You are on page 1of 20

Thạc sĩ: HÀ XUÂN PHONG

BÀI TẬP HÓA HỌC HỮU CƠ 12


PHẦN II
AMIN-AMINOAXIT-PEPTIT-
PROTEIN- POLIME

Năm học 2021/2022


CHƯƠNG 3: AMIN-AMINOAXIT-PEPTIT-PROTEIN
CHỦ ĐỀ 2: AMINOAXIT
❖ TÓM TẮT LÍ THUYẾT
1/ Khái niệm : Amino axit là hợp chất hữu cơ tạp chức, trong phân tử chứa đồng
thời nhóm amino (-NH2) và nhóm cacboxyl (-COOH)
* CTCT tổng quát : (NH2)nR(COOH)m
* CTPT tổng quát: CxHyOzNt hay CnH2n+2-2k+tOzNt
Cấu tạo phân tử: ở dạng kết tinh, hoặc trong dd tồn tại chủ yếu ở dạng lưỡng cực:
H2N R COOH H3N R COO
2/ Danh pháp : axit + amino + tên axit tương ứng
+ NH2 –CH2-COOH : axit aminoaxetic (hay glyxin)
+ CH3-CH(NH2)COOH : axit -aminopropionic (hay alanin)
+ HOOC-(CH2)2-CH(NH2)COOH : axit glutamic
+ (CH3)2CH-CH(NH2)-COOH: valin
+ NH2-(CH2)4-CH(NH2)-COOH: lysin
3/ Tính chất hóa học : amino axit là hợp chất lưỡng tính.
Nếu n = m : aminoaxit không làm đổi màu quì tím
Nếu n > m : aminoaxit làm quì tím hóa xanh
Nếu n < m : aminoaxit làm quì tím hóa đỏ
Đặc biệt: phản ứng trùng ngưng ( tạo poliamit):
nNH2 -R-COOH → [-NH-R-CO-]n + nH2O
❖ Chú ý: Cách tính số nhóm chức trong phân tử amino axit:

+ Số nhóm –NH2 =
n H+
; + Số nhóm –COOH =
n OH−

namino axit namino axit


 PHẦN TỰ LUẬN
Câu 1: Viết CTCT và gọi tên các amino axit có CTPT: C2H5O2N; C3H7O2N;
C4H9O2N.
Câu 2: Viết phương trình phản ứng khi cho axit -aminopropionic tác dụng với các
chất sau: Na, HCl, NaOH, C2H5OH có mặt HCl (khí)
Câu 3: -amino axit X chứa 1 nhóm –NH2 và 1 nhóm –COOH. Để tác dụng vừa
đủ với 8,9g X thì cần dùng 100ml dd HCl 1M. Xác định CTCT của X.
Câu 4: Một aminoaxit X chứa 1 nhóm –NH2. Cho 7,5g X tác dụng vừa đủ với dung
dịch HCl, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 11,15g. Xác định CTPT của X.
Câu 5: -amino axit X chứa 1 nhóm –NH2 và 1 nhóm –COOH. Cho 10,3g X tác
dụng với 1 lượng vừa đủ dd NaOH thì thu được dd chứa 12,5g muối. Xác định
CTCT của X. áp dụng tăng giảm khối lượng, tìm MA.

2
Câu 6: Cho 0,01mol một aminoaxit (chứa 1 nhóm –COOH) tác dụng vừa đủ với
200 ml dung dịch HCl 0,1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 2,19g muối
khan. Xác định CTPT của X.
Câu 7: Đun 100ml dung dịch một aminoaxit 0,2M tác dụng vừa đủ với 80ml dung
dịch NaOH 0,25M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 2,5g muối khan. Mặt
khác, lấy 100g dung dịch aminoaxit trên có nồng độ 20,6% phản ứng vừa đủ với
400ml dung dịch HCl 0,5M. Xác định CTPT của aminoaxit.
Câu 8: * Cho m gam -amino axit X (chứa 1nhóm –NH2 và 1 nhóm –COOH) vào
120ml dd HCl 1M (dùng dư) thì thu được dd A. Để tác dụng hết các chất trong dd
A thì cần vừa đủ 200ml dd NaOH 1M, nếu cô cạn cẩn thận dung dịch sau phản ứng
thì thu được 14,78g muối khan. Xác định CTCT X.
Câu 9: * Cho 100ml dd amino axit A (chứa 1 nhóm cacboxyl) tác dụng vừa đủ với
80ml dd KOH 0,375M. Dung dịch thu được lại được trung hòa vừa đủ bằng 60ml
dd HCl 1M. Nếu cho 30ml dd A tác dụng vừa đủ với dd NaOH rồi cô cạn sản phẩm
thu được 1,377g muối khan.
a, Xác định CTPT của amino axit A và nồng độ mol của dd chứa A.
b, Viết CTCT của A (mạch cacbon không phân nhánh)
 PHẦN TRẮC NGHIỆM
LÍ THUYẾT
VẤN ĐỀ 1: KHÁI NIỆM – ĐỒNG PHÂN – DANH PHÁP
Câu 1: Amino axit là hợp chất hữu cơ trong phân tử
A. chứa nhóm cacboxyl và nhóm amino. B. chỉ chứa nhóm amino.
C. chỉ chứa nhóm cacboxyl. D. chỉ chứa nitơ hoặc cacbon.
Câu 2: Đồng đẳng của glyxin có công thức chung là:
A. H2NCnH2n-2COOH (n≥ 2) B. H2NCnH2n-1COOH (n≥ 1)
C. H2NCnH2nCOOH (n≥ 1) D. H2NCnH2n-3COOH (n≥ 2)
Câu 3: Hỗn hợp X gồm 2 aminoaxit no, 1 chức amin. Chất thứ nhất có hai nhóm
axit, chất thứ 2 có 1 nhóm axit. Công thức của 2 chất trong X là
A. CnH2n+2(COOH)2(NH2); CmH2m-2(COOH)(NH2)
B. CnH2n(COOH)2(NH2) ; CmH2m(COOH)(NH2)
C. CnH2n-3(COOH)2(NH2) ; CmH2m-2(COOH)(NH2)
D. CnH2n-1(COOH)2(NH2) ; CmH2m(COOH)(NH2)
Câu 4: Aminoaxit C3H7O2N có số đồng phân aminoaxit là:
A. 4 B. 3 C. 2 D. 1
Câu 5: Aminoaxit C4H9O2N có số đồng phân -aminoaxit là:
A. 4 B. 3 C. 2 D. 1
Câu 6: Số đồng phân este của amino axit có CTPT C5H11O2N là:
A. 4 B. 6 C. 7 D. 9
Câu 7: Glyxin (axit aminoaxetic) là :

3
A. Hợp chất đa chức B. Hợp chất tạp chức
C. Hợp chất đa chức no D. Hợp chất tạp chức no
Câu 8: Cho các chất hữu cơ: CH3CH(CH3)NH2 (X) và CH3CH(NH2)COOH (Y).
Tên thay thế của X và Y lần lượt là
A. propan–1–amin và axit 2–aminopropanoic.
B. propan–1–amin và axit aminoetanoic.
C. propan–2–amin và axit aminoetanoic.
D. propan–2–amin và axit 2–aminopropanoic.
Câu 9: Trong các tên gọi dưới đây, tên nào không phù hợp với chất CH3-
CH(CH3)-CH(NH2)-COOH?
A. Axit 3-metyl-2-aminobutanoic B. Valin
C. Axit 2-amino-3-metylbutanoic D. Axit α-amino isovaleric
Câu 10: (CĐ-2012) Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Axit glutamic là thành phần chính của bột ngọt.
B. Amino axit thuộc loại hợp chất hữu cơ tạp chức.
C. Các amino axit thiên nhiên hầu hết là các β-amino axit.
D. Ở nhiệt độ thường, các amino axit đều là những chất lỏng.

