You are on page 1of 193

TS.

Khương Thị Thu Hương (chủ biên)


TS. Lê Thị Vân Anh, TS. Trần Khánh Vân

GIÁO TRÌNH

SINH LÝ THỰC VẬT


TẬP 1
PHẦN LÝ THUYẾT

NHÀ XUẤT BẢN KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT


2
LỜI NÓI ĐẦU

Môn Sinh lý thực vật cung cấp kiến thức cơ sở cho nhiều ngành đào tạo liên quan
đến thực vật như Sinh học, Công nghệ sinh học, Khoa học cây trồng, Quản lý tài
nguyên rừng và môi trường, Lâm học, Quản lý tài nguyên thiên nhiên, Nông nghiệp
công nghệ cao, Bảo vệ thực vật…

Nhằm đa dạng nguồn tài liệu học tập cho sinh viên, cũng như cập nhật thành tựu
mới của khoa học công nghệ trong lĩnh vực nghiên cứu sinh lý thực vật, được sự hỗ
trợ của Trường Đại học Lâm nghiệp, TS. Khương Thị Thu Hương cùng tập thể tác
giả biên soạn cuốn Giáo trình Sinh lý thực vật, tập I. Phần lý thuyết.
Nội dung cuốn sách gồm 7 chương, trong đó TS. Khương Thị Thu Hương (Trường
Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội) làm chủ biên và biên soạn
chính toàn bộ cuốn sách, với sự tham gia của TS. Trần Khánh Vân (Trường Đại học
Sư phạm Hà Nội) trong chương 5 và TS. Lê Thị Vân Anh (Trường Đại học Khoa học
Công nghệ Hà Nội) trong chương 6.

Cuốn sách được biên soạn theo hướng tiếp cận các chức năng sinh lý dựa trên đặc
điểm cấu tạo giải phẫu - hình thái, làm rõ bản chất của các quá trình sinh lý trong
cây và các liên hệ ứng dụng trong thực tiễn. Đặc biệt ở chương 3 mô tả khá chi tiết
cấu trúc của bộ máy quang hợp, phần mà các giáo trình trước đây còn chưa đề cập đến.

Trong quá trình biên soạn, các tác giả đã kế thừa các kiến thức kinh điển trong các
nguồn tài liệu có độ tin cậy cao, đồng thời cập nhật các kết quả nghiên cứu mới
trong các tạp chí khoa học quốc tế có uy tín.

Nhóm tác giả chân thành cảm ơn GS.TS. Vũ Văn Vụ (Trường Đại học Khoa học Tự
nhiên), PGS. TS. Nguyễn Văn Mã (Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2) đã góp ý
chỉnh sửa bản thảo cuốn sách.

Dù đã rất cố gắng, tuy nhiên chắc cuốn sách không tránh khỏi những thiếu sót. Các
tác giả rất mong nhận được sự chia sẻ và ý kiến đóng góp của bạn đọc để cuốn sách
được chỉnh sửa, hoàn thiện trong lần tái bản.
Trân trọng cảm ơn!

Chủ biên
TS. Khƣơng Thị Thu Hƣơng

3
4
GIỚI THIỆU MÔN SINH LÝ THỰC VẬT

Sinh lý thực vật là một chuyên ngành khoa học nghiên cứu các quá trình sinh lý diễn
ra trong cơ thể thực vật và sự tương tác của các quá trình đó với các yếu tố môi
trường sống.

Môn học Sinh lý thực vật dựa trên kiến thức nền tảng của các môn học khoa học sinh
học khác như Hóa sinh, Lý sinh, Sinh học phân tử, Sinh học tế bào, Hình thái và giải
phẫu thực vật, Sinh thái học… Ngược lại, Sinh lý thực vật lại hỗ trợ việc tiếp thu kiến
thức các môn học đó.

Hiểu biết các quá trình sinh lý trong cơ thể thực vật là cơ sở cho các môn khoa học
liên quan đến thực vật như Công nghệ tế bào thực vật, Công nghệ gen thực vật, Các
hợp chất thứ cấp ở thực vật, Cây rừng, Thực vật học, Hệ sinh thái rừng, Trồng rừng,
Khoa học cây trồng…

Hơn thế nữa, những kiến thức của môn Sinh lý thực vật làm cơ sở cho các biện pháp
tác động, điều chỉnh cây trồng theo hướng có lợi cho con người.

Nội dung cuốn giáo trình được chia làm 7 chương, mỗi chương tương ứng một quá
trình sinh lý riêng biệt ở mức độ tế bào hoặc mức độ cơ thể. Nội dung cơ bản của
các chương này được tóm tắt như sau:

Chương 1. Sinh lý tế bào thực vật


Cấu trúc của tế bào thực vật, các đặc tính lý hóa của chất nguyên sinh và các hoạt
động sinh lý diễn ra ở mức độ tế bào như trao đổi nước, trao đổi chất tan, những
kiến thức này sẽ làm nền tảng cho các hoạt động sinh lý diễn ra ở mức độ cơ thể.

Chương 2. Trao đổi nước ở thực vật


Tìm hiểu về quá trình hút nước ở rễ, vận chuyển nước trong cây và sự thoát hơi nước
ở lá.

Chương 3. Quang hợp ở thực vật


Sự chuyển hóa năng lượng ánh sáng mặt trời thành năng lượng dự trữ trong các hợp
chất hữu cơ và quá trình vận chuyển chúng trong cây, tạo nguồn dự trữ năng lượng
sống cho thực vật cũng như các sinh vật khác trên Trái đất.

Chương 4. Hô hấp ở thực vật


Sự phân giải oxy hóa các chất hữu cơ được tổng hợp từ quá trình quang hợp thành
năng lượng sinh học cung cấp cho mọi hoạt động sống của cây.

5
Chương 5. Dinh dưỡng khoáng - nitơ ở thực vật
Quá trình hấp thu, vận chuyển và đồng hóa các chất khoáng, nitơ trong cơ thể thực
vật.

Chương 6. Sinh trưởng và phát triển ở thực vật


Kết quả hoạt động của các quá trình sinh lý trên đây là làm cho cây lớn lên, ra hoa,
kết quả, già rồi kết thúc chu trình sống của mình bằng một cái chết sinh học đã được
lập trình sẵn đó chính là sự sinh trưởng và phát triển của thực vật.

Chương 7. Tính chống chịu các nhân tố phi sinh học bất lợi ở thực vật
Trong quá trình sống cây thường xuyên phải đối mặt với các tác nhân phi sinh học
bất lợi như hạn, mặn, lạnh, nhiệt độ cao, ngập úng… Dưới những tác hại của các
nhân tố này, cây cần phải có các phản ứng để chống chọi lại đảm bảo duy trì ổn
định các hoạt động sinh lý, nhằm giúp cây có thể sinh trưởng và phát triển bình
thường trong điều kiện tự nhiên.

Kiến thức của các chương này luôn có mối liên hệ logic với nhau, cũng như mối liên
hệ khăng khít của chúng trong cơ thể thực vật. Chủ động tìm hiểu được bản chất của
từng quá trình đó sẽ giúp cho việc học môn sinh lý thực vật không bị nhàm chán, đơn
điệu như kiểu học gạo, học thuộc lòng, mà nhiều người vẫn thường gán ghép cho nó.

6
MỤC LỤC

Lời nói đầu ............................................................................................................................. 3


Giới thiệu môn sinh lý thực vật ............................................................................................. 5
Mục lục .................................................................................................................................. 7

Chƣơng 1. SINH LÝ TẾ BÀO THỰC VẬT .................................................................... 15


1.1. Khái quát về cấu trúc và chức năng sinh lý của tế bào thực vật ................................... 15
1.1.1. Thành tế bào (plant cell wall) ........................................................................... 15
1.1.2. Màng sinh chất (cell membrane/plasma membrane) ........................................ 24
1.1.3. Nhân (nucleus) .................................................................................................. 25
1.1.4. Chất nguyên sinh (cytoplasm) ........................................................................... 26
1.2. Các đặc tính lý hóa của chất nguyên sinh ..................................................................... 32
1.2.1. Đặc tính hóa keo................................................................................................ 32
1.2.2. Đặc tính vật lý của chất nguyên sinh ................................................................ 34
1.3. Hoạt động trao đổi nước của tế bào thực vật ................................................................ 35
1.3.1. Trao đổi nước theo phương thức thẩm thấu ...................................................... 35
1.4. Hoạt động trao đổi chất tan của tế bào thực vật ............................................................ 40
1.4.1. Sự hấp thu chất tan vào tế bào theo cơ chế thụ động ........................................ 41
1.4.2. Sự trao đổi chất tan vào tế bào thực vật theo cơ chế chủ động ......................... 42
1.4.3. Quan điểm hiện đại về sự trao đổi chất khoáng vào tế bào thực vật ................. 44
1.5. Nuôi cấy tế bào - mô thực vật ....................................................................................... 46
1.5.1. Giới thiệu chung ................................................................................................ 46
1.5.2. Các bước thực hiện nuôi cấy tế bào - mô thực vật ............................................ 49
1.5.3. Các phương thức nuôi cấy tế bào - mô thực vật ............................................... 50
1.5.4. Các hướng nghiên cứu và ứng dụng của nuôi cấy tế bào - mô thực vật ........... 52
Câu hỏi ôn tập .................................................................................................................... 56

Chƣơng 2. SỰ TRAO ĐỔI NƢỚC CỦA THỰC VẬT ................................................... 57


2.1. Nước trong cây và vai trò của nước đối với đời sống của thực vật .............................. 57
2.1.1. Nước trong cơ thể thực vật ................................................................................ 57
2.1.2. Vai trò của nước đối với cây ............................................................................. 58
2.1.3. Các nhóm cây sinh thái khác nhau về chế độ nước........................................... 59
2.1.4. Đặc tính của nước ............................................................................................. 60
2.2. Sự hút nước của rễ cây từ đất ....................................................................................... 61
2.2.1. Các dạng nước trong đất ................................................................................... 61
2.2.2. Rễ là cơ quan hút nước chính của cây............................................................... 62
2.2.3. Sự vận chuyển của nước từ đất vào rễ .............................................................. 63
2.2.4. Ảnh hưởng của các nhân tố ngoại cảnh lên quá trình hút nước ở rễ ................. 64

7
2.3. Sự vận chuyển nước trong cây ...................................................................................... 66
2.3.1. Các cơ chế vận chuyển nước trong cây ............................................................. 67
2.3.2. Các con đường vận chuyển nước trong rễ cây .................................................. 69
2.3.3. Sự vận chuyển nước trong thân cây .................................................................. 71
2.3.4. Sự vận chuyển nước trong lá cây ...................................................................... 74
2.4. Sự thoát hơi nước của cây ............................................................................................. 75
2.4.1. Ý nghĩa của sự thoát hơi nước đối với đời sống của cây .................................. 75
2.4.2. Sự thoát hơi nước qua cutin .............................................................................. 76
2.4.3. Sự thoát hơi nước qua khí khổng ...................................................................... 77
2.4.4. Ảnh hưởng của nhân tố ngoại cảnh đến sự thoát hơi nước ............................... 86
2.4.5. Một số thông số đánh giá quá trình thoát hơi nước ........................................... 87
2.5. Sự cân bằng nước trong cây .......................................................................................... 89
2.5.1. Khái niệm về cân bằng nước ............................................................................. 89
2.5.2. Cân bằng nước dương ....................................................................................... 89
2.5.3. Cân bằng nước âm ............................................................................................. 89
2.6. Cơ sở sinh lý của việc tưới nước hợp lý cho cây trồng................................................. 90
2.6.1. Xác định lượng nước tưới thích hợp ................................................................. 90
2.6.2. Xác định thời điểm tưới nước thích hợp ........................................................... 90
2.6.3. Xác định phương pháp tưới thích hợp............................................................... 91
Câu hỏi ôn tập .................................................................................................................... 93

Chƣơng 3. QUANG HỢP Ở THỰC VẬT........................................................................ 94


3.1. Khái niệm về quang hợp ở thực vật .............................................................................. 94
3.1.1. Định nghĩa và bản chất của quá trình quang hợp .............................................. 94
3.1.2. Các hình thức quang hợp ở sinh vật .................................................................. 94
3.1.3. Ý nghĩa của quang hợp đối với tự nhiên và con người ..................................... 96
3.2. Cơ quan và bào quan quang hợp ................................................................................... 97
3.2.1. Lá cây ................................................................................................................ 97
3.2.2. Lục lạp - bào quan quang hợp ......................................................................... 100
3.2.3. Bộ máy quang hợp .......................................................................................... 104
3.2.4. Sắc tố quang hợp ............................................................................................. 109
3.3. Cơ chế quang hợp ....................................................................................................... 117
3.3.1. Phản ứng sáng (light reactions) ....................................................................... 117
3.3.2. Phản ứng tối (dark reactions) …. .................................................................... 126
3.4. Ảnh hưởng của các nhân tố ngoại cảnh đến quang hợp ............................................. 140
3.4.1. Ảnh hưởng của ánh sáng ................................................................................. 140
3.4.2. Ảnh hưởng của nhiệt độ .................................................................................. 146
3.4.3. Ảnh hưởng của nước ....................................................................................... 148

8
3.4.4. Ảnh hưởng của CO2 ........................................................................................ 149
3.4.5. Ảnh hưởng của chất khoáng............................................................................ 151
3.5. Quang hợp và năng suất cây trồng .............................................................................. 153
3.5.1. Quan hệ giữa quang hợp và năng suất ............................................................ 153
3.5.2. Biện pháp điều chỉnh quang hợp để nâng cao năng suất cây trồng ................ 155
3.6. Quá trình vận chuyển sản phẩm đồng hóa trong cây .................................................. 159
3.6.1. Cấu tạo phloem ............................................................................................... 159
3.6.2. Quá trình vận chuyển chất hữu cơ trong phloem ............................................ 160
Câu hỏi ôn tập .................................................................................................................. 163

Chƣơng 4. HÔ HẤP Ở THỰC VẬT .............................................................................. 165


4.1. Khái quát chung .......................................................................................................... 165
4.1.1. Định nghĩa ....................................................................................................... 165
4.1.2. Vai trò của hô hấp đối với thực vật ................................................................. 165
4.1.3. Nguyên liệu ..................................................................................................... 166
4.2. Bộ máy hô hấp ............................................................................................................ 167
4.2.1. Cấu tạo của ty thể ............................................................................................ 167
4.2.2. Chức năng của ty thể ....................................................................................... 168
4.3. Cơ chế hô hấp ............................................................................................................. 169
4.3.1. Hô hấp hiếu khí ............................................................................................... 169
4.3.2. Hô hấp yếm khí ............................................................................................... 177
4.3.3. Sự vận chuyển điện tử và phosphoril hóa trong hô hấp .................................. 179
4.4. Cường độ và hệ số hô hấp........................................................................................... 183
4.4.1. Cường độ hô hấp ............................................................................................. 183
4.4.2. Hệ số hô hấp (RQ – Respiration quotient) ...................................................... 184
4.5. Hô hấp và các hoạt động sinh lý quan trọng trong cây ............................................... 185
4.5.1. Hô hấp và quang hợp ...................................................................................... 185
4.5.2. Hô hấp và hút nước, hút khoáng ..................................................................... 186
4.5.3. Hô hấp và tính chống chịu của thực vật .......................................................... 186
4.6. Ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến quá trình hô hấp .................................... 187
4.6.1. Nhiệt độ ........................................................................................................... 187
4.6.2. Hàm lượng nước trong mô .............................................................................. 188
4.6.3. Thành phần khí CO2 và O2 trong không khí ................................................... 188
4.6.4. Dinh dưỡng khoáng ......................................................................................... 188
4.7. Hô hấp và vấn đề bảo quản nông sản.......................................................................... 189
4.7.1. Mối quan hệ giữa hô hấp và bảo quản ............................................................ 189
4.7.2. Các biện pháp điều chỉnh hô hấp trong bảo quản nông sản ............................ 190
Câu hỏi ôn tập .................................................................................................................. 192

9
Chƣơng 5. DINH DƢỠNG KHOÁNG - NITƠ ............................................................. 193
A. Dinh dƣỡng khoáng .................................................................................................... 193
5.1. Khái niệm về chất khoáng và nguyên tố thiết yếu ...................................................... 193
5.1.1. Nguyên tố khoáng ........................................................................................... 193
5.1.2. Nguyên tố thiết yếu ......................................................................................... 193
5.1.3. Phân loại các nguyên tố khoáng ...................................................................... 195
5.2. Vai trò các nguyên tố khoáng ..................................................................................... 197
5.2.1. Vai trò chung ................................................................................................... 197
5.2.2. Vai trò sinh lý của một số nguyên tố khoáng thiết yếu
và triệu chứng thừa - thiếu của chúng trong cây ............................................. 198
5.3. Sự hấp thụ các chất khoáng ở thực vật ....................................................................... 209
5.3.1. Cấu tạo cơ quan hút khoáng ............................................................................ 209
5.3.2. Cơ chế hút khoáng ở thực vật.......................................................................... 209
5.4. Tác động của ngoại cảnh đến quá trình hút khoáng.................................................... 214
5.4.1. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự hút khoáng .................................................... 214
5.4.2. Ảnh hưởng của độ thoáng khí đến quá trình hút khoáng ................................ 214
5.4.3. Ảnh hưởng của độ pH đến quá trình hút khoáng ............................................ 215
5.4.4. Ảnh hưởng của ánh sáng đến quá trình hút khoáng ........................................ 215
5.4.5. Ảnh hưởng của độ ẩm đất đến quá trình hút khoáng ...................................... 215
5.5. Sự vận chuyển chất khoáng trong cây ........................................................................ 216
5.5.1. Vận chuyển từ đất vào xylem .......................................................................... 216
5.5.2. Vận chuyển trong phloem (mạch rây) ............................................................. 216
B. Dinh dƣỡng nitơ .......................................................................................................... 217
5.6. Vai trò của nitơ (N) đối với thực vật........................................................................... 217
5.6.1. Vai trò của nitơ trong cây ................................................................................ 217
5.6.2. Triệu chứng thừa và thiếu nitơ trong cây ........................................................ 217
5.7. Các nguồn nitơ cung cấp cho thực vật ........................................................................ 218
5.7.1. Phân bón vô cơ ................................................................................................ 218
5.7.1. Phân bón hữu cơ .............................................................................................. 218
5.7.3. Nitơ khí quyển ................................................................................................. 218
5.8. Sinh học cố định nitơ tự do ......................................................................................... 218
5.8.1. Các con đường cố định nitơ tự do ................................................................... 218
5.8.2. Ý nghĩa của quá trình cố định nitơ tự do trong tự nhiên ................................. 219
5.8.3. Các nhóm vi sinh vật cố định đạm .................................................................. 220
5.8.4. Sự cộng sinh giữa vi khuẩn cố định đạm và rễ cây họ đậu ............................. 222
5.8.5. Cơ chế của quá trình cố định nitơ phân tử theo con đường sinh học .............. 224
5.9. Quá trình đồng hóa và biến đổi nitơ trong thực vật .................................................... 226
5.9.1. Quá trình khử nitrate ....................................................................................... 226

10
5.9.2. Đồng hóa amon và tổng hợp acid amin........................................................... 228
5.10. Sinh học nấm rễ ........................................................................................................ 229
5.10.1. Khái niệm và phân loại ................................................................................. 229
5.10.2. Phân loại nấm rễ ............................................................................................ 230
5.10.3. Vai trò của nấm rễ ......................................................................................... 231
5.11. Bón phân hợp lý cho cây trồng ................................................................................. 232
5.11.1. Hàm lượng phân bón thích hợp ..................................................................... 233
5.11.2. Loại phân bón thích hợp................................................................................ 235
5.11.3. Xác định tỷ lệ phân bón và thời điểm bón phân thích hợp ........................... 235
5.11.4. Phương pháp bón phân thích hợp.................................................................. 236
5.12. Kỹ thuật trồng cây không cần đất ............................................................................. 237
5.12.1. Trồng cây trong nước - thủy canh (hydroponics systems) ............................ 237
5.12.2. Trồng cây theo khí canh (aeroponics systems) ............................................. 239
Câu hỏi ôn tập .................................................................................................................. 240

Chƣơng 6. SINH TRƢỞNG - PHÁT TRIỂN Ở THỰC VẬT ..................................... 241


6.1. Khái quát chung .......................................................................................................... 241
6.1.1. Khái niệm sinh trưởng và phát triển ................................................................ 241
6.1.2. Mối quan hệ giữa quá trình sinh trưởng và phát triển ở thực vật .................... 241
6.1.3. Đặc điểm sinh trưởng phát triển ở thực vật ..................................................... 242
6.1.4. Chu trình phát triển của thực vật có hoa ......................................................... 244
6.2. Các chất điều hòa sinh trưởng và phát triển của thực vật ........................................... 245
6.2.1. Khái niệm ........................................................................................................ 245
6.2.2. Nhóm chất kích thích sinh trưởng ................................................................... 246
6.2.3. Nhóm chất ức chế sinh trưởng ........................................................................ 261
6.2.4. Các nhóm chất điều hòa sinh trưởng khác trong cây ...................................... 267
6.2.5. Nguyên tắc sử dụng chất điều tiết sinh trưởng ................................................ 267
6.3. Sự nảy mầm của hạt .................................................................................................... 268
6.3.1. Biến đổi hóa sinh ............................................................................................. 269
6.3.2. Biến đổi sinh lý ............................................................................................... 269
6.3.3. Tác động của ngoại cảnh đến sự nảy mầm của hạt và ứng dụng .................... 269
6.4. Sự tương quan sinh trưởng giữa các bộ phận trong cây ............................................. 270
6.4.1. Hiện tượng ưu thế ngọn................................................................................... 270
6.4.2. Tương quan giữa hệ thống rễ, thân, lá ............................................................ 270
6.4.3. Tương quan giữa cơ quan dinh dưỡng và cơ quan sinh sản ............................ 270
6.5. Sự hình thành hoa ....................................................................................................... 271
6.5.1. Sự cảm ứng hình thành hoa bởi nhiệt độ thấp (sự xuân hoá) .......................... 271
6.5.2. Sự cảm ứng ra hoa bởi ánh sáng (quang chu kỳ) ............................................ 272

11
6.6. Sự hình thành quả và sự chín của quả ......................................................................... 276
6.6.1. Sự hình thành quả ............................................................................................ 276
6.6.2. Sự chín của quả ............................................................................................... 278
6.7. Sự vận động của thực vật ............................................................................................ 279
6.7.1. Khái niệm chung ............................................................................................. 279
6.7.2. Vận động định hướng (hướng động) ............................................................... 279
6.7.3. Sự vận động cảm ứng ...................................................................................... 283
6.8. Sinh lý sự hóa già, sự ngủ nghỉ và sự chết của thực vật ............................................. 283
6.8.1. Sự hóa già và chết ở thực vật .......................................................................... 283
6.8.2. Sự rụng của các cơ quan ở thực vật (abscission) ............................................ 285
6.8.3. Sự ngủ nghỉ của thực vật ................................................................................. 286
Câu hỏi ôn tập ......................................................................................................... 290

Chƣơng 7. TÍNH CHỐNG CHỊU CÁC NHÂN TỐ PHI SINH HỌC


BẤT LỢI Ở THỰC VẬT .............................................................................. 291
7.1. Nguyên lý chung ......................................................................................................... 291
7.2. Tính chống chịu hạn của cây ...................................................................................... 293
7.2.1. Khái niệm về hạn............................................................................................. 293
7.2.2. Tác hại của hạn đối với cây ............................................................................. 294
7.2.3. Cơ chế chống chịu hạn của cây ....................................................................... 298
7.2.4. Một số biện pháp tăng tính chống chịu hạn cho cây ....................................... 305
7.3. Tính chống chịu mặn của cây ..................................................................................... 308
7.3.1. Khái niệm về mặn ........................................................................................... 308
7.3.2. Tác hại của nồng độ muối cao đối với cây ...................................................... 309
7.3.3. Cơ chế chống chịu mặn của cây ...................................................................... 313
7.3.4. Một số giải pháp tăng tính chịu mặn ............................................................... 318
7.4. Tính chống chịu nhiệt độ cao bất lợi của cây ............................................................. 321
7.4.1. Khái niệm về nhiệt độ cao bất lợi ở thực vật .................................................. 321
7.4.2. Tác hại của nhiệt độ cao đối với cây ............................................................... 322
7.4.3. Phản ứng và sự thích nghi của cây đối với nhiệt độ cao ................................. 326
7.4.4. Các giải pháp tăng khả năng chống chịu nóng ở cây trồng ............................. 328
7.5. Tính chống chịu nhiệt độ thấp của cây ....................................................................... 330
7.5.1. Nhiệt độ thấp bất lợi ở thực vật ....................................................................... 330
7.5.2. Tác hại của nhiệt độ thấp đối với thực vật ...................................................... 331
7.5.3. Cơ chế chống chịu và thích nghi của cây đối với nhiệt độ thấp...................... 333
7.5.4. Một số giải pháp tăng tính chống chịu lạnh cho cây ....................................... 336
7.6. Tính chống chịu úng của cây ...................................................................................... 338
7.6.1. Khái niệm ........................................................................................................ 338

12
7.6.2. Tác hại của ngập úng đối với cây trồng .......................................................... 338
7.6.3. Các đặc điểm thích nghi của thực vật ngập úng.............................................. 339
7.6.4. Các giải pháp nâng cao tính chống chịu ngập úng cho cây trồng ................... 341
Câu hỏi ôn tập .................................................................................................................. 342
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................... 344

13
14
Chương 1
SINH LÝ TẾ BÀO THỰC VẬT

1.1. Khái quát về cấu trúc và chức năng sinh lý của tế bào thực vật
Như các sinh vật khác, tế bào thực vật vừa là đơn vị cấu tạo và vừa là đơn vị chức
năng của cơ thể thực vật. Theo logic đó, các quá trình sinh lý ở mức độ cơ thể đều dựa trên
cơ sở các hoạt động sinh lý ở mức độ tế bào.
Tế bào thực vật bao gồm đầy đủ các thành phần cơ bản cấu tạo nên tế bào như các
nhóm sinh vật khác: màng nguyên sinh chất, nhân, các bào quan (Hình 1.1). Tuy nhiên, so
sánh với tế bào động vật, tế bào thực vật có một số điểm khác biệt, từ đó tạo nên những
đặc điểm riêng biệt của giới thực vật.
Điển hình nhất trong sự khác nhau
này chính là sự xuất hiện thành tế bào, tạo
nên bộ khung nâng đỡ của tế bào và của cơ
thể thực vật. Sự có mặt của lục lạp, một
dạng lạp thể có chứa sắc tố diệp lục để
giúp cho cây quang hợp, chính là cơ sở
cho hình thức dinh dưỡng tự dưỡng ở thực
vật. Nếu ở tế bào động vật, không bào nằm
rải rác trong tế bào thì ở thực vật các
không bào được tập hợp lại thành một
không bào lớn nằm ở trung tâm, chiếm
một thể tích đáng kể trong tế bào. Không
bào ở thực vật đóng vai trò rất quan trọng
trong sự trao đổi chất của tế bào. Ngoài ra
ở tế bào thực vật còn có sự xuất hiện các
hạt (plastids) làm nhiệm vụ dự trữ các chất
cho cây. Hình 1.1. Cấu trúc tế bào thực vật

1.1.1. Thành tế bào (plant cell wall)


1.1.1.1. Cấu trúc thành tế bào
Thành (vách) tế bào là phần ngoài cùng bao bọc tế bào thực vật. Bên ngoài thành tiếp
giáp với bản ngăn giữa các tế bào, bên trong tiếp giáp với màng nguyên sinh chất (Hình
1.2) nên thành tế bào chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng trong sự trao đổi chất và tương
tác giữa các tế bào. Thành tế bào được mô tả lần đầu tiên năm 1665 bởi Robert Hooke

15
(Hooke, 1665). Thành tế bào dày hơn màng sinh chất nên có thể dễ dàng quan sát được
bằng kính hiển vi quang học.
Cấu tạo chung của thành tế bào bao gồm các thành phần chủ yếu: nhóm polychacarid
như cellulose, hemicellulose, pectin; lignin; glucoprotein; protein... ngoài ra thành tế bào
còn có mặt một số nguyên tố khoáng như Bo, Ca...; trong quá trình sống thành của các tế
bào vỏ ngoài cơ quan có thể thấm thêm suberin, sáp, cutin… để đảm bảo chức năng của
chúng. Tỷ lệ các thành phần này trong tế bào thường thay đổi theo loại tế bào, loài cây và
điều kiện sống của chúng. Theo nghiên cứu của Sjostrom, 1993, ở cây thân gỗ điển hình,
cellulose chiếm 45%; hemicellulose chiếm 25%; lignin chiếm 25%; pectin và các thành
phần khác 5% (Sjostrom, 1993).

Hình 1.2. Sơ đồ mô tả các lớp cấu trúc thành tế bào thực vật (http://bioenergy.ccrc.uga.edu)
Thành tế bào được tạo bởi 3 lớp (Hình 1.2) được hình thành từ các thời điểm khác
nhau trong quá trình phân bào và với thành phần cấu trúc khác nhau:
a) Bản giữa (middle lamella)
Là lớp hình thành đầu tiên trong quá trình phân bào, tạo nên thành ngăn cách giữa
các tế bào cạnh nhau. Cấu tạo chủ yếu từ các hợp chất pectic và protein.
b) Thành sơ cấp (primary wall)
Thành sơ cấp được hình thành sau lớp bản giữa, được cấu tạo (Hình 1.3) bởi sự đan
xen các thành phần khác nhau chủ yếu là cellulose (25%), hemicellulose (25%), pectin
(35%), một lượng nhỏ protein (1-8%) và một số chất khác (Taiz và Zeiger, 2010). Tuy
nhiên tỷ lệ này được tìm thấy có sự dao động theo loài và giữa các loại tế bào khác nhau
trong cây.
Trong đó cellulose chiếm tỷ lệ lớn là 1,4-linked β-D-glucose; Hemicellulose chủ
yếu là xyloglucan, glucuronoxylan, arabinoxylan, glucomannan, và galactomannan và họ
polysaccharide pectin mà tất cả đều có chứa 1,4α-D-galacturonic acid, điển hình như các
dạng đã được phân lập: Homogalacturonans, rhamnogalacturonans, và substituted
galacturonans.

16
Các chất khoáng như Ca, Bo được tìm thấy trên thành tạo các liên kết đồng hóa trị có
vai trò kết dính các thành phần tạo cấu trúc vững chắc cho thành tế bào. Các phân tử
protein, glucoprotein trong thành tham gia điều chỉnh sự sinh trưởng, phân chia tế bào và
tạo nên sự tương tác với các tác nhân sinh học xâm nhập vào tế bào và có vai trò trong khả
năng chống chịu các nhân tố vô sinh bất lợi như hạn, mặn, lạnh, úng…

Hình 1.3. Cấu trúc thành sơ cấp (theo Sticklen, 2008)


Trong cây, thành sơ cấp thường rất phát triển ở các tế bào cấu tạo cơ quan còn non
và tồn tại suốt đời sống của cây thân thảo thuộc nhóm các loài cây chỉ có một kiểu cấu tạo
sơ cấp. Ở các loài có hai kiểu cấu tạo sơ cấp và thứ cấp như cây thân gỗ, thành sơ cấp
thường dày và chiếm tỷ lệ chủ yếu ở các tế bào cơ quan còn non có cấu tạo sơ cấp như lá,
thân và rễ non. Trong khi ở các phần cây có cấu tạo thứ cấp như thân, rễ già hơn rất phát
triển thành thứ cấp.

Hình 1.4. Cấu tạo thành thứ cấp


c) Thành thứ cấp (secondary wall)
Thành thứ cấp thường dày và cứng hơn thành sơ cấp, tạo nên khả năng chống chịu
các tác động cơ học cho cây. Tuy nhiên, nó vẫn chứa các thành phần protein, enzyme tạo
nên sự mềm dẻo cho phép tế bào sinh trưởng và phân chia.

17
Thành thứ cấp được chia làm ba lớp S1, S2, S3 (Hình 1.2), cấu tạo chủ yếu từ các
hợp chất carbohydrate, thành phần cơ bản tạo nên sinh khối của cây. Ngoài các thành phần
cấu trúc như thành sơ cấp, thành thứ cấp được gia cố thêm một lượng lớn lignin. Trong cấu
trúc này các sợi cellulose được nhấn chìm trong mạng lưới của hemicellulose (xylan,
glucuronoxylan, arabinoxylan, hay glucomannan) và lignin (Hình 1.4). Sự đan xen chặt
chẽ của các mạng lưới này tạo nên tính kỵ nước của thành thứ cấp dẫn đến hạn chế hoạt
động của các enzyme ưa nước, đây là đặc điểm đặc trưng của thành thứ cấp.
Ở cây gỗ, các tế bào nằm ở giữa trục của thân và rễ, thành tế bào chứa tỷ lệ lignin
đặc biệt lớn làm cho các tế bào không hút được nước để sinh trưởng phát triển nên bị chết
gọi là sự hóa gỗ tạo nên các mạch gỗ (mạch xylem) rỗng không thấm nước rất thuận lợi
cho sự vận chuyển nước và các chất khoáng từ rễ qua thân lên lá và ngoài ra còn làm
nhiệm vụ chống đỡ chủ yếu cho cây. Ngược lại các tế bào làm nhiệm vụ dẫn truyền nằm
trong lớp vỏ của phần thân và rễ cây gọi là libe (phloem) chứa tỷ lệ lớn hơn là cellulose
cùng với nhiều loại protein khác nhau nên thành thường mềm hơn và chúng không phải
đảm nhiệm chức năng nâng đỡ mà làm nhiệm vụ dẫn truyền các chất hữu cơ từ lá qua thân
xuống rễ.
Ngoài ra trong thành thứ cấp còn rất phát triển ở những loại tế bào làm nhiệm vụ
nâng đỡ trong cây như tế bào mô sợi gỗ, tế bào đá.
* Lignin
Lignin là dạng polimer được trùng hợp từ rất nhiều monomer là các hợp chất phenol
thuộc 3 loại: p-coumaryl alcohol, coniferyl alcohol và sinapyl alcohol, tỷ lệ từng loại thay
đổi theo loài. Tỷ lệ lignin trong thành tế bào thay đổi theo loại tế bào và loài cây, ở thân gỗ
điển hình lignin chiếm khoảng 25%.
Lignin có đặc tính kỵ nước lại rất cứng rắn, tập trung nhiều trong mạch gỗ tạo nên
con đường vận chuyển nước và các chất vô cơ rất hiệu quả trong cây. Ngoài ra lignin còn
có vai trò chống lại sự tấn công của sâu bệnh (được chỉ ra bởi các nghiên cứu Bhuiyan và
cs., 2009; Moura và cs., 2010) hoặc có ý nghĩa trong chống chịu với các nhân tố vô sinh
bất lợi (Moura và cs., 2010). Chức năng chống đỡ các tác động cơ học trong cây chủ yếu là
nhờ lignin, do vậy mà hợp chất này có mặt rất nhiều ở các mô làm nhiệm vụ nâng đỡ.
Ở những loài thực vật được sử dụng trong công nghiệp sản xuất bột giấy và nhiên
liệu sinh học thì lignin lại được coi là thành phần không có lợi, bởi vì nó làm giảm hiệu
suất phân tách, thủy phân cellulose và hemicellulose. Ngược lại, lignin lại là thành phần
làm nên độ cứng rắn trong chất lượng gỗ xây dựng nhà cửa, nội thất đồ mỹ nghệ hay ván
ép nhân tạo. Vì vậy, có rất nhiều nghiên cứu điều chỉnh hàm lượng lignin trong thành tế
bào được phân tích kỹ trong bài viết của tác giả Baucher, 2003 trên tạp chí Hóa sinh và Sinh
học phân tử (Baucher và cs., 2003). Công việc này được tiến hành nhờ vào những hiểu biết
về quá trình sinh tổng hợp lignin (đã được mô tả khá chi tiết bởi Boerjan và cs., 2003).

18
Đây là một
quá trình sinh lý
hóa diễn ra rất
phức tạp đòi hỏi
sự tham gia của
rất nhiều enzyme
khác nhau (Hình
1.5). Dựa trên
những hiểu biết
về quá trình tổng
hợp lignin các
nhà khoa học đã
nghiên cứu để
điều chỉnh hàm
lượng lignin
trong cây theo
hai hướng:
- Hướng
điều khiển làm
tăng hàm lượng
lignin để nâng
cao độ cứng rắn
cho thành tế bào
từ đó có thể nâng Hình 1.5. Sơ đồ tóm tắt quá trình sinh tổng hợp lignin ở tế bào thực vật
(Boerjan và cs., 2003)
cao chất lượng
Trong hình: PAL (phenylalanine ammonia-lyase); TAL (Tyrosine
gỗ. Một giải pháp Ammonia Lyase); C4H (cinnamate 4-hydroxylase); 4CL (4-coumarate:
theo hướng sử CoA ligase); C3H (p-coumarate 3-hydroxylase); COMT (caffeic acid O-
methyltransferase); F5H (ferulate 5-hydroxylase); CCoAOMT (caffeoyl-
dụng công nghệ CoA O-methyltransferase); CCR (cinnamoyl-CoA reductase); CAD
gen là điều khiển (cinnamyl alcohol dehydrogenase); HCT (p-hydroxycinnamoyl-CoA:
làm tăng biểu quinate shikimate p hydroxycinnamoyltransferase); guaiacyl (G), syringyl
(S), and p-hydroxyphenyl (H) là các monolignol (đơn phân cấu tạo lignin).
hiện của gen tổng Trong đó, dạng S và G có ở thực vật hạt kín, H và G có ở thực vật hạt trần.
hợp protein
enzyme xúc tác cho một phản ứng nào đó trong quá trình tổng hợp lignin. Korth và cs, năm
2001 đã điều chỉnh làm tăng hoạt tính enzyme phenylalanine ammonia-lyase(PAL) lên 150
lần, kết quả là làm tăng hàm lượng lignin ở cây thuốc lá (Korth và cs., 2001). Khi tăng
cường biểu hiện gen mã hóa ở cây thuốc lá và bạch dương (Franke và cs., 2000).
- Một hướng khác được nghiên cứu khá phổ biến là làm giảm hàm lượng lignin trong
tế bào để làm tăng hiệu suất sản xuất bột giấy và nhiên liệu sinh học. Theo hướng này có

19
thể tiến hành bất hoạt gen bằng công nghệ RNAi hoặc chuyển đoạn gen tương đồng mã
hóa tổng hợp protein enzyme xúc tác cho một phản ứng nào đó của quá trình tổng hợp
lignin. Ví dụ, như bất hoạt gen tổng hợp Cinnamic Acid 4-Hydroxylase (C4H) ở thuốc lá
(Sewalt và cs., 1997) hay ở lúa (Gengshou, 2013) hoặc 4-hydroxycinnamate CoA ligase
(4CL) ở lúa (Gengshou, 2013), ở cà chua (Millar và cs., 2007), giảm biểu hiện gen tổng
hợp caffeoyl-CoA O-methyltransferase (CCoAOMT) ở ngô (Li và cs., 2013), hoặc giảm
hoạt tính enzyme caffeic acid O-methyltransferase ở bạch dương (Zhong và cs., 2000).
* Cellulose
Cellulose là hợp chất cao phân tử được cấu tạo từ các đơn phân là 1.4 β-D-glucose,
có công thức cấu tạo là (C6H10O5)n, trong đó n có thể nằm trong khoảng 5000-14000, là
thành phần chủ yếu cấu tạo nên thành tế bào thực vật.
Trong thành tế bào nhiều phân tử cellulose kết hợp với nhau thành bó sợi nhỏ, các bó
sợi nhỏ lại tập hợp lại thành bó sợi lớn hơn liên kết với các phân tử hemicellulose và pectin
để tạo nên cấu trúc thành tế bào (Hình 1.6).

Hình 1.6. Cấu trúc cellulose trong thành tế bào thực vật
Tỷ lệ cellulose trong thành tế bào phụ thuộc nhiều vào loại tế bào và loài cây. Ví dụ
ở bông cellulose chiếm trên 90%; trong khi ở cây thân gỗ tỷ lệ này là 40-50% (Albersheim
và cs., 2011). Trong cấu trúc giải phẫu của cây, cellulose có mặt nhiều trong thành các tế
bào mô mềm, mô dày và libe với đặc tính chung là thành thường mềm.
Sinh khối của cây chủ yếu được tạo thành từ các polysaccharides cấu trúc thành thứ
cấp như cellulose, hemicellulose, pectin cung cấp nguồn nguyên liệu để sản xuất nhiên liệu
sinh học (Margeot và cs., 2009; Galbe và Zacchi, 2007) hoặc tạo nguồn nguyên liệu để sản
xuất bột giấy hay vải, sợi (Ververis và cs., 2004).

20
Hình 1.7. Tóm tắt quá trình sinh tổng hợp cellulose
Trong hình: CS (cellulose synthase) FBP (fructose-1,6 biphosphate) FK (glucokinase)
G6PDH (glucose-6-phosphate dehydrogenase) 1PFK (fructose-1-phosphate kinase) PGI
(phosphoglucoisomerase) PGM (phosphoglucomutase) PTS (system of
phosphotransferases) UGP (pyrophosphorylase UDPGIc) Fru-bi-P (fructose-1,6-bi-
phosphate) Fru-6-P (fructose-6-phosphate) Glc-6-P (glucose-6-phosphate) PGA
(phosphogluconic acid), UDPGIc (uridine diphosphoglucose).
Quá trình sinh tổng hợp cellulose diễn ra trong cây rất phức tạp, được tóm tắt thành
sơ đồ trong hình 1.7 dưới đây. Việc nghiên cứu quá trình sinh tổng hợp cellulose ngoài
việc làm thỏa mãn về mặt tri thức, còn có thể giúp các nhà khoa học nghiên cứu điều khiển
làm tăng hàm lượng cellulose phục vụ cho ngành công nghiệp nhiên liệu sinh học, công
nghiệp bột giấy hay công nghiệp dệt may... trong thực tiễn cellulose còn được dùng làm tá
dược để sản suất thuốc.
Từ sơ đồ trong hình 1.7 cho thấy cellulose được tạo thành từ quá trình chuyển hóa
glucose, sản phẩm sơ cấp của quá trình quang hợp. Do đó, việc điều chỉnh tăng hiệu suất
quá trình quang hợp có thể tăng được hàm lượng cellulose trong cây nói riêng và sinh khối
của cây nói chung. Hoặc có thể điều khiển biểu hiện gen theo hướng làm tăng hàm lượng
cellulose như đã được tiến hành ở cây Jute (Corchorus capsularis L.) thuộc chi đay bằng
cách tăng cường biểu hiện gen UDP-glucose pyrophosphorylase gen (Jianmin Qi và cs.,
2013), trên lúa (Sumiyoshi và cs., 2013) và một số loài cây khác.

1.1.1.2. Những biến đổi có thể xảy ra trong quá trình phát triển của tế bào
a) Hóa gỗ
Hóa gỗ thực chất là quá trình lignin hóa trong đó lignin được tổng hợp nhiều và lấp
đầy vào các khoảng trống của cellulose làm cho thành tế bào rất rắn chắc, giòn, mất tính

21
đàn hồi. Quá trình này xảy ra rất mạnh ở thành thứ cấp của các tế bào mô nâng đỡ và mô
gỗ. Loài cây nào có tỷ lệ tế bào hóa gỗ càng lớn thì chất lượng gỗ càng tốt (lim, nghiến…).
b) Hóa suberin (hóa bần)
Sự hóa suberin thành tế bào xảy ra chủ yếu ở các tế bào mô bì thứ cấp hoặc tế bào
nội bì của rễ cây (Hình 1.8b) hay ở lớp vỏ củ bị ngấm suberin làm cho tế bào ngăn cản quá
trình trao đổi nước, không khí và các vi sinh vật. Suberin thực chất là este của acid suberic
và glycerin, có đặc điểm không cho nước và không khí đi qua. Sự hóa bần giúp bảo vệ cây
tránh mất nước và sự xâm nhập của các tác nhân sinh học hoặc có thể gây nên trạng thái
ngủ nghỉ sâu của củ, hạt. Hóa bần xảy ra ở tế bào nội bì của rễ có vai trò tạo nên áp suất rễ
- một động lực bên dưới của quá trình dẫn truyền các chất vô cơ trong cây.
c) Thấm cutin và sáp
Thành của các tế bào biểu bì bao phủ lá, quả, thân, rễ non của cây thường thấm thêm
cutin (Hình 1.8a) và sáp để bảo vệ, hạn chế thoát hơi nước và ngăn cản sự xâm nhập của vi
sinh vật.

Hình 1.8. Một số sự biến đổi của thành tế bào


Cutin ở những tế bào của cơ quan còn non thường mỏng hơn ở các tế bào trưởng
thành và già. Lớp này được gia cố dày lên khi cây sống trong điều kiện môi trường khô hạn
và mỏng đi thậm chí không có khi cây sống trong môi trường thủy sinh. Đây cũng chính là
đặc điểm để giúp cây dễ dàng thích nghi với điều kiện môi trường sống của chúng.
Ở một số loài biểu bì còn có sự tích tụ các chất khoáng như Si, CaCO3 tạo thành gai
(Hình 1.8c) hoặc sần sùi thô giáp trên bề mặt lá như ở tre, lúa và một số loài cỏ một lá mầm.

22
1.1.1.3. Chức năng của thành tế bào
Do thành nằm ngoài cùng của tế bào nên giữ nhiều chức năng quan trọng trong sự
trao đổi chất của bản thân tế bào cũng như sự tương tác với tế bào khác và với môi trường
bên ngoài.
Trong quá trình trao đổi chất, thành tế bào cho phép trao đổi ion và vận chuyển các
chất đi qua. Trên thành có các kẽ hở do các yếu tố cấu trúc thành sắp xếp không khít nhau
tạo nên, nhờ đó các chất có thể dễ dàng được vận chuyển qua để đi vào hoặc đi ra khỏi tế
bào. Sự liên kết các khoảng trống này giữa các tế bào với nhau tạo nên hệ thống vận
chuyển vật chất giữa các tế bào gọi là con đường vận chuyển apoplast.
Tỷ lệ và thành phần của các yếu tố cấu trúc thành tạo nên sự khác biệt nhờ đó có thể
phân biệt các loại tế bào khác nhau.
Thành tế bào có vai trò như khung giữ hình dạng ổn định cho tế bào rồi cho mô, cơ
quan đặc biệt là cấu trúc màng thứ cấp nhờ đặc điểm cứng chắc tạo bởi lignin.
Tạo sự tương tác giữa các tế bào cạnh nhau và sự liên lạc giữa các tế bào với nhau
thông qua các protein xuyên thành và hệ thống các sợi liên bào.
Các phân tử protein trên thành tế bào có thể tiếp nhận thông tin từ môi trường để từ
đó truyền vào trong nhân giúp cây có thể phản ứng lại kịp thời với sự thay đổi liên tục của
điều kiện môi trường.
Bảo vệ tế bào chống lại các tác nhân gây bệnh và côn trùng nhờ các protein liên kết
chéo trên thành tế bào (Showalter, 1993); (Greenberg, 1997) hay sự este hóa gốc methyl
của phân tử pectin (Lionetti và cs., 2012) và tăng tính chống chịu với nhân tố vô sinh bất
lợi của môi trường như úng và hạn (Komatsu và Yanagawa, 2013).
Điều tiết chế độ nước và nhiệt của cây nhờ các lớp chất liên kết như cutin (ở lớp tế
bào biểu bì của thân, lá...), sáp (ở tế bào biểu bì của lá, thân, quả), suberin (bần) (ở lớp tế
bào bần của thân, rễ).
Việc nghiên cứu tìm hiểu thành phần cầu tạo thành tế bào ngoài việc giúp chúng ta
hiểu rõ thành tế bào được hình thành và phát triển như thế nào còn cho phép ứng dụng
phục vụ nhiều mục đích của con người như trong thực phẩm, nông nghiệp, lấy gỗ, lấy sợi,
công nghiệp các hợp chất sinh học (biocomposites) hay nhiên liệu sinh học (biofuels)... Vì
vậy, trên thế giới, nhiều phương pháp xác định các thành phần cấu trúc thành tế bào được
nghiên cứu đề xuất, đặc biệt với các thành phần có khả năng ứng dụng cao như xác định
các polysaccharides bằng phương pháp sắc ký khí kết hợp khối phổ (gas chromatography–
mass spectrometry (GC-MS) (Pettolino và cs., 2012) hay sử dụng kỹ thuật kính hiển vi
laser cùng tiêu điểm (Gierlinger và cs., 2012).
Dựa vào thành phần cấu trúc thành tế bào, các nhà khoa học đã sử dụng các enzyme
phân giải thành phần chính cấu trúc thành tế bào để thu được tế bào trần, ứng dụng trong
nuôi cấy tế bào trần hoặc dung hợp tế bào trần tạo con lai soma mang các đặc tính mong
muốn hoặc các nghiên cứu khoa học khác. Phương pháp tách tế bào trần này được gọi là

23
phương pháp enzyme. Cooking, 1960 là người đầu tiên trên thế giới thành công khi sử
dụng phương pháp này để thu được và tái sinh thành công tế bào trần từ tế bào đỉnh rễ cây
cà chua con sinh ra từ hạt (Cocking, 1960).
Năm 2009, Zhai và cs đã sử dụng hỗn hợp 1% cellulase, 1% macerozyme để tách
thành công tế bào trần của cây mầm Arabidopsis thaliana 14 ngày tuổi (Zhai và cs., 2009).
Gần đây nhất, năm 2016, Kuzminsky và cs cũng đã sử dụng 2% cellulase và 1%
macerozyme để tách thành công thành tế bào mô giậu của một số loài cây thân gỗ vùng
Địa Trung Hải để nghiên cứu tính chống chịu các nhân tố vô sinh bất lợi của môi trường
(Kuzminsky và cs., 2016).

1.1.2. Màng sinh chất (cell membrane/plasma membrane)


1.1.2.1. Cấu trúc
Màng sinh chất hay còn gọi là màng tế bào là lớp ngoài cùng của chất nguyên sinh
tiếp giáp với thành tế bào. Lớp này có cấu trúc của màng cơ sở (Hình 1.9) gồm lớp kép
phospholipid, protein xuyên màng tạo nên các kênh vận chuyển trên màng, protein tạo lưới
giá đỡ, protein ngoại vi, glucoprotein, glucolipid…

Hình 1.9. Cấu trúc màng sinh chất


Nhờ cấu trúc rất tinh vi và linh động kể trên mà màng sinh chất có tính chất điển
hình của màng sinh học: có tính thấm chọn lọc, nghĩa là chỉ cho các chất có lợi cho tế bào
như các chất dinh dưỡng đi vào trong và các chất không có lợi cho tế bào như các chất thải
đi ra ngoài để loại khỏi tế bào.

1.1.2.2. Chức năng


Do vị trí nằm ngoài tế bào chất trong thành tế bào nên màng sinh chất đảm nhiệm
nhiều chức năng quan trọng của tế bào như cho phép vận chuyển vật chất qua màng để
thực hiện sự trao đổi chất của tế bào, tạo nên con đường vận chuyển qua tế bào chất hay
gọi là con đường vận chuyển symplast. Trong quá trình hình thành và phát triển tế bào,

24
màng sinh chất còn làm nhiệm vụ điều hòa tổng hợp và lắp ráp các sợi cellulose cấu tạo
thành tế bào. Tiếp nhận và vận chuyển các tín hiệu từ môi trường ngoài vào tế bào để điều
tiết sự sinh trưởng, phân hóa tế bào và phản ứng lại các tác động của môi trường đến tế bào.

1.1.3. Nhân (nucleus)


1.1.3.1. Cấu tạo
Nhân tế bào (Hình 1.10) thường có hình cầu hoặc ovan kéo dài, đường kính khoảng
10 µm. Cấu tạo gồm hai lớp màng sinh học (màng cơ sở) bao bọc cơ chất bên trong gọi là
chất nhân. Trên màng có các lỗ nhỏ đường kính 400 Å, sự trao đổi chất giữa nhân và tế
bào chất được thực hiện qua các lỗ này. Chất nhân chứa chủ yếu là protein chiếm 50-80%
chất khô, bao gồm loại không phải histon như các enzyme tham gia vào quá trình tổng hợp
ADN, ARN và các quá trình trao đổi chất khác và loại histon có khả năng liên kết với
ADN để cấu trúc nên nhiễm sắc thể; ADN chiếm 5-10%; ARN 0.5-3.3% chất khô, còn lại
là lipid và các chất khác.

Hình 1.10. Cấu tạo nhân tế bào


(http://micro.magnet.fsu.edu/cells/plants/nucleus)
Hạch nhân (nucleolus)
Hạch nhân hay còn được gọi là nhân con có chứa chất nhiễm sắc cuộn lại nằm ở
trung tâm của nhân, bắt màu sẫm khi nhuộm nhân. Đây là nơi tổng hợp ribosom của tế bào.

1.1.3.2. Chức năng


Như tất cả các loại tế bào của cơ thể sống khác, nhân tế bào thực vật là trung tâm
điều khiển và điều hòa mọi hoạt động của tế bào thông qua quá trình sinh tổng hợp protein.
Nhân có vai trò quyết định trong quá trình tổng hợp protein và cũng là nơi tái bản ADN và
sao mã ARN, cũng như trao đổi nucleic acid. Đây là nơi lưu giữ thông tin di truyền của tế
bào và truyền thông tin di truyền qua các thế hệ nhờ cơ chế tái bản ADN.
Giữa nhân và tế bào chất thường xuyên có sự trao đổi vật chất và tín hiệu để điều
khiển, điều hòa biểu hiện của gen, đảm bảo hoạt động sống bình thường của tế bào cũng
như để phản ứng lại các tác động của môi trường lên cơ thể thực vật.

25
1.1.4. Chất nguyên sinh (cytoplasm)
Là phần nằm trong màng sinh chất bao gồm chất tế bào (cytosol) và các bào quan
(cell organelles), ngoại trừ nhân tế bào.

1.1.4.1. Chất tế bào (cytosol)


a) Cấu tạo
Chất tế bào (chất nguyên sinh, tế bào chất) là phần cơ chất bên trong màng tế bào,
ngoài nhân và các bào quan. Chất tế bào chiếm khoảng 40-50% thể tích tế bào, có chứa
hàng nghìn phân tử khác nhau liên quan đến quá trình sinh tổng hợp của tế bào.
Thành phần hóa học của chất tế bào rất đa dạng và thường xuyên biến động trong
quá trình phát triển của tế bào và thực vật. Ở tế bào điển hình, chất tế bào thường gồm
80-90% là nước, 10-20% chất khô. Trong chất khô: 75% là protein, 15-20% là lipid, còn
lại là các chất khác.
Do tế bào chất chứa lượng lớn nước nên sự thay đổi hàm lượng nước trong tế bào có
ảnh hưởng rất lớn đến tính chất lý hóa của chất nguyên sinh, từ đó ảnh hưởng đến các hoạt
động sinh lý của tế bào và của toàn bộ cơ thể thực vật.
b) Chức năng sinh lý
Về chức năng, chất tế bào là nơi diễn ra các phản ứng hóa học, các quá trình chuyển
hóa năng lượng cho sự sinh trưởng, sửa chữa và sinh sản của tế bào. Cơ chất tế bào là nơi
trung chuyển vật chất giữa các bào quan và với nhân tế bào, đồng thời là nơi thu nhận các
sản phẩm trao đổi chất của tế bào để đưa đến nơi dự trữ, sử dụng chúng hoặc để loại ra
khỏi tế bào.
Nhờ sự chuyển động ổn định của cơ
chất tế bào mà vật chất sống trong tế bào
được di chuyển liên tục, cung cấp các dưỡng
chất sống đến các bào quan, nơi cần thiết với
chức năng của chúng. Chất tế bào cũng là nơi
loại đi các sản phẩm không cần thiết trong
quá trình trao đổi chất diễn ra trong nhân và
các bào quan. Tế bào chất giữ vai trò chìa
khóa trong quá trình sinh tổng hợp, vận
chuyển và loại thải protein của tế bào. Hầu
như tất cả protein trong tế bào đều được tổng Hình 1.11. Không bào ở tế bào thực vật
hợp bởi ribosom nằm trong tế bào chất. Cơ (http://wsccbiology)
chất tế bào cung cấp môi trường phù hợp cho sự vận chuyển ARNm đến các ribosom để
tiến hành quá trình sinh tổng hợp protein.
Sự vận chuyển vật chất từ tế bào này đến tế bào khác có thể được thực hiện qua cơ
chất của tế bào, qua cầu sinh chất tạo nên con đường vận chuyển symplast trong cây. Đây

26
chính là con đường vận chuyển khó khăn hơn rất nhiều so với con đường apoplast và chịu
sự kiểm soát chặt chẽ của tế bào.

1.1.4.2. Không bào (vacuole)


a) Cấu tạo
Khác với tế bào động vật ở tế bào thực vật không bào được hình thành từ sự tập hợp
các bọt nhỏ trong tế bào mô phân sinh để tạo thành một không bào lớn nằm ở giữa tế bào
gọi là không bào trung tâm (Hình 1.11). Không bào là một túi màng đơn, chứa dịch tế bào
bên trong. Thành phần của dịch bào bao gồm các acid hữu cơ, đường, acid amin, protein,
các sắc tố, các chất dự trữ, các chất vô cơ và các chất có hoạt tính sinh lý khác.
b) Chức năng sinh lý
Trong cơ thể thực vật, không bào có nhiều vai trò sinh lý rất quan trọng của tế bào
như: Điều tiết áp suất thẩm thấu của tế bào; kiểm soát thể tích và sức trương của tế bào;
điều tiết quá trình trao đổi nước và các chất vô cơ, hữu cơ trong tế bào; phân giải các hợp
chất cao phân tử thành các phân tử thấp; ở một số loại tế bào không bào còn làm nhiệm vụ
dự trữ các chất cho tế bào.

1.1.4.3. Lục lạp (chloroplast)


Là bào quan có chứa nhiều diệp lục để thực hiện chức năng quang hợp tổng hợp chất
hữu cơ cho cây.
a) Cấu tạo
Ở thực vật bậc cao, lục lạp có mặt nhiều nhất ở tế bào mô đồng hóa của lá và các cơ
quan còn non có màu xanh lục của cây như thân non, quả non, đài hoa, cuống lá.

Hình 1.12. Cấu tạo lục lạp


Lục lạp thường có dạng hình trứng và có xu hướng quay mặt có tiết diện lớn về phía
ánh sáng để đón nhận ánh sáng mặt trời. Số lượng lục lạp có thể là 40-50 lục lạp/tb và thay
đổi nhiều theo loài cây và điều kiện chiếu sáng. Cấu trúc lục lạp (Hình 1.12) gồm 2 lớp

27
màng có cấu trúc màng cơ sở bao bên ngoài, bên trong chứa chồng hạt grana được cấu tạo
từ màng thylakoid, nơi chứa nhiều sắc tố quang hợp và các chất vận chuyển điện tử để thực
hiện pha sáng của quang hợp.
Chồng hạt grana này nằm trong khối cơ chất còn gọi là stroma, nơi chứa nhiều
enzyme để thực hiện pha tối của quang hợp. Ngoài ra, trong cơ chất lục lạp còn chứa ADN
dạng vòng giúp lục lạp có thể tự tổng hợp được một số protein cho mình.
b) Chức năng
Nhờ đặc điểm cấu trúc như trên mà lục lạp có thể thực hiện quá trình quang hợp tổng
hợp chất hữu cơ cho tế bào. Đặc biệt quang hợp chính là quá trình sinh lý giữ vai trò trọng
yếu để cấu thành năng suất cây trồng. Ngoài ra, lục lạp cùng với ty thể còn thực hiện quá
trình di truyền ngoài nhân hay còn gọi là di truyền qua tế bào chất. Chi tiết về bào quan lục
lạp sẽ được đề cập đến trong Chương 3 của cuốn sách này.

1.1.4.4. Ty thể (mitochrondrion)


a) Cấu tạo
Ty thể được cấu tạo gồm hai lớp màng, màng ngoài bao bọc ty thể và màng trong
gấp nếp tạo thành gờ răng lược ăn sâu vào phần cơ chất bên trong (Hình 1.13).

Hình 1.13. Cấu trúc ty thể


Trên lớp màng trong chứa 4 phức hợp tham gia vào chuỗi truyền điện tử và tổng hợp
năng lượng ATP trong quá trình hô hấp (xem chi tiết trong Chương 4).
Trong phần chất nền tập trung nhiều enzyme hô hấp để thực hiện các phản ứng sinh
hóa của chu trình Krebs của quá trình hô hấp hiếu khí.
Ngoài ra trong cơ chất của ty thể còn chứa các phân tử ADN vòng, lipid và các chất
khác.
b) Chức năng
Nhiệm vụ của ty thể trong tế bào là thực hiện quá trình hô hấp để cung cấp năng
lượng cho mọi hoạt động sống của cây. Ngoài ra, cùng với lục lạp, ty thể còn thực hiện quá
trình di truyền một số tính trạng qua tế bào chất.

28
Chi tiết về cấu tạo và chức năng của ty thể sẽ được trình bày chi tiết trong Chương 4
của giáo trình này.

1.1.4.5. Bộ máy Golgi (Golgi apparatus)


a) Cấu tạo
Bộ máy Golgi gồm các thể lưới, túi, bóng xếp liền nhau thành bó (Hình 1.14). Số
lượng và sự phân bố các bó này phụ thuộc vào từng loại tế bào. Ở tế bào chóp rễ ngô chứa
từ 300-600 bó/tế bào (Mollenhauer và Morré, 1994) nhưng số lượng này lại chỉ là 25 ở cây
Epilobium hirsutum thuộc họ rau dừa nước (Staehelin và Moore, 1995).
b) Chức năng
Bộ máy Golgi là chế biến protein
được vận chuyển từ lưới nội chất đến, biến
đổi glucoprotein và gluco hóa các nhóm
của các gốc xerin, methionin, thirozin. Bộ
máy Golgi có vai trò quan trọng trong sự
hình thành thành tế bào (Dupree và Sherrier,
1998). Hai loại polychacarid là pectin và
hemicellulose chiếm đến 50-80% sinh khối
khô của thành tế bào (Brett và Waldron,
1996) được tổng hợp tại bộ máy Golgi
(Dupree và Sherrier, 1998); Sản xuất enzyme
tiêu hóa nội bào; Vận chuyển và bảo quản
lipid; Hình thành lysosome (Hình 1.14). Hình 1.14. Cấu trúc bộ máy Golgi
và sự hình thành lysosom
1.1.4.6. Lysosome
Trong tế bào lysosome chứa các enzyme thực hiện tiêu hóa nội bào; dung giải các tế
bào chết, các hợp chất không cần thiết trong tế bào. Với chức năng như vậy nên trong cây
lisosom có mặt rất nhiều ở cơ quan bài tiết. Lysosom được hình thành trong bộ máy Golgi
từ quá trình dung hợp (Hình 1.14)

1.1.4.7. Lưới nội chất (rough endoplasmic reticulum)


a) Cấu tạo
Lưới nội chất gồm hệ thống các ống, xoang, túi có màng dày 5-6 nm, có thể có các
riboxom đính vào gọi là lưới nội chất hạt, hoặc không có gọi là lưới nội chất trơn.
b) Chức năng
Lưới nội chất trơn hình thành gluxit, lipid, tecpenoit. Lưới nội chất hạt tổng hợp
protein cấu tạo nên màng, cấu trúc vi lưới nội chất - con đường vận chuyển các chất nội
bào, tương tác giữa các tế bào qua sợi liên bào, các enzyme tổng hợp polysacarit.

29
1.1.4.8. Ribosome
a) Cấu tạo
Có dạng như các hạt hình tròn, đường kính 20-30 nm, có mặt ở tất cả các tế bào
sống. Ở tế bào thực vật, ribosome được tìm thấy nhiều trong tế bào chất, trên bề mặt lưới
nội chất hạt, trong ti thể và lạp thể, ở hai dạng tự do và dạng liên kết. Dạng ribosome liên
kết gắn với lưới nội chất hạt, đây là điểm tổng hợp protein trong tế bào. Tổng hợp protein
cũng diễn ra ở cả các ribosome tự do.
Ribosome gồm protein và ARN ribosome.

Hình 1.16. Ribosome tham gia


Hình 1.15. Mạng lưới nội chất hạt vào quá trình sinh tổng hợp protein
Về cấu trúc, ribosome gồm hai tiểu phần (Hình 1.16), là tiểu phần nhỏ: 40S và tiểu
phần lớn 60S. Khi tế bào chuẩn bị tổng hợp protein, ARN thông tin (ARNm) được tạo
thành trong nhân sau đó được vận chuyển đến ribosome trong tế bào chất. Khi đó hai tiểu
phần sẽ cùng tiến đến và kết hợp với ARNm để bắt đầu quá trình tổng hợp protein.
b) Chức năng
Ribosome là trung tâm tổng hợp protein trong tế bào. Trong quá trình tổng hợp
protein, ribosome làm nhiệm vụ sắp xếp các phân tử amino acid để cấu tạo nên chuỗi
polypeptide dựa trên trình tự các nucleotit của phân tử ARN thông tin.

1.1.4.9. Vi thể
Là các thể có hình cầu d = 0,2 - 1,5 µm, được cấu tạo bởi màng đơn sinh học bao bọc
cơ chất dạng hạt bên trong. Trong tế bào thực vật có hai kiểu vi thể là peroxisome và
glyoxysome. Peroxisome tham gia vào quá trình quang hô hấp chủ yếu xảy ra ở thực vật
C3. Glyoxysome chứa các enzyme cần thiết cho sự chuyển hóa lipid thành đường và
thường xuất hiện khi hạt chứa dầu nảy mầm.

