You are on page 1of 8

Bài 8: CÁC NGUYÊN TỐ PHI KIM

Hydrogen - Oxygen – Halogen - Sulfur – Nitrogen

TN1. Tác dụng của khí H2 với O2

① Hoá chất và dụng cụ


Kẽm hạt; HCl 1M; bình Wurtz (bình cầu có nhánh); bình chứa khí oxygen (gazomet);
ống nghiệm; đèn cồn.
② Tiến hành thí nghiệm
Khí hidrogen được điều chế từ bình cầu có nhánh với kẽm và HCl 1M; khí oxygen
được điều chế và nạp vào bình chứa khí (PTN chuẩn bị).
Lấy khí hiđro vào 2/3 thể tích của ống nghiệm bằng phương pháp thu qua nước, sau đó
tiếp tục lấy khí O2 (từ bình chứa khí) đến đầy ống. Dùng ngón tay cái bịt chặt miệng ống.
Lót tay bằng khăn mặt (hoặc giẻ dày), cầm ống nghiệm, đưa miệng ống nghiệm vào gần
ngọn lửa đèn cồn, đồng thời mở ngón tay cái ra. Nêu hiện tượng và giải thích.

Hình 1: Thu khí oxi từ bình chứa khí.


Ghi chú: Có thể thay bình Wurtz bằng bình Kíp cải tiến (bình tam giác có nút cao su,
ống dẫn khí).
③ Tường trình
+ Tại sao trước khi cầm ống nghiệm để đốt phải lót tay bằng khăn mặt hoặc giẻ dày?

.......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

+ Khi dẫn khí H2 để khử CuO - copper(II) oxide, đốt nóng thì cần đảm bảo rằng H2
không có lẫn O2 không khí (vì sẽ tạo hỗn hợp nổ). Làm sao để biết H2 còn lẫn O2 hay không?
.......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................
1THVC
TN 2. Tác dụng của oxi với than gỗ, sulfur, iron

(Làm theo nhóm nhỏ)


① Hoá chất và dụng cụ
Than gỗ; lưu huỳnh (sulfur); H2O2 10%, tinh thể FeSO4·7H2O; dây phanh; bình tam
giác 250 mL (miệng rộng); muôi đốt; đèn cồn.
② Tiến hành thí nghiệm

Hình 2: Các chất cháy trong khí oxygen.


Điều chế khí O2: Chuẩn bị một bình tam giác 250 mL, cho vào 50 mL dung dịch
H2O2 10%. Thêm một ít tinh thể FeSO4·7H2O làm xúc tác để phân hủy H2O2 tạo thành O2.
Đậy miệng bình tam giác bằng bông.
Thực hiện lần lượt và nối tiếp các thí nghiệm sau đây trong bình tam giác chứa khí
O2 vừa điều chế ở trên.
Ghi chú: Có thể lấy khí O2 để thực hiện các phản ứng từ bình Gazomet.
1. Đốt cháy than gỗ. Dùng muôi sắt đựng một mẩu than nhỏ, đốt đỏ mẩu than, mở nắp
lọ đựng oxygen và đưa nhanh mẩu than đỏ vào lọ. Nhận xét hiện tượng, viết phương
trình hóa học.
.......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

2. Đốt cháy lưu huỳnh. Dùng thìa kim loại đựng một ít lưu huỳnh bột. Đốt cháy lưu
huỳnh trong không khí. Quan sát mầu sắc ngọn lửa. (Lưu huỳnh cháy chậm trong không
khí cho ngọn lửa mầu xanh nhạt).
Mở nắp lọ, đưa nhanh thìa đựng lưu huỳnh đang cháy vào lọ đựng oxygen. Quan sát
hiện tượng và mầu của ngọn lửa
Tìm cách thử tính axit của dung dịch có trong lọ.
.......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................
2THVC
3. Đốt cháy sắt (iron). Lấy một đoạn dây thép (dây phanh xe đạp), một đầu dây uốn
xoắn thành hình lò xo, bên trong lò xo cho một mẩu gỗ nhỏ. Đốt cháy mẩu gỗ trên ngọn
lửa đến khi chỉ còn tàn đỏ, đưa nhanh vào lọ đựng oxygen.
Nhận xét hiện tượng + Viết phương trình hóa học.
.......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

