You are on page 1of 5

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CỬ NHÂN

THEO PHƯƠNG THỨC ELEARNING

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT


TRIẾT
Số tín chỉ : 03
Điều kiện để được đi thi: điểm chuyên cần ≥ 2 điểm và giữa kỳ ≥ 2,0 điểm;
Điều kiện để hoàn thành học phần: điểm tổng kết ≥ 4,5 điểm;
Việc chấm điểm sử dụng thang điểm 10. Điểm kiểm tra điểm chuyên cần, điểm kiểm tra định kì
học phần, điểm thi kết thúc học phần lấy điểm nguyên. Điểm học phần lấy lẻ đến một chữ số thập
phân.
 Chú ý:
 Sinh viên không đủ điều kiện dự thi kết thúc học phần phải học lại.
 Sinh viên không hoàn thành học phần (điểm tổng kết học phần <4,5) phải thi lại.
 Ví dụ:
ĐIỂM
KẾT LUẬN
CHUYÊN CẦN GIỮA KỲ THI HẾT HỌC
PHẦN
7 7 5 Hoàn thành học phần môn học
5 5 3 Thi lại
10 1 (Không được thi) Học lại
1 10 (Không được thi) Học lại
I. GIẢNG VIÊN:
Giảng viên chuyên môn: thông tin ở diễn đàn lớp học
Hỗ trợ giải đáp thắc mắc
CB vận hành lớp học Điện thoại Email

II. MỤC TIÊU HỌC PHẦN


Học phần này giúp sinh viên hiểu được những kiến thức cơ bản về triết học Mác – Lênin,
hiểu được cơ sở lý luận cơ bản nhất về: chủ nghĩa duy vật biện chứng, nội dung của phép biện
chứng duy vật, chủ nghĩa duy vật lịch sử, để từ đó có thể tiếp cận được nội dung môn học Tư tưởng
Hồ Chí Minh và Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, hiểu biết nền tảng tư tưởng của Đảng. Giúp
sinh viên xác lập thế giới quan, nhân sinh quan và phương pháp luận chung nhất để tiếp cận các
khoa học chuyên ngành được đào tạo; xây dựng niềm tin, lý tưởng cách mạng cho sinh viên, rèn
luyện năng lực tư duy, kỹ năng nghiên cứu khoa học đối với sinh viên
III. NỘI DUNG HỌC PHẦN
Học phần trang bị những nội dung cơ bản của thế giới quan và phương pháp luận triết học của chủ
nghĩa Mác – Lênin trong việc nghiên cứu và học tập các môn học khác trong chương trình đào tạo
cũng như các tri thức khác của nhân loại; cho việc vận dụng các tri thức của sinh viên vào đời sống
thực tiễn. Làm tiền đề trực tiếp để nghiên cứu các bộ phận cấu thành khác của chủ nghĩa Mác -
Lênin, tiếp cận môn Tư tưởng Hồ Chí Minh và Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. Xây dựng niềm
tin, lý tưởng cách mạng cho sinh viên, định hướng tư tưởng - chính trị trong chuyên ngành được
Trang
1/5 /35
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CỬ NHÂN
THEO PHƯƠNG THỨC ELEARNING

đào tạo.

- Bài 1: Triết học và vai trò của Triết học trong đời sống xã hội
- Bài 2: Chủ nghĩa duy vật biện chứng
- Bài 3: Chủ nghĩa duy vật lịch sử

