You are on page 1of 5

NGÂN HÀNG CÂU HỎI KIỂM TRA GIỮA KÌ 2 NĂM HỌC 2021-2022

MÔN HÓA HỌC 10


A- PHẦN TRĂC NGHIỆM
Câu 1: Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố nhóm halogen có dạng
A. ns2np5. B. ns2np4. C. ns2np3. D. ns2np6.
Câu 2: Đặc điểm nào dưới đây là đặc điểm chung của các nguyên tố halogen (F, Cl, Br, I) ?
A. Ở điều kiện thường là chất khí. B. Có tính oxi hóa mạnh.
C. Vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử. D. Tác dụng mạnh với nước.
Câu 3: Trong nhóm halogen khả năng oxi hóa của các chất
A.tăng dần từ flo đến iot. B. giảm dần từ flo đến iot.
C. tăng dần từ flo đến iot trừ flo. D. giảm dần từ flo đến iot trừ flo.
Câu 4: Trong nhóm halogen, sự biến đổi tính chất nào sau đây của đơn chất đi từ flo đến iot là
đúng?
A. Ở điều kiện thường, trạng thái tập hợp chuyển từ thể khí sang thể lỏng và rắn.
B. Màu sắc nhạt dần.
C. Nhiệt độ nóng chảy giảm dần.
D. Tính oxi hóa tăng dần
Câu 5: Đặc điểm chung của các đơn chất halogen (F2, Cl2, Br2, I2):
A. ở điều kiện thường là chất khí .B. tác dụng mãnh liệt với nước.
C. vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử. D. tính chất hóa học cơ bản là tính oxi hóa.
Câu 6: Dãy các chất: Flo, clo, brom, iot, có tính oxi hóa giảm dần là do
A. nguyên tử đều có 7 electron. B. phân tử đều có hai nguyên tử.
C. có nguyên tử khối tăng dần. D. có độ âm điện giảm dần.
Câu 7: Trong phòng thí nghiệm, khí clo có thể được điều chế bằng cách cho axit clohiđric đặc tác
dụng với chất rắn nào sau đây?
A. CaCl2. B. KMnO4. C. NaCl. D. MnCl2.
Câu 8: Ở nhiệt độ thường, chất nào sau đây là chất lỏng màu đỏ nâu?
A. F2. B. Br2. C. I2. D. Cl2.
Câu 9 : Chất nào đây được dùng để diệt trùng nước sinh hoạt?
A. Clo. B. Brom. C. Oxi. D. Nitơ.
Câu 10: Trong công nghiệp, người ta thường điều chế clo bằng cách
A. điện phân nóng chảy NaCl.
B. cho dung dịch HCl đặc tác dụng với MnO2, đun nóng.
C. điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn.
D. cho F2 đẩy Cl2 ra khỏi dung dịch NaCl.
Câu 11 : Hãy chỉ ra mệnh đề không chính xác.
A. Clo tồn tại chủ yếu dưới dạng đơn chất trong tự nhiên.
B. Clo tan nhiều trong các dung môi hữu cơ.
35 37
17 Cl 17 Cl
C. Trong tự nhiên, tồn tại hai đồng vị bền của clo là và .
D. Ở điều kiện thường, clo là chất khí, màu vàng lục.
Câu 12. Đơn chất halogen nào sau đây ở thể lỏng ở trạng thái bình thường ?
A. Brom. B. Iot. C. Flo. D. Clo.
Câu 13. Ở điều kiện thường, chất khí nào sau đây có màu lục nhạt?
A. F2. B. Cl2.  C. Br2. D. O2.
Câu 14: Ở nhiệt độ thường, 0,2 mol Cl2 tác dụng được tối đa với x mol NaOH trong dung dịch.
Giá trị của x là
A. 0,1. B. 0,2. C. 0,3. D. 0,4.
Câu 15: Cho 29,2 gam HCl tác dụng hết với KMnO4, thu được V lít khí Cl2 (đktc). Giá trị của V

A. 8,96.    B. 17,92.     C. 5,60.     D. 11,20.
Câu 16. Cho 19,2 gam Cu cháy trong khí Clo, sau phản ứng hoàn toàn sẽ thu được khối lượng
muối là
A. 54 gam. B. 40,5 gam. C. 27 gam. D. 13,5 gam.
Câu 17. Bao nhiêu gam Clo đủ tác dụng với kim loại nhôm tạo thành 26,7 gam AlCl3 ?
A. 23,1 g. B. 21,3 gam. C. 12,3 gam. D. 13,2 gam.
Câu 18. Phương trình hóa học nào sau đậy biểu diễn đúng phản ứng của dây sắt nnóng đỏ cháy
trong khí clo ?
A.Fe + Cl2 ⃗ t 0 FeCl2 B. 2Fe + 3Cl2 ⃗ t 0 2FeCl3

