You are on page 1of 23

TRƯỜNG ĐẠI HỌC YERSIN ĐÀ LẠT

KHOA DƯỢC
BỘ MÔN DƯỢC LIỆU

----

TIỂU LUẬN
KHẢO SÁT THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ TÁC DỤNG DƯỢC LÝ
CÂY NGHỆ VÀNG TẠI ĐĂK LĂK

GVHD : Lê Bá Vinh
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Ý Thương
MSSV : 2305102044
Lớp : Dược K7

Đà Lạt - 2024
MỤC LỤC

Mở đầu Trang 2
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1 Tổng quan về cây Nghệ vàng Trang 5
2 Đặc điểm thực vật Trang 5-6
3 Phân bố Trang 7
4 Thu hái và chế biến Nghệ vàng Trang 7-8
CHƯƠNG 2: THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ TÁC DỤNG
DƯỢC LÝ CỦA CÂY NGHỆ VÀNG
1 Thành phần hóa học của Nghệ vàng Trang 9-10
2 Tác dụng dược lý cây Nghệ vàng Trang 11-14
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ BÀI THUỐC TỪ NGHỆ VÀNG
1 Một số bài thuốc Trang 15-16
2 Một số sản phẩm từ Nghệ vàng Trang 17-20
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN Trang 21-22

1
MỞ ĐẦU
Việt Nam là đất nước có nhiều giá trị kinh tế và tài nguyên thiên nhiên, trong đó phải kể
đến nguồn lực vô cùng phong phú, đa dạng cũng như các nguồn cây dược liệu và các loại
cây thảo dược có giá trị cao không chỉ tốt cho sức khỏe của con người mà còn mang lại
giá trị kinh tế cao.

Dược liệu được định nghĩa là những loại nguyên liệu có tác dụng điều trị bệnh, phòng
tránh bệnh, điều trị bệnh,... dược liệu được dùng để chế biến các loại thuốc phục cho cho
các sinh vật sống như Con người và động vật cấp thấp.

Dược liệu bao gồm rất nhiều nguyên liệu được lấy từ thiên nhiên như một số loài động
vật, một số loài thực vật, các khoáng vật được nghiên cứu kĩ càng để có thể chế biến
thành các bài thuốc chữa trị. Cây dược liệu hay còn gọi là thảo dược là các loài thực vật
được nghiên cứu kĩ càng, đạt tiêu chuẩn để có thể làm thuốc. Thực vật ở nước ta không
chỉ được dùng làm lương thực cho con người mà còn là kho thuốc quý giá, tạo ra nguồn
dược liệu rất đa dạng và hữu ích. Thuốc Đông y từ dược liệu được lưu truyền và phát
triển qua nhiều thế hệ cha ông ta, xã hội càng phát triển con người càng quan tâm đến sức
khỏe và những thực phẩm từ thiên nhiên đặc biệt là các loại thuốc được bào chế từ thảo
dược…

Phó Giám đốc Sở Y tế Đắk Lắk Nguyễn Thị Xuân Thủy cho biết: Trên địa bàn tỉnh có
748 loài thực vật sử dụng làm thuốc, trong đó có một số loài thường xuyên được khai thác
sử dụng trong y học cổ truyền và trong sản xuất, kinh doanh. Ngoài các loài dược liệu
trong tự nhiên, trong những năm gần đây, người dân ở nhiều địa phương trong tỉnh cũng
đã đưa vào trồng và sử dụng các loài cây dược liệu trong vườn nhà hoặc trên nương rẫy,
trong đó nhiều loài cây thuốc hoang dại đã được đưa vào trồng thành vườn như ích mẫu,
dừa cạn, mạch môn, sâm đại hành, quế, hòe hoa, cà úc, nghệ đen, kim vàng... góp phần
vào việc phòng bệnh, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng.

Viện Khoa học kỹ thuật nông - lâm nghiệp Tây Nguyên cũng đã triển khai Đề tài xây
dựng mô hình trồng cây dược liệu tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Đắk
Lắk, chủ yếu trồng bốn loài dược liệu gồm: gừng, nghệ vàng, nghệ đen và đinh lăng.
Kết quả cho thấy, sau thời gian tám đến chín tháng, đối với mô hình trồng gừng trâu
đạt năng suất 1,8 tấn/1.000 m², cho thu nhập 26,1 triệu đồng. Mô hình trồng nghệ vàng

2
đạt năng suất 2,5 tấn/1.000 m², cho thu nhập 14,5 triệu đồng. Mô hình trồng nghệ đen
đạt năng suất hơn 2,5 tấn/1.000 m², cho thu nhập gần 15 triệu đồng. Thạc sĩ Bùi Quang
Vinh, thành viên thực hiện đề tài cho biết: Với hiệu quả này so các loại cây trồng khác
tại vùng triển khai mô hình thì hiệu quả trồng cây dược liệu cao hơn hai - ba lần. Từ
kết quả nghiên cứu này, trong thời gian qua mô hình đã được triển khai nhân rộng tại
nhiều vùng đồng bào DTTS trong tỉnh, góp phần tăng thu nhập, xóa đói, giảm nghèo,
nâng cao đời sống của bà con.

Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Đắk Lắk Nguyễn Hoài Dương cho biết: Đến nay, toàn
tỉnh có hơn 1.300 ha cây dược liệu, chủ yếu trồng xen trong các vườn cà-phê, cây ăn
trái là chính. Bước đầu, những hộ nông dân trồng xen cây dược liệu góp phần nâng cao
hiệu quả sử dụng đất, tăng thu nhập, góp phần giảm nghèo... Bên cạnh đó, trên địa bàn
tỉnh cũng đã có một doanh nghiệp là Công ty cổ phần sản xuất - thương mại Kỳ Nam
Việt đã được UBND tỉnh cho thuê đất rừng để thực hiện dự án đầu tư phát triển dược
liệu với quy mô 230 ha tại xã Cư Klông, huyện Krông Năng, trồng dược liệu theo
phương thức trồng xen dưới tán rừng. Các loại cây dược liệu được doanh nghiệp này
đưa vào trồng là sâm Ngọc Linh 64 ha, đương quy 66 ha, đẳng sâm 60 ha, bình vôi 40
ha. Ở các tỉnh Tây Nguyên khí hậu ôn hòa, thổ nhưỡng thích hợp trồng nhiều loại
dược liệu, đặc biệt đối với Nghệ vàng được xếp vào hạng mục cây dược liệu ngắn
ngày có thể trồng xen canh và trồng chuyên canh. Theo số liệu từ Báo cáo chính thức
diện tích, năng suất và sản lượng cây hàng năm của năm 2021, diện tích trồng nghệ
trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đạt gần 2.500ha, tập trung nhiều nhất ở các huyện Krông
Pắc, Ea Kar, Cư M’gar, Buôn Đôn, Krông Năng lượng củ nghệ cho tinh bột nhiều và
hàm lượng curcumin cao. Cây nghệ là loại dược liệu được sử dụng trong y học cổ
truyền với nhiều công dụng tuyệt vời, với người Việt Nam chúng ta Nghệ còn là một
loại gia vị phổ biển trong ẩm thực thân quen. Nghệ vàng có tên khoa học Curcuma
longa L. thuộc họ gừng (Zingiberaceae). Họ Gừng (Zingiberaceae) là một họ của thảo
mộc sống lâu năm với các thân rễ bò ngang hay tạo củ, bao gồm 47-56 chi và khoảng
1.075-1.600 loài. Nhiều loài là các loại cây cảnh, cây gia vị, hay cây thuốc quan trọng.
Trong họ này bao gồm gừng, nghệ, riềng, đậu khấu và sa nhân…

Tuy nhiên, đến nay Đắk Lắk vẫn chưa có nghị quyết hay đề án nào về phát triển và
bảo tồn cây dược liệu trên địa bàn nên chưa phát triển cây dược liệu thành vùng
chuyên canh lớn mà chủ yếu trồng tự phát trong nhân dân nên hiệu quả chưa cao.

3
Hiện, các Sở Y tế, NN&PTNT, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính và các đơn vị liên quan
vẫn chưa thống nhất về kinh phí cũng như các vấn đề liên quan để trình UBND tỉnh.
Hơn nữa, đề án phát triển cây dược liệu là một đề án lớn vượt khả năng của Sở Y tế
nên cần phải thuê một đơn vị đủ năng lực để xây dựng đề án. Chính vì những vấn đề
này mà đến nay Đắk Lắk vẫn chưa xây dựng được đề án phát triển và bảo tồn cây
dược liệu trên địa bàn. Do đó, việc phát triển cây dược liệu trên địa bàn vẫn còn hạn
chế.

Vì vậy, để phát triển và bảo tồn cây dược liệu trên địa bàn tương xứng với tiềm năng,
thúc đẩy phát triển kinh tế và nâng cao thu nhập cho người dân địa phương, tỉnh Đắk
Lắk cần sớm xây dựng đề án phát triển và bảo tồn cây dược liệu trên địa bàn tỉnh.

4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN

1. Tổng quan về loài Nghệ vàng:

 Tên tiếng Việt: Nghệ, Nghệ vàng, Khương hoàng, Uất kim, Cohem, Co khản
mỉn, Khinh lương.
 Tên khoa học: Curcuma longa L.
 Họ: họ Gừng (Zingiberaceae).
 Công dụng: dùng trong kinh nguyệt không đều, bế kinh, ngực bụng trướng, đau
tức, khó thở, sau khi sinh bị ứ huyết, kết cục gây đau bụng, hoặc bị chấn thương
phần mềm gây ứ máu, dạ dày viêm loét, ung nhọt, ghẻ lở, phong thấp, tay chân
đau nhức, vàng da.

