You are on page 1of 33

Chương IV

Bảo tồn tài nguyên cây thuốc


Mục tiêu:

1.Hãy trình bày nội dung cơ bản để làm rõ đặc điểm của công tác bảo tồn tài
nguyên cây thuốc

1. Nêu được các nội dung cụ thể đánh giá công tác bảo tồn
2. Hãy nêu các nội dung cụ thể các biện pháp bảo tồn
3. Trình bày được các phương pháp bảo tồn tài nguyên cây thuốc
4. Nêu một số ý khái quát về công tác bảo tồn tại Việt Nam

Nội dung chính:

1. Đặc điểm cúa công tác bảo tồn tài nguyên cây thuốc
2. Nội dung đánh giá để bảo tồn tài nguyên cây thuốc
3. Các biện pháp sử dụng để bảo tồn
4. Các phương pháp bảo tồn
5. Hoạt động bảo tồn tài nguyên cây thuốc ở Việt Nam

I. Đặc điểm cúa công tác bảo tồn tài nguyên cây thuốc
1.1. Đặc điểm tài nguyên cây thuốc

- Tài nguyên cây thuốc gồm hai yếu tố hợp thành :

* Cây cỏ
* Tri thức sử dụng cây cỏ làm thuốc

- Cây cỏ chịu tác động lâu dài bởi các yếu tố tự nhiên, trải qua quá trình tiến hóa
, chịu sự tác động của các qui luật tự nhiên. Nó liên quan đến các môn khoa học tự
nhiên như sinh học, nông lâm học, Dược học…

Tri thức sử dụng cây thuốc xuất hiện từ khi loài người xuất hiện trên trái đất,
được đúc rút kinh nhiệm, lưu truyền cho bao thế hệ . Nó chịu tác động bởi các
qui luật kinh tế xã hội , liên quan đến các môn học xã hội như dân tộc học, xã hội
học, kinh tế học và các thể chế, chính sách

1
- Phần có giá trị sử dụng là thành phần hóa học, và hàm lượng hoạt chất chứa
trong cây thường chiếm một tỷ lệ rất thấp . Thành phần hóa học và hàm lượng
hoạt chất có thể thay đổi trong điều kiện sinh thái không phù hợp nó có thể làm
giảm hoặc mất tác dụng chữa bệnh( ví dụ Ma hoàng )

-Bộ phận làm thuốc rất đa dạng : cả cây, bộ phận trên mặt đất, có thể là rễ, thân
,lá hay bộ phận dưới mặt đất như rễ,rễ củ, là lá hoặc thân, hoa, quả hoặc là hạt

-Cây thuốc chỉ có ý nghĩa khi kèm theo tri thức sử dụng chúng, nếu không thì
cũng chỉ là một cây cỏ thông thường. Tri thức sử dụng cây thuốc thường nằm
trong phạm vi hẹp do một cá nhân, một gia đình một dòng họ hay một cộng đồng
nắm giữ. Do vậy việc phát hiện một loài cây thuốc, một vị thuốc rồi kinh nghiệm
sử dụng thường rất khó khăn

- Do tài nguyên cây thuốc phải gắn liền với tri thức, do đó việc bảo tồn tài nguyên
cây thuốc phải gắn liền với sử dụng, vì thông qua sử dụng thì tri thức sử dụng cây
thuốc tiếp tục được làm giàu và lưu giữ.

1.2. Các mối đe dọa đối với tài nguyên cây thuốc
- Tàn phá thảm thức vật: Thảm Thực vật bị tàn phá do áp lực tăng dân số và các
phương thức khai thác, mở rộng phát triển như ở ruộng đất canh tác, khai thác lâm
nghiệp, làm dường, xây dựng các công trình thủy điện…
- Hoạt động du canh : Hoạt động này đã xuất hiện và tồn tại bền vững dài lâu
trong điều kiện dân số thấp. Càng ngày áp lực về dân số tăng , quĩ đất du canh
càng ít và chu kỳ quay vòng càng ngắn. và hệ quả là tài nguyên sinh vật nói chung
và tài nguyên cây thuốc nói riêng ngày càng bị tàn phá và mất môi trường sống
- Khai thác quá mức : do tăng dân số, nhu cầu đời sống càng tăng dẫn đến nguồn
tài nguyên không bù đắp kịp cho lượng mất đi.
- Lãng phí tài nguyên cây thuốc : do hoạt động thu hái mang tính hủy diệt , điều
kiện bảo quản kém, sử dụng lãng phí, thiếu phương tiện vận chuyển và thị trường
thích hợp
- Nhu cầu sử dụng cây thuốc tăng lên : dùng cho chữa bệnh và xuất khẩu
- Khai thác không có kế hoạch do nhận thức của khai thác còn thấp, quan niệm cây
thuốc là của tự nhiên ,nếu không thu hái thì người khác thu hái mất
- Thay đổi cơ cấu cây trồng
- Tri thức sử dụng cây cỏ không được tư liệu hóa, hầu hết là do truyền miệng từ
đời này sang đời khác , rồi người dạy nghề sang người học nghề… Tuy nhiên xã
hội phát triển kéo theo nhiều nhu cầu khác, một bộ phận người trẻ tuổi không

2
quan tâm đến việc thừa kế tri thức sử dụng cây cỏ làm thuốc từ thế hệ trước, dẫn
đến tri thức sử dụng bị mai một
- Quá trình đồng hóa các nền văn hóa
1.3. Sự khác nhau giữa cây trồng nông nghiệp và cây thuốc
- Cây nông nghiêp thường là cây ngắn ngày, cây thuốc thường có vòng đời dài hơn
- Số loài cây trồng nông nghiệp cần được bảo tồn với con số có hạn, nên việc bảo
tồn thuận lợi hơn : Cây thuốc số loài lớn lại chưa được nghiên cứu kỹ lưỡng
- Cây nông nghiệp hầu hết đã được thuần hóa, con người đã quen việc gây trồng
còn cây thuốc quen sống hoang dại, chưa có hiểu biết nhiều về điều kiện sống,
cách thức trồng và tái sinh
1.4. Khó khăn trong bảo tồn tài nguyên cây thuốc
- Tri thức sử dụng cây thuốc do một số đối tượng văn hóa và xã hội khác nhau
nắm giữ.Tùy theo các nhóm tộc người khác nhau kinh nghiệm này có thể do phụ
nữ hay nam giơi nắm giữ hoặc cũng do cả đàn ông và phụ nữ nắm giữ.Nhưng đến
nay việc nghiên cứu về khía cạnh văn hóa và xã hội liên quan đến bảo tồn tài
nguyên còn chưa nhiều
- Thành phần loài đa dạng còn chưa được phân loại đầy đủ
- Nhiều loài thực vật phân bố rất rộng và rải rác nhưng lại thiếu nghiên cứu về
đặc tính phân bố tự nhiên, nhu cầu về sinh thái, đặc tính sinh học, tái sinh tự nhiên,
khả năng gây trồng nằm ngoài vùng phân bố
- Nhiều loài cây thuôc có vòng đời dài, lại bị khai thác liên tục nên khả năng phục
hồi chậm, việc thu hái vật liệu để nhân giống gặp nhiều khó khăn
- Công tác triều tra cơ bản chưa được thực hiện đầy đủ và có hệ thống
- Thiếu cán bộ được đào tạo căn cơ về chuyên môn
1.5. Các thành phần tham gia công tác bảo tồn tài nguyên cây thuốc
Việc bảo tồn tài nguyên cây thuốc cây thuốc cần có nhiều thành phần , nhiều
ngành nghề khác nhau và cả người dân

STT Nhà chuyên môn Hoạt động/ vai trò


1 Chuyên gia về luật pháp Xây dựng cơ chế về pháp luật có hiệu lực và bảo đảm việc thu
hái cây thuốc ở mức độ bền vững
2 Chuyên gia về nguồn Đánh giá và lập bản đồ biến động gen cây thuốc và duy trì
gen thực vật ngân hàng hạt cây thuốc
3 Lãnh tụ tôn giáo Khuyến khích long tôn trọng đối với thiên nhiên
4 Người hành nghề Y học Cung cấp thông tin về sử dụng và sự sẵn có của bảo tồn cây
cổ truyền thuốc
5 Người tham gia chiến Thuyết phục công chúng về sự cần thiết của bảo tòn cây thuốc
dịch bảo tồn
6 Nhà bảo vệ Thực vật Bảo vệ các cây thuốc trồng khỏi bị sâu bệnh gây hại mà không

3
sử dụng các hóa chất nguy hiểm
7 Nhà Dược lý học Nghiên cứu ứng dụng cây thuốc
8 Nhà hoạch định chính Đưa bảo tồn và sử dụng tài nguyên cây thuốc trong chính sách
sách Y tế và kế hoạch Y tế
9 Nhà hoạch định Vườn Bảo đảm hệ thong vườn quốc gia và khu bảo tồn chứa đa dạng
Quốc gia sinh vật cây thuốc cao nhất
10 Nhà kinh tế tài nguyên Đánh giá các mô hình sử dụng và giá trị kinh tế của cây thuốc
11 Nhà làm vườn Trồng trọt cây thuốc
12 Nhà nông học Phát triển các kỹ thuật trồng trọt cây thuốc
13 Nhà nhân/tạo giống Nhân giống các dòng cây để trồng trọt
14 Nhà phân loại học Xác định chính xác tên cây thuốc
15 Nhà quản lý vườn quốc Bảo tồn cây thuốc trong vườn quốc gia và khu bảo tồn của họ
gia
16 Chuyên gia về sinh học Hiểu biết và yêu cầu gieo trồng và bảo quản các hạt của các
hạt loại cây thuốc khác nhau
17 Nhà sinh thái học Hiểu biết cac hệ sinh thái nơi cây thuốc mọc
18 Nhà Thực vật dân tộc Xác định việc sử dụng cây cỏ làm thuốc trong các xã hội
học truyền thống

