You are on page 1of 6

http://hoc24h.vn/ – Hotline: 1900.7012 Thầy LÊ PHẠM THÀNH (https://www.facebook.com/thanh.

lepham)

LUYỆN ĐỀ LIVESTREAM - MÔN: HOÁ HỌC 2019


Bài thi KHTN ‒ Môn thi: HÓA HỌC – ĐỀ LIVESTREAM SỐ 03
Thầy LÊ PHẠM THÀNH Thời gian: đến hết 21h30 – 22h25 ngày 16/4/2019 (Thứ ba)
(Đề thi gồm có 05 trang) LiveStream chữa: 22h00 ngày 17/4/2019 (Thứ tư)

VIDEO và LỜI GIẢI CHI TIẾT chỉ có tại website http://hoc24h.vn/


[Truy cập tab: Khóa Học – Khóa: LUYỆN ĐỀ LIVESTREAM - MÔN: HOÁ HỌC]

Học online: Các em nên tham gia học tập theo khóa học tại Hoc24h.vn để đảm bảo chất lượng tốt nhất!
 Lưu ý: Cuối đề có đáp án đúng. Để xem lời giải chi tiết các em xem lại Website: hoc24h.vn
 Xem LIVESTREAM hướng dẫn giải chi tiết full đề tại link sau: http://bit.ly/LuyenDeHoaVIP
Họ, tên thí sinh:........................................................................................... Số báo danh:...............................
Cho biết nguyên tử khối (theo đvC) của các nguyên tố:
H = 1; Li = 7; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; P = 31; S = 32; Cl = 35,5; K = 39;
Ca = 40; Cr = 52; Fe = 56; Ni = 59; Cu = 64; Zn = 65; Rb = 85,5; Ag = 108; Cs = 133; Ba = 137.

Câu 1. Trong các kim loại sau đây, kim loại có tính khử mạnh nhất là?
A. Ag B. Mg. C. Fe. D. Cu.
Câu 2. Quặng sắt manhetit có thành phần chính là
A. FeS2. B. Fe2O3. C. Fe3O4. D. FeCO3.
Câu 3. Hình dưới cho thấy biểu tượng “fan cứng” trong fanpage facebook:

Biểu tượng này sử dụng hoá chất nào sau đây ?


A. Than chì. B. Crom. C. Kim cương. D. Fuleren.
Câu 4. Lạm dụng rượu, bia quá nhiều là không tốt, gây nguy hiểm cho bản thân, gánh nặng cho gia đình và
toàn xã hội. Hậu quả của sử dụng nhiều rượu, bia là nguyên nhân chính của rất nhiều căn bệnh. Những người sử
dụng nhiều rượu, bia có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư nào sau đây ?
A. Ung thư vú. B. Ung thư phổi C. Ung thư vòm họng. D. Ung thư gan.
Câu 5. Các chất khí điều chế trong phòng thí nghiệm thường được thu theo phương pháp đẩy không khí (cách
1, cách 2) hoặc đầy nước (cách 3) như các hình vẽ dưới đây:

Khí sinh ra trong thí nghiệm nào sau đây có thể thu bằng cả cách 1 và cách 3 ?
A. Cho một mẩu Mg vào bình đựng dung dịch giấm ăn.
B. Cho lá Cu vào dung dịch H2SO4 loãng rồi thêm dung dịch Fe(NO3)3 vào.
C. Cho dung dịch NaOH vào dung dịch chứa muối metylamoni clorua, đun nhẹ.
D. Cho CaCO3 vào bình đựng dung dịch HCl.

