You are on page 1of 360

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

CÁC PHƯƠNG PHÁP PHỔ ỨNG DỤNG

TRONG HÓA HỌC HỮU CƠ

1
MỤC LỤC
1. MỞ ĐẦU .................................................................................................................. 4
1.1. Lý do lựa chọn chuyên đề .................................................................................... 4
1.2. Mục đích................................................................................................................ 5
1.3. Nhiệm vụ ............................................................................................................... 5
1.4. Đối tượng và phạm vi áp dụng............................................................................ 5
2. GIỚI THIỆU VỀ CÁC PHƯƠNG PHÁP PHỔ .................................................. 6
2.1. Khái niệm về phổ (spectroscopy) ........................................................................ 6
2.1.1 Bản chất của ánh sáng ............................................................................... 6
2.1.2 Bản chất của vật chất................................................................................. 6
2.1.3 Tương tác giữa ánh sáng và vật chất ....................................................... 6
2.2. Giới thiệu về phổ NMR........................................................................................ 7
2.3. Sự phát sinh của phổ 1H NMR ........................................................................... 8
2.3.1 Độ mạnh của trường điện từ ..................................................................... 8
2.3.2 Máy NMR ................................................................................................... 8
2.3.3 Chuẩn bị mẫu ............................................................................................. 9
2.3.4 Các đặc điểm của phổ 1H NMR ............................................................... 9
2.4. Nguyên tắc của phổ 13C NMR ......................................................................... 10
2.5. Giới thiệu về phổ IR ........................................................................................... 11
2.6. Giới thiệu về phổ khối lượng............................................................................. 11
3. CÁC BÀI TẬP VỀ PHỔ TRONG CÁC ĐỀ THI .............................................. 13
3.1. Bài tập vận dụng phổ hồng ngoại IR ............................................................... 13
3.1.1 Kì thi Olympic Hóa học Quốc gia Ấn Độ .............................................. 13
3.1.2 Kì thi Olympic Hóa học Quốc gia Australia ......................................... 17
3.1.3 Kì thi Olympic Hóa học Quốc gia Áo..................................................... 23
3.1.4 Kì thi Olympic Hóa học Quốc gia Anh .................................................. 23
3.1.5 Bài tập chuẩn bị Olympic Hóa học Quốc tế ICHO .............................. 33
3.1.6 Kì thi Olympic Hóa học Quốc tế ICHO – Đề chính thức ..................... 39
3.2. Bài tập vận dụng phổ 1H NMR và 13C NMR................................................. 49
3.2.1 Kì thi Olympic Hóa học Quốc gia Ấn Độ .............................................. 49
3.2.2 Kì thi Olympic Hóa học Quốc gia Austrailia ........................................ 52

2
3.2.3 Kì thi Olympic Hóa học Quốc gia Áo..................................................... 58
3.2.4 Kì thi Olympic Hóa học Quốc gia Anh .................................................. 82
3.2.5 Kì thi Olympic Hóa học vùng Baltic .................................................... 105
3.2.6 Bài tập chuẩn bị Olympic Hóa học Quốc tế ICHO ............................ 118
3.2.7 Kì thi Olympic Hóa học Quốc tế ICHO – Đề chính thức ................... 144
3.3. Bài tập vận dụng phổ khối .............................................................................. 204
3.3.1 Kì thi Olympic Hóa học Quốc gia Austrailia ...................................... 204
3.3.2 Kì thi Olympic Hóa học Quốc gia Áo................................................... 216
3.3.3 Kì thi Olympic Hóa học Quốc gia Anh ................................................ 224
3.3.4 Bài tập chuẩn bị Olympic Hóa học Quốc tế ICHO ............................ 226
3.3.5 Kì thi Olympic Hóa học Quốc tế ICHO – Đề chính thức ................... 241
3.4. Bài tập vận dụng tổng hợp các loại phổ ......................................................... 245
3.4.1 Kì thi Olympic Hóa học Quốc gia Áo................................................... 245
3.3.2 Kì thi Olympic Hóa học Quốc gia Anh ................................................ 285
3.3.3 Kì thi Olympic Hóa học vùng Baltic .................................................... 306
3.3.4 Bài tập chuẩn bị Olympic Hóa học Quốc tế ICHO ............................ 315
3.3.5 Kì thi Olympic Hóa học Quốc tế ICHO – Đề chính thức ................... 342
4. KẾT LUẬN .......................................................................................................... 359
5. TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 360

3
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do lựa chọn chuyên đề
Các phương pháp phổ từ lâu đã là một phần kiến thức nền tảng cơ bản được giới thiệu
phổ biến trong các chương trình giáo dục nước ngoài từ rất sớm. Rất tiếc, tại Việt Nam phần
kiến thức này vẫn chưa được giảng dạy một cách hợp lý. Nhiều thầy cô vẫn ngần ngại thậm
chí phản đối khi thấy các bài tập manh nha về phổ xuất hiện trong một số đề thi Học sinh giỏi
Quốc gia (HSG QG) gần đây. Điều này là do mức độ đề thi HSG QG hiện tại đã quá nặng nề.
Việc có thêm một phần kiến thức nữa sẽ làm cho việc giảng dạy và học tập thêm khó khăn,
giống như “chiếc áo vắt thêm lên lưng con lừa”. Tuy nhiên, kiến thức phổ chính là một kiến
thức cơ sở không thể bỏ qua trong xu hướng hiện đại hóa chương trình giảng dạy Hóa học
nói chung hiện nay. Ngay trong chương trình phổ thông mới với các sách giáo khoa mới (lớp
11) cũng đã cố gắng giới thiệu về các phương pháp phổ. Vì vậy, không còn nghi ngờ gì nữa,
chắc chắn trong tương lai gần thì kiến thức về phổ trong hóa học hữu cơ sẽ xuất hiện trong
đề thi HSG QG môn Hóa.
Vấn đề rất quan trọng là đề thi sẽ khai thác các bài tập về phổ như thế nào? Có thể nhớ
lại thời điểm cách đây khoảng 20 năm, khi các phản ứng hữu cơ hiện đại (vốn chỉ giảng dạy
ở bậc đại học) được giới thiệu và đưa vào đề thi HSG QG thì các bài tập ban đầu ở dạng rất
cơ bản, rõ ràng (nhưng không hề dễ!). Rất tiếc về sau này các đề thi HSG QG không tiếp tục
khai thác những đặc điểm cơ bản của các phản ứng trọng tâm như cấu trúc của tác nhân và
chất đầu, cơ chế và tính chọn lọc… Ngược lại, các bài tập về sau đi quá sâu vào các trường
hợp cụ thể, cá biệt nên đã dẫn đến tình trạng vụn vặt và mất phương hướng hiện nay. Điều
này thể hiện ở việc chương trình và đề thi không giới thiệu và tiệm cận được với các kiến
thức hóa học hiện đại như xúc tác bất đối, hóa sinh, hóa tin… thậm chí đến kĩ năng đọc phổ
cơ bản hay hiểu biết về sai số cũng không nốt. Đề thi hiện tại lại quá nhiều các chuỗi chuyển
hóa dài, các cơ chế riêng biệt hay tính toán phức tạp. Đề thi như vậy hoàn toàn không có tác
dụng về mặt thực tiễn và ý tưởng hóa học. Có rất nhiều nguyên nhân khách quan của tình
trạng này. Bài học được rút ra là việc học kiến thức rộng ở mức cơ bản không phải là quá
khó. Nhưng nếu các đề thi không làm rõ yêu cầu và mức độ cần đạt (giới hạn) mà tiếp tục đi
sâu, nâng cao kiến thức, vận dụng một cách vô độ, không có điểm dừng hợp lý thì chắc chắn
phần kiến thức phổ sẽ tiếp tục trở thành “ác mộng” đối với giáo viên và học sinh THPT.
Có thể lấy thêm ví dụ về phản ứng đốt cháy các hợp chất hữu cơ hay phản ứng của
axit HNO3, về bản chất hóa học thì đó chỉ là những đơn vị kiến thức rất nhỏ. Nhưng khi được
biến tấu, “thêm mắm thêm muối”, được trí tưởng tượng không qua thực nghiệm kiểm chứng
(tự biện), sự biến tấu của nhiều đời giáo viên luyện thi thì các đề thi Hóa đã đưa những kiến
thức này thành những dạng bài toán hoàn toàn xa rời khỏi bản chất Hóa học. Khi đó thì lợi
bất cập hại, học sinh không hề nắm được bản chất khoa học, mà hiểu biết Hóa học trở nên rất
lệch lạc, méo mó. Giáo viên và học sinh mất vô số thời gian và công sức nghiên cứu các bài
tập tưởng tượng giả danh Hóa học. Để lịch sử không lặp lại, thông qua phần kiến thức mới
mẻ với học sinh THPT là các phương pháp phổ ứng dụng trong hóa học hữu cơ, hãy cùng
nhau xác định cách thức nào là đúng đắn khi cho bài tập về phổ trong đề thi hữu cơ.

4
1.2. Mục đích
Qua chuyên đề này, tác giả tổng hợp và giới thiệu các nội dung cơ bản về các phương
pháp phổ áp dụng trong hóa hữu cơ phù hợp với mức độ kiến thức của học sinh THPT. Quan
trọng hơn, thông qua việc tham khảo và phân tích các đề thi và sách của các nước trên thế
giới, tác giả muốn bàn luận về giới hạn nào là phù hợp cho các bài tập liên quan đến phổ áp
dụng trong hóa hữu cơ dành cho học sinh THPT. Chuyên đề chỉ ra rằng cách xây dựng bài
tập dựa trên các đơn vị kiến thức của đề thi HSG QG môn Hóa học Việt Nam có vẻ đang
chưa đi đúng hướng với các đề thi tương tự của các nước có nền Hóa học phát triển trên thế
giới. Từ đó, chuyên đề đề xuất sự thay đổi cần thiết trong cách ra đề thi HSG QG môn Hóa
học hiện nay.

1.3. Nhiệm vụ
Đề tài sẽ trình bày các phần như sau:
Phần 1: Đại cương về phổ
Phần 2: Các bài tập sử dụng kiến thức về các phương pháp phổ ứng dụng trong hóa
hữu cơ xuất hiện trong các đề thi Hóa học các nước trên thế giới.
Phần 3: Kết luận

1.4. Đối tượng và phạm vi áp dụng


Đối tượng phục vụ của chuyên đề là các học sinh các trường THPT chuyên, giáo viên
tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi tham gia các kì thi khu vực, quốc gia và quốc tế. Ngoài ra,
chuyên đề này cũng có thể dùng làm tài liệu cho các học sinh THPT khối khoa học tự nhiên,
sinh viên các trường chuyên ngành hóa học và bất kì ai yêu hóa học, có ý định tìm hiểu về
các phương pháp phổ ứng dụng trong Hóa học hữu cơ.
Các phương pháp phổ rất rộng lớn và đa dạng, chuyên đề này chú trọng giới thiệu các
phương pháp phổ quen thuộc trong hóa học hữu cơ làm trung tâm. Từ đó, học sinh hiểu được
cách nghiên cứu và tự học tập các phương pháp phổ nói chung. Quan trọng hơn, mọi người
quan tâm có thể có góc nhìn mới để cùng xác định mức độ và cách thức đưa kiến thức phổ
vào chương trình sao cho thực sự hữu ích và thú vị với học sinh. Câu hỏi quan trọng nhất
không phải là: “Có nên đưa kiến thức phổ vào đề thi hữu cơ hay không?” mà là “Kiến thức
phổ xuất hiện trong đề thi hữu cơ nên ở mức độ nào?” Đây cũng là vần đề chung của tất cả
các nội dung kiến thức có thể xuất hiện trong đề thi HSGQG môn Hóa hiện nay.

5
2. GIỚI THIỆU VỀ CÁC PHƯƠNG PHÁP PHỔ
Đầu tiên cần phải khẳng định rằng sẽ là rất không cần thiết nếu đi sâu vào chi tiết
của nguyên tắc phát sinh của các phổ, cấu tạo của các loại máy móc… vì các phần kiến thức
thức này là khó và vượt tầm với đa phần cả giáo viên và học sinh THPT hiện nay. Quan trọng
hơn hết là các phần này không ảnh hưởng nhiều đến kĩ năng đọc các phổ cơ bản của hầu hết
các hợp chất hữu cơ. Các sách giáo khoa hiện đại như các giáo trình Hóa hữu cơ cho sinh
viên Việt Nam và thế giới nói chung cũng không đề cập quá sâu vào các chi tiết này.
Dưới đây là lược dịch phần giới thiệu về phổ trong sách Organic Chemistry xuất bản
lần thứ 4 (Willey năm 2020) của David Klein. Theo cá nhân tác giả, cuốn sách là tài liệu điển
hình cho thấy cách tiếp cận hết sức vừa phải đối với kiến thức về phổ trong hữu cơ.

2.1. Khái niệm về phổ (spectroscopy)


Để hiểu được phổ là gì, các phương pháp phổ được dùng như thế nào để xác định cấu
trúc các phân tử hữu cơ, chúng ta cần nắm sơ lược một số khái niệm được trình bày dưới đây.
2.1.1 Bản chất của ánh sáng
Bức xạ điện từ (ánh sáng) thể hiện cả tính chất của sóng và hạt. Bước sóng mô tả
khoảng cách giữa 2 đỉnh sóng liên tiếp.

Tần số mô tả số sóng đi qua một điểm trong không gian trong một đơn vị thời gian.
Dễ thấy
𝑐
𝑣=
𝜆
Mặt khác, bức xạ điện từ có thể coi là dòng hạt photon có năng lượng
𝐸 = ℎ𝑣
Dãy tất cả các tần số có thể (ứng với một năng lượng xác định) được gọi là phổ điện
từ (electromagtic spectrum).
2.1.2 Bản chất của vật chất
Vật chất (matter) hay bức xạ điện từ thì đều có tính lưỡng tính sóng – hạt. Theo lý
thuyết cơ học lượng tử, năng lượng của phân tử được “lượng” hóa (quantized). Nghĩa là, phân
tử có rất nhiều mức năng lượng (trạng thái) khác nhau, nhưng không tùy ý mà chỉ có một số
mức xác định nào đó. Sự khác biệt giữa các mức năng lượng (∆E) phụ thuộc vào bản chất
của phân tử.
2.1.3 Tương tác giữa ánh sáng và vật chất
Nếu photon có năng lượng vừa bằng hiệu mức năng lượng, phân tử có thể hấp thụ
photon và chuyển lên mức năng lượng cao hơn. Năng lượng của photon được chuyển thành
năng lượng dao động của phân tử cho đến khi trở lại môi trường, thường là dưới dạng nhiệt.

6
2.2. Giới thiệu về phổ NMR
Phổ cộng hưởng từ hạt nhân được coi là phương pháp xác định cấu trúc toàn diện và
mạnh mẽ nhất hiện nay. Thực tế, cấu trúc của một hợp chất thường được xác định chỉ bằng
phổ NMR, dù rằng trong các bài báo khoa học, thường có thêm dữ kiện về phổ IR và phổ
khối kèm theo. Gần đây thì các bài báo trên hệ thống tạp chí của hiệp hội hóa học Mỹ như
JACS, JOC đã không còn yêu cầu phổ IR như là dữ liệu bắt buộc cho một phân tử mới!
Phổ NMR nghiên cứu tương tác của bức xạ điện từ và hạt nhân nguyên tử. Rất nhiều
các hạt nhân như 1H, 13C, 15N, 19F, và 31P có thể nghiên cứu bằng phổ NMR. Thực tế phổ 1H
NMR và 13C NMR được các nhà hóa học hữu cơ sử dụng rộng rãi nhất bởi hydro và cacbon
là các nguyên tố phổ biến trong hợp chất hữu cơ. Phân tích phổ NMR sẽ chỉ ra cách thức các
nguyên tử cacbon và hydro liên kết với nhau.
Một hạt nhân với số lẻ proton và/hoặc số lẻ notron sở hữu một đặc tính lượng tử gọi
là spin hạt nhân. Ví dụ như hạt nhân nguyên tử hydro chỉ chứa một proton và có một spin hạt
nhân. Chú ý rằng spin không phản ánh chiều quay thực tế của hạt nhân mà chỉ là công cụ giúp
dễ tưởng tượng hơn. Một proton có thể coi như một điện tích hình cầu quay quanh trục tạo ra
một từ trường gọi là moment từ. Moment từ này cũng tương tự như với một thanh nam châm.
Khi hạt nhân của hydro được đặt trong một từ trường bên ngoài thì tương tác giữa
moment từ và từ trường ngoài được lượng tử hóa. Moment từ cần nằm cùng chiều (trạng thái
α) hoặc ngược chiều (trạng thái β) với từ trường bên ngoài. Hai trạng thái này là không tương
đương về mặt năng lượng, sự khác biệt (∆E) được lượng tử hóa.

Khi hạt nhân ở trạng thái α có thể hấp thụ photon có năng lượng phù hợp để chuyển
sang trạng thái β, hạt nhân được gọi là là đang trong trạng thái cộng hưởng (resonance). Khi
sử dụng một từ trường mạnh, tần số bức xạ cần để cộng hưởng hạt nhân nằm trong miền
radio. Do các hạt nhân được bao quanh bởi các electron, nên khi có tác dụng của điện trường
ngoài, mật độ của các electron được tái phân bố tạo thành một trường điện từ địa phương
(cảm ứng) ngược với từ trường bên ngoài.
Hiệu ứng này được gọi là hiệu ứng thuận từ, đây là hiệu ứng cực kì quan trọng với phổ
NMR. Vì nếu không có hiệu ứng này thì tất cả các proton sẽ hấp thụ cùng một tần số bức xạ
điện từ và phổ NMR sẽ không cung cấp được các thông tin hữu ích nữa. Mật độ electron bao
quanh proton tạo thành trường cảm ứng tuy nhỏ nhưng quan trọng. Như vậy, proton chịu tác
dụng của hai trường điện từ: trường điện từ mạnh bên ngoài và trường điện từ cảm ứng yếu.

7
Bởi thế, có thể coi proton chịu trường điện từ hơi yếu hơn so với trường điện từ bên ngoài do
hiệu ứng chắn của các electron.
Các proton có môi trường electron khác nhau, một vài proton có mật độ electron xung
quanh dày hơn bị chắn nhiều hơn, trong khi một vài proton khác lại không bị chắn nhiều. Hệ
quả là các proton có hiệu mức năng lượng giữa trạng thái α và β khác nhau và hấp thụ các tần
số khác nhau.

2.3. Sự phát sinh của phổ 1H NMR


2.3.1 Độ mạnh của trường điện từ
Trường điện từ bên ngoài càng lớn thì khác biệt giữa trạng thái α và β càng lớn. Khi
từ trường vào khoảng 1.41 tesla, các proton trong hợp chất hữu cơ sẽ cộng hưởng ở dải tần
số thấp gần 60 MHz (60,000,000 Hz). Nhưng nếu sử dụng từ trường 7.04 tesla các proton sẽ
cộng hưởng ở dải tần số cao 300 MHz (300,000,000 Hz). Các máy NMR tạo từ trường 7.04
tesla coi như có tần số hoạt động 300 MHz. Nói chung, máy NMR có tần số hoạt động cao
hơn có nhiều lợi thế hơn.
Từ trường của các máy NMR tạo ra khi dòng điện chạy trong vòng dây làm bằng vật
liệu siêu dẫn. Vật liệu siêu dẫn thường hoạt động ở nhiệt độ rất thấp (chỉ trên một vài độ so
với độ không tuyệt đối). Hầu hết các máy NMR có cấu tạo gồm ba buồng. Buồng trong cùng
chứa heli lỏng có nhiệt độ sôi ở 4.3 K. Tiếp đến là buồng chứa nito lỏng có nhiệt độ sôi ở 77
K. Buồng ngoài cùng là buồng chân không nhằm ngăn chặn quá trình truyền nhiệt từ bên
ngoài. Chi phí vận hành máy NMR đắt đỏ chủ yếu do định kì cần tiếp Heli lỏng cho máy.

2.3.2 Máy NMR


Về nguyên tắc, phổ NMR có thể thu được bằng cách giữ nguyên từ trường và quét
chậm một dải tần số và xác định các tần số có hấp thụ. Đây là các máy NMR thế hệ đầu gọi
là máy phổ liên tục (continuous-wave). Cũng có thể giữ nguyên tần số bức xạ và tăng dần
cường độ điện trường để dò tìm giá trị tạo ra tín hiệu. Các máy thế hệ đầu hầu như đã bị loại
bỏ và thay thế bằng các máy sử dụng xung biến đổi Fourier NMR (FT-NMR).

8
Trong máy FT-NMR, từ trường được giữ cố định và mẫu được chiếu một xung ngắn
có một dải các tần số khả dĩ. Tất cả proton được kích thích cùng lúc và bắt đầu trở lại trạng
thái spin ban đầu. Khi mỗi loại proton giải phóng một năng lượng nào đó sẽ tạo ra tín hiệu
điện tương ứng. Máy sẽ ghi lại một tín hiệu phức tạp gọi là phân rã cảm ứng tự do (FID) bao
gồm tất các xung điện tạo ra bởi mỗi loại proton. FID sau đó được chuyển đổi thành phổ
thông qua một kĩ thuật toán học gọi là biển đổi Fourier. Mỗi FID cần 1-2 giây để ghi và có
thể thu được hàng trăm FID chỉ trong một vài phút rồi có thể lấy trung bình. Lấy trung bình
là cách duy nhất để thu được phổ 13C NMR.
2.3.3 Chuẩn bị mẫu
Để thu được phổ 1H NMR của một hợp chất thì hợp chất cần được pha trong một dung
môi và đặt trong một ống thủy tinh hẹp để đưa vào trong máy NMR. Nếu bản thân dung môi
có proton, thì phổ sẽ chỉ hiện được tín hiệu của dung môi mà không đọc được tín hiệu của
hợp chất do nồng độ của dung môi lớn hơn rất nhiều. Để giải quyết vấn đề này có thể sử dụng
các dung môi không proton như CCl4, tuy nhiên các dung môi này thường không hòa tan
được chất. Thực tế thường sử dụng các dung môi thay thế hết 1H bằng 2D. Các dung môi này
có giá không hề rẻ, nhưng khả dĩ vẫn có thể chấp nhận được. Mặc dù hạt nhân deuterium
cũng có spin và cũng tạo ra hiện tượng cộng hưởng nhưng tại dải tần số rất khác so với
hydrogen. Ví dụ như với máy NMR 300 MHz sẽ sử dụng xung có dải tần số từ 300 000 000
tới 300 005 000. Dải tần số của deuterium nằm ngoài khoảng này khá xa nên tín hiệu của
deuterium sẽ không xuất hiện. Tất nhiên dung môi thường không điều chế hoàn toàn tinh
khiết deuterium vì giá quá đắt nên trên phổ vẫn sẽ xuất hiện tín hiệu của dung môi nhưng ở
mức chấp nhận được.

2.3.4 Các đặc điểm của phổ 1H NMR


Phổ 1H NMR cung cấp rất nhiều thông tin giúp xác định cấu trúc phân tử của hợp chất.

9
Khi nhìn vào một phổ 1H NMR, chúng ta có thể thấy sơ bộ các thông tin sau:
1. Số lượng tín hiệu cho biết số loại proton trong hợp chất.
Để dự đoán được số lượng tín hiệu xuất hiện trong phổ 1H NMR thì cần nắm được
khái niệm tương đương hóa học (chemical equivalence). Phương pháp đơn giản nhất để nhận
ra 2 nguyên tử H có tương đương nhau hay không là bằng cách xác định liệu có mặt phẳng
đối xứng tồn tại giữa 2 nguyên tử H đó hay không? Các nguyên tử H tương đương sẽ cho
cùng một tín hiệu trên phổ 1H NMR.
2. Vị trí của mỗi tín hiệu (độ dịch chuyển hóa học – chemical shift) cho biết môi trường
electron tạo ra tín hiệu đó.
Các loại nguyên tử H nằm trong một nhóm chức nhất định thường sẽ có tín hiệu xuất
hiện tại một khu vực nhất định. Ví dụ các nguyên tử H trong nhóm methyl của các alkane
xuất hiện ở khu vực khoảng 1.2 ppm.
3. Diện tích miền nằm dưới tín hiệu tỉ lệ với số lượng proton tạo ra tín hiệu đó.
4. Kiểu dáng tín hiệu (độ bội) cho biết số lượng proton nằm bên cạnh.

Một cách đơn giản thì độ bội của tín hiệu là n thì số H đứng cạnh nguyên tử H gây ra
tín hiệu ấy là n+1.

2.4. Nguyên tắc của phổ 13C NMR


Nhiều nguyên tắc áp dụng cho phổ 1H NMR cũng áp dụng cho phổ 13C NMR, nhưng
có một số điểm khác biệt chính rất quan trọng. Ví dụ, 1H là đồng vị có nhiều nhất của hydro,
nhưng 13C chỉ là một đồng vị nhỏ của cacbon, chiếm khoảng 1,1% tổng số nguyên tử cacbon
được tìm thấy trong tự nhiên. Kết quả là, chỉ một trong số hàng trăm nguyên tử carbon sẽ
cộng hưởng, điều này đòi hỏi phải sử dụng máy thu nhạy cho quang phổ 13C NMR.
Trong phổ 1H NMR, có thể thấy rằng mỗi tín hiệu có ba đặc điểm (độ dịch chuyển
hóa học, diện tích và độ bội). Trong phổ 13C NMR, chỉ có sự dịch chuyển hóa học thường
được chú ý. Diện tích và độ bội của tín hiệu 13C không được đánh giá, điều này giúp đơn giản
hóa rất nhiều việc giải thích phổ 13C NMR.
quang phổ vì kỹ thuật xung được sử dụng bởi máy quang phổ FT-NMR có tác dụng
không mong muốn làm biến dạng các giá trị tích hợp. Đa bội cũng không phải là đặc tính
chung của phổ 13C NMR.

10
Vậy thông tin hữu ích từ phổ 13C NMR về cơ bản gồm số tín hiệu và vị trí của tín hiệu.
Tương tự phổ 1H NMR, số tín hiệu trong phổ 13C NMR cho biết số loại nguyên tử carbon
trong phân tử. Trong khi vị trí của tín hiệu thường cũng sẽ cho chỉ dấu nhất định về loại nhóm
chức của nguyên tử C.

2.5. Giới thiệu về phổ IR


Phân tử hợp chất hữu cơ có thể hấp thụ ánh sáng trong miền hồng ngoại (khoảng từ
760 nm đến 1000 nm). Tia hồng ngoại thích hợp làm các liên kết trong phân tử dao động theo
một số kiểu nhất định. Phổ hồng ngoại thu được thường thể hiện độ truyền qua trên trục tung
và số sóng (cm-1) trên trục hoành.

Phổ hồng ngoại có thể được chia thành hai khu vực. Khu vực bên trái (4000-1400 cm-
1
) là nơi thể hiện hầu hết dải hấp thụ của các nhóm chức. Đây được gọi là vùng nhóm chức.
Vùng bên phải (1400-600 cm-1) được gọi là vùng vân tay vì nó đặc trưng cho toàn bộ hợp
chất, giống như dấu vân tay là đặc trưng của một cá nhân. Ngay cả khi hai phân tử khác nhau
có cùng nhóm chức, phổ IR của chúng sẽ không giống nhau vì các nhóm chức không ở trong
cùng một môi trường trong cả hai hợp chất. Sự khác biệt này được phản ánh trong các dải
hấp thụ trong vùng vân tay.
Về cơ bản, phổ IR cung cấp thông tin sơ lược về các loại nhóm chức trong phân tử
hợp chất hữu cơ. Tức là thông tin về cấu trúc hợp chất khá hạn chế.

2.6. Giới thiệu về phổ khối lượng


Một cách chính xác thì phổ khối lượng (MS) không phải là “phổ”! Bởi nguyên tắc tạo
ra thông tin trong phổ MS không có tương tác sóng điện tử để chuyển phân tử lên các trạng
thái kích thích như trong phổ IR và NMR. Tuy vậy, do sự tương đồng về cách thể hiện kết
quả (đều có các đỉnh – peak ở một số vị trí) nên người ta vẫn gọi là phổ khối lượng.
Một cách cơ bản, để thu được phổ MS thì phân tử chất được làm bay hơi và va chạm
với dòng electron năng lượng cao. Điều này khiến phân tử bị “vỡ” ra thành các ion mảnh
(cation gốc). Do mang điện nên khi đi vào vùng từ trường, chúng sẽ được gia tốc khác nhau
phụ thuộc vào khối lượng của ion. Do đó, khối lượng của các ion sẽ được phát hiện. Phân tử
khối của hợp chất hữu cơ thường được xác định với độ chính xác rất cao và vượt xa các

11
phương pháp thông thường khác. Thậm chí, việc phân tích cẩn thận các đỉnh khác xuất hiện
trong phổ có thể giúp xác định được loại nguyên tố và một phần cấu trúc của phân tử.

12
3. CÁC BÀI TẬP VỀ PHỔ TRONG CÁC ĐỀ THI

Một điều thú vị là kì thi Hóa học Quốc gia của Mỹ từ năm 1987 đến năm 2022 không
có phần kiến thức về phổ hữu cơ! Các kiến thức này học sinh tự bổ sung khi tham dự ICHO!

3.1. Bài tập vận dụng phổ hồng ngoại IR


3.1.1 Kì thi Olympic Hóa học Quốc gia Ấn Độ
Thông qua đề thi của Olympic Hóa học Quốc gia Ấn Độ từ năm 2003 đến 2022, có
thể thấy kiến thức về phổ hồng ngoại xuất hiện rất ít và chỉ là dự kiện phụ trong bài tập chuỗi
biến đổi hữu cơ. Đặc biệt đáng chú ý là khi hỏi về vấn đề này, đề thi đều cho bảng tra cứu rõ
ràng (không bắt học sinh ghi nhớ dù là với các giá trị quen thuộc nhất).

Câu 1: Trích bài 5 (2010)


5.4 Trong quang phổ hồng ngoại, một nhóm cacbonyl cho một pic mạnh trong khoảng 1600-
1800 cm-1. Liên kết càng mạnh thì giá trị hấp thụ càng cao. Phổ IR của mẫu A (axetamit), B
(axetyl clorua) và C (etyl axetat) được ghi lại. Gán các giá trị tần số IR thích hợp sau đây với
mẫu A, B và C: 1650 cm-1; 1750 cm-1; 1800 cm-1.
5.10 Các steroit là một họ của các sản phẩm thiên nhiên, xuất hiện phổ biến trong nhiều hệ
thống sinh học. Steroit 13 khi xử lý với bazo tạo thành hợp chất bền 14. Viết cấu trúc của sản
phẩm chính (14).

5.11 (i) Số đồng phân cấu hình của 13 là bao nhiêu?


(ii) Đối với hợp chất 13, xác định cấu hình tuyệt đối của các trung tâm cacbon a và b.
Khi xử lý hợp chất 14 với crom trioxit thu được hợp chất 15.
5.12 Viết cấu trúc của hợp chất 15.
Các oxim của xeton và este thực hiện chuyển vị khi đun nóng hoặc có mặt axit để tạo thành
amit (chuyển vị Beckmann).

13
5.13 Xử lý hợp chất 15 bằng hydro clorua hydroxylamin, tiếp theo với bazo có mặt 4-Me-
PhSO2Cl sinh ra sản phẩm 16. Vẽ cấu trúc của 16.

5.14 Đun nóng hợp chất 16 thủy phân thành hỗn hợp của hai hợp chất 17 và 18. Viết cấu trúc
của các hợp chất 17 và 18. (Gợi ý: các sản phẩm chứa vòng năm cạnh và có pic mạnh tại
1620-1650 cm-1).
Bảng 1: Miền đặc trưng của hấp thụ hồng ngoại

Đáp án
5.4
1650 cm-1 A
1750 cm-1 C
1800 cm-1 B
5.10

5.11 (i) 9
(ii) Cả hai đều là S.
5.12

14
5.13

5.14

Câu 2: Trích bài 4 (2011)


4.6 Các ylit cơ lưu huỳnh là chất trung gian trong quá trình tổng hợp hợp chất P (C9H9N).
Hoàn thành tổng hợp sau:

Biết M có một doublet tại 3300cm-1 trong phổ IR.