II.Nội dung đánh giá để bảo tồn tài nguyên cây thuốc
2.1. Nghiên cứu cơ bản
a. Nghiên cứu tri thức truyền thống sử dụng cây cỏ chăm sóc sức khỏe
- Xác định và hỗ trợ một tổ chức để xây dựng kế hoạch, điều phối và thực hiện
các điều tra về Thực vật dân tộc học
(Hiện nay hầu hết các nghiên cứu về thực vật dân tộc học đều được thực
hiện bởi các cá nhân nó sẽ bị hạn chế và các tri thức ngày càng mai một .
Vì vây nên chuyển cho một tổ chức được lựa chon thích hợp , luôn dược
hỗ trợ , khuyến khích , điều phối để thực hiện điều tra về thực vật dân tộc
học)

-Tiến hành điều tra trên qui mô toàn quốc về sử dụng cây cỏ làm thuốc trong
các cộng đồng

(Nhóm nghiên cứu phải đa ngành với sự tham gia thực sự của người hành nghề
ở địa phương. Đào tạo về thực vật dân tộc học là cần thiết để có thể thực hiện
chương trình này
- Nội dung điều tra thực vật học dân tộc , gồm :
 Thu mẫu tiêu bản các cây được sử dụng làm thuốc, kiểm tra tính đồng nhất
 Ghi chép bộ phận sử dụng và tình trạng của chúng (tươi, khô hay đã chế
biến)

4
 Ghi chép cách chế biến, sử dụng và người chế biến sử dụng
 Mô tả bệnh tật được chữa bằng cây thuốc kể cả thông tin dân tộc , thông
tin bệnh nhân để có thể giúp xác định giai đoạn bệnh được chữa trị
 Ước lượng độ phong phú tương đối của cây thuốc ở khu vực thu hái
 Ghi chép thời gian, cách thức và người thu haí cây thuốc và buôn bán cây
thuốc

b.Phân loại và phân tích dữ liệu thu thập được về thực vật dân tộc học qua chương
trình điều tra

- Việc phân tích nên sử dụng các cơ sở dữ liệu máy tính thống nhất để có thể so
sánh và truy cập dữ liệu
- Việc người sử dụng nguồn gen và các thông tin về nó vẫn chưa ngã ngũ, một
bên thì cho rằng đó là tài sản quốc gia nên muốn truy cập phải có đền bù về hành
chính, một bên thì cho rằng không nên hạn chế về thông tin và nguồn gen có thể
mua bán tự do
- Ở cấp quốc gia dữ liệu về sử dụng cây thuốc được phát tán theo cách mà cộng
đồng cung cấp dữ liệu có thể nhận được lợi ích nếu thông tin được sử dụng ở bất
kỳ dạng thương mại nào

c. Có sự phối hơp[ chặt chẽ các phương thuốc cổ truyền đã được chứng minh trong các
chương trình chăm sóc sức khỏe ban đầu quốc gia.Bộ Y tế là cơ quan chịu trách nhiệm
tổ chức việc chứng minh các bài thuốc đó được sử dụng trong việc chăm sóc sức khỏe
cũng như cấm sử dụng các cây thuốc cũng như các sản phẩm nguy hiểm.

2.2.Thành lập tổ chức cấp quốc gia của những người hành nghề Y học cổ
truyền thốn để tham gia vào quá trình đưa thực tiễn cổ truyền và chăm sóc sức khỏe quốc
gia. Tổ chức này có thể cung cấp thông tin để đặt ra hệ thống cảnh báo sớm các loài cây
thuốc đang trở nên hiếm và cần bảo tồn

2.3. Xác định tên khoa học cây thuốc, sự phân bố của chúng và đánh giá trữ
lượng của chúng. Nhằm mục đích bảo tồn và sử dụng có hiệu quả cây thuốc, cần phải biết
một cách chính xác loài nào cần ưu tiên, tên chính xác , nơi mọc

- Xây dựng ít nhất một phòng tiêu bản cấp quốc gia, trong đó có thư viện
về thực vật nhằm có thể xác định một cách chính xác cây làm thuốc và lưu trữ
tiêu bản quốc gia. Phòng tiêu bản quốc gia này phải có đội ngũ cán bộ phân
loại được đào tạo tốt
- Xây dựng danh mục tất cả các loài cây được sử dụng làm thuốc trong
nước. Danh mục này do phòng tiêu bản quốc gia thực hiện
5
- Nội dung xây dựng dữ liệu gồm:
 Tên khoa học ( Tên Latin), tên địa phương
 Phân bố địa lý
 Mức độ hiếm / phong phú, kích thước quần thể và tình trạng bảo tồn
 Nơi sống
 Bộ phận dùng (than, lá…) và cách thức thu hái
 Sử dụng
 Sự xuất hiện trong các khu vực được bảo vệ
 Được trồng hay không

2.4.Xác định loài cây thuốc bị đe dọa trong tự nhiên nhằm đưa ra ưu tiên
trong các chương trình bảo tồn

a. Hầu hết các nước phát triển đã xây dựng được “sách đỏ” cho quốc gia mình
b. Trong trường hợp chưa xây dựng được thì cần xác định dược các loài bị đe
dọa. Có thể căn cứ vào bộ tiêu chuẩn của IUCN (The International Union for
Conservation of Nature and Natural Resources – Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc
tế)
1. Đã bị tuyệt chủng (EX – Extinct)
2. Đã bị tuyệt chủng ở thiên nhiên ( EW- Extinct in the wild )
3. Bị đe dọa nghiêm trọng (CR – Critically Endangered)
( Là taxon đang đối mặt với nguy cơ bị tuyệt chủng vô cùng cao trong thiên
nhiên trong tương lai ngắn trước mắt )
4. Bị đe dọa (EN – Endangered) là taxon không bị đe dọa nghiêm trọng
nhưng đang đối mặt với ngguy cơ tuyệt chủng cao trong tự nhiên trong tương
lai gần
5. Có nguy cơ bị đe dọa (VU- Vulnerable) một taxon có nguy cơ bị đe dọa khi
taxon đó không bị đe dọa nghiêm trọng hay bị đe dọa nhưng đang đối mặt với
nguy cơ tuyệt chủng cao trong thiên nhiên trong tương lai trung hạn
6. Nguy cơ thấp (LR – Low Risk) : một taxon được đánh giá là ít nguy cơ nếu
sau khi đánh giá thấy không thỏa mãn bất kỳ tiêu chuẩn nào ở 3 mức trên
7. Thiếu dữ liệu (DD – Data Deficient ) Taxon được xếp vào mức này khi
không có đủ thông tin để có thể đánh giá trực tiếp hay gián tiếp nguy cơ tuyệt
chủng dựa trên tình trạng phân bố và/hoặc độ lớn quần thể. Taxon ở mức này
có thể được nghiên cứu rất kỹ, về khía cạnh sinh học đã được hiểu biết đầy đủ
nhưng lại thiếu thông tin về tình trạng phân bố và độ lớn quần thể. Việc lập
danh mục các taxa ở mức này chỉ ra rằng cần phải thu thập thông tin.

6
8. Không được đánh giá (NE – Not Evaluated) Là taxon chưa được đánh gía
theo tiêu chuẩn của IUCN
Bộ tiêu chuẩn của IUCN nói trên chi tiết nhưng khi áp dụng cung gặp nhiều
khó khăn nhất là khi áp dụng mang tiêu chí định lượng và được áp dụng trong
phạm có diên tích nhỏ

c. Một tác giả khác ( Waldren,1999 ) khi đánh giá đa dạng sinh học và mức độ bị
đe dọa của các cây ở đảo Pitcairn bao gồm 8 tiêu chuẩn, bao gồm :

 Kích thước quần thể ( có thể ước lượng hay đếm) : Có điểm từ 1 – 6, trong
đó ưu tiên điểm cao đối với loài có quần thể nhỏ
 Phân bố của quần thể
 Độ hấp dân của loài : Sử dụng thang 2 điểm
 Độ hữu ích của loài : Sử dụng thang 3 điểm
 Mức độ xa xôi : sử dụng thang 3 điểm
 Mức độ dễ xâm nhập : sử dụng thang 2 điểm
 Tính chuyên biệt về nơi sống : sử dụng thang 3 điểm
 Mức độ tác động đến nơi sống của loài : sử dụng thang 3 điểm
Tổng điểm của tất cả các chỉ tiêu xác định mức độ đe dọa của loài đó với tổng
điểm cao nhất có thể (bị đe dọa lớn nhất ) là 22 và loài có điểm ít nhất, bằng 0
là loài ít bị đe dọa nhất
d.Xác định mức độ hiếm của loài: Dựa trên 3 đặc điểm
 Phân bố địa lý
 Tính chuyên biệt nơi sống
 Kích thước quần thể địa phương

e. Dữ liệu về cây thuốc cần dược lưu giữ trong cơ sở dữ liệu máy tính theo
tiêu chuẩn quốc tế, nhằm trao đổi, chia xẻ, đóng góp thông tin và tiết kiệm
thời gian và chi phí trong việc xây dựng các hệ thống dữ liệu

III. Các biện pháp sử dụng để bảo tồn

3.1. Thu hái bền vững từ nguồn hoang dại: Phải đánh giá mức độ bền vững của cây
thuốc

- Đã có hệ thống chỉ tiêu xác định “ khả năng quản lý bền vững” các
tài nguyên phi gỗ dựa trên các đặc điểm thực vật, chiến lược sống, sinh sản
và cấu trúc quần thể.