2 . Đặc điểm thực vật Nghệ vàng:

Thuộc cây thân cỏ, cao 0,6 - 1 m. Thân rễ to, phân nhánh thành nhiều củ hình bầu dục,
có ngấn, màu vàng sẫm đến đỏ cam, mùi thơm.

Bẹ lá ôm lấy nhau tạo thân giả, mọc thẳng từ thân rễ, gốc phiến lá thuôn hẹp, đầu hơi
nhọn, dài 30 - 40 cm , rộng 10 – 15 cm, hai mặt nhẵn cùng màu xanh nhạt, mép lá
nguyên uốn lượn.

Cụm hoa mọc từ giữa túm lá, hình trụ hoặc hình trứng, trên một cán mập dài đến 20
cm. Lá bắc rời, màu rất nhạt. Những hoa ở gốc cụm hoa là hoa sinh sản, màu lục hoặc
trắng nhạt, những hoa gần ngọn hẹp hơn pha hồng ở đầu lá. Mỗi hoa gồm 3 lá đài dạng
răng, không đều; tràng hình ống dài, cánh giữa dài hơn các cánh bên, màu vàng. Nhị
mang bao phấn có cựa do một phần lồi ra của chung đới; nhị lép dài hơn bao phấn;
cánh môi gần hình mắt chim, hơi chia 3 thuỳ. Bầu có lông.

Quả nang chia thành 3 ô, nứt bằng van. Hạt có áo.

Cây ra hoa vào khoảng từ tháng 3 - 5.

5
Hình dạng lá, thân, hoa, rễ( củ) Nghệ vàng

Rễ phát triển thành củ hình bầu dục, có ngấn, màu vàng sẫm đến đỏ cam, mùi thơm.

6
3. Phân bố:

Nghệ có nguồn gốc từ Ấn Độ. Ngày nay, Nghệ là một cây trồng quen thuộc ở khắp các
nước thuộc khu vực nhiệt đới, từ Nam Á đến Đông Nam Á và cả Đông Á.

Ở Việt Nam, Nghệ cũng là một cây trồng có ở nhiều nơi, từ vùng đồng bằng ven biển
đến vùng núi cao trên 1500 m. Ở nhiều nơi, Nghệ đã trở thành loài mọc hoang ở các
đồng ruộng, nương rẫy.

Nghệ là loài cây ưa ẩm, ưa sáng và chịu bóng, biên độ sinh thái rộng, thích nghi được
với nhiều kiểu khí hậu khác nhau. Toàn bộ phần trên mặt đất cây Nghệ sẽ lụi đi vào
mùa đông ở các tỉnh phía Bắc và mùa khô ở các tỉnh phía Nam. Sau đó, cây mọc lại
vào giữa mùa xuân.

4. Thu hoạch và chế biến:

Tiến hành thu hoạch Nghệ vào mùa đông khi cây lụi đi.

Muốn để lâu nên hấp Nghệ trong 6 - 12 giờ, để cho ráo nước rồi đem phơi hoặc sấy
khô.

Trong y học cổ truyền, người ta chế biến Nghệ như sau:

- Dạng thái phiến: Thái Nghệ thành phiến vát, phơi hay sấy khô. (Nếu là củ khô thì
ngâm, rửa, ủ mềm rồi thái phiến và đem phơi khô trở lại.

- Dạng sao với giấm: Nghệ (10kg) tẩm đều với giấm (1,5 - 2kg), để Nghệ hút hết giấm
30 phút, dùng lửa nhỏ sao khô hoặc luộc Nghệ với giấm, rồi thái phiến, phơi khô.

- Dạng phiến sao vàng: Nghệ thái phiến được đem đi sao cho đến khi có màu vàng
sẫm.

- Dạng chế với phèn chua: 10kg Nghệ thái phiến tẩm nước phèn chua (0,1 kg), ủ trong
một giờ, rồi sao đến khi vàng.

- Dạng chế với giấm, phèn chua: Nghệ (10kg), giấm (1kg) phèn chua (0,1kg), nước
vừa đủ. Đầu tiên, trộn đều Nghệ với giấm rồi thêm ít nước cháo nóng cộng dung dịch

7
phèn chua, trộn đều, để 24 giờ. Sau đó đem luộc cho cạn, phơi khô vừa (còn khoảng
30% nước), ủ mềm thêm 2 ngày thái phiến 3 - 5 mm rồi phơi khô.

