You are on page 1of 107

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆN CÂY ĂN QUẢ MIỀN NAM

ĐỒNG THÁP ***


***

THUYẾT MINH CHI TIẾT

ĐỀ TÀI KHOA HỌC CÔNG NGHỆ


CẢI THIỆN PHẨM CHẤT TRÁI QUÝT HỒNG HUYỆN LAI VUNG,
TỈNH ĐỒNG THÁP (GIAI ĐOẠN 2)

Cơ quan chủ trì đề tài : Viện Cây ăn quả miền Nam


Chủ nhiệm đề tài : TS. Trần Thị Oanh Yến

ĐỒNG THÁP - 07/2022


Mẫu 2B
Kèm theo văn bản số 71/HD-SKHCN
ngày 18 tháng 01 năm 2021

THUYẾT MINH ĐỀ TÀI


ỨNG DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ CẤP TỈNH

I. THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỀ TÀI

1 Tên đề tài:
Cải thiện phẩm chất trái quýt Hồng huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp (giai đoạn 2)
- Mã số đề tài (được cấp khi phê duyệt):
- Cấp quản lý: Cấp tỉnh; Cấp cơ sở;
2 Thời gian thực hiện: 53 tháng
(Từ tháng 07/2022 đến tháng 12/2026)
3 Thuộc Chƣơng trình, dự án (Ghi rõ tên chương trình, dự án): ........................
Độc lập
4 Tình trạng đề tài: Mới
Kế tiếp hướng nghiên cứu của chính nhóm tác giả
Kế tiếp nghiên cứu của người khác
5 Tổng kinh phí thực hiện: 4.900 triệu đồng, trong đó:
5.1. Nguồn kinh phí Kinh phí (triệu đồng)
- Từ Ngân sách sự nghiệp khoa học 4.900
- Từ nguồn tự có của tổ chức chủ trì -
- Từ nguồn khác -
5.2. Phương thức khoán chi: Khoán từng phần
Khoán đến sản phẩm cuối cùng
6 Loại hình triển khai: Nghiên cứu ứng dụng; Nghiên cứu triển khai
7 Chủ nhiệm đề tài:
Học hàm, học vị, họ và tên: TS. Trần Thị Oanh Yến, Giới tính: Nữ
Điện thoại liên lạc: 0908614835, E-mail: tranthioanhyen@gmail.com
Tên tổ chức đang công tác: Viện Cây ăn quả miền Nam
Địa chỉ tổ chức: xã Long Định, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang
Chức vụ hiện tại: Phó Viện trưởng

1
8 Thƣ ký đề tài:
Học hàm, học vị, họ và tên: ThS. Nguyễn Nhật Trường, Giới tính: Nam
Điện thoại liên lạc: 0903118120, E-mail: nhattruongsofri@yahoo.com
Tên tổ chức đang công tác: Viện Cây ăn quả miền Nam
Địa chỉ tổ chức: xã Long Định, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang
Chức vụ hiện tại: Phó trưởng Bộ môn Chọn tạo giống Cây ăn quả
9 Tổ chức chủ trì đề tài:
Tên tổ chức chủ trì đề tài: Viện Cây ăn quả miền Nam
Địa chỉ: xã Long Định, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang
Điện thoại: 0273 3893129
Website: www.sofri.org.vn
Họ và tên thủ trưởng tổ chức: TS. Võ Hữu Thoại
Số tài khoản: 3713.0.1052497
Tại Kho bạc Nhà nước tỉnh Tiền Giang
10 Các tổ chức phối hợp chính thực hiện đề tài: (nếu có)
10.1. Tổ chức 1: Chi cục Trồng trọt và BVTV tỉnh Đồng Tháp
Tên thủ trưởng tổ chức: TRẦN THANH TÂM
Điện thoại: 0277.3851230
Địa chỉ: Số 254, Nguyễn Huệ, Phường 2, TP. Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp
Số tài khoản: 6911.00000.78350
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển chi nhánh Đồng Tháp
10.2. Tổ chức 2: Trung tâm Ứng dụng Nông nghiệp công nghệ cao tỉnh Đồng
Tháp
Tên thủ trưởng tổ chức: Nguyễn Văn Năm
Điện thoại: 0979876399; Fax: .....................................................
Địa chỉ: ĐT 848, ấp Đông Khánh, xã Tân Khánh Đông, TP. Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp
Số tài khoản: .........................................................................................................
Tại kho bạc/Ngân hàng: ...................................................................................

2
11 Các cán bộ thực hiện đề tài:
(Chỉ ghi những người có đóng góp khoa học và chủ trì thực hiện những nội dung chính
của đề tài)
Thời
Tổ chức công
Học hàm, học vị, họ gian
tác ngƣời Nội dung công việc tham gia
tên ngƣời tham gia làm việc
tham gia
(tháng)
(1) (2) (3) (4) (4)
01 TS. Trần Thị Oanh Yến Viện - Chủ nhiệm đề tài. 14,23
CAQMN - Thực hiện khảo nghiệm diện
hẹp, diện rộng, khảo nghiệm có
kiểm soát.
- Đánh giá ảnh hưởng của các
loại gốc ghép khác nhau trên
đặc tính không/ít hạt, chất
lượng quả, sinh trưởng của các
dòng quýt Hồng mới tạo ra.
- Đánh giá tính ổn định về số
hạt/trái của các dòng quýt Hồng
không/ít hạt triển vọng qua các
thế hệ nhân giống, tuổi cây và
các loại gốc ghép khác nhau.
02 ThS. Nguyễn Nhật Viện - Thư ký đề tài. 5,0
Trường CAQMN - Thực hiện khảo nghiệm diện
hẹp, diện rộng, khảo nghiệm có
kiểm soát.
- Đánh giá ảnh hưởng của các
loại gốc ghép khác nhau trên
đặc tính không/ít hạt, chất
lượng quả, sinh trưởng của các
dòng quýt Hồng mới tạo ra.
- Đánh giá tính ổn định về số
hạt/trái của các dòng quýt Hồng
không/ít hạt triển vọng qua các
thế hệ nhân giống, tuổi cây và
các loại gốc ghép khác nhau.
03 TS. Nguyễn Thành Viện - Đánh giá thành phần dịch hại, 3,0
Hiếu CAQMN mức độ gây hại và quản lý dịch
hại trên các dòng quýt Hồng
không/ít hạt triển vọng tại các
điểm thí nghiệm.
- Khảo nghiệm có kiểm soát
các dòng quýt Hồng không/ít
hạt có triển vọng.

3
04 TS. Trần Thị Mỹ Hạnh Viện - Đánh giá thành phần dịch hại, 4,0
CAQMN mức độ gây hại và quản lý dịch
hại trên các dòng quýt Hồng
không/ít hạt triển vọng tại các
điểm thí nghiệm.
- Khảo nghiệm có kiểm soát
các dòng quýt Hồng không/ít
hạt có triển vọng.
- Xây dựng quy trình kỹ thuật
canh tác giống quýt Hồng
không/ít hạt triển vọng.
05 ThS. Đào Thị Bé Bảy Viện - Phân tích, đánh giá các đặc 4,0
CAQMN tính về chất lượng và tính ổn
định về số hạt/trái của các dòng
quýt Hồng không/ít hạt triển
vọng trong các khảo nghiệm
diện hẹp, diện rộng.
- Đánh giá ảnh hưởng của các
loại gốc ghép khác nhau trên
đặc tính không/ít hạt, chất
lượng quả, sinh trưởng của các
dòng quýt Hồng mới tạo ra.
06 ThS. Phạm Thành Chul Viện - Thực hiện khảo nghiệm diện 6,0
CAQMN hẹp, diện rộng, khảo nghiệm có
kiểm soát.
- Đánh giá ảnh hưởng của các
loại gốc ghép khác nhau trên
đặc tính không/ít hạt, chất
lượng quả, sinh trưởng của các
dòng quýt Hồng mới tạo ra.
07 ThS. Nguyễn Ngọc Viện - Khảo nghiệm có kiểm soát 4,0
Anh Thư CAQMN các dòng quýt Hồng không/ít
hạt có triển vọng.
- Đánh giá ảnh hưởng của các
loại gốc ghép trên các dòng
quýt Hồng không/ít hạt triển
vọng.
08 ThS. Nguyễn Vũ Sơn Viện - Đánh giá ảnh hưởng của các 6,0
CAQMN loại gốc ghép trên các dòng
quýt Hồng không/ít hạt triển
vọng.

4
- Nghiên cứu ảnh hưởng của
chất điều hòa sinh trưởng đến
năng suất và chất lượng trái của
các dòng quýt Hồng không/ít
hạt.
- Xây dựng quy trình kỹ thuật
canh tác giống quýt Hồng
không/ít hạt triển vọng.
09 ThS. Hồ Mỹ Tú Viện - Phân tích, đánh giá các đặc 4,0
CAQMN tính về chất lượng và tính ổn
định về số hạt/trái của các dòng
quýt Hồng không/ít hạt triển
vọng.
- Vi ghép tạo cây S0, cây S1
của các dòng quýt Hồng
không/ít hạt được tuyển chọn.
10 KS. Bùi Thị Mỹ Bình Viện Phân tích, đánh giá các đặc tính 4,0
CAQMN về chất lượng và tính ổn định
về số hạt/trái của các dòng quýt
Hồng không/ít hạt triển vọng.
11 ThS. Trần Thị Tuyết Chi cục Đánh giá dịch hại trên các dòng 2,36
Ngọc Trồng trọt và quýt Hồng không/ít hạt có triển
BVTV Đồng vọng.
Tháp
II. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG ÁN TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
12 Mục tiêu và phạm vi thực hiện của đề tài
12.1. Mục tiêu tổng quát (bám sát mục tiêu đặt hàng)
Tuyển chọn được 01-02 giống quýt Hồng không/ít hạt, chất lượng cao.
12.2. Mục tiêu cụ thể (cụ thể hóa mục tiêu đặt hàng đã được phê duyệt)
- Tuyển chọn được 01-02 giống quýt Hồng mới được tự công bố lưu hành có các
đặc tính:
+ Số hạt trên trái ≤ 5 hạt.
+ Tỉ lệ dịch trái ≥ 30%.
+ Chỉ số TSS/TA ≥ 15.
+ Các đặc tính phải ổn định (theo gốc ghép, theo thế hệ canh tác và theo tuổi cây).
+ Những đặc tính khác của trái quýt Hồng vẫn được giữ nguyên (vỏ trái có màu
vàng cam, trái dạng cầu dẹt; khối lượng trái trung bình 160-180g/trái, năng suất tương
đương so với giống quýt Hồng đang được trồng phổ biến ở cùng tuổi cây).

5
12.3. Đối tượng nghiên cứu
- Các dòng quýt Hồng chiếu xạ (không/ít hạt) có triển vọng đã được chọn lọc ở
giai đoạn 1 của đề tài (05 dòng quýt Hồng chiếu xạ được chọn lọc và 01 giống quýt
Hồng được nhân giống từ cây quýt Hồng đầu dòng làm đối chứng).
- Chọn lọc các giống gốc ghép sinh trưởng khỏe, chống chịu bệnh hay các yếu tố
bất lợi, hay giống gốc ghép đang được sử dụng phổ biến như cam Mật, chanh Tàu, Sảnh,
Quách,... nhằm đánh giá chọn giống gốc ghép thích hợp cho dòng quýt Hồng không/ít
hạt mới tạo ra.
12.4. Phạm vi nghiên cứu
Các khảo nghiệm, thí nghiệm giống/dòng quýt Hồng không/ít hạt có triển vọng
được thực hiện tại huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp và tại Viện Cây ăn quả miền Nam.
13 Tổng quan tình hình nghiên cứu, luận giải về mục tiêu và những nội dung
nghiên cứu của đề tài (Chú thích và trích dẫn rõ ràng các tài liệu đã tham khảo)
13.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài (Mô tả, phân tích,
đánh giá đầy đủ, rõ ràng mức độ thành công, hạn chế của các kết quả công trình nghiên
cứu trong và ngoài nước có liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu của đề tài)
13.1.1 Tổng quan kết quả thực hiện giai đoạn 1 của đề tài
Kết quả thực hiện giai đoạn 1 của đề tài từ năm 2015-2021, đã tuyển chọn được
02 cây đầu dòng quýt Hồng được Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Đồng Tháp công nhận
theo Quyết định số 57/QĐ-SNN ngày 24/3/2020 mang mã hiệu C.QUYT
HONG.87.876.30220.20.01 (QHLV-23a), C.QUYT HONG.87.876.30220.20.01
(QHLV-23b).
Từ cây dòng quýt Hồng sạch bệnh vàng lá Greening và Tristeza qua kiểm tra
bằng phương pháp PCR và RT-PCR đã chuyển giao cho Trung tâm Ứng dụng Nông
nghiệp công nghệ cao tỉnh Đồng Tháp để xây dựng vườn cây đầu dòng quýt Hồng phục
vụ nhân giống cây sạch bệnh cho sản xuất.
Sử dụng tia gamma chiếu xạ gây đột biến trên mầm ngủ của giống quýt Hồng đã
xác định được liều chiếu xạ tia gamma thích hợp trên mầm ngủ quýt Hồng từ 3,0 - 5,0
Krad trong việc tạo giống quýt Hồng ít hạt. Sau 05 năm trồng các dòng quýt Hồng chiếu
xạ gây đột biến ngoài đồng đã tuyển chọn được 40 dòng quýt Hồng chiếu xạ có số
hạt/trái thấp hơn, chất lượng trái từ bằng đến cao hơn so với giống quýt Hồng được trồng
phổ biến trong sản xuất. Trong đó, 15 dòng quýt Hồng chiếu xạ có số hạt/trái ≤ 3 hạt, độ
lệch chuẩn của số hạt/trái thấp; tỉ lệ dịch trái ≥ 30%; chỉ số brix/acid tổng số ≥ 15.
Xác định được nồng độ Colchicine 0,02%, thời gian xử lý 6 giờ trên phôi mầm
quýt Hồng trong điều kiện in-vitro tạo cây quýt Hồng tứ bội cao nhất. Tuy nhiên, thí
nghiệm xử lý Colchicine trên chồi mầm không hiệu quả trong việc gây đột biến tạo cây
quýt Hồng tứ bội.
Tạo được 100 cây quýt Hồng tứ bội trồng ngoài đồng, cây có chiều cao 1,6 -
1,7m, đường kính tán 1,2 - 1,5m. Mỗi cây có thể cho từ 300 - 500 mầm ngủ sử dụng cho
xử lý chiếu xạ để tạo giống quýt Hồng mới.

6
Kết quả đánh giá tính đa dạng di truyền của các dòng quýt Hồng tuyển chọn và
chiếu xạ tia gamma cho thấy, các dòng quýt Hồng tuyển chọn có mối quan hệ di truyền
gần nhau và cùng chung một nhóm. Các dòng quýt Hồng chiếu xạ có triển vọng có sự
khác biệt di truyền so với dòng quýt Hồng đầu dòng. Đã xác định bộ chỉ thị phân tử gồm
33 đoạn mồi SSR được xác định để ứng dụng trong phân tích đa hình và xác định giống
quýt Hồng.
13.1.2 Tổng quan ngoài nƣớc
Nghiên cứu chọn tạo giống cây có múi không hạt
Không hạt là một đặc tính quan trọng của cây có múi, đặc biệt đối với trái tiêu thụ
tươi như quýt. Bên cạnh đặc tính không hạt, các đặc tính khác như độ brix, hàm lượng
acid tổng số, tính dễ lột vỏ, màu sắc vỏ, thịt trái… và hương vị thơm ngon là những tiêu
chí quan trọng trong chương trình chọn tạo giống cam quýt. Trái cam quýt nhiều hạt
không được người tiêu dùng ưa chuộng, ngay cả khi các tính trạng khác tốt. Vì vậy,
nghiên cứu giống không hạt trở thành mục tiêu chính cho các nhà chọn tạo giống cây có
múi khắp thế giới [23]. Cam quýt thương mại thường có rất ít hạt; tuy nhiên, có nhiều
khái niệm không/ít hạt trên cây có múi: trung bình ít hơn 2 hoặc 1,5 hạt/trái được xem
như không hạt [96]; theo Zhu và ctv. (2008), trung bình 2,3 hạt/trái được coi là không
hạt [152]; Varoquaux và ctv. (2000), trái cam quýt được xem là không hạt khi số hạt ít
hơn 5 hạt, trái ít hạt (6-10 hạt/trái) [140]; ở Mỹ trái cam được xem là không hạt khi có từ
0 - 6 hạt [101].
Các giống cây có múi không hạt có giá trị thương mại cao hơn so với giống có
hạt. Hạt được xem như một đặc tính quan trọng cần cải thiện trong tạo giống quýt mới
chất lượng cao [137]. Có nhiều giống cây có múi có các tính trạng chất lượng trái cao
nhưng không thể thương mại được do số hạt trong trái nhiều [37]. Ở các nước có nghề
trồng cây có múi phát triển, các giống cây có múi có hạt được trồng cho trái xen mùa vụ
với giống không hạt do chúng có các đặc tính chất lượng trái tốt hoặc để khắc phục tính
cho trái theo mùa vụ của giống có hạt; trong nghiên cứu tạo giống cây có múi không hạt,
có nhiều phương pháp được sử dụng để tạo giống không hạt như:
(1) Lai giữa nhị bội với tứ bội (2x x 4x hoặc 4x x 2x)
Cây có múi tam bội được tạo ra từ lai hữu tính giữa mẹ tứ bội với bố nhị bội [29,
36]. Cây tam bội sinh trưởng rất mạnh mặc dù giai đoạn nảy mầm và giai đoạn khởi đầu
sinh trưởng rất chậm [45]. Cây tam bội được tạo ra từ các tổ hợp lai giữa nhị bội với tứ
bội không chỉ cho trái không hạt mà còn giữ được các đặc tính tốt của các giống bố, mẹ
như màu sắc vỏ trái, dạng trái… và đặc tính dễ lột ở quýt [128]. Hai giống cây có múi
tam bội là Oroblanco và Melogold là kết quả từ sự lai giữa bưởi nhị bội và bưởi chùm tứ
bội [124], [125].
(2) Phôi tam bội từ các loài đơn phôi dễ dàng được xác định là do các hạt mang
phôi tam bội nhỏ hơn hạt nhị bội từ 1/3 tới 1/6 lần [35]. Các kết quả nghiên cứu cũng
cho thấy rằng khi cấy các phôi chưa thành thục của các hạt kém phát triển là tam bội
trong khi các phôi từ hạt phát triển hoàn toàn được xác định là nhị bội [92].

7
(3) Tạo giống cây có múi không hạt bằng chiếu tia phóng xạ (gamma) để gây đột
biến trên chồi mầm là phương pháp hữu hiệu và nhanh cho kết quả trong việc tạo giống
cây có múi không hạt. Liều chiếu xạ tia gamma thay đổi tùy thuộc loài cây trồng, do đó,
sử dụng tia gamma trong nghiên cứu chọn tạo giống còn hạn chế là do thiếu thông tin về
liều tối hảo cho xử lý chiếu xạ [126].
(4) Đột biến tự nhiên trên cây có múi được ghi nhận trên cành, trái, và trên các
cây trồng từ phôi tâm, cây được nhân giống vô tính bằng chồi mầm. Một vài giống cây
có múi thương phẩm có nguồn gốc từ đột biến tự nhiên có giá trị cao như cam
Washington Navel và bưởi chùm Marsh là các giống được trồng ở Mỹ và một số nước
trên thế giới [126]; cam Salustiana của Tây Ban Nha, hay quýt Satsuma ở Nhật là các
giống đột biến [57]. Một số giống quýt có nguồn gốc từ đột biến cũng đã được tuyển
chọn ở Ý [112] và Tây Ban Nha [25]. Deng (2000) đã báo cáo có 04 giống cam Mật, 08
giống quýt và 05 giống bưởi đã được đưa vào sản xuất ở Trung Quốc từ kết quả chọn tạo
giống không hạt, trong số 17 giống trên, 16 giống có nguồn gốc từ tuyển chọn cây trồng
hạt, từ đột biến cành trong tự nhiên và một giống từ xử lý đột biến trên hạt cam [34].
Công nghệ hạt nhân được ứng dụng trong nghiên cứu chọn tạo giống cây trồng
nhằm cải thiện tính đa dạng di truyền, cải thiện một hoặc vài tính trạng trên giống
thương phẩm; không giống như kỹ thuật chọn tạo giống cổ điển là do sự kết hợp về mặt
di truyền của các gen bố mẹ sẵn có, công nghệ hạt nhân gây ra sự xuất hiện, sự kết hợp
các gen mới với tần số đột biến cao, sử dụng các tia ion gây đột biến ở cây trồng để tạo
ra các thể đột biến có lợi và có giá trị kinh tế cao hơn [19].
Tia bức xạ có thể gia tăng tần số đột biến trong tự nhiên ở cây có múi, các nhà
chọn giống cây có múi trên thế giới đã có nhiều thành công trong việc làm giảm số
hạt/trái hay tạo giống cây có múi không hạt bằng chiếu tia X hoặc tia gamma trên hạt,
hay trên mầm ngủ của các giống cây có múi thương phẩm. Hensz (1971) đã tạo ra giống
bưởi chùm không hạt Star Ruby bằng phương pháp xử lý đột biến hạt của giống bưởi
chùm Foster có hạt [51]. Hensz (1977) đã xử lý đột biến bằng tia X trên mầm ngủ của
giống bưởi chùm không hạt Red Ruby, nhằm cải thiện phẩm chất trái và đặc tính ra trái
[52]. Russo và ctv. (1981) đã xử lý chồi của giống quýt Clementine (Citrus reticulata
Blanco) bằng tia gamma với mục đích tạo ra các dòng ít hạt, đã tạo ra một số chồi cho
trái có số hạt trên trái giảm so với giống quýt Clementine [111]. Hearn (1984) xử lý hạt
cam, bưởi chùm với tia gamma đã tạo ra các giống cam và bưởi chùm không hạt [47].
Hearn (1986) đã xử lý mầm ngủ của giống bưởi chùm Foster để tạo ra giống có số
hạt/trái giảm (không hạt thương mại), kết quả đã chọn lọc được 04 dòng có số hạt/trái
giảm ổn định qua 04 năm khảo sát [49]. Tại trường Đại học California (Mỹ) thực hiện
tạo giống cây có múi không hạt từ giống thương phẩm bằng xử lý mầm ngủ với tia
gamma. Từ xử lý tia gamma trên 4.500 mầm ngủ của các giống Encore, Kinnow,
Fairchild, W. Murcott, Murcott, Lee, Kara, Fremont, Ortanique, Fallglo, Daisy, Fortune,
Dancy, Nova, Sue Linda Temple, Sunburst, các con lai quýt tuyển chọn và cam
Valencia; khoảng 50% các cây được tạo ra, tuyển chọn các dòng có triển vọng cho khảo
nghiệm đồng ruộng, 20 cá thể có số hạt/trái thấp được tuyển chọn và được đánh giá ở
04-05 vị trí khác nhau. Dù các cá thể xử lý đột biến chỉ cho trái vài trăm cá thể nhưng họ
đã chọn được một số cá thể có triển vọng với số lượng hạt/trái thấp, các cá thể này có
nguồn gốc từ giống Encore, W. Murcott và Kinnow [108].

8
Các đột biến tự phát hoặc nhân tạo đóng vai trò quan trọng trong chọn tạo giống
cây ăn trái với mục tiêu cải thiện các đặc tính như kích thước cây, thời gian ra hoa, thời
gian chín của trái, màu vỏ trái, khả năng tự thụ phấn, cải thiện độ dày vỏ trái và khả năng
chống chịu với các tác nhân gây bệnh đã tạo ra nhiều giống cây đáp ứng các yêu cầu trên
phục vụ cho sản xuất [75], [100]. Trong đó, phương pháp gây đột biến bằng tia gamma
đã được sử dụng hiệu quả với nhiều giống cây có múi, chiếu xạ trên mầm tạo ra tần suất
đột biến cao, tạo ra nhiều biến dị. Cây sau chiếu xạ được chọn lọc và khảo nghiệm sau
đó ra chọn giống đáp ứng yêu cầu sản xuất. Các mục tiêu đặt ra trong chọn giống cây có
múi bằng phương pháp gây đột biến là tạo giống có trái không hạt, cây không gai, tạo
màu trái và thịt trái hấp dẫn hơn phù hợp thị hiếu của người tiêu dùng [76].
Bức xạ gamma đã được ứng dụng rộng rãi trong chọn tạo giống cây có múi để tạo
giống không hạt tại Trung Quốc được thực hiện bởi Jing và ctv. (2017) trên giống cam
đa phôi “Meiguicheng” (Citrus sinensis) với tia gamma và dạng ban đầu (cây lấy mầm
để chiếu xạ) đã được sử dụng để xác định mối quan hệ giữa bức xạ gamma và cơ chế tạo
trái không hạt. Kết quả cho thấy, cá thể không hạt tạo ra từ đột biến tia gamma và dạng
ban đầu đều là thể lưỡng bội, có cấu tạo hoa giống nhau. Sự sai lệch nhiễm sắc thể do
phóng xạ làm giảm số lượng và khả năng sống sót của hạt phấn ở thể đột biến không hạt.
Tuy nhiên, quan sát tế bào học trên các tế bào hạt phấn cho thấy không có sự khác biệt
về các nhiễm sắc thể ở mỗi giai đoạn phân bào của cả thể đột biến và dạng ban đầu. Do
đó, khả năng bất thụ của hạt phấn ở thể đột biến không hạt không do rối loạn quá trình
phân bào gây ra. Ngoài ra, sai lệch nhiễm sắc thể do bức xạ gamma gây ra khiến tỉ lệ
không hạt của trái cao hơn đáng kể (86,21%) ở thể bất dục do noãn trong quá trình tạo
trái không hạt. Sự thụ phấn giữa thể đột biến không hạt và dạng ban đầu cho thấy hạt
phấn từ thể đột biến đã thụ tinh hiệu quả cho dạng ban đầu, cho thấy rằng thể đột biến có
khả năng sinh sản đực, có thể được sử dụng làm bố trong các chương trình lai tạo giống.
Tuy nhiên, trái phát triển từ hoa của cá thể đột biến được thụ phấn với dạng ban đầu tạo
trái ít hạt, hạt nhỏ hơn hoặc chỉ có phôi. Do đó, sự không hạt của thể đột biến rõ nhất ở
thể bất dục noãn, tế bào phôi có thể phát triển và triệt tiêu hạt của giống này, nhưng tỉ lệ
của cá thể bất dục noãn được tạo ra từ đột biến thấp [60]. Mặt khác, tự không dung hợp
cũng là nguyên nhân gây ra không hạt như các giống bưởi không hạt nổi tiếng của Thái
Lan, để sản xuất trái không hạt, các giống bưởi được khuyến cáo trồng tách biệt với các
giống cây có múi khác (không có tác nhân thụ phấn) [122].
Độ nhạy của đột biến (LD50) của cây có múi trong khoảng 40-100 Gy tùy thuộc
vào loài và giống. Mầm, hạt, vật liệu in-vitro của cây có múi đều mẫn cảm với tia
gamma [113], [117]. Một giống cây có múi đột biến không gai được tạo ra từ chiếu xạ
tia gamma liều 80-100 Gy trên phôi chưa thành thục của giống cam (Citrus sinensis)
[117], trong khi các hạt thành thục được chiếu xạ với liều 100 Gy [68]. Hai giống đột
biến đã được chọn lọc là “Hongju 418” và “Hongju 420” [68]. Citrus paradisi cv
Hudson đã được xử lý với neutron nhiệt đã tạo được giống không hạt “Star ruby” [33].
Với mục đích làm giảm số hạt của trái cây có múi, phương pháp sử dụng phóng
xạ được thực hiện trong chương trình chọn giống thì nhanh hơn so với việc lai tạo đã
được áp dụng phổ biến trong các chương trình nghiên cứu chọn tạo giống cây có múi ở
các nước trên thế giới. Berken Çimen và ctv. (2020) đã sử dụng tia gamma chiếu xạ trên
mầm với mục tiêu làm giảm số hạt và cải thiện chất lượng của giống Ortanique tangor

9
(C. reticulata × C. sinensis). Mầm của giống Ortanique tangor được xử lý với tia gamma
(nguồn Cobalt-60) liều 50 Gy vào tháng 4/2014. Mầm sau xử lý được ghép trên gốc
ghép, tỉ lệ mầm hình thành cây được ghi nhận là 60,34%. Để đánh giá tính ổn định của
đột biến, những cây được ghép lần 3 được trồng cho đánh giá vào năm 2017. Từ 852 cây
Ortanique tangor đột biến trồng ra đồng, có 68 cây cho trái và đánh giá 19 chỉ tiêu chất
lượng trái như số hạt, đường kính trái, chỉ số chín của trái... Đường kính trái của các cây
trong quần thể cây đột biến ghép lần 3 từ 56,72-84,79 mm, khối lượng trái 90-
287,6g/trái, số hạt từ 0,6-13,1 hạt/trái và có 18 cây có số hạt/trái ≤ 4 hạt, trong khi số hạt
của cây Ortanique tangor không chiếu xạ là 10,7 hạt/trái; các đặc tính khác của trái như
khối lượng trái, chiều cao trái, đường kính trái, cỡ trái của cây qua chiếu xạ tương tự như
trái Ortanique tangor [22].
Bên cạnh việc tạo giống cây có múi không hạt hoặc cải thiện chất lượng trái, tia
gamma còn được sử dụng trong tạo giống chống chịu bệnh. Bệnh Mal secco (do nấm
Phoma tracheiphila (Petri) Kantsch. và Gik.) gây hại nhiều vùng trồng chanh trên toàn
thế giới, trong đó có giống chanh không hạt được người tiêu dùng ưa chuộng. Năm mức
liều chiếu xạ gồm 0, 3, 5, 7 và 9 Krad của bức xạ gamma Cobalt-60 đã được sử dụng gây
đột biến trên mầm của giống chanh “Kutdiken” (Citrus limon (L.) Burm. F.). Các cá thể
đột biến được nhân giống đến thế hệ thứ 3, có 358 cây đột biến ở thế hệ thứ nhất và 478
cây được ghép lần 3 (thế hệ thứ 3) được khảo sát số hạt/trái và khả năng chống chịu
bệnh Mal secco trong điều kiện ngoài đồng và trong nhà kính. Giống chanh “Kutdiken”
có LD50 ở bức xạ gamma 5 Krad. Số hạt/trái biến động từ 0-34 hạt/trái. Mức độ chống
chịu bệnh Mal secco cũng khác nhau giữa các cây từ 1,0 (không có triệu chứng) đến 4,3
(mức độ nhiễm bệnh cao). Các cây không hạt và cây chống chịu Mal secco nhận được từ
liều chiếu xạ 5 và 7 Krad, 03 cây từ liều chiếu xạ 5 krad cho trái giống chanh hơn, trong
khi ở liều chiếu xạ 7 Krad làm thay đổi hình thái cây và cho trái chín sớm. Kết quả của
nghiên cứu này của Gulsen và ctv. (2007) cho thấy chiếu xạ tia gamma trên mầm giống
chanh “Kutdiken” có hạt đã tạo ra được giống chanh không hạt và có khả năng chống
chịu bệnh Mal secco [44].
Kỹ thuật gây đột biến được sử dụng để cải thiện nhiều tính trạng hữu ích như kích
cỡ cây, thời gian ra hoa, thời gian trái chín, màu sắc trái, khả năng tự dung hợp, và tính
kháng đối với mầm bệnh. Hiện nay, số giống có nguồn gốc từ gây đột biến tăng đáng kể
[50], [75]. Trên cây có múi, đột biến bằng tia gamma được sử dụng hiệu quả trên một vài
loài; chiếu xạ tia gamma trên mầm ngủ có thể gây ra tần số đột biến cao dẫn tới tạo ra
giống mới đa dạng hơn so với giống ban đầu. LD50 chiếu xạ trên mầm ngủ cây có múi
trong phạm vi từ 40-100 Gy [113], [117] phụ thuộc vào loài và giống. Đột biến tạo giống
không hạt gần đây của giống bưởi chùm Foster được chọn lọc từ mầm ngủ chiếu xạ tia
gamma liều 50 Gy [81]. Chanh Eureka và Israeli villafranca được chiếu xạ tia gamma
liều 60 và 50 Gy một cách tương ứng và các giống không hạt mới được đưa vào sản xuất
[48]. Một giống bưởi chùm đột biến Red Rio có thịt trái và nước trái màu đỏ có nguồn
gốc từ xử lý chiếu xạ bưởi chùm Red Ruby bằng tia gamma, liều 80 Gy được phóng
thích vào năm 1984 [118]. Các mầm ngủ của các giống bưởi, quýt, cam Navel chiếu xạ
bằng tia gamma với các liều 30-75 Gy đã chứng tỏ liều càng cao ảnh hưởng đột biến
càng cao, trong khi cam Valencia và bưởi chùm tạo ra nhiều dòng không hạt ở các liều
chiếu xạ cao [145].

