín, bào tử đảm đặc trưng cho Nấm đảm- bào tử ở trên các cuống bên ngoài
của đảm.
2.2 Đa dạng và phân loại nấm thực
2.2.1 Phân ngành nấm roi (Chytridiomycotina, Mastigomycotina):
Tản nguyên bào nguyên sơ hay là các sợi thông đơn giản, sinh sản vô tính bằng
bào tử động, có sinh sản hữu tính. Gồm:
- Lớp Nấm roi sau
- Lớp Nấm roi trước
- Lớp Nấm hai roi
2.2.2 Phân ngành Nấm tiếp hợp (Zygomycotina)
Hệ sợi nấm phân nhánh phát triển nhưng chưa có vách ngăn ngang, có nhiều nhân
đơn bội, có loài khi già thì hình thành vách ngăn ngang. Có hai lớp:
- Lớp Nấm tiếp hợp (Zygomycetes)
- Lớp nấm thích ty (Trichomycetes)

44
2.2.3 Phân ngành Nấm túi (Ascomycotina)
Cơ thể đơn bào hoặc tản dạng sợi có ngăn cách, sinh sản hữu tính bằng túi bào tử,
sinh sản vô tính nếu có bằng bào tử trần,chủ yếu sống ở cạn, hoại sinh hoặc kí sinh trên
thực vật bậc cao, trên động vật, gồm 4 lớp:
- Lớp Nấm túi trần (Hemiascomycetes)
- Lớp Nấm túi hợp (Synascomycetes)
- Lớp Nấm túi bào tầng (Hymenoascomycetes)
- Lớp Nấm túi xoang (Loculoascomycetes)
2.2.4 Phân ngành Nấm đảm (Basidiomycotina)
Tản là hệ sợi nấm ngăn vách, sinh sản hữu tính bằng bào tử đảm, sinh sản vô tính
nếu có bằng bào tử trần, thể quả thường dạng chụp nấm, sống hoại sinh hoặc kí sinh,
gồm 4 lớp:
- Lớp Nấm đảm trần (Teliomycetes)
- Lớp Nấm đảm ngăn (Heterobasidiomycetes)
- Lớp Nấm đảm mở (Hymenobasidiomycetes)
- Lớp Nấm đảm kín (Gasteromycetes)
2.2.5Phân ngành Nấm bất toàn (Deuteromycotina)
Tản là hệ sợi ngăn vách, sinh sản vô tính bằng bào tử trần, chưa phát hiện các bào
tử hữu tính. Gồm 3 nhóm:
- Nhóm Coelomycetes
- Nhóm Hyphomycetes
- Nhóm Agonomycetes
II. CÁC NGÀNH TẢO (Algae)
1. Đặc điểm chung
Tảo là tản thực vật có nhân thật, có diệp lục để sống tự dưỡng, phần còn lại sống
cộng sinh với Nấm trong Địa y, hay sống kí sinh.
1.1 Đặc điểm về tế bào
Tảo có đặc điểm tế bào học giống như ở các tế bào thực vật khác: vách tế bào được
cấu tạo bởi cellulose và pectin (trừ một vài nhóm có vách khảm bằng silic), có phức hệ
diệp lục, những chất dự trữ glucid là hydrocacbon hay tinh bột. Ngoài ra một số loài còn
có một, hai hoặc nhiều roi.
1.2 Các dạng hình thái tản:
- Dạng đơn bào có roi
- Dạng sợi (ngăn vách hay thông)
- Dạng sợi hình cành
Tảo không phân hóa thành mô, nhưng nhiều loài các sợi hay sợi thông chằng chịt
với nhau tạo mô giả, đôi khi là mô thực sự nhưng giản đơn.
1.3 Sinh sản
Tảo có thể sinh sản sinh dưỡng, vô tính hay hữu tính. Sinh sản sinh dưỡng bằng
cách nhân đôi tế bào, sinh sản vô tính bằng bào tử hay bào tử động, sinh sản hữu tính
theo lối đẳng giao, dị giao, noãn giao và tiếp hợp.
2. Đa dạng và phân loại
2.1 Ngành Tảo đỏ (Rhodophyta)
Hầu hết phân bố ở vùng biển có độ sâu 200m. Tảo đỏ có sắc tố phycoerythrin thay
thế diệp lục sử dụng ánh sáng để quang hợp và sắc tố đỏ này đã tạo nên màu sắc của tảo.
Tảo đỏ có một số chi có giá trị kinh tế như: chi Gelidium- dùng để làm hồ, sản xuất
thạch, chi Gracillaria- rau câu.

45
2.2 Ngành Tảo màu (Chromophyta)
Rất đa dạng về cấu tạo tế bào, khoảng 16000 loài, sống ở nước ngọt hay nước mặn.
Gồm các lớp : lớp Tảo vàng lục (Xanthophyceae), lớp Tảo vàng kim (Chrysophyceae),
lớp Tảo cát (Bacillariophyceae), lớp Tảo nâu (Phaeophyceae) , lớp Tảo nhân lớn
(Dinophyceae).
- Chi Laminaria Lamoureux (tỏa dẹp): có nhiều loài được dùng để ăn, dụng cụ
nong tử cung, điều chế natri anginat có tác dụng phong bế sự hấp thụ stronti phóng xạ.
- Chi Sargassum Agardh (Rong mơ), dùng chế keo để hồ vải, gián gỗ, làm tơ
nhân tạo, phân bón, làm thuốc chữa bướu cổ.
2.2 Ngành Tảo lục (Chlorophyta)
Gồm nhiều loài tảo khác nhau về hình thái: đơn bào có roi, đơn bào đến sợi có
vách ngăn hay sợi thông, tuy nhiên chúng đều có một đặc điểm chung là đều chứa thành
phần diệp lục a và b, nên có màu xanh lục.
- Lớp Tảo lục (Chlorophyceae): gồm các chi là chi Chlamydomonas Her-sống ở
nước ngọt làm cho nước ao hồ có màu xanh, Chi Chlorella Beijerinck –sống ở ao hồ
hay cộng sinh với nấm trong Địa y.
- Lớp Tảo tiếp hợp (Conjugatophyceae): tản là các sợi ngăn vách không phân
nhánh với thể sắc hình xoắn ốc mang hạch tinh bột, sinh sản hữu tính theo kiểu tiếp hợp
hay sinh sản sinh dưỡng bằng các đoạn sợi đứt rời khỏi tản. Đại diện là chi Spirogyra
Link.
- Lớp Tảo vòng (Charophyceae): có hình thái phân hóa cao nhất, tản gồm các sợi
dính với nhau thành thân giả chia thành mấu và gióng. Chi đại diện là chi Chara- sống
ở thủy vực nước ngọt hay lợ, có khả năng diệt ấu trùng muỗi.

LƯỢNG GIÁ:

Trả lời các câu sau bằng cách điền từ, cụm từ thích hợp vào chỗ trống (…):
1. Ngành nấm nhầy gồm những cơ thể đơn bào dạng .... có một nhân.
2. Ngành nấm thực là những sinh vật .... hoặc ...... dạng sợi có nhân thực, không có diệp
lục, vách bằng kitin.
3. ..... là tản thực vật có nhân thật, có diệp lục để sống tự dưỡng, phần còn lại sống cộng
sinh với Nấm trong Địa y, hay sống kí sinh.
Phân biệt đúng sai các câu sau bằng cách đánh dấu vào chữ A (cho câu đúng) và
chữ B (cho câu sai):
1. Thể nguyên hình thực giai đoạn sinh dưỡng là khối nhầy dạng amip A–B
nhiều nhân, không có vách tế bào riêng lẻ.
2. Thể nguyên hình giả giai đoạn sinh dưỡng là một khối nhầy dạng tế A–B
bào, có nhiều nhân lưỡng bội, mỗi nhân là một tế bào.
3. Tảo đỏ dùng để sản xuất thạch, rau câu. A–B
4. Tảo chỉ có thể sinh sản vô tính.
A–B
5. Tảo lục sống ở vùng nước mặn, làm cho nước có màu xanh.
A–B

46
Chọn giải pháp đúng nhất cho các câu sau bằng cách đánh dấu vào đầu giải pháp
mà bạn lựa chọn:
1. Trong ngành Nấm nhầy có mấy loại thể nguyên hình
A 4
B 3
C 2
D 5
2. Ngành Nấm nhầy được chia thành mấy lớp:
A 2
B 5
C 3
D 4
3. Trong ngành Nấm thực có bao nhiêu phân ngành
A 3
B 4
C 5
D 6
4. Phân ngành Nấm roi thuộc ngành Nấm thực có mấy lớp?
A 4
B 5
C 2
D 3
5. Phân ngành Nấm đảm thuộc ngành Nấm thực có mấy lớp?
A 5
B 3
C 4
D 6
6. Ngành tảo màu có bao nhiêu lớp
A 4
B 5
C 3
D 6
7. Ngành tảo lục có bao nhiêu lớp
A 5
B 3
C 2
D 4
8. Ngành rêu được chia ra làm mấy lớp độc lập
A 2
B 4
C 3
D 5
Trả lời các câu hỏi sau:
1. Phân biệt được Nấm nhầy và Nấm thực: cấu tạo tế bào, thể nguyên hình, hình thức
sinh sản.
2. Kể tên phân loại của ngành Nấm thực.
3. Trình bày được đặc điểm cấu tạo tế bào, hình thái tản, và sự sinh sản của Ngành Tảo.
4. Nêu được đặc điểm, đại diện, ứng dụng của các ngành Tảo.

47
Chương 7
THỰC VẬT BẬC CAO
MỤC TIÊU
1. Trình bày được đặc điểm chung của ngành Rêu, các ngành Quyết, ngành
Thông, ngành Ngọc lan.
2. Trình bày được đặc điểm, vai trò và đại diện của các họ chính của các ngành
Quyết, ngành Thông, ngành Ngọc lan.

NỘI DUNG
I. Đặc điểm chung
Thực vật bậc cao chuyển môi trường sống lên cạn: để thích nghi với điều kiện
sống mới cơ quan dinh dưỡng cũng như cơ quan sinh sản có những biến đổi sau:
- Cơ thể cần có mô che chở để bảo vệ và chống lại sự mất nước; mô nâng đỡ để
thân đứng thẳng (mô cứng, sợi gỗ, mô dày); rễ hút nước và các chất dinh dưỡng để tổng
hợp các chất hữu cơ, thoát hơi nước nhằm điều hòa thân nhiệt…
- Trong sinh sản sự thụ tinh cũng dần dần thoát khỏi môi trường nước: ngành Rêu
và Dương sỉ, sự thụ tinh vẫn cần nước nhưng tinh trùng đã có roi. Đến ngành Thông,
một số đại diện tinh trùng vẫn có roi (Tuế, Bạch quả). Đến ngành Ngọc lan thì tinh trùng
không còn roi nữa mà có ống dẫn tinh trùng vào noãn cầu- sự thụ tinh đã hoàn toàn
không cần nước.
- Sự xen kẽ của thể giao tử (n) và thể bào tử (2n) cũng thể hiện mức độ tiến hóa: ở
ngành Rêu, TGT chiếm ưu thế so với TBT. Đến ngành Ngọc lan , TBT là cây Ngọc lan
rất phát triển, chiếm ưu thế tuyệt đối với TGT vì không có thể độc lập của TGT- chúng
hoàn toàn phụ thuộc TBT về mặt dinh dưỡng.
- Trong sinh sản đã có hạt (ngành Thông và Ngọc lan). Cây mầm nằm trong hạt,
có khả năng chờ trong môi trường khô hạn, đợi đến điều kiện thuận lợi để nảy mầm
thành cây mới, giúp cho cây phát tán rộng.
Số loài thực vật bậc cao hiện nay là khoảng 250.000- 270.000 loài, trong đó thực
vật có hạt chiếm ưu thế tuyệt đối về số lượng (228.000 loài) và phân bố.
II. Ngành Rêu (Bryophyta)
1. Đặc điểm chung
Rêu là ngành thực vật bậc cao đầu tiên tiến chiếm môi trường đất liền, có đời sống
trên cạn nhưng vẫn còn mang những đặc tính của thực vật bậc thấp và được xem là
ngành Thực vật ở cạn nguyên thủy nhất: có cấu tạo rất đơn giản.
Ở những đại diện thấp cơ thể còn có dạng tản, các đại diện tiến hóa cao hơn thì cơ
thể đã có sự phân hóa thành thân, lá nhưng chưa có rễ thật mà chỉ có rễ giả đơn hoặc đa
bào, tức là những lông hút để giữ cây và hút nước, chưa có mô dẫn nên thích nghi kém
cỏi với đời sống ở cạn. Vì vậy Rêu thường mọc ở những nơi ẩm, thành đám dày. Chúng
tiến hóa theo một hướng riêng biệt.
Thể giao tử (n) chiếm ưu thế so với thể bào tử (2n).

48
Rêu có 3 hình thức sinh sản: sinh sản hữu tính, sinh sản vô tính và sinh sản sinh
dưỡng (Rêu tản), mỗi kiểu
đều hình thành 1 chức
năng riêng của nó.
Rêu có khoảng
26.000 loài thuộc 930 chi,
phân bố chủ yếu ở vùng ôn
đới lạnh và các đỉnh núi
cao. Việt Nam có 793 loài.
2. Phân loại
Ngành Rêu được
chia làm 3 lớp độc lập: lớp
Rêu sừng
(Anthoceropsida), lớp Rêu
tản (Marchantiopsida) và Hình 12.1: Rêu tản : a- Cây cái; b- Cây đực
lớp Rêu (Bryopsida).
2.1 Lớp Rêu sừng (Anthoceropsida)
Cơ thể dạng tản, là một bản dẹp màu lục, mặt dưới có rễ giả để bám vào đất ẩm.
Trong tế bào có 1-2 thể màu với hạch tạo bột giống Tảo lục.
Thể mang túi dài 6 - 15cm, khi chín nứt thành 2 mảnh dọc tách ra giống 2 sừng
(nên được gọi là Rêu sừng).
Ở nước ta có vài loài thuộc chi Anthoceros.
2.2 Lớp Rêu tản (Marchantiopsida)
Cơ thể sinh dưỡng có cấu tạo lưng bụng, ở những đại diện thấp có cấu tạo tản, một
số đại diện cao hơn có cấu tạo thân lá. Sinh sản sinh dưỡng bằng truyền thể. Sinh sản
hữu tính bằng cơ quan sinh sản là túi tinh và túi noãn ở các cây khác nhau. Trong túi
bào tử có sợi đàn hồi để phát tán bào tử.
3.3 Lớp Rêu (Bryopsida)
Khác với hai lớp trên, các đại diện của lớp này có cơ thể phân chia thành thân và
lá. Thân có cấu tạo đối xứng tỏa tròn và mang nhiều hàng lá.
Cơ quan sinh sản hữu tính là túi tinh và túi noãn. Thể bào tử gồm chân, cuống và
túi bào tử. Trong túi bào tử có trụ túi và bao quanh là các bào tử. Bào tử nẩy mầm cho
nguyên ty thể hiện rõ.
Về phân loại: Lớp Rêu (Bryopsida) gồm 674 chi, với 14.645 loài xếp vào 17 bộ
thuộc 3 phân lớp: Rêu nước, Rêu đen và Rêu thật.
III. Nhóm Quyết
1. Đặc điểm chung
- Cơ thể đã phân hóa thành rễ, thân, lá;
- Đã có mạch dẫn nhựa;
- Sinh sản bằng bào tử.
Khác với ngành Rêu ở chỗ thể bào tử chiếm ưu thế so với thể giao tử.
2. Phân loại
2.1 Ngành Thông đất (Lycopodiophyta)
Thể bào tử là cây trưởng thành đã có thân lá điển hình và có rễ thật. Lá nhỏ, xếp
xít nhau trên thân, có đường gân giữa gồm 1 bó mạch từ thân phân nhánh vào. Túi bào
tử là 1 ô nằm trên những lá đặc biệt gọi là lá bào tử hợp thành bông ở ngọn cành. Bào
tử nảy mầm thành nguyên tản (thể giao tử) mang cơ quan sinh sản hữu tính. Nguyên tản
chỉ là một bản mỏng nhỏ cấu tạo đơn giản. Sau khi thụ tinh, hợp tử phát triển thành phôi

49
lúc đầu còn sống trên nguyên tản một thời gian, về sau phát triển thành 1 cây sống độc
lập. Như vậy ở Thông đất thể bào tử đã chiếm ưu thế so với thể giao tử.
Có 800 loài phân bố khắp thế giới, Việt Nam có 56 loài. Được phân làm 2 lớp:
Thông đất và Quyển bá.
2.1.1 Lớp Thông đất (Lycopodiopsida)
Bộ chỉ có 1 họ: họ Thông đá (Lycopodiaceae). Một vài loài phổ biến trong họ như:
Thông đất (Lycopodiella cernua (L.) ; Thông đá (Lycopodium clavatum L.) ; Thông đá
dẹp hay rêu thềm nhà (Lycopodium complanatum L.).
2.1.2 Lớp Quyển bá (isoetopsida)
Một số loài thường gặp : Quyển bá quấn (Selaginella involvens Spring) ; Quyển
bá yến (S. Delicatula (Desv.) Alston.); Quyển bá râu (S. peteloti Alston); Quyển bá tai
liềm (S. pseudo – paleifera Hand. Mazz); Quyển bá trường sinh (S. tamariscina
Spring.).
2.2 Ngành Cỏ tháp bút (Equisetophyta)
Ngành Cỏ tháp bút đặc trưng bởi có thân phân chia thành từng lóng (gióng) rõ rệt,
cành mọc vòng quanh các mấu của thân. Lá nhỏ, có khi tiêu giảm dưới dạng những vảy
nhỏ, mọc vòng. Đó là những cây ở cạn, có thân rễ chia đốt, mọc bò ở dưới đất. Từ thân
rễ mọc ra các cành khí sinh cũng phân đốt. Có 2 loại cành: cành sinh dưỡng (có thân rễ
phân nhánh) và cành sinh sản (thường không phân nhánh).
Các loài gặp phổ biến ở Việt Nam:
- Cỏ tháp bút (Equisetum arvense L.): thường mọc ở vùng Sapa.
- Cỏ đốt (E. debile Roxb.): thường mọc ở nơi ẩm, ven bờ sông suối và ở độ cao
700 – 900m (Đà Lạt), trước đây cũng gặp ở Hà Nội. Bông bào tử nhọn đầu.
- Mộc tặc (E. diffusum Don.): Bông bào tử tù đầu. Gặp ở Sapa.
Ngoài ra còn có loài E. hyemale L. var. japonicum Willd. (cũng gọi là mộc tặc)
được dùng làm thuốc trong y học dân tộc để chữa bệnh đau bụng, đau mắt, trĩ. Các loài
Equisetum đều có thân ráp vì thấm chất silic nên được dùng để đánh bóng đồ gỗ, sừng,
ngà.
2.3 Ngành Dương xỉ (Polypodiophyta).
Ngành Dương xỉ đặc trưng bởi:
- Thể bào tử rất phát triển và đa dạng, là những cây thân gỗ và thân cỏ, có thân, rễ
và lá (lá lớn) xếp theo đường xoắn ốc.
- Trung trụ nguyên sinh, hình ống, hình mạng có khi nhiều vòng.
- Túi bào tử có vách dày hay mỏng chứa bào tử giống nhau hay khác nhau.
- Tinh trùng có nhiều roi.
Cơ quan sinh sản là túi tinh và túi noãn nằm trên nguyên tản lưỡng tính hay đơn
tính. Sinh sản bằng hình thức vô tính và hữu tính.
Ngành Dương xỉ gồm những cây có lá lớn trong thành phần thảm thực vật ngày
nay. Gồm 300 chi và hơn 10.000 loài. Việt Nam có 713 loài. Chia thành 3 lớp là:
- Lớp Lưỡi rắn (Ophioglossopsida)
- Lớp Tòa sen (Marattiopsida)
- Lớp Dương xỉ (Polypodiopsida)
2.3.1 Lớp Lưỡi rắn (Ophioglossopsida)
Lớp này chỉ có 1 bộ Lưỡi rắn (Ophioglossales) với 1 họ Lưỡi rắn
(Ophioglossaceae). Đó là những cây nhỏ có thân rễ ngắn bò trên mặt đất. Lá gồm 2
phần: phần mang túi bào tử tập hợp thành bông và phần không sinh sản hình phiến, có
màu lục. Túi bào tử không cuống, vách dày gồm nhiều lớp tế bào, không có vòng cơ.
Bào tử giống nhau.

50
Hiện chỉ còn 3 chi: Lưỡi rắn (Ophioglossum), Quản trọng (Helminthostachys) và
Âm địa (Botrychium).
2.3.2. Lớp Tòa Sen (Marattiopsida)
Gồm 1 bộ Tòa sen (Marattiales), 1 họ Tòa sen (Marattiaceae).
Gồm những cây có kích thước rất khác nhau. Lá nhiều khi rất lớn, kép lông chim
1-2 lần, gốc lá thường phồng lên. Lá non cuộn tròn. Túi bào tử xếp sít nhau thành ổ ở
mặt dưới lá. Vách túi bào tử dày, có vòng cơ thô sơ, bào tử giống nhau.
Họ có 6 chi, trong đó 2 chi hay gặp ở nước ta là Angiopteris và Marattia.
2.3.3. Lớp Dương xỉ (Polypodiopsida)
Lớp Dương xỉ có trên 10.000 loài, là lớp lớn nhất của ngành Dương xỉ, gồm các
Dương xỉ trẻ và hiện đang sống. Túi bào tử có vách mỏng gồm 1 lớp tế bào và thường
có vòng cơ. Bào tử giống hay khác nhau.
Được chia làm 3 phân lớp: phân lớp Dương sỉ (Polypodiidae); phân lớp Rau bợ
(Marsileidae); phân lớp Bèo ong (Salviniidae).
- Phân lớp Dương sỉ là chủ yếu , có 8 bộ: Rau vi (Osmundales), Bòng bong
(Schizaeales), Cỏ xeo gà (Pteridales), Guột (eicheniales), Dương xỉ (Polypodiales), Lá
màng (Hymenophyllales), Cẩu tích (Dicksoniales), Áo khiên (Aspidiales). Với một số
đại diện như: Tổ chim (Asplenium nidus L.); Dương xỉ thường (Cyclosorus parasiticus
(L.) Fawell); Bòng bong (Lygodium flexuosum (L.) Sw.); Cu li (Cibotium bazometz (L.)
Sm.)…
- Phân lớp Rau bợ (Marsileidae) gồm 1 bộ và 1 họ. Đại diện là Rau bợ (Marsilea
quadrifolia L.).
- Phân lớp Bèo ong, với một số đại diện như: Bèo vảy ốc (Salvinia natans Hoff.);
Bèo hoa dâu (Azolla caroliana Willd.)...
IV. Ngành Hạt trần (Gymnospermatophyta) -Ngành Thông (Pinophyta)
1. Đặc điểm chung
Ngành Hạt trần là ngành có mức độ phát triển cao, biểu hiện trong việc phức tạp
hóa cơ quan dinh dưỡng và cơ quan sinh sản để thích ứng với lối sống trên đất. Gồm
những đại diện có thân gỗ, thân bụi, không có thân cỏ, có cấu tạo thứ cấp, chưa có mạch
thông, gỗ có quản bào núm, chưa có sợi gỗ và nhu mô gỗ (trừ Dây gắm có mạch thật).
Là những cây thường xanh. Lá có hình chân vịt, hình vẩy, hình kim.
Cơ quan sinh sản gồm 2 loại bào tử:
- Bào tử nhỏ là hạt phấn, nằm trong túi bào tử nhỏ (túi phấn) và nằm ở mặt dưới
lá bào tử nhỏ, tập trung thành nón đực ở đầu cành, nhỏ, màu vàng nhạt.
- Bào tử lớn nằm trong túi bào tử lớn là noãn, noãn nằm ở mặt bụng hoặc hai bên
sườn của lá bào tử lớn. Lá bào tử lớn tập trung thành nón cái, mọc riêng rẽ ở giữa cành,
lớn hơn nón đực nhiều. Noãn về sau phát triển thành hạt. Noãn chưa được lá noãn bọc
kín nên gọi là hạt trần.
Thể bào tử chiếm ưu thế tuyệt đối, cây trưởng thành với rễ thân lá và hoàn toàn
thích nghi với đời sống ở cạn. Không còn sự sinh sản bằng bào tử. Sự thụ tinh không
cần nước. Hạt là đặc điểm tiến hóa quan trọng bảo đảm cho sự giữ gìn và phát tán loài.
Ở Đại Trung sinh chúng phát triển mạnh, gồm 20.000 loài. Đến nay có nhiều loài
đã tuyệt diệt chỉ còn khoảng 600 - 700 loài.
2. Phân loại:
2.1 Lớp Tuế (Cycadopsida)
Cây lớn, không phân cành hay ít phân cành. Lá lớn, kép lông chim 1 lần. Cơ quan
sinh sản tập trung thành nón, nón thường phân tính. Riêng chi Cycas chưa tập trung
thành nón.