7
- Trong quá khứ cũng có nhiều cộng đồng đã từng có các hệ thống
luật (bất thành văn) nhằm kiểm soát việc khai thác các tài nguyên thiên
nhiên. Hiện nay một số cộng đồng vẫn còn tồn tại bộ luật này nhưng cũng
có nhiều cộng đồng đa bị mai một. Đây được coi là một tập tục tốt cần khôi
phục
- Các nội dung thu hái bền vững:
* Điều hòa thu hái, khai thác cây thuốc:
+Cần có hệ thống pháp lý cho sự khai thác nguồn lợi tự nhiên trong đó cần
quản lý nghiêm ngạt việc khai thác thương mại sao cho cấc quần thể thực
vật không bị tàn phá
+Lưu ý đến bộ phận dùng có khả năng tái sinh của các loài cây thuốc
trong đó việc thu hái các bộ phận hoa, quả, hạt có thể ít bị tác đông hơn
nếu thu hái vỏ, rễ và cả cây.
+Việc thu hái cũng cần đề cập đến khía cạnh đạo đức người thu hái và
người thu hái cũng cần được đào tạo về tri thức và kỹ thuật thu hái bền
vững.
*Cấm thu hái cây thuốc hoang dại có nguy cơ bị đe dọa trừ trường hợp lấy
nguyên liệu để nhân giống với lượng nhỏ mà không làm nguy hại đến cây
thuốc. Trường hợp cây này là nguyên liệu làm thuôc của các ông lang bản
địa cần tìm kiếm cây khác thay thế và các thầy lang cũng cần tham gia vào
việc bảo tồn các loài có nuy cơ bị đe dọa
*Kiểm soát việc buôn bán cây thuốc và các sản phẩm của chúng (Công
ước CITES qui định danh mục các loài cần kiểm soát ) .

(Công ước CITES về buôn bán quốc tế các loài động ật và thực vật hoang dã
đã nguy cấp, Được ký tại Washington DC, Hoa Kỳ 3/1973 , được115 nước ký,
Việt Nam sau đó trở thành nước thứ 121 chính thức gia nhập công ước này
vào 20/01/1994…)

3.2.Trồng cây thuốc

1.Lợi ích

- Tạo nguồn nguyên liệu làm thuốc. Chống sự cạn kiệt tài nguyên, chủ đông
nguyên liệu cho sản xuất

- Ổn định nguồn dược liệu: khắc phục sự không ổn định về chất lượng của
dược liệu hoang dại, dễ bị nhầm lẫn loài, ổn định mùa vụ

8
* Thiết lập các vùng ươm cây ; cần phối hợp với cán bộ nông nghiệp,các
nhà làm vườn để có tư vấn chuyên môn
* Cải thiện về mặt nông học các loài cây đã trồng và trồng thêm các cây
thuốc có nhu cầu nhằm tăng năng suất, chất lượng cây trồng

2.Mô hình trồng cây hoang dại :

- Thu nguyên liệu nhân giống


- Xác định phương pháp nhân giống
- Xác định điều kiện trồng(đất đai,khi hậu, độ che bóng,..)
- Biện pháp phòng trừ sâu bệnh
- Biện pháp chăm sóc
- Thời gian thu hái tối ưu
- Khả năng cơ khí hóa
- Xây dựng hệ thống xử lý sau thu hoạch…
* Chọn giống : lựa chọn các giống tối ưu cho năng suất và chất lượng cao
*Hạn chế dùng thuốc hóa học
* Đào tạo và cụng cấp thông tin kỹ thuật trồng trọt

3.3. Cải tiến kỹ thuật thu hái, bảo quản và sản xuất
- Mục tiêu là sản phẩm thu hái đạt chât lượng cao, bền vững với phương
châm :
*Bảo vệ cá thể, quần thể để cây thuốc có thể tiếp tục tái sinh
*Tiết kiệm dược dược liệu bằng cách thu hái đùng thời gian, mùa vụ, bộ
phận dùng
- Các nguyên tắc thu hái chính:
*Thu hái cây to trước, cây nhỏ để lại thu hái sau
* Thu hái cây trưởng thành trước, để cây non lại cho phát triển
* Thu hái khu vực có nhiều trước chỗ thưa thớt để lại
* Hàng năm thu hái theo từng vùng theo phương thức quay vòng

IV. Các phương pháp bảo tồn

4.1.Bảo tồn nguyên vị (In Situ Conservvation)

- Là hình thức bảo vệ cây thuốc ở nơi sống tự nhiên của chúng, giữ nguyên thể
trạng với các mối quan hệ sinh thái, với các loài, với môi trường và các nền văn
hóa

9
- Việc bảo tồn nguyên vị thường được xây dựng các khu bảo tồn chính thức như
Vuồn quốc gia,khu bảo tồn thiên nhiên hay các duy trì các khu vực qui định riêng
của một cộng đồng , của một hội thầy lang…

-Xây dựng chính sách quốc gia về bảo tồn và sử dụng cây thuốc ở các khu vực
được bảo vệ

- Đánh giá phạm vi bao hàm các loài cây thuốc trong hệ thống các khu vực được
bảo vệ trong toàn quốc. Cần thiết có thể thành lập thêm các khu bảo tồn mới nhằm
đảm bảo các cây thuốc đều được bảo tồn

- Xác định các động cơ kinh tế và xã hội thúc đẩy duy trì các nơi sinh sống tự
nhiên và các loài hoang dại

Cân phải đảm bảo chắc chắn việc bảo tồn các cây thuốc tự nhiên là đảm bảo lợi
ích cho người dân địa phương, không được loại bỏ thậm chí một số trường hợp cả
về đất đai và hoạt động truyền thống của họ

-Bảo đảm rằng việc bảo tồn và khai thác cây thuốc được kết hợp chặt chẽ trong kế
hoạch quản lý

- Trồng lại các cây thuốc bị thu hái quá mức vào các khu vực nguyên sản của
chúng

4.2. Bảo tồn trên đồng ruộng (On – farm conservation )


Còn còn gọi là bảo tồn trong trang trại là việc trồng trọt và quản lý liên tục
các bộ quần thể đa dạng , được thực hiện bởi người nông dân trong các hệ sinh
thái nông nghiệp nơi cây trồng đã tiến hóa.
Bảo tồn trên đồng ruộng quan tâm đến toàn bộ hệ sinh thái nông nghiệp kể cả
các loài có ích nggay trước mắt ( cây trồng nông nghiệp, cây lâm nghiệp…)
hay các cây hoang dại,cỏ dại có ở trong hay xung quanh khu

4.3. Bảo tồn chuyển vị (EX- Situ Conservation )

- Cách bảo tồn này là chuyển cây ra khỏi nơi sống tự nhiên để chuyển đến
chỗ tập trung có điều kiện quản lý
Bảo tồn chuyển vị có thể được thực hiện ở các vườn Thực vật, vườn sưu
tầm, ngân hàng hạt, các nhà kính và kho bảo quản lạnh các mô
 Xây dựng các vườn Thực vật
Đây là cách tổ chức tốt nhất cho bảo tồn chuyển vị

10
Thế giới hiện có khoảng 1500 vườn thực vật , trong đó có 152 vườn của
33 quốc gia chuyên trồng cây thuốc, hoặc cùng với các loài cây kinh tế
 Thiết lập ngân hàng hạt các loài cây thuốc trồng trong nước
Nguyên tắc hạt được làm khô với độ ẩm 5 – 7% có thể kéo dài sự sống
đến hàng trăm năm
Tùy thuộc vào mục đích sử dụng , ngân hàng hạt được được chia
thành các tập đoàn :
+Tập đoàn cơ bản (Base collection ) : Hạt được bảo quản dài hạn, không đem
sử dụng nhằm bảo tồn các tính trạng ban đầu. Điều kiện bảo quản : độ thủy
phần từ 3 -5%, nhiệt độ bảo quản -180C đến – 200C
+Tập đoàn hoạt động ( Active collection) Hạt này có thể cung cấp thường
xuyên cho người sử dụng .Hàm ẩm hạt từ 7 – 8%. Bảo quản trong điều kiện
nhiệt độ 50C, rh = 30 – 45%. Có thể bảo quản đến 5 -10 năm, có khi kéo dài
đến 30 – 40 năm
+Tập đoàn công tác ( Working collection ) Là mẫu hạt giống của các cơ sở
nghiên cứu khoa học và chọn tạo giống phục vụ cho công tác nghiên cứu của
mình.Điều kiện bảo quản : T0 từ 18 đến 200C, rh là 50 – 60%. Thời gian bảo
quản 2 – 3 năm.
+Lưu ý không phải loài nào cùgx có thể bảo tồn hạt . Có khoảng 20% số loài
trên trái đất không thể bảo quản được do mất khả năng nảy mầm
* Các giải pháp khác

+ Ngân hàng gen đồng ruộng : Các loại cây gỗ, cây nhỡ và bụi cách bảo tồn
chuyển vị tốt nhất là bảo tồn ở ngân hàng gen đồng ruộng tại các công viên,
vườn thực vật, tập đoàn cây trên đồng ruộng, bằng cách khoanh vùng các cây
mọc và dán nhãn