10
Tại Israel, đột biến bằng tia gamma là một kỹ thuật được sử dụng phổ biến để tạo
giống mới có đặc tính không hạt ở trái của cây có múi [43]. Trong chương trình chọn tạo
giống cây có múi của Israel, 08 giống quýt đã được chiếu xạ bằng tia gamma trên mầm
ngủ và các giống không hoặc ít hạt đã được chọn từ các cá thể của giống chiếu xạ tương
ứng theo từng cặp để so sánh chúng với nhau trên các tính trạng chất lượng trái. Các
giống quýt được so sánh là: “Rishon” với “Kedem”; “Michal” với “Michal” chiếu xạ;
“Merav” với “Meravit”; “Vered” với “Vardit”; “Ora” với “Or”; “Murcott” với “Mor”;
“Shani” với “Shani” chiếu xạ; “King” với “King” chiếu xạ. Kết quả cho thấy rằng chọn
tạo giống đột biến bằng tia gamma đã làm giảm số hạt/trái trung bình từ 70 - 92%, làm
chậm thời gian chín của các giống quýt chín sớm như “Rishon” và “Michal” từ 8 - 13
ngày, nhưng không làm chậm thời gian chín của hầu hết các giống chín trung bình và
chín muộn. Đột biến tia gamma cũng làm giảm khối lượng trái của 7/8 giống có số
hạt/trái thấp từ 6 - 41g trên trái. Tia gamma đã làm thay đổi thành phần hóa sinh và chất
lượng dinh dưỡng, trong số mẫu khảo sát chỉ một vài dòng không thay đổi ngược lại các
dòng chiếu xạ khác có mức TSS, acid, Vitamin C và chất chống oxi hóa tổng số cao hay
thấp hơn so với đối chứng. Kết quả đánh giá cảm quan cho thấy hầu hết các giống ít hạt
do chiếu xạ tia gamma có hương vị nhẹ hay khác biệt có ý nghĩa hơn so với giống không
chiếu xạ [43].
Tại Ấn Độ, Rattanpal và ctv. (2019) đã tạo ra sự biến dị di truyền của giống quýt
Kinnow (Citrus nobilis Lour × C. deliciosa Tenora) bằng cách sử dụng bức xạ gamma.
Bốn trăm mầm quýt Kinnow được chiếu xạ ở liều 30 Gy, mầm sau chiếu xạ được ghép
trên gốc ghép chanh sần. Từ 400 mầm qua chiếu xạ thu được 188 cây và trồng ra đồng.
Sau 03 năm trồng, kết quả ghi nhận được 6,4% cây có số hạt < 10,3 hạt/trái, 39,4% số
cây có số hạt từ 10,3-20,3 hạt/trái và 54,7% cây có số hạt > 20,3 hạt/trái. Khối lượng trái
từ 94,3-253,2 g/trái, trong đó 46,8% cây mang trái nhỏ. Trong số 188 cây chiếu xạ tia
gamma có 11 cây đột biến có số hạt < 8 hạt/trái và có các tính trạng ưu thế hơn giống
Kinnow ban đầu, từ các cá thể này đã chọn ra được giống mới có tên “PAU Kinnow-1”
cho vùng trồng cây có múi thuộc Bang Punjab, Ấn Độ [103].
Bưởi Majia (Citrus maxima (Burm.) Merr.) là giống bưởi đặc biệt của tỉnh Giang
Tây, Trung Quốc, nổi tiếng với hương vị thơm ngon, hàm lượng lycopene cao, nhược
điểm của giống bưởi “Majia” là hoa không tự thụ phấn của chính nó mà cần phải thụ
phấn từ nguồn phấn hoa của giống bưởi khác, khi thụ phấn bổ sung thì trái có 120-200
hạt. Để có được trái bưởi “Majia” không hạt, Li Yang và ctv. (2020) đã sử dụng phấn
hoa của giống bưởi Chua chiếu xạ tia gamma 1.000 Gy Cobalt-60 để thụ phấn cho bưởi
Majia. Sự thụ phấn này đã tạo nên trái bưởi Majia không hạt nhưng vẫn giữ được các
đặc tính khác (tương tự như trái bưởi Majia thụ phấn với giống bưởi không qua chiếu xạ
tia gamma) như khối lượng trái, đường kính trái, dày vỏ, TSS, hàm lượng vitamin C,
hàm lượng đường tổng số và acid tổng số. Điểm đặc biệt là phấn hoa của giống bưởi
Chua không ảnh hưởng bởi việc chiếu xạ tia gamma, thí nghiệm kiểm tra sự nẩy mầm
của hạt phấn trong in-vitro cho thấy phấn vẫn phát triển bình thường trong quá trình thụ
phấn đến phát triển trong ống phấn và thụ tinh trong noãn. Trong thịt của trái không hạt
có chứa hàm lượng IAA, GA3 và ZR cao hơn, tỉ lệ (IAA + GA3 + ZR)/ABA cao hơn so
với trái bưởi có hạt. Tuy nhiên, nồng độ IAA, GA3 và ZR và tỉ lệ (IAA + GA3 +
ZR)/ABA trong hạt thì ngược lại so với trong thịt trái. Kết quả này cho thấy, trái được

11
thụ phấn từ nguồn phấn của cây được chiếu xạ có thể duy trì sự tăng trưởng của trái và
làm tăng chất lượng trái. Quá trình khảo sát sự thụ phấn, thụ tinh cho thấy nhân nội nhũ
(endosperm nuclei) kéo dài theo thành của túi phôi ở cả hai loại phấn (xử lý chiếu xạ tia
gamma và không xử lý) ở thời điểm hai tuần sau khi thụ phấn; 07 tuần sau khi thụ phấn,
một số nội nhũ đã bước vào giai đoạn phân bào trong túi phôi được thụ tinh với phấn
hoa không được chiếu xạ, nhưng sự thoái hóa và nhỏ lại của nội nhũ được ghi nhận ở
hầu hết các noãn được thụ tinh với phấn hoa đã được chiếu xạ. Nội nhũ đóng vai trò rất
quan trọng trong sự phát triển của phôi bằng cách cung cấp các chất dinh dưỡng được
lưu trữ trong các tế bào của nó. Nghiên cứu này chứng minh rằng sự thoái hóa nội nhũ
hình thành sớm ở các hạt đang phát triển được thụ phấn bằng phấn hoa được chiếu xạ có
thể là một nguyên nhân cho sự triệt tiêu hạt [71].
Tạo đột biến được Min và ctv. (2012) thực hiện trên cây có múi tại Hàn Quốc,
bằng cách chiếu xạ trên mầm của giống quýt Citrus unshiu Marc. cv. Miyagawa với tia
gamma 120 Gy Cobalt-60, mầm sau khi chiếu xạ được ghép trên gốc cam Chua (C.
aurantium L.) 01 năm tuổi. Từ các cây quýt qua chiếu xạ đã chọn được 03 cây quýt đột
biến có chất lượng trái cao hơn so với đối chứng và được so sánh với dạng ban đầu
(không chiếu xạ tia gamma) để đánh giá thành phần phenolic, phenolic tổng số,
flavonoid tổng số, flavonoid phân phối và D-limonene. Kết quả ghi nhận được việc
chiếu xạ gây ra sự thay đổi phenolic tổng số và hàm lượng flavonoid của vỏ, thịt trái, và
lá của cây quýt đột biến, cũng như hàm lượng D-limonene. Phân tích bằng HPLC cho
thấy hesperidine, narirutin và rutin khác nhau ở các cây quýt đột biến. Qua đó cho thấy
việc chiếu xạ tia gamma trên mầm của giống quýt Citrus unshiu Marc. cv. Miyagawa
làm thay đổi thành phần phenol [82].
Tại Indonesia, phương pháp tạo giống đột biến được thực hiện trên 285 mầm của
02 giống quýt thương mại của Indonesia là (Citrus reticulata Blanco) cv. SoE (Keprok
SoE) và (Citrus reticulata Blanco) cv. Garut (Keprok Garut) và giống bưởi (Citrus
grandis L. Osbeck) cv Nambangan sử dụng tia gamma với liều 0, 20, 40, 60 và 80Gy.
Mầm sau chiếu xạ được ghép trên gốc ghép Tanaman jeruk JC (Japanche citroen) vào
thời điểm 02 ngày sau xử lý chiếu xạ. Cây không xử lý chiếu xạ cũng được trồng cùng
với cây chiếu xạ để đánh giá các đặc tính trái như số hạt/trái, màu vỏ trái và thịt trái. Từ
172 cây quýt và bưởi chiếu xạ ban đầu đã chọn ra được cây không hạt ở quýt SoE và
bưởi Nambangan. Các dòng không hạt hoặc ít hạt được tìm thấy ở cả 02 giống quýt Soe,
Garut và bưởi Nambangan. Quýt Keprok SoE không hạt (0-5 hạt) có 20 cây trong đó 11
cây ở liều chiếu 20Gy và 09 cây ở liều chiếu 40Gy, số cây có số hạt 6-10 hạt (ít hạt) là
56 cây gồm 47 cây ở liều chiếu 20 Gy và 9 cây ở liều chiếu 40 Gy trong khi cây không
chiếu xạ có số hạt từ 12-14 hạt/trái. Đối với giống quýt Keprok Garut sau chiếu xạ thu
được 15 cây không hạt với 14 cây thu được từ liều chiếu 20 Gy và 01 cây của liều chiếu
40 Gy, 13 cây ít hạt ở liều chiếu 20 Gy (09 cây) và 04 cây ở liều chiếu 40 Gy trong khi
số hạt/trái của cây đối chứng là 10-33 hạt/trái. Giống bưởi Nambangan sau chiếu xạ có
04 cây không hạt gồm 03 cây thuộc liều chiếu xạ 20 Gy và 01 cây ở liều chiếu 40 Gy,
cây đối chứng có số hạt 65-140 hạt/trái [130].
Năm 2007, Phòng thí nghiệm Cây có múi của Pontificia Universidad Católica de
Chile được tài trợ từ quỹ FONDEF đã bắt đầu chương trình tạo giống quýt và chanh mới
bằng kỹ thuật chiếu xạ tia gamma. Mầm của các giống quýt lai, Clementine và chanh

12
được chiếu xạ bằng tia gamma (Cobalt-60). Các mầm sau khi được chiếu xạ đã được
ghép thành cây gồm 4.500 cây quýt lai, 1.200 cây quýt Clementine và 2.500 cây Chanh
đã được trồng trong khu thực nghiệm vào năm 2009 ở Pomaire, Chile (33°39‟S,
71°10‟W). Đánh giá nhanh các cá thể về đặc tính số hạt được thực hiện từ năm 2010-
2011 trong điều kiện mật độ trồng dày, có áp dụng biện pháp cắt tỉa cành, bón phân và
tăng cường việc thụ phấn chéo cho cây bằng cách sử dụng 10-12 tổ ong/ha. Sau 02 vụ
thu hoạch, hầu hết các biến dị kiểu hình đã được quan sát ở chanh, có 164 cây không hạt,
04 cây không gai và 01 cây có dạng trái nhỏ cho mục tiêu làm cây cảnh. Đối với cây
quýt chiếu xạ, có 14 dòng được ghi nhận không hạt được chọn lọc, 01 dòng có lá nhỏ
trái dạng kumquat với số hạt/trái ít. Bằng phương pháp chiếu xạ tia gamma trên mầm đã
rút ngắn thời gian tạo giống cây có múi mới trong 05 năm. Tính ổn định của đột biến đã
được đánh giá và khảo nghiệm trong chương trình chọn giống được tiếp tục thực hiện
[77].
Ngoài cây có múi, tia gamma còn được ứng dụng trong tạo giống các loài cây
trồng khác, Khatri và ctv. (2005) đã thu thập 03 dòng đột biến năng suất cao và chín sớm
bằng xử lý hạt Brassica juncea L. cv. S-9 bằng tia gamma (750 to 1.000 KGy) và EMS
[46]. Shah và ctv. (2001) đã phát triển một dòng Brassica mới bằng chiếu xạ là Brassica
napus L cv. ABASIN-95. Tác giả đã xử lý hạt B. napus L. cv. Tower bằng tia gamma
với liều 1,0; 1,2 và 1,4 KGy, kết quả đã tạo được giống mới năng suất dầu cao, kháng
bệnh cháy lá do nấm Alternaria và bệnh gỉ trắng [115].
Bên cạnh việc chiếu xạ, các nghiên cứu về gốc ghép cho cây có múi cũng được
Julia và ctv. (2021) thực hiện trên giống quýt “Tango” là một trong những giống được
trồng nhiều nhất ở Khu vực Địa Trung Hải. Nghiên cứu của Julia và ctv. (2021) đánh giá
ảnh hưởng của gốc ghép lên giống thương phẩm về các đặc tính sinh lý, sinh hóa, dinh
dưỡng và cảm quan của quýt “Tango”, quýt “Tango” được ghép trên gốc ghép Carrizo
Citrange và FA5 ở hai địa điểm nghiên cứu là Sevilla và Huelva và đánh giá theo mùa
thu hoạch. Trái “Tango” từ vùng Sevilla có hàm lượng acid và đường thấp hơn so với
trái ở vùng Huelva do đất ở vùng Sevilla có tỉ lệ cát cao hơn vùng Huelva. Ở cả hai vùng
khảo sát, trái của cây được ghép trên gốc ghép FA5 có hàm lượng đường, acid và đặc
biệt là hàm lượng vitamin C cao hơn so với gốc ghép Carrizo Citrange. Màu sắc vỏ trái
chịu ảnh hưởng chính bởi độ cao so với mực nước biển nên trái của cây trồng ở Huelva
có màu đẹp hơn [61].
- Đặc điểm của hạt phấn và tiểu noãn cây cam, quýt
Hạt phấn được bao bởi lớp vỏ bên ngoài hay còn gọi là bao phấn. Hạt phấn khi
cắt ngang quan sát thấy bên ngoài là vách của hạt phấn gồm hai lớp màng: Màng ngoài
và màng trong. Bên trong vách chứa các hợp chất đặc biệt. Màng ngoài dày biểu hiện
nhiều tầng lớp khác nhau và chứa sporopollenin là terpene đa phân tử; màng trong mỏng
hơn chứa pectin và cellulose. Khi quan sát dưới kính hiển vi điện tử, vỏ ngoài dường
như không có hình dạng ngoại trừ mối liên kết sợi cellulose, là đặc trưng cho lớp tế bào
sơ cấp (Linskens, 1964) [73]. Trong khi hạt phấn phát triển, những tế bào tầng nuôi phân
rã cung cấp dinh dưỡng cho hạt phấn [127]. Theo Spiegel-Roy và Goldschmidt (1996)
[127], sự sinh hạt phấn trải qua hai bước:

13
- Bước đầu tiên trong sự phát triển hạt phấn là sự phát sinh tiểu bào tử. Mỗi tế bào
mẹ tiểu bào tử lưỡng bội phân chia giảm nhiễm, sinh ra bốn tiểu bào tử đơn bội, mỗi tiểu
bào tử đó sẽ phát triển thành một hạt phấn duy nhất.
- Bước thứ hai là sự phát sinh tiểu giao tử, trong đó các tiểu bào tử phân hóa
thành các hạt phấn hoạt động. Hạt phấn chín có liên quan tới sự phân chia nguyên nhiễm
của mỗi tiểu bào tử đơn bội. Khi hạt phấn chín bao phấn thường có màu vàng sáng.
Spiegel-Roy và Goldschmidt (1996) [127] cho rằng tiểu noãn của cam quýt có
kiểu đính dạng noãn ngược, với lỗ noãn đối diện với trục của bầu noãn. Tiểu noãn chín
bao gồm cuống noãn, phôi tâm, túi phôi có tám nhân và hai lớp vỏ tiểu noãn.
- Cuống noãn là một cọng nhỏ mang tiểu noãn và đính tiểu noãn vào thai tòa.
- Phôi tâm là một mô do cây mẹ sinh ra.
Theo (Spiegel-Roy và Goldschmidt, 1996), giai đoạn đầu trong sự phát triển mầm
noãn thì nguyên bào tử được hình thành mở đầu cho sự phát sinh đại bào tử. Nguyên bào
tử phát sinh từ một hoặc một số tế bào dưới biểu bì trước, tế bào này có kích thước và
nhân lớn hơn tế bào chung quanh. Nguyên bào tử phân chia một lần tạo thành tế bào bên
ngoài là tế bào tầng nuôi, tế bào bên trong là tế bào mẹ túi phôi (tế bào mẹ đại bào tử);
thỉnh thoảng có hơn một tế bào mẹ túi phôi được hình thành trong noãn. Tế bào mẹ túi
phôi trải qua giảm phân hai lần cho ra bốn đại bào tử (n) nhiễm sắc thể tương đồng xếp
thẳng hàng dọc theo chiều dài của nhân. Ba tế bào sẽ thoái hóa, tế bào thứ tư trở thành
đại bào tử với nhân đơn bội và chuẩn bị nguyên phân lần đầu (đại bào tử này tạo sự khởi
đầu của túi phôi). Sau lần nguyên phân đầu tiên, hai nhân mới được hình thành và đi về
các cực của tế bào, tế bào bị kéo dài ra và phát triển thêm nữa để sản xuất ra túi phôi, kế
đến tế bào chất không gia tăng và không bào lớn xuất hiện. Tiếp theo sau đó, hai nhân
thực hiện hai lần nguyên phân làm xuất hiện bốn nhân ở mỗi cực nghĩa là xuất hiện giai
đoạn tám nhân của túi phôi: Tế bào trứng (noãn cầu) với hai trợ cầu (tế bào kèm) nằm ở
cuối lỗ noãn, tại vị trí này trứng sẽ trưởng thành và sẵn sàng thụ tinh; ba tế bào đối cầu
nằm ở đầu đối diện; hai nhân phụ nằm ở giữa túi phôi. Túi phôi với tế bào tám nhân
được gọi là giao tử thực vật cái [127].
Theo Jackson và Gmitter (1997) [58], đặc điểm trưởng thành (thành thục, chín)
sớm hay muộn của tiểu noãn phụ thuộc chủ yếu vào giống, bưởi chùm Foster có tiểu
noãn trưởng thành trước khi hoa nở vài ngày, cam Pineapple có tiểu noãn trưởng thành
ngay lúc hoa nở và cam Washington Navel cùng quýt Satsuma có tiểu noãn trưởng thành
sau khi hoa nở vài ngày. Đặc điểm này có thể bị ảnh hưởng bởi một số tác nhân bên
trong và bên ngoài.
- Sự thụ phấn và thụ tinh của cam, quýt
Thụ phấn là quá trình hạt phấn di chuyển đến nướm nhụy [127]. Theo Linkens
(1964) [73], có ba kiểu nẩy mầm của hạt phấn:
(a) Một số hạt phấn chỉ cần môi trường nước cho sự biến dưỡng khi nẩy mầm,
ống phấn nhú ra khi hạt phấn có sự đáp ứng tác động năng lượng từ bên ngoài và thường
tỉ lệ nẩy mầm của hạt phấn rất thấp;

14
(b) Một cách nẩy mầm khác, bên cạnh nước, hạt phấn cần một số hóa chất đặc
biệt giống với thành phần của dịch nướm nhụy, trong một số trường hợp được xác định
là đường, trong trường hợp khác là các acid hữu cơ;
(c) Hạt phấn chỉ nẩy mầm trong dung dịch đường với nồng độ nhất định và nồng
độ này khác nhau ở các loài khác nhau. Đường có chức năng như nguồn cung cấp dinh
dưỡng và là tác nhân thẩm thấu cần thiết. Sự nẩy mầm của hạt phấn phụ thuộc vào tuổi
và độ chín của hạt phấn, nhiệt độ trong suốt thời kỳ nở hoa.
Spiegel-Roy và Goldschmidt (1996) cho rằng hạt phấn cam quýt dính và kết chặt
như những cây thụ phấn nhờ côn trùng khác. Hoa cam quýt hấp dẫn côn trùng nhờ phấn,
mật hoa, hương thơm đặc trưng và tràng hoa dễ nhận biết. Bù lạch và nhện rất nhiều trên
hoa, ong mật là tác nhân chính trong việc thụ phấn chéo tự nhiên. Gió là tác nhân phụ
trong sự thụ phấn ở cam quýt. Tự thụ phấn có thể xảy ra ở những kiểu di truyền tự tương
hợp bởi hạt phấn tung ra do gió hay tiếp xúc trực tiếp của bao phấn và nướm nhụy cái
(gặp nhiều ở những giống có nhị chín trước). Nhiệt độ ảnh hưởng đáng kể khả năng thụ
phấn, ảnh hưởng tốc độ tăng trưởng của ống phấn cũng như hoạt động của ong. Sức
sống hạt phấn và khả năng sinh sản của noãn thường bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ [127].
Sự nẩy mầm của hạt phấn phụ thuộc vào tuổi và độ chín của hạt phấn, nhiệt độ
trong suốt thời kỳ nở hoa [73]. Spiegel-Roy và Goldschmidt (1996) cho rằng khi hạt
phấn cam quýt nẩy mầm, ống phấn phát triển qua vách cứng của hạt phấn. Ống phấn bắt
đầu sinh trưởng qua nướm nhụy và vòi nhụy, hướng về phía bầu noãn. Khi ống phấn tiếp
tục sinh trưởng xuống phía dưới, tế bào sinh dục đực phân chia nguyên nhiễm để sinh ra
hai tế bào tinh tử động (tinh trùng) với nhân đơn bội. Nướm nhụy và vòi nhụy cũng đồng
thời thay đổi cấu trúc và chức năng để tạo thuận lợi cho sự nẩy mầm của ống phấn. Bề
mặt của nướm nhụy và suốt dọc theo vòi nhụy cho đến noãn được phủ bởi một mô tuyến
có khả năng tiết một dung dịch đường; ống phấn mọc dài trong mô tuyến này và tiến về
phía noãn. Cuối cùng ống phấn chui vào noãn qua lỗ noãn do sự lôi cuốn của một chất,
thường là calcium và xâm nhập vào một trong các tế bào kèm [127].
Pirlak (2002), Pio và ctv. (2003) nhận thấy nhiệt độ ảnh hưởng rất đáng kể đến
khả năng thụ phấn hoặc làm gián tiếp đến tốc độ sinh trưởng của ống phấn [98], [99].
Tốc độ sinh trưởng của ống phấn bên trong vòi nhụy được gia tăng ở nhiệt độ 25 - 30oC
và giảm hoặc bị ức chế hoàn toàn ở nhiệt độ dưới 20oC [42].
Theo Pio và ctv. (2003), nhiệt độ thích hợp nhất cho sự nẩy mầm của hạt phấn
cam Valencia, Pera, Natal là 25oC. Thời gian chiếu xạ của tia tử ngoại khoảng 8 giờ đủ
làm giảm chức năng nẩy mầm của hạt phấn. Để chống lại sự chiếu xạ của tia tử ngoại
sắc tố của hạt phấn có chức năng như bộ lọc tia tử ngoại phù hợp đáp ứng tốt sự chiếu
xạ. Thành phần hóa học tự nhiên của sắc tố này có thể làm việc độc lập bởi chất nhiễm
sắc, hấp thu hay kết hợp với chất phát huỳnh quang [98]. Có sự quan hệ trong sự thay
đổi màu của hạt phấn ở những nơi khác nhau phụ thuộc vào cường độ chiếu xạ. Nhiệt độ
và thời gian chiếu xạ trong suốt quá trình phát triển của hạt phấn có ảnh hưởng đến màu
của hạt phấn. Hầu hết màu của hạt phấn là do các sắc tố hạt phấn như anthocyanin,
anthosanthin hoặc carotenoid, các sắc tố này có nhiệm vụ lọc tia cực tím tốt. Màu của
hạt phấn bị ảnh hưởng bởi thành phần sắc tố của dầu và chất béo, sự thay đổi màu của
dầu trong suốt thời gian nẩy mầm kéo theo sự mất khả năng nẩy mầm [73].

15
Linkens (1964) báo cáo rằng dinh dưỡng khoáng của cây trong suốt quá trình phát
triển hạt phấn cũng ảnh hưởng đến tuổi thọ hạt phấn [73]. Trong môi trường nuôi nhân
tạo, để hạt phấn nẩy mầm ngoại trừ các chất như sucrose, glycol polyethylen… cần có
một số nguyên tố khác như kali, canxi, boron với các anion thích hợp như Phốt phát,
Nitrat hay Clo [129].
Theo Linkens (1964), boron có vai trò trong sự vận chuyển carbohydrate và hoạt
hóa ATP [73].
Canxi là nguyên tố cần thiết trong sự nẩy mầm của hạt phấn cũng như sinh trưởng
của ống phấn. Ion Ca2+ được xem như chất điều hòa cho sự nẩy mầm của hạt phấn, nồng
độ Ca2+ cao giúp hạt phấn chống lại các chất khí có hại [28], [73], [129], nhưng Ca2+ sẽ
ức chế sự phát triển của ống phấn ở nồng độ cao hơn 10-2M [129]. Quá trình sinh trưởng
của ống phấn có nhu cầu Ca2+ cao, tương đương 300 - 5.000 ppm Ca(NO3)2 là tối hảo.
Ngoài ra, các ion K+, Na+, Mg2+… đóng vai trò thứ yếu dùng để thu hút hoặc liên kết với
ion Ca2+ [28]. Sự ảnh hưởng của đồng đến hạt phấn được Azouaou và Souvré (1993) ghi
nhận thiếu đồng tạm thời làm giảm có ý nghĩa tỉ lệ sống sót và số lượng hạt phấn giàu
proline ngoại trừ ảnh hưởng đến sản lượng hạt phấn [21]. Kết quả nghiên cứu của
Mesejo và ctv. (2006) công bố, khi thêm 25 ppm CuSO4 vào môi trường nẩy mầm hạt
phấn làm tăng đáng kể đến khả năng nẩy mầm của hạt phấn hoa quýt và sự phát triển của
ống phấn ngừng lại ở thời điểm 8 giờ sau khi nuôi hạt phấn. Ở nghiệm thức đối chứng,
ống phấn tiếp tục phát triển và gia tăng chiều dài gấp 1,5 lần sau 60 giờ [80]. Theo
Sawidis và Reiss (1995) cho rằng ảnh hưởng chính của CuSO4 là nó tác động trực tiếp
đến màng tế bào và từ đó làm ức chế sự nẩy mầm của hạt phấn [114]. Theo Mesejo và
ctv. (2006), khi phun CuSO4 25 ppm lúc hoa nở rộ trên giống tangor “Afourer tangor”
trong điều kiện thụ phấn chéo đã làm giảm trung bình số hạt ở mỗi trái từ 55 - 81% và số
trái không hạt gia tăng nhưng năng suất không giảm [80].
Theo Ortiz (2002), thụ phấn, sự phát triển của ống phấn, thụ tinh và sự phát triển
hạt tạo ra hormone làm ngăn hiện tượng rụng trái [96]. Kết quả nghiên cứu của Spiegel-
Roy và Goldschmidt, (1996) cho thấy, khi ống phấn chui vào lỗ noãn, hai tế bào tinh tử
động thoát ra qua lỗ noãn, hai tế bào tinh tử thoát ra qua một lỗ ở trên vách của ống
phấn, một tinh tử động hòa lẫn với noãn, tạo thành một hợp tử có nhân lưỡng bội; tế bào
tinh tử động thứ hai xuyên sâu vào tế bào trung tâm lớn chứa hai nhân cực, cả ba nhân
này kết hợp lại với nhau tạo ra nhân tam bội, tế bào nội nhũ tam bội sẽ phát triển thành
nội nhũ, nguồn dinh dưỡng đầu tiên cho cây phôi; toàn bộ hiện tượng trên được gọi là
hiện tượng thụ tinh kép [127]. Trong suốt tiến trình sinh lý, hạt phấn trên lớp chất nhầy
của đầu nướm nhụy nẩy mầm và phát triển dọc theo vòi nhụy đến bầu noãn [59].
Ghi nhận sự phát triển của ống phấn trong vòi nhụy của hai loài tự bất tương hợp
Hyuganatsu và Citrus tamurana Hort. Ex Tanaka, Yamashita (1976) nhận thấy khi thụ
phấn chéo xảy ra, ống phấn sẽ nẩy mầm trên nướm nhụy sau một ngày, đến giữa vòi
nhụy sau 03 ngày và thâm nhập vào trong bầu noãn 05 ngày sau khi thụ phấn xảy ra.
Trong khi đó, nếu tự thụ phấn xảy ra chỉ có một ít ống phấn xâm nhập được xuống vòi
nhụy sau một ngày, hầu hết ở lại trên nướm nhụy trong suốt 07 ngày sau khi thụ phấn và
ống phấn không thâm nhập được vào trong bầu noãn [150]. Trên cam quýt, sự thụ tinh
của tế bào trứng diễn ra hai hoặc ba ngày sau khi thụ phấn dưới điều kiện thích hợp,

16
nhưng trong một vài trường hợp sự thụ tinh có thể kéo dài khoảng ba đến bốn tuần
[127].
Theo Jackson và Gmitter (1997), quá trình giảm nhiễm xảy ra trong các bao phấn
và kết quả là các hạt phấn với bộ nhiễm sắc thể đơn bội được tạo thành. Ống phấn thâm
nhập vào các vòi nhụy và tinh tử được kết hợp với túi phôi. Một tinh tử kết hợp với tế
bào trứng tạo thành phôi và tinh tử thứ hai kết hợp với nhân 2 cực hình thành một nội
nhũ tam bội. Hợp tử đi vào một giai đoạn nghỉ ngơi sau khi thụ tinh trong vài tuần trước
khi tiếp tục quá trình phân chia. Nhân nội nhũ nguyên phân nhiều lần tạo thành một nội
nhũ đa nhân, nhưng không phát triển màng tế bào. Nội nhũ sẽ cung cấp nguồn dinh
dưỡng cần thiết cho sự phát triển của phôi; tiếp theo là sự phát triển của hợp tử. Hợp tử
thường phát triển theo một trình tự nhất định. Hợp tử sẽ ưu tiên phân chia theo chiều dài,
sau đó sẽ phân chia theo chiều ngang và phôi có dạng dùi cui. Phần ngoại biên của phôi
trở thành trung tâm phân chia tế bào và phát triển thành dạng khối cầu. Tiếp theo của
quá trình phân chia sẽ hình thành các cấu trúc chuyên biệt. Cuối cùng là quá trình phát
triển của hạt, nội nhũ sẽ gia tăng kích thước, nhân phôi có thể phát triển trước khi quá
trình phân chia tế bào trứng diễn ra. Túi phôi sẽ dần được thay thế bằng phôi và phôi
nhũ, sau đó túi phôi sẽ được tiêu hóa, các cấu trúc khác tiếp tục phát triển và trở nên
hoàn thiện hơn [58].
- Đặc tính không hạt ở cam quýt
Kết quả nghiên cứu của Talon và ctv. (1992) công bố, khi cung cấp GAs ngoại
sinh trên quýt Clementine sẽ làm tăng tỉ lệ đậu trái do đặc tính của giống quýt này không
hạt nên có thể hàm lượng GAs nội sinh không đủ để kích thích sự phát triển của bầu
noãn. Tuy nhiên, khi áp dụng GAs trên quýt Satsuma thì không ảnh hưởng đến tỉ lệ đậu
trái, khi phân tích định lượng GAs nội sinh được thực hiện bằng GC-MS cho thấy rằng
GA53, GA44, GA39, GA20, GA1, lượng GA29 và GA3 chiếm nhiều nhất trong bầu noãn của
quýt Satsuma ở giai đoạn phát triển [133].
Trinh quả sinh (Parthenocarpus)
Trên cam quýt, sự bất dục mạnh kết hợp với khả năng trinh quả sinh là điều kiện
cần thiết cho sản xuất trái không hạt. Tuy có khả năng bất dục nhưng nếu không có khả
năng trinh quả sinh thì không thể sản xuất trái không hạt [94]. Hiện tượng trinh quả sinh
đặc biệt quan trọng cho cây trồng do sản phẩm thương mại là những trái không hạt.
Trong thời gian ra hoa, điều kiện không thuận lợi có thể ngăn cản hoặc giảm sự thụ phấn
và sự thụ tinh từ đó làm giảm năng suất nhưng lại hiện diện trái không hạt [110]. Thụ
phấn không phải là điều kiện thiết yếu cho sự hình thành trái ở tất cả các giống cam
quýt, bên cạnh đó còn có hiện tượng trinh quả sinh. Ở những giống trinh quả sinh mạnh
có tỉ lệ đậu trái gần như bằng với đậu trái do thụ phấn nhưng trái không hạt [59].
Trinh quả sinh là khả năng sản xuất trái mà không cần thụ tinh, có 3 kiểu trinh
quả sinh trên các giống cam quýt: (1) Trinh quả sinh yếu: chỉ một ít trái được tạo thành
mà không cần thụ phấn như cam Navel; (2) Trinh quả sinh trung bình: đạt năng suất
trung bình nếu không thụ phấn nhưng đạt năng suất cao nếu được thụ phấn như Tangelo
Orlando. (3) Trinh quả sinh mạnh: đạt năng suất cao nhưng không cần thụ phấn như
chanh Tahiti [101].

17
Smith (2000) cho rằng sự hình thành trái trinh quả sinh có thể xảy ra ít nhất 4
cách sau: (1) Sự thay đổi nồng độ hormone tăng trưởng trong mô bầu noãn có thể kích
thích tạo trinh quả sinh; (2) Sự biến đổi gen FWF/ARF8 (Auxin Response Factor 8)
được sử dụng như một công cụ dùng để cải tiến khả năng và duy trì sự đậu trái cũng như
tạo trái không hạt; (3) Sự tổn thương làm tăng khả năng trinh quả sinh, có thể liên quan
đến sự thụ phấn đặc biệt; (4) Sự đột biến gây sự tổn thương trong quá trình phát triển
trên những mô đặc biệt có thể tạo trái mà không cần thụ tinh [116].
Hiện tượng tự trinh quả sinh (autonomic parthenocarpus) là hiện tượng tạo trái
không hạt (chuối, khóm, vài loài cam quýt) mà không cần có sự thụ phấn, thụ tinh xảy ra
nhưng trái vẫn đậu mà không cần sự kích thích bên ngoài [127]. Ollitrault và ctv. (2007)
cho rằng tự trinh sinh tạo nên trái không hạt không do bất cứ một tác nhân kích thích nào
(sự thụ phấn) là loại trinh sinh chủ yếu trên cam quýt như cam Navel và quýt Satsuma
(đặc điểm tự trinh sinh trên quýt Satsuma do 3 gen trội bổ sung quyết định) [94].
Nhưng theo Vardi và ctv. (1988), hầu hết các giống cam quýt không hạt cần có
quá trình thụ phấn nhưng không có sự thụ tinh xảy ra, hiện tượng này do vài gen điều
khiển. Sự phát triển của bầu noãn do có quá trình thụ phấn và sự hiện diện của dấu hiệu
sự tương hợp hạt phấn (compatible pollen mask) sẽ tạo ra trái không hạt [136].
Hiện tượng trinh quả sinh có kích thích (stimulative parthenocarpus) là hiện
tượng trinh quả sinh nhưng cần có quá trình thụ phấn, hạt phấn nẩy mầm, ống phấn kéo
dài ra để kích thích sự đậu trái nhưng không có quá trình thụ tinh xảy ra. Nguyên nhân
của hiện tượng này là do tự bất tương hợp trong thụ tinh (self-incompatible fertilization).
Nếu hạt phấn và noãn cùng kiểu gen thì không xảy ra thụ tinh, ngược lại nếu hạt phấn và
noãn khác kiểu gen thì xảy ra thụ tinh và tạo ra trái có hạt vì lúc đó cơ chế tự bất tương
hợp thụ tinh không còn tác dụng. Các giống cam không hạt (Citrus tamurana) là do có
sự thụ phấn nhưng không có sự thụ tinh [65].
Hiện tượng phôi bị thoái hóa (stenospermocarpus) là hiện tượng trinh quả sinh có
quá trình thụ phấn, thụ tinh xảy ra nhưng phôi bị hư sau đó đưa đến hạt lép. Hiện tượng
này còn được gọi là hiện tượng trái có hạt bị thoái hóa [53]. Chen và ctv. (2002) đã giải
thích cơ chế không hạt của cây bưởi „Jishou Shatianyou‟ (Citrus grandis Osbeck) là có
sự thụ tinh nhưng phôi trong hạt không phát triển đưa đến hiện tượng hạt lép [32].
Theo Ollitrault và ctv. (2007), vài giống bất dục đực và tự bất tương hợp không
thể cho trái không hạt do không có khả năng trinh sinh [94]. Vì vậy, khả năng trinh sinh
là đặc điểm không thể thiếu để sản xuất trái không hạt và đặc điểm này dường như hiện
diện phổ biến trên cam quýt. Vài giống có hạt cũng có thể cho trái không hạt [86], [132].
- Nguyên nhân không hạt ở cam quýt
Số hạt của trái thường ít hơn số tiểu noãn. Vì vậy, trong các giống trồng thường
có vài mức độ sự bất dục của phấn hoa và tiểu noãn [41]. Theo Chao (2004), trên cam
quýt, trái không hạt hoặc ít hạt do giống trồng có nhiễm sắc thể là tam bội [31]. Trái
không hạt có thể là do sự đực bất dục hoặc noãn bất dục hoặc do sự bất tương hợp trong
đó có sự tự bất tương hợp do tự thụ phấn [58], [59]. Theo Ollitrault và ctv. (2007), sự bất
dục có thể phân biệt 3 loại: bất dục cái, bất dục dực và tự bất tương hợp [94].

18
+ Tam bội
Mooney (1997) nhận thấy rằng giống cam quýt tam bội có tiềm năng thương mại
lớn vì cây cho trái không hạt cao nhưng tần số xuất hiện cây tam bội trong tự nhiên là rất
thấp [84]. Jackson và Gmitter (1997) cho rằng trong quá trình giảm phân, giao tử đực và
cái được tạo ra với số nhiễm sắc thể mất cân bằng, phần lớn các giao tử mang số nhiễm
sắc thể trung gian giữa 1n và 2n nên không có sức sống và không có khả năng sinh sản
[58]. Đối với giống có nhiễm sắc thể tam bội sẽ tạo ra trái hoàn toàn không hạt, ngay cả
khi trồng chung với những loài cam quýt khác như giống quýt Tahoe Gold [31].
Theo Raza và ctv. (2003), giống tam bội trên cam quýt có thể được tạo ra bằng
nhiều cách như: thụ phấn chéo giữa cây nhị bội và cây tứ bội, kỹ thuật cứu phôi, sự chiếu
xạ, nuôi cấy phôi nhũ và công nghệ sinh học hiện đại [104]. Phương pháp lai giữa cây tứ
bội và cây nhị bội, Trường đại học California đã tạo được hai cây lai tam bội giữa bưởi
và bưởi chùm “Oroblanco và Melogold” [84]. Đối với cây cam quýt, chọn lọc từ phôi
hữu tính của cây trồng bằng hạt có thể xuất hiện những cây tam bội tự nhiên và tần số
xuất hiện những cây tam bội này là 5% [69]. Chanh Tahiti là một ví dụ điển hình về một
giống cam quýt tam bội phát sinh tự nhiên trong phôi hữu tính và là giống hoàn toàn
không hạt [84].
+ Tự bất tương hợp
Tự bất tương hợp là một hiện tượng được kiểm soát bởi di truyền, ngăn chặn sự
hình thành hạt ở những cây tự thụ phấn có chức năng giao tử. Trong trường hợp tự bất
tương hợp, với điều kiện tự thụ phấn, không tìm thấy ống phấn trong bầu noãn [134].
Nagai và Tanikawa (1928) đã tìm thấy vài giống có đặc điểm tự bất tương hợp cho trái
không hạt khi cho tự thụ phấn [86]. Hầu hết các giống bưởi, vài giống quýt và nhiều
giống lai tự nhiên và nhân tạo là tự bất tương hợp [46].
Một số giống tự bất tương hợp có hạt vì chúng có khả năng hữu dục cái và do khả
năng trinh sinh kém cần thụ phấn chéo để kết trái [67], [83], [85]. Vài giống tự bất tương
hợp có thể cho trái không hạt khi trồng thuần một giống và Clementine là giống nổi
tiếng nhất trong nhóm này, khi đó những trái không hạt của chúng thường nhỏ hơn trái
có hạt và có khuynh hướng giảm sự đậu trái [94]. Trồng xen với những giống hữu dục
đực thường cho trái có hạt trừ khi chúng có đặc điểm bất dục cái [46], [56], [70], [105],
[120]. Tuy nhiên, vẫn có thể sản xuất trái không hạt từ những giống tự bất tương hợp
không có khả năng trinh sinh bằng cách cho thụ phấn với hạt phấn tứ bội hay áp dụng
chất điều hòa sinh trưởng [121], [150].
Hệ thống không tương thích ở cam quýt thuộc thể giao tử, Soost (1965, 1968) đề
xuất kiểu gen „S‟ trong vài trường hợp liên quan, ít nhất có 3 alen hiện diện ở bưởi, ít
nhất có 2 trong số những alen khác nhau trên Sukega, ít nhất có 4 alen hiện diện ở quýt
Dancy, Clementine, Minneola, Orlando, Sukega và bưởi chùm Duncan. Alen không
tương hợp S được phân bố rộng rãi, không chỉ có trong trường hợp tự bất tương hợp mà
còn hiện diện ở loại tự tương hợp như quýt Satsuma, bưởi chùm và Dancy [123], [124],
[138]. Do đó, một giống tự bất tương hợp có thể được tạo ra từ sự kết hợp (lai) giữa hai
giống tự tương hợp, ví dụ như Orlando và Minneola phát sinh từ sự kết hợp giữa bưởi
chùm Duncan và Dancy [131].