C. 3Fe +4 Cl2 ⃗ t 0 FeCl2 + 2FeCl3 D. Fe + Cl2 ⃗t 0 FeCl


+Cl
Câu 19: Chất nào sau đây tác dụng được với dung dịch HCl?
A. NaNO3. B. Cu. C. Ag. D. NaOH.
Câu 20:Axit clohiđric thể hiện tính khử khi tác dụng với
A. NaOH. B. Fe. C. Al. D. KMnO4.
Câu 21: Thuốc thử thường dùng để nhận biết ion clorua là
A. bạc nitrat. B. quỳ tím. C. brom. D. tinh bột.
Câu 22: Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch muối nào sau đây sẽ thu được kết tủa màu trắng?
A. NaF. B. NaCl. C. NaI. D. NaBr.
Câu 23: Cho dung dịch chứa 0,2 mol HCl tác dụng hết với Fe dư, thu được V lít H2 (đktc). Giá trị
của V là
A. 2,24. B. 4,48. C. 1,12. D. 3,36.
Câu 24: Dung dịch chất nào sau đây ăn mòn thủy tinh?
A. NaCl. B. HCl. C. NaF. D. HF.
Câu 25: Axit HCl tác dụng với CuO tạo ra sản phẩm gồm những chất nào sau đây?
A. CuCl2, H2O. B. CuCl2, H2. C. Cu, H2O. D. Cu, H2.
Câu 26: Axit HCl tác dụng với MnO2, đun nóng tạo ra sản phẩm gồm những chất nào sau đây?
A. MnCl2, Cl2, H2O. B. MnCl2, H2O. C.Cl2, H2O. D. MnCl2, H2.
Câu 27: Cho kim loại sắt tác dụng với dung dịch HCl thu được 0,448 lít khí H2 (ở đktc). Số mol
HCl thu được là
A. 0,01 mol. B. 0,02 mol. C. 0,03 mol. D. 0,04 mol.
Câu 28: Axit HCl tác dụng (vừa đủ) với FeO tạo ra sản phẩm gồm những chất nào sau đây?
A. FeCl2, H2O. B. FeCl2, H2. C. FeCl3, H2O. D. FeCl3, H2.
Câu 29. Các chất trong nhóm nào sau đây đều tác dụng với dung dịch HCl ?
A. SiO2, Fe(OH)3, Zn, Na2CO3. B. CuO, Cu(OH)2, Zn, Na2CO3.
C. CaO, NaOH, Ag, CaCO3. D. FeO, NH3, Cu, CaCO3.
Câu 30. Dùng loại bình nào sau đây để đựng dung dịch HF ?
A. Bình thủy tinh màu xanh. B. Bình thủy tinh màu nâu.
C. Bình thủy tinh không màu. D. Bình nhựa (chất dẻo).
Câu 31. Dùng bình thủy tinh có thể chứa được tất cả các dung dịch axit trong dãy nào dưới đây?
A. HCl, H2SO4, HF, HNO3. B. HCl, H2SO4, HF.
C. H2SO4, HF, HNO3. D. HCl, H2SO4, HNO3.
Câu 32. Dãy chất nào dưới đây gồm các chất đều tác dụng với dung dịch HCl?
A. Fe2O3, KMnO4, CuO. B. FeCl2, CuO, Ba(OH)2.
C. CaCO3, H2SO4, Mg(OH)2. D. Ag(NO3), MgCO3, BaSO4.
Câu 33. Dung dịch axit clohiđric thể hiện tính khử khi tác dụng với dãy các chất oxi hóa nào dưới
đây?
A. KMnO4, Cl2, CaOCl2 B. MnO2, KClO3, Cl2.
C. KMnO4, MnO2, KClO3. D. K2Cr2O7, KMnO4, H2SO4 loãng.
Câu 34. Cho 100 ml dung dịch HCl 1M tác dụng vừa đủ với V ml dung dịch NaOH 1M. Giá trị V

