You are on page 1of 4

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO Đề thi chọn HSG vòng 2 (2016)

VĨNH PHÚC

Câu 1
‘’Kim loại” Wood là hợp kim có nhiệt độ nóng chảy thấp, được dùng trong phòng thí nghiệm làm
chậu gia nhiệt ổn định. Kim loại A là một trong số các hợp phần chính của kim loại Wood.
Nung nóng A sunfua (với oxi) thu được oxit B, sau đó khử oxit này với than (C) thu được A. Kim
loại A chỉ tan trong các axit có tính oxi hóa. Chẳng hạn, với 30% HNO3, cho nitrat C, chất này dễ bị
thủy phân tạo ra muối base với thành phần có thể viết là [A6O4(OH)4](NO3)6.4H2O. B được tạo
thành khi nung nóng D ở 150 oC (ở trường hợp này, D bị mất 10,4% trọng lượng). Cho biết D được
tạo thành ở dạng hidroxit kết tủa khi xử lí C với kiềm. Oxi hóa D bởi kali persunfat trong môi
trường kiềm thu được E. Phản ứng của E với MnSO4 tạo ra một chất oxi hóa có màu tím đỏ, F.
1. Viết các phương trình phản ứng điều chế các chất từ A đến F.
2. Vẽ cấu trúc 6 tâm của cation [A6O4(OH)4]6+, biết rằng cấu trúc này có các yếu tố đối
xứng như ba trục bậc 2 và ba mặt phẳng gương.
Câu 2
Qui trình tổng hợp chất A được miêu tả như sau.
Bước 1, hòa tan 31,5 g axit oxalic hidrat vào 200 mL nước ở 70-75 oC. Sau đó vừa khuấy vừa cho
vào tiếp 6,32 g KMnO4. Để phản ứng xẩy ra một lúc, cho thêm từ từ 6,90 g K2CO3. Làm lạnh dung
dịch này đến 4-5 oC rồi pha loãng với 160 mL nước lạnh.
1. Viết phương trình hóa học xẩy ra ở bước 1 của tổng hợp A.
Bước 2 (tiến hành trong tối), cho 1,58 g KMnO4 vào dung dịch thu được ở bước 1. Sau đó khuấy
mạnh hỗn hợp trong 10 phút ở 0-2 oC đến khi được một dung dịch màu tím đỏ. Làm lạnh và lọc
lạnh dung dịch. Tiếp theo, cho 200 mL etanol đã được làm lạnh sâu vào dung dịch này. Để dung
dịch kết tinh trong hỗn hợp đá-muối. Lọc lấy tinh thể (khối lượng của kali chiếm 23,92%) và làm
khô ở nhiệt độ phòng.
2. Xác định công thức của A và viết phương trình xẩy ra ở bước 2.
3. Viết phương trình tổng cho tổng hợp A như miêu tả ở trên và tính hiệu suất thực nếu khối
lượng của sản phẩm thu được là 12,8 g.
Nếu bước 2 được tiến hành dưới ánh sáng thì trong dung dịch sản phẩm chứa chất B và C (% khối
lượng của kali trong C là 22,65%).
4. Viết công thức của B và C, và phương trình hóa học tạo thành chúng. Dung dịch nước đặc
của A có màu tím đỏ sẫm. Khi pha loãng hoặc axit hóa, màu của dung dịch chuyển thành
vàng nâu.
5. Nguyên nhân nào gây ra sự đổi màu khi pha loãng hoặc axit hóa dung dịch A? Viết phương
trình phản ứng để làm rõ.

