You are on page 1of 7

Câu 1

1a. Phương pháp thực nghiệm khoa học là gì? Nêu 2 ưu điểm và 2 khuyết
điểm của phương pháp thực nghiệm khoa học.
Phương pháp thực nghiệm khoa học là phương pháp nghiên cứu đối tượng
trong những điều kiện đặc biệt do nhà nghiên cứu tạo ra.
Ưu điểm:
Nhờ nghiên cứu đối tượng trong điều kiện được khống chế, nhà nghiên cứu có
thể tách riêng các nhân tố tác động lên đối tượng, có thể biến đổi điều kiện tồn tại
của đối tượng và có thể tính toán, đánh giá sự biến đổi về lượng hay chất của đối
tượng dưới ảnh hưởng của các tác động này.
Nhà nghiên cứu cũng có thể lặp lại thực nghiệm nhiều lần để kiểm tra kết quả.
Khuyết điểm:
Hiện tượng diễn ra không hoàn toàn tự nhiên; đòi hỏi phải có các thiết bị kỹ
thuật cao, đòi hỏi nhà nghiên cứu phải có các kỹ năng nghiên cứu, tổ chức.
Khó áp dụng vào các nghiên cứu liên quan đến những hoạt động diễn biến
phức tạp trong tư tưởng, tình cảm con người
1b. Nêu những điểm giống nhau và khác nhau giữa phương pháp thực nghiệm
khoa học và phương pháp quan sát khoa học ?
Phương pháp quan sát Phương pháp thực
khoa học nghiệm khoa học
Khái niệm Là phương pháp thu thập Là phương pháp nghiên
thông tin dựa trên cơ sở cứu đối tượng trong điều
tri giác đối tượng (sự vật, kiện đặc biệt do nhà
hiện tượng, quá trình hay nghiên cứu tạo ra.
hành vi) trong những
hoàn cảnh tự nhiên khác
nhau một cách có mục
đích, có kế hoạch, có hệ
thống.
Đặc điểm Quan sát có thể chia Nhà nghiên cứu chủ động
thành quan sát trực tiếp tác động vào đối tượng
và quan sát gián tiếp. và quá trình diễn biến sự
Quan sát có thể thực hiện kiện mà đối tượng tham
với 1 cá thể hay với số gia nhằm hướng sự phát
đông, trong môi trường triển của đối tượng theo
tự nhiên hay môi trường mực tiêu dự kiến của
nhân tạo. Người quan sát mình. Nhà nghiên cứu
có thể quan sát đối tượng cũng có thể lặp lại thực
công khai hay kín đáo, có nghiệm nhiều lần để
thể tham dự vào diễn tiến kiểm tra kết quả
hay chỉ đơn thuần đóng
vai trò quan sát hoặc ghi
chép.
Sử dụng Các nghiên cứu quan sát Các nghiên cứu thực
chủ yếu được thực hiện nghiệm hầu hết được
trong lĩnh vực khoa học thực hiện trong các
xã hội. ngành khoa học tự nhiên.
1c. Đọc các mục tiêu nghiên cứu dưới đây và cho biết nhà nghiên cứu nên sử
dụng phương pháp nghiên cứu nào cho các mục tiêu này và giải thích vì sao.
i) Tìm hiểu đặc điểm sinh học và tập tính di cư của cá Hồi.
Nhà nghiên cứu nên sử dụng phương pháp quan sát khoa học cho mục tiêu tìm
hiểu đặc điểm sinh học và tập tính di cư của cá hồi vì có thể quan sát thực hiện với
1 cá thể hay với số đông, trong môi trường tự nhiên, Người quan sát có thể quan
sát đối tượng công khai hay kín đáo, có thể tham dự vào diễn tiến hay chỉ đơn
thuần đóng vai trò quan sát hoặc ghi chép. Từ phương pháp quan sát ta có thể biêt
được :
+Đặc điểm sinh học gồm:
Đặc điểm hình thái của cá hồi
Đây là dòng cá có kích thước lớn, chúng có thể sống được ở cả môi trường nước
mặn và nước ngọt. Cân nặng của cá hồi phụ thuộc vào từng dòng, trung bình cân
nặng của chúng dao động trong khoảng 10 – 70kg.