51
Hiện nay họ Tuế còn 10 chi với gần 100 loài. Ở nước ta có 1 chi Tuế (Cycas) với
gần 10 loài, là những cây làm cảnh: Vạn tuế (Cycas revoluta Thunb.); Thiên tuế lược/
Thiên tuế (C. pectinata Griff.)…
2.2. Lớp thông (Pinopsida):
Là những cây gỗ lớn, có lá nhỏ, phân cành mạnh, có thể đạt tới 150m, có cấu tạo
gỗ giống nhau: vỏ mỏng, trụ thân lớn, gỗ gồm nhiều quả bào. Lá hình kim, hình vảy hay
mũi mác.
- Lớp Thông gồm có 6 bộ với 8 họ, 55 chi và gần 600 loài. Đó là các bộ: Đỉnh tùng
(Cephalotaxales), Kim giao (Podocarpales), Thông đỏ (Taxales), Bách tán
(Araucariales), Thông (Pinales) và Hoàng đàn (Cupressales).
Lớp Thông có nhiều ý nghĩa quan trọng về mặt kinh tế như gỗ, dầu và đối với việc
hình thành thảm thực vật như trên trái đất. Một số loài hay gặp như: Thông hai lá / thông
nhựa (Pinus merkusiana) ; Thông 5 lá Đà Lạt (P. dalatensis de Ferre); Pơ mu (Fokienia
hodginsii A. Henry et Thomas.); Trắc bách diệp (Biota orientalis (L.)Endl.); Kim giao
(Nageia fleuryi (Hickel) de Laub.); Bách tán (Araucaria excelca R. Br.)…
2.3 Lớp Dây gắm (Gnetopsida)
Cây nhỏ, lá mọc đối. Gỗ thứ cấp, đôi khi có mạch thông. Nón đơn tính, cấu tạo
gần như một hoa ở Hạt kín: bên ngoài noãn có vảy bọc, tương tự bao hoa, nhị (ở nón
đực) không có dạng lá mà phân hóa thành chỉ nhị, bao phấn. Ngoài ra, thể giao tử cái
cũng rất tiêu giảm, không phân hóa thành các tế bào, ở một vài chi không còn túi noãn
bào nữa.
Lớp này có 3 bộ:
- Bộ Ma hoàng (Ephedrales): chỉ có 1chi Ma hoàng (Ephedra) với một vài loài.
Đó là những cây bụi nhỏ, thân phân nhánh nhiều, chia mấu và gióng. Lá tiêu giảm thành
vảy, mọc vòng hay mọc đối ở mấu.
- Bộ Dây gắm (Gnetales): có 1 chi Dây gắm (Gnetum – còn gọi là Dây sót). Thân
leo, lá mọc đối, đơn nguyên, rộng, gân lông chim. Nón đơn tính, khác cây hay cùng cây.
Hạt chứa nhiều tinh bột, ăn được.
- Bộ Hai lá (Welwitschiales): chỉ có 1 chi, 1 loài Welwitschia hainesinh sảni Carr.,
gặp ở các sa mạc vùng Tây Nam Châu Phi. Cây có thân rất ngắn, chỉ cao độ 50cm, đỉnh
thân mọc ra 2 lá hình dãi dài 2-3m trải trên mặt đất,. Nón mọc thành cụm ở đỉnh thân.
Hạt có 2 vỏ bọc.
V. NGÀNH NGỌC LAN ( Hạt kín – Magnoliophyta)
1. Đặc điểm chung
1.1. Đặc điểm cơ quan dinh dưỡng
Thể bào tử phát triển mạnh và rất đa dạng : nhỏ li ti như Bèo tấm đến những cây
cao hàng trăm met như cây Đa. Dạng sống đa dạng: địa sinh, kí sinh, bì sinh, hoại sinh,
thủy sinh. Thân có mô phân sinh thứ cấp, có mạch gỗ và mạch rây điển hình, có sợi gỗ
để nâng đỡ.
1.2. Sinh sản
Có nhiều đặc điểm tiến hóa cao trong giới thực vật : có hoa và các phần bảo vệ
như: đài, tràng… Bộ phận sinh sản có noãn đóng kín tạo thành nhụy gồm : bầu, vòi và
núm nhụy; các hoa lại hợp thành các cụm hoa thích nghi với lối thụ phấn.
Sự thụ phấn phát triển theo hai hướng : nhờ gió (bao hoa và tuyến mật tiêu giảm,
hoa lắc lư, bao phấn nhiều và nhẹ, đầu nhụy loe hay xòe nhỏ thò ra ngoài), nhờ côn
trùng (bao hoa sặc sỡ, cánh hoa dính nhau,có tuyến mật và có mùi đặc biệt).
Quá trình thụ phấn thoát khỏi môi trường nước nhờ xuất hiện ống phấn. Xuất hiện
sự thụ tinh kép.

52
Sự phát tán quả và hạt rất phong phú đa dạng:
nhờ gió( có cánh),nhờ động vật (có lông gai, chất
nhầy, cùi nạc), nhờ nước (có cánh và nhẹ hơn
nước).
1.3. Đa dạng và phân loại
Là ngành thực vật lớn nhất với khoảng 250-
270.000 loài, trong đó 1/2 phân bố ở các rừng nhiệt
đới.
Từ lâu đã được chia thành 3 mức độ tiến hóa
:bao đơn hay không có cánh hoa; cánh hoa rời và
cánh hoa hợp. Nhưng theo quan niệm hiện đại
ngành Ngọc lan được chia thành hai lớp : Ngọc lan
hay Hai lá mầm (Magnoliopsida ) , lớp Hành hay
Một lá mầm (Liliopsida).
Hình 12.2: Họ Ngọc lan - Magnoliaceae
2. Lớp ngọc lan (Magnoliopsida)
2.1. Phân lớp Ngọc lan (Magnoliidae)
Gồm các thực vật hạt kín nguyên thủy nhất. Những đại diện đầu tiên là cây gỗ; hoa
đơn độc, có đế hoa lồi, thành phần hoa nhiều, xếp xoắn ốc; lá noãn nhiều và rời nhau;
hạt phấn thường có một rãnh. Hạt có hai lá mầm, nảy mầm trên mặt đất. Trong thân và
lá thường có tế bào tiết.
2.1.1 Bộ Ngọc lan (Magnoliales)
2.1.1.1 Họ Ngọc lan (Mộc lan, Dạ hợp) - Magnoliaceae Juss., 1789
- Tên tiếng Anh: Magnolia family

Hình 12.3: Hậu Phác


- Nhận biết tại thực địa: Cây gỗ hay cây bụi; lá đơn, mọc so le; lá kèm sớm rụng
để lại vết sẹo dạng nhẫn xung quanh đốt thân; hoa đơn độc, lớn, thường thơm; quả tụ.
- Công thức hoa: * P6-18 A∞G∞
Đa dạng và sử dụng: 13/210. Phân bố ở ôn đới Bắc bán cầu. Việt Nam có 10 chi,
khoảng 50 loài, chủ yếu mọc hoang, phân bố chủ yếu ở các vùng núi đai á nhiệt đới, độ
cao từ 800m trở lên. một số loài được trồng làm cảnh (Ngọc lan trắng, Nọc lan vàng,
Dạ hợp). Nhiều loài có tầm quan trọng về kinh tế. Hoa của nhiều loài có mùi thơm, dùng
chế nước hoa cao cấp, ướp chè.

53
Có 2 loài thường làm thuốc là Giổi và Hậu phác Bắc trong đó Hậu phác Bắc được
dùng trong công nghiệp Dược..
- Chi Magnolia - Ngọc lan, Mộc lan (10/80): Dạ hợp
(M. coco (Lour) DC.): Hoa thơm, trồng làm cảnh. Sen đất
(M. grandiflora L.), cây nhập, dùng làm cảnh. Hậu phác (M.
officinalis Rehd. et Wils.): Cây mọc ở Trung Quốc được
nhập làm thuốc chữa các bệnh đường tiêu hóa như đau bụng,
đầy bụng.
- Chi Manglietia -Giổi (9/25): Vàng tâm, Giổi Ford
(M. fordiana (Helmsl.) Olive): Cho gỗ tốt. Quả, vỏ thân và
võ rễ dùng làm thuốc trị táo bón, ho khan.
- Chi Michelia -Ngọc lan (18/45): Ngọc lan vàng,
Hoàng lan (M.champaca L.): Mọc hoang và trồng ở nhiều
nơi. Hoa màu vàng: Rễ, vỏ thân, lá, hoa đều dùng làm thuốc.
Tử tiêu (M. figo Spreng): Hoa trắng rất thơm dùng ướp trà,
làm thuốc kích thích, chữa cảm sốt. Giổi tanh, Giổi xanh
(M. Mediocris Dandy): Mọc hoang và được quản lý trong Hình 12.4: Ngọc lan trắng
các vườn vùng núi; hạt có mùi thơm, làm gia vị, vỏ và hạt
dùng làm thuốc chữa sốt, đau bụng. Ngọc lan trắng (Michelia alba DC): Cây gỗ to lớn,
có nguồn gốc từ Ấn Độ, trồng ở công viên, đền chùa; hoa màu trăng, thơm, dùng chế
nước hoa thượng hạng, trị viêm phế quản, ho gà, đau đầu.
2.1.2 Bộ Na (Annonales)
2.1.2.1 Họ Na (Mãng cầu) – Annonaceae Juss.,1789
- Tên tiếng Anh: Custard Apple Family
- Nhận biết tại thực địa: Cây gỗ, bụi, dây leo gỗ; lá xếp hai dãy không có lá kèm;
bao hoa mẫu 3; nhị nhuỵ nhiều; quả tụ hay dính nhau thành khối nạc, hạt có nội nhũ
cuốn.
- Công thức hoa: * K3C3 hoặc 3+3 A∞G∞
Đa dạng và sử dụng: 130/2300.Là họ đặc trưng của các vùng nhiệt đới. Việt Nam
có 29 chi với khoảng 175 loài, chủ yếu mọc hoang.
Có 2 loài thường dùng làm thuốc là Na, Dền.

Hình 12.5: Họ Na – Annonaceae

54
- Chi Artabotrys -Móng rồng (15/100): Móng rồng, Dây công chúa
(A.hexapetalus (L.f.) Bhand): Cuống hoa, cành hoa uốn cong như móng con rồng; hoa
thơm, chiết lấy tinh dầu làm hương liệu, rễ chữa ỉa chảy, sốt rét. Móng rồng Hồng Kông
(A.hongkongensis Hance), Thần xạ thơm (A.intermedius Hassk.) đều có hoa thơm và
dùng làm thuốc.
- Chi Annona - Na (4/120): Nê (A.reticulata L.), nguồn gốc Châu Mỹ, hạt chữa ỉa
chảy và lị. Na (A.squamosa L.), cây gỗ nhỏ, cành mọc ngang, thịt quả trắng, mềm, ngọt
và thơm, sát vỏ có sạn do các tế bào đá tạo ra, cây có nguồn gốc Châu Mỹ, được trồng
ăn quả, hạt làm thuốc trừ chấy, lá chữa sốt rét, rễ chữa ỉa chảy.
- Chi Cananga –Hoàng lan (2/2): Ngọc lan tây, Hoàng lan (C.odorata Hool.f. et
Thoms), cây gỗ, cành cong queo, hơi buông thõng xuống. Hoa vàng lục, trồng ở công
viên, đền, chùa. Vỏ thân trị sốt rét.
2.1.3 Bộ Long Não (Laurales)
2.1.3.1 Họ Long não (Re, Quế)-Lauraceae Juss., 1789
- Tên Tiếng Anh: Laurel Family
- Nhận biết tại thực địa: Cây gỗ hay bụi, thường thơm, lá mọc so le, thường có 3
gân chính ở gốc, bao hoa nhỏ, nhị vài vòng mẫu 3, bao phấn mở lỗ có nắp, quả một hạt.
- Công thức hoa: * K3+3C0 A3+3+3+3G1
Đa dạng và sử dụng: 50/2000-2500. Việt Nam có khoảng 21 chi với 245 loài, chủ

Hình 12.6: Họ Long não -Lauraceae

yếu mọc hoang, một số loài được trồng (Long não, Quế, Bơ).
Có 10 loài thường dùng làm thuốc với các tên là: Bời lời nhớt, Hậu phác nam,
Long não, Màng tang, Ô dược, Quế, Tơ xanh, Vù hương; trong đó Long não, Ô dược,
Quế được dùng trong công nghiệp Dược.
- Chi Cinnamomum – Quế, De (42/250): Long não (C.camphora (L) Presl.): Cây
gỗ, thân có nhiều lỗ vỏ, lá mọc so le có mùi thơm, 3 gân từ gốc, có mùi long não; cây
được trồng lấy bóng mát, gỗ, lá cất tinh dầu gọi là Long não, dùng chữa ho, trợ tim. Quế
thanh (C. cassia Presl.): Vỏ thân chứa nhiều tinh dầu, đặc biệt là andehyd cinnamic có
tác dụng kích thích tiêu hóa và bộ máy hô hấp, dùng làm thuốc hồi sinh. Quế xây lan

55
(C.zeylanicum Bl.). Vù hương (C.Balansae Lee. C. parthenoxylon Meisn) có ở Cúc
Phương, Tam Đảo, cho tinh dầu gọi là xá xị. Hai loài này hiệ đã bị khai thác cạn kiệt ở
Việt Nam.
- Chi Lindera- Ô dược (22/80): Ô dược (L.aggregata (Sims.) Kosterm.): cây gỗ
nhỏ hay bụi cao đến 5 m. Cành non có lông trắng, sau nhẵn. Lá hình bầu dục, trứng hay
gần tròn, mặt dưới có lông mịn màu tro, có 3 gân gốc. Hoa đơn tính khác gốc, nhị sinh
sản 9, bầu 2 ô. Quả hình bầu dục, khi chín màu đen. Quả, lá, rễ có mùi thơm. Rễ làm
thuốc chữa đau trướng bụng, ho suyễn, đái rắt.
2.1.4 Bộ Hồ tiêu (Piperales)
2.1.4.1 Họ Hồ tiêu -Piperaceae Agardh, 1824
- Tên tiếng Anh: Pepper Family
- Nhận biết tại thực địa: Cây cỏ hay leo, thường có mùi đặc biệt, lá đơn mọc so le,
hoa nhỏ, trần, đơn tính hay lưỡng tính trên cụm bông nạc .
- Công thức hoa: *♂ K0C0 A1-10G0; *♀ K0C0 A0G(2-4)
Đa dạng và sử dụng: 10/2000. Việt nam có 5 chi, với gần 50 loài, chủ yếu mọc
hoang. Một số loài được trồng làm gia vị (Hồ tiêu, Lá lốt).
Có 4 loài thường dùng làm thuốc là Lá lốt, Hồ tiêu, Tất bạt, Trầu không. Các loài
khác dùng trong dân gian, đặc biệt là các loài trong chi Piper.

Hình 12.7: Họ Tiết dê – Menispermaceae


- Chi Piper -Tiêu (40/1000): Hồ tiêu (P. nigrum L.): Hạt dùng làm gia vị, làm
thuốc kích thích tiêu hóa, chữa đau bụng, thổ tả. Trầu không (P.betle L.): cây leo băng
rễ bám, thân làm thuốc chữa ăn uống không tiêu, lá dùng đun nước rửa vết thương và
để ăn trầu. Lá lốt (P.lolot DC.): Lá có mùi thơm dùng làm gia vị; rễ làm thuốc chữa đau
răng, tê thấp.

2.2. Phân lớp Hoàng liên (Ranunculidae)


2.2.1. Bộ Hoàng liên (Ranunculales)
2.2.1.1 Họ Tiết dê (Dây mối, phòng kỷ) – Menispermaceae Juss., 1789
- Tên tiếng Anh: Moonseed family
- Nhận biết tại thực địa: Dây leo, lá đơn, nguyên, gân chân vịt hay hình lọng, hoa
đơn tính khác gốc, mẫu 3. Hoa thường hình móng ngựa.
- Công thức hoa: *♂ K3+3C3+3 A3-6G0; *♀ K3+3C3+3 A0G1-3(6-32)

56
Đa dạng và sử dụng: 70/450. Việt Nam có 18 chi và 40 loài, mọc hoang. Có 17
loài thường dùng làm thuốc với các tên: Bình vôi, Dây xanh, Dây đau xương, Dây ký
ninh, Hoàng đằng, Dây lõi tiền, Phòng kỷ, Sơn từ cô, Vàng đắng, trong đó có 5 loài
dùng trong công nghiệp Dược là Bình vôi, Dây đau xương, Hoàng đằng, Phòng kỷ, Vàng
đắng.
- Chi Coscinium -Vàng đắng (2/2): Vàng đắng
(C.fenestratum (Gaetn). Colebr.): Dây leo gỗ, mặt cắt thân
màu vàng. Thân làm nguyên liệu chiết Berberin, dùng chữa
ỉa chảy, lỵ, đau mắt, vàng da, sốt rét. Cây bị khai thác quá
mức, nay đã cạn kiệt, được ghi trong sách đỏ Việt Nam.
- Chi Fibraurea - Hoàng đằng (2/5): Dùng nhuộm vàng
và chiết palmatin dùng làm thuốc chữa đau mắt, được dùng
phổ biến trong dân gian chữa lỵ, trị đau bụng và làm thuốc bổ
đắng.
- Chi Tinospora -Dây ký ninh (5/32): Dây ký ninh
(T.crispa (L) Miers): Thân xù xì, rất đắng như ký ninh, dùng
chữa sốt rét, cây mọc nhanh, sống dai, để khô lâu vãn còn khả
Hình 12.8: Vàng
năng tái sinh chồi. Dây đau xương (T.tomentosa (Colebr.)
Miers.): Thân quấn hình trụ ngoài mặt có khía và có lỗ bì, lá hình timđđắngđắng
có 5 đôi gân lồi
lên ở mặt dưới, mặt dưới có lông tơ mềm, quả hạch màu đỏ, lá giã với rượu đắp chữa tê
thấp.
2.2.1.2 Họ Hoàng liên (Mao lương) - Ranunculaceae Juss., 1789
- Tên tiếng Anh: Buttercup, Crowfoot Family
- Nhận biết tại thực địa: Cây cỏ hay dây leo, lá có bẹ, phiến lá tường chia, hoa
lưỡng tính, nhi, nhụy nhiều, quả tụ.
- Công thức hoa: * K4-5C5 A∞G3-∞
Đa dạng và sử dụng: 45/2000. Việt Nam có 10
chi với gần 30 loài, mọc hoang và được trồng làm cảnh,
làm thuốc.
Có 11 loài thường dùng làm thuốc với các tên là
Hoàng liên, Mộc thông, Ô đầu, Thăng ma. Phần lớn
Hình 12.9: Ô đầuđược dùng trong công nghiệp Dược.
Một số loài độc như Mao lương, Ô đầu.
- Chi Aconitum- Ô đầu (2/300): Ô đầu
(A.carmichaeli Debx.): Củ có dạng đầu mào đen. Lá xẻ
thùy hình chân vịt. Hoa to màu xanh lam. Quả tụ gồm 5
đại. Hạt có nhiều vẩy nổi lên ở mặt ngoài. Rễ củ chứa
alcaloid rất độc là aconitin, dùng làm thuốc xoa bóp,
làm thuốc uống phỉa dùng với liều thấp và hết sức thận
trọng. Tuy nhiên củ vẫn thường được dùng nấu cháo ăn
theo cách đặc biệt phổ biến ở Hà Giang, Tuyên Quang.
- Chi Coptis- Hoàng liên (3/12): Có 2 loài: C. Hình 12.9 Cây Ô đầu
quinquesecta W.T.Wang mọc ở dãy Hoàng Liên Sơn,
trên độ cao 1500-2500m. Hoàng liên (C.chinensis Franch.): Cây cỏ có thân rễ, lá xẻ như
chân con gà, mọc từ thân rễ, hoa màu trắng. Thân rễ dùng làm thuốc chữa đau mắt, chữa
lỵ, chữa sốt, kích thích tiêu hóa. Thân rễ cae 2 loài có berberin, dùng làm thuốc; cây đã
bị thu hái cạn kiệt, được ghi trong sách đỏ Việt Nam.
2.2.1.3 Họ Hoàng liên gai (Hoàng mộc,)-Berberidaceae Juss., 1789

57
- Tên tiếng Anh: Barberry Family
- Nhận biết tại thực địa: Cây cỏ nhiều năm, cây bụi hoặc gỗ nhỏ. Hoa đều, lưỡng
tính mẫu 3. Bao phấn mở bằng 2 lỗ có nắp. Quả mọng hay quả đại.
- Công thức hoa: * K3+3C3+3A3+3G1
Đa dạng và sử dụng: 13/650. Việt Nam có 4
chi, 8 loài, mọc hoang. Phần lớn được dùng làm
thuốc.
Có 7 loài (kể cả loài nhập) được dùng làm thuốc
với các tên là Bát giác liên, Dâm dương hoắc, Hoàng
liên, Sơn thường sơn, trong đó có Dâm dương hoắc
được dùng trong công nghệp Dược.
- Chi Berberis- Hoàng liên gai (2/450): Hoàng
liên gai (B.wallichiana DC.): Có ở Sa Pa. Hoàng liên
gai nhím (B.julianae Schneid.), cả 2 loài đều chứa
Berberin, dùng chữa lỵ, ỉa chảy, đau mắt.
- Chi Epimedium -Dâm dương hoắc (1/21):
Dâm dương hoắc (Epimedium sp.) : Cỏ mọc hoang ở Hình 12.10: Rau Sam
Việt Nam, tuy nhiên nguồn dược liệu chủ yếu nhập từ
Trung Quốc.
2.3. Phân lớp Sau sau (Hamamelididae)
Họ Đỗ trọng – Eucommiaceae Engl., 1909
- Tên triếng Anh: Eucommia Family.
- Nhận biết tại thực địa: Cây gỗ. Lá đơn, mọc so le. Không có lá kèm. Đặc trưng
bởi vỏ thân và lá có chất nhựa tính chất như cao su. Hoa trần đơn tính ,khác gốc. Quả
dẹt, có cánh.
Họ này chỉ có một chi Eucommia và một loài đỗ trọng: vỏ cây được dùng nhiều
trong y học cổ truyền nên đã được di thực vào Việt Nam từ năm 1960, trồng ở Sa Pa,
Tam Đảo, Sìn Hồ (Lai Châu). Vỏ dùng làm thuốc trị đau lưng, mỏi gối.
2.4. Phân lớp Cẩm chướng (Caryophyllidae)
2.4.1 Bộ Cẩm chướng - Caryophyllales
2.4.1.1 Họ rau sam - Portulacaceae Juss., 1789
- Tên triếng Anh: Purslane Family
- Nhận biết tại thực địa: Cây cỏ, lá thường mọng nước, hoa không cánh, lá bắc
troog như lá đài, bầu 1 ô, quả hộp
- Công thức hoa: * K4-5C0A∞G(2-8)
Đa dạng và sử dụng: 25/?. Việt Nam có 2 chi, 6 loài, mọc hoang và được trồng
làm cảnh, rau và thuốc bổ.
Có 2 loài dùng làm thuốc phổ biến là Rau sam và Thổ cao li sâm (Thổ nhân sâm);
Rau sam được dùng trong công nghiệp Dược.
- Chi Portulaca- Rau sam (4/40): Rau sam (P.oleracea L.): Lá dày, cụt như răng
ngựa. Hoa màu vàng. Làm rau ăn và làm thuốc lợi tiểu, chữa kiết lỵ. Hoa mười giờ (P.
grandiflora Hook): Lá dài và hẹp. Hoa kép màu tím. Trồng làm cảnh. Loài đơn có nhiều
màu: Đỏ, vàng, trắng.
- Chi Talinum- Thổ nhân sâm (2/50): Thổ nhân sâm (T. paniculatum (Jacq.)
Gaertn.): Cây cỏ. Rễ củ màu hồng. Lá mềm dày. Hoa nhỏ màu hồng- tím đỏ. Quả nhỏ
màu đỏ chứa nhiều hạt màu đen nhánh. Lá dùng nấu canh ăn như rau mồng tơi. Củ dùng
làm thuốc bổ, chữa ho, lợi tiều.
2.4.1.2 Họ Rau dền (Rau giền) -Amaranthaceae Juss., 1789

58
- Tên tiếng Anh: Pigweed Family
- Nhận biết tại thực địa: Cây cỏ, hoa không cánh,
đơn tính, lá đài khô xác, chỉ nhị dính nhau ở gốc, đối diện
với lá đài, quả hộp hạch hay quả hộp
- Công thức hoa: * K4-5C0A4-5G(2-3)
Đa dạng và sử dụng: 65/900. Việt Nam có 15 chi,
khoảng 30 loài, chủ yếu mọc hoang. Một số loài trồng
làm rau ăn, hạt dùng làm lương thực (Rau dền), làm cảnh,
làm thuốc (Mào gà, Cúc bách nhật, Ngưu tất)
Có 5 loài thường dùng làm thuốc với tên là Cỏ
xước, Cúc bách nhật, Mào gà, Ngưu tất, trong đó Cỏ
xước và Ngưu tất được dùng trong công nghiệp Dược.
- Chi Amaranthus -Rau dền, Rau giền (7/40): Các loài mang tên Rau dền dùng
làm rau ăn và làm thuốc: Rau dền tía (A.tricolor L.), Rau dền cơm (A.viridis L.) cả cây
làm thuốc chữa lị trực trùng.
- Chi Achyranthes (2/6): Cỏ xước (A.aspera L.): Cây cỏ, thân phồng lên ở đốt,
hơi đỏ. Lá mọc đối, mép khía răng. Quả có lá bắc còn lại biến thành gai. Rễ dùng làm
thuốc như Ngưu tất.
Ngưu tất (A. bidentata Blume): Cây cỏ, cao đến 110 cm. Rễ cue hình trụ dài. Thân
có 4 cạnh, phình lên ở đốt. Lá mọc đối. Cụm hoa hình bông dài thưa, mọc rủ xuống.
Việt Nam nhập giống của Trung Quốc lấy rễ làm thuốc chữa các bệnh về khớp, cao
huyết áp.
- Chi Celosia- Mào gà (2/50): Mào gà trắng (C.argentea L.): Cụm hoa bông, màu
trắng hay hồng; Hạt gọi là Thanh tương tử dùng làm thuốc chữa bệnh chảy máu cam,
đau mắt đỏ. Mào gà đỏ (C.cristata L.): Cụm hoa bông dày, màu đỏ tía, phía trên loe
rộng, và cong queo như mào con gà. Hoa gọi là Kê quan hoa, dùng làm thuốc chữa bệnh
lỵ, trĩ ra máu. Hạt chữa rắn cắn.
2.4.2. Bộ Rau răm (Polygonales)
2.4.2.1 Họ rau răm- Polygonaceae
Juss., 1789
- Tên tiếng Anh: Buckwheat,
Smartweed Family
- Nhận biết tai thực địa: Cây
cỏ, bụi hay dây leo, lá thường có bẹ
chìa, đài hoa dạng cánh xếp 2 vòng,
quả đóng có 3 cạnh.
- Công thức hoa: * K5-6C0A3-
6G(3)
Đa dạng và sử dụng: 40/1000.
Việt Nam có 10 chi, trên 50 loài,
phần lớn là cỏ dại. Một số loài được Hình 12.11: Họ Rau dền- Amaranthaceae
trồng làm gia vị (Rau răm), cây cảnh
(Tigon)…Có 11 loài thường làm thuốc, chủ yếu trong chi Poligonum, với các tên là Cốt
khí củ, Đại hoàng, Chút chít, Hà thủ ô đỏ…Trong đó có 3 loài được dùng trong công
nghiệp Dược là Cốt khí củ, Đại hoàng, Hà thủ ô đỏ.
- Chi Fallopia (1/9): Hà thủ ô đỏ (F.multiflora (Thunb.) Haraldson): Dây leo bằng
thân quấn lên cây khác hay tự quấn vào nhau, có rễ củ. Lá hình tim dài, có bẹ chìa mỏng.