+ Ngân hàng gen in vitro

Đối tượng bảo tồn in vitro là những vật liệu sinh sản vô tính , hạt phấn, ngân
hàng DNA,Các nguyên liệu dùng nhân nhanh phục vụ các chương trình
chọn tạo và nhân giống
Ngân hàng gen in vitro cũng có ba loại là dài hạn, trung hạn và ngắn hạn
- Bảo tồn chuyển vị bao hàm cả việc trồng trọt không chính thức các loài
cây hoang dại ở các vườn ươm, vườn gia đình hay vườn thực vật của cộng
đồng
- Bảo tồn chuyển vị có khó khăn là chỉ là đại diện của một số dòng gen hạn
hẹp trong nhiều dòng gen khác nhau của loài

11
- Bảo tồn chuyển vị cũng có nguy cơ xói mòn gen và phụ thuộc vào sự chăm
sóc và duy trì của con người

- Bảo tồn chuyển vị chỉ mang tính bổ sung, không thể thay thế bảo tồn nguyên
vị

V.Hoạt động bảo tồn tài nguyên cây thuốc ở Việt Nam

5.1.. Do nhận thức việc bảo tồn tài nguyên cây thuốc là quan trọng và cấp
bách nên đã sớm ban hành nhiều luật lệ và chính sách bảo vệ thiên nhiên và môi
trường , như sắc lệnh bảo vệ rừng (1972 ), chiến lược bảo tồn ( 1985 ), Kế hoạch
quốc gia về môi trường và phát triển bền vững giai đoạn 1991 - 2000

5.2..Để đối phó với bối cảnh môi trường và nguồn tài nguyên suy giảm ở
qui mô toàn cầu, do vậy tiếp theo hội nghị của liên hiệp quốc về môi trường và
phát triển ở Rio de Janero ( 1992 ), nhà nước đã phê chuẩn “ Công ước Đa dạng
sinh học “ (1994), xây dựng “Kế hoạch hành động đa dạng sinh học của Việt Nam
“ (1995”. Trong đó “ Bảo vệ nguồn thuốc truyền thống “ đã được xác định là một
trong những chương trình cấp bách trong Kế hoạch hành động Đa dạng sinh vật
của Việt Nam “

5.3.Năm 1997, Bộ khoa học Công nghệ và Môi trường đã ban hành “ Qui
chế quản lý và bảo tồn nguồn gen động vật, Thực vật và Vi sinh vật “ gồm các nội
dung sau :
- Điều tra, khảo sát và thu thập các nguồn gen
- Bảo tồn lâu dài và an toàn các nguồn gen đã thu thập được
- Đánh giá các nguồn gen theo các chỉ tiêu sinh học cụ thể
- Tư liệu hóa nguồn gen
- Trao đổi thông tin tư liệu và nguồn gen

5.4.Các định hướng “ Đối tượng cần được đưa vào bảo tồn “, gồm :
- Ưu tiên các nguồn gen quí, hiếm đặc thù của việt nam và dang có nguy
cơ bị mất
- Các gen đã được đánh giá chỉ tiêu sinh học

12
- Các nguồn gen cần cho công tác nghiên cứu, lai tạo giống và phục vụ
đào tạo
- Nguồn gen được nhập từ nước ngoài đã được ổn định và thuần hoa ở Việt
Nam, có ý nghĩa quan trọng trong sản xuất.
5.5. Sách đỏ Việt Nam:

Có 102 loài cây thuốc được đưa vào sách đỏ Việt Nam

Có 138 loài thuộc 60 họ, 3 ngành thực vật bậc cao đã được xác định thuộc
diện quí hiếm hoặc đang bị đe dọa tuyệt chủng ở các mức độ khác nhau, trong
đó có
 23 loài thuộc loại nguy cấp (E,EX – Extinct),
 21 loài sắp bị nguy cấp ( V - Vulnerable )
 53 loài trong diện hiếm (R – Rare )
 36 loài thuộc diện bị đe dọa ( T –Threatened )
 5 loài chưa biết dầy đủ
 60 loài đã được bảo tồn Ex situ tại các vườn thực vật, vườn cây thuốc

5.6. Bảo tồn in situ

Được thực hiện sớm

- Rừng cấm Cúc phương ( 1962 ) - VưỜN quốc gia Cúc phương

- Hiện có 11 vườn quốc gia, 52 khu bảo tồn thiên nhiên,16 khu bảo tồn động
vật hoang dã, 22khu văn hóa – lịch sử - môi trường

5.7.Thực hiện “ Kế hoạch hành động đa dạng sinh học của Việt Nam
“với đề án “Xây dựng hệ thống quốc gia bảo tồn đa dạng sinh học nguồn cây
thuốc cổ truyền “ (1996)

5.8.Bảo tồn ex situ

Được thực hiện đề án “ Lưu giữ nguồn gen,giống cây thuốc và cây tinh dầu làm
thuốc “

Đánh giá:

1.Nêu một số dánh giá về đa dạng sinh vật

13
2.Khái niệm và các cấp đánh giá đa dạng sinh học

3.tình hình khai thác và sử dụng tài nguyên cây thuốc ở Việt nam thế nào

4. các nguyên nhân gây suy giảm đa dạng sinh vật ở Việt Nam là gì ?

5. Hình hình bảo vệ đa dạng sinh vật ở Việt nam là gì ?

Chương V

Nghiên cứu thuốc mới từ Dược liệu


Mục tiêu

1.Trình bày được một số vấn đề khái quát và tầm quan trọng để tạo nên thuốc mới
2. Nêu được các nội dung lựa chọn các đối tượng để nghiên cứu
3. Nêu được các sàng lọc được các đối tượng để nghiên cứu
4. Trình bày được các phương pháp đánh giá chất lượng dược liệu
5. Nêu được các chỉ tiêu trong tiêu chuẩn Dược liệu
6. Nêu được các nội dung chuẩn bị mẫu để nghiên cứu
7. Trình bày được nghiên cứu Dược lý thực nghiệm trong quá trình nghiên cứu thuốc mới

Các nội dung chính

1. Đại cương (một số vấn đề và tầm quan trọng của nghiên cứu thuốc mới)
2. Lựa chọn đối tượng để nghiên cứu
3. Nghiên cứu sàng lọc các cây thuốc có tác dụng chữa bệnh
4. Đánh giá chất lượng Dược liệu nghiên cứu
5. Các chỉ tiêu trong tiêu chuẩn Dược liệu
6. Chuẩn bị mẫu nghiên cứu
7. Nghiên cứu dược lý thực nghiệm

I.Đại cương

1.1 Thuốc mới là gì?

14
1.2. Việc nghiên cứu tạo nên thuốc mới là cấp bách,là lĩnh vực được rất nhiều nhà
khoa học quan tâm.

Nhìn chung có 3 con đường để tạo nên thuốc mới:

1.Từ nguồn tự nhiên

15
2. Tổng hợp hóa học

1. Sinh học phân tử

1.3.Việc định hướng để tạo nên thuốc mới với phương pháp lý tưởng là xác định
đích tác dụng. Nhiệm vụ của các nhà khoa học là tìm được đích tác dụng đối với mỗi
bệnh lý trên cơ sở đó thiết kế hay tìm kiếm thuốc có tác dụng tại đích

Việc tìm kiếm này có thể thực hiện được hoàn toàn ngẫu nhiên hoặc theo một số nguyên
tắc nhất định

1.4. Các cách tiếp cận chính trong nghiên cứu và phát triển thuốc mới: Có hai cách
tiếp cận

- Sàng lọc để tìm kiếm những hợp chất có tác dụng trên một đích đặc hiệu đã được xác
định. Đây rõ ràng là phương pháp có nhiều ưu điểm nhưng vấn đề là các đích tác dụng
chưa được xác định, một số bệnh lý có tìm ra nhiều đích tác dụng hoặc chua tìm ra đích
tác dụng cụ thể.

- Sử dụng các test sàng lọc chung đôi khi có thể giúp tìm ra các gợi mở và từ đó có thể
tìm được các đích tác dụng mới

II. Lựa chọn đối tượng

16
2.1. Việc lựa chọn đối tượng nghiên cứu có thể dựa trên dược lý dân tộc học có sự
kết hợp chặt chẽ với các nhà thực vật học dân tộc, đồng nghiệp bản địa, lương y.

Để mở rộng đối tượng, có thể chọn trên cơ sở Chemotaxonomy, các thông báo về tác
dụng sinh học, thực vật dân tộc học, dữ liệu về hóa thực vật, DNP (dictionary of Natural
Products)

2.2.Dược liệu tiến hành nghiên cứu có thể đã biết rõ tác dụng được ghi trong y
văn ( bộ phận dùng, liều dùng ) , có thể nghiên cứu trên bộ phận dùng khác,hướng tới các
tác dụng sinh học dự đoán, theo kinh nghiệm dân gian,.

