You are on page 1of 3

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

1. Tên và mã học phần: VI SINH VẬT HỌC – 2105707


2. Số tín chỉ
Tổng số tín chỉ: 3 Lý thuyết: 2 Thực hành: 1 Tự học: 6
3. Giảng viên phụ trách
TS. Nguyễn Thị Diệu Hạnh
TS. Nguyễn Ngọc Ẩn
TS. Nguyễn Thị Lan Hương
TS. Phạm Tấn Việt
ThS. Lưu Huyền Trang
ThS. Bùi Hồng Quân
4. Tài liệu học tập
Sách, giáo trình chính (thường chiếm từ 50% nội dung sử dụng trở lên)
[1]. Kathleen P. Talaro, Barry Chess, Foundations in Microbiology, 10th edition. Mc Graw Hill,
2018.
[2]. Michael J. Leboffe, Burton E. Pierce, Microbiology: Laboratory Theory & Application, 3rd
edition. Morton Publishing, 2010.
Tài liệu tham khảo (liệt kê tối đa 3 tài liệu tham khảo)
[1]. Gerard J. Tortora, Berdell R. Funke, Christine L. Case, Microbiology - An Introduction,
11th edition. Pearson, 2013.
[2]. James G. Cappuchino, Natalie Sherman, Microbiology - A Laboratory Manual, 10th
edition. Pearson, 2014.
[3]. Đàm Sao Mai, Trịnh Ngọc Nam, Bùi Hồng Quân, Lệ Thị Thía, Đào Hồng Hà. Thực tập Vi
sinh vật học, NXB Đại học Công nghiệp TP.HCM, 2011
5. Thông tin về học phần
a. Mục tiêu học phần
Về kiến thức: Trình bày được các đặc điểm sinh học của các đối tượng nghiên cứu trong vi
sinh vật học; phân tích được các tác động qua lại giữa vi sinh vật, sinh giới, và con người; thực
hiện được các kỹ thuật cơ bản trong nghiên cứu vi sinh vật
Về kỹ năng: Có kỹ năng đọc và tìm hiểu tài liệu chuyên ngành; biết cách trao đổi, trình bày
được các vấn đề vướng mắc cũng như kỹ năng làm việc theo nhóm. Thực hiện được việc tra cứu,
xây dựng, tiến hành thí nghiệm và xử lý số liệu phân tích các chỉ tiêu cần kiểm tra, sử dụng thuần
thục hệ thống trang thiết bị, dụng cụ thí nghiệm vi sinh cơ bản.
Về thái độ: Thể hiện được sự độc lập trong công việc: không bị chi phối hoặc tác động bởi bất
kỳ lợi ích vật chất hoặc tinh thần nào làm ảnh hưởng đến sự trung thực, khách quan và độc lập
nghề nghiệp của mình. Có tinh thần tự giác trong việc tìm hiểu thực tế của máy móc thiết bị; biết
lắng nghe, có tư duy độc lập nhưng có khả năng làm việc theo nhóm tốt.
b. Mô tả vắn tắt học phần
Môn học cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về:
Đặc điểm sinh học của các loại vi sinh vật (vi khuẩn, vi nấm, động vật nguyên sinh, tảo và
virus).
Vai trò của vi sinh vật trong sinh giới và đời sống con người.
Các phương pháp kiểm soát vi sinh vật trong đời sống.
Phần thực hành giúp sinh viên thành thạo các kĩ thuật nuôi cấy trong phòng thí nghiệm vi sinh;
các thao tác kỹ thuật cơ bản trong nhận diện, phân tích vi sinh vật.
c. Học phần học trước (A), tiên quyết (B), song hành (C): Không có
d. Yêu cầu khác: Không có

6. Chuẩn đầu ra của học phần


Khi hoàn thành học phần, người học có khả năng:
SO/PI SO/PI
CLOs Chuẩn đầu ra của học phần
TP CNSH
1 Mô tả được các tính chất cơ bản của vi sinh vật 1.3
Trình bày được cơ sở khoa học của các phương pháp vật lí, hóa
2 1.2/I 1.3
học trong kiểm soát sự phát triển của vi sinh vật
3 Đề xuất một qui trình cơ bản để định danh vi sinh vật 3.1
Thực hiện được các đo lường cơ bản trong phòng thí nghiệm vi
4 3.2
sinh