Câu 3
Ong bắp cày phun ra một tia hơi nóng để xua kẻ thù khi bị nguy hiểm. Tia này được tạo thành thông
qua phản ứng hóa học giữa hai chất, một trong số đó thuộc hợp chất hydroquinone (BH2).
1. Xác định công thức cấu tạo của BH2, biết rằng khối lượng của oxi trong hợp chất này là
25,78%.
Hydro peroxide là hợp phần thứ 2 của hỗn hợp phản ứng ở trên. Các phản ứng sau xẩy ra trong “bộ
phận phản ứng” của ong khi có mặt của các enzim catalase và peroxidase:

2. Viết phương trình nhiệt hóa của phản ứng giữa BH2 và H2O2.

Enthalpi chuẩn của sự tạo thành H2O(l) và H2O2(l) tương ứng là -285,83 kJ/mol và -187,78 kJ/mol.
3. Xác định enthapi chuẩn của phản ứng (2) và (3).
Biết rằng điện thế chuẩn của điện cực (BH2/B) so với điện cực chuẩn hydro là 0,7175 V ở
0 oC và 0,6805 V ở 50 oC.
4. Xác định enthapi chuẩn của phản ứng (1) và của phản ứng thu được ở mục 2. Biết rằng thành
phần của hỗn hợp trong “bình phản ứng” của ong như sau: 10% trọng lượng BH2, 25% trọng lượng
H2O2 và nước.

Câu 4
Để xác định nồng độ của CoCl2, một nhà hóa học cho 5,0 mL dung dịch 0,2M kali nitrit vào 100
mL của dung dịch phân tích (dung dịch đầu), sau đó cho tiếp 2 mL dung dịch đệm axetat, đun dung
dịch đến sôi, sau đó đế yên 4 giờ. Thu được kết tủa màu vàng, kali hexanitritocobaltate(III),
K3[Co(NO2)6] đem lọc, rửa với dung dịch 0,01M KNO3, hòa tan tủa trong axit sunfuric rồi chuyển
vào bình định mức 100 mL. Lấy 10,0 mL dung dịch này để chuẩn độ với dung dịch 0,0500 M
KMnO4 (cho đến khi mất màu tím) tiêu thụ hết 13,75 mL.
1. Viết phương trình của các phản ứng sau: a) sự tạo thành K3[Co(NO2)6]; b) sự tương tác của
KMnO4 với ion nitrite trong môi trường axit; c) sự tương tác của KMnO4 với K3[Co(NO2)6],
nếu cobalt chuyển hoàn toàn về trạng thái oxi hóa +2.
2. Tính nồng độ của muối cobalt trong dung dịch phân tích dựa theo kết quả chuẩn độ.
3. Những yếu tố nào ảnh hưởng đến tính tan của K3[Co(NO2)6] trong dung dịch nước cái sau
khi kết tủa được tạo thành? Chọn câu trả lời đúng từ các phương án sau: a) hằng số bền của
ion phức [Co(NO2)6]3-; b) tích số tan của kết tủa; c) nồng độ của K+; d) nồng độ của Co(II);
e) nồng độ của NO2-.
4. Tính độ tan của kali hexanitritocobaltate(III) trong nước cái (g/L) nếu tích số tan của chúng
bằng Ks= [K+]3[Co(NO2)63-] = 4,3 x 10-10 và hằng số bền của ion phức khá cao.
5. Tính (%) sai số chuẩn độ (so với nồng độ đã xác định) do kết tủa tan trong nước cái (nếu bỏ
qua sự hao hụt do quá trình rửa kết tủa).
6. Xác định thể tích tối ưu của dung dịch rửa (0,01M KNO3) ứng với sai số chuẩn độ tối thiểu
do: (1) sự xuất hiện của ion nitrite trong bình dùng chuẩn độ do rửa tủa không đầy đủ; (2) sự
hao hụt do rửa tủa làm nó tan vào dung dịch rửa.
Vẽ đồ thị cho cả hai loại sai số này như hàm số của thể dung dịch rửa Vy. Giả sử phần kết
tủa không bị rửa giữ lại trong nước cái với lượng bằng một nửa trọng lượng của nó, m. Lưu
ý rằng, mỗi mL dung dịch rửa loại đi 1% thể tích dung dịch nước cái bị giữ.

Câu 5
5a. Các phản ứng dưới đây xẩy ra qua vài bước, cho sản phẩm X và Y.
Viết cơ chế phản ứng để dự đoán công thức của X và Y.