2.3. Tiến hành sàng lọc người ta có thể dự đoán (định hướng) về mặt hóa học,
hoặc tác dụng dược lý nhất định có mục tiêu rõ ràng

III.Nghiên cứu sàng lọc cây thuốc có tác dụng chữa bệnh

3.1 Tầm quan trọng

1- Nguồn thuốc từ cây cỏ một phần quan trọng là được nghiên cứu sàng lọc, có
vậy mới tận dụng kho tàng tri thức về sử dụng cây cỏ, đồng thờ làm gia tăng
nguồn thuốc sử dụng
2- Hiện nay việc suy giảm nguồn nguyên liệu làm thuốc thấy rõ, nếu không đảy
mạnh việc nghiên cứu sàng lọc thì sẽ không cò nguyên liệu để sàng lọc trong một
tương lai gần
3- Việc nghiên cứu sàng lọc giúp cho việc làm sáng tỏ khả năng trị bệnh của
nguồn cây cỏ, tạo được long tin trước hết cho cán bộ Y tế rồi người bệnh
4- Tác dụng sinh học thực tế căn cứ vào thực tế sử dụng còn tài liệu cổ không thấy
nói đến việc nghiên sinh học.
5- Do vậy tùy theo khả năng cả về nhân lực, về trang thiết bị, trình độ và mức độ
cần để chúng ta tiến hành sàng lọc một cách có chọn lọc và và lựa chọn mức độ
nghiên cứu

3.2.Mục tiêu nghiên cứu sàng lọc tác dụng ban đầu

- Phát hiện ra tác dụng nào đó của cây thuốc nghiên cứu để phát triển thành thuốc
mới lưu hành trên thị trường
- Xác định phần có hoạt tính sinh học
- Tối ưu hóa hoạt tính sinh học bằng một số phương pháp ( ví dụ Thay đổi cấu
trúc…)
- Cung cấp tính hợp lý cho việc sử dụng lâm sàng cây thuốc

17
- Cũng có những trường hợp chưa phát hiện được tác dụng gì rõ rệt nhưng qua thử
nghiệm cho một số tác dụng dược lý nhất định giúp định hướng nghiên cứu áp
dụng

3.3. Các loại sàng lọc:

- Đối với thuốc đã biết tác dụng : sàng lọc để xây dựng một phương pháp nghiên
cứu tác dụng dược lý tốt nhất , từ đó áp dụng để sàng lọc đánh giá các loại thuốc
mức độ tác dụng
- Sàng lọc các loại thuốc để tìm kiếm tác dụng dược lý, mức độ tác dụng, tác dụng
trực tiếp hay gián tiếp
- Sàng lọc các cấu trúc hóa học có tác dụng sinh học

IV.Đánh giá chất lượng Dược liệu


4.1 Mở đầu

Mỗi Dược liệu được đưa vào sử dụng đều phải đạt chất lượng . Tháng 10/2016 Bộ
Y tế ban hành dự thảo thông tư “ Qui định về quản lý chất lượng dược liệu, thuốc cổ
truyền” trong đó nêu các qui định mang tính pháp lý nhằm quản lý chặt chẽ chất lượng
các dược liệu đưa vào sử dụng.

Với đối tượng là tất cả các dược liệu đưa vào sử dụng và tất cả cá nhân , tập thể
tham gia các hoạt động có liên quan đến dược liệu

Việc đánh giá dựa trên văn bản kỹ thuật là Dược điển Việt Nam hoặc văn bản tiêu
chuẩn kỹ thuật do cơ sở xây dựng đã được cấp có thẩm quyền xác nhận.

4.2.Nội dung một tiêu chuẩn Dược liệu

a.Tiêu chuẩn của một Dược liệu bao gồm nhiều chỉ tiêu khác nhau. Tùy theo trình độ
phát triển khoa học của từng thời kỳ , ở từng quốc gia hay khu vực và đối với từng Dược
liệu cụ thể mà các nội dung của tiêu chuẩn, các yêu cầu của những chỉ tiêu có thể thay đổi

b. Các chuyên luận về nghiên cứu nguyên liệu làm thuốc gồm các nội dung chủ yếu
sau

- Định nghĩa : tên thông dụng của Dược liệu, tên khoa học của Dược liệu, tên thông
thường và tên khoa học của các loài cung cấp dược liệu đó

- Đặc điểm cảm quan: Mô tả nhưng đặc điểm hình thái, thể chất, màu sắc, mùi vị của
dược liệu.

18
- Đặc điểm vi học : Mô tả các đặc điểm hiển vi của Dược liệu, đặc điểm vi phẫu và bột
dược liệu

- Các hằng số vật lý, các chỉ số vật lý thường dành cho các chất được chiết ra từ dược
liệu ví dụ chất béo, sáp…

- Định tính các thành phần hóa học có trong dược liệu

- Định lượng để xác định hàm lượng hoạt chất

- Kiểm tra dộ tinh khiết của dược liệu như thử độ ẩm, độ tro…

- Sơ chế một số dược liệu tùy theo yêu cầu bảo quản hoặc sử dụng

4.3.Yêu cầu cho tiêu chuẩn dược liệu

a. Một tiêu chuẩn dược liệu một khi được đưa vào sử dụng sẽ có tính pháp lý
trong phạm vi mà tiêu chẩn ấy được chỉ định áp dụng, do vậy khi xây dựng một
tiêu chuẩn phải cân nhắc kỹ khả năng áp dụng thực tế của những yêu cầu hay giới
hạn đặt ra cho từng chỉ tiêu cho sát hợp với thực tế trong u hướng phát triển và
nâng cao

b.Yêu cầu chung cho một tiêu chuẩn cần đạt được là :

- Xác định đúng dược liệu, phát hiện được những giả mạo, nhầm lẫn của dược liệu

- Đánh giá đúng chất lượng dược liệu

- Đảm bảo được hiệu quả sư dụng và tính an toàn của dược liệu

4.4.Một tiêu chuẩn tốt cho dược liệu phải đáp ứng được các yêu cầu sau:

- Tính đại diện : đại diện cho phần lớn các mẫu dược liệu có thể thu hái dược từ
cây thuốc

- Tính hiện đại : áp dụng được các thành tựu khoa học công nghệ mới nhất tiên
tiến nhất để đánh giá tốt nhất chất lượng dược liệu

- Tính khả thi : Các phương pháp mà chúng ta đề ra có thể được áp dụng được
trong diều kiện cơ sở vật chất và hạ tầng hiện có của đa số các cơ sở áp dụng tiêu
chuẩn đó, các qui định, giới hạn chỉ tiêu phải phù hợp với yêu cầu thực tế hiện
nay

19
- Việc xây dựng tiêu chuẩn và phương pháp kiểm nghiệm cho dược liệu là yêu
cầu bức thiết đặt ra đối với ngành Y tế và cả những cơ sở sản xuất dược phẩm

V.Các chỉ tiêu trong tiêu chuẩn dược liệu

5.1.Đặc điểm cảm quan


Mô tả đặc điểm : Có thể cảm nhận bằng các giác quan có thể xác định,
đánh giá hay phân biệt được dược liệu , tránh nhầm lẫn khi khi sử dụng. Các
đặc điểm cảm quan đó là :
- Hình dạng, kích thước, màu sắc. Một số cần phải bẻ ra hay cắt ra mới nhìn thấy
rõ thể chất,màu sắc đăc thù
- Nếm để nhận biết vị , có thể ngọt (cam thảo ), chua, đắng, cay…
- Thể chất : nặng , nhẹ, cứng hay mềm, xốp, dai hay giòn,
- Một số rường hợp điển hình có thể soi mặt cắt của dược liệu , bột gưới ánh đèn
tử ngoại , trước đó có thể nhỏ thêm vài giọt thuốc thử để tăng độ phản quang …
5.2.Đặc điểm hiển vi :
Đây là phương pháp mô tả dược liệu khi quan sát dưới kính hiển vi. Bao
gồm quan sát đặc điểm tiêu bản vi phẫu, soi bột…
Phương pháp này đơn giản nhưng rất hiệu quả giúp xác định nguyên liệu chính
xác nhiều khi còn hơn cả PP. hóa học. PP này còn giúp phát hiện giả mạo và tỷ
lệ giả mạo
5.3.Mô tả đặc điểm hiển vi
- Hãy chú ý mô tả các đặc điểm chi tiết nhất là phần bề mặt. trên tiêu bản là
phần vỏ gồm biểu bì (bần ), các đặc điểm bề mặt. Bột dược liệu chú ý các đặc
điểm nổi bật cho từng dược liệu mang tính đặc thù như các sợi, hạt tinh bột,
tinh thể,..
- Có thể thực hiện các phản ứng mô hóa học ngay trên tiêu bản vi học cũng góp
phần xác nhận dược liệu và phân biệt giả mạo ( Hoạt chất trong dược liệu có
được trộn thêm hay không..)
- Xác định bằng các hằng số đối với các chất tiết hay chiết ra từ cây , con như :
tinh dầu, dầu béo, nhựa sáp…
Các hằng số thường được sử dụng là : độ hòa tan, tỷ trọng, năng suất quay
cực riêng, chỉ số khúc xạ, nhiệt độ đông đặc hay nóng chảy…

5.4.Tiêu chuẩn định tính.

a.. Phương pháp vi hóa học


Đây là PP. có thể đánh giá sơ bộ nhóm hoạt chất nào đó nhanh bằng PP vi
thao tác ngay trên tiêu bản vi học

20
Ví dụ :
1. Xác định màng cellulose : Nhỏ thuốc thử Sveize , màng cellulose thì bị
phồng lên và hòa tan nhưng màng hóa gỗ , màng hóa cutin thì không
2. Xác định carbonhydrat :với thuốc thử phenyl hydrazine sẽ tạo tinh thể
ozazon với đường đơn ; Xác định tinh bột thì với thuốc thử iod
3. Chất béo với thuốc thử xudan III
4. Tinh dầu nhỏ vào miếng giấy lọc bay hơi không để lại dấu vêt
5. Xác định saponin: dựa vào tính chất phá huyết : Lát cắt dược liệu nếu
có saponin, khi đặt lên một miếng gelatin huyết, để 30 – 40 phút sẽ nhìn
thấy vùng tan huyết
6. Xác định alcaloid : sử dụng bộ thuốc thử tạo tủa Mayer, Bouchardat,
Dragendoff : bột dược liệu cho lên lam kính, nhỏ 1 – 2 giọt acid acetic
(Acid hóa ) Đặt lá kính thứ hai sát lá kính thứ nhất, dịch chiết sẽ dich
chuyển sang , nhỏ thuốc thử ở mép lá kính, phản ứng sẽ được thực hiện
7. Nhóm anthraglycosid ; Trong môi trường kiềm (NaOH 5%,hay
NH4OH ) sẽ có màu tím đỏ…
b.Phương pháp hóa học