15
Bảng 1: Các dải IR quan trọng

Đáp án

16
3.1.2 Kì thi Olympic Hóa học Quốc gia Australia
Thông qua đề thi của Olympic Hóa học Quốc gia Australia từ năm 1987 đến 2021, có
thể thấy kiến thức về phổ hồng ngoại xuất hiện rất ít và chỉ là dự kiện phụ (thậm chí không
cần thiết) trong bài tập chuỗi biến đổi hữu cơ. Chỉ cần có khái niệm sơ khai về phổ IR và
không cần nhớ bất kì giá trị đặc trưng cho nhóm chức nào cả.

Câu 1: Bài 5 (1992)


Ambucaine (C17H28N2O3) là thuốc gây tê cục bộ có nguồn gốc từ axit benzoic. Phổ hồng
ngoại của nó cho thấy sự hấp thụ gần 1730 cm-1 và ambucaine hòa tan trong axit loãng. Quá
trình tổng hợp bắt đầu bằng quá trình nitrat hóa metyl benzoat bằng hỗn hợp axit sunfuric-
nitric. Sản phẩm nitrat hóa đem xà phòng hóa tiếp bằng (NaOH/H2O), sau đó trung hòa muối
natri thu được A (C7H5NO4). Khử A bằng hydro với sự có mặt của palađi tạo ra B không tan
trong axit vô cơ loãng. Phản ứng của B với axit nitrơ sau đó đun nóng trong nước thu được C
(C7H6O3) tạo ra màu tím với dung dịch sắt clorua. Quá trình nitrat hóa tiếp theo của C tạo ra
D, chất này phản ứng với etanol với sự có mặt của một lượng nhỏ axit đậm đặc để tạo ra E
(C9H9NO5). E hòa tan được trong dung dịch natri hydroxit lạnh nhưng không hòa tan được
trong dung dịch natri bicacbonat. E phản ứng với kali hydroxit và 1-bromobutan để tạo ra F
(C13H17NO5). F không còn hòa tan được trong natri hydroxit loãng lạnh. Xà phòng hóa F bằng
dung dịch KOH thu được G. G trước hết được phản ứng với thionyl clorua (SOCl2) để tạo ra
H. Trong đó, H được phản ứng với 2-(N,Ndietylamino)etanol để thu được I (C17H26N2O5) khi
hydro hóa xúc tác (H2/ Pd) cung cấp Ambucaine.
(a) Suy ra cấu trúc của các hợp chất từ A đến I và từ đó suy ra cấu trúc của Ambucaine.
(b) Đề xuất một cơ chế hợp lý để giải thích cho việc chuyển đổi E thành F và G thành I.
Đáp án:
Dữ kiện về phổ IR có thể bỏ qua cũng không quá ảnh hưởng đến việc giải bài.

17
Câu 2: Bài 9 (1993)
Phổ hấp thụ hồng ngoại của decan, trichloromethane và tetrachloromethane được trình bày
dưới đây.

18
Các kết luận hợp lý rút ra từ các quang phổ này bao gồm
(1) liên kết C—H hấp thụ bức xạ có bước sóng 3,5 × 10-6
(2) liên kết C—C hấp thụ bức xạ có bước sóng 7 × 10-6
(3) liên kết C—Cl hấp thụ bức xạ có bước sóng 13,5 × 10-6
(4) liên kết C—H hấp thụ bức xạ có bước sóng 8,3 × 10-6
A. chỉ 1, 2, 3 đúng
B. chỉ 1, 3 đúng
C. chỉ 2, 4 đúng
D. chỉ 4 đúng
E. Tất cả đều đúng
Đáp án:
Chọn A (thuần túy từ suy luận so sánh chứ không phải từ học thuộc).
Câu 3: Trích bài 17 (2018)
Quang phổ là một phương pháp phân tích được sử dụng để xác định cấu trúc của các phân tử
chưa biết bằng cách đo độ hấp thụ của các bước sóng khác nhau của bức xạ điện từ. Một loại
quang phổ quan trọng là quang phổ hồng ngoại (IR), trong đó ánh sáng hồng ngoại đi qua
mẫu và đo độ hấp thụ ở mỗi bước sóng.
Đơn vị phổ biến trong quang phổ là số sóng, bằng nghịch đảo của bước sóng (đo bằng cm).
Do đó số sóng có đơn vị là cm–1 . Phạm vi của các số sóng được dùng trong phổ IR thường
từ 4000 đến 400 cm–1.
(a) Tính bước sóng (theo m) ứng với số sóng 4000 cm-1.
(b) Trong một phổ điển hình có một loạt các cực đại ở các bước sóng khác nhau mà tại đó
phân tử hấp thụ bức xạ IR mạnh nhất. Mỗi đỉnh này tương ứng với một thành phần cấu trúc
của phân tử được gọi là nhóm mang màu. Bảng tham khảo dưới đây cho biết phạm vi của số
sóng tương ứng với các nhóm mang màu cụ thể. Lưu ý rằng một số dãy trùng lặp với nhau,
điều này có thể làm phức tạp việc xác định nhóm mang màu nào trong phân tử.
Nhóm mang màu Số sóng hấp thụ (cm–1)
O–H 3650 – 3200
N–H 3500 – 3300
C≡N 2260 – 2220
C≡C 2260 – 2100
19
C=O 1780 – 1650
C=C 1680 – 1600
C=N 1650 – 1550
Bảng 1: Độ hấp thụ của một số nhóm mang màu phổ biến
Lưu ý rằng các miền C–H và C–C phổ biến trong hầu hết các phân tử hữu cơ nên không cung
cấp nhiều thông tin chi tiết về cấu trúc của từng hợp chất. Những nhóm mang màu này đã bị
bỏ qua trong Bảng 1 và sẽ không được xem xét trong phần còn lại của câu hỏi.
Ví dụ, phổ IR của axit axetic (CH3COOH) chứa một đỉnh nằm trong khoảng 3650-3200 cm–
1
(liên kết O–H) và một đỉnh khác trong khoảng 1780-1650 cm–1 (liên kết C=O).

(b) Dựa vào Bảng 1 và thông tin ở trên, hãy khoanh tròn tất cả các nhóm mang màu trong
phân tử dưới đây sẽ hấp thụ ánh sáng hồng ngoại trong dải 3650-1550 cm–1.

(c) Dự đoán có bao nhiêu đỉnh trong phổ IR trong miền đó?
Công thức cấu trúc của các phân tử hữu cơ (dựa trên carbon) có thể được biểu diễn bằng ký
hiệu công thức thu gọn. Trong đó, các liên kết được thể hiện bằng các đường thẳng, với các
nguyên tử carbon nằm ở cuối mỗi đoạn thẳng hoặc điểm gặp nhau của các đoạn thẳng. Các
nguyên tử hydro kết nối với các nguyên tử carbon được suy ra chứ không thể hiện rõ ràng.
Ví dụ, hai hình vẽ dưới đây đại diện cho cùng một phân tử. Công thức thu gọn sẽ được sử
dụng cho phần còn lại của câu hỏi này

(d) Xét ba phân tử sau: A, B và C.

20
Dựa trên Bảng 1, hãy cho biết hợp chất nào trong số các hợp chất A, B và C đó sẽ có phổ IR
tương tự nhau?
(e) Phổ IR của năm phân tử được đo và các đỉnh trong phổ của chúng được ghi lại trong bảng
dưới đây. Năm phân tử này tương ứng với năm trong số sáu phân tử từ D đến I dưới đây.
Đỉnh quan sát được trong phổ IR (cm-1)
1 1650
2 1720, 3410
3 2120, 3450
4 3200, 3350
5 1630, 3350, 3400

(f) Hòa tan bốn hợp chất J, K, L và M (hình bên dưới) trong etanol (CH3CH2OH). Một nhà
hóa học lần lượt loại bỏ ba hợp chất khỏi hỗn hợp, theo cách mà cô ấy quan sát thấy sự biến
mất của chính xác một đỉnh đặc trưng khỏi phổ IR của hỗn hợp khi mỗi hợp chất được loại
bỏ. Mỗi đỉnh biến mất rõ ràng đến từ phân tử bị loại bỏ. Hợp chất cuối cùng được hòa tan
trong dung môi ethanol.
Xác định các hợp chất thứ 1, thứ 2 và thứ 3 được loại bỏ khỏi hỗn hợp và miền số sóng của
đỉnh bị mất khỏi quang phổ.

21
Đáp án:
(a) 2,5.10-6 m.

(b)
(c) 3.
(d) A và B.
(e)
Đỉnh quan sát được trong phổ IR (cm-1) Hợp chất
1 1650 H
2 1720, 3410 F
3 2120, 3450 I
4 3200, 3350 E
5 1630, 3350, 3400 G

(f)

22
3.1.3 Kì thi Olympic Hóa học Quốc gia Áo
Thông qua đề thi của Olympic Hóa học Quốc gia Áo từ năm 1988 đến 2021, có thể
thấy kiến thức về phổ hồng ngoại không xuất hiện độc lập trong các bài tập hữu cơ.

3.1.4 Kì thi Olympic Hóa học Quốc gia Anh


Thông qua đề thi của Olympic Hóa học Quốc gia Anh từ năm 2000 đến 2022, có thể
thấy kiến thức về phổ hồng ngoại xuất hiện khá đều đặn nhưng cũng chỉ là dự kiện phụ trong
bài tập chuỗi biến đổi hữu cơ. Đặc biệt đáng chú ý là khi hỏi về vấn đề này, đề thi đều cho
chỉ dùng các giá trị quen thuộc nhất mà thôi.

Câu 1: Bài 4 (2012)


Đây là câu hỏi về sự tổng hợp thuốc Lipitor - một trong những thuốc bán chạy nhất

Với doanh thu hàng tỉ bảng mỗi năm, trong nhiều năm thuốc hạ cholesterol của Pfizer, Lipitor
là dược phẩm bán chạy nhất trên thế giới. Các bước đầu tiên của quá trính tổng hợp Lipitor
được mô tả dưới đây.
Tần số giãn đặc trưng trong phổ IR của các chất trung gian trong quá trình tổng hợp được cho
kèm theo. Không có các pic gây nên bởi sự giãn liên kết C-C hoặc C-H; tần số giãn do kết
đơn trừ với hydro không được liệt kê. Không cần giải thích các tần số giãn, nhưng nên sử
dụng chúng để tìm ra các cấu trúc còn thiếu.
Lưu ý rằng không phải tất cả những sản phẩm được trình bày trong quá trình xảy ra
phản ứng.

23
a) Tìm cấu trúc cho các hợp chất từ B tới G, hoàn thành bảng liệt kê hấp thụ IR với các hợp
chất A đến M.

Ester H được đề proton hóa bởi bazơ mạnh sinh ra cacbon nucleophin hoạt tính trong anion
I. Các nhóm R trong cấu trúc là một chuỗi alkyl không thay đổi trong suốt toàn bộ tổng hợp.

b) Vẽ cấu trúc của anion I.


Quá trình tổng hợp tiếp theo như sau:

c) Cho biết cấu trúc cho các hợp chất J, K và L.

24
Trong một nhánh riêng biệt của tổng hợp, N phản ứng với phenylamin để tạo thành O. Đề
proton hóa trong môi trường bazo sinh ra một tác nhân nucleophin cacbon, anion P. Anion P
phản ứng với benzaldehyde cho Q; Q tách nước tạo thành hợp chất S. S phản ứng với
fluorobenzaldehyde có mặt chất xúc tác tạo ra hợp chất T.

d) Xác định cấu trúc của phenylamin và 4-fluorobenzaldehyde.


e) Đề nghị cấu trúc của O, anion P, và các hợp chất Q và S.
Trong giai đoạn cuối cùng của quá trình tổng hợp, T và M phản ứng với nhau tạo thành hợp
chất U. U thủy phân trong dung dịch axit sinh ra phân tử mục tiêu, thuốc Lipitor.

f) Đề xuất cấu trúc của hợp chất U.


Đáp án:
a) B C

D E

F G

25
b) Anion I

c) J K

d) Phenylamine 4-fluorobenzaldehyde

e) O

26
P

Q S

f) U

27
Câu 2: Bài 3 (2015)
Câu hỏi về thuốc tăng lực Ritalin® .
Thuốc Ritalin® từ lâu đã được sử dụng để điều trị bệnh tăng động giảm sự chú ý ở trẻ em
(ADHD). Gần đây, nó đã đuợc cải tiến như một loại thuốc tăng lực được thực hiện bởi các
sinh viên nghiên cứu. Cấu trúc của Ritalin được hiển thị dưới đây, trong đó R tuơng ứng cho
một nhóm hydrocacbon.

Ritalin được tổng hợp theo sơ đồ dưới đây. Một số tần số giãn đặc trưng trong phổ IR của các
sản phẩm trung gian được cho.

a) Sự tổng hợp bắt đầu với phản ứng của benzyl clorua và natri xyanua tạo hợp chất A. Vẽ
cấu trúc của hợp chất A.
b) Hợp chất A sau đó bị loại proton tạo thành Anion B-. Vẽ cấu trúc anion B-.
c) Vẽ cấu trúc của các hợp chất C, D, E và F. Đối với hợp chất F thì không cần quan tâm tới
phổ IR.
Ritalin có mặt trong các viên thuốc ở dạng muối hydroclorua.
(d) Khoanh tròn các nguyên tử trong cấu trúc của Ritalin bị proton hóa trong muối
hydroclorua (muối HCl).

28
(e) (i) Các viên thuốc chứa 10.00 mg muối hydroclorua tương ứng với 8,647 mg Ritalin. Sử
dụng thông tin này hãy tính khối lượng mol của Ritalin.
(ii) Từ đó, đề xuất cấu trúc nhóm hydrocacbon R.
(f) Đối với mỗi tần số giãn IR dưới đây, chỉ ra những nhóm chức tương ứng và biểu thị với
một mũi tên vào liên kết co giãn.
(i) 1655 cm−1 (ii) 1715 cm−1 (iii) 1740 cm−1 (iv) 2260 cm−1
(v) 3000 cm−1 (rất rộng) (vi) 3180 và 3390 cm−1 (sắc nét)
Đáp án:
(a) A

(b) B

(c)

(d)

29
(e) i) Khối lượng mol thêm vào khi tạo thành muối HCl = (1,008 + 35,45) g mol−1 = 36,458
g mol−1
Số mol của Ritalin phải không đổi, do đó có thể thiết lập phương trình sau với M là khối
lượng mol của Ritalin.

ii) Khối lượng mol của phân tử không có nhóm R = 218 g mol−1
Khối lượng mol của nhóm R = (233 – 218) g mol−1 = 15 g mol−1
Số lượng nhóm R = CH3 hoặc Methyl hoặc Me
(f)

30
Câu 3: Bài 4 (2018)
Câu hỏi này là về thuốc giảm ho
Vào tháng 9 năm 2017, Thủ tướng Vương quốc Anh, Theresa May, bị ho nặng trong bài phát
biểu của bà tại Hội nghị Đảng Bảo thủ. Thuốc giảm ho dextromethorphan, có trong thuốc ho
như Benylin®, có thể đã giúp bà khỏi bệnh. Câu hỏi này là về sự tổng hợp của
dextromethorphan. Sự tổng hợp liên quan đến sự hình thành một số liên kết mạnh và một số
cacbocation ổn định

Dextromethorphan thường được dùng dưới dạng muối monohydrat hydrobromide.


(a) Hãy khoanh tròn nguyên tử trong dextromethorphan bị proton hóa trong muối.
(b) Xác định công thức phân tử của dextromethorphan và từ đó tính khối lượng mol của muối
monohydrat dextromethorphan hydrobromua.
Quá trình tổng hợp dextromethorphan mất một số bước. Lưu ý rằng trong sơ đồ mô tả quá
trình tổng hợp, các sản phẩm phụ của phản ứng không phải lúc nào cũng được hiển thị.
Quá trình tổng hợp dextromethorphan bắt đầu bằng quá trình tổng hợp hợp chất F.

31
(c) Vẽ công thức cấu tạo của các hợp chất A, B, C, D, E và khí X.
Đáp án:
(a)

(b) Công thức phân tử của dextromethorphan = C18H25NO


Công thức phân tử của muối monohydrat hydrobromua = C18H25NO + H2O + HBr =
C18H28BrNO2
Khối lượng mol = [(18 × 12,01) + (28 × 1,008) + 79,904 + 14,01 + (2 × 16,00)] g mol−1 =
370,318 g mol−1
(c)

32
3.1.5 Bài tập chuẩn bị Olympic Hóa học Quốc tế ICHO
Thông qua bài tập chuẩn bị Olympic Hóa học Quốc tế ICHO từ năm 1994 đến 2022,
có thể thấy kiến thức về phổ hồng ngoại xuất hiện không nhiều. Do tính chất của bài tập chuẩn
bị không phải là đề thi nên đôi khi sẽ xuất hiện các bài tập sâu hơn về kiến thức phổ IR.

Câu 1: Bài 52 ICHO 26 (1994)


Phổ IR của butanol; 3- butanon; acetic anhidrit và butylryl clorua được biểu diễn như sau:
A

33
D

Gán phổ cho các hợp chất phù hợp.


Đáp án:
A: butanol; B: acetic anhidrit; C: 3-butanon và D: butylryl clorua.
Câu 2: Bài 17 ICHO 32 (2001)
Heather
Hình 5 là phổ hồng ngoại của axit salixylic

Một số trong các dải quan trọng có thể gán cho sau:
3239 cm-1: dao động giãn O-H trong phenol
3300-2300 cm : -1
dao động giãn O-H trong axit cacboxylic
-1
3013 cm : dao động giãn C-H trong hợp chất thơm
1658 cm-1: dao động giãn C=O
761 và 699 cm : -1
uốn C-H trong hợp chất thơm hai nhóm thế
Từ cây Gaultherỉa procumbens, là một chủng loại heather ở châu Mỹ, thu được dầu ethereal,
dầu eaultheria. Hợp phần chính của dầu này là G, một dẫn xuất của axit salixylic. Trong khối
phổ của dẫn xuất này, mũi tương ứng với ion phân tử có vị trí tại 152 đơn vị khối lượng. Một
mũi quan trọng khác trong phổ có vị trí tại 121 đơn vị khối lượng. Hình 6 là phổ hồng ngoại
của G. Dải tại 2956 cm-1 là do dao động giãn C-H diễn ra trong phần không no của phân tử.

34
a. Hãy viết công thức cấu tạo của G.
b. Số sóng của dải 3239 cm-1 dời khoảng 50 cm-1 trong phổ của dẫn xuất. Có thể giải thích
bằng những lý do nào?
c. Tính độ hấp thụ mol của dải UV (cực tím) 238 nm của G nếu dung dịch 4,90 mg trong
1.000L đặt trong ngăn 1,00 cm hấp thụ 50% ánh sáng ở bước sóng này.
Một dẫn xuất khác của axit salixylic không hấp thụ bức xạ hồng ngoại trong vùng gần 3200
cm-1 mà thay vào đó có hai dải mạnh trong vùng khoảng 1700 cm-1 (xem Hình 7). Khi được
dùng như một chất giảm đau, dẫn xuất này phân hủy trong máu thành hai hợp chất, trong đó
một chất sau khi tách riêng cho hai mũi 1H NMR tại 2,00 ppm và 12,00 ppm. Hãy viết công
thức câu tạo của dẫn xuất này.

Hình 5

35
Hình 6

Hình 7
Đáp án:
a)

36
b) Do ảnh hưởng của liên kết liên phân tử
c) 9338 M-1cm-1
d)

Câu 3: Bài 29 ICHO 46 (2014)


Phổ IR
1. Nhóm thế amino ở vị trí para của axetophenon làm tần số C=O dịch chuyển từ 1685 thành
1652 cm-1, trong khi gắn nhóm nitro vào vị trí para làm tần số C=O trở thành 1693 cm-1. Giải
thích sự dịch chuyển của mỗi nhóm thế từ giá trị cơ bản 1685 cm-1 trong axetophenon.
2. Liên kết đôi C=C liên hợp với nhóm cacbonyl hay liên kết đôi khác tạo thành liên kết bội
với nhiều đặc điểm của liên kết đơn hơn (mặc dù cộng hưởng, như trong ví dụ dưới đây),
hằng số lực K thấp hơn nên tần số dao động cũng thấp hơn. Ví dụ, liên kết đôi vinyl của stiren
có dải hấp thụ tại 1630 cm-1. Các este cũng có dải hấp thụ rất mạnh của nhóm C=O trong
khoảng 1750–1735 cm−1 đối với các este no. Dải C=O dịch chuyển về các tần số thấp hơn khi
1 K
 =
nó liên hợp với một nối đôi C=C hoặc nhóm phenyl. (Gợi ý: 2c  ,µ, khối lượng rút
gọn; c, vận tốc ánh sáng).

Chọn một cấu trúc thích hợp trong số các este có 5 cacbon dưới đây cho mỗi phổ.

37
Đáp án:
1. Hiệu ứng cộng hưởng (liên hợp): nhóm amino đẩy mật độ electron vào vòng và vào nhóm
carbonyl dẫn đến nhóm carbonyl tần số thấp hơn (đặc tính liên kết đơn hơn). Một nhóm nitro
rút các electron dẫn đến sự hấp thụ carbonyl tần số cao hơn (đặc tính liên kết đôi nhiều hơn).
2. Sự liên hợp của một liên kết đôi C=C với một nhóm cacbonyl hoặc một liên kết đôi khác
sẽ tạo ra liên kết bội có đặc tính liên kết đơn nhiều hơn (thông qua cộng hưởng, như ví dụ sau
cho thấy), hằng số lực K thấp hơn, và do đó thấp hơn tần số rung động. Ví dụ, liên kết đôi
vinyl trong styren cho dải hấp thụ ở 1630 cm−1. Các este thể hiện dải rất mạnh đối với nhóm
C=O xuất hiện trong khoảng 1750–1735 cm−1 đối với các este béo đơn giản. Dải C=O được
chuyển sang tần số thấp hơn khi nó được liên hợp với nhóm C=C hoặc phenyl.
Vì thế,
Phổ A: Metyl acrylat. Dải hấp thụ xuất hiện ở 1726 cm−1 thuộc nhóm C=O liên hợp với liên
kết đôi cacbon-cacbon. Tương tự, liên kết C=C trong phân tử này có liên kết hấp thụ ở 1639
cm−1 do dao động kéo dài.

38
Phổ B: Allyl axetat. Các dao động kéo dài của các liên kết đôi C=O và C=C xuất hiện ở các
vị trí bình thường đối với các dao động này, lần lượt là 1743 và 1650 cm−1.
Chỉ có các liên kết đôi C=C và C=O riêng biệt trong vinyl propionate và allyl axetat, vì vậy
các dải kéo dài xuất hiện ở các vị trí bình thường.
3.1.6 Kì thi Olympic Hóa học Quốc tế ICHO – Đề chính thức
Thông qua Kì thi Olympic Hóa học Quốc tế ICHO từ năm 1968 đến 2022, có thể thấy
kiến thức về phổ hồng ngoại xuất hiện không nhiều. Đặc biệt đáng chú ý là khi hỏi về vấn đề
này, đề thi luôn luôn cho bảng tra cứu rõ ràng (không bắt học sinh ghi nhớ dù là với các giá
trị quen thuộc nhất). Ví dụ dưới đây là bảng tra cứu các tần số hấp thụ IR của đề thi ICHO
năm 2020 tại Thổ Nhĩ Kỳ.

IR Absorption Frequency Table


Absorption
Functional Type of
Frequency Region Intensity
Group Vibration
(cm–1)
Alcohol
(stretch, H-
3600–3200 strong, broad
O–H bonded)
(stretch, free) 3700–3500 strong, sharp
C–O (stretch) 1150–1050 strong
Alkane
stretch 3000–2850 strong
C–H
bending 1480–1350 variable
Alkene
stretch 3100–3010 medium
=C–H
bending 1000–675 strong
C=C stretch 1680–1620 variable
Alkyl Halide
C–F stretch 1400–1000 strong
C–Cl stretch 800–600 strong
C–Br stretch 600–500 strong
C–I stretch 500 strong
Alkyne
C–H stretch 3300 strong, sharp

39
variable, not present in symmetrical
CC stretch 2260–2100
alkynes
Amine
medium (primary amines have two bands;
N–H stretch 3500–3300 secondary amines have one band, often
very weak)
C–N stretch 1360–1080 medium-weak
N–H bending 1600 medium
Aromatic
C–H stretch 3100–3000 medium
C=C stretch 1600–1400 medium-weak, multiple bands
Carbonyl
C=O stretch 1820–1670 strong
Acid
C=O stretch 1725–1700 strong
O–H stretch 3300–2500 strong, very broad
C–O stretch 1320–1210 strong
Aldehyde
C=O stretch 1740–1720 strong
2850–2820 & 2750–
C–H stretch medium, two peaks
2720
Amide
C=O stretch 1690–1640 strong
stretch 3500–3100 unsubstituted have two bands
N–H
bending 1640–1550
Anhydride
1830–1800 &1775–
C=O stretch two bands
1740
Ester
C=O stretch 1750–1735 strong
C–O stretch 1300–1000 two bands or more
Ketone

40
acyclic stretch 1725–1705 strong
stretch 3-membered - 1850 strong
stretch 4-membered - 1780 strong
cyclic stretch 5-membered - 1745 strong
stretch 6-membered - 1715 strong
stretch 7-membered - 1705 strong

,-
stretch 1685–1665 strong
unsaturated
conjugation moves absorptions to lower wavenumbers
aryl ketone stretch 1700–1680 strong
Ether
1300–1000 (1150–
C–O stretch strong
1070)
Nitrile
CN stretch 2260–2210 medium
Nitro
1560–1515 &
N–O stretch strong, two bands
1385–1345

Câu 1: Bài 4 ICHO 25 (1993)


i) Frontalin là pheromone của bọ cánh cứng phương tây có thành phần C 67,58 %, H 9,92 %,
O 22,50 %. Nó là một acetal có thể được điều chế thông qua quá trình tổng hợp khá dài bắt
đầu từ natri dietylmalonat (muối natri của axit propanedioic, dietyl este) và 3-chloro-2-
metylpropene.
ii) Sản phẩm A thu được từ bước đầu tiên này sau đó được thủy phân bằng dung dịch kali
hydroxit đặc và sau đó được khử carboxyl hóa bằng cách xử lý với axit axetic nóng để tạo ra
hợp chất B. B phản ứng với aq NaHCO3 (quan sát thấy sự tạo khí) cũng như với dung dịch
KMnO4 lạnh làm xuất hiện màu nâu.
iii) Hợp chất B sau đó được LiAlH4 chuyển hóa thành hợp chất mới C (C6H12O).
iv) Xử lý C bằng p-toluenesulfonyl clorua trong pyridin và sau đó là natri xyanua trong
dimetylsulfoxit, thu được D (C7H11N).
v) Phản ứng tiếp theo của D với metyl magie iodua, sau đó thủy phân, thu được E (C8H14O).
E cho thấy sự hấp thụ IR ở khoảng 1700 cm-1.
vi) Quá trình epoxy hóa E bằng axit metachloroperbenzoic sau đó tạo ra F (C8H14O2), khi xử
lý bằng axit loãng được chuyển thành frontalin acetal G.

41
4.1 Vẽ công thức cấu tạo của các hợp chất A - G.
Đáp án:

Câu 2: Bài 6 ICHO 26 (1994)


Một hợp chất hoạt động quang học A (C12H16O) có khả năng hấp thụ hồng ngoại mạnh ở
3000 – 3500 cm-1 và hai tín hiệu trung bình ở 1580 và 1500 cm-1. Hợp chất không phản ứng
với 2,4-dinitrophenylhydrazine (2,4-D). Khi xử lý bằng I2/NaOH, A bị oxy hóa và cho phản
ứng iodoform dương. Ozon phân A (1. O3; 2. Zn, H+) thu được B (C9H10O) và C (C3H6O2).
Cả B và C đều cho kết tủa khi xử lý với 2,4-D và chỉ C cho phản ứng dương với thuốc thử
Tollens. Nitro hóa B (HNO3/H2SO4) có thể cho hai hợp chất mono-nitro D và E, nhưng trong
thực tế chỉ có D được tạo thành. Axit hóa rồi đun nóng sản phẩm tạo thành từ phản ứng
Tollens trên C tạo ra hợp chất F (C6H8O4). Hợp chất không hấp thụ IR trên 3100 cm-1.
6.1 Dựa trên thông tin trên, hãy vẽ công thức cấu tạo cho các hợp chất A – F và đưa ra sơ đồ
phản ứng tổng thể, bao gồm các sản phẩm của phản ứng với 2,4-D; Tollens và iodoform.

42
6.2 Vẽ C có cấu hình R. Chuyển thành công thức chiếu Fischer và cho biết đó là cấu hình D
hay L.
Đáp án:
6.1.

6.2.

Cầu hình R Cấu hình D


43
Câu 3: Bài 5 ICHO 31 (1999)
Glicozit A (C20H27NO11) tìm thấy trong hạt mơ không có phản ứng với thuốc thử Benedic
hoặc Feling. Thủy phân A bằng enzym thu được (-) B, C8H7NO và C, C12H22O11, nhưng khi
thủy phân hoàn toàn bằng enzym lại thu được các sản phẩm hữu cơ (+) D, C6H12O6 và (-) E,
C8H8O3.
C có liên kết β-glicozit và có phản ứng với thuốc thử Benedic hoặc Feling. Metyl hóa C với
MeI/Ag2O thu được C20H38O11, chất này thủy phân trong môi trường axit thu được 2,3,4-tri-
O-methyl-D-glucozơ và 2,3,4,6-tetra-O-methyl-D-glucozơ.
(±) B có thể điều chế từ phản ứng của NaCN với sản phẩm của benzandehit và NaHSO3. Thủy
phân trong môi trường axit của B thu được E, C8H8O3.
1. Viết cấu trúc từ A – D theo công thức Havoc với cấu hình phù hợp, trừ B.
Glicozit A có khả năng gây độc là do hợp chất F có độc tính rất cao sinh ra khi thủy phân
trong điều kiện thích hợp. Để khử độc hợp chất F, trong cây cối có thể xảy ra phản ứng
𝑒𝑛𝑧𝑦𝑚 𝑡ổ𝑛𝑔 ℎợ𝑝 𝑒𝑛𝑧𝑦𝑚 𝑡ℎủ𝑦 𝑝ℎâ𝑛
F + L-cystein → G + H (C4H6N2O2) → L-asparagin
Một lượng nhỏ hợp chất F trong cơ thể người được cho rằng có thể được giải độc bằng phản
ứng trực tiếp giữa cystin tạo thành L-cystein và I, C4H6N2O2S chất này được bài tiết qua nước
tiểu.
F + Cys-S-S-Cys → Cys + I (C4H6N2O2S)
Hợp chất I không có dải hấp thụ ở 2150-2250 cm-1 trong phổ IR nhưng có một dải hấp thụ ở
1640 cm-1 và các dải hấp thụ đặc trưng cho nhóm cacboxyl.
2. Viết công thức phân tử cho F và G, công thức cấu trúc của H và I, chỉ rõ cấu hình của H.
(-) 1-Phenyletan-1-d, C6H5CHDCH3 có thể điều được điều chế ở dạng quang hoạt và khả
năng triền quang khá mạnh, [α]D = -0,6.

Cấu hình tuyệt đối của (-) 1-Phenyletan-1-d liên hệ với (-) E theo các phản ứng sau.

Hợp chất (-) M cũng có thể thu được từ hợp chất N như sau:

44
3. Suy ra cấu hình tuyệt đối của (-) E và cấu tạo với cấu hình của mỗi chất trung gian (J-O)
trong quá trình với các kí hiệu R,S được gán một cách phù hợp như được chỉ định trong tờ
bài làm.
4. Chọn cơ chế có liên quan trong sự chuyển hợp chất O thành 1-phenyletan-1-d.
Dao động dãn Vùng (cm-1) Dao động dãn Vùng (cm-1)
C-H (ankan) 2850-2960 O-H (ancol tự do) 3400-3600
C-H (anken) 3020-3100 O-H (ancol có liên kết hidro) 3300-3500
C=C 1650-1670 O-H (axit) 2500-3100
C-H (ankin) 3300 C-O 1030-1150
C=C 2100-2260 NH, NH2 3310-3550
C-H (thơm) 3030 C-N 1030, 1230
C=C (thơm) 1500-1600 C=N 1600 1700
C-H (andehit) 2700-2775, 2820-2900 C≡N 2210-2260
C=O 1670-1780
Đáp án:
5.1.