19
Wakana và ctv. (1998) chứng minh rằng glutamate oxaloacetate trans-minase
(GOT) có liên quan đến sự không tương hợp, vì vậy có thể sàng lọc sớm để chọn lọc đặc
điểm tự bất tương hợp [142]. Trên quýt Monica và Satsuma trong quá trình thụ phấn,
ống phấn vươn tới bầu noãn chỉ trong 02 ngày, nhưng đối với hoa tự thụ phấn thì không
tìm thấy ống phấn trong bầu noãn sau 08 ngày. Quýt Satsuma không có ống phấn vươn
tới bầu noãn do có sự tự bất tương hợp khi tự thụ phấn [20].
Theo Brewbaker (1957), tính tự bất tương hợp là không có khả năng tạo hạt của
giao tử đực và giao tử cái khi tự thụ, có hai hệ thống tự bất tương hợp là tự bất tương
hợp giao tử và tự bất tương hợp bào tử.
- Bất tương hợp giao tử được xác định do giao tử được quy định bởi những alen S
đặc biệt trong hạt phấn. Trong hệ thống giao tử, alen S xuất hiện đi vào hoạt động để tạo
nhân tố ức chế hoặc tiền chất của nó sau giai đoạn kỳ sau của lần phân chia giảm nhiễm
thứ nhất. Trong hệ thống bào tử, hoạt động alen S phải xảy ra trước giai đoạn kỳ sau I.
Sự ức chế giao tử thường xảy ra vào một vài giai đoạn trong suốt quá trình phát triển ống
phấn trong nhụy hoa.
- Bất tương hợp bào tử được xác định do nhân lưỡng bội của thể bào tử quy định.
Sự ức chế bào tử thường xảy ra ở bề mặt nướm, kết quả là ức chế sự nẩy mầm và giai
đoạn sớm của sự phát triển ống phấn [27].
Đặc tính bất tương hợp bào tử là ức chế sự nẩy mầm của hạt phấn, bất tương hợp
giao tử thường làm chậm sự phát triển ống phấn [58]. Reed (2003) cho rằng, tự bất
tương hợp là sự mất chức năng của giao tử đực và cái để tạo thành hạt khi tự thụ phấn,
sự không phù hợp của giao tử đực cùng loài trên nướm nhụy, hoặc sự ngăn cản quá trình
vươn dài của hạt phấn cùng loài trong vòi nhụy [106]. Sự tự bất tương hợp sẽ tạo ra trái
không hạt khi được trồng cách ly với những cây trồng khác. Đây là đặc điểm di truyền
đặc biệt ở quýt, chẳng hạn như Clementine, quýt W. Murcott Afourer, quýt Page [62].
Ở cam quýt, đặc điểm tự bất tương hợp dường như thuộc thể giao tử, trong khi đó
bất dục đực và bất dục cái có thể tùy thuộc các yếu tố di truyền khác nhau như gen bất
dục, bất thường nhiễm sắc thể (cấu trúc dị hợp, đảo ngược, chuyển vị) và tam bội [94].
+ Bất dục đực
Sự bất dục phần lớn phụ thuộc vào hạt phấn và thay đổi tùy theo loài và cây trồng
[20]. Tự bất dục đực có thể là kết quả từ sự phát triển không bình thường của nhị hoa
dẫn đến sự thiếu sót trong quá trình phát triển hạt phấn. Tính bất dục hạt phấn thường
được tìm thấy ở nhiều mức độ khác nhau trong nhiều giống họ cam quýt Cam
Washington có hạt phấn rỗng, trong khi đó, quýt Satsuma (Citrus unshiu Marc.) có bầu
noãn bất dục cao. Số tế bào hình thành hạt phấn thấp và hầu hết hạt phấn bị thoái hóa,
đặc biệt khi nhiệt độ dưới 19oC. Bất dục đực hay tự bất tương hợp có thể cho trái không
hạt khi điều kiện thụ phấn chéo được loại trừ. Tuy nhiên, các giống này có thể có hạt khi
trồng chung với các giống cam quýt khác và sự thụ phấn do côn trùng xảy ra thường
xuyên [94].
Có nhiều mức độ bất dục đực khác nhau đã được (Iwamasa, 1966) ghi nhận trên
cam quýt [54]. Những bất thường ở nhiễm sắc thể là lý do quan trọng dẫn đến hạt phấn
vô sinh (bất dục đực). Sự không tiếp hợp (kết đôi - asynapsis) ở Mukaku yuzu do di

20
truyền kiểm soát, trong khi ở chanh Eureka và chanh Mexican được gây ra bởi nhiệt độ
thấp [54], [55], [87]. Chuyển vị qua lại (reciprocal translocation) là nguyên nhân chính
của sự vô sinh ở cam Valencia và sự vô sinh này không tìm thấy ở bất kỳ giống cam nào
khác [54]. Sự đảo ngược là nguyên nhân làm cho vô sinh phấn hoa một phần ở chanh lá
cam Mexican. Sự vô sinh phấn hoa ở bưởi chùm Marsh là do không hình thành được thể
thoi vô sắc (failure of spindle formation) [102]. Đực bất dục không do sự bất thường ở
nhiễm sắc thể cũng được ghi nhận. Sự thoái hóa bao phấn (anther abortion) ở giống lai
Satsuma dẫn đến bất dục đực hoàn toàn trên cam quýt [54]. Nhị hoa vô sinh chỉ có chỉ
nhị và không có hạt phấn. Sự thoái hóa sớm của tế bào mẹ hạt phấn được tìm thấy ở cam
Washington Navel, chanh Tahiti và vài giống lai khác [41]. Sự vô sinh phấn hoa ở quýt
Satsuma phần nhiều là do sự bất thường và thoái hóa của hạt phấn [87], [151].
Liu và ctv. (1995) đã công bố có mối quan hệ gần giữa proline (C5H9NO2) tự do
trong bao phấn cam quýt và sự hữu dục hạt phấn [74], những giống hữu dục bình thường
có proline cao hơn giống bất dục hoàn toàn hay một phần. Đực bất dục là do sự tương
tác gen và tế bào chất (quýt Satsuma và quýt Encore có tế bào chất bất dục) và gần như
chắc chắn đặc tính này được kiểm soát bởi 2 gen chủ yếu [54], [88], [146], [147]. Nhiều
giống không hạt mới với bao phấn bị hủy bỏ đã được phóng thích ở Nhật [79], [91]. Sự
bất dục đực bao phấn và sự di truyền của sự hữu dục và bất dục hạt phấn cũng đã được
nghiên cứu [135]. Vài thế hệ con cháu có tính bất dục phấn hoa đã được phát sinh từ bố
mẹ có phấn hoa hữu dục. Vardi và Spiegel-Roy (1981) cho rằng sự không tiếp hợp (kết
đôi - asynapsis) được kiểm soát bởi một gen lặn duy nhất bởi vì có 1/4 đặc tính không
tiếp hợp xuất hiện ở thế hệ con cháu từ tự thụ phấn giống Wilking [139].
Nhiều giống cây trồng thực tế là không hạt bởi khả năng hạt phấn sống thấp hoặc
bầu noãn bất dục [42]. Bất dục đực có thể do sự phát triển không hoàn chỉnh của hạt
phấn, nhưng thường do sự thiếu sót trong quá trình phát triển của hạt phấn [58]. Những
giống sản sinh ra ít hoặc không tạo ra hạt phấn và bầu noãn bất dục hoặc chỉ tạo ra một
lượng nhỏ tiểu noãn sẽ ít hạt hoặc không hạt. Chẳng hạn, một số giống cam quýt không
hạt như cam Navel, quýt Satsuma, cam Delta Valencia và quýt Kishu [62]. Sự thụ phấn
chéo sẽ làm tăng số hạt ở những giống bất dục đực [58]. Mức độ bất dục đực thay đổi
tùy theo giống cam quýt và thường giống bất dục đực cho trái không hạt hay ít hạt khi
được trồng thuần cùng giống [93].
+ Bất dục cái
Yamamoto và ctv. (1995) cho rằng mức độ hữu dục hay bất dục cái có thể được
đánh giá trên cơ sở số hạt trung bình của trái thông qua thụ phấn bằng tay. Có tương
quan chặt (r = 0,93) giữa số hạt trên trái khi được thụ phấn bằng tay và thụ phấn tự do.
Kết quả này đã chỉ ra rằng bất dục cái có liên quan trực tiếp đến khả năng tạo hạt [149].
Theo Jackson và Gmitter (1997), bất dục cái có thể là kết quả từ hoa cái bị thối hoặc
phát triển túi phôi không đầy đủ. Quýt Satsuma và cam Washington tế bào cái thường bị
thối trong giai đoạn giảm phân hoặc nhiều túi phôi bị ức chế phát triển chậm làm trứng
không chín và không có sức sống cho sự thụ tinh [58].
Kahn và Chao (2004) cho biết những giống vừa tạo ra một ít hạt phấn hoặc không
tạo hạt phấn và một ít noãn hoặc noãn không có chức năng sẽ rất ít hạt hoặc không hạt,
không có vấn đề gì khi những giống cam quýt khác trồng xung quanh giống này như

21
cam Navel, Midnight, Delta Valencia và quýt Satsuma [62]. Bất dục cái là một đặc điểm
rất quan trọng có liên quan chặt chẽ đến đặc tính không hạt và có khả năng di truyền
[148], [149]. Quýt Mukakukishiu, là biến dị chồi của quýt Kinokuni có hạt, giống mới
này hoàn toàn không hạt và được xem là giống có bất dục cái mạnh nhất trên cam quýt.
Đặc điểm bất dục cái này gây ra sự không hình thành hợp tử và được kiểm soát bởi 2 gen
[89]. Cam Navel và quýt Satsuma có đặc điểm bất dục cái mạnh. Chỉ có vài hạt khi được
thụ phấn bằng tay [90]. Osawa (1912) đã quan sát thấy sự thoái hóa túi phôi ở cả hai
giống cam Navel và quýt Satsuma [97].
Nesumi và ctv. (2001) cho rằng bất dục cái ở quýt Satsuma được kiểm soát bởi 2
gen chính và đã lập được bản đồ di truyền [89], [95]. Khả năng có hạt thấp cũng được
ghi nhận khi thụ phấn bằng tay trên giống cam Valencia và bưởi chùm Marsh [144].
Nhiễm sắc thể bất thường, như đã đề cập có liên quan đến bất dục đực, hầu như chắc
chắn cũng xuất hiện ở túi phôi. Ở nhụy hoa không có chức năng trên chanh, sự phát triển
của vòi và nướm nhụy có thể bị ngăn chặn do liên quan đến sự hiện diện hay vắng mặt
của túi phôi trong noãn [143].
Nghiên cứu về giống gốc ghép
Nghiên cứu về giống gốc ghép cây có múi bằng phương pháp chọn lọc từ quần
thể cây có múi trong tự nhiên hoặc lai tạo giống có định hướng đã chọn ra được hàng
trăm giống/dòng gốc ghép khác nhau, ở Florira, hơn 40 giống gốc ghép được sử dụng để
nhân giống cây có múi [109]. Mặc dù nhà chọn giống luôn đặt mục tiêu chọn được giống
gốc ghép tốt nhất để khắc phục những trở ngại trong sản xuất cây có múi nhưng vẫn còn
tồn tại một số khó khăn như tuổi thọ gốc ghép, khả năng chống chịu bệnh hại, khả năng
thích nghi điều kiện đất đai hoặc gốc ghép ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng quả
[26]. Một số giống gốc ghép được chọn dựa vào đặc điểm sinh sản như khả năng hình
thành cây từ phôi tâm nên cây con có đặc tính giống cây mẹ ngoại trừ phôi hữu tính.
Giống gốc ghép đa phôi giúp việc nhân giống nhanh, đồng đều và hiệu quả trong việc
nhân giống gốc ghép với số lượng lớn bằng phương pháp gieo hạt như cam Mật, chanh
[42], [63], [66].
Các tài liệu cho thấy việc sản xuất cây giống cây có múi bằng phương pháp ghép
bắt đầu thực hiện năm 1800 ở Hoa Kỳ do các vấn đề về bệnh do nấm Phytophthora gây
ra ở Florida [30], và phương pháp ghép được áp dụng để nhân giống cam mật không hạt
(cam Washington Navel) ở California [24].
Tại IVIA (Valencia, Tây Ban Nha), đã lai tạo các giống gốc ghép cây có múi từ
những năm 1970 [78]. Giai đoạn sau đó đã chọn lọc các dòng lai có các đặc tính như
chống chịu tuyến trùng [141], chống chịu bệnh do nấm Phytophthora gây ra ở Tây Ban
Nha [38], chống chịu mặn [39], chống chịu hiện tượng cây không hấp thu sắt [72], chịu
hạn [107]. Các gốc ghép được phóng thích từ chương trình nghiên cứu như F-A 5, F-A
13, F-A 418, F-A 517 và 02 giống gốc ghép tạo cho cây thương phẩm có dạng tán thấp,
trong các giống này thì F-A5 được sử dụng phổ biến nhất ở Tây Ban Nha và các vùng
trồng cây có múi ở các nước lân cận [40].
13.1.3 Tổng quan trong nƣớc
- Nghiên cứu chọn tạo giống cây có múi

22
Cây có múi là loại cây ăn trái quan trọng và được trồng phổ biến ở Việt Nam với
diện tích khoảng 205.587,3 ha trong đó bưởi, cam Sành và quýt là 03 loài cây có múi
quan trọng và phổ biến nhất. Cây có múi Việt Nam rất đa dạng về giống, kết quả thu
thập, bảo tồn nguồn gen cây có múi tại Viện Cây ăn quả miền Nam đang được lưu giữ
100 giống/dòng trong đó có 33 giống/dòng quýt. Nhiều giống quýt có chất lượng ngon,
nhưng hầu hết các giống quýt địa phương trái đều có nhiều hạt, chất lượng, hình dạng
trái không ổn định. Chọn tạo giống cây có múi không hạt được quan tâm và là một trong
những mục tiêu hàng đầu trong chọn tạo giống cây có múi không hoặc ít hạt tại các
Viện, Trường trong cả nước.
Tại Viện Di truyền Nông nghiệp, để cải thiện tính nhiều hạt trên cây có múi,
nghiên cứu chọn tạo giống cây có múi không hạt bằng kỹ thuật tạo cây tam bội được
thực hiện. Các cây tứ bội như bưởi Phúc Trạch (4x), cam Sành (4x) và cam Vân Du (4x,
Citrus sinensis) từ kết quả xử lý colchicine đỉnh chồi cây trưởng thành. Phương pháp
này giúp cây tứ bội ra hoa nhanh (2 năm sau khi xử lý colchicine) và thời gian ra hoa của
cây tứ bội so với cây xử lý colchicine bằng phôi soma rút ngắn hơn nhiều, nhiều chồi
trong in-vitro hay xử lý hạt để tạo cây tứ bội có thời gian sinh trưởng dài (6-8 năm).
Phấn bưởi Phúc Trạch (4x), cam Sành (4x) và Vân Du (4x) được thụ phấn với các giống
cây có múi nhị bội khác để tạo ra tam bội. Phương pháp cứu phôi trong in-vitro được
ứng dụng để tạo cây tam bội từ các tổ hợp lai tứ bội và nhị bội. Trong suốt 5 năm qua,
nhóm tác giả đã tạo ra 328 dòng tam bội, trong đó 267 dòng tam bội từ 3 tổ hợp lai bưởi
(Phúc Trạch 2x x Phúc Trạch 4x, bưởi Diễn 2x x Phúc Trạch 4x, Năm roi 2x x Phúc
Trạch 4x); 10 dòng tam bội từ lai giữa cam Vân Du 2x và Vân Du 4x. Cam Sành tam bội
được tạo ra bằng 2 phương pháp, lai giữa cam Sành tứ bội (4x) và nhị bội (2x) và cứu
phôi từ hạt nhỏ của cam Sành. Kết quả thu được 21 cây cam Sành tam bội và 40 quýt
tam bội. Cây tam bội sau đó ghép trên gốc ghép cây có múi 06 tháng tuổi hay trên gốc
Chấp cho đánh giá ngoài đồng và cho bảo tồn trong nhà lưới. Mười tới 15 cây tam bội ở
mỗi dòng được nhân giống cho khảo nghiệm ngoài đồng. Bốn cây tam bội đã bắt đầu ra
hoa đầu tiên, các cây còn lại vẫn chưa ra hoa [13].
Ở phía Bắc, với đề tài “Nghiên cứu tạo giống cây có múi không hạt từ các giống
nội địa” đã thu được một số kết quả quan trọng, đã xác định được các giống không hạt
và nguyên nhân dẫn đến hiện tượng không hạt của các giống/dòng không hạt. Nhóm tác
giả cho rằng giống bưởi Năm roi là giống nhị bội không hạt có thể là do bất tự hòa hợp
hoặc đột biến gen gây thoái hóa hạt. Nhóm tác giả đã tạo được 4 dòng tứ bội từ các
giống bưởi Phúc Trạch, cam Vân Du, cam Sành, quýt Chum thông qua xử lý colchicine
ở nồng độ 0,1% trong 24 giờ trên chồi cành trong in-vivo; phương pháp này có thể tạo cá
thể tứ bội có khả năng ra hoa sớm với các đặc trưng hình thái khác với cá thể nhị bội: lá
dày hơn, tỉ lệ rộng/dài của lá cao hơn, hoa có kích thước lớn hơn so với giống nhị bội.
Ngoài ra đã thu nhận được nhiều cây tứ bội bưởi Đỏ và cam Sành bằng xử lý colchicine
trên hạt đã bóc bỏ vỏ lụa với nồng độ colchicine 0,1%, xử lý 24 giờ. Quy trình công
nghệ nuôi cấy, tái sinh tế bào và mô in-vitro phục vụ chọn tạo giống không hạt cũng đã
được nhóm tác giả nghiên cứu thành công. Cùng với nghiên cứu thành công các phương
pháp nuôi cấy in-vitro, phương pháp cứu phôi các hạt kém phát triển trong in-vitro là
một hướng tạo dòng tam bội hiệu quả ở cây có múi, đã tạo được gần 100 cây tam bội

23
bằng phương pháp này, tỉ lệ thành công phụ thuộc rất lớn vào giống. Trong công tác
chọn tạo giống thông qua phương pháp gây đột biến nhân tạo, nhóm tác giả đã xác định
được các liều chiếu xạ từ 5 đến 8 Krad gây ra rất nhiều dạng biến dị ở mắt ghép như
dạng lá, độ dài chồi... ở các giống cây ăn trái có múi; liều 9 Krad gây chết hoàn toàn;
liều 3 Krad có tác dụng kích thích. Nhóm tác giả đã thu được 01 cây quýt Chum ở liều
chiếu xạ 5 Krad bất dục đực, cây này đang được nhân nhanh để khảo nghiệm.
Tại Viện Cây ăn quả miền Nam, chương trình chọn tạo giống Cây có múi được
thực hiện từ những năm đầu tiên khi Viện mới thành lập (1994), tuy nhiên, những năm
đầu mới thành lập, Viện chủ yếu tuyển chọn cá thể đầu dòng từ các giống địa phương;
kết quả của quá trình điều tra, tuyển chọn nhiều giống cây ăn quả được Viện tuyển chọn
và được Bộ NN&PTNT công nhận cây đầu dòng và cho phép sản xuất như bưởi Năm
roi, bưởi Da xanh, sầu riêng cơm vàng Sữa hạt lép, sầu riêng Ri6, sầu riêng Chuồng bò,
cam Soàn, cam Sành, xoài Cát Hòa Lộc, xoài Cát Chu, nhãn Xuồng cơm vàng, nhãn
Xuồng cơm ráo, vú sữa Lò rèn,...
Tại Viện Cây ăn quả miền Nam, công tác chọn tạo giống cây ăn trái được thực
hiện với nhiều phương pháp như điều tra, thu thập, tuyển chọn, lai tạo, gây đột biến bằng
xử lý chiếu xạ, hoặc hóa chất và ứng dụng công nghệ sinh học trong tạo, nhân và xác
định giống,... Công tác chọn tạo giống có múi được Viện thực hiện đã có những thành
công nhất định trên các cây đầu dòng bưởi Năm roi, bưởi Da xanh, bưởi Lông Cổ cò,
bưởi Đường lá cam, quýt Đường, quýt Hồng, cam Soàn, cam Sành, cam Mật không
hạt… đã được Bộ NN & PTNT, Sở NN&PTNT các tỉnh công nhận và đưa vào sản xuất;
tạo giống cây có múi nhằm giảm số lượng hạt/trái, tăng chất lượng, màu sắc dịch trái,…
Theo Nguyễn Bảo Vệ và Nguyễn Bá Phú (2012), từ kết quả điều tra khảo sát truy tìm
giống cam sành và quýt đường không hạt ở Đồng bằng sông Cửu Long đã phát hiện
được 2 dòng không hạt từ trong quần thể quýt Đường trồng tại tỉnh Đồng Tháp [15].
Tạo giống cây có múi không hoặc ít hạt bằng xử lý chiếu xạ tia gamma trên mầm
ngủ các giống cam, quýt, bưởi thương phẩm, Trần Thị Oanh Yến và ctv., 2010 đã tạo ra
được các giống mới và được Bộ NN&PTNT công nhận giống cho sản xuất thử như
giống bưởi Đường lá cam ít hạt LĐ4, cam Sành không hạt LĐ6 và nhiều dòng bưởi Năm
roi không hạt, cam Soàn không hạt đang được khảo nghiệm. Ngoài ra, Viện Cây ăn quả
miền Nam đã tạo ra được các dòng cam, bưởi tam, tứ bội đang được trồng đánh giá
ngoài đồng [18].
Đối với cây ăn trái nói chung và cam quýt nói riêng, gốc ghép có ảnh hưởng rõ rệt
đến tình hình sinh trưởng, năng suất phẩm chất trái, tính chống chịu với sâu bệnh và khả
năng thích ứng với các điều kiện bất lợi của thiên nhiên. Trên thế giới, các nước trồng
cam quýt đã đạt được nhiều thành công trong lĩnh vực chọn tạo ra các giống gốc ghép.
Các giống gốc ghép không chỉ thích hợp từng giống cam quýt mà còn có những đặc tính
chuyên biệt khác như khả năng chịu hạn úng, chống chịu sâu bệnh. Vì vậy, hầu hết các
vườn cây có múi ở một số nước sản xuất cây có múi lớn đều có khả năng sinh trưởng
phát triển tốt, năng suất và chất lượng trái cao. Ở nước ta, mặc dù nghề trồng cây có múi
đã có từ lâu song nghiên cứu chọn tạo gốc ghép cho cây có múi ít được quan tâm giống
gốc ghép được sử dụng còn khá đơn điệu. Vì vậy, chất lượng vườn cây có múi chưa
được cải thiện, cây sinh trưởng kém, thoái hóa nhanh và dễ nhiễm nhiều loại sâu bệnh

24
hại nguy hiểm năng suất, chất lượng trái chưa cao. Phạm Ngọc Lin và Nguyễn Quốc
Hùng (2017) đã thu thập và lưu giữ 26 giống/dòng gốc ghép cây có múi, trong đó có 03
giống bưởi, 04 giống cam, 05 dòng/giống quýt, 06 giống chanh và 08 dòng/giống con lai
và dạng khác. Qua đánh giá khả năng chống chịu nấm Phytophthora palmivora đã chọn
được 03 giống chịu là giống Citrange troyer, Chấp và cam Voi. Trong đó giống gốc ghép
Citrange troyer có khả năng kháng cao đối với bệnh thối rễ và chảy nhựa. Cây Chấp Thái
Bình, tên thường gọi Chấp có thể là dạng lai giữa cam (C. sinensis) và chanh (C.
aurantifolia), có nguồn gốc ở xã Bách Thuận, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình. Trước đây
người dân thường dùng chấp để gội đầu hoặc vắt lấy nước mang theo để uống khi đi
biển. Hiện nay Chấp dùng làm gốc ghép cho cam, quýt và bưởi. Đối với gốc ghép cam
Mật và chanh Tàu là hai loại gốc ghép được các cơ sở nhân giống dùng làm gốc ghép
trong nhân giống cây chanh, quýt và cam sành [9].
- Đặc điểm của hạt phấn và tiểu noãn cây cam, quýt
Theo Hà Thị Lệ Ánh (2005), trong vách là tế bào chất với hai nhân: Nhân sinh
dưỡng tròn, to, sẽ nẩy mầm để tạo ống phấn sau này và nhân sinh dục nhỏ hơn, hình bầu
dục sẽ phân cắt cho hai tinh trùng [1]. Nguyễn Đình Dậu (1997) cho rằng các cơ quan
mang hạt phấn là nhị, là bộ phận đực của cây, chúng sản sinh các tiểu bào tử phát triển
thành hạt phấn. Hầu hết nhị hoa gồm hai phần: Sợi giống cuống, gắn cuống với đế hoa
và bao phấn ở đỉnh của mỗi sợi. Bao phấn chứa bốn túi đại bào tử hoặc túi phấn trong đó
có chứa hạt phấn. Mỗi túi phấn gồm hai loại tế bào là các tế bào ngoại vi và các tế bào
tiểu bào tử. Các tế bào ngoại vi bên ngoài tạo thành một túi mô bao quanh các hạt phấn
đang phát triển, lớp bên trong của các tế bào ngoại vi gọi là tầng nuôi các hạt phấn đang
phát triển; tầng nuôi là lớp đơn, nhưng cũng có thể là hai hoặc ba lớp bao quanh tế bào
mẹ hạt phấn hình trụ [4].
Theo Hà Thị Lệ Ánh (2005), bầu noãn có cấu tạo: Bên ngoài là thành bầu noãn
được tạo do hai lớp biểu bì ngoài và biểu bì trong; giữa hai lớp biểu bì là nhu mô của
bầu noãn chứa từ một đến ba bó libe gỗ. Bên trong là xoang rỗng gọi là buồng của bầu
noãn. Bầu noãn là nơi chứa tiểu noãn [1].
Noãn được sản sinh và được bảo vệ trong nhụy. Nhụy có cấu trúc giống như một
cái bình chứa một lá noãn (tâm bì) hoặc nhiều lá noãn hợp lại, noãn là nơi sản xuất ra tế
bào, noãn cũng là nơi thụ tinh. Nhụy gồm có ba phần: Nướm nhụy, vòi nhụy và bầu noãn
ở dưới đáy của nhụy; sự phát sinh đại bào tử xảy ra trong noãn [4].
- Sự thụ phấn và thụ tinh của cam, quýt
Theo Nguyễn Đình Dậu (1997), khi các tế bào noãn trong bầu noãn đã chín và
sẵn sàng chuẩn bị cho sự thụ tinh, tràng hoa mở ra. Khi hoa nở, nướm nhụy bộc lộ, hạt
phấn được phát tán từ bao phấn, các hạt phấn được gió thổi hoặc được côn trùng mang
tới nướm nhụy trên cùng một hoa hoặc trên hoa khác gọi là sự thụ phấn. Các phân tử tạo
thành bề mặt hạt phấn tác động qua lại với protein và polysaccharide trên nướm nhụy,
nếu chúng tương hợp hạt phấn sẽ bị kích thích để bắt đầu sinh trưởng (nẩy mầm), ống
phấn nẩy mầm và đâm thủng vào túi phôi bên trong noãn [4]. Thụ phấn là bước đầu tiên
trong quá trình hình thành hợp tử, sự tiếp xúc của hai thể giao tử, lá noãn và hạt phấn có
mang giao tử [11].

25
Trời nắng, nhiệt độ không quá cao, độ ẩm vừa phải, không có gió lớn, đó là thời
tiết thuận lợi cho sự nở hoa, thụ phấn của đa số cây ăn trái [5]. Theo Vũ Văn Vụ và ctv.
(1999), sự thụ phấn và thụ tinh chịu ảnh hưởng trực tiếp của các điều kiện ngoại cảnh
như nhiệt độ, ẩm độ không khí và gió là quan trọng nhất. Nhiệt độ quá thấp hạt phấn nẩy
mầm kém và ống phấn không sinh trưởng, tức là ức chế quá trình thụ phấn thụ tinh, kết
quả là phôi không hình thành, hạt bị lép. Chính vì vậy cây nở hoa, tung phấn mà gặp
điều kiện nhiệt độ thấp sẽ giảm năng suất rõ rệt, tăng tỉ lệ hạt lép, nếu nhiệt độ quá cao
thì sự nẩy mầm và sinh trưởng của ống phấn bất bình thường dẫn đến sự thụ tinh bị kém.
Độ ẩm không khí ảnh hưởng trực tiếp đến sự nẩy mầm của hạt phấn, độ ẩm quá thấp thì
hạt phấn không có khả năng nẩy mầm. Chính vì vậy mà cây nở hoa, tung phấn gặp gió
Tây Nam có độ ẩm không khí quá thấp sẽ làm giảm năng suất; nếu gặp mưa nhiều có thể
gây trở ngại cho sự thụ phấn vì hạt phấn sẽ bị trôi, bao phấn không tung phấn được. Bên
cạnh đó, gió cũng là yếu tố ảnh hưởng đến sự thụ phấn. Gió vừa phải tạo điều kiện cho
sự giao phấn thuận lợi, nhưng gió to sẽ cuốn bay hạt phấn, gây khó khăn cho chúng rơi
trên nướm nhụy. Sự nẩy mầm của hạt phấn và sự sinh trưởng của ống phấn là nhờ có các
chất dự trữ ở trong hạt phấn, các chất dinh dưỡng từ nướm nhụy tiết ra cũng như của vòi
nhụy mà ống phấn đi qua [17].
Bằng thí nghiệm nuôi ống phấn trong môi trường có calcium, Lê Văn Hòa và
Nguyễn Bảo Toàn (2004) công bố ống phấn phát triển lớn hơn trong môi trường không
có calcium. Calcium khi xâm nhập vào sẽ kết hợp với pectat để tạo thành pectatcalcium
giúp cho tế bào ống phấn trở nên cứng dễ xâm nhập vào bên trong vòi nhụy và sự phát
triển của ống phấn chủ yếu theo hóa hướng động để tìm calcium [6].
Hạt phấn nẩy mầm và ống phấn sinh trưởng nhờ kích thích của các
phytohoocmon có bản chất auxin và gibberellin, nhiều nghiên cứu xác nhận rằng hạt
phấn là nguồn rất giàu auxin; khi lấy dịch chiết hạt phấn xử lý trên nướm nhụy của một
số loài cũng có thể gây ra sự sinh trưởng của bầu noãn thành trái. Bằng phương pháp
phân tích, đã xác định rằng các chất tương tự auxin có sự hiện diện trong hạt phấn. Tuy
nhiên, hàm lượng auxin trong hạt phấn không nhiều để kích thích bầu noãn lớn lên thành
trái mà chỉ góp phần nẩy mầm và sinh trưởng của ống phấn [6]. Theo (Nguyễn Văn Cử,
2006), sự thiếu hụt boron trong quá trình canh tác cam Sành sẽ ảnh hưởng xấu đến tỉ lệ
nẩy mầm hạt phấn và sự tăng trưởng chiều dài ống phấn. Hạt phấn hai nhân có thể nẩy
mầm trong môi trường như thạch hoặc trong dung dịch đường 5 - 30%; nồng độ đường
cao cần thiết để cân bằng mức thẩm thấu, nếu không cẩn thận theo dõi điều kiện này ống
phấn sẽ bị trương nước và cuối cùng sẽ bị vỡ [3]. Ngoài ra, đường còn là chất dinh
dưỡng, cơ chất, nguyên liệu của quá trình trao đổi chất, nguyên tố boron giúp hạt phấn
và ống phấn khỏi bị vỡ dưới tác động của lực thẩm thấu và còn ảnh hưởng đến sự hấp
thụ đường [6].
Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng các chất điều khiển sinh trưởng (chất kích thích
và ức chế) có ảnh hưởng đến sự sinh trưởng ống phấn. Các chất này đã gây phản ứng
hướng hóa của ống phấn. Các chất kích thích sự sinh trưởng có thể có ngay trong phấn
hoa. Điều này được dẫn chứng rõ trong hiện tượng cho thụ phấn nhiều lần, cho thêm một
số hạt phấn vào môi trường, sự nẩy mầm hạt phấn tăng rõ rệt so với lúc có ít phấn [6].