Đăng ký học off LUYỆN ĐỀ  TỔNG ÔN tại 72 Tôn Thất Tùng  Hà Nội Thầy LÊ PHẠM THÀNH 0976.053.496
http://hoc24h.vn/ – Hotline: 1900.7012 Thầy LÊ PHẠM THÀNH (https://www.facebook.com/thanh.lepham)

Câu 6. Để phân biệt 3 dung dịch C6H5NH2, H2NC3H5(COOH)2 và CH3NH2 chỉ cần dùng một thuốc thử là
A. nước brom B. dung dịch HCl C. dung dịch NaOH D. Quỳ tím
Câu 7. Để phân biệt dung dịch Na2SO4 với dung dịch NaCl, người ta dùng dung dịch
A. NaOH. B. BaCl2. C. KNO3. D. HCl.
Câu 8. Phát biểu nào sau đây không đúng:
A. Do Cr(OH)3 là hiđroxit lưỡng tính nên Cr tác dụng được với dung dịch NaOH đặc.
B. CrO là oxit bazơ, tan dễ dàng trong dung dịch axit.
C. CrO3 tan dễ trong nước, tác dụng dễ dàng với dung dịch kiềm loãng.
D. Cr2O3 là oxit lưỡng tính, nhưng không tan trong dung dịch kiềm loãng.
Câu 9. Để giảm thiểu nguy hiểm cho người điều khiển phương tiện và người tham gia giao thông, các loại kính
chắn gió của ôtô thường được làm bằng thủy tinh hữu cơ. Polime nào sau đây là thành phần chính của thủy tinh
hữu cơ ?
A. Poli(metyl metacrylat) B. Polietilen C. Polibutađien D. Poli(vinyl clorua)
Câu 10. Nhận xét nào sau đây sai ?
A. Nguyên tử của hầu hết các nguyên tố kim loại đều có ít electron ở lớp ngoài cùng.
B. Tính chất hóa học chung của kim loại là tính oxi hóa.
C. Nguyên tắc điều chế kim loại là khử ion kim loại thành nguyên tử.
D. Những tính chất vật lí chung của kim loại chủ yếu do các electron tự do trong mạng tinh thể kim loại gây ra.
Câu 11. Thuốc thử để nhận biết glucozơ và fructozơ là
A. H2 (xúc tác Ni, to) B. dung dịch AgNO3/NH3 đun nóng
C. Cu(OH)2 ở điều kiện thường D. nước Br2.
Câu 12. Cho hỗn hợp gồm Fe và Zn vào dd AgNO3 đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch
X gồm hai muối và chất rắn Y gồm hai kim loại. Hai muối trong X là
A. Fe(NO3)3 và Zn(NO3)2. B. Zn(NO3)2 và Fe(NO3)2. C. AgNO3 và Zn(NO3)2. D. Fe(NO3)2 và AgNO3.
Câu 13. Cho 0,3 mol bột Cu và 0,6 mol Fe(NO3)2 vào dung dịch chứa 0,9 mol H2SO4 (loãng). Sau khi các phản
ứng xảy ra hoàn toàn, thu được V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của V là
A. 10,08 B. 8,96 C. 4,48 D. 6,72
Câu 14. Cho một lượng hỗn hợp X gồm Ba và Na vào 200 ml dung dịch Y gồm HCl 0,1M và CuCl2 0,1M. Kết
thúc các phản ứng, thu được 0,448 lít khí (đktc) và m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 1,28 B. 0,64 C. 0,98 D. 1,96
Câu 15. Cho dãy các chất sau: glucozơ, amilopectin, fructozơ, saccarozơ, xenlulozơ. Số chất trong dãy tham gia
phản ứng thủy phân là
A. 2 B. 4 C. 5 D. 3
Câu 16. Lên men hoàn toàn m gam glucozơ thành ancol etylic. Toàn bộ khí CO2 sinh ra trong quá trình này
được hấp thụ hết vào dung dịch Ca(OH)2 (dư) tạo ra 40 gam kết tủa. Nếu hiệu suất của quá trình lên men là
75% thì giá trị của m là
A. 48 B. 60 C. 30 D. 58
Câu 17. Cho m gam hỗn hợp 2 amino axit phân tử chỉ chứa 1 nhóm amino và 1 nhóm cacboxyl tác dụng với
dung dịch chứa 0,2 mol HCl thu được dung dịch X. Để phản ứng hết với các chất trong X cần dùng 12 gam
NaOH được dung dịch Y. Cô cạn Y được 23,3 gam chất rắn khan. Giá trị của m là
A. 4,0. B. 7,6. C. 9,4. D. 11,2.
Câu 18. Khẳng định nào sau đây là sai khi nói về tính chất vật lí của các hợp chất hữu cơ nói chung?
A. Các hợp chất hữu cơ thường có nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi cao.
B. Các hợp chất hữu cơ thường không tan hoặc ít tan trong nước.
C. Các hợp chất hữu cơ thường tan tốt trong các dung môi hữu cơ như benzen, n-hexan.
D. Các hợp chất hữu cơ thường có tính chất vật lí giống nhau.