5.2. Chất F: HCN; Chất G: H2S

45
H I
5.3.

5.4. Cơ chế SN2.


Câu 4: Bài 1 ICHO 37 (2005)
Hoá học của amit và phenol
Phản ứng ngưng tụ giữa axit cacboxylic và amin sinh ra amit. Ví dụ: ngưng tụ axit fomic với
dimetylamin sinh ra N,N-dimetylfomamit, nó có các cấu trúc cộng hưởng sau:
O O

C CH3 C CH3

H N H N

CH3 CH3
1.1. Xếp các chất N,N-dimetylfomamit (A). N-metylaxetamit (B) và propanamit (C) theo thứ
tự tăng dần nhiệt độ nóng chảy.
1.2. Nhóm cacbonyl thường được nhận diện bằng dải hấp thụ mạnh trong phổ hồng ngoại
(IR). Vị trí vân hấp thụ phụ thuộc vào độ bền liên kết C = O. Đối với amit thì độ bền của liên
kết C = O có thể được xác định dựa vào hình vẽ trên. Ví dụ: nhóm C = O của xiclohexanon
cho vân hấp thụ ở 1715cm-1. Để so sánh với xiclohexanon thì các giá trị nào sau đây là phù
hợp với nhóm C = O của propanamit?

46
a) 1660cm-1 do độ dài liên kết ngắn của nhóm cacbonyl.
b) 1660cm-1 do độ dài liên kết dài của nhóm cacbonyl.
c) 1740cm-1 do độ dài liên kết ngắn của nhóm cacbonyl.
d) 1740cm-1 do độ dài liên kết dài của nhóm cacbonyl.
Đáp án:
1.1. Thứ tự tăng dần nhiệt độ nóng chảy là: C > B > A.
Cấu trúc cộng hưởng của amit cho thấy một phần điện tích âm trên oxy và một phần điện tích
dương trên nitơ. Amit bậc một và bậc hai có liên kết hydro mạnh, nhưng amit bậc ba không
có. Propionamid, m.p. = 79°C; N-metylaxetamit, m.p. = 28°C; N,N-dimetylformamit, m.p. =
-61°C.
1.2 Đúng: (b), 1660 cm-1 do độ dài liên kết carbonyl dài hơn.
Câu 5: Bài 6 ICHO 50 (2018)
Cùng đi hái nấm
Hái nấm là thú tiêu khiển truyền thống của người Séc và Slovak. Vài loại nấm có thể ăn được,
trong khi số khác lại không và thậm chí có độc.
Một loại nấm thú vị khác là False morel (Gyromitra esculenta). Mặc dù trước đây, người ta
nghĩ nó ăn được (esculentus nghĩa là ăn được trong tiếng La-tinh), hiện tại lại có bằng chứng
rõ ràng cho thấy nấm này gây độc do có chứa gyromitrin (M). Hợp chất thiên nhiên này có
thể được tổng hợp từ N-metylhiđrazin (6)

1 equiv: 1 đương lượng


6.6 Vẽ công thức cấu tạo của các hợp chất K – M.
Trong cơ thể người, gyromitrin (M) thuỷ phân và tạo thành N-metylhiđrazin (6), gây tổn
thương gan mạnh. Sự thuỷ phân gyromitrin (M) diễn ra ngay khi nó đi vào môi trường axit
trong dạ dày người, ở đó, cả nhóm amit lẫn imin của nó đều bị thuỷ phân.
Giờ chúng ta tập trung vào sự thuỷ phân của phần amit trong phân tử gyromitrin. Số sóng dao
động của sự co giãn liên kết C-N là 1293,0 cm-1 và bề mặt thế năng không thay đổi hình dạng
đáng kể với hiệu ứng thay thế đồng vị.
6.7 Tính hiệu ứng đồng vị động học lí thuyết cao nhất có thể ở nhiệt độ cơ thể người, 37oC,
cho phản ứng thuỷ phân nói trên. Giả thiết các nguyên tử nitơ và cacbon liên quan được thay
thế đồng thời, 14N bằng 15N và 12C bằng 13C. Coi như chỉ có năng lượng dao động điểm

47
không ảnh hưởng đến các hằng số tốc độ. Giả thiết các khối lượng mol của các đồng vị là các
số nguyên. Ở tất cả các bước tính toán tiếp theo, cần có 5 chữ số có nghĩa.
6.8 Sau khi thay đổi các đồng vị, các tốc độ thuỷ phân không thay đổi đáng kể. Từ đó, cho
biết bước nào sau đây nhiều khả năng là bước quyết định tốc độ phản ứng?
☐ Tấn công nucleophin của nước vào nhóm amit đã được proton hoá.
☐ Phân cắt liên kết C-N.
☐ Proton hoá phân tử gyromytrin.
Đáp án:
6.6

6.7.

48
6.8. Tấn công nucleophin của nước vào nhóm amit đã được proton hoá.

3.2. Bài tập vận dụng phổ 1H NMR và 13C NMR


3.2.1 Kì thi Olympic Hóa học Quốc gia Ấn Độ
Thông qua đề thi của Olympic Hóa học Quốc gia Ấn Độ từ năm 2003 đến 2022, có
thể thấy kiến thức về phổ 1HNMR xuất hiện rất ít và rất cơ bản. Học sinh không cần kiến thức
về sự phát sinh của phổ mà chỉ cần kĩ năng đọc phổ sơ giản.

Câu 1: Bài 2 (vòng chọn đội tuyển Ấn Độ 2007)


Nghiên cứu một loại Pheromon là Sulcatol
Các hóa chất được sử dụng bởi các sinh vật sống dùng để giao tiếp với đồng loại được gọi là
“pheromon”. Nó chỉ được hình thành với lượng nhỏ. Bình thường thì chỉ một đồng phân lập
thể là hoạt động; đồng phân còn lại không hoạt động hay thậm chí ức chế. “Sulcatol” là một
loại pheromon tụ tập có trong phấn ong. Nó chỉ hoạt động ở tỉ lệ các đối quang của nó là
65:35 và như vậy các đối quang này buộc phải tổng hợp riêng và trộn lại ở một tỉ lệ thích hợp.
Sử dụng các hợp chất bất đối có sẵn trong thiên nhiên (gọi là "tác nhân bất đối") như là nguyên
liệu đầu trong việc tổng hợp các hợp chất bất đối phức tạp (gọi là "phương pháp tổ hợp bất
đối". Axit-(S)-lactic là một tác nhân bất đối điển hình. Các đối quang E và H của Sulcatol
được tổng hợp qua một loạt các phản ứng đặc thù lập thể từ axit-(S)-lactic (axit-2-
hydroxypropanoic) như ở sơ đồ dưới đây

49
2.1 Vẽ cấu trúc của axit-(S)-2-hydroxypropanoic và A.
Trong một dãy phản ứng như thế này thì một số nhóm chức cần phải được bảo vệ bằng các
"nhóm bảo vệ". Dihydropyran (DHP) được sử dụng để bảo vệ nhóm hydroxyl, dẫn xuất THP
tương ứng có thể thu được dễ dàng và sau phản ứng chính thì nó có thể được hoàn nguyên
dưới tác dụng của axit trong điều kiện êm dịu để trả lại nhóm hydroxyl. Sự biến đổi từ A →
B chỉ cần một bước. Dihydropyran tồn tại hai đồng phân I và J .

2.2 Đồng phân nào (I hay J) phù hợp để tạo dẫn xuất DHP của ancol ?
2.3 Vị trí nào của DHP được chọn sẽ nối với nhóm –OH ?
2.4 Vẽ cấu trúc của hai hợp chất B và C.
2.5 Vai trò của pyridin trong chuyển hóa từ A thành F là
(i) loại bỏ ion clo từ 4-Me-C6H4-SO2Cl
50
(ii) thay thế nhóm hydroxyl
(iii) tăng tính nucleophin của nhóm hydroxyl
(iv) đóng vai trò như một tác nhân nucleophin yếu
2.6 Vẽ công thức cấu tạo của D và F.
Hợp chất E và H không cho phản ứng với 2,4-DNP.
2.7 Vẽ cấu trúc của E và H, mô tả chi tiết lập thể của chúng.
Một tác nhân O được tổng hợp theo sơ đồ sau

2.8 Xác định các chất từ K đến O.


O được cho phản ứng với từng chất E và H tiếp theo thuỷ phân để cho hai đồng phân P và Q
của Sulcatol.
2.9 Vẽ cấu trúc của hai hợp chất P và Q.
Giá trị phổ 1HNMR của hợp chất M được cho như sau: 1.62 (3H), 1.68(3H), 4.15 (d, 2H),
5.45 (vân rộng, s, 1H). Bên cạnh đó cũng tồn tại một vân rộng, vân này biến mất khi thêm
vào D2O.
2.10 Vẽ cấu trúc của M và xác định các độ chuyển dịch hóa học cho các proton tương ứng.
Đáp án:

2.1
2.2 Đồng phân I.
2.3 Vị trí số 2.

2.4
2.5 (i)

2.6

51
2.7 E H
2.8
(CH3)2CH(OH)CH2CHO (CH3)2C=CHCHO (CH3)2C=CHCH2OH
K L M
(CH3)2C=CHCH2Br (CH3)2C=CHCH2MgBr
N O
2.9

2.10 Vân rộng biến mất khi thêm D2O.


Câu 2: Trích bài 3 (vòng chọn đội tuyển ấn độ 2010)
Benzvalene (I), (còn được gọi là benzen Huckel), là một cấu trúc đề xuất cho benzen.

1
H-NMR là một công cụ phổ quan trọng để xác định các loại nguyên tử hydro khác nhau.
Mỗi loại nguyên tử hydro cung cấp một tín hiệu riêng biệt trong phổ.
3.6 Dự đoán có bao nhiêu đỉnh trong phổ 1H-NMR của (I)?
Đáp án:
3.6 Có 3 tín hiệu
3.2.2 Kì thi Olympic Hóa học Quốc gia Austrailia
Thông qua đề thi của Olympic Hóa học Quốc gia Australia từ năm 1987 đến 2021, có
thể thấy kiến thức về phổ NMR xuất hiện ít và cũng không liên quan đến giải phổ. Thực tế
các dữ kiện cấu trúc rút ra từ đọc phổ đã được đề bài diễn giải.

Câu 1: Bài 4 (1996)


Furopelargone-A, 1, phân lập từ Pelargonium roseum, được chứng minh là một hợp chất có
hoạt tính quang học với công thức phân tử C15H22O2. Furopelargone cho kết quả dương tính
với 2,4-dinitrophenylhydrazine (2,4-DNP). Phổ 1H NMR của 1 cho thấy, có hai tín hiệu trong

52
vùng olefenic/thơm, mỗi tín hiệu tương ứng với một proton. Hai proton này được chứng minh
nằm trên các nguyên tử carbon liền kề. Phản ứng của 1 với NaBH4 tạo ra 2, C15H24O2, giống
1 cho phản ứng iodoform dương nhưng không còn phản ứng với 2,4-DNP. Quá trình hydro
hóa có kiểm soát của 1 thu được 3, C15H26O2, tạo ra một dẫn xuất với 2,4-DNP. Phổ 13C và
1
H NMR của 3 cho thấy có tổng cộng 4 nhóm CH3, hai trong số đó nằm trong một đơn vị
isopropyl; 4 nhóm CH2 trong đó chỉ có một nhóm đứng cạnh oxi; và 6 nhóm CH trong đó chỉ
có một nhóm đứng cạnh oxi. Quá trình ozon phân 1 với quá trình oxy hóa cẩn thận đã tạo ra
hỗn hợp axit được phản ứng với diazomethane để tạo ra hỗn hợp metyl este tương ứng. Tách
hỗn hợp này thu được metyl 3-metyl-2-oxobutanoat và hợp chất 4, C10H16O3. Phản ứng của
4 với dung dịch NaOH loãng, sau đó axit hóa dung dịch thu được 5, C9H14O3. Hợp chất thứ
hai này hòa tan được trong dung dịch nước NaHCO3 và cũng cho kết quả dương tính với 2,4-
DNP. Natri hypobromit (NaOBr) đã phản ứng với 5 để thu được 6, chất này được chứng minh
là đồng phân dia với axit 7 đã biết.

(a) Suy ra các cấu trúc có thể có của 1 và giải thích lý do bằng cách đề xuất các cấu trúc cho
các hợp chất 2 - 6.
(b) Giải thích cơ chế cho sự hình thành của 5 trong quá trình ozon phân của 1? Lưu ý khi trả
lời câu hỏi này, phải giải thích việc mất một nguyên tử carbon.
(c) Có bao nhiêu đồng phân lập thể có thể được tạo ra trong quá trình chuyển đổi từ 1 thành
3?
Gợi ý đáp án:
Không cần kĩ năng đọc phổ mà thông tin giải phổ đã được đề cho.

53
Câu 2: Bài 17 (2006)
Phổ cộng hưởng từ hạt nhân (NMR) là một kỹ thuật được sử dụng để xác định cấu trúc của
các hợp chất hóa học, đặc biệt là các hợp chất hữu cơ. Nó có thể được sử dụng để cung cấp
thông tin về bất kỳ đồng vị nào của nguyên tử, trừ khi đồng vị đó có cả số proton chẵn và số
nơtron chẵn.
Từ danh sách sau đây, hãy khoanh tròn các đồng vị có thể được nghiên cứu bằng quang phổ
NMR.

Phổ NMR liên quan đến việc đặt một hợp chất trong từ trường và đo sự tương tác giữa hạt
nhân của các nguyên tử và từ trường đó. Bằng cách chọn các từ trường có cường độ khác
nhau, các loại hạt nhân khác nhau có thể được nghiên cứu riêng biệt. Hai dạng quang phổ
NMR phổ biến nhất là quang phổ 1H và 13C NMR, cung cấp thông tin tương ứng về các
nguyên tử hydro và carbon. Có một số thông tin trong phổ NMR kết hợp lại với nhau có thể
cho phép chúng ta thiết lập cấu trúc của hợp chất, một trong số thông tin là số lượng tín hiệu
trong phổ NMR. Số lượng tín hiệu cho chúng ta biết có bao nhiêu “loại” khác nhau của một
hạt nhân cụ thể có trong một phân tử. Các hạt nhân được coi là giống hệt nhau (cùng “loại”)
nếu chúng liên kết với các chuỗi nguyên tử giống hệt nhau. Ví dụ: phân tử đối xứng C4H10
bên dưới chứa 2 “loại” nguyên tử cacbon và 2 “loại” nguyên tử hydro (được phân biệt bằng
chữ in đậm và in nghiêng) vì phân tử này có tính chất đối xứng và hydro được gắn vào cùng
một loại cacbon giống hệt nhau trong trường hợp này.

Do đó, phổ 1H và 13C NMR cho hợp chất này sẽ chứa hai tín hiệu.
(a) Phổ (i) 1H và (ii) 13C NMR của các hợp chất sau chứa bao nhiêu tín hiệu?

54
Phổ NMR có thể được sử dụng để phân biệt giữa các đồng phân của các hợp chất. Đồng phân
cấu tạo là những hợp chất có cùng công thức phân tử nhưng khác nhau về cách sắp xếp nguyên
tử và liên kết.
(b) Viết ba đồng phân cấu tạo của C5H12.
(c) Đối với mỗi hợp chất bạn đã vẽ ở trên, hãy cho biết có bao nhiêu tín hiệu xuất hiện trong
phổ 1H NMR? Trong phổ 13C NMR?
Thông thường, thông tin tìm thấy trong phổ NMR được kết hợp với thông tin từ các phổ khác
để làm sáng tỏ một cấu trúc chưa biết. Một hợp chất hữu cơ chưa biết đã được phân tích
nguyên tố và được phát hiện có chứa 83,6% C và 16,4% H.
(d) Công thức thực nghiệm của hợp chất này là gì?
Phép đo khối phổ sau đó được thực hiện và cho thấy hợp chất này có khối lượng phân tử là
86,2 g mol–1.
(e) Công thức phân tử của hợp chất là gì?
Sau đó, phổ 1H và 13C NMR của hợp chất được đo. Trong mỗi phổ chỉ có 2 tín hiệu.
(f) Vẽ cấu trúc của hợp chất chưa biết.
NMR cũng hữu ích trong việc phân biệt giữa các đồng phân của các hợp chất thơm. Khi có
nhiều hơn một nhóm thế được gắn vào benzen sẽ tạo ra một số đồng phân. Các đồng phân
này được đặt tên theo vị trí tương đối của hai nhóm thế.

Đồng phân ortho trên có 5 tín hiệu trong phổ 1H NMR và 7 tín hiệu trong phổ 13C NMR.
(g) Có bao nhiêu tín hiệu 1H và 13C đối với các đồng phân meta và para?

55
Một nhà hóa học đã tổng hợp một hợp chất có công thức phân tử C6H4Br2. Anh ta biết rằng
đó là một hợp chất thơm (tức là có chứa vòng benzen). Để xác định cấu trúc của nó, anh ta
đã đo phổ 1H NMR của hợp chất và thấy có chứa ba đỉnh.
(h) Vẽ công thức cấu tạo của hợp chất đã tổng hợp được.
Để xác nhận cấu trúc một cách chắc chắn, anh ấy định đo phổ 13C NMR của hợp chất.
(i) Phổ 13C NMR của hợp chất này cho bao nhiêu đỉnh?
Ngoài các đồng phân cấu tạo mà chúng ta đã khảo sát ở trên, còn có một số dạng đồng phân
khác. Đồng phân hình học mô tả các hợp chất có cùng công thức phân tử và cùng một trình
tự nguyên tử, nhưng cách sắp xếp không gian khác nhau. Các hợp chất chứa một liên kết đôi
có thể có đồng phân hình học. Ví dụ, 2-pentene có thể tồn tại dưới dạng một trong các đồng
phân sau:

Hai đồng phân hình học được ký hiệu (E) hoặc (Z), tùy thuộc vào sự sắp xếp của các nhóm
về liên kết đôi. Để xác định được thì trước tiên vẽ một đường thẳng vuông góc với liên kết
đôi, như hình bên dưới. Sau đó, so sánh hai nhóm gắn với carbon ở mỗi bên của liên kết đôi,
đánh dấu một nhóm có mức độ ưu tiên cao hơn và nhóm kia có mức độ ưu tiên thấp hơn. Một
nguyên tử được ưu tiên cao hơn nếu nó có số hiệu nguyên tử cao hơn. Nếu cả hai nguyên tử
giống hệt nhau, hãy đánh giá nguyên tử tiếp theo trong chuỗi. Đồng phân có cả hai ký hiệu
“thấp hơn” ở cùng một phía của liên kết đôi được gọi là (Z) và nhóm có hai ký hiệu “thấp
hơn” ở hai phía đối diện được gọi là (E), như hình bên dưới.

(j) Cho biết các hợp chất sau có cấu hình (E) hay (Z).

Có thể có nhiều hơn hai đồng phân đối với các hợp chất có hai hoặc nhiều liên kết đôi.
(k) Vẽ tất cả các đồng phân có thể có của 2,4-hexadiene, cho biết mỗi liên kết đôi là (E) hay
(Z)?
56
Một trong các đồng phân của 2,4-hexadiene có chứa sáu đỉnh trong phổ 1H NMR.
(l) Vẽ cấu tạo đồng phân này.
Đáp án:
Bài tập giới thiệu về phổ NMR tuyệt hay. Dù học sinh lần đầu tiên được học về phổ NMR
vẫn có khả năng giải quyết được trọn vẹn.

a.

b.

c.

d. C3H7
e. C6H14
f.

g.

h.

57
i. 4
j. E Z Z
k.

l.

3.2.3 Kì thi Olympic Hóa học Quốc gia Áo


Thông qua đề thi của Olympic Hóa học Quốc gia Áo từ năm 1998 đến 2022, có thể
thấy kiến thức phổ NMR được dùng khá nhiều. Tuy nhiên mức độ yêu cầu cũng rất đơn giản.
Phần nhiều yêu cầu gán phổ hoặc là dữ kiện thêm cho bài tập chuỗi. Thực tế là nhiều đề thi
HSG hóa học chính thức ở Việt Nam cũng đã dùng lại các bài tập này nhưng không cho thêm
dữ liệu phổ!

Câu 1: Trích bài 6 (2001)


Tổng hợp Linalool
Linalool (C10H18O) là một terpen xuất hiện trong cây quế, cây de vàng hay tinh dầu hoa của
cây cam. Nó thường được sử dụng để làm hương liệu.
Hợp chất này có thể được tổng hợp từ ba hợp phần là A, B và C.
2-methylbut-3-en-2-ol (D) được sử dụng để điều chế A. D được chuyển hóa thành dẫn xuất
brom A bằng cách dùng HBr (48 %) thông qua sự chuyển vị allylic.

A có khối lượng phân tử M (A) = 149 g/mol và cho ba tín hiệu trên phổ 1H NMR: δ1 = 5,49
ppm (J = 8 Hz, 1 H), δ2 = 3,95 ppm (J = 8 Hz, 2 H) và δ3 = 1,75 ppm (6 H).
Để tổng hợp B, este axetoaxetat ( etyl-3-oxobutanoat ) phản ứng với A trong sự có mặt của
bazơ mạnh để tạo thành E. Cho E phản ứng với NaOH, sau đó sản phẩm được đun nóng với
HCl để tạo thành chất B:

58
Bước cuối cùng là ghép mạch. Một tiểu phân C2 (M = 26 g/mol) được sử dụng để phản ứng
trước tiên với HBr (aq) để tạo F, chất này được chuyển hóa bằng cách cho tác dụng với Mg
trong ete để cho G. G phản ứng với B để cho sản phẩm H, từ H ta dễ dàng thu được Linalool
khi thuỷ phân trong môi trường axit.

a) Viết CTCT của A, B, C, D, E, F, G, H và linalool.


b) Đối với các tín hiệu 1H NMR δ1, δ2 và δ3 thì có thể tồn tại những vân nào ?
c) Viết tên IUPAC của B và linalool.
d) Hợp chất G thuộc về nhóm hợp chất nào?
e) Cho biết tên của cơ chế phản ứng G + B.
f) Bằng ngôn ngữ của tổng hợp hữu cơ hãy cho biết tên của hai giai đoạn chuyển từ E về B
g) Vẽ trạng thái chuyển tiếp không ion trong bước chuyển hóa từ este axetoaxetat thành E.
Đáp án:
(a)
Br
A: B: C: HC CH

2 b.p. 2 b.p. O 1 b.p.

O O

D: E: F: Br
OH
1 b.p. 2 b.p. O 1 b.p.

Linalool
G: H:
MgBr
1 b.p. 2 b.p. O 2 b.p. OH
MgBr
(b) 1: vân ba 2: vân đôi 3: vân đơn
(c) B: 6-metylhept-5-en-2-on
linalool: 3,7-dimetylocta-1,6-dien-3-ol
(d) Hợp chất Grignard
(e) cộng nucleophin

59
(f) thủy phân và xà phòng hóa
decarboxy hóa
(g)
-
CH O

O O
Câu 2: Trích bài 6 (2002)
Tổng hợp hữu cơ và hóa lập thể
Trong tinh dầu hoa nhài người ta tìm được rất nhiều chất có mùi, một trong số chúng là
metyldihydrojasmonat X có cấu trúc như sau:

(a) Phân tử này có bao nhiêu trung tâm bất đối?


(b) Đánh dấu các trung tâm này bằng dấu hoa thị.
(c) Vẽ tất cả các cấu hình có thể có.
(d) Xác định cấu hình tuyệt đối ở các tâm bất đối theo quy tắc CIP.
(e) Cho biết mối quan hệ giữa các đồng phân lập thể này.
(f) Proton nào sẽ có bước chuyển dịch hóa học lớn nhất (về phía trường thấp nhất) trên phổ
1
H-NMR, và proton nào có độ chuyển dịch hóa học nhỏ nhất (về phía trường cao nhất). Có
thể dự đoán các proton này sẽ bị tách thành bao nhiêu vạch?
Đáp án:
(a) 2

(b)
(c) (d)

60
(e) enantiomer: 1,3; 2,4
diastereomer: 1,2; 1,4; 2,3; 3,4
(f) CH3 của nhóm pentyl, triplet ở trường cao nhất.
OCH3 của nhóm ester, singlet ở trường thấp nhất.
Câu 3: Bài 5 (2004)
Hợp chất bixiclic C (81,82 % C, 6,06 % H) là một hợp chất trung gian trong quá trình tổng
hợp các đồng phân E và K. Quá trình tổng hợp C như sau:
Cl COOEt NaOEt, EtOH 1. NaOH/H2O 1. PCl3
+ A B C
COOEt 2. H+, H2O 2. AlCl3
3. heat
5.1. Viết công thức của A,B và C.
Để tổng hợp hai đồng phân E và K người ta tổng hợp theo cách sau:
1. CH3MgBr H2SO4
C D E
2. H+,H2O -H2O

N , H+ 1. CH3I NaBH4
H H2SO4
C F G H K
-H2O -H2O
2. H+,H2O, -
N
H
5.2. Xác định công thức cấu tạo của D, E, F, G, H và K.
E tham gia một phản ứng ít gặp ở hydrocarbon: phản ứng với NaNH2 thu đựơc một muối rắn
chứa natri.
5.3. Viết công thức cấu tạo của anion của muối này (L).
5.4. Xác định xem các thông tin sau đây đúng hay sai:
• E tuân thủ quy tắc Hückel
• L có tính thơm
• Giá trị pKA của E lớn hơn toluen
• E có màu
Từ hợp chất E thì epoxit được hình thành khi cho phản ứng với MCPBA (axit-mclopebenzoic)
sau đó chất này nhanh chóng chuyển thành diol N bằng NaOH.
5.5. Viết các đồng phân lập thể có thể có ở N và xác định cấu hình tuyệt đối ở các trung tâm
bất đối. Cho biết mối quan hệ giữa các đồng phân này.
Nếu E phản ứng với OsO4/H2O2 thì sinh ra diol O.
5.6. Viết tất cả các đồng phân lập thể có thể có của O và cho biết mối quan hệ lập thể giữa
các cấu trúc của O và N.

61
Phản ứng giữa E với bazơ (Ví dụ: butyl liti) và benzen cacbandehit cùng với tác nhân loại
nước sẽ cho sản phẩm P, chất này tồn tại ở hai dạng đồng phân lập thể có nhiệt độ sôi khác
hẳn nhau.
5.7. Vẽ hai đồng phân lập thể của P. Xác định sự mô tả lập thể đúng về chúng.
Cho phổ 1H-NMR sau. Tín hiệu ở δ = 11.8 ppm biến mất khi thêm vào D2O.
5.8. Chất nào trong số các chất từ A đến P phù hợp với dữ liệu phổ?

Đáp án:
5.1. A B C
COOEt COOH

COOEt
O
D E F

OH
5.2. G H K

62
O H OH

5.3 L
-

or other resonance
formulae
5.4. • E tuân thủ quy tắc Hückel: Sai
• L có tính thơm: Đúng
• Giá trị pKA của E lớn hơn toluen: Sai
• E có màu: Sai
5.5. N
H OH
S R
S OH R H
H3C OH HO CH3

Đây là các đồng phân đối quang.


5.6. O
OH H
R S
S R OH
H
H3C OH HO CH3

Đây là các đồng phân dia.


5.7. P

H H

Z (cis) E (trans)
5.8 Chất B
Câu 3: Trích bài 4 (2006)
Ancaloit Tropan
Ancaloit tropan, như atropin, hyosxiamin hay cocain đều là este của axit thơm với các
tropanol. Khung cơ bản cấu trúc của các tropanol là tropan, một amin bixiclo, có tên IUPAC
là 8-metyl-8-aza-bixiclo[3.2.1]octan:

63
4.1.1. Hoàn tất việc đánh số trong cấu trúc tropan.
4.1.2. Viết công thức cấu tạo của 3-tropanol.
Sự cắt mạch hyosxiamin cho 3-tropanol và axit-(S)-tropic. Từ sự phân tích cấu trúc của axit
tropic người ta thu được các dữ liệu sau:
• Axit tropic dễ bị oxy hóa bằng K2Cr2O7/H2SO4.
• Axit hydrotropic được tổng hợp từ axit tropc theo sơ đồ:

Sự phân tích nguyên tố của axit hydrotropic cho kết qủa là 72.0 % C, 6.67 % H, phần còn lại
là O.
• Phổ 1H-NMR của axit hydrotropic cho 4 tín hiệu:
δ = 1.50 ppm, 3 H (d);
δ = 3.71 ppm, 1 H (q);
δ = 7.25-7.31 ppm, 5H (m);
δ = 11.67 ppm, 1 H (s, rộng);
4.2.1. Cho biết công thức phân tử của axit hydrotropic.
4.2.2. Viết công thức cấu tạo của axit hydrotropic.
4.2.3. Từ đó rút ra cấu tạo của axit tropic?
Đáp án:
4.1.1. Đánh số

4.1.2. Tên: 3-tropanol

4.2.1. Công thức phân tử của axit hydrotropic: C9H10O2


4.2.2. Cấu trúc của axit hydrotropic:

64
4.2.3. Cấu trúc của axit tropic:

Câu 4: Bài 6 (2007)


Hóa lập thể và tính chất phổ
Bài tập này tập trung vào nghiên cứu chất 3-clo-4-flo-1,1-dimetylxiclohexan.
6.1. Vẽ công thức cấu tạo của hợp chất này và đánh dấu * vào các trung tâm bất đối.
6.2. Hợp chất này chứa 14 nguyên tử H. Có bao nhiêu tín hiệu khác nhau (các pic đa được
coi là một tín hiệu) sẽ được tìm thấy trên phổ 1H-NMR?
6.3. Nguyên tử H nào sẽ cho tín hiệu có độ chuyển dịch hóa học thấp nhất ?
6.4. Tín hiệu này sẽ bị tách thành bao nhiêu vạch phổ ?
6.5. Nguyên tử H nào sẽ cho tín hiệu có độ chuyển dịch hóa học cao nhất?
Đáp án:
6.1. Cấu tạo:

6.2. Số tín hiệu: 6.


6.3. H có độ chuyển dịch hóa học thấp nhất: Nguyên tử H ở hai nhóm metyl của C1.
6.4. Độ bội của vân: vân đơn (singlet)
6.5. H có độ chuyển dịch hóa học cao nhất: Nguyên tử H ở C4 gần F.
Câu 5: Bài 8 (2007)
Thoái phân axit béo
Quá trình tổng hợp một axit béo A trải qua vài bước thoái phân sau đây

65
Trong phản ứng chuyển B thành C thì quá trình oxy hóa β không khả thi, ở phản ứng chuyển
C thành D chỉ xảy ra quá trình oxy hóa ω-.
Hợp chất I ở cuối dãy tổng hợp có thành phần phân tích nguyên tố như sau: 49.30 % C, 6.91
% H, 43.79 % O.
Phổ 1H-NMR của chất I cho các tín hiệu sau: một vân đơn ở 12.2 ppm (2 H), một vân đa ở
2.6 ppm (2 H), và một vân đôi ở 1.0 ppm (6 H). Phổ 13C-NMR của chất I cũng cho ba tín
hiệu ở 176 ppm, 41 ppm, và 13 ppm.
8.1. Vẽ công thức cấu tạo cho các chất từ A đến I. Đối với công thức của coenzym A hãy sử
dụng ký hiệu „HS-CoA“.
Từ I chúng ta biết thêm rằng nó tồn tại ở dạng meso.
Về A thì ta biết rằng nó gồm ba trung tâm bất đối, trong đó đầu gần đầu ω có cấu hình R.
8.2. Vẽ công thức cấu trúc của A.
Đáp án:
8.1. A

66
D

8.2.

