You are on page 1of 2

GV Nguyễn Thu Huyền _ THPT Nguyễn Gia Thiều

-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

CHUYÊN ĐỀ 4: ĂN MÒN KIM LOẠI VÀ BẢO VỆ KIM LOẠI


Câu 1. Hãy cho biết kết luận nào sau đây đúng?
A. ăn mòn hoá học là một quá trình oxi hóa-khử trong đó kim loại là chất bị ăn mòn.
B. ăn mòn hoá học xảy ra tại bề mặt của kim loại.
C. ăn mòn hoá học càng mạnh khi nồng độ chất ăn mòn càng lớn và nhiệt độ càng cao.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 2. Khi ngâm thanh hợp kim Fe - Cu vào dung dịch HCl dư. Hãy cho biết cơ chế ăn mòn xảy ra ở trên là :
A. điện hoá B. hoá học C. Cả 2 loại trên D. không xác định.
Câu 3. Khi ngâm thanh hợp kim Fe - Zn vào dung dịch HCl dư. Hãy cho biết cơ chế ăn mòn xảy ra ở trên là :
A. điện hoá B. hoá học C. Cả 2 loại trên D. không xác định.
Câu 4. Khi cho vài giọt dung dịch CuCl 2 vào dung dịch HCl đã nhúng sẵn một thanh Zn. Hãy cho biết hiện tượng nào sẽ
xảy ra sau đó :
A. Khí H2 ngừng thoát ra. B. Khí H2 thoát ra chậm dần.
C. Khí H2 thoát ra nhanh dần. D. Khí H2 thoát ra với tốc độ không đổi.
Câu 5. Khi cho thanh Zn nhúng vào dung dịch HCl. Hãy cho biết hiện tượng nào xảy ra tương ứng với thí nghiệm trên ?
A. Thanh Zn bị bào mòn với tốc độ nhanh dần. khí H2 thoát ra mạnh.
B. Thanh Zn bị bào mòn với tốc độ cố định và H2thoát ra với tốc độ không đổi.
C. Thanh Zn bị bào mòn với tốc độ chậm dần và H2 tạo thành bọt trên thanh Zn thoát ra với tốc độ chậm dần.
D. Thanh Zn tan ngay, H2 với tốc độ rất nhanh.
Câu 6. Để bảo vệ thép, người ta tiến hành tráng lên bề mặt thép một lớp mỏng thiếc. Hãy cho biết phản ứng chống ăn
mòn kim loại trên thuộc vào phương pháp nào sau đây?
A. phương pháp điện hóa B. phương pháp tạo hợp kim không gỉ.
C. phương pháp cách ly D. phương pháp dùng chất kìm hãm.
Câu 7. Ngâm miếng Fe tráng Sn trong dung dịch HCl, hãy cho biết ở thời điểm ban đầu xảy ra cơ chế ăn mòn kiểu gì?
A. Điện hóa B. hóa học C. Cả 2 loại D. Không xảy ra.
Câu 8. Hãy cho biết điều kiện của ăn mòn điện hoá là?
A. phải có 2 điện cực trong đó kim loại đóng vai trò cực âm. B. 2 điện cực cùng tiếp xúc với dd điện ly.
C. 2 điện cực phải tiếp xúc với nhau. D. cả A, B, C.
Câu 9.Một sợi dây đồng nối với một sợi dây nhôm và để ngoài không khí ẩm. Hãy cho biết hiện tượng nào sau đây đúng.
A. sợi dây sẽ bị đứt ở phía sợi dây nhôm do nhôm bị ăn mòn điện hoá.
B. Sợi dây sẽ bị đứt phía sợi dây đồng do Cu bị ăn mòn điện hoá.
C. sợi dây sẽ bị đứt ở phía sợi dây nhôm do nhôm bị ăn mòn hoá học.
D. Sợi dây sẽ bị đứt phía sợi dây đồng do Cu bị ăn mòn hóa học
Câu 10. Một chiếc chậu làm bằng sắt tây (sắt được tráng bằng thiếc) bị thủng rất nhanh khi bị một vết sước sâu tới lớp sắt
phía trong. Hãy cho biết quá trình nào đã xảy ra và Fe đóng vai trò gì?
A. ăn mòn điện hoá và Fe đóng vai trò cực âm. B. ăn mòn hóa học
C. ăn mòn điện hoá và Fe đóng vai trò cực dương. D. cả ăn mòn điện hoá và hóa học.
Câu 11. Hãy so sánh tốc độ ăn mòn khi nhúng một thanh sắt tây (sắt được tráng bằng thiếc) và một thanh hợp kim Fe-Sn
(thu được khi nung chảy Fe, Sn ) cùng vào các dung dịch HCl cùng nồng độ.
A. sắt tây ăn mòn mạnh hơn B. thanh hợp kim bị ăn mòn nhanh hơn.