Đăng ký học off LUYỆN ĐỀ  TỔNG ÔN tại 72 Tôn Thất Tùng  Hà Nội Thầy LÊ PHẠM THÀNH 0976.053.496
http://hoc24h.vn/ – Hotline: 1900.7012 Thầy LÊ PHẠM THÀNH (https://www.facebook.com/thanh.lepham)

Câu 19. Phương trình điện li nào sau đây viết không đúng?
 CH3COO + H+.
A. CH3COOH  B. HNO3  H+ + NO3.
C. H3PO4  3H+ + PO43. D. Na2SO4  2Na+ + SO42.
Câu 20. Khi nấu canh cua thì thấy các mảng "riêu cua" nổi lên là do
A. sự đông tụ của lipit. B. phản ứng màu của protein.
C. sự đông tụ của protein bởi nhiệt độ. D. phản ứng thủy phân của protein.
Câu 21. Trường hợp nào sau đây xảy ra ăn mòn điện hóa ?
A. Sợi dây bạc nhúng trong dung dịch HNO3. B. Đốt lá sắt trong khí Cl2.
C. Thanh nhôm nhúng trong dung dịch H2SO4 loãng. D. Thanh kẽm nhúng trong dung dịch CuSO4.
Câu 22. Bảng dưới đây ghi lại hiện tượng khi làm thí nghiệm với các chất X, Y, Z, T ở dạng dung dịch với
dung môi nước:
Thuốc thử
X Y Z T
Chất
Dung dịch AgNO3/NH3,
Không có kết tủa Ag↓ Không có kết tủa Ag↓
đun nhẹ
Dung dịch Dung dịch Dung dịch
Cu(OH)2, lắc nhẹ Cu(OH)2 không tan
xanh lam xanh lam xanh lam
Mất màu nước brom và Mất màu Không mất màu Không mất màu
Nước brom
có kết tủa trắng xuất hiện nước brom nước brom nước brom
Các chất X, Y, Z, T lần lượt là:
A. Alanin, axit stearic, saccarozơ, glucozơ. B. Anilin, glucozơ, glixerol, fructozơ.
C. Anilin, saccarozơ, glixerol, axit acrylic. D. Alanin, glucozơ, glixerol, saccarozơ.
Câu 23. Cho dãy các oxit: NO2, P2O5, CO2, SiO2, K2O, Al2O3, Cr2O3, CrO3, CuO. Có bao nhiêu oxit trong dãy
tác dụng được với dung dịch NaOH loãng?
A. 6. B. 7. C. 8. D. 5.
Câu 24. Cho các polime sau: PVC; thủy tinh plexiglas; teflon; poli(phenol-fomanđehit); tơ nitron; tơ nilon-6,6;
tơ visco; cao su buna. Trong đó, số polime được điều chế bằng phản ứng trùng hợp là:
A. 7 B. 6 C. 5 D. 4
Câu 25. Cho khí CO dư đi qua 40 gam hỗn hợp X gồm CuO, Fe2O3 và MgO nung nóng, thu được m gam chất
rắn Y và hỗn hợp khí Z. Dẫn từ từ toàn bộ khí Z vào 0,2 lít dung dịch gồm Ba(OH)2 1M và NaOH 1M, thu được
29,55 gam kết tủa, lọc kết tủa rồi đun nóng dung dịch lại thấy có kết tủa xuất hiện. Biết các phản ứng xảy ra
hoàn toàn. Giá trị của m là:
A. 34,40. B. 32,80. C. 33,60. D. 33,28.
Câu 26. Đốt cháy hoàn toàn a mol X (là trieste của glixerol với các axit đơn chức, mạch hở), thu được b mol
CO2 và c mol H2O (b ‒ c = 4a). Hiđro hóa hoàn toàn m1 gam X cần 4,032 lít H2 (đktc), thu được 77,58 gam Y
(este no). Đun nóng m1 gam X với dung dịch chứa 0,30 mol KOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m2
gam chất rắn. Giá trị của m2 là
A. 73,98. B. 86,10. C. 84,42. D. 85,74.
Câu 27. Cho các chất X, Y, Z, T đơn chức, mạch hở có cùng công thức phân tử C4H6O2. X, Y, Z, T có đặc điểm
sau:
 X có đồng phân hình học và dung dịch X làm đổi màu quy tím.
 Y không có đồng phân hình học, có phản ứng tráng bạc, thủy phân Y trong NaOH thu được ancol.
 Thuỷ phân Z cho 2 chất hữu cơ có cùng số nguyên tử cacbon và sản phẩm có phản ứng tráng bạc.
 T dùng để điều chế chất dẻo và T không tham gia phản ứng với dung dịch NaHCO3.
Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Z được điều chế trực tiếp từ axit và ancol tương ứng.
B. X là axit metacrylic.
C. Y là anlyl fomat.
D. Polime được điều chế trực tiếp từ T là poli(metyl metacrylat).