Câu 6: Bài 7 (2008)


Hóa học của terpen
Để xác định cấu trúc của một hydrocacbon quang hoạt A thì người ta tiến hành dãy phản ứng
sau đây:

67
Ngoài ra còn có các thông tin sau:
· Tất cả các quá trình hydro hóa đều xảy ra đến cùng
· Trong quá trình ozon phân chỉ thu được duy nhất một sản phẩm
· B là axit monocacboxylic. C là axit dicacboxylic mạch hở.
· Phổ 1H-NMR của chất D cho tín hiệu: δ= 1.2 ppm (d, 6H), δ= 2.8 ppm (m, 1H), δ= 4.8 ppm
(s, rộng, 1H), δ= 6.8 ppm (d, 2H), and 7.1 ppm (d, 2H).
· F có tính quang hoạt.
7.1. Vẽ công thức cấu tạo các chất từ A - H trong các ô tương ứng ở phiếu trả lời.
Đáp án:
7.1. A B C

D E F

68
G H

Câu 7: Bài 7 (2009)


Thuốc điều trị hay ức chế ho?
Cấu trúc của salbutamol và clobutinol bắt nguồn từ adrenaline và thuộc về nhóm ß-
sympathomimetica. Cả hai có thể được sử dụng để chống co thắt và hoạt tính đồng hóa của
chúng được làm dược phẩm hoặc thuốc, và do đó bị nghiêm cấm nghiêm ngặt không sử dụng
cho các vận động viên thi đấu.

Sự tổng hợp của salbutamol bắt đầu từ axit salicylic và sau một loạt các phản ứng cổ điển:

Một số thông tin sẽ giúp tìm ra cấu trúc của A - E:


• A cũng được biết đến là một thuốc giảm đau.
• Phản ứng của A thành B là một sự chuyển vị acyl hóa Friedel-Crafts, trong đó A tác nhân
acyl hóa chính nó. B là đồng phân A và phản ứng với cả Fe3+ cũng như với 2,4-DNPH.
• Trong phản ứng từ C tạo ra D tách ra HBr.
• Bước cuối cùng để taọ ra salbutamol là loại bỏ các nhóm bảo vệ tại amin, trong đó tạo thành
toluen.
7.1. Viết cấu trúc các chất từ A đến E.
7.2. Viết cơ chế của phản ứng từ C ra tạo ra D.
7.3. Cho phổ 1H-NMR của salbutimol. Nêu mức tín hiệu của proton tương ứng bằng cách viết
các giá trị δ cho các H trong công thức. Các tín hiệu chân rộng ở khoảng 4,60 ppm biến mất

69
khi cho vào D2O. Các tín hiệu trong khoảng 4,42 - 4,47 ppm phù hợp với 3 proton (2 + 1).
Các proton trong vùng thơm không cần phải kể đến.
7.4. Việc tổng hợp trên tạo ra một hỗn hợp racemic. Đồng phân đối quang có hoạt tính là (R)
-salbutamol. Vẽ công thức lập thể của (R)-salbutamol.

Clobutinol là một thuốc giảm ho, nó đã bị ngừng sử dụng trong thị trường từ năm 2007 do
tác dụng phụ của nó.
Việc tổng hợp chất này bắt đầu từ toluen và butan-2-on. Chỉ có thuốc thử vô cơ và thuốc thử
hữu cơ có 1 hoặc 2 nguyên tử C được sử dụng. Không tính đến lập thể.

Một số thông tin khi tổng hợp clobutinol.


• Trong quá trình tổng hợp F, có 1 sản phẩm phụ được hình thành và tách ra.
• G chỉ cho 2 tín hiệu trong phổ 1H-NMR (δ = 7,33 ppm, 4H(s) và δ = 4,55ppm, 2H(s); trong
13
C-NMR cho 5 tín hiệu khác nhau, 4 trong khu vực nguyên tử C lai hóa sp2 (δ = 128-136
ppm) và 1 tín hiệu tại δ = 45 ppm.
• AIBN viết tắt của azobisisobutyronitril là một chất tạo gốc.
70
7.5. Viết các cấu trúc F, G, H, J, K, M và N.
7.6. Tên của phản ứng từ butan-2-on với HCHO + K để tạo L là gì?
7.7. Viết cơ chế của phản ứng tạo ra F?
7.8. Viết cơ chế của phản ứng tạo ra G?
7.9. Đánh dấu trung tâm bất đối trong clobutinol với một dấu sao.
7.10. Clobutinol có bao nhiêu đồng phân cấu hình? Mối quan hệ lập thể giữa các đồng phân
đó là gì?
Đáp án:
7.1. A B C

D E

7.2. Cơ chế: SN2


7.3. Gán tín hiệu

7.4. R-salbutamol:

71
7.5. Cấu trúc các chất từ F đến N
F G H

Mg
J K M

7.6. Tên phản ứng: Mannich


7.7. Cơ chế: SE.
7.8. Cơ chế: SR.
7.9. Tâm bất đối
7.10. Đồng phân lập thể: 4. Đều là các đồng phân quang học của nhau.
Câu 8: Bài 7 (2012)
Tổng hợp các loại đường và axit shikimic bằng phương pháp "norbornyl"
Hợp chất F là một nguyên liệu khởi đầu tốt cho quá trình tổng hợp polyhydroxy xyclopentan
và xyclohexan, cũng như tổng hợp của các loại đường hoặc axit shikimic.

Sơ đồ 1 dưới đây mô tả sự tổng hợp chất trung gian F:

72
Thông tin bổ sung cho phương pháp 1:
• 1H-NMR của D cho thấy chỉ có một tín hiệu singlet.
• 13C-NMR của D cho thấy 4 tín hiệu
7.1. Vẽ công thức cấu trúc của hợp chất A, B, C, D, và E vào bảng.
7.2. Tên loại phản ứng A → B?
7.3. Tên thường của phản ứng D → E là gì?
7.4. Hợp chất F có hai nhóm metoxy. Chúng thuộc loại nhóm chức nào?
7.5. Tên cấu hình lập thể đặc biệt giúp xác định vị trí của nhóm OH-trong hợp chất bixyclo
F.
Đáp án:
7.1. A B C

D E

7.2. retro-Diels-Alder
7.3. Diels-Alder
7.4. ketale
7.5. endo
Câu 9: Trích bài 4 (2014)
Các dị vòng nitơ.
Cimetidin, một kháng thể với thụ thể histamin.
Histamin liên kết đặc biệt với các thụ thể trong dạ dày, và từ đó bắt đầu việc sản xuất axit dạ
dày. Trong nhiều trường hợp, sự sản xuất acid dạ dày trên dẫn đến loét dạ dày. Vì vậy các
nhà khoa học từ công ty Smith Kline Beecham trong thập niên 1960 bắt đầu tìm kiếm một
kháng thể liên kết một cách tương tự với các thụ thể, nhưng không kích thích sự sản xuất axit

73
dạ dày. Các thuốc kháng histamin thường, ví dụ như thuốc chống bệnh sốt mùa hè, không
hoạt động chống sản xuất axit dạ dày dư.
Họ bắt đầu "sản xuất" một chất đối kháng thụ thể histamin bằng cách "thiết kế dược phẩm".
Ví dụ như cimetidine, một trong những loại thuốc quý hiếm, đạt doanh thu hàng năm hơn
một tỷ đô la Mỹ, và giúp giảm đi đau đớn và phẫu thuật cho rất nhiều người.
Cimetidin có chứa lưu huỳnh và phần còn lại tương tự như guanidin, bổ sung vào khối
histamine. [guanidin: H2N-(C=NH)NH2]

Các bước tổng hợp của cimetidine được thể hiện trong sơ đồ sau:

Ngoài ra, cho thêm các dữ kiện sau:


• B được tạo ra từ một hợp chất F + H2S. F cho thấy 2 tín hiệu trong phổ 1H-NMR với
cường độ 1 và 4 (tương ứng là 0,88 ppm và 1,36 ppm; các tín hiệu ở 1,36 ppm cho
thấy một sự dịch chuyển không điển hình trong hóa học).
• PbNCN là một hợp chất Ion
4.1. Vẽ cấu trúc lập thể của A, B, D, E và F
4.2. Loại phản ứng nào được sử dụng để chuyển hóa từ C thành E và từ E thành cimetidin?
(Nhìn vào nhóm –CN)
4.3. Vẽ cơ chế của phản ứng từ C thành E. Với C là R-NH2 và mũi tên thể hiện vị trí bị tấn
công tương ứng.
Đáp án:

74
4.1.

4.2. Cộng 1,4-nucleophilic vào hệ liên hợp, sau đó tách.


4.3.

Câu 10: Trích bài 2 (2021)


Nấu ăn với Chefkoch Scherl
B. Thực sự nóng – từ đường vani đến ớt
Ớt là điều cần thiết cho mọi công thức của món lasagna. Ớt có chứa một chất chịu trách nhiệm
cho "độ cay". Thật kỳ lạ, một trong những nguyên liệu ban đầu để tổng hợp nó là vanillin.

Gợi ý:
• Cho phổ 1H-NMR của chất C (C6H11BrO2).

75
• Trong E có hai tín hiệu (trong khoảng δ = 6 đến 7 ppm) với hằng số ghép là J = 15,8 Hz.
2.4 Viết công thức cấu tạo của các chất A - G.
2.5 Viết hai thuốc thử cho d.
2.6 Viết công thức lập thể cho sản phẩm của phản ứng D với d và cho biết loại đồng phân.
2.7 Gọi tên vanillin theo IUPAC.
C. Vừa vặn với xà lách trộn - caraway tổng hợp
Tất nhiên, món xà lách trộn ngon chứa vitamin C không nên thiếu caraway. Một thành phần
tương tự được tổng hợp ở đây, mặc dù không may là một đám mây đã che mất một phần sơ
đồ:

gợi ý:
A có hai đỉnh phân tử trong phổ khối theo tỷ lệ 75:25 = 132u:134u. Cho phổ 1H-NMR và
13C-NMR của A ở dưới. Hai hạt nhân H (δ = 6,14 ppm và 7,18 ppm) có hằng số liên kết J =
16 Hz. A đặc biệt không bền với sự thủy phân.
Phổ 1H-NMR của A

76
Phổ 13C-NMR của A

C chỉ có một proton trong khoảng 6-7 ppm và không thể tạo thành đồng phân E/Z.
D có một proton ở mức 9,8 ppm trong 1H-NMR. Khi F được hình thành từ E, phần dư được
đánh dấu R trong sơ đồ vẫn không thay đổi. I có công thức phân tử là C10H14O.
2.8 Vẽ công thức cấu tạo của A - I. Vẽ đồng phân R của I.
2.9 Trong công thức cấu tạo của H, hãy đánh dấu nguyên tử H có tính axit mạnh nhất.
Đáp án:
2.4.

77
2.5. (CH3)2CH-CHO, KotBu
2.6. Z; đồng phân dia và đồng phân hình học.
2.7. 4-Hydroxy-3-methoxybenzencarbaldeyhde
2.8.

2.9. Các nguyên tử H ở α-C của andehit

78
Câu 11: Trích bài E (2022)
E.3. Quang phổ NMR của các phenylpropanoid khác nhau và các sản phẩm tự nhiên
khác
Phenylpropanoids là các hợp chất có nguồn gốc từ phenylpropane (IUPAC: propylbenzene).
Chúng thường mang các nhóm chức năng và/hoặc liên kết đôi C=C trong mạch nhánh propyl.
Hãy xem xét các cấu trúc sau:

Bốn trong số các cấu trúc trên có phổ sau:

79
i) Công thức nào không phải phenylpropanoit?
j) Viết công thức phân tử của phenylpropan.
k) Chỉ ra cấu trúc đúng (từ A đến H) cho bốn phổ NMR.
l) Gán tất cả các tín hiệu proton không thơm ở phổ 2 cho các proton tương ứng trong cấu trúc.
m) Viết tên IUPAC của hợp chất G có kèm theo kí hiệu lập thể.

80
E 4. Tổng hợp phenylpropanoid elemicin

F chứa 10 nguyên tử cacbon và có hàm lượng nguyên tố (w/w): C: 60,6% H: 7,1% O: 32,3%.
Chất X tinh khiết có thể khí ở nhiệt độ phòng, M=36,5g/mol.
Phổ 1HNMR của B

n) Viết công thức thực nghiệm của F và X.


o) Viết công thức cấu tạo của các hợp chất B, C, D, E và F.
Đáp án:
i) Hợp chất C.
j) C9H12.
81
k)
Phổ 1: G Phổ 2 : A Phổ 3 : E Phổ 4 : C
l)

m) E-3-Phenylpropenal.
n) F: C10H14O4
X: HCl
o)

3.2.4 Kì thi Olympic Hóa học Quốc gia Anh


Thông qua đề thi của Olympic Hóa học Quốc gia Anh từ năm 2000 đến 2022, có thể
thấy kiến thức về phổ NMR xuất hiện khá đều đặn nhưng cũng chỉ là dự kiện phụ trong bài
tập chuỗi biến đổi hữu cơ. Các phổ được sử dụng trong bài tập khá đơn giản và dễ đọc. Điều
này được duy trì đều đặn quan hàng chục năm chứ không càng ngày càng khó như đề thi HSG
QG của Việt Nam.

Câu 1: Bài 4 (2004)


Câu hỏi này là về chất độc màu da cam
Chất độc màu da cam là tên được đặt cho chất làm rụng lá cực mạnh được sử dụng trong
Chiến tranh Việt Nam. Nó bao gồm hỗn hợp 1:1 của hai loại thuốc diệt cỏ, '2,4-D' và '2,4,5-
T'. Dưới đây là sơ đồ tổng hợp 2,4,5-T.

82
Phổ 1HNMR cho nguyên liệu ban đầu, 1,2,4,5-tetrachlorobenzene, chất trung gian X và 2,4,5-
T như sau.

83
Sau bước đầu tiên của quá trình tổng hợp, nếu hỗn hợp phản ứng được axit hóa không phải
bằng axit thông thường, H3O+, mà bằng axit deuterium, D3O+, thì tín hiệu ở 5,8 ppm trong
phổ 1H NMR của X sẽ biến mất. [Đơteri, D, là đồng vị 2H của hydro.]
(a) Vẽ công thức cấu tạo của 1,2,4,5-tetrachlorobenzene.
(b) Đề xuất cấu trúc cho chất trung gian X.
(c) Gọi tên hệ thống cho chất trung gian X.
(d) Vẽ công thức cấu tạo của X nếu hỗn hợp phản ứng đã được axit hóa bằng D3O+ thay vì
H3O+.
(e) Vẽ công thức cấu tạo của axit cloroethanoic.
(f) Đề xuất cấu trúc cho 2,4,5-T.
(g) Hãy cho biết hydro nào tương ứng với tín hiệu nào (A, B, C hoặc D) trong phổ 1H NMR
của 2,4,5-T.
Mặc dù 2,4,5-T là một loại thuốc diệt cỏ hiệu quả cao, nhưng việc sử dụng thương mại của
nó đã bị ngừng do sự hiện diện của một tạp chất cực kỳ độc hại gọi là Dioxin có thể được
hình thành từ chất trung gian X trong quá trình tổng hợp 2,4,5-T.

Phổ 1H NMR của Dioxin chỉ cho thấy một đỉnh duy nhất ở mức 7,2 ppm.
(h) Đề xuất cấu trúc cho Dioxin.
Đáp án:

a) b)
84
c) 2,4,5–trichlorophenol

d) e)
(f) (g) Chấp nhận cả đáp án hoán đổi B và C.

h)

Câu 2: Bài 4 (2005)


Câu hỏi này là về phổ NMR của NanoPutians
Vào tháng 6 năm 2003, một bài báo nghiên cứu đã được xuất bản công bố sự tổng hợp của
phân tử nhỏ nhất có hình dạng con người: các phân tử hình người cao 2 nm, được người tạo
ra chúng đặt biệt danh là 'NanoPutians'.
Các phân tử được tổng hợp bao gồm 'NanoKid', 'NanoBaker' và 'NanoAthlete'. Hợp chất hiển
thị bên phải được gọi là 'NanoBallet Dancer' và có công thức C41H50O2.

85
Khi gán phổ NMR, bước đầu tiên là xác định có bao nhiêu nguyên tử có môi trường giống
nhau về mặt từ. Cả nguyên tử carbon (13C) và nguyên tử hydro (1H) đều cho tín hiệu NMR.
Mỗi nguyên tử trong một môi trường khác nhau sẽ tạo ra một tín hiệu. Ví dụ, trong cấu trúc
của NanoBalletDancer, các nguyên tử carbon 37 và 39 là tương đương nhau; chúng ta có thể
viết (37 ≡ 39). Do đó, mặc dù có hai nguyên tử cacbon (37 và 39) có gắn một nguyên tử oxy,
nhưng chỉ có một tín hiệu được quan sát thấy trong phổ 13C NMR do các nguyên tử cacbon
này vì chúng tương đương nhau.
(a) Những nguyên tử cacbon nào tạo nên vòng benzen là tương đương nhau? Viết w ≡ x, y ≡
z… cho bất kỳ nguyên tử tương đương nào. Tổng cộng có bao nhiêu tín hiệu sẽ được quan
sát cho các cacbon vòng benzen trong phổ NMR cacbon của NanoBalletDancer?
(b) Liệt kê các nhóm cacbon liên kết ba tương đương trong NanoBalletDancer. Tổng cộng có
bao nhiêu tín hiệu được nhìn thấy trong phổ 13C do các nguyên tử cacbon trong liên kết ba?
(c) Có bao nhiêu nhóm metyl khác nhau (nhóm –CH3) trong NanoBalletDancer? Một lần nữa,
hãy liệt kê chúng theo nhóm.
(d) Có bao nhiêu carbon khác nhau về môi trường từ trong NanoBalletDancer – tức là tổng
cộng có bao nhiêu tín hiệu sẽ được nhìn thấy trong quang phổ 13C NMR?
Tương tự, trong 1H NMR, tổng số tín hiệu phụ thuộc vào số môi trường khác nhau của nguyên
tử hydro trong một cấu trúc. Có 13 môi trường hydro khác nhau trong NanoBalletDancer; tín
hiệu của chúng được dán nhãn A–M trong phổ bên dưới. Số lượng nguyên tử hydro trong
mỗi môi trường riêng được đưa ra dưới nhãn. Các nguyên tử hiđro trong các môi trường giống
nhau đều có độ chuyển dịch hóa học giống nhau. Ví dụ, tất cả các hydro trên vòng benzen
xảy ra trong cùng một vùng của quang phổ, tức là chúng có độ dịch chuyển hóa học tương tự
nhau.
Tuy nhiên, 1H NMR phức tạp do ghép cặp. Nếu một hydro nằm trong trường của ba liên kết
của một hydro khác ở trong một môi trường khác, thay vì xuất hiện dưới dạng một đỉnh duy

86
nhất, tín hiệu của nó được chia thành một số đỉnh. Nói chung, nếu hydro đang xét nằm trong
trường ba liên kết của n hydro có môi trường khác với môi trường đang xét, thì nó sẽ bị tách
thành (n + 1) đỉnh. Tỷ lệ diện tích dưới các đỉnh tuân theo tỉ lệ như tam giác Pascal được nêu
dưới đây.
Tín hiệu hydrogen đang xét ghép cặp với

Tín hiệu cho một hydro nhất định không bị phân chia bởi bất kỳ hydro nào ở trong cùng môi
trường với nó.
(e) Tín hiệu từ một hydro kết hợp với 5 hydro khác sẽ bị tách thành bao nhiêu đỉnh? Tỷ lệ
của các đỉnh sẽ là gì?
Có thể gán phổ 1H NMR của NanoBalletDancer bằng cách xem xét số lượng hydro trong các
môi trường khác nhau, độ dịch chuyển hóa học và kiểu liên kết của chúng. Ví dụ, tín hiệu ở
7,15 ppm (B) là do các nguyên tử hydro trên cacbon 19 và 23.
(f) Trên bảng trong phiếu trả lời của bạn, hãy chỉ định (càng xa càng tốt) tín hiệu nào do
nguyên tử hydro nào gây ra. Bài tập cho tín hiệu B đã được điền vào phiếu trả lời. (Đối với
một số tín hiệu, có thể không quyết định được giữa hai bài tập thay thế – trong trường hợp
đó, chỉ cần viết '... hoặc ...' trên phiếu trả lời.)

Đáp án:
87
(a) 6 ≡ 8, 9 ≡ 11, 19 ≡ 23, 20 ≡ 22
Tổng cộng 8 tín hiệu do cacbon vòng benzen
(b) 4 º 13, 5 º 12, 24 º 30, 25 º 31
Tổng cộng có 4 tín hiệu do các nguyên tử cacbon liên kết ba
(c) 1 º 16, 27 º 28 º 29 º 33 º 34 º 35, 40 (duy nhất), 41 (duy nhất)
Tổng cộng có 4 tín hiệu do cacbon nhóm metyl
(d) 23 môi trường khác nhau (tức là 23 tín hiệu khác nhau)
(e) tín hiệu chia thành 6, tỷ lệ 1:5:10:10:5:1
(f)
Tín hiệu 1H NMR Hydrogen trên nguyên tử Carbon số
A 7
B 19, 23
C 9, 11
D 36
E 17
F 37 and 39
G 37 and 39
H 3, 14
I 2, 15
J 40 or 41
K 27, 28, 29, 33, 34, 35
L 1, 16
M 41 or 40
Câu 3: Bài 4 (2011)
Câu hỏi này là về xác định cấu trúc hợp chất bằng phổ NMR.
Xác định các hợp chất từ 1-7 bằng cách sử dụng thông tin được cung cấp bên dưới.
Vẽ công thức cấu tạo của từng hợp chất và gọi tên theo hệ thống của các hợp chất từ 1- 4.
• Các hợp chất từ 1-7 đều có cùng công thức phân tử, C4H10O, nhưng có các tính chất hóa
học, cấu trúc và quang phổ khác nhau.
• Hợp chất 5, 6 và 7 có nhiệt độ sôi thấp hơn hợp chất 1-4.
• Các hợp chất 1-4 có độ hấp thụ rộng ở 3300 cm-1 trong quang phổ hồng ngoại của chúng.
• Hợp chất 2 có thể tồn tại dưới dạng đồng phân quang học.
• Phổ 1H NMR của hợp chất 3 được hiển thị bên dưới:

88
• Phổ 1H NMR của hợp chất 4 và 5, mỗi hợp chất bao gồm hai tín hiệu riêng biệt.
• Phổ 1H NMR của hợp chất 5 cho dữ liệu sau:
Độ dịch chuyển ppm Độ bội Cường độ tương đối
1.21 triplet 3
3.47 quartet 2
• Phổ 13C NMR của hợp chất 6 chứa bốn tín hiệu riêng biệt, trong khi phổ 13C NMR của
hợp chất 7 chỉ có ba tín hiệu.
Thông tin về quang phổ NMR.
Quang phổ NMR là một kỹ thuật cho thấy số lượng môi trường khác nhau của các hạt nhân
nhất định trong một phân tử.
Xem xét tính đối xứng có trong một phân tử là rất quan trọng khi diễn giải phổ NMR.
Cả nguyên tử carbon (13C) và nguyên tử hydro (1H) đều cho tín hiệu NMR (tức là hạt nhân
hoạt động NMR). Mỗi hạt nhân hoạt động NMR trong môi trường phân tử khác nhau sẽ tạo
ra một tín hiệu với sự dịch chuyển hóa học đặc trưng (được đo bằng ppm) .
Cường độ tương đối của mỗi tín hiệu trong quang phổ tỷ lệ thuận với số lượng hạt nhân trong
một môi trường phân tử cụ thể.
1H NMR phức tạp do sự ghép cặp. Nếu một hạt nhân hydro nằm trong ba liên kết của một
hạt nhân hydro khác ở trong một môi trường phân tử khác, thì thay vì xuất hiện dưới dạng
một đỉnh duy nhất, tín hiệu của nó được chia thành một số đỉnh.
Nếu một hạt nhân hydro kết hợp với n hạt nhân hydro khác, tín hiệu của nó sẽ tách thành tổng
cộng (n+1) đỉnh.
Ví dụ, phổ của hợp chất 3, cho thấy có 4 môi trường 1H khác nhau. Cường độ tương đối của
các đỉnh là 2:1:1:6.

89
Các đỉnh A, B và C có độ bội được hiển thị ở tỷ lệ lớn hơn.
Đáp án:

1 = butan-1-ol

2 = butan-2-ol

3 = 2-methylpropan1-ol

4 = 2-methylpropan-2-ol

5 6 7
Câu 4: Bài 5 (2013)
Câu hỏi này là về việc có cơ bắp to
Creatine gần đây đã trở thành một trong những thành phần bổ sung dinh dưỡng được sử dụng
rộng rãi nhất trong các vận động viên. Mặc dù có nhiều tranh cãi về những tác dụng có lợi
được quảng cáo của creatine là thực sự đúng hay không, việc sử dụng creatine thường được
cho rằng sẽ dẫn đến sự tăng ngắn hạn khối lượng cơ thể/kích thước cơ bắp. Cấu trúc của
creatine được cho dưới đây.

Trong cơ thể, creatine được chuyển thành Photphocreatine được sử dụng như dạng năng
lượng dự trữ trong cơ có thể được huy động nhanh chóng trong lúc cần để chuyển adenosine
điphotphat (ADP) thành adenosine triphotphat (ATP) - nguồn năng lượng của cơ thể.
(a) Creatine thường được bán ở dạng viên nang được dán nhãn là 'Creatine monohiđrat tinh
khiết'. Viết công thức phân tử của creatine monohiđrat.

90
(b) Creatine được tổng hợp tự nhiên trong sinh vật từ ba axit amin: glycine, methionine và
arginine.
Với mỗi nguyên tử cacbon trong creatine (gán từ 1 tới 4), dự đoán nó có nguồn gốc từ nguyên
tử cacbon nào của ba axit amin (gán là A-M)

(c) Giống như axit amin, creatine tồn tại ở các dạng ion khác nhau tùy vào độ pH của dung
dịch. Điều này làm cho điện tích toàn phần của các phân tử khác nhau. Vẽ các dạng phổ biến
nhất của creatine tại mỗi pH sau (điện tích toàn phần của phân tử ở mỗi độ pH được cho).
(i) pH = 1 (Điện tích toàn phần= + 1)
(ii) pH = 7 (Điện tích toàn phần = trung tính)
(iii) pH 12 (Điện tích toàn phần= -1)
Cấu trúc hóa học của creatine và các axit amin này có thể được phân tích bằng phổ 1H NMR.
Vì đây là những phân tử phân cực, phổ NMR được chạy trong dung môi D2O. Trong D2O,
những proton gắn với các nguyên tử nitơ và oxy bị trao đổi nhanh với các đơteri từ của dung
môi. Điều này có nghĩa là vào thời điểm NMR được chạy, tất cả các liên kết N-H được thay
thế bằng các liên kết N-D và tất cả các liên kết O-H bằng liên kết O-D. Do những tín hiệu từ
các nguyên tử đơteri không được quan sát thấy trong phổ 1H NMR, không có tín hiệu từ nhóm
N-H hoặc O-H trong phân tử được thấy trong phổ.
Số lượng các tín hiệu quan sát được phụ thuộc vào tính đối xứng của phân tử. Mỗi nguyên tử
hydro trong một trường đưa đến một tín hiệu duy nhất tại một độ dịch chuyển hóa học khác
nhau trong phổ. Đôi khi, các tín hiệu từ hai trường khác nhau có thể xuất hiện phía trên của
nhau khi sự khác biệt độ dịch chuyển hóa học giữa các trường là rất nhỏ.
Diện tích mỗi tín hiệu tỷ lệ thuận với số proton trong trường đó. Điều này được thể hiện bằng
nét tích phân (đường chia bậc trên phổ). Chiều cao của mỗi bậc tỷ lệ thuận với diện tích tín
hiệu đó.
Hình dạng của các tín hiệu có thể trở nên phức tạp do sự cặp đôi. Nếu nguyên tử hidro nằm
cùng 3 liên kết của hidro khác trường khác, thay vì xuất hiện dưới dang một đỉnh duy nhất,
tín hiệu của nó lại được chia thành nhiều đỉnh. Nếu hidro được xét nằm cùng 3 liên kết của n
hidro khác trường, bắt nguồn từ tín hiệu đầu tiên, tín hiệu nhìn thấy sẽ được chia thành (n+1)
đỉnh cách đều nhau. Tỉ lệ diện tích các vùng dưới đỉnh được cho bởi số trong tam giác pascal
(hình dưới). Do sự trao đổi nhanh chóng của bất kì proton/deuterium liên kết với nguyên tử
oxi hoặc nitơ trrong dung môi nên proton/deuterium liên kết với nguyên tử oxi hoặc nitơ được
xem như không cặp đôi.
n Cường độ các pic

91
(d) Xét amino axit methionine.
Hoàn thành bảng dưới về cacbon C, D và F trong methionine để đề xuất hình dạng tổng thể
tín hiệu của các proton liên kết với nguyên tử cacbon.

Nguyên tử Singlet 1:1 1:2:1 1:3:3:1 1:4:6:4:1 Không quan sát


Cacbon doublet triplet quartet quintet thấy tín hiệu
C
D
F
(e) Thông thường tất cả proton thuộc cùng nguyên tử cacbon có trường hóa học giống nhau.
Tuy nhiên, điều đó không phải luôn đúng. Hai proton trên cùng nguyên tử cacbon có môi
trường hóa học khác nhau gọi là proton diastereotopic.
Chúng thường được tìm thấy ở nguyên tử cacbon liên kết với nguyên tử cacbon bất đối. Một
nguyên tử cacbon bất đối liên kết với bốn nhóm thế khác nhau.
Xét glycine, methionine và arginine. Viết các chữ cái của tất cả nguyên tử cacbon trong ba
amin có proton diastereotopic có tín hiệu quan sát được trong phổ là khác nhau.
Trong cơ thể, creatine nằm cân bằng với một phân tử dạng vòng gọi là creatinine theo phương
trình sau đây. Trạng thái cân bằng phụ thuộc vào pH.

Creatine là sản phẩm thải loại của trao đổi chất, cơ thể không sử dụng được. Nó sẽ lọc bỏ qua
thận.
Phổ 1H NMR trong D2O của một dung dịch creatine/creatinin được cho dưới đây. Có ba tín
hiệu quan sát được. Creatinine phát tín hiệu A. Creatine phát tín hiệu B. Cả hai creatine và
creatinine phát tín hiệu C.

92
f) Đề xuất một cấu tạo cho creatinine.
g) Giả thiết rằng mẫu đã đạt đến trạng thái cân bằng, tính giá trị của hằng số cân bằng, K, ở
giá trị pH và nhiệt độ này. Trình bày rõ ràng cách giải. Có thể bỏ qua cân bằng của nước trong
khi tính toán.
h) Một vấn đề với việc bổ sung creatine là rất nhiều creatine không được cơ thể hấp thụ. Gần
đây, thực phẩm chức năng có chứa các dẫn xuất của creatine đã được bán trên thị trường.
Chúng thường ưa mỡ hơn (hòa tan dễ dàng hơn trong chất béo) để cải thiện sự hấp thu vào
cơ thể.
Phổ 1H NMR trong D2O của một trong những thực phẩm chức năng được cho dưới đây. Một
số khu vực của phổ đã được mở rộng phía bên trái hình để phân tích dễ hơn. Thực phẩm
chứng năng này tồn tại ở dạng ion hóa tại pH 1 nhưng không tồn tại ở dạng ion hóa tại pH
12.
Đề xuất một cấu trúc thích hợp.

93
Đáp án:
a) C4H9N3O2.H2O hay C4H11N3O3
b)
Nguyên tử Carbon trong Creatine Nguyên tử Carbon trong Amino Acid
1 H
2 C
3 A
4 B
c) i)

ii)

iii)

94
d)

e) E và K
f) Hai dạng đầu là quan trọng nhất trong cân bằng tautomer. Trong dung môi phân cực proton
thì liên kết hydrogen ưu tiên chất đầu

g) K = [Creatinine] / [Creatine]
K = diện tích (độ cao) tín hiệu A / diện tích (độ cao) tín hiệu B
K=4
h)

Có tất cả 10 proton liên kết với carbon trong cấu trúc


Câu 5: Bài 3 (2013)
Câu hỏi về kem trị mụn
Thuốc tazarotene (được bán với tên thương mại là Zorac® hoặc Tazorac®) được chỉ định như
một loại kem có thể bôi lên da để trị mụn trứng cá và các bệnh về da khác. Nó thường được
bán ở dạng kem chứa 0,05% về khối lượng.