26
Sau khi thụ phấn, hạt phấn hấp thu nước và dịch nhầy trên nướm nhụy cái sẽ trương lên
về thể tích, từ nội mạc qua lỗ nảy mầm sẽ mọc ra ống phấn có vách bằng cellulose của
nội mạc. Ống phấn mọc từ hạt phấn xuyên qua nướm, theo vòi nhụy đến bầu noãn và
vào túi phôi qua phía noãn khổng [1].
- Đặc tính không hạt ở cam quýt
Theo Lê Văn Bé và Nguyễn Văn Kha (2010), giống bưởi Năm roi sẽ có hạt khi
được thụ phấn chéo và không hạt trong điều kiện tự thụ phấn [2]. Trong thực tế sản xuất
có thể thấy trái không hạt ở những giống có hạt, có thể yếu tố ngoại cảnh đã tác động
đến hiện tượng này. Nguyễn Bá Phú và Nguyễn Bảo Vệ (2008) đã kết luận thời vụ có
liên quan đến số hạt trên trái cam Sành tại huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long, vào mùa
thuận có số hạt cao nhất (21,1 - 22,2 hạt/trái) và thấp hơn vào mùa nghịch (13,9 - 17,5
hạt/trái) và cam Sành có khả năng trinh quả sinh, tạo và phát triển trái không cần thụ
phấn [15].
Hoa cam quýt sau khi thụ tinh xong phần tiểu noãn hình thành hạt và bầu noãn
hình thành trái. Trong giai đoạn đầu hạt và trái phát triển song song, hạt phát triển tổng
hợp thêm nhiều chất dự trữ ở phôi nhũ, tăng cường sự tổng hợp auxin và kích thích sự
phát triển của bầu noãn. Sự phát triển của trái tùy thuộc vào sự nẩy mầm và thụ tinh của
hạt phấn hoặc tùy thuộc vào sự phát triển của ống phấn. Bằng cách xử lý auxin ở giai
đoạn trước khi thụ phấn cũng có thể tạo nên những trái không hạt. Tuy nhiên, ảnh hưởng
của auxin lên sự phát triển của những trái không hạt còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố
khác nhau, có những loại trái mà không cần sự thụ phấn như chuối, dứa… Trong khi đó
sử dụng GA3 có thể tạo trái không hạt như nho, táo… nhiều giả thuyết cho rằng sự phát
triển này là do sự cân bằng giữa auxin, gibberellin và cytokinin [2].
Theo Vũ Văn Vụ và ctv. (1999), quá trình sinh trưởng của trái được điều chỉnh
bởi các hoocmon nội sinh, sự sinh trưởng của bầu noãn mạnh mẽ khi có số lượng hạt
phấn rơi trên nướm nhụy càng nhiều, vì hạt phấn là nguồn giàu auxin. Tuy nhiên, auxin
của hạt phấn không đủ để kích thích sự hình thành và lớn lên của trái mà quá trình này
được điều chỉnh bởi một phức hệ hoocmon sản sinh từ phôi và sau đó là hạt. Trong phức
hệ đó có auxin, gibberellin và cytokinin, các chất này được hình thành trong phôi và
khuếch tán vào bầu noãn kích thích sự phân chia và giãn dài của tế bào. Do đó, số lượng
hạt và sự phát triển của hạt có liên quan chặt chẽ đến hình dạng và kích thước cuối cùng
của trái. Nếu loại trừ sớm hạt khỏi trái thì sự sinh trưởng của trái bị ngừng. Nhưng nếu
sử dụng auxin ngoại sinh thì có thể thay thế được hạt và trái vẫn phát triển bình thường.
Chính vì những lý do đó mà chỉ có các hoa được thụ phấn, thụ tinh phát triển thành phôi
và hạt thì bầu noãn mới phát triển thành trái. Nếu chúng ta thay thế nguồn
phytohoocmon của phôi bằng các chất điều hòa sinh trưởng ngoại sinh thì cũng có khả
năng kích thích sự sinh trưởng của bầu noãn thành trái và tất nhiên trái hình thành không
qua thụ phấn sẽ không có hạt. Sự tạo trái không hạt có thể hoàn toàn và không hoàn toàn
tức có thể hoàn toàn không có hạt hay số lượng hạt giảm đi nhiều. Nguyên nhân của việc
tạo trái không hạt trong tự nhiên là do hàm lượng auxin nội sinh cao ở trong bầu của
chúng, cho phép bầu phát triển thành trái mà không cần có nguồn auxin trong hạt giải
phóng ra. Người ta đã phân tích hàm lượng auxin ở trong bầu của các loài có hạt bao giờ

27
cũng thấp hơn nhiều so với các loài không hạt. Bằng việc xử lý auxin ngoại sinh có thể
thay thế được nguồn auxin của phôi, hạt và tạo được trái không hạt trong nhiều trường
hợp như cà chua, ớt, thuốc lá, sung, vải, dưa hấu, dưa chuột, bầu, dâu đất… Tuy nhiên,
có đến 80% cây ăn trái khi xử lý auxin đều không hiệu quả. Bằng việc xử lý gibberellin
cũng có thể tạo trái không hạt cho nhiều loại trái mà auxin không gây hiệu quả như táo,
lê, anh đào, nho, mận, đào. Ngoài ra, một số ít trường hợp trái không hạt được tạo nên
do xử lý cytokinin (một số giống nho) hoặc bằng các chất ức chế sinh trưởng như CCC,
photphon D, ADHS (một số giống táo). Tuy nhiên, trái không hạt thường có hình thái
thay đổi ít nhiều, chứng tỏ các hoocmon đi ra từ hạt có bản chất auxin, hoặc gibberellin,
nhưng không hoàn toàn giống như các chất ngoại sinh. Gibberellin có vai trò làm tăng tỉ
lệ đậu trái, kích thước của trái và tạo trái không hạt trong một số trường hợp [17].
Trinh quả sinh (Parthenocarpus)
Hạt là điều kiện có của trái, nhưng có vài trường hợp trái phát triển mà không có
hạt. Hiện tượng đó là trinh quả sinh, sự trinh quả sinh có thể xảy ra theo hai cách: hoặc
không có thụ tinh (trinh quả sinh thật), hoặc có thụ tinh song hợp tử hoại đi rất sớm và
noãn cũng vậy (trinh quả sinh giả) [8].
Theo Vũ Văn Vụ và ctv. (1999) [17], có hai kiểu không hạt trong tự nhiên (1)
Trái được tạo nên không qua thụ tinh như chuối, dứa… Một số loại trái không hạt xảy ra
nhờ sự kích thích của các hạt phấn rơi trên nướm nhụy, nhưng sau đó không có quá trình
thụ tinh như nho, táo… (2) Trái không hạt được tạo nên qua thụ tinh nhưng sau đó phôi
không phát triển mà bị thui đi như nho, anh đào, đào…
- Nguyên nhân không hạt ở cam quýt
Theo Nguyễn Bảo Vệ và Lê Thanh Phong (2004), nguyên nhân của việc tạo trái
không hạt trong tự nhiên là do hàm lượng auxin nội sinh ở trong bầu noãn cao, cho phép
bầu noãn phát triển thành trái mà không cần nguồn auxin trong hạt phóng thích ra. Ở một
vài giống như cam Washington Navel có trái đơn tính, không hạt thì sự thụ phấn không
cần thiết và hạt phấn không có sức sống. Ở hầu hết các loài cam quýt khác đôi khi cũng
gặp trường hợp có trái đơn tính, nhưng sự thụ phấn lại cần thiết cho trái phát triển [16].
+ Tam bội (chưa tiếp cận được tài liệu nghiên cứu trong nước về tạo giống cây có
múi tam bội)
+ Tự bất tương hợp
Theo Thượng Tuấn (1992), hiện tượng tự bất tương hợp là hiện tượng hạt phấn
không thể thụ tinh được trên vòi nhụy của cùng một hoa hoặc giữa các hoa khác nhau
trên cùng một cây. Ở những loài cây có hiện tượng tự bất tương hợp cấu trúc của bộ
phận sinh sản có những biểu hiện bất thường như sau (1) Hạt phấn không nẩy mầm được
trên vòi nhụy; (2) Nếu hạt phấn nẩy mầm được thì cũng không tới được vòi nhụy; (3)
Hạt phấn nẩy mầm tới vòi nhụy nhưng lại không đúng thời điểm để thụ tinh, khi đó tinh
trùng tới được vòi nhụy thì trứng chưa chín hoặc trứng đã quá chín đều trở nên vô hiệu;
(4) Quá trình thụ tinh có thể diễn ra và hoàn thành nhưng mầm phôi bị chết. Tự bất
tương hợp có hai loại đó là: Bất tương hợp dị hình và bất tương hợp đồng hình.

28
- Bất tương hợp dị hình: Được xác định do bộ phận cái có cấu tạo không thích
hợp cho sự tự thụ phấn.
- Bất tương hợp đồng hình: Tính bất tương hợp này không phải do sự không phù
hợp về cấu tạo hình thái của hoa mà do dãy alen ở một hay nhiều locus gây nên; do vậy
trong trường hợp này khi xảy ra hiện tượng tự thụ thì sự tác động giữa hạt phấn và nướm
nhụy sẽ làm phát sinh những phản ứng sinh hóa làm hạt phấn không nẩy mầm được hoặc
nẩy mầm nhưng ống phấn phát triển yếu không vươn được đến noãn [14].
+ Bất dục đực
Theo Vũ Đình Hòa và ctv. (2005), bất dục đực là cây không có khả năng tạo ra
hoặc phóng thích hạt phấn có chức năng [7]. Trần Thượng Tuấn (1992) cho rằng nguyên
nhân của hiện tượng đực bất dục là do giao tử đực không có sức sống. Hiện tượng đực
bất dục có cả ở cây tự thụ phấn cũng như cây giao phấn là do các đột biến làm ngừng trệ
sự phát triển của giao tử đực vào những giai đoạn khác nhau. Đực bất dục thường thấy
trong tự nhiên có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra như điều kiện bất lợi của
môi trường, yếu tố di truyền như sai hình nhiễm sắc thể, hay do các gen trong nhân tế
bào, do yếu tố di truyền trong tế bào chất hoặc do sự tác động tổng hợp của các yếu tố di
truyền trong nhân và tế bào chất. Hiện tượng đực bất dục do điều kiện ngoại cảnh bất lợi
như hạn hán, nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp, thiếu dinh dưỡng. Đực bất dục này không
di truyền cho thế hệ sau. Hiện tượng đực bất dục do gen trong nhân thường gặp ở một số
loài cây trồng. Nguyên nhân là do tác động của một gen lặn ở dạng đồng hợp tử như gen
ms ở một số loài cây trồng và được duy trì bằng cách lai với cây dị hợp tử hữu dục đực
Ms ms. Hiện tượng đực bất dục tế bào chất do yếu tố tế bào chất quyết định. Cây đực bất
dục tế bào chất không có khả năng tự phối, nhưng vẫn có khả năng cho hạt nếu được thụ
bằng hạt phấn có sức sống bình thường của cây khác. Các dòng đực bất dục tế bào chất
được duy trì bằng cách thụ cho cây đực bất dục tế bào chất bằng phấn của dòng đực hữu
dục tương đương. Đực bất dục do tác động tổng hợp của gen trong nhân và tế bào chất.
Đây là dạng bất dục của phấn hoa, tuy do yếu tố di truyền trong tế bào chất gây ra nhưng
lại có thể điều chỉnh bằng các gen trong nhân tế bào. Đặc điểm của tính bất dục gen - tế
bào chất này chỉ di truyền theo tế bào mẹ và tính bất dục giao tử là không có khả năng
tạo ra hạt phấn [14].
13.2 Luận giải về sự cần thiết, tính cấp bách, ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
(Trên cơ sở tổng quan tình hình nghiên cứu, luận giải sự cần thiết, tính cấp bách cần
thực hiện của đề tài)
Quýt Hồng là loại trái cây đặc sản của huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp đã được
Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu
độc quyền. Theo Phòng NN&PTNT huyện Lai Vung, diện tích quýt Hồng của huyện
hơn 1.000 ha trồng tập trung tại các xã Long Hậu, Tân Phước, Tân Thành và được trồng
rãi rác ở các xã khác trong huyện Lai Vung - có khả năng cho năng suất cao 30 tấn/ha.
Trong thời gian gần đây, diện tích vườn trồng quýt Hồng giảm do cây bị nhiễm bệnh
vàng lá, thối rễ dẫn đến năng suất, chất lượng giảm và cây chết dần.

29
Cây quýt Hồng cho năng suất cao, trái to, vỏ trái có màu vàng cam thu hoạch
chính vụ vào dịp Tết nguyên đán nên bán được giá cao. Nhược điểm của giống quýt
Hồng là trái có nhiều hạt (12-20 hạt/trái), độ Brix thấp (8-9%), acid tổng số cao (0,9-1,3
mg/100 ml dịch trái).
Nhằm cải thiện nhược điểm của giống, việc sử dụng tia gamma gây đột biến trên
mầm ngủ để tạo giống quýt Hồng mới có số hạt ≤ 5 hạt/trái; tỉ lệ dịch trái > 30%; chỉ số
TSS/TA ≥ 15; độ brix > 10%; acid tổng số < 0,8 mg/100 ml dịch trái; các đặc tính còn
lại của giống quýt Hồng vẫn giữ nguyên (vỏ trái có màu vàng cam, trái dạng cầu dẹt;
khối lượng trái trung bình 160-180g/trái, năng suất tương đương so với giống quýt Hồng
đang được trồng phổ biến ở cùng tuổi cây).
Kết quả thực hiện giai đoạn 1 (2016-2021) của đề tài đã chọn ra được 15 dòng
quýt Hồng chiếu xạ tia gamma có số hạt ≤ 5 hạt/trái, độ brix > 10%, chỉ số brix/acid tổng
cao ≥ 15. Qua phân tích đa dạng di truyền của các dòng quýt Hồng này cho thấy có sự
khác biệt di truyền so với dòng quýt Hồng đầu dòng lấy mắt ghép chiếu xạ.
Các dòng quýt Hồng đột biến có triển vọng tạo ra từ giai đoạn 1 cần được khảo
nghiệm giá trị canh tác và giá trị sử dụng diện hẹp và diện rộng để chọn ra dòng quýt
Hồng đột biến không/ít hạt, độ brix > 10%; acid tổng số < 0,8 mg/100 ml dịch trái; tỉ lệ
dịch trái > 30%... khảo nghiệm có kiểm soát để đánh giá khả năng chống chịu với bệnh
loét do vi khuẩn Xanthomonas axonopodis pv. citri. Từ các kết quả khảo nghiệm chọn ra
dòng quýt Hồng không/ít hạt chất lượng cao, sinh trưởng mạnh, chống chịu khá tốt với
bệnh loét để tự công bố lưu hành giống quýt Hồng mới phục vụ khôi phục diện tích
trồng quýt Hồng bằng giống quýt Hồng mới góp phần mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn
cho nông dân trồng quýt Hồng.
Nghiên cứu và chọn lọc giống gốc ghép có khả năng chống chịu với bệnh hại
trong đất nhằm xác định giống gốc ghép phù hợp cho giống quýt Hồng không/ít hạt tạo
ra để nâng cao hiệu quả sản xuất của giống quýt Hồng mới.
Nghiên cứu sử dụng hormone ngoại sinh để gia tăng khả năng đậu trái, phát triển
trái bảo đảm năng suất cho giống quýt Hồng mới; nghiên cứu quy trình canh tác để tăng
hiệu quả sản xuất giống quýt Hồng mới được tạo ra.
14 Liệt kê danh mục các công trình nghiên cứu, tài liệu trong nƣớc và ngoài nƣớc
có liên quan đến đề tài đã trích dẫn khi đánh giá tổng quan
Tiếng Việt
1. Hà Thị Lệ Ánh. 2005. Bài giảng hình thái giải phẫu thực vật, Tủ sách Đại Học Cần
Thơ, tr. 141-179.
2. Lê Văn Bé và Nguyễn Văn Kha. 2010. Nguyên nhân có hạt trở lại của quả bưởi Năm
Roi [Citrus grandis (L.) Obs. Cv. “Nam Roi”]. Tạp chí sinh học, tập 32-số 1,
Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, tr. 51-55.
3. Nguyễn Văn Cử. 2006. Hiệu quả của phun Boron qua lá lên năng suất và phẩm chất
cam Sành tại Vĩnh Long. Luận án thạc sĩ khoa học Trồng trọt, Đại học Cần Thơ.
4. Nguyễn Đình Dậu. 1997. Sinh học đại cương sinh học thực vật, sinh học động vật
(phần 1). Tủ sách khoa học tự nhiên Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 20-25.

30
5. Vũ Công Hậu. 1996. Trồng cây ăn quả ở Việt Nam, Nhà xuất bản Nông Nghiệp.
6. Lê Văn Hòa và Nguyễn Bảo Toàn. 2004. Sinh lý của sự hình thành hoa, thụ phấn, thụ
tinh, tạo trái của thực vật. Giáo trình Sinh lý thực vật, Trường Đại học Cần Thơ,
tr. 280-289.
7. Vũ Đình Hòa, Nguyễn Văn Hoan và Vũ Văn Kiệt. 2005. Giáo trình chọn giống cây
trồng. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội, tr. 35-40.
8. Phạm Hoàng Hộ. 1972. Sinh học thực vật, Trung Tâm Học Liệu, Trường Đại Học
Cần Thơ.
9. Phạm Ngọc Lin và Nguyễn Quốc Hùng. 2017. Nghiên cứu tuyển chọn giống gốc ghép
mới cho cây có múi tại các tỉnh phía Bắc. Báo cáo chuyên đề - Đề tài Nghiên cứu
tuyển chọn giống gốc ghép mới cho cây có múi tại các tỉnh phía Bắc.
10. Trần Đình Long. 1997. Chọn giống cây trồng. Giáo trình cao học nông nghiệp, Viện
Khoa học kỹ thuật Nông Nghiệp Việt Nam, Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội,
tr. 69-73.
11. Phan Kim Ngọc và Hồ Huỳnh Thùy Dương. 2000. Sinh học của sự sinh sản. Nhà
xuất bản Giáo dục, tr. 121-155.
12. Nguyễn Bá Phú và Nguyễn Bảo Vệ. 2008. Khảo sát một số yếu tố có liên quan đến
số hạt trên trái cam Sành. Hội nghị Khoa học–Cây ăn trái quan trọng ở Đồng
bằng sông Cửu Long - Đại Học Cần Thơ 11/03/2008, Nhà xuất bản Nông nghiệp,
tr. 109-117.
13. Hà Thị Thúy, Hùng L.Q., Hạnh T.T., Tuấn V.A., và Vịnh Đ.N. 2013. Nghiên cứu tạo
giống bưởi và cam không hạt bằng công nghệ sinh học. Hội thảo Quốc gia về
Khoa học cây trồng lần thứ nhất, ngày 05/09/2013 tại Hà Nội. 583-590.
14. Trần Thượng Tuấn. 1992. Chọn giống và công tác giống cây trồng, Trường Đại học
Cần Thơ.
15. Nguyễn Bảo Vệ và Nguyễn Bá Phú. 2012. Kết quả điều tra khảo sát truy tìm giống
cam sành và quýt đường không hột ở Đồng bằng sông Cửu Long. Diễn đàn
Khuyến nông @ Nông nghiệp lần thứ 4 năm 2012.
16. Nguyễn Bảo Vệ và Lê Thanh Phong. 2004. Giáo trình cây đa niên Phần I: Cây ăn
trái, Tủ sách Đại học Cần Thơ.
17. Vũ Văn Vụ, Vũ Thanh Tâm và Hoàng Minh Tấn. 1999. Sinh lý học thực vật, Nhà
xuất bản Giáo dục Hà Nội.
18. Trần Thị Oanh Yến, Nguyễn Nhật Trường, Nguyễn Ngọc Thi và Nguyễn Minh
Châu. 2010. Kết quả nghiên cứu và khảo nghiệm giống cam Sành không hạt LĐ6.
Báo cáo công nhận giống tháng 12 năm 2010 tại thành phố Hồ Chí Minh.
Tiếng Anh
19. Abdul Majeed, Asif Ur Rehman Khan, Habib Ahmad, Zahir Muhammad. 2010.
Gamma irradiation effect on some growth parameters of Lepidium sativum L.
ARPN, J. Agric. Biol. Sci., 5 (1): 39-42.

31
20. Alvarado, N. L. G., E. A. Garcia, A. M. C. Gonzalez, T. C. Torres and G. A. Vargas.
2004. Pollen tube growth in mandarin, Rev. Fitotec., Mex, Vol. 27 (2), pp. 177-
182.
21. Azouaou, Z. and A. Souvré. 1993. Effects of copper deficiency on pollen fertility
and nucleic acids in the durum wheat anther. Sexual Plant Reproduction,
Springer Berlin, Heidelberg, Vol 6 (3), pp. 199-204.
22. Berken Ç., Turgut, Y., and Yıldız, A. K. 2020. Effects of Gamma Irradiation on
Seedlessness and Fruit Quality of Ortanique Tangor. Turkish Journal of
Agriculture – Food science and Tecnology, pp. 41-50.
23. Bermejo, A. Pardo, J. Cano, A. 2011. Influence of Gamma-irradiation on seedless
citrus production: pollen germination and fruit quality. Food Nutr Sci 2: 169-180.
24. Bitters, W. P. 1986. Citrus Rootstocks: Their Characters and Reactions. Riverside,
CA: UC Riverside Science Library.
25. Bono R., Fernandez De Cãrdova L., and Soler J. 1982. Arrufatina, Esbal and
Guillermina, three Clementine mandarin mutations recently appearing in Spain. In:
Matsumoto K. (ed.) 1981. Proc. Int. Soc. Citriculture, Vol. I. Okisu, Japan. 94-96.
26. Bowman, K. D., Joubert, J. 2020. Citrus Rootstocks in The Genus Citrus, 1st Edn,
eds Talon M., Caruso M., Gmitter F. G. (Cambridge, UK: Elsevier): 105-127.
27. Brewbaker, J. L. 1957. Pollen cytology and self-incompatibility systems in plants.
Journal of Heredity, vol 48, pp. 271-277.
28. Brewbaker, J. L. and B. H. Kwack. 1963. The essential role of calcium ion in pollen
germination and pollen tube growth. American Journal of Botany, vol 50 (9), pp.
859-865.
29. Cameron JW, Bernett RH. 1978. Use of sexual tetraploid seed parents for production
of triploid citrus hybrids. HortScience 13: 167-169.
30. Castle, W. S. 2010. A career perspective on citrus rootstocks, their development, and
commercialization. HortScience 45: 11-15.
31. Chao, C. T. 2004. Pollination evaluated: Mandarin compatibility and seediness
studied. University of California, Riverside.
32. Chen, J., X. Shi, H. Xiang, Z. Chen, L. Zhang, Y. Shi, C. Yang and Y. Wu. 2002.
Seedless mechanism of Jishou Shatianyou (Citrus grandis Osbeck). I. The
seedless cause and fruit quality of Jishou Shatianyou. Journal of Hunan
Agricultural University, Hunan Agricultural University, Changsha, China, vol 28
(1), pp. 22-25.
33. Chen, S., Gao, F., and Zhang, J. 1991. Studies on the seedless character of Citrus
induced by irradiation. Mutation Breeding Newsletter 37, 8-9
34. Deng X.X. 2000. Citrus cultivars released during the past 10 years in China. Proc.
Intl. Soc. Citricult. IX Congr. 37-38.
35. Esen A, Soost RK. 1973. Precocious development and germination of spontaneous
triploid seeds in Citrus. Journal of Heredity 64 (3): 147-154.

32
36. Esen A, Soost RK, Geraci G. 1979. Genetic evidence for the origin of diploid
megagametophytes in Citrus. Journal of Heredity 70: 5-8.
37. Fatta Del Bosco, S., M. Siragusa, L. Abbate, S. Lucretti, and N. Tusa. 2007.
Production and characterization of new triploid seedless progenies for mandarin
improvement. Scentia Horticulturae 114, 258-262.
38. Forner, J. B., Forner-Giner, M. A., Alcaide, A. 2003. Forner-Alcaide 5 and Forner-
Alcaide 13: two new citrus rootstocks released in Spain. HortScience 38 629-
630.
39. Forner-Giner, M. A., Primo-Millo, E., Forner, J. 2009. Performance of Forner-
Alcaide 5 and Forner-Alcaide 13, hybrids of Cleopatra mandarin × Poncirus
trifoliata, as salinity-tolerant citrus rootstocks. J. Am. Pomolog. Soc. 63: 72-80.
40. Forner-Giner, M. A., Rodriguez-Gamir, J., Martinez-Alcantara, B., Quinones, A.,
Iglesias, D. J., Primo-Millo, E. 2014. Performance of Navel orange trees grafted
onto two new dwarfing rootstocks (Forner-Alcaide 517 and Forner-Alcaide
418). Sci. Hortic. 179: 376-387.
41. Frost, H. B. 1948. Seed reproduction: development of gametes and embryos. Citrus
Industry, University of California Press, vol. 1, pp. 767–816.
42. Frost, H. B. and R. K. Soost. 1968. Seed reproduction: development of gametes and
embryos”, Citrus industry, University of California Press, vol. 2, pp.290-324.
43. Goldenberg L., Yaniv Y., Kaplunov T., Doron-Faigenboim A., Porat R., Carmi N.
2014. Genetic diversity among mandarins in fruit-quality traits. J Agric Food
Chem., 62(21): 4938-46.
44. Gulsen, O., Uzun, A., Pala, H., Canihos, E., and Kafa, G. 2007. Development of
seedless and Mal Secco tolerant mutant lemons through budwood irradiation.
Scientia Horticulturae, 112 (2), 184-190.
45. Hasnain, R, Jaskani, M. J., Mumtazkhun, M., Malik, T. A. 2003. In-vitro induction
of polyploids in watermelon and estimation based on DNA content. Int J Agric
Biol 3: 298–302
46. Hearn, C. J. 1969. Self-incompatibility and the effects of different pollen sources
upon fruit characteristics of four Citrus hybrids. Proceedings of the American
Society for Horticultural Science, vol 87, pp. 183– 187.
47. Hearn, C. J. 1984. Development of seedless orange and grapefruit cultivars through
seed irradiation. J. Am. Soc. Hort. Sci, 109: 270-273.
48. Hearn, C. J. 1985. Development of seedless grapefruit cultivars through
budwood irradiation. Hortscience, 20: 84.
49. Hearn, C. J. 1986. Development of seedless grapefruit cultivars through budwood
irradiation. J. Amer. Soc. Hort. Sci. 111:2:304-306.
50. Hearn, C. J. 2001. Development of seedless grapefruit cultivars through budwood
irradiation. Hortscience, 20, 111 (2), 304-306.

33
51. Hensz, R. A. 1971. Star Ruby, a new deep-red- fleshed grapefruit variety with
distinct tree characteristics. J. Rio Grande Hort. Soc. 25:54-58.
52. Hensz R. A. 1977. Mutation breeding and the development of „Star Ruby‟grapefruit.
Proc. Intl. Soc. Citriculture. 2:582-585. Orlando, Fla.
53. Huang, J. S., X. D. Xu, S.Q. Zheng and J. H. Xu. 2001. Selection for aborted-seeded
longan cultivars. ISHS Acta Horticulturae 558. International Symposium on
Litchi and Longan, Vol. 1, No. article 73, p. 141.
54. Iwamasa, M. 1961. Studies on the sterility in genus Citrus with special reference to
the seedlessness. Bulletin of the Horticulture Research Station, B6, pp. 1-81.
55. Iwamasa, M. and T. Iwasaki. 1962. On the sterility phenomenon caused by low
temperatures in the Mexican lime (Citrus aurantifolia Swingle). Bulletin of the
Horticulture Research Station, B2, pp. 25-46.
56. Iwamasa, M. and Y. Oba. 1980. Seedlessness due to self-incompatibility in Egami-
Buntan, a Japanese pummelo cultivar. Bulletin of the Faculty of Agriculture, Saga
University, vol 49, pp. 39-45.
57. Iwamasa M. And Nishiura M. 1982. Recent citrus mutant selections in Japan. In:
Matsumoto K. (ed.) 1981 Proc. Int. Soc. Citriculture, Vol. I. Okisu, Japan. 96-99.
58. Jackson, L. K. and F. G. Gmitter. 1997. Seed development in citrus. Citrus
Flowering and Fruiting Short Course, CREC, Lake Alfred, pp. 33-42.
59. Jackson, L. K. and Futch, S. H. 1997. Pollination and fruit set: pollination
requirement. Citrus Flowering and Fruiting Short Course. CREC, Lake Alfred,
pp. 25-32.
60. Jing, H. H., Shou, X. W., Yan, F. Z., Qiu, Z. Z., Ling, Y and Li, S. C. 2017.
Abnormal megagametogenesis results in seedlessness of a polyembryonic
„Meiguicheng‟ orange (Citrus sinensis) mutant created with gamma-rays. Scientia
Horticulturae, Vol. 217, pp. 73-83.
61. Julia, M., Alejandra, S., Cristina, B., Pilar, N., and Almudena, B. 2021. Physico-
chemical, sensorial and nutritional quality during the harvest season of „Tango‟
mandarins grafted onto Carrizo citrange and Forner-Alcaide no. 5. Food
chemistry, vol. 339. pp. 77-81.
62. Kahn, T. L. and Chao, C. T. 2004. Sex, Seedlessness and New Varieties. Department
of Botany and Plant Sciences, University of California, p. 41-49.
63. Kepiro, J. L., Roose, M. L. 2007. Nucellar embryony in Citrus Genetics, Breeding
and Biotechnology, ed. Khan I. A. (Wallingford: CABI): 141-150.
64. Khatri, A., Khan, I. A., Siddiqui, M. A., Raza, S., Nizamani, G. S. 2005. Evaluation
of high yielding mutants of Brassica Juncea cv. S-9 developed through Gamma
rays and EMS. Pak. J. Bot., 37(2): 279284.
65. Kitajima, A., Y. Okada and K. Hasegawa. 2001. Pollen tube growth, fertilization and
seed development in Hyuganatsu (Citrus tamurana) seedless cultivars „Muroto-

34
Konatsu‟ and „Nishiuchi-Konatsu‟”, Journal of the Japanese Society for
Horticultural Science, Japanese Society for Horticultural Science, Kyoto, Japan,
vol 70: 3; pp. 320-327.
66. Koltunow, A. M., Soltys, K., Nito, N., McClure, S. 1995. Anther, ovule, seed, and
nucellar embryo development in Citrus sinensis cv. Valencia. Can. J.
Bot. 73: 1567-1582.
67. Krezdorn, A. H. and Robinson, F. A. 1958. Unfruitfulness in the Orlando tangelo.
Proceeding of the Florida State Horticultural Society, vol 71, pp. 86-91.
68. Kukimura, H., Ikeda, F., Fujita, H., and Maeta, T. 1976. Brief description of
mutation in vegetatively propagated and tree crops. Gamma Field Symp 15, 79-
82.
69. Lapin, W. K. 1937. Investigation on polyploidy in citrus work. All - Unian Sci. Res.
Inst. Humid sabtrop. 1; pp. 1-68.
70. Li, S. J. 1980. Self-incompatibility in „Matou‟ wentan (Citrus grandis (L.) Osb.).
HortScience, vol 15, pp. 298-300.
71. Li, Y. , Dechun, L. , Wei, H., Yong, Q., Chun, J., and Zhang, Y. L. 2020. Fruit
characteristics and seed anatomy of “Majia” pomelo pollinated with cobalt-
60 gamma-ray-irradiated pollen. Scientia Horticulturae, Vol. 267, pp. 325-335
72. Llosa, M. J., Bermejo, A., Cano, A., Quiñones, A., Forner-Giner, M. A. 2009. The
citrus rootstocks Cleopatra mandarin, Poncirus trifoliata, Forner-Alcaide 5 and
Forner-Alcaide 13 vary in susceptibility to iron deficiency chlorosis. J. Am.
Pomolog. Soc. 63: 160-167.
73. Linskens, H. F. 1964. Pollen physiology, In Machlis L. and Briggs W.R. Annual
Review of Plant Physiology, vol 15, pp. 255-265.
74. Liu, J., J. Qi, Z. Dai and K. Chen. 1995. Study on relationship between free proline
concentration of citrus anther and pollen sterility. Acta Horticulturae, vol 403, pp.
81-83.
75. Maluszynski, M. Ahloowalia, B. S., and Sigurbjörnsso, B. 1995. Application of in-
vivo and in-vitro mutation techniques for crop improvement. Euphytica 85, 303-
315.
76. Maluszynski, M., Nichterlein, K., Zanten, L. van., and Ahloowalia, B. S. 2000.
Officially released mutant varieties – the FAO/IAEA database. Mutation
Breeding Review 12, 1-84.
77. María, J. M., Andrea, G., Marina, G., and Johanna, M. 2015. New low seeded
mandarin (Citrus reticulata) and lemon (C. limon) selections obtained by gamma
irradiation. Acta Hortic., 1065, 543-548.
78. Martínez-Cuenca, M. R., Primo-Capella, A., Forner-Giner, M. A. 2016. Influence of
Rootstock on Citrus Tree Growth: Effects on Photosynthesis and Carbohydrate
Distribution, Plant Size, Yield, Fruit Quality, and Dwarfing Genotypes, Plant
Growth, Everlon Cid Rigobelo. London: IntechOpen.

35
79. Matsumoto, R., N. Okudai, I. Oiyama, T. Takahara, M. Yamamoto, K. Asada, D.
Ishiuchi and H. Murata. 1991. New citrus cultivar „Tsunokaori‟”. Bulletin of the
Fruit Tree Research Station, vol 21, pp. 59-65.
80. Mesejo, C., A. Martisnez-Fuentes, C. Reig, F. Rivas and M. Agustí. 2006. The
inhibitory effect of CuSO4 on citrus pollen germination and pollen tube growth
and its application for the production of seedless fruit. Plant Science, vol 170, pp.
37-43.
81. Micke, A. 1985. Plant cultivars derived from mutation induction or the use of
induced mutants in crop breeding. Mutation Breeding Rev., 3: 1-92.
82. Min, Y. K., Soon J. I., Jong, H., K., In-Jung, K., Hyo, Y. L., Dong, S. L., Youn, J. L.,
Ji, H. B., Ji, H. K., Ji, Y. K., Seo, R. J., Jung, H. K., and Seo, H. M. 2012.
Changes in phenolic composition of citrus fruits and leaves prepared by gamma
irradiation of budsticks. Life Sci J., 9 (3): 1281-1285.
83. Miwa, T. 1951. Pollination, fertilization and fruit drop in Citrus tamurana.
Horticultural Bulletin of the Citrus.
84. Mooney, P., M. Watson and A. Harty. 1997. Developing new seedless citrus triploid
cultivars. HortResearch. Kerikeri Research Centre.
85. Mustard, J. M., S. J. Lynch and R. O. Nelson. 1956. Pollination and floral studies of
the Minneola tangelo. Proceedings of the Florida State Horticultural Society, vol
69, pp. 277-281.
86. Nagai, K. and T. Tanikawa. 1928. On citrus pollination. Proceedings of the Third
Pan-Pacific Science Congress, pp. 2023-2029.
87. Nakamura, M. 1943. Cytological and ecological studies on the genus Citrus with
special reference to the occurrence of sterile pollen grain. Memorial of the
Faculty of Science and Agriculture, Tohoku University, vol 27, pp. 53-159.
88. Nakano, M., H. Nesumi, T. Yoshioka, M. Omura and T. Yoshida. 2000. Linkage
analysis between male sterility of citrus and RAPD markers. Proceedings of the
Ninth International Citrus Congress, International Society of Citriculture,
Orlando, Florida, pp. 179-180.
89. Nesumi, H., M. Nakano and T. Yoshida. 2001. Mode of inheritance on the abnormal
development of impregenated ovules derived from Mukaku-kishu. Journal of the
Japanese Society for Horticultural Science, vol 70, pp. 403.
90. Nishiura, M. and T. Iwasaki. 1963. Studies on the citrus breeding. I. Variation of
seed formation in citrus crossing. Bulletin of the Horticulture Research Station,
vol 2, pp.1-13.
91. Nishiura, M., T. Shichijo, I. Ueno, M. Iwamasa, T. Kihara, Y. Yamada, T. Yoshida
and T. Iwasaki. 1983. New citrus cultivar „Kiyomi‟ tangor. Bulletin of the Fruit
Tree Research Station, vol 10, pp. 1-9.
92. Oiyama, I., S. Kobayashi, K. Yoshinaga, T. Ohgawara and S. Ishii. 1991. Use of
pollen from a somatic hybrid between Citrus and Poncirus in the production of
triploids. HortSci., 26: 1082.

36
93. Ollitrault, P. and D. Dambier. 2008. Ploidy manipulation for breeding seedless
triploid Citrus. Plant breeding review, John Wiley & Sons. Inc. Hoboken. New
Jersey, Canada, vol 30, pp. 135-141.
94. Ollitrault, P., Y. Froellicher, D. Dambier, F. Luro and M. Yamamoto. 2007.
Seedlessness and ploidy manipulation. Citrus genetics, breeding and
biotechnology, CBA International, British library, London, UK, pp. 197-218.
95. Omura, M. T., M. Ueda Kita, A. Komatsu, Y. Takanokura, T. Shimada, T. Endo-
Inagaki, H. Nesumi and T. Yoshida. 2000. EST mapping in Citrus. In: Proceeding
of the Ninth International Citrus Congress. International Society of Citriculture,
Orlando, Florida, pp. 71-74.
96. Ortiz, M. J. 2002. Botany: Taxonomy, morphology and physiology of fruit, leaves
and flowers. Citrus the genus Citrus. Medicinal and Aromatic plants – industrial
profiles.
97. Osawa, I. 1912. Cytological and experimental studies in Citrus. Journal of the
College of Agriculture Tokyo University, vol 4, pp.83-116.
98. Pio, L. A. S., J. D. Ramos, M. Pasqual, F. C. Santos and K. P. Junqueira. 2003.
Receptiveness of the stigma and in vitro germination of orange pollen, submitted
to different temperatures. Engenhcira Agonoma emfiotecnia, Departament de
Agricultura da Universidade Federal de Lavras / UFLA.
99. Pirlak, L. 2002. The effects of temperature on pollen germination and pollen tube
growth of apricot and sweet cherry. Gartenbauwissenschaft, vol 67 (2), pp. 61-64.
100. Predieri, S. 2004. Mutation induction and tissue culture in improving fruits. Plant
Cell. Tissue and Organ Culture 64, 185-210.
101. Purdure University, Lecture 32 Citrus,
www.hurt.purdure.edu/newcrop/tropical/lecture-32/lec_32.html.
102. Raghuvanshi, S. S. 1962. Cytologenetical studies in genus Citrus IV. Evolution in
genus Citrus, Cytologia 27, pp. 172-188.
103. Rattanpal, H. S., Gurteg Singh, Monika Gupta. 2019. Studies on mutation
breeding in mandarin variety Kinnow. Current Science, 116 (30), pp.483-487.
104. Raza, H., M. M. Khan and A. A. Khan. 2003. Review seedless in citrus.
International journal of agriculture and biology, vol 5 (3), pp. 388-391.
105. Reece, P. C. and R. O Register. 1961. Influence of pollinators on fruit set on
Robinson and Oceola tangerine hybrids. Proceedings of the Florida State
Horticultural Society, vol 74, pp. 104-106.
106. Reed, S. M. 2003. Self-incompatibility in hydrangea paniculata and H. quercifolia.
Tennessee state University nursery crop research station. SNA research
conference. Vol.48.
107. Rodriguez-Gamir, J., Primo-Millo, E., Forner, J. B., Forner-Giner, M. A.
2010. Citrus rootstock responses to water stress. Scientia Hortic. 126: 95-102.