59

Hình 12.12 Hà thủ ô đỏ


Cây mọc hoang dại nhiều nơi, dùng làm thuốc bổ, trị thần kinh suy nhược, có tiếng là
làm đen râu tóc. Trước đây xếp vào chi Polygonum. Cây bị khai
thác nhiều nay đã cạn kiệt.

- Chi Reynoutria- Cốt khí củ (1/15): Cốt khí củ (R.japonica Houtt): Cây cỏ mọc
đứng, cao tới 1m. Thân thường có những đốm màu tím hồng. Lá mọc so le, phiến lá
hình trứng. Mọc hoang dại hay được trồng lấy rễ củ chữa tê thấp và cầm máu. Loài được
thu hái nhiều, nay đã cạn kiệt trong thiên nhiên, được ghi trong sách đỏ Việt Nam.
Chi Rheum- Đại hoàng (2/50):Đại hoàng (R.officinale Baill.): Cây di thực từ
Trung Quốc trồng
làm thuốc. Đại hoàng chân vịt (R.palmatum L.): Trồng ở Nam bộ.
2.5. Phân lớp Sổ (Dilleniidae)
2.5.1 Bộ Chè (Theales)
2.5.1.1 Họ Chè (Trà)- Theaceae D.Don, 1825

Hình 12.13: Họ rau răm- Polygonaceae

Hình 12.14: Họ Chè - Theaceae


- Tên tiếng Anh: Tea, Camellia Family
- Nhận biết tại thực địa: Cây gỗ hay cây bụi, lá đơn, mọc so le, dai, hoa thường sặc
sỡ, nhị nhiều, quả có vỏ hoa gỗ
- Công thức hoa: * K5C5A∞G(2-10)
Đa dạng và sử dụng: 34/550. Việt Nam có 10 chi với khoảng 100 loài, chủ yếu
mọc hoang. Có 2 loài thường dùng làm thuốc là Chè và Sở.
- Chi Camellia-Chè (Trà) (56/82): Hải đường (C.amplexicaulis (Pitard) Conhen-
Stuart); Chè rừng hoa vàng (C.flava (Pit.) Sealy). Một số loài Chè (Trà) rừng được phát
hiện có tác dụng kháng HIV.
60
Chè –Trà (C.sinensis (L) Kuntze): Khi mọc hoang dại khá cao, nhưng khi trồng
người ta thường đốn cây ở chiều cao 1-2m để dễ hái. Sở (C.oleosa Lour.): Cây gỗ nhỡ,
hoa trắng và thơm, quả có vỏ dày cứng, mang 1-3 hạt tròn, Trồng rộng rãi ở các tỉnh
trung du và miền núi, có hạt cho dầu béo ăn được, còn dùng để duốc cá.
2.5.1.2 Họ Đơn nem (Cơm nguội)- Myrsinaceae -R.Br 1810
- Tên tiếng Anh: Myrsine Family
- Nhận biết tại thực địa: Cây gỗ, bụi, cây cỏ, dây leo hay bì sinh, có loài hầu như
không có thân. Lá đơn, nguyên hay khía răng, mọc so le. Hoa nhỏ, đều, lưỡng tính hoặc
đơn tính khác gốc, mẫu 4-5. Đài thường dính ở gốc, tràng dính liền, nhị thường 5 mọc
đối với cánh hoa, bao phấn thường mở dọc, bộ nhụy gồm 3-4 lá noãn tạo thành bầu trên,
quả mọng hình cầu hay quả hạch. Hạt có phôi thẳng hay hơi cong, nội nhũ nạc hoặc
sừng.
Đa dạng và sử dụng: 39/?. Việt Nam có 5 chi, Nhiều loài được dùng làm gia vị
(Đơn nem). Có 4 loài dùng làm thuốc là Khôi tía, Đơn núi, Đơn răng cưa, Thùn mũn,

trong đó Khôi
Hình 12.15: Họ Bí - Cucurbitaceae
tía đã được
dùng trong công nghiệp Dược.
2.5.2 Bộ Bí (Cucurbitales)
2.5.2.1 Họ Bí - Cucurbitaceae Juss., 1789

- Tên tiếng Anh: Curcubit, Gourd Family


- Nhận biết tai thực địa: Dây leo bằng tua cuốn, thân, lá thường ráp, hoa đơn tính
thường màu vàng, bầu dưới, quả loại bí.
- Công thức hoa: *♂ K5C(5)A5G0; *♀ K5 C(5)A5G(3)
Đa dạng và sử dụng: 120/1000. Việt Nam có 23 chi và 49 loài, mọc hoang và
được trồng làm rau ăn (Bầu, Bí, Mướp, Susu), ăn quả (Dưa các loại).
- Chi Cucurbita-Bí (3/20): Bí đỏ, Bí rợ (C.maxima Duch.ex Lamk.): Quả to đến
rất to, có thể nặng tới 400-500kg, nguồn gốc Ấn Độ. Bí ngô (C.moschata (Duch. Ex
Lam) Duch Ex Poir.), nguồn gốc viễn đông; Bí đỏ (C.peopo L.), nguồn gốc Châu Phi
nhiệt đới. Các loài này đều cho hạt chữa sán.
-
- Chi Lagenaria- Bầu (1/6): Bầu (L. siceraria (Molina) Standley): Có 3 thứ khác
nhau bởi hình dạng và kích thước quả như hình trụ dài (-var. (Naud.) Hara). Cây trồng
phổ biến lấy quả non để ăn, quả già dùng làm bình đựng nước. Nhiều bộ phận được
dùng làm thuốc như quả chữa đái rắt, rễ chữa phù, hạt chữa sưng lợi
61
- Chi Momordica- Gấc (3/45): Gấc (M. cochinchinensis (Lour.) Spreng.): Cây có
rễ củ, lá mọc so le, có 5 thùy, quả loại bí hình trứng nhọn đầu, chứa dầu có nhiều caroten
(tiền vitamin A), vỏ có nhiều gai nhỏ, khi chín màu đỏ, hạt dẹt vỏ nhăn nheo (gọi là mộc

Hình 12.16: Họ Bông–Malvaceae


miết tử). Mướp đắng (M. charantia L.): quả làm rau ăn, làm thuốc giải nhiệt, hạ
cholesterol máu, chất đắng là momordicin có tác dụng trừ đờm.

2.5.3 Bộ Màn màn (Capparidales)


2.5.3.1 Họ Cải (Thập tự) - Brassicaceae Burn., 1835
- Tên tiếng Anh: Mustard Family
- Nhận biết tại thực địa: Cây cỏ có mùi hăng; hoa mẫu 4 xếp hình chữ thập, nhị 6,
4 trội, quả loại cải.
- Công thức hoa: * K4C4A2+4G(2)
Đa dạng và sử dụng: 350/3000. Việt nam có 6 chi, khoảng 20 loài, mọc hoang và
được trồng làm rau ăn, cung cấp mù tạp.
2.5.4 Bộ Bông (Malvales)
2.5.4.1 Họ Bông-Bụp –Malvaceae Juss., 1789
- Tên tiếng Anh: Mallow Family
- Nhận biết tại thực địa: Cây cỏ, cây bụi, cây gỗ, thường có lông hình sao, vỏ
thường dai, lá đơn, mọc so le, thường gân chân vịt, có lá kèm, chỉ nhị dính nhau thành
ống, bao phấn 1 ô.
- Công thức hoa: * K3-5C5A∞G(5-∞)
Đa dạng và sử dụng: 90/1570. Việt Nam có 16-17 chi, khoảng 65 loài, mọc hoang
và được trồng. Họ có tầm quan rọng lớn do cung cấp sợi, lấy bông, làm cây cảnh (Dâm
bụt, Bông tai), Làm nước giải khát (Bụp giấm)
Có 11 loài thường làm thuốc với các tên là Bông, Bụp dấm, Cối xay, Ké, Dâm bụt,
Mướp tây, Phù dung, Sâm bố chính, Vông vang, Trong đó có 3 loài dùng trong công
nghiệp Dược là Bụp dấm, Cối xay, Sâm bố chính.
- Chi Abutilon (2/100): Cối xay (A.indicum (L.) Sweet): Lá hình tim nhọn có
lông hình sao ở mặt trên, lông trắng lớt phớt ở mặt dưới. Hoa màu vàng. Quả do nhiều
nang hợp lại, hình thớt cối xay. Cây mọc hoang và được trồng lấy cành và lá làm thuốc
lợi tiểu. Cây thuốc nam thiết yếu.
62
- Chi Abelmopschus (5/15): Đậu bắp, Mướp tây (A.esculentus (L.) Moench):
nguồn gốc Ấn Độ, quả để ăn, rễ và lá làm thuốc chữa ho, viêm họng. Vông vang
(A.moschatus (L.) Medic.): Cây cỏ, lá xẻ thùy chân vịt, thân và lá có lông cứng, hoa to,
màu vàng, cây mọc hoang dại trên đồi, trong vườn, nương rẫy, hạt chứa chất xạ dùng
làm hương liệu trong kỹ nghệ nước hoa, còn dùng làm thuốc chữa rắn cắn. Sâm bố chính,
Thổ hào sâm (A.moschatus (L.) Medic. subsp. tuberosus (Span) Borss.): Rễ màu trắng
có khi giống hình người, lá hình mũi tên hay chia làm 5 thùy(lưỡng hình). Hoa màu
hồng hay đỏ. Cây mọc hoang hay được trồng lấy rễ làm thuốc bổ, thông tiểu tiện, điều
kinh, trị sốt, có khi giả mạo nhân sâm.
2.5.5 Bộ Gai (Urticales)
2.5.5.1 Họ Dâu tằm - Moraceae Link., 1831
- Tên tiếng Anh: Mulberry Family
- Nhận biết tại thực địa: Cây gỗ hay bụi, hiếm khi cây cỏ, có nhựa mủ trắng, có lá
kèm sớm rụng để lại sẹo dạng nhẫn hay vết sẹo, hoa đơn tính mẫu 4, không cánh, núm
nhụy xẻ đôi, quả kép.
- Công thức hoa: *♂ K4C0A4G0; *♀ K4C0A0G(2) hoặc G(2)
Đa dạng và sử dụng: 60/1550. Việt Nam có 11 chi, gần 120 loài, chủ yếu mọc
hoang, một số được trồng. Nhiều loài cho quả (Mít, Chay, Dâu tằm, Sung); có giá trị
biểu tượng (Đa, Đề, Si); làm gia vị (Sung); cho sợi (Dướng).
Có 13 loài thường làm thuốc là Chay, Dướng, Dâu tằm, Đa, Mít, Mỏ quạ, Ruối,
Si, Sung, Sui, Trâu cổ, Xa kê, trong đó có 3 loài được dùng trong công nghiệp Dược là
Dâu tằm, Đa, và Mỏ quạ. Có loài rất độc (Sui).
- Chi Maclura- Mỏ quạ (5/12): Mỏ quạ (M.cochinchinensis (Lour) Corm.): Cây
bụi leo nhờ gai cong như mỏ con quạ. Gân lá hình lông chim, mép lá nguyên. Quả kép

Hình 12.17: A. Cối xay; B. Sâm bố chính; C.Vông vang


tròn. Lá dùng làm thuốc đắp vết thương, mụn nhọt và chữa bệnh ngoài da. Quả ăn được.
Cây thuốc nam thiết yếu.
- Chi Morus (5/10): Dâu quả dài (M.macroura Miq.); Dâu tằm (M.alba L.): Cây
gỗ nhỏ. Lá hình tim hay 3 thùy, mép khía răng. Cây trồng lấy lá nuôi tằm, ăn quả. Các
bộ phận: Quả (tang thầm), lá (tang diệp), Vỏ rễ (tang bạch bì), tầm gửi (tang ký sinh),
tổ bọ ngựa trên cây (tang phiêu tiêu) đều dùng làm thuốc. Cây thuốc nam thiết yếu.

63
2.5.5.2 Họ Thầu Dầu (Ba mảnh vỏ)- Euphorbiaceae Juss.,
1789
- Tên tiếng Anh: Spurge Family
- Nhận biết tại thực địa: Cây gỗ, bụi, cây cỏ hay dây
leo, thường có mủ trắng hay trong, gốc lá có thể có 2 tuyến
mật (ngoài hoa), có lá kèm hay không, hoa đơn tính, bầu
dưới 3 ô, Quả mang mở rộng bằng 3 mảnh vỏ, hạt thường
có mồng.
- Công thức hoa: *♂ K0-5C0-5A1-∞G0; *♀ K0-5C0-5A1-
∞G(3)
Họ Thầu dầu gồm 4 phân họ là: 1.
Phyllanthoideae, 2. Acalyphoideae, 3.Crotonoideae, Hình 12.19: Chó đẻ răng cưa
4.Euphorbopodeae
Đa dạng và sử dụng: 290/7500. Việt Nam có 69 chi, 425 loài, phần lớn mọc
hoang, một số được trồng. Họ có tầm quan trọng lớn vì có nhiều loài được dùng làm cây
cảnh (Xương rắn, Trạng nguyên); rau ăn (Rau ngót); lương
thực (Sắn), cho dầu (Thầu dầu, Tung, Trẩu), ăn quả (Dâu
gia).

- Chi Euphorbia - Cỏ sữa (23/2000): Cỏ sữa lá to


(E.hirta L.): Toàn cây chữa lỵ, dùng quá liều có thể gây

độc. Xương rồng ông (E.antiquorum L.): Nhựa độc. Cỏ sữa lá nhỏ (E. thymifolia): Cây
cỏ mọc bò trên mặt đất, thân đỏ tím, phủ lông và có nhựa mủ trắng; lá bé, dài 6mm. Cây
mọc hoang ở vườn, bờ bãi, đất sỏi đá. Cả cây dùng làm thuốc chữa lỵ trực trùng. Cây
thuốc nam thiết yếu.

Chi Phyllanthus - Phèn đen (35/600): Chó đẻ răng cưa (Diệp hạ châu) (P.urinaria
L.): Cây cỏ hàng năm hay sống dai, cao 20-30cm. Thân màu đỏ, có góc hoặc cánh. Lá
mọc so le xếp xít nhau trông như lá kép lông chim. Cây mọc hoang ở bãi ẩm. Cả cây
dùng chữa viêm gan, vàng da. Ngoài ra còn Chó đẻ thân xanh (P.amarus Schum et
Thonn.), khác loài trên ở chỗ hoa có cuống dài, cũng được dùng làm thuốc tương tự.
Phèn đen (P. reticulatus Poir.): Cây bụi leo trườn, cành đen nhạt. Cây mọc hoang và
được trồng làm hàng rào. Rễ, thân, lá, vỏ thân được dùng làm thuốc: Rễ chữa lỵ, viêm
gan, thận, lá chữa sốt, lỵ, ỉa chảy, phù. Cây thuốc nam thiết yếu.
- Chi Ricinus - Thầu Dầu (1/1): Thầu dầu (R.communis L.): Cây gỗ nhỏ, thân
rỗng. Lá to mọc so le, thùy chân vịt, có lá kèm. Hoa đơn tính cùng gốc. Cây cỏ nguồn

64
gốc Châu Phi, được nhập trồng lấy dầu. Có nhiều giống khác nhau như Tía lùn, Tía cao,
Trõ, Ve cầu Phùng. Hạt chữa sa tử cung. Rễ chữa đau khớp. Hạt độc.
- Chi Sauropus - Rau ngót (25/40): Rau ngót (S.androgynus (L.) Merr.): Lá làm
rau ăn, chữa sót rau và tưa lưỡi. Cam sũng, Lưỡi cọp (S.rostratus Miq.): Cây nhỏ cao
40cm. Lá hình trứng ngược, có vân nằm ngang màu xám trắng, buông thõng như lưỡi
cọp. Cây trồng làm cảnh và làm thuốc.
2.6. Phân lớp Hoa hồng- Rosidae
2.6.1 Bộ Hoa hồng (Rosales)
2.6.1.1 Họ Hoa hồng (Hường) - Rosaceae Juss., 1789
- Tên tiếng Anh: Rose Family
- Nhận biết tại thực địa: Cây gỗ, bụi hay cây cỏ. Lá đơn hoặc kép, mọc so le. Có 2
lá kèm, hoa mẫu 5, nhị nhiều.
- Công thức hoa: * K5C5A5-10-∞G(1-2-5-∞)
Đa dạng và sử dụng: 115/3000. Việt Nam có 20 chi, khoảng 130 loài, chủ yếu
mọc hoang, một số loài được trồng làm cảnh (Hoa hồng, Đào), ăn quả (Táo, Lê, Mận,
Mơ, Đào).
Có 14 loài thường dùng làm thuốc là Đào, Chua chát, Đùm đũm, Địa du, Mơ, Kim
anh, Long nha thảo, Mâm xôi, Ngấy hương, Sơn tra, Táo mèo, Tỳ bà diệp, Tầm xuân,
trong đó có 6 loài được dùng trong công nghiệp Dược là Đào, Kim anh, Mơ, Mộc qua,
Ngấy hương, Sơn tra.
- Chi Prunus - Mận (14/430): Xoan đào (P.arborea (Blume) Kalkm.): Cây gỗ lớn,
gỗ dùng xây dựng; hạt dùng bó gãy xương. Đào (P.persica (L.) Batsch.): Hạt gọi là Đào
nhân dùng làm thuốc.
- Chi Rosa - Hoa hồng (11/250): Hoa hồng (R.chinensis Jacq.); Tầm xuân
(R.multiflora Thunb.); Kim anh (R.laevigata Michx.): Mọc hoang dại phổ biến ở Cao
Bằng, Lạng Sơn. Hoa to màu trắng. Quả dùng làm thuốc.
2.6.1.2 Họ Sim (Trâm) - Myrtaceae Juss., 1789
- Tên tiếng Anh: Myrtle Family
- Nhận biết tại thực địa: Cây gỗ hay cây bụi, lá Hình 12.20: Thầu dầu
mọc đối có gân bên nối liền với nhau, có điểm tuyến,
nhị nhiều, thò, bầu dưới.
- Công thức hoa: * K4-5C4-5A∞G(2-3)
Đa dạng và sử dụng: 100/3000. Việt Nam có 15 chi, gần 100 loài, phần lớn mọc
hoang, một số loài nhập trồng cung cấp nguyên liệu làm giấy (Bạch đàn); ăn quả (Gioi,
Ổi), cho tinh dầu (Bạch đàn, Tràm, Đinh hương).
Có 11 loài thường dùng làm thuốc với các tên là Bạch đàn, Chổi xuể, Đơn tướng
quân, Đinh hương, Ổi, Sim, Sắn thuyền, Tràm, Vối. Phần lớn được dùng trong công
nghiệp Dược.
- Chi Cleistocalyx - Vối (5/21): Vối (C.operculatus (Roxb.)Merr.et.Perry.): Mọc
hoang và được trồng lấy lá và nụ để uống nước. Vỏ thân làm thuốc chữa đầy bụng khó
tiêu.
- Chi Eucalyptus - Bạch đàn (24/500): Bạch đàn chanh (E.citriodora Hook.f.):
Gỗ, màu xám, cứng, thơm, dùng đóng thuyền. Rễ và lá cành cất tinh dầu dùng làm thuốc
giải cảm, đau đầu, giảm ho, sát khuẩn chữa viêm phế quản. Bạch đàn xanh (E.globulus
Labill.); Bạch đàn trắng (E.camaldulensis Dehn.); Bạch đàn lá liễu (E. exserta
F.V.Muell.);vv…đều có nguồn gốc từ Châu Úc. Nhiều loài Bạch đàn được nhập trồng
ở trung du và miền núi thấp để lấy gỗ làm nguyên liệu sản xuất giấy. Tuy nhiên việc

65
trồng các cây này gây khô cằn đất và mất nước ngầm, đặc biệt là ở các khu vực đầu
nguồn.
- Chi Malaleuca - Tràm (1/101): Tràm (M.leucadendra L.): Cây gỗ lớn, vỏ xốp
bong từng mảng. Lá hình mác nhọn,, cuống ngắn, gân hình cung. Hoa nhỏ màu vàng
nhạt mọc thành bông. Cây mọc thành rừng thuần loại ở đất phèn ven biển miền Nam và
vùng Quảng Bình. Lá cất lấy tinh dầu thơm.

- Chi Psidium - Ổi (3/140): Ổi (P.guajava L.): Nguồn gốc Trung Mỹ, nhập trồng
ăn quả và phát tán rộng. Búp non làm thuốc cầm ỉa chảy. Cây thuốc nam thiết yếu.
- Chi Rhodomyrtus - Sim (1/11): Sim (R.tomentosa (Ait.) Hassk): Cây bụi mọc
nhiều trên các đồi hoang bạc màu. Lá hình bầu dục mọc đối. Mặt dưới hơi bạc, có lông
mịn. Hoa lớn màu tím đẹp. Quả mọng màu tím ăn được. Cây chứa nhiều tanin để thuộc
da, làm thuốc cầm ỉa chảy. Cây thuốc nam thiết yếu.
2.6.2 Bộ Đậu (Fabales)
2.6.2.1 Họ Đậu - Fabaceae Lindl., 1836
- Tên tiếng Anh: Bean Family
- Nhận biết tại thực địa: Cây gỗ, cỏ, nửa bụi, bụi, dây leo, lá thường kép lông chim
hay 3 lá chét, có lá kèm hay không, hoa mẫu 5, quả loại đậu.
Đa dạng và sử dụng: 710/17600. Việt Nam có 134 chi với khoảng 630 loài, mọc
hoang và được trồng phổ biến.
Là một trong những họ có tầm quan trọng bậc nhất vì làm rau, ăn quả (các loại
đậu) cung cấp protein, cho gỗ (Lim, Trắc, Cẩm lai), cải tạo đất, nhuộm (Chàm), làm
cảnh (Ban, Phượng), trừ sâu (Dây mật)…
Họ Đậu là họ có tầm quan trọng trong ngành Dược. Có 51 loài thường dùng làm
thuốc. Hạt của nhiều loài độc (Bàm bàm, Củ đậu, Cam thảo dây…)
Họ Đậu được chia thành 3 phân họ:
- (1) Phân họ Trinh nữ (Mimosoideae): Lá kép một hoặc hai lần hình lông chim.
Có lá kèm. Cụm hoa là bông hay khối cầu. Tiền khai hoa van. Bộ nhị có 5-10 nhị rời.
Hạt phấn thường dính lại thành khối 4-16 hạt.
Công thức hoa: * K5C5A5-∞G1
- (2) Phân họ Vang (Caesapinioidae): Lá kép 1-2 lần lông chim, có khi chỉ có 1
lá chét dính liền nhau như một lá đơn có khía sâu ở giữa. Thường khoog có lá kèm. Cụm
hoa là chùm ngù. Tiền khai hoa thìa. Nhị 10, rời, xếp thành 2 vòng. Hạt phấn rời.
Công thức hoa: ↑ K5C5A5+5G1
- (3) Phân họ Đậu (Faboideae=Papilionoideae): Lá đơn hoặc kép hình lông chim
có 3 lá chét. Luôn có lá kèm. Cụm hoa thường là chùm. Tràng hình bướm, tiền khai hoa
cờ. Nhị 2 bó kiểu (9)+1 hay bó một.
Công thức hoa: ↑ K(5)C5A(9)+1G1
66
- Chi Astragalus - Hoàng kỳ (1/2000): Hoàng kỳ (A.membranaceus (Fisch.)
Bge.var.mongholicus (Bge.) Hsiao.): Cây cỏ lâu năm cao đến 70 cm. Vỏ rễ nâu đỏ hay
vàng nâu. Lá kép lông chim lẻ. Hoa màu vàng tươi. Loài nhập từ Trung Quốc trồng thử
nhưng chưa rộng rãi. Làm thuốc chữa phù thũng, phong thấp, bán thân bất toại.
- Chi Abrus (3/17): Cam thảo dây (A.precatorius L.): Dây leo, lá kép lông chim
có 8-17 cặp lá chét nhỏ, cây mọc hoang và được trồng, thân và lá có vị ngọt, dùng làm
thuốc giải nhiệt, chữa ho, hạt độc. Kê cốt thảo (A. fruticulosus Wall.ex Wight et Arn);
Cườm thảo mềm (A.mollis Hance) đều dùng làm thuốc.
- Chi Bauhinia - Móng bò (33/60): Ban trắng (B.acuminata L.): Trồng làm cảnh,
rễ trị ho. Ban đỏ (B.grandifolia.); Ban (B.variegata L.): Hoa đẹp, vỏ làm thuốc trị vết
thương.
- Chi Cassia - Muồng (24/600): Thảo quyết minh (C.tora L.): Cây cỏ, cao 0,5m, lá
kép lông chim 3-4 đôi lá chét, hoa màu vàng, quả dài hẹp,
hạt xếp xít nhau, như viên đá lửa, hạt uống thay chè, có
tác dụng làm sáng mắt. Cốt khí (C.occidentalis L.): Rễ hạ
nhiệt, xổ. Ô môi (C.grandis L.f.): Quả hình trụ dài như
đoạn gậy làm thuốc bổ. Muồng trâu (C.alata L.): Quả dài
Hình 12.21: Họ Đậu
8-16 cm, có 2 cánh suốt theo chiều dọc của quả, lá dùng
chữa bệnh vàng da và bệnh hắc lào, hạt nhuận tràng.
- Chi Gleditsia - Bồ kết (3/14): Bồ kết (G.australis
Hemsl.): Cây có nhiều gai phân nhánh. Hoa mọc thành
chùm. Quả dẹt, đen khi chín, hạt nằm trong một lớp cơm
màu vàng. Quả khô dùng gội đầu, chữa ho, chữa sâu răng
và cũng có tính chất trừ sâu. Gai (tạo giác thích) cũng Hình 12.23: Hòe
được dùng làm thuốc.
- Chi Glycine - Đậu tương (2/9): Đậu tương (G.soja
Siebold et Zucc): Nguồn gốc Trung Quốc, được nhập
trồng từ lâu đời lấy hạt ăn, làm đậu phụ, sữa đậu nành
cũng dùng làm thuốc.
- Chi Lablab - Đậu ván (1/1): Đậu ván trắng
(L.purpureus (L.) Sweet): Dây leo dài tới 5-6m. Lá nhẵn,
kép 3 lá chét. Cụm hoa chùm ở nách lá. Hoa tím hay
trắng. Qủa thuôn dẹt, cong, chứa 2-4 hạt trắng, đỏ hay
đen, dùng làm thuốc gọi là Bạch biển đậu. Hình 12.22: Cam thảo
- Chi Psoralea - Phá cố chỉ (1/130): Phá cố chỉ
dây
(P.corylifolia L.): Cây cỏ hàng năm cao tới 1m. Lá hình trứng, lá kèm hình liềm. Cụm
hoa dày đặc. Quả hình trứng. Hạt dùng làm thuốc bổ thận.
- Chi Pueraria - Sắn dây (5/35): Sắn dây (P.montana (Lour.) Merr.): Dây leo. Lá
kép 3 lá chét. Rễ lớn, chứa nhiều bột. Bột sắn dây ăn mát và bổ, pha nước uống với
đường hoặc nấu chè.
- Chi Styphnolobium (5/50): Hòe (S.japonicum (L.f.) Schott.): Cây gỗ nhỏ. Lá
mọc so le, kép lông chim lẻ, có lá kèm. Cụm hoa chùm. Hoa và nụ dùng làm thuốc
nhuộm vàng, thuốc cầm máu, ho ra máu, tiểu tiện ra máu, ruột chảy máu. Dùng làm
nguyên liệu chế rutin.
2.6.3 Bộ Cam (Rutales)
2.6.3.1 Bộ Họ Cam - Rutaceae Juss., 1789
- Tên tiếng Anh: Citrus, Rue Family
67
- Nhận biết tại thực địa: Cây gỗ, bụi, cây cỏ có túi tiết tinh dầu, nhị ngoài đĩa mật,
vòng ngoài thường đối diện với cánh hoa.
- Công thức hoa: * K4-5C4-5A8-10-∞ G(4-5-20)
Đa dạng và sử dụng:150/1600. Việt Nam có gần 30 chi, 110 loài, mọc hoang và
được trồng phổ biến lấy quả (Cam, Quít, Chanh, Bưởi); Làm cảnh (Quất), Gia vị (Hồng
bì, Sẻn, Chanh).
Có 19 loài thường dùng làm thuốc với các tên là Ba chạc, Bưởi, Chanh, Chỉ thực,
Cửu lý hương, Dâm hôi, Hồng bì, Hoàng bá, Kim sương, Muồng truổng, Ngô thù, Phật
thủ, Quýt, Tầm xoong, Thường sơn nhật, Vương tùng, Xuyên tiêu, trong đó các loài được
dùng trong công nghiệp Dược là Chỉ thực, Hoàng bá, Ngô thù, Quít, Xuyên tiêu.
- Chi Citrus - Cam, Chanh (9/c.16): Chanh (C.japonica Thunb.var.madurensis
Guill.), Bưởi (C.grandis osbeck): Lá có cánh, có nhiều túi tiết tinh dầu kiểu dung sinh;
Các loài cho quả gọi là Chỉ thực, Chỉ xác: C.hystrix DC., chi quả non đường kính trên
1 cm gọi là chỉ thực, Quả chưa chín đường kính 3-4 cm gọi là chỉ xác. Cam chua
(C.aurantium L.). Các loài quýt cho vỏ gọi là Trần bì: C.deliciosa; C.reticulata Blanco.
- Chi Phellodendron - Hoàng bá (1/10): Hoàng bá (P.chinense Schneid.): Cây
nhập từ Trung Quốc trồng ở Sa Pa. Vỏ thân chứa berberin, chữa lỵ, dùng để nhuộm.
2.6.4 Bộ Táo ta (Rhamnales)
2.6.4.1 Họ Táo ta - Rhamnaceae Juss., 1789
- Tên tiếng Anh: Buckthorn Fammily
- Nhận biết tại thực địa: Cây gỗ hay bụi, bụi leo, hoa mẫu 4-5, có đĩa mật, nhị đối
diện với cánh hoa.
- Công thức hoa: * K4-5C4-5A4-5 G(2-3)
Đa dạng và sử dụng: 60/900. Việt Nam có 13 chi với khoảng 45 loài, chủ yếu
mọc hoang, một số được trồng lấy quả (Táo).
Có 7 loài thường được dùng làm thuốc là Canh châu, Chỉ cụ, Dây đòn kẻ trộm,
Đại táo, Rút rế, Táo ta, Táo rừng, trong đó có 2 loài
dùng trong công nghiệp Dược là Táo ta và Đại táo, còn
nhiều loài được dùng trong dân gian.
- Chi Ziziphus - Táo (9/86): Đại táo (Z.sativa
Mill.): Cây nhập từ Trung Quốc, trồng thử ở Sa Pa, quả
làm thuốc. Táo ta, Toan táo (Z.mauritiana Lam.): Cây
trông phổ biến, nhân hạt làm thuốc trị mất ngủ, hồi hộp,
chân tay nhức mỏi, ra mồ hôi trộm. Ngoài ra còn táo dại
(Z.oenoplia (L.) Mill.): Quả nhỏ đường kính khoảng 5
mm, khi chín màu đen, ăn được, nhân hạt làm thuốc
tương tự.
2.6.4.2 Họ Nho - Vitaceae Juss., 1789
- Tên tiếng Anh: Grape Family
- Nhận biết tại thực địa: Dây leo nhờ tua cuốn đối
diện với lá, cụm hoa đối diện với lá, nhị đối diện với
cánh hoa, quả mọng.
- Công thức hoa: * K(4-5)C4-5A4-5G(2) Hình 12.24: Chè dây
Đa dạng và sử dụng: 10/700. Việt Nam có 7 chi với khoảng 85 loài, phần lớn mọc
hoang, một số ít được trồng lấy quả, làm cảnh (Nho, Nho dại).
Có 2 loài thường dùng làm thuốc là Chè dây, Dây quai bị, trong đó Chè dây được
dùng trong công nghiệp Dược, nhiều loài được dùng trong dân gian.