30
1.1.4.10. Oleosome

Hình 1.17. Oleosome và peroxisome trong tế bào thực vật


Là bào quan được bao bọc bởi lớp màng đơn phospholipid (Hình 1.17), làm nhiệm
vụ dự trữ lipid. Lipid này sẽ được chuyển hóa thành đường khi hạt nảy mầm nhờ sự tham
gia của glyoxysome.

1.1.4.11. Vi ống, vi sợi và các sợi trung gian


Các vi sợi, vi ống và sợi trung gian trong tế bào chất tạo thành bộ khung của tế bào
(Hình 1.18). Đây là cơ sở để hình thành thoi tơ vô sắc trong phân bào và của hoạt tính vận
động của tế bào.
a) Vi sợi
Cấu tạo từ các sợi protein actin, có vai trò nâng đỡ, cố định màng nguyên sinh chất;
tham gia vào quá trình vận động chất nguyên sinh; tạo mối liên hệ giữa các tế bào cạnh
nhau nhờ sự hình thành các liên kết và cầu nối tế bào.

Hình 1.18. Vi ống, vi sợi và các sợi trung gian


b) Vi ống
Cấu tạo từ các tubulin là cơ sở để hình thành thoi tơ vô sắc trong phân bào. Vi ống và
vi sợi đều có khả năng trùng hợp và giải trùng hợp các đơn phân cấu tạo nên chúng, từ đó
giúp tế bào chất có sự chuyển đổi từ trạng thái gel sang trang thái sol và ngược lại để thực
hiện các chức năng sinh lý và thích ứng với sự thay đổi của điều kiện môi trường.

31
c) Các sợi trung gian
Được cấu tạo từ các protein khác nhau, nằm trong chất nguyên sinh có vai trò tạo nên
tính vững chắc cho chất nguyên sinh.

1.2. Các đặc tính lý hóa của chất nguyên sinh


Tế bào chất là nơi diễn ra mọi hoạt động sống của tế bào (không kể trong màng nhân
và các bào quan). Vì vậy, các đặc tính lý hóa của chất nguyên sinh có ảnh hưởng trực tiếp
đến các chức năng của tế bào như sự gấp nếp tạo cấu trúc không gian của phân tử protein,
sự phân giải của các enzyme, sự truyền các tín hiệu nội bào, và vận chuyển vật chất nội
bào, sự định vị của các phân tử và bào quan trong tế bào…

1.2.1. Đặc tính hóa keo


a) Chất nguyên sinh là một hệ keo
Trong chất nguyên sinh có chứa các đại phân tử như protein, acid nucleic,
lipoprotein, đường… chúng đều có kích thước lớn (1-200 nm) nên khi hòa tan trong nước
sẽ tạo thành một dung dịch keo.
Khác với các dung dịch keo khác, dung dịch keo của chất nguyên sinh có đặc tính rất
phức tạp, bởi thành phần của nó chứa nhiều các loại hợp chất khác nhau, có mức độ phân
tán khác nhau và hoạt tính cũng khác nhau. Hơn thế nữa, hệ keo chất nguyên sinh còn
thường xuyên thay đổi và phụ thuộc chặt chẽ vào yếu tố môi trường bên ngoài, đặc biệt là
lượng nước.
Hệ keo chất nguyên sinh rất ưa nước do có chứa các đại phân tử ưa nước như
protein, acid nucleic, đường… Từ đó làm tế bào luôn háo nước, tạo động lực cho quá trình
hút nước ở tế bào, nhất là khi không bào chưa trưởng thành.
Keo nguyên sinh chất có thể tồn tại ở trạng thái sol, coaxecva, gel.

Hình 1.19. Các trạng thái của keo nguyên sinh chất (Hoàng Minh Tấn và cs., 2006)
Sol: Là trạng thái chất nguyên sinh có nhiều nước, các hạt keo phân tán đồng đều và
liên tục trong nước. Ở trạng thái này chất nguyên sinh rất linh động, quá trình trao đổi chất

32
diễn ra rất thuận lợi. Khi cây hoạt động sinh trưởng mạnh như ở giai đoạn cây còn non, ra
hoa, thì chất nguyên sinh ở trạng thái sol (Hình 1.19a).
Trạng thái coaxecva: Là trạng thái chất nguyên sinh mà trong nó các hạt keo có
màng nước mỏng đi nhưng đồng đều. Hạt keo không dính nhau thành khối mà tồn tại độc
lập, chỉ rút ngắn khoảng cách xích lại gần nhau. Những hạt keo gần nhau còn có chung một
màng nước mỏng nữa tạo nên các thể coaxecva. Ở trạng thái coaxecva, chất nguyên sinh
có lượng nước giảm đi nên các hoạt động trao đổi chất cũng bị giảm đi so với trạng thái
gel, nhưng không bị cản trở mạnh như trạng thái gel. Đây là trạng thái của chất nguyên
sinh khi tế bào cơ quan trong giai đoạn già, có các hoạt động sống giảm (Hình 1.19b).
Gel: Là trạng thái chất nguyên sinh bị mất nước nhiều, khác với ở trạng thái
coaxecva, các hạt keo có màng nước mỏng đi không đồng đều, chúng dính kết với nhau tạo
thành cấu trúc võng lập thể (Hình 1.19c).
Lúc này keo chất nguyên sinh ở trạng thái rắn. Quá trình trao đổi chất và các hoạt
động sinh lý bị cản trở, giảm đến mức tối thiểu. Đây là trạng thái tương ứng với tế bào, cây
ở đang tiềm sinh, hay ngủ nghỉ.
b) Khả năng chuyển đổi giữa các trạng thái khác nhau của keo nguyên sinh chất tạo
nên đặc tính hóa keo của chất nguyên sinh giúp cây thích ứng với điều kiện môi trường.
Đặc tính hóa keo là khả năng chất nguyên sinh chuyển từ trạng thái sol (lỏng) sang
trạng thái gel (rắn) hoặc ngược lại, khi điều kiện môi trường thay đổi.
Chiều biến đổi từ sol → gel phản ánh hoạt động sống của tế bào, cơ quan thực vật.
Lúc điều kiện môi trường thuận lợi tế bào, cơ quan hoạt động mạnh thì gel → sol, và
ngược lại khi cây gặp điều kiện bất lợi, thì sol → gel làm cơ quan, cơ thể thực vật rơi vào
trạng thái ngủ nghỉ.
Tính chất này phụ thuộc chặt chẽ vào sự thay đổi về nhiệt độ, nồng độ ion hydro,
chất điện phân hay các tác động cơ học khác gây nên.
Ý nghĩa sinh lý: Đặc tính hóa keo giúp cho cây có khả năng dễ dàng thích ứng với
điều kiện ngoại cảnh, thể hiện ở chỗ khi cây gặp điều kiện ngoại cảnh bất lợi, thì tế bào
chất chuyển từ sol → gel làm tế bào rơi vào trạng thái ngủ nghỉ để bảo vệ tế bào và cơ thể
thực vật.
c) Sự ngưng kết
Các phân tử vật chất trong hệ keo nguyên sinh chất đều tích điện, nếu các phân tử
keo mang điện tích cùng dấu thì đẩy nhau, trái dấu thì hút nhau. Nếu sức đẩy lớn thì hệ keo
bền, ngược lại nếu sức hút lớn thì các phân tử keo có xu thế xích lại gần nhau tạo thành
khối, khối này lớn dần và lắng xuống gọi là hiện tượng ngưng kết.
Hiện tượng ngưng kết phụ thuộc vào sự ra tăng nồng độ các chất điện phân tác nhân
làm triệt tiêu mất điện tích của các phân tử keo và phụ thuộc vào nồng độ các phân tử
keo - yếu tố làm tăng lực hút của các phân tử keo.

33
1.2.2. Đặc tính vật lý của chất nguyên sinh
1.2.2.1. Độ nhớt chất nguyên sinh
Độ nhớt là ma sát, lực cản xuất hiện khi các lớp vật chất trượt lên nhau. Độ nhớt của
tế bào phụ thuộc vào hàm lượng nước trong chất nguyên sinh, lực liên kết giữa các phân tử
protein riêng biệt và cấu tạo của phân tử protein, nhiệt độ môi trường.
Ý nghĩa sinh lý của độ nhớt: Độ nhớt liên quan đến mức độ trao đổi chất của tế bào.
Độ nhớt giảm sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình trao đổi chất. Ngược lại khi độ nhớt
tăng, sự di chuyển của vật chất trong tế bào sẽ khó khăn hơn, lượng nước giảm xuống, nên
gây kìm hãm quá trình trao đổi chất.
Do đó, tế bào của các cơ quan còn non đang tăng trưởng có độ nhớt giảm, tạo điều
kiện thuận lợi cho quá trình trao đổi chất. Tế bào cơ quan trưởng thành, già có độ nhớt cao
hơn, nhất là khi tế bào ở trạng thái ngủ nghỉ, độ nhớt đặc biệt cao, làm kìm hãm quá trình
trao đổi chất.
Khi độ nhớt tăng lên, quá trình trao đổi chất giảm xuống, tương ứng với tính chống
chịu của cơ quan thực vật với điều kiện môi trường bất lợi. Khi cây gặp điều kiện bất lợi
với môi trường, mà độ nhớt cao (trong ngưỡng) thì chất nguyên sinh giữ được độ bền
vững, các hoạt động sống sẽ giảm, nhờ đó cây có khả năng chống chịu tốt.
Độ nhớt tăng khi cây gặp nhiệt độ thấp và ngược lại. Khi nhiệt độ quá thấp độ nhớt
tăng lên quá cao làm cản trở hoàn toàn hoạt động sống của cây, kèm theo các tổn thương
màng dễ làm cây bị chết.
Các ion trong môi trường có hóa trị 1 như K+, Na+, NH4+… có khả năng làm giảm độ
nhớt, tăng hoạt động sinh lý; các ion hóa trị cao như Ca2+, Al3+, Mg2+ thì ngược lại. Do đó,
khi cây gặp rét, nếu bổ sung các ion hóa trị nhỏ như có thể làm giảm độ nhớt và tăng khả
năng chống chịu cho cây trồng. Trong thực tiễn, dân gian thường dùng tro bếp để chống rét
cho mạ xuân, cơ sở khoa học của kỹ thuật này chính là trong tro bếp chứa nhiều K+ tác
động làm giảm độ nhớt tăng tính chống chịu nhiệt độ thấp cho tế bào.
Khi cây gặp hạn, lượng nước trong tế bào giảm xuống, làm tăng độ nhớt của chất
nguyên sinh, gây ức chế sự trao đổi chất trong tế bào. Lúc này các phản ứng giữ nước cho
tế bào bằng cách tăng cường các hợp chất có hoạt tính thẩm thấu như đường, prolin, glycin
betain… hay phản ứng đóng khí khổng để hạn chế thoát hơi nước… có thể kìm hãm sự
tăng quá cao của độ nhớt chất nguyên sinh, bảo vệ tế bào không bị chết.

1.2.2.2. Tính vận động của chất nguyên sinh


Chất nguyên sinh có khả năng vận động. Khả năng này phụ thuộc vào nhiệt độ, hàm
lượng oxy do cần sử dụng năng lượng ATP từ quá trình hô hấp. Nhờ sự vận động này mà
vật chất trong tế bào có điều kiện lưu thông, để thực hiện trao đổi chất thuận lợi.

34
1.2.2.3. Tính đàn hồi của chất nguyên sinh
Tính đàn hồi là khả năng quay về trạng thái ban đầu sau khi bị lực tác dụng làm
biến dạng của chất nguyên sinh. Tính đàn hồi tỷ lệ thuận với tính chống chịu của cây, tỷ lệ
nghịch với cường độ trao đổi chất.
Tính đàn hồi cho phép tách được các tế bào trần và dung hợp chúng để tạo con lai
soma trong công nghệ lai tế bào trần.

1.3. Hoạt động trao đổi nƣớc của tế bào thực vật
1.3.1. Trao đổi nước theo phương thức thẩm thấu
1.3.1.1. Hiện tượng khuếch tán và thẩm thấu
Khuếch tán là sự vận chuyển của phân tử vật chất từ nơi có nồng độ cao (thế năng
hóa học cao) đến nơi có nồng độ thấp (thế năng hóa học thấp) cho đến khi cân bằng nồng
độ trong toàn hệ thống. Ví dụ như sự di chuyển của phân tử tinh dầu trong lọ dầu gió trong
phòng hay khi hòa tan đường vào nước (xem thêm trong Mục 2.1 Chương 2).
Thẩm thấu là một hiện tượng đặc biệt của khuếch tán, ở đó chất tham gia khuếch tán
là nước và nước phải đi qua một màng bán thấm. Màng bán thấm là màng chỉ cho nước và
dung môi đi qua mà không cho các chất tan đi qua. Như vậy hiện tượng thẩm thấu là sự
khuếch tán của các phân tử nước qua màng bán thấm.
Nước nguyên chất là nước có nồng độ cao nhất, trong một dung dịch dung môi là
nước thì nếu nồng độ chất tan càng lớn thì nồng độ nước càng nhỏ. Nếu hai dung dịch
được ngăn cách nhau bằng một lớp màng bán thấm thì nước sẽ di chuyển từ nơi có nồng độ
chất tan thấp/dung dịch loãng hơn (có lượng nước nhiều hơn) đến nơi có nồng độ chất tan
cao/dung dịch đậm đặc hơn (có lượng nước ít hơn). Quá trình di chuyển đó của nước gọi là
quá trình thẩm thấu. Sự di chuyển của nước qua màng bán thấm từ nơi có nồng độ cao đến
nơi có nồng độ thấp gọi là qui luật thẩm thấu.
Lực gây ra sự chuyển động của nước qua màng gọi là áp suất thẩm thấu.

1.3.1.2. Áp suất thẩm thấu


Một túi được tạo từ một lớp màng bán thấm (feroxyanua đồng), bên trong có chứa
dung dịch đường và được gắn với một ống thủy tinh, tạo thành một thẩm thấu kế (Hình
1.20), dựa trên mô tả của Pfeffer, 1877 (Hoàng Minh Tấn và cs., 2006).
Khi nhúng túi này vào một cốc nước nguyên chất, thì nước sẽ di chuyển theo qui luật
thẩm thấu đi từ ngoài vào trong màng nhanh hơn nước đi từ trong ra ngoài, làm nước trong
túi tăng lên, dẫn đến tăng áp suất thủy tĩnh trong túi. Khi áp suất thủy tĩnh trong túi tăng thì
nước đi ra ngoài cũng tăng lên, đến một thời điểm nước đi ra và đi vào túi ngang bằng

35
nhau thì một cân bằng động được thiết lập. Áp suất thủy tĩnh tương ứng với trạng thái cân
bằng động đó được gọi là áp suất thẩm thấu của dung dịch đường trong túi.
Mọi dung dịch có chứa chất tan đều tồn tại trong nó một áp suất thẩm thấu (mặc dù
không phải qua màng).
Dung dịch có áp suất thẩm thấu càng cao, thì khả năng hút nước càng mạnh.
Áp suất thẩm thấu của dung dịch được tính theo công thức Vant Hoff (Hoàng Minh
Tấn và cs., 2006):
п = RTCi (1.1)
Trong đó: п: Áp suất thẩm thấu (atm = atmosphere)
R: Hằng số khí = 0.0821
T: Nhiệt độ (K) = toC + 273
C: Nồng độ dung dịch tính theo M/l
i : Hệ số Vant Hoff biểu thị theo mức độ ion hóa
i = 1 + α(n – 1)
α = Hệ số điện li
n: Số ion mà phân tử phân li, ví dụ với NaCl có n = 2
Với những chất không điện li thì i = 1.
Như vậy theo phương trình (1.1) trên đây thì áp suất thẩm thấu phụ thuộc vào nồng
độ chất tan trong dung dịch, nhiệt độ dung dịch, sự điện li của dung dịch, theo thời gian và
nhịp điệu trong ngày.
a) Áp suất thẩm thấu của tế bào thực vật
Trong tế bào thực vật trưởng thành có không bào lớn chiếm phần lớn thể tích của tế
bào, trong không bào có chứa dịch bào. Do đó, áp suất thẩm thấu của tế bào chính là áp
suất thẩm thấu của dịch bào. Nồng độ dịch bào thay đổi theo loại tế bào, loài cây, hoạt
động trao đổi chất của tế bào nên áp suất thẩm thấu của tế bào cũng thay đổi theo. Áp suất
thẩm thấu của tế bào là động lực qui định sự vận chuyển nước qua lớp màng sinh chất.
b) Hệ thống thẩm thấu
Tế bào thực vật là một hệ thống thẩm thấu sinh học.
Nếu có hai dung dịch hay một dung dịch và nước nguyên chất ngăn cách nhau bằng
một lớp màng thì tạo thành một hệ thống thẩm thấu.
Hệ thống thẩm thấu ngoài cơ thể thì gọi là hệ thống thẩm thấu vật lý. Ví dụ thẩm
thấu kế như mô tả trong trên đây.

36
c) Tế bào thực vật là một hệ thống thẩm thấu sinh học

Hình 1.20. Thẩm thấu kế (a) và tế bào thực vật (b) (Hoàng Minh Tấn và cs., 2006)
Tế bào thực vật chứa không bào lớn, trong không bào có chứa dịch bào. Bao quanh
không bào là lớp chất nguyên sinh mỏng được bọc trong màng tế bào. Dựa theo mô hình
thẩm thấu kế (Hình 1.20a), thì dịch bào tương đương dung dịch đường, lớp màng sinh chất
bao bọc quanh không bào tương đương lớp màng bán thấm; dung dịch ngâm tế bào tương
đương với cốc đựng bọc dung dịch đường trong thẩm thấu kế (Hình 1.20b).
Tuy nhiên tế bào thực vật là một phần của cơ thể sống, sự vận chuyển vật chất qua
màng sinh chất tuân theo qui luật sinh học. Do đó tế bào thực vật được gọi là một hệ thống
thẩm thấu sinh học.
d) Sự khác biệt giữa hệ thẩm thấu sinh học ở tế bào thực vật và thẩm thấu vật lý
Thành phần của dịch bào rất linh động phụ thuộc vào các hoạt động sống của tế bào
nên thay đổi theo loài cây, giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây và chịu ảnh hưởng của
điều kiện môi trường. Trong khi đó nồng độ dung dịch trong hệ thẩm thấu vật lý là cố định.
Điểm khác biệt rất quan trọng của lớp màng sinh chất là nó mang bản chất sinh học
nên là một màng bán thấm sinh học. Nghĩa là nó không phải chỉ cho nước mà cho cả chất
tan đi qua một cách có chọn lọc. Chỉ những chất có lợi cần thiết cho tế bào mới được đi
qua. Đặc tính này bị mất đi khi tế bào bị chết và lúc đó nó sẽ giống như một hệ thẩm thấu
vật lý.
Hệ thẩm thấu trong tế bào thực vật là hệ thống kín chứ không mở như hệ thẩm thấu
vật lý. Nước sau khi được hút vào tế bào sẽ được vận chuyển vào không bào, làm tăng thể
tích của tế bào gây nên một áp lực lên thành tế bào làm cản trở sự vận chuyển nước vào
tế bào.
Như vậy, so với hệ thống thẩm thấu vật lý thì sự trao đổi nước theo qui luật thẩm
thấu của tế bào thực vật phức tạp hơn nhiều.

37
1.3.1.3. Sự trao đổi nước của tế bào thực vật theo qui luật thẩm thấu
Khi đặt tế bào mô thực vật tách rời vào một dung dịch, sự vận chuyển của nước sẽ
theo chiều của gradient nồng độ của nước, nghĩa là ngược chiều gradient nồng độ chất tan
có trong dịch bào.
Khi đó, nếu dung dịch có nồng độ nhỏ hơn nồng độ dịch bào gọi là dung dịch nhược
trương; ngược lại gọi là dung dịch ưu trương; còn nếu nồng độ dung dịch và dịch bào bằng
nhau gọi là dung dịch đẳng trương. Nếu so sánh áp suất thẩm thấu giữa dịch bào và dung
dịch, thì áp suất thẩm thấu của dung dịch nhược trương nhỏ hơn của dịch bào; của dung
dịch ưu trương lớn hơn dịch bào và của dung dịch đẳng trương bằng của dịch bào.
Nếu ngâm tế bào thực vật vào nước hoặc một dung dịch nhược trương
Khi đó tế bào sẽ hút nước vào không bào làm thể tích của không bào tăng, ép ngược
trở lại chất nguyên sinh và thành tế bào một lực để chống lại, lực này gọi là sức căng
trương nước (T). Nếu áp suất thẩm thấu của dịch bào (п) càng tăng, nước được vận
chuyển vào không bào càng lớn thì giá trị T càng tăng, càng làm cản trở quá trình di
chuyển của nước vào tế bào. Đến một thời điểm áp suất thẩm thấu dịch bào (п) phát triển
hết sức trương nước thì sức căng trương nước T đạt cực đại và sự vận chuyển nước vào tế
bào bị ngừng lại. Lúc này tế bào ở trạng thái bão hòa (no) nước và đạt kích thước cực đại.
Ta có п = T.

Hình 1.21. Minh họa sự trao đổi nước của tế bào thực vật trong dung dịch
Khi tế bào ở trạng thái thiếu nước thì п > T và п – T = S, S được gọi là sức hút nước
của tế bào.

38
Nếu S = 0, nghĩa là P = T thì tế bào đã bão hòa nước. Do đó, giá trị S luôn luôn lớn
hơn hoặc bằng 0. Nếu S càng lớn thì nhu cầu nước của tế bào càng cao.
Như vậy, áp suất thẩm thấu đã tạo ra sức hút nước của tế bào. Dựa vào áp suất thẩm
thấu hay sức hút nước của tế bào có thể xác định được thời điểm cần cung cấp nước cho
cây. Việc này cần thiết để xây dựng một chế độ tưới nước hợp lý cho cây trồng.
Trường hợp này tương ứng với trạng thái cây trồng được cung cấp đủ nước, luôn tươi
tắn, sinh trưởng phát triển tốt (Hình 1.21a).
Nếu ngâm tế bào vào dung dịch đẳng trương
Khi đó sự di chuyển của nước vào và ra khỏi tế bào là bằng nhau nên kích thước tế
bào không thay đổi (Hình 1.21b).
Nếu ngâm tế bào thực vật vào một dung dịch ưu trương
Khi đó theo qui luật thẩm thấu, nước từ trong tế bào sẽ vận chuyển ra ngoài làm cho
chất nguyên sinh co lại tách ra khỏi thành tế bào gây nên hiện tượng co nguyên sinh (Hình
1.21c).
Có ba trạng thái co nguyên sinh (Hình 1.22):
Co nguyên sinh góc là chất
nguyên sinh tách ra khỏi thành ở các
góc tế bào làm màng ở vị trí này hơi
lõm xuống. Đây là trạng thái quan sát
được lúc bắt đầu co nguyên sinh, nghĩa
là tế bào vừa được đặt vào dung dịch.
Nếu nước tiếp tục ra ngoài, làm
tế bào bị mất nước nhiều hơn, chất
nguyên sinh lõm sâu xuống, gọi là co
nguyên sinh lõm.
Tế bào tiếp tục bị mất nước, tế
bào chất tách hoàn toàn khỏi thành tế
bào gây nên hiện tượng co nguyên sinh
lồi. Như vậy có thể thấy, việc tế bào Hình 1.22. Các trạng thái co nguyên sinh chất
của chất nguyên sinh
chất co nguyên sinh nhiều hay ít, ở
trạng thái co nguyên sinh nào phụ
thuộc vào độ chênh nồng độ giữa dung dịch ưu trương và dịch bào.
Nếu đem tế bào thả vào dung dịch nhược trương thì tế bào lại trở về trạng thái ban
đầu gọi là hiện tượng phản co nguyên sinh.
Co nguyên sinh và phản co nguyên sinh chỉ xảy ra ở các tế bào sống. Khi tế bào chết
cả hai hiện tượng này đều không còn.

39
Trong cơ thể thực vật, sự trao đổi nước giữa tế bào rễ cây và dung dịch keo đất cũng
tuân theo qui luật vận chuyển nước của tế bào mô thực vật tách rời đặt trong dung dịch,
như mô tả trên đây. Tuy nhiên do quá trình thoát hơi nước ở lá diễn ra rất mạnh nên sự di
chuyển của nước từ dung dịch đất vào dịch bào có một số điểm khác làm cho dung dịch
của dịch bào thường xuyên lớn hơn dung dịch đất. Do đó, nước luôn có xu thế vận chuyển
vào trong tế bào rễ.
Trong trường hợp bị hạn, quá trình hút nước của cây giảm làm tế bào xẹp lại, lá, thân
non rủ xuống đó là trạng thái cây bị héo.

1.3.1.4. Trao đổi nước theo phương thức hút trương


Khái niệm: Hút trương là sự hút nước của các cao phân tử ưa nước hay của các mao
quản chưa đạt trạng thái bão hòa đến khi no nước.
Tế bào chất được cấu tạo từ các cao phân tử ưa nước như protein, acid nucleic,
đường, nucleoprotein… Khi những hợp chất này chưa bão hòa nước thì chúng luôn có xu
thế hút nước đến khi bão hòa, tạo thành các hạt keo nguyên sinh chất. Đây là một động lực
thường xuyên đưa nước vào tế bào.
Theo cấu trúc thành tế bào như đã được mô tả trong Mục 1.1.1 của chương này, trên
thành luôn tồn tại hệ thống các mao quản (kẽ hở nhỏ), chúng hút nước bằng lực mao quản.
Khi mao quản và các hạt keo nguyên sinh chất chưa bão hòa nước thì chúng hút
nước vào đến khi bão hòa. Sau đó, do hoạt động trao đổi chất của tế bào và sự vận chuyển
nước sang các tế bào khác (do tế bào bị mất nước từ quá trình thoát hơi nước ở lá cây)
chúng lại thiếu bão hòa, và lại hút nước vào để đạt bão hòa. Cứ như vậy, trạng thái bão hòa
và chưa bão hòa luôn tồn tại trong tế bào thực vật. Nhờ đó quá trình trao đổi nước thường
xuyên được diễn ra trong tế bào và cơ thể thực vật.
Cả hai hiện tượng hút nước của các hạt keo nguyên sinh chất và mao quản trên
thành tế bào gọi là sự trao đổi theo phương thức hút trương.
Ở các tế bào còn non chưa xuất hiện không bào nên chưa thể hút nước theo phương
thức thẩm thấu thì sự trao đổi nước chủ yếu diễn ra theo phương thức hút trương. Tương tự
như ở các bào quan sự trao đổi nước cũng diễn ra theo cơ chế hút trương, tuy nhiên do
không có mao quản nên chỉ nhờ các hạt keo.
Ngoài ra, ở thực vật còn có hiện tượng xitoriz. Đây là hiện tượng tế bào mất nước do
bay hơi trong môi trường không khí khô. Lúc đó tế bào mất nước rất nhanh, nhăn nheo lại.
Trong hiện tượng này T < 0 => S = п + T.

1.4. Hoạt động trao đổi chất tan của tế bào thực vật
Sự hấp thụ và loại thải các chất tan vào và ra khỏi tế bào là tính thấm của tế bào.
Màng tế bào có tính thấm chọn lọc, nghĩa là chỉ cho chất tan có lợi cho tế bào đi vào và
loại đi các chất có hại - sản phẩm của quá trình trao đổi chất ra khỏi tế bào.

40
1.4.1. Sự hấp thu chất tan vào tế bào theo cơ chế thụ động
Trong tế bào thực vật sự hấp thu thụ động các chất tan có thể theo gradient thế năng
hóa học (thế hóa) hoặc hiệu điện thế (thế điện).
Nồng độ các chất tan càng cao thì có thế năng hóa học càng cao. Hiệu điện thế xuất
hiện do sự phân bố không đồng đều của các điện tích giữa trong và ngoài màng. Hiệu điện
thế là động lực cho sự xâm nhập của các ion tích điện trái dấu qua màng tế bào.
Các chất vận chuyển từ nơi có thế năng hóa học/hiệu điện thế cao đến nơi có thế
năng hóa học và hiệu điện thế thấp hơn. Về bản chất, đây là cơ chế khuếch tán của chất tan
qua màng sinh chất (Hình 1.23).

Hình 1.23. Sự vận chuyển chất tan qua màng tế bào


Sự trao đổi chuyển chất tan theo phương thức khuếch tán bị động qua màng tế bào có
các đặc điểm đặc trưng sau:
Không cần năng lượng ATP của tế bào, do đó không phụ thuộc vào quá trình trao đổi
chất của tế bào;
Phụ thuộc chặt chẽ vào gradient nồng độ chất tan, và chiều vận chuyển theo chiều
gradient chất tan.
Chỉ vận chuyển các ion có tính thấm qua màng sinh học. Do trong tế bào hệ thống
màng sinh học được cấu tạo bởi chủ yếu là phospholipid nên các ion chất tan phải hòa tan
trong lipid mới được vận chuyển qua màng.
Tốc độ vận chuyển ở cơ chế này phụ thuộc vào các yếu tố sau đây:
- Gradient nồng độ chất tan: nếu sự chênh lệch nồng độ chất tan càng lớn thì các chất
tan xâm nhập qua màng càng nhanh;

41
- Kích thước phân tử chất tan: nếu kích thước phân tử chất tan càng nhỏ thì tốc độ
xuyên qua màng càng nhanh, và ngược lại. Nếu phân tử chất tan có kích thước lớn thì cần
có sự hỗ trợ khác mới xuyên được qua màng, và có thể không vận chuyển được nếu kích
thước quá lớn;
- Tính tan của ion chất tan trong lipid càng cao thì tốc độ vận chuyển càng lớn;
Các yếu tố này cũng chính là điều kiện để các chất tan được vận chuyển qua màng
tế bào.
Sự khuếch tán có xúc tác trong tế bào
Trong tế bào sự vận chuyển chất tan qua màng theo cơ chế khuếch tán bị động mặc
dù vẫn đảm bảo các điều kiện như mô tả trên đây, nhưng vẫn có thể cần đến sự hỗ trợ khác
để thúc đẩy quá trình vận chuyển diễn ra nhanh hơn. Đó là sự khuếch tán có xúc tác (Hình
1.23). Quá trình vận chuyển này không cần sự tham gia của năng lượng ATP nên vẫn là cơ
chế vận chuyển bị động.
Ionophor: Là các chất hữu cơ trên màng có thể dễ dàng liên kết với một hoặc một số
ion để vận chuyển qua màng mà không cần năng lượng, những chất này còn được gọi là
chất mang (Hình 1.23). Sự liên kết này mang tính đặc hiệu cao. Khi các chất mang này tác
động lên màng làm tính thấm của màng tăng lên, tạo điều kiện cho các chất tan dễ dàng
vận chuyển qua màng.
Kênh ion: Trên màng sinh học còn tồn tại các lỗ xuyên màng có kích thước khác
nhau tạo nên các kênh vận chuyển ion qua màng (Hình 1.23). Kênh này vận chuyển có
chọn lọc theo kích thước, nghĩa là chỉ những ion có kích thước nhỏ hơn đường kính của
kênh mới được xuyên qua và mang tính đặc hiệu. Mỗi kênh có một cơ chế hoạt động riêng.
Sự đóng mở kênh có thể đòi hỏi các điều kiện cụ thể khác nhau và có thể bị chi phối bởi
điều kiện môi trường.
Thế xuyên màng: Sự vận chuyển của các ion qua màng, tạo nên sự chênh lệch ion
giữa trong và ngoài màng. Sự chênh lệch này hình thành một hiệu điện thế xuyên màng.
Hiệu điện thế xuyên màng thường âm phía bên trong tế bào và có giá trị giao động từ
50 đến 200 mV (Hoàng Minh Tấn và cs., 2006). Nhờ hiệu điện thế xuyên màng mà các
cation được vận chuyển xuôi chiều gradient điện trường từ ngoài vào trong, còn anion kết
hợp với ion H+ để tạo thành cation rồi vận chuyển vào trong tế bào.

1.4.2. Sự trao đổi chất tan vào tế bào thực vật theo cơ chế chủ động
Sự trao đổi chất tan vào tế bào thực vật theo cơ chế chủ động là sự di chuyển chất tan
qua màng cần có sự tham gia của năng lượng ATP (Hình 1.23).
Khác hẳn sự vận chuyển khuếch tán bị động, sự vận chuyển chủ động này có thể
ngược chiều gradien nồng độ và phụ thuộc chặt chẽ vào sự trao đổi chất của tế bào do bắt
buộc phải có sự tham gia của năng lượng ATP (Hình 1.23). Ngoài ra quá trình này còn có

42
tính đặc hiệu cho từng loại tế bào và từng ion chất tan, các chất tan được vận chuyển có thể
tan hoặc không tan trong lipid.
Ví dụ như sự vận chuyển của các chất khoáng khi ta bón phân cho cây, hay sự hấp
thụ chất khoáng của các cây ngập mặn.
Trong quá trình vận chuyển chủ động năng lượng ATP dùng để hoạt hóa chất mang
làm cho chất mang có thể liên kết được với ion để tạo phức ion - chất mang; hoạt hóa kênh
protein trên màng làm mở kênh để ion xuyên qua màng. Năng lượng ATP cho quá trình
vận chuyển này được lấy từ quá trình hô hấp nên nó sẽ bị kìm hãm hoặc ức chế hoàn toàn
khi hoạt động hô hấp bị giảm hoặc ngừng trong trường hợp cây thiếu oxy. Hiện tượng này
thường gặp khi cây gặp úng, môi trường đất bị yếm khí, hô hấp của rễ bị ức chế nên cơ chế
hấp thụ chất tan chủ động cũng bị ức chế.
Do đó, trong thực tiễn khi bón phân cho cây trồng để tăng cường hiệu quả hấp thụ
các ion khoáng, cần đảm bảo bảo môi trường đất tơi xốp thoáng khí bằng các kỹ thuật như
xới xáo, làm cỏ xục bùn…; hay phá váng nước sau mưa để giảm thiểu tác hại của ngập úng
đến cây trồng (xem thêm trong Mục 7.6, Chương 7).
Vận chuyển chủ động theo quan điểm chất mang
Quan điểm chất mang là quan điểm được thừa nhận rộng rãi nhất từ trước đến nay.
Theo quan điểm này, trên màng tế bào tồn tại các chất đặc biệt làm nhiệm vụ vận chuyển
chất tan qua màng, gọi là chất mang. Chất mang có bản chất là protein, thường kết hợp với
ion ở bên ngoài màng và ly giải ra ở bên trong màng (Hình 1.24).

Hình 1.24. Quá trình vận chuyển chất tan theo cơ chế chủ động
nhờ chất mang có hai điểm kết hợp
Trong hình: (a). Phân tử chất mang là protein xuyên màng có hai vị trí kết hợp; (b).
Ion kết hợp với chất mang ở một vị trí kết hợp; (c). Chất mang được hoạt hóa bằng năng
lượng ATP để tạo phức chất mang − ATP - ion 2; (d). Phức chất mang − ATP - ion giải
phóng ion vào tế bào; (e). Chất mang kết hợp ion khác ở vị trí kết hợp thứ hai; (f). Tạo
phức chất mang – ATP - ion 2; (g). Chất mang giải phóng năng lượng đồng thời giải phóng
ion 2 ra ngoài tế bào.

43
Quá trình này được tóm tắt thành các giai đoạn sau:
Hoạt hóa chất mang:
Chất mang + ATP Chất mang* + ADP
Tạo phức ion – chất mang:
Chất mang* + ion Chất mang* - ion
Giải phóng ion:
Photphatase
Chất mang* - ion Chất mang + ion (được giải phóng vào tế bào)
Trong quá trình vận chuyển trên năng lượng ATP dùng để hoạt hóa chất mang
làm cho chúng có thể kết hợp được với ion để tạo thành một phức chất ion - chất mang
(Hình 1.24c).
Sự kết hợp giữa ion và chất mang tương tự như sự kết hợp giữa enzyme và cơ chất,
nó cũng mang tính đặc hiệu và hiệu ứng bão hòa. Tính đặc hiệu là một vị trí kết hợp trên
chất mang chỉ có thể kết hợp được với với 1 ion mà nó vận chuyển thôi. Có những chất
mang có hai vị trí kết hợp thì nó có thể vận chuyển được 2 ion có điểm kết hợp phù hợp
(Hình 1.24).
Hiệu ứng bão hòa là nếu ion được vận chuyển vào tế bào quá nhiều đến một nồng độ
nhất định nó sẽ đạt trạng thái bão hòa, khi đó nó sẽ không được vận chuyển nữa cho đến
khi nồng độ của nó bị giảm đi trong tế bào.

1.4.3. Quan điểm hiện đại về sự trao đổi chất khoáng vào tế bào thực vật
Quan điểm hiện đại cho rằng trao đổi các chất tan là một quá trình sinh lý rất phức
tạp, nó liên quan đến toàn bộ hoạt động sống của tế bào, đặc biệt là hô hấp do có liên quan
đến cung cấp năng lượng ATP cho quá trình vận chuyển chủ động.
Trong quá trình vận chuyển, kể cả vận chuyển theo phương thức khuếch tán bị động,
đều có sự tham gia của các protein nằm trên trên màng tế bào (Hình 1.25). Do vậy các
protein vận chuyển xuyên màng giữ vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất của tế
bào. Trong tế bào một số lượng gen đáng kể của bộ gen chịu trách nhiệm mã hóa protein
vận chuyển.
Chẳng hạn, ở sinh vật prokaryote, Haemophilus influenzae, dạng sống đầu tiên được
giải trình tự toàn bộ hệ gen, chỉ có 1734 gen thì trên 10% trong số này mã hóa protein có
liên quan đến chất vận chuyển qua màng (Taiz và Zeiger, 2010). Ở Arabidopsis, loài cây
mô hình phổ biến nhất trong nghiên cứu sinh học thực vật có 849 gen chiếm 4.8% tổng số
gen trong tế bào mã hóa chất vận chuyển qua màng (Taiz và Zeiger, 2010).
Các protein vận chuyển trên màng tế bào được chia làm 3 loại: protein chất mang,
protein kênh xuyên màng, protein bơm xuyên màng (Hình 1.25). Trong đó protein chất
mang và protein kênh xuyên màng tham gia vào quá trình vận chuyển bị động, còn protein
bơm xuyên màng tham gia vào quá trình vận chuyển chủ động.

44
Hình 1.25. Các loại protein vận chuyển trên màng tế bào
Các protein kênh vận chuyển xuyên màng tế bào
Protein kênh vận chuyển xuyên màng (Hình 1.25) thực chất là các protein xuyên
màng có cấu tạo đặc biệt tạo thành một lỗ trên màng tham gia vận chuyển chọn lọc chất tan
qua màng.
Kích thước của lỗ và mật độ điện tích bề mặt bên trong của màng quyết định tính đặc
hiệu của chất tan/ion mà nó vận chuyển.
Vận chuyển qua protein kênh xuyên màng nhanh hơn rất nhiều so với vận chuyển
qua protein chất mang. Chẳng hạn vận chuyển qua chất mang điển hình có tốc độ 100-
1000 ion/phân tử chất mang/1 giây. Tốc độ này chậm hơn 106 lần so với vận chuyển qua
kênh protein xuyên màng (Taiz và Zeiger, 2010). Một kênh protein xuyên màng vận
chuyển được 108 ion/giây(Taiz và Zeiger, 2010).
Sự mở và đóng kênh vận chuyển xuyên màng đòi hỏi tín hiệu chuyên biệt. Chẳng
hạn khi cây bị căng thẳng về nước, abscisic acid (ABA) được tổng hợp nhiều hơn trong
cây và đóng vai trò hoạt hóa kênh vận chuyển K+, làm K+ vận chuyển ra khỏi tế bào khí
khổng, kéo theo nước ra ngoài, làm khí khổng đóng để giảm thoát hơi nước, giữ nước bảo
vệ cây (Osakabe và cs., 2013). Ngoài ra nhiều tác giả khác cho rằng ABA còn kích hoạt cả
kênh vận chuyển Ca2+, và anion tham gia vào quá trình làm giảm sức trương nước của tế
bào khí khổng gây đóng khí khổng (Murata và cs., 2001; Vishwakarma và cs., 2017).
Các protein chất mang
Khác với protein kênh xuyên màng protein chất mang không tạo thành kênh. Trong
quá trình vận chuyển nhờ chất mang, mỗi chất vận chuyển ion chất tan kết hợp với một
điểm trên protein chất mang. Do vậy, protein chất mang có tính đặc hiệu cao với cơ chất
(ion hoặc chất tan) mà nó vận chuyển.
Tuy nhiên, protein vận chuyển cũng có thể vận chuyển một vài ion/chất tan thuộc
cùng họ hàng. Ví dụ, ở thực vật, protein chất mang vận chuyển ion K+ trên màng sinh chất
có thể vận chuyển cả Rb+ và Na+ thêm cùng K+, nhưng K+ thường được ưu tiên hơn.

45
Ngược lại protein này lại không thể vận chuyển anion như Cl- hay chất tan không mang
điện tích như đường sucrose.
Khi ion kết hợp với chất mang làm thay đổi cấu tạo của protein chất mang, nhờ sự
thay đổi này mà ion được vận chuyển sang bên kia của màng.
Protein bơm xuyên màng
Protein bơm xuyên màng (Hình 2.25) là những phân tử protein nằm trên màng tham
gia vận chuyển tích cực chất tan qua màng, trong đó nó sử dụng trực tiếp năng lượng ATP
để bơm chất tan ngược chiều gradient thế năng điện hóa hay nồng độ chất tan.
Nhìn chung quá trình vận chuyển chất tan như các chất khoáng ở rễ diễn ra rất phức
tạp. Hiện nay, cơ chế của các quá trình vận chuyển đó đang dần dần được làm sáng tỏ.
Thậm chí các protein vận chuyển kể trên được mã hóa bởi gen nào, tín hiệu kích hoạt nó là
gì, chúng hoạt động ra sao cũng đã được nhiều nghiên cứu thực hiện. Trong giới hạn
chương trình không cho phép chúng tôi đi nghiên cứu quá sâu về các quá trình đó. Bạn đọc
quan tâm có thể tìm đọc các bài báo bằng tiếng Anh trên các tạp chí quốc tế uy tín.

1.5. Nuôi cấy tế bào - mô thực vật


1.5.1. Giới thiệu chung
1.5.1.1. Khái niệm
Nuôi cấy tế bào - mô thực vật là phương thức nuôi cấy in vitro tế bào, mô, cơ quan
hoặc toàn bộ cơ thể thực vật trong môi trường dinh dưỡng và điều kiện vô trùng có kiểm soát.
Khởi đầu bằng công bố thí nghiệm nuôi cấy tế bào đơn và đề suất Giả thuyết về tính
toàn năng của tế bào của nhà khoa học người Đức - Haberland, G, 1902, Viện Hàn lâm
Khoa học Đức. Tuy thí nghiệm của ông không thành công, nhưng các nhà khoa học sau đó
đã chứng minh được bằng thực nghiệm, và ông được coi như là “cha đẻ” của nuôi cấy tế
bào - mô thực vật.
Trải qua một thời gian dài nghiên cứu cho đến những thập kỷ cuối của thế kỷ XX,
nuôi cấy tế bào - mô thực vật đã được ứng dụng rất rộng rãi như một lĩnh vực quan trọng
của công nghệ sinh học thực vật.

1.5.1.2. Cơ sở sinh học của nuôi cấy tế bào - mô thực vật


Trước đây khi đề cập đến cơ sở khoa học của nuôi cấy tế bào - mô thực vật, người ta
thường nhắc đến tính toàn năng của tế bào hoặc sự trẻ hóa tế bào. Mặc dù thừa nhận nền
tảng của nuôi cấy mô, tế bào thực vật là tính toàn năng của tế bào tuy nhiên về mặt sinh
học để nuôi cấy thành công một tế bào hay mô, cơ quan thực vật thì phải dựa vào nhiều
hơn thế các quá trình sinh học. Sự trẻ hóa tế bào thực chất là kết quả của quá trình phản
phân hóa tế bào.
Thực tế cho thấy, ngoài những quá trình sinh học để tái sinh in vivo một cơ thể như
phân chia, kéo giãn tế bào để đưa đến sự sinh trưởng cùng với sự phân hóa tế bào để tạo

46
nên sự phát triển thì trong nuôi cấy tế bào - mô thực vật cần có sự phản phân hóa và tái
phân hóa lại tế bào thực vật. Đó là toàn bộ cơ sở sinh học để nuôi cấy thành công tế bào,
mô thực vật trong môi trường in vitro được cung cấp đầy đủ các điều kiện cần thiết khác,
tóm tắt trong Hình 1.26.
Tính toàn năng của tế bào được
hiểu rằng tất cả các tế bào cấu tạo cơ thể
thực vật đều chứa toàn bộ thông tin di
truyền đủ để mã hóa hình thành một cơ
thể hoàn chỉnh. Ở các mô chức năng
trong cơ thể thực vật chỉ một phần tiềm
năng di truyền đó được biểu hiện qui
định một chức năng nhất định. Theo đó,
mỗi tế bào khi tách ra khỏi cơ thể nếu
được nuôi cấy trong điều kiện thích hợp
thì có thể phát triển thành một cơ thể
Hình 1.26. Cơ sở sinh học của nuôi cấy
hoàn chỉnh có khả năng sinh sản. mô, tế bào thực vật
Được nghiên cứu rất nhiều nhưng giả thiết tính toàn năng của tế bào thực vật chỉ
được chứng minh hoàn chỉnh nhất bởi nghiên cứu của Vasil và cs., 1965 khi thu được cây
thuốc lá có thể ra hoa bình thường từ nuôi cấy tế bào đơn trong điều kiện in vitro (Vasil và
Hildebrandt, 1965).
Sự sinh trưởng (phân chia và kéo giãn tế bào) và sự phát triển (phân hóa) của tế bào,
mô nuôi cấy in vitro tương tự như ở tế bào, mô in vivo (xem phần 6.1, Chương 6).
Sự phân hóa, phản phân hóa và tái phân hóa
Phân hóa (differenciation) là quá trình biến đổi từ một tế bào mới được sinh ra từ mô
phân sinh, chưa thực thiện được chức năng thành tế bào có thể thực hiện được chức năng ở
một mô nào đó.
Phản phân hóa (dedifferenciation) là quá trình chuyển một tế bào mô chức năng thành
tế bào chỉ có khả năng phân chia (tế bào mô phân sinh). Ví dụ như tế bào mô đồng hóa ở lá
trưởng thành không có khả năng phân chia được nuôi cấy trong môi trường có tổ hợp
hormone phù hợp sẽ chuyển hóa thành tế bào mô phân sinh (mô sẹo), phân chia liên tục.
Sau khi phân chia để tăng số lượng tế bào, tế bào mô sẹo lại được phân hóa để hình
thành phôi vô tính, chồi hay rễ, quá trình này gọi là quá trình tái phân hóa (redifferenciation).
Trong điều kiện in vitro quá trình sự phân hóa, phản phân hóa và tái phân hóa phụ
thuộc chặt chẽ vào thành phần phytohormone bổ sung vào môi trường nuôi cấy.

1.5.1.3. Các điều kiện cần thiết để thực hiện nuôi cấy tế bào - mô thực vật
Để thực hiện nuôi cấy tế bào - mô thực vật cần có các điều kiện sau:

47
Người thực hiện cần có hiểu biết cơ bản về nuôi cấy tế bào - mô thực vật, thành thạo
các kỹ thuật nuôi cấy tế bào - mô thực vật.

(a) (b)
Hình 1.27. Box cấy vô trùng (a) và phòng nuôi cây (b)
Trang thiết bị, phòng thí nghiệm: Cần đảm bảo đầy đủ cơ sở vật chất để thực hiện
nuôi cấy tế bào - mô thực vật như: hệ thống phòng thí nghiệm đạt tiêu chuẩn: phòng cấy
mẫu với box cấy vô trùng (Hình 1.27 a); phòng nuôi cây (Hình 1.27 b) với hệ thống điều
chỉnh nhiệt độ (điều hòa), ánh sáng, giàn đặt mẫu cách ly để vô trùng; phòng chuẩn bị môi
trường với các tủ đựng hóa chất, máy chỉnh độ pH, nồi hấp khử trùng môi trường, tủ sấy
dụng cụ...; khu vực rửa dụng cụ cách ly để đảm bảo vệ sinh...; khu vực luyện cây, vườn ươm.
Hóa chất: Gồm thành phần môi trường nuôi cấy in vitro và các loại hóa chất để khử
trùng mẫu: môi trường nuôi cấy gồm giá thể (agar, phytagel…); đường; các khoáng đa
lượng, khoáng vi lượng; các vitamin và không thể thiếu các chất điều hòa sinh trưởng như
auxin (Indole-3-acetic acid (IAA), Indole-3-butyric acid (IBA), α-naphthaleneacetic acid
(NAA), 2,4-dichlorophenoxyacetic acid (2,4-D)…), cytokinin (Benzin amino purin (BAP),
adenine purin (AP), zeatin (Z), kinetin (Ki), Thidiazuron (TDZ)...). Tùy theo từng loại cây
và cơ quan nuôi cấy mà người ta có thể sử dụng các loại môi trường riêng. Trong đó môi
trường cơ bản MS (Murashige Skoog) (Bảng 1.1) được dùng rất phổ biến cho nhiều đối
tượng cây trồng, môi trường WPM (woody plant medium) thường dùng để nuôi cấy cây
thân gỗ…
Hóa chất khử trùng mẫu gồm các chất tẩy rửa như: xà phòng, javen; cồn (cồn khử
trùng và cồn đốt); H2O2, NaClO, HgCl2... và các hóa chất khác đệm pH, NaOH, HCl…
Dụng cụ: Gồm dụng cụ cấy mẫu: banh cấy, dao cắt mẫu, lưỡi dao, khay inox; đèn
cồn; bình đựng mẫu, các chai lọ đựng hóa chất, đũa thủy tinh khuấy môi trường…
Bảng 1.1. Thành phần các chất trong môi trường MS

STT Tên hợp chất Đơn vị (mg/l) STT Tên hợp chất Đơn vị (mg/l)
Khoáng đa lượng Khoáng vi lượng
1 CaCl2 332.02 10 KI 0.83
2 KH2PO4 170.00 11 MnSO4.H2O 16.90
3 KNO3 1900.000 12 Na2MoO4.H2O 0.25

48
STT Tên hợp chất Đơn vị (mg/l) STT Tên hợp chất Đơn vị (mg/l)
4 MgSO4 180.54 13 ZnSO4.7H2O 8.60
5 NH4NO3 1650.000 Vitamin
Khoáng vi lượng 14 Glycine 2.00
6 CoCl2.6H2O 0.025 15 Myo-Inositol 100.00
7 CuSO4.5H2O 0.025 16 Nicotinic acid 0.50
8 FeNaEDTA 36.70 17 Pyridoxine HCl 0.50
9 H3.BO3 6.20 18 Thiamine HCl 0.10
(Theo Murashige Skoog, 1962)

1.5.2. Các bước thực hiện nuôi cấy tế bào - mô thực vật
Để tiến hành nuôi cấy tế bào - mô thực vật cần thực hiện các bước cơ bản như mô tả
trong Hình 1.28.

Hình 1.28. Các bước nuôi cấy tế bào - mô thực vật


Chọn lọc cây mẹ: Để sản phẩm nuôi cấy có giá trị cao thì mẫu cấy cần có nguồn gốc
rõ ràng và từ cây trội có nhiều đặc tính quí.
Chọn loại vật liệu khởi đầu: Tùy theo loài và mục đích nuôi cấy để chọn các bộ phận
vào mẫu thích hợp, có thể là hạt, chồi bánh tẻ, mảnh lá hoặc rễ…
Chuẩn bị môi trường nuôi cấy: Môi trường nuôi cấy bao gồm giá thể (agar) chứa
đường cung cấp nguồn carbon cho mẫu cấy; các nguyên tố khoáng đa lượng, vi lượng, các
vitamin và các chất điều hòa sinh trưởng. Tùy theo loài, loại mẫu và mục đích nuôi cấy để

49
lựa chọn thành phần môi trường và nhất là loại và nồng độ chất điều hòa sinh trưởng phù
hợp. Sau khi điều chỉnh pH phù hợp (thường là 5.8), môi trường được hấp khử trùng ở
121oC trong 20 phút.
Khử trùng mẫu nuôi cấy (vào mẫu): Đây là bước làm sạch mẫu trước khi đưa vào
môi trường in vitro: loại đi các bụi bẩn, tác nhân vi sinh vật (nấm, vi khuẩn…) bằng cách
xử lý với các loại hóa chất ở nồng độ và thời gian phù hợp.
Cấy mẫu vào môi trường phù hợp: Tùy theo mục đích nuôi cấy, mẫu có thể được
chuyển sang môi trường cảm ứng tạo chồi (trẻ hóa mẫu) hoặc tạo đa chồi, cảm ứng tạo mô
sẹo, hay cảm ứng tạo phôi vô tính. Mẫu sau khi tạo mô sẹo có thể được chuyển tiếp sang
môi trường tạo phôi vô tính, sau đó tạo chồi hoặc tái sinh chồi trực tiếp từ mô sẹo. Chồi
sau khi thu được sẽ được chuyển sang giai đoạn nhân nhanh nếu là mục đích vi nhân
giống. Hoặc được chuyển ngay sang môi trường tạo rễ, để tạo cây hoàn chỉnh.
Tạo cây hoàn chỉnh (tạo rễ): Các chồi đạt chiều cao khoảng 2-3 cm, khỏe mập được
chuyển sang môi trường tạo rễ. Môi trường tạo rễ thường chứa auxin, tuy nhiên cũng có
những loài dễ tính có thể ra rễ ngay trên môi trường không chứa chất điều hòa sinh trưởng.
Mỗi chồi sau khi ra rễ sẽ tạo thành cây hoàn chỉnh.
Luyện cây: Đây là một bước khá quan trọng có ý nghĩa quyết định tỷ lệ sống của cây
con. Vì cây con vừa được tạo ra vốn đang sống trong điều kiện in vitro, trong phòng thí
nghiệm khá lý tưởng về nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng và sạch… Do vậy, để chúng thích nghi
với điều kiện tự nhiên cần có bước cho chúng làm quen (thích nghi dần) với môi trường
mới. Tùy theo loài, điều kiện thí nghiệm giai đoạn này có thể được thực hiện bằng cách mở
nắp bình cây trong phòng nuôi cấy, đưa chúng ra môi trường ngoài phòng thí nghiệm tiếp
xúc với ánh sáng yếu, nhiệt độ vừa phải gần với điều kiện phòng cây trước khi chuyển ra đất.
Trồng cây ra đất: Cây con được nhẹ nhàng lấy ra khỏi bình sau đó trồng trên giá thể
là đất mùn trộn với các phế phẩm hữu cơ như vụn xơ dừa, chấu hun, hoặc dớn (với các loài
lan)… Ở các phòng thí nghiệm trang bị tốt, có thể thêm một phòng đệm (buồng sinh
trưởng) để nuôi cây trong giá thể đất mùn (được khử trùng), để đảm bảo cây thích ứng sinh
trưởng tốt trong điều kiện ex vitro trước khi chuyển chúng ra ngoài tự nhiên. Hoặc chuyển
ngay cây con đã thích nghi ra nhà kính có điều chỉnh ánh sáng, độ ẩm thích hợp.

1.5.3. Các phương thức nuôi cấy tế bào - mô thực vật


Về nguyên tắc, mọi tế bào, mô thực vật đều có thể được nuôi cấy để tạo cây hoàn
chỉnh. Tuy nhiên, tìm được điều kiện môi trường thích hợp để tái sinh thành công là vấn đề
căn bản.
Trong thực tiễn nghiên cứu và ứng dụng, các phương thức nuôi cấy tế bào - mô thực
vật (Hình 1.29) gồm có nuôi cấy mô phân sinh đỉnh chồi (Hình 1.30) hoặc đỉnh rễ, nuôi
cấy hạt (nuôi cấy phôi hữu tính), nuôi cấy tạo phôi vô tính (Hình 1.31), nuôi cấy mô sẹo,
nuôi cấy bao phấn, nuôi tế bào trần, nuôi cấy hạt phấn, nuôi cấy cơ quan gồm nuôi cấy
thân, rễ, lá, nội nhũ, ống phấn, bao phấn…).

50
Hình 1.29. Các phương thức nuôi cấy tế bào - mô thực vật (NCTBM TV)

Hình 1.30. Phương thức nuôi cấy mô phân sinh

Hình 1.31. Nuôi cấy tạo phôi soma cây cà chua microtom (Khuong và cs., 2013)
a. Phôi hình cầu; b. phôi hình tim; c. phôi hình cá đuối; d. phôi hình thành lá mầm non;
e. phôi trưởng thành với mô phân sinh chồi (e1) và hai lá mầm (e2);
f. chồi non thu được từ phôi vô tính; g. Cây con có nguồn gốc từ phôi vô tính được trồng trong đất.

51
Tùy theo mục đích nuôi cấy mà người ta lựa chọn phương thức phù hợp. Thông
thường để nhân giống vô tính hay chọn nuôi cấy mô phân sinh chồi (chồi mắt, chồi ngủ) vì
khả năng tái sinh của mô mạnh nên dễ thành công và ít bị các biến đổi di truyền trong quá
trình nuôi cấy, hơn nữa có thể dễ dàng lựa chọn được cây mẹ tốt so với nuôi cấy từ hạt.

1.5.4. Các hướng nghiên cứu và ứng dụng của nuôi cấy tế bào - mô thực vật
Hiện nay, nuôi cấy tế bào - mô thực vật đã được nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi,
mang lại những thành tựu to lớn ở cả Việt Nam và trên thế giới. Trong đó các hướng
nghiên cứu ứng dụng chính được tóm tắt trong Bảng 1.2.

1.5.4.1. Nhân giống in vitro (nhân giống vô tính, vi nhân giống)


Đây là lĩnh vực ứng dụng đầu tiên và hiệu quả nhất hiện nay. Ưu điểm của phương
pháp này là trong một thời gian ngắn có thể tạo ra một lượng cây giống lớn đồng đều về
hình thái và di truyền. Ngoài ra, nó không phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết, có thể
tiến hành quanh năm. Phương pháp này càng trở nên ưu việt khi muốn nhân nhanh những
giống cây trồng quý hiếm hoặc khó hay không thể nhân được bằng các phương pháp khác.
Với các cây lâm nghiệp dòng trội sử dụng phương thức nhân giống in vitro cho hiệu quả
rất cao và đang được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất như bạch đàn, keo lai, keo tai tượng,
keo lá chàm…
Bảng 1.2. Tóm tắt các hướng nghiên cứu và ứng dụng của NCMTB TV

STT Hƣớng nghiên cứu Ứng dụng


Tạo cây con số lượng lớn tương đối đồng
1 Nhân giống in vitro
đều, sản xuất ở qui mô công nghiệp.
2 Tạo cây sạch bệnh Tạo cây con không bị nhiễm bệnh.
3 Tạo cây đơn bội Tạo cây con từ ống phấn.
4 Tạo thể lai soma Dung hợp tế bào trần.
5 Bảo tồn nguồn gen quí hiếm Bảo tồn in vivo và in vitro.
6 Cứu phôi có sức sống kém Cứu phôi lai xa, phôi non, phôi khó tái sinh.
Tạo cây chuyển gen mang đặc tính chống
7 Cải thiện giống cây trồng bằng chuyển gen
chịu, năng suất tốt hơn.
Cải thiện giống cây trồng bằng chọn dòng tế Tạo giống mới chống chịu điều kiện bất lợi tốt
8
bào hơn.
Tạo sản phẩm ứng dụng trong dược phẩm,
9 Sản xuất chất chuyển hóa
mỹ phẩm.

1.5.4.2. Tạo cây trồng sạch bệnh để phục tráng giống


Nuôi cấy tế bào - mô thực vật luôn được tiến hành trong điều kiện vô trùng, cây con
tạo ra không nhiễm một loại nấm hay vi sinh vật nào nên là cây sạch bệnh. Đặc biệt nuôi

52
cấy mô phân sinh có thể tạo ra cây con hoàn toàn sạch virút, một tác nhân sinh vật khó loại
trừ nhất trong các phương pháp nhân giống truyền thống. Cơ sở của cơ chế này đến nay
vẫn chưa được giải thích rõ ràng. Một số nguyên nhân được xét đến là do trong cây virút
vận chuyển trong mạch dẫn, meristem không có hệ thống vận chuyển này; tại meristem có
nồng độ auxin và cytokinin cao nên ức chế sự nhân lên của virút; mô phân sinh có cơ chế
kháng virút hiệu quả hơn các loại tế bào khác, ngăn cản sự nhân lên của virút; mô phân
sinh phân chia quá nhanh cản trở sự nhân lên của virút. Do đó, trong thực tiễn người ta
thường sử dụng phương pháp này để phục tráng các giống cây trồng bị sâu bệnh, nhất là
virút. Ở nước ta đã phục tráng thành công nhiều giống cây trồng như đu đủ, tỏi, hành, các
cây họ cam quýt, khoai tây, thuốc lá, khoai môn, các loài hoa lan, loa kèn…

1.5.4.3. Tạo cây đơn bội


Nuôi cấy tế bào - mô thực vật được sử dụng để nuôi cấy hạt phấn tách rời, tạo được
cây con đơn bội (1n) dùng trong các nghiên cứu di truyền. Ở những loài sinh trưởng chậm,
người ta cũng có thể dùng cây đơn bội làm nguyên liệu để lưỡng bội hay đa bội hóa, nhanh
hơn rất nhiều so với các phương pháp lai tạo truyền thống. Nuôi cấy hạt phấn đã thành
công trên nhiều đối tượng cây trồng như lúa, lúa mì, lúa mạch, ngô, hạt tiêu…

1.5.4.4. Tạo thể lai soma


Các tế bào thực vật sau khi được loại bỏ vách tế bào sẽ tạo thành tế bào trần (protoplast).
Dùng phương pháp lai (dung hợp) các tế bào trần từ các nguồn gốc khác nhau sẽ tạo được
thể lai soma, rồi nuôi cấy tạo thành giống mới có nguồn gốc từ 2 loài hoặc hai dòng thực
vật khác nhau. Ứng dụng thành công trên rất nhiều đối tượng cây trồng như thuốc lá, cải
dầu, ngô, lúa, lúa mì, hoa cúc, hoa đồng tiền, thông, anh đào, cà phê, đậu tương...

1.5.4.5. Bảo tồn nguồn gen quý hiếm


Bằng phương pháp nuôi cấy tế bào - mô thực vật có thể bảo tồn được nguồn gen quí
hiếm. Các loài cây có nguy cơ tuyệt chủng, sinh trưởng chậm, khó sinh sản ngoài tự nhiên
được đưa vào nhân nhanh trong điều kiện in vitro, sau đó được nuôi trồng, bảo vệ trong
các khu vực bảo tồn có kiểm soát. Hoặc các mẫu nuôi cấy cũng có thể được bảo tồn in
vitro. Với phương pháp này nước ta đã bảo tồn thành công nhiều loài đặc hữu có giá trị cao
như thông đỏ, thông pà cò, thủy tùng, lim xanh, trà mi hoa đỏ, trà mi hoa vàng, các loài lan
bản địa như lan kim tuyến, lan gấm…

1.5.4.6. Cứu phôi có sức sống kém


Ở các loài thực vật khó sinh sản bằng hình thức hữu tính, phôi tạo thành sức sống
kém nếu được nuôi cấy các phôi này trong điều kiện in vitro trên môi trường thích hợp có
thể dễ dàng thu được cây con có khả năng sinh sản tốt. Nuôi cấy tế bào - mô thực vật cũng
là phương pháp được sử dụng để cứu các phôi lai xa thường khó tái sinh trong điều kiện
in vivo.

53
1.5.4.7. Cải thiện giống cây trồng bằng chuyển gen
Chuyển gen ở thực vật là kỹ nghệ đưa một gen có nguồn gốc bất kỳ vào cơ thể thực
vật để cải thiện hoặc tạo mới một tính trạng nào đó (Hình 1.32, 1.33). Trong phương pháp
này, công nghệ nuôi cấy tế bào - mô thực vật là không thể thiếu để tái sinh các tế bào mang
gen biến nạp thành cây chuyển gen. Đây được coi là bước đột phá của công nghệ sinh học
thực vật nửa sau thế kỷ XX và phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây.

Hình 1.32. Quá trình sàng lọc ở thế hệ T1/T2 cây cà chua microtom mang cấu trúc gen
kháng thuốc diệt cỏ glufosinate/Basta (Khuong và cs., 2013)
Trong hình: cây T1 sau 20 ngày trên môi trường in vitro bổ sung 15 mg/l glufosinate
(a) và cây đối chứng (b); Cây T2 1 tuần tuổi (c) và cây đối chứng trồng trong đất sau
khi phun basta 75 mg/l; mũi tên chỉ các cá thể cây không mang gen bar.
Nghiên cứu tạo cây trồng chuyển gen mang những đặc tính hữu ích đã được triển
khai phổ biến trên thế giới và đã thu được nhiều thành tựu đáng kể. Những thành tựu điển
hình đã được ứng dụng trong thực tiễn như ngô, bông, đậu tương củ cải đường chuyển gen
kháng côn trùng, kháng thuốc diệt cỏ; đủ đủ, khoai tây kháng virút; ngô, củ cải đường
chống chịu hạn; lúa kháng côn trùng... Nhiều cây thân gỗ cũng đã được nghiên cứu chuyển
gen thành công và đã được thương mại hóa như cây bạch dương chuyển gen kháng côn
trùng ở Trung Quốc...