Hình ảnh người dân đang thu hoạch Nghệ vàng

8
CHƯƠNG 2. THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ TÁC DỤNG DƯỢC LÝ CỦA CÂY
NGHỆ VÀNG

1. Thành phần hóa học và tác dụng dược lý Nghệ vàng:

1.1 Thành phần hóa học:

Thân rễ Nghệ trồng ở Ấn Độ có các thành phần theo tỉ lệ: Nước 13,1%; protein 6,3%;
chất béo 5,1%, chất vô cơ 3,5%; carbonhydrat 69,4% và caroten tính theo vitamin A
50 UI.

Cất kéo bằng hơi nước được 5,8% tinh dầu. Ở Việt Nam, trong củ Nghệ có hỗn hợp
chất màu 3,5 – 4% và curcumin tinh khiết 1,5 – 2%. Trong tinh dầu lá Nghệ, có hơn 20
các chất nhóm monoterpen: Phellandren (24,5%), cineol (15,9%), p - cymen (13,2%)
và p-pinen (8,9%).

Theo tài liệu Trung Quốc, Nghệ có turmerol, zingiberen, limonen, cineol, terpinen,
linalool, borneol, D, p-phellandren, d-sabinen, zingeren, curcumin, parahydroxy
cinnamoyl methan. P, p’-dihydroxycinnamoyl methan.

Các chất màu phenolic trong Nghệ chủ yếu là các dẫn chất của diarylheptan gồm
curcumin (bisferuloyl – methan) (1) bis (4 hydroxy – cinnamoyl)-methan (2) và 4-
hydroxycinnamoyl feruloyl methan (3).

Curcumin là một hỗn hợp gồm curcumin I là curcumin chính thức, chiếm khoảng 60%
, curcumin II là monodesmethoxy curcumin chiếm 24% và curcumin III là
bidesmethoxy curcumin chiếm 14%.

Tinh dầu Nghệ cũng chứa nhiều hợp chất terpen như alpha và beta pinen, camphen,
limonen, terpinen, caryophyllen, linalool, borneol, isoborneol, camphor, eugenol,
cineol curdion, curzerenon, và curcumen.

Hai hợp chất có tác dụng chống oxy hóa và chống viêm là 1,5 bis (4 hydroxy, 3
methoxy phenyl)-penta-(1E, 4E)-1,4–dien-3-on và 1-(4 hydroxy-3-methoxy phenyl-5-
(4 hydroxy phenyl)-penta (1E, 4E)-1-4-dien-3-on.

9
Hai hợp chất phenol-sesquiterpen ceton có tác dụng ức chế men lipoxygenase là 2-
methyl-6-(3-hydroxy-4-methyl-phenyl-2-hepten-4-on (turmeronol A) và 2 methyl-6-
(2-hydroxy-4 methylphenyl) 2-hepten-4 on (turmeronol B).

Người ta cũng dựa vào thành phần hoá học các sesquiterpen trong củ Nghệ để phân
loại các loại Nghệ.

Phân tích mẫu bằng phương pháp GC/MS (sắc ký khí kết hợp đo khối phổ) một số
loại Nghệ thấy có 8 sesquiterpenoid là alphacurcumen, zingiberen, p-
sesquiphellandren, ar – (+) tuimerol, o-turmeron, p-turmeron và germacol.

Gần đây còn có thêm các nghiên cứu về polysaccharid có hoạt tính sinh vật trong
Nghệ, đáng lưu ý có ukonan A, ukonan B và ukonan C, cho tác dụng trên hệ thống
lưới nội mô.

Chất màu trong củ nghệ có thể chiết xuất trực tiếp bằng nước kiềm, sau đó, tủa với
acid.

Curcumin từ Nghệ có tác dụng ức chế u và có thể coi là một chất anticarcinogen có
giá trị.

Cấu trúc Curcumin là thành phần chính của curcuminoit – một chất trong củ nghệ
thuộc họ Gừng (Zingiberaceae) dạng Enol

Dạng xeton của Curcumin

10
1.2 Tác dụng dược lý của Cây Nghệ:

1.2.1 Theo y học cổ truyền

Thân rễ Nghệ (hay còn gọi là khương hoàng) có vị cay đắng, mùi thơm hắc, tính ấm,
có tác dụng hành khí, phá huyết, thông kinh, chỉ thống, tiêu mủ, giúp lên da non.

Rễ củ (hay còn gọi là uất kim) vị cay đắng, hơi ngọt, tính mát, có tác dụng hành khí,
giải uất, lương huyết, phá ứ.

Do đó, thân rễ Nghệ được dùng trong trường hợp kinh nguyệt không đều, bế kinh,
ngực bụng trướng đau tức, đau liên sườn dưới, khó thở, sau khi sinh con bị ứ huyết,
kết cục gây đau bụng, bị chấn thương phần mềm gây ứ máu, dạ dày viêm loét, ung
nhọt, ghẻ lở, phong thấp, tay chân đau nhức, vàng da.