VẤN ĐỀ 2: TÍNH CHẤT VẬT LÝ – HÓA HỌC CỦA AMINOAXIT


Câu 11: Chất rắn không màu, dễ tan trong nước, kết tinh ở điều kiện thường là
A. C6H5NH2. B. C2H5OH. C. H2NCH2COOH. D. CH3NH2.
Câu 12: Axit aminoaxetic phản ứng với :
A. Na; NaOH; Na2SO4 B. Na; NaOH; H2SO4
C. Cu; NaOH; H2SO4 D. CuO; Ca(OH)2; KNO3
Câu 13: Chất nào sau đây vừa tác dụng được với H2NCH2COOH, vừa tác dụng
được với CH3NH2?
A. NaCl. B. HCl. C. CH3OH. D. NaOH.
Câu 14: Số phản ứng xảy ra khi cho CH3-CH(NH2)-COOH lần lượt tác dụng với
các chất: HCl, NaCl, KOH, NH3, CH3OH/khí HCl, Cu, Na2SO4 là:
A. 3 B. 4 C. 5 D. 6
Câu 15: Cho dung dịch chứa các chất sau :
X1 : C6H5 - NH2 ; X2 :CH3 - NH2 ; X3 : NH2 - CH2 – COOH;
X4 : HOOC-CH2CH2-CH(NH2)COOH; X5 : H2N-CH2CH2CH2-CH(NH2)-COOH.
Dung dịch nào làm quỳ tím hóa xanh ?
A. X1, X2, X5 B. X2, X3, X4 C. X2, X5 D. X1, X3, X5
Câu 16: Cho quì tím vào dd mỗi chất sau đây, dd nào sẽ làm quì tím hóa đỏ :
H2N-CH2-COOH (1) ; ClNH3-CH2-COOH (2) ; H2N-CH2-COONa (3) ;
H2N-(CH2)2-CH(NH2)-COOH (4) ; HCOO-(CH2)2-CH(NH2)-COOH (5)
A. (2) ; (5) B. (1) ; (5) C. (1) ; (4) D. (3); (5)

4
Câu 17: Dung dịch của chất nào sau đây không làm đổi màu quỳ tím :
A. Glyxin (CH2NH2-COOH)
B. Lizin (H2NCH2-[CH2]3CH(NH2)-COOH)
C. Axit glutamic (HOOCCH2CH2CHNH2COOH)
D. Natriphenolat (C6H5ONa)
Câu 18: Cho các chất sau: Metylamin, anilin, natri axetat, alanin, glyxin. Số chất
có khả năng làm xanh giấy quì tím là:
A. 5 B. 2 C. 4 D. 3
Câu 19: (CĐ-2011) Cho các dung dịch: C6H5NH2 (anilin), CH3NH2, NaOH,
C2H5OH và H2NCH2COOH. Trong các dung dịch trên, số dung dịch có thể làm
đổi màu phenolphtalein là
A. 3. B. 4. C. 2. D. 5.
Câu 20: (ĐHB-2011) Cho 3dung dịch có cùng nồng độ mol: (1) H2NCH2COOH,
(2) CH3COOH, (3) CH3CH2NH2. Dãy xếp theo thứ tự pH tăng dần là:
A. (2), (1), (3). B. (3), (1), (2). C. (1), (2), (3). D. (2), (3), (1).
Câu 21: Cho các loại hợp chất: aminoaxit (X), muối amoni của axit cacboxylic
(Y), amin (Z), este của aminoaxit (T). Dãy gồm các loại hợp chất đều tác dụng
được với dung dịch NaOH và đều tác dụng được với dung dịch HCl là
A. X, Y, Z, T. B. X, Y, T. C. X, Y, Z. D. Y, Z, T.
Câu 22: Cho dãy chuyển hóa: Glyxin ⎯+⎯ ⎯→ X ⎯+HCl
NaOH
⎯ ⎯→ Y ;
Glyxin ⎯+HCl⎯ ⎯→ Z ⎯+⎯ ⎯→ T. Y và T lần lượt là:
NaOH

A. đều là ClH3NCH2COONa
B. ClH3NCH2COOH và ClH3NCH2COONa
C. ClH3NCH2COONa và H2NCH2COONa
D. ClH3NCH2COOH và H2NCH2COONa
Câu 23: Cho hai hợp chất hữu cơ X, Y có cùng công thức phân tử là C3H7NO2.
Khi phản ứng với dd NaOH, X tạo ra H2NCH2COONa và chất hữu cơ Z; còn Y
tạo ra CH2=CHCOONa và khí T. Các chất Z và T lần lượt là
A. CH3OH và NH3. B. C2H5OH và N2.
C. CH3NH2 và NH3. D. CH3OH và CH3NH2.
Câu 24: (CĐ-2012) Cho dãy các dung dịch: axit axetic, phenylamoni clorua, natri
axetat, metylamin, glyxin, phenol (C6H5OH). Số dung dịch trong dãy tác dụng
được với dung dịch NaOH là
A. 4. B. 3. C. 6. D. 5.
Câu 25: Cho dãy các chất: m-CH3COOC6H4CH3; m-HCOOC6H4OH;
ClH3NCH2COONH4; p-C6H4(OH)2; p-HOC6H4CH2OH; H2NCH2COOCH3;
CH3NH3NO3. Số chất trong dãy mà 1 mol chất đó phản ứng tối đa được với 2 mol
NaOH là
A. 2. B. 3. C. 5. D. 4.

5
Câu 26: (CĐ-2010) Ứng với công thức phân tử C2H7O2N có bao nhiêu chất vừa
phản ứng được với dung dịch NaOH, vừa phản ứng được với dung dịch HCl?
A. 4. B. 2. C. 1. D. 3.
BÀI TẬP
TOÁN ĐỐT CHÁY AMINOAXIT
Câu 1: Tỉ lệ thể tích của CO2 và H2O (hơi) khi đốt cháy hoàn toàn một đồng đẳng
X của glyxin là 6:7. Biết X là α -aminoaxit. CTCT của X là:
A. CH3CH(NH2)COOH. B. NH2CH2CH2COOH.
C. C2H5CH(NH2)COOH. D. NH2CH2COOH.
Câu 2: Đốt cháy 8,7g aminoaxit X thu được 0,3 mol CO2; 0,25mol H2O và
0,05mol N2. Aminoaxit đó là:
A. H2N-CH2-COOH B. H2N-CH2-CH(NH2)-COOH
C. H2N-CH=CH-COOH D. HOOC-CH(NH2)-COOH
Câu 3: X là hợp chất hữu cơ no chỉ chứa 1 nhóm cacboxyl và 1 nhóm amino. Đốt
4,45g X cần dùng 4,2 lít oxi (đktc). CTPT của X là:
A. C3H7O2N B. C2H5O2N C. C7H7O2N D. C4H9O2N
Câu 4: Đốt cháy một lượng aminoaxit A (có chứa 1 nhóm NH2) cần vừa đủ 7,28
lít O2 (đktc), thu được hỗn hợp gồm 0,3 mol CO2, 0,25 mol H2O và 0,05 mol N2.
Công thức phân tử của A là
A. C2H5O2N B. C3H5O2N C. C3H5O4N D. C5H9O4N
Câu 5: Đốt cháy 4,45 gam một α -aminoaxit cần 4,2 lít O2 (đktc). Sản phẩm cháy
gồm 0,175 mol H2O và 0,175 mol hỗn hợp N2, CO2. Chỉ ra tên A
A. Glyxin. B. Alanin. C. Valin. D. Axit glutamic.
Câu 6: Đốt cháy hoàn toàn 0,1mol hỗn hợp hai amino axit đều chứa 1 nhóm
COOH, cần vừa đủ V lít O2 (đktc), thu được 5,6 lít CO2 và 5,4gam H2O. Trị số
của V là
A. 6,72 lít B. 22,4 lít C. 11,2 lít D. 8,96 lít
Câu 7: (CĐ-2013) Cho X là axit cacboxylic, Y là amino axit (phân tử có một
nhóm NH2). Đốt cháy hoàn toàn 0,5 mol hỗn hợp gồm X và Y, thu được khí N2;
15,68 lít khí CO2 (đktc) và 14,4 gam H2O. Mặt khác, 0,35 mol hỗn hợp trên phản
ứng vừa đủ với dung dịch chứa m gam HCl. Giá trị của m là
A. 4,38. B. 5,11. C. 6,39. D. 10,22.
Câu 8: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm 2 aminoaxit no, mạch hở, hơn
kém nhau 2 nguyên tử C (1 nhóm NH2 và 1 nhóm COOH) bằng 8,4 lít O2 (vừa đủ,
ở đktc), thu được hỗn hợp Y. Cho Y lội từ từ qua dung dịch NaOH dư nhận thấy
khối lượng dung dịch tăng 19,5 gam. Giá trị gần đúng của % khối lượng aminoaxit
lớn trong X là:
A. 50% B. 54,5% C. 56,7% D. 44,5%