Ma trận tích hợp giữa chuẩn đầu ra của học phần và chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo
CLOs SO1 SO2 SO3 SO4 SO5 SO6
1 1.3
2 1.2/1.3
3 3.1
4 3.2
7. Nội dung học phần và kế hoạch giảng dạy
ST Phương pháp Phương pháp
Nội dung giảng dạy Số tiết CLOs
T giảng dạy đánh giá
LÝ THUYẾT
Chương 1-2: Giới thiệu vi sinh vật Thường kỳ
1 4 1 Thuyết giảng
học và cơ sở hóa học của sự sống Giữa kỳ
Chương 4: Tổng quan về tế bào nhân Thuyết giảng Thường kỳ
2 3 1
sơ và vsv nhân sơ Thảo luận Giữa kỳ
Chương 5: Tổng quan về tế bào nhân Thuyết giảng Thường kỳ
3 3 1
thật và vsv nhân thật Thảo luận Giữa kỳ
Thường kỳ
Chương 3: Các kỹ thuật trong nghiên
4 5 1, 2, 3, 4 Thuyết giảng Giữa kỳ
cứu vi sinh
Cuối kỳ
Thuyết giảng Thường kỳ
5 Chương 6: Giới thiệu về Virus 1 1
Thảo luận Giữa kỳ
Chương 7: Sự sinh trưởng và phát Thường kỳ
6 5 1, 2, 3, 4 Thuyết giảng
triển của vi sinh vật Cuối kỳ
Chương 8: Sự trao đổi chất trong vi Thường kỳ
7 1 1, 2, 3, 4 Thuyết giảng
sinh vật Cuối kỳ
Chương 11: Ảnh hưởng của các yếu
Thường kỳ
8 tố vật lý và hóa học lên sự phát triển 6 1, 2, 3, 4 Thuyết giảng
Cuối kỳ
của vi sinh vật
Thuyết giảng
9 Chương 9: Di truyền học vi sinh vật 1 1 Seminar
Thảo luận
Chương 10: Kỹ thuật di truyền - Cuộc Thuyết giảng
10 1 1 Seminar
cách mạng trong sinh học phân tử Thảo luận

CỘNG ĐIỂM THƯỜNG KỲ KHI LÀM BÀI SEMINAR (Tối đa 1.0 điểm/bài)
Phương pháp Phương pháp
Nội dung giảng dạy Số tiết CLOs
giảng dạy đánh giá
THỰC HÀNH
Giới thiệu các thiết bị, dụng cụ và
1 phương pháp khử trùng trong phòng 5 3,4 Labwork
thí nghiệm vi sinh
Chuẩn bị môi trường nuôi cấy vi sinh
2 5 3,4 Labwork
vật Lý thuyết TH
3 Các kỹ thuật nuôi cấy vi sinh vật 5 3,4 Labwork Kỹ năng TH
4 Phân lập vi sinh vật 5 3,4 Labwork Báo cáo TH
Quan sát hình thái vi sinh vật bằng
5 5 3,4 Labwork
kính hiển vi huỳnh quang
Nhuộm màu và quan sát hình thái vi
6 5 3,4 Labwork
sinh vật sau khi nhuộm

1. Phương pháp đánh giá


a. Phương pháp đánh giá các chuẩn đầu ra của học phần
CLOs Phương pháp đánh giá Tỷ trọng %
1 Kiểm tra thường kỳ (20%), Giữa kỳ (30%), Cuối kỳ (50%) 100
2 Kiểm tra thường kỳ (20%), Giữa kỳ (30%), Cuối kỳ (50%) 100
3 Lab work fundamental theoretical background 100
4 Lab skills + report 100

b. Các thành phần đánh giá


Phương pháp đánh giá Tỷ trọng %
Đánh giá thường xuyên 20
Lý thuyết Kiểm tra giữa kỳ 30
Kiểm tra cuối kỳ 50
Lý thuyết thực hành 50
Thực hành
Kỹ năng thực hành + báo cáo 50

c. Thang điểm đánh giá: Theo học chế tín chỉ

Ngày biên soạn: 08 tháng 06 năm 2020

Giảng viên biên soạn:


TS. Nguyễn Ngọc Ẩn
TS. Nguyễn Thị Diệu Hạnh,
TS. Phạm Tấn Việt

Trưởng bộ môn:
TS. Nguyễn Thị Kim Anh

You might also like