C. 2 thanh bị ăn mòn với tốc độ bằng nhau D. không xác định được
Câu 12. Để bảo vệ thép các bon trong thực tế người ta thường phủ lên thép những những kim loại:
A. Zn B. Cu C. Sn D. Pb.
Câu 13. Để bảo vệ kim loại, người ta nhúng kim loại vào dung dịch H 3PO4 để tạo muối photphat it tan bám trên bề mặt.
Hãy cho biết cở sở của phương pháp bảo vệ kim loại trên ?
A. cách ly kim loại với môi trường B. tạo hợp kim không gỉ.
C. dùng chất kìm hãm C. phương pháp sử dụng anot hi sinh.
Câu 14. Để bảo vệ vỏ tàu bằng thép, người ta gắn vào vỏ tàu các tấm Zn. Hãy cho biết cơ sở của phương pháp bảo vệ kim
loại trên ?
A. cách ly kim loại với môi trường B. tạo hợp kim không gỉ.
C. dùng chất kìm hãm C. phương pháp sử dụng anot hi sinh.
Câu 15. Để dựng đồ hộp người ta thường dùng sắt tây, sắt tây là sắt được phủ lên bề mặt một lớp:
A. Zn, B. Ni, C. Sn, D. Ag
Câu 16. Cho các cặp kim loại nguyên chất tiếp xúc trực tiếp với nhau: Fe và Pb; Fe và Zn; Fe và Sn; Fe và Ni.
Khi nhúng các cặp kim loại trên vào dung dịch axit, số cặp kim lọai trong đó Fe bị phá hủy trước là
A. 4. B. 1. C. 2. D. 3.
Câu 17. Cho các hợp kim sau: Cu–Fe (I); Zn–Fe (II); Fe–C (III); Sn–Fe (IV). Khi tiếp xúc với dung dịch chất
điện li thì các hợp kim mà trong đó Fe đều bị ăn mòn trước là:
A. I, II và III. B. I, II và IV. C. I, III và IV. D. II, III và IV.
GV Nguyễn Thu Huyền _ THPT Nguyễn Gia Thiều
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Câu 18. Biết rằng ion Pb2+ trong dung dịch oxi hóa được Sn. Khi nhúng hai thanh kim loại Pb và Sn được nối
với nhau bằng dây dẫn điện vào một dung dịch chất điện li thì
A. cả Pb và Sn đều bị ăn mòn điện hóa B. cả Pb và Sn đều không bị ăn mòn điện hóa
C. chỉ có Pb bị ăn mòn điện hóa D. chỉ có Sn bị ăn mòn điện hóa
Câu 19. Có 4 dung dịch riêng biệt: a) HCl, b) CuCl2, c) FeCl3, d) HCl có lẫn CuCl2. Nhúng vào mỗi dung
dịch một thanh Fe nguyên chất. Số trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hoá là
A. 0. B. 1. C. 2. D. 3.
Câu 20. Tiến hành bốn thí nghiệm sau:
- Thí nghiệm 1: Nhúng thanh Fe vào dung dịch FeCl3;
- Thí nghiệm 2: Nhúng thanh Fe vào dung dịch CuSO4;
- Thí nghiệm 3: Nhúng thanh Cu vào dung dịch FeCl3;
- Thí nghiệm 4: Cho thanh Fe tiếp xúc với thanh Cu rồi nhúng vào dung dịch HCl.
Số trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hoá là
A. 1. B. 2 C. 4 D. 3
Câu 21. Có 4 dd riêng biê ̣t: CuSO4, ZnCl2, FeCl3, AgNO3. Nhúng vào mỗi dd mô ̣t thanh Ni. Số trường hợp xuất
hiê ̣n ăn mòn điê ̣n hoá là
A. 1 B.4 C. 3 D. 2
Câu 22. Phát biểu nào dưới đây không đúng?
A. Nguyên tắc chung để điều chế kim loại là khử ion kim loại thành nguyên tử kim loại.
B. Bản chất của ăn mòn kim loại là quá trình oxi hóa - khử.
C. Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là tính khử.
D. Ăn mòn hóa học phát sinh dòng điện.
Câu 23. Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Cho lá Fe vào dung dịch gồm CuSO4 và H2SO4 loãng;
(b) Đốt dây Fe trong bình đựng khí O2;
(c) Cho lá Cu vào dung dịch gồm Fe(NO3) và HNO3;
(d) Cho lá Zn vào dung dịch HCl;
Số thí nghiệm có xảy ra ăn mòn điện hóa là
A. 3 B. 2 C. 1 D. 4

You might also like