6
Câu 9: (ĐHA-2012) Hỗn hợp X gồm 2 amino axit no (chỉ có nhóm chức –COOH
và –NH2 trong phân tử), trong đó tỉ lệ mO : mN = 80 : 21. Để tác dụng vừa đủ với
3,83 gam hỗn hợp X cần 30 ml dung dịch HCl 1M. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn
3,83 gam hỗn hợp X cần 3,192 lít O2 (đktc). Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy (CO2,
H2O và N2) vào nước vôi trong dư thì khối lượng kết tủa thu được là
A. 13 gam. B. 20 gam. C. 15 gam. D. 10 gam.
Câu 10: Hỗn hợp X gồm một số amino axit (chỉ có nhóm chức –COOH và –NH2,
không có nhóm chức khác). Trong hỗn hợp X, tỉ lệ khối lượng của oxi và nitơ
tương ứng là 192 : 77. Để tác dụng vừa đủ với 19,62 gam hỗn hợp X cần 220 ml
dd HCl 1M. Mặt khác đốt cháy hoàn toàn 19,62 gam hh X cần V lít O2 (đktc) thu
được 27,28 gam CO2 (sản phẩm cháy gồm CO2, H2O, N2). Giá trị của V là
A. 17,472 B. 16,464 C. 16,576 D. 16,686
Câu 11: Đốt cháy hết 0,2 mol hỗn hợp X gồm amin Y (CnH2n+3N) và amino axit
Z (CmH2m+1O2N) cần dùng 0,45 mol O2, sản phẩm cháy gồm CO2, H2O và N2. Số
đồng phân cấu tạo của Z là
A. 2. B. 4. C. 3. D. 1.
Câu 12: Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol hỗn hợp X gồm metylamin, metyl fomat và
glyxin cần dùng 0,43 mol O2, sản phẩm cháy gồm CO2, H2O và N2 được dẫn qua
bình đựng dung dịch H2SO4 đặc, thấy khối lượng bình tăng m gam; khí thoát ra
khỏi bình gồm CO2 và N2. Giá trị của m là
A. 8,64 gam. B. 7,92 gam. C. 8,28 gam. D. 7,20 gam.
TOÁN VỀ PHẢN ỨNG CỦA AMINOAXIT VỚI AXIT, BAZƠ
Câu 13: Tính khối lượng alanin cần dùng để trung hoà dung dịch HCl thu được
3,1375g muối: A. 2,225g B. 4,45g C. 8,9g D. 17,8g
Câu 14: Cho 0,1 mol X (α-amino axit dạng H2NRCOOH) phản ứng hết với HCl
tạo 11,15 gam muối. X là:
A. Glyxin B. Alanin C. Phenylalanin D. Valin
Câu 15: Aminoaxit X chứa 1 nhóm –NH2 và 1 nhóm –COOH. Cho 1,335g X
phản ứng vừa đủ với dd HCl tạo ra 1,8825g muối. Số đồng phân aminoaxit của X
là:
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 16: 18,75g glyxin tác dụng vừa đủ 200ml dd NaOH. Tính nồng độ mol/l của
dd NaOH:
A. 2M B. 1,25M C. 2,5M D. 3M
Câu 17: Aminoaxit X chứa 1 nhóm –NH2 và 1 nhóm –COOH. Lấy 13,7505g X
cho tác dụng với 1 lượng vừa đủ dd NaOH thì thu được 16,6875g muối. CTPT của
X là:
A. C4H9O2N B. C3H7O2N C. C4H7O4N D. C2H5O2N

7
Câu 18: Cho α-amino axit mạch thẳng X có công thức H2NR(COOH)2 phản ứng
hết với 0,1 mol NaOH tạo 9,55 gam muối. X là:
A. Axit 2-aminopropanđioic B. Axit 2-aminobutanđioic

C. Axit 2-aminopentanđioic D. Axit 2-aminohexanđioic


Câu 19: Một aminoaxit Y chỉ chứa 1 nhóm –NH2. Nếu lấy 0,1mol X tác dụng vừa
đủ với 200ml dung dịch NaOH 1M, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được
17,7g muối khan. CTPT của A là:
A. C4H7O2N. B. C4H7O4N. C. C3H5O4N. D. C5H9O4N
Câu 20: Cho 0,02 mol amino axit X tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch HCl
0,1M thu được 3,67 gam muối khan. Mặt khác 0,02 mol X tác dụng vừa đủ với 40
gam dung dịch NaOH 4%. Công thức của X là:
A. (H2N)2C3H5COOH. B. H2NC2H3(COOH)2.
C. H2NC3H6COOH. D. H2NC3H5(COOH)2.
Câu 21: A là một aminoaxit. 0,02 mol A phản ứng vừa đủ với 160 ml dung dịch
HCl 0,125M cho ra 3,67 gam muối. Mặt khác 4,41 gam A tác dụng với NaOH vừa
đủ tạo 5,73 gam muối khan. A có công thức phân tử là
A. C5H9O4N B. C8H5O2N C. C4H7O4N2 D. C3H7O2N
Câu 22: Cho m gam hỗn hợp X gồm glyxin và alanin tác dụng với dd NaOH vừa
đủ thu được m + 11 gam muối. Nếu đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X thì cần
35,28 lít O2 (đkc). Giá trị của m là:
A, 43,1g B. 40,3g C. 41,7g D. 38,9g
Câu 23: (ĐHB-2010) Hỗn hợp X gồm alanin và axit glutamic. Cho m gam X tác
dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH (dư), thu được dung dịch Y chứa (m+30,8)
gam muối. Mặt khác, nếu cho m gam X tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl,
thu được dung dịch Z chứa (m+36,5) gam muối. Giá trị của m là
A. 112,2. B. 165,6. C. 123,8. D. 171,0.
Câu 24: Hỗn hợp X gồm glyxin và axit glutamic. Lấy m gam X tác dụng với dd
NaOH vừa đủ, thu được (m + 6,16)gam muối. Nếu lấy 2m gam X tác dụng với dd
HCl dư, thu được (2,5m + 4,22)gam muối. Phần trăm khối lượng của Gly trong hh
X là:
A. 25,38%. B. 33,78%. C. 43,35%. D. 36,13%.
Câu 25: Cho 0,1 mol axit α-aminopropionic tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl,
thu được dung dịch X. Cho X tác dụng với 200 ml dung dịch NaOH 1M, thu được
dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là
A. 11,10. B. 16,95. C. 11,70. D. 18,75.
Câu 26: (ĐHA-2010) Cho 0,15 mol H2NC3H5(COOH)2 (axit glutamic) vào 175
ml dung dịch HCl 2M, thu được dung dịch X. Cho NaOH dư vào dung dịch X.
Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số mol NaOH đã phản ứng là
A. 0,50. B. 0,65. C. 0,55. D. 0,70.
8
Câu 27: Cho 13,35 g hỗn hợp X gồm H2NCH2CH2COOH và CH3CH(NH2)COOH
tác dụng với V ml dung dịch NaOH 1M thu được dung dịch Y. Biết dung dịch Y
tác dụng vừa đủ với 250 ml dung dịch HCl 1M. Giá trị của V là
A. 100 ml B. 150 ml C. 200 ml D. 250 ml
Câu 28: Cho 0,1 mol aminaxit X, công thức dạng (NH2)nR(COOH)m tác dụng vừa
đủ với 0,2 mol HCl, sản phẩm tạo thành phản ứng hết với dung dịch chứa 0,3 mol
NaOH. Giá trị của n và m lần lượt là
A. 2; 1 B. 2; 3 C. 1; 2 D. 1; 3
Câu 29: Cho 0,01 mol aminoaxit X chứa 1 nhóm –NH2 tác dụng vừa đủ với dung
dịch HCl thu được dung dịch Y. Cho dung dịch Y tác dụng hoàn toàn với dụng
dịch NaOH, cô cạn thu được 2,215 gam muối khan. Công thức cấu tạo của X là
A. H2N-CH2-COOH B. CH3-CH(NH2)-COOH

