You are on page 1of 4

ĐỀ THI HÓA HỌC 10 HỌC KÌ I

NĂM HỌC: 2022 – 2023


A. TRẮC NGHIỆM (6 điểm)
Câu 1. Hạt tạo thành tia âm cực là các hạt
A. electron. B. neutron.
C. electron và proton. D. proton.
Câu 2. Trong các hạt sau đây, hạt nào mang điện tích?
A. electron. B. neutron.
C. electron và proton. D. proton.
Câu 3. Một nguyên tử được đặc trưng cơ bản bằng
A. Số proton và điện tích hạt nhân B. Số proton và số electron
C. Số khối A và số neutron D. Số khối A và điện tích hạt nhân
Câu 4. Sắp xếp các phân lớp sau theo thứ tự phân mức năng lượng tăng dần
A. 1s < 2s < 3p < 3s B. 2s < 1s < 3p < 3d
C. 1s < 2s < 2p < 3s D. 3s < 3p < 3d < 4s.
Câu 5. Cấu hình electron của nguyên tử lưu huỳnh (Z = 18) ở trạng thái cơ bản là
A. 1s22s22p63s23p5. B. 1s22s22p63s23p6. C. 1s22s22p63s23p4. D. 1s22s22p63s23p3.
Câu 6. Nguyên tắc nào để sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn sau đây là sai?
A. Các nguyên tố có cùng số electron hóa trị trong nguyên tử được xếp thành một cột.
B. Các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần của khối lượng nguyên tử.
C. Các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử được xếp thành 1 hàng.
D. Các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân.
Câu 7. Chu kì là tập hợp các nguyên tố, mà nguyên tử của các nguyên tố này có cùng
A. số electron. B. số lớp electron.
C. số electron hóa trị. D. số electron ở lớp ngoài cùng.
Câu 8. Nguyên nhân của sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố là sự biến đổi tuần hoàn
A. của điện tích hạt nhân.
B. của số hiệu nguyên tử.
C. cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử.
D. cấu trúc lớp vỏ electron của nguyên tử.
Câu 9. Bảng tuần hoàn hiện nay có số chu kì và số hàng ngang lần lượt là:
A. 7 và 9. B. 7 và 8. C. 7 và 7. D. 6 và 7.
Câu 10. Các nguyên tố trong bảng tuần hoàn do Mendeleev công bố được sắp xếp theo tăng dần
A. khối lượng nguyên tử. B. bán kính nguyên tử.
C. số hiệu nguyên tử. D. độ âm điện của nguyên tử.
Câu 11. Nguyên tử nào sau đây có lớp electron ngoài cùng bền vững?
A. K (Z = 19). B. Cl (Z = 17). C. Ar (Z = 18). D. Al (Z = 13).
Câu 12. Liên kết ion là liên kết hóa học được hình thành bằng lực hút tĩnh điện giữa
A. cation và anion. B. các ion mang điện tích dương.
C. electron và hạt nhân nguyên tử. D. cation và electrong tự do.
Câu 13. Hợp chất nào sau đây có liên kết ion?
A. KBr. B. HCl. C. NH3. D. H2O.
Câu 14. Liên kết nào sau đây là liên kết cộng hoá trị không phân cực?
A. Na-O B. O-H C. Na-C D. C-H
Câu 15. Phát biểu nào sau đây sai khi nói về liên kết trong phân tử HCl?
A. Các nguyên tử hydrogen và chlorine liên kết nhau bằng liên kết cộng hoá trị đơn.
B. Các electron liên kết bị hút lệch về một phía.
C. Cặp electron chung của hydrogen và chlorine nằm giữa 2 nguyên tử.
D. Phân tử HCl là phân tử phân cực.

