You are on page 1of 72

CÁC VẤN ĐỀ DINH DƯỠNG CÓ

Ý NGHĨA SỨC KHOẺ CỘNG ĐỒNG

Bộ môn Dinh dưỡng và An toàn thực phẩm


Viện Đào tạo Y học dự phòng & Y tế công
cộng
Đại học Y Hà Nội

1
Mục tiêu học tập

❖ Trình bày ý nghĩa sức khoẻ cộng đồng, nguyên nhân,


hậu quả, và các giải pháp phòng chống suy dinh dưỡng,
thừa cân, béo phì.
❖ Trình bày ý nghĩa sức khoẻ cộng đồng, nguyên nhân,
hậu quả, các giải pháp phòng chống thiếu vi chất dinh
dưỡng

www.ipmph.edu.vn
2
Tình trạng dinh dưỡng

❖ Là tập hợp các đặc điểm chức phận, cấu trúc, hóa sinh
phản ánh mức đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể.
❖ Tình trạng sức khỏe của một cá thể chịu ảnh hưởng bởi
quá trình ăn uống và sử dụng các chất dinh dưỡng của
cơ thể.

www.ipmph.edu.vn
3
Suy, thừa, thiếu dinh dưỡng

❖ Suy dinh dưỡng (Malnutrition): thuật ngữ ám chỉ thừa và


thiếu dinh dưỡng.
❖ Thừa dinh dưỡng (Overnutrition): Khi năng lượng ăn vào
vượt năng lượng tiêu hao, dẫn tới tích trữ mỡ cơ thể.
❖ Thiếu dinh dưỡng (Undernutrition): Khi năng lượng ăn
vào thấp hơn năng lượng tiêu hao trong 1 thời gian dài,
dẫn tới sút cân.
❖ Trong thực tế, SDD được dùng đồng nghĩa với thiếu
dinh dưỡng

www.ipmph.edu.vn
4
Khái niệm về SDD protein năng lượng

❖ Theo WHO: Sự mất cân bằng ở mức tế bào giữa nguồn


cung cấp và nhu cầu của cơ thể đối với các chất dinh
dưỡng, năng lượng để đảm bảo tăng trưởng, duy trì sức
khỏe và các chức năng đặc hiệu của cơ thể.
❖ Theo ASPEN: Sự mất cân bằng giữa nhu cầu dinh
dưỡng và khẩu phần cung cấp, dẫn tới sự tích luỹ thiếu
hụt năng lượng, protein, vi chất dinh dưỡng, từ đó ảnh
hưởng tiêu cực tới tăng trưởng, phát triển và các vấn đề
sức khoẻ liên quan khác.

www.ipmph.edu.vn
5
Các dạng PEM

❖ PEM = Protein Energy Malnutrition


❖ Là tình trạng SDD cấp tính: do thiếu hoặc năng lượng, hoặc
protein
❖ Kwashiorkor
❖ Marasmus
❖ Trạng thái trung gian giữa Kwashiorkor và Marasmus

www.ipmph.edu.vn
6
Nguyên nhân SDD cấp tính nguyên phát

❖ Cung cấp thức ăn không đủ, do yếu tố kinh tế xã hội, chính trị,
môi trường. Các yếu tố chính bao gồm:
❖ Sự mất an ninh thực phẩm hộ gia đình, nghèo đói,
❖ Dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai kém, thai chậm tăng
trưởng trong tử cung,
❖ Cân nặng sơ sinh thấp, thực hành nuôi con bằng sữa mẹ
kém,
❖ Ăn bổ sung không đầy đủ, hay mắc bệnh nhiễm trùng,
❖ Chất lượng nước kém, vệ sinh kém
❖ SDD cấp tính có nguồn gốc xã hội, hơn là nguồn gốc y sinh

www.ipmph.edu.vn
7
Nguyên nhân SDD cấp tính thứ phát

❖ Mất chất dinh dưỡng một cách bất thường,


❖ Tăng tiêu hao năng lượng, giảm khẩu phần,
❖ Thường xuyên mắc các bệnh mạn tính như:
❖ Xơ nang (cystic fibrosis)
❖ Suy thận mạn,
❖ Bệnh gan mạn tính,
❖ Khối u ác tính ở trẻ em,
❖ Bệnh tim bẩm sinh,
❖ Bệnh thần kinh cơ

www.ipmph.edu.vn
8
Suy dinh dưỡng cấp thể Marasmus

❖ Marasmus bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp: sự suy mòn, khô héo.