Hình 1.33. Đủ đủ được lây nhiễm virút PRSV, cây chuyển gen (trái)
và cây không chuyển gen (phải) (Gonsalves và cs., 2000)
Mặc dù, vẫn còn có tranh cãi trong việc ứng dụng cây trồng biến đổi gen, tuy nhiên
tính đến năm 2015 đã có 26 loại cây trồng biến đổi gen được cấp chứng nhận và thương
mại hóa trên thế giới. Theo báo cáo của ISAAA, hiện đã có 36 quốc gia nhập khẩu sản
phẩm biến đổi gen nhưng không trồng cây biến đổi gen, 28 nước và Việt Nam là quốc gia

54
thứ 29 (năm 2015) cho phép trồng cây biến đổi gen. Báo cáo của ISAAA năm 2016 cho
thấy có đến trên 86% tổng diện tích đất nông nghiệp của quốc gia này trồng cây chuyển
gen, trong đó con số này là 92% với ngô, 93% với bông, 94% với đậu tương, cải dầu 90%,
100% với củ cải đường, 14% với Alfalfa…

1.5.4.8. Cải thiện giống cây trồng bằng chọn dòng tế bào
Bằng phương pháp chọn dòng tế bào xử lý mô tế bào nuôi cấy in vitro ở các điều
kiện phi sinh học bất lợi như hạn, mặn, lạnh… Sau khi chọn lọc tái sinh các tế bào chống
chịu (sống sót) thành cây con rồi tiến hành phân tích, đánh giá, khảo nghiệm sự ổn định di
truyền qua các thế hệ. Cuối cùng sẽ thu được giống cây trồng mới có khả năng chống chịu
điều kiện bất lợi tốt hơn. Với hướng nghiên cứu này ở nước ta đã tạo thành công giống lúa
chống chịu hạn bằng thổi khô mô sẹo.

1.5.4.9. Sản xuất chất chuyển hóa


Thực vật có khả năng tổng hợp, chuyển hóa, tạo ra các hợp chất thứ cấp thuộc nhóm
alkanoid, steroid… có tác dụng chữa bệnh hoặc dùng trong sản xuất mỹ phẩm. Tuy nhiên,
trong tự nhiên quá trình này đòi hỏi thời gian rất dài để có được một hàm lượng nhất định
trong cây. Bằng phương pháp nuôi cấy mô sẹo, hoặc mô cơ quan tách rời của các loài cây
dược liệu trong môi trường in vitro thích hợp có thể nhanh chóng thu được mô bào sản
xuất các sản phẩm trao đổi thứ cấp, chiết xuất chúng từ các mô nuôi cấy này sẽ thu được
các chế phẩm ứng dụng sản xuất thuốc hoặc mỹ phẩm.
Thách thức lớn nhất trong hướng nghiên cứu này là tìm được điều kiện môi trường
thích hợp để tăng hàm lượng và chất lượng các sản phẩm trao đổi thứ cấp.
Với hướng nghiên cứu ứng dụng này, ở Việt Nam đã tạo thành công cây con, nuôi
cấy sinh khối tế bào bằng bioreactor và tạo rễ bất định bằng nuôi cấy mô tế bào cây sâm
Ngọc Linh (Panax vietnamensis, Ha et Grushv.), một loại dược liệu quí, đặc hữu của nước
ta. Hoặc thành công với nhân sinh khối mô sẹo cây hoàng liên để chiết xuất berberin, hay
nuôi cấy tạo rễ tơ từ rễ cây tam thất (Panax notoginseng) để thu các hoạt chất quý và nhiều
các cây trồng khác.

55
CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Hãy phân tích các điểm khác biệt cơ bản nhất của tế bào thực vật so với thực vật
động vật?
2. Thành tế bào thực vật có cấu tạo như thế nào? Chúng giữ chức năng gì trong cây?
Các hướng nghiên cứu điều khiển cấu trúc thành tế bào thực vật phục vụ mục đích ứng
dụng của con người?
3. Màng sinh chất có cấu tạo như thế nào? Phân tích các chức năng của màng sinh chất?
4. Phân tích các đặc điểm cấu tạo cơ bản và chức năng của các bào quan trong tế bào?
5. Trình bày đặc điểm cấu tạo và phân tích các chức năng của chất nguyên sinh trong
cơ thể thực vật?
6. Mô tả các đặc tính lý hóa của chất nguyên sinh? Phân tích tác động của các nhân
tố môi trường lên những đặc tính này?
7. Sự trao đổi nước trong tế bào thực vật diễn ra theo những phương thức nào? Phân
tích những đặc điểm cơ bản của từng phương thức?
8. Sự trao đổi nước qua màng tế bào thực vật khác gì so với sự trao đổi nước trong
một hệ thống thẩm thấu vật lý?
9. Hãy cho biết sự trao đổi nước của tế bào trong các kiểu dung dịch ưu trương, đẳng
trương, nhược trương? Liên hệ với sự hút nước của rễ cây?
10. Sức hút nước của tế bào là gì? Sức hút nước của tế bào bị ảnh hưởng của các yếu
tố nào? Ý nghĩa của việc xác định sức hút nước trong tế bào thực vật?
11. Co nguyên sinh là gì? Giải thích tại sao tế bào lại xảy ra hiện tượng co nguyên sinh?
12. Mô tả các phương thức trao đổi chất tan trong tế bào thực vật?
13. Nêu quan điểm hiện đại về trao đổi chất tan trong tế bào thực vật?
14. Nuôi cấy tế bào - mô thực vật là gì? Phân tích cơ sở sinh học của nuôi cấy tế
bào - mô thực vật?
15. Trình bày những điều kiện cần thiết để ứng dụng công nghệ nuôi cấy tế bào - mô
thực vật trong thực tiễn?
16. Hãy nêu các phương thức và hướng ứng dụng của nuôi cấy tế bào - mô thực vật?

56
Chương 2
SỰ TRAO ĐỔI NƢỚC CỦA THỰC VẬT

2.1. Nƣớc trong cây và vai trò của nƣớc đối với đời sống của thực vật
2.1.1. Nước trong cơ thể thực vật
1.1.1. Lượng nước trong cây
Nước là khởi nguồn của sự sống và có vai trò không thể thiếu đối với sự sống trên
Trái đất nói chung và thực vật nói riêng.
Để đảm bảo thực hiện được các hoạt động sống của mình, tế bào và cơ thể thực vật
chứa một lượng lớn nước. Trong tế bào, không bào là bào quan chiếm đến trên 90% thể
tích của tế bào được lấp đầy nước. Trong cơ thể thực vật, nước chiếm khoảng 70 - 90%
khối lượng của cây.
Lượng nước này phụ thuộc rất nhiều vào loài cây, loại mô, giai đoạn sinh trưởng
phát triển và điều kiện môi trường. Thực vật thủy sinh như thủy tảo cơ thể chứa 90 - 98%
là nước (Vũ Văn Vụ và cs., 2012). Ở các loài rau như xà lách, cà rốt, cà chua, dưa chuột,
bắp cải… nước chiếm từ 87 - 95% trọng lượng tươi của cây (Vũ Văn Vụ và cs., 2012);
ngược lại ở các loài cây thân gỗ, có cấu tạo chủ yếu là tế bào chết thì lượng nước trong cây
ít hơn, từ 35 - 70% (Taiz và Zeiger, 2010), trong đó cơ quan chứa nhiều nước nhất là lá cây
70 - 82%, còn phần thân gỗ chứa ít nước hơn 40 - 50% (Vũ Văn Vụ và cs., 2012). Nhìn
chung trong cơ thể thực vật, các cơ quan còn non đang phát triển chiếm lượng nước lớn
hơn ở cơ quan già, cơ quan ngủ nghỉ. Hạt là phần chứa ít nước nhất của cây 5 - 15% (Taiz
và Zeiger, 2010), tuy nhiên khi nảy mầm hạt sẽ hấp thụ một lượng rất lớn nước, nếu thiếu
nước ở giai đoạn này hạt sẽ nảy mầm kém thậm chí không nảy mầm.

2.1.1.2. Các dạng nước trong cây


Trong cây nước tồn tại ở hai dạng: nước tự do và nước liên kết.
Nước tự do chiếm tỷ lệ chủ yếu trong cây và thường giữ nguyên được các đặc tính lý
hóa của nó. Nước tự do giữ vai trò quan trọng đối với các hoạt động sinh hóa, sinh lý trong
cây. Hầu như các vai trò quan trọng của nước như làm dung môi, tham gia phản ứng hóa
học, vào quá trình quang hợp, hô hấp, vận chuyển vật chất trong cây (xem phần 1.2 dưới
đây) đều thuộc về nước tự do.
Trong cây nước tự do có thể được tìm thấy trong tế bào (tế bào chất, không bào – gọi
là symplast), trong các khoảng gian bào (gọi là apoplast), và trong hệ mạch dẫn (xylem và
phloem). Khi cây gặp lạnh nước trong apoplast thường bị đóng băng trước, do điểm đóng
băng của nó thường cao hơn nước trong symplast, gây ảnh hưởng đến các hoạt động sống
của tế bào thậm chí làm tế bào chết.

57
Nước tự do chiếm một tỷ lệ lớn trong cây ở giai đoạn còn non, đang sinh trưởng.
Nhưng khi hạt chuyển sang trạng thái ngủ nghỉ thì nước tự do bị rút hết ra ngoài, làm hạn
chế quá trình trao đổi chất, còn lại chỉ là một lượng nước liên kết có lực hút lớn với các
phân tử chất keo trong nguyên sinh chất.
Nước liên kết là lớp nước mỏng bao quanh các hợp chất có ái lực hóa học với nước.
Nước liên kết phân bố trong nguyên sinh chất, liên kết với các thành phần chất keo của
chất nguyên sinh bởi một lực đủ lớn để không bị lấy đi. Nước liên kết chiếm một tỷ lệ nhỏ
trong cây, tuy nhiên lại có ý nghĩa lớn giúp cây chống chịu với điều kiện môi trường bất
lợi. Do đó, ở những loài cây chống chịu hạn, chịu nóng tốt như xương rồng sa mạc có hàm
lượng nước liên kết rất cao.

2.1.2. Vai trò của nước đối với cây


Trong cơ thể thực vật nước giữ những vai trò vô cùng quan trọng, chi phối sự sống
còn của tế bào và cả cơ thể. Cụ thể là các vai trò chính sau:
- Nước giữ vai trò quyết định cấu trúc tế bào và các hoạt động sống của tế bào.
Nước là thành phần quan trọng cấu trúc chất nguyên sinh, chiếm đến 90% khối lượng
chất nguyên sinh. Nước có vai trò quyết định sự ổn định và các đặc tính lý hóa của chất
nguyên sinh, cấu trúc tế bào đảm bảo hoạt động sống cho tế bào. Nếu thiếu nước chất
nguyên sinh chuyển từ dạng lỏng (sol), linh động, thuận lợi cho các hoạt động trao đổi
chất, sang dạng keo đặc (coaxecva, gel) làm cho sự vận chuyển của vật chất trở nên khó
khăn, các phản ứng sinh hóa bị cản trở, dẫn đến giảm mức độ hoạt động sống của tế bào và
của cây.
Sức căng trương nước của tế bào được hình thành khi tế bào hấp thụ nước, có ý
nghĩa quyết định hình dạng của tế bào, trạng thái và các hoạt động sinh lý của cơ thể thực
vật. Khi tế bào mất nước sức căng trương nước giảm, tế bào bị co nguyên sinh, xẹp lại, làm
cây bị héo rủ, ảnh hưởng đến các hoạt động sống của cây. Nếu lượng nước mất nhiều có
thể làm tế bào và cơ thể thực vật bị chết.
Duy trì áp suất thẩm thấu của tế bào có ý nghĩa sống còn trong chống chịu hạn, mặn,
lạnh.
- Nước tham gia trực tiếp vào nhiều phản ứng sinh hóa trong tế bào.
Nước cung cấp điện tử để khử CO2 trong quang hợp thông qua quá trình quang phân
li nước, tham gia oxy hóa nguyên liệu hô hấp, và các phản ứng thủy phân khác trong tế bào.
- Nước là dung môi quan trọng nhất trong cây.
Trong vai trò dung môi, nước làm môi trường cho các phản ứng sinh hóa diễn ra.
Nước tham gia hòa tan các chất hữu cơ và vô cơ, làm môi trường vận chuyển vật
chất nội bào và giữa các tế bào, cơ quan với nhau trong cơ thể thực vật. Trong cây sự vận

58
chuyển chất khoáng và sản phẩm đồng hóa được diễn ra trong mạch dẫn chứa đầy nước.
Các chất khoáng trong đất muốn được hấp thụ vào rễ thì phải hòa tan trong nước và được
hấp thụ cùng với nước vào mạch xylem. Quá trình hấp thụ nước bị cản trở sẽ làm giảm
hàm lượng các chất khoáng được hấp thu từ rễ. Các sản phẩm của quá trình quang hợp
cũng được vận chuyển cùng với nước trong mạch phloem. Nếu thiếu nước quá trình này bị
ứ chệ sẽ làm ức chế quá trình quang hợp.
- Nước có vai trò điều chỉnh chế độ nhiệt trong cây thông qua quá trình thoát hơi nước
Cây liên tục hấp thụ nước và mất nước, phần lớn lượng nước cây hút vào từ rễ bị mất
qua quá trình thoát hơi nước ở lá. Sự thoát hơi nước ở lá kèm theo tỏa nhiệt từ bức xạ mặt
trời đến lá.
- Nước tham gia điều chỉnh quang hợp thông qua quá trình thoát hơi nước
Quá trình thoát hơi nước qua khí khổng tạo điều kiện cho khí CO2 được khuếch tán
vào lá để quá trình quang hợp được diễn ra. Do vậy, trong điều kiện bất lợi như hạn, mặn,
khi cây bị mất cân bằng nước, khí khổng có xu thế đóng lại để giữ nước cho cây, phản ứng
này đã gây cản trở sự xâm nhập CO2 vào lá dẫn đến giảm quá trình quang hợp trong cây.
Ngoài ra, sự thoát hơi nước ở lá còn tạo nên động lực quan trọng nhất cho quá trình hấp
thu và vận chuyển nước, chất khoáng trong cây.
- Nước có vai trò bảo vệ cây chống lại các căng thẳng phi sinh học như hạn, mặn,
nhiệt độ cao…
Nước có ảnh hưởng rất lớn đến cấu trúc của protein, acid nucleic, polysaccharides và
các hợp chất khác trong tế bào, và khả năng chống chịu của thực vật với các căng thẳng từ
các yếu tố phi sinh học. Hàm lượng nước liên kết trong tế bào có vai trò bảo vệ các phân tử
những hợp chất quan trọng này tránh sự các tác hại bởi điều kiện môi trường bất lợi. Vì
thế, ở những cây trồng chống chịu tốt với các căng thẳng phi sinh học như hạn, nhiệt độ
cao, thường có hàm lượng nước liên kết rất cao, và nước được giữ trữ trong cây rất nhiều,
chẳng hạn như trường hợp cây xương rồng, loài cây có thích nghi với điều kiện khắc
nghiệt ở sa mạc.
Như vậy, nước vừa tham gia cấu trúc tế bào và cơ thể thực vật; lại vừa tham gia vào
các phản ứng sinh hóa, các quá trình sinh lý trong cây, có ý nghĩa quyết định sự sinh
trưởng và năng suất cây trồng. Khi thiếu nước tất cả các quá trình trao đổi chất, các hoạt
động sinh lý bị xáo trộn; kìm hãm sinh trưởng phát triển, giảm quá trình hình thành cơ
quan sinh sản, thụ phấn, thụ tinh; cuối cùng làm giảm năng suất cây trồng (xem thêm trong
Chương 7, Mục 7.2 của cuốn sách này). Do vậy, trong trồng trọt cần cung cấp đủ nước cho
cây trồng để thu được năng suất cao nhất.

2.1.3. Các nhóm cây sinh thái khác nhau về chế độ nước
Nhu cầu nước của thực vật không giống nhau quyết định vùng sinh thái phân bố của
chúng, theo đó thực vật được chia làm hai nhóm lớn là nhóm thực vật thủy sinh, và nhóm
thực vật sống trên cạn.

59
a) Nhóm cây thủy sinh
Bao gồm các loài thực vật sống trong môi trường nước như ao, hồ, sông, suối, biển,
đồng ruộng… Ở nhóm này có những loài thích nghi sống hoàn toàn trong nước, với toàn
bộ cơ thể chìm trong nước như các loài tảo, rong ở biển, rong ở nơi nước ngọt; có những
loài chỉ phần rễ, thân trong nước, còn lá nổi trên mặt nước như sen, súng…
b) Nhóm thực vật sống trên cạn
Nhóm này chia làm thực vật ẩm sinh, nhóm cây trung sinh và nhóm cây hạn sinh.
c) Nhóm cây ẩm sinh (hydrophyte)
Bao gồm các loài thực vật sống trong môi trường ẩm ướt như có độ ẩm đất và độ ẩm
không khí cao.
d) Nhóm cây trung sinh (mesophyt)
Bao gồm những cây sống ở vùng có độ ẩm vừa phải: Các cây họ lúa, cây ăn quả, rau,
các loài cây lâm nghiệp, cây công nghiệp. Phần lớn các loài cây trồng của nước ta thuộc
nhóm này. Nhóm cây trồng này không cần quá nhiều nước như các nhóm thực vật trên,
song khả năng chống chịu với khô hạn lại không cao.
e) Nhóm cây hạn sinh (xelophyt)
Gồm các loài cây sống thích nghi tốt trong điều
kiện khô hạn, lượng nước ít. Điển hình của nhóm này
là các loài cây sống ở sa mạc, hay miền Trung, Tây
Nguyên ở Việt Nam nơi thường xuyên bị khô hạn kéo
dài. Những loài cây này có nhiều đặc điểm thích nghi
giúp chúng có thể sinh trưởng phát triển bình thường
trong điều kiện căng thẳng nước kéo dài. Những loài
cây chống chịu mặn, lạnh cũng thuộc nhóm này do các
điều kiện mặn, lạnh cũng gây nên căng thẳng nước cho
Hình 2.1. Cấu tạo phân tử nước
cây (xem thêm trong Chương 7).

2.1.4. Đặc tính của nước


2.1.4.1. Tính phân cực
Nước được cấu tạo từ một nguyên tử oxy và hai nguyên tử hydro. Phân tử nước có
tính lưỡng cực: Nguyên tử oxy cực âm và hydro cực dương (Hình 2.1).

2.1.4.2. Lực cố kết


Các phân tử nước có thể tương tác lẫn nhau qua liên kết hydro và tính phân cực. Cực
âm - cực dương của nước hút nhau qua liên kết hydro, nhờ đó chúng tạo thành cột nước
không bị đứt gãy trong lòng mạch xylem khi vận chuyển nước trong thân cây.

60
2.1.4.3. Lực bám dính
Phân tử nước có đặc tính bám dính. Nhờ đặc tính này chúng có xu hướng bám vào
thành mạch gỗ trong quá trình vận chuyển nước trong cây, làm cho cột nước không bị đứt
gẫy trong lòng mạch. Nhưng lực bám dính không lớn, nên dưới tác dụng của lực kéo rất
mạnh từ quá trình thoát hơi nước, các phân tử nước dễ dàng bị lôi bật ra khỏi thành mạch
để được vận chuyển đi lên trong thân.
Những đặc tính này của nước cũng góp một phần nhỏ vào động lực vận chuyển nước
trong thân cây (xem phần sau).

2.2. Sự hút nƣớc của rễ cây từ đất


2.2.1. Các dạng nước trong đất
Hàm lượng nước tổng số trong đất, được tính bằng phần trăm so với khối lượng đất
khô của đất gọi là độ ẩm của đất, ký hiệu là %. Tuy nhiên, không phải tất cả lượng nước
trong đất đều có ý nghĩa với cây, mà còn phụ thuộc vào sự vận chuyển của nước trong đất
và lực liên kết của nước với đất.
Trong đất tồn tại ba dạng nước: nước trọng lực, nước mao quản, nước màng và nước
ngậm. Các dạng nước này có đặc điểm khác nhau và không phải dạng nào cây cũng dễ
dàng sử dụng được.

2.2.1.1. Nước trọng lực


Là nước lấp đầy trong các khe hở của đất. Đặc điểm của dạng này là rất linh động,
chảy từ cao xuống thấp do tác động của trọng lực. Nước trọng lực xuất hiện lúc trời mưa,
chảy xuống lòng đất tạo thành mạch nước ngầm. Khi nước chảy chậm rễ cây có thể hấp thu
được, tuy nhiên như vậy sẽ gây ngập úng ảnh hưởng không tốt cho cây trồng (xem chi tiết
về tác hại của ngập úng lên cây trồng trong Mục 7.5, Chương 7 của cuốn sách này).

2.2.1.2. Nước mao quản


Đất có kết cấu hạt tạo nên các mao quản đất. Lượng nước lấp đầy các mao quản của
đất nhờ lực mao quản gọi là nước mao quản. Đây là dạng nước có ý nghĩa sinh học lớn
nhất cho cây, cây có thể hấp thụ dễ dàng nhất, vì nó chảy rất chậm.

2.2.1.3. Nước màng và nước ngậm


Nước màng là nước bao quanh các hạt đất tạo nên lớp màng nhờ khả năng thủy hóa
của các hạt đất. Ở dạng này cây chỉ sử dụng được nước ở các lớp màng xa trung tâm mang
điện, có lực liên kết nhỏ với hạt đất.
Nước ngậm là nước còn lại trong đất khi phơi khô, đây là các phân tử nước nằm sát
các hạt đất, có lực liên kết mạnh nên cây không thể hút được.

61
2.2.2. Rễ là cơ quan hút nước chính của cây
Trong cơ thể thực vật rễ cây là cơ
quan hấp thụ nước chính của cây. Rễ cây
có đầy đủ các đặc điểm để thuận lợi cho
việc thực hiện chức năng hút nước. Trong
cấu trúc chiều dọc của rễ gồm 5 phần bao
gồm:
Chóp rễ làm nhiệm vụ bảo vệ mô
phân sinh đầu rễ;
Mô phân sinh đầu rễ chứa tế bào mô
phân sinh chịu trách nhiệm cho quá trình
sinh trưởng kéo dài rễ; Miền phân hóa
(miền kéo dài) làm nhiệm vụ phân hóa
chức năng các tế bào được sinh ra từ mô
phân sinh đầu rễ;
Miền hấp thụ (miền lông hút) làm
nhiệm vụ hấp thụ nước và các chất khoáng
hòa tan cho cây. Cả 4 miền này được mô
Hình 2.2. Cấu trúc lát cắt dọc
tả trong hình 2.2; với 4 miền cấu trúc rễ
Miền trưởng thành (miền thành niên)
với đặc điểm cấu tạo thứ cấp, có chứa mô phân sinh thứ cấp có thể làm tăng đường kính
cho rễ các cây thân gỗ. Miền này có cấu tạo tương tự thân thứ cấp.
Như vậy, nước chỉ được cây hút vào tại miền lông hút, phần rễ có cấu tạo sơ cấp với
đặc điểm có nhiều lông hút. Ở miền thành niên không thể hút được nước bởi vì không có tế
bào lông hút, hơn nữa lớp tế bào ngoài cùng không cho phép vận chuyển nước, do trong
vách của chúng được thấm vật liệu kỵ nước phổ biến nhất là bần – suberin.
Cấu tạo miền lông hút
Lông hút thực chất là do tế bào biểu bì kéo
dài ra tạo thành, mang đầy đủ các đặc điểm phù
hợp với chức năng hút nước cho cây (Hình 2.3)
như không có cutin bao phủ như các tế bào biểu bì
khác; nhân và tế bào chất tập trung ở đầu tận cùng
phía ngoài của lông hút nơi diễn ra hoạt động sinh
lý mạnh nhất của quá trình hút nước; không bào
trung tâm lớn làm nhiệm vụ dự trữ nước.
Số lượng và chiều dài lông hút qui định diện
tích bề mặt hấp thụ nước và lệ thuộc chặt chẽ vào Hình 2.3. Cấu tạo lông hút

62
điều kiện môi trường. Khi cây gặp môi trường khô hạn, độ dài miền lông hút thường tăng
lên, với số lượng lông hút nhiều hơn và dài hơn. Ở lúa mạch đen 4 tháng tuổi, lông hút
được tìm thấy chiếm 60% diện tích bề mặt của rễ (Taiz và Zeiger, 2010). Ngược lại, ở
những thực vật thủy sinh lông hút thường không phát triển, vì các phần khác nhau của rễ,
hoặc cả cây đều có thể trao đổi nước.
Ngoài ra, một số đặc điểm khác trong
cấu tạo giải phẫu (Hình 2.4) của rễ cũng góp
phần tạo thuận lợi cho rễ hút nước như: Tế bào
ngoại bì và lớp mô mềm vỏ dày để làm nhiệm
vụ lọc nước; kiểu bó dẫn phóng xạ (bó gỗ và
libe nằm xen kẽ nhau) để tạo thuận lợi cho sự
vận chuyển nước vào xylem; nội bì có vòng
đai caspary để tạo một chiều duy nhất vận
chuyển nước từ ngoài vào trong mạch xylem
qua lớp tế bào nội bì (Hình 2.4), đây là đặc
điểm có ý nghĩa quyết định sự hình thành áp
suất rễ, một động lực bên dưới của quá trình Hình 2.4. Cấu tạo giải phẫu rễ cây một lá
vận chuyển nước trong thân cây. mầm với vành đai caspary ở tế bào nội bì.

Vành đai caspary thực chất là do vách tế bào nội bì thấm suberin (bần), một ester có
đặc tính không thấm nước. Quá trình hóa bần không giống nhau ở rễ cây một lá mầm và
hai lá mầm. Ở rễ cây một lá mầm, tế bào nội bì hóa bần 5 mặt, trong đó 4 mặt xuyên tâm
và 1 mặt tiếp tuyến phía trong (Hình 2.4), trên lát cắt ngang tế bào này có dạng hình chữ U
quay đáy vào trong tủy, nên tế bào này hoàn toàn không có khả năng dẫn truyền nước. Vì
vậy, xen giữa các tế bào hóa bần có tế bào không hóa bần làm nhiệm vụ hút nước từ ngoài
vào trong xylem, tế bào này gọi là tế bào hút (Hình 2.4).
Ở rễ cây hai lá mầm, quá trình hóa bần chỉ xảy ra với 4 mặt xuyên tâm, nên tế bào
nội bì vẫn có thể vận chuyển được nước qua hai vách tiếp tuyến (Hình 2.5b).
Sự phát triển của bộ rễ thay đổi theo lượng nước trong môi trường của chúng. Rễ
thực vật trên cạn luôn có xu hướng phát triển mạnh hơn, ăn sâu hơn để tìm kiếm nguồn
nước ngầm đảm bảo hút đủ nước cho cây trong điều kiện khô hạn. Đặc tính này được gọi
là tính hướng nước dương. Cơ chế chính xác của tính hướng nước chưa biết rõ, tuy nhiên
nhiều tác giả cho rằng chóp rễ có thể là bộ phận cảm thụ độ ẩm của đất, từ đó tế bào điều
khiển hoạt động của mô phân sinh đầu rễ làm rễ dài ra và ăn sâu vào trong đất.

2.2.3. Sự vận chuyển của nước từ đất vào rễ


Sự di chuyển của nước từ đất vào rễ còn gọi là sự hấp thụ nước ở rễ, về thực chất đó
là sự vận chuyển nước từ bên ngoài vào trong tế bào rễ.
Nước được vận chuyển từ đất vào rễ ở lông hút theo gradient thế năng nước. Thế
năng nước của dung dịch đất lớn hơn thế năng nước trong tế bào lông hút, nên nước vận

63
chuyển từ đất vào tế bào rễ. Đây là cơ chế vận chuyển bị động, không cần sự tham gia của
năng lượng ATP của tế bào. Trong điều kiện bình thường, do hoạt động sống của cây và
đặc biệt là quá trình thoát hơi nước, làm cho thế năng nước của tế bào rễ luôn nhỏ hơn thế
năng nước của đất, duy trì động lực thường xuyên cho quá trình hút nước của rễ.
Trong điều kiện khô hạn, đất rất khô, thế năng nước của đất có thể giảm xuống dưới
hệ số héo (cây héo không có khả năng phục hồi). Lúc đó cây bị mất sức trương hoàn toàn,
héo rủ, quá trình mất nước bởi thoát hơi nước bị ngừng, nên thế nước của tế bào rễ cũng bị
giảm. Ngay cả lúc này thế năng nước của đất vẫn lớn hơn thế nước rễ. (Taiz và Zeiger,
2010). Điều đó có nghĩa là thế năng nước của đất luôn lớn hơn hoặc bằng thế năng nước
của tế bào rễ.
Trong trường hợp thế năng nước của tế bào rễ cân bằng dung dịch đất, nhưng rễ cây
vẫn luôn có xu thế hút nước vào lông hút. Đây là cơ chế hấp thu chủ động và cần có sự
tham gia của năng lượng ATP, gặp phổ biến khi cây sống trong điều kiện khô hạn. Năng
lượng cung cấp cho quá trình này lấy từ quá trình hô hấp của rễ. Do vậy, khi gặp căng
thẳng về nước cần tạo điều kiện cho đất thoáng khí để hô hấp diễn ra thuận lợi, đảm bảo đủ
năng lượng cho cây hút nước.
Như vậy, nước luôn được hút một chiều từ dung dịch đất vào trong tế bào lông hút,
quá trình này có thể được thực hiện đơn giản theo cơ chế thẩm thấu bị động không cần
năng lượng, hoặc vận chuyển chủ động với sự tham gia của năng lượng ATP.
Trong quá trình hấp thụ nước của rễ, sự tiếp xúc khăng khít giữa rễ và các hạt đất có
ý nghĩa rất quan trọng. Thực tế thấy rằng, khi chuyển cây từ chậu đất này sang chậu đất
khác, đã phá vỡ mối quan hệ này nên trong chậu mới cây không thể hút nước ngay được,
thường thì cây có biểu hiện bị héo, cho đến khi rễ mới được hình thành cắm vào đất, mối
tương tác rễ - đất được thiết lập lại, cây mới có khả năng hút nước. Do đó, khi chuyển nơi
sống của cây cần có biện pháp bảo vệ cây trong những ngày đầu để tránh cho cây bị căng
thẳng hạn.
Quá trình vận chuyển nước từ đất vào rễ phụ thuộc vào quá trình sinh lý bên trong
cây như quá trình thoát hơi nước ở lá, sự trao đổi chất trong tế bào rễ là hai yếu tố cơ bản
tạo nên áp suất âm ở tế bào lông hút so với dung dịch đất. Khi các quá trình này bị giảm
bởi một nguyên nhân nào đó (hạn, mặn, lạnh, úng), làm giảm động lực, dẫn đến giảm sự
hút nước của rễ cây. Đây là hậu quả gián tiếp của nhân tố ngoại cảnh bất lợi lên quá trình
hấp thụ nước của rễ.

2.2.4. Ảnh hưởng của các nhân tố ngoại cảnh lên quá trình hút nước ở rễ
2.2.4.1. Nhiệt độ
Nhiệt độ có ảnh hưởng đến các phản ứng sinh hóa, nên vừa có ảnh hưởng đến sự trao
đổi nước, vừa ảnh hưởng đến các hoạt động sống khác của rễ.
Nhiệt độ tối ưu cho hấp thụ nước ở rễ là 25-30oC, đây cũng là khoảng nhiệt độ thích
hợp cho các hoạt động sinh lý của cây. Khi nhiệt độ tăng hoặc giảm ngoài khoảng nhiệt
này đều ít nhiều có ảnh hưởng đến sự hấp thụ nước của rễ.

64
Khi nhiệt độ giảm làm giảm sức hút nước của rễ, nếu nhiệt độ quá thấp sự hút nước ở
rễ có thể bị ức chế hoàn toàn. Trong khi đó nước trong cây vẫn tiếp tục bị mất đi bởi quá
trình thoát hơi nước, gây mất cân bằng nước cho cây, làm cây bị héo. Hiện tượng này gọi
là hạn sinh lý gây ra khi cây gặp nhiệt độ thấp, dưới 10oC.
Có nhiều nguyên nhân gây ức chế hấp thụ nước của rễ trong điều kiện nhiệt độ thấp.
Trong đó có thể kể đến một số nguyên nhân sau:
Do lạnh làm tăng độ nhớt, giảm tính thấm của nguyên sinh chất gây cản trở sự xâm
nhập và vận chuyển nước vào rễ . Ví dụ, ở 0oC độ nhớt của chất nguyên sinh có thể tăng
lên 3-4 lần so với ở 20oC (Hoàng Minh Tấn và cs., 2006).
Sự giảm thoát hơi nước của lá khi gặp lạnh do đóng khí khổng (bởi sự gia tăng của
abscisic acid (ABA), do sự phát triển của bộ lá giảm hoặc phản ứng rụng lá ở những loài
thích nghi với lạnh, làm giảm động lực quan trọng của dòng vận chuyển nước trong cây,
dẫn đến giảm sự hút nước của rễ.
Hô hấp của rễ giảm nên làm giảm nguồn năng lượng cho sự vận chuyển tích cực của
nước vào rễ.
Ngoài ra khi cây gặp lạnh sự sinh trưởng của rễ bị giảm, thậm chí lông hút có thể bị
chết và không phục hồi được trong điều kiện nhiệt độ quá thấp và kéo dài.
Tuy nhiên, tùy theo mức độ giảm của nhiệt độ, khả năng chống chịu của cây trồng
mà tác động của nhiệt độ đến cây trồng là khác nhau. Những loài cây mẫn cảm với nhiệt độ
thấp như thực vật nhiệt đới: cà chua, dưa chuột, đậu đỗ… có thể ngừng hút nước khi nhiệt
độ xung quanh 5oC. Trong khi đó các loài thực vật ôn đới có thể hút nước bình thường ở
nhiệt độ dưới 0oC, là do chúng có các cơ chế để thích nghi với nhiệt độ thấp. Rụng lá mùa
đông để giảm thoát hơi nước hay rơi vào trạng thái ngủ nghỉ cũng là các phản ứng thường
thấy ở một nhóm thực vật chống chịu lạnh. Khi nhiệt độ tăng lên nhiệt độ giới hạn
30-40oC, sự hút nước cũng bị ức chế. Đây là một trong số các tác hại của nhiệt độ cao đến
các quá trình sinh lý của cây trồng (xem chi tiết trong Mục 7.4, Chương 7). Nguyên nhân
của hiện tượng này liên quan đến những hư hại của màng tế bào, sự phá hủy, biến tính của
các hợp chất hữu cơ như protein, lipid, acid nucleic… gây xáo trộn trao đổi chất trong tế
bào rễ. Thực tế cho thấy rễ cây nhất là lông hút rất mẫn cảm với nhiệt độ, có thể bị thối
nhũn khi gặp nhiệt độ cao.
Những giải pháp để giảm tác động của nhiệt độ bất lợi (nóng, lạnh) lên sự hút nước, tăng
tính chống chịu lạnh được trình bày ở Mục 7.4 và 7.5, Chương 7 của cuốn sách này.

2.2.4.2. Oxy
Oxy cần thiết để cho quá trình hô hấp của rễ, có ảnh hưởng gián tiếp lên sự hút nước
của rễ.
Nồng độ oxy trong không khí là 21%, tuy nhiên trong đất con số này thấp hơn nhiều
và thay đổi theo từng loại đất. Đất càng chặt thì lượng oxy trong đất càng ít, nồng độ thích
hợp nhất cho sự hút nước là 10-12%.

65
Sự hút nước của rễ bị ức chế khi oxy trong đất giảm dưới 10%, và ngừng hẳn khi oxy
trong đất giảm dưới 5%. Lúc này rễ cây chuyển sang hô hấp yếm khí, gây hại cho cây trồng.
Oxy trong đất giảm khi cây bị ngập úng tạm thời lúc trời mưa to, đất thoát nước
không kịp hoặc ngập úng quanh năm ở những vùng đầm lầy ven biển. Lúc này cây trồng
phát triển các cơ chế để chống chịu úng (xem trong Mục 7.6, Chương 7).
Để đảm bảo lượng oxy tối ưu cho cây hút nước, trong trồng trọt cần chú ý các kỹ
thuật như làm đất kỹ trước khi reo, xới xáo đất tơi xốp, làm cỏ sục bùn, phá váng sau mưa,
sục khí trong trồng cây thủy canh… Hay chọn tạo giống cây trồng chống chịu ngập úng để
trồng ở những nơi hay bị ngập úng.

2.2.4.3. Nồng độ dung dịch đất


Bản chất sự vận chuyển từ đất vào tế bào lông hút nhờ cơ chế thẩm thấu. Động lực
cho quá trình này là gradient thế năng nước, mà gradient thế năng nước lại có quan hệ tỷ lệ
nghịch với nồng độ dung dịch đất. Do đó, có thể nói nồng độ dung dịch đất có tác động
trực tiếp lên sự hấp thụ nước của rễ.
Cụ thể, rễ cây hút nước khi thế năng nước cao hơn ở dung dịch đất và thấp hơn ở tế
bào lông hút. Đồng nghĩa là nồng độ dung dịch đất nhỏ hơn nồng độ dịch bào.
Khi nồng độ dung dịch đất cao hơn nồng độ dịch bào của lông hút, rễ cây không thể
hút được nước gây nên hạn sinh lý. Trường hợp này gặp khi cây bị căng thẳng mặn (xem
chi tiết trong Mục 7.3, Chương 7).

2.2.4.4. Sức giữ nước của đất


Nước trong đất không phải nước nguyên chất mà tồn tại trong dung dịch keo đất, các
phân tử nước bao quanh các hạt keo đất và bị đất giữ lại bởi lực liên kết giữa nước với các
hạt keo đất. Cây chỉ hút được các phân tử nước này khi sức hút nước của rễ cây thắng lực
giữ nước của đất. Phần nước còn lại có lực liên kết lớn với hạt keo đất, cây không thể hút
được gọi là hệ số héo.

2.3. Sự vận chuyển nƣớc trong cây


Sau khi xâm nhập vào cây từ rễ, nước được vận chuyển trong cây theo hai con đường
là vận chuyển nước khoảng cách ngắn và vận chuyển nước khoảng cách dài.
Vận chuyển nước khoảng cách ngắn
Vận chuyển khoảng cách ngắn chỉ sự di chuyển của nước từ tế bào này sang tế bào
khác theo chuỗi trong các lớp tế bào của mô thực vật, hay còn gọi là vận chuyển theo chiều
ngang. Trong cây sự vận chuyển khoảng cách ngắn xảy ra ở rễ khi nước được vận chuyển
từ tế bào lông hút vào mạch xylem; hay là con đường vận chuyển của nước từ ống mạch
xylem ra các lớp tế bào của vỏ ở thân cây; hoặc sự di chuyển của nước từ gân lá sang các
tế bào thịt lá, qua khí khổng để thoát ra ngoài ở lá cây.

66
Ở đường đi này không có hệ thống dẫn chuyên hóa, nước phải đi qua tế bào sống nên
gặp trở ngại từ lực cản của chất nguyên sinh, do đó thường khó khăn hơn. Động lực của
con đường này là gradient sức hút nước, sức hút nước của tế bào nhận lớn hơn của tế bào
cho. Theo đó, nước di chuyển từ ngoài lông hút qua các lớp tế bào của vỏ rễ vào mạch gỗ,
từ gân lá đến khí khổng, và từ mạch gỗ ở thân ra các tế bào ở vỏ cây.
Vận chuyển nước khoảng cách dài
Ngược lại, sự sự vận chuyển của nước trong ống mạch xylem ở thân gọi là vận
chuyển khoảng cách dài, hay còn gọi là vận chuyển theo chiều dọc. Độ dài của con đường
vận chuyển này phụ thuộc vào chiều cao của cây.
Ở con đường vận chuyển nước khoảng cách dài, nước được vận chuyển trong một hệ
thống mạch dẫn chuyên hóa là mạch xylem. Nhờ động lực chủ yếu là lực kéo từ quá trình
thoát hơi nước ở lá cây.

2.3.1. Các cơ chế vận chuyển nước trong cây


Nước được vận chuyển trong cơ thể thực vật nhờ cơ chế khuếch tán, thẩm thấu và
theo dòng khối.

2.3.1.1. Vận chuyển nước theo cơ chế khuếch tán


Trong dung dịch phân tử nước tiếp tục vận chuyển, va chạm vào các phân tử khác và
trao đổi động năng. Sự trà trộn phân tử trong dung dịch là kết quả của sự giao động nhiệt
ngẫu nhiên. Sự di chuyển ngẫu nhiên này được gọi là khuếch tán. Nước vận chuyển theo
cơ chế khuếch tán diễn ra nhanh ở con đường vận chuyển khoảng cách ngắn trong tế bào,
nhưng rất chậm ở vận chuyển khoảng cách dài trong mạch xylem.

2.3.1.2. Vận chuyển nước theo dòng khối


Cơ chế vận chuyển nước thứ hai là vận chuyển nước theo dòng khối (bulk flow/
mass flow), là sự vận chuyển có phối hợp của một nhóm phân tử trong một khối. Đây là sự
vận chuyển thường gặp nhất trong phản ứng với gradient áp suất, ví dụ như sự vận chuyển
nước trong các ống dẫn nước, ở dòng sông, dòng chảy của nước mưa.
Vận chuyển theo dòng khối là cơ chế vận chuyển chủ yếu trong mạch xylem. Cơ chế
vận chuyển này cũng được dùng để giải thích cho sự vận chuyển của nước xuyên qua đất
và qua vách tế bào của mô thực vật. Ngược với vận chuyển bằng cơ chế khuếch tán, vận
chuyển theo dòng khối không phụ thuộc vào gradient nồng độ chất tan, nhưng phụ thuộc
vào gradient áp suất.

2.3.1.3. Vận chuyển nước theo cơ chế thẩm thấu


Vận chuyển nước theo cơ chế thẩm thấu được điều khiển bởi gradient thế năng nước.
Màng tế bào có tính thấm chọn lọc, nghĩa là nó cho phép vận chuyển nước và các phân tử
chất tan nhỏ, không tích điện xuyên qua dễ dàng hơn các phân tử chất tan lớn và tích điện.

67
Tương tự, vận chuyển theo cơ chế khuếch tán và theo dòng khối, thẩm thấu diễn ra
ngẫu nhiên trong phản ứng với lực điều khiển (động lực). Trong cơ chế khuếch tán đơn
giản, vật chất vận chuyển xuôi chiều gradient nồng độ; vận chuyển theo dòng khối vật chất
vận chuyển xuôi chiều gradient áp suất, thì vận chuyển trong cơ chế thẩm thấu, nước chịu
ảnh hưởng của cả hai áp lực trên. Chiều hướng và tỷ lệ dòng nước được vận chuyển xuyên
màng được xác định bởi tổng hai lực điều khiển gradient nồng độ và gradient áp suất thẩm,
gọi là gradient năng lượng tự do của nước hay gradient thế năng của nước. Nghĩa là nước
có xu hướng vận chuyển từ nơi có thế năng nước cao đến nơi có thế năng nước thấp hơn.
Khái niệm thế năng nước là năng lượng tự do của nước trong một đơn vị thể tích
nước (J/m3). Thế năng nước ký hiệu là ψ (psi), được tính theo công thức:
Ψ = ψs + ψp + ψg (2.1)
(Taiz và Zeiger, 2010)
Trong đó: Ψs, Ψp, Ψg lần lượt chỉ tác động của chất tan, áp suất và trọng lực lên
năng lượng tự do của nước;
Ψs: thế năng chất tan hay thế năng thẩm thấu; chất tan làm giảm năng
lượng tự do của nước bởi vì nó làm loãng nước. Nghĩa là dung dịch có
nồng độ chất tan càng cao thì thế năng nước càng giảm.
Nước nguyên chất có Ψs = 0, như vậy Ψs của một dung dịch có chất tan, luôn có giá
trị < 0.
Với những chất không điện ly như đường sucrose, thế năng thẩm thấu được tính theo
phương trình Van’t Hoff:
Ψs = - RTCs (2.2)
(Taiz và Zeiger, 2010)
Trong đó: R = 8.32 J mol–1 K–1: Hằng số khí;
T = toC+ 273 (K): Nhiệt độ tuyệt đối;
Cs: Nồng độ chất tan.
Với những chất điện ly thì Cs phải được nhân với số hạt được phân ly để tính toán số
hạt được phân rã, được tính theo phương trình (1.1) ở Chương 1.
Ψp: Áp suất thủy tĩnh (hydrostatic pressure) của dung dịch, trong đó nếu Ψp dương
làm tăng thế năng nước, ngược lại Ψp âm thì làm giảm thế năng nước. Đôi khi Ψp còn
được gọi là thế năng áp suất. Áp suất thủy tĩnh dương trong tế bào là áp suất có liên quan
đến áp suất trương (tugor pressure). Ψp cũng có thể có giá trị âm như trường hợp trong
mạch xylem, trong vách giữa các tế bào. Áp suất âm bên ngoài tế bào có ý nghĩa quan
trọng cho sự vận chuyển khoảng cách dài của nước trong cây.

68
Ψg: Thông thường trọng lực làm cho nước được vận chuyển đi xuống, Ψg phụ thuộc
vào độ cao của nước, mật độ của nước và gia tốc của nước.
Thế năng nước trong tế bào
Khi nhắc đến sự vận chuyển nước trong tế bào, giá trị Ψg thường bị bỏ qua, vì có giá
trị không đáng kể so với Ψp và Ψs. Khi đó thế năng nước trong tế bào được tính:
Ψw = ψ s + ψ p (2.3)
Nước tinh khiết có Ψp = 0; áp suất tuyệt đối của nước = 0,1 MPa (mega pascal)
= 1 atm (atmosphere). Nếu không có chất tan trong nước thì ψs = 0, khi đó Ψw = 0.
Nước vận chuyển vào trong tế bào theo gradient thế nước. Do đó, nếu đặt tế bào
trong dung dịch chất tan, nước có thể vận chuyển từ dung dịch vào trong tế bào nếu dung
dịch có thế năng nước lớn hơn thế năng nước của dịch bào. Ngược lại nước cũng có thể ra
khỏi tế bào nếu thế năng nước của dung dịch nhỏ hơn thế năng nước của dịch bào.
Khái niệm thế năng nước có hai ý nghĩa, trước tiên thế năng nước điều khiển sự vận
chuyển nước xuyên màng tế bào; sau đó thế năng nước thường được sử dụng để đánh giá
trạng thái nước của cây. Do sự mất nước từ quá trình thoát hơi nước nên cây luôn trong
tình trạng có thế năng nước không bão hòa, rất hiếm khi được trạng thái hydrat hóa hoàn
toàn. Do vậy, tế bào luôn luôn có xu thế hút nước vào tế bào.
Thế năng nước trong cây
Sự sinh trưởng của tế bào, quá trình quang hợp, và năng suất cây trồng tất cả đều
chịu ảnh hưởng rất lớn bởi thế năng nước. Các hoạt động sống của cây, sự hấp thụ nước từ
rễ, cùng với quá trình thoát hơi nước ở lá làm cho trong cây luôn tồn tại một gradient thế
nước theo chiều giảm dần từ rễ lên thân. Từ đó qui định chiều vận chuyển của nước là từ
dưới lên trên, gọi là dòng đi lên. Theo Taiz và Zeiger, 2010, thế năng nước trong cây là
một chỉ số phản ánh sức khỏe của cây, được ví như là nhiệt độ của cơ thể người (Taiz và
Zeiger, 2010).

2.3.2. Các con đường vận chuyển nước trong rễ cây


Nước sau khi được vận chuyển từ dung dịch đất vào tế bào lông hút, sẽ tiếp tục được
vận chuyển qua nhiều lớp tế bào ở vỏ rễ để vào mạch xylem. Đây được gọi là con đường
vận chuyển khoảng cách ngắn trong cây.
Nước đi từ lông hút vào xylem theo ba con đường là màng sinh chất, symplast và
apoplast.
Ở con đường apoplast (con đường không bào) (Hình 2.5a): Nước đi qua vách và các
khoảng gian bào. Apoplast là hệ thống liên tục của vách tế bào và các khoảng gian bào
trong mô thực vật. Do vận chuyển ở con đường này không đi qua màng sinh chất, chất
nguyên sinh mà chỉ đi trong các khoảng trống của tế bào nên nước được di chuyển khá
dễ dàng.

69
Nước đi từ vách tế bào lông hút → vách ngoại bì → vách mô mềm vỏ → vách nội bì.
Đến nội bì con đường này bị chặn lại bởi vành đai caspari (Hình 2.5b), do vách tế
bào nội bì hóa bần tạo thành. Vành đai này không thấm nước, nên nước bắt buộc phải sáp
nhập vào con đường symplast để vào được mạch xylem.

Hình 2.5. Con đường vận chuyển nước ở rễ (a)


và vành đai caspary ở rễ cây hai lá mầm (b)
Con đường vận chuyển xuyên màng (Hình 2.5a): Nước đi từ tế bào này sang tế bào
khác qua màng sinh chất. Theo đó nước vận chuyển xuyên qua màng vào tế bào ở mặt này
và xuyên màng đi ra khỏi tế bào ở mặt khác, cứ như vậy nước đi từ tế bào này sang tế bào
khác theo chuỗi. Như vậy ở con đường này nước xuyên qua hai vị trí trên màng sinh chất,
vào và ra khỏi tế bào.
Con đường symplast (con đường qua tế bào): Nước đi qua cầu sinh chất. Cụ thể
đường đi của nước như sau:
Nước đi từ Lông hút → ngoại bì → mô mềm vỏ → nội bì → trụ bì → mạch xylem.
(Hình 2.5a)
Vận chuyển nước ở con đường symplast và màng tế bào thường khó khăn hơn, tốc
độ vận chuyển chậm hơn so với con đường apoplast do nước phải đi qua màng tế bào chất,
chất nguyên sinh. Tuy nhiên, trong ba con đường này, hiện nay vẫn chưa thể xác định được
con đường nào chiếm ưu thế hơn trong sự vận chuyển nước trong cây.
Vận chuyển nước trong rễ có thể bị giảm khi rễ gặp nhiệt độ thấp, điều kiện yếm khí
hoặc bị xử lý với chất ức chế hô hấp như cyanide. Do hô hấp rễ bị ức chế, sự vận chuyển
nước cũng kém đi.

70
2.3.3. Sự vận chuyển nước trong thân cây
2.3.3.1. Vận chuyển nước khoảng cách ngắn
Sau khi đi vào mạch xylem, nước được vận chuyển từ dưới lên trên theo chiều dọc
của thân cây. Ngoài ra, ở thân cây nước còn được vận chuyển theo chiều ngang từ ống
mạch xylem ra các lớp tế bào của vỏ thân cây, để đảm bảo các hoạt động sống cho các lớp
tế bào sống bao bọc lõi gỗ của thân. Sự vận chuyển này cũng tương tự với đoạn rễ thành
niên của cây, nơi có cấu tạo thứ cấp tương tự phần thân cây gỗ.
Về cơ bản đường di chuyển của nước ở con đường này cũng tương tự như rễ, theo ba
con đường là apoplast, xuyên màng sinh chất, và symplast. Tuy nhiên ở đây nước đi từ
trong mạch xylem nằm ở trung tâm của thân cây ra ngoài, theo hướng ly tâm. Trong con
đường apoplast ở thân (và cả ở tế bào lá), nước đều không bị ngăn cản bởi vành đai caspari
như ở rễ.
Ở thân cây gỗ nước chỉ vận chuyển đến lớp tế bào tầng sinh bần nằm trong lớp vỏ
cây mà không vận chuyển ra các lớp tế bào ngoài cùng. Sở dĩ như vậy là vì các tế bào ở
lớp ngoài cùng này đã bị hóa bần trong quá trình sinh trưởng của thân cây, nên không có
khả năng thấm nước, chúng trở thành tế bào chết, sẽ bị bong ra khỏi cây, thay thế vào đó
lớp tế bào mới được sinh ra từ tầng sinh bần.

2.3.3.2. Vận chuyển nước khoảng cách dài trong mạch xylem
a) Cấu trúc mạch xylem
Mạch xylem trong cây
là một tổ chức được chuyên
hóa rất cao đến mức hoàn hảo
đảm bảo vận chuyển nước
hiệu quả nhất (Hình 2.6).
Mạch xylem gồm hai
loại là mạch gỗ và quản bào.
Trong đó quản bào là mạch
dẫn nước duy nhất có mặt ở
nhóm thực vật hạt trần kém
tiến hóa hơn. Ở thực vật hạt
kín ngoài quản bào, nước còn
được vận chuyển bởi mạch gỗ.
Cả mạch gỗ và quản bào
đều là những tế bào chết, rỗng
giữa, xếp chồng lên nhau làm Hình 2.6. Cấu trúc mạch gỗ và quản bào (a) và hình ảnh hiển
thành hệ thống ống thông suốt vi điện tử mạch gỗ (420x) (b) (Taiz và Zeiger, 2010).

71
từ rễ qua thân lên gân lá. Trên vách ngăn ngang có các bản ngăn ngang, với các lỗ (hàng
lỗ) kích thước lớn, nằm xiên hoặc nằm ngang, đảm bảo cho dòng nước được vận chuyển
liên tục theo chiều dọc thân từ mạch này sang mạch khác. Trên vách ngăn dọc cũng có các
lỗ nhưng nhỏ hơn, để nước có thể vận chuyển theo chiều ngang sang các mạch, quản bào
khác hoặc ra các tế bào lớp ngoài ở vỏ thân.
Tính chuyên hóa cao của xylem còn thể hiện ở chỗ vách tế bào đặc biệt là vách thứ
cấp được lignin hóa rất mạnh, làm cho ống mạch dẫn không bị bẹp, tắc trong quá trình dẫn
truyền. Hơn nữa đặc tính lignin hóa còn làm cho mạch không thấm nước, để hiệu quả dẫn
truyền nước được cao nhất.
So với quản bào thì mạch gỗ có kích thước lớn hơn, ngắn hơn, các bản lỗ nằm ngang,
với các lỗ lớn hơn, là loại mạch tiến hóa hơn, đảm bảo vận chuyển nước hiệu quả hơn
(Hình 2.6). Do vậy, mạch gỗ có mặt ở hầu hết các thực vật hạt kín, nhóm thực vật tiến hóa
hơn, nhưng lại không có ở thực vật hạt trần.
b) Các động lực cho quá trình vận chuyển nước trong mạch xylem
Vận chuyển nước trong mạch xylem là con đường vận chuyển dài nhất, có thể lên
đến hàng trăm mét ở những cây thân gỗ lớn. So với vận chuyển theo chiều ngang ở con
đường vận chuyển khoảng cách ngắn, nước được vận chuyển trong mạch xylem mặc dù có
dễ dàng hơn do mạch đã được chuyên hóa, song vẫn phải chịu một lực cản từ sức hút của
lực trọng trường (trọng lực) để nâng được cột nước lên cao trong ống mạch.

Hình 2.7. Quá trình vận chuyển nước trong cây


Vậy làm thế để cột nước có thể dâng cao được lên đến lá cho quá trình thoát hơi nước
diễn ra nhất là ở những cây gỗ lớn cao hàng trăm mét? Đó chính là nhờ ba loại động lực:

72
áp suất rễ, lực kéo từ quá trình thoát hơi nước, các lực trung gian (Hình 2.7). Tổng hợp các
lực này phải thắng được trọng lực từ tâm trái đất thì nước mới được vận chuyển đi lên
trong thân.
* Lực đẩy của áp suất rễ
Do sự vận chuyển nước tích cực qua các tế bào nội bì của rễ nhờ năng lượng từ quá
trình hô hấp, sinh ra một lực đẩy cột nước lên cao, lực đó gọi là áp suất rễ. Áp suất rễ sẽ
mất đi nếu cây gặp phải các tác nhân ức chế các hoạt động sống, đặc biệt là quá trình hô hấp
của cây. Khi đó sự vận chuyển nước trong thân bị giảm, gây nên căng thẳng hạn cho cây.
Áp suất rễ được quan sát rõ nhất qua hiện tượng chảy nhựa: cắt ngang thân cây bất
kỳ như bạch đàn, xà cừ, sau một thời gian thấy trên bề mặt lát cắt, phía gốc cây có chất
dịch chảy tràn ra và ứ giọt lại, đó chính là dòng nước được đẩy lên từ rễ nhờ áp suất rễ.
Áp suất rễ thường có trị số nhỏ, chỉ 0.1 MPa (megapascal), nên thường chỉ có ý
nghĩa với các cây bụi, nhỏ, với các cây gỗ cao thì áp suất rễ gần như không có ý nghĩa. Lúc
này, để nước được vận chuyển trong thân cần một lực lớn hơn, khỏe hơn, đó chính là lực
kéo từ quá trình thoát hơi nước.
* Lực kéo từ sự thoát hơi nước
Sự chênh lệch sức hút nước khá lớn giữa không khí (độ ẩm không khí <100%) và bề
mặt lá làm cho quá trình thoát hơi nước xảy ra mạnh mẽ ở lá cây. Các tế bào lá thiếu bão
hòa hơi nước, thế năng nước của chúng giảm, sức hút nước tăng lên so với các tế bào bên
dưới, làm chúng luôn có xu thể hút nước trở vào từ các tế bào ở phía dưới. Cứ như vậy làm
phát sinh một lực hút nước từ dưới lên bề mặt lá, nhờ quá trình thoát hơi nước (quá trình
này được mô tả chỉ tiết ở Mục 4 dưới đây).
Trong cây sự thoát hơi nước ở lá diễn ra rất mạnh và liên tục, nên sức kéo của thoát
hơi nước trong xylem cũng liên tục.
Hơn nữa lực kéo này có trị số rất lớn, trên 10 atm, phụ thuộc vào quá trình thoát hơi
nước ở lá. Nên đây là động lực chính để nước được vận chuyển liên tục trong mạch xylem.
Tác động của lực kéo từ quá trình thoát hơi nước không phải chỉ lên sự vận chuyển
nước trong thân, mà nó còn góp phần quan trọng làm giảm thế năng nước của tế bào rễ, từ
đó thúc đẩy quá trình hấp thụ nước của rễ cây. Trong điều kiện bất lợi, thoát hơi nước của
lá giảm, cũng là một nguyên nhân làm giảm sự hấp thụ nước và cả các chất khoáng ở rễ.
* Các lực trung gian
Ngoài động lực chính là thoát hơi nước và áp suất rễ, dòng vận chuyển nước trong
xylem còn có sự đóng góp của một số lực trung gian như lực cố kết, lực bám dính. Các lực
này có được là do đặc tính của phân tử nước tạo nên trong mạch xylem (xem Mục 1.4).

73
Nhìn chung các lực trung gian này thường có ý nghĩa quan trọng đối với sự vận
chuyển nước ở các cây thân bụi. Ở các cây gỗ cao hàng trăm mét, động lực chính để nước
được vận chuyển trong thân, vẫn là gradient áp suất hay gradient thế năng nước giảm dần
từ dưới lên trên nhờ quá trình thoát hơi nước ở lá (Hình 2.7).
* Sự vận chuyển nước trong mạch xylem phải đối mặt với một số thách thức vật lý
Theo Taiz và Zeiger, 2010, các thách thức
này được sinh ra bởi sức căng lớn của nước
trong mạch xylem của các cây thân gỗ và những
loài cây khác. Đầu tiên là sức căng nước tạo một
lực rất mạnh lên vách tế bào, có thể làm cho ống
mạch bị bẹp nếu mạch yếu. Tuy nhiên, nhờ đặc
điểm chuyên hóa cao, vách thứ cấp của xylem
rất dày và được lignin hóa mạnh nên quản bào
và mạch gỗ có thể thích nghi chống lại được áp
lực này.
Thứ hai là nước với sức căng lớn ở trạng
thái siêu ổn định vật lý (physical metastable
state), tuy nhiên khi sức căng của nước trong
mạch tăng lên làm khuynh hướng đẩy khí vào
ống mạch qua các lỗ nhỏ li ti trên vách tế bào
Hình 2.8. Hiện tượng tạo bọt khí
mạch, tạo nên các hạt khí (air seeding) trong ống cản trở dẫn truyền trong mạch xylem
quản bào và mạch gỗ (Hình 2.8). Hoặc khi cây (Taiz và Zeiger, 2010)
gặp nhiệt độ đóng băng, khả năng hòa tan của
khí giảm làm phát sinh các bóng khí (cavitation) trong lòng mạch xylem (Hình 2.8). Cả hạt
khí và bóng khí đều gây cản trở quá trình vận chuyển nước trong xylem. Sự cản trở của
hạt/bọt khí trong quá trình dẫn truyền nước được hình dung như là vấn đề của các bọt khí
trong dòng nhiên liệu của động cơ ôtô, hay bọt khí trong mạch máu.
Để giảm thiểu tác hại của hạt/bọt khí, dòng nước khuynh hướng ngoặt rẽ ngang sang
các ống mạch bên cạnh qua các lỗ nhỏ trên vách dọc của mạch (Hình 2.8). Vào ban đêm
khi thoát hơi nước giảm, thế năng áp suất trong mạch xylem tăng lên làm cho hơi nước,
bóng, bọt khí tự tan rã trong nước. Ở một vài cây có áp suất rễ lớn có thể làm bóng khí co
lại và tan rã.

2.3.4. Sự vận chuyển nước trong lá cây


Nước hút vào từ rễ được đẩy lên gân lá nhờ các động lực của quá trình dẫn truyền
nước trong xylem. Từ gân chính nối liền thân qua cuống lá, nước được đưa đến các tế bào
thịt lá qua mạng lưới các gân phụ trong phiến lá. Nước từ xylem của gân phụ được vận
chuyển qua tế bào bao quanh bó mạch sang các tế bào mô đồng hóa bằng các con đường

74
vận chuyển nước khoảng cách ngắn. Sự vận chuyển này tương tự như trường hợp vận
chuyển nước trong rễ cây, từ lông hút vào xylem hay từ mạch xylem ra các lớp tế bào bên
ngoài vỏ ở thân cây. Nghĩa là nước cũng theo các con đường xuyên màng tế bào, apoplast
và symplast (Hình 2.5).
Động lực quyết định tốc độ và chiều hướng di chuyển của nước ở lá là gradient thế
năng nước. Thế năng nước giảm dần từ ống mạch xylem, tế bào bao quanh bó mạch, các tế
bào mô đồng hóa gần gân đến các tế bào mô xốp gần khe khí khổng. Sự mất nước của các
tế bào gần khí khổng ra ngoài qua quá trình thoát hơi nước tạo nên độ thiếu bão hòa nước,
nên các tế bào này luôn có xu hướng hút nước, làm cho dòng vận chuyển nước từ mạch
xylem ở gân qua tế bào bao quanh bó mạch, các tế bào mô đồng hóa, đến các tế bào mô
xốp, gần khí khổng luôn được duy trì (Hình 2.7).
Dưới áp suất âm tạo ra từ sự thoát hơi nước ở khí khổng, dòng nước được vận
chuyển trong khoảng gian bào luôn có xu hướng tiến về phía khí khổng để thoát ra ngoài.

2.4. Sự thoát hơi nƣớc của cây


2.4.1. Ý nghĩa của sự thoát hơi nước đối với đời sống của cây
Thoát hơi nước là sự mất nước ra khỏi cây ở dạng khí, chủ yếu qua khí khổng.
Cơ thể thực vật hút nước vào ở rễ cây, cây chỉ sử dụng 1% lượng nước hút được cho
các hoạt động trao đổi chất, còn lại 99% bị mất đi qua quá trình thoát hơi nước. Hút vào rồi
để bị mất đi gần hết như vậy, nhưng cây vẫn cần mẫn làm, bởi vì thoát hơi nước có rất
nhiều ý nghĩa sinh lý quan trọng đối với hoạt động sống của cây.
Thoát hơi nước là động lực chủ yếu của quá trình hút và dẫn truyền nước cùng các
chất khoáng trong cây.
Thoát hơi nước ở lá làm sản sinh một áp suất âm trong mạch xylem. Chính áp suất
này là động lực quan trọng nhất cho quá trình vận chuyển nước ở trong xylem. Nó đặc biệt
có ý nghĩa với những cây gỗ lớn có chiều cao trên 10 m, vì ở những dạng thực vật này các
động lực khác như áp suất rễ, các lực trung gian gần như không có ý nghĩa.
Sự thoát hơi nước ở lá làm giảm thế năng nước ở tế bào rễ cây, tạo nên sự chênh lệch
áp suất thẩm thấu giữa tế bào rễ và đất, động lực cho quá trình hấp thụ nước cho cây. Nhờ
thoát hơi nước mà trong cây tồn tại một gradient thế năng nước giảm dần từ rễ lên lá, tạo
động lực cho quá trình di chuyển đi lên của nước.
Thoát hơi nước tạo động lực quan trọng cho quá trình trao đổi chất khoáng.
Thoát hơi nước tạo độ thiếu bão hòa nước nhất định tạo điều kiện cho sự trao đổi
chất thúc đẩy sự sinh trưởng phát triển của cây. Trong cây, các chất khoáng được hấp thu
và vận chuyển cùng với nước ở rễ và trong mạch xylem, do đó thoát hơi nước không chỉ có
ý nghĩa với quá trình trao đổi nước mà còn cả với quá trình trao đổi khoáng.