Câu 16. Cho các kí hiệu nguyên tử sau: và . Nhận xét nào sau đây không đúng?
A. X và Y là đồng vị. B. X và Y đều có 19 neutron
C. X và Y có cùng số electron. D. X và Y có số khối khác nhau.
Câu 17. Chọn phát biểu đúng?
A. Phân lớp 4s có mức năng lượng cao hơn phân lớp 3d
B. Lớp thứ 4 có tối đa 18 eletron.
C. Lớp electron thứ 3 – lớp M – có 3 phân lớp
D. Số electron tối đa trong phân lớp 3d là 18
Câu 18. Nguyên tố X có số thứ tự Z = 14. Xác định chu kì, nhóm của X trong bảng HTTH?
A. Chu kì 2, nhóm IA. B. Chu kì 2, nhóm IVA.
C. Chu kì 3, nhóm IVA. D. Chu kì 4, nhóm IIA.
Câu 19. Cấu hình electron nào sau đây của nguyên tố khí hiếm?
A. 1s2. B. 1s22s22p63s23p63d54s2.
C. 1s22s22p63s23p6. D. 1s22s22p5.
Câu 20. Nhóm hợp chất nào sau đây đều là hợp chất ion?
A. H2S, Na2O. B. CH4, CO2. C. CaO, NaCl. D. SO2, KCl.
Câu 21. Cho Na (Z =11), Mg (Z=12), Al (Z =13), khi tham gia liên kết thì các nguyên tử Na, Mg, Al có xu
hướng tạo thành ion lần lượt là:
A. Na+, Mg+, Al+. B. Na+, Mg2+, Al4+. C. Na2+, Mg2+, Al3+. D. Na+, Mg2+, Al3+.
Câu 22. Oxit cao nhất của nguyên tố R có công thức là R 2O5. Trong hợp chất với hiđro, H chiếm 17,65%
về khối lượng. Nguyên tố R là (Cho biết nguyên tử khối của: H = 1, O = 16)
A. N (M = 14). B. P (M = 31). C. S (M = 32). D. Cl (M = 35,5).
37
Câu 23. Chlorine có hai đồng vị, trong đó đồng vị Cl chiếm 24,23%, còn lại là đồng vị 2. Tìm số khối của
đồng vị 2, Biết nguyên tử khối trung bình của X là 35,5.
A. 34. B. 35. C. 36. D. 33.
Câu 24. Hoà tan hoàn toàn 17,36 gam một oxit kim loại (chưa biết hoá trị) vào dung dịch HCl vừa đủ thu
được dung dịch X . Cô cạn dung dịch X thu được 34,41 gam muối khan. Xác định công thức oxit.
A. CaO. B. Fe2O3. C. BaO. D. MgO.
B. TỰ LUẬN (4 điểm)
Câu 1: (2 điểm) Viết công thức Lewis và công thức cấu tạo các phân tử sau: N2, CO2.
Câu 2: (1 điểm) Trộn 200 ml dung dịch HCl 0,4M vào 300 ml dung dịch Ca(OH) 2 0,2M. Tính
khối lượng các chất thu được sau phản ứng? (Cho biết nguyên tử khối của: Cl = 35,5 , Ca = 40, H = 1,
O = 16)
Câu 3: (1 điểm) Trong phân tử hợp chất M2X3 có tổng số hạt là 152. Trong đó số hạt mang điện
nhiều hơn số hạt không mang điện là 48. Số khối của X ít hơn của M là 11. Tổng số hạt trong M 3+
nhiều hơn trong X2– là 11. Tìm số khối của M?

------ HẾT ------


ĐÁP ÁN
ĐỀ THI HÓA HỌC 10 HỌC KÌ I
NĂM HỌC: 2022 – 2023
A. TRẮC NGHIỆM (6 điểm)
Đề\câu Đề gốc 101 102 103 104
1 A B C C B
2 C A A A A
3 D A B D A
4 C B B A C
5 B A D C D
6 B A C A B
7 B C C D A
8 C B B A D
9 A D A C B
10 C C C A D
11 C A C B C
12 A A A C D
13 A D C B A
14 D B D D D
15 C A D C B
16 B D B C B
17 C A C A C
18 C C A D A
19 C B D D D
20 C D C B C
21 D C D C C
22 A B C C A
23 B C D A C
24 A A A A D
B. TỰ LUẬN (4 điểm)
Câu 1: (2 điểm) Viết công thức Lewis và công thức cấu tạo các phân tử sau: N2, CO2.
Công thức Công thức
Chất
Lewis Cấu tạo

N2

CO2 O=C=O
Chú ý: Viết đúng mỗi công thức được 0,25đ. Thiếu dấu “ . ” hoặc dấu “ – ” đều bị sai.
Câu 2: (1 điểm) Trộn 200 ml dung dịch HCl 0,4M vào 300 ml dung dịch Ca(OH) 2 0,2M. Tính
khối lượng các chất thu được sau phản ứng? (Cho biết nguyên tử khối của: Cl = 35,5 , Ca = 40, H = 1,
O = 16)
Giải
2HCl + Ca(OH)2  CaCl2 + H2O (0,25đ)
Ban đầu: 0,08 0,06
Phản ứng: 0,08 0,04
Còn lại: 0 0,02 0,04

(0,25đ)
Sau phản ứng thu được: CaCl2 (0,04 mol), Ca(OH)2 dư (0,02 mol)

(0,25đ)

(0,25đ)
Câu 3: (1 điểm) Trong phân tử hợp chất M2X3 có tổng số hạt là 152. Trong đó số hạt mang điện
nhiều hơn số hạt không mang điện là 48. Số khối của X ít hơn của M là 11. Tổng số hạt trong M 3+
nhiều hơn trong X2– là 11. Tìm số khối của M?
Giải
Ta có hệ phương trình sau:
4p + 2n + 6p’ + 3n’ = 152
4p – 2n + 6p’ – 3n’ = 48
p + n – p’ – n’ = 11
2p + n – 2p’ – n’ = 16 (0,5đ)
Giải hệ phương trình trên => p = 13 , n = 14 , p’ = 8 , n’ = 8 (0,25đ)
Số khối của M = 13 + 14 = 27 (0,25đ)

You might also like