❖ Do năng lượng khẩu phần bị thiếu trong thời gian dài nhiều
tháng tới nhiều năm
❖ Đặc trưng bởi sự teo các mô, đặc biệt là cơ và lớp mỡ dưới da
❖ Trẻ em dưới 5 tuổi là đối tượng hay mắc hội chứng marasmus
nhất do tăng nhu cầu và tăng tính nhạy cảm với nhiễm trùng
❖ Trẻ gầy, sụt cân, yếu ớt, thờ ơ, nhịp tim chậm, hạ huyết áp, hạ
thân nhiên. Da khô, nhăn nhéo, nhẽo do mất lớp mỡ dưới da
❖ Teo cơ bắt đầu ở vùng nách và vụng bẹn (độ I), sau đó ở đùi và
mông (độ II), tiếp theo là ngực và bụng (độ III), cuối cùng là
cơ mặt (độ IV).
❖ Trẻ có khuôn mặt già nua, vẫn còn cảm giác thèm ăn.

www.ipmph.edu.vn
9
Suy dinh dưỡng cấp thể Kwashiorkor

❖ Kwashiorkor bắt nguồn từ chữ Kwa, tiếng Ghana.


❖ Là hệ quả của chế độ ăn thiếu protein, nhưng khẩu phần năng
lượng bình thường
❖ Thường gặp ở trẻ gần 1 tuổi (older infant) và trẻ nhỏ (young
children) ở các nước đang phát triển
❖ Xảy ra ở nơi chế độ ăn ngô, gạo, đậu, nơi có nạn đói.
❖ Phù là một đặc điểm đặc trưng của Kwashiorkor
❖ Thường bắt đầu phù bàn chân (độ I), rồi phù mặt (độ II), phù
cơ dọc sống lưng và phù ngực (độ III) cho tới khi bị cổ chướng
(độ IV)

www.ipmph.edu.vn
10
Suy dinh dưỡng cấp thể Kwashiorkor

❖ Các đặc điểm lâm sàng khác gồm cân nặng bình thường theo
tuổi, tổn thương da (dermatoses), giảm sắc tố của tóc, bụng
phình to, và gan to.
❖ Tóc luôn luôn khô, thưa, dễ gãy, và mất sắc tố, có màu vàng đỏ
❖ Da teo khô với các vùng bị sừng hoá và tăng sắc tố, sau đó da
bị tách ra khi bị kéo căng

www.ipmph.edu.vn
11
Suy dinh dưỡng cấp thể phối hợp
Kwashiorkor và Marasmus

❖ Mang đặc trưng của cả 2 thể Marasmus và kwashiorkor


❖ Biểu hiện đồng thời teo cơ và phù
❖ Có biểu hiện nhẹ ở da và tóc, và tình trạng gan to, nhiễm mỡ
có thể khám phát hiện bằng tay

www.ipmph.edu.vn
12
Suy dinh dưỡng thấp còi

❖ Mô tả TTDD từ quá khứ tới lúc đo chiều cao.


❖ Chỉ số chiều cao/tuổi thấp=thấp còi.
❖ Phản ánh tình trạng chậm tăng trưởng
❖ Phản ánh tình trạng kinh tế xã hội
❖ Ngưỡng đánh giá
❖ Chiều cao < - 2 SD và > -3SD ⇨ thấp còi mức vừa
❖ Chiều cao < - 3SD ⇨ thấp còi mức nặng

www.ipmph.edu.vn
13
Suy dinh dưỡng gầy còm

❖ Mô tả mối tương quan giữa cân nặng và chiều cao.


❖ Không cần biết thông tin về tuổi; có chỉ số CN/CC thấp
❖ Phản ánh SDD ở thời điểm hiện tại, mới xảy ra, làm trẻ
không lên cân, tụt cân, trở nên gày còm
❖ Hậu quả sau nạn đói, mắc 1 bệnh nặng.
❖ Chỉ số CN/CC cao ở trẻ dưới 5 tuổi được dùng để đanh
giá xem trẻ có bị thừa cân, béo phì
❖ Ngưỡng đánh giá:
❖ CN/CC < - 2 SD và > -3SD ⇨ SDD cấp mức vừa
❖ CN/CC < - 3SD ⇨ SDD cấp mức nặng
❖ CN/CC > + 1SD và < + 2SD: Thừa cân
❖ CN/CC > + 2SD: Béo phì
www.ipmph.edu.vn
14
Suy dinh dưỡng nhẹ cân

❖ Mô tả mối tương quan giữa cân nặng và chiều cao.


❖ Không cần biết thông tin về tuổi
❖ Chỉ số CN/tuổi thấp
❖ Phản ánh SDD ở thời điểm hiện tại, mới xảy ra, làm trẻ
không lên cân, tụt cân, trở nên gày còm
❖ Hậu quả sau nạn đói, mắc 1 bệnh nặng.
❖ Chỉ số CN/CC cao ở trẻ dưới 5 tuổi được dùng để đanh
giá xem trẻ có bị thừa cân, béo phì
❖ Ngưỡng đánh giá
❖ CN/tuổi < - 2 SD và > -3SD ⇨ SDD nhẹ cân mức vừa
❖ CN/tuổi < - 3SD ⇨ SDD nhẹ cân mức nặng