Đăng ký học off LUYỆN ĐỀ  TỔNG ÔN tại 72 Tôn Thất Tùng  Hà Nội Thầy LÊ PHẠM THÀNH 0976.053.496
http://hoc24h.vn/ – Hotline: 1900.7012 Thầy LÊ PHẠM THÀNH (https://www.facebook.com/thanh.lepham)

Câu 28. Cho các hỗn hợp rắn có cùng số mol như sau:
(1) Na2O và Al2O3 (2) K2O và NaHCO3 (3) Na2SO4 và BaCl2
(4) AgNO3 và NaCl (5) Fe và FeCl3 (6) NaHSO4 và NaOH
Số hỗn hợp khi hòa tan vào nước dư chỉ thu được dung dịch là
A. 4 B. 2 C. 5 D. 3
Câu 29. Cho các nhận xét sau:
(1) Trong điện phân dung dịch NaCl trên catot xảy ra sự oxi hoá nước.
(2) Khi nhúng thanh Fe vào dung dịch hỗn hợp CuSO4 và H2SO4 thì Fe bị ăn mòn điện hoá.
(3) Dùng Ca(OH)2 vừa đủ có thể loại bỏ được độ cứng toàn phần.
(4) Nguyên tắc để sản xuất gang là khử quặng sắt oxit bằng than cốc trong lò cao.
(5) Sục H2S vào dung dịch CuCl2 thấy xuất hiện kết tủa đen.
(6) Dung dịch FeSO4 không làm mất màu dung dịch KMnO4 trong H2SO4 loãng.
Số nhận xét đúng là:
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 30. Methadone là một loại thuốc dùng trong cai nghiện ma túy, nó thực chất cũng là
một loại chất gây nghiện nhưng “nhẹ” hơn các loại ma túy thông thường và dễ kiểm soát
hơn (hình bên). Có %C = 81,553 ; %H = 8,738 ; %N = 4,531 còn lại là oxi. Số nguyên tử
H có trong một phân tử Methadone là
A. 27. B. 29.
C. 23. D. 20.
Câu 31. Sục từ từ khí CO2 đến dư vào dung dịch chứa Ca(OH)2 và NaAlO2 (hay Na[Al(OH)4]). Khối lượng kết
tủa thu sau phản ứng được biểu diễn trên đồ thị như hình vẽ. Giá trị của m và x lần lượt là

