You are on page 1of 7

32.

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN


Tên học phần: SINH HỌC ĐẠI CƯƠNG
1. Mã học phần: BIO1061
2. Số tín chỉ: 03
3. Học phần tiên quyết: không
4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt
5. Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác):
- PGS.TS. Mai Văn Hưng, Bộ môn KHTN, Khoa sư phạm
- PGS.TS Hoàng Thị Mỹ Nhung, Khoa Sinh học, Trường ĐHKHTN
- PGS.TS Nguyễn Lai Thành, Khoa Sinh học, Trường ĐHKHTN
- TS. Hoàng Thị Mỹ Hạnh, Khoa Sinh học, Trường ĐHKHTN
6. Mục tiêu của học phần (kiến thức, kĩ năng, thái độ):
6.1. Mục tiêu về kiến thức
- Hiểu được các khái niệm cơ bản về sinh học như: nguồn gốc và đa dạng của sự sống,
thành phần hóa học của các cơ thể sống, cấu tạo tế bào.
- Biết được các nội dung cơ bản về di truyền học và tiến hóa như cơ sở phân tử và tế bào
của hiện tượng di truyền, các kiến thức cơ bản về biến dị di truyền và các quy luật di
truyền và học thuyết tiến hóa.
- Nắm được các kiến thức về sinh học cơ thể thực vật, sinh học có thể động vật và sinh
thái học, phân tích được các mối quan hệ giữa sinh vật với sinh vật, sinh vật với môi
trường cũng như giữa con người với đa dạng sinh học và môi trường.
6. Mục tiêu về kỹ năng
- Phát triển thái độ làm việc tích cực, kỹ năng cộng tác, làm việc nhóm thông qua các bài
tập về nhà được giao trên lớp theo nhóm.
- Rèn kỹ năng lập kế hoạch, tổ chức, quản lý, điều khiển, theo dõi kiểm tra hoạt động,
làm việc nhóm, lập mục tiêu, phân tích kết quả thực hiện.
- Phát triển kỹ năng tư duy sáng tạo, khám phá tìm tòi cũng như khả năng làm việc độc
lập để tiếp cận và nắm vững kiến thức môn học.
- Trau dồi, phát triển năng lực đánh giá và tự đánh giá.
- Rèn luyện tính kiên trì trong công việc.
6.3. Mục tiêu về thái độ
Thông qua các hoạt động như nghe giảng, thảo luận trên lớp, làm bài tập cá nhân, bài tập
nhóm, từ các kỹ năng và thái độ cá nhân, nghề nghiệp, sinh viên được khuyến khích và
yêu cầu phát triển các kỹ năng và thái độ xã hội như: Khả năng làm việc nhóm (hình
thành nhóm, vận hành, phát triển nhóm; lãnh đạo nhóm; làm việc trong các nhóm khác
nhau); giao tiếp (chiến lược và cấu trúc giao tiếp; kỹ năng giao tiếp bằng văn bản, qua thư
điện tử và phương tiện truyền thông; kỹ năng thuyết trình);
6.4. Năng lực áp dụng kiến thức vào thực tiễn
Có ý thức vận dụng các kiến thức đã được học và phát triển để áp dụng các kiến thức học
được vào các chuyên môn chuyên sâu liên quan khác.
7. Phương pháp kiểm tra, đánh giá:
+ Kiểm tra giữa kỳ:
Thời gian: tuần thứ 9
Hình thức kiểm tra: trắc nghiệm.
Hệ số điểm: 20%
+ Kiểm tra cuối kỳ:
Thời gian: sau tuần thứ 15
Hình thức kiểm tra: dạng trắc nghiệm, kết hợp hoặc vấn đáp.
Hệ số điểm: 60%
+ Điểm thường xuyên:
Điểm trung bình chung của các bài tập trên lớp.
Hệ số điểm: 20%
8. Giáo trình bắt buộc:
+ Nguyễn Như Hiền, Sinh học đại cương (dùng cho sinh viên các Khoa không thuộc
chuyên ngành Sinh học), NXB ĐHQG Hà nội, 2005.