95
a) Khối lượng phân tử của tazarotene là 351.46 g.mol-1. Giả thiết kem tazarotene có khối
lượng riêng 0.90 g.cm-3, tính nồng độ của tazarotene trong kem theo mol.dm-3.
Sự tổng hợp tazarotene được mô tả dưới đây. Không phải tất cả các phản ứng đều được liệt
kê. Sự tổng hợp bắt đầu từ quá trình chuyển 2-clo-5-metylpyridine thành este B.

b) Vẽ cấu trúc của hợp chất A và este B.


Giai đoạn 2 tổng hợp bắt đầu từ thiophenol và được chuyển thành hợp chất I sau nhiều bước.

c) Vẽ cấu trúc của các hợp chất D, E, F và I, các anion C- và G-.


d) Phân loại phản ứng từ H sang I?

96
Phản ứng oxy Phản ứng khử Phản ứng cộng Phản ứng tách Phản ứng thế
hoá
Cuối cùng, hợp chất I được xử lý với bazơ mạnh tạo thành anion J.
Anion J có thể phản ứng với hợp chất B để tạo thành tazarotene.

(e) Đề xuất cấu trúc cho Anion J.


(f) Có bao nhiêu vạch quang phổ có thể xuất hiện trong phổ 13C NMR của tazarotene?
Tazarotene thực sự là một tiền chất, có nghĩa là nó được chuyển thành một dạng hoạt động
khi ở bên trong cơ thể.
Dạng hoạt hoá có khối lượng mol của 323,41 g mol-1 và có ít hơn 2 vạch trong phổ 13C NMR
so với tazarotene.
(g) Đề xuất cấu trúc cho dạng hoạt động của thuốc.
Đáp án:
(a) Khối lượng riêng của tazarotene = 0.90 g cm−3 × 0.0005 = 0.00045 g cm−3 = 0.45 g dm−3
Nồng độ cảu tazarotene = 0.45 g dm−3 / 351.46 g mol−1 = 0.00128 M (or 1.28 mM)
(b)

97
(d) Phản ứng tách
(e)

(f) 20 tín hiệu


(g)

98
Câu 6: Bài 3 (2016)
Câu hỏi này là về số đương lượng liên kết đôi, DBE
Ý tưởng về đương lượng liên kết đôi, DBE, số lượng liên kết đôi và/hoặc vòng mà một hợp
chất chứa, có thể cực kỳ hữu ích khi tìm ra các cấu trúc có thể có từ các công thức.
Mr Bond, hình dưới, có 007 DBE.

(a) Công thức chung của ankan không vòng là CnH2n+2. Tìm công thức tổng quát cho:
(i) anken hoặc xicloalkane
(ii) ankin (hiđrocacbon chứa liên kết ba C≡C)
(iii) xicloalkene
(iv) di-alkyne.
Đối với mỗi vòng hoặc liên kết π mà một hydrocacbon có, tương ứng với hai hydro bị mất đi
so với ankan. Tổng số vòng và/hoặc liên kết π mà một cấu trúc có được gọi là số đương lượng
liên kết đôi (độ bất bão hòa), DBE. Đối với các cấu trúc có nhiều vòng, số lượng vòng có thể
được xác định bằng cách đếm số lần cắt tối thiểu qua các liên kết cần thực hiện để cấu trúc
không có vòng.
(b) Bảng dưới đây cho thấy các tổ hợp có thể có của vòng, liên kết đôi và liên kết ba đối với
DBE = 1 và DBE = 2. Hãy mở rộng bảng để hiển thị các tổ hợp có thể xảy ra đối với DBE =
3 và DBE = 4.

99
Số DBE trong một hiđrocacbon có thể được tính bằng cách so sánh số hiđro thực tế (X) trong
một hiđrocacbon có công thức CnHX đã cho với số hiđro (A) trong ankan không vòng có cùng
số nguyên tử cacbon (CnHA):
DBE = ½ × (A – X)
Ví dụ, để tính DBE cho xiclohexene, C6H10, vì số hydro trong hexan (ankan có 6 nguyên tử
cacbon) là 14, DBE (cyclohexene) = ½ × (14 – 10) = 2.
(c) Xác định số đương lượng liên kết đôi trong:

Các loại DBE có thể được xác định bằng cách sử dụng các kỹ thuật quang phổ, chẳng hạn
như NMR.
Trong 13C NMR, số lượng tín hiệu trong phổ phụ thuộc vào số lượng môi trường cacbon
khác nhau trong một cấu trúc. Ví dụ, trong benzen, mỗi nguyên tử cacbon là tương đương
nên quang phổ chỉ hiển thị một cực đại, trong khi ở 1,3-dimetylbenzen có 5 môi trường khác
nhau như hình dưới đây:

Trong benzen, mọ nguyên tử cacbon là


tương đương nên trong phổ chỉ có 1 tín hiệu
ở 128 ppm.
Trong 1,3-dimetylbenzen, bỏ qua cách các
liên kết π trong vòng được vẽ như thế nào,
thì sẽ có một mặt phẳng đối xứng (hoặc trục
đối xứng) đi qua phân tử (thể hiện bằng nét
gạch đứt). Điều đó có nghĩa là chỉ có 5 môi
trường khác nhau và do đó trên phổ sẽ có 5
tín hiệu.

100
Các nguyên tử cacbon trong các môi trường sau đây thường cho các tín hiệu trong các vùng
được chỉ định:
• Cacbon alkyne liên kết ba: 70-100 ppm
• Cacbon anken liên kết đôi: 100-160 ppm
• Cacbon có bốn liên kết đơn với cacbon hoặc hydro: 0-50 ppm
Trong nhóm alen khá bất thường, R2C=C=CR2, cacbon trung tâm cho đỉnh trên 200 ppm và
các cacbon được gắn trực tiếp vào cacbon alen trung tâm, nằm ở hai bên của nó, giờ đây rơi
vào cùng vùng với liên kết ba carbon, tức là
• Cacbon trung tâm Allene: >200 ppm
• Cacbon tạo sườn Allene: 70-100 ppm
Sử dụng các kỹ thuật NMR tiên tiến, ngoài việc cho biết có bao nhiêu nguyên tử cacbon trong
một môi trường cụ thể, còn có thể cho biết có bao nhiêu nguyên tử hydro được gắn vào một
cacbon cụ thể. Chúng ta có thể biểu thị điều này là (CH3), (CH2), (CH) hoặc (C) đối với các
nguyên tử cacbon có 3, 2, 1 hoặc 0 hydro đi kèm. Phổ của 1,3-dimetylbenzen có thể được
tóm tắt như sau:
2×138 (C), 130 (CH), 128 (CH), 2×126 (CH), 2×21(CH3).
(d) Dữ liệu sau đây được lấy từ phổ 13C NMR của các đồng phân có công thức C8H8 có năm
DBE. Đối với mỗi phổ, trước tiên hãy hoàn thành bảng và từ đó gợi ý xem mỗi hợp chất chứa
bao nhiêu liên kết ba, liên kết đôi và vòng. Sau đó đề xuất một cấu trúc phù hợp với dữ liệu.
[Không cần gán giá trị cho các nguyên tử cacbon cụ thể.]

Đáp án:
(a) (i) CnH2n
(ii) CnH2n−2
(iii) CnH2n−2
(iv) CnH2n−6
(b)

101
(c) (i) 4
(ii) 9
(iii) 61
(iv) 4
(v) 4
(vi) 3
(d)
Số nguyên tử carbon mỗi miền Thông tin về cấu trúc
Liên Liên Liên Allene
Allene Số liên Số liên Số
Phổ kết ba kết đôi kết trung
bên kết ba kết đôi vòng
Alkyne Alkene đơn tâm
A 0 8 0 0 0 0 4 1
B 0 0 8 0 0 0 0 5
C 4 0 4 0 0 2 0 1
D 0 2 0 2 4 0 5 0
E 0 8 0 0 0 0 4 1
F 2 6 0 0 0 1 3 0
G 0 6 2 0 0 0 3 2
H 0 6 2 0 0 0 3 2
I 0 2 6 0 0 0 1 4

102
Câu 7: Bài 4 (2017)
Câu hỏi này là về phân tử twistan
Mặc dù cấu trúc khung của cyclohexane (C6H12) thường được biểu diễn dưới dạng hình lục
giác đều, nhưng nó thực sự là một phân tử linh hoạt tồn tại ở nhiều hình dạng khác nhau được
gọi là cấu dạng. Hai trong số những hình dạng này, ghế và thuyền xoắn, được biểu thị bên

103
dưới. Các nguyên tử carbon trong các vòng sáu đã được đánh số từ 1-6 để thể hiện khả năng
kết nối của chúng.

Ghế là cấu dạng năng lượng thấp nhất của cyclohexane với tất cả các góc liên kết gần bằng
góc lý tưởng cho một nguyên tử carbon tứ diện. Thuyền xoắn có năng lượng cao hơn.
(a) Góc C–C–C lý tưởng trong dạng ghế của xiclohexan khác với góc trong hình lục giác đều
bao nhiêu độ?
Phân tử adamantane có thể được hình dung bằng cách bổ sung thêm bốn nguyên tử carbon
vào cấu tạo ghế của cyclohexane như hình bên dưới. Khi làm điều này, các vòng sáu khác
được tạo ra. Trong adamantane, tất cả các vòng sáu đều bị khóa ở dạng ghế.

(b) Đối với mỗi vòng sáu cạnh trong adamantane, hãy đánh số sáu nguyên tử cacbon trong
vòng đó theo thứ tự liên kết của chúng, bắt đầu bằng số nhỏ nhất (ví dụ -1-2-3-4-5- 6-).
(c) Có bao nhiêu tín hiệu trong phổ 13C NMR của adamantane (tức là có bao nhiêu môi
trường carbon)?
Phân tử twistan có thể được hình dung bằng cách bổ sung thêm bốn nguyên tử carbon vào
cấu trúc thuyền xoắn của cyclohexane như hình bên dưới. Khi làm điều này, các vòng sáu
khác được tạo ra. Trong twistane, tất cả các vòng sáu đều bị khóa trong cấu trúc thuyền xoắn,
tạo nên tên gọi của phân tử.

104
(d) Đối với mỗi vòng sáu cạnh trong twistan, hãy đánh số sáu nguyên tử cacbon trong vòng
đó theo thứ tự liên kết của chúng, bắt đầu bằng số nhỏ nhất (ví dụ -1-2-3-4-5- 6-).
(e) Có bao nhiêu tín hiệu trong phổ 13C NMR của twistan?
(f) Adamantane và twistane là đồng phân của nhau. Công thức phân tử của chúng là gì?
Đáp án:
(a) 120° − 109.5° = 10.5°
(b) -1-2-3-9-10-7- hoặc -1-7-10-9-3-2-
-1-6-5-8-10-7- hoặc -1-7-10-8-5-6-
-3-4-5-8-10-9- hoặc -3-9-10-8-5-4-
(c) 2
(d) -1-2-3-10-9-6- hoặc -1-6-9-10-3-2-
-1-2-7-8-5-6- hoặc 1-6-5-8-7-2-
-3-4-5-6-9-10- hoặc -3-10-9-6-5-4-
-2-3-4-5-8-7- hoặc -2-7-8-5-4-3-
(e) 3
(f) C10H16
3.2.5 Kì thi Olympic Hóa học vùng Baltic
Thông qua đề thi của Olympic Hóa học vùng Baltic từ năm 1993 đến 2019, có
thể thấy kiến thức về phổ NMR xuất hiện khá sớm và đều đặn nhưng chỉ dùng ở mức độ vận
dụng đơn giản nhất.

Câu 1: Bài 7 (1994)


Đốt cháy 0,10 g một hydrocacbon rồi dẫn sản phẩm cháy qua 300 cm3 dung dịch Ba(OH)2
0,02M thấy xuất hiện 0,85 g kết tủa. Phổ 1H NMR của chất này cho thấy toàn quartet và
phương pháp phổ tia X cho thấy độ dài tất cả các liên kết C – C trong phân tử bằng nhau. Đề
nghị ba cấu trúc hydrocacbon thỏa mãn các điều kiện này.
Đáp án:
Dựa trên các dữ kiện của đề bài có thể xác định công thức thực nghiệm của hydrocacbon có
dạng (CH)n. Dữ kiện 1H NMR chỉ thấy toàn quartet nên chỉ có ba hydrocacbon thỏa mãn điều
kiện này gồm: tetrahedran C4H4 , cuban C8H8 và dodecahedran C20H20. Trong đó chỉ cuban
và dodecahedran bền vững ở điều kiện thường còn tetrahedran vẫn chưa điều chế được.

105
Câu 2: Bài 4 (1996)
Hợp chất hữu cơ A (tnc = 167oC) chứa hai nguyên tố trong đó hàm lượng % nguyên tố X là
88,8%. Trên phổ HNMR của chất A chỉ có một tín hiệu ở  = 2,34 ppm. Khối lượng phân tử
A được xác định từ phương pháp nghiệm sôi bằng cách hòa tan 0,040 g A vào 0,50 g camphor.
Nhiệt độ nóng chảy của hỗn hợp lúc này đo được là 159oC (camphor nguyên chất sôi ở 178oC
và hằng số nghiệm sôi của camphor là 39,7 K.kg/mol)
Đun nóng A với kali permanganat thu được B, lúc này phần khối lượng của nguyên tố X là
42,1%. Đun nóng tiếp sản phẩm với axetic anhydric dư thu được C cũng gồm hai nguyên tố.
Lúc này phần khối lượng của nguyên tố X là 50,0%
a) Xác định cấu trúc A, B, C
b) Khẳng định kết quả bằng tính toán và viết các phản ứng xảy ra
Đáp án:
Công thức thực nghiệm A: (C2H3)n
Từ dữ kiện nghiệm sôi tính được M = 167 g/mol
Vậy n = 9 (C12H18, M = 162)
B: C12H16O12 (%O = 144 / 342 = 0,421)
C: C12O9 (%O = 144 / 288) = 0,5)
Các phản ứng:

Câu 3: Bài 5 (1996)


Ruồi oliu là một loại côn trùng gây hại nhưng việc sử dụng thuốc sát trùng để tiêu diệt nó lại
gây nên sự mất cân bằng sinh thái trầm trọng. Chính vì vậy việc nghiên cứu tổng hợp
pheromon của loài côn trùng này để có thể điều khiển hành vi của chúng là một vấn đề được
nghiên cứu nhiều. Các nghiên cứu cho thấy rằng chất 1,7-dioxaspiro[5.5]undecan (X) là chất
có hoạt tính chính. Nó được tổng hợp từ valerolacton theo sơ đồ dưới.

a) Xác định I và đề nghị cơ chế tạo thành nó

106
b) Vẽ cấu dạng bền nhất của X và giải thích vì sao nó bền vững
c) Trên phổ HNMR của X tồn tại 2 tín hiệu ở  3,52 (2H) và  3,65 (2H). Hãy chỉ ra đó là
các nguyên tử hydro nào.
Một hợp chất Y có hoạt tính tương tự cũng đã được biết, nó được tổng hợp theo sơ đồ sau:
X ⎯⎯⎯⎯⎯→ II + II ⎯⎯⎯⎯⎯⎯→ III ⎯⎯⎯⎯⎯→ Y + Y’ (M = 172 g/mol)
Br2 / CCl4 ,CaCO3 C4 H 9OK /( CH 3 ) 2 SO HCl / THF , H 2O

Phản ứng halogen hóa hợp chất carbonyl xảy ra qua trung gian enol axetal của X
d) Đề nghị cơ chế brom hóa X.
Debrom hóa X bằng tert-butoxit trong dimetyl sunfua ở 110oC thì hợp chất II’ ngay lập tức
cho phản ứng còn II chỉ phản ứng sau 6h. Cả hai chất đều dẫn đến III
e) Đề nghị cấu trúc II và II’. Giải thích vấn đề bằng cơ chế phản ứng
Hydrat hóa III sẽ cho hai đồng phân lập thể không đối quang Y và Y’ với tỉ lệ 18:1
f) Viết phản ứng xảy ra và giải thích sự tạo thành ưu thế đồng phân Y
g) Xác định cấu hình tuyệt đối các tâm lập thể trong Y và Y’.
Câu 4: Bài 3 (2006)
Cho dãy phản ứng sau:

Phổ 1H-NMR của các chất từ A-D chỉ có Phổ 1H-NMR của các chất từ E-G cho hai
một mũi đơn (sau khi thêm D2O). Phổ 13C- mũi đơn (sau khi thêm D2O)
NMR chỉ cho hai tín hiệu
Đốt cháy hoàn toàn các chất từ A-G chỉ cho cacbon dioxit và hơi nước
a) Xác định cấu trúc các chất và viết phản ứng xảy ra.
b) Sắp xếp các chất từ A-D và X theo chiều giảm dần độ chuyển dịch hóa học mũi đơn duy
nhất trên phổ 1H-NMR. Trong trường hợp không có sự khác nhau về độ chuyển dịch hóa học
hãy sử dụng dấu ≈
c) Nếu không giới hạn bởi việc sử dụng cụ thể số mol tác nhân Grignard thì sẽ có thêm hai
chất nữa thỏa mãn sơ đồ phản ứng trên trong đó một chất thỏa mãn dãy trên và một chất thỏa
mãn dãy dưới. Chúng cũng tạo thành hai sản phẩm C và D. Cho biết cấu trúc hai chất này?
Đáp án:

107
Halogen có thể là Cl, Br hay I
B>A>CD>X
CH3OCOOCH3 (dimetyl cacbonat) và CH3OCOCOOCH3 (dimetyl oxalat)
Câu 5: Bài 4 (2008)
Chất G trong bài này là một hydrocacbon thơm đa vòng được tổng hợp lần đầu tiên vào năm
1964 bởi giáo sư Erich Clar ở đại học Glasgow. Vào thời điểm đó việc tổng hợp thành công
loại chất này đã thể hiện vai trò của nó trong việc hoàn thiện lý thuyết về tính thơm. Trong
thời điểm hiện nay, với sự phát triển nhanh của lĩnh vực khoa học nano thì những hợp chất
như thế này có vai trò to lớn trong việc tạo thành các tinh thể lỏng cũng như các “kim loại”
tổng hợp.
Xác định cấu trúc các chất từ A-G trong dãy dưới đây. Chú ý đến các hướng dẫn.
Axit dicacboxylic A là sản phẩm chính của tất cả các hướng axyl hóa khả dĩ xảy ra.
Trong hợp chất B chỉ tạo thành một vòng mới.
Hợp chất D thuộc loại pentacyclic.
Phổ H1 NMR của chất E cho ba nhóm tín hiệu với tỉ lệ cường độ 1:1:3
Bước chuyển hóa cuối cùng tuy không bình thường và cho hiệu suất thấp nhưng tạo thành
được hợp chất mong muốn có cấu trúc hiếm gặp G.

108
O

O
A
CO 2H AlCl3
C24H20O5
H2SO4, 80 oC

C Zn, 5% aq NaOH B
C24H22O2 100 oC C24H18O4

POCl3, 120 oC

D CrO3, AcOH E
C24H20O C24H14O4
PhLi excess

G F
harsh reaction conditions
C48H24 C48H38O4

Đáp án:

109
O

O
HO2C
O

CO2H AlCl3 CO2H


O
A
H2SO4, 80 oC

HO2C HO2C
Zn, 5% aq NaOH

100 oC

O O
C B
POCl3, 120 oC

O O O

CrO3, AcOH

D E O O

PhLi

OH HO
Cu, CO2, 400 oC

OH HO

G F

110
Câu 6: Bài 6 (2010)
Modafinil – Làm việc không cần ngủ?
Modafinil là một loại thuốc có khả năng chữa trị
chứng mộng du rất phổ biến trong giới doanh nhân
và học sinh sinh viên. Nó giúp con người đạt được
sự hưng phấn làm việc trở lại sau một ngày làm việc
không cần ngủ, không chỉ thế nó còn giúp chống
trầm cảm và tăng khả năng ghi nhớ thông tin trong
một số trường hợp. Modafinil có ít tác dụng phụ hơn
cafein nhưng do những tác động lâu dài của nó chưa
được hiểu hết nên việc sử dụng nó cần phải có sự chỉ định của bác sĩ. Mặc dù vậy rất nhiều
người mua nó từ internet hay những người bán thuốc lậu.
Sơ đồ tổng hợp modafinil trong công nghiệp được cho ở dưới. Biết trên phổ 1H NMR của A
chỉ tồn tại một singlet (6,0 ppm) và một multiplet với cường độ lớn gấp 10 lần (7,3 ppm).
Trong phổ khối của nó xuất hiện hai pic ion phân tử với cường độ bằng nhau ở 246 và 248
ppm. Xử lý A với natri hydrosunfit ngoài sản phẩm chính C còn thu được sản phẩm phụ C’.
Chính vì vậy cần phải thêm một giai đoạn nữa để tránh sự tạo thành sản phẩm phụ không
mong muốn này.

a) Cho biết cấu trúc các hợp chất chưa biết


b) Đề nghị cơ chế phản ứng chuyển D thành E
c) Modafinil tổng hợp được thực ra là một hỗn hợp hai đồng phân trong đó chỉ đồng phân R
có hoạt tính. Hãy vẽ cấu trúc của đồng phân này.
Đáp án:
a) Cấu trúc các chất

111
b) Cơ chế

c) Đồng phân R

Câu 7: Bài 6 (2012)


Tảo chống ung thư
Tảo đỏ từ chi Laurencia được dùng để sản xuất nhiều loại hợp chất hoạt tính sinh học. Sàng
lọc chiết xuất từ Laurencia cartilaginea đã dẫn đến việc phát hiện ra hai loại chamigranes có
liên quan chặt chẽ có khả năng gây độc tế bào chọn lọc và mạnh mẽ trong các thử nghiệm
chống khối u, đặc biệt hiệu quả đối với ung thư ruột kết. Đây là một nỗ lực tổng hợp toàn bộ
majusculone hợp chất lớp chamigrane.

112
Phổ NMR của A

Lưu ý: Tín hiệu 1H NMR ở 0,9 ppm sẽ biến mất sau khi thêm CD3OD.
Tỷ lệ của diện tích miền bên dưới các đỉnh 1H NMR là 1:1:2:2:3:1
Phân tử khối của hợp chất A là 86,07.
D’ là sản phẩm phụ của phản ứng.
1. Cho biết cấu trúc của các hợp chất A – E
2. Chỉ ra điều kiện và tác nhân cho bước F.
Đáp án:
1.

2.

113
+ base rồi cho thêm E vào.
Câu 8: Bài 5 (2014)
Nocain
Những tác động của nocain lên hệ thần kinh trung ương tương tự như cocain, nhưng nhờ tác
động gây nghiện không rõ rệt bằng cocain nó được sử dụng để cai nghiện cocain. Một số dẫn
xuất của nó tăng cường tính hoạt động, trong khi những dẫn xuất còn lại có một cơ chế tác
động khác hoàn toàn.

Phổ NMR của hợp chất B:


1
H NMR (500 MHz) : 2.37 (2H, dt, J = 6.0, 3.0 Hz), 2.41 (3H, s), 2.50 (2H, t, J = 6.0 Hz),
3.15 (2H, s),
3.74 (3H, s), 7.00 (1H, t, J = 4.0 Hz).
13
C NMR (125 MHz) : 26.5, 45.6, 50.7, 51.4, 53.2, 128.9, 137.5, 166.9.
1. Vẽ cấu trúc của các hợp chất A và B.
2. Gán các tín hiệu NMR với các nguyên tử tương ứng của chúng. Chú ý rằng không thể gán
một số tín hiệu 13C một cách rõ ràng.
Đáp án:

2.

114
Câu 9: Bài 6 (2019)
Polyme biến dạng
Để thay đổi màu của polystyrene (trong hình dưới), người ta có thể sử dụng phản ứng phân
tích polyme, chỉ làm thay đổi các nhóm chức nhưng không ảnh hưởng đến chuỗi alkyl. Những
phản ứng loại này cũng có thể hữu ích trong quá trình tổng hợp các polyme không thể tạo ra
từ các monome.

Chúng ta hãy xem xét một trong những sửa đổi có thể được thực hiện với polyme (sơ đồ bên
dưới)

a) Xác định sản phẩm R chú ý rằng không phải vòng benzen nào cũng nitrat hóa.
NaBH4 không tốt cho việc khử các hợp chất nitro thơm, do tạo thành các sản phẩm phụ khác
nhau, chẳng hạn như azoxybenzene:

Các sản phẩm phụ hình thành do quá trình khử xảy ra từng bước.
b) Xác định sản phẩm S và bốn sản phẩm trung gian có thể khác (S1, S2, S3 và S4), biết rằng
S bị khử hoàn toàn.

115
c) Hai chất trung gian nào dẫn đến sự hình thành azoxybenzene?
d) Sản phẩm nào cũng được tạo thành trong phản ứng tạo thành azoxybenzene?
e) Sản phẩm azoxy sẽ hình thành tại (khoanh tròn câu trả lời đúng):
A) nồng độ polystyrene cao
B) nồng độ polystyrene thấp
Trường hợp khử R (bằng hiđro) thuận tiện hơn thì thu được polime P.
Chuẩn độ 1,000 g P cần 1,920 mL HCl 0,2000 M.
f) Tính phần trăm vòng benzen bị nitrat hóa, coi các phản ứng đều là định lượng.
g) Tìm công thức cấu tạo của X và Y biết phổ 1H NMR của Y:

Y: 1H NMR (300 MHz, CDCl3): δ 9.86 ppm (s), 8.51 (d), 8.20-8.05 (m), 7.52-7.43 (m),
7.27-7.19 (m), 2.58-2.53 (m), 1.89-1.83 (m), 1.16 (d)
Đáp án:
a)

b) S S1

116
S2 S3

S4

c) S1
d) Nước (H2O)
e) A) Nồng độ polystyrene cao
f) nitro → amin.
Đã chuẩn độ 1,920/1000·0,2000 = 3,840·10−4 mol
khối lượng = 3,840·10−4 mol·119,6 g/mol = 0,0458 g
Khối lượng còn lại là benzen chưa nitro hóa (0,9542 g)
lượng (không nitrat hóa) = 0,9542 g /104,5 g/mol = 9,162·10−4 mol
Do đó nitrat hóa 4,0%
g) X Y

117
3.2.6 Bài tập chuẩn bị Olympic Hóa học Quốc tế ICHO
Thông qua bài tập chuẩn bị Olympic Hóa học Quốc tế ICHO từ năm 1994 đến 2022,
có thể thấy kiến thức về phổ NMR xuất hiện không sớm và phụ thuộc vào phong cách của
nước chủ nhà. Do tính chất của bài tập chuẩn bị không phải là đề thi nên đôi khi sẽ xuất hiện
các bài tập sâu hơn về kiến thức phổ NMR. Ví dụ như bài tập chuẩn bị ICHO 46 tổ chức tại
Việt Nam có hỏi về sự phụ thuộc của phổ NMR vào nhiệt độ (liên quan đến cấu dạng) thực
sự quá sâu so với mức chung của các nước!

Câu 1: Bài 15 ICHO 32 (2000)


Cayenne
Một sản phẩm thiên nhiên A được cô lập từ cây tiêu cayenne. A là một hợp chất không màu,
có vị mạnh. Phân tích nguyên tố cho kết của sau:
Nguyên tố C H N O
Phần trăm khối lượng 70,8 % 8,9 % 4,6 % 15,7 %
Không dò thấy nguyên tố nào khác.
a. Hãy cho biết công thức thực nghiệm của A.
Sau khi thủy phân trong dung dịch nước của axit clohidric, có thể thu được hai sản phẩm B
và C. Sản phẩm C là một đồng phân của axit decanoic: axit (E)-8-metyl-6- nonenoic.
b. Hãy viết công thức cấu tạo của C.
B có những đặc điểm sau:
Hình l là phổ 1H NMR tại 60 MHz. Đã sử dụng một dung môi hỗn hợp của CDCl3 và dimetyl
sunfoxit-d6 (để ý rằng phổ đã tính toán được cho trong Hình 2)
Khi thêm một giọt D2O thì các mũi cộng hưởng tại ỗ 9,1 và 8,55 ppm (theo Hình 1) biến mất.

118
Hình 1: Phổ 1H NMR (* Mũi cộng hưởng hoặc do dung môi hoặc do tạp chất)
Hoà tan 0,378 g B trong 20 mL nước rồi chuẩn độ với NaOH 0,10 M để có các điểm tương
đương tại 20,0 mL và 40,0 mL.
a. Hãy viết công thức cấu tạo của B.
b. Hãy viết công thức cấu tạo của A.
c. Có thể tồn tại bao nhiêu đồng phân của A?

Hình 2 Phổ 1H NMR đã tính toán.


Đáp án:
a) C18H27NO3
b)

119
c)

d)

e) A có 2 đồng phân hình học.


Câu 2: Bài 13 ICHO 33 (2001)
Câu đố Hóa học (Chemical Puzzle)
Hợp chất A có công thức C8H9N2O2Cl không tan trong nước và bazơ. Hợp chất A tan chậm
trong dung dịch axit clohidric loãng.
13-1 Nguyên tử nào của A tham gia phản ứng với HCl?
Hợp chất A phản ứng dễ dàng với axetyl clorua tạo một sản phẩm không tan trong axit cũng
như bazơ.
13-2 Nhóm chức nào trong A có thể phản ứng với axetyl clorua?
Phổ NMR-1H A nêu trong hình dưới đây:

13-3 Những nhóm nào gây nên các tín hiệu a và b?


Hợp chất A phản ứng với Sn/HCl để cho hợp chất B có công thức C8H11N2Cl.
13-4 Nhóm chức nào tham gia phản ứng với Sn/HCl?
13-5 Viết các cấu trúc của A suy ra được từ những thông tin trên. (Gợi ý: Hợp chất A không
phản ứng với dung dịch bạc nitrat, ngay cả khi đun nóng).
120
Đáp án:
13-1 Nguyên tử Nitrogen
13-2 -NH2 hay –NHR
13-3 -CH2CH3
13-4 -NO2
13-5

Câu 3: Bài 27 ICHO 35 (2003)


Hóa học và cách phân biệt các Flavonoid
Hợp chất Cistus L có mùi thơm, có trong các nhánh cây bụi và là thành phần chính của hoa
Hy Lạp. Nó hay được tìm thấy ở đồi và các sườn dốc đá, ngoài ra nó còn được tìm thấy ở các
rừng thông. Trong y học dân gian, nhánh hoa của Citrus monospeliensis được dùng để trị
bệnh suyễn còn lá được dùng thay thế trà. Flavonoid được phân lập rất rộng rãi từ thực vật
dưới dạng glycozit hay dạng tự do aglycon (hợp chất sinh ra khi thuỷ phân glycozit). Chúng
có một ứng dụng rộng rãi trong các tính chất dược lý bao gồm: kháng vi sinh vật, kháng u,
kháng độc, ức chế enzym và tăng cường các hoạt động mạch máu. Apigenin là một loại
flavonoid hay gặp và có công thức cấu tạo như sau:

1) Viết công thức cấu tạo của các sản phẩm B và C

2) Apigenin có tạo thành một liên kết hydro giữa nhóm hydroxyl phenolic của C5 và nhóm
cacbonyl của C4. Phổ 1H–NMR của proton phenolic ở C5 sẽ bị dịch chuyển do liên kết hydro
về phía:

121
a) trường yếu
b) trường mạnh
c) không bị dịch chuyển
3) Khi đun nóng với dung dịch NaOH 2M, apigenin sinh ra hai sản phẩm D và E.

Hợp chất D (C6H6O3) cho phản ứng dương tính với FeCl3 và phổ 1H – NMR chỉ gồm một pic
duy nhất của hệ thơm (phổ I). Hợp chất E (C9H12O2) cũng cho phản ứng dương tính với FeCl3.
Trong phổ 1H – NMR thì phần không thơm cho hai vân ba và một pic nhiều vân trong khi đó
phần không thơm chỉ gồm một vân đôi (phổ II). Viết công thức cấu tạo của D và E
4) Sử dụng mũi tên hãy chỉ ra ba nguyên tử cacbon ở công thức C sẽ cho ra ba pic đặc trưng
trong phổ
13
C – NMR khác với phổ 13C – NMR của B.