A. 72,3 gam và 1,01 mol B. 66,3 gam và 1,13 mol C. 54,6 gam và 1,09 mol D. 78,0 gam và 1,09 mol
Câu 32. Cho các phát biểu sau:
(a) Anđehit vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử.
(b) Phenol không tham gia phản ứng thế.
(c) Nitrobenzen phản ứng với HNO3 bốc khói (xúc tác H2SO4 đặc) tạo thành m-đinitrobenzen.
(d) Dung dịch lòng trắng trứng tác dụng được với Cu(OH)2 cho dung dịch phức có màu xanh tím.
(e) Trong công nghiệp, một lượng lớn chất béo được dùng để điều chế glixerol và xà phòng.
(g) Metylamin, đimetylamin, trimetylamin, etylamin đều là các chất khí ở điều kiện thường.
(h) Trùng ngưng vinyl clorua thu được poli(vinyl clorua).
(i) Một trong những ứng dụng của xenlulozơ trinitrat là dùng làm thuốc nổ không khói và tơ nhân tạo.
Số phát biểu đúng là
A. 4. B. 6. C. 5. D. 7.
Câu 33. Điện phân dung dịch X chứa a mol CuSO4 và 0,2 mol KCl (điện cực trơ, màng ngăn xốp, cường độ
dòng điện không đổi) trong thời gian t giây, thu được 2,464 lít khí ở anot (đktc). Nếu thời gian điện phân là 2t
giây thì tổng thể tích khí thu được ở cả hai điện cực là 5,824 lít (đktc). Biết hiệu suất điện phân 100%, các khí
sinh ra không tan trong dung dịch. Giá trị của a gần nhất với
A. 0,26. B. 0,24. C. 0,18. D. 0,16.

Đăng ký học off LUYỆN ĐỀ  TỔNG ÔN tại 72 Tôn Thất Tùng  Hà Nội Thầy LÊ PHẠM THÀNH 0976.053.496
http://hoc24h.vn/ – Hotline: 1900.7012 Thầy LÊ PHẠM THÀNH (https://www.facebook.com/thanh.lepham)