www.ipmph.edu.vn
15
Mức ý nghĩa sức khoẻ cộng đồng của các
thể suy dinh dưỡng

Mức ý nghĩa sức khỏe cộng đồng theo tỷ lệ % SDD

Thấp Trung bình Cao Rất cao

Thấp còi < 20 20-29 30-39 ≥ 40

Nhẹ cân < 10 10-19 20-29 ≥ 30

Gày còm <5 5-9 10-14 ≥ 15

www.ipmph.edu.vn
16
Phân loại suy dinh dưỡng theo tác giả
Gomez năm 1956

❖ Dựa vào cân nặng % cân


❖ Quần thể tham chiếu Phân loại dinh
nặng theo
Boston dưỡng
tuổi
❖ Không phân biệt giữa
Marasmus và > 90% Bình thường
Kwashiorkor, SDD cấp
hay mạn, vì không để ý 75-90% SDD độ I
tới chiều cao.
61-75% SDD độ II
❖ Nếu trẻ bị phù thì chỉ số
CN/tuổi khó đưa ra phân ≤ 60% SDD độ II
loại chính xác

www.ipmph.edu.vn
17
Phân loại SDD theo Wellcome năm 1970

% cân nặng Phù


mong đợi
theo tuổi Có Không

80-60% Kwashiorkor Thiếu cân

< 60% Marasmus-Kwashiorkor Marasmus

❑ Chỉ số CN/tuổi được so với trung vị của quần thể tham


khảo Harvard.
❑ Được kết hợp với triệu chứng phù, để biết Kwashiorkor
hay Marasmus
www.ipmph.edu.vn
18
Phân loại SDD theo Waterlow năm 1972

Chiều Cân nặng/chiều cao


cao/tuổi
≥ 80% < 80%

≥ 90% Bình thường Gày còm

< 90% Thấp còi Thấp còi + Gày còm

❑ 2 chỉ số chiều cao/tuổi, cân nặng/chiều cao được so với


trung vị của quần thể tham khảo Harvard.
❑ Cách này cho biết trẻ bị gày còm, còi cọc hay phối hợp

www.ipmph.edu.vn
19
Vòng cánh tay là chỉ số được dùng để
đánh giá SDD cấp tính

❖ MUAC không khác biệt Vòng cánh tay


Mức độ SDD
nhiều giữa trẻ 1-5 tuổi (mm)

❖ Áp dụng cho trẻ 6-60 < 115 Nặng


tháng tuổi 115-125 Vừa

125-135 Nhẹ

>135 Bình thường

www.ipmph.edu.vn
20
Phòng chống SDD

❖ Biện pháp: (GOBIFFF)


❑ Theo dõi biểu đồ tăng trưởng (G-Growth chart)
❑ Phục hồi mất nước đường uống (O-Oresol)
❑ Nuôi con bằng sữa mẹ (B-Breast feeding)
❑ Tiêm chủng theo lịch (I-Immunization)
❑ Kế hoạch hóa gia đình (F-Family Planning)
❑ Giáo dục dinh dưỡng, nâng cao kiến thức phụ nữ
(F-Female)
❑ Xây dựng hệ sinh thái VAC tạo nguồn thức ăn bổ
sung hợp lý (F- Food product)

www.ipmph.edu.vn
21
THIẾU VITAMIN A VÀ KHÔ MẮT

22
Dịch tễ học thiếu Vitamin A

❖ Bệnh thiếu dinh dưỡng nguy hiểm ở trẻ em, gây tổn
thương mắt, mù, tăng nguy cơ gây nhiễm trùng, tử vong.
❖ Năm 2002, tại các nước đang phát triển: 127 triệu trẻ
thiếu vitamin A cận lâm sàng, 4,4 triệu bị khô mắt
❖ Chủ yếu ở các nước châu Á, Phi, Mỹ La Tinh.
❖ Việt Nam năm 1988, tỷ lệ khô mắt hoạt tính của trẻ em
cao hơn ngưỡng bình thường tới 7 lần.
❖ Năm 2008, Viêt Nam, tỷ lệ thiếu VitA tiền lâm sàng là
35% ở bà mẹ cho con bú, 14,2% ở trẻ dưới 5 tuổi

www.ipmph.edu.vn
23
Tỷ lệ thiếu vitamin A ở trẻ dưới 4 tuổi

Số ca tử vong
Vùng Tỷ lệ (%)
(ngàn)
Đông Á và Thái BD 11 11
Đông Âu và Trung Á <1 0

Châu Mỹ Latinh và Caribe 15 6

Trung Đông và Bắc Phi 18 70


Nam Á 40 157
Châu Phi cận Sahara 32 383
Nước có thu nhập cao 0 0

www.ipmph.edu.vn
24
Nguyên nhân thiếu Vitamin A

❖ Trẻ lớn nhanh, nhu cầu Vitamin A tăng, trong khi khẩu
phần không đáp ứng đủ.
❖ Mắc sởi, viêm đường hô hấp, tiêu chảy: tăng nhu cầu
Vitamin A, làm giảm hấp thu Vit A.
❖ SDD protein năng lượng: thiếu protein làm ảnh hưởng
tới chuyển hóa, vận chuyển Vitamin A.
❖ Chế độ ăn ít dầu mỡ: giảm hấp thu Vitamin A.
❖ Giai đoạn hồi phục sau khi mắc bệnh nhiễm trùng: vì trẻ
tăng nhu cầu Vit A.
❖ Người mẹ mang thai, cho con bú ăn uống kém.