37
108. Roose M.L. And Williams T.E. 2000. Citrus Scion Breeding in California. Proc.
Intl. Soc. Citricult. IX Congr. 1: 34-36.
109. Rosson, B. 2020. Citrus Budwood Annual Report 2019-2020. Tallahassee, FL:
Florida Department of Agriculture and Consumer Services.
110. Rotino, G. L., A. Nazareno, S. Emidio, M. Giuseppe, L. S. Roberto, M. Andrea, M.
Barbara, P. Tiziana, S. Jessica, M. Bruno and S. Angelo. 2005. BMC
Biotechnology, vol 5 (32), pp. 1-8.
111. Russo F., Domini B., And Starrantino S. 1981. Mutagenesis applied for citrus
improvement. Proc. Intl. Soc. Citriculture1: 68-70. Tokyo, Japan.
112. Russo, R. 1982. Bud variations in citrus cultivars in Italy. In: Matsumoto K. (ed.)
1981 Proc. Int. Soc. Citriculture, Vol. I. Okisu, Japan. 597-601.
113. Sanada, T. and Amano, E. 1998. Induced mutations in fruit trees. In: SM Jain, DS
Brar and BS Ahloowalia (eds), Somaclonal variation and induced mutations in
crop improvement, 401-419. Kluwer, The Netherlands.
114. Sawidis, T. and H. D. Reiss. 1995. Effects of heavy metals on pollen tube growth
and ultrastructure. Protopsma, vol 185, pp. 113-122.
115. Shah, S.A., Ali I., Rahman, K. 2001. Abasin 95 a new oilseed rape cultivar
developed through induced mutations. Mut. Breed. Newslett., 45: 3-4.
116. Smith, A. V. 2000. The molecular basis for the initiation of fruit development and
parthenocarpy, CSIRO Plant Industry, Horticulture Unit Urrbrae; pp. 1-12.
117. Sparow, A. H., Rogers A. F., and Schwemmer, S. S. 1968. Radiosensitivity studies
with woody plants. I. Acute gamma irradiation survival data for 28 species and
predictions for 190 species. Radiation Bot. 8, 149-186.
118. Spiegel-Roy, P. 1985. Seedless induced mutant in highly seeded lemon (Citrus
limon). Mutation Breeding Newslett., 26: 1-2.
119. Spiegel-Roy, P., and Padova, R. 1973. Radiosensitivity of Shamouti orange (Citrus
sinensis) seeds and buds. Radiation Bot. 13, 105-110.
120. Soost, R. K. 1956. Unfruitfulness in the clementine mandarin. Proceedings of the
American Society for Horticultural Science, vol 67, pp. 171-175.
121. Soost, R. K. 1961. Effects of gibberellin on yield and fruit characteristics of
clementine mandarin. Proceedings of the American Society for Horticultural
Science, vol 77, pp. 194-201.
122. Soost R.K. 1964. Self-incompatibility in Citrus grandis (L.) Osbeck. Proc. Amer.
Soc. Hort. Sci, 84: 137-140.
123. Soost, R. K. 1965. Incompatibility allele in the genus Citrus. Proceedings of the
American Society for Horticultural Science, vol 87, 176-180.
124. Soost, R. K. 1968. The incompatibility gene system in citrus. Proceeding of the
First International Citrus Symposium, University of California, Riverside,
California, Vol. 1, pp. 189-190.72. Soost, R. K., and J. M. Cameron (1980).
Oroblanco a triploid pummelo grape fruit hybrid. HortScience, 15: 667-669.

38
125. Soost, R. K., and J. W. Cameron. 1985. Melogold a triploid pummelo grape fruit
hybrid. HortScience, 20: 113401135.
126. Soost R.K. and Roose M.L. (1996). Citrus. In: Fruit Breeding, Volume 1: Tree and
Tropical fruit, edited by Jules Janick and James N. Moore. John Wiley & Sons,
Inc. 257-323.
127. Spiegel-Roy, P. and E. E. Goldschmidt. 1996. Biology of citrus. Cambridge
University Press, pp. 70-118 and 185-188.
128. Starrantino, A. 1992. Use of triploids for production of seedless cultivars in citrus
improvement programas. Proc. Int. Soc. Citriculture. 1: 117-121.
129. Steer, M. W. 1989. Calcium control of pollen tube tip growth. Biol Bull, vol 176
(S), pp. 18-20.
130. Sutarto, I., Agisimanto, D., and Supriyanto, A. 2009. Development of Promising
Seedless Citrus Mutants through Gamma Irradiation. Q.Y. Shu (ed.), Induced
Plant Mutations in the Genomics Era. Food and Agriculture Organization of the
United Nations, Rome, 306-308.
131. Swingle, W. T., T. R. Robinson and E.M. Savage. 1931. New citrus hybrids. United
States Department of Agricultural Circular, vol 181, pp. 1-19.
132. Sykes, S. R. and J. V. Possingham. 1992. The effect of excluding insect pollinators
on seediness of Imperial mandarin fruits. Australian Journal of Experimental
Agriculture, vol 32, 409-411.
133. Talon M., L. Zacarias and E. Primo-Millo. 1992. Gibberellins and parthenocarpic
ability in developing ovaries of seedless mandarins. Plant Physiology, vol 99, pp.
1575-1581.
134. Ton, L.D. and A. H. Krezdorn. 1967. Growth of pollen tubes in three incompatible
varieties of citrus. Proceedings of the American Society for Horticultural Science,
vol 89, pp. 211-215.
135. Ueno, I. 1986. Studies on the inheritance of citrus flower characteristics I.
Segregation of viable pollen production in hybrid seedlings. Bulletin of the Fruit
Tree Research Station, vol 13, pp. 1-9.
136. Vardi, A., A. Frydman-Shani and S. A. Weinbaum. 1988. Assessment of
parthanocarpic tendency in Citrus using irradiated marker pollen. Proc.Sixth Int.
Citrus Longr., Vol I, eds R. Goren and K. Mendel, pp. 225-230.
137. Vardi, A. 1996. Strategies and consideration in mandarin improvement
programmes. In: Proc. Int. Soc. Citriculture, 1: 109–12.
138. Vardi, A., H. Neuman, A. Frydman-Shani, Y. Yaniv and P.Spiegel-Roy. 2000.
Tentative model on the inheritance of juvenility, self-incompatibility and
parthenocarpy. Acta Horticulturae vol 535, pp. 199-205.
139. Vardi, A. and P. Spiegel-Roy. 1981. Gene-controlled meiosis in Citrus reticulata.
Proceedings of the Fourth International Citrus Congress. The International
Society of Citriculture, Tokyo, Japan, Vol. 1, pp. 26-27.

39
140. Varoquaux, F., R. Blanvilain, M. Delseny and P. Gallois. 2000. Less is better: new
approaches for seedless fruit production. Trends Biotechnol, vol 18, pp. 233-242.
141. Verdejo-Lucas, S., Sorribas, F. J., Forner, J. B., Alcaide, A. 1997. Screening hybrid
citrus rootstocks for resistance to Tylenchulus semipenetrans Cobb. HortScience
32: 1116-1119.
142. Wakana, A., X. B. Ngo and S. Isshiki. 1998. Self-incompatibility in Citrus: linkage
between GOT isozyme loci and the incompatibility loci. Omura M., Hayashi T.
and Scott N.S. (eds) Breeding and Biotechnology for Fruit Trees, Second Japan-
Australia International Workshop. NIFTS/CSIRO, pp. 90-93.
143. Wilms, H. J., J. L. Van Went, M. Cresti and F. Ciampolini. 1983. Structural aspects
of female sterility in Citrus limon. Acta Botanica Neerlandica, vol 32, pp. 87-96.
144. Wong, C. Y. 1939. The influence of pollination on seed development in certain
varieties of citrus. Proceedings of the American Society for Horticultural Science,
vol 37, 161-164.
145. Wu S. (1986). Using gamma-rays to induce mutations for seedlessness in citrus.
Mutat. Breeding Newslett., 27: 14.
146. Yamamoto, M., N. Okudai and R. Matsumoto. 1992. Segregation for aborted
anthers in hybrid seedlings using Citrus nobilis × C. deliciosa cv. Encore as the
seed parent”, Journal of the Japanese Society for Horticultural Science, vol 60,
pp. 785-789.
147. Yamamoto, M., R. Matsumoto, N. Okudai and Y. Yamada. 1997. Aborted anthers
of Citrus result from gene-cytoplasmic male sterility. Scientia Horticulturae, vol
70, pp. 9-14.
148. Yamamoto, M., R. Matsumoto and T. Kuniga. 2001. Inheritance of female sterility
in Citrus. Breeding Research, vol 3, pp. 49-51.
149. Yamamoto, M., R. Matsumoto and Y. Yamada. 1995. Relationship between
sterility and seedlessness in citrus. Journal of the Japanese Society for
Horticultural Science, vol 64, pp. 23-29.
150. Yamashita, K. 1976. Production of seedless fruits in Hyuganatsu, Citrus tamurana
Hort. ex Tanaka and Hassaku, Citrus hassaku Hayata through pollination with
pollen grains from the 4x Natsudaidai, Citrus natsudaidai Hayata. Journal of the
Japanese Society for Horticultural Science vol 45, pp. 225-230.
151. Yang, H. J. and S. Nakagawa. 1970. Cyto-histological studies on the male sterility
of Satsuma orange (Citrus unshiu Marc.), Journal of the Japanese Society for
Horticultural Science, vol 58, pp. 239-245.
152. Zhu, S., J. Song, Z. Hu, B. Tan, Z. Xie, H. Yi and X. Deng. 2008. Ploidy variation
and genetic composition of open-pollinated triploid Citrus progenies. Botanical
studies, vol 50, pp. 319-324.

40
15 Nội dung nghiên cứu của đề tài (Liệt kê và xác định cụ thể các nội dung, các công
việc cần thực hiện trong từng nội dung có tính hệ thống logic, rõ ràng, phù hợp cần
thực hiện để đạt mục tiêu đề ra)
15.1 Nội dung 1: Khảo nghiệm giá trị canh tác, giá trị sử dụng của các dòng
quýt Hồng không/ít hạt triển vọng
- Hoạt động 1.1: Khảo nghiệm diện hẹp các dòng quýt Hồng không/ít hạt triển
vọng
- Hoạt động 1.2: Khảo nghiệm diện rộng các dòng quýt Hồng không/ít hạt triển
vọng
- Hoạt động 1.3: Khảo nghiệm có kiểm soát các dòng quýt Hồng không/ít hạt
triển vọng
15.2 Nội dung 2: Khảo nghiệm các dòng quýt Hồng không/ít hạt trên các
giống gốc ghép khác nhau
15.3 Nội dung 3: Nghiên cứu ảnh hƣởng của chất điều hòa sinh trƣởng đến
năng suất và chất lƣợng trái của các dòng quýt Hồng không/ít hạt
15.4 Nội dung 4: Xây dựng qui trình kỹ thuật canh tác giống quýt Hồng
không/ít hạt triển vọng
- Hoạt động 4.1: Nghiên cứu ảnh hưởng phân bón đến năng suất và phẩm chất
trái của các dòng quýt Hồng không/ít hạt triển vọng
- Hoạt động 4.2: Nghiên cứu các biện pháp phòng trừ côn trùng và bệnh hại trên
các dòng quýt Hồng không/ít hạt triển vọng
15.5 Nội dung 5: Đánh giá tính ổn định về đặc tính số hạt/trái của các dòng
quýt Hồng không/ít hạt triển vọng qua các thế hệ ghép nhân giống, các giống gốc
ghép khác nhau và tuổi cây
16 Cách tiếp cận, phƣơng pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng
16.1. Cách tiếp cận:
Kế thừa kết quả thực hiện đề tài ở giai đoạn 1 đã chọn được 05 dòng quýt Hồng
không/ít hạt có triển vọng (có số hạt/trái ≤ 5 hạt, tỉ lệ dịch trái ≥ 30%, chỉ số TSS/TA ≥
15). Các dòng quýt Hồng này sẽ được tiếp tục đánh giá sinh trưởng, năng suất, tính ổn
định số hạt/trái và chất lượng trái qua khảo nghiệm giá trị canh tác, giá trị sử dụng; khảo
sát ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng đến năng suất và chất lượng trái; khảo sát
tính ổn định số hạt/trái của các dòng quýt Hồng không/ít hạt qua các thế hệ nhân giống
và các giống gốc ghép khác nhau.
Thu thập thông tin, dữ liệu liên quan đến các vấn đề cần nghiên cứu của đề tài từ
các tài liệu, hội thảo, tạp chí, các bài báo đăng trên tạp chí khoa học trong và ngoài
nước…
Thu thập các thông tin từ nông dân, nhà nghiên cứu và doanh nghiệp để làm cơ sở
đánh giá chất lượng giống mới tạo ra; xây dựng quy trình canh tác cho giống quýt Hồng
mới.

41
16.2. Phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng:
16.2.1 Nội dung 1: Khảo nghiệm giá trị canh tác, giá trị sử dụng của các dòng
quýt Hồng không/ít hạt triển vọng
16.2.1.1 Hoạt động 1.1: Khảo nghiệm diện hẹp các dòng quýt Hồng không/ít hạt
triển vọng
- Mục tiêu: Đánh giá các chỉ tiêu về giá trị canh tác, giá trị sử dụng của các dòng
quýt Hồng không/ít hạt được chọn lọc.
- Địa điểm: Thực hiện 01 điểm khảo nghiệm tại huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp.
- Thời gian: 2022-2026.
- Quy mô: 01 điểm thí nghiệm x 06 dòng quýt Hồng x 8 cây/dòng/lần lặp lại x 4
lần lặp lại.
- Số dòng quýt Hồng: 05 dòng quýt Hồng không/ít hạt được tuyển chọn và 01
dòng quýt Hồng đối chứng (mắt ghép lấy từ cây quýt Hồng đầu dòng để nhân giống).
- Phương pháp thực hiện:
Thời gian và số vụ khảo nghiệm: Quan sát vụ thu hoạch thứ 2 và vụ thứ 3 sau vụ
cho trái đầu tiên.
Bố trí khảo nghiệm: Bố trí theo kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên (RCBD) với 06 dòng
quýt Hồng, 04 lần lặp lại, 08 cây/lần lặp lại. Cây giống khảo nghiệm là cây ghép, gốc
ghép sử dụng là gốc cam Mật.
Quy trình trồng, chăm sóc, thu hoạch: Do Viện Cây ăn quả miền Nam biên soạn.
Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp đánh giá:
Chỉ tiêu sinh trưởng: Ghi nhận khả năng sinh trưởng lần đầu tiên ở thời điểm 01
tháng sau khi trồng và định kỳ sau đó 06 tháng 01 lần với các chỉ tiêu:
Đường kính gốc ghép (cm): Đo ở vị trí dưới vết ghép 5 cm.
Đường kính thân (cm): Đo ở vị trí trên vết ghép 5 cm.
Tính chỉ số đường kính gốc ghép/đường kính thân cây để xác định khả năng tiếp
hợp của mắt ghép và gốc ghép.
Chiều cao cây (m): Đo từ vị trí ghép đến ngọn cây.
Đường kính tán (m): Đo chiều rộng nhất của tán cây.
Đánh giá khả năng sinh trưởng của cây theo 04 cấp độ (mạnh, khá, trung bình và
yếu).
Ghi nhận chỉ tiêu năng suất:
Tỉ lệ đậu trái (%): Mỗi cây chọn 30 phát hoa (loại phát hoa có lá và chỉ có 1
hoa/phát hoa), ghi nhận số trái đậu định kì 1/2 tháng/lần để tính phần trăm số trái đậu.
Số trái/cây: Đếm tổng số trái trên cây.

42
Năng suất: Năng suất lý thuyết được tính bằng cách ghi nhận số trái/cây x khối
lượng trung bình của 10 trái trên cùng cây. Năng suất thực tế của cây được ghi nhận
bằng cách cân toàn bộ trái/cây.
Ghi nhận chỉ tiêu chất lượng trái: Trái được thu hoạch vào giai đoạn chín sinh lý
khảo sát 10 trái/cây các chỉ tiêu sau:
Chiều cao trái (cm): Dùng thước kẹp đo từ vị trí đỉnh trái đến đáy trái.
Đường kính trái (cm): Dùng thước kẹp đo tại vị trí rộng nhất của trái.
Dạng trái: Quan sát ngẫu nhiên 10 trái, đối chiếu với hình dạng mẫu trong bảng
mô tả cây có múi của Viện Tài nguyên thực vật quốc tế (IPGRI).
Màu sắc vỏ trái, thịt trái: Quan sát tổng thể và quan sát từng trái dùng bảng so
màu (color chart) hoặc máy đo màu Chroma meter Minolta CR-400, do Nhật sản xuất,
được đánh giá theo hệ thống CIE (chỉ số L, a*, b*) mỗi trái đo 03 điểm phần vỏ ở đỉnh
trái, giữa trái và đáy trái.
Đường kính của lõi trái (mm): Cắt dọc trái, đo đường kính lõi của 10 trái tại vị trí
to nhất.
Rốn trái: Quan sát ngẫu nhiên 10 trái và đánh giá tỉ lệ % số trái có rốn.
Độ dễ bóc vỏ: Bóc ngẫu nhiên 10 trái và đánh giá bằng cảm quan theo 03 cấp độ
là dễ, trung bình, khó.
Độ dày vỏ trái (mm): Lột rời vỏ trái và đo trực tiếp vỏ của 10 trái ngẫu nhiên.
Bám dính giữa các múi hay độ dễ tách của múi: Bóc ngẫu nhiên 10 trái và đánh
giá bằng cảm nhận theo 03 cấp độ là dễ, trung bình, khó.
Màu sắc thịt trái: Ghi nhận số liệu trên 10 trái bằng thiết bị đo màu Chroma meter
Minolta CR-400, do Nhật sản xuất, được đánh giá theo hệ thống CIE (chỉ số L, a*, b*)
mỗi trái đo 03 điểm phần thịt ở đỉnh trái, giữa trái và đáy trái.
Sự liên kết của các tép trái: Bóc ngẫu nhiên 10 trái và đánh giá bằng cảm nhận
theo 03 cấp độ là yếu, trung bình, chặt.
Độ dai của vách múi: Bóc ngẫu nhiên 10 trái và đánh giá bằng cảm nhận theo 03
cấp độ là ít, trung bình, dai.
Số hạt trung bình trên trái (hạt): Tách múi và đếm số hạt của 10 trái ngẫu nhiên
trên cùng một cây.
Hàm lượng acid tổng số (%): Đo dịch trái của 10 trái ngẫu nhiên bằng phương
pháp chuẩn độ NaOH theo TCVN 5483:2007 (ISO 750:1998).
Hàm lượng chất rắn tổng số hòa tan (TSS) (%): Đo hàm lượng TSS trong dịch
của 10 trái ngẫu nhiên bằng phương pháp khúc xạ theo TCVN 7771:2007 (ISO
2173:2003) bằng chiết quang kế hiệu ATAGO do Nhật sản xuất, thang đo 0-32 độ Brix.
Chỉ số pH dịch trái: Ép lấy dịch trái và đo bằng pH kế.

43
Tỉ lệ dịch trái (%): Khối lượng dịch trái/khối lượng trái x 100.
Hàm lượng Vitamin C (%): Xác định hàm lượng trong 10 trái ngẫu nhiên bằng
phương pháp chuẩn độ 2,6 Dichlorophenol-indophenol theo TCVN 5246:1990 (ST SEV
6245-1988).
Tỉ lệ phần ăn được (%) lấy 10 trái ngẫu nhiên để xác định: Khối lượng thịt trái
bao gồm cả vách múi/khối lượng trái x 100.
Khối lượng thịt trái (g) = Khối lượng trái - (Khối lượng vỏ + Khối lượng hạt).
Chỉ số TSS/TA (Độ Brix/Acid tổng số): Giá trị độ Brix/giá trị acid tổng số.
Hương: Bóc ngẫu nhiên 10 trái và đánh giá bằng cảm nhận.
Vị: Bóc ngẫu nhiên 10 trái và cảm nhận bằng phương pháp thử nếm.
Thời gian ra hoa (bắt đầu-kết thúc): Ghi nhận thực tế.
Thời gian từ khi ra hoa đến thu hoạch trái: Ghi nhận thực tế.
Ghi nhận mức độ gây hại của côn trùng như rầy chổng cánh, rầy mềm, rệp sáp...
bệnh hại như loét, vàng lá thối rễ, héo xanh... định kì 03 tháng/lần và các giai đoạn cây
ra chồi, ra hoa, đậu trái...
Ghi nhận chỉ tiêu bệnh hại theo Quy chuẩn kỹ thuật QCVN 01-
38:2010/BNNPTNT về phương pháp điều tra phát hiện dịch hại cây trồng theo Quy
chuẩn Việt Nam (QCVN 01-38:2010/BNNPTNT); 09 cấp độ bệnh được ghi nhận và kí
hiệu như sau:
Cấp 1: 1-5% diện tích thân có vết bệnh (+);
Cấp 3: > 5-10% diện tích thân có vết bệnh (++);
Cấp 5: > 10-15% diện tích thân có vết bệnh (+++);
Cấp 7: > 15-20% diện tích thân có vết bệnh (++++);
Cấp 9: > 20% diện tích thân có vết bệnh (+++++).
Ghi nhận chỉ tiêu côn trùng để xác định thành phần và mức độ gây hại, mức độ
gây hại được đánh giá bằng tần suất bắt gặp như sau:
Tổng số điểm bắt gặp
Tần suất bắt gặp (f) = ------------------------------ x 100
Tổng số điểm điều tra
Tần suất bắt gặp >50% : Xuất hiện nhiều, gây hại nặng (+++).
Tần suất bắt gặp 11-50% : Xuất hiện và gây hại trung bình (++).
Tần suất bắt gặp 1-10% : Xuất hiện ít, gây hại nhẹ (+).
Xử lý số liệu: Số liệu sẽ được nhập vào phần mềm MS. Excel, phân tích, thống kê
bằng phần mềm MSTAT C, so sánh các trị số trung bình bằng phép thử DUNCAN.

44
16.2.1.2 Hoạt động 1.2: Khảo nghiệm diện rộng các dòng quýt Hồng không/ít
hạt triển vọng
- Mục tiêu: Đánh giá các chỉ tiêu về giá trị canh tác, giá trị sử dụng của giống
quýt Hồng không/ít hạt triển vọng.
- Địa điểm: Khảo nghiệm thực hiện tại huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp.
- Thời gian: 2023-2026.
- Quy mô: 01 điểm thí nghiệm x 0,3 ha x 4 năm.
- Số dòng quýt Hồng: 03 dòng quýt Hồng không/ít hạt được chọn lọc từ khảo
nghiệm diện hẹp.
- Phương pháp thực hiện:
Thời gian và số vụ khảo nghiệm: Quan sát vụ thu hoạch thứ 2 và vụ thứ 3 sau vụ
cho trái đầu tiên.
Bố trí khảo nghiệm: Bố trí trên ô lớn, không nhắc lại trồng 300 cây. Cây giống
khảo nghiệm là cây ghép, sử dụng gốc ghép cam Mật.
Quy trình trồng, chăm sóc, thu hoạch: Do Viện Cây ăn quả miền Nam biên soạn.
Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp đánh giá: Tương tự hoạt động 1.2.
Đối với đánh giá chỉ tiêu năng suất, chia ô khảo nghiệm thành 05 điểm theo
đường chéo, mỗi điểm cân khối lượng trái 10 cây ngẫu nhiên và tính năng suất trung
bình của 01 cây (từ 50 cây mẫu).
Xác định năng suất của ô khảo nghiệm = năng suất trung bình 1 cây x với số cây
trên ô khảo nghiệm (các mẫu quan sát không lấy từ cây ở hàng biên).
Xử lý số liệu: Số liệu sẽ được nhập vào phần mềm MS. Excel, phân tích, thống kê
bằng phần mềm MSTAT C, so sánh các trị số trung bình bằng phép thử DUNCAN.
16.2.1.3 Hoạt động 1.3: Khảo nghiệm có kiểm soát các dòng quýt Hồng không/ít
hạt triển vọng
- Mục tiêu: Khảo nghiệm các dòng quýt Hồng không/ít hạt trong điều kiện cách ly
và chủ động kiểm soát các yếu tố thí nghiệm để đánh giá khả năng chống chịu bệnh loét
do vi khuẩn Xanthomonas axonopodis pv. citri.
- Địa điểm: Nhà lưới - Viện Cây ăn quả miền Nam.
- Thời gian: 2024-2026.
- Quy mô: Nhà lưới có diện tích 200 m2 x 3 năm
- Số dòng quýt Hồng: 03 dòng quýt Hồng không/ít hạt được chọn lọc và 01 dòng
quýt Hồng thương phẩm làm đối chứng.

45
- Phương pháp thực hiện:
Bố trí khảo nghiệm: Khảo nghiệm được tiến hành trong nhà lưới, bố trí theo kiểu
tuần tự, nhắc lại 03 lần, mỗi lần nhắc lại 10 cây.
Cây giống khảo nghiệm: Cây sử dụng trong khảo nghiệm được trồng từ cây ghép
trên gốc ghép giống cam Mật, đường kính thân tại vị trí trên vết ghép 5cm là 0,8cm, có ít
nhất 2 cành cấp 1.
Tiến hành khảo nghiệm:
Trồng và chăm sóc: Cây được trồng trong chậu có kích thước phù hợp với kích
thước của cây, đảm bảo cho bộ rễ không phát triển đến sát đáy và thành của chậu; mỗi
chậu trồng 01 cây.
Chăm sóc cây theo quy trình do Viện Cây ăn quả miền Nam biên soạn, phù hợp
với đặc tính của giống quýt Hồng khảo nghiệm. Trong thời gian khảo nghiệm không sử
dụng bất kỳ một loại thuốc trừ bệnh nào. Nếu sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để trừ sâu
hại thì thuốc được lựa chọn phải đảm bảo không tác động đến vi khuẩn gây bệnh loét và
phải ghi nhật ký sử dụng.
Chuẩn bị môi trường, phân lập và định loại: Nguồn vi khuẩn Xanthomonas
axonopodis pv. citri được thu thập tại các vùng trồng quýt Hồng thuộc huyện Lai Vung,
tỉnh Đồng Tháp và nuôi cấy trên môi trường nhân tạo King‟B (Peptone 20g, Glycerol
15ml, K2HPO4 1.5g, MgSO4. 7H2O 1.5g, Agar 15-20g, nước cất 1000ml, pH từ 7,0-7,4).
Vi khuẩn được làm thuần bằng cách cấy truyền từ một khuẩn lạc riêng lẻ sang một đĩa
môi trường, định danh đến loài bằng kỹ thuật sinh học phân tử PCR.
Chuẩn bị dịch vi khuẩn: Vi khuẩn được nuôi cấy trên môi trường nhân tạo King‟s
B hoặc môi trường YDC (Yeast extract Dextrose Calcium carbonate: Yeast extract 10g,
Dextrose 20g, Calcium carbonate 20g, Agar 15g, nước cất 1000ml, pH từ 7,0-7,4), điều
chỉnh dịch khuẩn đến nồng độ 106-108 CFU/ml.
Lây nhiễm nhân tạo: Phun dịch vi khuẩn kết hợp Tween 20 nồng độ 0,1%, phun 1
lần lên toàn bộ tán cây khi cây có ít nhất 1 đợt chồi 15-20 ngày tuổi, giữ cây trong điều
kiện nhiệt độ ổn định 26-28°C, ẩm độ > 90%, thời gian chiếu sáng 12 giờ/ngày trong 72
giờ. Kiểm tra sự hiện diện của vi khuẩn, trường hợp sau lây nhiễm 30 ngày chưa phát
hiện vi khuẩn trong cây khảo nghiệm, tiến hành lây nhiễm lại.
Chỉ tiêu và phương pháp theo dõi:
Diện tích lá bị bệnh (%): Xác định tại thời điểm bệnh đã ổn định. Quan sát toàn
bộ lá trên tất cả các cây khảo nghiệm và ghi nhận % diện tích lá bị bệnh so với diện tích
bề mặt lá.

46
Tính diện tích lá bị bệnh trung bình theo công thức:

Trong đó: ni là % diện tích lá bị bệnh của các lá thứ i; N là tổng số lá điều tra.
Cấp bệnh: Phân cấp mức độ chống chịu bệnh theo % diện tích lá bị bệnh.
Cấp bệnh % diện tích lá bị bệnh Mức độ chống chịu
0 0 Kháng cao (HR)
1 >0 - 5 Kháng (R)
2 >5 - 10 Kháng trung bình (MR)
3 >10 - 15 Nhiễm trung bình (MS)
4 >15 - 25 Nhiễm (S)
5 >25 Nhiễm nặng (HS)
- Kết luận khảo nghiệm: Kết luận rõ mức độ chống chịu của giống.
* Báo cáo kết quả: Các khảo nghiệm có kiểm soát, khảo nghiệm diện hẹp, khảo
nghiệm diện rộng; thực hiện các thủ tục tự công bố lưu hành giống quýt Hồng mới.
16.2.2 Nội dung 2: Khảo nghiệm các dòng quýt Hồng không/ít hạt trên các
giống gốc ghép khác nhau
- Mục tiêu: Nhằm đánh giá và chọn lọc dòng quýt Hồng không/ít hạt có sự ổn
định tính trạng số hạt/trái và chất lượng trái khi được nhân giống vô tính trên các giống
gốc ghép khác nhau ở thế hệ ghép nhân giống thứ 3 (M3).
- Địa điểm: Tại huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp.
- Thời gian: 2023-2026.
- Quy mô: 01 điểm thí nghiệm x 0,3 ha x 05 năm.
- Số dòng quýt Hồng: 06 dòng (05 dòng quýt Hồng không/ít hạt triển vọng và 01
dòng có hạt làm đối chứng).
- Phương pháp thực hiện:
Các dòng quýt Hồng không/ít hạt được ghép trên gốc ghép cam Mật, chanh Tàu
bông tím, Quách và Sảnh với giống đối chứng là mắt ghép được lấy từ cây quýt Hồng
thương phẩm.
Thí nghiệm được bố trí theo thể thức lô phụ gồm 02 yếu tố: Yếu tố chính (lô phụ)
là 05 dòng quýt Hồng không/ít hạt và 01 giống quýt Hồng thương phẩm làm đối chứng
và yếu tố phụ (lô chính) là 04 giống gốc ghép, 03 lần lặp lại, mỗi lần lặp lại 04 cây.
Các chỉ tiêu theo dõi:
Khi trái chín thu 10 trái/cây, ghi nhận số hạt chắc và số hạt lép/trái.
Ghi nhận khả năng sinh trưởng, đánh giá chất lượng trái, ghi nhận sâu bệnh hại,
xử lý số liệu tương tự Hoạt động 1.1.

47
16.2.3 Nội dung 3: Nghiên cứu ảnh hƣởng của chất điều hòa sinh trƣởng đến
năng suất và chất lƣợng trái của các dòng quýt Hồng không/ít hạt
- Mục tiêu: Nghiên cứu ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng đến khả năng
đậu quả, năng suất và chất lượng trái của các dòng quýt Hồng không/ít hạt.
- Địa điểm: Tại huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp.
- Thời gian: 2023-2026.
- Quy mô: 01 điểm thí nghiệm x 0,2 ha x 3 năm.
- Số dòng quýt Hồng: 03 dòng quýt Hồng không/ít hạt được chọn lọc và 01 dòng
quýt Hồng thương phẩm làm đối chứng.
- Phương pháp thực hiện:
Bố trí thí nghiệm:
Thí nghiệm 2 yếu tố được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên
(RCBD), yếu tố A là 03 dòng quýt Hồng không/ít hạt, yếu tố B là 06 nồng độ của các
chất điều hòa sinh trưởng (NAA 10 ppm; NAA 20 ppm; GA3 30 ppm; NAA 10 ppm +
GA3 30 ppm; NAA 20 ppm + GA3 30 ppm và đối chứng không sử dụng chất điều hòa
sinh trưởng) với 04 lần lặp lại, mỗi lần lặp lại 03 cây.
Tiến hành thí nghiệm:
Chất điều hòa sinh trưởng có nồng độ theo các nghiệm thức thí nghiệm được
phun 03 lần vào các thời điểm trước khi hoa nở 10 ngày, hoa nở 50%, sau khi hoa nở 10
ngày.
Chỉ tiêu theo dõi:
Tỉ lệ đậu trái (%): Mỗi cây chọn 30 phát hoa (loại phát hoa có lá và chỉ có 1
hoa/phát hoa), ghi nhận số trái đậu định kì 1/2 tháng/lần để tính phần trăm số trái đậu.
Số trái/cây (trái): Đếm tổng số trái trên cây.
Khối lượng trái (g): Mỗi cây lấy 20 trái, cân và tính khối lượng trái trung bình.
Năng suất lý thuyết (kg/cây): Đếm số trái/cây x khối lượng trái trung bình.
Năng suất thực tế (kg/cây): Năng suất thực tế của cây được ghi nhận bằng cách
cân toàn bộ trái/cây.
Ghi nhận chỉ tiêu chất lượng trái: Trái được thu hoạch vào giai đoạn chín sinh lý,
khảo sát 10 trái/cây các chỉ tiêu như sau:
Màu sắc vỏ trái: Quan sát tổng thể và quan sát từng trái dùng bảng so màu (color
chart) hoặc máy đo màu Chroma meter Minolta CR-400, do Nhật sản xuất, được đánh
giá theo hệ thống CIE (chỉ số L, a*, b*) mỗi trái đo 03 điểm phần vỏ ở đỉnh trái, giữa trái
và đáy trái.
Màu sắc thịt trái: Quan sát tổng thể và quan sát từng trái dùng bảng so màu (color
chart) hoặc máy đo màu Chroma meter Minolta CR-400, do Nhật sản xuất, được đánh
giá theo hệ thống CIE (chỉ số L, a*, b*) mỗi trái đo 03 điểm phần thịt ở đỉnh trái, giữa
trái và đáy trái.

48
Số hạt trung bình trên trái (hạt): Tách múi và đếm số hạt của 10 trái ngẫu nhiên
trên cùng một cây.
Hàm lượng acid tổng số (%): Đo dịch trái của 10 trái ngẫu nhiên bằng phương
pháp chuẩn độ NaOH theo TCVN 5483:2007 (ISO 750:1998).
Hàm lượng chất rắn tổng số hòa tan (TSS) (%): Đo hàm lượng TSS trong dịch
của 10 trái ngẫu nhiên bằng phương pháp khúc xạ theo TCVN 7771:2007 (ISO
2173:2003) bằng chiết quang kế hiệu ATAGO do Nhật sản xuất, thang đo 0-32 độ Brix.
Tỉ lệ khô đầu múi (%): Số múi khô đầu/tổng số múi của trái x 100.
Hàm lượng Vitamin C (%): Xác định hàm lượng trong 10 trái ngẫu nhiên bằng
phương pháp chuẩn độ 2,6 Dichlorophenol-indophenol theo TCVN 5246:1990 (ST SEV
6245-1988).
16.2.4 Nội dung 4: Xây dựng quy trình kỹ thuật canh tác giống quýt Hồng
không/ít hạt
16.2.4.1 Hoạt động 4.1: Nghiên cứu ảnh hưởng phân bón đến năng suất và phẩm
chất trái của các dòng quýt Hồng không/ít hạt
- Mục tiêu: Xác định liều lượng phân bón thích hợp cho dòng quýt Hồng không/ít
hạt.
- Địa điểm: Tại huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp.
- Thời gian: 2023-2026.
- Quy mô: 01 điểm thí nghiệm x diện tích 0,17 ha x 04 năm.
- Số dòng quýt Hồng: 04 dòng (03 dòng quýt Hồng chọn để khảo nghiệm diện
rộng) và 01 dòng quýt Hồng có hạt (mắt ghép để nhân giống lấy từ cây quýt Hồng đầu
dòng), gốc ghép sử dụng là giống cam Mật.
Phương pháp thực hiện:
Thí nghiệm thừa số hai nhân tố gồm 16 nghiệm thức là tổ hợp của 04 dòng quýt
Hồng và 04 nghiệm thức phân bón. Bố trí kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên (RCBD), 03 lần
lặp lại, mỗi nghiệm thức/lần lặp lại gồm 03 cây được trồng ngoài đồng (hệ số sử dụng
đất tại huyện Lai Vung 50-60%); cây được trồng với khoảng cách 3m x 4m (mật độ 833
cây/ha).
Công thức phân bón: Giai đoạn kiến thiết cơ bản (năm thứ nhất và năm thứ hai)
cây được chăm sóc tối ưu để giúp cây sinh trưởng tốt, năm thứ nhất bón cho mỗi cây:
100g N - 100g P2O5 - 150g K2O chia lượng phân bón đều nhau bón 6 lần/năm + 0,5kg
vôi bột bón vào đầu mùa mưa và 05 kg phân chuồng hoai được bón lót trước khi trồng
cây; Năm thứ hai bón cho mỗi cây: 150g N - 150g P2O5 - 250g K2O chia 4 lần bón/năm;
sử dụng phân hữu cơ vi sinh hoặc phân hữu cơ khoáng 05 kg/cây và 10 kg phân chuồng
hoai + 0,5kg vôi bột bón vào đầu mùa mưa.

