You are on page 1of 3

ÔN THI GIỮA HỌC KÌ 2 - Năm học 2021-2022

MÔN: HÓA HỌC.

Đề số 1
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm)
Câu 1: Chất có thể dùng để làm khô khí clo ẩm là
A. H2SO4 đặc. B. NaOH đặc. C. CaO. D. KOH.
Câu 2: Các chất khí: O3, SO2, H2S, SO3, O2, HCl, Cl2 sục qua dung dịch NaOH, số chất có phản
ứng với dung dịch NaOH là
A. 6. B. 5. C. 3. D. 4.
Câu 3: Hấp thụ 3,36 lít khí SO2 (đktc) vào 200 ml dung dịch NaOH 1M. sau phản ứng thu được
a gam muối trung hòa. Tính a?
A. 6,3 gam B. 7,5g C. 1,5g D. 12,6g
Câu 4: Có ba lọ đựng ba khí riêng biệt là clo, hidroclorua và oxi. Có thể dùng một chất nào
trong số các chất sau để đồng thời nhận ra được cả ba khí trên?
A. Giấy quỳ tím tẩm ướt B. Dung dịch Ca(OH)2
C. Dung dịch BaCl2 D. Dung dịch H2SO4
Câu 5: Cho phản ứng hóa học: FeCO3 + H2SO4 đặc nóng  Fe2(SO4)3 + SO2 + CO2 + H2O. Tổng
hệ số nguyên tối giản của phản ứng trên là
A. 13. B. 10. C. 14. D. 12.
Câu 6: Đặc điểm nào dưới đây không phải là đặc điểm chung của các nguyên tố halogen?
A. Tạo ra hợp chất có liên kết cộng hóa trị với hiđro.
B. Đều có số oxi hóa cao nhất là +7.
C. Nguyên tử có khả năng nhận thêm 1e.
D. Lớp ngoài cùng của các nguyên tử có 7e.
Câu 7: Điều chế clo trong công nghiệp người ta dùng dung dịch NaCl vì lí do
A. điều chế clo từ NaCl ta thu được thêm cả kim loại Na.
B. phương pháp điều chế clo từ NaCl rất đơn giản.
C. nguyên liệu NaCl rẻ và trữ lượng lớn.
D. clo trong tự nhiên có duy nhất trong NaCl.
Câu 8: Kim loại nào sau đây tác dụng với dung dịch HCl và dung dịch H 2SO4 đặc nóng cho
muối trong đó kim loại có cùng số oxi hóa?
A. Cu. B. Ag. C. Mg. D. Fe.
Câu 9: Cho 17,1 gam hỗn hợp Mg, Al, Fe, Cu tác dụng với oxi dư thu được m gam hỗn hợp các
oxit. Để hòa tan hết hỗn hợp oxit cần dùng vừa đủ 500ml dung dịch HCl 1M. Tính giá trị của m.
A. 21,1 gam. B. 32,6 gam. C. 22,2 gam. D. 23,2 gam.
Câu 10: Hòa tan hoàn toàn 9 gam hỗn hợp Mg và Al vào dung dịch H 2SO4 loãng dư, được 10,08
lít khí (đktc). Khối lượng muối thu được sau phản ứng là
A. 53,1 gam. B. 42,6 gam. C. 52,2 gam. D. 43,2 gam.
Câu 11: Nhận định nào đúng với tính chất vật lí của lưu huỳnh?
A. Chất khí. B. Màu vàng lục. C. Mùi hắc. D. Không tan trong
nước.
Câu 12: Để 6,72 gam phoi bào sắt ngoài không khí, sau một thời gian thu được 7,68 gam hỗn
hợp A gồm Fe, FeO, Fe3O4, Fe2O3. Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp A trong dung dịch H2SO4 đặc nóng
dư thu được V lít khí SO2(đktc). Tính V và số mol H2SO4 tham gia phản ứng.