Phổ của D (C6H6O3)

122
Phổ của E (C9H12O2)
Đáp án:
1.

2. Trường thấp
3.

123
4.

Câu 4: Bài 29 ICHO 35 (2003)


Thủy phân Oleuropein
Oleuropein (A) có công thức cấu tạo như sau với R là nhóm ankylpolyphenolic:

1) Sự thuỷ phân có xúc tác axit của oleuropin cho ra glucozơ và hai hợp chất khác gồm:
polyphenolic (A1) và một monoterpenoid (A2). Hãy sử dụng mũi tên để chỉ vào công thức của
oleuropin.

124
a) Nguyên tử oxy sẽ bị proton hóa trong phản ứng thuỷ phân xúc tác axit để tạo ra
polyphenolic A1.
b) Liên kết C – O bị phân cắt để tạo ra glucozơ.
2) Ở phổ khối của A1, pic tương ứng với ion phân tử có m/z = 154. Phổ 1H – NMR của (A1)
cho dưới đây. Nhóm proton hydroxyl đã tham gia phản ứng trao đổi nên không có mặt trong
các pic trên.

Với những thông tin trên hãy chỉ ra A1 là chất nào trong ba chất sau?

3) Từ công thức cấu tạo của A1 hãy chỉ ra proton nào của A1 phù hợp với các tín hiệu trên
phổ 1H – NMR.
Đáp án:
1.

125
2.

3.

Câu 5: Bài 23 ICHO 36 (2004)


Thuốc giảm đau Aspirin
Có lẽ dược phẩm được sử dụng nhiều nhất từ xưa đến nay là axit axetylsalixylic (ASS). Thuốc
này được một công ty ở Đức tung ra thị trường như một loại thuốc giảm đau dưới tên thương
mại là Aspirin® vào năm 1899. Ngày nay, hàng tỉ viên thuốc được bán ra mỗi năm. Axit
axetylsalixylic có thể được tổng hợp theo chuỗi phản ứng sau:

23.1 Viết công thức cấu tạo của A, B và ASS.


23.2 Hãy cho biết các phát biểu sau về axit salixilic là đúng, sai hay không xác định.
Tại pH=2 ASS tan trong nước nhiều hơn tại pH = 9.

126
Tiếp tục thế electrophin sẽ xảy ra tại vị trí octo của nhóm COOH.
Dạng bazơ liên hợp ít tan trong nước so với dạng axit.
Phổ NMR chỉ cho thấy hai vạch CH trong vùng thơm.
Phổ 1H-NMR trong hỗn hợp D2O/DMSO cho thấy 5 vạch.
Phenaxetin:
Một trong các dược phẩm tổng hợp được đưa ra thị trường từ năm 1888 là Phenaxetin, một
loại thuốc giảm đau nhẹ. Do tác dụng phụ nên thuốc này không được lưu hành từ năm 1986.
Phenaxetin E có thể được tổng hợp theo sơ đồ sau:

Phổ 1H NMR của E ở trang kế tiếp.


23.3 Viết công thức cấu tạo các chất từ A đến E. Gán các vạch NMR trong hình với các proton
tương ứng trong cấu trúc của E. Giải thích kiểu phân vạch. (bảng độ dời hóa học của phổ 1H-
NMR cho ở trang 26)

127
23.4 Khi so sánh axit axetylsalixilic (ASS) với phenaxetin (E), phát biểu nào dưới đây là
đúng, sai hoặc không thể đánh giá?
Tại pH = 9 phenaxetin phân cực hơn axit axetyl salixilic.
Cả hai hợp chất có thể nhường proton cho NaHCO3.
Nhân thơm trong phenaxetin giàu electron hơn nhân thơm trong axit axetylsalixilic.
Không chất nào bất đối.
Trên đĩa sắc kí lớp mỏng bằng keo silica được xử lí với axit axetic 5% trong etyl axetat, trị
số Rf của phenaxetin lớn hơn của axit axetylsalixilic.
Đáp án:
23.1

23.3

128
23.4

Câu 6: Bài 24 ICHO 41 (2009)


Cyclooctatetraen
Cyclooctatetraen H là phân tử cực kì quan trọng trong sự phát triển lí thuyết của ngành hóa
hữu cơ. Nó thuộc loại hợp chất mà mặc dù trong vòng có liên kết đơn và liên kết đôi xen kẽ
nhau nhưng lại không tăng tính ổn định như các hợp chất thơm, chẳng hạn như benzen.
Cyclooctatetraen được Willstätter tổng hợp lần đầu tiên bắt đầu từ sản phẩm tự nhiên
pseudopelletierine A theo sơ đồ dưới đây ; vào năm 1940 Reppe công bố tổng hợp
cyclooctatetraen từ acetylene bằng một bước và đây là thí nghiệm hóa học quí đầu tiên trở
thành vật liệu thương mại có giá trị.

129
O
N
N Na, EtOH H 2SO 4 CH 3I
B C D

A
E

Me 2N

H G F
NMe 2

a) Hãy xác định các chất trung gian B, C và D.


b) Hãy đề nghị thuốc thử để chuyển D thành E, E thành F, F thành G và G thành
cyclooctatetraen.
Pseudopelletierine A là sản phẩm tự nhiên được tìm thấy trong vỏ quả lựu . Các nghiên cứu
sinh hóa đã chỉ rõ rằng chất này được sinh tổng hợp từ lysin W, và etanoat thông qua Δ1–
piperidein X, pelletierin Y and N-methylpelletierin Z.

Pelletierine được tạo thành từ Δ1–piperideine và etanoat mà gốc này được xác định bằng cách
dùng phương pháp đánh dấu 13C. Có thể có 4 gốc :

130
Để phân biệt các gốc sinh tổng hợp khác nhau , người ta tiến hành hai thí nghiệm . Trong thí
nghiệm thứ nhất thực vật được cấy trong hỗn hợp natri etanoat với cả hai cacbon đều được
đánh dấu 13C ( natri [1,2-13C2]etanoat ) và hợp chất không được đánh dấu ( dùng hỗn hợp để
làm tăng khả năng kết hợp giữa phân tử etanoat được đánh dấu với phân tử pelletierene).
c) Hãy vẽ cấu trúc của pelletierin và cho biết vị trí 13C đánh dấu có mặt trong mỗi gốc sinh
tổng hợp. Cho biết trong mỗi trường hợp chỉ có một trong những phân tử etanoate đã kết hợp
được đánh dấu 13C.
d) Trong thí nghiệm này có thể phân biệt được những gốc sinh tổng hợp nào?
Trong thí nghiệm thứ hai thực vật được cấy trong hỗn hợp natri 3-oxobutanoat với tất cả các
nguyên tử cacbon đều được đánh dấu 13C (natri [1,2,3,4-13C4]3-oxobutanoat) và hợp chất
không được đánh dấu).
e) Trong thí nghiệm này có thể phân biệt được những gốc sinh tổng hợp nào?
N-metylpelletieren được tách ra từ thực vật phát triển trong mỗi thí nghiệm và cũng từ thực
vật phát triển trong môi trường có hợp chất tự nhiên giàu 13C ( thí nghiệm kiểm tra ). Ghi phổ
13
C NMR của từng mẫu.
Trong N-metylpelletieren được tách ra từ thí nghiệm kiểm tra nguyên tử được đánh dấu j, k
và l trong cấu trúc biều hiện trên phổ 13C NMR có độ dịch chuyển hóa học tương ứng là 31.0,
207.8 và 47.1 . Mỗi peak này đều singlet.

Những peak này cũng xuất hiện trong phổ của N-metylpelletieren được tách ra trong thí
nghiệm 1 và 2, tuy nhiên cũng có thêm một số peak sau :
Thí nghiệm 1 Thí nghiệm 2
Độ dịch
Độ dịch
chuyển Hằng số tách Hằng số
13 Độ bội chuyển Độ bội
C (Hz) 13 tách (Hz)
C (ppm)
(ppm)
31.0 doublet 40.4 ± 1.8 31.0 doublet 39.8 ± 1.8
của 14.4 ± 1.8
doublets
207.8 doublet 39.5 ± 1.8 47.1 doublet 39.4 ± 1.8
của 13.7 ± 1.8
doublets
208.7 doublet 39.4 ± 1.8
của 39.5 ± 1.8
doublets
f) Sự sinh tổng hợp pelletierene tạo thành gốc nào?
Đáp án

131
a)

b)
base (elimination)
Ag2O was actually i) MeI i) Br 2
used N ii) Ag2O ii) 2Me2NH
N
-
I
D E F

i) Br 2 i) MeI
ii) 2Me2NH Me2N ii) Ag2O

F G H
NMe2
c) Vị trí của 13C đánh dấu sẽ xuất hiện ở mỗi gốc sinh tổng hợp bằng cách đánh dấu sao.

132
d) Trong thí nghiệm này có thể phân biệt gốc I & III với gốc II & IV
e) Trong thí nghiệm này có thể phân biệt gốc I & II với gốc III & IV
f) Những peak xuất hiện thêm trong phổ NMR ở thí nghiệm 1 và 2 nảy sinh do sự tách giữa
các nhân 13C. Thí nghiệm 1 chứng tỏ rằng cacbon k và j được đánh dấu 13C , vì vậy, pelletieren
phải được sinh tổng hợp theo gốc I và gốc III. Trong thí nghiệm 2, 13C đánh dấu xuất hiện ở
cacbon j, k và l chứng tỏ rằng quá trình sinh tổng hợp theo gốc I.
Câu 7: Bài 25 ICHO 41 (2009)
Tổng hợp methadone

Methadon

133
Methadon là thuốc giảm đau có hoạt tính giống morphin và được dùng để điều trị cho những
người nghiện heroin. Chất này được điều chế từ muối clorua của nó qua nhiều giai đoạn :

CN Br2 AlCl3 NaOH


V W X
benzene
C14H10N Na

intermediate C

H3O EtMgBr
Methadone Z Y
hydrochloride HCl C21H27N2 MgBr
Chất trung gian C là muối clorua được điều chế bằng cách xử lí hai hợp chất đồng phân với
SOCl2 rồi sau đó nung hỗn hợp phản ứng:
SOCl2
1-(dimethylamino)-propan-2-ol A
SOCl2
2-(dimethylamino)-propan-1-ol B

warm warm
A intermediate C B
a) Hãy suy luận cấu trúc của các hợp chất V, W và X.
b) Hãy suy luận cấu trúc của các hợp chất A., B và từ đó suy luận cấu trúc của chất trung gian
C.
c) Hãy suy luận cấu trúc của các hợp chất Y, Z và methadon hydroclorua.
d) Hãy xác định, một cách đầy đủ ( nếu được ) phổ 1H NMR của metadon.
1
H NMR 7.40–7.30 (10H, m), 2.78 (1H, dqd, 10.6 Hz, 6.2 Hz, 2.3 Hz), 2.49 (2H, q, 6.8 Hz),
2.26 (6H, s), 2.22 (1H, dd, 11.5 Hz, 10.6 Hz), 2.00 (1H, dd, 11.5 Hz, 2.3 Hz), 1.10 (3H, d,
6.2 Hz), 1.05 (3H, t, 6.8 Hz).
Quá trình tổng hợp trên thu được hỗn hợp raxêmic. Đồng phân đối quang (R) có hoạt tính
sinh học tinh khiết tách được bằng sự kết tinh với axit (+)–tartaric.
e) Hãy vẽ cấu trúc của đồng phân có hoạt tính sinh học của methadon.
Đáp án:
a)

134
Br Ph
Br2 AlCl3
Ph CN Ph CN
Ph CN benzene
V W

NaOH

Ph
Na
Ph CN
X
b)
Me Me
Cl N Me2N
NMe2 Cl
Cl
A C B
c)
MgBr
N
NC N N
EtMgBr
Ph Ph Ph Ph
Y Z
O
N
H
Cl
Ph
Methadone
hydrochloride
d và e) Cấu trúc và sự phân chia phổ của R-metadon như sau :

135
Câu 8: Bài 30 ICHO 42 (2010)
Phổ cộng hưởng từ hạt nhân của các đồng phân của C4H8
C4H8 có 6 đồng phân.
a) Hãy vẽ công thức cấu trúc của tất cả các đồng phân.
b) Một trong các đồng phân chỉ có một đỉnh đơn trong phổ 1H NMR. Hãy gọi tên đồng phân
này.
c) Một trong các đồng phân có hai đỉnh đơn trong phổ 1H NMR. Hãy gọi tên đồng phân này.
Hãy ước tính tỉ lệ diện tích của hai đỉnh này.
Đáp án:
a)

b) Tất cả các proton trong đồng phân này có từ tính tương đương nhau. Vì thế, đây là
ciclobutan.
c) Đồng phân này chỉ có hai loại proton có từ tính không tương đương nhau mà spin-spin
không ghép đôi .Vì thế, đây là metylpropen (hoặc isobuten, isobutilen). Số proton của hai loại
proton không tương đương trong metylpropen là 2 và 6. Vì thế , tỉ lệ cường độ = 6/2 = 3 (hoặc
2/6 = 1/3).
Câu 9: Bài 31 ICHO 42 (2010)
Phổ cộng hưởng từ hạt nhân của [18]annulen 18
[18]Annulen là một hợp chất thơm chứa 18 nguyên tử cacbon. Phân tử Annulen có cấu trúc
gần như phẳng với 6 nguyên tử hiđro ở trong vòng (Hin) và 12 nguyên tử hiđro ở ngoài vòng
(Hout). Phổ 1H NMR của Annulen 18 ở 213 K và 383 K được biểu diễn ở hình 1.
Hout

Hin

[18]annulene

136
Hình 1
a) Trong phổ thu được ở 213 K, hãy ước tính tỉ lệ diện tích của các đỉnh ở 9.3 và -3.0 ppm.
b) Hãy giải thích tại sao phổ thu được ở 383 K chỉ có một đỉnh đơn trong khi đó phổ thu được
ở 213 K có hai đỉnh bội.
c) Hãy ước lượng vị trí của đỉnh đơn trong phổ thu được ở 383 K.
Đáp án
a) [18]Annulen có 6 Hin và 12 Hout. Vì thế, cộng hưởng rộng hơn ở 9.3 ppm có thể được xem
là Hout, trong khi đó cộng hưởng nhỏ hơn ở -3.0 ppm có thể được xem là Hin.
Vậy , A(9.3 ppm)/A(-3.0 ppm) = 12/6 = 2
Chú ý :
Dòng điện vòng từ hệ thống thơm 18 của [18]annulen làm tăng cường từ trường bên ngoài
vòng và làm giảm từ trường bên trong vòng. Hiên tượng này giải thích sự phân chia các đỉnh
rõ ràng. Đỉnh ở trường thấp (9.3 ppm) và đỉnh ở trường cao (-3.0 ppm) được ước tính tương
ứng với Hout và Hin,
b) Tính linh động riêng của [18]annulen cho phép chuyển đổi Hin và Hout bằng cách chuyển
đổi vòng. Ở 213 K, Hin và Hout chuyển đổi chậm nên không thể hiện hiệu ứng nào trên phổ
NMR. Vì thế , sự cộng hưởng Hin và Hout quan sát được tương ứng ở -3.0 ppm and 9.3 ppm.
Ngược lại, ở 383 K sự chuyển đổi này xảy ra nhanh và lặp đi lặp lại nên sự cộng hưởng quan
sát được trung bình có trọng số của độ dịch chuyển hóa học của Hin và Hout.
c) [9.3 ppm × 12 + (-3.0 ppm) × 6 ]/[12 + 6 ] = 5.2 ppm
Chú ý số Hin và Hout khác nhau.
Câu 10: Bài 30 ICHO 43 (2011)
Cuộc sống của Ladybug

137
Trong tự nhiên, có rất nhiều loài thuộc họ các gia đình ladybug (bọ rùa). Bên cạnh sự dễ
thương, chúng còn đóng một vai trò sinh thái hữu ích trong việc kiểm soát số lượng của một
số loài côn trùng có hại. Khi bị quấy rối hoặc đe dọa, chúng tiết ra những giọt chất lỏng từ
khớp xương. Quá trình này được gọi là "chảy máu phản xạ", được sử dụng như một biện pháp
răn đe hiệu quả. Chất lỏng này được phân lập, phân tích và đặt tên là coccinelline. Cấu trúc
của coccinelline được cho dưới đây.

O
N
H
CH3

Coccinelline

a) Trong quá trình tổng hợp coccinelline sử dụng chất đầu rất dễ kiếm. Phản ứng giữa dimetyl
malonat và acrolein có mặt natri metoxit sinh ra A. Sau đó, đun nóng A trong môi trường
bazo rồi este hóa với metanol trong môi trường axit sinh ra hợp chất B. Phổ 13C-NMR của
hợp chất B có hai tín hiệu đặc trưng trong khoảng 170 và 200 ppm. Sau đó, B phản ứng với
etan-1,2-diol trong môi trường hơi axit tạo ra hợp chất C. Các tín hiệu trong phổ 13C-NMR
của hợp chất B ở khoảng 200 ppm không xuất hiện trong phổ của C. Hợp chất C tự ngưng tụ
khi có mặt NaH tạo thành chất D. Đề cacboxyl hợp chất D tạo thành hợp chất E. Tiếp theo,
E phản ứng với ammoni acetat rồi khử bằng natri xianoborohydrua. Trong bước này, thu được
hợp chất F thông qua quá trình khử amin hóa hợp chất E.
1. OH -, H 2O
O O H NaOCH 3 heat
+ A B
H3 CO OCH3 O 2. H+, CH 3OH

H +, HO OH

OH -, H 2 O
E heat D NaH C
(C15H24O7)

1. NH4 OAc
2. NaCNBH 3

F
(C13H25NO 4)

Vẽ cấu trúc của các hợp chất A, B, C, D, E và F.

138
b) Trong phần tiếp theo, hợp chất F đầu tiên được loại bỏ nhóm bảo vệ ở pH = 1; sau đó, pH
được điều chỉnh đến 5 rồi thêm este của axeton dicacboxylic có thể dễ dàng được enol hóa.
Kết quả, phân lập được trixyclic G là sản phẩm duy nhất. Vẽ cấu trúc của hợp chất G. Đề
xuất một cơ chế hợp lý cho sự hình thành hợp chất G. (Gợi ý: Sau bước loại bỏ nhóm bảo vệ,
ion iminium được hình thành và phản ứng với este của axeton dicacboxylic đã được enol
hóa.)
c) Phần cuối cùng của tổng hợp gồm phản ứng đề cacboxyl của hợp chất G trong môi trường
bazo thu được H. Phổ 13C-NMR của hợp chất H có các tín hiệu đặc trưng ở 200 ppm. Phản
ứng của H với metylen triphenylphotphran tạo thành I. Hidro hóa hợp chất I sẽ thu được
precoccinelline. Cuối cùng, oxy hóa precoccinelline bằng axit m-clopebenzoic (m-CPBA) tạo
thành coccinelline.
H 3CO
O OH -, H 2 O
pH 1 to pH 5 heat
F + O G H

O
H 3CO
Ph3 P=CH 2

N H 2, Pd
I
CH 3

Precoccinelline
Vẽ cấu trúc của H và I.
Đáp án:
a)

b)

139
c)

Câu 11: Bài 21 ICHO 46 (2014)


Tinh dầu quế Việt Nam
Cinnamomum loureiroi, còn được gọi là quế Việt Nam, là một loại cây thường xanh được
trồng ở miền Trung và miền Bắc Việt Nam. Lớp vỏ thơm của cây có giá trị chữa bệnh và ẩm
thực. Cinnamandehit ((2E)-3-phenylprop-2-enal) là thành phần chính trong tinh dầu của vỏ
cây.
Oxy hóa nhẹ cinnamandehit bằng NaC1O2 được axit A. A tham gia este hóa với etanol tạo
thành etyl cinnamat (B). Đun hồi lưu etyl cinnamat và dung dich N2H4 80% trong l0h được
C (C9H10N2O). Đun hồi lưu C và p-nitrobenzandehit trong etanol 12h được D (C16H13N3O3).

140
Phổ 1H NMR của C và D được đưa ra dưới đây (độ bội và cường độ tương đối được hiển thị
trên mỗi tín hiệu).

1. Xác định cấu trúc A, B, C.


2. Gán tín hiệu 1H NMR trong phổ đầu tiên với các nhóm proton thích hợp của C.
3. Đề xuất một cơ chế phản ứns cho sự hình thành C từ B.
4. Trong số bốn cấu trúc đưa ra dưới đây, hãy chọn một cấu trúc phù hợp nhất cho D và giải
thích.

141
5. Gán tín hiệu 1H NMR trong phổ thứ hai cho các nhóm proton thích hợp của D.
Đáp án:
1.
A B C

2.
C 9.0 ppm, 7.4-7.3 ppm, 5.5 ppm, 4.2 ppm, 2.8 ppm, 2.6 ppm,
s m s t dd dd

He C6H5 Hd Hc Ha Hb

3.

4.
The structure for D
D3 derives from C and corresponds with the given 1H NMR
spectrum.
D1 and D4 do not derive from C.
D1 does not correspond with second 1H NMR spectrum (For
example in the spectrum there are not two ethylenic protons).
D2 and D4 seem corresponding to the given 1H NMR spectrum,
but D2 contains three members and D4 contains four members
cycles, which cannot exist after reflux for 12 h.
5.

142
D 9.6 8.3 7.6 7.4-7.3 3.0 2.9 2.6
ppm, s ppm, ppm, d ppm, ppm, t ppm, ppm,
d m dd dd

Hd 2 Hf 2 He C6H5 Hc Ha Hb

Câu 12: Bài 28 ICHO 46 (2014)


Phổ NMR
1. Ở nhiệt độ phòng, phổ NMR của xyclohexan dưới đây chỉ cho một tín hiệu cộng hưởng
duy nhất. Khi nhiệt độ giảm đi, tín hiệu phổ từ sắc nét bị kéo giãn dần, cho tới khi -61,0oC thì
nó bị chia thành hai tín hiệu rộng. Khi nhiệt độ giảm sâu hơn nữa tới -90oC, mỗi tín hiệu lại
bắt đầu chia thành các tính hiệu sắc nét.
Giải thích nguồn gốc của hai họ tín hiệu này.

H H
H
H H H

H H H
H
H H
2. Trong cis-1-bromo-4-tert-butylxyclohexan, proton trên cacbon-1 cộng hưởng ở 4,33ppm.
Trong đồng phân trans, hidro trên C1 cộng hưởng tại 3,63 ppm. Tại sao các hợp chất trên có
giá trị độ dịch chuyển hóa học của hidro trên C1 khác nhau? Giải thích tại sao sự khác nhau
này không xuất hiện trong 4-bromometylxyclohexan trừ khi ở nhiệt độ thấp.
Đáp án:
1. Một phân tử có thể trải qua quá trình nghịch đảo bằng cách hoán đổi hai hoặc nhiều vị trí.
Nếu tốc độ trao đổi nhanh hơn thang thời gian NMR, hai nhóm khác nhau sẽ xuất hiện ở mức
thay đổi trung bình. Khi nhiệt độ giảm, tốc độ trở nên thấp hơn và có thể thu được sự dịch
chuyển riêng biệt.

143
Cân bằng nhanh chóng ở nhiệt độ phòng giữa sự phù hợp của ghế dẫn đến một đỉnh. Khi giảm
nhiệt độ, quá trình chuyển hóa xen kẽ bị chậm lại cho đến khi, ở nhiệt độ dưới -66,7 °C, quan
sát thấy các cực đại do hydro dọc trục và xích đạo gây ra. Hydro dọc trục và xích đạo có sự
dịch chuyển hóa học khác nhau trong những điều kiện này.
Ha k
1
He
He
k−1
Ha
k at coalescence (at -61 oC):
kc = 

2. Các vòng thế t-butyl bị khóa về hình dạng. Hydro ở C1 có các chuyển dịch hóa học khác
nhau, tùy thuộc vào việc nó là hướng trục hay xích đạo. 4-Bromocyclohexan di động về hình
dạng. Không có sự khác biệt giữa hydro dọc trục và xích đạo được quan sát cho đến khi tốc
độ chuyển đổi giữa ghế-ghế giảm xuống bằng cách hạ nhiệt độ.

3.2.7 Kì thi Olympic Hóa học Quốc tế ICHO – Đề chính thức


Thông qua Kì thi Olympic Hóa học Quốc tế ICHO từ năm 1968 đến 2022, có thể thấy
kiến thức về phổ NMR xuất hiện không đều đặn do phụ thuộc vào quan điểm các nước chủ
nhà. Tuy vậy, dù tổ chức ở đâu thì khi hỏi về vấn đề này, đề thi luôn luôn cho bảng tra cứu
rõ ràng (không bắt học sinh ghi nhớ dù là với các giá trị quen thuộc nhất). Ví dụ dưới đây là
bảng tra cứu độ dịch chuyển hóa học và hằng số ghép cặp dùng trong phổ NMR của đề thi
ICHO năm 2020 tại Thổ Nhĩ Kỳ.

144
1
H-NMR Chemical Shifts

Typical Coupling Constants

145
13
C-NMR Chemical Shifts

Câu 1: Bài 3 ICHO 22 (1990)


Tổng hợp hữu cơ – Tổng hợp Haloperidol
Haloperidol là thuốc an thần mạnh được kê đơn trong các trường hợp rối loạn tâm thần vận
động và điều trị các chứng rối loạn tâm thần khác nhau. Một sự tổng hợp của hợp chất này
được đề xuất.
3.1 Viết sơ đồ điều chế metyl 4-clorobenzoat bắt đầu từ benzen và tất cả các chất vô cơ cần
thiết. Diazometan (H2CN2) phải được sử dụng trong quá trình tổng hợp của bạn.
γ-Butyrolactone (J) là một este vòng như dưới.

3.2 Làm thế nào để chuyển hóa γ-butyrolactone J thành axit 4-hydroxybutanoic (K)?
3.3 Tổng hợp 4-chlorobutanoyl clorua (L) từ K.
Các phản ứng được mô tả dưới đây không tương ứng với các phản ứng được sử dụng trong
quá trình tổng hợp haloperidol trong công nghiệp mà quá trình này khá phức tạp. Metyl 4-
clorobenzoat được xử lý bằng lượng dư vinylmagiê bromua trong ete khan. M thu được sau
khi thủy phân. Khi M được xử lý với lượng dư hiđro bromua ở điều kiện khan với sự có mặt
của benzoyl peroxit thì thu được N. N phản ứng với amoniac để tạo thành 4-(4-chlorophenyl)-
4-hydroxypiperidin (O).
3.4 Viết công thức cấu tạo của M, N, O và cho biết cơ chế phản ứng tạo thành M.
Với sự có mặt của một lượng vừa phải nhôm clorua, L phản ứng với fluorobenzene để tạo ra
chủ yếu là xeton P (C10H10OFCl).
3.5 Vẽ cấu trúc của P và cho biết cơ chế tạo thành.

146
3.6 Trình bày phương pháp kiểm tra hóa học và vật lý để xác định nhóm cacbonyl. Làm thế
nào bạn có thể chắc chắn rằng nhóm carbonyl không thuộc nhóm aldehyde?
P phản ứng với O trong môi trường bazơ theo tỉ lệ mol 1 : 1 cho H chỉ chứa một nguyên tử
clo trên vòng thơm.
3.7 Tìm công thức cấu tạo của H (Haloperidol).
3.8 Dự đoán độ bội của mỗi tín hiệu cộng hưởng trong phổ 1H NMR của K. Giả sử rằng tất
cả các hằng số liên kết giữa các proton và các nguyên tử cacbon liền kề là giống hệt nhau.
Đáp án
3.1.

3.2. và 3.3.

3.4.

Cơ chế của phản ứng Grignard

3.5.

147
3.6. Hóa học: các nhóm carbonyl phản ứng với phenylhydrazine thành phenylhydrazone với
nhiệt độ nóng chảy cụ thể, sắc nét.
Vật lý: Phổ IR-hấp thụ ở 1740 cm-1.
Một khả năng để phân biệt giữa ketone và aldehyde là phép thử Tollens (gương bạc). Ketone
không thể bị khử trong khi aldehyde dễ dàng khử các ion bạc thành bạc.
3.7.

3.8.

148
Câu 2: Bài 7 ICHO 30 (1998)
Nấm Aspergillus nidulans tạo ra hai lacton (este vòng) thơm A và B (C10H10O4) mỗi đồng
phân tan trong dung dịch NaOH lạnh trong nước nhưng không tan trong dung dịch NaHCO3
trong nước. Cả A và B đều cho màu tím với dung dịch FeCl3 trong nước. Phản ứng của A với
CH3I có mặt K2CO3 tạo thành C (C11H12O4) mà phổ 1H NMR của nó cho thấy có chứa ba
nhóm metyl không giống nhau, một nhóm liên kết trực tiếp với vòng thơm. Sự tách loại metyl
có chọn lọc của C với BCl3 rồi xử lí kế tiếp trong nước tạo ra D, là một đồng phân mới của
A. Phổ 1H NMR của hợp chất D cho thấy rõ sự hiện diện của một nhóm hidroxyl có tạo liên
kết hidro nội phân tử tại δ 11,8 ppm.

Hợp chất D được tổng hợp như sau: Phenol E được metyl hóa (MeI/K2CO3) để tạo F
(C9H12O2) sau đó F được khử bằng liti kim loại trong amoniac lỏng và 2- metyl-propan-2-ol
để cho một dien đối xứng và không liên hợp G. Có thể chuyển dien này thành liên hợp bằng
phản ứng với KNH2 trong amoniac lỏng rồi xử lí kế tiếp trong nước, quá trình này chỉ tạo
một sản phẩm H. Sự ozon phân của H rồi xử lí không khử kế tiếp tạo ra nhiều sản phẩm,
trong đó có xeton-este I. Thực hiện phản ứng Diels-Alder hợp chất H với dimetyl but-2-
indioat J tạo thành K (C15H20O6) mà khi đun nóng sẽ loại eten để tạo một este thơm L. Thủy
phân L trong môi trường bazơ rồi axit hóa dung dịch tạo thành M (C11H12O6) mà khi đun
nóng trong chân không tạo ra N (C11H10O5). Khử N bằng NaBH4 trong dimetylfomamit tạo
thành C và một lacton O đồng phân, O cũng có thể thu được nhờ metyl hóa B.
7.1. Hãy dùng mẫu phiếu làm bài được cấp để điền cấu trúc của A đến O.
7.2. Hãy dùng phần để trống cuối cùng trong mẫu phiếu làm bài được cấp để trình bày cấu
trúc thứ hai của B.
Đáp án:

149
Câu 3: Bài 4 ICHO 32 (2000)
Hợp chất thiên nhiên
Hợp chất thiên nhiên A chỉ chứa C, H, và O có thành phần phần trăm khối lượng các nguyên
tố như sau: C: 63,2 %; H: 5,3%; O: 31,5%.
4.1. Xác định công thức thực nghiệm của A.

150
Hình 1
Hình 1 là phổ khối lượng của A.
4.2. Xác định công thức phân tử của A.
Dung dịch của A trong ete được lắc với dung dịch NaOH. Nhận thấy không còn A trong pha
ete. Dung dịch của A trong ête được lắc với dung dịch NaHCO3 thì A vẫn còn trong pha ete.
4.3. Dựa vào các thí nghiệm trên, xác định xem A có thể thuộc nhóm hợp chất nào dưới đây?
ancol phenol andehit xeton
axit este ete
Hợp chất A cho phản ứng tráng gương với thuốc thử Tollen (Ag(NH3)2+)
4.4. Thí nghiệm trên khẳng định trong A có loại nhóm chức nào dưới đây?
nhóm OH của ancol nhóm OH của phenol
nhóm cacbonyl của andehit nhóm cacbonyl của xeton
nhóm cacboxylic nhóm este
nhóm ankoxy trong ete

151
Hình 2a
Hình 2a là phổ 1H NMR của A tại 300 MHz (dung môi CDCl3 (7,27 ppm), đối chiếu với
tetrametylsilan). Các tín hiệu ở 3,9; 6,3 và 9,8 ppm đều là đơn bội (singlet). Hình 2b phóng
to miền 6,9 – 7,6 ppm.

