You are on page 1of 8

BÁO CÁO

THỰC VẬT DƯỢC

ĐẠI HỌC KHÁNH HOÀ

ĐỀ TÀI : TÌM NĂNG VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN DƯỢC


LIỆU CÓ NGUỒN GỐC THIÊN NHIÊN

Giảng Viên : Phan Quốc Thông

Thực Hành : Võ Hà Vinh Anh

Khoá : K05 SHDL

I. TỔNG QUAN VỀ DƯỢC LIỆU


Dược liệu học (tiếng Anh: Pharmacognosy) là bộ môn khoa
học nghiên cứu các loại thuốc có nguồn gốc từ thực vật hoặc
các nguồn tự nhiên khác. Theo Hiệp hội Dược phẩm Hoa
Kỳđịnh nghĩa, Dược liệu học là bộ môn "nghiên cứu về tính
chất vật lý, hóa học, sinh hóa và sinh học của thuốc, tìm ra
các dược chất mới có nguồn gốc từ tự nhiên và ứng dụng trong
điều trị.

Cây dược liệu là nguồn nguyên liệu chính trong các bài thuốc
cổ truyền cũng như được nghiên cứu, chiết xuất, bào chế thành
thuốc. Trước đây, nguồn nguyên liệu thảo dược có sẵn trong tự
nhiên, sau thiếu dần phải gieo trồng, thu hái mới có được. Bên
cạnh các loại thảo dược có sẵn ở nước ta gọi là thuốc Nam,
nước ta còn phải nhập khẩu thêm các loại thảo dược từ các
nước khác như Trung Quốc, Triều Tiên… gọi là thuốc Bắc.
Nhân dân ta đã biết cách sử dụng các loại thảo dược từ rất sớm.
Ví dụ, từ thời vua Hùng, ông cha ta đã biết dùng cây cỏ làm
thực phẩm và làm thuốc như dùng nước vối, gừng để trợ tiêu
hóa, chống cảm lạnh, dùng hạt cau, hạt cây sử quân tử để trị
giun…

Ngày nay, một số dược liệu nổi tiếng được điều chế thành
thuốc với dạng bào chế hiện đại như kim tiền thảo, dây thìa
canh, cà gai leo… Không những thế, nhiều hoạt chất sinh học
được phân lập từ thực vật như atropin, ephedrine, morphine,
cafein, axit salicylic, digoxin, colchicin… có ứng dụng rất cao
đối với y học hiện đại.

II. TÌM NĂNG DƯỢC LIỆU

1. Trên Thế Giới

Từ xa xưa, để tìm kiếm cứu cánh cho căn bệnh của mình, con
người đã tìm kiếm những vị thuốc trong tự nhiên. Sự khởi đầu
của việc sử dụng cây thuốc là theo bản năng, giống như trường
hợp của động vật. Vì thực tế là vào thời điểm đó không có đủ
thông tin liên quan đến nguyên nhân gây bệnh hoặc liên quan
đến loại cây nào và cách sử dụng nó như một phương pháp
chữa bệnh, mọi thứ đều dựa trên kinh nghiệm. Theo thời gian,
người ta đã phát hiện ra nguyên nhân của việc sử dụng các cây
thuốc đặc hiệu để điều trị một số bệnh; do đó, việc sử dụng cây
thuốc dần dần từ bỏ khuôn khổ kinh nghiệm và được thành lập
dựa trên các sự kiện giải thích. Cho đến khi kỹ thuật hóa trị
liệu ra đời vào thế kỷ 16, thực vật đã là nguồn điều trị và dự
phòng. Tuy nhiên, việc giảm hiệu quả của các loại thuốc tổng
hợp và ngày càng có nhiều chống chỉ định sử dụng chúng
khiến việc sử dụng các loại thuốc tự nhiên trở lại.
Bằng chứng bằng văn bản lâu đời nhất về việc sử dụng cây
thuốc để điều chế thuốc đã được tìm thấy trên một phiến đất sét
của người Sumer từ Nagpur, khoảng 5000 năm tuổi. Nó bao
gồm 12 công thức bào chế thuốc đề cập đến hơn 250 loại thực
vật khác nhau, một số trong số chúng có chứa alkaloid như cây
anh túc, cây henbane và cây mandrake.

Cuốn sách về rễ và cỏ của Trung Quốc “Pen T'Sao,” được viết


bởi Hoàng đế Shen Nung vào khoảng năm 2500 trước Công
nguyên, điều trị 365 loại thuốc (bộ phận khô của cây thuốc),
nhiều loại trong số đó được sử dụng ngay cả ngày nay như sau:
Rhei rhisoma, long não , Theae folium, Podophyllum, khổ sâm
vàng, nhân sâm, cỏ tranh, vỏ quế và ma hoàng.