③ Tường trình
+ Vì sao các chất cháy trong oxygen mạnh hơn cháy trong không khí?
.......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

TN 3. So sánh khả năng hoạt động của các halogen

① Hoá chất và dụng cụ


Nước chlorine; nước bromine; nước iodine; dung dịch KBr (potassium bromide); dung
dịch KI (potassium iodide); dung dịch hồ tinh bột; benzene; ống nghiệm.
② Tiến hành thí nghiệm
1. Trong ống nghiệm đựng 2 mL dung dịch KBr, thêm vào từng giọt nước Cl2. Lắc
mạnh. Tiếp đó, thêm vài giọt benzene và lắc đều. Nhận xét hiện tượng.
Tiếp tục cho thêm nước Cl2 và lắc mạnh. Theo dõi sự thay đổi mầu sắc của dung dịch.
2. Trong ống nghiệm đựng 2 mL dung dịch KI, thêm vào từng giọt nước Br2. Nhận xét
hiện tượng.
Chia dung dịch sau thí nghiệm làm hai phần. Phần một thêm benzene, phần hai thêm
vài giọt dung dịch hồ tinh bột. Lắc đều. Nhận xét hiện tượng.
③ Tường trình
+ Hãy so sánh khả năng hoạt động của các halogen và viết các phương trình phản ứng.
.......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

3THVC
TN 4. Tác dụng của lưu huỳnh với sắt

(Làm chung cả nhóm – tiến hành trong tủ hút)


① Hoá chất và dụng cụ
Lưu huỳnh bột; sắt bột; KClO3 (potassium chlorate); chén sứ, đũa thủy tinh; đèn cồn.
② Tiến hành thí nghiệm
Lấy khoảng 4 gam bột sắt và 2 gam bột lưu huỳnh cho vào chén sứ khô chịu nhiệt,
trộn đều rồi vun thành đống (khoảng 1/3 chén sứ). Nếu bột sắt kém hoạt động, tức đã bị
oxi hóa một phần thì có thể cho một ít tinh thể KClO3 lên trên hỗn hợp để mồi.
Dùng đữa thủy tinh đã hơ nóng mạnh để nhúng vào hỗn hợp. Quan sát hiện tượng.
③ Tường trình
+ Nêu hiện tượng + Viết phương trình hóa học
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
+ Cho thêm vài tinh thể KClO3 lên trên hỗn hợp có ảnh hưởng gì đến mục đích của thí
nghiệm không?
.......................................................................................................................................................

TN 5. Tác dụng của dung dịch sulfur dioxide với chất oxi hoá

① Hoá chất và dụng cụ


Dung dịch SO2 (PTN chuẩn bị); nước bromine; dung dịch FeCl3 – Iron(III) chloride;
dung dịch KMnO4 – potassium permanganate; ống nghiệm.
② Tiến hành thí nghiệm
Cho vào 5 ống nghiệm:
Ống 1: 3 – 4 giọt dung dịch nước Br2.
Ống 2: 3 – 4 giọt dung dịch FeCl3
Ống 3: 3 – 4 giọt dung dịch KMnO4
Cho vào mỗi ống từng giọt dung dịch sulfur dioxide đến khi mầu của dung dịch trong
ống thay đổi hoàn toàn.
③ Tường trình
+ Viết phương trình hóa học, giải thích hiện tượng thay đổi màu của các dung dịch?
Rút ra kết luận về tính chất của dung dịch sulfur dioxide.
.......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

4THVC
TN 6. Tác dụng của sulfuric acid đặc với chất hữu cơ

(Làm theo cả nhóm)