49
+ Đợt bón tháng 3: 40% đạm + 40% kali
+ Đợt bón tháng 6: 20% đạm + 20% kali
+ Đợt bón tháng 8: 20% đạm + 20% kali
+ Đợt bón tháng 12: 100% phân chuồng + 20% đạm + 20% kali + 100% lân +
100% vôi
Công thức phân bón cho năm thứ 3-4:
+ Nghiệm thức 1: 160g N - 180g P2O5 - 200g K2O + 10kg phân hữu cơ vi sinh +
1kg vôi.
+ Nghiệm thức 2: 200g N - 220g P2O5 - 250g K2O + 10kg phân hữu cơ vi sinh +
1kg vôi.
+ Nghiệm thức 3: 230g N - 250g P2O5 - 300g K2O + 10kg phân hữu cơ vi sinh +
1kg vôi.
+ Nghiệm thức 4: Bón theo công thức được nông dân áp dụng 160g N - 160g
P2O5 - 100g K2O (đối chứng) + 0,5 kg vôi
Thời điểm bón: được chia làm 05 đợt:
+ Lần 1: Bón sau thu hoạch trái: 50% lượng phân hữu cơ vi sinh + 100% lượng
lân + 20% lượng đạm + 20% lượng Kali + 1kg vôi.
+ Lần 2: bón trước khi cây ra hoa 0,5 tháng: 30% lượng đạm + 30% lượng Kali.
+ Lần 3: bón nuôi trái lần 1 (tháng 8): 30% lượng đạm + 30% lượng Kali + 25%
lượng phân hữu cơ vi sinh;
+ Lần 4: bón nuôi trái lần 2 (tháng 11): 20% lượng đạm + 20% lượng Kali + 25%
lượng phân hữu cơ vi sinh.
+ Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp đánh giá: Tương tự Hoạt động 1.1.
Xử lý số liệu: Số liệu được nhập vào phần mềm MS. Excel, phân tích, thống kê
bằng phần mềm MSTAT C, so sánh các trị số trung bình bằng phép thử DUNCAN.
16.2.4.2 Hoạt động 4.2: Nghiên cứu các biện pháp quản lý nhện đỏ và bọ trĩ gây
hại trên các dòng quýt Hồng không/ít hạt
- Mục tiêu: Nghiên cứu các biện pháp quản lý nhện và bọ trĩ gây hại trên dòng
quýt Hồng không/ít hạt theo hướng sinh học.
- Địa điểm: Tại huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp và tại Viện Cây ăn quả miền
Nam.
- Thời gian: 2025-2026.
- Số dòng quýt Hồng: 03 dòng quýt Hồng không/ít hạt (03 dòng quýt Hồng chọn
để khảo nghiệm diện rộng) và 01 dòng quýt Hồng (mắt ghép để nhân giống lấy từ cây
quýt Hồng đầu dòng) làm đối chứng.

50
* Thí nghiệm 1. Nghiên cứu hiệu quả của một số chế phẩm vi sinh vật có lợi
trong quản lý nhộng bọ trĩ trên cây quýt Hồng không/ít hạt ở điều kiện ngoài đồng
Phương pháp thực hiện:
- Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối hoàn toàn ngẫu nhiên 05 lần lặp lại, mỗi
lần lặp lại là 03 cây quýt Hồng với 04 nghiệm thức (nghiệm thức 1: Nấm xanh
Metarhizium sp., nghiệm thức 2: Nấm tím Paecilomyces sp., nghiệm thức 3: Nấm xanh
Metarhizium sp. + Nấm tím Paecilomyces sp. các nghiệm thức có liều lượng 108 bào
tử/gr thành phẩm, phương pháp áp dụng là tưới quanh gốc để diệt nhộng trong đất và đối
chứng là thực hiện theo nông dân).
- Số lần xử lý: 2 lần, cách nhau 5 ngày.
- Thời điểm theo dõi: Trước xử lý, 3, 5, 7 và 14 ngày sau xử lý.
- Chỉ tiêu theo dõi:
+ Quan sát và ghi nhận số lượng nhộng bọ trĩ bị ký sinh tại các thời điểm theo dõi.
+ Hiệu lực của chế phẩm vi sinh đối với nhộng bọ trĩ ở 3, 5, 7 và 14 ngày sau xử lý.
* Thí nghiệm 2. Nghiên cứu hiệu quả của một số dịch trích thảo mộc trong
quản lý nhện đỏ, bọ trĩ trên cây quýt Hồng không/ít hạt ở điều kiện ngoài đồng
Phương pháp thực hiện:
- Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối hoàn toàn ngẫu nhiên 04 lần lặp lại, mỗi
lần lặp lại là 03 cây quýt Hồng với 07 nghiệm thức (nghiệm thức 1: Dịch chiết từ tỏi (A.
sativum L.), nghiệm thức 2: Dịch chiết từ củ hành (Capsicum annum Miller), nghiệm
thức 3: Dịch chiết từ neem (Azadirachta indica), nghiệm thức 4: Dịch chiết từ dầu sả,
nghiệm thức 5: Dịch chiết từ tỏi + củ hành, nghiệm thức 6: Giấm gỗ, các nghiệm thức sử
dụng liều lượng 5%, phương pháp áp dụng là phun đều tán cây ở thời điểm cây ra đọt
non và giai đoạn ra hoa, nghiệm thức 7: Đối chứng thực hiện theo nông dân)
- Số lần xử lý: 2 lần/giai đoạn (3 giai đoạn cơi đọt non và giai đoạn ra hoa, đậu
trái), cách nhau 5 ngày.
- Thời điểm theo dõi: Trước xử lý, 3, 5, 7 và 14 ngày sau xử lý.
- Chỉ tiêu theo dõi:
+ Quan sát và ghi nhận mật số bọ trĩ, nhện đỏ trên đọt/hoa/trái tại các thời điểm
theo dõi, mỗi cây theo dõi 4 hướng.
+ Hiệu lực của dịch trích đối với bọ trĩ/nhện đỏ ở 3, 5, 7 và 14 ngày sau xử lý.
* Thí nghiệm 3. Nghiên cứu hiệu quả của thuốc BVTV sinh học/có nguồn gốc
thảo mộc trong quản lý nhện đỏ, bọ trĩ trên cây quýt Hồng không/ít hạt ở điều kiện
ngoài đồng
Phương pháp thực hiện:
- Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối hoàn toàn ngẫu nhiên 03 lần lặp lại, mỗi
lần lặp lại 03 cây quýt Hồng với 08 nghiệm thức (mỗi nghiệm thức là 01 hoạt chất thuốc
BVTV sinh học/có nguồn gốc thảo mộc) và đối chứng thực hiện theo nông dân.

51
- Số lần xử lý: 2 lần, cách nhau 5-7 ngày.
- Thời điểm theo dõi: Trước xử lý, 3, 5, 7 và 14 ngày sau xử lý.
- Chỉ tiêu theo dõi:
+ Quan sát và ghi nhận mật số nhện đỏ, bọ trĩ tại các thời điểm theo dõi
+ Hiệu lực của thuốc BVTV sinh học/có nguồn gốc thảo mộc đối với nhện đỏ, bọ
trĩ ở 3, 5, 7 và 14 ngày sau xử lý.
Hiệu lực của chế phẩm vi sinh đối với nhộng bọ trĩ, hiệu lực của dịch trích thảo
mộc, hiệu lực của thuốc BVTV sinh học/có nguồn gốc thảo mộc đối với bọ trĩ/nhện đỏ
được tính theo công thức của Henderson-Tilton (1955):
H (%) = [1-{(Ta/Tb) x (Cb/Ca)}] x 100
Ta: Số bọ trĩ/nhện đỏ sống ở nghiệm thức thuốc sau xử lý.
Tb: Số bọ trĩ/nhện đỏ sống ở nghiệm thức thuốc trước xử lý.
Ca: Số bọ trĩ/nhện đỏ sống ở nghiệm thức đối chứng sau xử lý.
Cb: Số bọ trĩ/nhện đỏ sống ở nghiệm thức đối chứng trước xử lý.
Xử lý số liệu: Số liệu thu được nhập vào phần mềm MS. Excel và xử lý bằng
chương trình MSTATC.
16.2.4.3 Hoạt động 4.3: Nghiên cứu các biện pháp quản lý bệnh vàng lá thối rễ
trên các dòng quýt Hồng không/ít hạt
- Mục tiêu: Nghiên cứu các biện pháp quản lý bệnh vàng lá thối rễ trên dòng quýt
Hồng không/ít hạt.
- Địa điểm: Tại huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp và Viện Cây ăn quả miền Nam.
- Thời gian: 2025-2026.
- Số dòng quýt Hồng: 03 dòng quýt Hồng không/ít hạt (03 dòng quýt Hồng chọn
để khảo nghiệm diện rộng) và 01 dòng quýt Hồng (mắt ghép để nhân giống lấy từ cây
quýt Hồng đầu dòng) làm đối chứng.
Phương pháp thực hiện:
- Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối hoàn toàn ngẫu nhiên 07 nghiệm thức
(mỗi nghiệm thức là 01 hoạt chất thuốc BVTV sinh học/thuốc có độ độc thấp) 03 lần lặp
lại, mỗi lần lặp lại 03 cây quýt Hồng và đối chứng thực hiện theo nông dân.
- Chỉ tiêu theo dõi:
Ghi nhận các chỉ tiêu 15 ngày/lần trên các cây thực hiện thí nghiệm. Quan sát tất
cả các cành, lá và ghi nhận triệu chứng biểu hiện trên lá (lá chuyển màu xanh nhạt, lá có
dấu hiệu héo, lá bị héo, lá bị rụng...). Đối với chỉ tiêu rễ bị thối sẽ lấy phẩu diện đất, đếm
và ghi nhận số rễ thối và rễ không bị thối tại các thời điểm lấy chỉ tiêu.
Trong quá trình thu thập các chỉ tiêu nếu phát hiện rệp sáp/tuyến trùng sẽ đếm
mật số rệp sáp/tuyến trùng hại rễ theo mỗi lần lấy chỉ tiêu bằng cách xới đất nhẹ nhàng
xung quanh gốc để đếm số rệp sáp hại rễ sau đó lấp đất lại, đối với tuyến trùng (thu mẫu
rễ và đếm số lượng tuyến trùng được thực hiện trong phòng thí nghiệm). Các cây này
được cố định lại trong suốt quá trình thực hiện thí nghiệm.

52
Tính tỉ lệ bệnh (%), chỉ số cành bệnh (%) và tỉ lệ rễ thối (%).
Số cành bệnh
+ Tỉ lệ bệnh (%) = x 100
Tổng số cành điều tra
(n1 x1) + (n2x2)+ (n3x 3)+........+ (n5x5)
+ Chỉ số cành bệnh (%) = ------------------------------------------------- x 100
(N x 5)
Trong đó: n: Cấp bệnh tương ứng, N: tổng số cành điều tra.
Cấp 1: Cây chớm bệnh, lá bắt đầu chuyển màu xanh nhạt, cây sinh trưởng chậm.
Cấp 2: Lá có đấu hiệu héo, cây sinh trưởng chậm, lá bắt đầu rụng.
Cấp 3: Lá héo, cây sinh trưởng kém, lá rụng, tán lá thưa.
Cấp 4: Lá héo vào buổi trưa nắng và phục hồi khi trời mát, cây suy yếu, lá rụng
nhiều.
Cấp 5: Lá héo hòa toàn, không có khả năng hồi xanh, cây suy kiệt, rụng thưa lá.
Số rễ thối
+ Tỉ lệ rễ thối (%) = x 100
Tổng số rễ
Tổng hợp báo cáo kết quả nghiên cứu ảnh hưởng phân bón đến năng suất và
phẩm chất trái, các biện pháp phòng trừ côn trùng và bệnh hại trên các dòng quýt Hồng
không/ít hạt có triển vọng.
Tổ chức Hội thảo giới thiệu giống và kỹ thuật canh tác giống quýt Hồng không/ít
hạt mới được chọn tạo, lấy ý kiến đóng góp của Chi cục TT&BVTV tỉnh Đồng Tháp, Sở
Nông nghiệp & PTNT; HTX quýt Hồng, nông dân có kinh nghiệm trồng quýt Hồng tại
huyện Lai Vung, Đồng Tháp.
15.5 Nội dung 5: Đánh giá tính ổn định về đặc tính số hạt/trái của các dòng
quýt Hồng không/ít hạt triển vọng qua các thế hệ ghép nhân giống, các giống gốc
ghép khác nhau và tuổi cây
- Mục tiêu: Khảo sát, đánh giá khả năng sinh trưởng, năng suất, chất lượng trái và
tính ổn định đặc tính không hạt của các dòng quýt Hồng không/ít hạt qua 03 thế hệ ghép
nhân giống (M1: Trồng đánh giá nhanh (giai đoạn 1), M2: Trồng khảo nghiệm diện hẹp
(Hoạt động 1.1); M3: Trồng khảo nghiệm diện rộng (Hoạt động 1.2 và Nội dung 2).
- Địa điểm: Huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp và Viện Cây ăn quả miền Nam.
- Thời gian: 2022-2026.
- Số dòng/giống: 06 (05 dòng quýt Hồng không/ít hạt và 01 quýt Hồng thương
phẩm làm đối chứng).

53
Phương pháp thực hiện:
Dựa trên các số liệu thu thập được của các dòng quýt Hồng không/ít hạt chọn lọc
giai đoạn 1 (thế hệ ghép thứ nhất); khảo nghiệm diện hẹp (thế hệ thứ hai) và khảo
nghiệm diện rộng, khảo nghiệm đánh giá tính ổn định về số hạt của các dòng quýt Hồng
không/ít hạt được ghép trên các loại gốc ghép khác nhau (thế hệ thứ ba).
Tổng hợp số liệu và so sánh giữa các thế hệ ghép nhân giống để xác định tính ổn
định trên các đặc tính không hạt, chất lượng trái, năng suất, khả năng chống chịu sâu
bệnh hại của các dòng quýt Hồng không/ít hạt.
16.3. Tính mới, tính độc đáo, tính sáng tạo:
Sử dụng tia gamma đã làm giảm số hạt trên trái của giống quýt Hồng thương
phẩm có hạt, kết quả thực hiện giai đoạn 1 của đề tài đã chọn ra được 05 dòng quýt
Hồng qua chiếu xạ tia gamma, có số hạt /trái ≤ 5 hạt, tỉ lệ TSS/TA ≥ 15.
Năm dòng quýt Hồng có số hạt ≤ 5 hạt/trái được nhân giống cho trồng khảo
nghiệm đánh giá các đặc tính sinh trưởng, năng suất, chất lượng trái, khả năng chống
chịu với bệnh loét và tính ổn định về số hạt/trái qua các thế hệ ghép và trên các loại gốc
ghép khác nhau.
Khảo nghiệm các dòng quýt Hồng không/ít hạt có triển vọng trên các giống gốc
ghép khác nhau nhằm xác định sự ổn định của đặc tính không/ít hạt khi được nhân giống
vô tính trên các giống gốc ghép khác nhau ở thế hệ ghép nhân giống thứ 3.
Đánh giá khả năng chống chịu côn trùng và bệnh hại của các dòng quýt Hồng
không/ít hạt trên các loại gốc ghép khác nhau trong điều kiện ngoài đồng ở thế hệ ghép
nhân giống thứ 03 trên các loại gốc ghép khác nhau.
Đánh giá tính ổn định của đặc tính không/ít hạt, năng suất, chất lượng trái của các
dòng quýt Hồng không/ít hạt trên các giống gốc ghép và qua 03 thế hệ ghép nhân giống.
Kết quả của đề tài sẽ có 01-02 giống quýt Hồng được tự công bố lưu hành giống.
17 Phƣơng án phối hợp và liên kết với các tổ chức trong nƣớc (nếu có)
Viện Cây ăn quả miền Nam phối hợp với Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật
Đồng Tháp, Trung tâm Ứng dụng Nông nghiệp công nghệ cao tỉnh Đồng Tháp khảo sát,
đánh giá các thí nghiệm khảo nghiệm VCU diện hẹp, diện rộng trên các dòng quýt Hồng
chiếu xạ có triển vọng.
Dự kiến kết quả phối
TT Tổ chức phối hợp Nội dung phối hợp
hợp
1 Chi cục Trồng trọt và Bảo Đánh giá sâu bệnh hại của Báo cáo (phối hợp giữa
vệ thực vật tỉnh Đồng các dòng quýt Hồng Viện và Chi cục
Tháp không/ít hạt có triển vọng TT&BVTV)
Trung tâm Ứng dụng Đánh giá sinh trưởng, phát Báo cáo (phối hợp giữa
Nông nghiệp công nghệ triển, năng suất, chất lượng Viện và Trung tâm)
cao tỉnh Đồng Tháp của các dòng quýt Hồng
không/ít hạt có triển vọng.

54
18 Phƣơng án hợp tác quốc tế (nếu có)
Thảo luận, trao đổi với các chuyên gia Viện Nghiên cứu Cây trồng và Thực phẩm
(PFR) New Zealand trong việc phân tích xác định tính không hạt của giống quýt Hồng.
19 Tiến độ thực hiện
Các nội dung, công việc Thời gian Cá nhân,
Kết quả phải
TT chủ yếu cần đƣợc thực hiện; (bắt đầu, tổ chức
đạt
các mốc đánh giá chủ yếu kết thúc) thực hiện*
(1) (2) (3) (4) (5)
1 Nội dung 1: Khảo nghiệm giá trị canh tác, giá trị sử dụng của các dòng quýt
Hồng không/ít hạt triển vọng
1.1 Hoạt động 1.1: Khảo nghiệm 01 báo cáo kết 07/2022- Viện CAQMN
diện hẹp các dòng quýt Hồng quả khảo 12/2026
không/ít hạt triển vọng nghiệm diện
hẹp, tuyển
chọn 01-02
dòng quýt
Hồng không/ít
hạt
1.2 Hoạt động 1.2: Khảo nghiệm 01 báo cáo kết 06/2023- Viện CAQMN,
diện rộng các dòng quýt Hồng quả khảo 12/2026 Chi cục TT&
không/ít hạt triển vọng nghiệm diện BVTV ĐT
rộng, tuyển
chọn 01-02
dòng quýt
Hồng không/ít
hạt
1.3 Hoạt động 1.3: Khảo nghiệm 01 báo cáo kết 01/2024- Viện CAQMN
có kiểm soát các dòng quýt quả khảo 12/2026
Hồng không/ít hạt triển vọng nghiệm tính
chống chịu với
bệnh loét của
các dòng quýt
Hồng không/ít
hạt
2 Nội dung 2: Khảo nghiệm các 01 báo cáo kết 01/2023- Viện CAQMN,
dòng quýt Hồng không/ít hạt quả khảo 12/2026 CC
trên các giống gốc ghép khác nghiệm, chọn TT&BVTV
nhau được giống gốc ĐT
ghép thích hợp
cho giống quýt
Hồng không/ít
hạt

55
3 Nội dung 3: Nghiên cứu ảnh 01 báo cáo kết 01/2023- Viện CAQMN
hƣởng của chất điều hòa sinh quả xác định 12/2026
trƣởng đến năng suất và chất loại chất điều
lƣợng trái của các dòng quýt hòa sinh trưởng
Hồng không/ít hạt và liều lượng
thích hợp cho
dòng quýt
Hồng không/ít
hạt
4 Nội dung 4: Xây dựng quy trình kỹ thuật canh tác giống quýt Hồng không/ít
hạt triển vọng
4.1 Hoạt động 4.1: Nghiên cứu 01 báo cáo, xác 06/2023- Viện CAQMN
ảnh hưởng phân bón đến năng định công thức 12/2026
suất và phẩm chất trái của các phân bón thích
dòng quýt Hồng không/ít hạt hợp cho dòng
quýt Hồng
không/ít hạt
4.2 Hoạt động 4.2: Nghiên cứu các 01 báo cáo, 01/2025- Viện CAQMN
biện pháp quản lý nhện đỏ và biện pháp quản 12/2026
bọ trĩ gây hại trên các dòng lý nhện đỏ và
quýt Hồng không/ít hạt bọ trĩ trên các
dòng quýt
Hồng không/ít
hạt
4.3 Hoạt động 4.3: Nghiên cứu các 01 báo cáo, 01/2025- Viện CAQMN
biện pháp quản lý bệnh vàng lá biện pháp quản 12/2026
thối rễ trên các dòng quýt Hồng lý bệnh vàng lá
không/ít hạt thối rễ trên các
dòng quýt
Hồng không/ít
hạt
5 Nội dung 5: Đánh giá tính ổn 01 báo cáo 07/2022- Viện CAQMN
định về đặc tính số hạt/trái đánh giá tính 12/2026
của các dòng quýt Hồng ổn định về số
không/ít hạt triển vọng qua hạt/trái của các
các thế hệ ghép nhân giống, dòng quýt
các giống gốc ghép khác nhau Hồng mới theo
và tuổi cây thế hệ ghép
nhân giống, các
giống gốc ghép
khác nhau và
tuổi cây

56
III. SẢN PHẨM CỦA ĐỀ TÀI
20 Sản phẩm KH&CN chính của đề tài và yêu cầu chất lƣợng cần đạt
20.1. Sản phẩm Dạng I: Mẫu (model, maket); Sản phẩm (hàng hoá, có thể được tiêu thụ
trên thị trường); Vật liệu; Thiết bị, máy móc; Dây chuyền công nghệ; Giống cây trồng,
vật nuôi và các loại khác;
Mức chất lƣợng
Tên sản phẩm Mẫu tƣơng tự số lƣợng,
cụ thể và chỉ
Số Đơn vị (theo các tiêu chuẩn quy mô
tiêu chất lƣợng
TT đo Cần đạt mới nhất) sản phẩm
chủ yếu của sản
tạo ra
phẩm Thế
Trong nƣớc
giới
(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7)
1 Giống quýt Giống + Số hạt/trái ≤ Số hạt/ trái - 01-02 giống
Hồng mới (từ 5 hạt. 10-15 hạt, mới (được
nguồn chiếu xạ + Tỉ lệ dịch trái Brix 9-10%, tự công bố
tia gamma) ≥ 30%. acid tổng lưu hành
0,9-1,1 giống)
+ TSS/TA ≥ mg/100g
15. dịch trái
2 Cây quýt Hồng Cây Cây không Chưa có Chưa 02-04 cây
giống mới S0, nhiễm bệnh có S0 (02 cây/
S1 sạch bệnh vàng lá dòng) và 10
vàng lá Greening và cây S1 (5-10
Greening và Tristeza cây/ dòng)
Tristeza
3 Giống gốc ghép Giống Chống chịu với Chưa có Chưa 01-02 giống
thích hợp cho (chọn bệnh vàng lá có gốc ghép
giống/dòng quýt lọc) thối rễ
Hồng không/ít
hạt
Mức chất lƣợng các sản phẩm (Dạng I) so với các sản phẩm tƣơng tự trong nƣớc và
nƣớc ngoài (Làm rõ cơ sở khoa học và thực tiễn để xác định các chỉ tiêu về chất lượng
cần đạt của các sản phẩm của đề tài)
Các dòng quýt Hồng không/ít hạt qua chọn lọc được đánh giá sinh trưởng, năng
suất, chất lượng, sâu bệnh hại và tính ổn định về số hạt/trái tại vùng khảo nghiệm diện
hẹp (thế hệ thứ hai), khảo nghiệm diện rộng, khảo nghiệm trên các giống gốc ghép khác
nhau (thế hệ thứ ba).
Chọn được giống gốc ghép chống chịu bệnh thối rễ/thối gốc từ khảo nghiệm các
dòng quýt Hồng không/ít hạt trên các giống gốc ghép khác nhau để nhân giống quýt
Hồng mới phục vụ cho sản xuất.

57
20.2. Dạng II: Nguyên lý ứng dụng; Phương pháp; Tiêu chuẩn; Quy phạm; Phần mềm
máy tính; Bản vẽ thiết kế; Quy trình công nghệ; Sơ đồ, bản đồ; Số liệu, Cơ sở dữ liệu;
Báo cáo phân tích; Tài liệu dự báo (phương pháp, quy trình, mô hình,...); Đề án, qui
hoạch; Luận chứng kinh tế - kỹ thuật, Báo cáo nghiên cứu khả thi và các sản phẩm khác

Yêu cầu khoa học


TT Tên sản phẩm Ghi chú
cần đạt
(1) (2) (3) (4)
01 Báo cáo kết quả khảo nghiệm diện hẹp các dòng 01 báo cáo có nhận
quýt Hồng không/ít hạt có triển vọng xét của chuyên gia
02 Báo cáo kết quả khảo nghiệm diện rộng các 01 báo cáo có nhận
dòng quýt Hồng không/ít hạt có triển vọng xét của chuyên gia
03 Báo cáo kết quả khảo nghiệm có kiểm soát các 01 báo cáo có nhận
dòng quýt Hồng không/ít hạt có triển vọng xét của chuyên gia
04 Báo cáo kết quả khảo nghiệm các dòng quýt 01 báo cáo có nhận
Hồng không/ít hạt có triển vọng trên các giống xét của chuyên gia
gốc ghép khác nhau
05 Báo cáo kết quả đánh giá ảnh hưởng của các 01 báo cáo có nhận
chất điều hòa sinh trưởng đến năng suất và chất xét của chuyên gia
lượng trái của các dòng quýt Hồng không/ít hạt.
06 Báo cáo kết quả xác định công thức phân bón 01 báo cáo có nhận
thích hợp cho dòng quýt Hồng không/ít hạt. xét của chuyên gia
07 Báo cáo biện pháp quản lý nhện đỏ và bọ trĩ trên
các dòng quýt Hồng không/ít hạt
08 Báo cáo biện pháp quản lý bệnh vàng lá thối rễ 01 báo cáo có nhận
trên các dòng quýt Hồng không/ít hạt xét của chuyên gia
09 Báo cáo kết quả đánh giá tính ổn định về số 01 báo cáo có nhận
hạt/trái của các dòng quýt Hồng mới theo thế hệ xét của chuyên gia
ghép nhân giống, các giống gốc ghép khác nhau
và tuổi cây.
Trình độ khoa học của sản phẩm Dạng II so với các sản phẩm tƣơng tự hiện có
(Làm rõ cơ sở khoa học và thực tiễn để so sánh, xác định trình độ khoa học các sản
phẩm của đề tài)
Các báo cáo trong sản phẩm dạng 2 sẽ được ít nhất 01 nhà khoa học phản biện,
đánh giá (hoặc được đăng trên tạp chí có chỉ số khoa học).

58
20.3. Sản phẩm Dạng III: Bài báo, Sách chuyên khảo và các sản phẩm tương tự khác
Số Yêu cầu khoa học Dự kiến nơi công bố (Tạp chí,
Tên sản phẩm Ghi chú
TT cần đạt Nhà xuất bản)
(1) (2) (3) (4) (5)
01 Bài báo Có chỉ số khoa học Tạp chí Khoa học công nghệ 01-02
Bộ NN&PTNT/ VAAS/ Sở bài báo
KHCN hay của Viện, Trường...
02 Báo cáo tổng Được nghiệm thu Bao gồm các hoạt động của đề 01 báo
kết đề tài tài và các sản phẩm của đề tài cáo
Trình độ khoa học của sản phẩm Dạng III so với các sản phẩm tƣơng tự hiện có
(Làm rõ cơ sở khoa học và thực tiễn để so sánh, xác định trình độ khoa học các sản
phẩm của đề tài)
Bài báo được đăng trên tạp chí khoa học và công nghệ (có chỉ số khoa học).
20.4 Kết quả tham gia đào tạo sau đại học
TT Cấp đào tạo Số lƣợng Chuyên ngành đào tạo Ghi chú
(1) (2) (3) (4) (5)
Khoa học cây trồng/ di truyền
01 Thạc sỹ 01 và chọn giống/ nông học/
BVTV...
20.4 Sản phẩm dự kiến đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ: Không.
21 Khả năng ứng dụng và phƣơng thức chuyển giao kết quả nghiên cứu
21.1 Phạm vi và địa chỉ (dự kiến) ứng dụng kết quả đề tài
Các vùng trồng quýt Hồng thuộc huyện Lai Vung - tỉnh Đồng Tháp, có thể mở
rộng diện tích ra các huyện trong và ngoài tỉnh Đồng Tháp, các Hợp tác xã quýt Hồng.
21.2 Phương thức chuyển giao
Giống quýt Hồng mới tạo ra sẽ được bàn giao cho Sở Khoa học và Công nghệ
tỉnh Đồng Tháp và Sở sẽ quyết định cơ quan tiếp nhận sản phẩm của đề tài.
21.3 Khả năng về thị trường
Trái quýt Hồng là một loại trái cây đặc sản của tỉnh Đồng Tháp nói riêng và miền
Nam nói chung, cho đến nay đây là giống quýt duy nhất trồng ở Đồng bằng sông Cửu
Long có vỏ trái màu vàng đỏ rất đẹp khi chín, đặc biệt là vùng đất Lai Vung - Đồng
Tháp. Mùa vụ chính của quýt Hồng đúng dịp tết Nguyên Đán nên có giá trị cao trong

59
mâm quả ngày tết và dùng cúng tổ tiên, ông bà. Dù có nhiều ưu thế, nhưng hiện các
giống quýt Hồng của Việt Nam chất lượng chưa cao (hàm lượng acid tổng số cao > 0,9
mg/100g dịch trái), hạt nhiều,... giống quýt Hồng mới tạo ra có không hạt hoặc ít hạt trên
trái, chất lượng cao (tỉ lệ dịch trái > 30%; TSS/TA ≥ 15) sẽ đáp ứng được nhu cầu thị
trường trong và ngoài nước cho cả hai mục tiêu ăn tươi và chế biến.
21.4 Khả năng về ứng dụng các kết quả nghiên cứu vào sản xuất kinh doanh
Cam, quýt Việt Nam rất đa dạng về giống, chất lượng ngon, tuy nhiên, chưa đạt
tiêu chuẩn chất lượng cho tiêu thụ tươi và chế biến. Giống quýt Hồng mới tạo ra sẽ đạt
yêu cầu về chất lượng sản phẩm góp phần mở rộng thị trường tiêu thụ trái quýt Hồng.
Giống mới chất lượng cao sẽ có giá bán cao hơn góp phần tăng thu nhập cho nông dân
trồng quýt Hồng.
22 Tác động và lợi ích mang lại của kết quả nghiên cứu
22.1 Đối với lĩnh vực KH&CN có liên quan
Giống quýt Hồng mới được tạo ra có tác động lớn về mặt khoa học; đây là sản phẩm
khoa học chất lượng cao, được tạo ra từ quá trình nghiên cứu bài bản, sản phẩm sẽ tạo
tiếng vang không những trong nước mà cả trên thị trường quốc tế.
Nâng cao trình độ khoa học công nghệ, trình độ chọn tạo giống, đánh giá sâu bệnh
hại… cho các cán bộ tham gia thực hiện đề tài.
22.2 Đối với tổ chức chủ trì và các cơ sở ứng dụng kết quả nghiên cứu
Nâng cao trình độ nghiên cứu, chuyên môn kỹ thuật và thực tế sản xuất quýt Hồng
cho cán bộ nghiên cứu của Viện, cán bộ kỹ thuật của tỉnh Đồng Tháp và nông dân.
Giống mới tạo ra sẽ là sản phẩm làm tăng uy tín của Viện, Sở Khoa học và Công
nghệ Đồng Tháp. Kết quả nghiên cứu được ứng dụng vào sản xuất sẽ tăng thu nhập và
tạo thêm việc làm cho người dân vùng sản xuất.
22.3 Đối với kinh tế - xã hội và môi trường
Sản phẩm tạo ra tăng thu nhập, phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống người
nông dân có ý nghĩa to lớn trong phát triển kinh tế, xã hội, huyện Lai Vung nói riêng và
tỉnh Đồng Tháp nói chung.
Giống mới tạo ra sẽ giúp khôi phục diện tích quýt Hồng và phát triển vùng chuyên
canh quýt Hồng chất lượng cao.
Tăng sức cạnh tranh của cây ăn trái Việt Nam, góp phần giải quyết đầu ra, tạo thị
trường tiêu thụ sản phẩm trái cây hàng hóa trong nước hướng đến xuất khẩu.
Giống quýt Hồng mới tạo ra sinh trưởng mạnh, chất lượng cao, chống chịu với sâu
bệnh hại sẽ giảm ô nhiễm môi trường.

60
V. NHU CẦU KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI VÀ NGUỒN KINH PHÍ
(Giải trình chi tiết trong phụ lục kèm theo)
Đơn vị tính: Triệu đồng
23 Kinh phí thực hiện đề tài phân theo các khoản chi
Trong đó
Trả công Nguyên, Thiết
Nguồn kinh phí Tổng số lao động vật liệu, bị, Hạ tầng,
Chi khác
(khoa học, năng máy kỹ thuật
phổ thông) lƣợng móc
1 2 3 4 5 6 7 8
Tổng kinh phí
Trong đó: 4.900,00 1.958,05 1.873,70 0,00 45,00 1.023,25
1 Ngân sách
SNKH:
- Năm thứ nhất*: 159,1128 43,0500 52,3028 0 0 63,7600
- Năm thứ hai*: 898,0788 341,8080 308,9508 0 0 247,3200
- Năm thứ ba*: 1.042,6928 411,2640 399,1088 0 45,000 187,3200
- Năm thứ tư*: 1.459,9586 580,9640 627,3146 0 0 251,6800
- Năm thứ năm*: 1.340,1570 580,9640 486,0230 0 0 273,1700
2 Nguồn tự có của - - - - - -
đơn vị
3 Nguồn khác (vốn - - - - - -
huy động, ...)