Sách kinh Veda của Ấn Độ đề cập đến việc điều trị bằng thực
vật, có rất nhiều ở đất nước đó. Nhiều cây gia vị được sử dụng
cho đến ngày nay có nguồn gốc từ Ấn Độ: nhục đậu khấu, tiêu,
đinh hương, v.v.

Giấy cói Ebers, được viết vào khoảng năm 1550 trước Công
nguyên, đại diện cho một bộ sưu tập gồm 800 đơn thuốc đề cập
đến 700 loài thực vật và các loại thuốc được sử dụng để điều trị
như lựu, cây thầu dầu, lô hội, senna, tỏi, hành tây, sung, liễu,
rau mùi, cây bách xù, thông thường nhân mã, vv.vv

2. Việt Nam

Với điều kiện thiên nhiên nhiều ưu đãi, Việt Nam có một hệ
sinh thái phong phú và đa dạng, có tiềm năng to lớn về tài
nguyên cây thuốc. Đây cũng là điều kiện thuận lợi để phát triển
nguồn dược liệu, cung cấp nguyên liệu cho sản xuất thuốc
trong nước. Tuy nhiên, cho đến nay, nguồn dược liệu nước ta
vẫn phải phụ thuộc rất nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu
mà chưa phát huy được hết những tiềm năng thảo dược tự
nhiên.

Việt Nam hiện có 4.000 loài cây thuốc, hơn 50 loài tảo biển, 75
loài khoáng vật và gần 410 loài động vật làm thuốc, trong đó
có nhiều loại dược liệu quý được thế giới công nhận như cây
hồi, quế, atisô, sâm Ngọc Linh... Tổng sản lượng dược liệu
trồng ở Việt Nam ước tính đạt khoảng 100.000 tấn/năm.Với sự
đa dạng về khí hậu và thổ nhưỡng - đất đai, ngay từ cuối những
năm của thập kỷ 60-80 ở Việt Nam đã hình thành những vùng
trồng, sản xuất cây dược liệu có tính chuyên canh. Điều này đã
cho thấy nguồn dược liệu ở nước ta rất phong phú. Tuy nhiên
bên cạnh tiềm năng như vậy thì việc phát triển nguồn dược liệu
trong thời gian qua vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế.

Cục trưởng Cục Quản lý y dược cổ truyền, Bộ Y tế cho biết,


hàng năm, tổng số dược liệu được sử dụng trong ngành y tế ở
nước ta ước tính 100.000 tấn với tổng giá trị thị trường trên
400 triệu USD/năm. Trong khi đó, theo Tổ chức Y tế thế giới
(WHO) có đến 80% dân số toàn cầu sử dụng thảo dược để
chăm sóc sức khỏe ban đầu. Tổng giá trị thị trường sản phẩm
từ thảo dược toàn cầu năm 2021 ước tính khoảng 230 tỷ USD,
có thể đạt 430 tỷ USD vào năm 2028
Trong số hơn 12.000 loài thực vật ở Việt Nam, thì có gần 4.000
loài cho công dụng làm thuốc. Trong đó có nhiều loài dược liệu
quý về công dụng chữa bệnh lẫn giá trị về mặt kinh tế.