68
- Chi Ampelopsis - Chè dây (5/20): Chè dây (A.cantoniensis (Hook.et Arn.)
Planch.): Tua cuốn chia 2-3 nhánh. Lá kép 2 lần, mang 7-12 lá chét. Quả mọng hình trái
xoan, khi chín màu đen, chứa 3-4 hạt. Cây mọc hoang, lá dùng làm thuốc chữa loét dạ
dày-tá tràng, được phát triển thành chế phẩm mang tên Ampelop. Ngoài ra còn các loài
Nho núi (A.brevipedunculata (Maxim) Trautv.); Dây dâu (A.heterophylla Sieb. Et
Zucc.), đều được trồng làm cảnh.
- Chi Cissus –Dây chìa vôi (14/350): Hồ đằng hai màu (C.javana DC.): Thân có 6
cạnh, mặt dưới lá tím, thân chữa phong thấp. Chìa vôi, Bạch phấn đằng (C.modecoides
Planch.): Thân phủ phấn trắng, rễ chữa đau nhức xương. Nhiều loài trong chi có ngọn
non ăn được.
2.6.5 Bộ Nhân sâm (Hoa tán) (Apiales)
2.6.5.1 Họ Nhân sâm (Ngũ gia bì)-Araliaceae Juss., 1789
- Tên tiếng Anh: Aralia Family
- Nhận biết tại thực địa: Lá thường kép, lớn, mọc so le, có bẹ, cụm hoa chùm-tán,
bầu dưới, quả mọng.
- Công thức hoa: * K5C5A5 G(5-2)
Đa dạng và sử dụng: 51/1200. Việt Nam có 22 chi, khoảng 120 loài, mọc hoang
và được trồng làm cảnh, làm thuốc (Đinh lăng, Chân chim).
Là họ có tầm quan trọng lớn trong ngành Dược do có nhiều loài làm thuốc nổi
tiếng. Có 12 loài thường được dùng làm thuốc là Cuồng, Đinh lăng, Ngũ gia, Sâm, Tam
thất, Thông thảo. Hầu hết được dùng trong công nghiệp Dược.
- Chi Acanthopanax (4/30): Ngũ gia bì gai (A.trifoliatus (L.) Merr.): Cây bụi có
cành vươn dài, có gai cong. Lá kép 3 (5) lá chét, đôi khi có gai ở gân giữa. Quả hình
cầu, hơi dẹt, khi chín màu đen, chứa 2 hạt. Mọc hoang và được trồng làm hàng rào, các
bộ phận đều được dùng làm thuốc bổ, tăng trí nhớ, trị liệt dương. Ngũ gia bì hương
(A.gracillistylus W.W.Smith): Mọc hoang và được trồng làm hàng rào, vỏ thân có tác
dụng mạnh gân cốt, tăng trí nhớ, cây được ghi trong sách đỏ Việt Nam. Ngũ gia bì gai
(A.senticosus (Rupr.et Maxim) Harm.): Mọc hoang ở Sa Pa; A.chapaensis N.S.Bui là
loài đặc hữu của Việt Nam có ở Sa Pa.
- Chi Panax - Sâm (3/8): Tam thất (P.notogingseng (Burk) F.H. Chen.); Tam thất
lá xẻ, Sâm vũ diệp (P.bipinnatifidus Seem.): Có ở núi Hoàng liên. Nhân sâm (P.gingseng
C.A. Mey.): Không có ở Việt Nam, được nhập làm thuốc từ Hàn Quốc, Trung Quốc,
Sâm Việt Nam (Panax Vietnamensis Ha et Grushv).

69
Hình 12.25: A. Tam thất; B. Nhân sâm; C. Sâm Việt Nam
- Chi Polyscias - Đinh lăng (3-5/100): Đinh lăng lá xẻ (P.fruticosa (L.) Harms.):
Phiến lá xẻ 3 lần lông chim. Có nguồn gốc từ đỏa Thái Bình Dương được trồng rộng
rãi.. Rễ, lá làm thuốc bổ, dùng cho người suy nhược, phụ nữ sau đẻ. Thân làm thuốc
chữa phong thấp, đau lưng. Ngoài ra còn các loài mang tên Đinh lăng: Đinh lăng lá ráng
(P.filicifolia Bailey): lá kép một lần lông chim lẻ. Đinh lăng lá tròn (P.balfouriana
Bailey): Lá kép 3 lá chét, chưa thấy làm thuốc.
2.6.5.2 Họ Cần (Hoa tán, Ngò) - Apiaceae Linl., 1836
- Tên tiếng Anh: Carrot, Parsley Family
- Nhận biết tại thực địa: Cây cỏ, thơm, thân thường rỗng, có khía dọc, lá kẹp có
bẹ, cụm hoa tán kép, hoa mẫu 5, bầu dưới, quả đóng đôi, có cánh dọc.
- Công thức hoa: * K5C5A5 G(2)
Đa dạng và sử dụng: 300/3000. Việt Nam có khoảng 20 chi, trên 30 loài, phần
lớn được trồng để làm gia vị, hương liệu, cho tinh dầu (Thìa là, Rau mùi, Cần tây, Mùi
tàu), làm thuốc.
Là họ có tầm quan trọng lớn trong ngành Dược vì có nhiều loài làm thuốc. Có 31
loài thường dùng làm thuốc, trong đó có 11 loài dùng trong công nghiệp Dược là Bạch
chỉ, Độc hoạt, Đương qui, Khương hoạt, Phòng
phong, Rau má, Giần sàng, Sài hồ bắc, Tiền hồ, Tiểu
hồi, Xuyên khung. Nhiều loài nhập từ Trung Quốc,
Nhật Bản, Châu Âu để thuần hóa thành công như Bạch
chỉ, Đương qui, Độc hoạt, …Một số loài độc (Rau má
mỡ).
- Chi Angelica -Bạch chỉ (5/80): Có 4 loài “thuốc
bắc” nhập từ Trung Quốc như: Tiền hồ (A.decursiva Hình 12.26: Xuyên khung
Franch. et Savat.). Đương qui (A.sinensis (Oliv.)
Diels.) lá xẻ lông chim 3 lần, cụm hoa tán kép có 12-
36 tán nhỏ, được nhập trồng ở vùng núi cao lấy rễ làm
thuốc điều kinh, bổ. Độc hoạt, Đương qui lông
(A.pubescens Maxim.) toàn thân màu tía, lá kép 2-3
lần lông chim, cụm hoa tán kép gồm 10-25 tán nhỏ,
hoa trắng, quả hình thoi dẹt, được nhập trồng ở vùng
núi cao lấy rễ làm thuốc trị phong hàn, đau xương
khớp. Bạch chỉ (A.dahurica Benth.et Hook.f.): lá xẻ 2-3 lần lông chim, hoa nhỏ,trắng,

70
quả đóng dẹt, được nhập trồng ở vùng núi cao, cả đồng bằng lấy rễ củ làm thuốc giảm
đau, trị cảm mạo, nhức đầu, đau răng, đại tiện ra máu.-
- Chi Centella - Rau má (1/20): Rau má (C.asiatica (L.) Urban.): Cây cỏ, mọc bò.
Lá mọc so le, có bẹ, phiến lá hình thận, gân chân vịt. Cụm hoa tán đơn, hoa gồm 1-5
hoa. Cả cây làm thuốc giải nhiệt.
- Chi Ligusticum- Xuyên khung (2/25): Xuyên khung (L. wallichii Franch.): Cây
cỏ nhiều năm, thân rỗng hình trụ, lá kép 2-3 lần, cụm hoa tán kép, mỗi tán 10-24 hoa,
hoa nhỏ, trắng, quả đóng đôi hình trứng, cây nhập từ Trung Quốc, được trồng ở vùng
cao, thân rễ làm thuốc điều kinh, nhức đầu, hoa mắt, cao huyết áp. Phòng phong
(L.brachylobum Franch.): Cây nhập từ Trung Quốc làm thuốc chữa cảm mạo, nhức đầu,
choáng váng, trừ phong.
2.7. Phân Lớp Bạc hà (Hoa môi) –Lamidae
2.7.1. Bộ long đởm (Gentianales)
2.7.1.1 Họ Mã tiền - Loganiaceae Mart., 1827
- Tên tiếng Anh: Butterfly-bush Family
- Nhận biết tại thực địa: Cây cỏ, cây gỗ mọc đứng hay leo thân quấn, có móc hay
tua cuốn, có lá kèm, hoa mẫu 4-5, bầu trên.
- Công thức hoa: * K4-5C(4-5)A4-5 G(2)
Đa dạng và sử dụng: 15/400. Việt Nam có 4 chi với khoảng 25 loài, mọc hoang.
Có 2 loài dùng trong công nghiệp Dược là Mã tiền, Hoàng nàn. Hầu hết các loài độc
nhưng có thể làm thuốc khi chế biến và ở liều lượng
thích hợp. Có 1 loài rất độc (Lá ngón).
- Chi Gelsemium (1/3): Lá ngón (G.elegans
Benth.): Cây bụi leo. Lá mọc đối. Hoa màu vàng.
Quả nang (cần phân biệt với cây Chè vằng). Cây mọc
hoang ở đồi núi. Toàn cây có alcaloid độc, như
gelsemin, kuminidin và kumin. Chỉ cần ăn phải 3
lá kèm theo chén rượu là đủ làm chết một người lớn
sau vài giờ. Thường được dùng để tự tử ở miền núi.
- Chi Strychnos - Mã tiền (20/200): Hoàng
nàn (S.wallichiana Steud.ex.DC.): cây gỗ leo. Mã
tiền Đắc Lắc (S.daclaensis T.C. Khanh). Mã tiền (S.
nux-vomica L.): Cây gỗ, cao 5-20 m. Quả hình cầu,
đường kính 2,5-4 cm, chứa 1-4 hạt. Hạt tròn, dẹt
trông như chiếc khuy áo to. Vỏ hạt màu xám nhạt,
được phủ bởi lớp lông mượt bóng. Chất độc là các
alcaloid có trong lá, vỏ thân, quả và hạt, chủ yếu là
strichnin và bruxin.
Hình 12.27: Mã tiền
2.7.1.2 Họ Trúc đào - Apocynaceae Juss., 1789
- Tên tiếng Anh: Dogbane Family
- Nhận biết tại thực địa: Cây có nhựa mủ trắng, hoa mẫu 5, nhị đính trên ống tràng,
bầu chỉ dính nhau ở vòi và núm nhụy.
- Công thức hoa: * K(5)C(5)A5 G2
Đa dạng và sử dụng: 200/2000. Việt Nam có khoảng 50 chi, 170 loài, phần lớn
mọc hoang, một số được trồng làm cảnh (Trúc đào, Thông thiên…).
Có 16 loài thường dùng làm thuốc với tên là Ba gạc, Đỗ trọng nam, Dừa cạn, Đại,
Mộc hoa trắng, Mướp xác, Hoa sữa, Sừng dê, Trúc đào, Thông thiên, trong đó Dừa cạn

71
và Hoa sữa được dùng trong công nghiệp Dược. Nhiều
cây làm thuốc nhưng độc như Trúc đào, Sừng dê,
Thông thiên, Mướp sát. Các bộ phận độc có thể là lá,
nhựa, quả do chứa các hợp chất có tác dụng sinh học
mạnh.
- Chi Catharanthus - Dừa cạn (1/7): Dừa cạn
(C.roseus Don.): Cây cỏ cao 30-40cm. Hoa màu hồng
hoặc màu trắng. Quả gồm 2 đại nhỏ. Nguồn gốc Đông
phi, sinh trưởng tốt ở bãi cát ven biển, trồng chiết lấy
alcaloid chữa ung thư, hạ huyết áp.
- Chi Nerium- Trúc đào (2/3): Trúc đào
(N.oleander L.): Cây bụi sống lâu năm, cao đén 5 m,
toàn cây có nhựa mủ trắng. Lá mọc vòng 3, hình mũi
giáo, dày, cứng, các gân bên rất nhỏ. Hoa màu trắng
hay hồng. Quả đại gồm 2 mảnh kéo dài, chứa nhiều Hình 12.28: Hà thủ ô
hạt có lông. Cây có nguồn gốc Địa Trung Hải, trồng trắtrắngtrắng
làm cảnh. Lá là nguyên liệu chiết neriolin chữa các bệnh về tim, cây độc.
2.7.1.3 Họ Thiên lý - Asclepiadaceae R.Br., 1810
- Tên tiếng Anh: Milkweed Family
- Nhận biết tại thực địa: Cây có nhựa mủ trắng hay nhựa trong, hoa mẫu 5, nhị
đính trên ống tràng, hạt phấn dính nhau thành khối, bầu chỉ dính nhau ở núm nhụy.
- Công thức hoa: * K5C(5)A5 G2
Đa dạng và sử dụng: 240/2000. Việt Nam có gần 50 chi, khoảng 110 loài, chủ
yếu mọc hoang, một số loài được trồng làm cây cảnh, rau ăn và làm thuốc . Có 6 loài
dùng làm thuốc với tên là Bồng bồng, Hà thủ ô trắng, Tai chuột, Thiên lý. Có loài độc
như Dây càng cua.
- Chi Streptocaulon - Hà thủ ô trắng (5/5): Hà thủ ô trắng (S.juventas (Lour.)
Merr.): Dây leo thân quấn dài tới 5m. Vỏ thân nâu đỏ, còn non phủ nhiều lông mịn. Lá
hình bầu dục, gốc lá tròn. Hoa nhỏ, màu lục vàng nhạt. Toàn cây có nhựa mủ trắng. Rễ
củ dùng làm thuốc bổ.
- Chi Telosma- Thiên lý (2/10): Thiên lý (T.cordata (Burn.f.) Merr.): Cây trồng
làm cảnh, hoa nấu canh ăn để ngủ tốt, bớt đái đêm, rễ chữa đái buốt.
2.7.1.4 Họ Cà phê - Rubiaceae Juss., 1789
- Tên tiếng Anh: Coffee, Madder Family
- Nhận biết tại thực địa: Cây gỗ, bụi, cây cỏ hoặc dây leo, lá đơn nguyên, mọc đối,
có lá kèm, bầu dưới.
- Công thức hoa: * K4-5C(4-5)A4-5 G(2)
Đa dạng và sử dụng: 450/7000. Việt Nam có trên 90 chi, khoảng 430 loài, chủ
yếu mọc hoang, một số loài được trồng làm đồ uống (Cà phê), để nhuộm (Dành dành),
làm thuốc nổi tiếng như Canhkina.
Có 25 loài được dùng làm thuốc, trong đó có 7 loài được dùng trong công nghiệp
Dược là Ba kích, Câu đằng, Canh kina, Dạ cẩm, Dành dành…
- Chi Cinchona -Canhkina (2-3/40): Canhkina lá hẹp (C.leggeriana (How.)
Trimen), Canhkina đỏ (C.excelsa A.Chev.): Cây nhập nội trồng lấy vỏ làm thuốc chữa
sốt rét.
- Chi Coffea –Cà phê (?/40): Cà phê chè (C.arabica L.): Có nguồn gốc từ Ethiopia;
Cà phê vối (C.canephora Pierre ex Froehner); Cà phê mít (C.dewevrei De Wild et T.
Durand), đều được trồng lấy hạt làm đồ uống, chiết Cafein

72
- Chi Uncaria - Câu đằng (10/34): Gồm nhiều bụi leo có móc, được sử dụng làm
thuốc chữa huyết áp cao, trẻ sốt cao co giật: Câu đằng (U.rhynchophylla (Miq.) Jacks);
Câu đằng lá to (U.homomalla Miq.); Câu đằng cành leo (U.scandens (Sm.) Hutch.)
2.7.2 Bộ Cà (Solanales)
2.7.2.1 Họ Cà –Solanaceae Juss., 1789
- Tên tiếng Anh: Nightshade, Popato Family
- Nhận biết tại thực địa: Lá mọc đối, cụm hoa xim, hoa mẫu 5, bầu 2 ô, quả mọng
hay quả nang, mang đài đồng trưởng, nhiều hạt.
- Công thức hoa: * K(5)C(5)A5 G(2)
Đa dạng và sử dụng: 85/2800.Việt Nam có 15 chi, gần 50 loài, mọc hoang và
được trồng làm rau (các loại Cà), lương thực (Khoai tây), gia vị (Ớt), làm cảnh (Dạ
hương), hút (Thuốc lá, Thuốc lào).
Có 18 loài thường làm thuốc, trong đó có 3 loài dùng trong công nghiệp dược là
Cà gai leo, Khủ khởi, Ớt. Cũng có nhiều loài độc như Cà độc dược, Thuốc lá, Thuốc
lào, một số loài cà dại.
- Chi Lycopersicon - Cà chua (1-2/7): Cà chua (L.esculentum Miller): Cây có
nguồn gốc Peru, nhập từ thế kỷ 19 trồng rộng rãi lấy quả ăn, có nhiều thứ: Quả khía tròn
(-var.commune Bail.); quả nhỏ (-var. cerasiforme Alef.), quả hình trứng (-var.pyriforme
Alef.); cũng dùng làm thuốc.
- Chi Solanum –Cà (20-25/1400): Cà (S.melongena L.): Có nhiều giống trồng: Cà
tím, Cà bát, Cà pháo,…;Khoai tây (S.tuberosum L.); Lu lu đực (S.nigrum L.); Cà hôi,
Ngoi (S.eryanthum); lá chữa lòi dom; Cà gai leo (S.Procumbens Lour.), cỏ bò hay leo,
nhiều gai, hoa tím, chữa rắn cắn, trị phong thấp, chống viêm gan mạn, viêm gan B.
2.7.3 Bộ Hoa mõm chó -Scrophulariales
2.7.3.1 Họ Ô rô - Acanthaceae
- Tên tiếng Anh: Acanthus family
- Nhận biết tại thực địa: Cây bụi hay cỏ, lá mọc đối, đốt thường phồng lên, quả
nang, hạt có cuống hóa gỗ.
- Công thức hoa: ↑* K(4-5)C(5)A4-2 G(2)
Đa dạng và sử dụng: 250/2600. Việt Nam có 47 chi với 217 loài, chủ yếu mọc
hoang, một số loại trồng làm cảnh (Thanh táo, Rồng nhả ngọc, Hoa chông, Bạch hạc);
nhuộm (Chàm, Lá diễn, Cẩm); làm hương liệu (Cơm nếp).
Có 7 loài thường dùng làm thuốc là Bạch hạc, Chàm, Chàm mèo, Cơm nếp, Kim
vàng, Thanh táo, Xuyên tâm liên, trong đó có 2 loài dùng trong công nghiệp Dược là
Bạch hạc và Xuyên tâm liên. Nhiều loài làm thuốc trong dân gian.
- Chi Justicia- Thanh táo (31/420): Thanh táo (J.gendarussa L.): Cành màu tía
hay nhẵn. Lá mọc đối, cuống ngắn, phiến thuôn dài. Hoa nhỏ trắng hay hồng, chấm màu
tía. Quả nang hình đinh. Cây thường trồng làm cảnh, hàng rào. Vỏ thân và vỏ rễ khô đắp
chữa bệnh sưng đau khớp xương, đau thấp nên còn có tên là thước trặc. Lá hay cành giã
đắp vào các chỗ sưng đau, có khi ngâm rượu uống chữa tê thấp. Tước sàng
(J.procumbens L.): Cành và lá dùng làm thuốc tiêu viêm giải độc, chữa các bệnh mụn,
nhọt, đau lưng, trĩ ra máu. Gióng xanh (J.ventricosa Wall.): Mọc hoang và được trồng
làm thuốc chữa bệnh đau đầu và chữa rắn cắn.

