You are on page 1of 2

ĐẶT VẤN ĐỀ

Việt Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều, có thảm thực vật vô
cùng đa dạng và phong phú, đây là nguồn dược liệu vô cùng dồi dào. Từ xưa ông cha ta
đã biết sử dụng nguồn dược liệu quý giá với các phương pháp chế biến khác nhau và các
dạng bào chế thích hợp dùng để phòng và chữa bệnh cho nhân dân. Trải qua hàng ngàn
năm lịch sử, từ thế hệ trước truyền lại cho thế hệ sau, đúc kết được những kinh nghiệm từ
thực tiễn lâm sàng, xây dựng nên lý luận về các phương pháp phòng và chữa bệnh, đồng
thời dựa vào hệ thống triết học cố phương Đông, vận dụng vào y học cổ truyền tạo ra một
hệ thống y lý phong phú phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh Việt Nam.

Hiểu được tầm quan trọng và vai trò của việc bảo tồn và giữ gìn nguồn dược liệu, tài
nguyên cây thuốc quý giá, chính phủ đã ban hành và thực hiện nhiều chính sách nhằm
hình thành rừng quốc gia, khu dự trữ sinh quyển…. và thực hiện nhiều chính sách quyết
liệt, góp phần bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ nguồn tài nguyên cây thuốc và nguồn
dược liệu quý. Các văn bản pháp luật như thông tư 117/2010/NĐ-CP , quyết định
1976/QĐ-TTg 2014… thể hiện sự quan tâm của Đảng và nhà nước trong công cuộc bảo
vệ và phát triển nguồn tài nguyên dược liệu quý tại Việt Nam.

Mặc dù đã có những văn bản pháp luật quy định rất rõ ràng về việc bảo tồn và giữ gìn
rừng quốc gia, giữ gìn nguồn tài nguyên dược liệu quý hiếm; tuy nhiên tình trạng chặt
phá rừng bừa bãi và khai thác trái phép các cây thuốc quý,buôn bán trái phép nguồn dược
liệu đang xảy ra ngày càng nghiêm trọng và phổ biến. Điều đó làm cho trữ lượng các loại
dược liệu quý có xu hướng giảm mạnh, đồng thời gây suy giảm đa dạng sinh học, làm
tăng sự phụ thuộc của nước ta vào nguồn dược liệu từ nước ngoài.

Vườn quốc gia Hoàng Liên là một vườn quốc gia Việt Nam được thành lập năm 2002,
nằm ở độ cao từ 1.000-3000m so với mặt biển trên dãy Hoàng Liên Sơn thuộc địa bàn
các xã San Sả Hồ, Lao Chải, Tả Van, Bản Hồ (huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai) và một phần
các xã Phúc Khoa, Trung Đồng (huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu). Vườn quốc gia Hoàng
Liên được chọn là một Trung tâm đa dạng của các loài thực vật trong Chương trình bảo
tồn các loàì thực vật của Hiệp hội Bảo vệ Thiên nhiên Thế giới (IUCN). Vườn cũng được
Quỹ môi trường toàn cầu được xếp vào loại A, cao cấp nhất về giá trị đa dạng sinh học
của Việt Nam.

Do hiện nay ở Việt Nam, chưa có một nghiên cứu cụ thể nào về tài nguyên cây thuốc
của vườn quốc gia Hoàng Liên. Chính vì vậy mà tài nguyên cây thuốc của Vườn quốc gia
Hoàng Liên vẫn chưa được đánh giá một cách khách quan, toàn diện và khoa học. Chính
vì vậy chúng em lựa chọn đề tài “ Nghiên cứu tài nguyên cây thuốc của vườn quốc gia
Hoàng Liên “. Với mong muốn kết quả của nghiên cứu sẽ là một trong những cơ sở khoa
học góp phần giúp chúng ta có cái nhìn khách quan toàn diện hơn về nguồn dược liệu quý
và tài nguyên cây thuốc trong vườn quốc gia Hoàng Liên.

 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài


1. Khái quát chung và tìm hiểu về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, khí hậu của Việt
Nam và vườn Quốc gia Hoàng Liên.
2. Nghiên cứu, đánh giá nguồn tài nguyên cây thuốc tại vườn quốc gia Hoàng Liên,
Lào Cai
3. Tình hình khai thác và sử dụng dược liệu tại vườn Quốc gia Hoàng Liên.

You might also like