+ Phillips W.D & Chilton T.J Sinh học tập 1 (tái bản lần thứ 9), tập 2 (tái bản lần thứ 7)
NXBGD, 2007 (Bản dịch của nhiều tác giả do Nguyễn Mộng Hùng Hiệu đính)
+ Hoàng Đức Cự. Sinh học đại cương Tập II (Sinh học cơ thể thực vật) NXBĐHQG, Hà
nội, 2001.
9. Tóm tắt nội dung học phần:
Môn học Sinh học đại ccương cung cấp cho sinh viên các khoa không thuộc ngành Sinh
học những kiến thức cơ bản, khái quát nhất về đặc điểm cấu trúc và chức năng của thế
giới sinh vật ở các mức độ từ phân tử, tế bào, cơ thể đến quần thể , quần xã và hệ sinh
thái. Sau khi nghiên cứu môn Sinh học đại cương người học sẽ hiểu được một số nguyên
lý cơ bản của các quá trình diễn ra trong cơ thể sống và mối quan hệ tương tác giữa sinh
vật với sinh vật, giữa sinh vật với các điều kiện tự nhiên của môi trường. Trên cơ sở đó
trang bị cho sinh viên các khoa không thuộc chuyên ngành Sinh học những kiến thức cần
thiết nhất để tiếp thu và triển khai các vấn đề có liên quan đến Sinh học.
"Basic Biology" This course gives the students who do not belong to biological branch,
basic and general knowledge of characteristics of structure and function of organisms
from molecular - cellular - body level to population - community - ecological level. At
the end of this course, the students could understand some principles of processes
occurring in living organisms and the relations among organisms and between them with
the environmental conditions. In addition, the course also supports the learners the most
indispensable knowledge to receive and implement all issues related to biology.
10. Nội dung chi tiết học phần:
Chương 1. Nguồn gốc và sự đa dạng của sự sống (3 tuần)
1.1. Khái niệm Sự sống
1.1.1. Sự đa dạng và thống nhất của sự sống
1.1.2. Các tính chất đặc trưng cho sự sống
1.1.3. Các biểu hiện của sự sống
1.2. Nguyên tắc phân loại sinh vật
1.2.1. Cách gọi tên sinh vật
1.2.2. Các tiêu chí phân loại sinh vật
1.3. Giới và sự phân chia sinh giới
1.3.1. Sự phân chia sinh giới
1.3.2. Giới thiệu về các giới sinh vật
- Giới Monera
- Giới Protista
- Giới Nấm
- Giới Thực vật
- Giới Động vật
1.4. Đa dạng sinh học
1.4.1. Khái niệm
1.4.2. Vai trò của đa dạng sinh học
1.4.3. Nguyên nhân gây suy giảm đa dạng sinh học
1.4.4. Hiện trạng đa dạng sinh học Việt Nam
Chương 2. Thành phần hoá học của các cơ thể sống (1 tuần)
2.1. Các nguyên tố sinh học
2.2. Các chất vô cơ của cơ thể sống
2.2.1. Nước
2.2.2. Các muối vô cơ
2.3. Các đại phân tử sinh học:
2.3.1. Hydratcacbon - Cấu trúc và chức năng
2.3.2. Protein - Cấu trúc và chức năng
2.3.3. Lypit - Cấu trúc và chức năng
2.3.4. Axit nucleic- Cấu trúc và chức năng
2.3.5. Các phức hệ đại phân tử
Chương 3. Cấu tạo tế bào của cơ thể (2 tuần)
3.1. Đơn vị tổ chức cơ bản của sự sống - Tế bào