73
- Chi Pseuderanthemum –Xuân hoa (8/60):
Xuân hoa, Hoàn ngọc (P.palatiferum (Ness) Radlk.):
Lá dùng trong phạm vi dân gian có nhiều tác dụng:
Khôi phục sức khỏe, chữa rối loạn tiêu hóa, chấn
thương, đau dạ dày, viêm thận, điều chỉnh huyết áp,
khối u, cần được kiểm chứng.
7.3.2 Họ Hoa mõm chó - Scrophulariaceae
- Tên tiếng Anh: Figwort, Snapdragon Family
- Nhận biết tại thực địa: Hoa mẫu 5, tràng 2 môi,
nhị 2 hoặc 4; bầu 2 ô, nhiều noãn; quả nhiều hạt.
- Công thức hoa : ↑* K(5)C(5)A2-4 G(2)
Đa dạng và sử dụng: 200/4000. Việt Nam có
khoảng 38 chi, trên 120 loài, mọc hoang và trồng làm
cảnh, làm thuốc. Có 8 loài thường dùng làm thuốc là
Bồ bồ, Cam thảo đất, Huyền sâm, Nhân trần, Ruột gà,
Rau om, Sinh địa, Thanh ngâm, trong đó có 4 loài dùng
trong công nghiệp Dược là: Cam thảo đất, Huyền sâm,
Nhân trần, Sinh địa. Hình 12.29: Xuân hoa
- Chi Adenosma (7/15): Nhân trần (A.caeruleum
R.Br.): Cây cỏ cao tới 1m. Hoa màu lam. Cả cây dùng
làm thuốc nhuận gan, kích thích tiêu hóa; Bồ bồ, Nhân
trần hoa đầu (A. indianum (Lour.) Merr.): Được dùng
như Nhân trần.
- Chi Rehmannia -Địa hoàng (1/10): Địa hoàng
(R.glutinosa (Gaertn.) Libosch.): Cây cỏ, cao 10-30
cm. Toàn cây có lông mềm và lông bài tiết màu tro
trắng. Hoa màu tím đỏ, mọc thành chùm ở ngọn. Cây
nhập từ Trung Quốc. Rễ củ dùng làm thuốc bổ gọi là
Sinh địa; sau khi chế biến gọi là Thục địa, dùng làm
thuốc bổ âm.
2.7.4 Bộ Bạc hà (Hoa môi)-Lamiales
2.7.4.1 Họ Cỏ roi ngựa - Verbaneceae
- Tên tiếng Anh: Vervain Family
- Nhận biết tại thực địa: Thân non thường có 4
cạnh; lá mọc đối, hoa mẫu 5; bộ nhị 2 trội; vòi nhụy 1,
đính trên đỉnh bầu. Hình 12.30: Nhân trần
- Công thức hoa: ↑* K(5)C(5)A4 G(2)
Đa dạng và sử dụng: 100/2600. Việt Nam có 26 chi, trên 130 loài, chủ yếu mọc
hoang, một số ít được trồng làm cảnh (Ngũ sắc, Găng tu hú).
- Chi Lantana - Bông ổi (1/150): Ngũ sắc, Bông ổi (L.camara L.): Cây bụi nhỏ
cao đến hơn 1m. Cành có gai ngắn và lông cứng. Hoa nhỏ nhiều màu, da cam, đỏ, trắng,
vàng hay tím hoa cà trên một cụm hoa. Các bộ phận có mùi hôi. Cây có nguồn gốc Trung
Mỹ, ưa sáng, chịu hạn, phát tán mạnh, trở thành cỏ dại mọc ở các lề đường, mép đồi,
đặc biệt ở các vùng đất cát ven biển, khó diệt. Cũng được trồng làm hàng rào, làm cảnh
và làm thuốc chữa viêm xoang.
2.7.4.2 Họ Bạc hà (Hoa môi) - Lamiaceae
- Tên tiếng Anh: Mint Family

74
- Nhận biết tại thực địa: Thân có 4 cạnh, các bộ
phận thơm, lá mọc đối, hình chữ thập, cụm hoa xim
ở kẽ lá, hoa mẫu 5, nhị 2 trội, bầu chia 4, vòi nhụy
xuất phát từ gốc bầu, quả đóng tư.
- Công thức hoa: ↑* K(5)C(5)A4 G(2)
Đa dạng và sử dụng: 200/3500. Việt Nam có
40 chi, gần 150 loài, mọc hoang và được trồng. Tầm
quan trọng lớn nhất của họ này là cho tinh dầu, làm
hương liệu, một số loài làm gia vị (Tía tô, Kinh giới,
Húng), làm cảnh.
Có 23 loài thường dùng làm thuốc, trong đó có
11 loài dùng trong công nghiệp Dược là Bạc hà, Đan
sâm, Hương nhu, Hạ khô thảo, Hoàng cầm, Hoắc
hương, Húng chung, Ích mẫu, Kinh giới,
Rau mèo, Rau má lông, Tía tô.
- Chi Leonurus (1/4): Ích mẫu (L.artemisia
Houtt): Cây thân cỏ sống hàng năm cao 0,3-1m.
Cuống lá dài, phiến lá rách sâu. Hoa màu đỏ tím hay
trắng tím, cây mọc dại trên các chỗ đất bỏ hoang.
Dùng làm thuốc bổ tốt nhất cho phụ nữ sau khi đẻ,
làm thuốc điều kinh. Cây thuốc nam thiết yếu.
- Chi Ocimum - Hương nhu (4/150): Húng
láng, Húng chó, É tía (O.basilicum L.). Hương nhu Hình 12.31: Hoắc hương
trắng (O.gratissinum L.): Toàn cây có lông tiết chân
đơn bào, đầu đa bào, có mùi thơm dịu, làm thuốc chữa cảm mạo, cất tinh dầu. Hương
nhu tía (O.tenuiflorum L.): Cả cây màu đỏ tía.
- Chi Perilla - Tía tô (1/6): Tía tô (P. frutescens (L.) Britt.): Cây trông làm rau ăn
và làm thuốc. Cành gọi là tô ngạnh có tác dụng an thai. Lá gọi là tô điệp có tác dụng toát
mồ hôi, chữa cảm, chữa ho. Hạt gọi là tô tử dùng chữa ho.
- Chi Pogostemon -Hoắc hương (17/71): Hoắc hương (P. cablin (Blanco) Benth.):
Cây cỏ sống lâu năm cao 30-60 cm, có lông. Lá có mùi thơm. Hoa nhỏ, màu hồng hay
tím nhạt. Dùng làm thuốc chữa bệnh đau bụng, Các bệnh về dạ dày và đường ruột, chữa
cảm lạnh nhức đầu, mệt mỏi. Ngoài ra còn Ngổ rừng (P.auricularius (L.) Hass.), cũng
làm thuốc tương tự.
- Chi Scutellaria - Hoàng cầm (15/300): Nhiều loài mang tên Hoàng cầm: Hoàng
cầm râu (S.barbata D.Don); Hoàng cầm Nam Bộ (S.cochinchinensis Briq.); Hoàng cầm
khác màu (S.discolor Wall.ex Benth.); Hoàng cầm Ấn (S. indica L.); Hoàng cầm không
cuống (S.sessilifolia Hemsl.), đều mọc hoang ở Việt Nam, được dùng làm thuốc. Hoàng
cầm (S. baicalensis Georgi): Cây của vùng Siberi, Bắc Trung Quốc được nhập trồng. Rễ
củ chữa sốt kéo dài, kiết lỵ, đái rắt, ỉa ra máu, băng huyết, an thai.
2.8. Phân lớp Cúc – Asteridae
2.8.1 Bộ Cúc (Asterales)
2.8.1.1 Họ Cúc – Asteraceae
- Tên tiếng Anh: Sunflower, Aster Family
- Nhận biết tại thực địa: Cụm hoa dạng đầu có 1 hay nhiều hoa trên một đế chung,
bao xung quanh bởi tổng bao lá bắc, hoa mẫu 5, vòi nhụy xẻ 2, bầu 1 ô, 1 noãn.
- Công thức hoa: * (↑) K∞C(5)A(5) G(2) ; : ↑♀K∞C(5)A0 G(2)

75
Đa dạng và sử dụng: 1100/20000. Việt Nam có khoảng 125 chi, trên 350 loài,
chủ yếu là cỏ dại, một số được trồng làm cảnh (Các loại hoa cúc), rau ăn (Ngải cứu, Cải
cúc, Rau diếp), gia vị (Cúc tần), nhuộm (Hồng hoa).
Họ cúc là họ có số loài làm thuốc lớn nhất trong thực vật giới. Có 51 loài thường
dừng làm thuốc,
trong đó có 18 loài dùng trong công nghiệp Dược là Actiso, Bạch truật, Cỏ nhọ
nồi, Cỏ ngọt, Cúc hoa, Cúc tần, Hồng hoa, Hi thiên, Ké đầu ngựa, Khoản đông hoa,
Mần tưới, Mộc hương, Ngải cứu, Ngưu bàng, Sài đất, Thương truật, Thanh cao hoa
vàng, Tử uyển.
- Chi Artemisia - Ngải cứu (15/300): Thanh cao hoa vàng (A.annua L.): Thân có
mùi thơm hắc. Lá xẻ lông chim 2 lần. Lá chứa artemisilin dùng làm thuốc chữa sốt rét.
Cây mọc hoang và được trồng khá phổ biến trong những năm gần đây. Ngải cứu
(A.vulgaris L.): Trong thân và lá có chứa tinh dầu. Lá dùng làm thuốc điều kinh, chữa
ho, cảm cúm. Lá non phơi khô tán nhỏ dùng làm mồi để châm cứu.
- Chi Atractylodes - Bạch truật (2/7): Bạch truật (A.macrocephala Koidz.): Cây
cỏ lâu năm, cao đến 60 cm. Rễ thành củ mập. Hoa
nhỏ, màu tím. Loài di thực từ Trung Quốc, trồng Hình 12.32: Thanh cao hoa vàng
được ở vùng núi cao và đồng bằng. Thân rễ giúp tiêu hóa, lợi tiểu, chữa ho, đái tháo
đường. Thương truật (A. lancea (Thunb.) DC.): Cây cỏ cao đến 60 cm. Rễ phát triển
thành củ to, mép lá có răng nhọn như gai. Hoa màu trắng hay tím nhạt. Loài di thực từ
Trung Quốc, trồng được ở vùng núi cao. Thân rễ giúp tiêu hóa, trị ỉa chảy.
- Chi Carthamus - Hồng hoa (1/14): Hồng hoa (C.tinctorius L.): Cây cỏ, cao đến
1m. Hoa đỏ cam, lá bắc có gai. Quả đóng có 4 cạnh lồi nhỏ. Cây có nguồn gốc Ả Rập,
trồng lấy hoa nhuộm màu đỏ cam, làm thuốc điều kinh.
- Chi Chrysanthemum - Cúc (4-5/200): Cúc hoa vàng, Kim Cúc (C.indicum L.):
Cây cỏ, mọc đứng cao chừng 1m. Phiến lá hình tam giác tròn, chẻ thành thùy sâu có
răng. Hoa màu vang dùng làm thuốc, ướp chè. Cải cúc (C. coronarium L): Trồng làm
rau ăn. Cúc hoa trắng (C.sinense Sabine): Trồng làm cảnh. Cúc trừ trùng (C.
cinerariaefolium Bocc.): Bột hoa trừ ruồi, muỗi, sâu, rệp.
- Chi Cynara - Actiso (2/10): Actiso (C.scolymus L.): Cây có nguồn gốc Địa
Trung Hải, được nhập trồng ở vùng núi cao Việt Nam như Sa Pa, Đà Lạt lấy lá làm
thuốc chữa bệnh về gan. Có hai giống để ăn hoa và làm thuốc.
- Chi Eclipta - Nhọ nồi (1/4): Nhọ nồi (E.prostrata (L.) L.): Cây cỏ mọc đứng cao
tới 0,8m, có lông ráp, đầu màu trắng. Quả đóng 3 cạnh hoặc dẹt, có cánh, đầu cụt.Cây
mọc hoang ở bãi ẩm và được trồng. Lá vò ra đen như mực, làm thuốc cầm máu, hạ nhiệt.
Cây thuốc nam thiết yếu.
- Chi Eupatorium - Mần tưới (8-10/600): Mần tưới (E.staechadosmum): Lá thuôn
dài, mép khía răng, ngọn nhọn. Trồng khắp nơi, có hoa thơm. Toàn cây dùng xông cho
ra mồ hồi, làm thuốc điều kinh, chữa mụn nhọt, lở loét, hôi thối. Bả dột (E.triplinerve
Vahl.)
- Chi Xathium- Ké đầu ngựa (1-2/30): Ké đầu ngựa (X.strumarium L.): Thân ráp,
lá chia 3-5 thùy hay hình bầu dục có khía răng. Quả có gai móc. Cây thường mọc ở ven
đường, bãi hoang ven sông suối. Quả dùng làm thuốc gọi là Thương nhĩ tử, chữa phong
tê thấp, mụn nhọt. Cây thuốc nam thiết yếu. Ngoài ra, còn Ké đầu nhựa gốc xiên (X.
inaequilaterum DC.): Phân bố từ miền trung trở vào cũng làm thuốc như loài trên.
3. Lớp Hành (Liliopsida)
3.1. Phân lớp Trạch tả (Alismatidae)
3.1.1. Bộ Trạch tả (Alismatales)
3.1.1.1. Họ Trạch tả (Rau mác, Từ cô)- Alismataceae Vent. 1799
76
- Tên tiếng Anh: Water Plantain, Arrowhead Family
- Nhận biết tại thực địa : Cây cỏ thủy sinh hay sống nơi ẩm, mọc thẳng đứng hay
có lá nổi trên mặt nước. Lá có bẹ, cuống dài đính tỏa tròn quanh gốc. Cụm hoa mọc
thành vòng, chùm hay cờ. Hoa đều, lưỡng tính. Noãn 1 hoặc một số đính ở gốc bầu. Quả
đóng. Hạt có phôi cong không có nội nhũ.
- Công thức hoa: * K3C3A3-6-∞ G6-∞
Đa dạng và sử dụng: 13/70. Việt Nam có 6 chi, khoảng 7-8 loài, chủ yếu mọc
hoang, một số dùng làm thức ăn gia súc, rau ăn.
Có 1 loài thường dùng làm thuốc, cả trong công nghiệp Dược, là Trạch tả.
- Chi Alisma - Trạch tả (1/9): Trạch tả (A. plantago-aquatica L.var.orientale
(Sammuels) Juzep.): Mọc hoang ở các đầm, ao và ruộng, cao 0,3-1m. Thân rễ trắng,
hình cầu hay hình con quay. Lá gần giống lá Mã đề. Thân rễ được dùng làm thuốc chữa
thủy thũng. Cây thuốc nam thiết yếu.
3.2. Phân lớp Loa kèn (Liliidae)
3.2.1 Bộ Loa kèn (Liliales)
3.2.1.1 Họ Loa kèn (Loa kèn trắng) - Liliaceae Juss., 1789
- Tên tiếng Anh: Lily Family
- Nhận biết tại thực địa: Cây cỏ, thân hành, sống nhiều năm. Lá nguyên, hình dải
hay hình ngọn giáo, gân song song. Hoa đơn độc hay cụm chùm ở ngọn. Hoa đều, lưỡng
tính. Quả nang chẻ ô. Hạt dẹt hay hình cầu.
- Công thức hoa: * P3+3A3+3 G(3)
Đa dạng và sử dụng (11/?): Việt Nam có 2 chi, chủ yếu trồng làm cảnh (Loa kèn),
làm thuốc. Có 3 loài thường dùng làm thuốc là Bách hợp, Xuyên bối mẫu và Tri mẫu, 2
loài sau nhập từ Trung Quốc, được dùng trong công nghiệp Dược.
- Chi Lilium - Loa kèn (4/6 trong đó có 2 loài nhập): Loa kèn trắng (L. longiflorum
Thunb.): Cây trồng làm cảnh cho hoa đẹp, thơm. Thân hành (củ) làm thuốc chữa ho.
Loa kèn vằn (L.lancifolium Thunb.). Bách hợp (L.brownii F.E.Brow. ex Mill.): Cây cỏ
cao đến 1m, sống lâu nhờ thân hành vẩy. Lá hình mác. Hoa màu trắng hình loa kèn.
Thân hành dùng làm thuốc chữa ho.
3.2.1.2 Họ La dơn - Iridaceae
- Tên tiếng Anh: Iris Family
- Nhận biết tại thực địa: Cây cỏ sống nhiều năm., thân rễ, củ hay thân hành, lá có
mép răng chồng lên nhau. Cụm hoa xim hình đinh ốc. Hoa lưỡng tính đều hay không
đều. Màng hạt phấn thường có một rãnh. Quả nang.
- Công thức hoa: (*)↑ K3C3A3 G(3)
Đa dạng và sử dụng: 88/1500. Việt Nam có 7 chi với khoảng 7 loài, mọc hoang
và trồng làm cảnh(Rẻ quạt).
Có 2 loài thường dùng làm thuốc, kể cả trong công nghiệp Dược là Rẻ quạt và Sâm
đại hành.
- Chi Belamcanda - Rẻ quạt (1/2): Rẻ quạt, xạ can (B.chinensis (L.) DC.): Cây
cỏ, có thân rễ. Lá hình dải hẹp, xếp thành hai dãy, gân lá song song. Hoa màu vàng da
cam điểm thêm những đốm tía. Cây mọc hoang và được trồng làm cảnh. Thân rễ gọi là
Xạ can, làm thuốc chữa ho có đờm, trị rắn cắn. Cây thuốc nam thiết yếu.
- Chi Eleutherine –Sâm đại hành (1/2): Sâm đại hành, Tỏi lào, Tỏi đỏ (E.bulbosa
(Mill.) Urb.): Cây thân cỏ, cao 30 cm. Thân hành có lớp vẩy đỏ nâu. Cây mọc hoang và
được trồng lấy thân hành (gọi là “củ”) dùng làm thuốc cầm máu, sát khuẩn và làm thuốc
bổ. Không nhầm với Sâm cau.
3.2.2 Bộ Náng (Amaryllidales)
77
3.2.2.1. Họ Hành - Alliaceae J.Agardh, 1858
Cây cỏ thân hành áo hay hành đặc. Lá đơn nguyên hình dải hay hình ống, gân song
song hay hình cung. Cụm hoa dạng tán trên ngọn cán không có lá, có khi dạng bông hay
chùm. Hoa thường lưỡng tính, đều, ít khi không đều. Htj có vỏ dày nhẵn
- Công thức hoa: * P3+3A3+3 G(3)
Đa dạng và sử dụng: 32/750. Việt Nam có 2 chi với khoảng 9 loài chủ yếu trồng
làm gia vị, rau ăn với các tên Hành, Tỏi, Hẹ, Kiệu. Có 2 loài dùng làm thuốc phổ biến
là Hành, Tỏi, kể cả trong công nghiệp Dược.
- Chi Allium -Hành (8/700): Hành ta (A.ascalonicum L.): lá hình trụ, rỗng dạng
ống, mùi thơm, được trồng từ lâu đời. Hành tây (A.cepa L.): Xuất xứ từ vùng Tây Á.
Kiệu (A.chinense G.Don): Nguồn gốc Trung Quốc. Hành hương (A.fistulosum L.): Xuất
xứ vùng Đông Á. Hẹ (A. tuberosum Rottl. ex Spreng.): Loài của vùng Đông Á ôn đới.
Tỏi tây (A.porrum L.): Có nguồn gốc Địa Trung Hải. Tỏi (A.sativum L.): Xuất xứ từ
vùng Trung Á, được trồng từ vùng thượng cổ làm gia vị và làm thuốc chữa bệnh tim
mạch, phòng ngừa ung thư.
3.2.2.2 Họ Thiên môn –Asparagaceae Juss., 1789
Cây cỏ hay bụi sống nhiều năm, ít khi là dây leo. Lá ở gốc hay mọc theo thân, gân
hình cung hay song song. Hoa đơn độc hay thành cụm, bông hay tán. Hoa thường đơn
tính, mẫu 3. Quả mọng hoặc trung gian chứa 1-2 hạt.
Công thức hoa: * P(3+3)A3+3 G(3) hoặc G(3)
Đa dạng và sử dụng: 2/130. Việt Nam có 1 chi Asparagus. Có 1 loài thường dùng
làm thuốc, kể cả trong công nghiệp Dược là Thiên môn đông.
- Chi Asparagus - Thiên môn (7/100): Thiên môn đông (A.cochinchinensis (Lour.)
Merr.): Cây leo, cành biến đổi thành lá phẳng, hình lưỡi liềm. Lá thật biến thành vẩy.
Cây mọc hoang và được trồng lấy rễ củ làm thuốc chữa ho. Măng tây (A.officinalis L.):
nguồn gốc Châu Âu, được nhập trồng lấy chồi non ăn (Măng tây), dùng tốt cho người
thiếu ngủ, yếu gan, sỏi thận. Măng bàn tay (A.plumosus Bak.): Cành dạng lá nhỏ, hình
kim dài, tụ họp thành từng túm trên mặt phăng như bàn tay, nguồn gốc Châu Phi, nhập
dùng làm cảnh.
3.2.3 Bộ Củ Nâu (Diocoreales)
3.2.3.1 Họ Củ nâu (Khoai ngọt) - Dioscoreaceae B.Br., 1810
- Tên tiếng Anh: Yam Family
- Nhận biết tại thực địa: Dây leo, lá có gân hình cung, cụm hoa bông, hoa đơn tính
khác gốc, quả có cánh.
- Công thức hoa: *♂ P(3+3)A3-6 G0; *♀P(3+3)A0G(3)
Đa dạng và sử dụng: 9/650. Việt Nam có 1 chi (Dioscorea), khoảng 45 loài, chủ
yếu mọc hoang. Một số loài được trồng lấy củ. Các loài trong chi Dioscorea có thân rễ
hay rễ củ giàu chất dinh dưỡng, thường được dùng làm thức ăn ngon (Củ cái, Củ từ, Củ
mỡ, Khoai rạng,…)Nhiều loài chứa diosgenin, có thể khai thác làm nguyên liệu bán tổng
hợp thuốc.
Có một số loài thường dùng làm thuốc là Củ nâu, Tỳ giải và một số loài mang tên
Hoài sơn. Một số loài độc như Nần độc, Khoai trời.
- Chi Dioscorea - Củ mài (37/600): Củ cái, củ cọc (D.alata L.): Củ mọc xòe ra như
bàn tay. Thân có 4 cánh. Lá có gân hình cung. Được trồng ở đồng bằng Bắc bộ làm
thuốc thay cho Hoài sơn, đạt năng suất trung bình 10 tấn/ha. Củ mài (D.persimilis Prain
et Burkill.): Thân khí sinh hàng năm, leo cao có khi tới hàng chục mét. Rễ củ có khi dài
tới 1m, thịt trắng, nhớt. Thân cây hơi có cạnh. Lá đơn, mọc đối hay so le. Phân bố ở các
vùng đồi núi. Rễ củ được dùng làm thuốc bổ, ăn uống khó tiêu, viêm ruột kinh niên

78
…gọi là Hoài sơn. Cây thuốc nam thiết yếu. Tỳ giải (D.tokoro Makino.): Thân rễ phình
thành củ to, mặt ngoài vàng nâu, trong trắng, hơi vàng, đắng, cây phân bố ở Trung Quốc,
Việt Nam. Cây thuốc nam thiết yếu. Củ nâu (D.cirrhosa Lour.): Thân có gai ở gốc. Củ
sần sùi, vỏ xám nâu, thịt màu đỏ hay đỏ vàng.
Lá mọc so le ở gốc, mọc đối ở ngọn. Củ chứa
nhiều tanin, được dùng nhuộm vải, lưới,..Nần
độc, Củ nâu trắng (D.hispida Dennst.): Thân
thường có gai. Củ và lá có các chất độc là
dioscorin và dioscorein. Khoai trời (Dioscorea
Bulbifera L.): Thân khí sinh mang các củ khí
sinh tròn nhỏ, ở nách lá (thường gọi là lá dái
khoai) có thể to bằng quả cam. Trong rễ củ cũng
như củ đeo ở thân (dái khoai) có chất độc là
dioscorein và dioscoretoxin.
3.2.4 Bộ Lan (Orchidales)
3.2.4.1 Họ Lan (Phong lan) - Orchidaceae
Juss., 1789.
- Tên tiếng Anh: Orchid Family
- Nhận biết tại thực địa: Cỏ lâu năm, bì
sinh, địa sinh, hoại sinh, lá nạc, cụm hoa chùm,
hoa đủ, cánh môi do một cánh hoa tạo thành, có
Hình 12.33: Chuối hột
trụ nhị-nhụy, quả nang, hạt rất nhỏ (như bụi),
rất nhiều.
- Công thức hoa: ↑ K3C3A2-1G(3)
Đa dạng và sử dụng: 1000/20000. Việt Nam có 153 chi với 800 loài, chủ yếu mọc
hoang, một số loài được trồng làm cảnh vì cho hoa đẹp.
Có 7 loài thường dùng làm thuốc với các tên Bạch cập, Bàn long sâm, Hoàng thảo,
Một lá, Sơn từ cô, Thạch hộc, Thiên ma. Một số nhập từ Trung Quốc (Thiên ma). Các
loài khác dùng trong dân gian. Một số loài được thu mua với lượng lớn, bán sang Trung
Quốc (Kim tuyến, Một lá).
3.2.5 Bộ Gừng (Zingiberales)
3.2.5.1 Họ Chuối –Musaceae Juss., 1789
- Tên tiếng Anh: Banana Family
- Nhận biết tại thực địa: Cây cỏ lớn, thân giả do bẹ lá ôm nhau tạo thành, cụm hoa
dạng bông thường có màu, dựng đứng hay buông thõng.
- Công thức hoa: ↑ K(3)C(2)+1A5G(3)
Đa dạng và sử dụng: 2/?. Việt Nam có 2 chi. Nhiều loài được trồng lấy quả ăn,
làm cảnh, lấy lá, chăn nuôi gia súc.
Có một loài được dùng trong công nghiệp Dược là Chuối hột. Các loài khác dùng
trong dân gian.
- Chi Musa - Chuối (10/35): Các loài chuối trồng: Chuối tiêu (M.paradisiaca L.).
Chuối ngự (M. paradisia L. ssp. Normalis). Chuối lá (M. paradisiaca L.ssp.sapientu
Kuntz.). Chuối lùn (M.nana Lour.): Cây cao 1,5m, cụm hoa thõng xuống. Chuối cảnh
đỏ (M.ornata Roxb.): Cụm hoa đỏ tươi hay đỏ cam, dựng đứng. Chuối hột (M.balbisiana
Colla.): Quả chữa bệnh sỏi đường tiết niệu, nước thân trị đái tháo đường. Chuối rừng
(M.acuminata Colla.): Cụm hoa thòng xuống, rễ làm thuốc an thai. Chuối rừng hoa đỏ
(M.coccinea Andr.): Cụm hoa đỏ tươi, dựng đứng, quả chứa nhiều hạt. Cây mọc nhiều
ở các rừng ẩm, ven các khe suối. Chuối sợi (M.textilis Nees.): Quả hình tam giác, không