Nằm ở vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, Việt Nam được đánh
giá là nước đứng thứ 16 trên thế giới về sự phong phú, đa dạng
sinh vật, trong đó có độ đa dạng về cây cỏ. Phần lớn chúng
mọc ở vùng rừng núi - một vùng chiếm 3⁄4 diện tích đất nước.
Vườn quốc gia Hoàng Liên (Lào Cai) được ví như “kho báu”
về cây thuốc quý, với hơn 850 loại cây thuốc đặc hữu. Anh
Tráng Xuấn Là, xã Bản Già, huyện Bắc Hà cho biết, năm 2019,
gia đình chỉ trồng hơn 4.000m2 cây đương quy, nhờ áp dụng
đúng quy trình kĩ thuật canh tác do cán bộ khuyến nông hướng
dẫn, thời tiết lại ủng hộ nên cây sinh trưởng phát triển tốt, thu
hoạch được trên 6 tấn củ, mang về nguồn thu gần 120 triệu
đồng. 
Năm 2020, diện tích vùng trồng dược liệu của huyện vùng cao
Bắc Hà đã không ngừng được mở rộng, hiện có khoảng từ 90-
100 ha. Những cánh đồng dược liệu quý hiếm đã, đang khẳng
định vị thế là cây chủ lực xóa nghèo.
Tương tự, Tu Mơ Rông (Kon Tum) là huyện cũng thực hiện
hiệu quả chính sách giữ rừng để phát triển dược liệu và du lịch.
Hiện nay, toàn huyện đã có gần 20ha sâm Ngọc Linh do người
dân gieo trồng, 70ha hồng đảng sâm. Mỗi năm, người dân ở
đây thu được hàng trăm triệu đồng. Ngoài ra, người dân cũng
đang tiếp tục phát triển các loại cây: đương quy, ngũ vị tử, lan
kim tuyến… Một trong những nội dung quan trọng, tạo ra đột
phá trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Kon Tum, là
việc bảo tồn, đầu tư phát triển sâm Ngọc Linh và các dược liệu
khác gắn với xây dựng chuỗi liên kết giá trị và phát triển
thương hiệu.
Đó là những ví dụ khẳng định giá trị kinh tế của dược liệu đối
với vùng DTTS và miền núi. Điển hình vùng Tây Bắc,Tây
Nguyên và Nam Trung bộ là những địa phương có tiềm năng
trồng, khai thác dược liệu rất lớn ở nước ta. 
Hiện nay, giá trị kinh tế của dược liệu, đang ngày càng được
Việt Nam và cả thế giới đánh giá cao. Vì vậy dược liệu tại Việt
Nam nói riêng và Thế Giới nói chung có rất nhiều tiềm năng.
3. Vấn đề thách thức
Việc bảo tồn và phát triển giá trị kinh tế của dược liệu dân tộc
khác với các loại cây khác, vì nó gắn liền với tri thức sử dụng
của đồng bào DTTS. Chúng ta có thể hiểu nôm na, cây thuốc
gồm hai yếu tố cấu thành: dược liệu đơn thuần là một nguồn
gen (vật thể) và cách làm thuốc là tri thức (phi vật thể). Bởi
vậy, hiện nay, việc khai thác, phát triển dược liệu còn chưa
tương xứng tiềm năng.
Phần lớn cây dược liệu chưa được chế biến sâu mà chủ yếu bán
nguyên liệu thô, cho nên giá trị rất thấp. Như ở Lai Châu cũng
có lợi thế trồng một số loài như: quế, sơn tra, sa nhân, thảo quả,
sâm Lai Châu, bảy lá một hoa,.. nhưng lại chưa tạo được điểm
nhấn trên bản đồ dược liệu Việt Nam. Nguyên nhân, là do chưa
có cơ chế đặc thù đối với cây dược liệu, cho nên chưa thu hút
được doanh nghiệp tham gia đầu tư phát triển; khâu sản xuất,
chế biến và tiêu thụ vẫn theo kiểu mạnh ai nấy làm. 
Do vậy, để phát huy thế mạnh, cần có cơ chế, chính sách khai
thác, phát triển phù hợp; nhất là việc thu hút sự tham gia của
doanh nghiệp vào chế biến sâu dược liệu. Ngoài ra, giải quyết
bài toán đầu ra cho dược liệu bằng cách phát triển mô hình: gắn
kết y học cổ truyền và dược liệu; dùng dược liệu tạo ra ẩm thực
và chữa bệnh, gắn với du lịch, …xuất khẩu cũng là những tiềm
năng vẫn còn “ngái ngủ”. 
Ông Bùi Thanh Tùng, Trưởng phòng Quản lý dược cổ truyền
(Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền thuộc Bộ Y tế) thông tin: Nói
tới dược liệu, phần nhiều là nhập khẩu, nhưng hiện nay Việt
Nam cũng xuất ngược sang Trung Quốc, nhất là dược liệu thu
hái tự nhiên và cả một số dược liệu nuôi trồng

Có thể thấy rằng, giá trị kinh tế của dược liệu hiện nay chưa
được nhìn nhận đúng mức. “Cần xác định tiêu chí xác định thế
nào là dược liệu quý? Từ trước tới nay chỉ mới xác định được
yếu tố “quý” về mặt y tế, còn việc cây dùng để xuất khẩu và
mang lại lợi ích kinh tế cho bà con cũng cần được đánh giá là
“quý”, ông Tùng nhận định. 

Ông Đào Văn Hồ, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại
nông nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cũng có
quan điểm: Việt Nam có nhiều dược liệu có tiếng, nhưng một
trong những điểm hạn chế là chưa làm tốt khâu xúc tiến thương
mại; giữa sản xuất, chế biến, đưa sản phẩm y dược cổ truyền ra
thị trường chưa được kết nối tốt.

Ðể giải quyết thực trạng này, các địa phương cần sớm xây
dựng quy hoạch vùng dược liệu, biến nguồn tài nguyên này
thành tiềm năng, lợi thế chủ lực nhằm thúc đẩy phát triển kinh
tế - xã hội, xây dựng mối liên kết “bốn nhà”. Trước tiên, phải
liên kết giữa nhà doanh nghiệp và nhà nông; cần có chính sách
ưu đãi đối với việc trồng dược liệu, như hỗ trợ vay vốn, cho
thuê đất, miễn giảm thuế, chính sách bao tiêu sản phẩm. Chú
trọng vai trò quản lý nhà nước nhằm bảo đảm hài hòa giữa lợi
ích kinh tế cho người dân, doanh nghiệp, vừa phát huy được
tiềm năng, lợi thế của vùng dược liệu.

III. DƯỢC LIỆU CHỨA TINH DẦU VÀ LIPID

You might also like