- Mỗi loại dược liệu đều có nhóm hoạt chất xác định, có thể dựa vào nhóm hoạt
chất này để định tính dược liệu bằng các phản ứng đặc trưng ( cho màu hay cho
tủa ). Ví dụ :

Anthraquinon : định tính bằng phản ứng Bortrager (Trong môi trường
kiềm tạo thành phenolat có màu đỏ ; dưới ánh sáng UV (365nm) cho
huỳnh quang tím hay đỏ nâu (phải là dạng chuyển từ khử chuyển sang dạng
oxy hóa )
Các glycosid tim thì bằng các FW xác đinh nhân Steran ( Thuốc thử
Liberman ), vòng lacton (TT Bajet ), và đường (điển hình là 2 – 6 Desoxy,
TT Keller – Kiliani )
Alkaloid thì dựa vào nhóm các thuốc thử chung: bộ 3 thuốc thử vẫn quen
dùng : Mayer, Bouchardat, Dragendoff…
- Các dược liệu đã biết rõ thành phần hoạt chất thì người ta định tính các
hoạt chất này bằng các thuốc thử định tính nhóm hay thuốc thử đặc hiệu
- Với dược liệu đã biết hoạt chất nhưng thành phần trong hoạt chất đó chưa
rõ thì người ta dịnh tính các thành phần chính trong đó
*Với dược liệu chưa biết rõ thành phần hoạt chất trong đó thì sử dụng PP.
phân tích thành phần hóa học để tìm ra nhóm hoạt chất có trong dược liệu và
xây dựng các phản ứng đinh tính trong nhóm hoạt chất đó

21
*. Yêu cầu đối với các phản ứng định tính dược liệu thì các phản ứng càng đặc
hiệu càng tốt, hoăc nếu không thì khi kết hợp với các tiêu chuẩn khác người ta
có thể xác định dược liệu và phân biệt được dược liệu đó là gì và phân biệt với
các dược liệu dễ bị nhầm lẫn

* Khi có nhiều phản ứng định tính các chất có trong dược liệu không nhất thiết
phải đưa tất cả vào tiêu chuẩn mà chọn một , hai phản ứng tiêu biểu nhất có
thể đủ để nhận biết và phân biệt dược liệu .Đồng thời dễ làm thuốc thử dễ tìm
ít độc hại , phản ứng rõ ràng

.Thử tinh khiết

- Độ ẩm dược liệu là giới hạn độ thủy phần cho phép được gọi là độ ẩm an
toàn để bảo quản trong kho tránh ẩm mốc và hoạt chất không bị phá hủy

- Chỉ tiêu độ ẩm an toàn cũng căn cứ vào giới hạn độ ẩm dó giữ được chất
nhất định trong quá trình bảo quản

- Việc xác định độ ẩm cũng quan trọng giống như xác định thành phần hoạt
chất có trong dược liệu. Nếu đánh giá sai hàm ẩm sẽ dân đến sai về tỷ lệ hàm
lượng hoạt chất có trong dược liệu

- Các phương pháp đánh giá độ ẩm :

 Sây ở áp suất thường : dành cho đa số dược liệu


 Xác định bằng cách cất lôi cuốn dành cho các dược liệu có tinh dầu
 Sấy dưới áp suất giảm : áp dụng cho các dược liệu dễ bị phân hủy ở áp suất
giảm
 Làm khô trong bình hút ẩm cần thu lại mẫu dành cho các dược liệu quí

VI. Chuẩn bị mẫu nghiên cứu

Trong quá trình sàng lọc các mẫu thử cũng có thể sử dụng :

6.1.Dịch chiết toàn phần ; nhằm mục đích tìm kiếm dược liệu tiềm năng
làm đối tượng cho các nghiên cứu tiếp theo

6.2.Dịch chiết phân đoạn : nhắm đến mục tiêu lựa chọn các phân đoạn cho
hoạt tính tối ưu, định hướng quá trình chiết tách phân lạp theo hoạt tính
sinh học…

22
6.3.Hợp chất chiết tinh khiết : tìm kiếm họat chất có tác dụng , mức liều
tác dụng.

VII. Nghiên cứu dược lý thực nghiệm trong quá trình nghiên cứu phát triển thuốc
mới

1.Quá trình tìm kiếm thuốc mới trải qua rất nhiều giai đoạn, trong dó thử
nghiệm dược lý nhằm đánh giá , thăm dò tác dụng sinh học của thuốc , độ an toàn và
triển vọng điều trị

Gồm 3 nội dung: nghiên cứu tác dụng, cơ chế tác dụng và độc tính

- Nghiên cứu tác dụng có thể tiến hành từ bậc thấp nhất là nghiên cứu phân tử
đến tế bào ,đến các cơ quan cô lập và cao nhất là trên cơ thể sống.

- Cũng có những nghiên cứu có thể đi theo cả hai chiều

- Có những nghiên cứu tiến hành chứng minh tác dụn sinh học của dược liệu ,
liều dùng (trên coa thể) sau đó mới nghiên cứu đến cơ chế tác dụng

7.2.Thử nghiệm in vitro

a. Khái niệm chung

- Đây là phép thử thường được tiến hành trong ống nhiệm, đia petri, không liên
quan đến dộng vật sống, chỉ tiến hành trên tế bào, enzyme hoặc mô cô lập…
- Phạm vi ứng dụng trong quá trình nghiên cứu mức đô tế bào và phân tử, thử
trên môi trường nuôi cấy các vi sinh vật, ký sinh trùng, vi rut…
Ưu điểm của thử nghiệm in vitro thường ít tốn kém, dễ thiết lập, có thể tiến
hành trong hệ thống thử nghiệm ít phức tạp, tính toán kết quả nhanh, dễ kiểm
soát chất lượng thí nghiệm, có thể thử nghiệm tế bào người nên không cần
phải ngoại suy từ động vật sang người.
Nhược : kết quả nhiên cứu thường được đânhs giá trên đích độc lập, không
thây dược sự đáp ứng của cơ thể sống với thuốc nên kết quả nghiên cứu thường
thườn chỉ mang tính chất gợi ý, tham khảo nhiều hơn là chứng minh tác dụng
của thuốc
Do đó nghiên cứu in vitro để có các gợi ý rồi chuyển sang nghiên cứu in vivo
- Ngày nay với sự phát triển của di truyền học phân tử nhiều phương pháp thử
in vitro dược xây dựng các thử nghiệm sinh học bằng cách sử dụng các gen
mã hóa cho enzyme hoặc thụ thể cấy vào té bào phân chia nhanh như men, vi

23
khuẩn hay tế bào ung thư là cho các tế bào nay biểu thị cac enzyme hoặc thụ
thể cần thiết cho phép thử .
- Bên cạnh đó phương pháp sàng lọc hiệu năng cao ( High – throughput
screening ) đã nâng cao hiệu quả và rút ngắn thời gian của quá trình sàng lọc.
Đây là phương pháp thông thường trong thử nghiệm sinh học nhưng sử dụng
robot và hoàn toàn tự động hóa
- Xu hướng hiện nay là sử dụng các thực nghiệm sinh học đặc hiệu hơn để đưa
ra định hướng về tác dụng dược lý cho quá trình sàng lọc và các test sàng lọc
tự động hóa .
- Tuy nhiên nếu sử dụng các phản ứng đặc hiệu hơn để đưa ra định hướng về
tác dụng dược lý có quá trình sàng lọc và các test được tự động hóa cũng chưa
hẳn đã là tốt, vì nguy cơ có thể để lọt các hợp chất có tác dụng
- Do dó khi sàng lọc nên dùng phương pháp sàng lọc chung , không quá đặc
hiệu , sau đó lựa chọn các dịch chiết có tác dụng chung sẽ được tiếp tục nghiên
cứu dặc hiệu hơn
- Chúng ta không thể sàng lọc tất cả các dược liệu cũng như các hợp chất trên
tất cả các tác dụng dẫn đến nguy cơ bỏ qua dược liệu tiềm năng. Đó là một chất
không thể hiện tác dụng trên mô hình này nhưng sau đó có thể có tác dụng trên
mô hình khác
- Do vậy cần xây dựng mối liên kết giữa các phòng nghiên cứu, các hang
dược phẩm, liên két trong nước với các đơn vị nghiên cứu nước ngoài

b. IC 50 và EC 50

- IC 50 ( Inhibitory Concentration at 50% ) Nồng độ ức chế 50% đối tượng


thử nghiệm. IC 50 cho biết nồng độ của thuốc hay dịch chiết cần thiết để ức
chế 50% một quá trình sinh học nhất định (hoặc thành phần một quá trình, tức
một enzyme, tế bào, thụ thể tế bào hoặc vi sinh vật …)
Đây là thước đo về hiệu quả của một chất ức chế, thường dược sử dụng để xem
xét hiệu lực ức chế dược 50% đối tượng thử nghiệm in vitro.
- EC 50 ( Effective Concentration at 50% ): Nồng độ gây ra tác động sinh
học cho 50% đối tượng sử dụng. Chỉ số này đại diện cho nồng độ thuốc hay
dịch chiết cần thiết để đạt được 50% hiệu quả tác dụng.Nó cũng có thể được
sử dụng để so sánh hiệu lực tác dụng để so sánh hiệu lực tác dụng của hai
thuốc.