C. H2N-CH-(COOH)2 D. H2N-CH2-CH(COOH)2
Câu 30: Cho 100 ml dung dịch amino axit X nồng độ 0,2M phản ứng vừa đủ với
80 ml dd NaOH 0,25M, thu được dd Y. Biết Y phản ứng tối đa với 120 ml dung
dịch HCl 0,5M, thu được dung dịch chứa 4,71 gam hỗn hợp muối. Công thức của
X là
A. H2NC3H5(COOH)2. B. (H2N)2C2H3COOH.
C. (H2N)2C3H5COOH. D. H2NC3H6COOH.
Câu 31: (ĐHB-2012) Cho 21 gam hỗn hợp gồm glyxin và axit axetic tác dụng
vừa đủ với dung dịch KOH, thu được dung dịch X chứa 32,4 gam muối. Cho X tác
dụng với dung dịch HCl dư, thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m

A. 44,65. B. 50,65. C. 22,35. D. 33,50.
Câu 32: (ĐHA-2013) Aminoaxit X có công thức H2N-CxHy-(COOH)2. Cho 0,1
mol X vào 0,2 lít dung dịch H2SO4 0,5M, thu được dung dịch Y. Cho Y phản ứng
vừa đủ với dung dịch gồm NaOH1M và KOH 3M, thu được dung dịch chứa 36,7
gam muối. Phần trăm khối lượng của N trong X là:
A. 11,966% B. 10,687% C. 10,526% D. 9,524%
Câu 33: (Đề minh họa 2015) Amino axit X có công thức (H2N)2C3H5COOH. Cho
0,02 mol X tác dụng với 200 ml dung dịch hỗn hợp H2SO4 0,1M và HCl 0,3M, thu
được dung dịch Y. Cho Y phản ứng vừa đủ với 400 ml dung dịch NaOH 0,1M và
KOH 0,2M, thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là
A. 10,43. B. 6,38. C. 10,45. D. 8,09.
Câu 34: (THPT QG – 2016) Hỗn hợp X gồm glyxin, alanin và axit glutamic
(trong đó nguyên tố oxi chiếm 41,2% về khối lượng). Cho m gam X tác dụng với
dung dịch NaOH dư, thu được 20,532 gam muối. Giá trị của m là
A. 13,8. B. 13,1. C. 12,0. D. 16,0.

9
Câu 35: Hỗn hợp X gồm glixin, alanin, axit oxalic và axit glutamic. Trong X,
nguyên tố oxi chiếm 80% về khối lượng. Cho 2m gam X tác dụng hoàn toàn với
lượng vừa đủ dung dịch gồm NaOH 4,0% và KOH 5,6% thu được 11,2 gam muối.
Giá trị của m là
A. 6,4. B. 12,8. C. 3,2. D. 5,6.
TOÁN VỀ MUỐI AMONI VÀ ESTE CỦA AMINOAXIT
- Đồng phân cấu tạo của 1 amino axit có thể bao gồm:
+ Amino axit: NH2-R-COOH
+ Este của amino axit: NH2-R-COOR’
+ Muối amoni: (NH2)RCOONH3R’
Câu 36: Este X được điều chế từ α-amino axit và ancol metylic. Tỉ khối hơi của X
so với hidro bằng 44,5. Công thức cấu tạo của X là:
A. CH3–CH(NH2)–COOCH3 B. H2N-CH2CH2-COOH
C. H2N–CH2–COOCH3. D. H2N–CH2–CH(NH2)–COOCH3.
Câu 37: (THPT QG 2015) Amino axit X chứa một nhóm -NH2 và một nhóm -
COOH trong phân tử. Y là este của X với ancol đơn chất, My = 89. Công thức của
X, Y lần lượt là
A. H2N-[CH2]2-COOH, H2N-[CH2]2-COOCH3.
B. H2N-[CH2]2-COOH, H2N-[CH2]2-COOC2H5.
C. H2N-CH2-COOH, H2N-CH2-COOC2H5.
D. H2N-CH2-COOH, H2N-CH2-COOCH3.
Câu 38: Đốt cháy hoàn toàn một lượng chất hữu cơ X được 0,15 mol CO2; 0,025
mol N2 và 0,175 mol H2O. Cho X tác dụng với dung dịch NaOH thu được sản
phẩm có muối NH2 – CH2 – COONa. X có công thức là:
A. H2N–CH2–COO–C2H5 B. H2N–CH2–COO–CH3
C. H2N–CH2–COOH D. H2N–CH2–COO–C3H7
Câu 39: Hợp chất X được tạo ra từ ancol đơn chức và amino axit chứa 1 nhóm –
NH2 và 1 nhóm –COOH. X có CTPT trùng CTĐG. Để đốt cháy hoàn toàn 0,89g
X cần dùng vừa đủ 1,2g O2 và tạo ra 1,32g CO2; 0,63g H2O. Khi cho 0,89g X tác
dụng với 200ml dd NaOH 1M rồi cô cạn thì khối lượng chất rắn khan thu được là:
A. 8,75g B. 0,97g C. 8,57g D. 1,37g
Câu 40: (ĐHB-2008) Cho 8,9 gam một hợp chất hữu cơ X có công thức phân
tử C3H7O2N phản ứng với 100 ml dd NaOH 1,5M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn
toàn, cô cạn dung dịch thu được 11,7 gam chất rắn. Công thức cấu tạo thu gọn của
X là
A. HCOOH3NCH=CH2. B. H2NCH2CH2COOH.
C. CH2=CHCOONH4. D. H2NCH2COOCH3.
Câu 41: (ĐHB-2009) Este X (có khối lượng phân tử bằng 103 đvC) được điều
chế từ một ancol đơn chức (có tỉ khối hơi so với oxi lớn hơn 1) và một amino