① Hoá chất và dụng cụ
H2SO4 98%; giấy trắng; đường trắng; đũa thuỷ tinh; miếng kính; đèn cồn.
② Tiến hành thí nghiệm
Đặt tờ giấy lên miếng kính, dùng đũa thuỷ tinh nhúng H2SO4 đặc 98% viết lên tờ
giấy. Cẩn thận hơ nóng phía dưới tâm kính. Quan sát hiện tượng.
Cho 10 gam đường mía vào cốc 100 mL. Thêm vài giọt dung dịch H2SO4 đặc. Quan
sát hiện tượng.
③ Câu hỏi
+ Thí nghiệm đã chứng minh tính chất gì của sulfuric acid đặc? Viết các phương trình
phản ứng?
.......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

TN 7: Khả năng tạo phức của ammonia

① Hoá chất và dụng cụ


Dung dịch AgNO3 loãng (silver nitrate); CuSO4 bão hòa – Copper(II) sulfate; NaCl
loãng; NaOH loãng; ammonia đặc; kẹp gỗ; ống nghiệm; bông.
② Tiến hành thí nghiệm
Lấy riêng vào 2 ống nghiệm: ống 1 khoảng 2 mL dung dịch AgNO3, ống 2 khoảng 2
mL dung dịch CuSO4 .
Thêm vào ống 1 vài giọt dung dịch NaCl; ống 2 vài giọt dung dịch NaOH.
Thêm vào mỗi ống từng giọt dung dịch amoniac đặc cho tới khi kết tủa tan hoàn toàn.
Ở ống 2 tạo thành nước Svayde, thêm một ít bông để thử khả năng hòa tan.
Quan sát và giải thích các hiện tượng xảy ra. Viết các phương trình phản ứng.
③ Tường trình
+ Viết phương trình hóa học

.......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

+ Theo thuyết acid-base Lewis, phản ứng tạo phức của ammonia ở trên có thuộc loại
phản ứng acid-base không?
.......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

5THVC
TN 8. Tác dụng của kim loại kiềm với nước

(Làm theo nhóm nhỏ)


① Hoá chất và dụng cụ
Kim loại lithium; kim loại sodium; dung dịch phenolphthalein; panh; cốc 1 lít; phễu
thuỷ tinh 9-10cm; giấy lọc.
② Tiến hành thí nghiệm
Dùng panh gắp Na đựng trong lọ dầu hoả, đặt lên miếng giấy lọc, dùng dao khô cắt
một mẩu bằng nửa hạt ngô. Quan sát bề mặt lúc mới cắt và sau một thời gian. Nhận xét?
(Lưu ý: Không dùng tay cầm trực tiếp các kim loại kiềm).
Gắp mẩu kim loại trên cho vào cốc có chứa nước đến 1/4 thể tích. Quan sát các hiện
tuợng xảy ra. Sau khi natri đã phản ứng hết, cho vào vài giọt dung dịch phenolphtalein.
Làm thí nghiệm như trên với Li.
So sánh các hiện tượng ở cả hai trường hợp và rút ra kết luận về khả năng hoạt động
của các kim loại kiềm.
③ Tường trình
+ Viết phương trình phản ứng và giải thích hiện tượng.
.......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

+ Tại sao Li, Na lại được bảo quản trong dầu hoả khan và trung tính?
.......................................................................................................................................................

TN 9. Màu ngọn lửa của các kim loại kiềm và kiềm thổ

(Làm theo nhóm nhỏ)


① Hoá chất và dụng cụ
Các dung dịch bão hòa: LiCl, NaCl, KCl, CaCl2, SrCl2, BaCl2; đũa thủy tinh, đèn cồn.
② Tiến hành thí nghiệm
Dùng đũa thủy tinh để nhúng vào các dung dịch bão hòa tương ứng và đốt trực tiếp
trên ngọn lửa đèn cồn. Hãy quan sát mầu của ngọn lửa.
So sánh mầu ngọn lửa của các kim loại kiềm, màu ngọn lửa của các kim loại kiềm thổ.
Ion lithium sodium potassium calcium strontium barium
Màu đỏ tía vàng tím đỏ cam đỏ son lục vàng
③ Tường trình
+ Giải thích nguyên nhân phát sinh mầu ngọn lửa của các kim loại kiềm?
.......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................
6THVC
TN 10: Tính chất của Na2O2