Các giá trị dịch chuyển hóa học và hằng số cặp chọn lọc được cho trong bảng 1.
Tính hiệu ở 6,3 ppm biến mất khi thêm vào D2O.
4.5. Thí nghiệm trên chứng tỏ điều gì?
- Trao đổi hidro liên kết với cacbon.
- Trao đổi hidro liên kết với oxy.
- Hiệu ứng pha loãng
- Thủy phân
Tín hiệu trên cũng dịch xuống giá trị ppm thấp hơn khi pha loãng bằng CDCl3.

152
4.6. Thí nghiệm trên chứng tỏ điều gì?
- Tăng cường liên kết hidro
- Hạn chế liên kết hidro
- Liên kết hidro nội phân tử
- Liên kết hidro liên phân tử
- Không tồn tại liên kết hidro
4.7. Vẽ bốn cấu trúc có thể của A dựa trên các thông tin trên.
4.8. Chỉ ra cấu trúc của đoạn mạch tương ứng với các pic 137 và 123 đơn vị khối lượng trong
phổ khối.
4.9. Hai đồng phân có giá trị pKa thấp hơn các đồng phân khác. Viết công thức của chúng.
Bảng 1. Độ dịch chuyển 1H δ
Hydro gắn với cacbon
Metyl CH3–C– 0,9 – 1,6 ppm
CH3–C=O– 2,0 – 2,4 ppm
CH3–O–R 3,3 – 3,8 ppm
CH3–OCOR 3,7 – 4,0 ppm
Metylen CH2–C– 1,4 – 2,7 ppm
CH2–C=O– 2,2 – 2,9 ppm
CH2–OR 3,4 – 4,1 ppm
CH2–OCOR 4,3 – 4,4 ppm
Metin CH– 1,5 – 5,0 ppm
phụ thuộc vào các nhóm thế.
Nói chung, lớn hơn của
metyl và metylen.
Anken 4,0 – 7,3 ppm
phụ thuộc vào nhóm thế
Andehit R–CHO 9,0 – 10,0 ppm
Ancol ROH 0,5 – 5,0 ppm
Phenol ArOH 4,0 – 7,0 ppm
Axit Cacboxylic RCOOH 10,0 – 13,0 ppm
Hằng số cặp spin-spin chọn lọc
Ankan H-C-C-H đơn giản 6 – 8 Hz
Anken trans 11 – 18 Hz
cis 6 – 12 Hz
0 – 3 Hz
Thơm ortho 6 – 10 Hz
meta 1 – 4 Hz
para 0 – 2 Hz
Đáp án:
4.1. C8H8O3
153
4.2. C8H8O3
4.3. Phenol
4.4. Carbonyl của aldehyde
4.5. Trao đổi liên kết H với Oxy
4.6. Giảm liên kết H
Liên kết H nội phân tử
4.7.

4.8. Công thức cho các mảnh bị mất tương ứng với các pic ở 137 và 123 đơn vị khối lượng
trong phổ khối lượng: CH3 ; HC=O.
4.9. Hai đồng phân có giá trị pKa thấp nhất:

Câu 4: Bài 6 ICHO 33 (2001)


Hóa học hữu cơ của các gia vị Ấn Độ

Thân rễ gừng (Zingiber officinale) nổi tiếng với tính chất dược liệu và hương liệu. Trong
Ayurveda (hệ thống y học cổ truyền Ấn Độ) dùng các công thức khác nhau của gừng để điều
trị các bệnh về đường tiêu hóa, cảm lạnh thông thường và các triệu chứng khác. Một số hợp
chất chịu trách nhiệm tạo nên vị cay của gừng. Nhiều trong số đó là các hợp chất thơm chứa
nhóm thế đơn giản với các mạch bên khác nhau. Ba trong số đó, Zingerone, (+) [6] gingerol
(sau đây gọi tắt là gingerol), và Shogaol là đặc biệt quan trọng.
Zingerone: C11H14O3

154
Gingerol: C17H14O4
Shogaol: C17H24O3
6.1. Zingerone có phản ứng với thuốc thử FeCl3 và 2,4-DNP (2,4-dinitrophenylhydrazin). Nó
không phản ứng với thuốc thử Tollen. Bởi vậy, Zingerone chứa các nhóm chức: (lựa chọn
các nhóm chức sau)
(a) nhóm OH ancol (e) este
(b) nhóm cacbonyl andehit (f) ankoxy
(c) nhóm cacbonyl xeton (g) không no
(d) nhóm OH phenol
Dữ liệu phổ 1H NMR của Zingerone được cho trong bảng 1. Một số thông tin cần thiết được
cho trong bảng 2.
Bảng 1. Dữ liệu phổ 1H NMR của Zingerone
Dịch chuyển hóa Độ bội Cường độ tương
học (δ) đối
2,04 Đơn bội (singlet) 3
2,69; 2,71 Hai tam bội (triplet, rất sít nhau) có cùng cường 4
độ
3,81 Đơn bội (singlet) 3
5,90 Đơn bội rộng (có thể trao đổi D2O) 1
6,4-6,8 Hai nhị bội (doublet) với độ dịch chuyển hóa học 3
tương tự nhau và một đơn bội (singlet)
*) Để rõ ràng, một số dữ kiện đã được điều chỉnh nhẹ.
Bảng 2. Độ dịch chuyển 1H (δ) và các hằng số cặp spin-spin (J) của một số proton
Độ dịch chuyển 1H (δ)

Hằng số cặp spin-spin (J)


Anken cis 5 – 14 Hz (thông thường 6 – 8 Hz)
trans 11 – 19 Hz (thông thường 14 – 16 Hz)

155
Brom hóa Zingerone bằng nước brom chỉ tạo thành một sản phẩm monobrom. Phổ IR của
Zingerone chỉ ra sự có mặt của liên kết hydro liên phân tử. Tín hiệu không thay đổi ngay cả
khi tiến hành khử hóa Clemmensen (Zn-Hg/HCl) Zingerone.
6.2. Các thông tin trên có thể giúp kết luận về điều gì? (lựa chọn phát biểu đúng)
i) mạch nhánh trong Zingerzone
ii) các nhóm thế trên vòng thơm
iii) vị trí tương đối của các nhóm thế trong vòng
6.3. Vẽ các cấu trúc có thể của Zingerzone dựa vào các thông tin trên.
6.4. Hoàn thành chuỗi tổng hợp Zingerzone dưới đây

Zingerone có thể dễ dàng chuyển hóa thành Gingerol bằng chuỗi phản ứng sau:

Chú ý: (1) Me3SiCl/(Me3Si)2NH được sử dụng để chuyển OH thành –OSiMe3; nhóm –SiMe3
có thể bị loại bỏ bằng cách thủy phân trong axit.
(2) LDA là liti disopropylamin, một bazo mạnh không có tính nucleophin, rất cồng kềnh.
i) Vẽ cấu trúc của D.
ii) Vẽ cấu trúc của Gingerol.
iii) Hoàn thành công thức Fiso của đồng phân quang học (R)-Gingerol.
iv) Trong chuỗi phản ứng ở ý 5, thu được khoảng 2-3% đồng phân cấu tạo E của Gingerol.
Vẽ cấu trúc thích hợp của E.
v) Hợp chất E tạo thành ở dạng:
(a) cặp đối quang
(b) hỗn hợp các đồng phân dia
(c) hỗn hợp một cặp đối quang và một đồng phân meso
vi) Gingerol (C17H26O4) khi đun nóng trong môi trường axit êm dịu (ví dụ như KHSO4) tạo
thành Shogaol (C17H24O3).Vẽ cấu trúc của Shogaol.
6.6. Củ nghệ (Curcuma longa) là một gia vị thông thường trong ẩm thực Ấn Độ. Nó cũng
được sử dụng trong y học cổ truyền Ayurvedic. Curcumin (C21H20O6), là thành phần hoạt tính
của nghệ có cấu trúc tương tự Gingerol. Nó tồn tại cân bằng tautome xeton-enol. Curcumin
làm cho nghệ có màu vàng và có lẽ cũng gây nên vị hăng.
Phổ 1H NMR dạng xeton của Curcumin cũng cho các tín hiệu vòng thơm tương tự với
Gingerol. Nó cũng có một đơn bội (singlet) ở δ 3.5 (2H) và hai nhị bội (doublet) mà mỗi tín
hiệu tương ứng với 2H trong miền δ 6 – 7 với J = 16 Hz. Nó có thể được tổng hợp bằng cách
ngưng tụ 2 mol của A (xem ý 4) với 1 mol pentan-2,4-dion.
i) Vẽ cấu trúc lập thể của Curcumin.
ii) Vẽ cấu trúc dạng enol của Curcumin.
iii) Chọn phát biểu đúng. Curcumin có màu vàng là do nó có:
(a) một vòng phenyl
156
(b) một nhóm cacbonyl
(c) một hệ liên hợp mở rộng
(d) một nhóm hidroxy (OH)
Đáp án:
6.1. Zingerone chứa các nhóm chức sau:
(c) xeton cacbonyl
(d) phenolic hydroxyl
6.2. i) mạch nhánh của Zingerone: CH2CH2COCH3
ii) nhóm thế trên vòng thơm: OH, OCH3
iii) vị trí tương đối của các nhóm thế
trên vòng: 1, 2, 4
6.3.

6.4.

6.5. i)

ii)

157
iii)

iv)

v) Hợp chất E sẽ được tạo thành dưới dạng: (b) hỗn hợp các đồng phân không đối quang.

6.6. i)

ii)

iii) Curcumin có màu vàng vì nó có:


(c) hệ liên hợp mở rộng.
Câu 5: Bài 3 ICHO 34 (2002)
Inulin, nguyên liệu thô có thể tái tạo
Inulin, sản xuất từ rễ rau diếp xoăn ở Bỉ và Hà Lan, được dùng làm chất phụ gia thực phẩm
do ảnh hưởng có lợi trong đường ruột. Nó cũng được dùng làm nguồn fructozơ ngọt hơn
đường 1,9 lần, và để sản xuất mannitol dùng trong kẹo cao su. Inulin là một polime mạch

158
thẳng gồm các đơn vị fructozơ với một đơn vị glucozơ ở một đầu; biểu thị bên trái là công
thức chiếu Haworth của nó. Trong bài này inulin có 10 đơn vị fructozơ (n = 9).

3.1. Inulin có thể được thủy phân trong điều kiện xúc tác H+. Trong bốn lựa chọn dưới đây
(A, B, C và D), hãy chỉ định sự cắt đứt liên kết C-O nào dễ xảy ra nhất.

HOH2C O HOH2C O HOH2C O HOH2C O


O O O O
HO HO HO HO

CH2 CH2 CH2 CH2


HO HO HO HO
+ + H H
HOH2C O H HOH2C O H HOH2C + O HOH2C + O
O O O O
HO HO HO HO

CH2 CH2 CH2 CH2


HO HO HO HO

A B C D

Đánh dấu cơ chế cắt đứt liên kết đúng của sự thủy phân hữu hiệu nhất.
Sự thủy phân với nước có đánh dấu bằng đồng vị có thể cung cấp thông tin về cơ chế thủy
phân bằng kĩ thuật NMR hiện đại, có thể “nhìn thấy” đơteri (2H) và oxi đồng vị 17O.
3.2. Hãy cho biết nước đánh dấu kiểu nào dưới đây dùng tốt nhất cho mục đích này. Đánh
dấu câu trả lời đúng.
-2
H2O
- H217O

159
-2
H217O
- Không chất nào nêu trên.
Hidro hóa xúc tác glucozơ cho sorbitol (S), trong khi fructozơ (F) cho mannitol (M) và
sorbitol (S).
Đáp án:
3.1. Chọn B.
3.2. Chọn H217O.
Câu 6: Bài 6 ICHO 34 (2002)
Photpholipit trong màng tế bào
Màng tế bào sinh học là tổ hợp chức năng phức tạp có phân tử không cộng hóa trị, gồm phần
lớn là lipit và protein. Chức năng của chúng là quan trọng sống còn với các quá trình sống.
Chúng ngăn chia tế bào khỏi môi trường và cũng xác định chiều lưu chuyển thông tin đặc
trưng giữa phần bên trong tế bào với môi trường. Photpholipit là một trong các thành phần
quan trọng nhất của màng tế bào. Xét ví dụ một hợp chất A.

Khi phân tán trong nước (trên một nồng độ tới hạn nhỏ) hợp chất A tạo cấu trúc hai lớp kín,
gọi là liposom, được dùng làm hợp chất kiểu mẫu cho hóa học của màng tế bào có cấu trúc
phức tạp hơn nhiều. Liposom tích tụ thành hình khối cầu với các nhóm đầu phân cực hoặc
tích điện tiếp xúc với nước và với các đuôi ankyl được cô lập trong một lõi kị nước. Cấu trúc
hai lớp chứa đựng một lớp nước bên trong không thoát ra được.
Chất có hoạt tính bề mặt tổng hợp có hai đuôi cũng tạo dạng tích tụ hai lớp kín tương tự
liposom nhưng nay được gọi là các bọng. Một ví dụ là di-n-dodecyldimetylamoni clorua
(DDAC).

160
6.1. (a) Hợp chất A có thể có bao nhiêu đồng phân lập thể?
(b) Triphosphate B có thể có bao nhiêu đồng phân lập thể?
R O
C CH2
-
R O O CH O Cl
C H2 +
H2C P C NMe3 R = n-C17H35
O O O C
O H2
CH3
B
Tiền thân trong tổng hợp chất A là một axetonit C dẫn xuất từ glyxerin. Một phần của phổ
1
H-NMR của hợp chất C nêu dưới đây.
6.2. Tín hiệu nào trong phổ 1H-NMR ứng với proton Hc ?

Đáp án:
6.1. (a) 2
(b) 4
6.2. Tín hiệu 1.
Câu 7: Bài 7 ICHO 34 (2002)
Glutathion, một Mini-Peptit thiết yếu
Glutathion, viết tắt là GSH, là một peptit nhỏ có trong hầu hết các mô động vật. GSH thực
hiện nhiều chức năng sinh học quan trọng, như giải độc các hóa chất electrophin và khử các

161
peoxit (hữu cơ) trong máu. Một hợp chất electrophin phản ứng không thuận nghịch với GSH,
đặc biệt trong gan, cho sản phẩm sơ cấp được chuyển đổi bằng một chuỗi các chuyển hóa
sinh học thành axit mercapturic, được bài tiết qua nước tiểu. Chất oxi hóa phản ứng với GSH
cho disunfit GSSG, có thể được enzim xúc tác quay trở về GSH với các enzim khử
(reductaza). Tỉ lệ GSH/GSSG trong hầu hết tế bào là ≥ 500.
NH2 O
H
HO N OH
N
H
O O O
SH
GSH
7.1. Có bao nhiêu gốc amino axit trong GSH?
(b). Viết cấu trúc của các amino axit tương ứng và đánh dấu các tâm đối xứng gương bằng
dấu sao.
Một axit mercapturic A cô lập được từ nước tiểu của một người đã tiếp xúc với acrylonitrin
(H2C=CH-CN) có công thức phân tử C8H12N2O3S. Phổ 1H-NMR của A trong (CD3)2SO được
nêu trong hình 1. Khi sản phẩm được xử lí trước với D2O, tín hiệu tại d 12,8 và d 6,8 không
còn nữa và tín hiệu 3 được đơn giản hóa.
7
2 3 4/5 6
6
2.0

1.5
4

1.0 3

0.5
1

0.0 0
6.5 6.0 5.5 5.0 4.5 3.5 3.0 2.5

14

13
7
12

11

10
6
9

8
4/5
7

4
3
3
2
2
1
1

0
14 13 12 11 10 9 8 7 6 5 4 3 2 1 0 -1

Hình 1

162
7.2 (a) Tín hiệu NMR tương ứng với các proton trong các nhóm sau: CH, CH2, CH3, OH và
NH. Hãy chỉ định nhóm proton phù hợp với các tín hiệu 1 đến 7 trong các ô.
Tín hieäu 1 2 3 4/5 6 7

Proton

(b) Có bao nhiêu nguyên tử cacbon trong hợp chất A không mang bất cứ proton nào?
(c) Viết cấu trúc hợp chất A.
Đáp án:
7.1. (a) Ba đơn vị amino acid.

(b)
7.2. (a)

(b) 3

(c)

163
Câu 8: Bài 32 ICHO 35 (2003)
Một hợp chất hữu cơ A (C8H10) cho chuối phản ứng sau:

Dựa trên phổ 1H-NMR đã cho, hãy vẽ các cấu trúc của các hợp chất A, B, C, D, E và F, và
gán các nhóm nguyên tử hidro của mỗi hợp chất với các mũi 1H-NMR tương ứng, như nêu
trong ví dụ. (1 điểm cho mỗi cấu trúc và ½ điểm cho mỗi mũi gán đúng hoàn toàn)

164
Lưu ý chung: Phổ NMR được ghi trong CDCl3 với Phổ kế Perkin Elmer 60 MHz. Ở điều
kiện thường (tiếp xúc với không khí, ánh sáng và hơi nước) các tạp chất có tính axit có thể
phát triển trong dung dịch CDCl3 và xúc tác cho sự biến đổi nhanh chóng một số proton đặc
biệt.
Đáp án:

165
166
Câu 9: Bài 2 ICHO 37 (2005)
Tổng hợp hữu cơ và hóa học lập thể:
Các cacbohydrat thiên nhiên đều được tạo thành từ phản ứng quang hợp trong thực vật. Tuy
nhiên một số cacbohydrat không gặp trong thiên nhiên có thể được tổng hợp nhân tạo trong
phòng thí nghiệm. Sau đây sẽ trình bày sơ đồ điều chế L – ribozơ (hợp chất I):

167
2.1. Hợp chất A có công thức phân tử C10H10O5. Viết công thức cấu tạo A.
2.2. Trong các mệnh đề liên quan đến việc chuyển hoá từ A thành C sau đây thì mệnh đề
nào đúng, mệnh đề nào sai?
a) OsO4 là tác nhân oxy hóa trong phản ứng chuyển A thành B.
b) MeOH là sản phẩm phụ trong phản ứng chuyển hóa B thành C.

168
c) Proton đóng vai trò xúc tác trong phản ứng chuyển hóa B thành C.
d) C có thể được tạo thành với hiệu suất thấp khi không có Me2C(OMe)2.
Enzym gan lợn esteraza có thể thủy phân este thành axit cacboxylic. Thuỷ phân C bằng enzym
gan lợn esteraza sinh ra hỗn hợp D và E trong đó E là sản phẩm chính. Góc quay cực của hỗn
hợp là: []D20 = -37,1o còn của E tinh khiết là []D20 = -49,0o.
2.3. Tính tỉ lệ D/E (theo số mol) trong hỗn hợp phản ứng.
2.4. Phản ứng của F với axit m – clopebenzoic (MCPBA) sinh ra từ sản phẩm G. Chỉ ra rằng
các mệnh đề sau đây là đúng hay sai:
a) Bản chất của phản ứng là sự oxy hóa F.
b) Nguyên tử oxy thêm vào có nguồn gốc từ MCPBA.
c) Tỉ lệ của hai hợp chất C1 – (R) và C1 – (S) trước và sau phản ứng không thay đổi.
Công thức phân tử của H là C9H16O5. Các gía trị phổ NMR của H cho dưới đây: 1HNMR
(CDCl3)  1,24 (s, 3H); 3,24 (m, 1H); 3,35 (s, 3H); 3,58 (m, 2H); 4,33 (m, 1H); 4,50 (d, J =
6Hz, 1H); 4,89 (s, 1H).
2.5. Viết công thức cấu tạo của H.
Đáp án:
2.1.

2.2. a) Đ b) Đ c) Đ d) Đ
2.3. 12.1 : 87.9 hoặc 12.2 : 87.8
2.4. a) Đ b) Đ c) S
2.5.

Câu 11: Bài 11 ICHO 38 (2006)


Phản ứng enzyme
Sinh tổng hợp axit shikimic là một con hướng chuyển hóa quan trọng đối với việc tạo ra các
axit amin, ankaloit và các sản phẩm thiên nhiên dị vòng. Thiên nhiên chuyển hóa axit shikimic
thành axit chorismic thông qua một loạt các phản ứng enzym. Khi đó enzym chorismate
mutaza sẽ xúc tác sự chuyển hóa axit chorismic về thành axit prephenic ở điểm nhánh đối với
quá trình sinh tổng hợp của các axit amin thơm như tyrosin và phenylalanine.

169
11.1. Trong quá trình chuyển hóa axit shikimic thành axit chorismic, xẩy ra đehidrat hóa. Hãy
chọn nhóm hydroxi nào trong axit shikimic sẽ bị mất qua các kiểu phản ứng loại nước có thể
xẩy ra ở trên.
11.2. Enzym chorismate mutaza chuyển vị axit chorismic thành axit prephenic mà không làm
thay đổi công thức phân tử. Axit chorismic chuyển thành axit prephenic thông qua chuyển vị
Claisen, quá trình tạo vòng cụ thể giống như chuyển vị Cope, được chỉ ra như sau:

Dựa trên các dữ liệu phổ sau đây, hãy đề nghị công thức cấu trúc của axit prephenic.
1
H-NMR (D2O, 250 MHz): δ 6.01 (2H, d, J = 10.4 Hz), 5.92 (2H, dd J = 10.4, 3.1 Hz), 4.50
(1H, t, J = 3.1 Hz), 3.12 (2H, s). Lưu y rằng trong axit prephenic có 3 prôton bị trao đổi rất
nhanh với D2O, còn 2 proton ở δ 3.12 thì trao đổi chậm.
13
C-NMR (D2O, 75 MHz): δ 203, 178, 173, 132 (cho 2 nguyên tử cacbon giống nhau), 127
(cho 2 nguyên tử cacbon giống nhau), 65, 49, 48.
δ, là độ chuyển dịch hóa học; H, tích phân chỉ ra số lượng hidro; d, đỉnh kép (dublet); dd,
đỉnh kép của đỉnh kép (hai đỉnh kép = dublet, dublet); J, hằng số tương tác; t, đỉnh ba (triplet);
s, đỉnh đơn (singlet).
Các giá trị chuyển dịch hóa học gần đúng trong phổ 1H-NMR:

Đáp án:
170
10.1. Nhóm OH số 3
10.2.

Câu 12: Bài 8 ICHO 39 (2007)


Phương pháp ATRP đã được áp dụng để tổng hợp hai copolymer có kết cấu khối, P1 và P2.
Một khối có trong cả hai copolime kết cấu khối này là giống nhau và đã được tổng hợp từ
mono-(2-cloropropionyl)-polyetylen oxit dùng làm chất khơi mào cao phân tử:
O

O CH3
H3 C 58O

Cl
Khối khác trong P1 là các đơn vị styrene (C), còn P2 là các đơn vị p-chloromethylstyrene(D).
Phổ 1H NMR của chất khơi mào cao phân tử, p1 và P2 được dẫn ra dưới đây. Cường độ
intergral của các tín hiệu (signal) có thể tìm trong bảng sau:
8.3.1 Viết vào Phiếu trả lời giá trị của các tín hiệu 1H NMR cho các phần cấu trúc đã cho.
8.3.2 Hãy xác định tỉ lệ mol của các đơn vị C và D, và phân tử khối của P1 và P2.

171
Đáp án:
8.3.1

172
8.3.2 Xác định phân số mol của các đơn chất C, D và khối lượng phân tử của P1, P2.
Cường độ của pic b và g là 40,2 nên cường độ trên 1 proton là 40,2/4/58 = 0,173 cho cả hai
quang phổ đồng trùng hợp.
Cường độ của pic с là 13,0, tương đương với 13,0 / 0,173 = 75 proton.
Biết rằng mỗi vòng styren có 5 proton thơm nên DP của khối styren là 75/5=15.
Phần mol của các đơn vị styren trong P1 là 15 / (15 + 58) = 20,5 %
Cường độ của pic d là 10,4, tương đương với 10,4/0,173 = 60 proton. Vì mỗi đơn vị monome
của p-chloromethylstyrene có 4 proton nên DP của PCS là 60/4 = 15.
Phần mol của D là 15 / (15 + 58) = 20,5%
M(P1) = 15,03 + 58 × 44,05 + 72,06 + 15 × 104,15 + 35,45 = 4240
M(P2) = 15,03 + 58 × 44,05 + 72,06 + 15 × 152,62 + 35,45 = 4967
M(P1) = 4240 ; M(P2) = 4967
n(C) = 20,5 %; n(D) = 20,5 %
Câu 13: Bài 4 ICHO 41 (2009)
Tổng hợp Amprenavir
Một nhóm các thuốc chống HIV có tên gọi là các chất ức chế protease, tác dụng theo cách
phong tỏa tâm hoạt động của một trong các enzym tham gia vào việc phát triển virus trong tế
bào chủ. Hai loại thuốc có hiệu quả tên là saquinavir và amprenavir, có đơn vị cấu trúc được
nêu ra dưới đây, chúng bắt chước trạng thái chuyển tiếp trong enzym. Trong công thức cấu
trúc này, R1, R2 và R3 có thể biểu diễn bất kì nguyên tử hoặc nhóm nào, ngoại trừ hidro.
2
1
3

Có thể tổng hợp amprenavir theo sơ đồ nhiều bước như sau:

173
Tác nhân R2B-H dùng ở bước một là đồng phân quang hoạt. Sản phẩm A được tạo thành là
đối quang (S).
3 trong số các tín hiệu trên phổ 1H NRM của Amprenavir bị biến mất khi lắc nó với D2O là:
 4,2 (2H),  4,9 (1H) và  5,1 (1H).
Hãy vẽ công thức:
a) Của các chất trung gian A, B, C, W, X, Y và Z;
b) Của Amprenavir.
Trong công thức đáp án phải nêu rõ cấu hình hóa lập thể ở mỗi tâm bất đối.
Đáp án:

174
Câu 14: Bài 5 ICHO 41 (2009)
Nhựa Epoxy
Tổng hợp nhựa epoxi trên toàn thế giới là một nền công nghiệp trị giá hàng tỉ đô la. Nhựa
epoxi là các chất kết dính hiệu quả cao được tổng hợp từ phản ứng của bis-epoxit với diamin.
Hợp chất bis-epoxit được điều chế từ H và epiclohidrin C.
Các chất C và H được tổng hợp theo các sơ đồ dưới đây.

Tổng hợp epiclohidrin C bắt đầu từ phản ứng của propen với clo khi có mặt của ánh sáng.
a) Vẽ các cấu trúc của A và B.
b) Viết công thức của một tác nhân thích hợp dùng để chuyển hóa B thành epiclohidrin C.
Tổng hợp H bắt đầu từ phản ứng của benzen với propen khi có mặt xúc tác axit cho D là sản
phẩm chính, còn E và F là sản phẩm phụ.
c) Vẽ các cấu trúc của D, E và F suy từ các dữ liệu sau:
D: Thành phần nguyên tố: C 89,94%; H 10,06%; 6 tín hiệu trong phổ 13C NMR
E: Thành phần nguyên tố: C 88,82%; H 11,18%; 4 tín hiệu trong phổ 13C NMR
F: Thành phần nguyên tố: C 88,82%; H 11,18%; 5 tín hiệu trong phổ 13C NMR.
Khi sục oxi qua dung dịch nóng của D thì tạo thành G; cho G tiếp xúc với axit thu được
phenol (hidroxibenzen) và axeton (propanon).
G làm giấy tẩm tinh bột-iot chuyển từ trắng thành xanh sẫm. G có 6 tín hiệu trong phổ 13C
NMR và các tín hiệu sau đây trong phổ 1H NMR:  7,78 (1H, s); 7,45-7,22 (5H, m); 1,56
(6H, s); cho D2O vào chất G làm mất đi tín hiệu ở = 7,78.
d) Vẽ cấu trúc của G.
Cho phenol và axeton tiếp xúc với axit clohidric thu được hợp chất H. Phổ 13C NMR của H
được nêu ra ở Fig. 1. Phổ 1H NMR được nêu ra ở Fig. 2 cùng với vùng phổ từ 6,5 -7,1 ppm
được phóng đại lên 4 lần. Phổ 1H NMR thu được sau khi cho vào một giọt D2O được nêu ra
ở Fig. 3. Các pic của dung môi được đánh dấu sao (*).

175
Fig. 1

Fig. 2 ×4

* *

Fig. 3

*
*

e) Vẽ cấu trúc của H.


f) Vẽ một cấu trúc cộng hưởng của phenol để giải thích sự chọn lọc vùng tạo thành H.
Một hợp chất thứ hai I cũng tạo thành trong phản ứng của phenol với axeton. Phổ 13C NMR
của I có 12 tín hiệu. Phổ 1H NMR của nó có những tín hiệu sau:  7,50-6,51 (8H, m); 5,19
(1H, s); 4,45 (1H, s); 1,67 (6H, s); Cho D2O vào làm mất đi các tín hiệu ở  5,19 và 4,45.
g) Vẽ cấu trúc của I.
Phenol dư phản ứng với epiclohidrin C khi có mặt của bazơ cho hợp chất L, phổ 13C NMR
của nó 6 tín hiệu. Nếu ngừng phản ứng giữa chừng thì cũng có thể thu được các chất J và K.
Chất L được tạo thành từ chất K, còn chất K tạo thành từ chất J.

h) Vẽ các cấu trúc của J, K và L.


Xử lí H với một lượng dư epiclohidrin C và bazơ cho một monome bis-epoxit M. Chất M
không chứa các nguyên tử clo hoặc các nhóm OH.
i) Vẽ cấu trúc của M.

176
Đáp án:
a) Cấu trúc của A và B

b) NaOH loãng hoặc một số tác nhân khác thích hợp


c) Cấu trúc của D, E và F

d) Cấu trúc của G

e) Cấu trúc của H

f) Một cấu trúc cộng hưởng

g) Cấu trúc của I

177
Cấu trúc sau cũng khớp với các dữ kiện

h) Cấu trúc của J, K và L

i) Cấu trúc của M

Câu 15: Bài 9 ICHO 42 (2010)


-Xyclođextrin (CyD) là một oligosaccarit vòng có sáu đơn vị α-D-glucopyranozit nối với
nhau theo liên kết (1→ 4), có thể biểu diễn theo dạng hình học tôpô (hình 1). Các đơn vị -
D- glucopyranozit trong CyD thường bền nhất ở dạng ghế.

CyD

Hình 1. Mô hình không gian của αCyD. Fig. 1


Trái: nhìn qua lỗ hỗng.
Phải: nhìn nghiêng.
a) Viết cấu hình tuyệt đối (R hay S) ở cacbon bất đối C-2 và C-5 của D-glucozơ. Đồng thời,
vẽ công thức lập thể dạng mạch hở của D-glucozơ.
b) Chọn một cấu dạng bền nhất từ bốn công thức chưa hoàn chỉnh của -D-glucopyranozơ
dẫn ra trong khung vuông dưới đây rồi vẽ công thức này vào khung trong
Fig. 1phiếu trả lời. Đồng

178
thời cũng điền vào 4 nhóm OH và 4 nguyên tử H để hoàn chỉnh công thức -D-
glucopyranozơ.
H H

OH OH
O O

H
O
O OH H

OH

CyD (chất chủ) trong nước có thể tiếp nhận các phân tử ưa nước khác (chất khách). Khi các
chất chủ/chất khách (H/G) kết hợp theo tỉ lệ khối lượng là 1:1 thì sự tạo phức có thể biểu diễn
bằng cân bằng sau.
k1
G + H HG (1)
k-1

trong đó k1 và k-1 là hằng số tốc độ của phản ứng thuận và phản ứng nghịch, tương ứng.
Sự tạo phức của chất khách với CyD gây ra sự thay đổi độ chuyển dịch hóa học trong phổ
1
H NMR. Hình 2 là một phần của phổ 1H NMR (các tín hiệu của H-1 trong CyD) chỉ sự
thay đổi độ chuyển dịch hóa học khi có mặt của 1,10-bis(trimetylammoni)decan điiođua
(BTAD) với lượng thay đổi. Pic kép (doublet) ở 5,06 ppm là của H-1 trong CyD tự do, còn
pic kép ở 5,14 ppm là của H-1 trong CyD tạo phức với BTAD. (Lưu ý rằng phổ ở hình 2
được đo ở trạng thái cân bằng khi tạo phức).