10
axit. Cho 25,75 gam X phản ứng hết với 300 ml dung dịch NaOH 1M, thu được
dung dịch Y. Cô cạn Y thu được m gam chất rắn. Giá trị m là
A. 27,75. B. 24,25. C. 26,25. D. 29,75.
Câu 42: (ĐHB-2011) Chất hữu cơ X mạch hở có dạng H2N-R-COOR' (R, R' là
các gốc hiđrocacbon), phần trăm khối lượng nitơ trong X là 15,73%. Cho m gam X
phản ứng hoàn toàn với dung dịch NaOH, toàn bộ lượng ancol sinh ra cho tác dụng
hết với CuO (đun nóng) được anđehit Y (ancol chỉ bị oxi hoá thành anđehit). Cho
toàn bộ Y tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được
12,96 gam Ag kết tủa. Giá trị của m là
A. 3,56. B. 5,34. C. 2,67. D. 4,45.
Câu 43: (THPT QG 2018) Hỗn hợp E gồm chất X (CmH2m+4O4N2, là muối của
axit cacboxylic hai chức) và chất Y (CnH2n+3O2N, là muối của axit cacboxylic đơn
chức). Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol E cần vừa đủ 0,26 mol O2, thu được N2, CO2
và 0,4 mol H2O. Mặt khác, cho 0,1 mol E tác dụng hết với dung dịch NaOH, cô
cạn dung dịch sau phản ứng, thu được hỗn hợp hai chất khí đều làm xanh quỳ tím
ẩm và a gam hỗn hợp hai muối khan. Giá trị của a là
A. 9,44. B. 11,32. C. 10,76. D. 11,60.
Câu 44: (THPT QG 2019) Chất X (CnH2n + 4O4N2) là muối amoni của axit
cacboxylic đa chức; chất Y (CmH2m + 4O2N2) là muối amoni của một amino axit.
Cho m gam E gồm X và Y (có tỉ lệ số mol tương ứng là 7 : 3) tác dụng hết với
lượng dư dung dịch NaOH đun nóng, thu được 0,17 mol etylamin và 15,09 gam
hỗn hợp muối. Phần trăm khối lượng của X trong E có giá trị gần nhất với giá trị
nào sau đây?
A. 52 B. 68 C. 71 D. 77.

CHỦ ĐỀ 3: PEPTIT-PROTEIN
TÓM TẮT LÍ THUYẾT
PEPTIT PROTEIN
1. Khái niệm: peptit là những hợp 1. Khái niệm: protein là những
chất chứa từ 2 đến 50 gốc -amino polipeptit cao phân tử có phân tử khối
axit liên kết với nhau bằng các lk từ vài chục nghìn đến vài triệu.
Khái 2. Phân loại:
peptit.
niệm - protein đơn giản: là những protein
Chú ý: liên kết peptit là liên kết –
&
CO–NH– giữa 2 đơn vị -amino chỉ được tạo từ các -amino axit
phân
axit, còn được gọi là nhóm peptit - protein phức tạp: là những protein
loại
2. Phân loại: được tạo từ protein đơn giản và các
- Oligopeptit: có từ 2 đến 10 gốc - thành phần phi protein
amino axit (đipeptit, tripeptit …)

11
- Polipeptit: có từ 11 đến 50 gốc -
amino axit, là cơ sở tạo nên protein
Cấu NH2 CH C N CH C ... N COOH

tạo R1 O H R2 O Rn
1. Phản ứng thủy phân:
Peptit hoặc protein ⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯ → - amino axit
o
dd axit/ dd baz/ enzim, t
Tính
chất 2. Phản ứng màu biure: Tất cả peptit (trừ dipeptit) và protein đều có phản ứng
hóa màu biure (tác dụng với Cu(OH)2)
học Hiện tượng: tạo phức chất màu tím
Chú ý: 1 số protein có chứa vòng benzen trong phân tử có phản ứng với
HNO3 đặc, tạo kết tủa vàng.
 PHẦN TRẮC NGHIỆM
LÍ THUYẾT
Câu 1: Hợp chất nào sau đây thuộc loại đipeptit:
A. H2N – CH2CONH – CH2CONH - CH2COOH
B. H2N – CH2CONH – CH(CH3)COOH
C. H2N – CH2CH2CONH - CH2CH2COOH
D. H2N – CH2CH2CONH - CH2COOH
Câu 2: Tên gọi nào sau đây cho peptit sau:

A. Glixinalaninglyxin B. Glixylalanylglyxin
C. Alanylglyxylalanin D. Alanylglyxylglyxyl
Câu 3: Thủy phân hoàn toàn hợp chất X có CTCT :
H2N-CH2-CO-NH-CH(CH3)-CO-NH-CH2-CO-NH-CH(C6H5)-COOH thì thu được
những chất nào trong các chất sau : H2N-CH2-COOH (1) ; CH3COOH (2) ;
C6H5COOH (3) ; H2N-CH(CH3)-COOH (4) ; H2N-CH(C6H5)-COOH (5)
A. 1; 2; 3 B. 1;4;5 C. 1;2;5 D. 2;3; 5
Câu 4: Từ glyxin (Gly) và alanin (Ala) có thể tạo ra mấy đipeptit?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 5: Số nhóm peptit có trong
phân tử tetrapeptit là:
A. 2.
B. 3.
C. 4. D. 5.
Câu 6: Tripeptit là hợp chất
A. mà mỗi phân tử có 3 liên kết peptit. B. có 3 gốc  − aminoaxit giống nhau.
C. có 3 gốc  − aminoaxit khác nhau. D. có 3 gốc  − aminoaxit.
12
Câu 7: Từ các -aminoaxit: glyxin, alanin, valin có thể viết được bao nhiêu
tripeptit nếu trong mỗi phân tử tripeptit đều chứa 3 aminoaxit trên?
A. 3. B. 4. C. 6. D. 8.
Câu 8: Thủy phân một tripeptit thu được hỗn hợp glyxin và alanin. Số đồng phân
tripeptit là:
A. 3. B. 4. C. 5. D. 6.
Câu 9: (CĐ-2010) Nếu thuỷ phân không hoàn toàn pentapeptit Gly-Ala-Gly-Ala-
Gly thì thu được tối đa bao nhiêu đipeptit khác nhau?
A. 1. B. 4. C. 2. D. 3.
Câu 10: Thuỷ phân không hoàn toàn tetra peptit (X), ngoài các -amino axit còn
thu được các đi petit: Gly-Ala; Phe-Val; Ala-Phe. Cấu tạo nào là đúng của X.
A. Val-Phe-Gly-Ala B. Ala-Val-Phe-Gly
C. Gly-Ala-Val-Phe D. Gly-Ala-Phe-Val
Câu 11: Công thức nào sau đây của pentapeptit (A) thỏa điều kiện sau:
+ Thủy phân hoàn toàn 1 mol A thì thu được các - amino axit là: 3 mol
Glyxin , 1 mol Alanin, 1 mol Valin.
+ Thủy phân không hoàn toàn A, ngoài thu được các amino axit thì còn thu
được 2 đi peptit: Ala-Gly;Gly- Ala và 1 tripeptit Gly-Gly-Val.
A. Ala-Gly-Gly-Gly-Val B. Gly-Gly-Ala-Gly-Val
C. Gly-Ala-Gly-Gly-Val D. Gly-Ala-Gly-Val-Gly
Câu 12: (ĐHB-2012) Cho dãy các chất sau: toluen, phenyl fomat, fructozơ,
glyxylvalin (Gly-Val), etylen glicol, triolein. Số chất bị thuỷ phân trong môi
trường axit là
A. 6. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 13: Đun nóng hợp chất: H2N-CH2-CO-NH-CH(CH3)-CO-NH-CH2-COOH
trong dung dịch HCl (dư), sau khi phản ứng kết thúc thu được là:
A. H2N-CH2COOH, H2N-CH2-CH2-COOH
B. Cl-H3N+-CH2-COOH, Cl-H3N+-CH2-CH2- COOH
C. Cl-H3N+-CH2-COOH, Cl-H3N+-CH(CH3)-COOH
D. H2N-CH2-COOH, H2N-CH(CH3)-COOH
Câu 14: Câu nào sau đây không đúng:
A. Khi nhỏ axit HNO3 đặc vào lòng trắng trứng thấy xuất hiện màu vàng
B. Phân tử các protit gồm các mạch dài polipeptit tạo nên
C. Protit rất ít tan trong nước và dễ tan khi đun nóng
D. Khi cho Cu(OH)2 vào lòng trắng trứng thấy xuất hiện màu tím xanh
Câu 15: Điều khẳng định nào sau đây không đúng:
A. Các aminoaxit đều tan được trong nước.
B. Phân tử lượng của một aminoaxit chứa 1 nhóm –NH2 và 1nhóm –COOH luôn
là số lẻ.
C. Thủy phân protein trong môi trường axit thu được hỗn hợp các aminoaxit.
D. Các dung dịch chứa các amino axit đều làm đổi màu quỳ tím.
13
Câu 16: Một trong những điểm khác nhau giữa protein với cacbohidrat và lipit là :
A. protein luôn có khối lượng phân tử lớn hơn
B. phân tử protein luôn có chứa nguyên tử nitơ.
C. phân tử protein luôn chứa nhóm OH.
D. protein luôn là chất hữu cơ no.
Câu 17: Tơ tằm là loại poliamit thiên nhiên, trong phân tử có chứa nhóm chức:
A. –COO– B. –CO–NH– C. –COOH D. –NH2
Câu 18: (Đề tham khảo 2017) Cho các phát biểu sau:
(a) Polietilen được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng.
(b) Ở điều kiện thường, anilin là chất rắn.
(c) Tinh bột thuộc loại polisaccarit.
(d) Thủy phân hoàn toàn anbumin của lòng trắng trứng, thu được α–amino axit.
(e) Ở điều kiện thích hợp, triolein tham gia phản ứng cộng H2.
Số phát biểu đúng là
A. 3. B. 5. C. 4. D. 2.
Câu 19: (ĐHA-2009)Thuốc thử được dùng để phân biệt Gly-Ala-Gly với Gly-Ala