www.ipmph.edu.vn
25
Biểu hiện: Quáng gà

❖ Quáng gà:
❑ Giảm thị lực trong điều
kiện thiếu ánh sáng
❑ Không nhìn rõ lúc chập
choạng tối
❑ Trẻ sợ đi, ngồi 1 chỗ
❑ Đi vấp ngã, đi không
đúng chỗ

www.ipmph.edu.vn
26
Biểu hiện: Vệt Bitot

❖ Vệt Bitot: Đám tế bào


biểu mô tăng sừng hóa
của kết mạc, tạo thành
mảng nổi lên, có màu
trắng sáng hoặc vàng
nhạt, hình ovan hoặc tam
giác, ở vị trí góc mũi hoặc
thái dương.

www.ipmph.edu.vn
27
Biểu hiện: Khô kết mạc

❑ Bình thường sáng, trắng


bóng, được phủ 1 lớp rất
mỏng nước mắt.
❑ Khi bị khô, có những
mảng mất bóng, sù sì,
không có nước mắt, kết
mạc trông như 1 mảng
vá.
❑ Có thể kết mạc khô tạo
thành nếp nhăn.
❑ Điều trị bằng vitamin A
sau 2 tuần sẽ hết

www.ipmph.edu.vn
28
Biểu hiện: Khô giác mạc

❑ Bề mặt giác mạc có


những vẩy hoặc chấm
trắng như đám mây.
❑ Sợ ánh sáng, chói, trẻ
hay dụi đầu vào ngực mẹ.
❑ Tiến triển nhanh theo giờ,
ngày.
❑ Có thể điều trị khỏi hoàn
toàn bằng Vit A sau 1-2
tuần.

www.ipmph.edu.vn
29
Biểu hiện: Nhuyễn giác mạc

❑ Là mức độ nặng của khô


giác mạc hoặc loét giác
mạc không được điều trị
kịp thời.
❑ Giác mạc bị phủ 1 lớp
mây trắng đục, toàn bộ
giác mạc bị mềm nhũn.
❑ Giác mạc có thể bị bục ra
và phòi cả mống mắt
❑ Điều trị bằng Vit A liều
cao
www.ipmph.edu.vn
30
Biểu hiện: Sẹo giác mạc

❑ Màu trắng đục, có thể là


những chấm nhỏ li ti hoặc
to hơn như hạt đỗ, có thể
là cùi sẹo trắng đục như
cùi nhãn.
❑ Nhiễm trùng, bỏng, va
đập mạnh cũng gây sẹo
giác mạc.
❑ Chỉ kết luận sẹo giác mạc
do thiếu Vit A khi sẹo xuất
hiện sau tiêu chảy, sởi,
suy dinh dưỡng.

www.ipmph.edu.vn
31
Đối tượng nguy cơ thiếu Vitamin A

❖ Người lớn
❑ Khu vực núi cao, ven biển, nơi khó trồng rau và quả.
❑ Mẹ bị thiếu Vitamin A khi mang thai
❖ Trẻ em
❑ Cân nặng sơ sinh < 2500 gram.
❑ Suy dinh dưỡng nặng
❑ Mắc sởi, ỉa chảy
❑ Chế độ ăn nghèo Vitamin A, carotene,
❑ Kiêng ăn dầu mỡ

www.ipmph.edu.vn
32
Mức ý nghĩa sức khoẻ cộng đồng của
thiếu Vitamin A

❖ Thiếu Vitamin A có YNSKCĐ khi trẻ 0-5 tuổi có tỷ lệ vượt


ngưỡng 1 trong 4 chỉ số sau:
❑ 1% quáng gà
❑ 2% có vệt Bitot
❑ 0,01% khô giác mạc, loét nhuyễn giác mạc
❑ 0,05% có sẹo giác mạc

www.ipmph.edu.vn
33
Điều trị bệnh khô mắt

Thời gian Trẻ dưới 1 tuổi Trẻ trên 1 tuổi


Ngay lập tức 100.000 UI (uống) 200.000 UI (uống)
Ngày tiếp theo 100.000 UI (uống) 200.000 UI (uống)
2-4 tuần sau 100.000 UI (uống) 200.000 UI (uống)

Nếu trẻ bị nôn, cần tiêm liều bằng nửa liều uống
50.000 UI (tiêm) 100.000 UI (tiêm)

www.ipmph.edu.vn
34
Điều trị bệnh khô mắt

❖ Nơi không sẵn có Vitamin A: ngay lập tức khuyên gia


đình đưa trẻ đến bệnh viện nếu trẻ có tổn thương giác
mạc hoạt tính.
❖ Cho trẻ ăn thức ăn giàu Vitamin A như dầu gan cá, gan
gia cầm, gia súc, cà rốt, xoài, đu đủ, khoai lang.