75
Vì vậy, trong điều kiện môi trường bất lợi như hạn, mặn, nhiệt độ thấp… cây rơi vào
trạng thái căng thẳng mất cân bằng nước, khí khổng có xu thế đóng lại để giữ nước cho
cây, khi đó cả quá trình hấp thụ và trao đổi nước và các chất khoáng trong cây đều bị giảm
(xem Chương 7).
Thoát hơi nước ở lá qua khí khổng tạo điều kiện cho sự trao đổi khí, sự xâm nhập
của CO2 vào lá để thực hiện quá trình quang hợp.
Khi khí khổng mở để thực hiện thoát hơi nước, đã tạo thuận lợi cho CO2 khuếch tán
vào trong lá để cây quang hợp tổng hợp chất hữu cơ cho sự sinh trưởng phát triển và cấu
thành năng suất.
Khi cây gặp điều kiện bất lợi, khí khổng đóng làm hạn chế sự xâm nhập của CO2 vào
lá, đây là một trong những nguyên nhân làm giảm quang hợp thực, giảm năng suất cây trồng.
Thoát hơi nước làm giảm nhiệt độ bề mặt lá, bảo vệ cây tránh sự đốt nóng của ánh
sáng mặt trời.
Ánh sáng mặt trời cần thiết cho quá trình quang hợp. Tuy nhiên, dưới điều kiện ánh
sáng cao, năng lượng ánh sáng được sắc tố diệp lục hấp thu vượt quá khả năng quang hợp
của lá, phần dư thừa này sẽ được thải ra ngoài ở dạng nhiệt (xem cơ chế tại Chương 3), để
bảo vệ bộ máy quang hợp khỏi ức chế quang. Khi nước rời khỏi lá ở dạng khí trong quá
trình thoát hơi nước, đã mang theo năng lượng nhiệt ra ngoài, làm mát bề mặt lá. Đây là
phản ứng bảo vệ quan trọng của cây trong những lúc ban trưa, của những ngày nắng nóng.
Mặc dù thoát hơi nước là một quá trình sinh lý có ý nghĩa rất lớn đối với cơ thể thực
vật, tuy nhiên nếu cây mất nước quá nhiều bởi thoát hơi nước, trong khi sự hút nước ở rễ
lại diễn ra không thuận lợi sẽ gây hại cho cây. Do đó, trong trường hợp cây gặp khó khăn
trong sự hút nước như bị hạn, mặn, lạnh, thì phản ứng đầu tiên của cây là đóng khí khổng
để giữ nước cho cây. Phản ứng này có liên quan đến hormone thực vật là abscisic acid
(xem Chương 7). Để thích nghi với các điều bất lợi đó, cây thường phát triển các đặc điểm
để hạn chế thoát hơi nước như giảm số lượng khí khổng, giảm diện tích lá, lỗ khí được phủ
lớp cutin dày, lớp cutin ở bề mặt lá dày lên, phản ứng cuộn lá, rụng lá mùa đông, lá biến
thành gai như thực vật sa mạc (xương rồng), lá tiêu giảm thành hình kim như thực vật xứ
lạnh (thông), hay cơ chế đóng khí khổng ban ngày mở ban đêm và các biến đổi trong quá
trình đồng hóa CO2 ở thực vật CAM (crassulacean acid metabolism) (xem chi tiết trong
Chương 3)…

2.4.2. Sự thoát hơi nước qua cutin


Tế bào biểu bì bao bọc cơ quan thực vật đều được phủ một lớp cutin ở mặt bên ngoài
để bảo vệ cây khỏi sự mất nước.
Tuy nhiên, ở những giai đoạn cây, cơ quan còn non, hay cây trong bóng râm, nơi
không khí ẩm ướt có lớp cutin mỏng, vẫn diễn ra sự thoát hơi nước qua bề mặt lớp tế bào
biểu bì.

76
Thoát hơi nước qua cutin thực chất là quá trình bay hơi nước khỏi bề mặt lá. Lớp tế
bào biểu bì là điểm bay hơi nước quan trọng nhất trong lá ở điều kiện ánh sáng yếu và độ
ẩm vừa phải (Buckley và cs., 2017).
Khi cây ở giai đoạn còn non, thoát hơi nước qua cutin tương đương với thoát hơi
nước qua khí khổng. Ở những cây có cơ quan trưởng thành, biểu bì với lớp cutin dày thì
thoát hơi nước qua cutin rất yếu chỉ bằng 10-20%, còn lại là thoát hơi nước qua khí khổng.
Do đó, ở những cây thích nghi với điều kiện khô hạn, lớp cutin thường dày để giữ nước
nhằm hạn chế sự suy giảm các quá trình sinh lý, sinh hóa, sự sinh trưởng phát triển của cây.

2.4.3. Sự thoát hơi nước qua khí khổng


Thoát hơi nước qua khí khổng là con đường thoát hơi nước chủ yếu của cây, xảy ra ở
tất cả các thực vật, và phụ thuộc vào cấu tạo, số lượng, sự phân bố, hoạt động của khí
khổng ở bề mặt lá, cũng như các điều kiện ngoại cảnh.

2.4.3.1. Diễn biến quá trình thoát hơi nước qua khí khổng
Khí khổng (lỗ khí) là khe hở nhỏ trên bề mặt biểu bì trên và biểu bì dưới ở lá, thông
giữa các khoảng gian bào của tế bào mô đồng hóa với không khí bên ngoài. Qua khe khí
khổng, hơi nước từ bên trong lá được khuếch tán vào khí quyển và CO2 từ khí khổng đi
vào lá (Hình 2.9), quá trình này được tóm tắt như sau:
Nước từ các tế bào mô đồng hóa (mô dậu và mô xốp), hóa hơi → khoảng gian bào ở
phần mô đồng hóa (chủ yếu là xốp) → qua lỗ khí ra ngoài khí quyển.

Hình 2.9. Quá trình thoát hơi nước ở lá cây

77
Quá trình này cụ thể được chia làm các giai đoạn sau:
Sự vận chuyển của nước từ tế bào mô đồng hóa vào khoảng gian bào.
Ở giai đoạn này nước ở dạng lỏng được hóa hơi và đi qua vách tế bào ra khoảng gian
bào ở thịt lá.
Trên vách tế bào luôn có các mao quản nhỏ, là các kẽ hở giữa các phân tử cellulose,
hemicelluose (xem phần vách tế bào trong chương 1) và luôn ẩm ướt. Nước kết dính các
bó vi sợi fibril, và các thành phần ưa nước khác (Hình 2.10), tạo thành lớp màng mỏng
nước trên bề mặt ngoài của vách. Nước được bay hơi từ lớp màng mỏng nước này ra ngoài
khoảng gian bào của tế bào thịt lá (Hình 2.10). Sự mất nước theo cách này tạo nên một áp
suất âm cho nước, nên nước được kéo vào phía vách để thoát ra ngoài.
Tế bào mô đồng hóa trong thịt lá tiếp xúc với khí quyển trực tiếp thông qua các
khoảng gian bào. Trong hai loại tế bào mô đồng hóa ở thịt lá thì mô khuyết (mô xốp) nằm
sát biểu bì dưới có nhiều khoảng gian bào hơn ở lớp mô dậu nằm sát biểu bì trên (xem
phần cấu tạo lá ở Chương 2). Với nhiều khoảng gian bào kích thước lớn như vậy làm cho
tổng diện tích bề mặt gian bào của thịt lá rất lớn. Những khoảng gian bào này thông với khí
khổng đã tạo thuận lợi cho quá trình thoát hơi nước ở lá. Nước được kéo từ mạch xylem
vào vách tế bào để từ đó bay hơi vào khoảng gian bào ở thịt lá.

Hình 2.10. Các giai đoạn của quá trình thoát hơi nước ở lá (Taiz và Zeiger, 2010)

78
Sự khuếch tán của hơi nước từ khoảng gian bào ra ngoài qua khe khí khổng.
Sau khi bay hơi vào các khoảng gian bào, nước được khuếch tán ra ngoài không khí
theo hai cách, có thể qua lớp cutin, hoặc qua khí khổng. Lớp cutin hay sáp phủ trên bề mặt
lá tạo nên một hàng rào ngăn cản quá trình mất nước ở lá. Taiz và Zeiger, 2010, ước tính
cây chỉ mất 5% nước qua cutin, còn lại nước thoát ra ngoài qua khí khổng.
Cơ chế của sự di chuyển nước từ khoảng gian bào ra ngoài tuân theo qui luật khuếch
tán, do đó sự vận chuyển này được kiểm soát bởi gradient nồng độ hơi nước giữa khoảng
gian bào và không khí bên ngoài. Nồng độ hơi nước lớn hơn ở khoảng gian bào và nhỏ hơn
ở ngoài không khí trên bề mặt lá làm cho hơi nước bị khuếch tán ra ngoài (Bảng 2.1.).
Hơi nước được khuếch tán rất nhanh trong không khí, nhanh hơn rất nhiều so với sự
khuếch tán nước ở dạng lỏng trong tế bào, do sức cản của chất nguyên sinh. Nếu gọi thời
gian trung bình cần thiết để một phân tử khuếch tán một khoảng cách L là T, thì T được
tính như sau:
T = L2/Ds (2.4)
(Taiz và Zeiger, 2010)
Trong đó: Ds là hệ số khuếch tán.
Khoảng cách để phân tử nước khuếch tán từ điểm bay hơi trong lá ra không khí bên
ngoài sấp xỉ 1 mm (10-3m).
Hệ số khuếch tán của nước trong không khí là Ds = 2.4 × 10–5 m2 s–1
Khi đó thời gian trung bình để nước đến được khoảng không của lá là T = 0.042s.
Vậy nên khuếch tán thỏa mãn để làm di chuyển hơi nước xuyên qua pha khí trong lá.
Thật thỏa đáng khi thời gian này ngắn hơn 2.5 lần so với sự khuếch tán của đường glucose
xuyên qua tế bào 50 µm (Taiz và Zeiger, 2010). Sự khuếch tán trong không khí nhanh hơn
trong chất lỏng.
Sự thoát hơi nước ở lá phụ thuộc hai nhân tố: Sự chênh lệch hơi nước giữa khoảng
gian bào (Bảng 2.1) với không khí bên ngoài và điện trở khuếch tán.
Trong khi thể tích của khoảng gian bào trong lá là nhỏ, thì diện tích bề mặt khoảng
gian bào ở vách tế bào có lớp màng nước luôn ẩm ướt, nơi mà nước bốc hơi để ra ngoài lại
tương đối lớn, và thay đổi theo loài.
Ví dụ % thể tích khoảng gian bào lá so với tổng thể tích lá, chiếm khoảng 5% ở
thông (cây lá kim), 10% ở ngô, 30% ở lúa mạch và 40% ở cây thuốc lá. Trong khi đó diện
tích bề mặt bên trong, nơi mà nước bốc hơi có thể gấp 7-30 lần diện tích bên ngoài của lá
(Taiz và Zeiger, 2010). Tỷ lệ cao hơn của diện tích bề mặt so với thể tích khoảng gian bào
tạo khuynh hướng cân bằng hơi nước bên trong lá.

79
Bảng 2.1. Sự chênh lệch nồng độ và thế năng, độ ẩm giữa khoảng gian bào
trong lá và khí khổng (Taiz và Zeiger, 2010)

Độ ẩm Hơi nƣớc
Vị trí tƣơng Nồng độ Thế năng
đối 3
(mol/m ) (MPa)
o
Trong khoảng gian bào (25 C) 0.99 1.27 -1.38
o
Ngay bên trong khí khổng (25 C) 0.95 1.21 -7.04
o
Ngay bên ngoài khí khổng (25 C) 0.47 0.60 -103.7

2.4.3.2. Hình thái, cấu tạo và sự phân bố của khí khổng


a) Hình thái, cấu tạo khí khổng
Khí khổng là khe hở trên bề mặt lớp tế bào biểu bì lá, được tạo nên giữa hai tế bào
bảo vệ (tế bào khí khổng) có hình hạt đậu, có vách ngoài mỏng hơn, vách trong dày (Hình
2.11). Trong tế bào khí khổng có nhân, các lục lạp và các bào quan khác (Hình 2.11).

Hình 2.11. Cấu tạo khí khổng


a. Khí khổng trong lá cây; b. Mô hình lát cắt dọc khí khổng; c. Lát cắt ngang khí khổng,
ch: phòng ẩn khí khổng, os: khe khí khổng.
Các đặc điểm cấu tạo này có liên quan chặt chẽ đến sự đóng mở khí khổng để thực
hiện chức năng thoát hơi nước.

80
Khác hẳn các tế bào biểu bì khác, khí khổng chứa lục lạp để có thể thực hiện quá
trình quang hợp. Đường tạo ra từ quang hợp làm thay đổi sức trương của khí khổng gây
đóng mở khí khổng để thực hiện quá trình thoát hơi nước.
b) Sự phân bố khí khổng
Trong cây khí khổng phân bố chủ yếu ở lá cây, ngoài ra cũng gặp ở các bộ phận khác
như thân non, quả non…
Trên lá cây khí khổng nằm trong lớp tế bào biểu bì, được bao quanh bởi các tế bào
biểu bì. Vị trí của khí khổng có thể nằm ngang hàng với các tế bào biểu bì (lá xà cừ), nhô
lên so với tế bào biểu bì (cây hoa hồng) hoặc nằm tụt sâu so với các tế bào biểu bì để hạn
chế mất nước như ở các cây chịu hạn (lá thông).
c) Số lượng và sự phân bố khí khổng
Số lượng và sự phân bố khí khổng thay đổi theo loài cây. Tùy theo loài cây nó có thể
tập trung nhiều hơn hoặc chỉ có ở biểu bì dưới hoặc ngang bằng giữa hai lớp biểu bì trên và
dưới của lá (Bảng 2.2.).
Ở những loài cây sống trong môi trường thường xuyên có căng thẳng về nước, khí
khổng thường chỉ hoặc chủ yếu tập trung ở mặt dưới của lá để hạn chế sự mất nước cho
cây. Cây ở nước khí khổng tập trung nhiều ở mặt trên (lúa mì). Lá cây mọc chìm trong
nước không có khí khổng, do cây không cần thoát hơi nước. Cây có lá mọc xiên đứng khí
khổng phân bố tương đối đồng đều ở cả hai mặt của lá (ngô). Lá cây xếp nằm ngang, khí
khổng tập trung nhiều ở mặt dưới (hướng dương, đậu hà lan) hay chỉ có ở mặt dưới (táo
tây, nhựa ruồi, sồi).
Bảng 2.2. Số lượng và sự phân bố khí khổng ở một số loài cây

Loài Mặt trên lá Mặt dƣới lá


Lúa mì 33 14
Ngô 52 68
Hướng dương 85 156
Đậu Hà lan 40 218
Cây nhựa ruồi 0 165
Táo tây 0 300
Sồi 0 450

Trong bảng, đơn vị là khí khổng/1 mm2 lá


d) Sự đóng mở khí khổng
Khi tế bào khí khổng hút nước vào làm thay đổi sức căng trương nước của tế bào, tế
bào trương lên, sinh ra một áp lực (áp suất trương) ép vào vách tế bào. Do vách ngoài
mỏng hơn nên bị đẩy nhiều hơn kéo vách trong của tế bào căng ra phía ngoài, làm hai vách

81
trong của tế bào bảo vệ tách nhau ra, đó là trạng thái khí khổng mở (Hình 2.11b), để thực
hiện thoát hơi nước. Ngược lại, khi tế bào khí khổng mất nước, giảm sức sức trương, sẽ bị
xẹp lại thì hai vách trong áp sát vào nhau, là trạng thái khí khổng đóng (Hình 2.11b).

2.4.3.3. Quy luật vận động của khí khổng


Sự đóng mở khí khổng bị điều khiển bởi sức trương nước của tế bào khí khổng. Do
đó bị ảnh hưởng bởi các yếu tố có thể tác động đến áp suất trương nước này.
Ở đa số các loài thực vật độ, mở của khí khổng tỷ lệ thuận với cường độ ánh sáng
chiếu vào nó. Khi có ánh sáng khí khổng bắt đầu mở; cường độ ánh sáng tăng dần, độ mở
khí khổng cũng tăng dần và đạt cực đại vào giữa ngày, lúc cường độ ánh sáng lớn nhất.
Sau đó sang buổi chiều cường độ ánh sáng giảm dần, độ mở khí khổng cũng giảm dần và
đóng hoàn toàn vào ban đêm (Hình 2.12).
Tuy nhiên, khi cường độ ánh sáng quá cao, khí khổng đóng để bảo vệ cây trồng khỏi
bị mất nước.
Ở thực vật mọng nước (thực vật CAM), khí khổng đóng ban ngày và mở ban đêm để
bảo vệ cho cây khỏi bị mất nước quá nhiều. Đây là phản ứng thích nghi quan trọng của
nhóm thực vật này trong điều kiện khắc nghiệt khô hạn, nắng và nóng kéo dài.
Một số thực vật khác như cà chua, khí khổng có thể mở cả ngày lẫn đêm.
Khi gặp trời mưa kéo dài, các tế bào biểu bì bị trương nước ép lên tế bào khí khổng
làm khí khổng đóng lại. Hiện tượng này gọi là đóng khí khổng bị động.
Tuy nhiên, sự đóng mở này còn phụ thuộc vào các yếu tố khác, có các cơ chế điều
chỉnh khác và có thể không tuân theo các qui luật trên.

2.4.3.4. Cơ chế điều chỉnh sự vận động của khí khổng


Sự đóng mở khí khổng phụ thuộc chặt chẽ vào hai yếu tố là đặc điểm cấu tạo của khí
khổng với đặc điểm vách trong dày hơn vách ngoài và sức căng trương nước của tế bào khí
khổng. Trong đó đặc điểm cấu tạo tế bào khí khổng là yếu tố có tính ổn định, không bị chi
phối bởi các yếu tố môi trường bên ngoài. Sức trương nước của tế bào khí khổng có thể
thay đổi, và bị chi phối bởi các yếu tố tác động đến khả năng trao đổi nước của tế bào khí
khổng. Do đó, những yếu tố tác động có thể làm thay đổi sức căng trương nước của tế bào
khí khổng là những yếu tố có tác động đến sự đóng mở khí khổng.
a) Sự đóng mở khí khổng được điều khiển bởi ánh sáng
Ánh sáng cung cấp năng lượng cho quá trình quang hợp. Khi có ánh sáng lục lạp
trong tế bào khí khổng bắt đầu quang hợp tổng hợp chất hữu cơ, làm sản sinh ra đường.
Đường là một chất có hoạt tính thẩm thấu cao, nên khi lượng đường trong tế bào khí khổng
tăng lên sẽ làm tăng áp suất thẩm thấu, tế bào có xu thế hút nước vào làm tăng sức trương

82
nước, tế bào khí khổng mở. Khi cường độ ánh sáng càng tăng thì quang hợp tăng làm
lượng đường tăng theo, kết quả là độ mở khí khổng tăng.
Ngược lại khi ánh sáng giảm, thì quang hợp giảm, lượng đường giảm, tế bào khí
khổng hút ít nước hơn, nên độ mở khí khổng giảm theo.
Đáng chú ý là quan hệ giữa độ mở khí khổng với cường độ ánh sáng không phải luôn
đồng thuận. Đó là khi cường độ ánh sáng quá cao, vào thời điểm giữa trưa, độ mở khí
khổng có xu thế giảm, để bảo vệ cây.
Tác động của ánh sáng đến sự đóng mở khí khổng được mô tả trong Hình 2.12 dưới
đây:

Hình 2.12. Tác động của ánh sáng đến sự đóng mở khí khổng
Ngoài ra, tác động kiểm soát sự đóng mở khí khổng của ánh sáng ngoài cơ chế có
liên quan đến quang hợp như giải thích trên đây, còn có sự tham gia của loại quang phổ
ánh sáng xanh. Ánh sáng xanh có tác dụng kích thích khí khổng mở, cơ chế của sự kiểm
soát này có sự tham gia của carotenoid loại zeaxanthin. Zeaxanthin trong tế bào khí khổng
tăng lên theo cường độ ánh sáng làm thay đổi hàm lượng theo hướng tăng các chất có hoạt
tính thẩm thấu như Cl-, malat-, NO3-, K+, Ca2+ làm tế bào khí khổng hút nước vào gây mở
khí khổng.
b) Tác động của ion K+ lên sự đóng mở khí khổng
Trong số các ion có mặt trong tế bào khí khổng thì ion K+ có hoạt tính thẩm thấu
mạnh nhất. Khi tế bào khí khổng tích lũy ion K+, sẽ tế bào khí khổng tăng hút nước vào,
tăng sức trương và làm khí khổng mở (Hình 2.13a).
Khi ion K+ rời khỏi tế bào khí khổng ra ngoài tế bào biểu bì, làm tăng áp suất của tế
bào biểu bì, nước đi từ khí khổng ra tế bào biểu bì nơi có nồng độ K+ cao hơn. Kết quả là
làm sức trương nước của khí khổng giảm, khí khổng đóng lại (Hình 2.13b).

83
+
Hình 2.13. Ảnh hưởng của ion K lên sự đóng mở khí khổng
+
(những chấm trong hình chỉ ion K )
c) Sự tích lũy abscisic acid (ABA) gây đóng khí khổng
Abscisic acid (ABA) là một hormone thực vật, được biết có vai trò quan trọng với
tính chống chịu các điều kiện bất lợi của môi trường, đặc biệt là các căng thẳng liên quan
đến nước. Một phản ứng phổ biến ở thực vật là khi rơi vào trạng thái căng thẳng nước (như
hạn, mặn, lạnh), hàm lượng ABA được tích lũy tăng làm khí khổng đóng để hạn chế mất
nước, bảo vệ cây trồng. Những quan sát thực tế cũng cho thấy khi bổ sung ABA ngoại sinh
khí khổng của lá có xu thế đóng lại, mức độ đóng khí khổng phụ thuộc vào nồng độ ABA
xử lý (Hình 2.14).

Hình 2.14. Ảnh hưởng của ABA ngoại sinh lên độ mở khí khổng
ở cây Brassica napus (Zhu và cs., 2010a)
a. Tác động của ABA nồng độ khác nhau lên độ mở khí khổng.
EtOH: ethanol; Stomatal aperture: độ mở khí khổng.
b. Hình ảnh hiển vi độ mở khí khổng ở cây xử lý ABA 20 µm (bên phải)
và ở cây đối chứng không xử lý ABA (bên trái). Ctl – control: đối chứng.

84
Cơ chế kiểm soát sự đóng mở khí khổng của ABA được rất nhiều nhà khoa học trên
thế giới quan tâm, hiện đã được nghiên cứu ở mức độ phân tử, và có nhiều bài báo công bố
với các cách giải thích khác nhau.
Nhìn chung đây là một cơ chế rất phức tạp, với sự tham gia của nhiều gen và protein,
có sự kiểm soát của các kênh vận chuyển vật chất trên màng tế bào khí khổng.

Hình 2.15. Mô hình cơ chế gây đóng khí khổng của ABA (Christmann và cs., 2005)
Điểm chung nhận được của hầu hết các nhà khoa học là ABA điều khiển đóng mở
khí khổng có liên quan đến sự thay đổi hàm lượng các chất có hoạt tính thẩm thấu trong tế
bào khí khổng.
Ngược với sự tăng cường hàm lượng zeaxanthin trong ánh sáng xanh, sự tích lũy của
ABA đã kích hoạt các quá trình trao đổi ion, anion trên màng tế bào khí khổng, làm các
chất có hoạt tính thẩm thấu như Cl-, malat-, NO3-, K+ vận chuyển ra các tế bào biểu bì xung
quanh kéo theo nước đi ra khỏi tế bào gây giảm sức trương, đóng khí khổng (Hình 2.15).
ABA làm tăng tính mẫn cảm của màng với Ca2+, kênh vận chuyển Ca2+ tăng cường
làm kích hoạt các kênh trao đổi anion, làm cho các anion như Cl-, malat-, NO3- vận chuyển
ra khỏi tế bào khí khổng, dẫn đến mất phân cực màng tế bào khí khổng. Sự mất phân cực
này đã kích hoạt kênh vận chuyển K+, làm K+ di chuyển ra khỏi tế bào khí khổng, kéo theo
nước ra khỏi tế bào khí khổng gây giảm sức căng, kết quả là làm khí khổng đóng.
d) Sự đóng mở khí khổng được kiểm soát bởi CO2 trong lá
Nồng độ CO2 cao trong khoảng gian bào của lá gây đóng khí khổng. Cơ chế gây
đóng khí khổng của CO2 được nghiên cứu từ những năm 90 của thế kỷ XX. Cơ chế này
được tóm tắt là CO2 điều tiết đóng mở khí khổng thông qua kênh anion và K+ trên màng tế
bào khí khổng, tương tự như trường hợp của ABA. Điều này giải thích tại sao quang hợp
lại giảm khi nồng độ CO2 trong môi trường tăng cao (xem Chương 3).

85
2.4.4. Ảnh hưởng của nhân tố ngoại cảnh đến sự thoát hơi nước
2.4.4.1. Bản chất sinh học và vật lý của quá trình thoát hơi nước
a) Bản chất sinh học
Quá trình thoát hơi nước ở lá vừa mang bản chất sinh học, vừa mang bản chất vật lý.
Thoát hơi nước ở lá mang bản chất sinh học ở chỗ, nó được thực hiện ở lá là một thực thể
sống, và được điều chỉnh bởi quá trình sinh học, đó là các cơ chế điều chỉnh sự đóng mở
khí khổng. Với bản chất sinh học thoát hơi nước chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố bên trong
như loài cây, tuổi lá, diện tích lá, số lượng và sự phân bố, vị trí của khí khổng trên lá, các
yếu tố tác động đến sự đóng mở khí khổng.
b) Bản chất vật lý
Bay hơi nước là quá trình khuếch tán của nước qua bề mặt thoáng như vũng nước, ao
hồ, sông, biển… Thoát hơi nước cũng tương tự bay hơi nước, chỉ khác đó là sự khuếch tán
của nước qua các khe nhỏ (khe khí khổng), hay đó chính là quá trình bay hơi của nước qua
lỗ nhỏ.
Cả hai quá trình bay hơi nước và thoát hơi nước đều có chung bản chất là phân tử
nước chuyển từ thể lỏng sang thể hơi và di chuyển theo gradient nồng độ hơi nước ra khỏi
lá. Chúng đều tuân theo công thức Dalton và chịu ảnh hưởng của các yếu tố ngoại cảnh
như nhiệt độ, độ ẩm không khí, gió, ánh sáng…
Công thức bay hơi nước của Dalton:
K  F  f  760S
V= (2.3)
P
(Vũ Văn Vụ và cs., 2012)
Trong đó: V: Tốc độ thoát hơi nước;
K: Hằng số thoát hơi nước;
F: Áp suất thoát hơi nước bão hòa ở bề mặt bay hơi;
f: Áp suất hơi nước của khí quyển;
S: Diện tích bề mặt bay hơi (diện tích lá);
P: Áp suất không khí nơi thí nghiệm.
Hiệu số của áp suất hơi nước bão hòa ở bề mặt bay hơi (F) và áp suất hơi nước của
khí quyển (f) được gọi là độ thiếu bão hòa hơi nước (F – f). Từ công thức (2.3) cho thấy
trong cùng một thời gian, cùng địa điểm, cùng diện tích bề mặt bay hơi S, thì tốc độ thoát
hơi nước V tỷ lệ thuận với độ thiếu bão hòa hơi nước. Độ thiếu bão hòa hơi nước lại phụ
thuộc vào nhiệt độ, độ ẩm không khí, ánh sáng, gió.

86
2.4.4.2. Tác động của các nhân tố ngoại cảnh đến quá trình thoát hơi nước
a) Ảnh hưởng của nhiệt độ
Khi nhiệt độ tăng thì áp suất hơi nước bão hòa ở bề mặt bay hơi (F) tăng, trong khi
đó áp suất hơi nước của khí quyển (f) ít thay đổi, dẫn đến độ thiếu bão hòa hơi nước (F – f)
tăng. Kết quả là làm tốc độ thoát hơi nước (V) tăng và ngược lại. Tuy nhiên khi nhiệt độ
tăng quá cao thì cây có phản ứng đóng khí khổng để bảo vệ cho lá, cây.
b) Ảnh hưởng của độ ẩm không khí
Độ ẩm không khí tương đương với áp suất hơi nước của khí quyển (f), nếu f càng
nhỏ thì (F – f) tăng, làm giá trị V tăng, thoát hơi nước diễn ra càng mạnh. Trong trường
hợp độ ẩm không khí quá thấp, kết hợp nhiệt độ cao, làm thoát hơi nước quá mạnh, sẽ làm
cho cây thoát hơi nước quá nhiều gây nên hạn chế sự sinh trưởng phát triển của cây.
c) Ảnh hưởng của gió
Gió mang đi lớp không khí ẩm ở bề mặt lá, thay vào đó lớp không khí khô hơn, làm
(F – f) tăng, dẫn đến tăng thoát hơi nước. Do đó, gió càng mạnh thì thoát hơi nước càng
nhanh. Nếu gió khô, nóng kết hợp với nhiệt độ cao, độ ẩm không khí thấp, sẽ làm tăng
cường thoát hơi nước rất mạnh, gây nên hạn nặng cho cây. Đây chính là đặc điểm của gió
Tây Nam, hay gặp ở các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên của nước ta vào mùa khô, làm
cho cỏ cây bị mất nước khô héo, thậm trí có thể bị chết.
d) Ảnh hưởng của ánh sáng
Tác động của ánh sáng đến quá trình thoát hơi nước là gián tiếp thông qua hoạt động
khí khổng. Ánh sáng làm khí khổng mở để thoát hơi nước diễn ra. Ở đa số các loài thực vật
khí khổng mở ban ngày và đóng vào ban đêm, do đó thoát hơi nước cũng diễn ra chủ yếu
vào ban ngày, và tăng dần theo sự tăng của độ mở khí khổng khi cường độ ánh sáng tăng.
Ở một số loài thực vật sống trong điều kiện khắc nghiệt (thực vật CAM), thoát hơi
nước lại diễn ra vào ban đêm, do khí khổng chỉ mở ban đêm. Đây là đặc điểm thích nghi để
bảo vệ cây tránh sự mất nước không kiểm soát được trong điều kiện khô hạn.
Như vậy, sự thoát hơi nước có thể được điều hòa theo cơ chế đóng mở khí khổng
hoặc cơ chế ngoài khí khổng. Khi điều hòa theo cơ chế đóng mở khí khổng nó thể hiện bản
chất sinh học, còn khi điều hòa theo cơ chế ngoài khí khổng nó thể hiện bản chất vật lý.

2.4.5. Một số thông số đánh giá quá trình thoát hơi nước
Như các phân tích trên đây cho thấy, thoát hơi nước là một quá trình sinh lý rất quan
trọng và gắn liền với khả năng chống chịu của cây với điều kiện môi trường gây căng
thẳng nước. Để so sánh, đánh giá quá trình thoát hơi nước ở các cây trồng khác nhau, có
thể sử dụng các thông số như cường độ thoát hơi nước, hệ số thoát hơi nước, hiệu suất
thoát hơi nước. Mỗi thông số có cách tính và ý nghĩa khác nhau.

87
2.4.5.1. Cường độ thoát hơi nước
Cường độ thoát hơi nước được tính là lượng nước (g/kg) bay hơi trên một đơn vị
diện tích lá (dm2/m2) trong một đơn vị thời gian (phút/h). Cường độ thoát hơi nước là một
chỉ số có độ biến động cao, phụ thuộc vào loài cây, giai đoạn sinh trưởng phát triển và điều
kiện sinh thái.
Thông qua xác định cường độ thoát hơi nước có thể biết được khả năng thoát hơi
nước của cây trồng, đây cũng được coi là một đặc tính sinh lý của giống. Thoát hơi nước
cho biết nhu cầu nước của cây, vì phần lớn (99%) lượng nước cây hút vào bị thoát ra ngoài
qua quá trình thoát hơi nước. Qua đó xác định được lượng nước cây cần cho từng giai đoạn
khác nhau hoặc trong suốt đời sống của cây, từ đó có chế độ tưới nước hợp lý cho cây
trồng để đạt được năng suất cao nhất. Đó chính là các ý nghĩa của chỉ số cường độ thoát
hơi nước.

2.4.5.2. Hệ số thoát hơi nước


Hệ số thoát hơi nước được tính bằng lượng nước bay hơi để tạo nên 1 gam chất khô.
Chỉ số này cũng phụ thuộc vào giống cây trồng và điều kiện môi trường. Ví dụ, hệ số thoát
hơi nước của lúa là 680, nghĩa là cây cần thoát đi 680 g nước để tạo nên 1g chất khô, con
số này ở khoai tây 640, dưa hấu 580, ngô 170, rau dền là 300 (Hoàng Minh Tấn và cs.,
2006).
Hệ số thoát hơi nước cho ta biết được nhu cầu nước của cây trồng và lượng nước cần
cung cấp cho cây để tạo nên một năng suất cần đạt được.

2.4.5.3. Hiệu suất thoát hơi nước


Hiệu suất thoát hơi nước được tính bằng lượng chất khô cây tích lũy được khi cây bị
mất đi 1 kg nước bởi quá trình thoát hơi nước. Chỉ tiêu này thường giao động từ 1 đến 8
(Hoàng Minh Tấn và cs., 2006), thay đổi phụ thuộc loài cây và điều kiện môi trường. Hiệu
suất thoát hơi nước gắn liền với hiệu quả của quá trình quang hợp, trong đó có sự khuếch
tán vào lá của CO2.

2.4.5.4. Tỷ số thoát hơi nước


Thoát hơi nước thông qua khí khổng tạo điều kiện cho CO2 vào lá để thực hiện
quang hợp. Một câu hỏi đặt ra là cây mất bao nhiêu nước để CO2 vào lá đủ cho quang hợp.
Tỷ số thoát hơi nước biểu thị mối quan hệ giữa lượng nước mất đi với lượng CO2
vào lá được đồng hóa bởi quá trình quang hợp. Tỷ số thoát hơi nước là lượng nước cây mất
đi bởi thoát hơi nước để cố định được 1 phân tử CO2 trong quang hợp. Theo đó, giá trị tỷ
số thoát hơi nước được tính là lượng nước cây mất đi chia cho lượng CO2 được đồng hóa
bởi quang hợp. Ví dụ, ở một thực vật điển hình, cần mất đi 500 phân tử nước để cố định
được một phân tử CO2 bởi quá trình quang hợp, có nghĩa là tỷ số thoát hơi nước là 500.

88
Đôi khi nghịch đảo của thông số này còn được gọi là hiệu quả sử dụng nước của cây. Nếu
ở cây có tỷ số thoát hơi nước là 500, thì hiệu của sử dụng nước của cây đó là 1/500 = 0.002
(Taiz và Zeiger, 2010).
Tương tự như hiệu suất thoát hơi nước, tỷ số thoát hơi nước cũng thay đổi theo loài
cây, và điều kiện môi trường, phụ thuộc vào các yếu tố có ảnh hưởng đến quang hợp, thoát
hơi nước của cây.

2.5. Sự cân bằng nƣớc trong cây


2.5.1. Khái niệm về cân bằng nước
Cân bằng nước của cây được xác định bằng lượng nước hút vào và lượng nước thoát
ra. Nếu gọi lượng nước thoát đi là T và lượng nước hút vào là A thì tỷ lệ T/A biểu thị cân
bằng nước trong cây. Khi T/A ≤ 1 thì cây ở trạng thái cân bằng nước, nếu T/A > 1 thì cây
mất cân bằng nước.

2.5.2. Cân bằng nước dương


Khi độ thiếu bão hòa hơi nước trong cây thấp, cây dễ dàng hút nước để bù đắp lượng
nước thiếu hụt đó. Lúc đó T/A ≈ 1. Để đảm bảo được tỷ lệ này thì quá trình thoát hơi nước
và hút nước luôn được phối hợp một cách nhịp nhàng. Biểu hiện quan sát được là cây luôn
ở trạng thái tươi, thuận lợi cho các hoạt động sinh lý và hình thành năng suất.

2.5.3. Cân bằng nước âm


Khi độ thiếu bão hòa hơi nước trong cây lớn, cây thoát hơi nước quá mạnh vượt quá
khả năng hút nước của rễ. Lượng nước hút vào không đủ để bù lại lượng nước mất đi. Khi
đó T/A luôn luôn > 1. Biểu hiện cây thiếu nước bị héo rủ do bị giảm sức trương, gây hại
cho các hoạt động sinh lý và tạo năng suất của cây trồng. Nếu thời gian cây bị rơi vào trạng
thái cân bằng nước âm ngắn, được cung cấp nước kịp thời cây có thể phục hồi lại trạng thái
cân bằng nước, giảm tác hại của cho cây.
Trong thực tế, cây trồng sinh trưởng bình thường luôn có sự dao động về thế cân
bằng nước giữa cân bằng dương và âm, đó là do sự thoát hơi nước phụ thuộc vào sự đóng
mở khí khổng, hoặc thay đổi theo nhịp điệu ngày đêm và sự giao động nhẹ của các yếu tố
môi trường.
Trạng thái cây mất cân bằng nước thường gặp trong điều kiện môi trường bất lợi như
hạn, mặn, lạnh. Khi cây mất cân bằng nước sẽ gây một loạt các biến đổi tiêu cực cho các
quá trình sinh sinh, sinh hóa, sinh trưởng phát triển và sinh sản, từ đó tác động đến năng
suất cây trồng. Tùy theo mức độ thiếu nước và khả năng chống chịu của cây, các tác hại
này có thể nhiều hay ít (xem chi tiết trong Chương 7).
Các phản ứng thường thấy, tức thời của thực vật khi bị mất cân bằng nước là đóng
khí khổng để hạn chế mất nước.

89
2.6. Cơ sở sinh lý của việc tƣới nƣớc hợp lý cho cây trồng.
Như đã phân tích ở trên, nước có vai trò vô cùng quan trong đối với sự sinh trưởng
phát triển và hình thành năng suất của cây trồng. Do đó, để thu được năng suất cao trong
trồng trọt cần đảm bảo chế độ nước hợp lý cho cây. Trong canh tác, nước là yếu tố cần
quan tâm đầu tiên.
Mặt khác, nước là tài nguyên hữu hạn, nhất là với kịch bản biến đổi khí hậu phức tạp
hiện nay việc sử dụng nước tiết kiệm là rất cần thiết.
Tưới nước hợp lý cho cây trồng là cung cấp vừa đủ lượng nước cần thiết cho nhu cầu
sinh lý của cây để tạo điều kiện cho cây hình thành năng suất cao nhất. Lượng nước này
thay đổi theo loài cây, giai đoạn sinh trưởng phát triển và chế độ nước của môi trường
sống. Như vậy, tưới nước hợp lý cho cây là tưới nước đúng nhu cầu sinh lý cây trồng, đúng
thời điểm cây cần, và đúng phương pháp.

2.6.1. Xác định lượng nước tưới thích hợp


Lượng nước tưới thích hợp là lượng nước cây cần để tạo nên một năng suất tối ưu,
hay gọi là nhu cầu nước của cây. Nhu cầu nước này phụ thuộc vào từng loài và từng giai
đoạn sinh trưởng khác nhau của cây.
Có nhiều quan điểm khác nhau về cách chuẩn đoán nhu cầu nước của cây. Phương
pháp xác định là đo cường độ thoát hơi nước của cây qua từng giai đoạn. Người ta đã tính
toán được rằng 99% lượng nước cây hút vào thoát ra ngoài qua quá trình thoát hơi nước,
nghĩa là cây chỉ sử dụng 1% cho các hoạt động sống mà thôi, từ đó tính được nhu cầu nước
của cây.

2.6.2. Xác định thời điểm tưới nước thích hợp


Nhu cầu nước của cây thay đổi theo từng giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây.
Giai đoạn cây còn non, đang sinh trưởng phát triển và sinh sản cây cần nhiều nước hơn giai
đoạn cây già, và ngủ nghỉ.
Trong đó, có những giai đoạn nếu thiếu nước ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh
trưởng phát triển và năng suất cây trồng, gọi là giai đoạn khủng hoảng về nước. Ở đa số
loài cây trồng, giai đoạn khủng hoảng là phân cành/đẻ nhánh, khi cây hình thành hoa, thụ
tinh và tạo quả/hạt. Tác hại của việc thiếu nước ở giai đoạn này được phân tích trong
Chương 7. Vì vậy, trong trồng trọt cần đặc biệt chú ý cung cấp đủ nước ở các giai đoạn
này.
Cây có thể lấy nước cho nhu cầu sinh lý từ đất, môi trường sống của cây trồng. Khi
môi trường không cung cấp đủ nước cho cây thì cần phải tưới nước cho cây. Do vậy, cần
phải xác định đúng thời điểm cần tưới nước cho cây. Để xác định được khi nào cần tưới
nước cho cây có thể thực hiện theo một số phương pháp sau đây:

90
2.6.2.1. Dựa vào kinh nghiệm
Quan sát đất và cây để chuẩn đoán cây thiếu nước và quyết định tưới. Đất có màu
sáng, khô, cây có biểu hiện giảm sức căng trương nước, hơi héo là cần tưới nước ngay, nếu
để trễ mới tưới thì khả năng phục hồi của cây kém, cây rơi vào trạng thái héo sâu, có thể
làm cây chết.

2.6.2.2. Xác định hệ số héo của đất


Lượng nước còn lại trong đất mà cây không thể hút được nên cây bị héo sâu, nghĩa là
cây héo không có khả năng phục hồi, gọi là hệ số héo của đất. Hệ số héo của đất được xác
định bằng cách trồng cây trong chậu đất, không tưới nước, đến khi cây héo hoàn toàn thì
đem xác định lượng nước còn lại trong đất để tính hệ số héo của đất. Hệ số héo có quan hệ
với đặc điểm sinh lý của loại cây trồng trên đất, nhưng là một chỉ số đặc trưng cho đất chứ
không phải cho cây. Hệ số héo của các loại đất khác nhau là khác nhau, và trong cùng một
loại đất thì hệ số héo với các loại cây trồng khác nhau cũng khác nhau do khả năng hút
nước của hệ rễ của chúng không giống nhau. Ví dụ, hệ số héo của đất cát thô là 0.9; đất cát
mịn là 2.6; sét pha nhẹ là 4.8; sét pha nặng là 9.7; trong khi đất sét nặng là 16.2 (Vũ Văn
Vụ và cs., 2012).

2.6.2.3. Dựa vào chỉ tiêu sinh lý


Nồng độ dịch bào, áp suất thẩm thấu, sức hút nước của lá cây, độ mở của khí khổng
là các chỉ tiêu rất nhạy cảm với chế độ nước trong đất. Do vậy, có thể sử dụng các chỉ tiêu
sinh lý này để xác định được khi nào cần tưới nước cho cây. Phương pháp xác định xem
chi tiết trong Giáo trình sinh lý thực vật. Tập II. Phần thực hành (Khương Thị Thu Hương
và Nguyễn Văn Việt, 2017).

2.6.3. Xác định phương pháp tưới thích hợp


Tùy theo từng loại cây trồng, điều kiện cung cấp nước và thiết bị tưới mà có phương
pháp tưới thích hợp.
Tưới ngập, tưới tràn: Áp dụng với các loài có nhu cầu nước cao như lúa và các cây
khác, khi việc cung cấp nước thuận lợi.
Tưới rãnh: Xả nước vào các rãnh cây trồng, nước từ đây sẽ ngấm đến phẫn rễ cây.
Áp dụng cho các cây hoa màu trong điều kiện có nhiều nước tưới.
Tưới phun mưa, phun sương: Áp dụng với cây rau, hoa và cây cảnh, khi có thiết bị
kỹ thuật thích hợp.
Tưới nhỏ giọt: Cung cấp vừa đủ lượng nước theo nhu cầu của cây. Áp dụng với các
cây trồng có nhu cầu nước vừa phải, ở nơi nguồn nước sạch hiếm, và cần có dụng cụ để
nhỏ giọt đến từng gốc cây. Ví dụ, trên cây ăn quả, cây công nghiệp ở những nơi khan hiếm

91
nguồn nước tưới; hoặc với cây cà chua, dâu tây... trong hệ thống trồng rau sạch trong nhà
kính, nhà lưới nhằm tiết kiệm nguồn nước sạch.
Hiện nay, với sự phát triển của khoa học công nghệ, hệ thống tưới nước phun mưa,
phun sương, nhỏ giọt đã được áp dụng rất rộng rãi tại các cơ sở trồng rau, hoa theo hướng
phát triển nông nghiệp công nghệ cao. Thực tế ở nhiều nước có nền nông nghiệp sạch phát
triển như Isael, Nhật Bản và các quan sát ở Việt Nam cho thấy các phương pháp tưới này
rất hiệu quả, vừa đảm bảo cung cấp đủ nước sạch cho cây trồng, lại vừa tiết kiệm nước.
Các phương pháp tưới tiên tiến này có đòi hỏi chi phí đầu tư cao hơn các phương pháp tưới
truyền thống (tưới ngập, tràn, tưới rãnh), nhưng lại rất phù hợp với nền sản xuất nông
nghiệp sạch công nghệ cao trong bối cảnh biến đổi khí hậu diễn biến phức tạp, nguồn nước
sạch khan hiếm như hiện nay.

92
CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Hãy phân tích vai trò của nước đối với cơ thể thực vật?
2. Phân tích sự phù hợp của cấu tạo rễ cây với chức năng hút nước?
3. Rễ cây hấp thụ nước như thế nào? Quá trình này chịu ảnh hưởng của các yếu tố
ngoại cảnh nào?
4. Mô tả quá trình di chuyển của nước từ lông hút vào xylem?
5. Nước được vận chuyển trong thân cây như thế nào? Phân tích các động lực để
nước vận chuyển được trong thân lên đến những độ cao hàng trăm mét ở cây thân gỗ?
6. Thoát hơi nước làm mất đi một lượng rất lớn nước cây hút vào từ rễ, vậy tại sao
cây vẫn cần thực hiện thoát hơi nước?
7. Quá trình thoát hơi nước diễn ra như thế nào ở thực vật?
8. Phân tích ảnh hưởng của các yếu tố môi trường bên ngoài đến quá trình thoát hơi
nước?
9. Quá trình đóng mở khí khổng diễn ra như thế nào? Yếu tố nào tham gia vào điều
khiển sự đóng mở khí khổng?
10. Cân bằng nước trong cây là gì? Có những nguyên nhân nào gây mất cân bằng
nước trong cây?
11. Thế nào là tưới tiêu nước hợp lý cho cây trồng? Cần phải làm gì để đảm bảo việc
tưới tiêu nước cho cây trồng là hợp lý?

93
Chương 3
QUANG HỢP Ở THỰC VẬT

3.1. Khái niệm về quang hợp ở thực vật


3.1.1. Định nghĩa và bản chất của quá trình quang hợp
Quá trình quang hợp có thể được hiểu là quá trình tổng hợp các chất hữu cơ từ các
chất đơn giản là CO2 và H2O dưới tác dụng của ánh sáng và có sự tham gia của sắc tố diệp
lục.
Thực chất, quang hợp là quá trình biến đổi năng lượng ánh sáng thành năng lượng
hóa học chứa đựng trong các hợp chất hữu cơ sản phẩm của quá trình quang hợp nhờ các
sắc tố quang hợp. Do vậy, chỉ những cơ thể chứa sắc tố quang hợp mới thực hiện được quá
trình này. Tuy nhiên, sản phẩm của quang hợp lại được sử dụng trực tiếp hoặc gián tiếp
cho tất cả các sinh vật khác trên Trái đất.
Về mặt hóa học, quang hợp là quá trình oxy hóa khử, trong đó năng lượng mặt trời
được sử dụng để oxy hóa nước và khử khí CO2 từ đó tổng hợp nên chất hữu cơ. Quá trình
này diễn ra ở trong lục lạp cụ thể là trên màng thylakoid nơi định vị bộ máy quang hợp của
cây xanh.

3.1.2. Các hình thức quang hợp ở sinh vật


Khoảng năm 1930, nhà khoa học C.B. Van Niel đã khám phá thấy hai hình thức
quang hợp là quang hợp thải oxy và quang hợp không thải oxy (Van Niel, 1931) (Bảng
3.1).

3.1.2.1. Hình thức quang hợp không thải oxy


Đây là hình thức quang hợp diễn ra trong điều kiện môi trường yếm khí. Ở hình thức
này, không cần thậm chí bị ức chế bởi sự có mặt của oxy, nhưng nó cần sự có mặt của hợp
chất khử chứa lưu huỳnh (H2S) và oxy hóa H2S nhờ năng lượng ánh sáng để tạo ra lưu
huỳnh. Mặc dù không tạo ra oxy nhưng hình thức quang hợp này vẫn có những vai trò nhất
định trong việc điều chỉnh nguồn oxy ở thời đại nguyên sinh và duy trì Trái đất ở thời
Trung cổ (Johnston và cs., 2009).
Phương trình tổng quát của quá trình quang hợp không thải oxy được mô tả như sau:
Ánh sáng
CO2 + 2H2S (CHOH) + H2O + 2S (3.1) (#)
Sắc tố quang hợp

94
Quang hợp không thải oxy diễn ra ở vi khuẩn sống bằng các hình thức quang tự
dưỡng hoặc dị dưỡng trong môi trường kỵ khí ở nước ngọt, mặn, trong đất đặc biệt trong
lớp đất bùn ở đáy ao hồ nơi bị ô nhiễm.
Bảng 3.1. So sánh hai hình thức quang hợp thải oxy và không thải oxy

Đặc điểm so sánh Quang hợp thải oxy Quang hợp không thải oxy
Bào quan thực hiện Lục lạp Không có lục lạp
Diệp lục, carotenoid, Diệp lục vi khuẩn, bacterioviridin,
Sắc tố
phycobilin carotenoid vi khuẩn
Xảy ra ở bước sóng 400 - 700 nm Khoảng 700 nm
+ +
Chất khử CO2 NADPH + H NADH + H
H2S, hợp chất vô cơ và hợp chất
Chất cho điện tử Chỉ là H2O
khử hữu cơ
Giải phóng oxy Có Không
Hệ thống quang hóa 2 (1 và 2) 1
Trung tâm phản ứng 2 (P680 và P700) 1 (Loại I: P840 hoặc Loại II: P890)
Quá trình phosphoril hóa Quá trình phosphoril hóa vòng
Quá trình phosphoril hóa
không vòng chiếm ưu thế chiếm ưu thế
Hiệu ứng Emerson (*) Có Không được báo cáo

(*) Hiệu ứng Emerson là hiệu ứng tăng cường tỷ lệ quang hợp khi lục lạp được chiếu
sáng ở hai bước sóng 680 và 700 nm tương ứng cực đại hấp thu của hai trung tâm phản
ứng được đề xuất lần đầu tiên bởi nhà sinh học người Mỹ, Emerson Robert (Emerson, 1957).
Trong cơ thể của chúng sắc tố quang hợp có đặc điểm khác với diệp lục ở cây xanh
về cấu trúc, phổ hấp thụ ánh sáng và được gọi là diệp lục vi khuẩn (xem thêm trong phần
sắc tố quang hợp). Người ta chia các sinh vật này làm ba nhóm: vi khuẩn xanh, vi khuẩn
tía và các vi khuẩn khác với các đặc điểm về hình thái, cấu trúc khác nhau (Jack Farineau
và Morot - Gaudry, 2011). Nhóm vi khuẩn này đã và đang được nghiên cứu, ứng dụng
trong xử lý ô nhiễm môi trường.

3.1.2.2. Hình thức quang hợp thải oxy


Đây là hình thức quang hợp tạo ra sản phẩm là oxy phân tử từ quá trình oxy hóa phân
tử nước nhờ năng lượng ánh sáng mặt trời.
Phương trình tổng quát được miêu tả như sau:
Ánh sáng
CO2 + 2H2S (CHOH) + O2 (3.2) (#)
Diệp lục

(#) Trong cả hai phương trình (3.1) và (3.2), CHOH tương ứng với 1/6 glucose (C 6H12O6)
và sản phẩm khi khử 1 phân tử CO2; đây là dạng khử của C từ dạng có mức oxy hóa cao

95
nhất là CO2 và là dạng cần thiết cho các quá trình sống của tế bào. Các phản ứng này là
các phản ứng trao đổi điện tử và năng lượng, để chuyển hóa nguồn năng lượng hóa học và
vật lý bên ngoài vào phân tử carbohydrate trong tế bào, mà thực chất là các phản ứng oxy
hóa khử (xem ở phần sau).
Quang hợp thải oxy xảy ra ở sinh vật có sắc tố diệp lục và sống bằng hình thức tự
dưỡng. Chúng có thể là sinh vật prokaryote đại diện chính là tảo lam; hay eukaryote như
tảo, thực vật bậc cao gồm hạt trần, hạt kín và dương xỉ. Trong cuốn sách này chủ yếu đề
cấp đến hình thức quang hợp thải oxy ở thực vật bậc cao.

3.1.3. Ý nghĩa của quang hợp đối với tự nhiên và con người
Quang hợp là quá trình sinh lý rất quan trọng đối với sự sống của không chỉ thực vật
mà với tất cả các sinh vật trên Trái đất.
Quang hợp cung cấp chủ yếu nguồn chất hữu cơ cho hoạt động sống của mọi sinh vật
trên Trái đất. Quang hợp là phương thứ tự dưỡng đặc trưng ở thực vật, trong khi với các
sinh vật khác là phương thức dị dưỡng.
Qua phân tích thành phần chất khô người ta thấy rằng trong cây 90-95% chất hữu cơ
do quá trình quang hợp tạo thành (Zhu và cs., 2010b), hầu hết các chất hữu cơ này do con
người và các sinh vật dị dưỡng sử dụng. Người ta ước tính 110 tỷ tấn chất hữu cơ được
tổng hợp/năm, con người khai thác sử dụng 80 tỷ tấn. Sản lượng của thực vật trồng trọt
hàng năm 10 tỷ tấn, trong đó 5 tỷ tấn được sử dụng làm thức ăn cho người và động vật.
Quang hợp làm cân bằng tỷ lệ O2/CO2 trong khí quyển đảm bảo cho hoạt động sống
của mọi sinh vật trên Trái đất và làm trong sạch không khí bảo vệ môi trường. Tất cả sinh
vật trên Trái đất đều cần O2 và thải CO2 trong quá trình hô hấp. Lượng CO2 còn lớn hơn rất
nhiều do sự phân hủy chất hữu cơ của vi sinh vật, hoạt động đốt cháy nhiên liệu hóa thạch
của các nhà máy và các phương tiện giao thông của con người. Nhờ quá trình quang hợp
hấp thu lượng CO2 và thải O2 đã giữ cân bằng O2 và CO2 ổn định trong khí quyển, O2
khoảng 21%: CO2 khoảng 0.03%. Vai trò này có ý nghĩa quan trọng trong việc làm giảm
hiệu ứng nhà kính và hạn chế tác động đến biến đổi khí hậu đảm bảo cho hoạt động bình
thường của con người và các sinh vật khác trên hành tinh. Vì vậy, trồng cây nâng cao độ
che phủ của rừng hay cây xanh đô thị luôn được coi là một chiến lược đúng đắn để bảo vệ
môi trường ở tất cả các quốc gia trên thế giới. Liên quan đến lượng CO2 mà các hoạt động
của con người thải ra gây nguy hại cho môi trường, sinh học hiện đại đang phát triển một
nguồn năng lượng tái tạo mới hydrogen nhờ hoạt động quang hợp đặc biệt là quang hợp
của các vi sinh vật trong các lò phản ứng sinh học sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời.
Riêng đối với con người, quang hợp cung cấp nguồn năng lượng trực tiếp hoặc gián
tiếp cho mọi nhu cầu của con người. Thức ăn mà con người sử dụng có thể có nguồn gốc
trực tiếp từ quang hợp như lương thực, rau xanh, củ quả… hoặc gián tiếp như các thực
phẩm động vật, vi sinh vật. Thuốc chữa bệnh cho con người cũng có liên quan đến quá

96
trình quang hợp… Các nguồn năng lượng con người sử dụng đều là các sản phẩm của quá
trình quang hợp như năng lượng hóa thạch từ than đá, dầu mỏ, than bùn, năng lượng truyền
thống khác như củi, rơm rạ... đến nguồn năng lượng sinh học từ việc lên men xác thực vật
(rơm, rạ, mùn cưa, bã mía...) hay hydrogen từ chính hoạt động quang hợp của các loài tảo,
vi sinh vật. Quang hợp cung cấp nguồn nguyên liệu đa dạng, phong phú cho các ngành
công nghiệp như công nghiệp gỗ, giấy, thuốc lá, đường, dệt may… Sự phát triển các ngành
công nghiệp này hoàn toàn phụ thuộc vào quá trình quang hợp ở thực vật.
Do quang hợp có vai trò quyết định năng suất cây trồng trên cơ sở mối quan hệ với
các quá trình sinh lý khác trong cây, nên điều khiển quang hợp để tăng năng suất cây trồng
được rất nhiều nhà khoa học trên thế giới quan tâm nghiên cứu.
Ngày nay, với sự phát triển của khoa học sinh học và các ngành khoa học khác,
quang hợp nhân tạo ngoài cây xanh đã và đang được nghiên cứu mở ra một triển vọng ứng
dụng rất quan trọng. Tuy nhiên, dù có thành công thì cũng không thể và không bao giờ
thay thế hoàn toàn được quang hợp của cây xanh. Như vậy, nhờ quang hợp mà thực vật có
một vai trò và sứ mệnh vô cùng to lớn với sự sống của các sinh vật trên Trái đất.

3.2. Cơ quan và bào quan quang hợp


3.2.1. Lá cây
Ở thực vật lá là cơ quan quang hợp chính của cây mặc dù các bộ phận khác có chứa
diệp lục như thân non, quả non, đài hoa, cuống lá, bẹ lá và các phần xanh khác của cây
cũng có thể thực hiện quá trình quang hợp. Để thực hiện được chức năng này, lá cây có cấu
tạo hình thái và giải phẫu và những biến đổi phù hợp đảm bảo quá trình quang hợp được
diễn ra thuận lợi nhất trong cây và trong các điều kiện môi trường khác nhau.
Về hình thái lá thường có dạng bản, hướng sáng dương, có khả năng vận động để
hướng mặt trên của lá (nơi chứa nhiều lục lạp) về phía ánh sáng mặt trời để hấp thụ được
nhiều năng lượng ánh sáng cho quang hợp. Sự định hướng là theo đường chiếu sáng thể
hiện khá rõ ở các loài như bông, đậu tương, đậu lupin, và các loài thuộc họ cẩm quì…
(Taiz và Zeiger, 2010).
Khi giải phẫu lá cây, quan sát thấy có nhiều điểm khác biệt giữa các loài hay các
nhóm thực vật khác nhau. Các đặc điểm cấu tạo này thể hiện sự ảnh hưởng và phụ thuộc
lớn vào điều kiện môi trường, đặc biệt là chế độ chiếu sáng.
Ở các loài cây lá kim và cây một lá mầm, do lá mọc theo hướng song song với đường
chiếu sáng, ánh sáng chiếu đồng đều ở các phía của lá, nên lá có cấu trúc đồng nhất giữa
mặt trên và mặt dưới. Thể hiện ở chỗ chỉ có một loại tế bào mô đồng hóa nằm trong lớp
biểu bì có cấu tạo cũng giống nhau ở các mặt của lá. Tế bào mô đồng hóa thường có màng
lõm vào để tăng diện tích bề mặt thực hiện quang hợp (Hình 3.1; 3.7).

97
Hình 3.1. Cấu tạo giải phẫu lát cắt lá thông
(Pinus needle) (https://gardenculturemagazine.com)

Hình 3.2. Giải phẫu lát cắt ngang lá cây hai lá mầm

Ở lá cây hai lá mầm (Hình 3.2) do mặt trên nhận ánh sáng trực xạ còn mặt dưới nhận
ánh sáng tán xạ nên có cấu tạo hai mặt trên dưới khác nhau còn được gọi là kiểu cấu tạo
“lưng bụng”. Trên lát cắt ngang như mô tả trong Hình 3.2, lớp biểu bì trên bao phủ bề mặt
trên của lá thường gồm một lớp tế bào có kích thước lớn hơn, có lớp cutincun dày hơn và
tập trung ít khí khổng hơn để hạn chế sự mất nước và bảo vệ lá tránh các tác động bất lợi
của bức xạ mặt trời nhất là vào thời điểm giữa trưa nắng nóng hay ở những vùng có khí
hậu khắc nghiệt mùa hè. Trong khi biểu bì dưới lớp tế bào này mỏng hơn, tầng cuticun

98
(cutin) cũng mỏng hơn, đặc biệt có số lượng khí khổng nhiều hơn so với biểu bì trên (xem
thêm trong Chương 2, phần cấu tạo và sự phân bố khí khổng). Biểu bì lá ngoài đặc điểm
trong suốt cho ánh sáng dễ dàng đi qua, các khí khổng phân bố chủ yếu ở biểu bì dưới để
thực hiện sự trao đổi khí và thoát hơi nước cho cây. Mặc dù khí khổng chỉ chiếm 1% diện
tích lá nhưng chúng hấp thụ CO2 rất nhanh. Cây thầu dầu 1 cm2 lá hấp thụ 0,07 cm3 CO2/h
trong khi đó 1 cm2 dung dịch kiềm thì chỉ hấp thu 0,015 cm3 CO2/h.
Thịt lá có mô đồng hóa gồm hai loại là mô giậu và mô xốp (Hình 3.2). Trong đó, mô
giậu nằm sát biểu bì trên, có dạng hình trụ được xếp khá sát nhau theo chiều thẳng đứng,
chỉ để chừa các khoảng gian bào nhỏ chứa khí và nước cho quá trình quang hợp.
Mô xốp nằm dưới mô giậu trên lớp biểu bì dưới, các tế bào xếp không sát nhau để
chừa các khoảng gian bào lớn, các khoảng trống này thông với khí khổng để cung cấp CO 2
và H2O cho quang hợp. Các tế bào này cũng chứa lục lạp nhưng ít hơn so với mô giậu. Với
đặc điểm cấu tạo này, chức năng chủ yếu của tế bào mô giậu là quang hợp, trong khi của tế
bào mô xốp thiên nhiều hơn về trao đổi khí.
Bề dày và sự phân bố lớp tế bào mô giậu và mô xốp phụ thuộc nhiều vào loài và điều
kiện chiếu sáng. Ở các loài cây ưa sáng như keo, bạch đàn, mô giậu có thể được quan sát ở
cả mặt trên và dưới của lá. Ví dụ, ở lát cắt ngang lá keo lai quan sát thấy có hai lớp mô giậu
ở trên và hai lớp mô giậu ở mặt dưới của lá (Hình 3.3). Trong khi đó các loài cây khác như
xà cừ, cây vạng trứng thì mô giậu chỉ xuất hiện ở mặt trên của lá, còn mô xốp nằm bên dưới.
Nếu cây sống trong điều kiện ánh sáng yếu thì có thể chỉ có mô xốp mà không có mô giậu.
Giải phẫu bên trong tế bào cho thấy
bề dày của vách tế bào mô đồng hóa có
ảnh hưởng đến sự khuếch tán của CO2
vào lục lạp để thực hiện quá trình quang
hợp (Terashima và cs., 2011). Để khả
năng quang hợp được thực hiện tốt hơn
hơn, lá ở ngoài sáng quan sát được có
hàm lượng enzyme rubisco nhiều hơn lá
trong bóng mặc dù về đường kính và số
lượng tế bào không có sự khác biệt lớn
giữa lá trong bóng và lá ngoài sáng của
cùng một loài (Terashima và cs., 2011). Hình 3.3. Cấu tạo giải phẫu lá keo lai

Lá được chiếu sáng nhiều hơn có độ dày


lớn hơn so với lá trong bóng, đặc điểm này có thể do sự gia tăng về chiều cao tế bào tạo
nên (Terashima và cs., 2001; Terashima và cs., 2011; Jiang và cs., 2011). Lục lạp nằm ở
gần trục của lá có điểm bão hòa ánh sáng thấp hơn lục lạp phân bố ở xa trục của lá
(Terashima và cs., 2011).

99
Ngoài các đặc điểm kể trên, trong lá còn có hệ mạch dẫn gọi là gân lá làm nhiệm vụ
dẫn truyền nước, chất khoáng (ở phần mạch xylem) cho lá quang hợp, và dẫn các sản phẩm
quang hợp (ở phần mạch phloem) đến nơi sử dụng. Hệ gân ở lá chia làm hai cấp là gân
chính và gân phụ. Gân chính liên thông với hệ mạnh dẫn của thân (cành) và hệ thống gân
phụ phân nhánh từ gân chính theo các kiểu khác nhau tùy theo loài để tạo thành hệ gân
mạng lưới (gặp nhiều ở cây hai lá mầm) hoặc hệ gân song song (gặp chủ yếu ở cây một lá
mầm). Giữa các gân phụ này còn tồn tại một mạng lưới các gân con nhỏ đảm bảo thực hiện
chức năng dẫn truyền hiệu quả đến tận các tế bào mô đồng hóa của thịt lá.

3.2.2. Lục lạp - bào quan quang hợp


Lục lạp là bào quan chuyên hóa thực hiện chức năng quang hợp, xuất hiện ở một số
loài tảo và thực vật bậc cao.

3.2.2.1. Hình thái, kích thước và số lượng lục lạp


Về hình thái, lục lạp có hình dạng rất đa dạng, ở bậc thấp có hình cốc, sao, hình bản,
vuông... Ở thực vật bậc cao sống trên cạn lục lạp thường có dạng hình bầu dục, với kích
thước khoảng 5 µm chiều dài và 2.5 µm chiều rộng (Staehelin, 2003).
Với hình dạng này, lục lạp có thể xoay bề mặt có diện tích lớn hay nhỏ tiếp xúc với
ánh sáng tùy thuộc vào cường độ ánh sáng chiếu tới lá để bảo vệ cây trong điều kiện ánh
sáng cao, cũng như tăng hiệu quả quang hợp trong điều kiện ánh sáng thấp (Davis và
Hangarter, 2012) (Wada, 2013). Sự vận động này của lục lạp có thể được kiểm soát bởi thể
thụ cảm ánh sáng xanh (Banas và cs., 2012).
Thực vật bậc cao chứa khoảng 20-100 lục lạp/tế bào mô đồng hóa. Số lượng này thay
đổi phụ thuộc vào loài và điều kiện sinh trưởng. Ở thầu dầu (Ricinus communis) là 3.107 –
5.107 lục lạp/1 mm2, ở gừng (Panax ginseng) là 1.7–4.9 106/cm2. Ở điều kiện ánh sáng cao,
thực vật C3 có nhiều hơn lục lạp/tế bào mô thịt lá (47 lục lạp/tế bào) so với thực vật C4 (20
lục lạp/tế bào) (Stata và cs., 2014).