A. dung dịch NaOH. B. Cu(OH)2 trong môi trường kiềm.
C. dung dịch NaCl. D. dung dịch HCl.
Câu 20: Thuốc thử để phân biệt dung dịch của: anbumin; glixerol và Ala – Gly là:
A. quì tím B. dd NaOH C. dd HCl D. Cu(OH)2
Câu 21: (THPT QG – 2016) Kết quả thí nghiệm của các dung dịch X, Y, Z, T
với thuốc thử được ghi ở bảng sau:
Mẫu thử Thuốc thử Hiện tượng
X Dung dịch I2 Có màu xanh tím
Y Cu(OH)2 trong môi trường kiềm Có màu tím
Z Dung dịch AgNO3 trong NH3 dư, đun nóng Kết tủa Ag trắng sáng
T Nước Br2 Kết tủa trắng
Dung dịch X, Y, Z, T lần lượt là:
A. Hồ tinh bột, anilin, lòng trắng trứng, glucozơ.
B. Hồ tinh bột, lòng trắng trứng, anilin, glucozơ.
C. Hồ tinh bột, lòng trắng trứng, glucozơ, anilin.
D. Lòng trắng trứng, hồ tinh bột, glucozơ, anilin.
Câu 22: (Đề tham khảo 2017) Tiến hành thí nghiệm với các chất X, Y, Z, T. Kết
quả được ghi ở bảng sau:
Mẫu thử Thuốc thử Hiện tượng
X Tác dụng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm Có màu tím
Y Đun nóng với dung dịch NaOH (loãng, dư), để Tạo dung dịch
nguội. Thêm tiếp vài giọt dung dịch CuSO4. màu xanh lam

14
Z Ðun nóng với dung dịch NaOH loãng (vừa đủ). Tạo kết tủa Ag
Thêm tiếp dung dịch AgNO3 trong NH3, đun
nóng
T Tác dụng với dung dịch I2 loãng Có màu xanh tím
Các chất X, Y, Z, T lần lượt là:
A. Lòng trắng trứng, triolein, vinyl axetat, hồ tinh bột.
B. Triolein, vinyl axetat, hồ tinh bột, lòng trắng trứng.
C. Lòng trắng trứng, triolein, hồ tinh bột, vinyl axetat.
D. Vinyl axetat, lòng trắng trứng, triolein, hồ tinh bột.
BÀI TẬP
TÌM SỐ MẮT XÍCH
Câu 1: Peptit X được tạo nên bởi n gốc alanin và m gốc glyxin có khối lượng
phân tử là 217u. Trong peptit X có
A. 2 gốc glyxin và 1 gốc alanin B. 1 gốc glyxin và 2 gốc alanin
A. 2 gốc glyxin và 2 gốc alanin A. 1 gốc glyxin và 3 gốc alanin
Câu 2: Khi thủy phân hoàn toàn 500g protein A thu được 170g Alanin. Nếu phân
tử khối của A là 50.000 thì số mắc xích Alanin trong protein A là
A. 191 B. 119 C. 441 D. 144
Câu 3: Khi thủy phân hoàn toàn 55,95 gam một peptit X thu được 66,75 gam
alanin (amino axit duy nhất). X là
A. tripeptit B. tetrapeptit C. pentapeptit D. Đipeptit
Câu 4: Khi thủy phân hoàn toàn 65 gam một oligopeptit X thu được 22,25 gam
alanin và 56,25 gam glyxin. X là
A. tripeptit B. tetrapeptit C. pentapeptit D. Đipeptit
TOÁN ĐỐT CHÁY PEPTIT

- Đặt công thức chung của peptit: CnH2n+2-tNtOt+1


Trong đó, n là số nguyên tử C
t là số nguyên tử N (hay số gốc aminoaxit)
6n-3t t t
CnH2n+2-tNtOt+1 + O2 → nCO2 +(n+1- )H2O + N2
4 2 2
n CO2 - n H2O
n peptit =
t
-1
2
- Lượng oxi cần thiết đốt peptit = lượng oxi cần thiết đốt các α-aminoaxit (thủy
phân từ peptit đó)

Câu 5: Đốt cháy hoàn toàn 11,2 gam một đipeptit của alanin rồi cho sản phẩm qua
bình đựng nước vôi trong dư. Khối lượng bình tăng là
A. 56 gam B. 48 gam C. 26,04 gam D. 40 gam
15
Câu 6: X là một tripeptit được tạo thành từ 1 aminoaxit no, mạch hở. Đốt cháy
hoàn toàn 0,3 mol X cần 2,025 mol O2 thu được sản phẩm gồm CO2, H2O, N2.
Vậy công thức của amino axit tạo nên X là
A. H2NC2H4COOH B. H2NC3H6COOH
C. H2NC4H8COOH D. H2NCH2COOH
Câu 7: (ĐHB-2010) Đipeptit mạch hở X và tripeptit mạch hở Y đều được tạo nên
từ một aminoaxit (no, mạch hở, chứa một nhóm -NH2 và một nhóm -COOH). Đốt
cháy hoàn toàn 0,1 mol Y, thu được tổng khối lượng CO2 và H2O bằng 54,9 gam.
Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol X, sản phẩm thu được cho lội từ từ qua nước vôi trong
dư, tạo ra m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 45. B. 120. C. 30. D. 60.
Câu 8: (ĐHB-2013) Tripeptit X và tetrapeptit Y đều mạch hở. Khi thủy phân
hoàn toàn hỗn hợp gồm X và Y chỉ tạo ra một amino axit duy nhất có công thức
H2NCnH2nCOOH. Đốt cháy 0,05 mol Y trong oxi dư, thu được N2 và 36,3 gam
hỗn hợp gồm CO2, H2O. Đốt cháy 0,01 mol X trong oxi dư, cho sản phẩm cháy
vào dung dịch Ba(OH)2 dư, thu được m gam kết tủa. Biết các phản ứng đều xảy ra
hoàn toàn. Giá trị của m là
A. 23,64. B. 17,73. C. 29,55. D. 11,82.
Câu 9: Thủy phân m gam hexapeptit mạch hở Gly-Ala-Gly-Ala-Gly-Ala thu được
153,3 gam hỗn hợp X gồm Ala; Ala-Gly; Gly-Ala và Gly-Ala-Gly. Đốt cháy hoàn
toàn X cần vừa đủ 6,3 mol O2. Giá trị của m gần với giá trị nào dưới đây nhất?
A. 138,20 B. 143,70 C. 160,82 D. 130,88
Câu 10: Thủy phân m gam hexapeptit mạch hở Gly-Gly-Gly-Gly-Gly-Gly thu
được 86,94 gam hỗn hợp X gồm Gly; Gly-Gly; Gly-Gly-Gly; Gly-Gly-Gly-Gly;
Gly-Gly-Gly-Gly-Gly. Đốt cháy hoàn toàn X cần vừa đủ 3,105 mol O2. Giá trị của
m gần với giá trị nào dưới đây nhất?
A. 83,20 gam B. 72,28 gam C. 90,82 gam D. 80,08 gam