www.ipmph.edu.vn
35
Phòng chống thiếu vitamin A

1. Cải thiện bữa ăn, giáo dục truyền thông dinh dưỡng
2. Bổ sung viên nang Vitamin A liều cao
3. Phòng chống bệnh nhiễm khuẩn: tiêm phòng sởi
4. Sử dụng thực phẩm tăng cường Vitamin A: hạt nêm, bơ
thực vật, dầu thực vật, đường…

www.ipmph.edu.vn
36
Phòng chống thiếu vitamin A

1. Cải thiện bữa ăn, giáo dục truyền thông dinh dưỡng
❖ Cho trẻ ăn đủ thức ăn giàu vitamin A
❖ Cho trẻ bú sữa mẹ ít nhất đến 2 tuổi
❖ Khuyến khích gia đình trồng các loại rau, cây ăn quả
giàu Vitamin A để dùng trong bữa ăn
❖ Hướng dẫn bà mẹ biết thức ăn nào giàu vitamin A, đối
tượng nào có nguy cơ thiếu Vitamin A, có nhu cầu đặc
biệt về Vit A: trẻ em, PN có thai, bà mẹ cho con bú.

www.ipmph.edu.vn
37
Phòng chống thiếu vitamin A

Đối tượng Liều Vitamin A

Phụ nữ sau khi sinh trong vòng 0-4 tuần 200.000 UI

Trẻ 6-12 tháng tuổi 100.000 UI

Trẻ 1- 6 tuổi 200.000 UI

Trẻ không được nuôi bằng sữa mẹ 3-6 tháng 500.000 UI

www.ipmph.edu.vn
38
Lưu ý khi uống vitamin A liều cao

❖ Khoảng cách giữa các lần uống 6 tháng/lần.


❖ Phụ nữ có thai, phụ nữ sau sinh 8 tuần không được
uống Vitamin A liều cao: ảnh hưởng tới thai nhi và trẻ
nhỏ
❖ Không cho trẻ uống Vitamin A liều cao nếu liều trước đó
được uống dưới 3 tháng. Chỉ cho uống khi trẻ bị khô
mắt, nguy cơ đặc biệt khi bị sởi, SDD nặng.

www.ipmph.edu.vn
39
THIẾU MÁU DINH DƯỠNG

40
Dich tễ học

❖ Thiếu sắt ảnh hưởng đến hơn 2 tỷ người trên toàn thế giới
❖ Thiếu máu do thiếu sắt vẫn là nguyên nhân hàng đầu của bệnh
thiếu máu, là loại thiếu dinh dưỡng phổ biến nhất trên TG
❖ Tỷ lệ hiện mắc cao nhất ở Trung và Tây Phi và Nam Á
❖ Tỷ lệ thiếu sắt ước tính trên toàn thế giới cao gấp đôi so với tỷ
lệ thiếu máu do thiếu sắt
❖ Ở quần thể không sử dụng thực phẩm tăng cường sắt, tỷ lệ
thiếu máu là khoảng 40% ở trẻ em mẫu giáo, 30% ở trẻ gái và
phụ nữ, và 38% ở phụ nữ có thai.
❖ Ở các nước đang phát triển: do chế độ ăn uống không đủ chất,
mất máu do nhiễm giun đường ruột, hoặc cả hai.
❖ Ở các nước thu nhập cao: do ăn chay, không ăn thịt đỏ; hoặc
bệnh mạn tính
www.ipmph.edu.vn
41
Nguyên nhân thiếu máu thiếu sắt

❖ Nghèo đói, suy dinh dưỡng và nạn đói


❖ Chế độ ăn dựa vào ngũ cốc làm giảm giá trị sinh học của sắt,
vì phytates trong ngũ cốc ảnh hưởng tới hấp thu sắt
❖ Nhiễm giun móc và bệnh sán máng, gây mất máu mạn tính
❖ Ăn chay, kém hấp thu, mất máu kéo dài do rong kinh
❖ Mất máu mạn tính qua đường tiêu hóa, đặc biệt ở người bệnh
nam giới, người cao tuổi
❖ Hiến máu thường xuyên

www.ipmph.edu.vn
42
Nguyên nhân thiếu máu thiếu sắt

Nguyên nhân dinh dưỡng


❖ Thiếu sắt: phổ biến
❖ Thiếu Vitamin B12, B2, Folat, Vitamin A, đồng: ít phổ
biến hơn
Nguyên nhân nhiễm khuẩn
❖ Sốt rét
❖ Giun móc
Bệnh mạn tính
❖ Ung thư
❖ HIV/AIDS
❖ Viêm khớp dạng thấp
❖ Suy thận, bệnh về máu khác.
www.ipmph.edu.vn
43
Tình hình thiếu máu dinh dưỡng