c.Thử nghiệm in vitro trên các đích tác dụng

24
- Đích tác dụng thuốc có thể là enzyme, receptor màng tế bào, receptor
nhân hormone và các yếu tố tăng trưởng , kênh vận chuyển ion, ADN và một số
đích tác dụng chưa xác định

- Đánh giá tác dụng trên rerceptor,enzyme hay đích tác dụng còn nhiều hạn
chế trong vấn đề ngoại suy con người, nhưng thuốc không có tác dụng nếu nếu
không có tương tác với đích tác dụng

- Tính đặc hiệu và chọn lọc lên đích tác dụng là yếu tố cực kỳ quan trọng
một khi đích tác dụng dược sử dụng trong nghiên cứu phát triển thuốc .
- Một thuốc càng có tác dụng chọn lọc lên một mục tiêu phân tử nhất định
thì có nghĩa là càng ít tương tác với các mục tiêu khác trong cơ thể và do đó thuốc
sẽ càng có ít tác dụng không mong muốn hơn
- Sự hiểu biết rõ về enzyme, thụ thể hay protein cụ thể nào liên quan đến
bệnh sinh là vô cùng quan trọng nó giúp các nhà nghiên cứu và phát triển thuốc
quyết định dùng chất chủ vận hay chất đối kháng của thụ thể, dùng chất ức chế
hay hoạt hóa enzyme để can thiệp cơ chế bệnh sinh

7.5.Nghiên cứu mức độ tế bào/ cơ quan


- Mô hình này này gắn với sinh lý bệnh, cho ta thêm thông tin về tác dụng
của thuốc hoặc dịch chiết
- Nghiên cứu trên trên tế bào thuốc thâm nhập vào bên trong tế bào , tác
dụng tại chỗ trên enzyme
- Nó còn cho ta biết tại nồng độ đó thì thuốc có gây độc hay không (biểu
hiện tế bào sống hay chết)
- Đối với cơ quan (ex vivo) cao hơn mức tế bào và thừa hưởng các ưu điểm
các mô hình đơn giản phiá dưới. Ở mức độ này, có sự phối hợp các loại tế
bào khác nhau cùng cho đáp ứng.Có đầy đủ sự toàn vẹn của tế bào và đầy
đủ các yếu tố tham gia đáp ứng

7.6. Xử lý số liệu :

Đánh giá kết quả và xử lý thống kê Dùng phần mềm Excel, SPSS…

Chuyển tải thông tin vào máy ,mã hóa thông tin dạng số để dễ xử lý

Đánh giá :

25
1.Nêu được một số nội dung quan trọng để tạo tạo thuốc mới

2. Các đối tượng dược lựa chọn để nghiên cứu thuốc mới như thế nào

3.Việc sàng lọc để tạo thuốc mới như thế nào

4. Các dược liệu được lựa chọn để nghiên cứu thuốc mới đạt được chất lượng như
thé nào

5. Nội dung chuẩn bị mẫu để nghiên cứu là gì

6. Trình bày các nghiên cứu dược lý thực nghiệm trong nghiên cứu thuốc mới

Chương VI

Qui định về một số thử nghiệm lâm sàng để nghiên cứu thuốc mới
từ dược liệu ở Việt Nam
Mục tiêu :
1.Nêu được đặc điểm thuốc từ dược liệu và thuốc y học cổ truyền
2.Trình bày dược các vấn đề cần nghiên cứu đối với thuốc từ dược liệu và thuốc Y học cổ
truyền
3. Nêu được một số nội dung cơ bản khi nghiên cứu thuốc mới
4. Trình bày được nội dung khảo sát độc tính thuốc y học cổ truyền và thuốc từ dược liệu
5. Trình bày các hướng dẫn thử nghiệm lâm sàng thuốc Y học cổ truyền và thuốc từ
Dược liệu
6. Nêu các vấn đề về đạo đức trong nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng
Nội dung:

26
1. Mở đầu
2. Một số vấn đề liên quan đén chất lượng dược liệu ở Việt Nam
3. Các vấn đề cần nghiên cứu đối với thuốc từ Dược liệu và thuốc Y học cổ truyền
4. Một số nội dung cơ bản nghiên cứu thuốc mới
5. Hướng dẫn khảo sát độc tính
6. Hướng dẫn thử nghiệm lâm sàng
7. Vấn đề dạo đức trong nghiên cứu thực nghiệm lâm sàng thuốc từ thảo dược và thuốc y
học cổ truyền
1. Mở đầu

1.1.Xu hướng hiện nay người tiêu dùng đang hướng về các sản phẩm tự nhiên, một trong
lý do được cho rằng thuốc từ thảo dược thường có ít tác dụng phụ hơn.

1.2.Trào lưu đó thúc đẩy việc sản xuất thuốc YHCT một cách ào ạt, không qua thử
nghiệm hoặc thử nghiệm không đầy đủ, không đúng qui định tạo nên một thị trường
thuốc hỗn loạn khó kiểm soát

1.3.Do vậy cơ quan quản lý Dược ban hành các qui định nhằm lập lại trật tự việc sản xuất
thuốc để đảm bảo chất lượng

II.Một số vấn đề liên quan đến chất lượng dược liệu ở Việt Nam

2.1.Đặc điểm dược liệu

- Không đồng đều: do nhập về từ nhiều nguồn khác nhau, điều kiện khí hậu thổ
nhưỡng khác nhau, tập quán trồng trọt, thu hái khác nhau, thuốc Nam khác thuốc
Bắc

- Không ổn định : do khâu chọn giống, chăm sóc, thu hoạch, sơ chế
- Không an toàn do chất bảo quản khó kiểm soát
- Nhiều dược liệu đã tách chiết hoạt chất, nếu còn có thể còn rất ít
2.2.Đặc điểm thuốc cổ truyền
- Nguồn gốc : thực vật, động vật, khoáng vật
- Xuất xứ : khác nhau ,thuốc nam, thuốc Bắc
- Bào chế rất khác nhau dẫn đến thay đổi tính vị, qui kinh, tác dụng của thuốc
27
- Dạng thuốc : đa dạng, dùng sống hay chín, chiết xuất, sắc, hoàn, cao,ngâm
rượu, viên nén, kem bôi…
- Chất lượng thuốc không ổn định
- Đa số thuốc chưa dược thử nghiệm đầy đủ theo tiêu chuẩn . Đánh giá hiện nay
chủ yếu theo cảm quan
- Có tác dụng chữa nhiều bệnh khác nhau
- Chủ yếu được điều trị theo kinh nghiệm
III .Các vấn đề cần nghiên cứu đối với thuốc từ dược liệu, thuốc cổ truyền
Việt nam
3.1.Đánh giá tính xác thực của thuốc (Authenticity ), với các tiêu chuẩn
cảm quan, thực vật, hóa lý và nếu có thể cả tiêu chuẩn sinh học
3.2.Đánh giá chất lượng thông qua việc xác định hàm lượng tạp chất, hoạt
chất hay nhóm hoạt chất của Dược liệu
3.3.Đánh giá hiệu quả của qui trình bào chế cổ truyền
3.4.Đánh giá độc tính của thuốc
3.5. Đánh giá tác dụng điều trị
3.6. Đánh giá tác dụng hỗ trợ điều trị
3.7.Đánh giá tác dụng có lợi đối với sức khỏe con người
3.8. Các đánh giá khác tùy theo tiêu chí nghiên cứu
IV.Một số nội dung cơ bản trong qui trình nghiên cứu thuốc mới
4.1.Nguyên liệu :

- Nêu tên nguyên liệu các đặc điểm chung


- Về tiêu chuẩn chất lượng : Đảm bảo tính xác thực của nguyên liệu . Có bản
mô tả chi tiết
- Độ tinh khiết của nguyên liệu : vd : không được lẫn tạp chất, tạp chất không
đôc…
4.2.Thử nghiệm

- Nêu rõ các phương pháp lựa chọn để đánh giá các hoạt chất có trong dược liệu,
nhóm hoạt chất đặc trưng

28
- Hoặc những phân đoạn dich chiết có tác dụng diều trị
- Nêu rõ phạm vi giới hạn cho phép để tiện cho việc kiểm nghiệm theo qui trình
của D ĐVN V.
- Nếu là cây thuốc mới cần đưa thông tin các công trình đã nghiên cứu trong và
ngoài nước
V.Hướng dẫn khảo sát độc tính của thuốc Y học cổ truyền

Bao gồm :
1.Thử độc tính cấp diễn và theo thời gian 72 giờ
2.Thử độc tính bán trường diễn theo thời gian từ 1 - 3 tháng.Nếu cần thử
độc tính trường diễn
3.Thử độc tính tại chỗ
4.Thử nghiệm độc tính đặc biệt trên sinh sản,biến đổi nhiễm sắc thể, gây
ung thư

5.1.Thử nghiệm độc tính cấp diễn – LD 50 (LD = Lethal Dose )

LD50 Là liều lượng hóa chất phơi nhiễm trong cùng một thời điểm gây
ra cái chết cho 50% (một nửa), số súc vật thí nghiệm