A. 100 ml. B. 200 ml. C. 2,24 lít. D. 4,48 lít.
Câu 35. Cho 4,0g hỗn hợp gồm Mg và Fe vào dung dịch HCl dư thấy có 2,24 lít khí hidro bay ra
( đo ở đktc). Khối lượng muối clorua tạo thành trong dung dịch là
A. 45,5g. B. 11,1g. C. 65,5g. D. 55,5g.
Câu 36. Dung dịch muối X không màu, tác dụng với dung dịch AgNO3 tạo kết tủa màu vàng nhạt.
Dung dịch muối X là
A. NaBr. B. NaI. C. Fe(NO3)3. D. KCl.
Câu 37. Dung dịch muối nào sau đây tác dụng với dung dịch AgNO3 không tạo kết tủa ?
A. NaF. B. NaCl. C. NaBr. D. NaI.
Câu 38. Để nhận biết iot, ta dùng
A. hồ tinh bột. B. quỳ tím. C. dung dịch AgNO3. D. dung dịch HCl.
Câu 39. Dung dịch muối X không màu, tác dụng với dung dịch AgNO3 tạo kết tủa màu vàng.
Dung dịch muối X là
A. NaI. B. ZnCl2. C. Fe(NO3)3. D. KCl.
Câu 40. Chọn thuốc thử để nhận biết ion clorua
A. AgBr B. AgNO3 C. Ag2SO4 D. Ca(NO3)2
Câu 41: Cho các nhận định sau đây:
(1) Điều chế HCl trong phòng thí nghiệm bằng cách cho NaCl tinh thể tác dụng với H2SO4 đặc.
(2) Điều chế khí clo bằng cách chưng cất phân đoạn không khí lỏng.
(3) Điều chế nước clo bằng cách cho khí clo sục vào dung dịch nước vôi trong.
(4) Điều chế clo trong phòng thí nghiệm bằng cách cho axit HCl tác dụng với KMnO4
Số nhận định đúng là: A. 4. B. 3. C. 2. D. 1.
Câu 42: Cho các nhận định sau đây:
(1) Điều chế HCl trong phòng thí nghiệm bằng cách cho dung dịch NaCl tác dụng với dung dịch H2SO4.
(2) Điều chế clo trong phòng thí nghiệm bằng cách cho axit HCl tác dụng với MnO2, đun nóng.
(3) Điều chế nước clo bằng cách cho khí clo sục vào dung dịch NaOH.
(4) Một trong những phương pháp điều chế axit clohiđric trong công nghiệp là đốt khí H2 trong khí
quyển Cl2.
Số nhận định đúng là: A. 4. B. 3. C. 2. D. 1.
Câu 43: Ở điều kiện thường, so với oxi thì ozon có
A. tính oxi hóa mạnh hơn. B. tính oxi hóa yếu hơn.
C. phân tử khối nhỏ hơn. D. tính oxi hóa bằng nhau.
Câu 44: Ozon là một dạng thù hình của chất nào sau đây?
A. Oxi. B. Clo. C. Cacbon. B. Flo.
Câu 45: Ứng dụng nào sau đây không phải của ozon?
A. Tẩy trắng tinh bột, dầu ăn. B. Điều chế oxi trong phòng thí nghiệm.
C. Sát trùng nước sinh hoạt. D. Chữa sâu răng.
Câu 46: Phát biểu sai là?
A. Trong công nghiệp dùng ozon để tẩy trắng tinh bột, dầu ăn.
B. Trong đời sống, người ta dùng ozon để sát trùng nước sinh hoạt.
C. Với một lượng nhỏ ozon trong không khí sẽ có lợi cho sức khỏe.
D. Trong y học, ozon được dùng để chữa dạ dày.
Câu 47: Oxi tác dụng với tất cả các chất trong nhóm nào dưới đây ?
A. Na, Mg, Cl2. B. Na, I2, N2. C. Mg, Ca, N2. D. Mg,
Au, S.
Câu 48: Ở nhiệt độ thường, O3 tác dụng với Ag tạo ra sản phẩm
A. chỉ có Ag2O. B. Ag2O và O2. C. Ag2O2 và O2. D. AgO và O2.
Câu 49.Tính chất hóa học đặc trưng của O2, O3 là
A. Tính khử. B. Tính oxi hóa . C. Tính axit. D. Tính bazơ.
Câu 50: Thể tích oxi (lít) cần dùng ở đktc để đốt cháy hoàn toàn 1,2 kg C là
A. 2,24. B. 22,4. C. 224. D. 2240.
Câu 51: Thể tích oxi (lít) cần dùng ở đktc để đốt cháy hoàn toàn 6,4 g S là
A. 2,24. B. 22,4. C. 44,8. D. 4,48.
Câu 52: Thể tích oxi (lít) cần dùng ở đktc để đốt cháy hoàn toàn 2,4 g Mg là
A. 1,12. B. 22,4. C. 44,8. D. 4,48.
B-PHẦN TỰ LUẬN
Câu 1: Viết phương trình hóa học của các phản ứng theo sơ đồ sau(ghi rõ điều kiện nếu
có):
a) Cl2 (⃗1 ) NaCl ( ⃗ 2 ) HCl ( ⃗3 ) Cl2 (⃗4 ) NaClO

