You are on page 1of 3

45 NGÀY CHINH PHỤC HÓA HỌC LỚP 12 MỤC TIÊU 7 ĐIỂM – Biên soạn: Thầy Nguyễn Minh Tuấn

– THPT chuyên Hùng Vương

BÀI 19: HỢP KIM

I. CÂU HỎI TỰ LUẬN


Câu 1: Điền từ hoặc cụm từ vào chỗ trống để hoàn thành các câu sau:
- Hợp kim là vật liệu…(1)…………………... kim loại có chứa một kim loại cơ bản và một số kim loại hoặc phi
kim khác.
- Tính chất của hợp kim phụ thuộc và thành phần …(2)…………………... các đơn chất tham gia cấu tạo, mạng
tinh thể hợp kim. Nhìn chung, hợp kim có nhiều tính chất …(3)…………………... hóa học tương tự tính chất của
các đơn chất tham gia tạo hợp kim, nhưng tính chất …(4)…………………... vật lí và …(5)…………………... cơ
học của hợp kim lại khác nhau nhiều với tính chất của đơn chất.
- Trên thực tế, hợp kim được sử dụng …(6)…………………... nhiều hơn kim loại nguyên chất.
- Những hợp kim nhẹ, bền, chịu được nhiệt độ cao và áp suất cao dùng để tạo …(7)…………………... tên lửa, …
(8)…………………... tàu vũ trụ, máy bay, ô tô,…
- Những hợp kim có tính bền hóa học và cơ học cao dùng để chế tạo các thiết bị trong ngành …(9)
…………………... dầu mỏ và công nghiệp …(10)…………………... hóa chất.
- Những hợp kim cứng và bền dùng để xây dựng …(11)…………………... nhà cửa và …(12)…………………...
cầu cống.
- Những hợp kim không gỉ dùng để chế tạo các dụng cụ …(13)…………………... y tế, dụng cụ …(14)
…………………... làm bếp,…
- Vàng rất đẹp nhưng …(15)…………………... mềm, các đồ trang sức bằng vàng tinh khiết dễ bị biến dạng và
mòn. Hợp kim của vàng với Ag, Cu (vàng tây) đẹp và cứng, dùng để chế tạo …(16)…………………... …….đồ
trang sức và trước đây ở một số nước còn dùng để đúc tiền.
Câu 2: Điền thông tin còn thiếu vào ô trống trong bảng sau:
THÀNH PHẦN CỦA HỢP KIM TÍNH CHẤT CỦA HỢP KIM
Fe-Cr-Mn (thép inoc) Hợp kim không bị ăn mòn
W-Co; Co-Cr-W-Fe Hợp kim siêu cứng
Sn-Pb; Bi-Pb-Sn Hợp kim có nhiệt độ nóng chảy thấp
Al-Si; Al-Cu-Mn-Mg Hợp kim nhẹ, cứng và bền
Câu 3: Hoà tan hoàn toàn 15,4 gam hỗn hợp Mg và Zn trong dung dịch HCl dư, thu được 0,6 gam khí H2 và
dung dịch X. Tính khối lượng muối trong X.
Đáp số:36,7 gam.
Câu 4: Hoà tan 6 gam kim loại Cu-Ag trong dung dịch HNO3, thu được 14,68 gam hỗn hợp muối Cu(NO 3 ) 2 và
AgNO 3 . Xác định phần trăm về khối lượng của các kim loại trong hợp kim.
Đáp số:%Cu=64%; %Ag=36%.
Câu 5: Nung nóng 16,8 gam bột sắt và 6,4 gam bột lưu huỳnh trong điều kiện không có không khí, thu được hỗn
hợp X. Cho X tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được V lít khí Y (đktc). Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tính
giá trị của V.
Đáp số: 6,72.
Câu 6: Hoà tan 1,44 gam một kim loại hoá trị II trong 150 ml dung dịch H2SO4 0,5M. Để trung hoà axit dư
trong dung dịch thu được, phải dùng hết 30 ml dung dịch NaOH 1M. Kim loại đó là
Đáp số:Mg.