79
ăn được. Các thớ sợi trong các bẹ lá dùng làm dây thừng và neo tàu thủy, nhẹ và không
thấm nước biển.
Các loài chuối trồng đều không có hạt và sinh sản bằng chồi.
3.2.5.2 Họ Gừng –Zingiberaceae Lindl., 1835
- Tên tiếng Anh: Ginger Family
- Nhận biết tại thực địa: Cỏ lâu năm, có thân rễ,lá xếp hai dãy, có lưỡi nhỏ, cụm
hoa dạng bông, chùm, hoa lớn, màu sặc sỡ, nhị 1, quả nang. Toàn cây thường có mùi
thơm.
- Công thức hoa: : ↑ K(3)C(3)A1G(3)
Đa dạng và sử dụng: 100/1300. Việt Nam có 21 chi, phần lớn mọc hoang, một số
loài được trồng làm thuốc, hương liệu, gia vị,…và được trồng trọt với diện tích lớn như
Gừng, Riềng, Địa liền, Thảo quả,…
Có trên 20 loài thường được dùng làm thuốc với các tên Đậu khấu, Địa liền, Riềng,
Ích trí, Sa nhân, Thảo quả, Nghệ, Gừng, phần lớn được dùng trong công nghiệp Dược.
Các loài khác dùng trong dân gian.
- Chi Alpinia - Riềng (22/250): Hoa mọc trên ngọn thân giả: Riềng nếp, Riềng ấm,
Hồng đậu khấu (A. galanga (L.) Willd.): Cây mọc hoang và được trồng lấy thân rễ (củ
riềng) làm gia vị, thuốc kích thích tiêu hóa. Riềng, Cao lương khương (A.officinarum
Hance): Cây mọc hoang và được trồng lấy thân rễ làm thuốc kích thích tiêu hóa. Riềng
Bắc bộ (A.tonkinensis Gagnep.): mọc hoang, thân rễ làm thuốc như Riềng. Ích trí
(A.oxyphylla Miq.): Quả gọi là Ích trí nhân, nhập từ Trung Quốc làm thuốc. Quả của
nhiều loài khác thuộc chi Alpinia cũng dùng làm thuốc với tên Ích trí nhân.
- Chi Amomum - Sa nhân (22/90): Cụm hoa mọc từ thân rễ, gồm các loài mang
tên Sa nhân dùng quả làm thuốc: Sa nhân lưỡi dài
(A.longiligulare T.L.Wu): Lưỡi nhỏ dài. Sa nhân
thầu dầu (A.vespertilio Gagnep.): Quả lớn, đỏ như
quả Thầu dầu. Sa nhân hồi (A.schmidtii Gagnep.) :
Cả cây có mùi hồi. Sa nhân (A.villosum Lour.): Cây
cỏ, có thân rễ mọc lan, lá nhẵn, lưỡi nhỏ rất ngắn,
hoa 6-12 trên một cụm, màu trắng, quả có gai ngắn,
đỏ tía. Thứ xanthoides quả có màu xanh. Thảo quả
(A.aromaticum Roxb.): Cây mọc thành bụi lớn, cao
đến 3m, mọc hoang và được trồng trong rừng vùng
núi cao lấy quả làm thuốc và gia vị. Đậu khấu
(A.cardamomum L.): Quả không có gai, dùng làm
thuốc chữa ăn uống không tiêu.
- Chi Zingiber - Gừng (11/65): Gừng
(Zingiber officinale Rosc.), trồng phổ biến làm gia
vị và làm thuốc.
3.2.6 Bộ Lúa (Poales)
3.2.6.1 Họ Lúa (Hòa thảo) - Poaceae
Barnh., 1895
- Tên tiếng Anh: Grass Family Hình 12.34: Thảo quả
- Nhận biết tại thực địa: Cây cỏ hay cỏ hóa gỗ,
thân rạ, lá xếp 2 dãy, sắc, có lưỡi nhỏ, cụm hoa cờ, hoa thiếu, quả loại thóc.
- Công thức hoa : * K0C0A3G(2) hoặc (3); : * K3C2A3G(2) hoặc (3)
Đa dạng và sử dụng: 700/10000. Việt Nam có 150 chi với khoảng 500 loài, chủ
yếu là cỏ dại. Một số loài được trồng như Lúa, Mía, Sả, Ngô, Tre …

80
Có 18 loài thường được dùng làm thuốc, trong đó có 18 loài dùng trong công ngiệp
Dược là Cỏ tranh, Cỏ mần trầu, Đại mạch, Lúa, Ngô, Sả, Tre, Ý dĩ. Các loài khác dùng
trong dân gian.
- Chi Cymbopogon -Sả (15/56): Sả chanh (C.citratus (Ness) Stapf): Cỏ sống lâu
năm mọc thành bụi dày đặc cao 1m đến 1,5 m. Lá chứa tinh dầu. Cây có nguồn gốc Ấn
Độ, được nhập từ lâu đời trồng ở một số nơi ở miền bắc. Lá cây phơi khô hoặc để tươi
dùng để xông. “Củ” dùng làm gia vị, củ và lá dùng làm thuốc chữa cảm cúm, đau họng,
lấy tinh dầu làm hương liệu và xuất khẩu. Sả hoa hồng (C.martinii (Roxb.) W.Watson).
Sả thân xòe, Sả Sri Lanka (C.narduss (L.) Rendle): Đều được nhập trồng.
- Chi Eleusine –Cỏ Mần trầu (2/9): Cỏ mần trầu (E.indica (L.) Gaertn.): Mọc
thành khóm. Cụm hoa có 4-5 nhánh, thường có một nhánh thấp. Mọc phổ biến ở các bãi
cỏ dọc bờ đường, trong các vườn gia đình. Thức ăn
gia súc, làm giấy, lamg thuốc hạ nhiệt, lợi tiểu. Cây
thuốc nam thiết yếu.
- Chi Zea –Ngô (1/1): Ngô (Zea mays L.):
Hoa đơn tính. Cây có nguồn gốc Bắc Mỹ, được
trồng rộng rãi, là cây lương thực quý dùng cho
người và cho gia súc, gia cầm. Hạt ngô có khá nhiều
chất béo, dùng chế biến rượu. Thân dùng ép lấy
đường. Lá dùng làm thức ăn cho gia súc.
3.3 . Phân lớp Cau (Arecidae)
3.3.1 Bộ Cau (Arecales)
3.3.1.1 Họ Cau -Arecaceae Schultz-Sch., 1832
- Tên tiếng Anh: Palm Family
- Nhận biết tại thực địa: Cây thân cột, lá đơn
bị xẻ giống lá kép lông chim, chân vịt có bẹ, cụm
hoa bông mo phân nhánh, hoa thiếu hay đủ, lưỡng tính, đơn tính, tạp tính, quả hạch khô
hay nạc.
- Công thức hoa:* P3+3A3+3G3 hoặc (3); *♂P3+3A3+3G0; *♀P3+3A0G3 hoặc (3)
Đa dạng và sử dụng: 240/3400. Việt Nam có 38 chi với khoảng 90 loài. Nhiều
loài được dùng làm thuốc, trồng làm cảnh (Cau, Cau bụng, Lụi,…), nguyên liệu xây
dựng và hàng thủ công mỹ nghệ (Dừa, Cọ, Song,
Mây), lấy đường, làm rượu (Thốt nốt, Báng), ăn quả
(Chà là).
Có 7 loài thường dùng làm thuốc với tên là
Báng, Cau, Cau rừng, Cọ, Dừa, Huyết kiệt, Thốt nốt,
trong đó có 2 loài dùng trong công nghiệp Dược là
Cau, Huyết kiệt. Các loài khác làm thuốc trong dân
gian.
- Chi Areca (3/54): Cau (A.catechu L.): Thân
cột mọc đứng. Hoa đơn tính cùng gốc, hoa đực nhỏ,
ở trên, hoa cái lớn, ở dưới. Quả hạch. Vỏ quả có sợi,
dùng làm thuốc gọi là Đại phúc bì. Hạt gọi là Binh
lang làm thuốc trừ sán. Cây trồng phổ biến.
- Chi Livistona -Cọ (3/28): Cọ xẻ (L.chinensis
(Jacq.)R.Br.): Lá hình quạt, quả hình bầu dục, dài tới
2cm, hạt hình trái xoan. Cây mọc hoang và trồng phổ Hình 12.35: Sả chanh
biến. Quả ăn bùi. Hạt làm thuốc chữa ung thư mũi,

81
họng, thực quản. Cọ, Lá gồi (L.saribus Merr. et Chev.): Quả hình cầu, đường kính 1,5
cm, hạt hình cầu. Cây mọc hoang và trồng phổ biến. Thân làm cột, máng dẫn nước, lá
lợp nhà, quả ăn được.
3.3.2 Bộ Ráy (Arales)
3.3.2.1 Họ Ráy (Môn) - Araceae Juss., 1789
- Tên tiếng Anh: Arum, Philodendron, Aroid Family
- Nhận biết tại thực địa: Cây cỏ, nạc, ngứa, có thân rễ.Lá thường có gân chân vịt.
Cụm hoa bông mo không phân nhánh. Quả mọng.
- Công thức hoa: * K3+3C3+3A3+3G(3); *♀K0C0G(2-3)
Đa dạng và sử dụng:110/2000. Việt Nam có 30 chi, khoảng 135 loài, mọc hoang
và được trồng làm thức ăn cho lợn (Ráy, Khoai nưa), lương thực (Khoai sọ), rau ăn (Các
loại Môn, Sọ), cây cảnh (Vạn niên thanh, Lân tơ uyn,…)
Có 12 loài thường dùng làm thuốc, trong đó có 4 loài dùng trong công nghiệp Dược
là Bán hạ, Thạch xương bồ, Thủy xương bồ, Thiên niên kiện
- Chi Acorus - Xương bồ(3/3): Hoa đủ, lưỡng tính: Thủy xương bồ (A.calamus
L.): lá có một gân, mọc hoang ở nơi ẩm,đầm lầy, thân rễ làm thuốc và hương liệu; Thạch
xương bồ (A.tatarinowii Schott): Lá mọc đứng, dài đến 50cm, mọc hoang ở khe suối đá
có nước chảy, thân rễ làm thuốc chữa cảm cúm, phong thấp, ù tai. Thạch xương bồ
(A.gramineus Soland.): Cây cỏ, thân rễ nằm ngang, to bằng ngón tay, có nhiều đốt do
vết sẹo của lá, lá mọc đứng hình dải dạng lá lúa, có nhiều gân bằng nhau. Cụm hoa mọc
trên một cán dẹt, mang một lá bắc. Quả mọng màu đỏ nhạt, trong có 1 ô. Cây mọc hoang
ở khe hay bờ suối đá. Thân rễ dùng làm thuốc chữa phong thấp, thần kinh, ngoài da.
Thạch xương bồ lá nhỏ (A.gramimeus Soland.var.pusillus Engl.): Lá mọc thành hai
hàng, mọc hoang và được trồng ở hòn non bộ.

Hình 12.36: Thạch xương bồ

82
LƯỢNG GIÁ:

Trả lời các câu sau bằng cách điền từ, cụm từ thích hợp vào chỗ trống (…):
1. Rêu là ngành thực vật bậc cao ..... tiến chiếm môi trường đất liền.
2. Ba hình thức sinh sản của rêu:
A. ............
B. ............
C. ............
3. Ngành Quyết cơ thể đã phân hóa thành:
A. ..............
B. ...............
C. ..............
4. Sự thụ phấn trong ngành Ngọc lan phát triển theo 2 hướng: ..... và .......
Phân biệt đúng sai các câu sau bằng cách đánh dấu vào chữ A (cho câu đúng) và
chữ B (cho câu sai):
1. Ngành Quyết khác với ngành Rêu ở chỗ thể bào tử chiếm ưu thế so với A–B

thể giao tử.


A–B
2. Ngành hạt trần cơ quan sinh sản gồm 2 loại bào tử là bào tử nhỏ và bào
tử lớn.
A-B
3. Ngành Ngọc lan có nhiều đặc điểm tiến hóa nhất trong giới thực vật.

Chọn giải pháp đúng nhất cho các câu sau bằng cách đánh dấu vào đầu giải pháp
mà bạn lựa chọn:
1. Theo quan niệm hiện đại ngành Ngọc lan chia thành mấy lớp:
A 3
B 2
C 4
D 5
2. Lớp Hành thuộc ngành nào sau đây:
A Ngành Ngọc lan
B Ngành Nấm
C Ngành Hạt trần
D Ngành Rêu
3. Lớp Ngọc lan thuộc ngành nào sau đây:
A Ngành Hạt trần
B Ngành Rêu
C Ngành Nấm
D Ngành Ngọc lan
4. Cây Vông vang thuộc họ thực vật nào sau ðây:
A Họ Ðào lộn hột
B Họ Táo ta
C Họ Cải
D Họ Bông
5. Cây Bụp dấm thuộc họ thực vật nào sau ðây:
A Họ Hoa hồng
B Họ Bông
83
C Họ Trúc ðào
D Họ Trắc bách
6. Cây Phù dung thuộc họ thực vật nào sau ðây:
A Họ Bàng
B Họ Bông
C Họ Hoa hồng
D Họ Đậu
7. Cây Cối xay thuộc họ thực vật nào sau ðây:
A Họ Cải
B Họ Cúc
C Họ Đậu
D Họ Bông
Trả lời các câu hỏi sau:
1. Trình bày đặc điểm chung của giới thực vật bậc cao.
2. Trình bày đặc điểm chung và các đại diện của ngành Rêu.
3. Trình bày các đặc trưng và phân loại ngành Quyết.
4. Trình bày đặc điểm chung và phân loại ngành Thông.
5. Trình bày đặc điểm chung của ngành Ngọc lan.
6. Trình bày đặc điểm, vai trò và đại diện làm thuốc của họ Hai lá mầm: Ngọc lan, Long
não, Tiết dê, Hoàng liên, Rau giền, Rau răm, Chè, Bí, Bông, Dâu tằm, Thầu dầu, Đậu,
Sim, Cam, Nhân sâm, Cần, Mã tiền, Trúc đào, Bạc hà, Cúc.
7. Trình bày đặc điểm, vai trò và đại diện làm thuốc của họ Một lá mầm: Trạch tả, La
dơn, Hành, Củ nâu, Chuối, Gừng, Lúa, Cau, Ráy.

84
PHẦN THỰC HÀNH

Bài 1
PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG KÍNH HIỂN VI,
SOI TẾ BÀO VÀ SOI TINH BỘT DƯỢC LIỆU

MỤC TIÊU
1. Sử dụng được kính hiển vi quang học để soi tế bào thực vật (tế bào vẩy hành)
2. Nhận dạng được các loại tinh bột sau khi đã trộn lẫn (khoai tây, sắn dây,
gạo,đậu, ngô).
3. Vẽ được hình dạng một số tế bào, hạt tinh bột.

NỘI DUNG
1. Giới thiệu về kính hiển vi
1.1. Cấu tạo kính hiển vi
Kính hiển vi quang học gồm 2 phần:
a. Phần cơ học:

Hình 1.1. Cấu tạo kính hiển vi


- Chân đế của kính nặng, hình chữ U để giữ cho kính vững chắc.
- Giá đỡ ống kính là chỗ tay cầm khi cần di chuyển.
- Mâm kính hình vuông hay tròn là chỗ đặt tiêu bản để quan sát, giữ mâm kính
có một lỗ tròn cho ánh sáng đi qua, trên mâm có cặp để giữ tiêu bản.
- Ốc điều chỉnh có:
+ Ốc điều chỉnh đại cấp dùng để điều chỉnh mâm kính gần hoặc vật kính một
cách nhanh chóng.

85
+ Ốc điều chỉnh vi cấp dùng để điều chỉnh hình ảnh trong quang trường cho nét
hơn.
+ Ốc điều chỉnh tụ quang dùng để nâng tụ quang lên hoặc hạ xuống
+ Ốc điều chỉnh tiêu bản được gắn trên mâm kính để dịch chuyển tiêu bản trên
mâm kính.
b. Phần quang học:
- Thị kính đặt ở đầu ống kính, trên mỗi thị kính có ghi độ phóng đại như 5X, 8X,
10X, 16X,...
- Vật kính đặt gần vật cần quan sát, trên mỗi vật kính có ghi độ phóng đại như 4/,
10/, 40/, 100/...
- Tụ quang được gắn trên một giá đỡ có tác dụng điều chỉnh cường độ ánh sáng
chiếu vào quang trường.
- Gương có hình tròn, một mặt phẳng và một mặt lõm đều, được gắn trên chân
đế của kính. Mặt lõm của gương để soi với ánh sáng nhân tạo còn mặt phẳng dùng với
ánh sáng thiên nhiên.
1.2 Cách sử dụng kính hiển vi
- Chuẩn bị kính hiển vi, nhận biết và kiểm tra các bộ phận của kính
- Ngồi ngay ngắn, thoải mái, nghiêng kính vừa tầm mắt.
- Lau sạch các bộ phận bằng khăn mềm riêng của kính.
- Đưa vật kính về vị soi khi có tiếng “cạch” là được
- Mở rộng chắn sáng, nâng tụ quang đến hết cỡ, lấy ánh sáng đèn hay từ nhiên
đến khi cả quang trường hình tròn sáng rõ.
- Dùng vật kính có độ phóng đại nhỏ nhất xem trước (nên tập nhìn cả hai mắt cho
quen).
- Vặn ốc đại cấp cho mâm kính cách vật kính 2cm.
- Đặt tiêu bản lên mâm kính (dưới 2 cặp) cho vào đúng giữa quang trường.
- Nhìn vào thị kính và vặn ốc lên từ từ cho đến khi xuất hiện hình ảnh.
- Điều chỉnh bằng ốc vi cấp cho rõ hơn.
- Di chuyển tiêu bản đến vị trí cần quan sát và phóng to bằng vật kính có độ
phóng đại lớn hơn (xoay bàn quay của kính để đổi vật kính to hơn).
- Quan sát như trên và nếu cần điều chỉnh lại ánh sáng.
- Điều chỉnh cho hình hiện rõ nhất để vẽ.
- Bảo quản kính hiển vi khi dùng xong.
2. Cách làm tiêu bản và soi tế bào vảy hành
2.1 Cách làm tiêu bản

Hình 1.2. Tiêu bản mẫu

86
- Chuẩn bị dụng cụ
- Lấy tế bào vẩy hành tươi bằng kim mũi mác
- Đặt mẫu tiêu bản cho phẳng lên phiến kính
- Nhỏ 1-2 giọt glycerin (hay nước cất) lên trên tiêu bản bằng ống nhỏ giọt.
- Đậy lamen trên tiêu bản (sau khi đậy thiếu nước dưới lamen thì có thể thêm
hoặc thừa thì bớt đi bằng giấy thấm).
- Đặt tiêu bản lên mâm kính và cố định dưới 2 cặp.
- Cách soi như trên.
- Vẽ cấu tạo tế bào vẩy hành vào sổ bằng bút chì.
- Bảo quản kính hiển vi và vệ sinh nơi làm việc.
2.2. Hình ảnh tế bào vẩy hành

Hình 1.3. Tế bào vảy hành

3. Cách làm tiêu bản tiêu bản và soi một số hạt tinh bột
3.1. Cách làm tiêu bản
- Chuẩn bị dụng cụ
- Nhỏ 1-2 giọt nước cất vào giữa phiến kính.
- Lấy ít tinh bột bằng kim mũi mác cho vào giọt nước trên phiến kính.
- Nghiền bằng kim mũi mác cho các hạt tinh bột rời nhau.
- Đậy lamen sao cho các hạt tinh bột tản đều nhau và không đọng bọt khí.
- Lau khô tiêu bản để soi.
- Vẽ hình dạng tinh bột vào sổ bằng bút chì.
- Bảo quản kính hiển vi và vệ sinh nơi làm việc.
3.2. Một số hình ảnh tinh bột

Hình 1.5. Tinh bột hoàng tinh


Hình 1.4. Tinh bột khoai tây
87
Hình 1.7.Tinh bột đậu
Hình 1.6. Tinh bột ý dĩ

Hình 1.8. Tinh bột sắn

Hình 1.9. Tinh bột mỳ

Hình 1.10.Tinh bột hoài sơn Hình 1.11.TInh bột sen

88
Hình 1.13.Tinh bột gạo
Hình 1.12.Tinh bột sắn dây

Hình 1.14.Tinh bột ngô

BẢNG KIỂM:

Sau khi kiểm tra và đánh dấu vào bảng kiểm sau:

STT Mẫu vật, dụng cụ và hoá chất Có Không


1 Mẫu vật
1.1 Củ hành ta
1.2 Tinh bột sắn dây
1.3 Tinh bột ngô
2 Dụng cụ, hoá chất
2.1 Phiến kính
2.2 Kính hiển vi
2.3 Lamen
2.4 Kim mũi mác
2.5 Bút chì
2.6 Ống nhỏ giọt
2.7 Nước cất hay Glycerin

89
BÀI 2
PHƯƠNG PHÁP LÀM TIÊU BẢN VI PHẪU
PHƯƠNG PHÁP VẼ TIÊU BẢN VI PHẪU
RỄ CÂY
MỤC TIÊU
1. Làm được tiêu bản vi học thực vật theo phương pháp bóc, cắt và nhuộm kép.
2. Vẽ được các đặc điểm hình thái của rễ cây và phân biệt được các loại rễ cây
3. Làm được tiêu bản vi học rễ cây và phân biệt được các đặc điểm cấu tạo vi
học của rễ cây cây cấp một và cấp hai
4. Vẽ được sơ đồ tổng quát của các loại rễ cây và vẽ được một phần cấu tạo chi
tiết của rễ cây

NỘI DUNG
I. PHƯƠNG PHÁP LÀM TIÊU BẢN VI PHẪU
1. Mẫu vật, dụng cụ và hóa chất
Sinh viên kiểm tra và đánh dấu vào bảng kiểm sau:

STT Mẫu vật, dụng cụ và hoá chất Có Không


1 Mẫu vật tươi
1.1 Lá náng (Crinum asiaticum L.)
1.2 Thân ích mẫu (Leonurus japonicus Houtt.)
2 Dụng cụ
2.1 Kính hiển vi
2.2 Kính lúp
2.3 Đĩa Petri
2.4 Mặt kính đồng hồ
2.5 Kim mũi mác
2.6 Phiến kính
2.7 Lá kính
2.8 Pipet
2.9 Máy cắt cầm tay
2.10 Dao cắt vi phẫu
2.11 Dao lam
2.11 Chổi long
3 Hoá chất
3.1 Cloramin B
3.2 Cloranhydrat 20%
3.3 Acid acetic
3.4 Xanh methylen 0.5%
3.5 Đỏ camin bão hoà
3.6 Nước cất
3.7 Glycerin

90
2. Phương pháp làm tiêu bản vi học thực vật
Để làm được một tiêu bản vi học thực vật, cần tiến hành theo các bước sau:
2.1. Chọn mẫu
Thường là mẫu tươi hoặc mẫu ngâm trong cồn 700. Đối với mẫu vật là lá thì hình
dạng lá phải còn nguyên vẹn, chọn những lá không già quá nhưng cũng không non quá.
Đối với mẫu vật là cành, thân hoặc rễ cây thì nên chọn những đoạn tương đối thẳng, có
đường kính từ 0,1-0,5 cm. Các mẫu khô nên được luộc hay ngâm nước sôi trước khi cắt,
thời gian ngâm hay luộc tuỳ thuộc vào mức độ rắn chắc của mẫu vật.
2.2. Phương pháp bóc hoặc cắt mẫu
Phương pháp bóc:
Dùng kim mũi mác rạch đứt một đường nông trên bề mặt cần bóc, sau đó bóc lấy
1 lớp tế bào biểu bì của lá cây; đặt tiêu bản giữa phiến kính đã nhỏ sẵn 1 giọt nước cất
hoặc glycerin rồi đậy lá kính lại và quan sát dưới kính hiển vi.
Phương pháp cắt:
Mẫu được đặt lên một “thớt” (làm bằng vật liệu có độ cứng nhỏ hơn lưỡi dao cạo
như gỗ hoặc khoai lang,…), dùng lưỡi dao cạo cắt thành những lát mỏng. Các lát cắt sau
đó được nhúng ngay vào đĩa petri có sẵn nước cất.
Cắt bằng máy cắt cầm tay (microtom), theo quy trình sau:

Các bước Cách thực hiện Minh hoạ


Dùng dao bài gọt một lõi khoai lang hình trụ, dài 2-3cm,
Chuẩn bị cốt
sao cho vừa khít ống máy cắt
khoai
Chẻ đôi lõi khoai này theo chiều dọc thành 2 nửa đều nhau
Khoét cả hai mặt phẳng mới chẻ đôi nay, theo chiều dọc,
một khe nhỏ theo hình của mẫu tiêu bản cần cắt, sao cho
Cố định mẫu
khi ghét hai mảnh khoai này lại thì mẫu cần cắt được giữ
tiêu bản vào cốt
chặt
khoai
Kẹp mẫu cần cắt vào giữa 2 miếng khoai rồi cho vào ống
của máy cắt
Để mặt phẳng của lưỡi dao áp sát với mặt phẳng của máy
cắt, kéo chéo từ trái sang phải, cắt qua cốt khoai.
Sau mỗi lần cắt, vặn ốc của máy cắt theo chiều kim đồng
hồ để đẩy cốt khoai lên một chút. Mức độ vặn ít hay nhiều
Cắt tiêu bản sẽ cho lát cắt tiêu bản mỏng hay dầy.
Dùng kim mũi gạt vi phẫu đã cắt ngay vào đĩa petri có sẵn
nước cất. Sau đó dùng chổi lông hay kim mũi mác chọn
lấy các lát cắt chuyển sang kính đồng hồ có sẵn cloramin
bão hoà.

2.3. Tẩy và nhuộm tiêu bản


Tẩy Cách thực hiện Minh hoạ
- Tẩy bằng dung dịch Cloramin B trong thời gian ít nhất là
30 phút
- Rửa sạch Cloramin 3 lần bằng nước cất
Tẩy - Nếu mẫu chứa nhiều tinh bột có thể ngâm trong dung dịch
cloran hydrat trong 30 phút, sau đó rửa sạch.
- Ngâm mẫu trong acid acetic trong 15 phút
- Rửa sạch mẫu 3 lần bằng nước cất

91
- Nhuộm màu xanh bằng dung dịch xanh Metylen. Thời gian
từ 5-30 giây.
- Rửa sạch mẫu 3 lần bằng nước cất.
Nhuộm
- Nhuộm màu đỏ bằng cách ngâm mẫu vào dung dịch đỏ
Carmin khoảng 30 phút
- Rửa sạch mẫu 3 lần bằng nước cất.