Chú ý :
1. Có thể quan sát thấy các triệu chứng bệnh lý quan trọng ở chuột không
chết hoặc chuột trước khi chết ( như gãi mõm liên tục, hoảng loạn, ngã xiêu
vẹo, co giật run rẩy, ra mồ hôi,tím tái ở tai, chân, đuôi...)
2. Những triệu chứng này phải được ghi lại đầy đủ trong phần kết quả bởi
các dấu hiệu này sẽ cung cấp thông tin cần thiết để có nhận xét đầy đủ hơn
về tính an toàn của thuốc nghiên cứu
3. Đánh giá độc tính thuốc y học cổ truyền trước khi thử nghiệm lâm sàng
không nên chỉ dựa vào LD50 mà còn quan tâm đến các tác dụng phụ không
có lợi
4. Không nên so sánh LD50 của thuốc y học cổ truyền nghiên cứu với LD50
với thuốc Y học cổ truyền chưa được nghiên cứu trong cùng một điều kiện
5. Không nên so sánh LD50 của thuốc Y học cổ truyền với LD 50 của thành
phần hoạt chất được chiết từ thuốc Y học cổ truyền (Ví dụ : LD50 của Ô
đầu phụ tử với LD50 của Aconitin ; LD50 của Mã tiền với LD50 của
Strychnin…)
5.2.Thử nghiệm độc tính bán trường diễn
Chú ý :

29
1.Quan tâm đến súc vật thử nghiệm (hiện nay thường dung thỏ cho thử
nghiệm bán trường diễn..)
2.Số thỏ tối thiểu là 8 (4 đực, 4 cái ) nhưng trung bình là 10 – 12 để có thể
tính được độ tin cậy và thường chia thành 3 lô:
- lô chứng : dung dung môi pha thuốc
- lô trị 1 dùng thuốc thử với liều tương đương dùng trên người
- lô trị 2 dùng thuốc thử với liều gấp 4 – 5 lần dùng cho người
3. Thời gian thử nghiệm khoảng 1 tháng
4. Thuốc dùng theo đường uống với liều tính từ dưới liều tối đa an toàn của
chuột hoặc tính theo liều sử dụng trên người
5. Các tiêu chí quan sát :
- Về máu : số lượng hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu,công thức bạch
cầu, tỉ lệ huyết sắc tố, thể tích trung bình của hồng cầu
- Chức năng gan : Enzym, AST,ALT, bilirubin toàn phần, albumin
và cholesterol toàn phần
- Chức năng thận : creatinine huyết thanh
- Phân : Hình thái rắn,nhão, ỉa lỏng …
- Lượng thức ăn tiêu thụ và thể trạng chung, trọng lượng, lông, hoạt
động của động vật
6. Xét nghiệm về tổ chức học(đại thể và vi thể) của động vật trong trường
hợp đang thí nghiệm có động vật chết hoặc sau thí nghiệm có 30% động vật
bị giết chết

5.3.Thử nghiệm độc tính tại chỗ: thường dành cho các thuốc có khả năng gây
mẫn cảm da

5.4. Thử nghiệm độc tính đặc biệt

Thường thì thuốc Y học cổ truyền không thử độc tính đặc biệt vì đã trải qua
bao năm kinh nghiệm nếu dùng đúng kinh điển là an toàn.
Tuy nhiên cũng có một số loại cần phải thử một số thuốc nghi có độc tính như
Thạch tín, vòi voi…
Các thử nghiệm thường được tiến hành :-
1.Về gây đột biến cấu trúc nhiễm sắc tế bào tủy xương và tinh hoàn
2.Về khả năng gây ung thư
3.Thí nghiệm độc tính sinh sản như gây sảy thai, đẻ non chết lưu…
VI.Hướng dẫn thử nghiệm lâm sàng thuốc Y học cổ truyền và thuốc từ dược liệu

30
6.1.Các giai đoạn đánh giá hiệu quả lâm sàng
Được tiến hành sau khi xác định qui cách chất lượng thuốc và xác định
độc tính và tác dụng của thuốc
1.Giai đoạn 1 : Thuốc đông y, thuốc từ dược liệu đã thừa kế, được điều trị
thử ở các viện, bệnh viện, các phòng mạch thì được coi là đã được đánh giá hiệu qủa
lâm sàng giai đoạn 1

2. Giai đoạn 2 :Xác định hiệu lực và khẳng định tính an toàn của thuốc đưa
đánh giá
- Có phác đồ điều trị thích hợp
- Tiến hành trên một số bệnh nhân hạn chế ( khoảng 30 – 50 bệnh nhân) và
chia thành 2 nhóm :Nhóm đánh giá và nhóm đôí chứng
- Phân nhóm : nếu là hai nhóm thì chia ngẫu nhiên hoăc ghép cặp trên cơ
sở bảo đảm sự tương đồng giữa hai nhóm về số lượng, giới tính và mức độ
bệnh tật.
- Liều tuân thủ đúng theo phác đồ
- Phải theo dõi, ghi chép đầy đủ nhất là các biến đổi lâm sang, các tác dụng
phụ,
- Đánh giá tác dụng theo 4 bước :
Khỏi hẳn
Có tiến bộ rõ
Có tiến bộ
Không tiến bộ
- Xử lý số liệu bằng sác xuất thống kê
- Báo cáo kết quả
3. Giai đoạn 3 : Triến khai đánh giá trên phạm vi rộng hơn, số lượng bệnh
nhân khoảng 100 – 120 .
Phương pháp đánh giá theo phương pháp ngẫu nhiên, có đối chứng mù kép.
4. Giai đoạn 4 :
Khi thuốc đã được sản xuất, sử dụng rộng rãi nếu thấy có dấu hiệu độc hại
nào đó mà các giai đoạn trước chưa phát hiện ra thì cần phải thực hiện giai
đoạn 4,
Tiến hành giống như giai đoạn 2 và 3. Số lượng bệnh nhân khoảng 100.

6.2.Các yêu cầu về lâm sàng cho các sản phẩm thuốc từ dược liệu

Thực hành tốt thử thuốc trên lâm sàng (Good Clinical Practice - GCP )
cần được áp dụng tốt trong tất cả các bước trong thử nghiệm lâm sàng

31
để đảm bảo chất lượng và đảm bảo yêu cầu về đạo đức và những thầy
thuốc Y học cổ truyền cần tham gia vào nhóm phát triển đề cương

6.3.Thông tin cần thiết cho nghiên cứu can thiệp chuẩn

1. Nghiên cứu pha 1 : Đánh giá tính an toàn của thuốc trên người tình nguyện
khỏe mạnh ở các liều tăng dần. Nghiên cứu độc tính, nồng độ thuốc ở các trạng
thái khác nhau : no, đói, người bị suy thận, suy gan. Các cơ chế phản ứng cũng
được nghiên cứu ở pha này

2. Nghiên cứu pha 2 : Đánh giá hiệu lực các dạng bào chế trên các cá thể khác
nhau
3. Nghiên cứu pha 3 : Được thực hiện để mở rộng việc đánh giá tính an toàn và
hiệu lực
VII.Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng thuốc từ Dược liệu và
thuốc Y học cổ truyền

7.1. Trong thử nghiệm thuốc trên người luôn tôn trọng tất cả các nguyên tắc đạo
đức áp dụng tương tự như đối với các trị liệu bằng thảo dược và những nghiên
cứu liên quan

7.2. Phải lấy chấp thuận, lựa chọn bệnh nhân khách quan, đặt nguy cơ – lợi ích lên
bàn cân và luôn chọn phần lợi ích cho những người tham gia tiềm năng và thiết kế
thử nghiệm khoa học
7.3. Những cân nhắc đối với thử nghiệm lâm sang các sản phẩm tháo dược
- Pha trộn sản phẩm (điều này đã được ghi nhận chưa ?)
- Tương tác giữa các liệu pháp thảo dược và các thực thể (thường hiếm khi
biết tới )
- Dữ liệu độc tính sinh sản và trên các bộ phận ( có thể rất nhỏ )
- Khảo sát liều ưu tiên (dường như chưa hoàn thành )
7.4. Tất cả các vấn đề không đảm bảo chắc chắn đều phải được đưa ra một cách rõ
ràng cho tất cả những người liên quan, đặc biệt trong quá trình lấy chấp thuận
7.5. Nhiều vùng trên thế giới, niềm tin mạnh mẽ rằng các loại thảo dược không
những rất hữu hiệu mà còn rất an toàn tạo nên sự kỳ vọng quá lớn mà quên chú
trọng đến nghiên cứu kể cả nhóm chứng
7.6. Rất cần cộng đồng tại nơi xuất xứ sản phẩm cùng tham gia tư vấn trong quá
trình nghiên cứu và kết quả cũng như lợi ích nghiên cứu cũng cần chia xẻ với cả
cộng đồng

32
7.7. Đối với tất cả các loại nghiên cứu,một nghiên cứu viên có đạo đức về đạo
đứcvà được đào tạo tốt là sự bảo đảm tốt nhất cho đối tượng tham gia. Và những
người làm lâm sàng tiềm năng nên được chọn từ đội ngũ nghiên cứu viên để đảm
bảo việc ghi nhận nhanh và đưa ra điều trị thích hợp đối với các biến cố bất lợi

7.8- Hội đồng đạo đức cần có thái độ thận trọng đối với nghiên cứu về thảo dược
vì họ đang hướng tới một đề cương điều trị chuẩn cho các sản phẩm thảo dược

Đánh giá:

1.Trình bày đặc diểm thuốc từ dược liệu và thuốc y học cổ truyền 2.Nhũng
vấn đề cần nghiên cứu đối với thuốc từ dược liệu và thuốc y học cổ truyền
là gì ?
3.Các nội dung cơ bản khi nghiên cứu thuốc mới là gì
4. Nội dung khảo sát dộc tính là gì?
5. Những nội dung chính trong thư nghiệm lâm sàng thuốc từ dược liệu và
Y học cổ truyền là gì
6. Những vấn đề đạo dức trong thử nghiệm lâm sàng, là gì?

33

You might also like