- Chiều dài của cá dao động trong khoảng 50 – 150cm.

- Cá hồi là dòng cá có tuổi thọ cao, chúng có thể sống được từ 3 đến 13 năm.

- Cá hồi có thân hình thuôn dài và tròn ở phần thân trên

- Phần đầu của cá nhỏ hơn so với tỷ lệ cơ thể của chúng.


- Phần xương đầu của cá khá mềm, miệng cá rộng, mở rộng dài ra qua khu vực
mắt.

- Hàm trên của cá hồi dài hơn so với phần hàm dưới và hơi khoằm xuống.

- Mắt cá tròn và được bố trí ngay trên khu vực khóe miệng.

- Phần lưng của cá hơi cong.

- Lưng của cá hồi có 2 vây, vây thứ nhất cao và khá mềm, vây thứ 2 ở gần đuôi và
rất nhỏ.

- Vây ngực, vây bụng và vây hậu môn khá mềm.

- Vây đuôi xòe vuông giống với hình chổi quét bông lau.

Cá hồi có lớp da khá bóng, trên da có những đốm nhỏ trải khắp cơ thể. Phần vây
lưng và toàn bộ phần lưng có màu vàng xanh đậm, ở bụng có màu trắng hồng.

Đặc điểm môi trường sống


Đặc điểm môi trường sống của cá hồi
Cá hồi vượt thác: Ban đầu khi sinh ra, cá hồi sinh sống trong môi trường nước
ngọt, khi lớn lên chúng di cư ra biển để phát triển. Khi đến độ tuổi sinh sản, chúng
lại quay về vùng nước ngọt để sinh sản và duy trì giống nòi. Tuy nhiên, ở một vài
dòng cá hồi, chúng sống cả đời ở những vùng nước ngọt.

Đặc điểm sinh sản


Đặc điểm sinh sản ở cá hồi
Cá hồi là dòng cá di cư khi đến chu kỳ sinh sản. Cá hồi sinh sản theo hình thức đẻ
trứng và chúng sẽ chết sau vài ngày hoặc vài tuần sau khi đẻ trứng.

Cá hồi thường đẻ trứng ở những vùng nước sâu, những nơi có dòng chảy mạnh để
có nhiều oxy, để kích thích việc phát triển của phôi thai