2.4. Lên tiêu bản


Vi phẫu sau khi được nhuộm, được lên kính theo phương pháp giọt ép. Cách thực
hiện như sau:
Nhỏ vào giữa phiến kính 1 giọt chất lỏng được dùng làm môi trường quan sát
(nước, glycerin,…) dùng kim mũi mác hoặc bút lông đặt vi phẫu cần quan sát vào giọt
chất lỏng. Đậy lá kính lại (chú ý không để lẫn bọt khí dưới lá kính). Có 2 cách đặt lá
kính:
Cách 1: Đặt một cạnh lá kính tuỳ vào bề mặt của phiến kính, bên cạnh giọt chất
lỏng. Dùng kim mũi mác đỡ lấy cạnh đối diện rồi từ từ hạ xuống.
Cách 2: Nhỏ 1 giọi chất lỏng (cùng loại với chất lỏng trên phiến kính) vào giữa
lá kính. Lật ngược lá kính lại rồi từ từ đậy lên giọt chất lỏng trên phiến kính. Khi giọt
chất lỏng chạm nhau thì bỏ tay ra.
Chú ý: Sau khi đậy lá kính, chất lỏng dưới lá kính phải vừa đủ để chiếm toàn bộ
diện tích của lá kính, không thừa chảy ra ngoài và cũng không thiếu. Nếu thiếu, dùng
một ống hút nhỏ thêm chất lỏng đã dùng lên kính vào. Nếu thừa, dùng một mảnh giấy
lọc để hút đi.
Trong một số trường hợp cần phải thay đổi chất lỏng mà không muốn bỏ lá kính
ra thì làm như sau: ở một cạnh của lá kính, đặt một miếng giấy lọc để hút chất lỏng đang
ở dưới lá kính. Ở cạnh đối diện, dùng ống hút cho giọt chất lỏng mới vào thay thế. Khi
cho chất lỏng mới vào thì đồng thời hút chất lỏng cũ ra. Chất lỏng mới sẽ thay thế cho
chất lỏng cũ dưới lá kính.
Tiêu bản đạt tiêu chuẩn phải mỏng, sánh, sạch, màu xanh và đỏ rõ ràng, chất lỏng
dưới lá kinh phải vừa đủ, chiếm toàn bộ diện tích lá kính, không chứa bọt khí, có thể
quan sát dễ dàng.
II. PHƯƠNG PHÁP VẼ TIÊU BẢN VI PHẪU
1. Mẫu vật, dụng cụ
Sinh viên kiểm tra và đánh dấu vào bảng kiểm sau:
STT Mẫu vật và dụng cụ Có Không
1 Tiêu bản mẫu
1.1 Tiêu bản thân Ích mẫu (Leonurus japonicus Houtt.)
2 Dụng cụ
2.1 Kính hiển vi
2.2 Đèn bèn để chiếu sáng giấy vẽ
2.3 Vở vẽ khổ A4, giấy trắng nhẵn, không dòng kẻ
2.4 Bút chì đen, loại có độ cứng trung bình hoặc tương đối mềm
(2B). Tốt nhất là bút chì kim
2.5 Tẩy mềm
Trong nghiên cứu thực vật, vẽ là một phương pháp mô tả khoa học có giá trị, không thể
thay thế bằng ảnh chụp hoặc bản mô tả, dù đó là bản mô tả chi tiết, tỉ mỉ nhất.
Vẽ sơ đồ tổng quát và cấu tạo chi tiết một phần của thân cây Ích mẫu.
2. Một số yêu cầu của hình vẽ
92
Chỉ vẽ những cái nhìn thấy trên tiêu bản, những đặc điểm điển hình, cần thiết để
hiểu được tiêu bản. Không vẽ những nét không quan trọng, ngẫu nhiên và nhất là không
vẽ theo sách hoặc tranh.
Hình vẽ phải đủ to, phù hợp với kích thước của những chi tiết vẽ. Để hình vẽ có
giá trị khoa học cao, phải vẽ thật chính xác với tỷ lệ phóng to được quy định.
Nét vẽ phải gọn sắc, đủ đậm và rõ ràng, không lờm xờm và không đánh bóng.
Bản vẽ phải sạch sẽ, càng đẹp càng tốt, giống như hoặc gần giống như một bản vẽ kỹ
thuật.
Mỗi hình vẽ cần có lời chú thích chung và riêng cho từng phần, từng chi tiết. Chữ
chú thích viết bằng bút chì đen. Các đường chỉ dẫn nên kẻ ngang và song song với nhau,
không được cắt chéo nhau.
3. Các cách vẽ
Có hai loại bản vẽ để mô tả cấu tạo giải phẫu của một cơ quan thực vật: sơ đồ
tổng quát và chi tiết một phần. Hai cách vẽ này bổ sung cho nhau.
3.1. Vẽ sơ đồ tổng quát
Muốn trình bày toàn bộ cấu tạo của một cơ quan thực vật, người ta không cần vẽ
từng tế bào của nó, mà chỉ dùng ký hiệu để vẽ vị trí các mô được sắp xếp trong cơ quan
đó. Tất nhiên là cần vẽ đúng tỷ lệ kích thước và hình dạng tổng quát của các mô đó, làm
sao chỉ khi nhìn vào sơ đồ, người ta có thể hình dung được thật đúng cấu tạo của đối
tượng quan sát.
Sau đây là quy ước ký hiệu các mô khi vẽ sơ đồ tổng quát:

1 2 3

5 6 7 8

9 11 12
10

- (1) Biểu bì, trụ bì, tầng phát sinh: Vẽ 2 nét song song với nhau
- (2) Nội bì: Vẽ 2 nét song song, giữa có các vạch ngang.
- (3) Bần: Vẽ các ô hình chữ nhật xếp chồng lên nhau một cách đều đặn, thành
từng vòng tròn đồng tâm và dãy xuyên tâm.
- (4) Mô dày: Kẻ chéo trong phạm vi giới hạn của nó.

93
- (5) Mô cứng: Kẻ chéo hai chiều, thành những ô hình quả trám trong phạn vi
giới hạn của nó.
- (6) Libe cấp I: Chấm không đều trong phạm vi giới hạn của bó libe.
- (7) Libe cấp II: Chấm đều thành dãy theo hướng xuyên tâm trong khu vực của
libe cấp II.
- (8) Gỗ cấp I: Vẽ một tam giác bôi đen
- (9) Gỗ cấp II: Trong phạm vi giới hạn, vẽ các vòng tròn nhỏ sắp xếp không đều
ở giữa các đường thẳng theo hướng xuyên tâm
- (10) Mô giậu: Vẽ các đường thẳng đứng, song song trong phạm vi giới hạn của
mô.
- (11) Sợi: Vẽ các vòng tròn nhỏ, ở giữa có một chấm đen.
- (12) Ống tiết, túi tiết: Tuỳ theo kích thước của chúng mà vẽ những vòng tròn to
hoặc nhỏ, giữa để trắng.
3.2. Vẽ chi tiết một phần
Sau khi vẽ sơ đồ tổng quát, ta chọn một khu vực điển hình, có thể đại diện cho
cả vi phẫu hoặc một phạm vi hẹp nào đó trên vi phẫu (tuỳ theo mục đích nghiên cứu) để
vẽ chi tiết một phần. Cách chọn khu vực để vẽ chi tiết như sau:
- Nếu cơ quan thực vật có cấu tạo đối xứng với một mặt phẳng (vi phẫu lá cây
hai lá mầm), thì chỉ cần vẽ nửa lá từ gân giữa ra một ít ở phiến lá.
- Nếu cơ quan đó có cấu tạo đều nhau theo một hướng (vỏ cây, lá cây một lá
mầm), thì chọn một đoạn nào đó điển hình nhất để vẽ.
- Nếu cơ quan đó có cấu tạo đối xứng qua một tâm điểm (thân, rễ, thân rễ…) thì
chọn một góc nào đó có cấu tạo điển hình nhất.
- Nếu cơ quan đó có thiết diện vuông mà ở 4 góc có cấu tạo giống nhau (thân của
nhiều loại cây thuộc họ Hoa môi), thì chỉ cần vẽ 1/4 của thiết diện đó.
Chú ý:- Vẽ những mô có cấu tạo phức tạp trước (bó libe, gỗ) rồi đến các mô đơn giản
sau. Mô mềm nên vẽ sau cùng.
- Những tế bào có màng mỏng thì vẽ một nét thành một vòng kín (không vẽ theo
kiểu lợp ngói). Những tế bào có màng dày (mô cứng, mô dày, gỗ), thì vẽ hai nét song
song và khi đó cần tuân theo quy ước ánh sáng.
Quy ước ánh sáng: Người ta quy định ánh sáng từ góc trên, bên trái của trang giấy
chiếu xuống, tạo với cạnh của trang giấy một góc 450. Phía có ánh sáng chiếu trực tiếp
thì vẽ nét mảnh, phía khuất ánh sáng thì vẽ nét đậm.
III. RỄ CÂY
1. Mẫu vật, dụng cụ và hóa chất
Sau khi kiểm tra và đánh dấu vào bảng kiểm sau:

STT Mẫu vật, dụng cụ và hoá chất Có Không


1 Mẫu hình thái rễ
2 Tiêu bản mẫu
2.1 Rễ mạch môn đông
2.2. Rễ cây đinh lăng
3 Mẫu cắt tiêu bản
3.1 Rễ mạch môn đông
3.2 Rễ cây đinh lăng
4 Dụng cụ, hoá chất
4.1 Kính lúp cầm tay
4.2 Kính hiển vi

94
4.3 Bộ dụng cụ cắt tiêu bản
4.4 Bộ hoá chất tẩy nhuộm tiêu bản
2. Hình thái của rễ
2.1. Các phần của rễ cây
Nhận dạng các phần của một rễ:
Quan sát trên rễ đậu non
Nhận dạng các phần của rễ bằng
mắt hoặc kính lúp. Quan sát từ dưới lên
trên thấy rễ cây đậu non có các phần sau:
- Rễ cái
- Chóp rễ
- Miền sinh trưởng
- Miền lông hút
- Miền hoá bần Hình 2.1. Cách thành phần của rễ cây
2.2. Nhận dạng các loại rễ cây
Quan sát các loại rễ bố trí trong
phòng thí nghiệm và phân loại các loại: rễ cọc, rễ chùm, rễ phụ, rễ bám, rễ khí sinh, rễ
mút, rễ củ.

Hình 2.2. Một số loại rễ cây

3. Cấu tạo giải phẫu của rễ cây


Quan sát các tiêu bản sau đây trên kính hiển vi. Trước hết, quan sát ở vật kính
nhỏ để thấy toàn bộ cấu tạo của vi phẫu. Sau đó
chuyển sang vật kính lớn hơn để xem chi tiết.
3.1. Cấu tạo của rễ cây lớp Ngọc Lan
(Magnoliopsida)
Cấu tạo lớp một:
Yêu cầu: Quan sát tiêu bản rễ non cây
Đinh lăng và chỉ ra được các phần sau: Ngoại bì,
mô mềm vỏ, nội bì, trụ bì, gỗ cấp một, libe cấp
một và mô mềm ruột.
Cách quan sát:
Với vật kính nhỏ, quan sát thấy trên vi phẫu
có hai phần lớn: phần vỏ và trụ giữa. Trong trụ
giữa có các bó libe-gỗ xếp xen kẽ nhau. Riêng bó
gỗ có sự phân hoá hướng tâm. Chuyển chỗ nào có
cấu tạo rõ nhất vào giữa kính trường để quan sát
chi tiết. Hình 2.3. Cấu tạo giải phẫu cấp I
Với vật kính lớn, quan sát lần lượt từ ngoài của rễ
vào trong thấy:

95
Phần vỏ:
Ngoại bì: Cấu tạo bởi một lớp tế bào có màng ngoài dày hoá bần. Không có lông
hút ở bên ngoài.
Mô mềm vỏ: Gồm các tế bào hình đa giác tương đối đều nhau, ở các góc có các
khoảng gian bào. Phía trong, gần sát nội bì có các ống nhựa mủ.
Nội bì: Cấu tạo bởi một lớp tế bào, trên vách xuyên tâm có khung hoá bần (đai
Caspari).
Phần trụ giữa:
Trụ bì: Nhiều lớp tế bào hình chữ nhật đều nhau nằm sát nội bì, các góc có những
chỗ dày hoá gỗ.
Bó libe: Hình bầu dục, nằm sát ngay dưới lớp trụ bì, gồm những tế bào nhỏ bắt
màu đỏ, xếp luân phiên với các bó gỗ bắt màu xanh.
Bó gỗ: Hình tam giác, đỉnh nhọn hướng ra ngoài, tiếp giáp với trụ bì, đáy rộng
quay vào trong. Bó gỗ cấu tạo bởi các mạch gỗ, không có sợi gỗ và mô mềm gỗ.
Mô mềm ruột: Là phần trong cùng của trụ giữa, gồm những tế bào hình đa giác,
có kích thước tương đối lớn, xếp sát nhau nên không có khoảng gian bào.
Cấu tạo cấp hai:
Yêu cầu:
Làm tiêu bản rễ cây Đinh lăng theo quy trình ở mục 1.3.1 (trang 2)
Quan sát cấu tạo giải phẫu rễ Đinh lăng và chỉ ra các phần sau: bần, mô mềm vỏ,
libe cấp 2, gỗ cấp 2, tầng phát sinh libe-gỗ, tia ruột, gỗ cấp I và mô mềm ruột.
Vẽ tổng quát và một bó libe-gỗ của rễ cây Đinh lăng.
Cách quan sát:
Trước hết quan sát
ở vật kính nhỏ để thấy
cấu tạo tổng quát, sau đó
chuyển sang vật kính lớn
để xem chi tiết. Từ ngoài
và trong.
Lớp bần: Gồm vài
lớp tế bào có màng hoá
bần bắt màu xanh, xếp
đều đặn thành những
vòng tròn đồng tâm và
dãy xuyên tâm.
Mô mềm vỏ: Gồm Hình 2.4. Cấu tạo giải phẫu của rễ gốc Ngọc Lan
một vài lớp tế bào có
màng mỏng, xếp không
đều, có các khoảng gian
bào nhỏ.
Bó libe cấp hai: Các bó mạch lớn, xếp theo lối chồng chất. Libe bắt màu hồng
nằm bên ngoài, gỗ nằm phía trong bắt màu xanh. Ở giữa là tầng phát sinh libe gỗ. Mỗi
bó gỗ có 3-5 mạch gỗ lớn. Giữa các bó libe gỗ là các tia ruột khá rộng.
Tầng phát sinh libe-gỗ: Nằm giữa libe cấp hai và gỗ cấp hai gồm nhiều lớp tế bào
nhỏ hình chữ nhật, có màng mỏng, xếp thành dãy đều đặn.
3.2. Cấu tạo của rễ cây lớp Hành (Liliopsida)
Yêu cầu:
Quan sát tiêu bản rễ mạch môn đông và chỉ ra được các phần sau: tầng lông hút,
mô mềm vỏ, nội bì, trụ bì, gỗ cấp một, libe cấp một và mô mềm ruột.
96
Vẽ sơ đồ tổng quát của rễ Thiên môn đông
Cách quan sát:
Tiến hành quan sát tương tự như tiêu bản rễ cây Đinh lăng. Lưu ý cấu tạo của rễ
cây mạch môn đông cũng tương tự cấu tạo của rễ non cây Đinh lăng.

Sau đây là một số hình ảnh chi tiết, tổng quát cấu tạo của một số loại rễ cây:

Tầng lông hút

Ngoại bì

Mô mềm vỏ

Nội bì

Trụ bì
Li be I
Gỗ I

97
98
BÀI 3
THÂN CÂY VÀ LÁ CÂY

MỤC TIÊU
1. Vẽ được các đặc điểm hình thái của thân cây và phân biệt được các loại thân
cây.
2. Phân biệt được cấu tạo cấp một và cấp hai của các loại thân cây lớp Ngọc lan
và lớp Hành.
3. Vẽ được sơ đồ tổng quát và một phần cấu tạo chi tiết của các loại thân cây:
Hương nhu trắng, Thiên môn đông..
4. Làm được tiêu bản vi học thân cây Hương nhu trắng và Thiên môn đông, lá
cây Trúc đào và Ý dĩ.

NỘI DUNG
I. THÂN CÂY
1. Mẫu vật, dụng cụ, hóa chất
Sinh viên kiểm tra và đánh dấu vào bảng kiểm sau:
STT Mẫu vật, dụng cụ và hoá chất Có Không
1 Mẫu hình thái
1.2 Mẫu hình thái thân
2 Tiêu bản mẫu
2.1 Thân cây Thiên môn đông
2.2 Thân cây Hương nhu trắng
3 Dụng cụ
3.1 Kính lúp cầm tay
3.2 Kính hiển vi
3.3 Bộ dụng cụ cắt tiêu bản
3.4 Bộ hoá chất tẩy nhuộm tiêu bản

2. Hình thái của thân


2.1. Nhận dạng các phần của một thân
Yêu cầu:
Quan sát trên một mẫu thân và chỉ ra các phần của thân: thân chính, mấu, gióng,
chồi ngọn, chồi bên, cành.
Vẽ và ghi chú từng phần
Phân biệt thân đơn trục và hợp trục.
Cách làm:
Quan sát bằng mắt thường hoặc kính lúp (nếu cần) các mẫu cây ớt, cây mào gà,
cây mã đề, cây nho. Phân biệt các phần của thân trên các mẫu này.
2.2. Nhận dạng các loại thân cây

99
Yêu cầu: Quan sát các loại thân bố trí trong phòng thí nghiệm và phân biệt các loại: thân
gỗ, thân rạ, thân bò, thân củ, thân rễ và thân hành.

Hình 3.1. Một số loại thân

3. Cấu tạo giải phẫu của thân cây


Quan sát các tiêu bản sau đây trên kính hiển vi. Trước hết quan sát ở vật kính nhỏ
để thấy toàn bộ cấu tạo của vi phẫu. Sau đó chuyển sang vật kính lớn hơn để xem chi
tiết.
3.1. Cấu tạo thân cây lớp Ngọc lan (Magnoliopsida)
Cấu tạo cấp một:
Yêu cầu:
Quan sát tiêu bản
thân non Hương nhu trắng
và chỉ ra các phần sau: biểu
bì, mô mềm vỏ, nội bì, trụ
bì, bó libe-gỗ cấp một và mô
mềm ruột.
Cách quan sát:
Dùng vật kính nhỏ
để quan sát toàn bộ vi phẫu,
sau đó chọn chỗ rõ nhất
chuyển sang vật kính lớn để
quan sát chi tiết. Từ ngoài
Hình 3.2. Cấu tạo giải phẫu cấp I của thân cấy lớp
vào trong có các phần sau:
Phần vỏ: Ngọc Lan
- Biểu bì
- Mô mềm vỏ
- Nội bì
Phần trụ giữa:
- Trụ bì
- Bó libe-gỗ cấp một
- Mô mềm ruột
Cấu tạo cấp hai
Yêu cầu:
100
Làm tiêu bản thân cây Hương nhu trắng.
Quan sát cấu tạo giải phẫu thân cây Hương nhu trắng và chỉ ra các phần sau: Bần,
mô mềm vỏ, libe cấp II, gỗ cấp II, tầng phát sinh libe-gỗ, sợi libe, tia ruột và mô mềm
ruột.
Vẽ sơ đồ tổng quát và một phần cấu tạo chi tiết của thân cây Hương nhu trắng.
Cách quan sát:
Dùng vật kính nhỏ để quan sát toàn bộ vi phẫu, sau đó chọn chỗ rõ nhất chuyển
sang vật kính lớn để quan sát chi tiết. Từ ngoài vào trong có các phần sau.
- Lớp bần: cấu tạo bởi vài hàng tế bào hình chữ nhật, xếp đều đặn thành các vòng
tròn đồng tâm và dãy xuyên tâm, màng tế bào hoá bần, bắt màu xanh. Trên lớp bần có
thể thấy lỗ vỏ.
- Tầng phát sinh bần-lục bì: một lớp tế bào mỏng hình chữ nhật bắt màu đỏ nhạt,
nằm ngay sát dưới lớp bần và trên lớp mô mềm vỏ (màu đỏ xẫm).
- Mô mềm vỏ cấp một:
- Bó libe cấp I: Những lớp tế bào bị ép
bẹp màu đỏ xẫm, không nhìn rõ hình dạng tế
bào, nằm trong mô mềm vỏ cấp I
- Libe cấp II (libe kết tầng): Cấu tạo xen
kẽ giữa các mạch rây và mô mềm libe bắt màu
đỏ với sợi libe bắt màu xanh
- Gỗ cấp II: kích thước khá lớn, xếp đều
đặn thành từng dãy xuyên tâm, bắt màu xanh.
- Gỗ cấp I: Bị dồn vào trong ở ngày
dưới phần gỗ cấp hai, các bó gỗ cấp một gồm
các mạch gỗ xếp thành hình tam giác, đỉnh
hướng vào trong (phân hoá li tâm).
- Tầng phát sinh libe-gỗ: nằm ngay
giữa libe và gỗ cấp II
- Ruột và tia ruột Hình 3.3. Cấu tạo giải phẫu
3.2. Cấu tạo thân cây lớp Hành (Liliopsida) thân cây lớp Hành
Yêu cầu:
Quan sát tiêu bản thân cây Thiên môn
đông và chỉ ra được các phần sau: biểu bì, mô
mềm vỏ, nội bì, trụ bì, bó libe-gỗ cấp I và mô
mềm ruột.
Cách quan sát:
Dùng vật kính nhỏ để quan sát toàn bộ vi phẫu, sau đó chọn chỗ rõ nhất chuyển
sang vật kính để quan sát chi tiết. Từ ngoài vào trong có các phần sau:
Phần vỏ:
- Biểu bì
- Mô mềm vỏ
- Nội bì
Phần trụ giữa:
- Trụ bì
- Mô mềm ruột
- Bó libe-gỗ: Bó gỗ hình chữ V, góc nhọn quay vào trong, phân hoá li tâm. Libe
nằm kẹp giữa hai cạnh của bó gỗ. Các bó libe-gỗ sắp xếp lộn xộn.
II. LÁ CÂY
1. Mẫu vật, dụng cụ và hóa chất
101
Sinh viên kiểm tra và đánh dấu vào bảng kiểm sau:
STT Mẫu vật, dụng cụ và hoá chất Có Không
1 Mẫu hình thái lá
2 Tiêu bản mẫu
2.1 Lá trúc đào
2.2 Lá Ý dĩ
3 Dụng cụ, hoá chất
3.1 Kính lúp cầm tay
3.2 Kính hiển vi
3.3 Bộ dụng cụ cắt tiêu bản
3.4 Bộ hoá chất tẩy nhuộm tiêu bản
2. Hình thái lá
2.1. Nhận biết các phần của lá
Quan sát lá cây đinh lăng và chỉ ra được các phần: Phiến lá, cuống lá và bẹ lá.
Quan sát các lá cây Hà thủ ô, cây Tra làm chiếu và cây Sa nhân và chỉ ra các
phần: bẹ chìa, lá kèm và lưỡi nhỏ.
2.2. Phân biệt các thứ lá
Xác định các loại lá bố trí trong phòng thí
nghiệm là loại lá đơn hay lá kép.
Xác định kiểu phiến lá của các mẫu trên.
2.3. Phân biệt các kiểu gân lá
Xác định kiểu gân lá của các lá bố trí trong
phòng thí nghiệm
Vẽ 3 ví dụ về hình dạng của phiến lá và kiểu Hình 3.4. Các dạng thân lá
gân lá chính
2.4. Nhận biết cách sắp xếp của lá trên cành
Xác định cách mọc
của các mẫu bố trí trong
bài thực tập.
3. Cấu tạo giải phẫu
3.1. Cấu tạo lá cây lớp
Ngọc lan
(Magnoliopsida)
Yêu cầu:
- Làm tiêu bản lá
cây Trúc đào
- Quan sát và chỉ ra
các phần trong cấu tạo giải
phẫu lá cây Trúc đào
- Vẽ sơ đồ tổng quát
Hình 3.5. Cấu tạo của lá cây lớp Ngọc Lan
cấu tạo giải phẫu lá Trúc
đào
Cách quan sát:
Trước hết quan sát
ở vật kính nhỏ, thấy vi phẫu có hai phần: Phần phồng to ở giữa là gân chính (giữa) của
lá; phần hẹp ở hai bên là phiến lá.
Đưa từng phần vào giữa kính trường và quan sát ở vật kính lớn để xem chi tiết.
Phần phiến lá:

102
Từ trên xuống dưới quan sát thấy:
- Biểu bì trên: Một lớp tế bào có màng cutin, không có lỗ khí
- Hạ bì trên: Nằm sát ngay phía dưới biểu bì, màng hơi dày.
- Mô giậu trên: Lớp tế bào hình trụ
- Mô khuyết:
- Mô giậu dưới:
- Hạ bì dưới: mỏng hơn hạ bì trên
- Biểu bì dưới: tương tự hạ bì trên nhưng mang phòng ẩn lỗ khí (phần lõm vào),
bên trong có các cặp lỗ khí.
Phần gân lá:
- Biểu bì trên và dưới:
- Mô dày:
- Mô mềm: Nhiều tế bào hình đa giác hay hình tròn, các góc có khoảng gian bào
nhỏ. Có tinh thể calci oxalat.
- Bó libe-gỗ: Làm thành hình cung ở chính giữa gân lá, mặt lõm quay về phía
trên, gỗ bắt màu xanh ở giữa, libe bắt màu đỏ bao bọc xung quanh. Phía ngoài có các
đám sợi xếp rời nhau thành một vòng bao quanh bó libe-gỗ.
3.2. Cấu tạo lá cây lớp Hành (Liliopsida)
Yêu cầu:
Quan sát tiêu bản lá Ý dĩ và chỉ ra các phần trong cấu tạo giải phẫu
Vẽ chi tiết cấu tạo giải phẫu lá Ý dĩ.
Cách quan sát:
Nhìn tổng thể ở vật kính nhỏ thấy lá Ý dĩ khác với lá Trúc đào ở chỗ không phân
biệt hai phần khác biệt là phiến lá và gân lá. Lá Ý dĩ có mặt trên và dưới như nhau. Đưa
lên quan sát chi tiết ở vật kính nhỏ, từ ngoài vào trong có các phần:
- Biểu bì: Lớp tế bào
mỏng ở ngoài cùng phủ một
lớp cutin mỏng, có tế bào lỗ
khí.
- Mô mềm đồng hoá:
- Mô cứng: Gồm các
tế bào có màng hoá gỗ, bắt
màu xanh, làm thành các cột
nâng đỡ nối liền bó libe-gỗ
với biểu bì hoặc bao quanh
bó libe-gỗ.
- Bó libe-gỗ: xếp
thành một hàng trong phiến Hình 3.6. Cấu tạo giải phẫu cây lớp Hành
lá.