Nghệ tươi đem giã nhỏ, lấy phần dịch bôi lên chỗ bị ung nhọt, viêm tấy, lở loét ngoài
da hoặc các mụn mới khỏi để đỡ sẹo.

Curcumin trong Nghệ được dùng màu bao viên, cho ra màu vàng chanh sáng đẹp, bền
vững; hoặc nhuộm vàng thực phẩm, nhuộm len, tơ, nhuộm da, giấy.

Nghệ còn được dùng chữa khí huyết ứ trệ, thổ huyết, đau vùng sườn, ra máu cam, tiểu
ra máu.

1.2.2 Theo y học hiện đại

- Hoạt tính kháng viêm: Nghệ thể hiện hoạt tính ức chế chống viêm cấp và mạn tính
trong các mô hình gây phù bàn chân và gây u hạt thực nghiệm trên chuột cống trắng,
đồng thời có tác dụng gây teo tuyến ức chuột cống đực non. Trên mô hình thực
nghiệm tinh dầu nghệ thể hiệnhoạt tính chống viêm khớp. Hoạt tính này có thể do ức
chế các enzym trypsin và enzyme hyaluronidase.

Curcumin và các dẫn chất có hoạt tính kháng viêm, tác dụng này có thể do khả năng
thu dọn những gốc oxy có liên quan đến quá trình viêm. Phân đoạn polysacharid chiết
từ Nghệ tiêm phúc mạc chuột nhắt trắng thấy có tác dụng làm tăng khả năng thực bào
trong thử nghiệm thanh thải carbon dạng keo.

11
- Nghệ có hoạt tính chống loét dạ dày và loạn tiêu hoá

Thỏ uống cao nước hoặc cao methanol làm giảm tiết dịch vị và tăng lượng chất nhầy
trong dịch vị. Kết quả cũng tương tự, khi cho chuột cống trắng uống cao cồn làm
giảm tiết dịch vị và bảo vệ niêm mạc dạ dày tá tràng chống lại thương tổn do co thắt
môn vị gây ra, hoặc stress do hạ nhiệt, giamgiữ, đói, dùng indomethacin, reserpin và
mercaptamin, và những chất phá huỷ tế bào như methanol 80%, HCl 0,6 M, NaOH
0,2 M và NaCl 25%. Curcumin giúp cải thiện những tổn thương ở dạ dày nhờ kích
thích tạo chất nhầy. Tuy vậy, khi tiêm phúc mạc hoặc uống curcumin lại gây loét dạ
dày ở chuột cống trắng.

Natri curcuminat kích thích co bóp cơ trơn hồi tràng chuột lang không đặc hiệu. Cho
thêm curcumin vào Clostridium perfringens phân lập từ ruột, và cho vào thức ăn của
chuột cống trắng làm giảm sự tạo khí: Tiêm tĩnh mạch tinh dầu và natri curcuminat
làm tăng tiết mật ở chó; ngoài ra, còn kích thích cơ túi mật.

Uống bột nghệ với lượng 500 mg x 4 lần/ngày trong 7 ngày cho thấy hiệu quả giảm
rối loạn tiêu hóa do acid hoặc đầy hơi, giúp làm nhanh lành vết loét và giảm đau
bụng.

- Curcumin có tác dụng chống viêm:

Một nghiên cứu ngắn hạn (trong 2 tuần) trên bệnh nhân viêm khớp dạng thấp,
curcumin hoặc phenylbutazon cho thấy tác dụng cải thiện đối với sự cứng cơ vào buổi
sáng, sưng các khớp cũng như tăng thời gian đi bộ.

- Tác dụng kháng khuẩn:

Curcumin cũng cho thấy có khả năng ức chế in vitro sự phát triển của trực khuẩn lao
ở Cmin 25 ng/ml, và ức chế Salmonella paratyphi ở nồng độ 50 ng/ml, ức chế tụ cầu
vàng ở nồng độ 50 ng/ml.

Tinh dầu Nghệ ức chế trực khuẩn lao ở nồng độ 1 ng/ml, Bacillus mycoides và nấm
Candida albicans ở nồng độ 1/160 và Bacillus subtilis ở nồng độ 1/250

12
Turmeron trong tinh dầu ức chế in vitro các vi khuẩn và nấm, theo thứ tự hoạt tính
giảm dần như sau: Bacillus subtilis, Candida albicans, Mycobacterium tuberculosis,
Shigella dysenteriae, Diplococcus pneumoniae, Proteus vulgaris, Bacillus mycoides,
Klebsiella sp., Salmonella typhi, Escherichia coli. Curcumin có tác dụng ức chế
protease của HIV-1 và HIV-2, do đó thể hiện hoạt tính kháng virus. Artusrmeron có
trong tinh dầu và dịch chiết hexan của lá nghệ có khả năng diệt ấu trùng muỗi Aedes
aegyptii.