II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM


1. Trắc nghiệm lý thuyết
● Mức độ nhận biết
Câu 1: Cho dãy các kim loại Mg, Cr, K, Li. Kim loại mềm nhất trong dãy là
A. Cr. B. Mg. C. K. D. Li.
Câu 2: Trong các kim loại sau: Liti, Natri, Kali, Rubidi. Kim loại nhẹ nhất là
A. Liti. B. Natri. C. Kali. D. Rubidi.
Trên bước đường thành công không có dấu chân của những kẻ lười biếng ! 1
45 NGÀY CHINH PHỤC HÓA HỌC LỚP 12 MỤC TIÊU 7 ĐIỂM – Biên soạn: Thầy Nguyễn Minh Tuấn – THPT chuyên Hùng Vương

Câu 3: Kim loại nào sau đây dẻo nhất trong tất cả các kim loại?
A. Vàng. B. Bạc. C. Đồng. D. Nhôm.
Câu 4: Trong số các kim loại sau: Ag, Cu, Au, Al. Kim loại có độ dẫn điện tốt nhất ở điều kiện thường là
A. Al. B. Au. C. Cu. D. Ag.
Câu 5: Kim loại X được sử dụng trong nhiệt kế, áp kế và một số thiết bị khác. Ở điều kiện thường, X là chất lỏng.
Kim loại X là
A. Hg. B. Cr. C. Pb. D. W.
Câu 6: Cho các kim loại: Na, Al, W, Fe. Kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao nhất là
A. W. B. Al. C. Na. D. Fe.
Câu 7: Kim loại X là kim loại cứng nhất, được sử dụng để mạ các dụng cụ kim loại, chế tạo các loại thép chống gỉ,
không gỉ…Kim loại X là?
A. Fe. B. Ag. C. Cr. D. W.
Câu 8: Kim loại nào không phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng?
A. Zn. B. Fe. C. Al. D. Ag.
Câu 9: Cho dãy các kim loại: Al, Cu, Fe, Ag. Số kim loại trong dãy phản ứng được với dung dịch H2SO4 loãng là
A. 3. B. 4. C. 1. D. 2.
Câu 10: Dung dịch muối không phản ứng với Fe là
A. AgNO3. B. CuSO4. C. MgCl2. D. FeCl3.
Câu 11: Hai dung dịch nào sau đây đều tác dụng được với kim loại Fe?
A. CuSO4, HCl. B. HCl, CaCl2.
C. CuSO4, ZnCl2. D. MgCl2, FeCl3.
Câu 12: Cho y gam kim loại M vào dung dịch Fe2(SO4)3, sau phản ứng hoàn toàn khối lượng phần dung dịch tăng
thêm y gam. Kim loại M là
A. Cu. B. Ba. C. Na. D. Ag.
Câu 13: Cho các ion sau: Fe , Ag , H , Al , Mg và Ni . Số ion có tính oxi hóa mạnh hơn Fe2+ là
3+ + + 3+ 2+ 2+

A. 5. B. 4. C. 3. D. 6.
Câu 14: Cho hỗn hợp các kim loại Fe, Mg, Zn vào cốc đựng dung dịch CuSO 4 dư, thứ tự các kim loại tác dụng với
muối là
A. Fe, Zn, Mg. B. Mg, Zn, Fe. C. Mg, Fe, Zn. D. Zn, Mg, Fe.
Câu 15: Trong các kim loại: Mg; Al; Ba; K; Ca và Fe có bao nhiêu kim loại mà khi cho vào dung dịch CuSO4 tạo
được kim loại Cu?
A. 3. B. 4. C. 5. D. 6.
● Mức độ thông hiểu
Câu 16: Điện trở đặc trưng cho khả năng cản trở dòng điện. Điện trở càng lớn thì khả năng dẫn điện của
kim loại càng giảm. Cho 4 kim loại X, Y, Z, T ngẫu nhiên tương ứng với Ag, Al, Fe, Cu. Cho bảng giá trị
điện trở của các kim loại như sau:
Kim loại
X Y Z T

Điện trở (Ωm) 2,82.10-8 1,72.10-8 1,00.10-7 1,59.10-8

Y là kim loại nào trong các kim loại dưới đây?


A. Fe. B. Ag. C. Cu. D. Al.
Câu 17: Cho dãy các kim loại: Cu, Zn, Ni, Ba, Mg, Ag. Số kim loại trong dãy phản ứng được với dung dịch FeCl3
là
A. 5. B. 3. C. 4. D. 6.
Câu 18: Cho phương trình hóa học: aFe + bH2SO4 cFe2(SO4)3 + dSO2 ↑ + eH2O
Tỉ lệ a : b là
A. 1 : 3. B. 1 : 2. C. 2 : 3. D. 2 : 9.