TÀI LIỆU HỌC TẬP


GIÁO TRÌNH:
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2019), Giáo trình Triết học Mác - Lênin. (Sử dụng trong các
trường đại học không chuyên lý luận chính trị). Tài liệu dung tập huẩn giảng dạy năm 2019.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014) Giáo trình Triết học Mác - Lênin. (Dùng trong đào tạo thạc
sỹ, tiến sỹ các ngành KHXN và NV không chuyên ngành Triết học). Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội,
Hà Nội.
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2003), Triết học. 3 quyển, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,
4. Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các môn khoa học Mác-Lênin
và Tư tưởng Hồ Chí Minh (1999), Giáo trình triết học Mác-Lênin, NXB CTQG, HN
5. Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các môn khoa học Mác-Lênin
và Tư tưởng Hồ Chí Minh (2010), Giáo trình triết học Mác-Lênin (Tái bản có sửa chữa), NXB
CTQG, HN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. A.P.Séptulin, Bàn về mối lien hệ lẫn nhau của các phạm trù trong triết học mácxít, NXB Sự thật,
Hà Nội, 1961.
2. A.P.Séptulin, Phương pháp nhận thức biện chứng, Nxb. Tiến Bộ và Nxb.Sự thật, Hà Nội,
1989.
3. Bách khoa toàn thư triết học, Nxb. Từ điển Xô Viết, in lần thứ 2, Mátxcơva, 1989 (tiếng
Nga).
4. Báo cáo phát triển con người Việt Nam các năm 1999, 2011 và 2016.
5. C.Mác và Ph.Ăngghen, Chống Đuy-Rinh;Biện chứng của tự nhiên, Toàn tập, tập 20, NXB
Chính trị quốc gia, 1995.
6. C.Mác và Ph.Ăngghen, Luận cương về Phoi-ơ-Bắc; Hệ tư tưởng Đức, Toàn tập, tập 3,
NXB Chính trị quốc gia, 1995.
7. C.Mác và Ph.Ăngghen, Phê phán cương lĩnh Gôta, Toàn tập, tập 19, NXB Chính trị quốc
gia, 1995.
8. C.Mác và Ph.Ăngghen, Tuyên ngôn Đảng cộng sản, Toàn tập, tập 4, NXB Chính trị quốc
gia, 1995.

Trang
2/5 /35
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CỬ NHÂN
THEO PHƯƠNG THỨC ELEARNING

9. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI, VII, VIII, IX,
X, XI và XII, NXB CTQG, Hà Nội.
10. V.I Lênin, Ba nguồn gốc và ba bộ phận cấu thành chủ nghĩa Mác, toàn tập, tập 23, NXB
Chính trị quốc gia, 2005
11. V.I Lênin, Bút ký triết học, Toàn tập, tập 29, NXB Chính trị quốc gia, 2005.
12. V.I Lênin, Nhà nước và cách mạng, toàn ập, tập 33, NXB Chính trị quốc gia, 2005.
13. V.I Lênin,Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán, Toàn tập, tập 8, NXB
Chính trị quốc gia, 2005.
IV. NHIỆM VỤ HỌC TẬP
Để học tốt và đảm bảo tiến độ học tập, sinh viên cần làm đủ các bài luyện tập trắc nghiệm
(LTTN), bài kiểm tra (KT), trao đổi với giảng viên trên lớp học. Nội dung cụ thể được mô tả
dưới đây:
Trắc nghiệm trực tuyến
o Luyện tập trắc nghiệm (Tính điểm chuyên cần)
Bài tập Nội dung bài tập Mục đích
LTTN 1 20 câu trắc nghiệm Luyện tập chương 1 . Sử dụng trong tuần 2
LTTN 2 20 câu trắc nghiệm Luyện tập chương 2. Sử dụng trong tuần 4
LTTN 3 20 câu trắc nghiệm Luyện tập chương 3. Sử dụng trong tuần 6

o Bài tập về nhà (Tính điểm giữa kỳ): 30%


Bài tập Nội dung bài Mục đích % trong
tập điểm tổng
kết
Bài kiểm tra 30 câu trắc nghiệm - Kiểm tra kiến thức chương 1,2,3. 10 %
- Thời gian thực hiện trong tuần 6
BTKN Bài tập tự luận - Kiểm tra kiến thức bài 1,2,3 20%
- Thời gian thực hiện trong tuần 7

Trang
3/5 /35
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CỬ NHÂN
THEO PHƯƠNG THỨC ELEARNING

LỊCH TRÌNH HỌC TẬP


Nhiệm vụ
Thời gian
Bài giảng Trao đổi, giải đáp Luyện tập Đánh giá
(Lecture) (Interaction) (Practice) (Exam)
Tuần 01 Bài 1: Triết học và vai trò
của Triết học trong đời sống
xã hội Trao đổi – Thảo luận