103
Biểu bì trên
Hạ bì trên
Mô dày trên
Mô giậu

M« xèp
Libe
Gç Hạ bì dưới

Phòng ẩn
Mô mềm lỗ khí

Mô giậu dưới

Biểu bì dưới

Biểu bì trên
Mô cứng

Mô mềm

Vòng mô cứng

Gỗ

Libe

Biểu bì dưới

104
BÀI 4
HOA

MỤC TIÊU
1.Chuẩn bị và sử dụng thành thạo các dụng cụ thông thường để phân tích hình
thái hoa.
2. Phân loại và vẽ được các kiểu cụm hoa
3. Phân biệt và vẽ được đặc điểm hình thái của các bộ phận trong một hoa như
đế, đài, tràng, bộ nhị, bộ nhuỵ.

NỘI DUNG
1. Mẫu vật, dụng cụ
Sinh viên kiểm tra và đánh dấu vào bảng kiểm sau:
STT Mẫu vật, dụng cụ Có Không
1 Mẫu hình thái
Hoa: Dâm bụt, Hồng, Cà độc dược, Huệ, Tai tượng, Cúc, Đồng
tiền, La dơn, Mẫu đơn, Bưởi, Móng bò, Ngọc lan, Phong lan,
Thầu dầu, Sài đất, Cải.
2 Dụng cụ
2.1 Kính lúp cầm tay
2.2 Kính lúp soi nổi
2.3 Kính mũi mác đầu nhọn
2.4 Panh kẹp
2.5 Đĩa petri
2.6 Dao lam

2. Nhận dạng các kiểu cụm hoa (hoa tự)


Chọn các mẫu hoa sau đây để tiến hành quan sát và phân loại. Dùng dụng cụ phân
hoa là kẹp, kim mũi mác để phân tích và quan sát. Đối với các hoa có kích thước nhỏ
thì nên dùng kính lúp soi nổi để quan sát. Xác định loại hoa đó mọc đơn độc hay mọc
thành cụm. Nếu là cụm hoa thì xác định kiểu cụm hoa và vẽ sơ đồ cụm hoa đó.
2.1. Hoa mọc riêng lẻ: Dâm bụt, Hồng, Cà độc dược
2.2. Cụm hoa
Cụm hoa đơn:
Đơn vô hạn:
- Chùm: Đậu
- Bông: Mã đề (Plantogo major L.), Tai tượng (Acalypha wilkesiana Muel.-Arg.)
(bông đuôi sóc)
- Tán: Rau má
- Đầu: Sài đất

105
Hình 4.1. Cụm hoa đơn vô hạn

Đơn có hạn:
- Xim 1 ngả hình đinh ốc: hoa La dơn
- Xim 2 ngả: hoa Mẫu đơn
- Xim co: hoa họ Hoa môi, ví dụ: Cỏ thiên thảo

Hình 4.2. Cụm hoa xinh

Cụm hoa kép:


- Chùm kép: Bưởi
- Tán kép: Giần sàng
3. Nhận dạng cấu tạo các phần của một hoa
Chọn các mẫu hoa theo yêu cầu trong phần này để quan sát và phân loại. Dùng
kim mũi mác, kẹp nhỏ, dao lam để tiến hành phân tích. Đối với các mẫu có kích thước
nhỏ thì có thể quan sát trên kính lúp soi nổi.
Đối với từng loại, tiến hành phân tích từ bên ngoài vào trong và từ dưới lên trên.
Quan sát, nhận dạng và vẽ lại từng bộ phận của hoa.
3.1. Cấu tạo của bao hoa
Đài hoa:
Yêu cầu:
Quan sát các hoa sau đây: hoa Hồng, hoa Cẩm chướng, hoa Dâm bụt, hoa Huệ,
hoa Tai tượng.
Phân loại và vẽ các kiểu đài đã quan sát.
Cách làm:
- Quan sát ở hoa nào có lá đài hay cánh đài
- Đối với hoa có lá đài, quan sát xem đài hoa hàn liền hay rời; số lượng; hình
dạng và kích thước lá đài. Ngoài ra, quan sát xem đài hoa có hình dạng gì đặc biệt
không?

106
- Đối với hoa có cánh đài, quan sát màu sắc, số lượng, hình dạng và kích thước
của cánh đài.
Tràng hoa:
Yêu cầu:
Quan sát các hoa sau đây: Hồng, Cẩm chướng, Dâm bụt, Huệ, Tai tượng, Móng
bò, Đậu các loại, Bưởi, Phong lan, Ngọc lan, Cà độc dược, Thầu dầu....
Phân loại và vẽ các kiểu tràng đã quan sát.
Cách làm:
- Quan sát xem hoa có cánh hoa rời nhau hay hàn liền.
- Đối với cánh hoa rời, quan sát xem hình dạng và kích thước của cánh hoa giống
nhau hay khác nhau; số lượng cánh hoa. Về hình dạng, cánh hoa thuộc các kiểu nào
trong số các kiểu sau:
* Tràng rời đều: hình hoa hồng; hình hoa cẩm chướng, hình chữ thập.
* Tràng rời không đều: hình bướm, hình hoa lan.

Hình 4.3. Các kiểu tràng hoa rời

- Đối với cánh hoa hành liền, quan sát xem hình dạng kích thước của các cánh
hoa giống nhau hay khác nhau; số lượng các cánh hoa hàn liền thành ống hoa là bao
nhiêu. Về hình dạng, cánh hoa hàn liền thuộc các kiểu nào trong số các kiểu sau:
* Tràng liền đều: hình phễu, hình đinh, hình bánh xe, hình ống, hình nhạc, hình
chuông.
* Tràng liền không đều: hình môi, hình lưỡi nhỏ, hình mặt nạ.

Hình 4.4. Các kiểu tràng hoa hàn liền

107
3.2. Cấu tạo bộ nhị
Cấu tạo một nhị hoa
Yêu cầu và cách làm:
Chọn hoa Cà độc dược có bộ nhị rời
nhau, dùng dao mỏng hoặc kẹp sắt nhỏ tách mở
bao hoa ra để quan sát nhị hoa. Tách riêng một
nhị hoa ra, quan sát bằng mắt thường hoặc kính
lúp. Nhận dạng các phần chỉ nhị, bao phấn và
trung đới. Cho biết bao phấn đính gốc hoặc Hình 4.5. Cấu tạo một nhị hoa
đính lưng và cách nứt của bao phấn như thế
nào?
Dùng dao mỏng cắt ngang qua bao
phấn, nhận dạng Nhận xét xem nhị hoa có bao phấn hai ô hay một ô. Quan sát kỹ bằng
kính lúp hoặc kính hiển vi thấy trong các túi phấn có nhiều hạt hình cầu rất nhỏ, đó là
hạt phấn.
Vẽ lại hình dạng nhị hoa đó.
Các kiểu bộ nhị
Yêu cầu:
Chọn các hoa sau đây để quan sát và phân loại bộ nhị: Dâm bụt, Đậu, Gạo, Cà
độc dược, Cỏ thiên thảo, Thầu dầu, Cải.
Phân loại và vẽ các kiểu bộ nhị trong các hoa trên đây.
Cách làm:
Tiến hành bộc lộ bộ nhị của các hoa tương tự như phần trên. Quan sát xem các
bộ nhị trên thuộc kiểu nào trong số các kiểu sau:
* Bộ nhị một bó,
* Bộ nhị hai bó
* Bộ nhị nhiều bó
* Bộ nhị ngang số
* Bộ nhị hai trội
* Bộ nhị bốn trội
* Cuống nhị nhuỵ
* Trụ nhị nhuỵ
* Bộ nhị có chỉ nhị phân nhánh
3. Quan sát bộ nhuỵ
Cấu tạo của bộ nhuỵ
Yêu cầu và cách làm:
Quan sát ở hoa Dâm bụt. Loại bỏ
phần bao hoa và ống chỉ nhị, phần còn lại
trên đế hoa là bộ nhuỵ, chỉ gồm có một nhuỵ,
gồm ba phần (tính từ dưới lên trên) là bầu,
vòi và núm nhuỵ. Quan sát thấy vòng bao
hoa và bộ nhị đính ở phía dưới gốc bầu, như Hình 4.6. Cấu tạo một bần nhụy
vậy gọi là bầu trên.
Vẽ lại cấu tạo của một nhuỵ hoa.
Các kiểu bộ nhuỵ
Yêu cầu:
Chọn các mẫu hoa: Hồng, Cẩm chướng, Huệ, Đậu và Ngọc lan.

108
Quan sát (bằng mắt thường hoặc soi dưới kính lúp) các kiểu bộ nhuỵ, phân loại
theo các kiểu bộ nhụy trên.

Hình 4.7. Các kiểu bộ nhụy

Cách làm:
Tiến hành bộc lộ bộ nhuỵ tương tự như phần trên, quan sát xem:
* Bộ nhuỵ có một lá noãn
* Bộ nhuỵ có nhiều lá noãn rời
* Bộ nhuỵ có nhiều lá noãn hàn liền một phần hay hoàn toàn.
Các kiểu đính noãn
Yêu cầu:
Chọn các mẫu hoa và quả sau: Hoa Cẩm chướng, hoa Dâm bụt, hoa Huệ, hoa
Dưa chuột, quả Đu đủ.
Xác định và vẽ kiểu đính noãn (vẽ lát cắt ngang qua bầu của nhuỵ hoa và quả).
Yêu cầu:
Dùng dao mỏng cắt một lát mỏng ngang qua bầu. Đưa lát cắt đó soi lên kính hiển vi
hoặc kính lúp soi nổi. Quan sát số lá noãn, số ô trong một bầu và cách đính noãn. Phân loại
các bộ nhuỵ của các hoa trong phần thực tập có kiểu đính noãn nào trong số các kiểu sau:
Đính noãn gốc, đính noãn trung tâm, đính noãn trung trụ, đính noãn bên và đính
noãn giữa.

109
BÀI 5
QUẢ VÀ HẠT

MỤC TIÊU
1. Chuẩn bị và sử dụng thành thạo các dụng cụ thông thường để phân tích hình
thái quả, hạt.
2. Phân biệt và vẽ được các đặc điểm hình thái của một quả.
3. Phân tích và vẽ được cấu tạo của hạt nói chung và các kiểu hạt đã được quan
sát.

NỘI DUNG
I. QUẢ
1. MẪU VẬT VÀ DỤNG CỤ
Sau khi kiểm tra và đánh dấu vào bảng kiểm sau:
STT Mẫu vật, dụng cụ Có Không
1 Mẫu hình thái
Quả: Cam, Dưa chuột, Táo tây, đào, ổi, Hồi, Đậu côve, Mào gà,
Thầu dầu, Hướng dương, Tía tô, Thóc, Na, Dứa, Mít, Dâu tằm.
2 Dụng cụ
2.1 Kính lúp cầm tay
2.2 Kính lúp soi nổi
2.3 Kính mũi mác đầu nhọn
2.4 Panh kẹp
2.5 Đĩa petri
2.6 Dao lam

2. Các phần của quả


Chọn quả Cam để quan sát
cấu tạo các phần bằng cách cắt
ngang qua quả. Trên mặt cắt ngang
của quả, xác định vỏ quả ngoài, vỏ
quả giữa và vỏ quả trong. Ở quả loại
này có đặc điểm gì đặc điểm gì đặc
biệt giúp phân biệt với các loại quả
khác.
Vẽ cấu tạo các phần của mẫu
quả trên.
3. Các loại quả Hình 5.1. Các phần của quả và hạt
Việc phân loại quả rất phức
tạp, đặc biệt khi dựa vào nguồn gốc hình thành và sự tiến hoá của nó. Trong chương
trình học này, tiến hành phân loại quả dựa trên các đặc điểm cấu tạo và hình dạng khi
chín.
Lấy mẫu các loại quả đã được bố trí trong bài thực tập, tiến hành quan sát và phân
loại chúng. Có thể cắt ngang, cắt dọc (đối với những loại quả thịt) hoặc tách (đối với
những loại quả khô) và quan sát dưới kính lúp (tuỳ theo độ nhỏ của mẫu mà dùng kính
lúp cầm tay hoặc soi nổi). Các loại quả được phân chia thành các loại quả sau:
110
Quả đơn:
* Quả thịt* Quả khô: - Quả khô tự mở- Quả khô không tự mở: Quả bế, quả
thóc
Quả tụ:

Hình 5.2. Một số loại quả đơn

Quả kép:
Yêu cầu: Chọn các loại quả sau để quan sát và phân loại chúng:
- Hãy quan sát và phân loại các loại quả thịt sau: quả cam, quả táo tây, quả mận,
quả ổi, quả dưa chuột.
- Hãy quan sát và phân loại các loại quả khô tự mở: quả hồi, quả đậu côve, quả
Mào gà, quả thầu dầu.
- Hãy quan sát và phân loại các loại quả khô không tự mở: quả hướng dương, quả
tía tô, quả lúa.
- Hãy quan sát và phân loại các loại quả sau: quả Na, quả Dứa, quả Mít, quả Dâu
tằm.
II. HẠT
1. Mẫu vật, dụng cụ
Sinh viên kiểm tra và đánh dấu vào bảng kiểm sau:
STT Mẫu vật, dụng cụ Có Không
1 Mẫu hình thái hạt: Đậu côve, Thầu dầu, Hồ tiêu, Hoa sữa.
2 Dụng cụ
2.1 Kính lúp cầm tay
2.2 Kính lúp soi nổi
2.3 Kính mũi mác đầu nhọn
2.4 Panh kẹp
2.5 Đĩa petri
2.6 Dao lam

111
2. Các phần của hạt

Hình 5.3. Cấu trúc của hạt Thầu dầu

Quan sát ở hạt Đậu côve và hạt Thầu dầu. Đối với hạt khô, có thể ngâm qua với
nước cho vỏ hạt mềm để dễ quan sát.
* Vỏ hạt
* Cây mầm
* Nội nhũ và ngoại nhũ
3. Các loạt hạt đặc biệt
Quan sát ở hạt cây Sữa. Nhận xét đặc điểm đặt biệt ở loại hạt này.

112
BÀI 6
NHẬN THỨC CÂY THUỐC VÀ THỰC ĐỊA
VƯỜN THỰC VẬT - ÉP MẪU CÂY TƯƠI.

MỤC TIÊU
1. Nhận định được 20 mẫu cây thuốc bằng các giác quan thông thường, gọi tên
tiếng việt của chúng dựa trên mẫu không có nhãn.
2. Làm được tiêu bản thực vật khô hoàn chỉnh.

NỘI DUNG
I. NHẬN THỨC CÂY THUỐC
1. Mẫu vật, dụng cụ
Sinh viên kiểm tra và đánh dấu vào bảng kiểm sau:
STT Mẫu vật, dụng cụ Có Không
1 Mẫu vật
1.1 Mẫu cây tươi cành mang lá: 20 mẫu.
1.2 Mẫu bắt buộc
1.3 Mơ tam thể
1.4 Gừng
1.5 Cam thảo đất
1.6 Cam thảo dây
2 Dụng cụ
2.1 Kính lúp cầm tay
2.2 Kính lúp soi nổi

2. Các phương pháp nhận thức


2.1. Nhận thức bằng thị giác
Nhận thức bằng thị giác là phần quan trọng nhất đối với phần lớn các loài cây
thuốc, dựa trên hình dạng, kích thước, màu sắc, cấu trúc bề mặt của các cơ quan dinh
dưỡng. Để phân biệt được các loài cây thuốc, cần nắm chắc đặc điểm hình thái của các
cơ quan dinh dưỡng (rễ, thân, lá), trong đó lá là quan trọng. Các đặc điểm cần quan sát
ở lá cây là:
- Loại lá: Lá đơn, kép. Nếu lá kép là loại nào?
- Cách mọc của lá: Mọc so le, đối, vòng. Nếu là mọc vòng thì mỗi vòng có bao
nhiêu lá?
- Đặc điểm phiến lá: Hình dạng chung (trứng, trứng ngược,...), gốc lá (tròn, nhọn,
lõm, hình tim,...), mép lá (nguyên, khía răng,...), ngọn lá (tròn, nhọn,...), kiểu gân lá
(lông chim, song song, hình cung), bề mặt lá (nhẵn, có lông), màu sắc lá (xanh đậm,
xanh nhạt, đỏ tía,...).
- Các phần phụ của lá: lưỡi nhỏ (cây Lúa), lá kèm (Ngọc lan, Dâu tằm, Bông),
Bẹ chìa (Hà thủ ô đỏ).
- Các đặc điểm khác: Cành có tua cuốn (cây họ nho (Vitaceae)), nhựa mủ trắng
(cây họ Dâu tằm (Moraceae)), dịch trong (cây họ Gai (Urticaceae)), có túi tiết tinh dầu
(Cây họ cam (Rutaceae)).
Cách nhận thức:

113
- Đặt mẫu cây cần nhận thức ở nơi có đủ ánh sáng, tốt nhất là ánh sáng mặt trời,
quan sát và mô tả.
- Phát hiện túi tiết tinh dầu bằng cách “soi lá”: Soi lá cần quan sát về phía nguồn
sáng mạnh (tốt nhất là ánh sáng mặt trời). Quan sát và mô tả các đặc điểm hình thái của
mẫu đó.
- Phát hiện nhựa mủ, dịch trong dựa trên mẫu tươi. Dùng dao khía nhẹ lên vỏ hay
cắt ngang thân hay cuống lá cây, quan sát sau 30’’ đến 1’
2.2. Nhận thức bằng khứu giác
Các loài khác nhau có thể được phân biệt bằng mùi của chúng. Nhiều loài có mùi
thơm (dịu, hắc,...), thường là các loài chứa tinh dầu, gặp ở các cây họ Long não
(Lauraceae), Cam (Rutaceae), Hoa tán (Apiaceae), Hoa môi (Lamiaceae), Gừng
(Zingiberaceae)... Một số loài có mùi thối (mùi đặc biệt), gặp ở nhiều họ khác nhau như
cây Mơ tam thể (Paederia foetida L.)... Cũng có nhiều loài không có mùi đặc biệt, như
nhiều loài trong họ Ngọc lan (Magnoliaceae), Na (Annonaceae)...
Cách nhận thức:
Dùng 2 ngón tay vò một mẫu cần nhận thức (mẫu lá, vỏ, gỗ) và ngửi mùi của nó.
Không nên ngửi quá nhiều mẫu có mùi mạnh trong thời gian ngắn. Khi đó khứu giác
không đủ nhậy để phân biệt các mùi khác nhau.
2.3. Nhận biết bằng vị giác
Cơ quan dinh dưỡng của các loài có vị khác nhau do chứa các hợp chất tự nhiên
khác nhau, gồm tất cả các vị là chua, cay, ngọt, mặn. Các loài có vị chua thường gặp ở
các cây Rau răm (Thân cây Thồm lồm,... Vị cay ở thân rễ các cây họ Gừng,... Vị ngọt ở
các cây Câm thảo đất, Cam thảo dây,... Vị đắng ở thân cây Dây kí ninh...
Cách nhận thức:
- Cắt một mẫu nhỏ của các cơ quan dinh dưỡng loài cần nhận thức, nhấm và cảm
nhận vị của nó. Cũng như nhận thức bằng khứu giác, không nên nếm quá nhiều mẫu
trong thời gian ngắn. Cần lưu ý một số loài có độc tính cao, do đó không được nếm mẫu
với lượng lớn và nuốt chúng.
2.4. Nhận thức bằng súc giác.
Bề mặt cơ quan dinh dưỡng của các loài có thể chất khác nhau như trơn, ráp, có
gai, dính,... tạo ra cảm giác khác nhau khi sờ vào bằng tay. Lá các cây họ Dâu tằm
thường ráp, lá cây Dây đau xương phủ lông min nên tạo cảm giác trơn mịn khi sờ. Vỏ
cây Bời lời nhớt có chứa chất dính.
Cách nhận thức:
- Dùng tay lướt nhẹ trên bề mặt cơ quan dinh dưỡng của loài cần nhận thức và
cảm nhận cảm giác có được. Đối với loài chứa chất dính, cắt một mẫu nhỏ, dùng 2 ngón
tay vò nát và ép chặt lại, sau đó nới dần và cảm nhận cảm giác có được.
2.5. Nhận thức bằng thính giác
Lá của nhiều loài có thể chất cứng, tạo tiếng khác nhau khi va chạm như lá cây
Dạ hợp (Magnolia coco DC.)
Cách nhận thức:
Đặt lá cây sát tai, dùng tay gẩy nhẹ lá cây cần nhận thức và cảm nhận âm thanh
có được.
3. Nhận thức cây thuốc
Sinh viên lập bảng nhận thức dựa trên 5 giác quan các cây theo mẫu sau:

114
Các đặc điểm nhận thức 3 Đặc
Tên cây
STT Thị Khứu Súc Thính điểm nổi
thuốc Vị giác
giác giác giác giác bật nhất

II. TIÊU BẢN MẪU CÂY KHÔ


1. Mẫu vật, dụng cụ
Sinh viên kiểm tra va đánh dấu vào bảng kiểm sau:
STT Mẫu vật, dụng cụ và hoá chất Có Không
1 Mẫu vật
1.1. Mẫu tiêu bản cây thuốc thu hái từ vườn (5 mẫu)
2 Dụng cụ
2.1 Giấy ép cây (loại dày, xốp, thấm nước) khổ 28x40cm
2.2 Thùng và cặp đựng cây
2.3 Túi nilon, túi dứa
2.4 Cặp ép cây khung 35x50cm
2.5 Kéo cắt cây, kéo cắt cành cao
2.6 Chai thuỷ tinh hoặc chai nhựa có miệng rộng
2.7 Túi giấy nhỏ, túi nilon nhỏ
2.8 Nhãn đeo
2.9 Nhãn tiêu bản
2.10 Bút chì đen
2.11 Sổ thu mẫu
2.12 Bìa cứng để khâu tiêu bản 30x40cm
2.13 Kim, chỉ
2.14 Khay men
2.15 Đũa thuỷ tinh
2.16 Thuỷ ngân Clorid
2.17 Găng tay cao su
2.18 Tủ sấy

2. Thu mẫu tiêu bản


Thực hành thu mẫu tiêu bản:
- Đối với thực vật có hoa, cần thu mẫu có đủ cành lá, hoa, quả, hạt (mẫu mang
bộ phận sinh sản). Tuy nhiên nhiều khi không có dịp quay lại hoặc thời gian thu mẫu
không phải mùa hoa, quả nên phải lấy cả những mẫu không có hoa quả (mẫu không có
bộ phận sinh sản).
- Đối với dương xỉ nên lấy mẫu có thân rễ và cơ quan mang bào tử
- Đối với rêu, tảo lấy cả khóm nhỏ trong dó có các cơ quan sinh sản.
Chú ý: - Nên lấy vào lúc trời khô ráo
- Mẫu cây mang quả to (trừ những quả quá không thể ép được) thì bổ dọc quả,
chỉ để lại phần giữa đính vào cuống quả để ép. Đối với các quả mọng (Quả cà chua, quả
ổi...) nên ngâm vào cồn 700 hay dung dịch formon 3%, để giữ được hình dạng của chúng.
- Những cây có quả, hạt nhỏ dễ rơi rụng nên gói riêng quả, hạt vào một tờ giấy,
hoặc cho vào phong bì nhỏ đã làm sẵn.
- Nếu là cây thuốc, cần lấy thêm bộ phận sử dụng (vỏ thân, rễ củ, hạt,...).
115
- Trên nhãn ghi một số điểm cần thiết như số hiệu mẫu, tên cây, ngày lấy, người
lấy và nơi lấy. Nhãn phải làm bằng giấy dai cứng và ghi rõ ràng bằng bút chì để không
bị nhàu nát và mờ.
3. Ép mẫu cây khô
Các bước tiến hành:
- Chọn cây nhỏ hoặc cành nhỏ đều bằng khổ giấy ép.
- Tỉa bớt cành lá quá dày (để lại cuống lá).
- Đặt mẫu cây ở tư thế tự nhiên lên 2-3 tờ giấy ép và cặp ép (sửa cho phẳng và
lật ngược một vài lá).
- Đặt tiếp lên trên cây vài tờ giấy ép, gấp cặp ép lại, buộc chặt.
- Đặt cặp ép này vào trong cặp gỗ, vặn vít chặt 2 đầu hoặc đè bằng vật phẳng lên
cho đều.
- Sau khi ép cần làm khô bằng cách: phơi nắng hoặc sấy
- Ép 6-8h, thay giấy ép.
- Ép lại 8-12h, thay giấy ép.
- Ép vài lần như trên đến khi cây khô kiệt nhưng vẫn giữ được màu xanh (loại
cây, cành, lá bị thâm đen).
4. Khâu mẫu tiêu bản:
- Đính mẫu đã ép lên tờ giấy trắng khổ 28-40cm (phân khoảng đặt mẫu cây, rễ,
quả, hạt cho đều).
- Đính tiếp tiêu bản trên tờ bìa cứng.
- Các mũi khâu cách nhau khoảng 3-5cm dọc theo cành, cuống, gân lá, cụm hoa,
hoa, quả.
- Chú ý để một khoảng trống ở phía góc bên phải khoảng 10x13cm để dán nhãn.
- Viết và dán nhãn.

TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ PHÚ THỌ


KHOA DƯỢC
Số hiệu:
Tên khoa học:
Họ:
Tên Việt nam:
Tên địa phương:
Nơi thu mẫu:
Bộ phận dùng:
Công dụng:
Ngày thu mẫu:
Người thu mẫu:
Người định tên:

5. Bảo quản tiêu bản


- Bảo quản tiêu bản trong túi giấy bóng kín (có chất hút ẩm) để nơi khô ráo, định
kì kiểm tra, bảo quản lại.
- Trong quá trình bảo quản để chống mối mọt xâm nhập, có thể dùng bột DDT,
băng phiến hoặc định kì xông hoá chất như acid cyanhydric,...

6. Sắp xếp và quản lý tiêu bản

116
Để dễ tìm kiếm, các tiêu bản cần được sắp xếp theo họ, chi, loài theo thứ tự
a,b,c....
Một số họ hoặc chi được xếp vào trong các ngăn tủ hoặc hòm đựng mẫu.
Có sổ ghi chép quản lý tiêu bản hoặc các phần mềm quản lý và tìm kiếm thông
tin nhanh chóng hơn.

117

You might also like