Khi cá cái vừa đẻ trứng, một hoặc nhiều cá hồi đực sẽ phun tinh trùng lên để trứng
được thụ tinh. Cá hồi bắt đầu bước vào chu kỳ sinh sản khi chúng đạt từ 1 – 3 năm
tuổi (tùy thuộc vào từng dòng cá hồi).
+ Tập tính di cư của cá hồi:
Cá hồi có đặc trưng là loài cá ngược sông để đẻ, chúng sinh ra tại khu vực nước
ngọt, di cư ra biển, sau đó quay trở lại vùng nước ngọt để sinh sản. Tuy nhiên, có
nhiều con thuộc nhiều loài sống cả đời tại vùng nước ngọt. Hầu hết cá hồi tuân
theo mô hình cá di cư bơi ngược dòng sông để sinh sản, giai đoạn này chúng trải
qua thời kỳ ăn nhiều nhất và lớn lên trong vùng nước mặn, tuy nhiên, khi trưởng
thành chúng trở lại để đẻ trứng trong các dòng suối nước ngọt bản địa để đẻ trứng
và cá con phát triển qua nhiều giai đoạn khác biệt.
Nguồn: https://toploigiai.vn/tap-tinh-di-cu-cua-ca-hoi-nhu-the-nao
ii) Đánh giá hiệu quả của bóng đèn compact đến sự ra hoa nghịch mùa của
cây thanh long.
Nhà nghiên cứu nên sử dụng phương pháp thực nghiệm khoa học để đánh giá hiệu
quả bóng đèn compact đến sự ra hoa nghịch mùa của cây thanh long vì nhà nghiên
cứu chủ động tác động vào cây thanh long để tạo ra hoa nghịch mùa của cây thanh
long và quá trình diễn biến của cây thanh long. Thanh long được nghiên cứu trong
điều kiện khống chế.
Hiệu quả bất ngờ khi dùng đèn compact trồng thanh long:
Tiết kiệm tới hơn 60% tiêu thụ điện năng, tương đương khoảng gần 30 triệu
đồng/ha, bóng đèn compact chuyên dụng và quy trình lắp đặt, sử dụng điều khiển
ra hoa cho cây thanh long đã được Bộ NN&PTNT công nhận là tiến bộ kỹ thuật,
triển khai áp dụng rộng rãi trên toàn quốc. Chia sẻ với chúng tôi, ông Bùi Ngọc Lê
- chủ cơ sở thanh long Lê Huân ở huyện Hàm Thuận Nam (Bình Thuận) cho biết,
gia đình ông canh tác 7ha thanh long nên thời điểm này phải chong đèn liên tục.
“Trước đây, gia đình tôi thường sử dụng bóng đèn sợi đốt khoảng 60 – 70 W nên
chi phí cho tiền điện sản xuất thanh long đã chiếm một khoản đầu tư rất lớn. Tuy
nhiên, từ hơn 1 năm nay, tôi đã đổi sang bóng đèn của Rạng Đông 20W, chi phí đã
giảm được gần 30 triệu đồng/ha, trong khi hiệu quả ra hoa và đậu quả vẫn rất cao.
Đặc biệt, bóng đèn của Rạng Đông rất bền, ít cháy bóng” - ông Lê cho biết.
Theo ông Lê, hiện gia đình ông đã sử dụng gần 10.000 bóng đèn mới thay thế loại
bóng 20W của Rạng Đông, nếu đủ tiền thay thế hết cả 7ha thì vụ sản xuất thanh
long này có thể tiết kiệm được hàng trăm triệu đồng tiền điện.
Nhờ giảm chi phí trong sản xuất, hạ giá thành sản phẩm và tăng thu nhập cho vụ
thanh long trái vụ của ông Lê, hầu hết các hộ trồng thanh long ở Bình Thuận khác
cũng đã học theo.
“Gia đình tôi chưa đủ tiền thay thế toàn bộ bóng đèn của Rạng Đông nhưng hiện
tại cũng đã thay được 50% đèn compact, chỉ còn lại 50% đèn sợi đốt, dự kiến sẽ
thay thế nốt vào năm 2018” - bà Nguyễn Thị Minh ở huyện Hàm Thuận Bắc (Bình
Thuận) cho biết.
Theo ông Phan Tấn Khế - Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Bình Thuận, cây thanh long
đang phát triển mạnh với diện tích khoảng 30.000ha trên toàn tỉnh, sản lượng
khoảng 500.000 tấn/năm. Trong đó có khoảng 70% diện tích thanh long được
người dân chong đèn để ra hoa trái vụ.
“Với việc đèn compact của Rạng Đông đã được Bộ NNPTNT công nhận là tiến bộ
kỹ thuật, hiện Hội Nông dân cũng bắt đầu vận động các hộ trồng thanh long
chuyển dần sang chong đèn compact để tiết kiệm điện, giảm chi phí sản xuất” -
ông Khế nói.
Hỗ trợ sản xuất mặt hàng chủ lực xuất khẩu
Trao đổi với NTNN, kỹ sư Nguyễn Văn Trinh (Trung tâm Nghiên cứu R&D Rạng
Đông) cho biết: Rạng Đông được Bộ NNPTNT công nhận 3 tiến bộ kỹ thuật ứng
dụng vào sản xuất nông nghiệp gồm: Đèn chuyên dụng chiếu sáng cho thanh long;
nhân giống nuôi cấy mô và cho hoa cúc.
“Cả 3 tiến bộ kỹ thuật này đều là công trình nghiên cứu khoa học được hỗ trợ của
Bộ KHCN và đã có thời gian dài triển khai nghiên cứu thử nghiệm trên đồng
ruộng, đạt kết quả rất tốt nên khi trình lên Hội đồng nghiệm thu cấp Bộ của Bộ
NNPTNT đã được đánh giá rất cao. Sau khi được Bộ NNPTNT công nhận, các tiến
bộ kỹ thuật này đã được ngành nông nghiệp giới thiệu với các địa phương, đặc biệt
là đèn chuyên dụng chiếu sáng cho thanh long được người dân sử dụng rộng rãi” -
ông Trinh cho biết.
Nói về các tiến bộ kỹ thuật này, ông Nguyễn Như Cường – Phó Cục trưởng Cục
Trồng trọt (Bộ NNPTNT) cho rằng, việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật để
giảm giá đầu vào, giảm lượng phân bón, thuốc BVTV, làm gia tăng giá trị sản
xuất, hạ giá thành sản phẩm, tạo sức cạnh tranh cho nông sản không chỉ ở thị
trường trong nước mà còn góp phần tạo sức cạnh tranh trên thị trường thế giới.
Nguồn:https://danviet.vn/hieu-qua-bat-ngo-khi-dung-den-compact-trong-thanh-
long-7777833282.htm