TOÁN VỀ PHẢN ỨNG THỦY PHÂN PEPTIT

peptit X + (n-1) H2O ⎯⎯⎯ → n α-aminoaxit


+ o
H ,t

peptit X + (n-1) H2O + nHCl ⎯⎯ → n muối


peptit X + (n-1) H2O ⎯⎯⎯ → n α-aminoaxit
- o
OH ,t

peptit X + nNaOH ⎯⎯ → n muối + 1H2O

16
Câu 11: Khi thủy phân hoàn toàn 23,944g dipeptit có tên gọi là Gly – Ala trong
môi trường axit thì thu được:
A. 12,3g glyxin và 14,596g alanin B. 10,95g glyxin và 12,944g alanin
C. 12,3g glyxin và 12,944g alanin D. 12,3g glyxin glyxin và 12,944g alanin
Câu 12: Thủy phân hoàn toàn m gam tripeptit có tên gọi là Gly–Ala–Gly trong
môi trường axit thì thu được 7,5g glyxin. Giá trị của m là:
A. 11,95g B. 10,15g C. 11,05g D. 20,3g
Câu 13: Thủy phân hoàn toàn 30,45 gam tripeptit Gly-Gly-Ala bằng dung dịch
HCl dư thu được m gam muối. Giá trị của m là:
A. 52,275 g B. 41,400 g C. 35,850 g D. 62,457 g
Câu 14: (CĐ-2012) Thủy phân hoàn toàn m gam đipeptit Gly-Ala (mạch hở)
bằng dung dịch KOH vừa đủ, thu được dung dịch X. Cô cạn toàn bộ dung dịch X
thu được 2,4 gam muối khan. Giá trị của m là
A. 1,46. B. 1,36. C. 1,64. D. 1,22.
Câu 15: (ĐHA-2011) Thủy phân hết m gam tetrapeptit Ala-Ala-Ala-Ala thu được
hỗn hợp gồm 28,48 gam Ala, 32 gam Ala-Ala và 27,72 gam Ala-Ala-Ala. Giá trị
của m là:
A. 81,54. B. 66,44. C. 111,74. D. 90,6.
Câu 16: (ĐHA-2013) Cho X là hexapeptit, Ala-Gly-Ala-Val-Gly-Val và Y là
tetrapeptit Gly-Ala-Gly-Glu. Thủy phân hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm X và Y
thu được 4 amino axit, trong đó có 30 gam glyxin và 28,48 gam alanin. Giá trị của
m là
A. 77,6 B. 83,2 C. 87,4 D. 73,4
Câu 17: (ĐHA-2011) Thủy phân hoàn toàn 60 gam hỗn hợp hai đipeptit thu được
63,6 gam hỗn hợp X gồm các amino axit (các amino axit chỉ có một nhóm amino
và một nhóm cacboxyl trong phân tử). Nếu cho 1/10 hỗn hợp X tác dụng với dung
dịch HCl (dư), cô cạn cẩn thận dung dịch, thì lượng muối khan thu được là
A. 8,15 gam. B. 7,09 gam. C. 7,82 gam. D. 16,30 gam.
Câu 18: (ĐHB-2012) Đun nóng m gam hỗn hợp gồm a mol tetrapeptit mạch hở X
và 2a mol tripeptit mạch hở Y với 600 ml dung dịch NaOH 1M (vừa đủ). Sau khi
các phản ứng kết thúc, cô cạn dung dịch thu được 72,48 gam muối khan của các
amino axit đều có một nhóm –COOH và một nhóm –NH2 trong phân tử. Giá trị
của m là
A. 51,72. B. 54,30. C. 66,00. D. 44,48.
Câu 19: (ĐHA-2014) Thủy phân hoàn toàn 4,34 gam tripeptit mạch hở X (được
tạo nên từ hai -amino axit có công thức dạng H2NCxHyCOOH) bằng dung dịch
NaOH dư, thu được 6,38 gam muối. Mặt khác thủy phân hoàn toàn 4,34 gam X
bằng dung dịch HCl dư, thu được m gam muối. Giá trị của m là
A. 6,53. B. 7,25. C. 8,25. D. 5,06.

17
Câu 20: (ĐHB-2014) Hỗn hợp X gồm chất Y (C2H8N2O4) và chất Z (C4H8N2O3);
trong đó, Y là muối của axit đa chức, Z là đipeptit mạch hở. Cho 25,6 gam X tác
dụng với dd NaOH dư, đun nóng, thu được 0,2 mol khí. Mặt khác 25,6 gam X tác
dụng với dung dịch HCl dư, thu được m gam chất hữu cơ. Giá trị của m là
A. 20,15. B. 31,30. C. 16,95. D. 23,80.
Câu 21: (ĐHA-2013) Peptit X bị thủy phân theo phương trình phản ứng X +
2H2O → 2Y + Z (trong đó Y và Z là các amino axit). Thủy phân hoàn toàn 4,06
gam X thu được m gam Z. Đốt cháy hoàn toàn m gam Z cần vừa đủ 1,68 lít khí O2
(đktc), thu được 2,64 gam CO2; 1,26 gam H2O và 224 ml khí N2 (đktc). Biết Z có
công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất. Tên gọi của Y là
A. glyxin. B. alanin. C. axit glutamic. D. lysin.
Câu 22: (THPT QG 2015) Cho 0,7 mol hỗn hợp T gồm hai peptit mạch hở là X
(x mol) và Y (y mol), đều tạo bởi glyxin và alanin. Đun nóng 0,7 mol T trong
lượng dư dung dịch NaOH thì có 3,8 mol NaOH phản ứng và thu được dung dịch
chứa m gam muối. Mặt khác, nếu đốt cháy hoàn toàn x mol X hoặc y mol Y thì đều
thu được cùng số mol CO2. Biết tổng số nguyên tử oxi trong hai phân tử X và Y là
13, trong X và Y đều có số liên kết peptit không nhỏ hơn 4. Giá trị của m là
A. 396,6. B. 409,2. C. 340,8. D. 399,4.
Câu 23: (THPT QG 2019) Chất X (CnH2n+4O4N2) là muối amoni của axit
cacboxylic đa chức, chất Y (CmH2m-3O6N5) là pentapeptit được tạo bởi một
aminoaxit. Cho 0,26 mol E gồm X và Y tác dụng tối đa với dung dịch chứa 0,7
mol NaOH, đun nóng thu được etylamin và dung dịch T chỉ chứa 62,9 gam hỗn
hợp muối. Phần trăm khối lượng của X trong E có giá trị gần nhất với giá trị nào
sau đây?
A. 63,42%. B. 51,78%. C. 46,63%. D. 47,24%.