3.2.2.2. Các dạng lục lạp


Có hai loại lục lạp có cấu trúc, chức năng khác nhau:
Thực vật C4 (ngô, kê, cói, mía, cỏ lồng vực, rau dền…) có lục lạp tế bào thịt lá và tế
bào bao quanh bó mạch (Hình 3.4). Trong đó, lục lạp tế bào thịt lá nằm trong tế bào mô
giậu và mô xốp, có cấu trúc thylacoid rất phát triển, không có mặt enzyme rubisco, chúng
thực hiện quá trình cố định CO2 của quang hợp trong chu trình C4 nhờ enzyme phosphoenol
pyruvate carbocarboxylase. Lục lạp tế bào bao bó mạch nằm cạnh bó mạch dẫn, chúng có
cấu trúc thylacoid kém phát triển, grana không có hoặc nếu có thì rất nhỏ, nhưng chứa rất
nhiều tinh bột, và có hàm lượng lớn enzyme rubisco, đây là nơi diễn ra quá trình khử CO2
theo chu trình Calvin của quang hợp.

100
Thực vật C3 (lúa, đậu đỗ, cam, chanh, khoai tây...) và thực vật CAM (dứa, xương
rồng, các cây vùng sa mạc) chỉ có một loại lục lạp ở tế bào thịt lá, chúng thực hiện chu
trình Calvin của quang hợp.

Hình 3.4. Giải phẫu lá ngô - thực vật C4

3.2.2.3. Thành phần hóa học của lục lạp


Ở tế bào lá điển hình, trong 100% chất khô của lục lạp có chứa 30-45% là protein;
20-40% là lipit; còn lại là các nguyên tố khoáng như Zn, Mg, Mn, K, Cu… đặc biệt là Fe
có đến 80% Fe của lá nằm trong lục lạp, vitamin như A, D, E, K và sắc tố quang hợp như
diệp lục và carotenoid.

3.2.2.4. Cấu trúc lục lạp


Quan sát dưới kính hiển vi điện tử cho thấy lục lạp gồm có 3 phần (Hình 3.5):
Màng lục lạp: Lục lạp được bao bọc bởi hai lớp màng có cấu trúc kép phospholipit
như màng cơ sở là màng ngoài và màng trong (Hình 3.5.b). Giữa hai lớp màng này có một
khoảng trống mỏng (gọi là intermembrane space) rộng khoảng 10-20 nm. Vai trò của màng
là bảo vệ và kiểm soát các chất đi vào và đi ra khỏi lục lạp. Mặc dù lớp màng này cũng
tương tự như cấu trúc ty thể, tuy nhiên nếu lớp màng trong của ty thể có đặc điểm gấp nếp
thành cấu trúc hình răng lược thì trong lục lạp lớp màng này trơn nhẵn.
Cơ chất stroma: Bên trong lớp màng trong là phần cơ chất stroma (Hình 3.5a, b).
Đây là phần chất lỏng nhầy, không màu, chứa nhiều protein, các enzyme thực hiện các
phản ứng tối để cố định và khử CO2 để chuyển hóa năng lượng quang năng hấp thụ từ phản
ứng sáng ở dạng các hợp chất oxy hóa khử cao năng thành các hợp chất hữu cơ phức tạp
cần thiết cho tế bào là carbohydrate và các sản phẩm trung gian của quang hợp. Do vậy,
phần cơ chất stroma là nơi diễn ra pha tối của quá trình quang hợp.

101
Hình 3.5. Cấu tạo lục lạp (Theo http://www.mun.ca/biology)
Lục lạp hình ảnh hiển vi (a) và hình mô phỏng
(b); Màng thylakoid hình ảnh hiển vi (c) và hình mô phỏng (d).
Ngoài ra, trong cơ chất lục lạp còn chứa các phân tử ADN dạng vòng, ARN và ribosom
để giúp lục lạp có thể tự tổng hợp được một số protein cho riêng mình. Một cấu trúc rất quan
trọng cho quá trình quang hợp có mặt trong stroma là màng thylakoid với cấu trúc grana.
Màng thylakoid: Nằm bên trong phần cơ chất stroma là hệ thống màng thylakoid.
Bản chất màng thylakoid là lớp màng trong có cấu trúc cơ bản như màng sinh học cơ sở
(Hình 3.6), trên đó có định vị bộ máy quang hợp , phần chứa các sắc tố quang hợp như
diệp lục và các loại carotenoid (Hình 3.7) như hệ quang hóa I, II; phức hợp cytochrome
b6f; phức hợp tổng hợp ATP và các chất vận chuyển điện tử, nên đây chính là nơi diễn ra
pha sáng của quá trình quang hợp.
Hệ thống màng thylakoid cấu trúc theo kiểu bao quanh tạo thành các túi thylakoid có
dạng hình đĩa, với khoảng trống bên trong, các khoảng trống này gọi là lumen thylakoid,
nơi nhận ion H+ trong quá trình diễn ra phản ứng sáng của quang hợp (Hình 3.6). Độ pH
trong lumen thylakoid phụ thuộc vào cường độ ánh sáng cây nhận được và có ý nghĩa quan
trọng trong việc hoạt hóa cơ chế điều chỉnh quang hợp có tên gọi là NPQ (Non
photochemical quenching) để thích ứng với môi trường có ánh sáng cao, một cơ chế được
nghiên cứu rất sôi động trên thế giới trong những năm gần đây (Horton và cs., 2008;
Johnson và cs., 2011; Ruban và Murchie, 2012; Petrou và cs., 2014; Ware và cs., 2014;
Ruban, 2016)…
Tên gọi thylakoid có nguồn gốc từ tiếng Hy lạp, từ "thylakos" có nghĩa là túi. Các
đĩa túi thylakoid xếp chồng nên nhau tạo thành granum, mỗi granum chứa 10-20 thylakoid,

102
số nhiều của granum gọi là grana (Hình 3.5c, d; Hình 3.6a). Một tế bào lá điển hình có
40-50 grana/lục lạp. Mỗi grana có kích thước 4-6 µm. Kiểu cấu trúc grana này làm tăng
đáng kể diện tích bề mặt thực hiện phản ứng sáng của của quang hợp ở thực vật.

Hình 3.6. Cấu tạo granum (a) và màng thylakoid (b)(Taiz và Zeiger, 2010)
Sự phân bố của tổ chức bộ máy quang hợp trên màng thylakoid:

Hình 3.7. Sự định vị các cấu trúc của bộ máy quang hợp
trên màng thylakoid (Allen và Forsberg, 2001)

103
Hệ thống màng thylakoid chia làm hai loại: thylakoid cấu tạo grana gọi là grana
lamellae và phần thylakoid nằm trong stroma không chứa cấu trúc grana gọi là stroma
lamellae. Như đã trình bày trên, màng thylakoid định vị các thành phần của bộ máy quang
hợp, tuy nhiên theo tác giả Allen và cs 2001, hệ quang hóa 1 và phức hợp tổng hợp ATP
phân bố chủ yếu ở phần thylakoid nằm bên ngoài tiếp giáp với cơ chất stroma của grana
lamellae và phần stroma lamellae, trong khi hệ quang hóa 2 và phức hợp cytochrome b6f
nằm ở phần grana lamellae (Hình 3.7).

3.2.2.5. Chức năng của lục lạp


Như phân tích ở trên, lục lạp là bào quan có chứa các yếu tố cần thiết để thực hiện
chức năng quang hợp cho cây. Tuy nhiên, các nghiên cứu chuyên sâu đã chỉ ra rằng tại lục
lạp không diễn ra toàn bộ quá trình tổng hợp chất hữu cơ sản phẩm của quá trình quang
hợp. Thực tế, trong lục lạp chỉ diễn ra toàn bộ các phản ứng sáng, hấp thụ và chuyển hóa
năng lượng ánh sáng thành năng lượng oxy hóa khử trong các hợp chất cao năng như ATP,
NADPH2 và sử dụng nguồn năng lượng này để cố định và khử CO2 cho đến sản phẩm là
đường triophosphate; các quá trình biến đổi tiếp theo được thực hiện trong tế bào chất của
tế bào. Ngoài ra, lục lạp còn thực hiện di truyền một số tính trạng ngoài nhân nhờ chứa
trong nó các phân tử ADN và ARN, ribosome.

3.2.3. Bộ máy quang hợp


Bộ máy quang hợp có cấu tạo vô cùng phức tạp, gồm bốn siêu phức protein chính
định vị trên màng thylakoid (Hình 3.8): Hai hệ quang hóa 1 và 2 (ký hiệu là PSI và PSII),
phức hợp Cyt b6f và phức hợp ATPase.

Hình 3.8. Cấu trúc bộ máy quang hợp (Allen và cs., 2011)

104
Trong hình 3.8 là các protein và phức hợp protein chủ yếu của bộ máy quang hợp ở thực vật bậc
cao (Arabidopsis thaliana) gồm: PhotosystemII (PSII); cytochrome b6f (Cyt b6f); photosystem
(PSI); ATP synthase; và Rubisco. Các tiểu phần được ký hiệu bằng các chữ cái đơn; phần có ba
chữ cái đầu đại diện cho phần của phức, chẳng hạn, psa – PSI, psb – PSII, pet – Cyt b6f và chất
mang điện tử thứ cấp, atp - ATP synthase; và rbc - Rubisco.

Bốn siêu phức này có đầy đủ đặc điểm cấu tạo phù hợp để đảm bảo thực hiện quá
trình hấp thu năng lượng ánh sáng, chuyển hóa năng lượng quang năng thành năng lượng
hóa học, vận chuyển điện tử để tổng hợp ATP và NADPH là những sản phẩm của phản
ứng sáng (xem chi tiết trong phần 3.3.1) được dùng trong pha tối để tổng hợp chất hữu cơ
cho quang hợp. Sự thay đổi một trong các phức này dưới tác động của điều kiện môi
trường sẽ tác động đến hoạt động quang hợp và ảnh hưởng đến năng suất cây trồng.

3.2.3.1. Hệ quang hóa (photosystem)


Hệ quang hóa (photosystem - PS) là các siêu phức protein màng ngoài và trong, có
tính tổ chức rất cao định vị trên màng thylakoid. Mỗi hệ quang hóa bao gồm phức hợp thu
nhận ánh sáng, còn gọi là antenna nằm phía ngoài liên kết với phần lớn các sắc tố quang
hợp, làm nhiệm vụ hấp thụ năng lượng ánh sáng; và trung tâm phản ứng còn gọi là phức
hợp lõi, nằm bên trong nơi diễn ra sự phân tách điện tử cho quá trình vận chuyển điện tử.
Ở sinh vật quang hợp thải oxy, hệ quang hóa được chia thành 2 loại dựa trên sự khác
biệt trong phức hợp lõi: Type I – PSI, type II – PSII.
Type I (PSI) chứa phức Fe-S và type II (PSII), chứa phức quinon – protein. Trong đó
PSII phân bố chủ yếu ở trong bó grana, PSI nằm ở phần grana bên ngoài và rìa cơ chất
stroma (Hình 3.7).
Do có liên kết với nhiều sắc tố nên nhiệm vụ của hệ quang hóa là hấp thụ ánh sáng,
phân tách điện tử sơ cấp, và điều chỉnh quang hợp. Các protein cấu tạo nên hệ quang hóa
có thể được mã hóa từ các gen trong lục lạp hoặc từ gen nhân, được tổng hợp trong tế bào
chất sau đó được vận chuyển đến lục lạp.
a) Hệ quang hóa 1 (Photosystem I - PSI)
Ở tảo và thực vật bậc cao, PSI được cấu tạo gồm phức hợp hấp thụ ánh sáng nằm
phía ngoài và trung tâm phản ứng nằm bên trong (Hình 3.9 a).
* Phức hợp hấp thụ ánh sáng I (Light harvesting complex I – LHCI)
Phức hợp hấp thụ ánh sáng PSI, còn được gọi là LHCI (hoặc Lhca) (LHC là từ viết
tắt của Light Harvesting Complex), bao gồm bốn protein màng (ký hiệu Lhca1-4) với
chuỗi polypeptid khoảng 20-24 kD, được mã hóa bởi bốn gen nhân có tên gọi trùng với tên
protein là lhca1, lhca2, lhca3 và lhca4.
Các protein này kết hợp với diệp lục a, b, violaxanthin và lutein làm nhiệm vụ hấp thu
năng lượng ánh sáng và truyền về trung tâm phản ứng và bảo vệ chống lại ức chế quang.

105
PSI liên kết với khoảng 173 phân tử diệp lục (Amunts và cs., 2010). Khoảng 20 phân tử
diệp lục định vị giữa LHCI và lõi PSI, các sắc tố trung gian này có liên quan đến sự vận
chuyển năng lượng từ phức hợp thu nhận ánh sáng LHCI đến trung tâm phản ứng PSI
(Ben-Shem và cs., 2003). Ngoài ra, một vài LHCI bị gắn gốc phosphate có liên quan đến
hiện tượng gọi là “sự di chuyển trạng thái” (state transitions) trong quang hợp, cơ chế cho
phép cân bằng năng lượng giữa hai hệ quang hóa.
* Trung tâm phản ứng I (RCI – PSI reaction centre)
Trung tâm phản ứng của PSI (Hình 3.9b) nằm trong phức hợp lõi PSI (PSI core
complex) tạo bởi hai tiểu phần chính là PsaA và PsaB, được mã hóa bởi hai gen lục lạp lần
lượt là psaA và psaB (Bengis và Nelson, 1975, 1977); 13 tiểu phần khác, 2 phylloquinones
(A1), và 3 cụm Fe4S4 (FX, FA và FB) (Scheller và cs., 2001; Ben-Shem và cs., 2003).
Trung tâm phản ứng PSI chứa 6 phân tử diệp lục, được tổ chức thành 3 thể nhị trùng phân
(dimer) liên kết với các protein lõi, trong đó hai phân tử diệp lục tạo thành cặp đặc biệt
P700 với cực đại hấp thu ở 700 nm, đây là chất cho điện tử trong quá trình phân tách điện
tử; hai diệp lục khác là chất nhận điện tử sơ cấp (A0); hai diệp lục khác nữa nằm giữa P700
và A0, ký hiệu là A - diệp lục đi kèm (Hình 3.9b). Sáu phân tử diệp lục này được chia làm
ba cặp nối liền với PsaA và PsaB (Hình 3.9b).

Core complex
a b

Hình 3.9. Cấu trúc hệ quang hóa 1


a. Cấu tạo PSI dựa trên cấu trúc tinh thể (Ben-Shem và cs., 2003);
b. Các phân tử có liên quan đến sự phân tách điện tích và vận chuyển điện tử
trong trung tâm phản ứng của PSI (theo Nelson và Yocum, 2006).
b) Hệ quang hóa 2 (Photosystem II - PSII)
Tương tự PSI, PSII cũng bao gồm hai phần chính là phức hợp lõi chứa trung tâm
phản ứng và phức hợp hấp thụ ánh sáng II (Hình 3.10).

106
* Phức hợp hấp thụ ánh sáng II (Light harvesting complex II – LHCII)
Trong hai hệ quang hóa thì PSII thực hiện nhiệm vụ hấp thụ năng lượng ánh sáng
nhiều hơn so với PSI, do vậy, hệ thống entenna của nó cũng lớn hơn nhiều và được chia
làm hai phần nằm bên ngoài gọi là phức hợp thu nhận ánh sáng ngoài (peripheral Lhc
antennas) gồm hai loại khác nhau về kích thước và vị trí là phức hợp lớn (major) và phức
hợp nhỏ (minor); và phức hợp thu nhận ánh sáng trong (internal antenna complexes).
* Phức hợp hấp thụ ánh sáng lớn của PSII (LHCII)
LHCII mang cấu trúc phức dị tam phân, gồm ba tiểu phần đồng dạng (isoforms) là
Lhcb 1-2-3 (Hình 3.10) (Jansson, 1999). Protein Lhcb liên kết với nhiều phân tử diệp lục
và carotenoid. Đặc biệt, ở mỗi tiểu phần đơn phân của LHCII phối hợp với 8 Chls a, 6 Chls
b và 4 xanthophylls (Liu và cs., 2004). Các carotenoid như lutein, violaxanthin và
neoxanthin có vai trò rất quan trọng bên cạnh chức năng hấp thụ ánh sáng còn làm nhiệm
bảo vệ.
Phức hợp thu nhận ánh sáng LHCII kết hợp với lõi PSII ở các vị trí khác nhau thông
qua các protein hệ phức hợp thu nhận ánh sáng nhỏ nằm phía trong, giữa phức hợp thu
nhận ánh sáng lớn phía ngoài LHCII và phức hợp lõi PSII như CP24, CP26 và CP29
(Caffarri, Kouril et al. 2009).
Các phân tích về cấu trúc chỉ ra rằng phức hợp thu nhận ánh sáng LHCII liên kết với
phần lớn (~80%) diệp lục của PSII, và được tổ chức rất tinh vi đảm bảo truyền 90-95%
năng lượng ánh sáng hấp thu được về trung tâm phản ứng (Caffarri và cs., 2011).
* Phức hợp thu nhận ánh sáng nhỏ của PSII
Antena nhỏ của PSII gồm ba protein đơn phân: CP29, CP26 và CP24, các protein
này lần lượt là sản phẩm của gen nhân lhcb 4-5-6. Chúng được xắp xếp gần với các protein
lõi như CP43 (CP26) và CP47 (CP24, CP29). Cả ba protein này kết hợp với khoảng 10%
diệp lục và 20% violaxanthin của toàn bộ phức. Nhiệm vụ của chúng trong quang hợp là
thu năng lượng ánh sáng, truyền năng lượng từ phức hợp thu nhận ánh sáng lớn phía ngoài
về trung tâm phản ứng và làm nhiệm vụ bảo vệ quang (photoprotection) nhờ cơ chế giải
phóng năng lượng kích thích ở dạng nhiệt (NPQ).
* Phức hợp thu nhận ánh sáng bên trong
Nằm bên trong của phức hợp thu nhận ánh sáng nhỏ trong phần phức hợp lõi (core
complex), có hai protein thuộc loại phức hợp thu nhận ánh sáng bên trong là CP47 (PsbB)
và CP43 (PsbC) (Hình 3.10), chúng lần lượt liên kết với 16 và 14 phân tử diệp lục, cùng
một vài phân tử β-carotene. Sự có mặt của β-carotene ở đây liên quan đến sự dập tắt
(quenching) trạng thái triplet ngăn ngừa sản sinh oxy singlet của P680 triplets do có sự tái
tổ hợp để hình thành P680*+ Pheo*- (Nelson và Yocum 2006).
Phần phức hợp thu nhận ánh sáng phía trong này khá nhỏ (chỉ gồm hai phân tử
protein CP43 và CP47 liên kết với 30 phân tử diệp lục và một vài carotenoid), nhiệm vụ

107
của chúng chủ yếu là nhận năng lượng ánh sáng từ các diệp lục ở phức hợp thu nhận ánh
sáng nhỏ phía ngoài truyền đến, để từ đó truyền về trung tâm phản ứng và bảo vệ trung tâm
phản ứng tránh các tác hại gây ra bởi sự dư thừa năng lượng hấp thu từ ánh sáng.
* Trung tâm phản ứng (RCII - PSII Reaction center)
PSII được tìm thấy chủ yếu ở dạng nhị trùng phân (dimer), mỗi đơn phân của nó ở
mỗi phức hợp lõi (RCII) có chứa ít nhất 27 đến 28 tiểu phần (Dekker và Boekema, 2005).
Trung tâm phản ứng của PSII có cấu trúc dimer, mỗi dimer được cấu tạo bởi hai protein
D1 (PsbA) và D2 (PsbD) (Hình 3.10) mã hóa bởi hai gen nhân tương ứng là psbA và psbD;
kết hợp với 6 phân tử diệp lục: 2 pheophytins (PhD1, PhD2), 2 phân tử β-carotene molecules
(CarD1, CarD2), 2 phân tử plastoquinones QA, QB, và các cofactor khác cho chuỗi vận
chuyển điện tử (Zouni và cs., 2001; Ferreira và cs., 2004).

Hình 3.10. Cấu trúc mô hình cho siêu phức PSII-LHCII (Caffarri và cs., 2009)
Trong đó, 2 trong 6 diệp lục của RCII tạo thành cặp đặc biệt, ký hiệu P680, có cực
đại hấp thu ở bước sóng 680 nm. Cặp này hoạt động như một chất cho điện tử sơ cấp. Hai
phân tử diệp lục “đi kèm” tương tự như ở PSI vẫn chưa biết rõ vai trò, trong khi hai phân
tử diệp lục khác nằm gần entena bên trong CP43 và CP47 hoạt động như các diệp lục cầu
nối làm nhiệm vụ vận chuyển năng lượng từ phức hợp thu nhận ánh sáng phía trong đến
cặp diệp lục đặc biệt ở RCII (Ferreira và cs., 2004), và chúng có liên quan đến cơ chế bảo
vệ trung tâm phản ứng P680 chống lại các tác hại gây ra bởi ánh sáng cao (Stewart và
Brudvig, 1998).

3.2.3.2. Phức hợp giải phóng oxy (Oxygen evolution complex - OEC)
Phức hợp OEC nằm gần ngay PSII, cấu tạo bao gồm 4 ion Mn định vị ở góc của khối
tứ diện và ion Ca2+ định vị ở vùng trung tâm tạo nên cụm Mn4Ca (Ferreira và cs., 2004).

108
Cụm này kết nối với protein D1 thông qua tyrozine Z (Yz), CP43 và ít nhất 3 protein mã
hóa bởi gen trong nhân tế bào là PsbO (33kDa), PsbP (23 kDa) và PsbQ (16 kDa) góp phần
làm ổn định cho phức. Phức hợp OEC là nơi diễn ra quá trình quang phân li nước để giải
phóng oxy phân tử vào khí quyển, proton H+ phóng thích vào lumen thylakoid và điện tử
tham gia vào quá trình vận chuyển điện tử.

3.2.3.3. Phức hợp Cyt b6f


Phức hợp Cyt b6f là chất nhị trùng phân mà mỗi đơn phân bao gồm đơn vị con là
cytochrome f, cytochrome b và protein Rieske-type 2Fe-2S (FeSR) (Kurisu và cs., 2003).
Phức hợp Cyt b6f định vị ở vị trí trung tâm của chuỗi vận chuyển điện tử quang hợp giữa
PSI và PSII. Nó đảm bảo vận chuyển điện tử kết nối hai hệ quang hóa bởi sự oxy hóa
plastoquinone từ PSII (PQH2) và khử plastocyanin, phân tử vận chuyển điện tử đến PSI.
Trong cùng thời gian này, nó xúc tác chuyển proton từ stroma tại vị trí giao với màng
thylakoid vào trong lumen. Hoạt động này góp phần tạo ra ∆pH xuyên màng, một tác nhân
cần thiết cho quá trình tổng hợp ATP quang hợp.

3.2.3.4. Phức hợp tổng hợp ATP (ATP synthase complex)


Trong quang hợp, ATP được tổng hợp
bởi một phức hợp enzyme có tên gọi là
phức hợp tổng hợp ATP (ATP synthase).
Đây là một phức hợp enzyme lớn có kích
thước 400 kDa, gồm hai thành phần là CFo
và CF1 (Hình 3.11). CFo là phần liên kết
với màng thylakoid, có khả năng chứa 4
chuỗi polypeptide là a, b, b′, c tạo thành
một kênh xuyên màng cho phép proton đi
qua (Hình 3.11). CF1 là được tạo thành từ 3
bản sao của chuỗi polypeptides α và β phần
cắm hẳn vào stroma và một số chuỗi peptid
khác như γ, δ, ε (Hình 3.11). Trong đó,
điểm phân giải (trung tâm hoạt động) của
enzyme làm nhiệm vụ tổng hợp ATP nằm
trong chuỗi β của CF1.
Hình 3.11. Phức hợp tổng hợp ATP
3.2.4. Sắc tố quang hợp (Taiz và Zeiger, 2010)
Quá trình quang hợp của cây xanh được thực hiện với sự tham gia của hai nhóm sắc
tố là diệp lục và carotenoid (ở tảo có nhóm sắc tố phycobillin) định vị trên màng thylakoid
của bào quan lục lạp. Các sắc tố này đảm bảo chức năng hấp thụ năng lượng ánh sáng (chủ
yếu với diệp lục) và bảo vệ bộ máy quang hợp (chủ yếu nhờ carotenoid) trong điều kiện
môi trường bất lợi. Trong lục lạp, sắc tố chỉ phân bố ở hai hệ quang hóa PSI và PSII ở

109
dạng tự do hoặc liên kết với các phân tử protein trong phức hợp thu nhận ánh sáng (LHCI
và LHCII).

3.2.4.1. Diệp lục (Chlorophylls)


Diệp lục là sắc tố quan trọng nhất thực hiện hấp thụ năng lượng ánh sáng cho quang
hợp. Trong cây diệp lục có mặt nhiều nhất ở tế bào thịt lá tạo cho lá có màu xanh lục,
ngoài ra còn xuất hiện ở một số bộ phận khác có màu xanh như thân non, cuống lá, đài
hoa, quả xanh…
a) Cấu tạo và tính chất diệp lục
* Cấu tạo diệp lục
Diệp lục được cấu tạo (Hình 3.12) gồm nhân porphyrin được tạo thành từ bốn vòng
pyrol liên kết với nhau bằng các cầu nối metyl, tạo nên nhân porphyrin với nguyên tử Mg ở
giữa. Nguyên tử Mg này liên kết với bốn nguyên tử N của bốn vòng pyrol.

Hình 3.12. Sơ đồ công thức cấu tạo diệp lục


Điểm đặc biệt của cấu trúc này là có các nối đôi đơn cách đều tạo cho diệp lục có khả
năng hấp thu mạnh năng lượng ánh sáng. Trong đó, vòng pyron thứ hai ở diệp lục a gắn
nhóm methyl trong khi diệp lục b là nhóm aldehit. Đặc điểm này tạo nên sự khác biệt về
quang phổ hấp thụ của diệp luc a và b (Hình 3.13). Nhân pocphyrin liên kết với một vòng

110
xyclopental và đuôi phytol gồm 20 nguyên tử C (C20H39OH). Đuôi phytol có đặc tính kỵ
nước tạo điều kiện cho diệp lục dễ dàng liên kết và tương tác với các phân tử protein trên
màng thylakoid. Các đặc điểm cấu tạo này tạo điều kiện cho sự tương tác giữa diệp lục và
protein trên màng thylakoid tạo nên phức hợp tổ chức bậc cao của bộ máy quang hợp đảm
bảo hấp thu và truyền năng lượng ánh sáng hiệu quả về trung tâm phản ứng của hệ quang
hóa (Liu và cs., 1964; Jordan và cs., 2001).
Ở thực vật bậc cao có hai loại diệp lục là diệp lục a và diệp lục b (Hình 3.12). Công
thức phân tử của diệp lục a là: C55H72O5N4Mg và của diệp lục b là: C55H70O6N4Mg với
một sự khác biệt nhỏ trong cấu trúc hóa học ở vòng pyrol thứ 2, với diệp lục a là methyl
còn với diệp lục b là nhóm aldehit (Hình 3.12). Điểm khác biệt này tạo nên quang phổ hấp
thụ khác nhau giữa hai loại diệp lục a và b. Trong đó, diệp lục a được tìm thấy ở cả phần
phức hợp thu nhận ánh sáng nơi hấp thu năng lượng ánh sáng và trung tâm phản ứng nơi
làm nhiệm vụ phân tách điện tử, trong khi diệp lục b chỉ có mặt ở phần phức hợp thu nhận
ánh sáng, vậy nên tỷ lệ chla/b thường được sử dụng để nghiên cứu sự thay đổi của trung
tâm phản ứng và phức hợp phức hợp thu nhận ánh sáng.
* Đặc tính hóa học của diệp lục
Diệp lục không tan trong nước chỉ tan trong dung môi hữu cơ như cồn, aceton,
benzen, este… Do đó, để tách chiết diệp lục ra khỏi lá cây bắt buộc phải sử dụng các dung
môi này, trong đó aceton được dùng phổ biến nhất.
Khi cho dịch chiết diệp lục phản ứng với kiềm sẽ xảy ra phản ứng xà phòng hóa:
Chlorophyll là một este của acid chlorophyllic với hai rượu phytol (C20H39OH) và
methanol (CH3OH), nên khi phản ứng với kiềm như KOH tạo nên hợp chất chlorophyllat
vẫn có màu xanh.
Tuy nhiên, khi phản ứng với acid, nhân Mg của diệp lục sẽ bị thay thế bởi hai
nguyên tử H tạo nên hợp chất pheophytin có màu nâu và không có khả năng quang hợp.
Điều đó chỉ ra Mg có vai trò rất quan trọng trong quang hợp. Pheophytin có thể phản ứng
với muối kim loại khác và nguyên tử H+ lại bị thay thế bởi nguyên tố kim loại này để tạo
nên hợp chất cơ kim có màu xanh rất bền.
Diệp lục có thể dễ dàng bị phân hủy bởi ánh sáng gọi là quang oxy hóa (phương trình
3.3; 3.4) hoặc bởi các enzyme nội bào như chlorophyllase, chlorophyll peroxidase và
chlorophyll oxidase dẫn đến mất màu xanh. Trong tế bào, diệp lục được bảo vệ bởi màng
lục lạp và các phân tử protein, và chịu sự phân hủy tự nhiên bởi các enzyme này theo
“chương trình” hóa già cơ quan của cơ thể thực vật hoặc phản ứng điều chỉnh của cây khi
bị stress. Thực tế cho thấy trong ống nghiệm dịch chiết lá cây có thể nhanh chóng bị giảm
nồng độ diệp lục nếu bị chiếu sáng mạnh. Do vậy, các thí nghiệm tách chiết sắc tố diệp lục
thường được thực hiện trong điều kiện ánh sáng yếu, lưu ý này đặc biệt quan trọng với các
thí nghiệm liên quan đến định lượng hàm lượng diệp lục. Quá trình này được diễn tả bằng
phương trình (3.3; 3.4) sau đây:

111
Chl + hv -> Chl* (diệp lục ở trạng thái kích thích) (3.3)
Chl* + O2 -> ChlO2 (diệp lục bị oxy hóa mất màu) (3.4)
* Đặc tính quang học của diệp lục
Diệp lục có khả năng hấp thu năng lượng ánh sáng để chuyển từ trạng thái cơ bản lên
trạng thái kích thích. Ở trạng thái kích thích mức năng lượng của diệp lục khá cao, sẽ có xu
hướng mất năng lượng để trở về trạng thái ban đầu. Hai trong các cách đó là phát năng
lượng ánh sáng ở dạng huỳnh quang và lân quang.
Phát huỳnh quang
Là ánh sáng phát ra từ phân tử diệp lục trong quá trình chuyển từ trạng thái kích
thích singlet về trạng thái cơ bản. Huỳnh quang diệp lục đo được ở bước sóng 720 nm. Chu
kỳ bán rã của diệp lục phát huỳnh quang là 0.1 ns cho PSI và 0.5 ns cho PSII (Pedros và
cs., 2008). Huỳnh quang diệp lục không có tác động tiêu cực cho cây, mà ngược lại bằng
việc đo huỳnh quang diệp lục các nhà khoa học có thể nghiên cứu chuyên sâu về cấu trúc,
hoạt động quang hợp cũng như các phản ứng của cây với điều kiện môi trường bất lợi.
Việc xác định huỳnh quang diệp lục có thể tiến hành dễ dàng nhờ máy phân tích huỳnh
quang như các thế hệ máy PAM (Pulse Amplitute Modulation). Quan sát bằng mắt thường,
khi chiếu sáng tới dung dịch diệp lục thấy dung dịch có màu đỏ thẫm, nếu tắt nguồn sáng
dung dịch có màu xanh như cũ, màu đỏ thẩm đó chính là huỳnh quang diệp lục.
* Phát lân quang
Lân quang được phát ra ở dạng bước sóng ngắn của diệp lục ở trạng thái triplet khi
năng lượng không được dập tắt bởi carotenoid. Quang phổ của diệp lục phát lân quang
được quan sát thấy ở bộ máy quang hợp trưởng thành ở bước sóng 955, 975, và 995 nm
với chu kỳ bán rã lần lượt là ~1.9, ~1.5, và 1.1-1.3 ms, lâu hơn nhiều so với trạng thái diệp
lục phát huỳnh quang (Krasnovsky và Kovalev, 2014). Để quan sát lân quang, thực
hiệntương tự huỳnh quang chỉ khác là khi tắt nguồn sáng thì màu đỏ còn lưu lại một thời
gian ngắn nữa. Cả hai hiện tượng này đều xảy ra trong giai đoạn đầu khi diệp lục hấp thu
năng lượng ánh sáng.
b) Quang phổ hấp thu của diệp lục
Trong vùng quang phổ nhìn thấy từ 380-700 nm, diệp lục hấp thụ mạnh nhất ở vùng
ánh sáng đỏ, với cực đại là 662 nm (diệp lục a) và 642 (diệp lục b) và vùng ánh sáng xanh
tím, với cực đại là 430 nm (diệp lục a) và 453 nm (diệp lục b), còn các vùng khác cây
quang hợp yếu hoặc không quang hợp (Hình 3.13). Ánh sáng xanh lục do diệp lục của lá
không hấp thu nên phản xạ lại tạo màu xanh cho lá cây.

112
Chlorophyll a
Chlorophyll b
Soret

Qy

OD
Qx

350 400 450 500 550 600 650 700 750

 (nm )

Hình 3.13. Quang phổ hấp thu của diệp lục ở thực vật trong aceton 80%
(Stéfano Caffarri - AMU, France)
Trong hình, Qx là phổ hấp thụ tương ứng sự di chuyển của diệp lục từ trạng thái cơ
bản S0 lên trạng thái kích thích S2. Qy là phổ hấp thu tương ứng sự di chuyển diệp
lục từ trạng thái cơ bản S0 đến trạng thái kích thích S1. Đỉnh Soret là quang phổ tăng
cường của diệp lục trong vùng ánh sáng xanh của quang phổ nhìn thấy.

Cây xanh cũng chỉ hấp thu được một phần khoảng 5% năng lượng mặt trời chiếu
xuống Trái đất. Ánh sáng xanh lục (ở bước sóng khoảng 550 nm) nằm trong vùng diệp lục
hấp thu không hiệu quả nên phản xạ lại tạo màu xanh cho lá cây. Từ quang phổ hấp thu
cực đại của từng loại diệp lục được xác định bằng máy đo quang phổ trong các loại dung
môi khác nhau, ở các nồng độ nhất định, có thể tiến hành định lượng hàm lượng diệp lục
tổng số và diệp lục thành phần có trong lá cây.
Vì ở trong lá cây, diệp lục liên kết với các protein khác nhau nên cực đại hấp thu của
các loài cây khác nhau có chút ít khác khau. Dựa vào quang phổ hấp thu của diệp lục để
người ta chế tạo ra các loại bóng đèn khác nhau để đạt được quang hợp tối ưu, nhằm nâng
cao năng suất cây trồng trong hệ thống trồng cây nhân tạo.
c) Vai trò của diệp lục trong quang hợp
Trong cây, diệp lục thực hiện chức năng hấp thu năng lượng ánh sáng mặt trời và
truyền năng lượng hấp thu được theo cơ chế cộng hưởng về trung tâm phản ứng. Tại đây,
nhờ cặp diệp lục a đặc biệt ở trung tâm phản ứng năng lượng quang năng được biến đổi
thành năng lượng hóa học ở dạng oxy hóa khử.
Bên cạnh khả năng hấp thu trực tiếp năng lượng từ ánh sáng thì diệp lục cũng có thể
tiếp nhận năng lượng kích thích từ các phân tử diệp lục khác và từ các phân tử carotenoid,
đồng thời nó cũng có thể truyền năng lượng cho các diệp lục khác (Hình 3.14) hoặc tỏa
năng lượng ra ngoài ở dạng nhiệt, một cơ chế được hoạt hóa bởi chính cơ thể thực vật, gọi
là NPQ (Nonphotochemical quenching) (Hình 3.18) và các phương trình sau:

113
Chl1 + hv → Chl1* (3.5)
Chl1* + Chl2 → Chl2* + Chl1 (3.6)
Cars + hv → Car* (3.7)
Car* + Chl → Chl* + Car (3.8)
Trong các phương trình trên:
(3.5): Phân tử diệp lục 1 hấp thu năng lượng ánh sáng và trở thành dạng kích thích.
(3.6): Phân tử diệp lục 1 có mức năng lượng cao truyền năng lượng kích thích cho
diệp lục 2 nằm bên cạnh nó.
(3.7): Carotenoid hấp thu năng lượng ánh sáng trở thành trạng thái kích thích.
(3.8): Carotenoid truyền năng lượng hấp thu được cho phân tử diệp lục nằm cạnh nó,
làm cho phân tử này trở thành trạng thái kích động điện tử, sẵn sàng truyền tiếp cho các
phân tử diệp lục khác hoặc về trung tâm phản ứng.

Hình 3.14. Sơ đồ vận chuyển năng lượng của diệp lục và carotenoid

3.2.4.2. Carotenoid
a) Cấu tạo và sự phân bố
Carotenoid được tìm thấy ở tất cả các cơ thể sinh vật quang hợp, ngoại trừ các đột
biến không có khả năng sống ngoài phòng thí nghiệm. Về mặt hóa học, carotenoid có cấu
trúc phân tử dài với nhiều cầu nối liên kết đôi, đặc điểm này cho phép chúng có khả năng
hấp thu năng lượng ánh sáng (Hình 3.15). Với bản chất kỵ nước, trong lục lạp carotenoid
định vị tự do hoặc liên kết với các protein trong phức hợp thu nhận ánh sáng hoặc ở trung
tâm phản ứng của hai hệ quang hóa. Ở thực vật tồn tại các dạng carotenoid chính là

114
carotene và xanthophylls như lutein, zeaxanthin, neoxanthin, violaxanthin,
antheraxanthin… Trong đó, carotene thường được liên kết với phức hợp lõi (core
complex) của hệ quang hóa 1 và 2, trong khi xanthophyll có mặt chủ yếu ở phức hợp anten
bên ngoài của hai hệ quang hóa (Yamamoto và Bassi, 1996).
Quang phổ hấp thu của caroten là vùng ánh sáng xanh có bước sóng từ 400 - 550 nm
(Hình 3.16).

Hình 3.15. Công thức hóa học một số carotenoid ở thực vật
Caroten
Caroten có công thức C40H56 là loại hidrocarbon chỉ tan trong dung môi hữu cơ. Thực
vật có 3 dạng α, β, δ caroten. Caroten là tiền vitamin, có rất nhiều trong cà rốt, gấc, đu đủ
chín… Trong bộ máy quang hóa, carotene đặc biệt là β-carotene được tìm thấy chủ yếu
trong phần trung tâm của hệ quang hóa 1 và 2 (Yamamoto và Bassi, 1996), nơi nó giữ
nhiệm vụ quan trọng là bảo vệ cho trung tâm phản ứng khỏi tác động của ức chế quang
trong điều kiện ánh sáng cao.
Xanthophyll (màu vàng thẫm)
Xanthophyll là dẫn xuất có chứa oxy của caroten, công thức hóa học C40H56On
(n=1-6), tương ứng với số nguyên tử O có một loại xantophyll: ví dụ cryptoxanthin
(C40H56O), violaxanthin (C40H56O4), antheraxanthin (C40H56O3), zeaxanthin (C40H56O2)…

115
Hình 3.16. Quang phổ hấp thu của một số carotenoit quan trọng
trong acetone 80% với sự có mặt của phức hợp protein quang hợp
Trong đó, violaxanthin, antheraxanthin và zeaxanthin được tạo ra liên tiếp bởi phản
ứng de-epoxidation/epoxidation của violaxanthin và zeaxanthin trong chu kỳ xanthophyll.
Ở hệ quang hóa 2, khoảng 75% violaxanthin liên kết với phần phức hợp thu nhận ánh sáng
lớn phía ngoài (Ruban và Horton, 1999; Caffarri và cs., 2001) và loại carotenoid này liên
quan đến có chế bảo vệ thông qua chu kỳ xanthophyll (Demmig-Adams, 1990; Bassi và
Caffarri, 2000). Chu kỳ xanthophyll này rất quan trọng trong việc bảo vệ chống lại ánh
sáng cao bất lợi (Adams và Adams, 1996; Jin và cs., 2003; Latowski và cs., 2011; Golovko
và cs., 2012). Trong vai trò này, chúng sẽ thực hiện giải phóng bớt năng lượng dư thừa
được hấp thu quá nhiều bởi các phân tử diệp lục ở các lớp phức hợp thu nhận ánh sáng bên
ngoài của hệ quang hóa, đặc biệt là hệ quang hóa 2, để tránh sự quá tải dẫn đến tác động
tiêu cực đến cấu trúc và hoạt động của trung tâm phản ứng.
b) Vai trò của carotenoid trong quang hợp
* Ổn định cấu trúc và sự xắp xếp của phức hợp protein trên màng thylakoid
Trong cấu trúc mô hình của LHCII, hai phân tử carotenoid đã được tìm thấy ở phần
trung tâm của phức tạo nên thanh chống chéo trong phức giúp ổn định trong định vị của
protein. Điều đó được khẳng định bởi một thực tế rằng không thể nhận được một phức
LHCII bền vững mà không có sự có mặt của carotenoid (Plumley và Schmidt 1987,
Paulsen, Finkenzeller et al. 1993.
* Hấp thu năng lượng ánh sáng và truyền năng lượng hấp thu được cho diệp lục
Trong quang hợp, carotenoid cũng có khả năng hấp thu năng lượng ánh sáng
(phương trình (3.7); Hình 3.16), nhờ các liên kết đôi trong cấu trúc của nó (Hình 3.15). Khi
hấp thu ánh sáng nó cũng chuyển từ trạng thái cơ bản S0 lên hai trạng thái kích thích S1, 2

116
với mức năng lượng cao hơn, trong đó S1 là trạng thái suy tàn do mất năng lượng của S2.
Nhân tố có tác động đến mức năng lượng của S1 và S2 là số lượng cầu nối đôi trong cấu
trúc phân tử của carotenoid (Cogdell và cs., 1992; DeCoster và cs., 1992).
Tuy nhiên, carotenoid không thể tự mình truyền năng lượng hấp thu được về trung
tâm phản ứng mà phải qua trung gian là diệp lục (phương trình 3.8; hình 3.14). Do vậy, với
chức năng hấp thu năng lượng ánh sáng nó có tên gọi là sắc tố phụ.
Có hai con đường khác nhau để truyền năng lượng từ carotenoid đến diệp lục: Một là
năng lượng truyền trực tiếp từ trạng thái S2 của carotenoid đến mức Qx của diệp lục a qua
cơ chế Förster (Mimuro và Katoh, 1991; Owens và cs., 1992), đây được biết là con đường
chủ yếu ở thực vật bậc cao. Hai là năng lượng từ trạng thái S2 suy tàn xuống S1 sau đó
truyền đến mức Qy của diệp lục a, có khả năng bởi cơ chế Dexter (Gradinaru và cs., 2000;
Croce và cs., 2001). Frank và cs năm 1993 cho rằng phần lớn năng lượng được truyền từ
S1 đến diệp lục a tìm thấy ở vi khuẩn (Frank và cs., 1993).
* Bảo vệ chống lại quang oxy hóa
Từ năm 1956, Sistrom đã cho rằng chức năng chủ yếu của carotenoid là bảo vệ
chống lại các hư hại quang oxy hóa (Sistrom và cs., 1956), điều này được thể hiện rõ ở các
vi khuẩn quang hợp bị đột biến thiếu carotenoid tỏ ra mẫn cảm hơn với các tác hại gây ra
bởi tác động kép của oxy và ánh sáng so với chủng vi khuẩn đối chứng (Sistrom và cs.,
1956). Chức năng này giải thích sự có mặt của carotenoid ở tất cả các sinh vật quang hợp
thải oxy. Trong vai trò bảo vệ, carotenoid có khả năng “quét dọn” oxy singlet (singlet
oxygen scavenging), dập tắt diệp lục triplet (chlorophyll triplet quenching), tham gia vào
cơ chế tỏa ra năng lượng dư thừa ở dạng nhiệt (NPQ). Đây là các cơ chế để chống lại sự
hình thành ROS tác nhân gây nên những hậu quả tiêu cực của ánh áng cao.

3.3. Cơ chế quang hợp


Quá trình quang hợp được chia thành hai giai đoạn còn gọi là phản ứng (pha) sáng
(light reactions/ the light-dependent reactions) và phản ứng (pha) tối. Tuy nhiên, cần hiểu
rằng tên gọi này chỉ mang nghĩa tương đối vì với các phát hiện sau này cho thấy ánh sáng
cần thiết cho cả hai giai đoạn, trong đó phản ứng sáng sử dụng ánh sáng trực tiếp còn phản
ứng tối được điều khiển bởi ánh sáng (xem các phân tích trong mục 3.1.2).

3.3.1. Phản ứng sáng (light reactions, light dependent reactions)


Phản ứng sáng là giai đoạn đầu của quá trình quang hợp, gồm giai đoạn quang vật lý,
quang hóa học, sự vận chuyển điện tử và quá trình phosphoril hóa quang hợp. Bản chất của
pha sáng là quá trình hấp thu năng lượng ánh sáng và biến đổi năng lượng ánh sáng thành
năng lượng hóa năng trong các hợp chất cao năng là ATP và NADPH 2. Đồng thời với quá
trình biến đổi này là sự giải phóng oxy phân tử qua quá trình quang phân li nước trong giai
đoạn quang hóa. Toàn bộ quá trình này phụ thuộc hoàn toàn vào ánh sáng, nên gọi là phản
ứng sáng hoặc pha sáng.

117
3.3.1.1. Quang vật lý
Quang vật lý là giai đoạn đầu của phản ứng sáng, được đặc trưng bằng sự hấp thu
năng lượng ánh sáng và truyền năng lượng hấp thu được về trung tâm phản ứng của phân
tử diệp lục; sự phân tách điện tử tại trung tâm phản ứng.
a) Bản chất của ánh sáng
Ánh sáng vừa mang bản chất hạt, vừa mang bản chất sóng. Bản chất sóng được xác
định bởi chiều dài bước sóng là khoảng cách giữa các đỉnh sóng liên tiếp, ký hiệu bằng chữ
Hy lạp λ (lambda). Tần số là số lượng đỉnh sóng trong một đơn vị thời gian, ký hiệu chữ
Hy lạp nu (v). Mối liên hệ giữa chiều dài bước sóng (λ) và tần số (v) với tốc độ ánh sáng
(c) được biểu thị bằng phương trình sau:
v = c/λ (3.9)
Trong đó, c = 3 × 108 m.s-1 trong môi trường chân không.
Ánh sáng cũng được miêu tả như là hạt, gọi là photon có chứa một lượng chính xác
năng lượng gọi là lượng tử. Năng lượng của photon (E) phụ thuộc vào tần số của ánh sáng,
được diễn tả theo định luật Planck như sau:
E = hv = hc/λ (3.10)
Trong đó h (hằng số Planck ) = 6.63 x 10-34 J.s.
Trong ánh sáng mặt trời, mắt chúng ta chỉ mẫn cảm với một phạm vi nhỏ của tần số
bước sóng, từ 380 nm (tím) đến khoảng 700 nm (đỏ), gọi là vùng ánh sáng nhìn thấy của
quang phổ điện từ. Ánh sáng có bước sóng ngắn với tần số cao có mức năng lượng cao.
Bước sóng dài có tần số thấp có mức năng lượng thấp. Ánh sáng có tần số cao hơn, bước
sóng ngắn hơn là vùng cực tím (dưới 380 nm), và ánh sáng có tần số thấp hơn, với bước
sóng dài hơn là vùng hồng ngoại (trên 700 nm). Lượng năng lượng ánh sáng được hấp thu
bởi phân tử hoặc vật chất gọi là phổ hấp thụ. Máy đo quang phổ (spectrophotometer) là
công cụ đo ánh sáng hấp thụ bởi phân tử vật chất có trong mẫu, được sử dụng để định
lượng các chất hấp thu ánh sáng có trong mẫu.
Điện tử (electron) là hạt mang điện tích âm được phân bố mức năng lượng riêng
quanh hạt nhân. Vùng có khả năng tìm được điện tử cao hơn 90% gọi là obital nguyên tử.
Mỗi obital nguyên tử có một mức năng lượng chính xác được điều biến bởi các mức năng
lượng khác thấp hơn. Trong trường hợp phân tử, obital phân tử là kết quả sự kết hợp giữa
obital nguyên tử với nhiều mức thấp ở trạng thái rung lắc, quay. Khi nguyên tử hay phân tử
hấp thu một photon, điện tử sẽ chuyển từ obital năng lượng thấp (thường gọi là trạng thái
cơ bản S0) lên obital mức năng lượng cao hơn (trạng thái kích thích singlet S1). Tuy nhiên,
phù hợp với luật cơ lượng tử, sự di chuyển này chỉ có thể xảy ra nếu năng lượng ánh sáng
tương ứng với năng lượng khác nhau giữa hai trạng thái (S0 và S1).

118
b) Sự hấp thu năng lượng ánh sáng của sắc tố quang hợp
Trong bộ máy quang hợp sự hấp thu năng lượng ánh sáng diễn ra tại phần phức hợp
thu nhận ánh sáng của hai hệ quang hóa, nơi tập trung nhiều diệp lục mà chủ yếu là diệp
lục b.
Sắc tố quang hợp (diệp lục và carotenoid) sau khi hấp thu năng lượng ánh sáng sẽ
chuyển từ trạng thái cơ bản S0 lên trạng thái kích thích singlet (S1, S2), hoặc triplet (T) ký
hiệu dấu (*) như trong phương trình (3.7 và 3.9) trên đây. Nếu điện tử kích thích duy trì
spin của mình như trạng thái cơ bản thì gọi là trạng thái kích thích singlet, nếu spin của
chúng bị đảo ngược thì đó là trạng thái kích thích triplet. Sự di chuyển từ trạng thái cơ bản
lên trạng thái triplet rất hiếm khi xảy ra, thường thì trạng thái triplet được di chuyển từ
trạng thái kích thích singlet (S0 -> S1, S2…Sn) (Hình 3.16).

Hình 3.17. Các con đường giải phóng năng lượng kích thích của phân tử diệp lục
trong dung dịch (Stéfano Caffarri - AMU - France)
Trong hình 3.17: energy: năng lượng; S0 = electronic ground state: điện tử ở trạng
thái cơ bản; A = photon absorption: hấp thu photon ánh sáng; S = singlet, S1, S2, Sn:
trạng thái kích thích singlet S1, S2, Sn; excited vibrational states: các trạng thái rung
động kích thích; excited rotational sates not show: trạng thái kích thích quay tròn
không thể hiện; F = fluorescence (emission): phát huỳnh quang; P = phosphorescence:
lân quang; T = triplet state: trạng thái triplet; IC = internal conversion: chuyển đổi nội
bộ; ISC = intersystem crossing: sự giao nhau giữa các hệ thống.

Ở trạng thái kích thích, sau khi hấp thu năng lượng ánh sáng, phân tử sắc tố rất
không ổn định (chúng chỉ ổn định trong một vài nano giây (ns), 1 ns = 10-9s). Điện tử kích
thích của diệp lục có thể trở về trạng thái cơ bản ban đầu thông qua các con đường khác
nhau, mỗi con đường phóng thích một mức năng lượng khác nhau (Hình 3.17).
c) Sự phân bổ năng lượng kích thích của diệp lục
Ở trong cây, năng lượng kích thích của diệp lục sẽ được phân bổ vào 4 con đường
chính để trở về trạng thái cơ bản ban đầu (Hình 3.18): phản ứng quang hóa cho quang hợp;
huỳnh quang; nhiệt NPQ (Nonphotochemical quenching) và giao thoa hệ thống

119
(Intersystem crossing). Theo nhiều nhà khoa học năng lượng phân bổ vào các con đường
này là cạnh tranh nhau, phụ thuộc vào đặc tính của diệp lục và điều kiện môi trường.

Hình 3.18. Các hình thức sử dụng năng lượng kích thích của diệp lục
(Stéfano Caffarri - AMU - France)
Trong hình: Chl: diệp lục; 1Chl*: diệp lục ở trạng thái kích thích; photosynthesis: năng lượng cho
quang hợp; fluorescence: huỳnh quang diệp lục; NPQ = Nonphotochemical quenching: năng lượng
giải phóng ở dạng nhiệt; intersystem crossing: năng lượng giao thoa trong hệ thống, có thể hình
thành diệp lục triplet (3Chl*) là trạng thái kích thích dễ dàng chuyển năng lượng cho oxy phân tử
để hình thành oxy singlet, từ đó tạo thành ROS (reactive oxygen species).

* Năng lượng cho phản ứng quang hóa trong quang hợp (photosynthesis)
Đây là phần năng lượng kích thích được chuyển hóa thành năng lượng hóa học tại
trung tâm phản ứng, để từ đó tiếp tục được biến đổi thành ATP, NADPH2 sử dụng trong
phản ứng tối nhằm tạo ra sản phẩm quang hợp.
Phần năng lượng sử dụng vào mục đích này là có ích cho cây, tuy nhiên lại phụ thuộc
vào khả năng chuyển hóa của bộ máy quang hợp. Trong điều kiện ánh sáng thấp cây có thể
chuyển đến 90% năng lượng hấp thu của diệp lục (Bjorkman và Demmig, 1987), nhưng
trong điều kiện ánh sáng cao, năng lượng được hấp thụ quá nhiều trong khi chỉ một phần
nhỏ được chuyển hóa trong phản ứng quang hóa. Phần bị dư thừa thì sẽ được chuyển hóa
vào các con đường khác thậm chí có thể làm tăng căng thẳng oxy hóa gây nguy hiểm cho cây.
* Phát huỳnh quang (fluorescence)
Năng lượng phát ra ở dạng huỳnh quang không có tác động tiêu cực cho cây, dễ dàng
đo được bằng máy phân tích huỳnh quang. Dựa và phân tích huỳnh quang diệp lục người
ta có thể tính được mức năng lượng cho hoạt động quang hợp, NPQ, hiệu suất chuyển hóa
năng lượng quang năng của bộ máy quang hợp… Phân tích huỳnh quang diệp lục có thể
đánh giá được tình trạng “sức khỏe” của bộ máy quang hợp, hoạt động quang hợp, từ đó
biết được phản ứng của quang hợp với điều kiện môi trường bất lợi. Do đó, có thể nói năng
lượng huỳnh quang diệp lục là một công cụ rất hữu hiệu cho nghiên cứu quang hợp.

120
* NPQ (nonphotochemical quenching)
Phần năng lượng kích thích tỏa ra ngoài ở dạng nhiệt gọi là NPQ (nonphotochemical
quenching), theo nhiều nhà khoa học đây là một cơ chế an toàn, rất quan trọng để bảo vệ
cây trồng trong điều kiện ánh sáng cao (Ruban, 2016). NPQ được hoạt hóa bởi chính cơ
thể thực vật, phụ thuộc chặt chẽ vào điều kiện chiếu sáng. Trong điều kiện ánh sáng cao
NPQ cao, và ngược lại NPQ thấp khi cây được chiếu ánh sáng có cường độ thấp (Khuong
và cs., 2014). NPQ dễ dàng đo được bằng máy phân tích huỳnh quang diệp lục thông qua
các thông số huỳnh quang trên lá cây nguyên vẹn (Krause và cs., 1982).
* Giao thoa hệ thống (Intersystem crossing)
Năng lượng kích thích ở trạng thái singlet không bền có thể chuyển thành trạng thái
triplet. So với singlet (1Chl*), trạng thái triplet (3Chl*) bền hơn nhiều do vậy năng lượng có
thể được chuyển cho oxy phân tử để hình thành oxy singlet (1O2). Oxy singlet rất hoạt hóa,
dễ dàng oxy hóa các hợp chất hữu cơ quan trọng trong tế bào như protein, acid nucleic,
lipid… tạo thành ROS (reactive oxygen species) gây nguy hiểm cho cây (Krieger-Liszkay
và cs., 2008). Trong trường hợp này ROS được tạo thành do năng lượng ánh sáng dư thừa
của diệp lục, và cạnh tranh với NPQ trong điều kiện ánh sáng cao. Cụ thể, dưới điều kiện
ánh sáng cao, cây sẽ mã hóa rất nhiều NPQ nhờ đó có thể giảm ROS, giảm ức chế quang
cho cây. Thực tế cho thấy ở Arabidopsis thaliana, những cây đột biến có NPQ cao thể hiện
khả năng chống chịu tốt hơn với ánh sáng cao so với cây có NPQ đối chứng hoặc thấp hơn
(Dall'Osto và cs., 2005). Với lý do này NPQ là một chủ đề được nghiên cứu rất sôi động
trên thế giới, tuy nhiên đến nay cơ chế của NPQ vẫn chưa hoàn toàn sáng tỏ.
d) Quá trình vận chuyển năng lượng của diệp lục và sự phân tách điện tích ở trung tâm
phản ứng
Hiệu suất của quá trình quang hợp phụ thuộc vào hai nhân tố là sự truyền năng lượng
ánh sáng hấp thụ được từ các phân tử sắc tố đến trung tâm phản ứng và sự chuyển hóa
năng lượng kích thích thành năng lượng oxy hóa khử (redox) bởi sự phân tách điện tích ở
trung tâm phản ứng.
Trong lá cây, năng lượng mà diệp lục hấp thu được có thể được chuyển qua hàng loạt
các diệp lục sắp xếp trật tự trên màng thylakoid đến trung tâm phản ứng P680 hoặc P700 theo
cơ chế cộng hưởng (Hình 3.19), theo sơ đồ tóm tắt như sau:
Dl + hv → DL* -> -> -> -> P680*/P700* (3.11)
Tại trung tâm phản ứng, sự phân tách điện tích này phụ thuộc vào trạng thái quang
hợp của cây. Phân tách điện tử phải diễn ra thật nhanh để cạnh tranh năng lượng với các
con đường phóng thích năng lượng kích thích khác (Hình 3.18). Sự phân tách năng lượng
được thực hiện bởi một cặp diệp lục đặc biệt nằm ở trung tâm phản ứng.

121
Hình 3.19. Sự vận chuyển năng lượng đến các sắc tố bên cạnh theo cơ chế cộng hưởng
và sự phân tích điện tích ở trung tâm phản ứng
Năng lượng kích thích từ các phân tử diệp lục chuyển về được sử dụng để kích thích
cặp diệp lục đặc biệt P680 (1.2 V) và P700 (0.49 V) thành dạng khử mạnh P680* (-0.75 V)
và P700* (-1.2 V). Cặp đặc biệt này là chất cho điện tử sơ cấp được dùng để khử
pheophytin (trong PSII) và hai phân tử diệp lục (Ao trong PSI) trong một khoảng thời gian
rất ngắn (vài pi giây –ps; 1ps = 10-12s). Sự vận chuyển điện tử từ diệp lục kích thích ở
trung tâm phản ứng đến chất nhận điện tử sơ cấp là sự kiện quang hóa sơ cấp chuyển hóa
năng lượng kích thích thành năng lượng hóa học. Sau khi phân tách điện tích, P680+ và
P700+ trở thành các chất oxy hóa. P680+ có tính chất oxy hóa rất mạnh, có thể oxy hóa
nước bằng cách giữ điện tử từ phức hợp giải phóng oxy (OEC) thông qua tyrosine Yz để
bù lại điện tử đã chuyển cho pheophytin. P700+ giữ điện tử từ plastocyanin, để khép lại quá
trình vận chuyển điện tử vòng. Sau khi phân tách điện tử ở PSII, sẽ bắt đầu quá trình vận
chuyển điện tử.
Như vậy, kết quả của giai đoạn quang vật lý là năng lượng ánh sáng dưới dạng các
sóng dao động điện từ của các hạt photon đã chuyển thành năng lượng kích thích electron
của phân tử diệp lục ở trung tâm phản ứng.

3.3.1.2. Quang hóa học


Quang hóa học gồm ba quá trình cơ bản là quang phân li nước, vận chuyển điện tử
và phosphoril hóa quang hợp.
a) Quang phân li nước
Bản chất của quá trình quang phân li nước là cặp điện tử đặc biệt ở trung tâm phản
ứng P680 sau khi nhận năng lượng kích thích từ diệp lục trở thành chất oxy hóa mạnh
P680*, đã oxy hóa 2 phân tử H2O thành oxy phân tử và điện tử thông qua tyrozine Yz. Quá

122
trình này diễn ra tại phức hợp OEC nằm gần PSII (Hình 3.8 và 3.19). Mặc dù cơ chế giải
phóng oxy vẫn còn nhiều tranh cãi, hiện nay đã được biết rằng oxy được giải phóng qua 5
bước oxy hóa 2 phân tử nước thông qua 5 trạng thái oxy hóa S của cofactor manganese từ
S0 đến S4 và năng lượng để cho quá trình oxy hóa H2O được lấy từ ánh sáng (Kok và cs.,
1970; Tommos và Babcock, 1998). Quá trình này được mô tả như sau:
2 H2O  (S0 → S1→S2 → S3→ S4 →S0)  O2 + 4 H+ + 4e- (3.12)
Mỗi sự chuyển qua từ S0 đến S4, 1 electron và 1 proton được sản xuất ra và trạng
thái S4 tự phân hủy để giải phóng O2 và trở về trạng thái S4 (Nelson và Yocum, 2006).
Điện tử electrons được chuyển từ cụm Mn4Ca thông qua Tyrosine (YZ) oxy hóa khử đến
P680* (Keough và cs., 2011) và đi vào chuỗi truyền điện tử. Proton giải phóng ra được vận
chuyển vào lumen thylakoid và được sử dụng để tổng hợp ATP bởi phức hợp ATPsynthase
trong lục lạp. Oxy phân tử được giải phóng vào khí quyển qua lỗ khí trên bề mặt lá cây.
Toàn bộ quá trình quang phân ly nước có thể được tóm tắt qua 4 phương trình sau:
4Chl + 4hv 4Chl*
4Chl* + 4H2O 4ChlH+ + 4OH (3.13)
4OH 2H2O + O2 (3.14)
Ánh sáng
2H2O 4H+ + O2 + 4e- (3.15)
[ Diệp lục
b) Quá trình vận chuyển điện tử
Quá trình vận chuyển điện tử được thực hiện theo hai con đường là vòng và không
vòng với sự tham gia của hệ thống các chất vận chuyển điện tử trong hai hệ quang hóa 1 và
2 (Hình 3.20). Cơ sở cho sự vận chuyển này là sư chênh lệch thế năng oxy hóa khử giữa
chúng.
Ở PSII, sau khi điện tử được tách ra từ quá trình phân tách điện tử ở trung tâm phản
ứng, cặp diệp lục đặc biệt P680 ở trạng thái kích thích P680* là chất cho điện tử sơ cấp, có
lực khử mạnh đã oxy hóa pheophytin, lúc này pheophytin trở thành chất nhận điện tử đầu
tiên. Plastoquinon A (QA) được khử bởi pheophytin oxy hóa (Pheo-), quá trình này diễn ra
trong 250-300 ps; điện tử được chuyển từ QA đến Quinon B (QB) trong khoảng 100 μs
(Nelson và Yocum, 2006). Từ QB điện tử được chuyển đến phức hợp cytochrome b6f (Cyt
b6f).
Trong quá trình vận chuyển điện tử không vòng, plastoquinone (PH2) chuyển 2 điện
tử từ pheophytin đến Cyt b6f qua hai con đường: một qua cytochrome b và một qua protein
Rieske (FeSR). Cytochrome f nhận điện tử từ FeSR rồi chuyển cho plastocyanin (PC), điện
tử từ PC sẽ được dùng để khử P700* khi đã bị oxy hóa bởi năng lượng kích thích từ diệp lục.

123
Cyt b chuyển điện tử đến Cyt b thứ hai, phân tử khử plastoquinone phía mặt trong
stroma của màng thylakoid. Chu kỳ quinone này đã cho phép lấy hai proton từ stroma vào
lumen để chuyển một điện tử trong chuỗi vận chuyển điện tử không vòng (PSII – Cyt –
PSI). Những proton này tạo nên thế năng điện – hóa điều chỉnh tổng hợp ATP trong lục lạp
(Hình 3.20).
Ở hệ quang hóa 1, như đã phân tích trong phần phân tách điện tử trên đây, cặp diệp
lục đặc biệt ở trung tâm phản ứng sau khi nhận năng lượng kích thích từ các phân tử diệp
lục lân cận, trở thành trạng thái kích động điện tử P700* với mức năng lượng cao dẫn đến
phân tách điện rồi chuyển cho chất nhận điện tử đầu tiên A0, khi đó P700* trở thành chất
cho điện tử sơ cấp.
Các điện tử từ chất nhận sơ cấp A0 sẽ đi qua một loạt các chất nhận điện tử trung
gian là các phức protein gắn với cụm Fe4S4 liên kết chặt chẽ với nhau trên màng thylakoid
ngày nay có tên là ferredoxin (Fx, FA, FB, FD...). Bước cuối cùng dưới tác động của
ferredoxin-NADP+ oxidoreductase (FNR), ferredoxin khử NADP+ thành NADPH ở phía
mặt trong stroma, để hoàn thành chuỗi vận chuyển không vòng bắt đầu từ phản ứng quang
phân li nước ở OEC gần PSII. NADPH này là sản phẩm sơ cấp của chuỗi vận chuyển điện
tử quang hợp.
Như vậy, điện tử sau khi được phân tách ở PSII đã được vận chuyển đến PSI, cuối
cùng dùng để tổng hợp NADPH, chứ không quay trở về PSII, tạo nên con đường vận
chuyển điện tử không vòng, hay còn gọi là sơ đồ vận chuyển điện tử quang hợp hình chữ
Z, được mô tả lần đầu tiên bởi Hill và Bendal, 1960 (Hill, R. và Bendall, F.1960). Ở con
đường này, P680* sau khi bị mất điện tử được bù lại bởi điện tử phân tách từ quá trình
quang phân li nước.
Từ PSI, còn tồn tại con đường vận chuyển thứ hai, khi ferredoxin không khử NADP +
thành NADPH, nhưng chuyển điện tử trực tiếp đến Cyt f của phức hợp Cyt b6f cuối cùng
đến PSI thông qua PC, để khép kín chu trình, gọi là con đường vận chuyển điện tử vòng
(Hình 3.20). Con đường vận chuyển điện tử vòng làm tăng cường vận chuyển proton vào
trong lumen thylakoid để tạo ∆pH. Toàn bộ proton được tạo thành từ quá trình quang phân
li nước và vận chuyển điện tử ở mức Cyt b6f tạo nên gradient pH cần thiết để tổng hợp
ATP.
Thêm vào đó, pH thấp trong lumen là nhân tố cần thiết để điều khiển cơ chế bảo vệ
quang giải tỏa năng lượng kích thích của diệp lục ở trạng thái triplet (trạng thái nguy hiểm
cho cây) thông qua cơ chế NPQ và chu kỳ xanthophyll trong điều kiện ánh sáng cao
(Ruban, 2016, 2017).
Kết thúc quá trình vận chuyển điện tử vòng, hợp chất cao năng ATP đã được tạo
thành. ATP này cùng với NADPH từ con đường vận chuyển không vòng sẽ được sử dụng
trong phản ứng tối để khử CO2 tạo nên chất hữu cơ sản phẩm của quá trình quang hợp.