Câu 34. Đun nóng m gam chất hữu cơ X (chứa C, H, O và có mạch cacbon không phân nhánh) với 100 ml dung
dịch NaOH 2M đến phản ứng hoàn toàn. Để trung hòa lượng NaOH dư cần 40 ml dung dịch HCl 1M. Cô cạn
dung dịch sau khi trung hòa thu được 7,36 gam hỗn hợp hai ancol đơn chức Y, Z và 15,14 gam hỗn hợp hai
muối khan, trong đó có một muối của axit cacboxylic T. Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Phân tử X chứa 14 nguyên tử hiđro.
B. Số nguyên tử cacbon trong T bằng một nửa số nguyên tử cacbon trong X.
C. Phân tử T chứa 3 liên kết đôi C=C.
D. Y và Z là hai chất đồng đẳng kế tiếp nhau.
Câu 35. Nhiệt phân hoàn toàn hỗn hợp gồm Fe(NO3)3 và Cu(NO3)2 thu được hỗn hợp khí X và chất rắn Y. Hấp
thụ hết X vào nước được dung dịch Z, khử hoàn toàn Y bằng CO dư được chất rắn T. T tan vừa hết trong dung
dịch Z chỉ gồm 2 muối tan (tạo khí NO duy nhất). Thành phần % về khối lượng Fe(NO3)3 trong hỗn hợp đầu là
A. 39,16% B. 56,28% C. 72,02% D. 63,19%
Câu 36. Tiến hành các thí nghiệm sau:
 Thí nghiệm 1: Cho 5 giọt dung dịch CuSO4 5% và khoảng 1 ml dung dịch NaOH 10% vào ống nghiệm. Lắc
nhẹ, gạn bỏ lớp dung dịch giữ lại kết tủa Cu(OH)2. Rót thêm 2 ml dung dịch glucozơ vào ống nghiệm chứa
Cu(OH)2, lắc nhẹ.
 Thí nghiệm 2: Cho vào ống nghiệm 1 ml dung dịch protein 10% (lòng trắng trứng 10%), 1 ml dung dịch
NaOH 30% và 1 giọt dung dịch CuSO4 2%. Lắc nhẹ ống nghiệm.
Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Ở thí nghiệm 1, glucozơ phản ứng với Cu(OH)2 tạo phức đồng glucozơ Cu(C6H10O6)2.
B. Ở thí nghiệm 2, lòng trắng trứng phản ứng với Cu(OH)2 tạo thành hợp chất phức.
C. Kết thúc thí nghiệm 1, dung dịch trong ống nghiệm có màu xanh thẫm.
D. Kết thúc thí nghiệm 2, dung dịch có màu tím.
Câu 37. Hòa tan hoàn toàn hai chất rắn X, Y (có số mol bằng nhau) vào nước, thu được dung dịch Z. Tiến hành
các thí nghiệm sau:
 Thí nghiệm 1: Cho dung dịch NaOH dư vào V lít dung dịch Z (đun nóng nhẹ), thu được n1 mol khí.
 Thí nghiệm 2: Cho dung dịch BaCl2 dư vào V lít dung dịch Z, thu được n2 mol kết tủa.
 Thí nghiệm 3: Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào V lít dung dịch Z, thu được n3 mol kết tủa.
Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn và n1 = 3n2 = 3n3. Hai chất X và Y lần lượt là
A. (NH4)3PO4 và KH2PO4. B. NH4H2PO4 và (NH4)2HPO4.
C. (NH4)2HPO4 và Na2HPO4. D. (NH4)3PO4 và NH4H2PO4.
Câu 38. Cho a gam hỗn hợp X gồm 2 chất hữu cơ có công thức phân tử C2H8O3N2 và C4H12O4N2 đều no mạch
hở tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ thu được 5,6 lit (đktc) hỗn hợp khí Y gồm 2 chất hữu cơ đều làm xanh
giấy quỳ tím ẩm có tỉ khối so với H2 bằng 19,7 và dung dịch Z có chứa b gam hỗn hợp 3 muối. Giá trị của b gần
nhất với
A. 27,5. B. 19,5. C. 29,5. D. 25,5.
Câu 39. Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X có khối lượng a gam gồm Mg, Al, FeO, CuO cần dùng 2 lít dung dịch
HNO3 0,35M, thu được dung dịch Y chỉ chứa muối nitrat (không có ion Fe2+) và 3,36 lít NO (đktc, sản phẩm
khử duy nhất). Mặt khác, cho X tác dụng hết với dung dịch HCl (vừa đủ), thêm AgNO3 (dư) vào hỗn hợp phản
ứng, thu được 77,505 gam chất rắn. Tổng khối lượng của oxit kim loại trong X là m gam. Giá trị của m gần
nhất với
A. 3,8. B. 2,8. C. 3,6. D. 1,6.
Câu 40. X, Y là hai hữu cơ axit mạch hở. Z là ancol no, T là este hai chức mạch hở không nhánh tạo bởi X, Y,
Z. Đun 29,145 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z, T với 300 ml dung dịch NaOH 1M vừa đủ, thu được ancol Z và
hỗn hợp F chứa hai muối có số mol bằng nhau. Cho Z vào bình chứa Na dư, thấy khối lượng bình tăng 14,43
gam và thu được 4,368 lít H2 (đktc). Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp F cần 11,76 lít O2 (đktc), thu được khí CO2,
Na2CO3 và 5,4 gam H2O. Phần trăm khối lượng của T trong E là
A. 50,82%. B. 13,90%. C. 26,40%. D. 8,88%.
Biên soạn: Thầy LÊ PHẠM THÀNH
Đăng kí LUYỆN THI ONLINE tại: http://hoc24h.vn/