TOÁN TỔNG HỢP PEPTIT


Câu 24: X là peptit có dạng CxHyOzN6; Y là peptit có dạng CnHmO6Nt (X, Y đều
được tạo bởi các amino axit no, hở, chứa 1 nhóm –NH2 và 1 nhóm –COOH). Đun
nóng 32,76 gam hỗn hợp E chứa X, Y cần dùng 480 ml dung dịch NaOH 1M. Mặt
khác, đốt cháy 32,76 gam E thu được sản phẩm cháy gồm CO2, H2O và N2. Dẫn
toàn bộ sản phẩm cháy vào nước vôi trong lấy dư thu được 123,0 gam kết tủa;
đồng thời khối lượng dung dịch thay đổi a gam. Giá trị của a là
A. Tăng 49,44. B. Giảm 94,56. C. Tăng 94,56. D. Giảm 49,44.
Câu 25: Hỗn hợp X gồm các peptit mạch hở và các amino axit (các amino axit tự
do và amino axit tạo peptit đều có dạng H2N-CnH2n-COOH). Thủy phân hoàn toàn
m gam X trong dd NaOH, đun nóng, thấy có 1,0 mol NaOH đã phản ứng và sau
phản ứng thu được 118 gam hỗn hợp muối. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn m gam
X bằng oxi, sau đó cho sản phẩm cháy hấp thụ hết bởi nước vôi trong dư, thu được

18
kết tủa và khối lượng dung dịch vôi trong giảm 137,5 gam. Giá trị của m là:
A. 82,5. B. 74,8. C. 78,0. D. 81,6.
Câu 26: Cho m gam hỗn hợp M (có tổng số mol 0,03 mol) gồm đipeptit X,
tripeptit Y, tetrapeptit Z và pentapeptit T (đều mạch hở) tác dụng với dung dịch
NaOH vừa đủ, thu được hỗn hợp Q gồm muối của Gly, Ala và Val. Đốt cháy hoàn
toàn Q bằng một lượng oxi vừa đủ, thu lấy toàn bộ khí và hơi đem hấp thụ vào
bình đựng nước vôi trong dư, thấy khối lượng bình tăng 13,23 gam và có 0,84 lít
khí(đktc) thoát ra. Giá trị của m gần nhất vơi giá trị nào sau đây ?
A. 6,0 B. 6,9 C. 7,0 D. 6,08
Câu 27: (đề minh họa bộ GD-ĐT 2015) Đun nóng 0,16 mol hỗn hợp E gồm hai
peptit X (CxHyOzN6) và Y (CnHmO6Nt) cần dùng 600 ml dung dịch NaOH 1,5M
chỉ thu được dung dịch chứa a mol muối của glyxin và b mol muối của alanin. Mặt
khác đốt cháy 30,73 gam E trong O2 vừa đủ thu được hỗn hợp CO2, H2O và N2,
trong đó tổng khối lượng của CO2 và nước là 69,31 gam. Giá trị a : b gần nhất với
A. 0,730. B. 0,810. C. 0,756. D. 0,962.
Câu 28: Đun nóng 0,16 mol hỗn hợp E gồm hai peptit X (CxHyOzN6) và Y
(CnHmO6Nt) cần dùng 600 ml dung dịch NaOH 1,5M chỉ thu được dung dịch chứa
m gam hỗn hợp muối của glyxin và alanin. Mặt khác đốt cháy 30,73 gam E trong
O2 vừa đủ thu được hỗn hợp CO2, H2O và N2, trong đó tổng khối lượng của CO2
và H2O là 69,31 gam. Giá trị m gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 94,6. B. 98,5. C. 92,3. D. 95,2.
Câu 29: Thủy phân hoàn toàn m gam hỗn hợp A gồm 2 peptit X và Y (tỉ lệ mol là
3:1) được 15 gam glyxin; 44,5 gam alanin và 35,1 gam valin. Tổng số liên kết
peptit trong 2 phân tử X và Y là 6. Giá trị của m là:
A. 76,6 B. 80,2 C. 94,6 D. 87,4
Câu 30: (ĐH-2014B) Hỗn hợp X gồm ba peptit đều mạch hở có tỉ lệ mol tương
ứng là 1 : 1 : 3. Thủy phân hoàn toàn m gam X, thu được hỗn hợp sản phẩm gồm
14,24 gam alanin và 8,19 gam valin. Biết tổng số liên kết peptit trong phân tử của ba
peptit trong X nhỏ hơn 13. Giá trị của m là
A. 18,47. B. 18,29. C. 19,19. D. 18,83.
Câu 31: (THPT QG – 2016) Hỗn hợp X gồm 3 peptit Y, Z, T (đều mạch hở) với
tỉ lệ mol tương ứng là 2 : 3 : 4. Tổng số liên kết peptit trong phân tử Y, Z, T bằng
12. Thủy phân hoàn toàn 39,05 gam X, thu được 0,11 mol X1; 0,16 mol X2 và 0,2
mol X3 . Biết X1, X2 , X3 đều có dạng H2NCnH2nCOOH. Mặt khác, đốt cháy hoàn
toàn m gam X cần 32,816 lít khí O2 (đktc). Giá trị của m gần nhất với giá trị nào
sau đây?
A. 26 B. 30 C. 31 D. 28
Câu 32: (THPT QG – 2017) Hỗn hợp E gồm ba peptit mạch hở: đipeptit X,
tripeptit Y, tetrapeptit Z có tỉ lệ mol tương ứng là 2 : 1 : 1. Cho một lượng E phản

19
ứng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư, thu được 0,25 mol muối của glyxin, 0,2
mol muối của alanin và 0,1 mol muối của valin. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn m
gam E, thu được tổng khối lượng của CO2 và H2O là 39,14 gam. Giá trị của m là
A. 16,78. B. 25,08. C. 20,17. D. 22,64.
Câu 33: Peptit X và peptit Y có tổng liên kết peptit bằng 8. Thủy phân hoàn toàn
X cũng như Y đều thu được Gly và Val. Đốt cháy hoàn toàn hỗn E chứa X và Y
có tỉ lệ mol tương ứng 1:3 cần dùng 22,176 lít oxi (đktc). Sản phẩm cháy gồm
CO2,H2O và N2. Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy qua bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư
thấy khối lượng bình tăng 46,48 gam, khí thoát ra khỏi bình có thể tích là 2,464 lít
(đktc). Khối lượng X đem dùng gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 3,23 gam. B. 3,28 gam. C. 4,24 gam. D. 14,48 gam.
Câu 34: (chuyên Nguyễn Huệ lần 1 – 2016) Hỗn hợp T gồm ba peptit mạch hở
X, Y, Z có tỉ lệ mol tương ứng là 2:3:4. Thủy phân hoàn toàn 35,97 gam T thu
được hỗn hợp sản phẩm gồm 0,29 mol A gam và 0,18 mol B. Biết tổng số liên kết
peptit trong ba phân tử X, Y, Z bằng 16, biết A và B đều là amino axit no, có 1
nhóm –NH2 và 1 nhóm –COOH trong phân tử. Nếu đốt cháy 3x mol X hoặc 4x
mol Y đều thu được số mol CO2 bằng nhau. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp T
thu được N2, 0,74 mol CO2 và a mol H2O. Giá trị a gần nhất với giá trị nào sau
đây?
A. 0,65. B. 0,67. C. 0,69. D. 0,72.
Câu 35: X, Y, Z là ba peptit mạch hở, được tạo từ các α-aminoaxit thuộc dãy
đồng đẳng của glyxin. Khi đốt cháy X, Y với số mol bằng nhau thì đều thu được
lượng CO2 là như nhau. Đun nóng 31,12g hỗn hợp H gồm X, Y, Z với tỉ lệ mol
tương ứng là 4:4:1 trong dung dịch NaOH, thu được dung dịch T chỉ chứa 0,29
mol muối A và 0,09 muối B (MA < MB). Biết tổng số mắt xích của X, Y, Z bằng
14. Số mol O2 cần để đốt cháy hết 0,2016 mol peptit Z là
A. 4,3848 mol. B. 5,1408 mol. C. 5,7456 mol. D. 3,6288 mol.

20

You might also like