❖ Thiếu máu hay gặp ở các nước đang phát triển, tỷ lệ cao
nhất ở châu Phi, Nam Á, rồi đến Mỹ La Tinh.
❖ Thiếu máu hay gặp nhất ở phụ nữ có thai, phụ nữ tuổi
sinh đẻ và trẻ em.
❖ Thiếu máu dinh dưỡng chỉ là giai đoạn cuối cùng của 1
quá trình thiếu sắt tương đối dài.

www.ipmph.edu.vn
44
Tình hình thiếu máu trẻ dưới 5 tuổi ở VN

Tỷ lệ thiếu
Năm Địa điểm
máu (%)
1995 Toàn quốc 45,3
2000 Toàn quốc 34,1
2006 6 tỉnh đại diện 36,7
2007 Nội thành, ngoại thành Hà Nội 34,4
2008 Toàn quốc 29,4
2010 Yên Thế-Bắc Giang 55,6

www.ipmph.edu.vn
45
Tình hình thiếu máu trên thế giới
1993-2005

Đối tượng Tỷ lệ (%) Số người (triệu)


Trẻ tiền học đường 47,4 293
Trẻ học đường 25,4 305
Phụ nữ mang thai 41,8 56
Phụ nữ không mang thai 30,2 468
Nam giới 12,7 260
Người già 23,9 164
Tổng cộng 24,8 1.620

www.ipmph.edu.vn
46
Tình hình thiếu máu trên thế giới
1993-2005

Phụ nữ Phụ nữ
Trẻ tiền
Khu vực mang không mang
học đường
thai thai
Châu Phi 67,6 57,1 47,5
Châu Mỹ 29,3 24,1 17,8
Đông Nam Á 65,6 48,2 45,7
Châu Âu 21,7 25,1 19,0
Đông địa trung hải 46,7 44,2 32,4
Tây Thái Bình
23,1 30,7 21,5
Dương
Toàn cầu 47,4 41,8 30,2

www.ipmph.edu.vn
47
Biểu hiện của thiếu máu

Triệu chứng cơ năng


❖ Mệt mỏi, thờ ơ, ù tai, hoa mắt chóng mặt
❖ Đau đầu, giảm trí nhớ, mất ngủ, tê tay chân
❖ Đánh trống ngực, khó thở
Triệu chứng thực thể
❖ Da xanh, niệm mạc nhợt nhạt
❖ Lưỡi màu nhợt
❖ Tóc rụng, móng tay ròn, dễ gãy
❖ Mạch nhanh

www.ipmph.edu.vn
48
Đối tượng nguy cơ thiếu máu

❖ Đối tượng có nguy cơ cao thiếu máu dinh dưỡng


❑ Phụ nữ, đặc biệt phụ nữ mang thai, bà mẹ ngay sau
sinh
❑ Trẻ có cân nặng sơ sinh thấp, không được nuôi bằng
sữa mẹ
❑ Trẻ bị SDD
❑ Trẻ tuổi vị thành niên, nhất là trẻ gái
❑ Người già, nhất là người nghèo

www.ipmph.edu.vn
49
Đối tượng nguy cơ thiếu máu

❖ Phụ nữ:
❑ Mất máu trong thời kỳ hành kinh
❑ Khi mang thai, nhu cầu sắt của mẹ tăng lên để bổ
sung cho nhau thai, thai nhi, tăng khối lượng máu
❑ Khoảng cách sinh ngắn: người mẹ không có thời gian
để lấy sắt từ thức ăn bù đắp cho lượng sắt đã mất đi
ở lần sinh trước.

www.ipmph.edu.vn
50
Đối tượng nguy cơ thiếu máu

❖ Trẻ em:
❑ Cân nặng sơ sinh thấp, có lượng sắt trong máu thấp,
đặc biệt là trẻ bị đẻ non
❑ Không được nuôi bằng sữa mẹ: Sắt từ thức ăn thay
thế sữa mẹ không được hấp thu tốt.
❑ Trẻ 6-36 tháng tuổi: dễ mắc bệnh nhiễm khuẩn,
❑ Trẻ SDD thường
❑ Trẻ lớn hơn thì nhu cầu sắt theo cân nặng giảm
xuống, ít nguy cơ thiếu máu thiếu sắt hơn.
❑ Nhiễm ký sinh trùng: sán, giun móc
❑ Thiếu folat
❑ Trẻ gái vị thành niên bắt đầu có kinh nguyệt

www.ipmph.edu.vn
51
Ngưỡng Hemoglobin phân loại mức độ
thiếu máu (g/L)

Không
Đối tượng Nhẹ Vừa Nặng
TM
Trẻ 6-59 tháng tuổi ≥110 100-109 70-99 < 70

Trẻ 5-11 tuổi ≥115 110-114 80-109 < 80

Trẻ 12-14 tuổi ≥120 110-119 80-109 < 80


Phụ nữ không mang thai (trên 15
≥120 110-119 80-109 < 80
tuổi)
Phụ nữ mang thai ≥110 100-109 70-99 < 70