Câu 13: Sục khí Cl2 vào dung dịch KOH loãng, vừa đủ, sản phẩm thu được gồm
A. KCl, KClO3. B. KCl, KClO3, H2O. C. KCl, KClO, H2O. D. KCl, KClO2,
H2O.
Câu 14: Ứng dụng nào sau đây không phải của ozon?
A. Khử trùng nước sinh hoạt. B. Chữa sâu răng.
C. Tẩy trắng tinh bột. D. Điều chế oxi trong phòng thí nghiệm.
Câu 15: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. H2SO4 đặc là chất hút nước mạnh
B. Khi tiếp xúc với H2SO4 đặc dễ bị bỏng nặng
C. H2SO4 loãng có đầy đủ tính chất chung của axit còn H2SO4 đặc nguội không tác dụng với kim
loại Al, Fe D. Khi pha loãng axit sunfuric, chỉ được cho từ từ nước vào axit
Câu 16: Nung nóng 13 gam bột Zn với lượng dư S trong môi trường không có không khí, sau
một thời gian phản ứng với hiệu suất H%, thu được 9,7 gam muối kẽm. Tính giá trị H?
A. 56 B. 60 C. 27 D. 40
II. PHẦN TỰ LUẬN
PHẦN CHUNG CHO CẢ 2 BAN
Bài 1 (1,5 điểm). Hoàn thành sơ đồ phản ứng (ghi rõ điều kiện của phản ứng nếu có):

H2S SO2 SO3 H2SO4 HCl NaCl Cl2


Bài 2 (1,5 điểm). Dùng phương pháp hoá học nhận biết các dung dịch riêng biệt
Na2SO3, K2SO4, KCl, H2SO4, NaNO3.
PHẦN RIÊNG (học sinh làm bài 3 theo đúng ban học)
PHẦN DÀNH RIÊNG CHO BAN CƠ BẢN D
Bài 3 (2,5 điểm). Cho 17,4 gam hợp kim Y gồm Fe, Cu, Al phản ứng với H 2SO4 loãng dư thu
được dung dịch A, 6,4 gam chất rắn và 8,96 lít khí B (đktc).
a. Tính % khối lượng mỗi kim loại trong hợp kim Y.
b. Tính CM các chất trong dung dịch A biết rằng H 2SO4 đã dùng có nồng độ 2M và đã được
lấy dư 10% so với lượng cần thiết để phản ứng. (Coi thể tích dung dịch không thay đổi).
Bài 4 (0,5 điểm) Nhiệt phân hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm KCl, KClO 3, CaCl2, CaOCl2, Ca(ClO3)2 thu được chất rắn
Y và 2,24 lít khí O2 (đktc). Hòa tan Y vào nước được dung dịch Z. Cho dung dịch Z tác dụng với dung dịch Na 2CO3 dư thu
được 20 gam kết tủa. Nếu cho dung dịch Z tác dụng với dung dịch AgNO 3 dư thì thu được 71,75 gam kết tủa. Giá trị của
m là
A. 50,6 g B. 124,85 g C. 29,65 g D. 32,85 g
PHẦN DÀNH RIÊNG CHO BAN CƠ BẢN A VÀ BAN KHOA HỌC TỰ NHIÊN
Bài 5 (2,5 điểm) Hỗn hợp A gồm kim loại Zn và S. Đun nóng hỗn hợp A một thời gian thu được
chất rắn B. Cho B tác dụng với dung dịch HCl dư, còn lại 1,6 gam chất rắn không tan và tạo ra
8,96 lít hỗn hợp khí (đktc). Tỉ khối của hỗn hợp khí này so với hiđro là 7.
a. Tính hiệu suất phản ứng giữa Zn và S.
b. Tính khối lượng hỗn hợp A.
Câu 6( 1,0 điểm): Để m gam phôi bào sắt ngoài không khí, sau một thời gian thu được hỗn hợp
X gồm 4 chất có khối lượng là 20 gam. Hòa tan hết X trong 500 ml dung dịch HCl nồng độ a
mol/l thấy thoát ra 2,24 lít (đktc) H2 và dung dịch Y (không có HCl dư). Cho tiếp dung dịch
H2SO4 tới dư vào dung dịch Y thu được dung dịch Z (chứa FeCl3, Fe2(SO4)3 và H2SO4 dư) và
3,36 lít (đktc) khí SO2 . Tính giá trị của m và a.

You might also like