1) OH

1. Na/NH3(l)
X
2. BuOH

OH

2) SPh

n-Bu3SnH4
xt AIBN
Br N Ts Y
C6H6, 130 0C
MeO O

HO

5b. Hợp chất A (C9H14O3) cho phản ứng với phenylhidrazin; A cũng có phản ứng khi đun với dung
dịch kiềm cũng như dung dịch axit.
Xử lí với kiềm (NaOEt/EtOH), A chuyển thành hợp chất B. Tiến hành phản ứng khử B (với
LiAlH4) tiếp theo đun sản phẩm khử với axit sunfuric thu được C. Cuối cùng, ozon phân-oxi hóa
chất C nhận được xeto-axit, CH3COCH2CH2CO2H.
1) Biện luận, viết phản ứng hóa học minh họa để xác định cấu trúc của các hợp chất A, B và C.
2) D là đồng phân cấu tạo của A và cũng đáp ứng các dữ liệu trên. Viết công thức của D.

Câu 6
6a. Cấu trúc của một octapeptit (A) được xác định như sau:
 Sử dụng phương pháp DNP xác định được Leu
 Phản ứng với trypsin cho Met-Ala-Met-Arg, Tyr-Asp và Leu-Lys.
 Đầu tiên xử lí A với CNBr, sau đó các đoạn peptit tạo thành được xử lí tiếp với trypsin cho
một hỗn hợp trong đó có các dipeptid là Leu-Lys, Ala-Met và Tyr-Asp.

1) Biện luận và viết thứ tự các axit amin trong A. Biết rằng,
* Enzim CNBr thủy phân liên kết peptid giữa Met và một amino axit khác
* Enzim trypsin thủy phân liên kết peptid giữa Arg hoặc Lys và một amino axit khác.
2) Alanin có pKa lần lượt là 2,35 và 6,69. Hỗn hợp chứa alanin được phân tách bằng phương pháp
điện di ở pH= 8,0. Alanin sẽ di chuyển về phía cực dương (anod) hay cực âm (catod) sau một thời
gian thí nghiệm ?
3) Alanin phản ứng với phenylisocyanat (PhNCS) tạo ra phenylthiohydratoin (PTH). Viết công thức
của PTH.

6b Từ hạt hạnh nhân, người ta tách được một hỗn hợp (X) gồm 2 glucozit A và B. Trước đây, X đã
được sử dùng trong điều trị ung thư với tên gọi là vitamin B17. Cho các thông tin như sau:
i) Các liên kết glycozit trong phân tử A và B đều có cấu hình β.
ii) Thủy phân A với enzim emulsin thu được C (C6H12O6, 2 đl) và D (C8H7NO, 1 đl).
ii) Metyl hóa hoàn toàn X (với DMS/HO-), tiếp theo thủy phân/đun nóng với axit HCl cho một hỗn
hợp gồm E (C10H18O7, 1 đương lượng), F (C9H18O6, 1 đl), G (C10H20O6,1 đl) và H (C8H8O3, 2 đl).
Mặt khác, mối quan hệ cấu trúc của F và E thể hiện qua sơ đồ chuyển hóa sau:
OH

PDC 1. H 3O+
OH
F1 F2 E
F 2. MeOH/H+/to
DMF (C10H18O7)
(C9H18O6)
Biện luận và viết công thức (Fischer, cấu dạng) của các hợp chất từ A đến H.
Câu 7 chuyển hóa
7a . Cho dãy chuyển hóa sau:

O O
N
B
HO- NaN3 1. H2O
CCl3 A B C D
O 2. H2/Pd-C
BH
(C8H7OCl3)
O

Hợp chất A được tạo thành bởi phản ứng khử Corey–Itsuno, cho một sản phẩm có cấu hình
hóa lập thể xác định.
D là một L-α-aminoaxit (S). Sử dụng đường đậm và ngắt quảng để vẽ cấu trúc của các hợp
chất từ A đến D.
7b Cho dãy chuyển hóa sau xuất phát từ azalacton:

Ac2O PhCHO P, HI
1. PhCOCl, NaOH B C D
H2NCH2COOH A Ac2O, to
80 0C AcONa, to
2. HCl (C9H11NO2)
S
Ph Ar RNH2
E
N N
F

Viết công thức của các hợp chất từ A đến F.


----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Hết

You might also like