124
Hình 3.20. Sơ đồ con đường vận chuyển điện tử trong quang hợp
c) Quá trình phosphoril hóa quang hợp
Trong tế bào thực vật, ATP có thể được tổng hợp từ quá trình phosphoril hóa quang
hợp trong lục lạp và phosphoril hóa oxy hóa trong ty thể. Quá trình phosphoril hóa quang
hợp là quá trình tổng hợp ATP và NADPH với sự tham gia của năng lượng ánh sáng. Cơ
chế của quá trình này còn nhiều tranh cãi, hiện nay đã được thừa nhận rộng rãi rằng
phosphoril hóa quang hợp được thực hiện thông qua cơ chế hóa thẩm, lần đầu tiên được đề
nghị năm 1960 bởi Peter Mitchell (Taiz và Zeiger, 2010).
Theo mô tả của Taiz và cs, 2010, ATP được tổng hợp bởi phức hợp enzyme lớn
(400kD), gọi là ATP synthase. Như mô tả trong mục 2.3.4, enzyme này gồm 2 phần CFo
và CF1: phần CFo quay về phía màng có vai trò tạo kênh xuyên màng nơi proton có thể đi
qua, hàm lượng proton có trong lumen là tác nhân kích hoạt mở kênh này; CF1 nằm trong
stroma có vai trò là phần của phức trực tiếp thực hiện tổng hợp ATP (Hình 3.11).
Nguyên tắc của cơ chế hóa thẩm là sự chênh lệch về ion. Toàn bộ proton được tạo
thành từ quá trình quang phân li nước và vận chuyển điện tử ở mức Cyt b6f tạo nên
gradient pH, màng thylakoid ở phía stroma kiềm hơn (ít ion H+), còn phía lumen thì acid
hơn (nhiều ion H+ hơn). Gradient này điều khiển tổng hợp ATP từ ADP và gốc phosphate
vô cơ (Pi) nhờ phức hợp ATP synthase, theo phương trình sau:
ADP + Pi -> ATP (3.16)
Theo Haraux và cs., 1998, thì để tổng hợp 1 phân tử ATP cần đến 4 ion H+ (Haraux
và De Kouchkovsky, 1998). Sự hình thành các proton để kích hoạt cơ chế này cần có sự
tham gia của năng lượng ánh sáng hấp thụ bởi diệp lục. Do đó, thiếu ánh sáng sẽ không thể
hình thành được ATP trong quang hợp. Quá trình vận chuyển điện tử đã hình thành điều

125
kiện cần thiết để thực hiện tổng hợp ATP, nên người ta thường nói quá trình tổng hợp ATP
gắn liền với quá trình vận chuyển điện tử. Khi cây gặp điều kiện bất lợi như hạn, mặn…
làm màng thylakoid bị tổn thương, dẫn đến mất thế năng điện hóa và gradient H+, ATP
không được hình thành, cản trở hoạt động pha tối của quá trình quang hợp.

3.3.2. Phản ứng tối (dark reactions) - các con đường đồng hóa CO2 ở thực
vật (CO2 assimilation pathways)
Phản ứng tối (còn được gọi là phản ứng không phụ thuộc ánh sáng - light
independent reactions) bao gồm một loạt các phản ứng sinh hóa thực hiện quá trình đồng
hóa (cố định và khử) CO2 để tạo ra đường sản phẩm của quá trình quang hợp nhờ sử dụng
ATP, NADPH2 sản phẩm của các phản ứng sáng và các enzyme quang hợp có mặt trong
cơ chất stroma. Nếu pha sáng diễn ra trên màng thylakoid và bắt buộc phải có sự tham gia
của ánh sáng thì quá trình đồng hóa CO2 diễn ra trong phần stroma của lục lạp và không
cần sự tham gia trực tiếp của ánh sáng, nên được gọi là các phản ứng tối hay pha tối. Mối
liên hệ giữa hai nhóm phản ứng sáng và phản ứng tối thể hiện trong (Hình 3.21).

Hình 3.21. Mối liên quan giữa pha sáng và pha tối trong quang hợp
Hiện nay, tồn tại 3 con đường đồng hóa CO2 trong quang hợp ở thực vật, tương ứng
với ba nhóm thực vật khác nhau là C3, C4 và CAM. Trong đó chu trình Calvin diễn ra ở
khoảng 90% thực vật trên Trái đất.

3.3.2.1. Chu trình Calvin (Calvin cycle)


Chu trình Calvin do nhà bác học Mỹ là Calvin và cs của ông phát hiện và công bố lần
đầu tiên vào những năm 50 của thế kỷ trước (Calvin, 1950). Khám phá này đã mang đến
cho ông giải Nobel về hóa học năm 1961 (Calvin, 1961). Đây là con đường đồng hóa CO2
xảy ra ở tất cả các sinh vật quang hợp từ tảo nguyên thủy cho đến phần thực vật hạt kín
tiến hóa, trong đó. Ở một số nhóm thực vật có thể có các con đường đồng hóa CO2 khác
như C4, CAM đi kèm, tuy nhiên trong các nhóm thực vật này để đồng hóa hoàn toàn CO2
thành đường glucose thì vẫn cần có sự tham gia của chu trình Calvin. Do sản phẩm đầu
tiên của chu trình là hợp chất có 3C (3-PGA) nên có tên gọi là chu trình C3. Nhóm thực vật
cố định CO2 theo con đường này gọi là thực vật C3. Ví dụ, như các cây trồng: lúa, đậu đỗ,

126
khoai, sắn, cam chanh, vải, nhãn... Chu trình Calvin gồm 3 giai đoạn (Hình 3.22): cố định
CO2, khử CO2 và tái sinh chất nhận, được tóm tắt trong bằng phương trình sau:
6CO2 + 12NADPH + 12H+ + 18ATP → C6H12O6 + 6H2O + 12NADP+ + 18ADP+ + 18 Pi
(3.17)

Hình 3.22. Các giai đoạn của chu trình Calvin


a) Giai đoạn cố định CO2
Chất nhận CO2 đầu tiên là hợp chất 5C có tên gọi là ribulozo-1,5-bisphosphate
(RuBP). RuBP kết hợp với 1 nguyên tử C của CO2 khí quyển để tạo thành 2 phân tử 3-
phosphoglyceric acid (3-PGA). 3-PGA là sản phẩm đầu tiên của chu trình có 3 nguyên tử
C do đó chu trình Calvin còn được gọi là chu trình C3. Phản ứng xảy ra dưới sự xúc tác của
enzyme đặc trưng là ribulose-1,5-bisphosphate carboxylase/oxygenase (rubisco).
Ribulose-1,5-bisphosphate carboxylase/oxygenase
RuBP +CO2 2 3-PGA (3.18)
Như vậy, trong giai đoạn này CO2 của khí quyển được cố định từ chất vô cơ thành
chất hữu cơ ổn định trong lục lạp là 3-PGA, nên quá trình này được gọi là quá trình cố định
CO2. Đây là phản ứng đầu tiên của quá trình tạo ra sản phẩm quang hợp, nên enzyme
rubisco đóng vai trò rất quan trọng. Các nhà khoa học cũng đã đưa ra khả năng rằng có thể
tăng cường hiệu suất quang hợp bằng sự thay đổi trong biểu hiện gen rubisco (Spreitzer và
Salvucci, 2002). Theo báo cáo của Feller và cs., 2008, rubisco là protein được tìm thấy
nhiều nhất trong lá cây, chiếm 50% protein hòa tan ở lá thực vật C3 (20-30% nitơ tổng số
trong lá) và 30% ở thực vật C4 (5-9% nitơ tổng số của lá) (Feller và cs., 2008).
Rubisco là enzyme có hai điểm tương tác với hai chất nền khác nhau là O2 và CO2,
khi kết hợp với CO2 nó thể hiện hoạt tính carboxylase thực hiện cố định CO2 để tạo ra 3-
PGA trong quá trình quang hợp, khi kết hợp với O2 nó thể hiện hoạt tính oxygenase để
hình thành phosphoglycolate trong chu trình C2 (hô hấp sáng, quang hô hấp), gặp phổ biến
ở thực vật C3 hơn là ở các nhóm thực vật khác (C4 và CAM).

127
Chu trình C2 có thể làm mất 25% carbon được cố định bởi phản ứng carboxy hóa
(Andrews và Lorimer, 1987), do đó nó có thể làm giảm hiệu suất của quang hợp tuy nhiên nó
lại có ý nghĩa trong sự thích nghi của thực vật với điều kiện môi trường bất lợi (xem chi tiết
trong phần chu trình C2 dưới đây). Hai phản ứng này có tính cạnh tranh với nhau rất mạnh.
Trong phạm vi giới hạn của loài rubisco nghiêng về phản ứng nào phụ thuộc vào một
vài yếu tố như đặc tính của rubisco, tỷ lệ CO2/O2, nhiệt độ và lượng nước trong môi trường
(Spreitzer và Salvucci, 2002; Andersson và Backlund, 2008). Ái lực của rubisco với CO2
khá cao, đủ để phản ứng carboxy hóa xảy ra ngay cả khi lục lạp có đủ nồng độ O2. Tỷ lệ
nồng độ CO2/O2 trong không khí ở 25oC được tính toán là 2.5-3 (Taiz và Zeiger, 2010).
Trong điều kiện môi trường có nồng độ CO2 thấp, O2 cao thì rubisco thiên về thể hiện hoạt
tính oxygenase và ngược lại nếu tỷ lệ CO2 cao trong khi O2 thấp thì hoạt tính carboxylase
chiếm ưu thế và không xảy ra quang hô hấp. Do vậy, dễ dàng hiểu rằng hiệu suất quang
hợp có thể bị giảm khi tỷ lệ CO2/O2 giảm. Khi nhiệt độ tăng làm tỷ lệ CO2/O2 giảm kết quả
là hoạt tính rubisco thiên về oxy hóa dẫn đến hô hấp sáng (Taiz và Zeiger, 2010).
Mặc dù là phản ứng tối nhưng rubisco chỉ hoạt động vào ban ngày, hoạt động tốt
nhất ở pH cao và phụ thuộc vào nồng độ Mg2+ trong stroma. Điều kiện này chỉ có thể đạt
được khi lục lạp được chiếu sáng. Khi đó do ion H+ vận chuyển đến lumen thylakoid đề
hình thành gradient pH cho quá trình tổng hợp ATP làm tăng pH trong stroma (có thể đạt
pH = 7-8). Cũng trong thời điểm này ion Mg vận chuyển từ màng thylakoid đến stroma
làm tăng nồng độ Mg trong stroma, tạo nên điều kiện thuận lợi để rubisco hoạt động tốt.
Cùng với đặc điểm RuBP không được tái tạo khi thiếu ánh sáng, có thể nói rằng ánh sáng
là nhân tố điều chỉnh chu trình Calvin, khi thiếu ánh sáng chu trình Calvin không diễn ra.
Điều đó chỉ ra rằng ánh sáng không chỉ cần thiết cho các phản ứng sáng mà cần cho cả các
phản ứng tối của quang hợp.
b) Giai đoạn khử CO2
3-PGA sau khi được hình thành trong phản ứng cố định CO2 sẽ được khử bởi
NADPH2 hình thành trong phản ứng sáng để tạo thành hợp chất đường 3 carbon,
Glyceraldehyde-3-phosphate (G3P). Phản ứng này diễn ra theo hai bước: Đầu tiên mỗi
phân tử 3-PGA nhận một nhóm phosphate từ ATP để biến đổi thành một hợp chất có 2
nhóm phosphate là 1,3-bisphosphoglycerate acid (1,3 BPGA) và ADP nhờ sự xúc tác của
enzyme 3-Phosphoglycerate kinase (phương trình 3.19). Sau đó, 1,3-bisphosphoglycerate
acid được khử, nhận 2 điện tử từ NADPH và làm khử mất 1 nhóm phosphate để tạo thành
đường 3 carbon gọi là aldehyt phosphoglyceric (phương trình 3.20).
3-Phosphoglycerate kinase
12 ( 3-PGA) + 12ATP 12 (1,3 BPGA) + 12ADP (3.19)

NADP: glyceraldehyde-3-phosphate dehydrogenase


12 (1,3BPGA) + 12NADPH + 12H+ 12 GP + 12 NADP+ + 12 Pi (3.20)

128
c) Giai đoạn phục hồi chất nhận RuBP
Để tiếp tục cố định CO2 trong chu trình mới thì chất nhận CO2 là RuBP phải được tái
sinh. Trong giai đoạn này, 3 phân tử chất nhận CO2 - RuBP được tái sinh từ 5/6 phân tử
G3P trong đó sử dụng 3 phân tử ATP được sử dụng để nhận các phân tử carbon trong chu
kỳ mới. 1/6 phân tử G3P được vận chuyển đến tế bào chất để tổng hợp sucrose và cho các
quá trình chuyển hóa tinh bột khác trong lục lạp. Giai đoạn này là một quá trình phức tạp,
gồm nhiều bước, được tóm tắt bằng các phương trình sau:
Triose phosphate isomerase
5 G3P 5 DHAP (Dihydroxyaceton phosphate) (3.21)

Aldolase
3 G3P + 3 DHAP 3F1,6BP (Fructozo -1,6-bisphosphate) (3.22)

Fructose-1,6-bisphosphatase
3 F1,6BP + 3 HOH 3 F6P (Fructoz 6-phosphate) + 3 Pi (3.23)

Transketolase
2 G3P + 2 F6P 2E4P (Erythrose-4-phosphate) + 2Xu5P (Xiluloz-5phosphate)
(3.24)
Sedoheptuloz bisphosphatealdolaza
2 E4P + 2 DHAP 2 S1,7BP (Sedoheptulozo-1,7 bisphosphate) (3.25)

Sedoheptuloz bisphosphateaza
2 S1,7BP + 2 HOH 2 S7P (Sedoheptuloz -7 phosphate) + 2 Pi (3.26)

Transketolase
2 S7P +2 G3P 2R5P(ribose-5phosphate) +2Xu5P(xylulose-5phosphate)
(3.27)
Ribuloz-5-phosphate epimerase
4 Xu5P 4 ribulose-5-phosphate (Ru5P) (3.28)

Ribose-5-phosphate isomerase
2 R5P 2 Ru5P (3.29)

Ribulose-5-phosphate kinase
6 Ru5P + 3ATP 6RuBP + 3 ADP (3.30)
RuBP sau khi được tái sinh lại quay lại phản ứng carboxy hóa để khép kín chu trình
(Hình 3.22).

129
Trong quá trình trên, một vài phân tử fructose-6-phosphate (đường 6C) ở phản ứng
(3.24) bên trên đi ra khỏi chu trình Calvin và chuyển hóa thành glucose và các chất hữu cơ
khác cần thiết cho tế bào như tinh bột, đường sucrose, amino acid, lipis, acid nucleic… phụ
thuộc vào điều kiện trong tế bào. Trong đó đường 6C này sẽ được di chuyển từ lục lạp vào
tế bào chất khi có ánh sang (Schleucher và cs., 1989). Ở ngoài sáng, tinh bột chuyển thành
đường sucrose là một hợp chất được tổng hợp trong tế bào chất.
Theo phân tích của Taiz và cs, 2010, với ánh sáng đỏ bước sóng 680 nm, 1 mol
lượng tử của photon ánh sáng có chứa 175 kJ (42 kcal) (Taiz và Zeiger, 2010). Vậy theo
tính toán, lượng tử tối thiểu cần thiết để cố định 1 mol CO2 là 8 photon, tuy nhiên theo kết
quả thực nghiệm con số này là 9-10 (Taiz và Zeiger, 2010).
Từ đó suy ra năng lượng tổi thiểu để khử 6 mol CO2 thành 1 mol đường 6C (hexose)
là xấp xỉ 6 × 8 × 175 kJ = 8400 kJ (2016 kcal). Trong khi oxy hóa hoàn toàn 1 mol đường
6C như fructose hiệu suất về năng lượng chỉ đạt 2804 kJ (673 kcal) (Taiz và Zeiger, 2010).
So sánh giữa năng lượng cần để tổng hợp 1 mol fructose là 8400 trong khi năng lượng sản
sinh từ nó chỉ đạt 2804 kJ, chúng ta thấy tổng hiệu suất nhiệt động lực tối đa của quang
hợp chỉ đạt khoảng 33%. Tuy nhiên, nhóm của ông cho rằng phần năng lượng ánh sáng
không chỉ được sử dụng để sản sinh ra ATP và NADPH từ phản ứng sáng mà là được sử
dụng cả trong hoạt động của chu trình Calvin (Taiz và Zeiger, 2010).
Thêm vào đó, RuBP chỉ được tái sinh trong điều kiện có ánh sáng, hoạt tính của
enzyme rubisco được tăng cường bởi ánh sáng. Ánh sáng là nhân tố kích hoạt sự vận
chuyển ion Mg2+ vào trong stroma để tăng cường hoạt động của enzyme rubisco. Ngoài
rubisco một vài enzyme khác như: glyceraldehyde-3-phosphate dehydrogenase, fructose-
1,6-bisphosphatase, sedoheptulose-1,7-bisphosphatase, ribulose-5-phosphate kinase cũng
được điều chỉnh bởi ánh sáng. Điều đó chỉ ra vai trò quan trọng của ánh sáng trong việc
điều chỉnh chu trình Calvin cũng như quá trình hình thành chất hữu cơ ở cơ thể thực vật.

3.3.2.2. Chu trình C2 (hô hấp sáng)


a) Khái niệm
Trong điều kiện có ánh sáng, nồng độ CO2 thấp, O2 cao enzyme rubisco thể hiện hoạt
tính oxygenase kết hợp với O2 không khí để oxy hóa ribulose-1,5-bisphosphate tạo ra sản
phẩm đầu tiên là một hợp chất 2 - carbon phosphoglycolate (Hình 3.23) nên được gọi là
chu trình C2 hay hô hấp sáng (quang hô hấp). Mặc dù có tên gọi hô hấp sáng nhưng thực
chất chu trình C2 không giải phóng ra năng lượng như hô hấp tối (xem phần hô hấp tối
trong Chương 4).
b) Điều kiện xảy ra chu trình C2
Chu trình C2 xảy ra đồng thời với chu trình Calvin do có sử dụng chung chất nhận là
ribulose-1,5-bisphosphate (RuBP). RuBP vừa là chất nhận CO2 trong chu trình Calvin vừa

130
là chất nhận O2 trong chu trình C2 (Hình 3.23). Cả hai quá trình này chỉ xảy ra trong điều
kiện có ánh sáng. Trong khi đó hô hấp tối không cần điều kiện này.
Chu trình C2 chỉ xảy ra khi cây gặp điều kiện thuận lợi cho enzyme rubisco thể hiện
hoạt tính oxygenase đó là ở nồng độ CO2 trong lục lạp thấp, O2 cao. Enzyme rubisco xúc
tác phản ứng mở đầu trong chu trình C2 có hai hoạt tính oxygenase và carbocarboxylase.
Theo đó, rubisco vừa kết hợp với CO2 để carboxyl hóa RuBP trong chu trình Calvin, vừa
kết hợp O2 để oxy hóa RuBP trong chu trình C2. Nếu cùng nồng độ thì ái lực của rubisco
với CO2 cao hơn với O2. Hai quá trình này lại xảy ra trong cùng một địa điểm là cơ chất
lục lạp. Do đó, để hoạt tính oxygenase của rubisco được thể hiện thì cần có nồng độ O2 cao
và CO2 thấp.
Chu trình C2 cần sự tham gia của cả ba bào quan trong tế bào là lục lạp, ty thể và
peroxixom. Mỗi bào quan này thực hiện một công đoạn của chu trình chu trình C2 (Hình
3.23). Hơn thế nữa, vị trí của ba bào quan này trong tế bào mô đồng hóa lại khá gần nhau
tạo thuận lợi cho quá trình chu trình C2.
c) Đặc điểm của chu trình C2
Ba điều kiện trên đây cũng là ba đặc điểm của chu trình C2, ngoài ra chu trình này
còn có một số đặc điểm sau:
- Chỉ xảy ra ở loại tế bào lá thực vật có lục lạp như tế bào mô đồng hóa, khi có
ánh sáng.
Chu trình C2 có tính cạnh tranh cao với quang hợp. Do quá trình này xảy ra đồng thời
với chu trình Calvin, dùng chung chất nhận O2 là RuBP và enzyme xúc tác phản ứng đầu
tiên là rubisco. Hơn nữa, các phản ứng này lại xảy ra tại cùng một địa điểm là cơ chất lục
lạp nên chu trình C2 có tính cạnh tranh rất cao với quang hợp (Hình 3.24). Bởi vì chu trình
C2 cạnh tranh với quang hợp nên rất khó để xác định tỷ lệ chu trình C2 trong lá nguyên
vẹn. Hai phân tử 2-phosphoglycolate (2x2C=4C) cần để tạo nên một phân tử
3-phosphoglycerate (3C), giải phóng 1CO2, nên về lý thuyết 1/4C đi vào quá trình chu
trình C2 được giải phóng ra ngoài dạng CO2. Phân tích, tính toán trên lá cây hướng dương
cho thấy, tỷ lệ quang hợp hiện nay xấp xỉ đạt 120-125% so với tỷ lệ quang hợp đã xác định
(Taiz và Zeiger, 2010). Nghĩa là do tác động của chu trình C2 nên làm giảm khả năng
quang hợp thật của lá nên giá trị tỷ lệ quang hợp thực đo được là quang hợp đã bị hô hấp
sáng làm giảm đi rồi.
Ở điều kiện nhiệt độ không khí 25oC, tỷ lệ carboxy hóa so với oxy hóa được tính
toán từ 2.5-3. Chu trình C2 làm giảm hiệu quả cố định CO2 trong quang hợp lên đến 50-
90% (Taiz và Zeiger, 2010), từ đó là giảm hiệu suất quang hợp. Chu trình C2 làm mất từ
20-50% sản phẩm quang hợp lại không tạo thành ATP, nên những cây không có hô hấp
sáng thì năng suất cao hơn rất nhiều.

131
Hình 3.23. Sơ đồ đơn giản thể hiện mối quan hệ giữa quang hợp và chu trình C 2
- Chu trình C2 xảy ra chủ yếu ở thực vật C3, trong khi rất ít hoặc hầu như không xảy
ra ở thực vật C4.
Sở dĩ có sự phân biệt giữa hai nhóm thực vật là vì điều kiện nồng độ O2 cao và CO2
thấp cho hô hấp sáng dễ dàng đạt được hơn ở thực vật C3 so với cây C4. Đặc tính này
được xuất phát từ chỗ thực vật C3 và C4 có nhiều điểm khác biệt trong cấu tạo giải phẫu lá
và quá trình quang hợp, được thảo luận nhiều trong các báo cáo gần đây (Gowik và
Westhoff, 2011; Wang và cs., 2012). Ở thực vật C4, quang hợp diễn ra cả trong tế bào bao
quanh bó mạch và tế bào thịt lá. Trong chu trình C4 (xem Chương 3), tế bào thịt lá luôn
bơm CO2 vào trong tế bào bao quanh bó mạch bên cạnh ở dạng malate, điều này đảm bảo
nồng độ CO2 luôn cao hơn O2 ở xung quanh enzyme rubisco. Hiệu quả rõ rệt của chu trình
C4 là chuyển từ CO2 nồng độ loãng trong tế bào thịt lá sang nồng độ đậm đặc ở tế bào bao
quanh bó mạch. Đặc điểm này làm cho chu trình C2 diễn ra tối thiểu ở nhóm thực vật C4.
Hơn nữa, điểm bù CO2 của thực vật C3 cao khá cao 37-70 ppm (Black, 1971), trong
khi ở thực vật C4 là 0-10 ppm (Downton và Tregunna, 1968). Điều này chỉ ra rằng thực vật
C4 có khả năng sử dụng nhiều CO2 bên ngoài hơn so với thực vật C3. Vì vậy, trong cùng
một điều kiện thí nghiệm như nhau lượng CO2 mà thực vật C4 hấp thu cho quang hợp sẽ
nhiều hơn so với thực vật C3. Đây cũng là lý do làm quang hợp ở thực vật C4 hiệu quả hơn
ở cây C3.
Quá trình hô hấp sáng được tăng cường khi nồng độ O2, cường độ ánh sáng và nhiệt
độ tăng. Đây là các điều kiện thuận lợi để enzyme rubisco thể hiện hoạt tính oxygenase
thay vì carboxylase.
c) Bản chất sinh hóa của chu trình C2
Về bản chất chu trình C2 là một dạng hỗ trợ cho chu trình Calvin trong điều kiện môi
trường bất lợi.
Quá trình này là một chuỗi gồm ít nhất 10 phản ứng sinh hóa với sự xúc tác của các
enzyme khác nhau (Hình 3.24, Bảng 4.3).
Trong đó, điểm đặc biệt nhất của quá trình này là ở khả năng đồng ái lực của rubisco
với cả CO2 và O2. Sở dĩ có được khả năng này là vì cấu trúc của enzyme rubisco có một

132
điểm kết hợp, trong khi giữa CO2 và O2 cùng chứa O2 nên rubisco không thể phân biệt
được nên kết hợp với chất nào cho quang hợp, do đó nó kết hợp được với cả hai. Vì lẽ đó
nó thể hiện đồng thời hai hoạt tính carboxylase trong chu trình Calvin và oxidase trong chu
trình C2. Tuy nhiên, ái lực của rubisco với CO2 vẫn lớn hơn O2. Trong ống nghiệm, ở cùng
nồng độ, rubisco của thực vật hạt kín cố định CO2 với tốc độ nhanh hơn 80 lần so với phản
ứng oxy hóa (Taiz và Zeiger, 2010). Bởi vậy mà hoạt tính oxygenase chỉ được biểu hiện
trong những điều kiện nhất định như nồng độ CO2 thấp, O2 cao, nếu kèm theo nhiệt độ và
ánh sáng cao phản ứng diễn ra càng nhanh hơn.
Cụ thể, trong điều kiện bình thường, enzyme rubisco kết hợp với CO2 xúc tác phản
ứng đầu tiên của chu trình Calvin trong quang hợp, cố định CO2 vào chất nhận RuBP để
tạo thành sản phẩm đầu tiên là 2 phân tử 3-PGA trong phản ứng 3.18.
Ở một số loài thực vật C3, khi gặp điều kiện ánh sáng cao, nồng độ O2 cao và nhiệt
độ cao, kèm theo lượng CO2 trong lá thấp, enzyme rubisco có thể kết hợp với O2 để oxy
hóa RuBP thành 2 phân tử 2 phosphoglycolate (phản ứng (1) bảng 3.2). Rubisco là một
enzyme có hàm lượng lớn nhất chiếm 30% tổng số các protein enzyme trong lá cây (Taiz
và Zeiger, 2010).
Bảng 3.2. Các phản ứng diễn ra trong quá trình chu trình C 2
Ribulose-1,5-bisphosphate carboxylase/oxygenase
2Ribulose-1,5-bisphosphate +2O2 → 2phosphoglycolate + 2 3-phosphoglycerate + 4H+ (3.31)
Phosphoglycolate phosphatase
2 Phosphoglycolate + 2 H2O → 2 glycolate + 2 Pi (3.32)
Glycolate oxidase
2 Glycolate + 2 O2 → 2 glyoxylate + 2 H2O2 (3.33)
Catalase
2 H2O2 → 2 H2O + O2 (3.34)
Glyoxylate:glutamate aminotransferase
2 Glyoxylate + 2 glutamate → 2 glycine + 2 α-ketoglutarate (3.35)
Glycine decarboxylase
Glycine + NAD + H + H4-folate → NADH + CO2 + NH4+ + methylene-H4-folate
+ +
(3.36)
Serine hydroxymethyltransferase
Methylene-H4-folate + H2O + glycine → serine + H4-folate (3.37)
Serine aminotransferase
Serine + α-ketoglutarate → hydroxypyruvate + glutamate (3.38)
Hydroxypyruvate reductase
Hydroxypyruvate + NADH + H+ → glycerate + NAD+ (3.39)
Glycerate kinase
Glycerate + ATP → 3-phosphoglycerate + ADP + H+ (3.40)
Trong bảng, chữ in nghiêng bên trên mỗi phản ứng là tên enzyme xúc tác cho phản ứng bên
dưới.

133
Tóm tắt diễn biến của chu trình C2
Quá trình chu trình C2 được bắt đầu trong lục lạp bằng phản ứng oxy hóa 2 phân tử
RuBP bởi enzyme ribulose-1,5-bisphosphate oxygenase thành 2 phân tử
2phosphoglycolate (3.31). Sau đó, 2 phân tử phosphoglycolate được biến đổi thành 2 phân
tử glycolate dưới tác dụng của enzyme phosphoglycolate phosphatase (3.32).
Tiếp đó, glycolate di chuyển vào trong peroxyxom bị oxy hóa thành glyoxylate và
H2O2 bởi enzyme glycolate oxidase (3.33). Sau đó, H2O2 bị phân giải thành H2O và O2
(3.34), glyoxylate bị amin hóa để tạo thành acid amin glycin dưới sự xúc tác của enzyme
glutamate aminotransferase (3.35).
Glycin rời khỏi peroxisome và di chuyển vào ty thể. Tại đây, phức hợp đa enzyme
glycine decarboxylase xúc tác chuyển hóa 1 phân tử glycin, 1 phân tử NAD + và 1 phân tử
H4-folate thành 1 phân tử methylene-H4-folate, giải phóng CO2 vào không khí (3.36). Sau
đó, một phân tử glycin còn lại kết hợp với methylene-H4-folate tạo thành một phân tử
serin, và trả lại ty thể 1 phân tử H4-folate (3.37).

Hình 3.24. Sơ đồ đơn giản của quá trình quang hô hấp

134
Tiếp đó, serin rời khỏi ty thể di chuyển đến peroxysom, nơi nó được chuyển hóa đầu
tiên bởi chuyển vị amin thành hydroxypyruvate (3.38), rồi bị khử bởi NADH thành
glycerate (3.39). Cuối cùng glycerate quay trở lại lục lạp và được phosphoril hóa thành 3
phosphoglycerate (3.40).
Như vậy, tổng kết lại trong chu trình C2, 2 phân tử phosphoglycolate (2x2C), bị mất
từ chu trình Calvin bởi phản ứng oxy hóa RuBP, được chuyển hóa thành 1 phân tử 3-
phosphoglycerate (3C) và 1 CO2. Nghĩa là có đến 75% (3/4) carbon đi vào chu trình C2
được quay trở lại chu trình Calvin ở dạng 3-phosphoglycerate, cây chỉ bị mất 25% (1/4)
carbon ở dạng CO2 thải ra ngoài môi trường.
Chu trình C2 là một quá trình sinh hóa khá phức tạp, tuy có nhiều điều đã được làm
sáng tỏ, nhất là liên quan đến sự kết hợp đồng thời cả CO2 và O2 của rubisco như những
tóm tắt trên đây. Tuy nhiên vẫn cần tiếp tục nghiên cứu để tăng cường hiểu biết của chúng
ta về chức năng của chu trình C2 với cơ thể thực vật.
e) Ý nghĩa của chu trình C2
Mặc dù qua chu trình C2, phần lớn lượng carbon bị mất bởi phản ứng oxy hóa RuBP
được quay trở lại chu trình Calvin (như là 3 phosphoglycerate) (Hình 3.23). Nhưng những
phân tích khác nhau vẫn chỉ ra sự cạnh tranh giữa chu trình C2 với quang hợp, làm giảm
hiệu suất của quang hợp, mất đi từ 25-50% sản phẩm sơ cấp của quang hợp, dẫn đến giảm
năng suất cây trồng.
Điều này đã được quan sát bằng thực tiễn rằng, trên cùng một diện tích canh tác,
năng suất thu được ở thực vật C3 như lúa thường thấp hơn sơ với canh tác thực vật C4 như
ngô, đó là do ở thực vật C4 hô hấp sáng thấp hoặc gần như không có.
Chu trình C2 được coi là trở ngại đáng kể hạn chế tiềm năng năng suất của thực vật
C3, trong đó các loài cây ngũ cốc quan trọng như lúa, khoai tây, cà chua… Vì thế, trong
thực tiễn sản xuất người ta thường chọn giống không có chu trình C2.
Trên thế giới đã có những nghiên cứu điều chỉnh hô hấp sáng hoặc tăng khả năng
đồng hóa CO2 do hô hấp sáng sinh ra, hoặc hạn chế điều kiện cho hô hấp sáng (CO2 cao,
O2 thấp)… bằng các phương pháp khác nhau kể cả công nghệ chuyển gen để giảm tác hại
của hô hấp sáng lên năng suất cây trồng. Tuy nhiên, những thành công để ứng dụng được
trong sản xuất vẫn chưa nhiều. Chẳng hạn Peterhansel và cs, 2011, đã báo cáo bằng việc
điều chỉnh giảm hô hấp sáng ở cây Arabidopsis đã quan sát thấy có sự tăng cường quang
hợp và sinh khối (Peterhansel và Maurino, 2011). Điểm hạn chế là kết quả các nghiên cứu
này chưa ổn định ở các thế hệ con cháu và mới chỉ dừng ở qui mô phòng thí nghiệm.
Tuy nhiên, chu trình C2 lại được coi như là một cơ chế điều chỉnh quang hợp ở thực
vật C3 trong điều kiện môi trường bất lợi. Một số phân tích chỉ ra vai trò của hô hấp sáng
trong bảo vệ cây trồng chống lại căng thẳng từ các nhân tố phi sinh học đặc biệt trong điều
kiện ánh sáng cao, nhiệt độ cao, giúp cây ngăn ngừa những hư hại do oxy hóa, bảo vệ bộ

135
máy quang hợp chống lại ức chế quang (Kozaki và Takeba, 1996; Voss và cs., 2012).
Nghiên cứu gần đây trên cây thuốc lá cho thấy hô hấp sáng đóng vai trò quan trọng trong
quá trình điều chỉnh chuỗi vận chuyển điện tử trong điều kiện ánh sáng thay đổi (Huang và
cs., 2015). Hay khi môi trường không thuận lợi sản phẩm của chu trình Calvin bị dư thừa
thì cây có biểu hiện tăng cường chu trình C2 làm hạn chế chu trình Calvin và ngược lại khi
sản phẩm chu trình Calvin thiếu thì giảm chu trình C2 để lấy lại cân bằng cho cây.
Ngoài ra hô hấp sáng còn tạo ra các acid amin như glixin, sezin và một số sản phẩm
trung gian khác cho quá trình chuyển hóa nitơ và các quá trình trao đổi chất khác trong cơ
thể thực vật.

3.3.2.3. Chu trình C4


Chu trình C4 còn có tên gọi là chu trình Hatch - Slack để tưởng nhớ hai nhà khoa học
Marshall Davidson Hatch và C. R. Slack đã lần đầu tiên làm sáng tỏ ở Australia năm 1967
(Slack và Hatch, 1967). Đây là con đường đồng hóa CO2 xảy ra ở một số thực vật nhiệt
đới: ngô, mía, cao lương, cỏ lồng vực, cỏ gấu, rau dền,… Sản phẩm đầu tiên của chu trình
là hợp chất 4C (oxaloaxetat), CO2 được khử bởi enzyme phosphoenol pyruvate.

Hình 3.25. Quá trình cố định CO2 ở thực vật C4 (Taiz và Zeiger, 2010)
Thực chất con đường đồng hóa carbon của nhóm thực vật C4 là sự liên hợp giữa hai
chu trình C4 và C3. Con đường này được coi là hiệu quả hơn nhiều so với ở thực vật C3.
Nếu ở thực vật C3 tham gia vào quá trình quang hợp chỉ có một loại tế bào mô đồng hóa ở
thịt lá gồm mô giậu và mô xốp thì ở thực vật C4 ngoài tế bào thịt lá còn có thêm tế bào bao
quanh bó mạch (Hình 3.25). Quá trình này bao gồm 4 giai đoạn sau:

136
a) Giai đoạn cố định CO2 diễn ra ở tế bào thịt lá
Quá trình cố định CO2 diễn ra ở tế bào thịt lá bởi chất nhận phosphoenolpyruvic
(PEP) dưới sự xúc tác của enzyme phosphoenol pyruvic carboxylaza (E-PEP) để tạo thành
hợp chất 4C (malate và/hoặc aspartate) thông qua sản phẩm trung gian là oxaloacetate
(AOA). Enzyme này có hoạt tính mạnh gấp 100 lần so với rubisco carboxylaza nên quang
hợp ở thực vật C4 mạnh hơn thực vật C3 rất nhiều. Quá trình này được diễn tả qua hai
phương trình như sau:
Phosphoenolpyruvate (PEP) carboxylase
Phosphoenolpyruvate + HCO3 –→ oxaloacetate + Pi (3.41)
b) Vận chuyển acid 4C vào tế bào bao quanh bó mạch
Sau khi hình thành, ở một vài loài oxaloacetate được khử thành malate nhờ enzyme
NADP: malate dehydrogenase (phương trình 3.42); trong khi ở một số loài khác aspartate
aminotransferase chuyển hóa oxaloacetate thành aspartate (phương trình 3.43).
NADP: malate dehydrogenase
Oxaloacetate + NADPH + H+ → malate + NADP+ (3.42)
Aspartate aminotransferase
Oxaloacetate + glutamate → aspartate + α-ketoglutarate (3.43)
Malate và aspartate lúc này sẽ được vận chuyển vào tế bào thịt lá nhờ cầu sinh chất
hoặc sợi liên bào, để tiếp tục quá trình khử CO2.
c) Giai đoạn khử CO2 của hợp chất 4C ở trong tế bào bao quanh bó mạch
Trong tế bào bao quanh bó mạch, nhờ enzyme NAD(P) malic, malate bị bẻ gãy thành
pyruvate và giải phóng CO2 (phương trình 3.44). Sau đó, CO2 này sẽ được cố định bởi
rubisco trong chu trình Calvin để tổng hợp đường (tương tự như với thực vật C3 được mô
tả trên đây). Đôi khi CO2 có thể được tái tạo bởi sự chuyển hóa oxaloacetate thành
phosphoenolpyruvate nhờ enzyme phosphoenolpyruvate carboxykinase và ATP (phương
trình 3.45). Như vậy, sản phẩm của phản ứng khử CO2 có thể là pyruvate hoặc
phosphoenolpyruvate (phương trình 3.44, 3.45).
NAD(P) malic enzyme
Malate + NAD(P)+ → pyruvate + CO2 + NAD(P)H + H+ (3.44)
Phosphoenolpyruvate carboxykinase
Oxaloacetate + ATP → phosphoenolpyruvate + CO2 + ADP (3.45)
d) Giai đoạn tái sinh chất nhận phosphoenolpyruvate
Ở bước này pyruvate quay trở lại tế bào thịt lá và biến đổi thành phosphoenolpyruvate
nhờ enzyme pyruvate-orthophosphate dikinase và với sự tham gia của ATP để khép kín
chu trình (phương trình 3.46) (hình 3.25).

137
Pyruvate–orthophosphate dikinase
Pyruvate + Pi + ATP → phosphoenolpyruvate + AMP + PPi (3.46)

Pyrophosphatase
PPi (pyrophosphate) + H2O → 2 Pi (3.47)
PEP lúc này có thể nhận phân tử CO2 khác để bắt đầu tiếp một chu trình mới.
Trong chu trình C4, tế bào thịt lá luôn bơm CO2 vào trong tế bào bao quanh bó mạch
bên cạnh ở dạng malate, điều này đảm bảo nồng độ CO2 luôn cao hơn O2 ở xung quanh
enzyme rubisco. Việc chuyển từ CO2 nồng độ loãng trong tế bào thịt lá sang nồng độ đậm
đặc ở tế bào bao quanh bó mạch là ưu thế rõ rệt nhất thực vật C4 vì đặc điểm này làm cho
chu trình C2 diễn ra tối thiểu ở nhóm thực vật C4. Nhờ đó thực vật C4 có tỷ lệ quang hợp
cao hơn các nhóm thực vật khác. Mặt khác, tỷ lệ hô hấp tối cũng thấp hơn, nên thực vật C4
có điểm bù CO2 thấp hơn so với thực vật C3.
Các enzyme của chu trình trình C4 phần lớn là chung với các enzyme của quá
trình đường phân trong hô hấp (xem Chương 4), ngoại trừ enzyme PEP carboxylase.
PEP carboxylase là enzyme đóng vai trò chìa khóa trong quang hợp ở cây C4, có ý nghĩa
quyết định việc hạn chế hô hấp sáng. .Điểm hoạt hóa của enzyme này kết hợp thuận lợi với
bicarbonate hơn là với carbon dioxide, bicarbonate khác biệt nhiều so với khí O2 phân tử
nên oxygen không thể tạo nên sự ức chế cạnh tranh. Hơn nữa, PEP carboxylase có ái lực
cao với bicarbonate cho phép enzyme kéo CO2 vào trong tế bào thông qua cân bằng
bicarbonate ngay cả khi lượng CO2 giảm trong bầu khí quyển ở nơi sống khô và nóng
(Koning, 1994). Ở cây đột biến thiếu hụt PEP carboxylase làm mất đi cơ chế hiệu quả để
cô đặc nồng độ CO2 trong tế bào bao quanh bó mạch dẫn đến sự tăng rõ rệt chu trình C2,
quan sát được trên cây Amaranthus edulis (Dever và cs., 1996). Vậy nên, enzyme này là
điểm tiến hóa của thực vật C4 ở khía cạnh sinh hóa.
Tương tự chu trình C3, ánh sáng cũng tham gia điều chỉnh hoạt tính của các enzyme
quan trọng của chu trình C4 như PEP carboxylase, NADP: malate dehydrogenase, pyruvate
- orthophosphate dikinase.
Hiện nay được biết chu trình C4 diễn ra ở 8100 loài thực vật của 16 họ, đại diện cho
3% tổng số loài thực vật trên Trái đất (Elizabeth, 2013). Con đường đồng hóa carbon của
thực vật C4 là rất hiệu quả, tạo năng suất sinh học lớn hơn rất nhiều so với các nhóm thực
vật khác. Xét về mặt tiến hóa thì con đường này tiến hóa hơn các con đường khác.

3.3.2.4. Con đường CAM (Crassulacean Acid Metabolism)


Đây là con đường quang hợp xảy ra ở các thực vật mọng nước sống trong điều kiện
khô hạn, nhất là ở sa mạc. Để thích nghi với điều kiện khô hạn kéo dài như vậy nhóm thực
vật này có đặc điểm khí khổng chỉ mở vào ban đêm, ban ngày khí khổng đóng, do đó
chúng đã chọn lọc cho mình một phương thức quang hợp riêng. Nếu ở chu trình C4 giai

138
đoạn cố định CO2 để tạo acid 4C xảy ra ở tế bào thịt lá trong khi quá trình khử CO2 của các
acid 4C để rồi cố định lại CO2 trong chu trình Calvin lại xảy ra ở tế bào bao quanh bó
mạch, nghĩa là có sự phân biệt về không gian. Ở chu trình CAM có sự phân biệt về thời
gian: cố định CO2 để tạo acid 4C diễn ra ban đêm khi khí khổng mở; quá trình khử CO2
diễn ra ban ngày (Hình 3.26).
Ban đêm khi nhiệt độ không khí xuống thấp, khí khổng mở để thoát hơi nước, CO2
xâm nhập vào lá qua khí khổng và được cố định bởi PEP carboxylase trong tế bào chất và
cũng biến đổi thành hợp chất 4C AOA, malat sản phẩm chuyển hóa từ AOA được dự trữ
trong dịch bào. Ban ngày malat được chuyển từ không bào vào lục lạp và lập tức bị khử
bởi enzyme NADP-malic, CO2 giải phóng từ quá trình này được sử dụng cho chu trình
Calvin để tạo ra các hợp chất hữu cơ và ATP dung để tái sinh PEP khép kín chu trình.
Nhờ con đường này mà thực vật mọng nước chống chịu rất tốt với điều kiện khô hạn.
Nhưng vì quang hợp trong điều kiện khó khăn như vậy nên cường độ quang hợp của chúng
thấp. Thực vật sử dụng chu trình CAM để đồng hóa carbon có khả năng tăng cường hiệu
quả sử dụng nước. Điển hình như để giành được 1g CO2 thực vật CAM phải mất 50 -100 g
nước, so sánh với giá trị này là 250 đến 300 g ở cây C4 và 400 đến 500 g ở cây C3 (Taiz L
và Zeiger E (2010)). Vậy nên thực vật CAM có lợi thế cạnh tranh cao trong môi trường
khô hạn. Tuy nhiên, do sống trong điều kiện tự nhiên khắc nghiệt như vậy do đó năng suất
sinh học và khả năng sinh trưởng cũng thấp hơn so với các nhóm khác. Đại diện của nhóm
thực vật CAM như cây dứa, cây vani, cây thùa, cây thuốc bỏng...

Hình 3.26. Con đường đồng hóa CO2 của thực vật CAM
starch: tinh bột; Pi: gốc phosphate vô cơ; Calvin cycle: chu trình Calvin

139
Theo phân tích của Taiz và cs, enzyme PEP carboxylase của hai chu trình C4 và
CAM đều được điều chỉnh bởi quá trình phosphoril hóa (Taiz L và Zeiger E (2010).
Enzyme PEP carboxylase ở cả hai nhóm thực vật này bị ức chế bởi malate và kích hoạt bởi
glucose-6-phosphate. Quá trình phosphoril hóa ở enzyme CAM làm giảm ức chế malate và
tăng cường hoạt động của glucose-6-phosphate.

3.4. Ảnh hƣởng của các nhân tố ngoại cảnh đến quang hợp
Trong thực tế, quá trình quang hợp chịu ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố môi trường. Do
đó, sự sinh trưởng và năng suất thu được từ cây trồng là kết quả sự tương tác của quá trình
quang hợp với các nhân tố môi trường trên cơ sở mối quan hệ với các quá trình sinh lý
khác đặc biệt là quá trình hô hấp.
Hô hấp và quang hợp là hai quá trình sinh lý có mối quan hệ ngược nhau nhưng lại
phụ thuộc nhau. Quang hợp thực hiện tổng hợp đường, carbohydrate và các hợp chất hữu
cơ khác để kiến tạo tế bào và đảm bảo các hoạt động sống, trong khi đó hô hấp lại thực
hiện quá trình phân giải các hợp chất này để hình thành năng lượng cung cấp cho các hoạt
động sống của cây. O2 được sinh ra trong quang hợp là nguyên liệu không thể thiếu để hô
hấp và CO2 sinh ra từ hô hấp được cây dùng để quang hợp. Như vậy, cả hai quá trình này
đều cần thiết phải diễn ra để đảm bảo cho cây tồn tại và phát triển, và chỉ khi quá trình
quang hợp lớn hơn quá trình hô hấp thì cây mới có sự tích lũy chất hữu cơ và hình thành
được năng suất. Năng suất cây trồng cao hay thấp phụ thuộc vào lượng chất hữu cơ cây
trồng tích lũy được nhiều hay ít. Có thể biểu thị mối quan hệ này bằng phương trình (3.48)
sau đây:
Chất hữu cơ tích lũy = quang hợp – hô hấp (3.48)
Tuy nhiên, trong thực tế lượng chất hữu cơ cây trồng tích lũy được bao nhiêu trong
cây còn phụ thuộc vào các quá trình sinh lý khác và sự thích ứng của cây với sự thay đổi
của các tác nhân môi trường mà trước hết phải kể đến các nhân tố có ảnh hưởng đến quá
trình quang hợp. Theo phân tích của các nhà khoa học gần đây, quang hợp là quá trình mẫn
cảm nhất với các điều kiện môi trường vô sinh bất lợi (Ashraf và Harris, 2013; Gururani và
cs., 2015).
Dựa vào các phân tích ảnh hưởng của ngoại cảnh đến quang hợp, con người có các
ứng dụng trong thực tiễn để điều chỉnh quang hợp nhằm thu được năng suất tối ưu.

3.4.1. Ảnh hưởng của ánh sáng


Ánh sáng là điều kiện cơ bản để thực hiện quá trình quang hợp, thiếu ánh sáng quang
hợp không thể diễn ra. Như đã phân tích trong phần cơ chế quang hợp trên đây, ánh sáng
không chỉ cung cấp năng lượng để tiến hành quang hợp trong phản ứng sáng mà còn tham
gia điều chỉnh quang hợp thông qua các enzyme chìa khóa trong chu trình đồng hóa CO2 ở
các phản ứng tối. Ảnh hưởng của ánh sáng đến quang hợp thuộc nhóm tác động trực tiếp ở
cả cường độ và thành phần quang phổ.

140
3.4.1.1. Ảnh hưởng của cường độ ánh sáng
Cường độ ánh sáng biểu thị lượng năng lượng ánh sáng (photon) mà cây trồng có thể
hấp thu trong quang hợp. Cường độ ánh sáng có thể được xác định bằng lượng năng lượng
rơi trên bề mặt của bộ phận cảm quang (sensor) của máy đo cường độ ánh sáng trong một
đơn vị thời gian trên một thiết bị đo cường độ ánh sáng. Đơn vị tính cường độ ánh sáng có
thể là W/m2 (W = watt, m2 = mét vuông) hoặc µmol/m2s (micro mol photon trên 1 mét
vuông trong một giây) hoặc µE/m2s (micro Einstein trên 1 m2 trong 1 giây) hoặc lux.
Cường độ ánh sáng có ảnh hưởng trực tiếp đến quang hợp và là tác nhân môi trường
thay đổi nhiều nhất mà cây trồng phải đương đầu chống chọi trong quá trình tồn tại và phát
triển. Bởi lẽ cường độ ánh sáng thay đổi liên tục trong ngày, theo mùa, theo vùng sinh thái
và hàng năm theo sự biến đổi của khí hậu…
Ba giá trị cường độ ánh sáng quan trọng nhất tác động đến quang hợp là điểm bù ánh
sáng, điểm bão hòa ánh sáng và thời gian chiếu sáng.
a) Điểm bù ánh sáng
Mỗi loài cây bắt đầu quang hợp ở một mức năng lượng khác nhau. Cường độ ánh
sáng mà tại đó cây bắt đầu quang hợp gọi là cường độ ánh sáng tối thiểu, giá trị cường độ
này thường khá thấp có thể là ánh sáng hoàng hôn, đèn điện yếu… Từ giá trị này khi
cường độ ánh sáng tăng lên thì cường độ quang hợp cũng tăng theo tương quan tỷ lệ thuận,
đến một thời điểm mà cường độ quang hợp bằng cường độ hô hấp thì giá trị cường độ ánh
sáng tại thời điểm đó gọi là điểm bù ánh sáng. Như vậy, cây trồng chỉ có thể tích lũy sinh
khối khi cường độ ánh sáng cao hơn điểm bù ánh sáng. Giá trị điểm bù ánh sáng thay đổi
phụ thuộc theo loài và điều kiện chiếu sáng mà nó nhận được.
Trong cùng một loài cây, lá bị chắn ánh sáng bởi lá khác có điểm bù ánh sáng thấp
hơn lá được chiếu sáng trực tiếp (Ellsworth và Reich, 1993). Những loài cây chịu bóng
thường xuyên sinh sống trong điều kiện ánh sáng yếu dưới tán của các loài cây khác thì có
điểm bù ánh sáng thấp hơn loài cây ưa sáng (Lacointe và cs., 2004), được quan sát rõ dưới
tán rừng mưa nhiệt đới (Sterck và cs., 2013). Ở thực vật ưa sáng điểm bù ánh sáng thường
nằm trong khoảng 10 đến 20 µmol/m2s; trong khi ở thực vật chịu bóng giá trị này là 1 đến
5 µmol/m2s(Taiz và Zeiger, 2010).
Walters và cs, 1999 phân tích 76 nghiên cứu về khả năng chịu bóng của các loài cây
thân gỗ sống ở vùng ôn đới (Walters và Reich, 1999), ông phân chia thực vật thành 3
nhóm: nhóm chịu bóng sinh trưởng được trong điều kiện <4% ánh sáng mặt trời, nhìn
chung có điểm bù ánh sáng thấp, 2.5 µmol/m2s, cây chống chịu bóng trung bình sống được
ở điều kiện 4-12% ánh sáng mặt trời, có điểm bù ánh sáng từ 4.5-9 µmol/m2s; cây không
chịu bóng sống được ở >12% ánh sáng mặt trời, có điểm bù ánh sáng lên đến 39 µmol/m2s
(Craine và Reich, 2005).
So sánh giữa các nhóm thực vật thì các loài C4 có điểm bù ánh sáng thấp hơn thực
vật C3.

141
Ứng dụng trong thực tiễn trồng trọt
Trong kỹ thuật trồng cây nông nghiệp và cây lâm nghiệp, khi muốn xen canh hai loài
trên cùng một thửa ruộng hoặc trồng rừng đa tầng thì cây tầng trên phải có điểm bù ánh
sáng cao hơn cây tầng dưới. Khi ánh sáng xuyên qua các tầng trên thì ở các tầng dưới lá
vẫn nhận được ánh sáng cao hơn điểm bù để vẫn có sự tích lũy chất hữu cơ. Ngược lại, nếu
tầng dưới nhận ánh sáng dưới điểm bù thì các cây này không có sự tích lũy và dần dần sẽ
bị chết đi. Khi điều chỉnh tăng diện tích lá để tăng quang hợp cũng cần lưu ý quan hệ này ở
các lá giữa các tầng khác nhau trên cùng một cây trong quần thể cây trồng để đảm bảo
được năng suất tối ưu.
Tương tự trong hình thức canh tác nông nghiệp công nghệ cao, trồng cây trong nhà
kính, nhà lưới cũng cần chú ý cung cấp đủ ánh sáng trên điểm bù, có thể đạt điểm bão hòa
ánh sáng và điều chỉnh mật trồng phù hợp cho từng loại cây để thu được năng suất và hiệu
quả kinh tế cao nhất.
b) Điểm bão hòa ánh sáng
Trên điểm bù ánh sáng, nếu cường độ ánh sáng tiếp tục tăng thì cường độ quang hợp
cũng tăng theo quan hệ tỷ lệ thuận. Đến một một điểm nào đó cường độ quang hợp tăng
chậm lại và không tăng nữa. Giá trị cường độ ánh sáng mà tại đó cường độ quang hợp đạt
cực đại gọi là điểm bão hòa ánh sáng của quang hợp (Hình 3.27).
Sau điểm bão hòa, nếu cường độ ánh sáng tiếp tục tăng thì cường độ quang hợp vẫn
đạt giá trị cực đại tiếp một thời gian nữa. Nhưng nếu cường độ ánh sáng tiếp tục tăng quá
mạnh thì sẽ gây nên ức chế quang, có tác động tiêu cực đến tổ chức bộ máy và hoạt động
quang hợp. Lúc này không những cường độ quang hợp không tăng mà ngược lại quang
hợp còn bị giảm, thậm chí cây trồng có thể bị chết. Do vậy, tác động của cường độ ánh
sáng đến quang hợp của cây trồng có thể được diễn tả bằng sơ đồ sau đây:

Hình 3.27. Ảnh hưởng của cường độ ánh sáng đến quang hợp
Iqh: Cường độ quang hợp; Ihh: Cường độ hô hấp; Iqh max: Cường độ quang hợp đạt cực đại.

142
Để đạt được độ bão hòa quang hợp, cường độ ánh sáng có mối quan hệ chặt chẽ với
các nhân tố khác nhau trong quang hợp như chuỗi vận chuyển điện tử, hoạt tính của
enzyme rubisco, một số cơ chế trao đổi triose phosphate...; cũng như nồng độ CO2 bão hòa,
nhiệt độ và các tác nhân ngoại cảnh khác.
Điểm bão hòa ánh sáng thay đổi tùy theo loài, tuổi lá, tuổi cây, nhóm cây sinh thái,
nhiệt độ, hàm lượng CO2,... Giữa hai nhóm cây ưa sáng và chịu bóng có nhiều điểm khác
nhau trong quang hợp (Bảng 3.3). Các cây ưa sáng thường có điểm bảo hòa ánh sáng cao
hơn cây chịu bóng. Cây ưa sáng như thông rụng lá, keo trắng thì điểm bão hòa ánh sáng
cao hơn cây chịu bóng như dẻ, sam tía.
Trong cùng một cây các lá ở các vị trí khác nhau, ở độ tuổi khác nhau có điểm bão
hòa ánh sáng khác nhau, nên rất hiếm có một giá trị cường độ ánh sáng mà quang hợp đạt
bão hòa cho toàn bộ cây. Một nghiên cứu đã chỉ ra, phần lớn các lá của loài Atriplex
triangularis (một loài thực vật có hoa ưa sáng, thuộc họ dền sống ở châu Âu) đạt quang
hợp bão hòa ở ánh sáng 500 và 1000 µmol/m2s, dưới ánh sáng mặt trời toàn phần khoảng
2000 µmol/m2s (Taiz và Zeiger, 2010). Rau diếp có thể sinh trưởng tốt ở cường độ ánh
sáng 400-600 µmol/m2s của ánh sáng đèn nhân tạo trong buồng sinh trưởng (Weiguo và
cs., 2012). Những thực vật có điểm bão hòa ánh sáng cao, điểm bù ánh sáng thấp như thực
vật C4 thì thường có năng suất sinh học rất cao.
Bảng 3.3. So sánh đặc điểm liên quan đến quang hợp
ở cây ưa sáng và cây chịu bóng

Đặc điểm so sánh Cây ƣa sáng Cây chịu bóng


Ở mức tế bào
Kích thước tế bào Lớn Nhỏ
Kích thước lục lạp Nhỏ Lớn
Tỷ lệ diệp lục/Rubisco Thấp Cao
Chla/b Cao Thấp
Ở mức độ cơ quan
Kích thước lá Dày - nhỏ Mỏng - lớn
Độ dẫn khí khổng Cao Thấp
Khả năng quang hợp Cao Thấp
Ở mức độ cơ thể
Tỷ lệ diện tích lá thấp Cao
Tỷ lệ rễ/chồi Cao Thấp
Hướng lá Mọc xiên Mọc ngang
Khả năng quang hợp Cao Thấp
Điểm bù ánh sáng Cao Thấp

143
Ứng dụng trong sản xuất
Trong thực tiễn sản xuất nông lâm nghiệp, để đảm bảo được năng suất tối ưu cần tạo
điều kiện để cây trồng nhận được ánh sáng bão hòa quang hợp. Điều này rất quan trọng với
các hệ thống trồng cây nhân tạo và trong kỹ thuật trồng xen canh trong nông nghiệp hay
trồng cây dưới tán rừng.

3.4.1.2. Thành phần quang phổ


Trong ánh sáng mặt trời chiếu xuống Trái đất thì ánh sáng trực xạ chiếm 60% (trong
đó bức xạ sinh lý - bức xạ sử dụng cho quang hợp chiếm 30-40%), ánh sáng khuếch tán
(tán xạ) chiếm 40% (bức xạ sinh lý chiếm 50-90%). Nghĩa là cây hấp thụ ánh sáng khuếch
tán mạnh hơn ánh sáng trực xạ. Phần lớn bức xạ kích hoạt quang hợp được hấp thụ bởi các
lá nằm dưới tán.
Chất lượng ánh sáng phản ánh bởi màu sắc tương ứng với độ dài bước sóng. Mặt trời
phát ra bước sóng từ 280 đến 2800 nm, được phân bố vào ba vùng: cực tím (100-380 nm);
ánh sáng nhìn thấy (380-700 nm); hồng ngoại 700-2800 nm). Trong các vùng ánh sáng
này, quang hợp chỉ xảy ra ở những vùng ánh sáng đơn sắc mà diệp lục có thể hấp thu.
Theo các phân tích trong phần sắc tố quang hợp (Mục 3.2.4), chỉ có hai vùng ánh sáng là
xanh tím (420-470 nm) và ánh sáng đỏ (600-700 nm) là cây có khả năng quang hợp mạnh
nhất vì đó là hai vùng ánh sáng mà diệp lục hấp thu mạnh nhất (Hình 3.13).
Nếu cùng cường độ ánh sáng thì ánh sáng đỏ có số lượng quang tử nhiều hơn ánh
sáng xanh tím, theo định luật quang hóa thì tốc độ phản ứng quang hóa của ánh sáng đỏ sẽ
lớn hơn. Vì vậy, ánh sáng đỏ kích thích quang hợp nhiều hơn ánh sáng xanh tím (Vũ Văn
Vụ và cs., 2012). Nhưng nếu cùng số lượng quang tử như nhau, thì ánh sáng xanh tím làm
tăng quang khử NADP lên gấp hai lần ánh sáng đỏ, kích thích enzyme RuBP - carboxylaza
và kích thích sự hình thành lục lạp còn ánh sáng đỏ thì không, do đó ánh sáng xanh tím có
tác dụng hoạt hóa quang hợp mạnh hơn ánh sáng đỏ (Vũ Văn Vụ và cs., 2012). Phân tích ở
cà chua cho thấy ánh sáng xanh làm tăng hàm lượng diệp lục a, b, carotenoid so với ánh
sáng đỏ, hàm lượng các loại sắc tố này tăng lên rõ rệt khi lá cây nhận được ánh sáng hỗn
hợp xanh, đỏ và xanh lục (Xiaoying và cs., 2012).
Những thay đổi về hình thái và sinh hóa kết hợp với các chức năng đặc biệt. Trong
bộ máy quang hợp giữa hai hệ quang hóa có một chút khác biệt về protein phức hợp thu
nhận ánh sáng kết hợp với lượng sắc tố diệp lục a và b và carotenoid khác nhau đưa đến
quang phổ hấp thu của PSI và PSII có đôi chút khác biệt. PSI giàu diệp lục a hấp thu nhiều
ánh sáng đỏ xa (>700 nm), trong khi PSII giàu diệp lục b hơn quang phổ hấp thu cực đại
nằm trong vùng ánh sáng đỏ (650 nm). Thông thường hai hệ quang hóa hoạt động trong
một chuỗi nên năng lượng kích thích phải cân bằng để tối ưu hóa hiệu suất quang hợp. Tuy
nhiên, một vài trường hợp sự mất cân bằng này xảy ra sẽ đưa đến hậu quả là hiệu suất dòng
vận chuyển điện tử sẽ giảm (Wollman 2001). Khi đó, cơ thể thực vật sẽ có những thay đổi
để thích nghi như kích hoạt cơ chế điều chỉnh tạm thời để cân bằng năng lượng giữa hai hệ

144
quang hóa gọi là hiện tượng “di chuyển trạng thái” trong quang hợp, trong đó có sự thay
đổi kích thước phức hợp thu nhận ánh sáng giữa PSI và PSII. Sự thích nghi được tìm thấy
trong tự nhiên như các cây chịu bóng có tỷ lệ trung tâm phản ứng của PSII/PSI là 3/1,
trong khi tỷ lệ này là 2/1 ở cây ưa sáng (Anderson, 1986). Nghiên cứu trên cây Betula
pendula Roth trong điều kiện in vitro cho thấy cây quang hợp mạnh hơn ở ánh sáng xanh
so với dưới ánh sáng đỏ (Sæbø và cs., 1995).
Chất lượng ánh sáng tác động đến quang hợp thông qua bộ máy quang hợp và cả sự
vận chuyển sản phẩm quang hợp (Sæbø và cs., 1995). Như vậy, ánh sáng không những ảnh
hưởng đến cường độ quang hợp mà còn ảnh hưởng đến chất lượng quang hợp. Sự tác động
đó có thể là trực tiếp (như nêu trên) hoặc có thể là gián tiếp thông qua các tác nhân khác
như nhiệt độ, CO2, H2O (sẽ đề cập ở phần sau)…
Liên hệ thực tiễn
Trồng cây trong tự nhiên, do không điều khiển được chế độ ánh sáng, nên để tạo điều
kiện cho quang hợp chủ yếu bằng cách điều khiển chế độ chăm sóc, canh tác: như thời vụ,
mật độ để cây trồng có khả năng hấp thụ và sử dụng hiệu quả năng lượng đó vào quang hợp.
Hiện nay, với xu hướng phát triển nông nghiệp công nghệ cao, hệ thống trồng cây
trong nhà kính, nhà lưới phát triển mạnh. Trong điều kiện môi trường có kiểm soát này,
bằng việc chế tạo các loại đèn nhân tạo con người có thể điều chỉnh được cả cường độ và
chất lượng ánh sáng phù hợp với từng loài cây trồng để quang hợp đạt cao nhất nhằm tạo
năng suất tối ưu. Trước đây, một số loại đèn nhân tạo đã được sử dụng phổ biến trong các
nhà kính như đèn huỳnh quang với đặc điểm giàu ánh sáng xanh tím và đỏ phù hợp cho số
lớn cây trồng, tuy nhiên loại đèn này có độ bền không cao, ánh sáng dễ bị thay đổi theo
thời gian. Đèn phóng điện cường độ cao (High intensity discharge - HID) như đèn metal
halide và high-pressure sodium có hiệu quả bức xạ quang hợp (PAR) cao nhất đạt 40%.
Tuy nhiên, có nhược điểm sinh nhiệt lớn và sự phân bố quang phổ thiên về ánh sáng xanh
tím, vàng và làm thay đổi tỷ lệ tia đỏ/đỏ xa so với ánh sáng tự nhiên. Gần đây công nghệ
đèn LED (light-emitting diodes) đã phát triển và được ứng dụng phổ biến trong hệ thống
môi trường có kiểm soát. Ưu điểm nổi bật của đèn LED là hiệu quả phát xạ cho quang hợp
rất cao đạt 80-100%; tỏa ra ánh sáng xanh tím, xanh lục, da cam, đỏ và đỏ xa với các đặc
tính như ánh sáng mặt trời, nhiệt lượng tỏa ra thấp, kích thước nhỏ. Chất lượng ánh sáng
đèn LED có thể đảm bảo cấu trúc và hoạt động quang hợp sự đồng hóa sản phẩm quang
hợp để đảm bảo sự sinh trường phát triển bình thường của thực vật như ánh sáng tự nhiên
(Darko và cs., 2014). Cường độ và thời gian chiếu sáng có thể dễ dàng điều chỉnh phù hợp
với từng loại cây trồng. Nên đây là một công nghệ ánh sáng mới để phát triển nông nghiệp
trong môi trường nhân tạo, hướng đi tiên tiến để đảm bảo an ninh lương thực, thực phẩm
cho 9 tỷ người vào năm 2050.
Trong trồng cây lâm nghiệp có thể sử dụng phương pháp này để sản xuất cây con ở
qui mô công nghiệp cung cấp nguồn giống cho trồng rừng sản xuất và phủ xanh đất trống
đồi núi trọc.