Câu 1
1a. Nghiên cứu khoa học là gì? Kể tên các loại nghiên cứu khoa học theo giai
đoạn tầng bậc nghiên cứu. (0,5 điểm)
Nghiên cứu khoa học là sự điều tra, xem xét một cách có hệ thống, kỹ lưởng ở
một lĩnh vực tri thức nào đó nhằm xác lập các dữ kiện hoặc nguyên lý mới. Nghiên
cứu hướng đến mục tiêu khám phá những thuộc tính, bản chất của các sự vật, hiện
tượng trong tự nhiên, xã hội, phát hiện các quy luật vận động của chúng, cũng như
sáng tạo ra các giải pháp và phương tiện mới tác động lên sự vật, hiện tượng, biến
đổi trạng thái của chúng để cải thiện cuộc sống và hoạt động lao động sản xuất của
con người. Kết quả nghiên cứu khoa học giúp phát triển kho tàng tích lũy tri thức
thông qua việc mở rộng, hiệu chính hay xác minh tri thức, tạo ra trí thúc mới và lấp
đầy các khoảng trống tri thức.
- Có 4 cách phân loại nghiên cứu khoa học.
Stt Cách phân loại Tên các loại nghiên cứu khoa học
- Nghiên cứu mô tả
- Nghiên cứu giải thích
- Nghiên cứu tương quan
1 Theo mục tiêu nghiên cứu
- Nghiên cứu khám phá
- Nghiên cứu giải pháp
- Nghiên cứu dự báo
- Nghiên cứu cơ bản
Dựa theo giai đoạn/tầng bậc
2 - Nghiên cứu ứng dụng
nghiên cứu
- Nghiên cứu triển khai hay triển khai thực nghiệm
- Nghiên cứu quy nạp
3 Theo logic suy luận
- Nghiên cứu diễn dịch
Theo hình thức thu thập, đo - Nghiên cứu định lượng
4
lường và phân tích thông tin - Nghiên cứu định tính

1b. Chỉ ra điểm khác nhau của nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng.
(1.0 điểm)

1c. Xét theo giai đoạn tầng bậc nghiên cứu, hãy cho biết các nghiên cứu sau
thuộc loại nghiên cứu nào? (10 điểm)
(i) Nghiên cứu sử dụng dược tính có trong rễ cây đinh lăng để điều trị chứng
thiểu năng tuần hoàn não. – nghiên cứu ứng dụng
(ii) Nghiên cứu các biểu hiện và nguyên nhân gây ra chứng thiểu năng tuần
hoàn não. - nghiên cứu cơ bản
(iii) Nghiên cứu chế tạo viên nang mềm Hoạt huyết dưỡng não để phòng ngừa
và điều trị chứng thiểu năng tuần hoàn não. – nghiên cứu triển khai
(iv) Nghiên cứu các dược tính có trong rễ cây đinh lăng. – nghiên cứu cơ
bản

You might also like