Viên bào chế kết hợp nghệ và bạch truật giúp làm giảm khá nhanh các cơn đau, giảm
độ acid tự do trong dịch vị cũng như giảm các triệu chứng rối loạn tiêu hoá, nhưng
hình ảnh chụp X quang của vết loét vẫn chưa có nhiều biến chuyển.

Viên bào chế từ Nghệ, mai mực, hương phụ, cà độc dược có tác dụng giảm loét dạ
dày trong mô hình gây loét do thắt môn vị,giảm độ acid dịch vị, và còn thể hiện cả tác
dụng an thần, làm hết đau thượng vị, hết ợ chua, ợ hơi, hết cơn đau về đêm.

Cho thỏ tăng cholesterol máu thực nghiệm sử dụng nước sắc Nghệ đã làm giảm lượng
cholesterol và lipid toàn phần trong máu rõ rệt, tỷ lệ beta/alpha lipoprotein cũng giảm
có ý nghĩa so với đối chứng.

Kem Nghệ thể hiện khả năng điều trị bỏng thực nghiệm khi sử dụng cho thỏ, nhờ tác
dụng kháng khuẩn, kháng nấm, kích thích tái tạo tổ chức và liền sẹo nhưng quá trình
tăng sinh tế bào tại các tổ chức liên kết xuất hiện lại chậm nên thời gian lành vết bỏng
kéo dài.

Nghệ khi dùng dạng phối hợp với một số dược liệu khác có tác dụng tăng cường tái
tạo ở vết loét cổ tử cung, điều trị viêm đại tràng.

Tinh dầu Nghệ có tác dụng sát trùng yếu, đồng thời là thuốc kháng acid, liều nhỏ gây
trung tiện, giúp dễ tiêu, kích thích ăn ngon; với liều cao có tác dụng chống co thắt,
làm ức chế nhu động ruột.

- Tác dụng lợi mật:

Tinh dầu Nghệ có chứa p-tolylmethyl carbinol, nhờ đó mà có tác dụng lợi mật.

13
Cho chuột uống cao chiết dầu hoả của nghệ hàng ngày với liều 100 và 200 mg/kg
trong 7 ngày, thấy có tác dụng ngừa thai với tỷ lê tương ứng 80% và 100%. Một chất
tương tự curcumin chiết từ nghệ vàng đã biến đổi trong gan tạo thành chất có tác dụng
tăng tiết mật.

Cao thân rễ nghệ có tác dụng chống tổn thương gan gây bởi carbon tetraclorid in vivo
và in vitro. Cao nghệ có hiệu quả chống nấm tốt, đặc biệt là đối với các bệnh nấm da.
Chuột dùng curcumin với liều 125 mg/kg làm tăng lưu lượng mật và liều 250 mg/kg
làm tăng hàm lượng cholesterol và acid mật trong mật tiết ra. Curcumin cũng có tác
dụng ức chế sự tan huyết gây bởi hydrogen peroxyd ở những nồng độ thấp.

Chuột cống trắng dùng curcumin thấy có tác dụng kích thích hoạt tính của men
arylhydroxylase

Chuột cái sau khi cắt bỏ hai buồng trứng được cho uống dịch chiết Nghệ rồi quan sát
sự sừng hóa niêm mạc âm đạo cũng như khối lượng tử cung. Kết luận, Nghệ có tác
dụng điều hoà chức năng sinh sản vì làm gia tăng sự sừng hoá âm đạo và tăng trọng
lượng tử cung. Nghệ cũng gây tăng số lượng tế bào hồng cầu, chỉ số hematocrit và
hemoglobin. Nghệ gây tăng bạch cầu với liều thấp, và giảm bạch cầu với liều cao.

- Khảo sát độc tính cấp và mạn tính của cao cồn nghệ:

Cho chuột nhắt trắng dùng các liều cấp tính 0,5 - 1,0 và 3g/kg thể trọng hoặc liều mạn
tính 100 mg/kg/ngày. Kết quả, trong không thấy có tỷ lệ chết có ý nghĩa so với đối
chứng. Sau khi dùng cao Nghệ theo thời gian thử độc tính mạn, các chuột không tăng
trọng lượng, số lượng hồng cầu và bạch cầu giảm. Khối lượng của cơ quan sinh dục,
khả năng di chuyển và số lượng của tinh trùng tăng ở chuột nhắt đực uống cao Nghệ.
Nghệ không gây đột biến và không gây ung thư trên chuột thử nghiệm.

Nghệ ức chế khả năng gây đột biến của các chất ngưng tụ từ khói thuốc lá và dịch
chiết thuốc lá.