① Hoá chất và dụng cụ


Na2O2 (sodium peroxide); HCl loãng; HCl đặc; dung dịch AgNO3; dung dịch KI
(potassium iodide) ; ống nghiệm.
② Tiến hành thí nghiệm
1. Cho vào ống nghiệm khô một ít bột Na2O2, cho thêm từng giọt dung dịch HCl loãng
cho đến khi tan hết. Cho tiếp vào dung dịch thu được vài giọt dung dịch KI.
Nhận xét sự thay đổi màu sắc của dung dịch, viết phương trình phản ứng và giải thích.
2. Cho vào ống nghiệm khô một ít bột Na2O2, cho thêm từ từ từng giọt dung dịch HCl
đặc. Quan sát màu sắc của khí sinh ra. Viết phương trình phản ứng.
③ Tường trình
+ Viết phương trình phản ứng và giải thích hiện tượng.
.......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

+ Các thí nghiệm trên đã chứng minh tính chất gì của Na2O2? Nguyên nhân gây ra tính
oxi hoá của Na2O2?
.......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

TN 11. Điều chế và tính chất của Al(OH)3

① Hóa chất và dụng cụ


Các dung dịch: Al2(SO4)3 - aluminium sulfate, NH3 - ammonia, HCl loãng; NaOH
loãng; nhôm lá; tinh thể NH4Cl (ammonium chloride).
② Tiến hành thí nghiệm
1. Trong 2 ống nghiệm mỗi ống đựng 1-2 mL dung dịch Al2(SO4)3; thêm vào mỗi ống
từ từ từng giọt dung dịch NH3 cho đến khi có kết tủa. Quan sát hiện tượng.
Ống 1: Cho thêm từ từ từng giọt dung dịch HCl.
Ống 2: Cho thêm từ từ từng giọt dung dịch NaOH.
Nêu nhận xét về tính chất của Al(OH)3 - aluminium hydroxide.
2. Đun nóng ống 2 đến sôi và thêm một ít tinh thể NH4Cl (ammonium chloride), lắc
đều. Theo dõi hiện tượng.

7THVC
③ Tường trình
+ Viết phương trình phản ứng và giải thích hiện tượng.
.......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

+ Nếu sục khí CO2 dư đi qua dung dịch ở ống 2 thì có tạo ra kết tủa không?
.......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

TN 12. Điều chế và tính chất của PbCrO4


.
① Hoá chất và dụng cụ
Dung dịch K2Cr2O7 (potassium dichromate); dung dịch Pb(CH3COO)2 (lead acetate);
HNO3 (nitric acid); dung dịch NaOH 2M; ống nghiệm.
② Tiến hành thí nghiệm
Trong ống nghiệm đựng khoảng 1 - 2 mL dung dịch Pb(CH3COO)2 (nếu bị vẩn đục thì
thêm vài giọt acetic acid), cho thêm từ từ từng giọt dung dịch K2Cr2O7 cho đến khi có kết
tủa hoàn toàn. Nhận xét mầu sắc của kết tủa.
Lấy kết tủa PbCrO4 cho vào hai ống nghiệm; ống thứ nhất cho thêm HNO3, ống thứ
hai thêm dung dịch NaOH. Quan sát khả năng hoà tan của kết tủa trong 2 dung dịch đó.
③ Tường trình
+ Tại sao điều chế PbCrO4 lại cho Pb(CH3COO)2 tác dụng với K2Cr2O7? Dựa vào cân
bằng sau đây để giải thích:
⎯⎯
→ 2CrO42- + 2H+
Cr2O72- + H2O ⎯

.......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

+ Tại sao PbCrO4 lại tan trong HNO3 và NaOH? Có thể tan trong HCl, H2SO4,
CH3COOH không?
.......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................
8THVC

You might also like