b) MnO2 ⃗ ( 1 ) Cl2 ⃗( 2 ) NaCl ⃗


( 3 ) H2 ⃗ ( 4 ) Cl2

c) MnO2 (⃗ 1) Cl2 (⃗ 2 ) NaCl (⃗ 3 ) HCl ( ⃗4 ) CuCl2

d) Cl2 ⃗( 1 ) HCl ⃗ ( 2 ) NaCl ⃗ ( 3 ) Cl2 ⃗ ( 4 ) Br2

e) Cl2 (⃗1 ) NaCl ( ⃗ 2 ) AgCl ( ⃗3 ) Cl2 ( ⃗ 4 ) Br2


Câu2: Cho m gam KMnO4 tác dụng hết với dung dịch HCl (đặc) dư, toàn bộ khí clo sinh ra
tác dụng hết với Fe dư, thu được 16,25 gam FeCl3. Tính số mol HCl phản ứng và giá trị m.(
Đáp số: nHCl=0,48; m=6,32)
Câu 3:Hòa tan 6,4 gam hỗn hợp gồm Mg, MgO bằng dung dịch HCl 0,8M vừa đủ, thu được 2,24
lít khí (đktc). Thể tích dung dịch HCl đã dùng là ?
a) Viết PTHH của phản ứng xảy ra.
b) Tính thể tích dung dịch HCl đã dùng ( đáp số :0,5 lít)
Câu 4: Cho 0,96 gam hỗn hợp bột Mg và FeO tác dụng hết với 100 ml dung dịch HCl thấy
có 0,224 lít khí H2 bay ra (đktc).
a) Viết PTHH của phản ứng xảy ra.
b) Tính nồng độ mol của dung dịch HCl đã dùng. ( Đáp số: 0,4M)
Câu 5: Cho 2,32 gam hỗn hợp bột Zn và Al2O3 tác dụng hết với 100 ml dung dịch HCl thấy
có 0,448 lít khí H2 bay ra (đktc).
a) Viết PTHH của phản ứng xảy ra.
b) Tính nồng độ mol dung dịch HCl ban đầu ( Đáp số: 1M)
Câu 6: Cho m gam MnO2 tác dụng hết với dung dịch HCl (đặc) dư, toàn bộ khí clo sinh ra
tác dụng hết với Fe dư, thu được 32,5 gam FeCl3. Tính số mol HCl phản ứng và giá trị m.
Câu 7 : Nung m gam cacbon trong bình kín chứa V lít oxi (đktc). Sau khi cacbon phản ứng
hết, thu được hỗn hợp khí X có tỉ khối so với H2 bằng 18. Dẫn toàn bộ X qua dung dịch
Ca(OH)2 dư thu được 20 gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tính V.

Trường hợp 1: Hỗn hợp khí X là CO, CO2

Đặt
BTO: ( lít)
Trường hợp 2: Hỗn hợp khí X là O2, CO2

Đặt

BTO: ( lít)
Câu 8 :Hỗn hợp khí A gồm Cl2 và O2. Cho A phản ứng vừa hết với 1 hỗn hợp gồm 4,8 gam Mg và
8,1 gam Al thu được 37,05 gam hỗn hợp các muối clorua và các oxit của 2 kim loại. Thành phần
phần trăm theo khối lượng của mỗi khí có trong A là bao nhiêu.
nMg = 0,2, nAl = 0,3. Đặt nCl22= a, nO2 = b thì:
2a + 4b = 0,2 x 2 + 0,3 x 3
71a + 32b = 37,05 - 4,8 - 8,1
⇒ a = 0,25; b = 0,2
⇒ 73,5% và 26,5%

You might also like