Nam giới trên 15 tuổi ≥130 110-129 80-109 < 80

www.ipmph.edu.vn
52
Mức ý nghĩa sức khoẻ cộng đồng của Hb

Tỷ lệ thiếu
Mức ý nghĩa sức khỏe cộng đồng
máu (%)
Nặng ≥40

Trung bình 20-39.9

Nhẹ 5-19.9

Bình thường ≤4.9

www.ipmph.edu.vn
53
Hậu quả của thiếu máu

❖ Giảm khả năng lao động: năng suất lao động giảm
❖ Giảm khả năng học tập: kết quả học tập kém
❖ Ảnh hưởng thai sản:
❑ Tăng nguy cơ đẻ non
❑ Tăng nguy cơ đẻ con nhẹ cân
❑ Tăng tỷ lệ mắc bệnh và tử vong cả mẹ và con

www.ipmph.edu.vn
54
Phòng chống thiếu máu

❖ Giáo dục truyền thông, đa dạng hóa bữa ăn


❑ Giúp nhân dân, cấp chính quyền, tổ chức xã hội quan
tâm tới vấn đề thiếu máu dinh dưỡng.
❑ Hướng dẫn gia đình, đối tượng thực hiện đa dạng
hóa bữa ăn: ăn thực phẩm giàu sắt, thực phẩm có
nhiều Vitamin C để tăng cường hấp thu sắt
❑ Thực hiện nuôi con bằng sữa mẹ
❑ Ăn bổ sung hợp lý: không nấu rau quá kỹ gây mất
Vitamin C, không uống chè, cà phê ngày sau ăn gây
cản trở hấp thu sắt…

www.ipmph.edu.vn
55
Phòng chống thiếu máu

❖ Bổ sung viên sắt, sắt-folic


❑ Phụ nữ có thai: Uống 1 viên sắt/ngày từ khi có thai
đến 1 tháng sau khi sinh.
❑ Phụ nữ tuổi sinh đẻ không mang thai: Uống 1 viên
sắt/tuần vào 1 ngày nhất định, liên tục trong 4
tháng/năm.

www.ipmph.edu.vn
56
Phòng chống thiếu máu

❖ Biện pháp khác


❑ Khuyến khích bà mẹ nuôi con bằng sữa mẹ
❑ Khuyến khích kế hoạch hóa gia đình, khoảng cách
sinh là 2-5 năm
❑ Cho trẻ có cân nặng sơ sinh thấp uống viên sắt khi
được 2 tháng tuổi.
❑ Phòng chống nhiễm giun, vệ sinh môi trường
❑ Dùng thực phẩm tăng cường sắt

www.ipmph.edu.vn
57
THIẾU I ỐT VÀ BƯỚU CỔ

58
Dịch tễ thiếu I ốt và bướu cổ

❖ Tỷ lệ bướu cổ trên thế giới 12%, phổ biến ở châu Á, Phi.


❖ Riêng Đông Nam Á chiếm 26,7% số người bướu cổ trên
toàn thế giới.
❖ Tỷ lệ bướu cổ ở Việt Nam năm 2000 là 10,1%, cao nhất
là khu vực đồng bằng sông Cửu Long: 14,1%.
❖ Năm 1994: bắt đầu sử dụng muối I ốt.
❖ Mục tiêu dự án phòng chống bướu cổ tới 2005:
❑ Tỷ lệ bướu cổ trẻ em < 5%
❑ Độ bảo phủ muối I ốt > 90%
❑ Mức I ốt niệu > 10 µg/dL

www.ipmph.edu.vn
59
Nguyên nhân và yếu tố ảnh hưởng

❖ Nguyên nhân
❖ Chế độ ăn thiếu i-ốt trong 1 thời gian dài.
❖ Nghèo iod trong đất.
❖ Chất gây bướu cổ có thể tìm trong củ sắn, lá sắn.
❖ Yếu tố ảnh hưởng
❖ Dự trữ i-ốt trong cơ thể
❖ Lượng i-ốt có trong thực phẩm
❖ Chất gây bướu giáp trong thực phẩm
❖ Phụ nữ có thai, cho con bú, trẻ em có nguy cơ cao.

www.ipmph.edu.vn
60
Hậu quả và phòng chống thiếu I ốt

❖ Hậu quả
❖ Gây bướu cổ
❖ Chậm phát triển trí tuệ
❖ Chậm tăng trưởng chiều cao
❖ Chậm phát triển sinh dục
❖ Ảnh hưởng tới thai sản: gây sảy thai, đẻ non, thai chết lưu
❖ Biện pháp phòng chống lâu dài
❖ Sử dụng muối iod
❖ Sử dụng gia vị chứa I ốt
❖ Biện pháp sử dụng I ốt liều cao
❖ Sử dụng dầu iod liều cao
❖ Cho iod vào nước uống: 150 µg/ngày
❖ Uống Lugol

www.ipmph.edu.vn
61
THIẾU KẼM

62
Vai trò của kẽm, dịch tễ học thiếu kẽm

❖ Vai trò của kẽm


❑ Thành phần của hơn 300 enzyme,
❑ Điều hòa quá trình ô-xy hóa,
❑ Dẫn truyền tín hiệu tế bào,
❑ Tăng trưởng chiều cao và
❑ Tăng cường khả năng miễn dịch.
❖ WHO ước tính 48% dân số toàn cầu bị thiếu kẽm, đặc
biệt trẻ SDD mạn tính, trẻ đẻ non, không được nuôi bằng
sữa mẹ, mắc bệnh nhiễm trùng, ký sinh trùng.
❖ Tại VN, ước tính tỷ lệ thiếu kẽm ở cộng đồng 25-40%.