14
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ BÀI THUỐC TỪ CÂY NGHỆ VÀNG

Theo Sách Đông y bảo giám, nghệ vàng có tác dụng phá huyết, hành khí, thông kinh,
chỉ thống (giảm đau), chủ trị bụng chướng đầy, cánh tay đau, bế kinh, sau đẻ đau bụng
do ứ trệ, vấp ngã, chấn thương, ung thũng... Theo Nhật hoa tử bản thảo cho khương
hoàng có tác dụng trị huyết cục, nhọt, sưng, thông kinh nguyệt, vấp ngã máu ứ, tiêu
sưng độc, tiêu cơm.
1. Một số bài thuốc từ Nghệ vàng:

- Trị cảm cúm: Lấy củ nghệ cái (củ chính) rửa sạch, gọt vỏ, thái lát mỏng cho vào
chén giã nhỏ, rồi cho ít nước sôi vào để ngâm vài phút. Sau đó gạn lấy nước uống, xác
nghệ còn lại cho vào ít giấm ăn, khuấy đều rồi dùng xoa khắp người để giúp trị cảm
cúm. Những trường hợp bị dính mưa, nắng biểu hiện muốn cảm cúm như người mệt
mỏi, uể oải thì áp dụng cách trên cũng có thể phòng bệnh cúm.

- Chữa ho: Củ nghệ tươi gọt vỏ, cắt nhiều lát mỏng. Chanh tươi gọt vỏ, cắt lát mỏng,
lượng bằng với nghệ (chừng 6-7 lát). Củ gừng tươi cũng rửa sạch, cắt lát mỏng nhưng
lượng bằng một nửa nghệ. 3 nguyên liệu ấy cho vào bát cùng một ít nước sôi và hai
thìa mật ong (hoặc hai thìa đường phèn) rồi đem hấp cách thủy, dùng nước này uống
để chữa ho rất tốt. Có thể dùng luôn cả xác càng tốt.

- Chữa vết bầm tím do ngã: Phương pháp dùng nghệ chữa ho nói trên còn dùng cho
cả trường hợp bị va chạm, ngã gây bầm tụ huyết, sưng, đau tức. Ngoài ra, từ xưa dân
gian còn dùng phương pháp lấy củ nghệ tươi giã nát cùng phèn chua để đem xoa bóp
lên vết thương, vết bầm tím do ngã cũng rất có hiệu quả.

- Chữa sẹo do mụn: Những người mặt thường nổi mụn trứng cá, thường hay nặn, hay
hút mụn, trên thường để lại sẹo nhỏ; hoặc các vết trầy xước để lại sẹo, vết lõm thì có
thể dùng củ nghệ tươi, gọt bỏ vỏ, giã nhuyễn, hòa cùng ít nước vo gạo rồi bôi lên chỗ
sẹo.

- Hỗ trợ điều trị đau dạ dày: Dùng bột nghệ trộn với mật ong để hỗ trợ điều trị đau dạ
dày.

15
- Chữa thổ huyết, chảy máu cam: Nghệ vàng tán nhỏ, ngày uống 4 -6g với nước chín.
Hoặc dùng nghệ vàng phối hợp với mộc hương, hoàng bá, chích cam thảo để thanh
nhiệt, lương huyết, giúp cầm máu.

- Ngực sườn đau trướng: Thường dùng nghệ vàng phối hợp với hương phụ, mộc
hương, nga truật có tác dụng lý khí chỉ thống, hay gặp trong trường hợp khí uất trệ,
gây ra đau vùng mạng sườn và dạ dày.

- Đi tiểu ra máu: Dùng nghệ vàng phối hợp với cù mạch, sinh địa, hoạt thạch để thanh
nhiệt, chỉ huyết, lợi tiểu.

- Vàng da: Dùng nghệ vàng, nghệ đen, củ gấu, quả quất non trộn với mật ong làm viên
uống.

- Cao dán nhọt (kinh nghiệm của Ngô Tất Tố): Củ ráy 80g, nghệ vàng 60g, nhựa
thông 40g, sáp ong 40g, dầu vừng 80g. Củ ráy gọt sạch vỏ, giã với nghệ vàng cho thật
nhỏ và cho vào nấu nhừ với nhựa thông, dầu vừng và sáp ong. Lọc để nguội phết lên
giấy bản dán vào mụn nhọt.

- Thuốc rửa âm đạo: Dùng bột nghệ vàng 30g, phèn chua phi 20g, hàn the 20g, nước
500ml. Nấu sôi 15 phút rồi lọc sạch, để nguội dùng thụt rửa âm đạo.