3.2. Màng sinh chất
3.2.1. Cấu trúc siêu hiển vi và phân tử
3.2.2. Chức năng
3.3. Tế bào chất và các bào quan
3.3.1. Tế bào chất
3.3.2. Mạng lưới nội chất
3.3.3. Ribosome
3.3.4. Bộ máy Golgi
3.3.5. Lysosome và Peroxysome
3.3.6. Ty thể
3.3.7. Lạp thể
3.3.8. Hệ vi sợi và vi ống
Chương 4. Di truyền và tiến hóa (2 tuần)
4.1. Cơ sở phân tử và tế bào của hiện tượng di truyền
4.1.1. Axit nucleic - vât chất di truyền
4.1.2. Sự biểu hiện gen - phiên mã, dịch mã
4.1.3. Tổ chức phân tử của nhiểm sắc thể
4.2. Biến dị di truyền
4.2.1. Phân loại biến dị
4.2.2. Biến dị tổ hợp
4.2.3. Đột biến gen
4.2.4. Đột biến nhiễm sắc thể
4.3. Các quy luật di truyền Mendel và ngoại lệ
4.3.1. Các quy luật di truyền Mendel
4.3.2. Các quy luật di truyền khác
4.4. Học thuyết tiến hóa
4.4.1. Các học thuyết tiến hóa
4.4.2. Cơ sở di truyền của tiến hóa
TUẦN 9: THI GIỮA KỲ (Nội dung của chương 1,2,3)
Chương 5. Sinh học cơ thể thực vật (Tuần 2 tuần)
5.1. Các cơ quan chính của cơ thể thực vật
5.1.1. Cấu tạo và chức năng của cơ quan sinh dưỡng (rễ thân lá)
5.1.2. Cấu tạo và chức năng cơ quan sinh sản (hoa)
5.2. Các loại mô của cơ thể thực vật và vai trò của chúng
5.2.1. Mô bì và mô cơ bản
5.2.2. Mô dẫn (xylem và phloem)
5.3. Sự phát triển của cơ thể thực vật
5.4. Phân biệt thực vật một lá mầm với hai lá mầm
5.5. Sinh sản ở thực vật
5.5.1. Sinh sản vô tính
5.5.2. Sinh sản hữu tính
Chương 6. Sinh học cơ thể động vật (2 tuần)
6.1. Quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng ở người và động vật
6.1.1. Cấu tạo và hoạt động của hệ tiêu hóa
6.1.2. Cấu tạo và hoạt động của hệ hô hấp
6.1.3. Cấu tạo và hoạt động của hệ tuần hoàn. Máu và vấn đề truyền máu
6.1.4. Cấu tạo và hoạt động của hệ bài tiết
6.2. Quá trình chuyển hóa thông tin
6.2.1. Hệ nội tiết: các tuyến nội tiết chính và vai trò của các hormon
6.2.2. Hệ thần kinh
6.3. Quá trình sinh sản
6.3.1. Sinh lý sinh dục đực
6.3.2. Sinh lý sinh dục cái
6.3.3. Sự thụ tinh
6.3.4. Đẻ con và nuôi con bằng sữa
6.3.5. Sinh đẻ theo kế hoạch
Chương 7. Sinh thái học (Tuần 2 tuần)
7.1. Sinh thái học cá thể
7.1.1. Một số khái niệm cơ bản
7.1.2. Ảnh hưởng của ánh sáng, nhiệt độ và độ ẩm đến đời sống sinh vật
7.2. Sinh thái học quần thể
7.2.1. Định nghĩa
7.2.2. Các đặc trưng cơ bản của quần thể
7.3. Sinh thái học quần xã
7.3.1. Định nghĩa, cấu trúc thành phần của quần xã
7.3.2. Cấu trúc dinh dưỡng của quần xã
7.4. Sinh thái học hệ sinh thái
7.4.1. Định nghĩa, cấu trúc hệ sinh thái
7.4.2. Sự diễn thế sinh thái
7.5. Sinh thái học nhân văn
7.5.1. Con người và dân số
7.5.2. Tài nguyên môi trường và sự suy thoái tài nguyên môi trường do hoạt động của
con người
7.5.3. Quản lí môi trường và phát triển bền vững
Thi cuối kỳ: Nội dung chương 4,5,6,7

You might also like