Tuần 02 Bài 1: Triết học và vai trò


của Triết học trong đời sống
LTTN 1
xã hội Trao đổi – Thảo luận

Tuần 03 Bài 2: Chủ nghĩa duy vật


biện chứng
Trao đổi – Thảo luận

Tuần 04 Bài 2: Chủ nghĩa duy vật


LTTN 2
biện chứng
Trao đổi – Thảo luận

Tuần 05
Bài 3: Chủ nghĩa duy vật lịch
Trao đổi – Thảo luận
sử

Tuần 06 Bài kiểm tra


Bài 3: Chủ nghĩa duy vật lịch LTTN 3 Hạn cuối: 23h55 chủ
Trao đổi – Thảo luận
sử nhật
mm/dd/yyyy
Tuần 07
Nộp bài tập kĩ năng
Hạn cuối: 23h55 chủ
Ôn tập Trao đổi – Thảo luận
nhật
mm/dd/yyyy
Tuần 08
Ôn tập Trao đổi – Thảo luận

Tuần 09 LỚP HỌC ĐÃ KẾT THÚC


Anh/Chị sinh viên tự Ôn tập - Luyện thi.
THI TẬP TRUNG – KẾT THÚC HỌC PHẦN
Lịch thi chính thức sẽ có thông báo trước 2 tuần

Trang
4/5 /35
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA NEU-ELEARNING

V. CÁCH THỨC CHẤM ĐIỂM


Điểm chuyên cần (chiếm 10% điểm tổng kết học phần). Diễn đàn và các bài luyện
tập tính điểm sẽ được mở đến hết tuần 8.
Bài luyện tập trắc nghiệm tính điểm chuyên cần học viên được làm nhiều lần, lấy điểm cao
nhất. Điểm chuyên cần là trung bình của 4 bài luyện tập trắc nghiệm. Để được dự thi thì điểm
chuyên cần phải đạt từ 2 điểm trở lên.
Điểm giữa kỳ (Chiếm 30% điểm tổng kết học phần). Trong đó:
Bài kiểm tra (10%): học viên được phép làm tối đa 3 lần tính điểm cao nhất.
Bài tập kĩ năng: 20%
Điểm giữa kỳ 30% là trung bình của bài kiểm tra và bài tập kĩ năng . Để được dự thi, điểm
kiểm tra là điểm trung bình của bài kiểm tra và bài tập kĩ năng, phải đạt từ 2 điểm trở lên và
không có bài nào được điểm =0.
Điểm thi hết môn (Chiếm 60% điểm tổng kết học phần): Thi tự luận 90 phút
VI. CÁC YÊU CẦU ĐỐI VỚI SINH VIÊN
Sinh viên cần nắm vững kế hoạch học tập.
Để đạt được kết quả tốt nhất đối với học phần Triết học, sinh viên cần phải học tập nội
dung môn học trên bài giảng điện tử. Phải làm đầy đủ các bài tập luyện tập trắc nghiệm,
không được bỏ bài nào.
Điều kiện để được dự thi: phải có điểm chuyên cần ≥ 2 điểm, điểm trung bình bài
kiểm tra và bài tập kĩ năng ≥ 2 điểm
Điều kiện để hoàn thành học phần Triết: điểm tổng kết ≥ 4,5 điểm
Sinh viên có thắc mắc trong quá trình học tập nên trao đổi với bạn cùng nhóm, sau đó với
trưởng nhóm. Trong trường hợp sinh viên vẫn không hiểu bài thì có thể hỏi giảng viên để
được giải đáp.
Trong trường hợp sinh viên có thắc mắc về điểm hay nội dung môn học, đề nghị liên hệ
trực tiếp Giáo viên chủ nhiệm lớp mình để nhận được sự trợ giúp.

CHÚC ANH/CHỊ HỌC TẬP TỐT!


Hà Nội, ngày tháng năm 2021
Trưởng bộ môn

TS. Nguyễn Thị Hào

You might also like