Lưu ý khi sử dụng Cây Nghệ:

Mặc dù nghệ vàng là dược liệu lành tính, nhưng để an toàn hơn đối với sức khỏe, các
chuyên gia khuyến cáo những đối tượng sau đây không nên sử dụng nghệ vàng:

+ Phụ nữ mang thai

+ Bệnh nhân trào ngược dạ dày

+ Người bị thiếu máu

+ Người bị huyết áp hoặc tiểu đường

+ Bệnh nhân sỏi thận

+ Người chuẩn bị phẫu thuật

16
2. Một số sản phẩm từ Nghệ vàng:

Tinh bột Nghệ

17
Sản phẩm kháng viêm, ngừa mụn, trị thâm chiết xuất từ Nghệ vàng

18
19
Các chế phẩm từ Nghệ vàng hỗ trợ điều trị đau dạ dày

Thorakao trị mụn

20
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN

Hiện nay, việc sử dụng dược liệu trong phòng và chữa bệnh đã và đang trở thành xu
hướng phát triển mạnh, không chỉ ở nước ta mà còn ở nhiều nước trên thế giới. Người
ta ưa chuộng sử dụng dược liệu vì nó không những có tác dụng chữa bệnh tốt, mà còn
có tác dụng điều hoà, cân bằng sự hoạt động giữa các cơ quan, bộ phận trong cơ thể
để có thể duy trì sức khỏe, cải thiện chất lượng cuộc sống. Ngoài ra, hầu hết các dược
liệu đều có độ an toàn cao do đã được sử dụng trong khoảng thời gian rất dài, nó ít
gây ra tác dụng phụ và dễ dàng sử dụng. Một trong các yếu tố quan trọng làm dược
liệu phát huy tác dụng tốt đó là sử dụng dược liệu đúng cách.
Mỗi loại dược liệu sẽ có một hoặc nhiều cách sử dụng khác nhau để phát huy hết tác
dụng và mang đến hiệu quả như mong muốn. Thực tế các cách chế biến và bào chế
dược liệu thành thuốc y học cổ truyền phải tuân theo lý luận và phương pháp của y
học cổ truyền hoặc kinh nghiệm dân gian, có thể rất phức tạp, cần nhiều công đoạn
cũng như chuyên môn cao của người làm thuốc. Khi muốn sử dụng dược liệu làm
thuốc, bước đầu tiên cần làm là thu hái cần tuân theo nguyên tắc “3 đúng”:
 Đúng thuốc dược liệu (đúng tên, đúng loài). Để tránh nhầm lẫn khi không thống nhất
được tên gọi do sự khác nhau của vùng miền, thì bạn cần lưu ý rằng tên chính thức
của dược liệu sẽ căn cứ vào tên khoa học của dược liệu.

 Đúng bộ phận dùng vì không phải bộ phận nào cũng được sử dụng làm thuốc, và mỗi
bộ phận trong cùng một cây, một con vật cũng sẽ có tác dụng và mục đích sử dụng
khác nhau.

 Đúng thời điểm để hàm lượng hoạt chất trong dược liệu cao nhất có thể

Tiếp đó, công đoạn sơ chế, chế biến cũng rất quan trọng để đảm bảo dược liệu vừa được
loại bỏ đi độc tố, vừa không bị mất đi hoạt chất có tác dụng và có thể bảo quản lâu.

Qua nghiên cứu và tìm hiểu thành phần, công dụng của Nghệ vàng mặc dù biết đến là
dược liệu lành tính, thông dụng trong ẩm thực. Người thầy thuốc cần chọn đúng bộ phận
dùng, dạng bào chế, liều lượng phù hợp với từng đối tượng bệnh nhân để đạt hiệu quả
điều trị và an toàn khi sử dụng.

Định hướng phát triển dược liệu phải gắn với nhu cầu thị trường, trước hết là đáp ứng
nhu cầu trong nước và hướng tới xuất khẩu. Nhà nước quan tâm, tạo điều kiện phát

21
triển ngành dược liệu không đồng nghĩa với bao cấp đối với việc nuôi trồng, chế biến,
sử dụng dược liệu. Phải đầu tư nghiên cứu khoa học công nghệ, tổ chức quản lý sản
xuất theo chuỗi, chế biến sâu, bảo đảm chất lượng; tạo điều kiện thuận lợi, tháo gỡ
khó khăn để phát triển các doanh nghiệp trong lĩnh vực dược liệu; đẩy mạnh quảng
bá, giới thiệu sản phẩm dược liệu đối với dược liệu trên cả nước nói chung và cây
Nghệ vàng ở Đăk Lăk nói riêng nhằm phát triển công nghiệp dược với nguyên liệu là
dược liệu trong nước phải là một chiến lược của ngành y tế. Mục tiêu cung cấp đủ nhu
cầu dược liệu trong công tác chữa bệnh trong nước và hướng xa hơn nữa là xuất khẩu
qua các nước nhằm tăng thu nhập và phát triển kinh tế đất nước ta.

22

You might also like