Tiền Giang, ngày tháng năm 2022 Tiền Giang, ngày tháng năm 2022
Chủ nhiệm đề tài Tổ chức chủ trì đề tài
(Họ tên và chữ ký) (Họ và tên, chữ ký, đóng dấu)

Đồng Tháp, ngày tháng năm 2022


Sở Khoa học và Công nghệ
(Họ và tên, chữ ký, đóng dấu)

61
Phụ lục 1: DỰ KIẾN CÔNG LAO ĐỘNG KHOA HỌC TRIỂN KHAI NHIỆM VỤ

Dự kiến công lao động khoa học


Nội dung công việc thực hiện Chủ Thành viên Kỹ thuật
Tổng Thành
nhiệm chính, thƣ kí viên, nhân
số viên
nhiệm vụ khoa học viên hỗ trợ
Nội dung 1: Khảo nghiệm giá trị 1.775 142 368 748 517
canh tác, giá trị sử dụng của các
dòng quýt Hồng không/ít hạt triển
vọng
Hoạt động 1.1: Khảo nghiệm diện hẹp 729 58 116 328 227
các dòng quýt Hồng không/ít hạt triển
vọng
Hoạt động 1.2: Khảo nghiệm diện 720 48 192 288 192
rộng các dòng quýt Hồng không/ít hạt
triển vọng
Hoạt động 1.3: Khảo nghiệm có kiểm 326 36 60 132 98
soát các dòng quýt Hồng không/ít hạt
triển vọng
Nội dung 2: Khảo nghiệm các dòng 624 48 96 288 192
quýt Hồng không/ít hạt trên các
giống gốc ghép khác nhau
Nội dung 3: Nghiên cứu ảnh hƣởng 546 42 84 252 168
của chất điều hòa sinh trƣởng đến
năng suất và chất lƣợng trái của các
dòng quýt Hồng không/ít hạt
Nội dung 4: Xây dựng quy trình kỹ 1.424 72 360 624 368
thuật canh tác giống quýt Hồng
không/ít hạt
Hoạt động 4.1: Nghiên cứu ảnh hưởng 720 48 192 288 192
phân bón đến năng suất và phẩm chất
trái của các dòng quýt Hồng không/ít
hạt
Hoạt động 4.2: Nghiên cứu các biện 388 12 96 192 88
pháp quản lý nhện đỏ và bọ trĩ gây hại
trên các dòng quýt Hồng không/ít hạt
Hoạt động 4.3: Nghiên cứu các biện 316 12 72 144 88
pháp quản lý bệnh vàng lá thối rễ trên
các dòng quýt Hồng không/ít hạt
Nội dung 5: Đánh giá tính ổn định 57 9 24 24 0
về đặc tính số hạt/trái của các dòng
quýt Hồng không/ít hạt triển vọng
qua các thế hệ ghép nhân giống, các
giống gốc ghép khác nhau và tuổi
cây
Tổng cộng 4.426 313 932 1.936 1.245
Phụ lục 2: DỰ TOÁN KINH PHÍ ĐỀ TÀI
Đơn vị tính: 1.000 đồng
Nguồn vốn
Nội dung các Tổng kinh Ngân sách SNKH
TT Tự
khoản chi phí Khác
Tỉ lệ Năm thứ Năm thứ Năm thứ Năm thứ Năm thứ có
Tổng số
(%) nhất hai ba tƣ năm
1 2 3 4=(6+7+8+9+10) 5 6 7 8 9 10 11 12

1 Trả công lao


động (khoa học,
phổ thông) 1.958.050,0 1.958.050,0 40,0 43.050,0 341.808,0 411.264,0 580.964,0 580.964,0 0,0 0,0
2 Nguyên vật
liệu, năng lượng 1.873.700,0 1.873.700,0 38,2 52.302,8 308.950,8 399.108,8 627.314,6 486.023,0 0,0 0,0
3 Thiết bị, máy
móc 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0
4 Hạ tầng kỹ
thuật 45.000,0 45.000,0 0,9 0,0 0,0 45.000,0 0,0 0,0 0,0 0,0
5 Chi khác 1.023.250,0 1.023.250,0 20,9 63.760,0 247.320,0 187.320,0 251.680,0 273.170,0 0,0 0,0
Tổng cộng 4.900.000,0 4.900.000,0 100,0 159.112,8 898.078,8 1.042.692,8 1.459.958,6 1.340.157,0 0,0 0,0

1
GIẢI TRÌNH CÁC KHOẢN CHI
Khoản 1: CÔNG LAO ĐỘNG
A. Công lao động khoa học trực tiếp
Đơn vị tính: 1.000 đồng
Chức Nguồn vốn
Đơn
danh Số Ngân sách SNKH
giá
STT Nội dung công việc nghiên ngày Thành tiền Năm Năm Tự
tiền Năm Năm Năm Khác
cứu (số công Tổng số thứ thứ có
công thứ hai thứ ba thứ tƣ
ngƣời) nhất năm
1 2 3 4 5 6=4*5 7 8 9 10 11 12 13 14
1 Nội dung 1: Khảo 661.934 661.934 39.150 124.344 149.352 174.544 174.544 0 0
nghiệm giá trị
canh tác, giá trị sử
dụng của các dòng
quýt Hồng
không/ít hạt triển
vọng
1.1 Hoạt động 1.1: 259.950 259.950 39.150 55.200 55.200 55.200 55.200 0 0
Khảo nghiệm diện
hẹp các dòng quýt
Hồng không/ít hạt
triển vọng
Chủ nhiệm nhiệm 1 938 58 54.404 54.404 9.380 11.256 11.256 11.256 11.256 0 0
vụ
Thành viên thực 2 581 116 67.396 67.396 11.620 13.944 13.944 13.944 13.944 0 0
hiện chính, thư ký
khoa học
Thành viên 2 298 328 97.744 97.744 11.920 21.456 21.456 21.456 21.456 0 0
Kỹ thuật viên, nhân 1 178 227 40.406 40.406 6.230 8.544 8.544 8.544 8.544 0 0
viên hỗ trợ

2
Chức Nguồn vốn
Đơn
danh Số Ngân sách SNKH
giá
STT Nội dung công việc nghiên ngày Thành tiền Năm Năm Tự
tiền Năm Năm Năm Khác
cứu (số công Tổng số thứ thứ có
công thứ hai thứ ba thứ tƣ
ngƣời) nhất năm
1.2 Hoạt động 1.2: 276.576 276.576 0 69.144 69.144 69.144 69.144 0 0
Khảo nghiệm diện
rộng các dòng quýt
Hồng không/ít hạt
triển vọng
Chủ nhiệm nhiệm 1 938 48 45.024 45.024 0 11.256 11.256 11.256 11.256 0 0
vụ
Thành viên thực 2 581 192 111.552 111.552 0 27.888 27.888 27.888 27.888 0 0
hiện chính, thư ký
khoa học
Thành viên 2 298 288 85.824 85.824 0 21.456 21.456 21.456 21.456 0 0
Kỹ thuật viên, nhân 1 178 192 34.176 34.176 0 8.544 8.544 8.544 8.544 0 0
viên hỗ trợ
1.3 Hoạt động 1.3: 125.408 125.408 0 0 25.008 50.200 50.200 0 0
Khảo nghiệm có
kiểm soát các dòng
quýt Hồng không/ít
hạt triển vọng
Chủ nhiệm nhiệm 1 938 36 33.768 33.768 0 0 11.256 11.256 11.256 0 0
vụ
Thành viên thực 2 581 60 34.860 34.860 0 0 6.972 13.944 13.944 0 0
hiện chính, thư ký
khoa học
Thành viên 2 298 132 39.336 39.336 0 0 3.576 17.880 17.880 0 0
Kỹ thuật viên, nhân 1 178 98 17.444 17.444 0 0 3.204 7.120 7.120 0 0
viên hỗ trợ

3
Chức Nguồn vốn
Đơn
danh Số Ngân sách SNKH
giá
STT Nội dung công việc nghiên ngày Thành tiền Năm Năm Tự
tiền Năm Năm Năm Khác
cứu (số công Tổng số thứ thứ có
công thứ hai thứ ba thứ tƣ
ngƣời) nhất năm
2 Nội dung 2: Khảo 220.800 220.800 0 55.200 55.200 55.200 55.200 0 0
nghiệm các dòng
quýt Hồng
không/ít hạt trên
các giống gốc ghép
khác nhau
Chủ nhiệm nhiệm 1 938 48 45.024 45.024 0 11.256 11.256 11.256 11.256 0 0
vụ
Thành viên thực 2 581 96 55.776 55.776 0 13.944 13.944 13.944 13.944 0 0
hiện chính, thư ký
khoa học
Thành viên 2 298 288 85.824 85.824 0 21.456 21.456 21.456 21.456 0 0
Kỹ thuật viên, nhân 1 178 192 34.176 34.176 0 8.544 8.544 8.544 8.544 0 0
viên hỗ trợ
3 Nội dung 3: 193.200 193.200 0 27.600 55.200 55.200 55.200 0 0
Nghiên cứu ảnh
hƣởng của chất
điều hòa sinh
trƣởng đến năng
suất và chất lƣợng
trái của các dòng
quýt Hồng
không/ít hạt
Chủ nhiệm nhiệm 1 938 42 39.396 39.396 0 5.628 11.256 11.256 11.256 0 0
vụ

4
Chức Nguồn vốn
Đơn
danh Số Ngân sách SNKH
giá
STT Nội dung công việc nghiên ngày Thành tiền Năm Năm Tự
tiền Năm Năm Năm Khác
cứu (số công Tổng số thứ thứ có
công thứ hai thứ ba thứ tƣ
ngƣời) nhất năm
Thành viên thực 2 581 84 48.804 48.804 0 6.972 13.944 13.944 13.944 0 0
hiện chính, thư ký
khoa học
Thành viên 2 298 252 75.096 75.096 0 10.728 21.456 21.456 21.456 0 0
Kỹ thuật viên, nhân 1 178 168 29.904 29.904 0 4.272 8.544 8.544 8.544 0 0
viên hỗ trợ
4 Nội dung 4: Xây 528.152 528.152 0 69.144 69.144 194.932 194.932 0 0
dựng quy trình kỹ
thuật canh tác
giống quýt Hồng
không/ít hạt
4.1 Hoạt động 4.1: 276.576 276.576 0 69.144 69.144 69.144 69.144 0 0
Nghiên cứu ảnh
hưởng phân bón đến
năng suất và phẩm
chất trái của các
dòng quýt Hồng
không/ít hạt
Chủ nhiệm nhiệm 1 938 48 45.024 45.024 0 11.256 11.256 11.256 11.256 0 0
vụ
Thành viên thực 2 581 192 111.552 111.552 0 27.888 27.888 27.888 27.888 0 0
hiện chính, thư ký
khoa học
Thành viên 2 298 288 85.824 85.824 0 21.456 21.456 21.456 21.456 0 0
Kỹ thuật viên, nhân 1 178 192 34.176 34.176 0 8.544 8.544 8.544 8.544 0 0
viên hỗ trợ

5
Chức Nguồn vốn
Đơn
danh Số Ngân sách SNKH
giá
STT Nội dung công việc nghiên ngày Thành tiền Năm Năm Tự
tiền Năm Năm Năm Khác
cứu (số công Tổng số thứ thứ có
công thứ hai thứ ba thứ tƣ
ngƣời) nhất năm
4.2 Hoạt động 4.2: 139.912 139.912 0 0 0 69.956 69.956 0 0
Nghiên cứu các biện
pháp quản lý nhện
đỏ và bọ trĩ gây hại
trên các dòng quýt
Hồng không/ít hạt
Chủ nhiệm nhiệm 1 938 12 11.256 11.256 0 0 0 5.628 5.628 0 0
vụ
Thành viên thực 2 581 96 55.776 55.776 0 0 0 27.888 27.888 0 0
hiện chính, thư ký
khoa học
Thành viên 2 298 192 57.216 57.216 0 0 0 28.608 28.608 0 0
Kỹ thuật viên, nhân 1 178 88 15.664 15.664 0 0 0 7.832 7.832 0 0
viên hỗ trợ
4.3 Hoạt động 4.3: 111.664 111.664 0 0 0 55.832 55.832 0 0
Nghiên cứu các biện
pháp quản lý bệnh
vàng lá thối rễ trên
các dòng quýt Hồng
không/ít hạt
Chủ nhiệm nhiệm 1 938 12 11.256 11.256 0 0 0 5.628 5.628 0 0
vụ
Thành viên thực 2 581 72 41.832 41.832 0 0 0 20.916 20.916 0 0
hiện chính, thư ký
khoa học

6
Chức Nguồn vốn
Đơn
danh Số Ngân sách SNKH
giá
STT Nội dung công việc nghiên ngày Thành tiền Năm Năm Tự
tiền Năm Năm Năm Khác
cứu (số công Tổng số thứ thứ có
công thứ hai thứ ba thứ tƣ
ngƣời) nhất năm
Thành viên 2 298 144 42.912 42.912 0 0 0 21.456 21.456 0 0
Kỹ thuật viên, nhân 1 178 88 15.664 15.664 0 0 0 7.832 7.832 0 0
viên hỗ trợ
5 Nội dung 5: Đánh 29.538 29.538 0 0 0 0 29.538 0 0
giá tính ổn định về
đặc tính số hạt/trái
của các dòng quýt
Hồng không/ít hạt
triển vọng qua các
thế hệ ghép nhân
giống, các giống
gốc ghép khác
nhau và tuổi cây
Chủ nhiệm nhiệm 1 938 9 8.442 8.442 0 0 0 0 8.442 0 0
vụ
Thành viên thực 2 581 24 13.944 13.944 0 0 0 0 13.944 0 0
hiện chính, thư ký
khoa học
Thành viên 2 298 24 7.152 7.152 0 0 0 0 7.152 0 0
Kỹ thuật viên, nhân 0 178 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
viên hỗ trợ
Cộng 1.604.086 1.604.086 39.150 276.288 328.896 479.876 479.876 0 0

7
B. Công lao động thuê mƣớn
Đơn vị tính: 1.000 đồng
Nguồn vốn
Đơn Số Ngân sách SNKH
Nội dung công việc thuê Thành
STT giá tiền ngày Năm Tự
mƣớn tiền Năm Năm Năm Năm Khác
công công Tổng số thứ có
thứ hai thứ ba thứ tƣ thứ năm
nhất
1 2 3 4 5=(3*4) 6 7 8 9 10 11 12 13
1 Nội dung 1: Khảo nghiệm
giá trị canh tác, giá trị sử
dụng của các dòng quýt 157.404 157.404 3.900 29.952 41.184 41.184 41.184 0 0
Hồng không/ít hạt triển
vọng
1.1 Hoạt động 1.1: Khảo nghiệm 48.828 48.828 3.900 11.232 11.232 11.232 11.232 0 0
diện hẹp các dòng quýt Hồng
không/ít hạt triển vọng
Thuê lao động phổ thông 156 313 48.828 48.828 3.900 11.232 11.232 11.232 11.232 0 0
1.2 Hoạt động 1.2: Khảo nghiệm 74.880 74.880 0 18.720 18.720 18.720 18.720 0 0
diện rộng các dòng quýt Hồng
không/ít hạt triển vọng
Thuê lao động phổ thông 156 480 74.880 74.880 0 18.720 18.720 18.720 18.720 0 0
1.3 Hoạt động 1.3: Khảo nghiệm 33.696 33.696 0 0 11.232 11.232 11.232 0 0
có kiểm soát các dòng quýt
Hồng không/ít hạt triển vọng
Thuê lao động phổ thông 156 216 33.696 33.696 0 0 11.232 11.232 11.232 0 0
2 Nội dung 2: Khảo nghiệm 74.880 74.880 0 18.720 18.720 18.720 18.720 0 0
các dòng quýt Hồng
không/ít hạt trên các giống
gốc ghép khác nhau
Thuê lao động phổ thông 156 480 74.880 74.880 0 18.720 18.720 18.720 18.720 0 0

8
Nguồn vốn
Đơn Số Ngân sách SNKH
Nội dung công việc thuê Thành
STT giá tiền ngày Năm Tự
mƣớn tiền Năm Năm Năm Năm Khác
công công Tổng số thứ có
thứ hai thứ ba thứ tƣ thứ năm
nhất
3 Nội dung 3: Nghiên cứu ảnh 39.312 39.312 0 5.616 11.232 11.232 11.232 0 0
hƣởng của chất điều hòa
sinh trƣởng đến năng suất
và chất lƣợng trái của các
dòng quýt Hồng không/ít
hạt
Thuê lao động phổ thông 156 252 39.312 39.312 0 5.616 11.232 11.232 11.232 0 0
4 Nội dung 4: Xây dựng quy 82.368 82.368 0 11.232 11.232 29.952 29.952 0 0
trình kỹ thuật canh tác
giống quýt Hồng không/ít
hạt
4.1 Hoạt động 4.1: Nghiên cứu 44.928 44.928 0 11.232 11.232 11.232 11.232 0 0
ảnh hưởng phân bón đến năng
suất và phẩm chất trái của các
dòng quýt Hồng không/ít hạt
Thuê lao động phổ thông 156 288 44.928 44.928 0 11.232 11.232 11.232 11.232 0 0
4.2 Hoạt động 4.2: Nghiên cứu 18.720 18.720 0 0 0 9.360 9.360 0 0
các biện pháp quản lý nhện
đỏ và bọ trĩ gây hại trên các
dòng quýt Hồng không/ít hạt
Thuê lao động phổ thông 156 120 18.720 18.720 0 0 0 9.360 9.360 0 0
4.3 Hoạt động 4.3: Nghiên cứu 18.720 18.720 0 0 0 9.360 9.360 0 0
các biện pháp quản lý bệnh
vàng lá thối rễ trên các dòng
quýt Hồng không/ít hạt
Thuê lao động phổ thông 156 120 18.720 18.720 0 0 0 9.360 9.360 0 0

9
Nguồn vốn
Đơn Số Ngân sách SNKH
Nội dung công việc thuê Thành
STT giá tiền ngày Năm Tự
mƣớn tiền Năm Năm Năm Năm Khác
công công Tổng số thứ có
thứ hai thứ ba thứ tƣ thứ năm
nhất
5 Nội dung 5: Đánh giá tính 0 0 0 0 0 0 0 0 0
ổn định về đặc tính số
hạt/trái của các dòng quýt
Hồng không/ít hạt triển
vọng qua các thế hệ ghép
nhân giống, các giống gốc
ghép khác nhau và tuổi cây
Thuê lao động phổ thông 156 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
Cộng 353.964 353.964 3.900 65.520 82.368 101.088 101.088 0 0

10
Khoản 2. NGUYÊN VẬT LIỆU, NĂNG LƢỢNG
Đơn vị tính: 1.000 đồng
Nguồn vốn
Ngân sách SNKH
Đơn vị Số Đơn Thành Nguồn
TT Nội dung Năm Nguồn
tính lƣợng giá tiền Năm thứ Năm thứ Năm thứ Năm thứ đơn vị
Tổng số thứ khác
nhất hai ba tƣ chủ trì
năm
1 2 3 4 5 6=(4*5) 7 8 9 10 11 12 13 14
1 Nội dung 1: Khảo 924.709 924.709 52.303 129.168 234.224 281.142 227.871 0 0
nghiệm giá trị
canh tác, giá trị
sử dụng của các
dòng quýt Hồng
không/ít hạt triển
vọng
1.1 Hoạt động 1.1: 304.801 304.801 52.303 49.688 58.636 78.817 65.356 0 0
Khảo nghiệm diện
hẹp các dòng quýt
Hồng không/ít hạt
triển vọng
1.1.1 Nguyên vật liệu 239.911 239.911 32.653 38.378 47.326 67.507 54.046 0 0
Cây giống cây 192 40 7.680 7.680 7.680 0 0 0 0 0 0
Hóa chất phân
tích các chỉ tiêu
sinh hóa của quả
2, 6- lọ 1 4.600 4.600 4.600 0 0 0 4.600 0 0 0
Dichloroindophen (25g)
ol, sodium salt
hydrate
NaOH Hộp 1 1.550 1.550 1.550 0 0 0 1.550 0 0 0
1kg

11
Nguồn vốn
Ngân sách SNKH
Đơn vị Số Đơn Thành Nguồn
TT Nội dung Năm Nguồn
tính lƣợng giá tiền Năm thứ Năm thứ Năm thứ Năm thứ đơn vị
Tổng số thứ khác
nhất hai ba tƣ chủ trì
năm
1 2 3 4 5 6=(4*5) 7 8 9 10 11 12 13 14
Phenolphthalein lọ 1 1.720 1.720 1.720 0 0 0 1.720 0 0 0
(25g)
Acid oxalic Hộp 1 1.840 1.840 1.840 0 0 0 1.840 0 0 0
500g
HCl Chai 1 1 1.400 1.400 1.400 0 0 0 1.400 0 0 0
lít
L-Ascorbic acid Hộp 1 851 851 851 0 0 0 851 0 0 0
100g
Nước cất Lít 100 15 1.500 1.500 0 0 0 1.500 0 0 0
Vật tư, phân bón
chăm sóc cây
Phân vi sinh kg 1.536 10 15.360 15.360 1.920 1.920 3.840 3.840 3.840 0 0
Phân chuồng kg 6.528 8 52.224 52.224 6.144 9.216 12.288 12.288 12.288 0 0
Phân đạm kg 921,6 21 19.354 19.354 1.613 3.226 4.838 4.838 4.838 0 0
Phân lân kg 960 7 6.720 6.720 1.344 1.344 1.344 1.344 1.344 0 0
Phân NPK kg 2.112 24 50.688 50.688 4.608 9.216 9.216 13.824 13.824 0 0
Phân kali kg 576,0 22 12.672 12.672 0 2.112 2.112 4.224 4.224 0 0
Vôi kg 1.536 7 10.752 10.752 1.344 1.344 2.688 2.688 2.688 0 0
Phân vi lượng, kg 24 1.000 24.000 24.000 4.000 5.000 5.000 5.000 5.000 0 0
kích thích ST
Thuốc BVTV kg 27 1.000 27.000 27.000 4.000 5.000 6.000 6.000 6.000 0 0
1.1.2 Dụng cụ, phụ 35.600 35.600 15.600 5.000 5.000 5.000 5.000 0 0
tùng, vật rẻ tiền
mau hỏng

12
Nguồn vốn
Ngân sách SNKH
Đơn vị Số Đơn Thành Nguồn
TT Nội dung Năm Nguồn
tính lƣợng giá tiền Năm thứ Năm thứ Năm thứ Năm thứ đơn vị
Tổng số thứ khác
nhất hai ba tƣ chủ trì
năm
1 2 3 4 5 6=(4*5) 7 8 9 10 11 12 13 14
Cây chống (tránh cây 192 50 9.600 9.600 9.600 0 0 0 0 0 0
đổ ngã)
Dụng cụ chăm sóc Bộ 5 5.000 25.000 25.000 5.000 5.000 5.000 5.000 5.000 0 0
cây: Cuốc, xẻng,
dao, liềm, dây, kéo
cắt cành…
Biển thí nghiệm Cái 1 1.000 1.000 1.000 1.000 0 0 0 0 0 0
1.1.3 Năng lượng, nhiên 29.290 29.290 4.050 6.310 6.310 6.310 6.310 0 0
liệu
Xăng bơm nước lít 330 33 10.890 10.890 1.650 2.310 2.310 2.310 2.310 0 0
tưới cây, bơm
nước chống lũ,
phun thuốc, cắt
cỏ…
Điện bơm nước, kw/h 4.600,0 4 18.400 18.400 2.400 4.000 4.000,00 4.000 4.000 0 0
phân tích quả…
1.2 Hoạt động 1.2: 374.142 374.142 0 79.480 71.300 111.681 111.681 0 0
Khảo nghiệm diện
rộng các dòng
quýt Hồng
không/ít hạt triển
vọng
1.2.1 Nguyên vật liệu 298.302 298.302 0 50.520 58.340 94.721 94.721 0 0
Cây giống cây 300 40 12.000 12.000 0 12.000 0 0 0 0 0

13
Nguồn vốn
Ngân sách SNKH
Đơn vị Số Đơn Thành Nguồn
TT Nội dung Năm Nguồn
tính lƣợng giá tiền Năm thứ Năm thứ Năm thứ Năm thứ đơn vị
Tổng số thứ khác
nhất hai ba tƣ chủ trì
năm
1 2 3 4 5 6=(4*5) 7 8 9 10 11 12 13 14
Hóa chất phân
tích các chỉ tiêu
sinh hóa quả
2, 6- lọ 2 4.600 9.200 9.200 0 0 0 4.600 4.600 0 0
Dichloroindophen (25g)
ol, sodium salt
hydrate
NaOH Hộp 2 1.550 3.100 3.100 0 0 0 1.550 1.550 0 0
1kg
Phenolphthalein lọ 2 1.720 3.440 3.440 0 0 0 1.720 1.720 0 0
(25g)
Acid oxalic Hộp 2 1.840 3.680 3.680 0 0 0 1.840 1.840 0 0
500g
HCl Chai 1 2 1.400 2.800 2.800 0 0 0 1.400 1.400 0 0
lít
L-Ascorbic acid Hộp 2 851 1.702 1.702 0 0 0 851 851 0 0
100g
Nước cất Lít 200 15 3.000 3.000 0 0 0 1.500 1.500 0 0
Vật tư, phân bón
chăm sóc cây
Phân vi sinh kg 1.800 10 18.000 18.000 0 3.000 3.000 6.000 6.000 0 0
Phân chuồng kg 7.800 8 62.400 62.400 0 9.600 14.400 19.200 19.200 0 0
Phân đạm kg 1.080,0 21 22.680 22.680 0 2.520 5.040 7.560 7.560 0 0
Phân lân kg 1.200 7 8.400 8.400 0 2.100 2.100 2.100 2.100 0 0
Phân NPK kg 2.700 24 64.800 64.800 0 7.200 14.400 21.600 21.600 0 0
Phân kali kg 750,0 22 16.500 16.500 0 0 3.300 6.600 6.600 0 0
Vôi kg 1.800 7 12.600 12.600 0 2.100 2.100 4.200 4.200 0 0

14
Nguồn vốn
Ngân sách SNKH
Đơn vị Số Đơn Thành Nguồn
TT Nội dung Năm Nguồn
tính lƣợng giá tiền Năm thứ Năm thứ Năm thứ Năm thứ đơn vị
Tổng số thứ khác
nhất hai ba tƣ chủ trì
năm
1 2 3 4 5 6=(4*5) 7 8 9 10 11 12 13 14
Phân vi lượng, kg 27 1.000 27.000 27.000 0 6.000 7.000 7.000 7.000 0 0
kích thích ST
Thuốc BVTV kg 27 1.000 27.000 27.000 0 6.000 7.000 7.000 7.000 0 0
1.2.2 Dụng cụ, phụ 36.000 36.000 0 21.000 5.000 5.000 5.000 0 0
tùng, vật rẻ tiền
mau hỏng
Cây chống (tránh cây 300 50 15.000 15.000 0 15.000 0 0 0 0 0
đổ ngã)
Dụng cụ chăm sóc Bộ 4 5.000 20.000 20.000 0 5.000 5.000 5.000 5.000 0 0
cây: Cuốc, xẻng,
dao, liềm, dây…
Biển thí nghiệm Cái 1 1.000 1.000 1.000 0 1.000 0 0 0 0 0
1.2.3 Năng lượng, nhiên 39.840 39.840 0 7.960 7.960 11.960 11.960 0 0
liệu
Xăng bơm nước lít 480 33 15.840 15.840 0 3.960 3.960 3.960 3.960 0 0
tưới cây, bơm
nước chống lũ,
phun thuốc, cắt
cỏ…
Điện bơm nước, kw/h 6.000 4 24.000 24.000 0 4.000 4.000 8.000 8.000 0 0
phân tích quả…
1.3 Hoạt động 1.3: 245.766 245.766 0 0 104.288 90.644 50.834 0 0
Khảo nghiệm có
kiểm soát các
dòng quýt Hồng
không/ít hạt triển
vọng

15
Nguồn vốn
Ngân sách SNKH
Đơn vị Số Đơn Thành Nguồn
TT Nội dung Năm Nguồn
tính lƣợng giá tiền Năm thứ Năm thứ Năm thứ Năm thứ đơn vị
Tổng số thứ khác
nhất hai ba tƣ chủ trì
năm
1 2 3 4 5 6=(4*5) 7 8 9 10 11 12 13 14
1.3.1 Nguyên vật liệu 200.826 200.826 0 0 89.308 75.664 35.854 0 0
Cây giống Cây 120 40 4.800 4.800 0 0 4.800 0 0 0 0
Chậu trồng cây Cái 120 120 14.400 14.400 0 0 14.400 0 0 0 0
Mụn xơ dừa Bao 60 80 4.800 4.800 0 0 4.800 0 0 0 0
Trấu Bao 30 50 1.500 1.500 0 0 1.500 0 0 0 0
Tro Bao 30 60 1.800 1.800 0 0 1.800 0 0 0 0
Cát m3 1 400 400 400 0 0 400 0 0 0 0
Hóa chất nuôi cấy
vi khuẩn
Hóa chất thu thập Bộ 1 15.000 15.000 15.000 0 0 15.000 0 0 0 0
bào tử, hóa chất
xử lý mẫu; nuôi
cấy, nhân nuôi vi
khuẩn…
Hóa chất định
danh vi khuẩn
Hóa chất ly trích Bộ 1 30.000 30.000 30.000 0 0 30.000 0 0 0 0
DNA, định danh
vi khuẩn…
Tạo cây quýt
Hồng ít hạt sạch
bệnh vàng lá
Greening và
Tristeza
Vi ghép tạo cây S0
sạch bệnh
Hạt gốc ghép kg 1 600 600 600 0 0 0 600 0 0 0

16
Nguồn vốn
Ngân sách SNKH
Đơn vị Số Đơn Thành Nguồn
TT Nội dung Năm Nguồn
tính lƣợng giá tiền Năm thứ Năm thứ Năm thứ Năm thứ đơn vị
Tổng số thứ khác
nhất hai ba tƣ chủ trì
năm
1 2 3 4 5 6=(4*5) 7 8 9 10 11 12 13 14
Môi trường MS Chai 1 1.500 1.500 1.500 0 0 0 1.500 0 0 0
BA Gram 1 1.000 1.000 1.000 0 0 0 1.000 0 0 0
NAA Lọ 15g 1 500 500 500 0 0 0 500 0 0 0
Thiamine - HCl Lọ 25g 1 800 800 800 0 0 0 800 0 0 0
Nicotinic acid kg 0,5 2.400 1.200 1.200 0 0 0 1.200 0 0 0
Pyridoxine - HCl kg 0,1 20.000 2.000 2.000 0 0 0 2.000 0 0 0
Glycine kg 0,5 2.200 1.100 1.100 0 0 0 1.100 0 0 0
Meso-inositol kg 0,1 10.000 1.000 1.000 0 0 0 1.000 0 0 0
Agar Kg 1 500 500 500 0 0 0 500 0 0 0
Đường Kg 5 20 100 100 0 0 0 100 0 0 0
Nước cất Lít 100 15 1.500 1.500 0 0 0 1.500 0 0 0
Bộ kit ly trích Bộ/100 1 8.000 8.000 8.000 0 0 0 8.000 0 0 0
DNA Preps
Bộ kit tổng hợp Bộ 1 5.000 5.000 5.000 0 0 0 5.000 0 0 0
cDNA
Trisure Chai 1 4.600 4.600 4.600 0 0 0 4.600 0 0 0
My taq Mix Hộp/ 1 3.400 3.400 3.400 0 0 0 3.400 0 0 0
100
Mix
HyperLadder Hộp 1 1.800 1.800 1.800 0 0 0 1.800 0 0 0
100bp
GelRed Lọ 1 700 700 700 0 0 0 700 0 0 0
Primer giám định ống 2 300 600 600 0 0 0 600 0 0 0
bệnh Tristeza
Primer giám định ống 2 300 600 600 0 0 0 600 0 0 0
bệnh vàng lá
Greening

17
Nguồn vốn
Ngân sách SNKH
Đơn vị Số Đơn Thành Nguồn
TT Nội dung Năm Nguồn
tính lƣợng giá tiền Năm thứ Năm thứ Năm thứ Năm thứ đơn vị
Tổng số thứ khác
nhất hai ba tƣ chủ trì
năm
1 2 3 4 5 6=(4*5) 7 8 9 10 11 12 13 14
Agarose kg 0,5 3.500 1.750 1.750 0 0 0 1.750 0 0 0
Ống nghiệm Ống 200 25 5.000 5.000 0 0 0 5.000 0 0 0
Dao ghép Cái 15 30 450 450 0 0 0 450 0 0 0
Kẹp Cái 6 50 300 300 0 0 0 300 0 0 0
Kéo Cái 4 50 200 200 0 0 0 200 0 0 0
Giấy lọc Hộp 4 350 1.400 1.400 0 0 0 1.400 0 0 0
Đĩa petri Cái 40 35 1.400 1.400 0 0 0 1.400 0 0 0
Parafilm ghép cây Cuộn 2 60 120 120 0 0 0 120 0 0 0
Đầu côn các loại Gói 3 500 1.500 1.500 0 0 0 1.500 0 0 0
(10 µl, 100µl,
1.000µl)
Eppendorf (0,2ml, Gói 1 800 800 800 0 0 0 800 0 0 0
0,5ml, 1,5ml, 2ml)
Găng tay Hộp 1 200 200 200 0 0 0 200 0 0 0
Khẩu trang Hộp 1 100 100 100 0 0 0 100 0 0 0
Nhân giống cây S1
từ cây S0 sạch
bệnh và lưu giữ
trong nhà lưới
Giá thể trồng cây m3 1 1.500 1.500 1.500 0 0 0 0 1.500 0 0
gốc ghép
Túi PE trồng cây kg 1 150 150 150 0 0 0 0 150 0 0
gốc ghép
Kéo cắt cành Cái 1 300 300 300 0 0 0 0 300 0 0
Dao ghép cây Cái 1 800 800 800 0 0 0 0 800 0 0
Dây ghép kg 1 200 200 200 0 0 0 0 200 0 0

18
Nguồn vốn
Ngân sách SNKH
Đơn vị Số Đơn Thành Nguồn
TT Nội dung Năm Nguồn
tính lƣợng giá tiền Năm thứ Năm thứ Năm thứ Năm thứ đơn vị
Tổng số thứ khác
nhất hai ba tƣ chủ trì
năm
1 2 3 4 5 6=(4*5) 7 8 9 10 11 12 13 14
Vật tư, phân bón
chăm sóc cây
Phân vi sinh kg 600 10 6.000 6.000 0 0 1.200 2.400 2.400 0 0
Phân chuồng kg 2.160 8 17.280 17.280 0 0 3.840 5.760 7.680 0 0
Phân đạm kg 336,0 21 7.056 7.056 0 0 1.008 3.024 3.024 0 0
Phân lân kg 360 7 2.520 2.520 0 0 840 840 840 0 0
Phân NPK kg 720 24 17.280 17.280 0 0 2.880 5.760 8.640 0 0
Phân kali kg 180,0 22 3.960 3.960 0 0 0 1.320 2.640 0 0
Vôi kg 480 7 3.360 3.360 0 0 840 840 1.680 0 0
Phân vi lượng, kg 12 1.000 12.000 12.000 0 0 4.000 4.000 4.000 0 0
kích thích ST
Thuốc BVTV kg 6 1.000 6.000 6.000 0 0 2.000 2.000 2.000 0 0
1.3.2 Dụng cụ, phụ 15.000 15.000 0 0 5.000 5.000 5.000 0 0
tùng, vật rẻ tiền
mau hỏng
Dụng cụ rẻ tiền Bộ 3 5.000 15.000 15.000 0 0 5.000 5.000 5.000 0 0
mau hỏng để chăm
sóc cây
1.3.3 Năng lượng, nhiên 29.940 29.940 0 0 9.980 9.980 9.980 0 0
liệu
Xăng bơm nước lít 180 33 5.940 5.940 0 0 1.980 1.980 1.980 0 0
tưới cây
Điện bơm nước, kw/h 6.000 4 24.000 24.000 0 0 8.000 8.000 8.000 0 0
vận hành các thiết
bị, nuôi cấy vi
khuẩn…

19
Nguồn vốn
Ngân sách SNKH
Đơn vị Số Đơn Thành Nguồn
TT Nội dung Năm Nguồn
tính lƣợng giá tiền Năm thứ Năm thứ Năm thứ Năm thứ đơn vị
Tổng số thứ khác
nhất hai ba tƣ chủ trì
năm
1 2 3 4 5 6=(4*5) 7 8 9 10 11 12 13 14
2 Nội dung 2: Khảo 354.439 354.439 0 78.329 70.516 109.074 96.520 0 0
nghiệm các dòng
quýt Hồng
không/ít hạt trên
các giống gốc
ghép khác nhau
2.1 Nguyên vật liệu 276.146 276.146 0 48.979 56.566 92.031 78.570 0 0
Cây giống cây 288 40 11.520 11.520 0 11.520 0 0 0 0 0
Hóa chất phân
tích các chỉ tiêu
sinh hóa của quả
2, 6- lọ 1 4.600 4.600 4.600 0 0 0 4.600 0 0 0
Dichloroindophen (25g)
ol, sodium salt
hydrate
NaOH Hộp 1 1.550 1.550 1.550 0 0 0 1.550 0 0 0
1kg
Phenolphthalein lọ 1 1.720 1.720 1.720 0 0 0 1.720 0 0 0
(25g)
Acid oxalic Hộp 1 1.840 1.840 1.840 0 0 0 1.840 0 0 0
500g
HCl Chai 1 1 1.400 1.400 1.400 0 0 0 1.400 0 0 0
lít
L-Ascorbic acid Hộp 1 851 851 851 0 0 0 851 0 0 0
100g
Nước cất Lít 100 15 1.500 1.500 0 0 0 1.500 0 0 0

20
Nguồn vốn
Ngân sách SNKH
Đơn vị Số Đơn Thành Nguồn
TT Nội dung Năm Nguồn
tính lƣợng giá tiền Năm thứ Năm thứ Năm thứ Năm thứ đơn vị
Tổng số thứ khác
nhất hai ba tƣ chủ trì
năm
1 2 3 4 5 6=(4*5) 7 8 9 10 11 12 13 14
Vật tư, phân bón
chăm sóc cây
Phân vi sinh kg 1.728 10 17.280 17.280 0 2.880 2.880 5.760 5.760 0 0
Phân chuồng kg 7.488 8 59.904 59.904 0 9.216 13.824 18.432 18.432 0 0
Phân đạm kg 1.036,8 21 21.773 21.773 0 2.419 4.838 7.258 7.258 0 0
Phân lân kg 1.152 7 8.064 8.064 0 2.016 2.016 2.016 2.016 0 0
Phân NPK kg 2.592 24 62.208 62.208 0 6.912 13.824 20.736 20.736 0 0
Phân kali kg 720,0 22 15.840 15.840 0 0 3.168 6.336 6.336 0 0
Vôi kg 1.728 7 12.096 12.096 0 2.016 2.016 4.032 4.032 0 0
Phân vi lượng, kg 27 1.000 27.000 27.000 0 6.000 7.000 7.000 7.000 0 0
kích thích ST
Thuốc BVTV kg 27 1.000 27.000 27.000 0 6.000 7.000 7.000 7.000 0 0
2.2 Dụng cụ, phụ 35.400 35.400 0 20.400 5.000 5.000 5.000 0 0
tùng, vật rẻ tiền
mau hỏng
Cây chống (tránh cây 288 50 14.400 14.400 0 14.400 0 0 0 0 0
đổ ngã)
Dụng cụ chăm sóc Bộ 4 5.000 20.000 20.000 0 5.000 5.000 5.000 5.000 0 0
cây: Cuốc, xẻng,
dao, liềm, dây…
Biển thí nghiệm Cái 1 1.000 1.000 1.000 0 1.000 0 0 0 0 0
2.3 Năng lượng, nhiên 42.894 42.894 0 8.950 8.950 12.044 12.950 0 0
liệu
Xăng bơm nước lít 600 33 19.800 19.800 0 4.950 4.950 4.950 4.950 0 0
tưới cây, chống lũ,
phun thuốc, cắt
cỏ…

