You are on page 1of 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI ĐỀ THI HẾT HỌC PHẦN

KHOA HÓA HỌC


--------------------- Môn thi : Đại cương và hiđrocacbon (HC1)
(Đề thi dành cho sinh viên K66AB) Đề số 1 - Thời gian: 90 phút

Câu I: (2 điểm)
1. D-Erithrozơ có công thức chiếu Fisơ như hình bên. D-Erithrozơ có bao nhiêu
trung tâm bất đối? Xác định cấu hình tuyệt đối của từng trung tâm bất đối đó. Hãy
chuyển công thức Fisơ của D-Erithrozơ sang công thức phối cảnh.
2. Hãy viết cấu dạng bền của các chất sau bằng công thức Niumen và giải thích
ngắn gọn: CH3CH2CH2CH3, HOCH2CH2OH, HOCH2CH2OCH3
Câu II: (3 điểm)
1. Hãy sắp xếp theo chiều giảm dần tính axit của các chất sau và giải thích ngắn gọn:
C6H5COOH, HCOOH, CH3COOH, 4-O2NC6H4COOH
2. Hãy viết phương trình phản ứng giữa stiren và các tác nhân sau (chỉ viết sản phẩm chính): a)
KMnO4 loãng, lạnh sau đó axit hóa hỗn hợp; b) KMnO4/H+, to; c) B2H6 sau đó oxi hóa bằng
H2O2 trong môi trường kiềm; d) HBr có peoxit xúc tác; e) dung dịch HBr.
3. Viết cơ chế hình thành sản phẩm khi cho stiren phản ứng với dung dịch HBr.
Hãy dự đoán sản phẩm khi có mặt metanol trong hỗn hợp phản ứng và giải thích.
Câu III: (2 điểm)
1. Hoàn thành các phương trình phản ứng sau:

2. Từ benzen và hidrocacbon chứa không quá 2 nguyên tử cacbon, hãy viết sơ đồ điều chế các
chất sau (tác nhân và các điều kiện phản ứng có đủ):
a) Axit p-nitrobenzoic b) But-1-en
Câu IV: (3 điểm)
1. Hiđrocacbon không no mạch hở X (C6H8) có tính quang hoạt, cấu hình R. Hiđro hoá X bằng
hiđro dư (xúc tác Pt) thu được hiđrocacbon Y (C6H14) không có tính quang hoạt. X phản ứng
với hiđro (xúc tác Lindlar) tạo thành hiđrocacbon Z (C6H10).
Xác định công thức cấu trúc của X, Y, Z và viết các phương trình phản ứng xảy ra.
2. Clo hoá Y trong điều kiện chiếu sáng thu được sản phẩm là hỗn hợp các đồng phân monoclo.
Tính hàm lượng % mỗi đồng phân biết khả năng phản ứng tương đối của nguyên tử hiđro bậc I,
bậc II và bậc III là rI : rII : rIII = 1 : 4 : 5.
3. Phổ cộng hưởng từ proton (1H NMR) của một trong các hợp chất X, Y, Z có 5 tín hiệu như
hình dưới. Hãy cho biết phổ này tương ứng với hợp chất nào và giải thích.

Ghi chú: Sinh viên không được sử dụng tài liệu khi làm bài.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI ĐỀ THI HẾT HỌC PHẦN
KHOA HÓA HỌC
--------------------- Môn thi : Đại cương và hiđrocacbon (HC1)
(Đề thi dành cho sinh viên K66AB) Đề số 2 - Thời gian: 90 phút

Câu I: (2 điểm)

Sắp xếp theo chiều tăng dần tính axit (dãy 1) và nhiệt độ sôi (dãy 2) của các hợp chất dưới
đây và giải thích ngắn gọn:
1. C6H5COOH (A1); p-O2NC6H4COOH (A2); CH3COOH (A3); C2H5OH (A4); C6H5OH (A5)

Câu II: (3 điểm)


1. Hoàn thành các phương trình phản ứng sau:

2. Trình bày cơ chế của phản ứng f).


3. Sản phẩm chính của phản ứng b) có quang hoạt không? Vì sao? Biểu diễn dạng công
thức phối cảnh của các sản phẩm đó và xác định cấu hình tuyệt đối của các trung tâm bất
đối (nếu có).
Câu III: (2 điểm)
1. Từ propan và các chất vô cơ, điều kiện thích hợp, hãy điều chế 2-metylpentan.
2. Từ benzene và các chất hữu cơ chứa không quá 3 nguyên tử cacbon hãy điều chế p-
BrC6H4CH=CH-CH3.
Câu IV: (3 điểm)
1. Cho 3-metylpentan phản ứng với brom theo tỷ lệ 1:1 về số mol có ánh sáng khuếch tán
thì thu được sản phẩm là hỗn hợp các đồng phân monobrom A. Hãy tính hàm lượng % (khối
lượng) từng đồng phân monobrom biết rằng khả năng phản ứng tương đối của nguyên tử
hiđro bậc I, bậc II và bậc III là 1:82:1600.
2. B là một sản phẩm trong hỗn hợp monobrom A. Hãy xác định công thức cấu tạo của B
biết rằng khi chụp phổ cộng hưởng từ proton (1H NMR) thấy xuất hiên 3 tín hiệu proton với
tỷ lệ tương đối các nguyên tử hiđro là 3:4:6.
3. Viết cơ chế phản ứng hình thành B.
Hãy viết công thức cấu trúc các sản phẩm có thể có trong A.

Ghi chú: - Sinh viên không được sử dụng tài liệu khi làm bài.

You might also like