2 Trên bước đường thành công không có dấu chân của những kẻ lười biếng !
45 NGÀY CHINH PHỤC HÓA HỌC LỚP 12 MỤC TIÊU 7 ĐIỂM – Biên soạn: Thầy Nguyễn Minh Tuấn – THPT chuyên Hùng Vương

Câu 19: Để tách lấy Ag ra khỏi hỗn hợp gồm Fe, Cu, Ag ta dùng lượng dư dung dịch:
A. HCl. B. Fe2(SO4)3. C. NaOH. D. HNO3.
Câu 20: Cho a mol sắt tác dụng với a mol khí clo, thu được hỗn hợp rắn X. Cho X vào nước, thu được dung dịch
Y. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Dung dịch Y không tác dụng với chất nào sau đây?
A. Cl2. B. Cu. C. AgNO3. D. NaOH.
2. Trắc nghiệm tính toán
● Mức độ thông hiểu
Câu 21: Để oxi hóa hoàn toàn 0,1 mol hỗn hợp gồm Fe và Cr cần dùng vừa đủ V lít O 2 (đktc). Giá trị của V là
A. 2,240. B. 1,680. C. 1,120. D. 2,688.
Câu 22: Chia 2m gam hỗn hợp X gồm 2 kim loại có hoá trị không đổi thành 2 phần bằng nhau. Cho phần một tan
hết trong dung dịch HCl (dư), thu được 2,688 lít H2 (đktc). Nung nóng phần hai trong oxi (dư), thu được 4,26 gam
hỗn hợp oxit. Giá trị của m là
A. 4,68. B. 1,17. C. 3,51. D. 2,34.
Câu 23: Hòa tan hết m gam Na trong nước (dư), thu được 2,24 lít khí H2 (ở đktc). Giá trị m là
A. 9,2. B. 2,3. C. 7,2. D. 4,6.
Câu 24: Cho một mẫu hợp kim K-Ca tác dụng với nước (dư), thu được dung dịch X và 3,36 lít H 2 (đktc). Thể tích
dung dịch axit HCl 2M cần dùng để trung hoà dung dịch X là
A. 150 ml. B. 75 ml. C. 60 ml. D. 30 ml.
Câu 25: Nhúng một đinh sắt có khối lượng 8 gam vào 500 ml dung dịch CuSO4 2M. Sau một thời gian lấy đinh sắt
ra cân lại thấy nặng 8,8 gam. Nồng độ mol/l của CuSO4 trong dung dịch sau phản ứng là
A. 0,27M. B. 1,36M. C. 1,8M. D. 2,3M.
Câu 26: Cho 0,78 gam kim loại kiềm M tác dụng hết với H 2O, thu được 0,01 mol khí H 2. Kim loại M là
A. Li. B. Na. C. K. D. Rb.
● Mức độ vận dụng
Câu 27: Đốt cháy 2,15 gam hỗn hợp gồm Zn, Al và Mg trong khí oxi dư, thu được 3,43 gam hỗn hợp X. Toàn bộ
X phản ứng vừa đủ với V ml dung dịch HCl 0,5M. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của V là
A. 240. B. 480. C. 160. D. 320.
Câu 28: Cho hỗn hợp X gồm 0,56 gam Fe và 0,12 gam Mg tác dụng với 250 ml dung dịch CuSO 4. Sau khi các
phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 0,92 gam kim loại. Nồng độ mol/l của dung dịch CuSO 4 là
A. 0,02M. B. 0,04M. C. 0,05M. D. 0,10M.
Câu 29: Cho 0,1 mol O2 tác dụng hết với 14,4 gam kim loại M (hóa trị không đổi), thu được chất rắn X. Hòa tan
toàn bộ X bằng dung dịch HCl dư, thu được 13,44 lít H2 (đktc). M là
A. Fe. B. Ca. C. Mg. D. Al.
Câu 30: Hòa tan hoàn toàn 8,5 gam hỗn hợp gồm 2 kim loại kiềm X, Y (ở hai chu kì liên tiếp, MX < MY) vào nước,
thu được 3,36 lít H2 (đktc). Phần trăm khối lượng của X trong hỗn hợp ban đầu là
A. 54,12%. B. 45,89%. C. 27,05%. D. 72,95%.

Trên bước đường thành công không có dấu chân của những kẻ lười biếng ! 3

You might also like