145
3.4.1.3. Thời gian chiếu sáng
Thời gian chiếu sáng là độ dài tổng thời gian của cường độ và chất lượng ánh sáng
mà cây nhận được để tiến hành quang hợp trong ngày, hay còn gọi là quan chu kỳ. Chỉ số
này quyết định đến lượng chất hữu cơ cây tích lũy trong ngày, và cả sự nở hoa của thực vật
hạt kín (sẽ được phân tích trong Chương 6, Mục 6.5.2), từ đó chi phối sinh trưởng và năng
suất cây trồng.
Liên hệ thực tiễn
Trong điều kiện tự nhiên, như ở miền Bắc nước ta, có 4 mùa rõ rệt thì thời gian chiếu
sáng trong ngày dài ngắn phụ thuộc theo mùa. Do đó, cần lựa chọn mùa vụ trồng cây thích
hợp để đảm bảo thời gian cây quang hợp đủ dài để đạt năng suất cao nhất. Trong hệ thống
trồng cây sử dụng ánh sáng nhân tạo, có thể điều chỉnh được thời gian chiếu sáng thì việc
đảm bảo đủ thời gian chiếu sáng cho cây quang hợp có thể được thực hiện rất dễ dàng.

3.4.2. Ảnh hưởng của nhiệt độ


Quá trình quang hợp bao gồm một loạt các phản ứng sinh hóa với sự xúc tác của các
protein enzyme. Nhiệt độ môi trường tác động đến tất cả các phản ứng sinh hóa trong quá
trình quang hợp, vậy nên phản ứng với nhiệt độ luôn rất phức tạp. Ở đây chúng ta xem xét
tác động của nhiệt độ đến quang hợp trong điều kiện không khí bình thường có nồng độ
CO2 bão hòa.
Nhiệt độ ảnh hưởng đến tốc độ các phản ứng quang hợp, tốc độ sinh trưởng của cây,
độ lớn của diện tích đồng hóa, sự hình thành và phân hủy diệp lục, tốc độ vận chuyển của
electron trên chuỗi truyền điện tử quang hợp và tốc độ vận chuyển các sản phẩm quang
hợp từ lục lạp đến các cơ quan khác.
Thông thường có ba giới hạn nhiệt độ cần lưu ý là ngưỡng nhiệt độ giới hạn dưới,
nhiệt độ cực thuận (tối ưu) và ngưỡng nhiệt độ giới hạn trên (Hình 3.28).

Hình 3.28. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến quang hợp của thực vật

146
Ngưỡng giới hạn dưới: Là nhiệt độ mà cây bắt đầu quang hợp. Ở nhiệt độ thấp
o
0-10 C các enzyme quang hợp hoạt động không hiệu quả, nên cường độ quang hợp không
cao. Giới hạn này thường khá thấp ở nhóm cây ôn đới và cao hơn ở nhóm cây nhiệt đới
(Bảng 3.4).
Nhiệt độ tối ưu (còn gọi là nhiệt độ cực thuận) là khoảng nhiệt độ mà cường độ
quang hợp đạt cực đại. Tuy nhiên, để cường độ quang hợp đạt cực đại, ngoài nhiệt độ
thuận lợi cần có sự tương tác với các tác nhân bên trong và bên ngoài khác tác động đến
quang hợp.
Ngưỡng nhiệt độ giới hạn trên là giá trị nhiệt độ mà trên đó cây sẽ ngừng quang hợp.
Trong khoảng nhiệt độ từ ngưỡng giới hạn dưới đến nhiệt độ tối ưu, cường độ quang hợp
tăng tỷ lệ thuận với sự tăng của nhiệt độ. Ở trong khoảng nhiệt này, trong điều kiện CO 2
bão hòa, hoạt tính của các enzyme đặc biệt là rubisco xúc tác phản ứng cố định CO2 tăng
đồng thuận với nhiệt độ. Ở cây phật thủ (Fingered citron) có thể chịu được nhiệt độ dưới
40oC, quang hợp không bị ảnh hưởng, tuy nhiên ở 45oC lá cây bắt đầu xuất hiện các tín
hiệu của ROS (Chen và cs., 2012).
Phản ứng của quang hợp với nhiệt độ đóng vai trò quan trọng trong sự thích ứng của
cây trồng với các môi trường khác nhau. Những cây sống ở vùng núi Anpơ(Alpes) có khả
năng cố định CO2 ở nhiệt độ gần 0oC. Ngược lại, những cây sống trong vùng thung lung
Chết (Death Valley) ở California có quang hợp cực đại ở nhiệt độ xấp xỉ 50oC (Taiz và
Zeiger, 2010). Cây sinh trưởng trong vùng khí hậu lạnh có thể duy trì quang hợp tốt hơn ở
nhiệt độ thấp so với cây sinh trưởng trong điều kiện khí hậu ấm (Bảng 3.4).
Bảng 3.4. Giới hạn nhiệt độ của một các nhóm cây sinh thái khác

Nhiệt độ giới Nhiệt độ giới


Nhóm thực vật Nhiệt độ tối ƣu
hạn dƣới hạn trên
25 - 30
Cây nhiệt đới 5-7 40 - 50
35 - 40 (C4)
Cây vùng lạnh và ôn đới Dưới 0 vài độ 8 - 15 18 - 20
Cây vùng sa mạc 40 58 (80 - 90)

Tác động của nhiệt độ đến cây phụ thuộc vào loài cây, trạng thái sinh lý, thời gian tác
dụng, giới hạn nhiệt độ và các điều kiện sinh trưởng khác. Cũng tương tự ánh sáng nhiệt độ
không chỉ ảnh hưởng đến cường độ quang hợp mà còn ảnh hưởng đến chất lượng các sản
phẩm quang hợp.
Liên hệ thực tiễn
Trong thực tiễn sản xuất ngoài tự nhiên cần chú ý đến yếu tố thời vụ để đảm bảo
nhiệt độ thích hợp với từng loại cây trồng để quang hợp tối ưu và sự tích lũy chất khô cũng
tối ưu. Việc điều chỉnh nhiệt độ tối ưu cũng như các điều kiện thuận lợi khác có thể thực
hiện được trong hệ thống trồng cây nhân tạo để đảm bảo năng suất cây trồng đạt cao nhất.

147
3.4.3. Ảnh hưởng của nước
Các vai trò của nước đối với quang hợp và ảnh hưởng khi thiếu nước: Trong quá
trình quang hợp nước là nguyên liệu trực tiếp của phản ứng sáng, đóng vai trò là chất cho
H+ và điện tử trong quá trình quang phân ly nước.
Hàm lượng nước trong lá và trong không khí ảnh hưởng đến quá trình thoát hơi
nước, tác động đến sự đóng mở khí khổng, từ đó ảnh hưởng đến sự xâm nhập CO 2 vào tế
bào lá. Thoát hơi nước còn điều hòa nhiệt độ cho lá để giúp là thực hiện tốt quá trình quang
hợp. Khi thiếu nước khí khổng đóng lại để giảm thoát hơi nước làm cho CO2 không vào
được lá (Flexas và cs., 2004). Khi tế bào lá bão hòa hơi nước thì khí khổng mở to nhất tạo
điều kiện thuận lợi cho sự trao đổi khí của lá.
Nước ảnh hưởng đến sự sinh trưởng phát triển của cây kéo theo tác động đến sự hình
thành và phát triển bộ máy quang hợp. Thiếu nước làm giảm diện tích cơ quan đồng hóa,
bộ máy quang hợp có thể bị phá hủy.
Ở mức độ tế bào, nước là dung môi cho các phản ứng hóa sinh của quang hợp và
đảm bảo trạng thái keo của nguyên sinh chất, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của hệ
thống enzyme quang hợp. Thiếu nước dẫn đến thay đổi trạng thái keo nguyên sinh chất làm
ảnh hưởng đến tốc độ quang hợp trong cây. Trạng thái này có thể tồn tại khá lâu sau khi đã
cung cấp đủ nước làm cho tác hại của sự thiếu nước dài hơn so với thời gian thiếu nước.
Nước là nhân tố không thể thiếu để vận chuyển sản phẩm quang hợp. Tốc độ vận
chuyển các sản phẩm đồng hóa bị tác động nghiêm trọng khi thiếu nước, có thể làm ứ trệ
quá trình này dẫn đến phản ứng ức chế ngược lên quá trình quang hợp. Do đó, thiếu nước
có thể làm hạn chế thậm chí ngừng hoàn toàn quá trình quang hợp ở thực vật. Khi hàm
lượng nước trong lá đạt trạng thái bão hòa và thiếu bão hòa 5-10% thì quang hợp đạt cực
đại. Nếu độ thiếu bão hòa tăng trên 10% thì quang hợp bị giảm, nếu tăng trên 30% thì
quang hợp ngừng (Vũ Văn Vụ và cs., 2012).
So sánh giữa các nhóm thực vật với con đường đồng hóa carbon khác nhau, thì đại
diện nhóm thực vật C4 có thể giữ ổn định hoạt động quang hợp ở nhiệt độ cao tốt hơn so
với đại diện nhóm thực vật C3. Tuy nhiên, ở nhiệt độ thấp thì hiệu suất quang hợp thực vật
C3 lại cao hơn so với thực vật C4 (Ehleringer và Björkman, 1977).
Khi cây bị hạn hán, thì quang hợp là quá trình sơ cấp bị ảnh hưởng (Chaves, 1991).
Tuy nhiên, tùy theo khả năng chống chịu hạn của từng loài cây, giai đoạn sinh trưởng bị
hạn của cây, thời gian bị hạn, mức độ thiếu nước mà mức độ ảnh hưởng đến quang hợp rất
khác nhau. Nhìn chung phản ứng của quang hợp khi cây gặp hạn rất phức tạp (xem chi tiết
trong chương 7 của cuốn sách này).
Liên hệ thực tiễn
Vì các tác động nghiêm trọng của sự thiếu nước đến quang hợp nói riêng và đến các
hoạt động sống của cây nói chung, nên trong thực tiễn trồng trọt cần phải cung cấp đủ
nước cho cây sinh trưởng phát triển tốt, quá trình quang hợp tối ưu. Bên cạnh đó, trong bối

148
cảnh hạn hán xảy ra thường xuyên và nghiêm trọng hơn bởi biến đổi khí hậu, cần nghiên
cứu chọn tạo ra các giống cây trồng có khả năng chống chịu hạn tốt. Hoặc sử dụng các
biện pháp làm tăng khả năng chống chịu hạn của cây để đảm bảo quang hợp ít bị ảnh
hưởng nhất, từ đó giữ ổn định được năng suất và phẩm chất cây trồng khi gặp hạn hán.

3.4.4. Ảnh hưởng của CO2


CO2 là nguyên liệu cung cấp carbon cho phản ứng tối của quang hợp. CO2 trong khí
quyển là nguồn cung cấp CO2 cho quang hợp. Lá cây lấy CO2 từ không khí qua lỗ khí
khổng (Hình 3.29). Do đó, nồng độ CO2 trong không khí ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt
động quang hợp. Tác động của CO2 đến quang hợp có tương tác với các tác nhân sinh thái
khác đặc biệt là ánh sáng. Tương tự ánh sáng thì để đánh giá ảnh hưởng của CO 2 đến
quang hợp người ta cũng xét đến hai chỉ tiêu là điểm bù và điểm bão hòa CO2 của quang
hợp (Hình 3.30).

Hình 3.29. Quá trình thâm nhập của CO2 vào lục lạp (Taiz và Zeiger, 2010)
Điểm bù CO2 của quang hợp: Nồng độ CO2 để cây bắt đầu quang hợp là 0.008-
0.01%. Khi nồng độ CO2 tăng thì cường độ quang hợp tăng lên, nhưng cường độ hô hấp thì
không tăng, đến một thời điểm nào đó thì cường độ quang hợp ngang bằng cường độ hô
hấp. Nồng độ CO2 trong không khí mà tại đó cây đạt được sự cân bằng giữa quang hợp và
hô hấp gọi là điểm bù CO2 của quang hợp.

149
Điểm bù CO2 thay đổi theo loài cây và điều kiện sinh thái. Điểm bù CO2 của thực vật
C4 khoảng 8-20 ppm, thấp hơn nhiều so với thực vật C3 là 40-60 ppm (Sikolia và cs.,
2009). Ở cùng điều kiện sinh thái thực vật C4 đạt điểm bù CO2 nhanh ở so với thực vật C3
(Sikolia và cs., 2009).
Điểm bão hòa CO2 của quang hợp: Sau điểm bù nếu nồng độ CO2 vẫn tăng thì
quang hợp tiếp tục tăng, nhưng sự tăng này về sau sẽ chậm dần và sau đó không tăng nữa,
mặc dù nồng độ CO2 tiếp tục tăng. Khoảng giá trị nồng độ CO2 của không khí mà tại đó
cường độ quang hợp đạt cực đại thì được gọi là điểm bão hòa CO2 của quang hợp. Nghiên
cứu của Mauney và cs cho thấy tỷ lệ trao đổi CO2 tăng 15% ở cây bông, 41% ở đậu tương
trong nhà kính có nồng độ CO2 630 ppm so với ở điều kiện CO2 330 ppm dẫn đến tăng
sinh khối khô 110% (bông) và 380% (đậu tương) (Mauney và cs., 1978). So sánh giữa các
nhóm thực vật thì điểm bão hòa của thực vật C4 thấp hơn nhiều so với thực vật C3.
Sau điểm bão hòa nếu nồng độ CO2 vẫn tiếp tục tăng thì cường độ quang hợp không
tăng nữa mà có xu thế giảm xuống. Theo Thomas và cs, sự giảm quang hợp ở nồng độ CO2
cao có thể liên quan đến sự tích lũy tinh bột trong lá (Thomas và cs., 1975) và thường gắn
liền với sự giảm hàm lượng nitơ và rubisco trong lá (Makino và Mae, 1999). Sự tích lũy
tinh bột của lá có thể ức chế biểu hiện của các gen điều khiển quang hợp (Makino và Mae,
1999).

Hình 3.30. Ảnh hưởng của CO2 đến quang hợp ở thực vật C3 và C4
Iqh: Cường độ quang hợp; Ihh: Cường độ hô hấp; Iqh max: Cường độ quang hợp đạt cực đại.
Điểm bão hòa CO2 của đa số thực vật dao động trong khoảng 0.06-0.1%. Nồng độ
CO2 trong không khí là 0.03-0.04%. Như vậy, nồng độ CO2 này không đáp ứng được nhu
cầu tối thích cho quang hợp ở tất cả các loài gây nên hạn chế quang hợp và năng suất cây
trồng. Do vậy, nhiều loài cây trồng như cà chua, rau diếp, dưa chuột có thể tăng hiệu suất
quang hợp trong điều kiện nhà kính có nồng độ CO2 cao hơn khí quyển.

150
Quá trình quang hợp hấp thụ CO2, tuy nhiên lượng CO2 trong khí quyển luôn được
bù đắp nhờ hoạt động của các nhà máy công nghiệp hàng năm đã bổ sung khoảng trên 5 tỷ
tấn CO2 vào khí quyển. Số lượng này đang được khuyến cáo giảm bằng các nguồn năng
lượng sạch như năng lượng sinh học, năng lượng gió, ánh sáng mặt trời… bởi tác động của
CO2 trong biến đổi khí hậu. Hơn nữa, do sự phân giải các chất hữu cơ của các vi sinh vật
và hô hấp của các sinh vật khác cũng bổ sung một lượng lớn CO2 vào khí quyển cũng phần
nào đảm bảo CO2 cho quang hợp.
Trong một tiểu môi trường khí hậu cây sinh sống, khi cây quang hợp làm giảm hàm
lượng CO2 của không khí bao quanh cây. Mặc dù nhờ dòng khí lưu thông liên tục trong
không khí cũng đã cải thiện phần nào sự thiếu hụt CO2 này, nhưng việc tăng nồng độ CO2
trong lớp không khí bao quanh thực vật vẫn rất cần thiết để tạo năng suất cao hơn. Việc
này có thể thực hiện được qua một số hoạt động như: Tăng cường bón phân hữu cơ và xới
xáo đất tơi xốp hoặc bón vôi để tạo pH thích hợp… để thúc đẩy hoạt động phân giải các
hợp chất hữu cơ của các vi sinh vật và hô hấp của rễ cây để tăng lượng CO 2 xung quanh
cây cho quang hợp. Trên qui mô lớn hơn có thể sử dụng hệ thống dẫn khí CO 2 từ các khu
công nghiệp ra các cánh đồng để bón cho cây cũng là biện pháp tốt để tăng năng suất từ
quang hợp được áp dụng ở các nước tiên tiến. Hoặc sử dụng điều chỉnh nồng độ CO 2 trong
hệ thống trồng cây trong nhà kính để quang hợp và năng suất đạt được tối ưu.

3.4.5. Ảnh hưởng của chất khoáng


Dinh dưỡng khoáng và quang hợp là hai quá trình liên quan mật thiết với nhau. Các
chất khoáng có ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến quang hợp, từ đó tác động đến năng
suất cây trồng. Ảnh hưởng của chất khoáng đến quang hợp dựa trên vai trò của chúng với
quang hợp:
Chất khoáng tham gia cấu tạo các phân tử protein, acid nucleic để cấu tạo màng và
cơ chất lục lạp (N, S…), phospholipid (P…), enzyme (N, S, Mn…), hệ thống sắc tố (Mg,
N, Fe) để cấu trúc bộ máy quang hợp, các chất trong chuỗi truyền điện tử (Fe, K, Zn….),
các hợp chất cao năng như ATP, NADPH2 (P), gốc phosphate vô cơ (Pi)…
Tham gia vào quá trình chuyển hóa năng lượng ánh sáng tạo thành năng lượng hóa
học trong các phân tử ATP (như Mn, Fe, S…).
Các nguyên tố vi lượng hoạt hóa các enzyme tham gia vào các phản ứng của quang
hợp (Fe, Mn, Cu, Zn, Cl, B…). Ảnh hưởng đến tính thấm của màng tế bào, điều chỉnh hoạt
động của khí khổng (K…), thay đổi độ lớn, diện tích, cấu tạo giải phẫu và thời gian sống
của cơ quan đồng hóa (như N, S, P, Mg….)…
Trong các nguyên tố khoáng kể trên quan trọng nhất phải kể đến các nguyên tố: N, P,
K, đây cũng là các chất khoáng được quan tâm cung cấp cho cây trồng nhiều nhất.

151
Vai trò của N đến quang hợp
N trong lục lạp chiếm 75% tổng số N trong tế bào. Sự trao đổi và đồng hóa N trong
tế bào liên quan chặt chẽ với hoạt động quang hợp ngược lại sự hình thành và hoạt động
của bộ máy quang hợp lại là nguồn N hữu cơ cung cấp cho cây.
Trong cây N cấu tạo nên protein, acid nucleic, diệp lục là các thành phần cơ bản nhất
để cấu thành bộ máy quang hợp: Hệ thống màng trong lục lạp, cơ chất lục lạp, sắc tố… N
tham gia cấu tạo nên tất cả các enzyme quang hợp nên có vai trò quan trọng trong trao đổi
chất và năng lượng trong quang hợp. N có vai trò trong quá trình hình thành, tích lũy và
vận chuyển các sản phẩm quang hợp.
Do đó, thực tiễn sản xuất nông, lâm nghiệp cho thấy, khi bón phân đạm cho cây thì
diệp lục được hình thành làm cho lá có màu xanh đậm, đó là do sự tăng hàm lượng diệp
lục, diện tích lá tăng lên rất nhanh làm hoạt động quang hợp cũng tăng nhanh. Ngược lại
khi thiếu N lá cây thường có màu vàng, khô và rụng là do diệp lục bị phân hủy, cùng với
các hợp chất chứa N khác trong tế bào dẫn đến quang hợp giảm sút rất nhanh. Tuy nhiên,
việc bón nhiều phân N cho cây có thể làm cho lá phát triển diện tích quá lớn trong khi sự
phát triển của mô nâng đỡ trong cây không tương xứng sẽ dẫn đến hiện tượng lốp đổ (như
ở lúa) làm giảm năng suất hoặc quá trình chuyển hóa N trong cây diễn ra chậm có thể làm
cây bị ngộ độc amon và chết trong trường hợp N được bón quá nhiều. Do đó, khi chăm sóc
trồng cây cần chú ý bón phân đạm hợp lý để tăng diện tích lá và khả năng quang hợp từ đó
tăng năng suất cây trồng.
Vai trò của P trong quang hợp
P cấu tạo nên phospholipid để cấu trúc nên hệ thống màng tế bào nói chung và màng
trong lục lạp nói riêng như màng lục lạp và màng thylacoid. P nằm trong thành phần của
các chất phosphoril hóa (NADP, ADP, ATP, NADPH2) và các sản phẩm trung gian của
quang hợp như 3-PGA, G3P, F6P, R5P, Ru5P… Các chất hữu cơ giàu năng lượng được
hình thành trong quang hợp đều có sự tham gia của gốc phosphate vô cơ (Pi).
Do đó, sử dụng phân lân để tăng cường P cho cây sẽ kích thích sự hình thành bộ máy
quang hợp và hoạt động quang hợp của cây. Nếu thiếu P thì lục lạp không được hình
thành, phản ứng sáng và tối đều bị ức chế… dẫn đến quang hợp giảm sút nghiêm trọng.
Vai trò của K trong quang hợp
K có vai trò trong việc đóng mở khí khổng, quyết định sự xâm nhập của CO2 vào lá.
K có vai trò trong quá trình vận chuyển các sản phẩm của quang hợp để quang hợp diễn ra
bình thường không bị ức chế ngược. K làm tăng khả năng thủy hóa của keo nguyên sinh
chất, tăng khả năng giữ nước, giảm độ nhớt của chất nguyên sinh đảm bảo giữ ổn định hoạt
động quang hợp trong điều kiện hạn hoặc lạnh. K có khả năng hoạt hóa một số enzyme
tham gia vào quang hợp như RuBP – Carboxylaza, ATP – aza, các enzyme kinaza… Khi
hàm lượng K trong mô giảm 0.2-0.6% chất khô thì tổng hợp diệp lục bị ức chế, khí khổng

152
đóng, trao đổi gluxit bị rối loạn, cây tích lũy nhiều monosaccaride và acid amin trong lá
làm quang hợp bị đình trệ (Vũ Văn Vụ và cs., 2012).
Do đó, bón phân đủ phân K cho cây sẽ tăng cường hoạt động quang hợp và tăng
năng suất cây trồng.
Vai trò của các nguyên tố khác
Mg tham gia cấu trúc phân tử diệp lục, Fe tham gia tổng hợp diệp lục. Thiếu Mg, Fe
lá bị vàng, quang hợp bị giảm sút.
Ca có vai trò quan trọng với trạng thái keo nguyên sinh chất, trung hòa tác hại gây
độc của một số acid hữu cơ, tham gia điều chỉnh pH và hoạt động của một số enzyme
quang hợp. Thiếu Ca lá vàng, rễ cây sẽ bị thối.
Các nguyên tố vi lượng hoạt hóa các enzyme tham gia vào các phản ứng của quang
hợp chẳng hạn: Mn cấu trúc phức hợp OEC tham gia vào quá trình quang phân li nước; Mg
điều tiết hoạt động của enzyme rubisco; Fe, S, N cấu trúc phức hợp Cyt b6f; Zn, Fe, Cl,
Bo… Cu tham gia vào quá trình vận chuyển điện tử quang hợp...
Phun phân vi lượng qua lá sẽ kích thích tổng hợp diệp lục, kích thích các hoạt động
quang hợp và vận chuyển các sản phẩm quang hợp.
Tóm lại, các chất khoáng có quan hệ rất chặt chẽ đến quá trình quang hợp, ảnh
hưởng trực tiếp và gián tiếp lên nhiều khía cạnh của quá trình quang hợp. Do đó, muốn
quang hợp đạt tối ưu, để năng suất tối ưu thì phải chú ý cung cấp đầy đủ các nguyên tố
khoáng cho cây.

3.5. Quang hợp và năng suất cây trồng


3.5.1. Quan hệ giữa quang hợp và năng suất
3.5.1.1. Năng suất cây trồng
Năng suất cây trồng phản ánh lượng chất hữu cơ cây trồng tích lũy được từ hoạt
động quang hợp. Năng suất cây trồng gồm hai loại: năng suất sinh học và năng suất kinh
tế. Năng suất sinh học được quyết định bởi quang hợp; Năng suất kinh tế ngoài hoạt động
quang hợp còn được quyết định bởi quá trình vận chuyển và tích lũy chất hữu cơ về cơ
quan kinh tế.
a) Năng suất sinh học
Năng suất sinh học là tổng lượng chất khô tích lũy được trong tất cả các bộ phận của
cây trên một đơn vị diện tích đất trồng trọt trong một đơn vị thời gian nhất định (vụ, năm,
hay chu kỳ sinh trưởng). Năng suất sinh học được tính theo biểu thức 3.49 (Vũ Văn Vụ và
cs., 2012) sau:
FCO2 .K e.L
C=  kg / ha / ngày đêm  (3.49)
1000

153
Trong đó: C(kg/ha/ngày đêm): Lượng chất khô mà cây trồng tích lũy được trên diện
tích 1 ha trong 1 ngày đêm.
FCO2(g): Lượng CO2 cây trồng đồng hóa được trên một đơn vị diện tích lá
1 m2/ngày đêm;
L(m2 lá/ha): Diện tích lá của toàn bộ cây trồng trên 1 ha;
Ke: Hệ số hiệu quả của quang hợp (thông thường Ke = 0.3-0.5, trong điều
kiện bất lợi thì Ke = 0);
1000: Hệ số đổi từ g → kg.
Nếu cây trồng có thời gian sinh trưởng là n ngày thì năng suất sinh học được tính
theo công thức 3.50 (Vũ Văn Vụ và cs., 2012) dưới đây:
n FCO2 . K e. L

I 1 100000
(3.50)

Trong đó: n: Số ngày sinh trưởng của cây trồng;


100000 hệ số qui đổi kg → tạ.
Các thông số khác tương tự phương trình 3.49.
(Xem thêm trong mục 3.5.2.1 dưới đây).
b) Năng suất kinh tế
Năng suất kinh tế là lượng chất khô mà cây trồng tích lũy được ở các bộ phận kinh tế
lớn nhất đối với con người trên một đơn vị diện tích trồng trọt trong một khoảng thời gian
(vụ, mùa, năm). Theo tác giả Vũ Văn Vụ, năng suất kinh tế được tính theo công thức 3.51
(Vũ Văn Vụ và cs., 2012) sau đây:
Nskt = Nssh.Kkt (3.51)
Trong đó: Nskt: Năng suất kinh tế;
Nssh: Năng suất sinh học;
Kkt: Hệ số kinh tế.
Tùy theo từng loại cây trồng mà Kkt khác nhau: cây sử dụng thân lá thì Kkt = 1(≈1),
cây lấy củ hạt, quả… thì Kkt < 1.
(Xem thêm trong mục 3.5.2.2 dưới đây).

3.5.1.2. Mối quan hệ giữa quang hợp và năng suất cây trồng
Năng suất cây trồng được hình thành dựa trên mối quan hệ giữa quá trình hô hấp và
quang hợp (phương trình 3.48). Theo đó, lượng chất hữu cơ tích lũy để hình thành năng

154
suất cây trồng bằng chất hữu cơ tạo thành từ quang hợp trừ đi lượng chất hữu cơ bị phân
giải trong quá trình hô hấp.
Khi phân tích thành phần hóa học của các sản phẩm nông nghiệp (chủ yếu là đường,
tinh bột, protein, lipid…) người ta thấy: C chiếm 45%, O 42-45%, H 6.5%; tổng 3 nguyên
tố này chiếm 93-95% khối lượng chất khô (phần còn lại <10% là các chất khoáng thu được
sau khi tro hóa thực vật). Như vậy, khoảng 90-95% sản phẩm thu hoạch lấy từ CO2 của
không khí và H2O thông qua quá trình quang hợp. Từ đó, người ta khẳng định quang hợp
quyết định 90-95% năng suất cây trồng.
Tuy nhiên, vai trò của quang hợp trong việc hình thành năng suất cần được hiểu dựa
trên mối quan hệ của quang hợp với các quá trình sinh lý khác như trao đổi nước cung cấp
nước cho quang hợp; quá trình sinh trưởng của cây trong việc hình thành và phát triển cơ
quan bộ máy quang hợp; quá trình dinh dưỡng khoáng cung cấp các chất khoáng cần thiết
tham gia vào quá trình quang hợp như phân tích trên đây; sự trao đổi chất khí cung cấp
CO2; và nhất là sự thích ứng của cơ thể thực vật nói chung và cơ quan, bộ máy quang hợp
nói riêng với điều kiện môi trường sống của chúng. Vì vậy, có thể nói rằng quang hợp có
vai trò quyết định năng suất cây trồng trên cơ sở mối quan hệ với các quá trình sinh lý khác
và sự tương tác của cây với môi trường sống. Do đó, để tăng năng suất cây trồng không thể
bỏ qua các biện pháp điều chỉnh quang hợp (Foyer và cs., 2017). Hơn nữa, về lý thuyết
thực vật có thể sử dụng 30% quang năng cho quang hợp, nhưng thực tế thực vật bậc cao
mới chỉ sử dụng được 0.5-1%, cao nhất là ở tảo cũng chỉ đạt 5%, nên khả năng nâng cao
năng suất cây trồng nhờ điều chỉnh hoạt động quang hợp là vô cùng lớn.

3.5.2. Biện pháp điều chỉnh quang hợp để nâng cao năng suất cây trồng
3.5.2.1. Biện pháp nâng cao năng suất sinh vật học
Từ biểu thức tính năng suất sinh học (3.49) chúng ta dễ dàng thấy năng suất sinh học
của cây trồng phụ thuộc vào 3 nhóm chỉ tiêu: L: Diện tích lá của quần thể cây trồng; Hoạt
động quang hợp của quần thể gồm: FCO2 tương đương với cường độ quang hợp và Ke phản
ánh khả năng tích lũy nên tương đương với hiệu suất quang hợp của quần thể. n là thời
gian sinh trưởng của cây tính từ lúc cây mọc (xuất hiện lá có khả năng quang hợp) đến khi
thu hoạch. Do vậy, các biện pháp nâng cao năng suất sinh học bao gồm: Điều chỉnh diện
tích lá; Điều chỉnh hoạt động quang hợp; Điều chỉnh thời gian quang hợp.
a) Điều chỉnh diện tích lá
Cơ sở khoa học
Bề mặt lá là cơ quan quang hợp tổng hợp nên các chất hữu cơ tạo ra năng suất cây
trồng. Do đó, tăng diện tích lá là biện pháp quan trọng để tăng năng suất cây trồng.
Tuy nhiên, nếu quần thể cây trồng có diện tích lá quá cao thì lá tầng trên sẽ che khuất
ánh sáng của các lá tầng dưới, các lá tầng dưới có thể nhận ánh sáng dưới điểm bù. Nghĩa

155
là các chất hữu cơ tạo ra có thể không đủ để bù đắp lượng chất tiêu hao do hô hấp của toàn
bộ cây. Từ đó, xuất hiện một mâu thuẫn sâu sắc giữa quang hợp và hô hấp là: các lá tầng
trên đóng vai trò sản suất, còn các lá tầng dưới đóng vai trò tiêu thụ các sản phẩm quang
hợp. Nếu số lá sản suất nhỏ hơn hoặc bằng số lá tiêu thụ thì quần thể không có tích lũy,
không tạo được năng suất, duy trì lâu tình trạng này quần thể sẽ bị lụi tàn. Ngược lại nếu
diện tích lá quá nhỏ sẽ không nhận đủ được năng lượng ánh sáng để quang hợp dẫn đến
không đảm bảo được năng suất cây trồng.
Do đó, diện tích lá tối ưu của một quần thể là diện tích lá đảm bảo cho hiệu suất
quang hợp là cao nhất. Cần xác định diện tích lá tối ưu để làm cơ sở cho việc điều chỉnh
diện tích lá của quần thể.
Các chỉ tiêu xác định diện tích lá:
Chỉ số diện tích lá (hệ số lá) được đo bằng số m2 lá/1 m2 đất trồng. Đây là chỉ tiêu
quan trọng làm cơ sở để tăng diện tích lá. Thế năng quang hợp là chỉ tiêu đánh giá khả
năng quang hợp của một quần thể trong suốt chu kỳ sinh trưởng của cây. Chỉ số này được
đo bằng số mét vuông lá của quần thể tính theo từng ngày trong suốt đời sống của cây. Trị
số của nó có thể lên đến hàng triệu m2/ha.
Điều chỉnh nâng cao diện tích lá
Diện tích lá tối ưu thay đổi theo giống (ví dụ ở giống lúa cũ 2-3 m2 lá/1m2 đất, giống
lúa mới là 6-8 m2lá/1m2/đất), nên chọn giống có hệ số lá tối ưu cao là một hướng quan
trọng của các nhà chọn giống. Với lúa, tiêu chuẩn chọn lọc là: thấp cây, góc lá nhỏ (lá xếp
trên cây theo xu hướng song song với đường chiếu sáng) và lá cứng, một giống như vậy ta
có thể cấy dày và bón đạm để tăng diện tích lá mà không bị lốp đổ. Sử dụng phân bón, đặc
biệt là phân đạm để tăng nhanh diện tích lá. Tuy nhiên, cần bón cân đối với P, K để tránh
hiện tượng lốp đổ. Điều chỉnh mật độ cây trồng thích hợp để đến khi quần thể cây trồng
phát triển tối đa thì cho diện tích lá tối ưu. Mật độ cây trồng phụ thuộc vào giống, mức độ
thâm canh, độ màu mỡ của đất. Phòng trừ sâu bệnh và các tác nhân phá hại bộ lá, có biện
pháp kéo dài tuổi thọ của lá như sử dụng GA3 (gibberellin) để giữ ổn định diện tích lá tối ưu.
b) Điều chỉnh hoạt động quang hợp
Cường độ quang hợp: Phản ánh khả năng quang hợp của quần thể cây trồng, được
tính bằng lượng CO2 cây hấp thụ hoặc lượng O2 cây thải ra hay lượng chất khô tích lũy
được/một đơn vị diện tích lá/một đơn vị thời gian (mg CO2/1 dm2 lá/H2O; g chất khô/
1 dm2 lá/h). Chỉ tiêu này thay đổi theo giống, giai đoạn sinh trưởng, tuổi lá và điều kiện
ngoại cảnh…
Hiệu suất quang hợp: Là lượng chất khô tích lũy được/1 m2 lá/đơn vị ngày đêm. Hiệu
suất quang hợp phản ánh khả năng tích lũy của quần thể cây trồng (phương trình 3.11) nên
hiệu suất quang hợp phản ánh năng suất cây trồng.

156
Hiệu suất quang hợp cũng thay đổi theo giai đoạn sinh trưởng, thường thì giai đoạn
nào có hoạt động quang hợp mạnh nhất (như giai đoạn làm đòng trổ bông ở lúa) thì giai
đoạn đó có hiệu suất quang hợp cao nhất.
Biện pháp nâng cao hoạt động quang hợp: Chọn tạo giống có cường độ và hiệu suất
quang hợp cao để cho hoạt động quang hợp tối ưu (xem thêm mục 5.23); Tạo điều kiện
cho cây trồng hoạt động quang hợp tốt nhất, bằng cách sử dụng các biện pháp như: bố trí
thời vụ phù hợp nhất; bón phân cân đối và hợp lý; đảm bảo đầy đủ nước (cần chú ý các
giai đoạn khủng hoảng nước như giai đoạn ra hoa, kết quả, hình thành cơ quan dự trữ; đảm
bảo cung cấp đủ ánh sáng cho cây quang hợp; phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng;…
c) Điều chỉnh thời gian quang hợp
Thời gian quang hợp là thời gian quang hợp trong ngày, trong năm, và tuổi thọ của
cơ quan quang hợp lá cây.
Thời gian quang hợp trong ngày là chu kỳ quang tại nơi trồng cây. Chỉ tiêu này con
người có thể điều chỉnh dễ dàng nếu trồng cây trong nhà kính có sử dụng chu kỳ quang
nhân tạo. Với hệ thống canh tác tự nhiên thường điều chỉnh theo hướng kéo dài thời gian
chiếu sáng bằng việc bổ sung đèn điện.
Thời gian quang hợp trong năm, tùy theo đặc điểm của từng giống cây trồng có thể
bố trí trồng nhiều vụ/năm, xen canh gối vụ để tận dụng năng lượng ánh sáng mặt trời.
Tuổi thọ của lá để có thể kéo dài tuổi thọ của lá người ta chủ yếu sử dụng phương
pháp bón phân đầy đủ và cân đối, đảm bảo đầy đủ nước và phòng trừ sâu bệnh hại lá.

3.5.2.2. Biện pháp nâng cao năng suất kinh tế


Vì năng suất kinh tế là sự tích hợp của năng suất sinh học với hệ số kinh tế (phương
trình 3.51). Vậy nên, muốn nâng cao năng suất kinh tế thì phải nâng cao năng suất sinh học
và hệ số kinh tế. Các biện pháp nâng cao năng suất sinh học như trình bày trong mục
3.5.2.1 trên đây. Để nâng cao hệ số kinh tế có thể tiến hành các biện pháp sau:
Chọn giống có hệ số kinh tế cao. Kkt là một chỉ tiêu phản ánh đặc tính của giống nên
chọn giống có hệ số kinh tế cao là một hướng quan trọng để nâng cao năng suất kinh tế.
Biện pháp huy động chất hữu cơ về cơ quan kinh tế: Nước có vai trò rất quan trọng
trong sự vận chuyển các chất hữu cơ từ cơ quan đồng hóa về cơ quan dự trữ (hạt, củ,
quả,…) từ đó quyết định năng suất kinh kế. Do đó, trong giai đoạn hình thành cơ quan kinh
tế cần phải cung cấp đầy đủ nước cho cây. Nếu thiếu nước ở giai đoạn này sẽ kìm hãm tốc
độ vận chuyển các chất hữu cơ về cơ quan kinh tế thậm trí có thể gây nên hiện tượng
“chảy ngược dòng” làm giảm năng suất nghiêm trọng.
Phân bón có tác dụng tăng cường dòng vận chuyển vật chất về cơ quan dự trữ đặc
biệt là K, P. Cung cấp đầy đủ các nguyên tố khoáng như Cu, Mn, Mo, Zn, B... và các chất

157
điều hòa sinh trưởng là biện pháp kích thích dòng vận chuyển chất hữu cơ về tích lũy trong
cơ quan kinh tế.
Ngoài ra, cần bố trí thời vụ hợp lý để đảm bảo cung cấp các điều kiện ánh sáng, nhiệt
độ… thuận lợi và sử dụng các biện pháp phòng trừ sâu bệnh tốt sẽ tạo mọi điều kiện thuận
lợi để cho cây sản xuất và tích lũy các chất hữu cơ từ đó nâng cao năng kinh tế.

3.5.2.3. Quan điểm hiện đại về điều chỉnh quang hợp để nâng cao năng suất
cây trồng
Các quan điển hiện đại trên thế giới nhấn mạnh mối quan hệ của quang hợp trong sự
tương tác với điều kiện môi trường. Quang hợp của cây trồng trong điều kiện hiện nay
chưa đạt được bão hòa bởi các điều kiện môi trường không thuận lợi, từ đó kìm hãm năng
suất cây trồng (Murchie và cs., 2009). Từ việc phân tích các nhân tố kìm hãm quang hợp
có thể có các biện pháp điều chỉnh quang hợp hiệu quả để tăng năng suất cây trồng.
Hàm lượng CO2 trong khí quyển: Như phân tích trong mục 3.4.4 trên đây, hàm lượng
CO2 trong không khí hiện nay chưa đảm bảo cho quang hợp đạt bão hòa. Cùng với các giải
pháp hạn chế phát thải khí nhà kính sẽ càng làm cho lượng CO2 này giảm đi từ các phương
tiện giao thông hay các nhà máy công nghiệp sử dụng năng lượng hóa thạch như sinh học
năng lượng điện, năng lượng sinh học, năng lượng mặt trời... Do đó, tăng lượng CO2 trong
môi trường xung quanh cây trồng là một giải pháp để tăng hiệu suất quang hợp.
Các điều kiện môi trường vô sinh bất lợi như hạn, mặn, ánh sáng cao - thấp, nhiệt độ
cao - thấp đều là các nhân tố làm giảm mạnh sinh trưởng và hiệu quả quang hợp do đó
chọn lọc các kiểu gen có khả năng thích ứng tốt với điều kiện môi trường có ý nghĩa quan
trọng trong nông nghiệp (Boyer, 1982) (xem thêm trong Chương 7). Từ thực tế trên, việc
nghiên cứu sử dụng công nghệ gen vào các cơ chế điều chỉnh ở mức độ phân tử để tăng
khả năng chống chịu, bảo vệ bộ máy quang hợp, duy trì ổn định hoạt động quang hợp trong
điều kiện môi trường bất lợi là quan điểm hiện đại về điều chỉnh ảnh hưởng để tăng năng
suất cây trồng. Chẳng hạn như đề xuất của Ruban mới đây là tăng khả năng bảo vệ bộ máy
quang hợp trong điều kiện ánh sáng cao nhờ cơ chế NPQ (non -photochemical quenching –
một cơ chế giải phóng năng lượng dư thừa của diệp lục ở dạng nhiệt) (Ruban, 2017).
Điều chỉnh việc chuyển hóa năng lượng ánh sáng trong phản ứng sáng để tăng hiệu
suất quang hợp được nhiều nhà khoa học đề xuất như điều chỉnh tăng cường chuỗi vận
chuyển điện tử (Foyer và cs., 2017; Gollan PJ và 2017, 2017); tác động vào sự vận chuyển
proton trên màng thylakoid để tăng quang hợp được đề xuất bởi nhóm của Kramer (Davis
và cs., 2017).
Việc điều chỉnh hoạt tính của các enzyme tham gia vào chu trình Calvin có thể tăng
được hiệu suất quang hợp và tăng năng suất cây trồng. Theo hướng này, tăng cường hoạt
tính enzyme sedoheptulose - 1, 7 - biphosphatase trong chu trình đồng hóa CO2 có thể dẫn
đến tăng quang hợp, sinh khối và năng suất hạt lúa mì trong điều kiện nhà kính báo cáo bởi

158
(Driever và cs., 2017), ở thuốc lá bởi (Lefebvre và cs., 2005). Rubisco enzyme đóng vai trò
chìa khóa của quá trình đồng hóa carbon cũng được đề xuất vào mục tiêu điều chỉnh để
tăng hiệu quả quang hợp (Parry và cs., 2013) (Carmo-Silva và cs., 2015), cường biểu hiện
hoạt tính enzyme rubisco ở tảo có thể tăng cường quang hợp 28%; sinh trưởng 32%, sinh
khối 46%, sản xuất lipit 41% (Wei và cs., 2017).
Chuyển con đường đồng hóa ở thực vật C3 sang thực vật C4 bằng cách điều chỉnh
hoạt động của enzyme rubisco với CO2 nhằm giảm chu trình C2 và tăng cường hiệu quả sử
dụng nước và nitơ cũng được đề xuất như là một giải pháp quan trọng để tăng quang hợp ở
cây trồng (Long và cs., 2006; Reyna-Llorens và Hibberd, 2017). Bởi vì như phân tích trong
mục 3.2.2, con đường đồng hóa ở thực vật C4 hiệu quả hơn rất nhiều so với thực vật C3.
Gần đây nhất Leister và cs đã đề nghị tăng cường quang hợp bằng các đa dạng di
truyền mới (Dann và Leister, 2017).

3.6. Quá trình vận chuyển sản phẩm đồng hóa trong cây
Các chất hữu cơ sau khi được tổng hợp ở tế bào đồng hóa (hoặc tế bào bao quanh bó
mạch với cây C4) sẽ được vận chuyển vào mạch dẫn ở gân lá để vận chuyển đến các cơ
quan dự trữ và cơ quan bộ phận khác. Trong cây loại mạch làm nhiệm vụ vận chuyển chất
hữu cơ là mạch phloem (libe). Quá trình vận chuyển này có nhiều điểm khác so với quá
trình vận chuyển nước trong mạch gỗ.

3.6.1. Cấu tạo phloem


Phloem được tìm thấy ở cả mô mạch sơ cấp và thứ cấp của cây. Ở phần cây có cấu
tạo thứ cấp phloem nằm ở phần vỏ cây ngăn cách với mạch gỗ bởi lớp tầng sinh mạch thứ
cấp (phần nhày nhớt có màu trong bao quanh lõi gỗ của cây thân gỗ). Phloem có cấu tạo
gồm mạch rây và tế bào kèm (Hình 3.31). Trong đó, mạch rây làm nhiệm vụ dẫn truyền
đường và các chất hữu cơ khác, còn tế bào kèm nằm cạnh mạch rây (Hình 3.31) làm nhiệm
vụ hỗ trợ quá trình dẫn truyền. Trên vách ngăn dọc của mạch rây có các đám lỗ ngăn
ngang thông giữa các mạch rây gọi là đĩa rây để vận chuyển theo chiều dọc và các đám lỗ
trên vách dọc mạch rây gọi là vùng rây để vận chuyển theo chiều ngang (Hình 3.31). Phần
rỗng trong mạch rây nơi vận chuyển chất hữu cơ gọi là ống rây (Hình 3.31). Trong mô
phloem còn có chứa tế bào sợi, tế bào đá làm nhiệm vụ nâng đỡ hoặc tế bào mô mềm còn
gọi là nhu mô libe/mô mềm libe làm nhiệm vụ dự trữ, tế bào này rất phát triển ở những cây
có nhựa mủ.
Ở các gân nhỏ của lá hoặc mạch sơ cấp của thân thường có các tế bào bao quanh bó
mạch, đây là nơi diễn ra quá trình đồng hóa CO2 ở thực vật C4 (xem trong phần 3.3.3.2).
Khác với mạch gỗ mạch phloem luôn luôn là tế bào sống. Vì vậy, quá trình vận chuyển các
chất hữu cơ trong nó tuân theo qui luật sống và thường phức tạp khó khăn hơn so với vận
chuyển nước trong mạch gỗ.

159
Hình 3.31. Cấu tạo phloem

3.6.2. Quá trình vận chuyển chất hữu cơ trong phloem


Trong quá trình sinh trưởng cây cần năng lượng cho các hoạt động sống của mình.
Nguồn năng lượng sống đó lấy từ đường sản phẩm của quá trình quang hợp. Sau khi được
tổng hợp ở lá (gọi là source) đường được vận chuyển đến các nơi tiêu thụ và cơ quan dự
trữ (gọi là sink) như đỉnh chồi, thân, rễ, quả, hạt… Sản phẩm quang hợp được vận chuyển
từ source đến sink thông qua ống rây. Khác với vận chuyển trong mạch xylem, những lá ở
vị trí cao nhất sẽ vận chuyển đường xuống đỉnh chồi, các lá thấp nhất sẽ vận chuyển xuống
rễ, còn các lá trung gian có thể vận chuyển theo cả hai hướng trên. Dòng vận chuyển đi
xuống này ngược lại với dòng vận chuyển đi lên của nước và chất khoáng hòa tan trong xylem.
Tốc độ vận chuyển trong mạch rây khá nhanh, đạt 1-1.5 g/h/cm(Taiz và Zeiger, 2010).
Thành phần các chất được vận chuyển trong phloem
Khi phân tích dịch phloem cho thấy các chất được vận chuyển trong mạch phloem
bao gồm nước, đường, amino acid, protein, hormone sinh trưởng, các chất vô cơ (Bảng 3.5).
Bảng 3.5. Thành phần của dịch phloem (nhựa cây)

Thành phần các chất Nồng độ (mg/l)


Đường 80 - 106
Amino acid 5.2
Acid hữu cơ 2.0 - 3.2
Protein 1.45 - 2.20
K 2.3 - 4.4
Cl 0.355 - 0.675
P 0.350 - 0.550
Mg 0.109 - 0.122

Theo (Taiz và Zeiger, 2010)

160
Trong đó, nước là chiếm tỷ lệ nhiều nhất, trong các chất tan thì carbohydrate là chất
vận chuyển chính (Bảng 3.4). Sucrose là đường không khử, có khả năng phản ứng thấp nên
được vận chuyển phổ biến nhất trong mạch rây. Các dạng đường khử khác có chứa nhóm
aldehide và ketone như glucose, fructose thì không được vận chuyển trong ống rây.
Hợp chất nitrogen được tìm thấy trong phloem chủ yếu ở dạng amino acid và amide,
đặc biệt là glutamate và aspartate cùng các amide của chúng là glutamine và asparagine.
Phần lớn các hormone thực vật nội sinh như auxin, gibberellin, cytokinin và acid
abscisic (xem thêm trong Chương 6 của cuốn sách này) đều được tìm thấy trong mạch rây.
Sự vận chuyển khoảng cách dài của các hormone diễn ra ở một phần nhỏ trong ống rây.
Các nucleotide phosphate và các protein cũng được tìm thấy trong dịch phloem.
Protein được tìm thấy chủ yếu là protein dạng sợi, protein kinase (như protein
phosphorylation), thioredoxin (khử disulfide), ubiquitin (protein turnover), chaperones
(protein tạo gấp nếp), và các chất ức chế protease (chất bảo vệ các protein trong phloem).
Các chất vô cơ hòa tan bao gồm K, Mg, P, Cl (Bảng 3.4). Ngược lại, NO3-, Ca, S, Fe
thường đứng yên trong phloem (Taiz và Zeiger, 2010).
Các cơ chế vận chuyển:
Khuếch tán: Diễn ra khi các phân tử vận chuyển từ nơi có nồng độ cao đến nơi có
nồng độ thấp hơn. Quá trình vận chuyển này không đòi hỏi năng lượng vì các phân tử chất
tan vận chuyển xuống theo gradient nồng độ của chúng.
Bơm proton: Sử dụng năng lượng từ
ATP để tạo nên gradient điện hóa, trong
đó nồng độ proton cao hơn ở một mặt của
màng nguyên sinh chất.
Chất đồng vận chuyển: Là kênh vận
chuyển có đòi hỏi năng lượng ATP. Trong
đó chất đồng vận chuyển mang hai phân
tử trong cùng một thời gian: một phân tử
được vận chuyển theo gradient nồng độ
giải phóng năng lượng, năng lượng này
được sử dụng để vận chuyển phân tử khác
ngược chiều gradient nồng độ. Trong đó,
có hai dạng đồng vận chuyển:
Symporter là chất vận chuyển hai phân tử
cùng hướng hoặc là cùng vào trong tế bào
hoặc cùng ra ngoài tế bào; Antiporter là Hình 3.32. Quá trình vận chuyển chất hữu cơ
dạng vận chuyển hai phân tử ngược chiều
nhau, một phân tử vào trong tế bào và phân tử khác ra khỏi tế bào.

161
Vận chuyển theo mô hình dòng khối:
Cơ chế của quá trình vận chuyển trong phloem ở thực vật hạt kín được giải thích theo
mô hình dòng khối, đề xuất đầu tiên bởi (Münch, 1930). Đây là mô hình được thừa nhận
rộng rãi nhất.
Theo thuyết dòng khối các chất tan được vận chuyển theo gradient áp suất thẩm thấu
giữa vùng source và sink. Quá trình vận chuyển này diễn ra theo cả hai cơ chế bị động và
chủ động. Ở vùng source lá cây, năng lượng cần thiết để vận chuyển sản phẩm quang hợp
từ tế bào sản xuất (tế bào thịt lá - mô giậu) vào tế bào bao quanh bó mạch, sau đó được đẩy
vào trong ống rây thông qua trung gian là tế bào kèm (Hình 3.32). Ở vùng sink năng lượng
cần để vận chuyển sản phẩm đồng hóa từ ống rây vào tế bào sink. Trong ống rây chất hữu
cơ được vận chuyển bị động theo cơ chế khuếch tán không cần sự tham gia của năng lượng
ATP (Hình 3.32).
Đường sau khi được vận chuyển vào trong ống rây làm tăng nồng độ chất tan dẫn
đến giảm thế năng nước ở ống rây. Sự chênh lệch thế năng nước này làm nước vận chuyển
từ mạch xylem vào ống rây theo cơ chế thẩm thẩm (Hình 3.32). Khi đó thế năng nước và
tăng sức trương trong ống rây tại vùng source được tăng lên, cao hơn so với vùng sink. Sự
chênh lệch thế nước này chính là động lực cho sự vận chuyển từ vùng source đến vùng
sink.
Tại vùng sink, do hoạt động trao đổi chất của tế bào diễn ra mạnh mẽ cho sự sinh
trưởng hoặc sự chuyển hóa đường thành tinh bột hay các chất dự trữ nên hàm lượng đường
của vùng sink luôn thấp hơn trong ống rây.
Nhưng nếu vùng sink là các tế bào dự trữ như củ cải đường hay mía, thì lượng đường
trong tế bào sink có thể cao hơn trong ống rây. Khi đó cần đến cơ chế bơm proton,
antiporter sử dụng năng lượng ATP để đẩy đường vào không bào của tế bào sink.
Sau khi đường rời khỏi ống rây tại vùng sink, làm tăng thế năng nước của ống rây,
nước vận chuyển từ ống rây sang mạch xylem (Hình 3.32). Sự vận chuyển nước ra khỏi
phloem ở vùng sink làm giảm thế năng thẩm thấu và sức trương trong phloem ở vùng sink.
Sự giảm này đã duy trì hướng vận chuyển từ vùng source đến vùng sink.

162
CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Quang hợp là gì? So sánh các hình thức quang hợp ở sinh vật? Giải thích tại sao
nói quang hợp quyết định hình thức tự dưỡng ở thực vật bậc cao?
2. Phân tích vai trò của quang hợp với bản thân cơ thể thực vật, với con người và các
sinh vật khác trên Trái đất?
3. Mô tả cấu tạo của lá và phân tích sự phù hợp giữ cấu tạo đó với chức năng quang
hợp?
4. Phân tích sự phù hợp của cấu tạo cơ quan quang hợp với chức năng mà nó đảm
nhiệm?
5. So sánh cấu tạo và chức năng của PSI và PSII?
6. Phân tích sự phù hợp trong cấu tạo của diệp lục với chức năng hấp thu năng lượng
ánh sáng?
7. Nêu cấu tạo, sự phân bố và chức năng của carotenoid trong bộ máy quang hợp?
8. Giải thích sự thay đổi của diệp lục và carotenoid để thích ứng với sự thay đổi của
cường độ ánh sáng mà cây nhận được?
9. Trong quang hợp oxy phân tử được hình thành từ đâu? Quá trình này diễn ra như
thế nào?
10. Trong phản ứng sáng của quang hợp diệp lục thực hiện chức năng của mình như
thế nào?
11. Sự chuyển hóa năng lượng quang năng thành năng lượng hóa năng trong quang
hợp được diễn ra ở đâu và như thế nào?
12. Mô tả quá trình vận chuyển điện tử trong quang hợp?
13. Tại sao quá trình tổng hợp ATP trong quang hợp lại được gọi là quá trình quang
phosphoril hóa?
14. Phản ứng tối và phản ứng sáng của quang hợp diễn ra ở hai địa điểm khác nhau,
chúng có mối liên hệ với nhau không? Hãy phân tích mối liên hệ đó nếu câu trả lời là có?
15. Có các con đường đồng hóa carbon nào diễn ra ở thực vật bậc cao? Phân tích sự
giống và khác nhau giữa các con đường đó?
16. Hãy giải thích tại sao quang hợp ở thực vật C4 lại có hiệu quả cao hơn thực vật
C3? Với những ưu thế của thực vật C4, con người có thể thực hiện việc biến đổi con đường
đồng hóa C3 thành C4 ở thực vật C3 được không? Hãy tìm minh họa để giải thích?
17. So sánh quang hợp của thực vật C3, C4 và CAM?

163
18. Phân tích ảnh hưởng của ánh sáng đến quá trình quang hợp? Điều gì sẽ xảy ra
nếu cây trồng nhận được ánh sáng quá cao? Liên hệ trong thực tiễn trồng trọt?
19. Phân tích ảnh hưởng của CO2 đến quang hợp? Hãy giải thích tại sao quang hợp bị
ức chế ở nồng độ CO2 cao?
20. Phân tích ảnh hưởng của nước đến quang hợp? Điều gì sẽ xảy ra nếu cây trồng bị
thiếu nước? Liên hệ trong thực tiễn trồng trọt?
21. Phân tích ảnh hưởng của nhiệt độ đến quang hợp?
22. Phân tích ảnh hưởng của chất khoáng đến quang hợp? Tại sao cần cung cấp đủ
các chất khoáng cho cây? Liên hệ trong thực tiễn trồng trọt?
23. Phân tích mối quan hệ giữa quang hợp với năng suất cây trồng?
24. Năng suất cây trồng là gì? Cần phải điều chỉnh quang hợp như thế nào để tăng
năng suất cây trồng?
25. Phân tích quan điểm hiện đại về điều chỉnh quang hợp để tăng năng suất cây
trồng?
26. Sản phẩm quang hợp được vận chuyển ở đâu trong cây? Quá trình vận chuyển
này diễn ra như thế nào?

164
Chương 4
HÔ HẤP Ở THỰC VẬT

4.1. Khái quát chung


4.1.1. Định nghĩa
Hô hấp là quá trình phân giải oxy hóa các chất hữu cơ với sự tham gia của oxy không
khí cho đến sản phẩm cuối cùng là CO2 và H2O, đồng thời giải phóng năng lượng cung cấp
cho tất cả các hoạt động sống của cây và tạo ra các sản phẩm trung gian cho các quá trình
sinh tổng hợp các chất khác nhau trong cây.
Như vậy, hô hấp không chỉ là quá trình phân giải thuần túy mà còn tham gia vào quá
trình tổng hợp ở nghĩa là cung cấp một số nguyên liệu cho một số công đoạn của quá trình
tổng hợp các chất khác. Ở đây muốn nói đến vai trò của các sản phẩm trung gian của quá
trình hô hấp.
Phương trình đơn giản của hô hấp được viết như sau:
C6H12O6 + 6O2 → 6CO2 + 6H2O - Q (kcal + to)
Tuy nhiên, hô hấp là một quá trình oxy hóa khử xảy ra rất phức tạp bao gồm hàng
loạt các phản ứng hóa sinh liên tục dưới sự xúc tác của một hệ thống enzyme đặc hiệu. Quá
trình này được chia thành hai giai đoạn:
Giai đoạn 1: Quá trình oxy hóa cơ chất hô hấp với sự tham gia của hệ thống enzyme
oxy hóa khử và sự tách điện tử và H+ ra khỏi cơ chất hô hấp để hình thành nên các chất
khử mạnh như NADH+H+, FADH2, NADPH+H+ và giải phóng CO2 vào không khí
Giai đoạn 2: Quá trình oxy hóa liên tục NADH, FADH2, NADPH với sự tham gia
của oxy không khí để giải phóng năng lượng tích lũy trong các liên kết cao năng của ATP
và hình thành nên H2O.
Theo đó phương trình tổng quát của hai giai đoạn được viết như sau:

C6H12O6 + 6H2O → 6CO2 + 12H+


12H+ + 6O2 → 12H2O – Q (kcal + to)
C6H12O6 + 6 O2 → 6CO2 + 6H2O - Q (kcal + to)

4.1.2. Vai trò của hô hấp đối với thực vật


Hô hấp cung cấp năng lượng cho hầu như tất cả các hoạt động của cây.
Quang hợp là quá trình tích lũy năng lượng ánh sáng mặt trời vào trong các chất hữu
cơ thì trong quá trình hô hấp năng lượng đó được giải phóng ra để cung cấp cho các hoạt

165
động sống của cây như các quá trình phân chia và sinh trưởng của tế bào, quá trình trao đổi
chất như vận chuyển vật chất ngược chiều gradient nồng độ, và đặc biệt giúp cây chống
chịu được với các điều kiện bất lợi của môi trường…
Như vậy, năng lượng được sinh ra từ quá trình hô hấp có nguồn gốc sâu xa từ năng
lượng ánh sáng mặt trời.
Trong cây chỉ trừ phần năng lượng dùng trong các phản ứng đồng hóa carbon trong
pha tối là lấy từ ánh sáng mặt trời thông qua các phản ứng sáng của quang hợp, còn lại
năng lượng cho tất các cả hoạt động sống khác đều lấy từ quá trình hô hấp.
Sản phẩm trung gian của hô hấp được dùng làm nguyên liệu tổng hợp các chất hữu
cơ khác nhau.
Một số sản phẩm trung gian của quá trình hô hấp, ví dụ như đường pentozo – P,
fructose – P, acetyl coenzym – A, các acid amin, các ketoacid… được dùng làm nguyên
liệu để tổng hợp các hợp chất hữu cơ khác nhau trong cơ thể như protein, lipid, acid
nucleic, glucid. Điều đó có nghĩa hô hấp không chỉ là quá trình phân giải đơn thuần mà nó
còn mang ý nghĩa tổng hợp vật chất hay nói cách khác hô hấp vừa là quá trình dị hóa vừa
mang đặc tính của quá trình đồng hóa.
Hô hấp có thể điểu chỉnh được để mang lại lợi ích cho con người
Trong sản xuất, việc hiểu biết về hô hấp giúp ta điều chỉnh hô hấp theo hướng có lợi
cho con người như tránh hô hấp yếm khí có hại cho cây, khống chế hô hấp trong việc bảo
quản nông sản phẩm để giảm thiểu sự hao hụt chất hữu cơ do hô hấp của nông sản phẩm.

4.1.3. Nguyên liệu


Điều kiện đầu tiên để cho hô hấp có thể xảy ra là trong mô thực vật phải có những
hợp chất hữu cơ làm nguyên liệu cho các phản ứng oxy hóa.
Glucose là nguyên liệu phổ biến nhất cho hô hấp, do vậy các mô tả về quá trình hô
hấp điển hình thường diễn tả quá trình phân giải glucose. Có thể nói đó là kiến thức kinh
điển qua các thời kỳ phát triển của khoa học sinh học.
Tuy nhiên, những hợp chất carbon khử có nguồn gốc từ quá trình phân giải tinh bột,
hay quang hợp như disaccharide sucrose, hexose phosphate và triose phosphates; các chất
đồng phân có chứa fructose như fructan, và các đường khác; hay như lipids (triacylglycerols
sơ cấp), các acid hữu cơ, và đôi khi cả protein cũng được tế bào sử dụng làm nguyên liệu
hô hấp.
Tóm lại, nguyên liệu hô hấp là các hợp chất hữu cơ khác nhau như glucose, các sản
phẩm của quá trình chuyển hóa tinh bột, lipid, acid hữu cơ, protein, tuy nhiên phổ biến
nhất là glucose.

166
4.2. Bộ máy hô hấp
4.2.1. Cấu tạo của ty thể
Khác với quang hợp, trong cơ thể thực vật không có cơ quan hô hấp chuyên biệt.
Quá trình hô hấp được thực hiện trong một bào quan nằm trong tế bào chất đó là ty thể. Vì
thế, ty thể được coi như là trung tâm sản sinh ra năng lượng của tế bào hay còn gọi là nhà
máy điện của tế bào (cell powerhouse). Trong cấu tạo ty thể có rất nhiều đặc điểm để phù
hợp với chức năng hô hấp của tế bào.
Trong tế bào thực vật ty thể có dạng hình cầu, dạng que hay dạng sợi dài: đường kính
0,5-1 μm, chiều dài 1-5 μm.
Số lượng ty thể trong một tế bào phụ thuộc vào hoạt động trao đổi chất của mô bào
đó. Cơ quan nào có hoạt động trao đổi chất mạnh thì số lượng ty thể nhiều và ngược lại.
Thành phần chủ yếu của ty thể là protein chiếm 70% khối lượng khô, được chia làm
hai loại là protein hòa tan như các protein enzyme và protein không hòa tan như các
protein tham gia cấu tạo nên các phức hợp chức năng định vị trên màng trong của ty thế.
Ngoài ra trong ty thể còn có lipid chiếm khoảng 27% chủ yếu là phospholipid, còn lại là
ADN và ARN riêng của ty thể.
Ty thể được cấu tạo bởi ba phần: màng ngoài bao bọc; màng trong ty thể và khoang
ty thể (Hình 4.1).