Đăng ký học off LUYỆN ĐỀ  TỔNG ÔN tại 72 Tôn Thất Tùng  Hà Nội Thầy LÊ PHẠM THÀNH 0976.053.496
http://hoc24h.vn/ – Hotline: 1900.7012 Thầy LÊ PHẠM THÀNH (https://www.facebook.com/thanh.lepham)

 Ưu đãi 450K + Tặng kèm sách khi đăng ký các khóa SUPER-2 & SUPER-3 ngày 17  19/4
 2K2 học cả năm chỉ với 2000K từ 15/4  21/4  http://bit.ly/LuyenThi2020
 Giảm giá 30% tất cả các đầu sách trên Hoc24h.vn từ 15/4  21/4  http://bit.ly/SachHoc24h
 Inbox chị Kim Ánh hoặc Hiền Lê hoặc gọi tới số 1900.7012 để đăng ký !

ĐÁP ÁN: ĐỀ VIP LIVESTREAM  Đề số 03


01 02 03 04 05 06 07 08 09 10
11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
21 22 23 24 25 26 27 28 29 30
31 32 33 34 35 36 37 38 39 40
Biên soạn: Thầy LÊ PHẠM THÀNH
Đăng kí LUYỆN THI ONLINE tại: http://hoc24h.vn/

HỆ THỐNG CÁC KHÓA HỌC MÔN HÓA – 2019 TẠI HOC24H.VN:


 Khóa SUPER-2: LUYỆN ĐỀ THI THỬ THPT QG 2019: http://bit.ly/SUPER-2_LuyenDeHoa2019
 Khóa SUPER-3: TỔNG ÔN CẤP TỐC 2019: http://bit.ly/TongOnHoa2019
 Khóa LUYỆN ĐỀ BẮC TRUNG NAM 2019: http://bit.ly/LuyenDeBTN2019Hoa
 Khóa SUPER-PLUS: CHINH PHỤC LÝ THUYẾT HÓA HỌC 2019:
http://bit.ly/SuperPlus2019HoaCPLT
 Khóa SUPER-PLUS: CHINH PHỤC CÁC DẠNG BÀI TẬP NÂNG CAO HÓA HỌC 2019:
http://bit.ly/SuperPlus2019HoaBT
 Khóa LUYỆN THI CẤP TỐC – THPT QG 2019: http://bit.ly/LuyenThiCapTocHoa2019
 Khóa SUPER-1: LUYỆN THI THPT QG 2019: http://bit.ly/Super-1_2019Hoa
 Khóa CHINH PHỤC KIẾN THỨC HÓA HỌC 10: http://bit.ly/ChinhPhucKienThucHoa10
 Khóa CHINH PHỤC CÁC CHUYÊN ĐỀ NÂNG CAO HÓA HỌC 10:
http://bit.ly/ChinhPhucHoa10NangCao
 Khóa ÔN THI VÀO LỚP 10 MÔN HOÁ: http://bit.ly/OnThiVao10Hoa

HỆ THỐNG CÁC KHÓA HỌC MÔN HÓA DÀNH CHO 2K2


 Tặng FREE khoá học trị giá 500K: http://bit.ly/Free500K
 LUYỆN THI cả năm chỉ với 2000K: http://bit.ly/LuyenThi2020
 LUYỆN THI THPT QG 2020: http://bit.ly/THPTQG2020
 Khóa CHINH PHỤC KIẾN THỨC HÓA HỌC 11: http://bit.ly/ChinhPhucKienThucHoa11
 Khóa CHINH PHỤC CÁC CHUYÊN ĐỀ NÂNG CAO HÓA HỌC 11:
http://bit.ly/ChinhPhucHoa11NangCao

Đăng ký học off LUYỆN ĐỀ  TỔNG ÔN tại 72 Tôn Thất Tùng  Hà Nội Thầy LÊ PHẠM THÀNH 0976.053.496

You might also like