21
Nguồn vốn
Ngân sách SNKH
Đơn vị Số Đơn Thành Nguồn
TT Nội dung Năm Nguồn
tính lƣợng giá tiền Năm thứ Năm thứ Năm thứ Năm thứ đơn vị
Tổng số thứ khác
nhất hai ba tƣ chủ trì
năm
1 2 3 4 5 6=(4*5) 7 8 9 10 11 12 13 14
Điện bơm nước, kw/h 5.773,4 4 23.094 23.094 0 4.000 4.000 7.094 8.000 0 0
phân tích quả…
3 Nội dung 3: 264.895 264.895 0 57.714 52.905 83.868 70.407 0 0
Nghiên cứu ảnh
hƣởng của chất
điều hòa sinh
trƣởng đến năng
suất và chất
lƣợng trái của
các dòng quýt
Hồng không/ít
hạt
3.1 Nguyên vật liệu 209.975 209.975 0 35.734 41.925 72.888 59.427 0 0
Cây giống cây 216 40 8.640 8.640 0 8.640 0 0 0 0 0
Hóa chất phân
tích các chỉ tiêu
sinh hóa của quả
2, 6- lọ 1 4.600 4.600 4.600 0 0 0 4.600 0 0 0
Dichloroindophen (25g)
ol, sodium salt
hydrate
NaOH Hộp 1 1.550 1.550 1.550 0 0 0 1.550 0 0 0
1kg
Phenolphthalein lọ 1 1.720 1.720 1.720 0 0 0 1.720 0 0 0
(25g)
Acid oxalic Hộp 1 1.840 1.840 1.840 0 0 0 1.840 0 0 0
500g

22
Nguồn vốn
Ngân sách SNKH
Đơn vị Số Đơn Thành Nguồn
TT Nội dung Năm Nguồn
tính lƣợng giá tiền Năm thứ Năm thứ Năm thứ Năm thứ đơn vị
Tổng số thứ khác
nhất hai ba tƣ chủ trì
năm
1 2 3 4 5 6=(4*5) 7 8 9 10 11 12 13 14
HCl Chai 1 1 1.400 1.400 1.400 0 0 0 1.400 0 0 0
lít
L-Ascorbic acid Hộp 1 851 851 851 0 0 0 851 0 0 0
100g
Nước cất Lít 100 15 1.500 1.500 0 0 0 1.500 0 0 0
Vật tư, phân bón
chăm sóc cây
Phân vi sinh kg 1.296 10 12.960 12.960 0 2.160 2.160 4.320 4.320 0 0
Phân chuồng kg 5.616 8 44.928 44.928 0 6.912 10.368 13.824 13.824 0 0
Phân đạm kg 777,6 21 16.330 16.330 0 1.814 3.629 5.443 5.443 0 0
Phân lân kg 864 7 6.048 6.048 0 1.512 1.512 1.512 1.512 0 0
Phân NPK kg 1.944 24 46.656 46.656 0 5.184 10.368 15.552 15.552 0 0
Phân kali kg 540,0 22 11.880 11.880 0 0 2.376 4.752 4.752 0 0
Vôi kg 1.296 7 9.072 9.072 0 1.512 1.512 3.024 3.024 0 0
Phân vi lượng, kg 19 1.000 19.000 19.000 0 4.000 5.000 5.000 5.000 0 0
kích thích ST
Thuốc BVTV kg 21 1.000 21.000 21.000 0 4.000 5.000 6.000 6.000 0 0
3.2 Dụng cụ, phụ 31.800 31.800 0 16.800 5.000 5.000 5.000 0 0
tùng, vật rẻ tiền
mau hỏng
Cây chống (tránh cây 216 50 10.800 10.800 0 10.800 0 0 0 0 0
đổ ngã)
Dụng cụ chăm sóc Bộ 4 5.000 20.000 20.000 0 5.000 5.000 5.000 5.000 0 0
cây: Cuốc, xẻng,
dao, liềm, dây…
Biển thí nghiệm Cái 1 1.000 1.000 1.000 0 1.000 0 0 0 0 0

23
Nguồn vốn
Ngân sách SNKH
Đơn vị Số Đơn Thành Nguồn
TT Nội dung Năm Nguồn
tính lƣợng giá tiền Năm thứ Năm thứ Năm thứ Năm thứ đơn vị
Tổng số thứ khác
nhất hai ba tƣ chủ trì
năm
1 2 3 4 5 6=(4*5) 7 8 9 10 11 12 13 14
3.3 Năng lượng, nhiên 23.120 23.120 0 5.180 5.980 5.980 5.980 0 0
liệu
Xăng bơm nước lít 240 33 7.920 7.920 0 1.980 1.980 1.980 1.980 0 0
tưới cây, bơm
nước chống lũ,
phun thuốc, cắt
cỏ…
Điện bơm nước, kw/h 3.800 4 15.200 15.200 0 3.200 4.000 4.000 4.000 0 0
lưu giữ, phân tích,
đánh giá quả…
4 Nội dung 4: Xây 329.657 329.657 0 43.740 41.463 153.230 91.225 0 0
dựng quy trình
kỹ thuật canh tác
giống quýt Hồng
không/ít hạt
4.1 Hoạt động 4.1: 203.737 203.737 0 43.740 41.463 64.270 54.265 0 0
Nghiên cứu ảnh
hưởng phân bón
đến năng suất và
phẩm chất trái của
các dòng quýt
Hồng không/ít hạt
4.1.1 Nguyên vật liệu 154.347 154.347 0 26.490 31.283 53.290 43.285 0 0
Cây giống cây 144 40 5.760 5.760 0 5.760 0 0 0 0 0

24
Nguồn vốn
Ngân sách SNKH
Đơn vị Số Đơn Thành Nguồn
TT Nội dung Năm Nguồn
tính lƣợng giá tiền Năm thứ Năm thứ Năm thứ Năm thứ đơn vị
Tổng số thứ khác
nhất hai ba tƣ chủ trì
năm
1 2 3 4 5 6=(4*5) 7 8 9 10 11 12 13 14
Hóa chất phân
tích các chỉ tiêu
sinh hóa của quả
2, 6- lọ 1 4.600 4.600 4.600 0 0 0 4.600 0 0 0
Dichloroindophen (25g)
ol, sodium salt
hydrate
NaOH Hộp 1 1.550 1.550 1.550 0 0 0 1.550 0 0 0
1kg
Phenolphthalein lọ 1 1.720 1.720 1.720 0 0 0 1.720 0 0 0
(25g)
Acid oxalic Hộp 1 1.840 1.840 1.840 0 0 0 1.840 0 0 0
500g
HCl Chai 1 1 1.400 1.400 1.400 0 0 0 1.400 0 0 0
lít
L-Ascorbic acid Hộp 1 851 851 851 0 0 0 851 0 0 0
100g
Nước cất Lít 100 15 1.500 1.500 0 0 0 1.500 0 0 0
Vật tư, phân bón
chăm sóc cây
Phân vi sinh kg 864 10 8.640 8.640 0 1.440 1.440 2.880 2.880 0 0
Phân chuồng kg 3.744 8 29.952 29.952 0 4.608 6.912 9.216 9.216 0 0
Phân đạm kg 518,4 21 10.886 10.886 0 1.210 2.419 3.629 3.629 0 0
Phân lân kg 576 7 4.032 4.032 0 1.008 1.008 1.008 1.008 0 0

25
Nguồn vốn
Ngân sách SNKH
Đơn vị Số Đơn Thành Nguồn
TT Nội dung Năm Nguồn
tính lƣợng giá tiền Năm thứ Năm thứ Năm thứ Năm thứ đơn vị
Tổng số thứ khác
nhất hai ba tƣ chủ trì
năm
1 2 3 4 5 6=(4*5) 7 8 9 10 11 12 13 14
Phân NPK kg 1.152 24 27.648 27.648 0 3.456 6.912 6.912 10.368 0 0
Phân kali kg 360,0 22 7.920 7.920 0 0 1.584 3.168 3.168 0 0
Vôi kg 864 7 6.048 6.048 0 1.008 1.008 2.016 2.016 0 0
Phân vi lượng, kg 19 1.000 19.000 19.000 0 4.000 5.000 5.000 5.000 0 0
kích thích ST
Thuốc BVTV kg 21 1.000 21.000 21.000 0 4.000 5.000 6.000 6.000 0 0
4.1.2 Dụng cụ, phụ 28.200 28.200 0 13.200 5.000 5.000 5.000 0 0
tùng, vật rẻ tiền
mau hỏng
Cây chống (tránh cây 144 50 7.200 7.200 0 7.200 0 0 0 0 0
đổ ngã)
Dụng cụ chăm sóc Bộ 4 5.000 20.000 20.000 0 5.000 5.000 5.000 5.000 0 0
cây: Cuốc, xẻng,
dao, liềm, dây, kéo
cắt cành…
Biển thí nghiệm Cái 1 1.000 1.000 1.000 0 1.000 0 0 0 0 0
4.1.3 Năng lượng, nhiên 21.190 21.190 0 4.050 5.180 5.980 5.980 0 0
liệu
Xăng bơm nước lít 230 33 7.590 7.590 0 1.650 1.980 1.980 1.980 0 0
tưới cây, bơm
nước chống lũ,
phun thuốc, cắt
cỏ…
Điện bơm nước, kw/h 3.400 4 13.600 13.600 0 2.400 3.200 4.000 4.000 0 0
phân tích quả…

26
Nguồn vốn
Ngân sách SNKH
Đơn vị Số Đơn Thành Nguồn
TT Nội dung Năm Nguồn
tính lƣợng giá tiền Năm thứ Năm thứ Năm thứ Năm thứ đơn vị
Tổng số thứ khác
nhất hai ba tƣ chủ trì
năm
1 2 3 4 5 6=(4*5) 7 8 9 10 11 12 13 14
4.2 Hoạt động 4.2: 72.960 72.960 0 0 0 51.980 20.980 0 0
Nghiên cứu các
biện pháp quản lý
nhện đỏ và bọ trĩ
gây hại trên các
dòng quýt Hồng
không/ít hạt
4.2.1 Nguyên vật liệu 50.000 50.000 0 0 0 40.000 10.000 0 0
Hóa chất li trích Bộ 1 30.000 30.000 30.000 0 0 0 30.000 0 0 0
thảo mộc
Các loại nấm (nấm kg 10 1.000 10.000 10.000 0 0 0 5.000 5.000 0 0
xanh, nấm tím)
thuốc BVTV sinh kg/lít 10 1.000 10.000 10.000 0 0 0 5.000 5.000 0 0
học
4.2.2 Dụng cụ, phụ 11.000 11.000 0 0 0 6.000 5.000 0 0
tùng, vật rẻ tiền
mau hỏng
Vật dụng phục vụ năm 2 5.000 10.000 10.000 0 0 5.000 5.000 0 0
thí nghiệm: bình
phun chế
phẩm/thuốc
BVTV…
Biển thí nghiệm Cái 1 1.000 1.000 1.000 0 0 0 1.000 0 0 0
4.2.3 Năng lượng, nhiên 11.960 11.960 0 0 0 5.980 5.980 0 0
liệu
Xăng phun lít 120 33 3.960 3.960 0 0 0 1.980 1.980 0 0
thuốc…

27
Nguồn vốn
Ngân sách SNKH
Đơn vị Số Đơn Thành Nguồn
TT Nội dung Năm Nguồn
tính lƣợng giá tiền Năm thứ Năm thứ Năm thứ Năm thứ đơn vị
Tổng số thứ khác
nhất hai ba tƣ chủ trì
năm
1 2 3 4 5 6=(4*5) 7 8 9 10 11 12 13 14
Điện hoạt động kw/h 2.000 4 8.000 8.000 0 0 0 4.000 4.000 0 0
thiết bị…
4.3 Hoạt động 4.3: 52.960 52.960 0 0 0 36.980 15.980 0 0
Nghiên cứu các
biện pháp quản lý
bệnh vàng lá thối
rễ trên các dòng
quýt Hồng
không/ít hạt
4.3.1 Nguyên vật liệu 30.000 30.000 0 0 0 25.000 5.000 0 0
Phân vi sinh, nấm kg 10 1.000 10.000 10.000 0 0 0 5.000 5.000 0 0
đối kháng…
Thuốc bảo vệ thực kg/lít 20 1.000 20.000 20.000 0 0 0 20.000 0 0 0
vật
4.3.2 Dụng cụ, phụ 11.000 11.000 0 0 0 6.000 5.000 0 0
tùng, vật rẻ tiền
mau hỏng
Vật dụng phục vụ năm 2 5.000 10.000 10.000 0 0 5.000 5.000 0 0
thí nghiệm: bình
phun chế
phẩm/thuốc
BVTV…
Biển thí nghiệm Cái 1 1.000 1.000 1.000 0 0 0 1.000 0 0 0
4.3.3 Năng lượng, nhiên 11.960 11.960 0 0 0 5.980 5.980 0 0
liệu
Xăng phun lít 120 33 3.960 3.960 0 0 0 1.980 1.980 0 0
thuốc…

28
Nguồn vốn
Ngân sách SNKH
Đơn vị Số Đơn Thành Nguồn
TT Nội dung Năm Nguồn
tính lƣợng giá tiền Năm thứ Năm thứ Năm thứ Năm thứ đơn vị
Tổng số thứ khác
nhất hai ba tƣ chủ trì
năm
1 2 3 4 5 6=(4*5) 7 8 9 10 11 12 13 14
Điện hoạt động kw/h 2.000 4 8.000 8.000 0 0 0 4.000 4.000 0 0
thiết bị…
5 Nội dung 5: Đánh 0 0 0 0 0 0 0 0 0
giá tính ổn định
về đặc tính số
hạt/trái của các
dòng quýt Hồng
không/ít hạt triển
vọng qua các thế
hệ ghép nhân
giống, các giống
gốc ghép khác
nhau và tuổi cây
Tổng cộng 1.873.700 1.873.700 52.302,8 308.950,8 399.108,8 627.314,6 486.023 0,0 0,0

29
Khoản 3. THIẾT BỊ, MÁY MÓC
Đơn vị tính: 1.000 đồng
Nguồn vốn
Ngân sách SNKH
Đơn vị Số Đơn Thành Nguồn
TT Nội dung Năm Năm Nguồn
tính lƣợng giá tiền Tổng Năm Năm Năm đơn vị
thứ thứ chủ trì
khác
số thứ hai thứ ba thứ tƣ
nhất năm
1 2 3 4 5 6=(4*5) 7 8 9 10 11 12 13 14
I Thiết bị hiện có tham
gia thực hiện đề tài
Cân điện tử Cái 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
Máy đo độ Brix cầm tay Cái 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
Thước kẹp điện tử Cái 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
Máy phun thuốc Cái 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
Máy cắt cỏ Cái 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
Máy bơm nước Cái 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
II Thiết bị, công nghệ 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
mua mới
III Sửa chữa, bảo trì thiết 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
bị
IV Thuê thiết bị (ghi tên 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
thiết bị, thời gian thuê)
V Vận chuyển, lắp đặt 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
Cộng 6 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

30
Khoản 4. HẠ TẦNG KỸ THUẬT
Đơn vị tính: 1.000 đồng
Nguồn vốn
Kinh Ngân sách SNKH
TT Nội dung Nguồn đơn vị Nguồn
phí Năm thứ Năm thứ Năm thứ Năm thứ Năm thứ
Tổng chủ trì khác
nhất hai ba tƣ năm
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11
1 Chi phí sửa chữa nhà lưới 30.000 30.000 0 0 30.000 0 0 0 0
200m2
2 Chi phí lắp đặt (sửa chữa) 15.000 15.000 0 0 15.000 0 0 0 0
hệ thống điện, nước
3 Chi phí khác 0 0 0 0 0 0 0 0 0
Cộng 45.000 45.000 0 0 45.000 0 0 0 0

31
Khoản 5. CHI KHÁC
Đơn vị tính: 1.000 đồng
Nguồn vốn
Ngân sách SNKH
Đơn vị Số Đơn Tổng
TT Nội dung Năm Tự
tính lƣợng giá kinh phí Tỉ lệ Năm Năm Năm Năm Khác
Tổng số thứ có
(%) thứ nhất thứ hai thứ ba thứ tƣ
năm
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15
1 Nội dung 1: 317.600 317.600 36.760 79.360 64.360 68.560 68.560 0 0
Khảo nghiệm giá
trị canh tác, giá
trị sử dụng của
các dòng quýt
Hồng không/ít
hạt triển vọng
1.1 Hoạt động 1.1: 140.120 140.120 36.760 25.840 25.840 25.840 25.840
Khảo nghiệm diện
hẹp các dòng quýt
Hồng không/ít hạt
triển vọng
1.1.1 Chi phí công tác 85.120 85.120 13.760 17.840 17.840 17.840 17.840 0 0
Phụ cấp công tác Ngày 112 150 16.800 16.800 2.400 3.600 3.600 3.600 3.600 0 0
phí đi trồng cây,
lấy chỉ tiêu…
Xăng xe máy đi Km 13.440 3,0 40.320 40.320 5.760 8.640 8.640 8.640 8.640 0 0
thu thập các chỉ
tiêu...
Thuê xe ôtô đi thu Km 1.200 15 18.000 18.000 3.600 3.600 3.600 3.600 3.600 0 0
thập chỉ tiêu, vận
chuyển cây giống,
vận chuyển quả...
Lưu trú Đêm 40 250 10.000 10.000 2.000 2.000 2.000 2.000 2.000 0 0

32
Nguồn vốn
Ngân sách SNKH
Đơn vị Số Đơn Tổng
TT Nội dung Năm Tự
tính lƣợng giá kinh phí Tỉ lệ Năm Năm Năm Năm Khác
Tổng số thứ có
(%) thứ nhất thứ hai thứ ba thứ tƣ
năm
1.1.2 Chi phí phân tích, 55.000 55.000 23.000 8.000 8.000 8.000 8.000 0 0
thử nghiệm
Thuê phân tích Mẫu 1 15.000 15.000 15.000 15.000 0 0 0 0 0 0
mẫu đất (Các chỉ
tiêu Đạm tổng số,
lân dễ tiêu, kali
trao đổi, pHH2O,
pHKCl, hàm
lượng chất hữu
cơ,…)
Thuê đất trồng cây ha 1,0 40.000 40.000 40.000 8.000 8.000 8.000 8.000 8.000 0 0
thí nghiệm (0,2 ha
x 40 triệu
đồng/ha/năm x 5
năm)
1.1.3 Tập huấn, hội Buổi 0 0 0 0 0 0 0 0 0
thảo, hội nghị
1.2 Hoạt động 1.2: 169.080 169.080 0 53.520 38.520 38.520 38.520 0 0
Khảo nghiệm diện
rộng các dòng
quýt Hồng
không/ít hạt triển
vọng
1.2.1 Chi phí công tác 106.080 106.080 0 26.520 26.520 26.520 26.520 0 0
Phụ cấp công tác Ngày 128 150 19.200 19.200 0 4.800 4.800 4.800 4.800 0 0
phí trồng cây,
chăm sóc, lấy chỉ
tiêu, thu quả…

33
Nguồn vốn
Ngân sách SNKH
Đơn vị Số Đơn Tổng
TT Nội dung Năm Tự
tính lƣợng giá kinh phí Tỉ lệ Năm Năm Năm Năm Khác
Tổng số thứ có
(%) thứ nhất thứ hai thứ ba thứ tƣ
năm
Xăng xe máy đi Km 3,0 46.080 46.080 0 11.520 11.520 11.520 11.520 0 0
trồng cây, chăm 15.360
sóc cây, lấy chỉ
tiêu sinh trưởng,
hoa, thu quả...
Thuê xe ôtô vận Km 1.920 15 28.800 28.800 0 7.200 7.200 7.200 7.200 0 0
chuyển cây giống,
vận chuyển vật tư,
vận chuyển quả,
kiểm tra thí
nghiệm...
Lưu trú Đêm 48 250 12.000 12.000 0 3.000 3.000 3.000 3.000 0 0
1.2.2 Chi phí phân tích, 63.000 63.000 0 27.000 12.000 12.000 12.000 0 0
thử nghiệm
Thuê phân tích Mẫu 1 15.000 15.000 15.000 0 15.000 0 0 0 0 0
mẫu đất (Các chỉ
tiêu Đạm tổng số,
lân dễ tiêu, kali
trao đổi, pHH2O,
pHKCl, hàm
lượng chất hữu
cơ,…)
Thuê đất trồng cây ha 1,2 40.000 48.000 48.000 0 12.000 12.000 12.000 12.000 0 0
thí nghiệm (0,3 ha
x 40 triệu
đồng/ha/năm x 4
năm)

34
Nguồn vốn
Ngân sách SNKH
Đơn vị Số Đơn Tổng
TT Nội dung Năm Tự
tính lƣợng giá kinh phí Tỉ lệ Năm Năm Năm Năm Khác
Tổng số thứ có
(%) thứ nhất thứ hai thứ ba thứ tƣ
năm
1.2.3 Tập huấn, hội Buổi 0 0 0 0 0 0 0 0 0
thảo, hội nghị
1.3 Hoạt động 1.3: 8.400 8.400 0 0 0 0 4.200 4.200 0 0
Khảo nghiệm có
kiểm soát các
dòng quýt Hồng
không/ít hạt triển
vọng
1.3.1 Chi phí công tác 8.400 8.400 0 0 0 0 4.200 4.200 0 0
Phụ cấp công tác Ngày 8 150 1.200 1.200 0 0 0 600 600 0 0
phí
Thuê xe ôtô thu Km 480 15 7.200 7.200 0 0 0 3.600 3.600 0 0
thập mẫu bệnh
1.3.2 Chi phí phân tích, 0 0 0 0 0 0 0 0 0
thử nghiệm
1.3.3 Tập huấn, hội Buổi 0 0 0 0 0 0 0 0 0
thảo, hội nghị
2 Nội dung 2: 169.080 169.080 0 53.520 38.520 38.520 38.520 0 0
Khảo nghiệm các
dòng quýt Hồng
không/ít hạt trên
các giống gốc
ghép khác nhau
2.1 Chi phí công tác 106.080 106.080 0 26.520 26.520 26.520 26.520 0 0
Phụ cấp công tác Ngày 128 150 19.200 19.200 0 4.800 4.800 4.800 4.800 0 0
phí trồng cây,
chăm sóc, lấy chỉ
tiêu, thu quả…

35
Nguồn vốn
Ngân sách SNKH
Đơn vị Số Đơn Tổng
TT Nội dung Năm Tự
tính lƣợng giá kinh phí Tỉ lệ Năm Năm Năm Năm Khác
Tổng số thứ có
(%) thứ nhất thứ hai thứ ba thứ tƣ
năm
Xăng xe máy đi Km 3,0 46.080 46.080 0 11.520 11.520 11.520 11.520 0 0
trồng cây, chăm 15.360
sóc cây, lấy chỉ
tiêu, thu quả...
Thuê xe ôtô vận Km 1.920 15 28.800 28.800 0 7.200 7.200 7.200 7.200 0 0
chuyển cây giống,
vận chuyển vật tư,
vận chuyển quả,
kiểm tra thí
nghiệm...
Lưu trú Đêm 48 250 12.000 12.000 0 3.000 3.000 3.000 3.000 0 0
2.2 Chi phí phân tích, 63.000 63.000 0 27.000 12.000 12.000 12.000 0 0
thử nghiệm
Thuê phân tích Mẫu 1 15.000 15.000 15.000 0 15.000 0 0 0 0 0
mẫu đất (Các chỉ
tiêu Đạm tổng số,
lân dễ tiêu, kali
trao đổi, pHH2O,
pHKCl, hàm
lượng chất hữu
cơ,…)
Thuê đất trồng cây ha 1,2 40.000 48.000 48.000 0 12.000 12.000 12.000 12.000 0 0
thí nghiệm (0,3 ha
x 40 triệu
đồng/ha/năm x 4
năm)
2.3 Tập huấn, hội Buổi 0 0 0 0 0 0 0 0 0
thảo, hội nghị

36
Nguồn vốn
Ngân sách SNKH
Đơn vị Số Đơn Tổng
TT Nội dung Năm Tự
tính lƣợng giá kinh phí Tỉ lệ Năm Năm Năm Năm Khác
Tổng số thứ có
(%) thứ nhất thứ hai thứ ba thứ tƣ
năm
3 Nội dung 3: 129.880 129.880 0 43.720 28.720 28.720 28.720 0 0
Nghiên cứu ảnh
hƣởng của chất
điều hòa sinh
trƣởng đến năng
suất và chất
lƣợng trái của
các dòng quýt
Hồng không/ít
hạt
3.1 Chi phí công tác 82.880 82.880 0 20.720 20.720 20.720 20.720 0 0
Phụ cấp công tác Ngày 96 150 14.400 14.400 0 3.600 3.600 3.600 3.600 0 0
phí đi trồng cây,
lấy chỉ tiêu…
Xăng xe máy đi Km 15.360 3,0 46.080 46.080 0 11.520 11.520 11.520 11.520 0 0
thu thập các chỉ
tiêu...
Thuê xe ôtô đi thu Km 960 15 14.400 14.400 0 3.600 3.600 3.600 3.600 0 0
thập chỉ tiêu, vận
chuyển cây giống,
vận chuyển quả...
Lưu trú Đêm 32 250 8.000 8.000 0 2.000 2.000 2.000 2.000 0 0
3.2 Chi phí phân tích, 47.000 47.000 0 23.000 8.000 8.000 8.000 0 0
thử nghiệm

37
Nguồn vốn
Ngân sách SNKH
Đơn vị Số Đơn Tổng
TT Nội dung Năm Tự
tính lƣợng giá kinh phí Tỉ lệ Năm Năm Năm Năm Khác
Tổng số thứ có
(%) thứ nhất thứ hai thứ ba thứ tƣ
năm
Thuê phân tích Mẫu 1 15.000 15.000 15.000 0 15.000 0 0 0 0 0
mẫu đất (Các chỉ
tiêu Đạm tổng số,
lân dễ tiêu, kali
trao đổi, pHH2O,
pHKCl, hàm
lượng chất hữu
cơ,…)
Thuê đất trồng cây ha 0,8 40.000 32.000 32.000 0 8.000 8.000 8.000 8.000 0 0
thí nghiệm (0,2 ha
x 40 triệu
đồng/ha/năm x 4
năm)
3.3 Tập huấn, hội Buổi 0 0 0 0 0 0 0 0 0
thảo, hội nghị
4 Nội dung 4: Xây 250.200 250.200 0 0 43.720 28.720 88.880 88.880 0 0
dựng quy trình
kỹ thuật canh tác
giống quýt Hồng
không/ít hạt
4.1 Hoạt động 4.1: 129.880 129.880 0 0 43.720 28.720 28.720 28.720 0 0
Nghiên cứu ảnh
hưởng phân bón
đến năng suất và
phẩm chất trái của
các dòng quýt
Hồng không/ít hạt

38
Nguồn vốn
Ngân sách SNKH
Đơn vị Số Đơn Tổng
TT Nội dung Năm Tự
tính lƣợng giá kinh phí Tỉ lệ Năm Năm Năm Năm Khác
Tổng số thứ có
(%) thứ nhất thứ hai thứ ba thứ tƣ
năm
4.1.1 Chi phí công tác 87.680 87.680 0 21.920 21.920 21.920 21.920 0 0
Phụ cấp công tác Ngày 128 150 19.200 19.200 0 4.800 4.800 4.800 4.800 0 0
phí đi trồng cây,
lấy chỉ tiêu…
Xăng xe máy đi Km 3,0 46.080 46.080 0 11.520 11.520 11.520 11.520 0 0
thu thập các chỉ 15.360
tiêu...
Thuê xe ôtô vận Km 960 15 14.400 14.400 0 3.600 3.600 3.600 3.600 0 0
chuyển cây giống,
vận chuyển quả...
Lưu trú Đêm 32 250 8.000 8.000 0 2.000 2.000 2.000 2.000 0 0
4.1.2 Chi phí phân tích, 42.200 42.200 0 21.800 6.800 6.800 6.800 0 0
thử nghiệm
Thuê phân tích Mẫu 1 15.000 15.000 15.000 0 15.000 0 0 0 0 0
mẫu đất (Các chỉ
tiêu Đạm tổng số,
lân dễ tiêu, kali
trao đổi, pHH2O,
pHKCl, hàm
lượng chất hữu
cơ,…)
Thuê đất trồng cây ha 0,68 40.000 27.200 27.200 0 6.800 6.800 6.800 6.800 0 0
thí nghiệm (0,17
ha x 40 triệu
đồng/ha/năm x 4
năm)
4.1.3 Tập huấn, hội Buổi 0 0 0 0 0 0 0 0 0
thảo, hội nghị

39
Nguồn vốn
Ngân sách SNKH
Đơn vị Số Đơn Tổng
TT Nội dung Năm Tự
tính lƣợng giá kinh phí Tỉ lệ Năm Năm Năm Năm Khác
Tổng số thứ có
(%) thứ nhất thứ hai thứ ba thứ tƣ
năm
4.2 Hoạt động 4.2: 60.160 60.160 0 0 0 0 30.080 30.080 0 0
Nghiên cứu các
biện pháp quản lý
nhện đỏ và bọ trĩ
gây hại trên các
dòng quýt Hồng
không/ít hạt
4.2.1 Chi phí công tác 60.160 60.160 0 0 0 30.080 30.080 0 0
Phụ cấp công tác Ngày 96 150 14.400 14.400 0 0 0 7.200 7.200 0 0
phí đi trồng cây,
lấy chỉ tiêu…
Xăng xe máy đi Km 11.520 3,0 34.560 34.560 0 0 0 17.280 17.280 0 0
thu thập các chỉ
tiêu...
Thuê xe ôtô đi thu Km 480 15 7.200 7.200 0 0 0 3.600 3.600 0 0
thập chỉ tiêu, thu
mẫu...
Lưu trú Đêm 16 250 4.000 4.000 0 0 0 2.000 2.000 0 0
4.2.2 Chi phí phân tích, 0 0 0 0 0 0 0 0 0
thử nghiệm
4.2.3 Tập huấn, hội Buổi 0 0 0 0 0 0 0 0 0
thảo, hội nghị

40
Nguồn vốn
Ngân sách SNKH
Đơn vị Số Đơn Tổng
TT Nội dung Năm Tự
tính lƣợng giá kinh phí Tỉ lệ Năm Năm Năm Năm Khác
Tổng số thứ có
(%) thứ nhất thứ hai thứ ba thứ tƣ
năm
4.3 Hoạt động 4.3: 60.160 60.160 0 0 0 0 30.080 30.080 0 0
Nghiên cứu các
biện pháp quản lý
bệnh vàng lá thối
rễ trên các dòng
quýt Hồng
không/ít hạt
4.3.1 Chi phí công tác 60.160 60.160 0 0 0 30.080 30.080 0 0
Phụ cấp công tác Ngày 96 150 14.400 14.400 0 0 0 7.200 7.200 0 0
phí đi trồng cây,
lấy chỉ tiêu…
Xăng xe máy đi Km 11.520 3,0 34.560 34.560 0 0 0 17.280 17.280 0 0
thu thập các chỉ
tiêu...
Thuê xe ôtô đi thu Km 480 15 7.200 7.200 0 0 0 3.600 3.600 0 0
thập chỉ tiêu, thu
mẫu...
Lưu trú Đêm 16 250 4.000 4.000 0 0 0 2.000 2.000 0 0
4.3.2 Chi phí phân tích, 0 0 0 0 0 0 0 0 0
thử nghiệm
4.3.3 Tập huấn, hội Buổi 0 0 0 0 0 0 0 0 0
thảo, hội nghị

41
Nguồn vốn
Ngân sách SNKH
Đơn vị Số Đơn Tổng
TT Nội dung Năm Tự
tính lƣợng giá kinh phí Tỉ lệ Năm Năm Năm Năm Khác
Tổng số thứ có
(%) thứ nhất thứ hai thứ ba thứ tƣ
năm
5 Nội dung 5: 22.050 22.050 0 0 0 0 22.050 0 0
Đánh giá tính ổn
định về đặc tính
số hạt/trái của
các dòng quýt
Hồng không/ít
hạt triển vọng
qua các thế hệ
ghép nhân giống,
các giống gốc
ghép khác nhau
và tuổi cây
Hội thảo khoa học
giới thiệu giống
mới và lấy ý kiến
đóng góp cho quy
trình kỹ thuật
canh tác giống
quýt Hồng mới
Bồi dưỡng đại Người 40 150 6.000 6.000 0 0 0 0 6.000 0 0
biểu
In tài liệu Quyển 40 60 2.400 2.400 0 0 0 0 2.400 0 0
Xe đi lại cho chủ Chuyến 1 5.000 5.000 5.000 0 0 0 0 5.000 0 0
trì, thành viên
tham gia
Chủ trì hội thảo Người 1 1.000 1.000 1.000 0 0 0 0 1.000 0 0
Thư kí hội thảo Người 1 350 350 350 0 0 0 0 350 0 0

42
Nguồn vốn
Ngân sách SNKH
Đơn vị Số Đơn Tổng
TT Nội dung Năm Tự
tính lƣợng giá kinh phí Tỉ lệ Năm Năm Năm Năm Khác
Tổng số thứ có
(%) thứ nhất thứ hai thứ ba thứ tƣ
năm
Báo cáo viên trình Báo cáo 2 1.400 2.800 2.800 0 0 0 0 2.800 0 0
bày tại hội thảo
Nước uống cho Người 50 10 500 500 0 0 0 0 500 0 0
hội thảo
Chi phí hội Hội 1 4.000 4.000 4.000 0 0 0 0 4.000 0 0
trường, băng rôn, thảo
phục vụ…
6 Chi phí kiểm tra, 5.490 5.490 0 0 0 0 5.490 0 0
đánh giá nghiệm
thu
Chi phí kiểm tra 0 0 0 0 0 0 0 0 0
trung gian
Chi phí nghiệm
thu cấp cơ sở
Chủ tịch Hội đồng 1 600 600 600 0 0 0 0 600 0 0
Phó chủ tịch Hội 5 400 2.000 2.000 0 0 0 0 2.000 0 0
đồng, thành viên
Hội đồng
Thư kí hành chính 1 150 150 150 0 0 0 0 150 0 0
Đại biểu 10 120 1.200 1.200 0 0 0 0 1.200 0 0
Nhận xét của Uỷ 5 200 1.000 1.000 0 0 0 0 1.000 0 0
viên Hội đồng
Nhận xét của Uỷ 2 270 540 540 0 0 0 0 540 0 0
viên phản biện
7 Chi khác 151.000 151.000 27.000 27.000 27.000 27.000 43.000 0 0
Chi phí thuê xe đi km 400 15 6.000 6.000 0 0 0 0 6.000 0 0
báo cáo tổng kết
đề tài

43
Nguồn vốn
Ngân sách SNKH
Đơn vị Số Đơn Tổng
TT Nội dung Năm Tự
tính lƣợng giá kinh phí Tỉ lệ Năm Năm Năm Năm Khác
Tổng số thứ có
(%) thứ nhất thứ hai thứ ba thứ tƣ
năm
Chi phí đăng bài Bài 2 5.000 10.000 10.000 0 0 0 0 10.000 0 0
báo trên tạp chí
Thông tin liên lạc, Năm 5 2.000 10.000 10.000 2.000 2.000 2.000 2.000 2.000 0 0
chi phí gửi tài
liệu…
Văn phòng phẩm, Bộ 5 5.000 25.000 25.000 5.000 5.000 5.000 5.000 5.000 0 0
in ấn tài liệu, báo
cáo…
Quản lý phí Năm 5 20.000 100.000 100.000 20.000 20.000 20.000 20.000 20.000 0 0
Tổng cộng 1.023.250 1.023.250 0 63.760 247.320 187.320 251.680 273.170 0 0

44

You might also like