Hình 4.1. Cấu trúc ty thể, hình mô


phỏng ty thể (a), hình ảnh hiển vi
điện tử (b); cấu trúc màng trong
ty thể (c)

167
Màng ngoài
Màng ngoài có cấu trúc của màng cơ bản (màng sinh học), được cấu tạo từ hai lớp kép
lipid tương tự như màng sinh chất hay màng ngoài lục lạp; nó có bề dày khoảng 5 – 7nm.
Về chức năng, màng ngoài có nhiệm vụ bao bọc, bảo vệ và quyết định tính thấm đối
với các chất đi ra và đi vào ty thể.
Màng trong
Màng trong (Hình 4.1c) của ty thể gồm một hệ thống màng ăn sâu vào không gian
bên trong ty thể tạo thành những nếp gấp như những răng lược. Đặc điểm này làm gia tăng
đáng kể diện tích bề mặt của màng trong tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình vận chuyển
điện tử và phosphoril hóa oxy hóa diễn ra trên đó. Trên bề mặt màng trong có rất nhiều hạt
hình cầu có chân gọi là các thể hình nấm (oxisome/hạt). Mỗi oxisome có cấu tạo gồm 3
phần, đầu, thân và chân. Trong đó phần đầu có hình tròn giống như mũ nấm, bên trong
chứa các enzyme cho quá trình tổng hợp ATP.
Về chức năng màng trong ty thể chứa nhiều enzyme tham gia vào chuỗi chuyển vận
electron và phosphoryl hóa.
Cơ chất ty thể
Màng trong bao quanh một khối chất nền cơ bản được gọi là cơ chất ty thể
(Hình 4.1a,b).
Cơ chất ty thể có thành phần hóa học chủ yếu là protein chiếm 50%, phần lớn trong
số đó là các enzyme của chu trình Krebs và các enzyme khác (xem trong phần cơ chế hô
hấp); chiếm một tỷ lệ nhất định lipid và các nguyên tố khoáng. Ngoài ra chất nền còn chứa
các phân tử ADN dạng vòng và ARN, ribosom cho quá trình tổng hợp một số protein của
riêng ty thể.
Cơ chất ty thể là nơi diễn ra các phản ứng oxy hóa chất hữu cơ của chu trình Krebs.
Khoang ty thể
Ty thể có hai khoảng trống là bên ngoài và bên trong, trong đó khoảng trống bên
ngoài ngăn cách giữa màng trong và màng ngoài; còn khoảng trống bên trong được hình
thành do hai lớp màng trong gấp nếp lại tạo thành, hay đó chính là khoảng trống bên trong
của răng lược (Hình 4.1c).
Vai trò của các khoang ty thể là tham gia vào quá trình tổng hợp ATP thông qua việc
điều chỉnh điện tử H+ trong khoang.

4.2.2. Chức năng của ty thể


Thực hiện oxy hóa các chất hữu cơ để giải phóng năng lượng tích lũy trong các phân
tử ATP.

168
Ty thể cung cấp các hợp chất trung gian để thực hiện quá trình sinh tổng hợp một số
hợp chất quan trọng cho cây như chlorophyll, cytochrome, pyrimidine, steroid, alkaloid...
Chất nền ty thể có chứa các enzyme cho sinh tổng hợp chất béo.
Ty thể là nơi tổng hợp một số amino acid. Đầu tiên là acid glutamic và acid aspartic.
Những hợp chất này được tổng hợp từ acid α-ketoglutaric và oxaloacetic tương ứng. Các
amino acid khác được tổng hợp bằng phương pháp chuyển hóa hoặc chuyển vị amin (nhóm
–NH2) từ acid glutamic và acid aspartic.
Ty thể là nơi dự trữ và giải phóng Ca2+ khi tế bào cần.
Ngoài ra, do trong ty thể có chứa riboxom, ADN và ARN riêng của mình nên có khả
năng tổng hợp một số protein riêng và thực hiện chức năng di truyền ngoài nhân một số
tính trạng được qui định bởi protein ty thể.

4.3. Cơ chế hô hấp


Hô hấp ở thực vật có hai hình thức, hô hấp hiếu khí và hô hấp yếm khí. Với sự tham
gia bắt buộc của oxy không khí, nguyên liệu hô hấp được oxy hóa tới sản phẩm cuối cùng
là CO2 và H2O và giải phóng năng lượng, được gọi là quá trình hô hấp hiếu khí.
Ngoài ra, khi cây rơi vào điều kiện không có oxy, thì hô hấp hiếu khí chuyển sang
hình thức hô hấp yếm khí, hay còn gọi là quá trình lên men. Trong hai hình thức này hô
hấp hiếu khí xảy ra ở tất cả thực vật trên Trái đất. Trong khi lên men chỉ là hình thức hô
hấp tạm thời khi môi trường không có oxy.
Nhìn chung hô hấp là quá trình rất phức tạp gồm rất nhiều các phản ứng sinh hóa
khác nhau với sự tham gia của một số lượng lớn các enzyme đặc biệt là ở hình thức hô hấp
hiếu khí.

4.3.1. Hô hấp hiếu khí


Hô hấp hiếu khí là hình thức hô hấp chủ yếu đảm bảo được nguồn năng lượng cho
các hoạt động sống của tế bào. Hình thức này xảy ra ở tất cả các tế bào trong cơ thể thực
vật trong điều kiện có O2. Quá trình này được chia làm ba giai đoạn: đường phân, chu trình
Krebs; quá trình vận chuyển điện tử và phosphoril hóa hô hấp, được tóm tắt trong Hình 4.2.
Trong đó, đường phân là quá trình phân giải yếm khí đường glucose thành pyruvate
và giải phóng 2 ATP, 2 NADH, quá trình này diễn ra trong tế bào chất. Chu trình Krebs
tiếp tục oxy hóa hoàn toàn pyruvate thành sản phẩm cuối cùng là CO2 và H2O, giải phóng
2 ATP, 6 NADH và 2 FADH2 và điện tử, quá trình này diễn ra trong cơ chất ty thể. Vận
chuyển điện tử và phosphoril hóa thực chất là hai quá trình riêng biệt nhưng có sự kết hợp
chặt chẽ với nhau trên màng trong ty thể để tạo ra sản phẩm là 32-34 ATP. Chi tiết các giai
đoạn này được trình bày ngay sau đây.

169
Hình 4.2. Sơ đồ tóm tắt quá trình hô hấp hiếu khí

4.3.1.1. Quá trình đường phân


a) Diễn biến
Diễn ra trong tế bào chất, dưới sự xúc tác của một loạt các enzyme oxy hóa khử khác
nhau, phân tử đường glucose được phân giải thành acid pyruvic. Quá trình này không đòi
hỏi sự tham gia của oxy nên còn được gọi là giai đoạn yếm khí của quá trình hô hấp hiếu
khí. Đường phân là giai đoạn chung cho cả quá trình hô hấp hiếu khí và yếm khí.
Phương trình tổng quát của quá trình đường phân như sau:
C H O + 2ADP + 2NAD + 2H PO → 2C H O + 2NADH + 2ATP
6 12 6 3 4 3 4 3 2

Thực chất đường phân là một quá trình sinh lý rất phức, gồm ít nhất 11 phản ứng,
được chia thành ba giai đoạn nhỏ là hoạt hóa đường, phân giải đường và hình thành ATP
và NADH (Hình 4.3).
Hoạt hóa đường
Ở giai đoạn đầu tiên này, phân tử đường được hoạt hóa nhờ ATP để thành đường
hexozophosphate. Giai đoạn này cần 2 phân tử ATP để biến đổi glucose thành fructozo-
1,6-diphosphate qua trong gian fructozo-6-diphosphate.
Phân giải đường
Sau khi hình thành, 2 phân tử fructozo - 1,6 - diphosphate bị phân giải thành 2
triozophosphate là 3- phosphoglyceral aldehyde và dihydroxy aceton phosphate. Trong đó

170
hai đường ba carbon này có thể chuyển hóa lẫn nhau. Dihydroxy aceton phosphate sau đó

Hình 4.3. Quá trình đường phân


Trong hình mol – molecule: Phân tử

171
được chuyển thành 3- phosphoglyceral aldehyde.
Giai đoạn hình thành ATP và NADH
Đây là giai đoạn oxy hóa liên tục 3- phosphoglyceral aldehyde với sự tham gia của
NAD để hình thành nên acid pyruvic đồng thời giải phóng ATP tự do và NADH.
Giai đoạn hình thành ATP và NADH
Đây là giai đoạn oxy hóa liên tục 3- phosphoglyceral aldehyde với sự tham gia của
NAD để hình thành nên acid pyruvic đồng thời giải phóng ATP tự do và NADH.
b) Kết quả
Oxy hóa một 1 phân tử glucose bằng con đường đường phân tạo ra 2 phân tử
pyruvate, 2ATP tự do và 2NADH2, mà 1NADH2 sau quá trình phosphoril hóa có mức năng
lượng tương đương 3ATP. Như vậy, giai đoạn đường phân ngoài 2 phân tử acid pyruvic thì
còn tạo ra năng lượng tương đương 8ATP.
Trong điều kiện có oxy, pyruvate sau khi tạo thành rời khỏi tế bào chất, di chuyển
đến ty thể để thực hiện quá trình phân giải tiếp theo trong chu trình Krebs.
Còn nếu không có oxy thì pyruvate sẽ ở lại tế bào chất và bị biến đổi trong quá trình
lên men yếm khí.

4.3.1.2. Chu trình Krebs


a) Diễn biến
Pyruvate sau khi đi qua hai lớp màng của ty thể sẽ được di chuyển vào trong cơ chất.
Tại đây, nó bị oxy hóa triệt để với sự xúc tác của một hệ thống các enzyme đặc hiệu để giải
phóng CO2 và H2O; đồng thời tạo ra các chất khử có mức năng lượng cao như NADH2,
FADH2 và giải phóng ATP tự do.
Phương trình tổng quát của chu trình Krebs như sau:
2 C3H4O3 + 6 H2O → 6 CO2 + 2 ATP + 10 [H2]

Trong quá trình trên, pyruvate trước khi tham gia vào chu trình Krebs, được
decarboxy hóa bởi enzyme pyruvate dehydrogenase, tạo ra sản phẩm là NADH (từ NAD+),
CO2, và acetic acid ở dạng acetyl-CoA (Hình 4.4).
Enzyme pyruvate dehydrogenase tồn tại ở dạng phức gồm một vài enzyme có khả
năng phân giải toàn bộ 3 bước của quá trình oxy hóa, ba bước đó là decarboxylation,
oxidation, và kết hợp với CoA.
Phản ứng tiếp theo là tổng hợp hợp chất 6C citrate (acid citric) nhờ sự kết hợp của
acetyl coenzyme A với hợp chất 4C là oxaloaxetic acid, mở đầu cho chu trình Krebs. Do
hợp chất đầu tiên của chu trình là acid citric, nên người ta còn gọi là chu trình citric. Sau
đó citrate sẽ tiếp tục được biến đổi liên tục qua các acid: aconitate, izocitrate,

172
oxalosuccinate, α-xetoglutarate, succinyl coA, succinate, fumartate, malate và cuối cùng
quay trở lại oxaloaxetate acid để khép kín chu trình. Các phản ứng của quá trình này và các
enzyme xúc tác được tóm tắt trong Hình 4.4 dưới đây.
Quan sát chu trình Krebs trong Hình 4.4 cho thấy các acid trong chu trình hầu hết
đều có 3 nhóm – COOH nên chu trình này có thể gọi là chu trình tricarboxylic acid (chu
trình TCA – Tricarboxylic acid).

Hình 4.4. Chu trình Krebs (chu trình citric acid - citric acid cycle)
b) Kết quả
Sau khi oxy hóa hoàn toàn 2 phân tử pyruvate, chu trình Krebs tạo ra 3 phân tử CO 2,
2 ATP tự do, 10 cặp H+ (8NADH2 và 2FADH2), các điện tử H+ này sẽ được chuyển tới O2
không khí, qua quá trình vận chuyển điện tử, năng lượng giải phóng ra được tích lũy trong
các phân tử ATP qua quá trình phosphoril hóa ở mức coenzyme (xem phần sau). Kết quả
cuối cùng về năng lượng sau khi 2 phân tử pyruvate trải qua chu trình Krebs là 30ATP.
c) Ý nghĩa
Là chu trình cơ bản nhất cho tất cả thế giới sinh vật, bởi vì nó tạo ra một lượng năng
lượng rất lớn 30 ATP sau khi oxy hóa hoàn toàn 2 phân tử pyruvate từ quá trình đường
phân. Đây là nguồn năng lượng chủ yếu cung cấp cho các hoạt động sống của cây.
Chu trình Krebs tạo ra rất nhiều các sản phẩm trung gian mà chúng là nguyên liệu để

173
tổng hợp nên các chất hữu cơ khác. Ví dụ, như các xetoacid được dùng để tổng hợp acid
amin, sau đó sẽ tổng hợp nên protein; Axetin – CoA đóng vai trò trung tâm trong trao đổi
lipid, các steroid, terpenoid, isoprinoite, phytochrom, gibberillin (GA3), abscisic acid
(ABA) hay tổng hợp nên chlorophyll, acid nucleic...
Ngoài ra, khả năng chịu phân đạm, chịu nóng của cây liên quan đến chu trình Krebs
nhờ sự tham gia của một số hợp chất trung gian như pyruvate, fumarate, malate,
oxaloacetate, succinate... trong quá trình đồng hóa amon, giúp cây giải độc amon khi hàm
lượng NH3 trong cây tăng lên do bón dư thừa nitơ hoặc sự phân giải các hợp chất chứa nitơ
bởi nhiệt độ cao khi cây gặp nóng.

4.3.1.3. Chu trình pentose phosphate


a) Diễn biến
Song song với con đường đường phân và chu trình Krebs của quá trình hô hấp hiếu
khí trình bày trên đây, trong tế bào còn một con đường hô hấp hiếu khí khác nữa là chu
trình pentose phosphate. Đây là quá trình phân giải triệt để glucoze không qua giai đoạn
đường phân mà oxy hóa trực tiếp đường glucose-6-phosphate một sản phẩm của quá trình
phosphatase đường glucose (Hình 4.5).
Hai phản ứng đầu tiên của chu trình là oxy hóa chuyển hóa hợp chất đường 6C,
glucose-6phosphate thành đường 5C ribulose-5-phosphate, giải phóng 1 CO2. Tiếp đó
ribulose-5-phosphate được biến đổi thành hai sản phẩm trung gian với quá trình đường
phân glyceraldehyde-3-phosphate và fructose-6 phosphate. Bởi vì đường 6C glucose-6-
phosphate có thể được tái sinh từ glyceraldehyde-3-phosphate và cả fructose-6 phosphate
nhờ các enzyme của quá trình đường phân (Hình 4.2), và đường phân được ưu tiên trước
sau đó mới đến chu trình pentose phosphate, nên 6 lần quay vòng của chu trình được tóm
tắt bằng phương trình sau:
6glucose-6-P + 12NADP+ + 7H2O → 5glucose-6-P + 6CO2 + Pi + 12NADPH + 12H+
Trong đó, 6 phân tử glucose-6-phosphate trải qua chu trình pentose phosphate thì
được tái tạo được 5 phân tử, và chỉ 1 phân tử bị oxy hóa để tạo ra 12 phân tử NADPH.

174
Hình 4.5. Chu trình pentose phosphate (Taiz và Zeiger, 2010)
Nếu chu trình Krebs dùng enzyme khử là NAD+, thì ở chu trình pentose phosphate
dùng NADP (Nicotinamid adenin dinucleotid phosphate). Theo đó, sản phẩm trọng nhất
của chu trình là NADPH2 và kèm theo giải phóng CO2.
Đây cũng là chu trình hô hấp hiếu khí xảy ra khi có đủ O2 vì các phân tử NADPH2
cần được oxy hóa bởi oxy không khí để tạo thành năng lượng ATP.
Do có sử dụng chung các enzyme của quá trình đường phân nên chu trình này chỉ
xảy ra khi các enzyme của đường phân có hoạt tính mạnh, trong mối quan hệ này đường
phân vẫn được ưu tiên hơn.
Khi oxy hóa hết 1 phân tử glucose qua chu trình pentose phosphate này tạo ra 12
NADPH2.
b) Ý nghĩa của chu trình

175
Chu trình này sẽ tạo ra một nguồn năng lượng lớn chứa đựng trong 12 phân tử
NADPH2 cung cấp cho các hoạt động sống của cây.
Ở những bào quan không có diệp lục như hạt tinh bột, hoặc trong lục lạp khi không
có ánh sáng, chu trình pentose phosphate có thể cung cấp NADPH cho các phản ứng sinh
tổng hợp như sinh tổng hợp lipid, đồng hóa nitơ (Taiz và Zeiger, 2010).
Chu trình tạo ra một số sản phẩm trung gian mà quan trọng nhất là đường 5C
(pentose phosphate), là xuất phát điểm để tổng hợp nên nhiều hợp chất rất quan trọng trong
cây như nucleic acid (ADN và ARN), các hormone sinh trưởng như auxin, cytokinin, các
hợp chất phenol như acid amino thơm, lignin, flavonoids, và phytoalexins...

4.3.1.4. Chu trình glyoxylic


Chu trình glyoxylic là một dạng biến thể của chu trình Krebs, trong đó thực hiện
chuyển đổi hợp chất 2C acetyl-CoA kết hợp với oxaloacetate thành succinate. Sau đó, một
mặt succinate được biến đổi qua một loạt các phản ứng sinh hóa, với sự xúc tác của rất
nhiều các enzyme khác nhau để tái sinh oxaloacetate khép kín chu trình (Hình 4.6). Quá
trình này diễn ra trong glyoxysom.

Hình 4.6. Chu trình Glioxylic (Taiz và Zeiger, 2010)


cytosol: tế bào chất; mitochondrion: ty thể; gyloxylate cycle: chu trình glyoxylate.
Mặt khác succinate được vận chuyển từ glyoxysom đến ty thể để thực hiện chuyển

176
hóa thành malate (Hình 4.6). Tiếp đó malate rời ty thể ra ngoài tế bào chất để tổng hợp
nên glucose bởi một loạt các enzyme khác nhau. Chi tiết quá trình này được thể hiện (trong
Hình 4.6).
Chu trình glioxylic thực hiện sự biến đổi lipid thành carbohydrate (glucose), không
tạo ra nhiều năng lượng như chu trình Krebs sau đó, carbohydrate (glucose) tiếp tục được
biến đổi qua quá trình đường phân và chu trình Krebs để tạo đủ năng lượng cho tế bào.
Không phải tất cả các thực vật đều chuyển hóa lipid thành đường như chu trình
glioxylic. Thực tế, chu trình này được phát hiện ở vi khuẩn, nấm mốc và một số thực vật,
đặc biệt là quá trình nảy mầm của những hạt chứa nhiều dầu như đậu. Trong quá trình nảy
mầm của những hạt cây có dầu do kết quả của sự phân giải các acid béo sẽ tạo nên lượng
lớn acetic acid (axetyl-CoA). Acid này sẽ tham gia vào chu trình glioxylic acid để tạo
thành glucose, dạng đường khử được chuyển hóa từ hạt (lá mầm) lên các mô của cây mầm.
Ý nghĩa của chu trình glioxylic.
Glioxylic là chu trình có ý nghĩa quan trọng trong quá trình nảy mầm của các hạt
thực vật mà chất dự trữ là lipid. Nhờ chu trình này thực hiện chuyển hóa lipid thành
glucose, sau đó glucose được biến đổi bởi chu trình Krebs để tạo ra năng lượng cho các
hoạt động trao đổi chất của hạt mầm.
Các sản phẩm trung gian của chu trình có thể tham gia vào quá trình chuyển hóa
carbohydrate, tổng hợp acid nucleic...

4.3.2. Hô hấp yếm khí


Khi lượng O2 trong môi trường quanh tế bào thực vật giảm dưới 5%, thì hô hấp sẽ
chuyển sang hô hấp yếm khí. Ở con đường này, chất hữu cơ không được oxy hóa triệt để
mà cắt thành các chất có mạch carbon ngắn hơn như rượu etylic (ethanol), acid lactic... Hô
hấp yếm khí ở thực vật phổ biến nhất là hai hình thức lên men rượu và lên men lactic.
Quá trình hô hấp yếm khí được chia thành hai giai đoạn kế tiếp nhau: đường phân và
lên men.
Quá trình đường phân trong hô hấp yếm khí xảy ra tương tự như đường phân trong
hô hấp hiếu khí được mô tả ở trên (Mục 4.3.1.1). Bản chất của quá trình đường phân là
phân giải yếm khí đường glucose thành pyruvate (Hình 4.3). Sau đó, pyruvate được biến
đổi tiếp theo hai con đường hoặc là lên men rượu hoặc là lên men lactic.

4.3.2.1. Lên men rượu


Đây là quá trình lên men chủ yếu thực vật, xảy ra ở mầm đậu Hà lan, lúa, đại mạch
vào những ngày đầu sau khi nảy mầm,... Cũng có thể xảy ra trong mô thực vật được cung
cấp O2 bình thường gọi là lên men hiếu khí như mô mọng nước của táo, cam, quýt…
Trong quá trình lên men rượu, pyruvate biến đổi yếm khí thành rượu ethanol qua

177
trung gian là acetaldehyde (Hình 4.7). Quá trình này cần sử dụng 2NADH, được lấy từ quá
trình đường phân.
Như vậy, kết quả, từ một phân tử glucose qua quá trình lên men rượu chỉ tạo ra
2ATP và 2 phân tử ethanol (Hình 4.7).

Hình 4.7. Lên men rượu

4.3.2.2. Lên men lactic


Quá trình lên men lactic (lactate) cũng có thể xảy khi bảo quản khoai tây trong điều
kiện khí nitơ. Trong quá trình này pyruvate được biến đổi trực tiếp thành lactate (Hình
4.8). Sự biến đổi này làm tiêu tốn 2 NADH của quá trình đường phân. Kết quả là từ 1 phân
tử glucose qua lên men lactic chỉ tạo được 2 ATP và 2 phân tử lactate.

Hình 4.8. Quá trình lên men lactate

178
4.3.2.3.Ý nghĩa của quá trình hô hấp yếm khí
Quá trình lên men cho hiệu quả năng lượng rất thấp, khi lên men yếm khí 1 phân tử
glucose, chỉ tạo ra được 2 ATP ở cả hai hình thức lên men rượu và lactate. Hơn nữa các
sản phẩm lên men là rượu ethanol và lactate nếu được tích lũy trong tế bào có thể gây độc
cho cây. Ngoài ra nếu tế bào chỉ có thể thực hiện được hình thức này sẽ làm thiếu các sản
phẩm trung gian vốn là một sản phẩm khá quan trọng của chu trình Krebs, cho quá trình
tổng hợp các hợp chất quan trọng khác như carbohydrate, lipid, ADN, ARN, chất điều tiết
sinh trưởng, diệp lục, đồng hóa nitơ...
Vì vậy, trong thực tiễn trồng trọt cần hạn chế để cây xảy ra hô hấp yếm khí, bằng
cách chú ý các biện pháp cung cấp đủ O2 cho cây như làm cỏ sục bùn, xới xáo cho đất tơi
xốp, tháo nước, phá váng sau khi mưa tránh xảy ra tác hại của ngập úng.
Tuy nhiên, đây lại là quá trình bắt buộc, một phản ứng thích nghi của cây trong điều
kiện yếm khí tạm thời. Khi đó, cây rất cần năng lượng cho các phản ứng sinh hóa, phân tử
để chống chịu, nhưng hô hấp hiếu khí không thể diễn ra, nên thay vì tế bào không có một
ATP nào thì 2 phân tử ATP từ quá trình lên men 1 phân tử glucose cũng ít nhiều có ý nghĩa.

4.3.3. Sự vận chuyển điện tử và phosphoril hóa trong hô hấp


Trong quá trình phân giải chất hữu cơ trình bày bên trên (giai đoạn 1), sản phẩm tạo
ra lúc này (ngoài CO2 thải ra ngoài không khí, các hợp chất trung gian, H2O2) gồm hai loại
là ATP tự do, và các hợp chất khử cao năng NADH2, FADH2 và có thể NADPH2 (trong
chu trình pentose phosphate). Các điện tử H+ trong các hợp chất khử cao năng sẽ được vận
chuyển qua các chất vận chuyển điện tử trung gian để cuối cùng đến O2 không khí và tạo
thành H2O. Sự chênh lệch năng lượng giữa các thế năng oxy hóa khử liên tiếp sẽ được tích
lũy trong ADP+ để hình thành ATP trong quá trình phosphoril hóa oxy hóa. Cả hai quá
trình này đều diễn ra trên màng trong của ty thể.

4.3.3.1. Sự vận chuyển điện tử


Chuỗi vận chuyển điện tử phân giải dòng điện tử từ NADH2 và FADH2 đến O2, chất
nhận điện tử cuối cùng của quá trình hô hấp, tạo thành H2O thải ra ngoài. Toàn bộ quá
trình oxy hóa NADH được tóm tắt thành phương trình sau:
NADH + H+ + 1⁄2 O2 → NAD+ + H2O
Thế năng khử của cặp NADH/NAD+ (-320 mV) và của cặp H2O/1/2O2 (+810 mV),
theo tính toán lượng năng lượng tự do giải phóng ra đạt khoảng 220 kJ mol–1 (52 kcal mol–1)
cho mỗi cặp điện tử 2H+.
Bởi vì thế năng oxy hóa khử của cặp succinate/fumarate cao hơn (+30 mV), chỉ
152 kJ mol–1 (36 kcal mol–1) của năng lượng tự do được giải phóng cho mỗi cặp điệp tử
(2H+) sinh ra trong quá trình oxy hóa succinate. Vai trò của chuỗi vận chuyển điện tử là

179
thực hiện oxy hóa NADH (và FADH2) và trong quá trình này sử dụng một chút năng lượng
tự do được giải phóng tạo thành grandient proton điện hóa, ∆H+ xuyên màng trong ty thể.
Chuỗi vận chuyển điện tử trong hô hấp ở thực vật cũng tương tự các dạng sống khác,
bao gồm các chất truyền điện tử trung gian, được sắp xếp thành 4 phức hợp đa protein, ký
hiệu là I, II, III, IV. Các chất vận chuyển điện tử trong 4 phức này được sắp xếp một cách
rất trật tự theo thứ tự như mô tả dưới đây, tạo thành một chuỗi vận chuyển điện tử nằm ở
phần đầu của oxisom trên lớp màng trong ty thể (Hình 4.1c).
Quá trình vận chuyển điện tử diễn ra như sau (Hình 4.9):
Phức hệ I: Điện tử từ NADH được chuyển tới tới Ubiquinone (UQ) còn gọi là phức
hệ NADH dehydrogenase. Chất mang điện tử trong phức hệ I bao gồm FMN (Flavin
mononucleotide), tương tự FAD về mặt hóa học và một vài trung tâm Fe-S.
Ubiquinone (UQ): Là chất mang proton và điện tử nhỏ có thể hòa tan trong lipid. Nó
không kết hợp với protein như các phức hợp khác và nó có thể khuếch tán trong nhân kỵ
nước của lớp màng kép của màng trong ty thể.

Hình 4.9. Chuỗi vận chuyển điện tử trong hô hấp


Phức hệ II (succinate dehydrogenase): Thực hiện oxy hóa succinate nên còn được
gọi là succinate dehydrogenase, đương lượng khử của phản ứng này được chuyển qua FAD
và nhóm protein Fe-S để đến bể ubiquinone (UQ). Phức hợp này không bơm proton.
Phức hệ III: Phức oxy hóa này khử ubiquinone (ubiquinol) và chuyển điện tử qua
trung tâm Fe-S, hai loại cytochrome (b565 và b560), và cytochrome c1 liên kết trên màng
đến cytochrome c. 4 proton/2H+ được bơm bởi phức hợp III.
Cytochrome c là một protein nhỏ gắn lỏng lẻo trên bề mặt màng trong và làm việc
như là một chất mang di động chuyển điện tử giữa hai phức hợp III và IV (Hình 4.9).

180
Phức hợp IV (cytochrome c oxidase): Phức hợp này chứa 2 trung tâm hình chóp (Cu A
và CuB) và cytochrome a và a3. Phức hợp IV là oxidase cuối cùng và thực hiện khử 4
electron của O2 thành H2O. Hai proton được bơm cho mỗi cặp điện tử được khử (Hình 4.9).
Cả về mặt cấu trúc và chức năng, ubiquinone và phức hợp cytochrome bc1 rất giống
với phức hợp cytochrome b6f trong chuỗi vận chuyển điện tử quang hợp (Chương 3).

4.3.3.2. Sự hình thành năng lượng trong hô hấp của thực vật
ATP là một hợp chất rất quan trọng, có khả năng tích lũy lượng lớn năng lượng giải
phóng trong quá trình oxy hóa. Trong hô hấp sự oxy hóa các hợp chất hữu cơ có liên kết
với quá trình phosphoril hóa của ADP, với sự tham gia của gốc phosphate vô cơ Pi để hình
thành ATP. Sự hình thành ATP do sự tích lũy năng lượng giải phóng từ quá trình oxy hóa
các hợp chất hữu cơ nên gọi là quá trình phophorin hóa oxy hóa và đó là quá trình hình
thành năng lượng trong hô hấp.
a) Phosphoryl hóa ở mức nguyên liệu
Phosphoryl hóa ở mức nguyên liệu là quá trình phosphoril hóa oxy hóa được thực
hiện nhờ sự oxy hóa trực tiếp chất hữu cơ nguyên liệu của hô hấp. Quá trình này được xảy
ra ở 2 phản ứng, phản ứng đầu tiên trong quá trình đường phân, phản ứng thứ hai trong chu
trình Krebs, phương trình phản ứng như sau:
G3P + Pi + ADP + NAAD + H2O → 3-PGA + ATP + NADH2
Acetyl CoA
Acid α- xetoglutaric + NAD + ADP + Pi → A.succinic + ATP + NADH2 + CO2
Quá trình phosphoril này chỉ tích lũy lượng nhỏ (<10%) trong toàn bộ năng lượng hô
hấp của tế bào sống.
b) Phosphoryl hóa ở mức độ enzyme
Phosphoryl hóa ở mức độ enzyme (phosphoril hóa oxy hóa) là quá trình phosphoril
hóa xảy ra trong quá trình vận chuyển điện tử từ NADH2 và FADH2 là các hợp chất khử
mạnh được hình thành trong quá trình đường phân và chu trình Krebs đến O2 không khí để
tạo thành H2O và giải phóng năng lượng, năng lượng đó được dùng để tổng hợp ATP.
Trong quá trình vận chuyển điện tử (Hình 4.9), khi điện tử đi qua các chất vận
chuyển điện tử trung gian có thế oxy hóa khử khác nhau thì năng lượng được giải phóng
ra. Năng lượng đó được liên kết vào các liên kết cao năng phosphate của phân tử ATP
thông qua quá trình tổng hợp ATP nhờ phức hợp ATP synthase trên màng trong ty thể.
Quá trình đó gọi là quá trình phosphoryl hóa oxy hóa.
Tuy nhiên, trong quá trình vận chuyển điện tử không phải tất cả các chặng mà điện tử
đi qua, năng lượng giải phóng ra đều được tổng hợp nên ATP. Người ta nhận thấy rằng khi
sự chênh lệch thế oxy hóa khử giữa hai thành viên kế tiếp nhau của chuỗi vận chuyển điện
tử phải trên 0.15 V thì năng lượng tỏa ra mới đủ để tổng hợp 1 ATP.

181
Trong chuỗi vận chuyển điện tử có 3 vị trí đạt được điều kiện đó là:
NAD → FMN (hoặc FAD)
Xyt b → Xyt c
Xyt a → O2
Về lý thuyết mức năng lượng được hình thành từ các hợp chất khử này đã được chỉ
ra như sau:
1 NADH -> 3 ATP
1 FADH2 -> 2 ATP
Quá trình phosphoril hóa được thực hiện bởi phức hợp enzyme FoF1-ATP synthase
(còn được gọi là phức hợp V), gồm hai
thành phần F1 và Fo (Hình 4.10). F1 là
phức hợp protein ngoài màng nằm ở mặt
trong cơ chất của màng ty thể, được cấu
tạo từ ít nhất 5 tiểu phần khác nhau và có
chứa trung tâm hoạt động làm nhiệm vụ
chuyển hóa ADP và Pi thành ATP. Fo là
phức hợp protein trong màng gồm ít nhất
3 chuỗi polypeptide khác nhau, tạo thành
kênh proton xuyên qua màng trong ty thể.
Sự di chuyển của ion H+ qua kênh này
gắn liền với quá trình xúc tác của phần
F1 để tổng hợp ATP, để tổng hợp 1 ATP
cần 3 ion H+ xuyên qua Fo. Cấu tạo và
chức năng của phức FoF1-ATP synthase
tương tự như phức hợp enzyme CFo-CF1
Hình 4.10. Cấu trúc ATP synthase ty thể
ATP synthase trong phosphosin hóa
quang hợp. Do màng ty thể không thấm với ion H+ nên tế bào cần bơm proton từ khoảng
trống giữa hai lớp màng xuyên qua Fo để vào trong cơ chất ty thể tạo nên gradient điện hóa
trên màng trong ty thể (Hình 4.10). Gradient H+ này cũng có vai trò trong sự vận chuyển
các hợp chất hữu cơ của chu trình Krebs, Pi… vào và ra khỏi ty thể cho quá trình tổng hợp
ATP diễn ra. Cơ chế tổng hợp ATP này gọi là cơ chế hóa thẩm, tương tự như ở quá trình
quang hợp.
Số lượng ATP được tổng hợp phụ thuộc vào bản chất của chất cho điện tử. Thí
nghiệm với ty thể tách rời trong ống nghiệm cho thấy số lượng ATP được tổng hợp trong
mỗi lần vận chuyển 1 cặp điện tử đến O2 không khí là 2.4 - 2.7 (Taiz và Zeiger, 2010).

182
Để tổng hợp 1 phân tử ATP thì tế bào cần 4 H+ trong đó 3 H+ được dùng để điều
khiển phức FoF1 ATP synthase và 1 H+ dùng để vận chuyển ADP và Pi từ khoảng trống
giữa hai màng vào trong cơ chất ty thể do sự vận chuyển này là ngược chiều gradient áp suất.
Bảng 4.1. Tổng kết năng lượng được hình thành trong hô hấp hiếu khí

Phosphoryl hóa ở Phosphoryl hóa Tổng số


Quá trình
mức cơ chất oxy hóa ATP

Glycolysis 2 ATP 2 NADH = 6 ATP 8

Co A 2 NADH = 6 ATP 6

6 NADH = 18 ATP
Chu trình Kreps 2ATP 24
2 FADH2 = 4 ATP

Tổng số 4 ATP 34 ATP 38

Theo lý thuyết thống kê trong Hình 4.2 và Bảng 4.1, khi oxy hóa hoàn toàn 1 phân tử
glucose sẽ thu được từ 38 ATP. Tuy nhiên trong thực tế tế bào đã sử dụng một phần năng
lượng này cho sự di chuyển của ADP, Pi và pyruvate từ tế bào chất vào trong cơ chất của
ty thể. Do đó hiệu suất năng lượng thực là mỗi NADPH chỉ tạo ra 2.5 ATP và với FADH
là 1.5 ATP, và tổng năng lượng tế bào thu được khi oxy hóa hoàn toàn 1 phân tử glucose là
31 ATP. Đây là nguồn năng lượng thiết yếu cho các hoạt động sống của tế bào và cơ thể
thực vật.
Hô hấp vô hiệu và hô hấp hữu hiệu
Quá trình phosphoril hóa và chuỗi vận chuyển điện tử trong hô hấp luôn diễn ra song
song với nhau. Nhưng năng lượng ATP chỉ được tạo thành khi chúng liên kết với nhau.
Khi sự kết hợp này xảy ra, thì quá trình hô hấp được gọi là hô hấp hữu hiệu.
Khi gặp các điều kiện bất lợi như hạn hán, nóng, lạnh, sâu bệnh… gây tổn thương
cấu trúc màng trong của ty thể làm cho 2 quá trình đó bị tách rời nhau thì ATP không được
tạo thành mà năng lượng bị thải ra ngoài dạng nhiệt, gọi là hô hấp vô hiệu. Khi hô hấp vô
hiệu xảy ra, sẽ dẫn đến thiếu năng lượng cho các hoạt động sống của cây, ảnh hưởng đến
sự sinh trường và hình thành năng suất của cây trồng. Do đó, trong trồng trọt cần có biện
pháp để hô hấp vô hiệu xảy ra thấp nhất.

4.4. Cƣờng độ và hệ số hô hấp


4.4.1. Cường độ hô hấp
Cường độ hô hấp là lượng khí O2 cây hấp thụ vào hoặc lượng CO2 thải ra trên một
đơn vị khối lượng mẫu trong một đơn vị thời gian (mgO2 (CO2)/kg/h). Cường độ hô hấp
phản ánh khả năng hô hấp của mô, cơ quan, cơ thể thực vật.

183
Cường độ hô hấp rất biến động thay đổi theo loài cây, và tỷ lệ thuận với mức độ hoạt
động sinh lý của cơ quan, bộ phận, của cây đó. Mô cơ quan còn non đang sinh trưởng có
hoạt động sống mạnh thì cường độ hô hấp cao và ngược lại. Giai đoạn nảy mầm ra hoa
hoạt động trao đổi chất mạnh thì cường độ hô hấp lớn, giai đoạn ngủ nghỉ thì ngược lại.
Trong đó hô hấp ở giai đoạn nảy mầm được coi là cao nhất trong cả chu trình sống bình
thường của thực vật. Từ đó, dựa vào cường độ hô hấp người ta có thể điều chỉnh theo
hướng có lợi cho con người.
Ngoài ra cường độ hô hấp chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của nhiều yếu tố ngoại cảnh.

4.4.2. Hệ số hô hấp (RQ - Respiration quotient)


Khái niệm: Hệ số hô hấp (RQ) là tỷ số giữa lượng CO2 thải ra và lượng O2 lấy vào
trong hô hấp ở điều kiện và thời gian nhất định.
Phụ thuộc vào nguyên liệu của hô hấp, hệ số hô hấp cũng khác nhau. Người ta xác
định hệ số hô hấp căn cứ vào các phản ứng đốt cháy các nguyên liệu hô hấp khác nhau như
các chất béo, carbohydrate, các protein.
Đối với carbohydrate, nguyên liệu chủ yếu của hô hấp như saccarite hoặc tinh bột hệ
số hô hấp là 1. Ví dụ oxy hóa triệt để gluxit:
C6H12O6 + 6O2 → 6CO2 + 6H2O
6CO 2
RQ = =1
6O 2

Đối với lipid, hệ số hô hấp là 0.7. Ví dụ oxy hóa triệt để acid stearic ta có:
C18H36O2 + 26O2 → 18CO2 + 18H2O
18CO2
RQ = = 0, 69
26O2

Đối với protein, hệ số hô hấp dao động từ 0.8 – 0.9.


Đối với các acid hữu cơ chứa lượng oxy nhiều thì RQ > 1. Ví dụ oxy hóa acid oxalic
ta có:
2C2H2O4 + O2 → 4CO2 + 2H2O
4CO2
RQ = =4
O2

Ý nghĩa của RQ:


Xác định RQ cho ta khả năng chẩn đoán được cây đang hô hấp loại chất nào hoặc
đang trong tình trạng hô hấp nào. Ví dụ, RQ của hạt thóc, ngô thường bằng 1. Khi ta xác
định RQ của chúng lớn hơn 1 thì chứng tỏ chúng đang hô hấp trong điều kiện thiếu oxy.

184
Bởi nếu tế bào được cung cấp đầy đủ oxy và quá trình oxy hóa xảy ra hoàn toàn cho tới khi
tạo ra sản phẩm cuối cùng là CO2 và H2O. Nếu thiếu một trong các điều kiện trên hệ số hô
hấp sẽ thiên về phía lớn hơn hoặc nhỏ hơn 1. Vậy việc cung cấp oxy cho mô cũng ảnh
hưởng lớn đến hệ số hô hấp.
Trong bảo quản nông phẩm, việc xác định RQ cho nguyên liệu hô hấp giúp ta đề
xuất các biện pháp bảo quản thích hợp. Nguyên liệu hô hấp nào có RQ càng nhỏ thì cần
nhiều oxy hơn để hô hấp vì vậy mà biện pháp bảo quản càng chặt chẽ hơn. Ví dụ, bảo quản
hạt đậu đỗ thì đòi hỏi phải cẩn thận và chặt chẽ hơn hạt ngũ cốc.
Trong sản xuất, việc xác định RQ giúp ta đề xuất các biện pháp gieo và chăm sóc cây
trồng hợp lý hơn. Với các hạt hoặc cây trồng có RQ càng nhỏ thì càng cần nhiều oxy hơn
nên biện pháp làm đất phải kỹ hơn. Ví dụ, đất trồng đậu tương thì phải xới xáo tơi xốp hơn
đất trồng ngô.

4.5. Hô hấp và các hoạt động sinh lý quan trọng trong cây
4.5.1. Hô hấp và quang hợp
Hô hấp và quang hợp là hai quá trình sinh lý có vai trò rất quan trọng đến trao đổi
chất và năng lượng trong cây. Mối liên hệ giữa chúng sẽ quyết định sự tích lũy chất hữu cơ
và năng suất cây trồng.
Quang hợp hấp thu CO2 để tổng hợp chất hữu cơ và thải O2; còn hô hấp thì hấp thu
O2 để phân giải chất hữu cơ và thải CO2. Do đó có thể nói quang hợp và hô hấp là hai quá
trình đối kháng nhau. Nhưng cây không thể không hô hấp vì hô hấp cung cấp năng lượng
cho mọi hoạt động sống của cây, chỉ trừ năng lượng ATP cho các phản ứng tối của quá
trình quang hợp là được lấy từ ánh sáng mặt trời.
Tuy nhiên quang hợp và hô hấp còn có những mối liên hệ mật thiết với nhau ở các
hợp chất trung gian. Cả hai quá trình đều có chung các chất như: nhóm carbohydrate
(3-PGA, G3P, GlucoseP, fructoseP, pentoseP...); các enzyme oxy hóa khử redox (NAD,
NADH2, FAD, FADH2, NADP, NADPH2...); đều có quá trình phosphoril hóa và các chuỗi
vận chuyển điện tử để tổng hợp nên ATP.
Trong trồng trọt, con người xem xét mối quan hệ này trong phương trình 3.48 trong
Chương 3, để tiện theo dõi mô tả lại như sau:
Năng suất sinh học = lượng chất hữu cơ tạo thành trong quang hợp - chất hữu cơ tiêu
hao trong hô hấp.
Từ đó, đưa ra biện pháp điều chỉnh để tăng cường hoạt động quang hợp, giảm hô hấp
vô hiệu xuống tối thiểu. Việc điều chỉnh này sẽ giúp tăng cường tích lũy chất hữu cơ mà
vẫn đảm bảo được cho hô hấp diễn ra để cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động sống của
cây. Từ đó sẽ tăng năng suất cây trồng.

185
Điều chỉnh diện tích lá tối ưu để điều hòa mối quan hệ giữa quang hợp và hô hấp ở
các tầng lá khác nhau đảm bảo cho quần thể tích lũy chất hữu cơ cao nhất để hình thành
năng suất (Xem thêm trong Chương 3).

4.5.2. Hô hấp và hút nước, hút khoáng


Trong quá trình trao đổi nước và dinh dưỡng khoáng, hô hấp có vai trò rất quan
trọng, cả trong sự hút nước, hút khoáng ở rễ, vận chuyển nước, khoáng trong cây và đồng
hóa khoáng.
Hô hấp cung cấp năng lượng và phương tiện (CO2 để tạo H2CO3 → H+ làm nguyên
liệu trao đổi cation; các xetoacid tham gia đồng hóa nitơ, để giải độc amoni...), cho quá
trình hút nước, hút khoáng thực hiện được → hô hấp giảm thì cây không hút được nước,
khoáng → cần làm đất tơi xốp, cung cấp đủ O2 cho cây hô hấp.
Ngược lại, hai quá trình này lại cung cấp nguyên liệu (H2O và các ion khoáng) để hô
hấp có thể diễn ra được và diễn ra thuận lợi.
Trong điều kiện môi trường bất lợi như ngập úng, rễ cây thiếu O2, nên hô hấp chuyển
sang yếm khí, dẫn đến thiếu năng lượng cho hoạt động hút nước, hút khoáng, làm cây
không hút được nước, khoáng. Trong điều kiện lạnh, nóng các enzyme hô hấp hoạt động
kém hoặc bị biến tính phân hủy bởi nhiệt độ cao, hô hấp giảm hoặc ức chế hoàn toàn làm
giảm quá trình hút nước hút khoáng của cây.
Do vậy, trong trồng trọt, cần làm đất tơi xốp, thoáng khí cung cấp đủ O 2 cho cây
hô hấp.
Ngược lại, quá trình hút nước và hút khoáng lại cung cấp nguyên liệu cho hô hấp.
Trao đổi nước cung cấp nước cho các phản ứng thủy phân trong chu trình Krebs, làm dung
môi, môi trường cho các phản ứng hô hấp diễn ra và vận chuyển các sản phẩm hô hấp.
Dinh dưỡng khoáng cung cấp các ion khoáng để hoạt hóa các enzyme và các chất vận
chuyển điện tử trong hô hấp, để hô hấp có thể diễn ra được và diễn ra thuận lợi (xem thêm
phần ảnh hưởng của nước và khoáng lên hô hấp).

4.5.3. Hô hấp và tính chống chịu của thực vật


4.5.3.1. Hô hấp và tính chịu các nhân tố phi sinh học bất lợi
Khi cây gặp điều kiện môi trường bất lợi như hạn, mặn, lạnh, nóng, ngập úng, lún
đổ... nhìn chung quá trình hô hấp đều bị giảm, tuy theo mức động nghiêm trọng của các
yếu tố bất lợi cây có thể ngừng hô hấp, dẫn đến giảm năng lượng cho các hoạt động sống
của cây. Trong khi ở những điều kiện này, cây rất cần năng lượng để hoạt hóa các cơ chế
chống chịu lại. Ví dụ, khi gặp hạn, cây cần năng lượng để hút nước, khoáng bằng cơ chế
tích cực. Hay khi cây gặp nhiệt độ cao, protein bị phân hủy giải phóng ra NH 2. Nếu bón
nhiều đạm cho cây thì lượng NH2 cũng dư thừa trong cây. NH2 tích lũy sẽ gây độc cho cây.
Hô hấp tạo ra các xetoacid để đồng hóa lượng NH2 dư thừa, làm giảm nồng độ của chúng

186
nên có thể giải độc amon cho cây. Do đó, khi cây gặp nóng hoặc bị bón quá nhiều phân
đạm cần tăng cường hô hấp để cây tăng tính chống chịu với các điều kiện bất lợi đó.
Như vậy, khi gặp điều kiện bất lợi dùng các kỹ thuật thâm canh để đảm bảo hoạt
động hô hấp diễn ra thuận lợi cũng là một biện pháp để tăng cường tính chống chịu của
cây trồng.

4.5.3.2. Hô hấp và tính chịu sâu bệnh của cây


Khi bị sâu bệnh trong cây có một cơ chế làm quá trình phosphoril hóa và oxy hóa các
hợp chất hữu cơ bị tách rời nhau làm giảm hàm lượng ATP (năng lượng lúc này chủ yếu
được sản sinh ở dạng nhiệt) lượng Pi (gốc phosphate vô cơ) tăng lên. Do đó phản ứng bảo
vệ đầu tiên của cây là tăng quá trình hô hấp để bổ sung kịp thời lượng ATP bị thiếu hụt đó,
làm giảm tối thiểu các tác hại lên cây.
Hơn nữa, các sản phẩm do hô hấp sinh ra như các hợp chất phenol, tanin, quinol…
có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn cũng được tăng lên khi cây bị bệnh.
Ngoài ra hô hấp của cây còn có tác dụng oxy hóa độc tố do vi sinh vật tiết ra và làm
giảm hoạt tính của các enzyme thủy phân của vi sinh vật.
Như vây, tăng cường độ hô hấp cho cây chính là phản ứng miễn dịch của cây chống
lại sâu bệnh. Do đó, trong thực tiễn trồng trọt khi cây bị sâu bệnh việc xới xáo đất, làm cỏ
sục bùn để tăng cường độ quá trình hô hấp là rất cần thiết. Ngoài ra, nếu làm giảm tối đa sự
tách biệt giữa hai quá trình oxy hóa chất hữu cơ, vận chuyển điện tử và phosphoril hóa
trong điều kiện bị bệnh tật cũng là một giải pháp rất tốt để tăng tính chống chịu sâu bệnh
cho cây.
Từ các phân tích trên đây, có thể nói rằng duy trì ổn định hoạt động sinh lý hô hấp
là một cơ chế chống chịu quan trọng của cây nhằm giảm tác hại của các yếu tố bất lợi lên
cây trồng.

4.6. Ảnh hƣởng của các nhân tố môi trƣờng đến quá trình hô hấp
4.6.1. Nhiệt độ
Nhiệt độ ảnh hưởng đến hô hấp thông qua hoạt động của các enzyme xúc tác các
phản ứng sinh hóa trong hô hấp. Trong khoảng nhiệt từ ngưỡng nhiệt độ tối thiểu đến nhiệt
độ tối thích, thường từ 0-25oC, khi nhiệt độ tăng 10o thì cường độ hô hấp tăng 2 lần.
Ngưỡng nhiệt độ của hô hấp của loài thay đổi nhiều theo loài, và nhóm cây sinh thái
khác nhau.
Nhiệt độ tối thấp: −10-0oC, một số thực vật hàn đới (thông lá nhọn) có thể hô hấp ở
nhiệt độ −25oC.
Nhiệt độ tối ưu: 25-35oC. Ở khoảng nhiệt độ này các enzyme hô hấp hoạt động tốt
nhất nên quá trình hô hấp diễn ra mạnh nhất, cường độ hô hấp quan sát được cao nhất.

187
Nhiệt độ giới hạn trên: 45-55oC. Nếu nhiệt độ tăng cao hơn thì các protein enzyme bị
biến tính, cấu trúc chất nguyên sinh bị phá hủy dẫn đến làm rối loạn các phản ứng trao đổi
chất, thậm trí làm cây chết. Những loài cây chịu nóng tốt có thể chịu được nhiệt độ cao hơn
60-80oC.

4.6.2. Hàm lượng nước trong mô


Nước là dung môi cho các phản ứng oxy hóa khử, đồng thời tham gia trực tiếp vào
chu trình Krebs với vai trò là nguyên liệu do đó nước rất quan trọng, và có ảnh hưởng trực
tiếp đến hô hấp.
Ảnh hưởng của hàm lượng nước trong mô thực vật lên hô hấp khác nhau ở các loại
mô khác nhau. Nếu là hạt thì hàm lượng nước trong hạt càng giảm thì cường độ hô hấp
giảm và ngược lại. Dựa vào nguyên lý này để bảo quản các loại hạt người ta sử dụng
phương pháp phơi, sấy khô.
Nếu là các mô tươi sống như rau, quả, hoa… thì khi độ ẩm đạt bão hòa hoặc gần bão
hòa thì cường độ hô hấp là nhỏ nhất, khi độ ẩm giảm thì lúc đầu cường độ hô hấp tăng, sau
đó nếu nước giảm quá nhiều thì cường độ hô hấp lại giảm xuống (hô hấp vô hiệu chiếm tỷ
lệ lớn). Do đó, để bảo quản các loại nông sản này thì phải giữ độ ẩm bão hòa.

4.6.3. Thành phần khí CO2 và O2 trong không khí


4.6.3.1. Ảnh hưởng của O2
O2 tham gia trực tiếp vào các phản ứng oxy hóa chất hữu cơ trong hô hấp và là chất
nhận điện tử cuối cùng trong chuỗi truyền điện tử để hình thành ATP và H2O. Do đó nồng
độ O2 trong không khí có ảnh hưởng trực tiếp đến hô hấp.
Nồng độ O2 giảm thì hô hấp giảm, nếu nồng độ O2 giảm dưới 5% thì hô hấp chuyển
sang yếm khí (Vũ Văn Vụ và cs., 2012), duy trì lâu cây sẽ chết do bị ngộ độc bởi các sản
phẩm từ quá trình lên men.
Nồng độ O2 thuận lợi nhất là khoảng 20%, gần với nồng độ O2 khí quyển (21%).

4.6.3.2. Ảnh hưởng của CO2


CO2 sản phẩm của hô hấp, nhưng phản ứng decarboxyl hóa là phản ứng thuận nghịch
nên nếu hàm lượng CO2 cao trong môi trường thì cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch
và hô hấp bị ức chế, nghĩa là CO2 tăng cao thì hô hấp giảm. Do đó, người ta đề xuất
phương pháp bảo quản nông phẩm bằng cách tăng khí CO2 (đôi khi tăng cả N2).

4.6.4. Dinh dưỡng khoáng


Các nguyên tố khoáng có vai trò quan trọng trong hô hấp, thể hiện ở cả vai trò cấu
trúc và điều tiết.

188
Các nguyên tố khoáng có thể tham gia cấu trúc bộ máy hô hấp như N, P, S… tham
gia cấu tạo các phân tử protein, acid nucleic, phospholipid… cấu trúc lên ty thể và các
phức hợp trên màng hay trong cơ chế ty thể.
Các nguyên tố khoáng tham gia vào quá trình điều tiết các phản ứng oxy hóa các chất
hữu cơ, thông qua vai trò hoạt hóa các enzyme hô hấp như các nguyên tố Fe, P, S, Zn… Bởi
vậy nguyên tố khoáng có ảnh hưởng trực tiếp đến hô hấp. Ngoài ra, ion khoáng còn có thể
làm thay đổi tính thấm của màng ty thể, điện thế oxy hóa khử. Từ đó ảnh hưởng đến tốc độ
và chiều hướng của các phản ứng trong hô hấp nên có ảnh hưởng gián tiếp đến hô hấp.
Thiếu các nguyên tố khoáng hô hấp sẽ bị giảm. Tùy theo thiếu nguyên tố nào, mức
độ thiếu bao nhiêu mà mức ảnh hưởng cũng theo đó tăng hay giảm. Ngược lại hô hấp lại
có vai trò cung cấp năng lượng cho quá trình hút khoáng chủ động, Nên hai quá trình này
có quan hệ biện chứng với nhau.

4.7. Hô hấp và vấn đề bảo quản nông sản


4.7.1. Mối quan hệ giữa hô hấp và bảo quản
Mục tiêu của bảo quản nông sản là cần phải giữ để không làm thay đổi về khối lượng
và chất lượng của nông sản trong thời gian bảo quản. Để làm được việc đó, cần phải loại đi
tất cả các nguyên nhân có thể gây giảm về khối lượng và chất lượng nông sản trong bảo quản.
Có hai nguyên nhân gây ảnh hưởng đến chất và lượng nông sản trong bảo quản. Thứ
nhất là sự phá hủy của các tác nhân sinh học như nấm, vi sinh vật và sinh vật tấn công
nông sản. Thứ hai là quá trình sinh lý bất khả kháng - hoạt động hô hấp của bản thân nông
sản. Trong đó nguyên nhân thứ hai có quan hệ chi phối với nguyên nhân thứ nhất trong
việc đảm bảo mục tiêu bảo quản nông sản.
Khi nông sản trong trạng thái sống cần bảo quản, hoạt động sinh lý chủ đạo (nếu
không muốn nói là duy nhất) và không thể thiếu là hô hấp. Tuy nhiên, hô hấp lại gây hại
cho bảo quản bởi một số nguyên nhân sau:

4.7.1.1. Hô hấp làm tiêu hao chất hữu cơ của nông sản
Bản chất của hô hấp là oxy hóa các hợp chất hữu cơ để giải phóng năng lượng (hô
hấp hữu hiệu) hoặc không giải phóng năng lượng (hô hấp vô hiệu). Điều đó có nghĩa là,
khi hô hấp diễn ra sẽ làm nông sản bị tiêu hao các chất hữu cơ dẫn đến giảm cả về lượng
và về chất của nông sản. Cường độ hô hấp ở nông sản càng mạnh, sự giảm này càng nhiều.

4.7.1.2. Hô hấp làm tăng độ ẩm của nông sản


Theo cơ chế của quá trình hô hấp trình bày ở phần trên, khi hô hấp diễn ra sẽ sản sinh
ra H2O. Nước sẽ được tích tụ trong nông sản gây tăng độ ẩm tác động ngược trở lại làm
tăng hô hấp cho nông sản.

189
4.7.1.3. Hô hấp làm tăng nhiệt độ nông sản
Hô hấp sản sinh ra năng lượng ở dạng nhiệt tự do, nhiệt này được tích tụ lại gây tăng
nhiệt độ nông sản. Sự gia tăng nhiệt này lại tác động ngược trở lại làm tăng hô hấp, tạo nên
hiệu ứng vòng tròn. Sự tăng nhiệt này gọi là hiện tượng tự sinh nhiệt.
Khi nhiệt độ tăng quá cao sẽ dẫn đến phá hủy nông sản, làm giảm nghiêm trọng chất
lượng và cả khối lượng nông sản.

4.7.1.4. Hô hấp làm thay đổi thành phần khí trong môi trường bảo quản nông sản
Trong hoạt động hô hấp nông sản hấp thụ O2 và thải ra CO2, do đó làm giảm lượng
O2 và tăng lượng CO2 trong môi trường bảo quản. Nếu lượng O2 giảm quá 5% thì nông sản
sẽ chuyển sang hô hấp yếm khí làm phân hủy nhanh chóng nông sản.

4.7.1.5. Hô hấp làm gia tăng hoạt động các vi sinh vật gây hại cho bảo quản
nông sản
Sự gia tăng nhiệt độ và độ ẩm của nông sản sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nấm và các
vi sinh vật phát triển dẫn đến phá hủy nông sản rất nhanh.
Từ đó rút ra nguyên tắc chung cho bảo quản dựa trên điều chỉnh hoạt động hô hấp là
cần phải giảm hô hấp đặc biệt là hô hấp vô hiệu xuống mức tối thiểu để giữ cho nông sản ít
bị biến đổi nhất về lượng và về chất trong quá trình bảo quản.
Để làm được việc đó cần có các biện pháp để khống chế hoạt động hô hấp ngay sau
khi thu hoạch nông sản.

4.7.2. Các biện pháp điều chỉnh hô hấp trong bảo quản nông sản
Nguyên lý để đưa ra các biện pháp khống chế hô hấp là dựa vào tác động của các
nhân tố ngoại cảnh làm giảm hoạt động hô hấp của thực vật. Theo logic đó ta có các biện
pháp bảo quản sau đây.

4.7.2.1. Khống chế độ ẩm nông sản


Ngưỡng độ ẩm để giảm hô hấp của nông sản thay đổi theo loại nông sản.
Với các loại hạt như ngũ cốc, ngô, điều, cà phê… thì cần phải phơi, sấy khô hạt để
độ ẩm của hạt đạt dưới độ ẩm tới hạn, khoảng 10-13% (Hoàng Minh Tấn và cs., 2006). Ở
độ ẩm này hô hấp của hạt giảm đến mức nhỏ nhất, hạt rơi vào trạng thái ngủ nghỉ, có thể
bảo quản được trong thời gian dài. Tuy nhiên, để tránh sự tích lũy lượng nước nhỏ sinh ra
khi hạt vẫn còn hô hấp thì thi thoảng cần mang hạt ra phơi để tránh hiện tượng tăng độ ẩm,
làm tăng hô hấp trong thời gian bảo quản.
Với các loại rau, hoa quả tươi thì ngược lại, để bảo quản cần đảm bảo độ ẩm đạt bão
hòa hoặc gần bão hòa bằng cách thường xuyên phun nước cho chúng. Vì ở loại nông sản

190
này, nếu độ ẩm giảm sẽ làm tăng hô hấp vô hiệu, kết hợp với nông sản bị héo, dẫn đến
giảm chất lượng và khối lượng.

4.7.2.2. Khống chế nhiệt độ nông sản


Ở điều kiện nhiệt độ thấp hô hấp sẽ giảm, hoạt động các vi sinh vật cũng giảm. Do
đó, bảo quản lạnh là phương pháp bảo quản hiện đại rất phổ biến hiện nay.
Tuy nhiên, tùy từng loại nông sản mà nhiệt độ bảo quản là khác nhau. Ví dụ, khoai
tây bảo quản ở nhiệt độ 4oC, trong khi cam chanh là 6oC còn bắp cải ở 1oC… (Hoàng Minh
Tấn và cs., 2006); hoa tươi cắt cành bảo quản theo công nghệ của Israel ở 2-4oC, độ ẩm
85-95% (Hãng Gadot Agro của Israel).
Bảo quản nông sản ở nhiệt độ thấp ngoài việc đảm bảo được mục tiêu bảo quản, còn
có một hiệu ứng khác lên nông sản, gọi là hiện tượng xuân hóa. Xuân hóa là hiện tượng
cảm ứng ra hoa bởi nhiệt độ thấp (xem Chương 6). Kết quả là làm cho cây trồng ở vụ sau
ra hoa sớm hơn, cây sinh trưởng phát triển tốt, rút ngắn thời gian sinh trưởng. Ví dụ, xử lý
lạnh cho củ giống hoa loa kèn, củ khoai tây giống, hạt thông.
Ở phương pháp này có thể sử dụng tủ lạnh, kho lạnh điều chỉnh được nhiệt độ cho
phù hợp với từng loại nông sản.

4.7.2.3. Khống chế thành phần khí trong môi trường bảo quản nông sản
Phương pháp này thực hiện các biện pháp khác nhau để tăng CO2, giảm O2 để giảm
hô hấp, nhưng phải đảm bảo giảm cả về độ ẩm, để tránh xảy ra hô hấp yếm khí. Trong môi
trường có nồng độ khí được điều chỉnh như vậy thì hoạt động của vi sinh vật cũng được
khống chế.
Để khống chế thành phần không khí có thể sử dụng các biện pháp sau đây: Dùng túi
polyethylene, hay chum, vại sành sứ có đặt trong đó bột hút ẩm; Hoặc tiên tiến hơn là bảo
quản trong môi trường khí biến: CO2, N2, O2, đặc biệt là CO2 và O2 với tỷ lệ nhất định.

4.7.2.4. Khống chế hô hấp bằng công nghệ hiện đại


Ở các nước tiên tiến công nghệ bảo quản sau khi thu hoạch rất được quan tâm bởi
bảo quản nông sản được lâu giá nông sản sẽ ít bị lệ thuộc vào thị trường.
Công nghệ bảo quản kết hợp nhiều biện pháp khống chế hô hấp như khống chế nhiệt
độ và nồng độ khí O2… rất được ưa chuộng. Ví dụ, để bảo quản táo, người nông dân ở
Pháp sử dụng kho lạnh với công nghệ yếm khí. Táo sau khi được chất đầy kho sẽ được
đóng cửa kín, không khí trong phòng được hút hết ra, chỉ để O2 ở nồng độ 1%, với nhiệt độ
ổn định 0,8°C. Trong điều kiện này táo có thể giữ được tươi nguyên đến 8 tháng.

191
CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Hô hấp là gì? Phân tích vai trò của hô hấp đối với thực vật?
2. Nguyên liệu hô hấp là gì? Các loại nguyên liệu khác nhau ảnh hưởng như thế nào
đến hô hấp?
3. Trong cơ thể thực vật hô hấp diễn ra ở đâu? Phân tích các đặc điểm cấu tạo của
bào quan hô hấp với chức năng hô hấp mà nó đảm nhiệm?
4. So sánh các hình thức hô hấp ở thực vật?
5. Trình bày các hình thức hô hấp hiếu khí ở thực vật?
6. Hô hấp yếm khí ở thực vật diễn ra như thế nào? Ý nghĩa của hình thức hô hấp này
với thực vật?
7. Sự vận chuyển điện tử trong hô hấp diễn ra như thế nào? Nêu ý nghĩa của quá
trình vận chuyển điện tử trong hô hấp?
8. Năng lượng trong hô hấp được hình thành như thế nào? So với sự hình thành năng
lượng ATP trong pha sáng của quang hợp, tổng hợp ATP ở quang hợp có điểm gì giống và
khác nhau?
9. Quang hô hấp là gì? Phân tích các điều kiện và đặc điểm của quang hô hấp?
10. Bằng hiểu biết hiện nay hãy giải thích sự tồn tại của quang hô hấp trong quá trình
chọn lọc tự nhiên ở thực vật?
11. Phân tích bản chất sinh hóa của quang hô hấp?
12. Cường độ hô hấp ở thực vật là gì? Cường độ hô hấp bị ảnh hưởng bởi các yếu tố
nào?
13. Trình bày khái niệm và ý nghĩa của hệ số hô hấp?
14. Phân tích mối quan hệ giữa hô hấp và các hoạt động sinh lý cơ bản của thực vật?
15. Phân tích tác động của các nhân tố môi trường lên hô hấp ở thực vật?
16. Phân tích mối quan hệ giữa hô hấp và bảo quản nông sản?
17. Có những phương pháp nào để khống chế hô hấp trong bảo quản nông sản?

192

You might also like