www.ipmph.edu.vn
63
Hậu quả của thiếu kẽm

❖ Tăng trưởng kém: thai kém phát triển, quái thai, SDD
thấp còi, nhẹ cân.
❖ Chậm phát triển sinh dục, thiểu năng sinh dục.
❖ Chán ăn, rối loạn nhận thức
❖ Suy giảm chức năng miễn dịch: dễ mắc bệnh tiêu chảy,
nhiễm khuẩn hô hấp, viêm da, vết thương lâu lành.
Thiếu kẽm ở trẻ dưới 5 tuổi làm tăng nguy cơ ỉa chảy
1,28 lần, viêm phổi 1,52 lần, sốt rét 1,56 lần.
❖ Ở người già, thiếu kẽm gây giảm sức đàn hồi của da,
giảm khối lượng cơ, tăng nguy cơ loãng xương.

www.ipmph.edu.vn
64
Phòng chống thiếu kẽm

❖ Đảm bảo chế độ ăn cung cấp đủ nhu cầu kẽm


❖ Cung cấp đủ rau quả chứa nhiều Vitamin C, giúp tăng
cường hấp thu kẽm
❖ Nuôi con bằng sữa mẹ
❖ Phòng chống bệnh nhiễm trùng, ký sinh trùng.
❖ Tăng cường kẽm vào thực phẩm
❖ Bổ sung kẽm cho trẻ SDD nặng hoặc trẻ bị ỉa chảy
❖ Liều khuyến nghị dự phòng: trẻ nhỏ 1-2 mg/kg cân nặng,
trẻ lớn hơn: 10 mg/ngày, người lớn 15 mg/ngày, phụ nữ
có thai: 15-25 mg/ngày. Dùng theo đợt, mỗi đợt vài tuần.

www.ipmph.edu.vn
65
THỪA CÂN-BÉO PHÌ

66
Dịch tễ học thừa cân, béo phì

❖ Tỷ lệ béo phì tại Mỹ là 20% ở nam và 25% ở nữ. Tỷ lệ


béo phì tại Anh là 16%, Canada 15%, Hà Lan 8%.
❖ Tỷ lệ béo phì xu hướng tăng, nữ cao hơn nam, xuất hiện
ở cả người lớn và trẻ em, nhất là lứa 6-12 tuổi.
❖ Tỷ lệ thừa cân trẻ tiểu học ở Hà Nội, TP. HCM, Hải
Phòng cao trên 10%.

www.ipmph.edu.vn
67
Nguyên nhân thừa cân, béo phì

❖ Thừa dinh dưỡng do khẩu phần ăn cao hơn nhu cầu, ăn


quá nhiều chất béo, đồ xào, rán, tinh bột; ăn ít rau quả.
❖ Lối sống tĩnh tại, ít hoạt động thể lực

www.ipmph.edu.vn
68
Hậu quả thừa cân, béo phì

❖ Dẫn tới bệnh mạch vành tim, cao huyết áp, đột quỵ, đái
tháo đường typ 2.
❖ Tăng nguy cơ bị sỏi mật
❖ Tốn kém kinh phí điều trị, ảnh hưởng chất lượng cuộc
sống và tuổi thọ

www.ipmph.edu.vn
69
Chẩn đoán thừa cân, béo phì

Phân loại Ngưỡng của WHO


Thiếu cân < 18,5
Nặng < 16
Vừa 16-16.99
Nhẹ 17-18.49
Bình thường 18,5-24,99
Thừa cân ≥ 25
Tiền béo phì 25-29.99
Béo phì ≥ 30
Béo phì độ 1 30-34,99
Béo phì độ 2 35-39,99
Béo phì độ 3 ≥ 40

www.ipmph.edu.vn
70
Phòng chống thừa cân, béo phì

❖ Nâng cao nhận thức của người dân về tác hại của thừa
cân béo phì
❖ Khuyến khích chế độ ăn hợp lý giảm năng lượng, đậm
độ năng lượng thông qua giảm chất béo, đường, tăng
cường ăn rau quả.
❖ Khuyến khích hoạt động thể lực
❖ Kiểm soát cân nặng duy trì BMI < 23 (châu Á), < 25
(châu Âu)
❖ Phối hợp liên ngành

www.ipmph.edu.vn
71
END

72

You might also like