BTAD

179
Hình 2. Phổ giản 1H NMR (các tín hiệu H-1 của CyD) của các dung dịch chứa 5.0 ×10-3
mol L-1 αCyD và 0-3.0 ×10-2 mol L-1 BTAD.
c) Ở phổ của 5,0 x10-3 mol L-1/5,0 x10-3 mol L-1 CyD/BTAD, diện tích tương đối của các
pic kép ở 5,06 và 5,14 ppm tương ứng là 0,41 và 0,59. Tính chính xác đến 2 chữ số có nghĩa
hằng số cân bằng nồng độ K cho sự tạo phức của CyD/BTAD.
Sự tạo phức của CyD với hexyltrimetylamoni bromua (HTAB) thể hiện ở phổ NMR theo
cách khác với sự tạo phức của CyD/BTAD. Hình 3 là một phần của phổ 1H NMR (tín hiệu
H-6 của HTAB) trong các dung dịch CyD/HTAB. Tín hiệu này xuất hiện ở dạng một triplet
(không phải hai triplet), tùy theo nồng độ của CyD nó chuyển dịch từ vị trí của HTAB tự
do đến vị trí của CyD/HTAB theo tỉ lệ phân số của phức trong dung dịch. Các tín hiệu H-6
của phổ HTAB tự do và của HTAB tạo phức với CyD là triplet xuất hiện tương ứng ở 0,740
ppm và ở 0,860 ppm.
HTAB

180
Hình 3. Phổ giãn 1H NMR (tín hiệu H-6 của HTAB) của các dung dịch chứa 1,0 × 10-2 mol
L-1 HTAB và 0 – 3,0 × 10-2 mol L-1 αCyD.
d) Tín hiệu của HTAB trong các dung dịch CyD/HTAB xuất hiện ở dạng một triplet, tín
hiệu này chuyển dịch tùy theo nồng độ của CyD. Chọn một kết luận thích hợp sau rút ra từ
các phổ này.
Gợi ý: Khi phân tử khách chuyển vào và đi ra khỏi CyD nhanh và lặp lại, thì chỉ quan sát
thấy một tín hiệu của chất khách ở giá trị trung bình của độ chuyển dịch hóa học của chất
khách tự do và độ chuyển dịch hóa học của chất khách đã vào αCyD.
a. k1 của αCyD/HTAB > k1 của αCyD/BTAD
b. k1 của αCyD/HTAB < k1 của αCyD/BTAD
c. K của αCyD/HTAB > K của αCyD/BTAD
d. K của αCyD/HTAB < K của αCyD/BTAD
e) Các tín hiệu của HTAB trong 1,0 ×10-2 mol L-1/1,0 ×10-2 mol L-1 αCyD/HTAB nằm ở vị
trí 0,815 ppm. Tính K chính xác đến hai chữ số có nghĩa cho sự tạo phức của αCyD/HTAB.
f) Ở 40,0 ºC và 60,0 ºC, các giá trị K cho sự tạo phức của αCyD/HTAB tương ứng là 3,12
×10-2 và 2,09 ×10-2. Tính sự thay đổi entanpi, ΔHº [kJmol-1] và sự thay đổi entropi, ΔSº [J K-
1
mol-1], chính xác đến 2 chữ số có nghĩa. (Bỏ qua sự phụ thuộc vào nhiệt độ của ΔHº và ΔSº).
Đáp án:
a) C-2: R; C-5: R

181
b)

c)

a5.06: diện tích tương đối của pic 5.06 ppm = phần mol của αCyD tự do
a5.14: diện tích tương đối của pic 5.14 ppm = phần mol của αCyD tạo phức với BTAD
d) Chọn a
e) Trong 1.0 x10-2 mol L-1/1.0 x10-2 mol L-1 αCyD/HTAB

sfree, scomplex: độ dịch chuyển hóa học của HTAB tự do và khi tạo phức
s10/10: độ dịch chuyển hóa học của HTAB trong 10.0 mM/10.0 mM αCyD/HTAB
f10/10: độ dịch chuyển hóa học của HTAB trong 10.0 mM/10.0 mM αCyD/HTAB

f) ΔGº= –RT ln K

ΔGº=ΔHº-TΔSº

182
Câu 15: Bài 7 ICHO 43 (2011)
o o R R
c c C C ROC
ROF
R R R OR R R HC

200 175 150 125 100 75 50 25 0


ppm
13
C-NMR chemical shift ranges of typical functional groups
Khoảng dịch chuyển hóa học của các nhóm chức đặc trưng trong phổ 13C-NMR.
Tổng hợp carbasugar
Cacbohidrat là các hợp phần quan trọng của các tế bào sống và là nguồn năng lượng cho động
vật. Chúng gồm các đường đơn với phân tử nhỏ và các chất cao phân tử. Khi vòng oxi (oxi
endo-vòng) bị thay thế bởi nhóm metylen, hợp chất tạo thành được gọi pseudosugar (đường
giả) hoặc carbasugar. Bởi vì các carbasugar khó thủy phân với axit hoặc enzim nên một vài
carbasugar được ứng dụng trong lĩnh vực ức chế enzim glycosidaza.
Tổng hợp toàn phần của hai đồng phân carbasugar (có khung như chất 1) được miêu tả như
sau.
OH
HO OH

HO
OH
OH
1
Tổng hợp toàn phần của 1 bắt đầu với phản ứng khử benzen bằng natri trong amoniac lỏng
để thu được chất A. Phổ 13C NMR của A gồm hai tín hiệu ở 124,0 và 26,0 ppm.
Tricloaxetyl clorua khi có mặt của Zn sẽ cho một tiểu phân có khả năng phản ứng là S. Một
đương lượng mol của S tham gia cộng đóng vòng [2+2] với A tạo ra một sản phẩm raxemic
B. Phản ứng của B với Zn trong axit axetic cho chất C. Hợp chất C chỉ có cacbon, hiđro và
oxi: phổ 13C NMR của C có ba tín hiệu cacbon sp2 ở 210,0; 126,5 và 125,3 ppm.
Cl3CCOCl + Zn

Et2O, 25 oC

Na, liquid NH3 S Zn, CH3COOH m-CPBA


-78 Co A B C D
70 Co CH2Cl2, 25 oC

Phản ứng của C với một đương lượng mol axit m-cloperbenzoic (m-CPBA) trong metylen
clorua cho D là sản phẩm chính. Phổ 13C NMR của D cũng có ba tín hiệu trong vùng sp2 ở
177,0; 125,8 và 124,0 ppm.

183
Vẽ cấu trúc của A, B, C, D và chất trung gian S.
Khử D bằng LiAlH4 cho E, chất này phản ứng với lượng dư axetyl clorua trong piridin cho
F. Dùng đường đậm và đường đứt để vẽ cấu trúc của E và F (vẽ một đối quang). Ghi cấu
hình (R hoặc S) trên nguyên tử cacbon bất đối ở chất E.
Cho hợp chất F (lấy cấu trúc của đối quang đã vẽ ở trên) phản ứng với brom thu được các
đồng phân lập thể G1 và G2. Dùng đường đậm và đường đứt để vẽ cấu trúc của G1 và G2.
Cho hỗn hợp của G1 và G2 phản ứng với hai đương lượng của 1,8-diazabixyclo[5.4.0]undec-
7-ene (DBU), là một bazơ amin mạnh, thì thu được H. Dùng các đường đậm và đường đứt
để vẽ cấu trúc của H.
LiAlH4, Et2O CH3COCl Br2 DBU (2 eq)
D o E o
Pyridine, 25 C
F G1 + G2 H
25 C CH2Cl2, 0 oC Benzene, reflux

N
DBU =
N

Phản ứng của H với oxi nguyên tử (mới sinh ra) cho I. Mặc dù về mặt lí thuyết có thể cho hai
đối quang, nhưng do án ngữ không gian và hiệu ứng đẩy electron nên chỉ có một đối quang I
được tạo thành.
Phản ứng của I với lượng dư LiAlH4 tạo ra chất J. Phổ 13C NMR của J cho 8 tín hiệu, trong
đó hai tín hiệu ở vùng sp2.
Phản ứng của J với lượng dư của axetyl clorua khi có mặt của piridin cho chất K. Phản ứng
tiếp của K với OsO4 khi có mặt của 4-metylmorpholine 4-oxit (NMO) cho các đồng phân lập
thể L và M.
Khi khử với lượng dư LiAlH4, L và M cho các đồng phân lập thể tương ứng là 1a và 1b.
O2(1 g) LiAlH4 CH3COCl
(excess) OsO4, NMO
H I J (C8H14O4) (excess)
K L+M
CH2Cl2 Et2O, 0 oC pyridine, 25 oC acetone
o
25 C 0 oC 25 oC
LiAlH4 (excess)
in THF
O2 (1 g ) Oxi nguyên
= Singlet oxygen tử o
25 C

OH
OH
(excess) = lượng dư HO

HO
OH
OH
1a and 1b
Dùng đường đậm và đường đứt để vẽ cấu trúc của I, J, K, L, M, 1a và 1b.
Đáp án:

184
185
186
Câu 16: Bài 6 ICHO 44 (2012)
Varenicline đã được phát triển thành thuốc uống dùng trong điều trị chứng nghiện thuốc lá;
nó có thể được tổng hợp theo con đường dẫn ra dưới đây. Tất cả các hợp chất kí hiệu bằng
chữ cái (từ A đến H) đều trung tính, không có điện tích.

187
a. Viết công thức cấu tạo của hợp chất A.
b.Viết công thức cấu tạo của hợp chất B, phù hợp với các dữ liệu phổ 1H-NMR như sau:
δ 7.75 (singlet, 1H), 7.74 (doublet, 1H, J = 7.9 Hz), 7.50 (doublet, 1H, J = 7.1 Hz), 7.22
(multiplet, 2 H không tương đương), 4.97 (triplet, 2H, J = 7.8 Hz), 4.85 (triplet, 2H, J = 7.8
Hz).
Vùng các giá trị chuyển dịch hóa học của phổ 1H NMR

188
Aromatics R2C=CH2 Alkyl-H
RCH=O

RHC=CHR RCCH

PhO-CH ArCH R2C=CR-CH

F-CH Cl-CH I-CH

Br-CH RC(=O)-CH

RCO2-CH NC-CH

O2N-CH R2N-CH

RCONH ROH

RCOOH
PhOH R2NH

12.0 11.0 10.0 9.0 8.0 7.0 6.0 5.0 4.0 3.0 2.0 1.0 0.0

d (ppm)
c. Viết công thức cấu trúc cho các hợp chất C, D vàF
d. Viết công thức của các tác nhân X và Y dùng để chuyển hợp chất G thành varenicline, và
công thức cấu trúc của chất trung gian H trong sơ đồ tổng hợp trên.
Đáp án:
a.

b.

c.

189
d.

Y: dung dịch NaOH hoặc các tác nhân thủy phân amid.

Câu 17: Bài 8 ICHO 46 (2014)


Illicium verum, thường được gọi là cây hồi, là một cây thường xanh bản địa nhỏ được nuôi
trồng ở phía đông bắc Việt Nam. Trái cây hồi được sử dụng trong y học cổ truyền Việt Nam.
Nó cũng là một thành phần quan trọng trong làm nên hương vị của 'phở', một món súp yêu
thích của người Việt.
Axit A được tinh chế từ quả cây hồi. Công thức cấu tạo của A đã được suy ra từ chuỗi phản
ứng sau đây:

(I): là quá trình phân cắt anken tại liên kết đôi C=C, với mỗi carbon sau khi bị phân cắt sẽ
liên kết với một nguyên tử oxi.
(II): là quá trình oxy hóa 1,2-diol phá vỡ liên kết C(OH)-C(OH) và tạo ra các hợp chất
cacbonyl tương ứng.

190
8a. Vẽ cấu trúc của các hợp chất Y1 và Y2 và từ đó suy ra cấu trúc của Y3 và A, B, C, D,
biết rằng trong A chỉ có một nguyên tử hydro trong nối đôi.

Anetol là một thành phần chính của dầu cây hồi, một hóa chất rẻ tiền
để sản xuất nhiều loại dược phẩm.

Anetol tác dụng với NaNO3 trong axit axetic cho kết tủa E (C10H10N2O3). Phổ IR của E cho
thấy không có liên kết đôi C = C trong vòng thơm. Phổ 1H NMR của E được cho dưới đây.

3H 3H

2H 2H

8b. Có gì khác biệt về cấu trúc giữa E và Anetol từ các dữ liệu 1H NMR?
i) E chứa một liên kết đôi cis-C=C trong khi Anetol là trans.
ii) E không chứa liên kết C=C ngoài vòng thơm.
iii) E là sản phẩm cộng của Anetol và N2O2.
iv) E là sản phẩm cộng của Anetol và N2O3.
v) E không chứa hai proton ở vị trí trans trong nối đôi như Anetol.
Đun nóng ở nhiệt độ 1500C trong nhiều giờ, E bị đồng phân hóa một phần thành F. Dưới
cùng điều kiện, F tạo thành hỗn hợp cân bằng giống như từ E. Đun nóng với PCl3, cả E và F
đều mất một nguyên thử oxi tạo ra chất G. E và F có cùng nhóm chức.

Sự dịch chuyển hóa học của các proton trong nhóm metyl của E, F và G được cho dưới đây
E F G
CH3-O 3,8 ppm 3,8 ppm 3,8 ppm
CH3-C 2,3 ppm 2,6 ppm 2,6 ppm
8c. Đề xuất cấu trúc phân tử của E, F và G , biết rằng chúng không có vòng ba cạnh
Công trúc giản lược của phân tử E được cho dưới đây; nhóm R không thay đổi trong suốt quá
trình. Nitrat hóa chất E rồi khử hóa bằng natri đithionit tạo thành H. Xử lý H với natri nitrit
và axit clohidric ở 0-50C rồi khử bằng thiếc clorua được I (R–C7H9N2O). Phản ứng cùng lúc
(phản ứng gồm ba phản ứng hợp lại) của H, benzandehit và axit thioglycolic (HSCH2CO2H)
dẫn đến sự tạo thành J. Phản ứng của I với metyl phenyl xeton trong ZnCl2 tạo ra K.

191
8d. Cho biết cấu trúc của H, J, I và K
Đáp án:
8a.
Y1 Y2 Y3
CH3OH

A B

C D

8b. Chọn v.
8c.
E F G

8d.
H I

192
J K

Câu 18: Bài 6 ICHO 48 (2016)


Mặc dù hiện nay người ta chưa biết cách điều trị bệnh Alzheimer, có các dược phẩm có thể
kiểm soát chứng rối loạn thoái hóa thần kinh. Trong số đó có các chất ức chế enzym
axetylcholinesteaza mà galantamin 1 là một ví dụ. Phân tử này có thể được tách từ hoa giọt
tuyết Caucasian, một loài thực vật bản địa của Georgia; tuy nhiên, một lượng lớn cần thiết
cho điều trị đòi hỏi một phương pháp tổng hợp nhân tạo. Dưới đây là con đường được sử
dụng để điều chế galantamin trong công nghiệp.

193
Các chú thích về quá trình tổng hợp:
• Phổ 1H NMR của A biểu thị 2 proton thơm ở cấu hình para.
• C không bền trong các môi trường nước, vì vậy nó không được tách ra mà phản ứng
ngay lập tức với NaBH4 để chuyển hóa thành D.
6.1.1. Đề xuất cấu tạo cho A, B, C, D, F, và G. Không có phản ứng nào ngoại trừ phép
chuyển hóa cuối cùng với L- selectride là có tính chọn lọc lập thể. Do đó, các câu trả lời của
không cần thiết phải chỉ ra hóa học lập thể.
6.1.2. Chỉ ra các công thức cho một thuốc thử có thể của tác nhân X, để chuyển hóa hợp chất
D thành E.
Đáp án:
6.1.1.

194
6.1.2. CH3CH2OCOH
Chú ý: Formyl clorua không tốt bằng; HCOOH thì không xảy ra phản ứng.
Câu 19: Bài 9 ICHO 49 (2017)
Tìm một chất chưa biết 9-A1
Chất hữu cơ A là hợp chất bất đối chỉ chứa ba nguyên tố và có khối lượng phân tử bằng 149
(giá trị đã được làm tròn đến phần số nguyên).
Phổ 1H NMR của chất A chỉ ra rằng, trong số nhiều tín hiệu, có ba loại proton của vòng thơm,
còn trên phổ 13C NMR có 8 tín hiệu, trong đó có 4 tín hiệu trong vùng 120-140 ppm.
Chất A có thể được điều chế bằng cách xử lí một hợp chất cacbonyl phản ứng với metylamin
sau đó với NaBH3CN. Vẽ tất cả công thức cấu tạo có thể có của A. Không yêu cầu biểu diễn
hóa lập thể, và không bao gồm các đồng phân lập thể.
Đáp án:

Câu 20: Bài 8 ICHO 51 (2019)


Tổng hợp và xác định inositol
Trong bài tập này, chúng ta định nghĩa công thức cấu trúc 3D và công thức phối cảnh của β-
glucose trong hình dưới đây.

195
Inositol là cyclohexane-1,2,3,4,5,6-hexol. Một số trong số các vòng 6 cạnh, đặc biệt là myo-
inositol, tham gia vào nhiều quá trình sinh học.
Cấu trúc của myo-inositol
1. Vẽ cấu tạo của inositol, không cần vẽ cấu trúc lập thể
Họ các phân tử này chứa 9 đồng phân lập thể khác nhau, bao gồm cả các đồng phân đối xứng.
2. Vẽ tất cả các cấu trúc 3D của các đồng phân lập thể quang hoạt.
Cấu trúc của một inositol cụ thể, tên là myo-inositol, được nghiên cứu ở đây. Chỉ có một trong
những cấu dạng ghế của chất này chiếm ưu thế và cấu trúc của nó có thể được suy ra từ phổ
1H NMR dưới đây. Phổ này ghi ở 600 MHz trong D2O. Phổ dưới đây gồm toàn bộ các tín
hiệu thu được. Giá trị tích phân của các tín hiệu được ghi bên dưới.

3. Viết công thức phân tử của hợp chất chiếm ưu thế có nguồn gốc từ myo-inositol trong mẫu
này với số lượng proton chính xác quan sát được trên phổ 1H NMR.
4. Dựa vào số lượng và giá trị tích phân của các tín hiệu proton, hãy cho biết số mặt phẳng
đối xứng tồn tại trong phân tử này.
5. Hoàn thành công thức cấu dạng phối cảnh bền nhất của myo-inositol. Sau đó ghi ký hiệu
cho mỗi hydro bằng chữ cái tương ứng (a, b, c hoặc d) trên cơ sở phổ NMR ở trên. Proton a
gắn trên carbon a trên hình biểu diễn sau. Vẽ cấu trúc 3D của chất này.

Đáp án:

196
1.

2.

3. C6H6O6D6
4. 1

5.
Câu 21: Bài 4 ICHO 52 (2020)
Đối xứng thật quan trọng!
Có rất nhiều phản ứng hữu cơ đi qua trạng thái chuyển tiếp vòng và chúng được phân loại
thành hệ phản ứng vòng chuyển tiếp (pericyclic reactions). Các quy tắc phát triển bởi Robert
B. Woodward và Roald Hoffmann (qui tắc Woodward-Hofmann), được sử dụng để giải thích
đặc tính hóa lập thể và năng lượng hoạt hoá của những phản ứng này.

197
Các qui tắc Woodward–Hoffmann
Các phản ứng cộng vòng
Các phản ứng electrocyclic
(Cycloadditions)
Quang hoá
Số electron Nhiệt (Δ) Nhiệt (Δ) Quang hoá (ℎ𝜈)
(ℎ𝜈)
4n
Đồng quay (con) Nghịch quay Không thuận lợi Thuận lợi
(n = 1, 2, ..)
4n+2 Nghịch quay
Đồng quay Thuận lợi Không thuận lợi
(n = 1, 2, ..) (dis)
4.1 Điền vào bảng sau thông tin về phản ứng (i)–(iii) hoặc sản phẩm 2–5:
Phản ứng Sản phẩm [? + ?] cộng hợp vòng Δ hay ℎ𝜈
i 2
ii 3
4
iii
5
Có thể có ba đồng phân benzotropone. Mặc dù hai trong số các đồng phân của benzotropone
đã được phân lập, nhưng vẫn chưa phân lập được 3,4-benzotropone (1). Tính không bền của
hợp chất này được quy cho cấu trúc o-quinoidal của 1 vì nó không có hệ thống 6 electron
trong vòng benzen.
4.2 Vẽ cấu tạo của các đồng phân benzotropone bền A (có 6 tín hiệu trên phổ 13CNMR) và
B (có 11 tín hiệu trên phổ 13C-NMR).
4.3 Khi tetraene sau đây phản ứng trong điều kiện quang hóa, (những) sản phẩm đối xứng
orbital được phép (symmetry-allowed product), ứng với ba kích thước vòng, có thể được tạo
thành theo quy tắc Woodward–Hoffmann. Đánh dấu vào (những) câu trả lời đúng trên mỗi
dòng.

198
Giải thưởng Nobel hóa học năm 2015 đã được trao cho Giáo sư Aziz Sancar, Thổ Nhỹ Kỳ,
nhà khoa học Tomas Lindahl, Thuỵ Sỹ, và Giáo sư Paul Modrich, Mỹ cho những “Nghiên
cứu cơ chế sửa chữa DNA” của họ. Các base pyrimidine trong DNA có thể tham gia phản
ứng quang hóa cộng vòng [2 + 2] (xem hình trên) khi tia UV chiếu vào da người, làm hỏng
DNA, cuối cùng có thể dẫn đến ung thư da. Nghiên cứu của Giáo sư Aziz Sancar tập trung
vào cơ chế sửa chữa DNA cho loại hư hại này.
Thymine (T) là một trong những base nitơ (nucleobase) có thể tham gia phản ứng quang hóa
dưới tác động của tia UV. Giả sử rằng chúng ta có dung dịch của thymine tự do đã được chiếu
tia UV

4.4 Khảo sát hoá lập thể, vẽ cấu trúc của tất cả các sản phẩm có thể tạo thành từ phản ứng
giữa hai phân tử thymine (T) tự do. Khoanh tròn (những) hợp chất chiral (có tính không
trùng vật ảnh). Chỉ cần khoanh một đồng phân của mỗi cặp đối quang là đủ. Lưu ý rằng chỉ
có liên kết C = C tham gia phản ứng này.
Một loạt các dẫn xuất halogen của norbornadiene (N) đã được công bố. Tribromo-
norbornadiene (C7H5Br3) có sáu đồng phân không quang hoạt (meso). Ba trong số các đồng
phân này (6, 7 và 8) được vẽ dưới đây.

4.5 Theo bạn, có bao nhiêu tín hiệu trên phổ 13C-NMR của 6, 7 và 8?
4.6 Vẽ các cấu trúc của những đồng phân không quan hoạt (meso) còn lại (C, D và E) của
tribromo-norbornadiene (C7H5Br3) ngoài 6–8 trên khung đã cho trong các ô sau.
Phổ NMR của ether 9 khá phức tạp. Hai nhóm MeO khác nhau cũng như tất cả các nguyên
tử hydro trên hệ vòng.

199
Tuy nhiên, diphenol 10 có phổ NMR rất đơn giản và chỉ có ba loại proton (được đánh dấu a,
b và c). Cấu trúc trung bình 11 đại diện cho cho tất cả các cấu trúc cộng hưởng và tính đối
xứng của hợp chất 10.

4.7 Theo bạn, có bao nhiêu tín hiệu trên phổ 13C và 1H-NMR của 12 và 13?

Đáp án:

Phản ứng Sản phẩm [? + ?] cộng hợp vòng Δ hay ℎ𝜈


i 2 [10 + 10] ℎ𝜈
ii 3 [8 + 2] Δ
4 [10 + 8] Δ
iii
5 [10 + 8] Δ
4.2 A B

200
4.3

4.4

4.5

201
Hợp chất 4 5 6
Số tín hiệu 13CNMR 5 4 4
4.6

4.7
Hợp chất 12 13
Số tín hiệu 13CNMR 4 10
Số tín hiệu 1HNMR 2 5
Câu 22: Bài 7 ICHO 53 (2021)
“Chơi đùa” với hệ thơm không benzene
Hợp chất 19 được tổng hợp theo cách bên dưới. Trong mối liên hệ qua lại với hệ thơm không
benzene, 19 có thể được sử dụng làm chất hoạt hóa rượu. Từ đó 20 được chuyển thành 22
thông qua cặp ion trung gian 21. Mặc dù sự hình thành của 21 được quan sát thấy trên phổ
NMR, 21 dần dần bị phân hủy để tạo ra 18 và 22.

202
B.1 Vẽ cấu tạo của 17–19 và 21. Không cần vẽ cấu trúc lập thể.
Đáp án:
17 18

19 21

Câu 23: Bài 8 ICHO 53 (2021)


Động lực học phân tử hữu cơ và tính không trùng vật ảnh củachúng
Phần A
Các hydrocacbon thơm đa vòng với các liên kết ortho liên tiếp được gọi là [n]carbohelicene
(ở đây, n đại diện cho số vòng sáu cạnh). [4]Carbohelicene ([4]C) được điều chế hiệu quả bởi
phản ứng quang hoá như hình dưới đây, đi qua chất trung gian (Int.) dễ bị oxy hóa bởi iốt.

Phản ứng quang hoá xảy ra theo cách tương tự như thí dụ sau.

203
Lưu ý: Đối với tất cả Câu hỏi 8, thí sinh phải vẽ các liên kết đơn và liên kết đôi liên hợp
trong câu trả lời giống như hình thí dụ về carbohelicene. Không được vẽ vòng tròn cho
hệ thống 𝜋 liên hợp.
A.1 Vẽ cấu trúc của A – C. Phải xác định rõ các đồng phân lập thể.
A.2 Nỗ lực tổng hợp [5]carbohelicene từ cùng một muối photphonium và một hợp chất ban
đầu thích hợp chỉ hình thành một lượng vết [5]carbohelicene, thay vào đó tạo ra sản phẩm D
có khối lượng phân tử thấp hơn 2 Da so với [5]carbohelicene. Độ chuyển dịch hóa học 1H -
NMR của D được liệt kê dưới đây. Vẽ cấu trúc của D.
[D (𝛿, ppm in CS2, r.t.), 8.85 (2H), 8.23 (2H), 8.07 (2H), 8.01 (2H), 7.97 (2H), 7.91 (2H)]
Đáp án:
A.1 A B C

A.2 D

3.3. Bài tập vận dụng phổ khối


3.3.1 Kì thi Olympic Hóa học Quốc gia Austrailia
Thông qua đề thi của Olympic Hóa học Quốc gia Australia từ năm 1987 đến 2021, có
thể thấy kiến thức về phổ khối được xây dựng theo hướng đọc hiểu vận dụng rất tỉ mỉ và công
phu. Học sinh không cần biết trước các kiến thức mà sẽ được hướng dẫn cẩn thận trong đề
bài.

Câu 1: Bài 17 (2007)


Phổ khối là một công cụ quan trọng trong việc xác định cấu trúc của các hợp chất hữu cơ.
Quá trình bắt đầu là ion hóa mẫu để tạo thành ion mang điện dương, ion phân tử. Ở giai đoạn
này, ion phân tử thường bị phân mảnh để tạo thành các cation mảnh. Các cation này được dẫn
qua một từ trường nơi chúng di chuyển theo một đường cong. Bán kính cong của đường đi
phụ thuộc vào tỷ số khối lượng trên điện tích (m/z) của từng ion riêng lẻ. Do đó, phép đo bán
kính cong cho phép đo chính xác tỷ lệ m/z đối với mỗi ion. Sự phong phú của các ion được
phát hiện cho mỗi m/z được vẽ dưới dạng đồ thị của khối phổ. Vì các ion mang nhiều điện
tích dương ít hơn hẳn so với các ion có điện tích bằng +1, nên tỷ lệ m/z được phát hiện có thể
coi bằng khối lượng của ion, m.
204
(a) Công thức thực nghiệm của hợp chất có thể được tính từ thành phần phần trăm khối lượng.
Một hợp chất chưa biết chỉ bao gồm carbon, hydro và oxy có chứa 54,5% carbon và 9,15%
hydro.
(i) Tính công thức thực nghiệm của hợp chất chưa biết.
(ii) Suy ra công thức phân tử của hợp chất chưa biết vì nó có khối lượng phân tử là 88 g mol–
1
.
Khối lượng phân tử của một hợp chất dễ dàng thu được từ phép đo khối phổ. Tuy nhiên, các
hợp chất có công thức phân tử khác nhau có thể có khối lượng phân tử giống hệt đến giá trị
đơn vị gần nhất. Phép đo khối phổ có độ phân giải cao khắc phục vấn đề này bằng cách cung
cấp các phép đo khối lượng phân tử với độ chính xác cao (thường đến vài chữ số thập phân)
(b) Giá trị m/z của một ion phân tử chỉ chứa carbon, hydro và oxy được xác định là 58,0417
đơn vị bằng phép đo khối phổ có độ phân giải cao.
(i) Trong các công thức cấu tạo sau, hãy khoanh tròn những cấu tạo có khối lượng phân tử là
58 g mol–1.

(ii) Bằng cách xem xét bảng khối lượng nguyên tử sau đây, hãy xác định cấu trúc trong phần
(i) có thể tạo ra pic ion phân tử là 58,0417 đơn vị.
Nguyên tử Nguyên tử khối (amu)
12C 12,0000
16O 15,9949
1H 1,0078
14N 14,0031
Sự phân mảnh của một ion phân tử thường xảy ra theo các kiểu có thể dự đoán được. Nói
chung, sự phân mảnh liên quan đến việc phá vỡ các liên kết yếu và hình thành các ion phân
mảnh ổn định. Vị trí mà trái phiếu thường bị phá vỡ bao gồm:
• Tại các điểm nhánh chẳng hạn:

• Liền kề với các dị nguyên tử (các nguyên tử không phải carbon và hydro), ví dụ:

205
• Bên cạnh nhóm carbonyl (C=O), ví dụ:

(c) Chỉ ra trên mỗi phân tử sau hai liên kết dễ bị phá vỡ nhất khi phân mảnh ion phân tử.
(i) (ii)

(iii)

Sự phân mảnh của một ion phân tử thành các mảnh có khối lượng phân tử thấp hơn có thể
dẫn đến việc quan sát các pic tương ứng với m/z thấp hơn.
(d) Hợp chất sau đây được phân tích bằng phương pháp khối phổ. Đề xuất các cấu trúc cho
từng mảnh tương ứng với các đỉnh m/z quan sát được trong phổ thu được.

(i) m/z = 15
(ii) m/z = 29
(iii) m/z = 43
(iv) m/z = 127
(e) Một hợp chất bốn cacbon chỉ chứa cacbon, hydro và oxy hiển thị đỉnh ion phân tử ở m/z
74,0729 khi được đo khối phổ có độ phân giải cao. Các đỉnh phân mảnh đáng kể cũng được
quan sát thấy ở m/z 15, 17 và 57.
(i) Cung cấp công thức phân tử cho hợp chất này.
(ii) Cung cấp cấu trúc thích hợp cho các mảnh tương ứng với mỗi đỉnh.
m/z = 15

206
m/z = 17
m/z = 57
(iii) Đề xuất một cấu trúc có thể có cho hợp chất, dựa trên câu trả lời từ (ii)
Một số nguyên tố tồn tại trong tự nhiên dưới dạng hỗn hợp của nhiều hơn một đồng vị có độ
phổ biến tự nhiên cao. Brom xuất hiện dưới dạng hai đồng vị phổ biến: 79Br (độ phổ biến
49,3%) và 81Br (độ phổ biến 50,7%). Một hợp chất chứa một nguyên tử brom sẽ tạo ra hai
đỉnh phân tử tùy thuộc vào loại đồng vị mà nó chứa. Một đỉnh sẽ tạo ra từ các ion phân tử
chứa 79Br, và đỉnh còn lại sẽ tạo ra từ các ion phân tử chứa 81Br. Hai đỉnh khác nhau hai
đơn vị m/z. Cường độ tương đối của hai cực đại này tương ứng với độ phổ biến tự nhiên của
các đồng vị (49,3 : 50,7).
Clo và lưu huỳnh cũng tồn tại dưới dạng một số đồng vị như trong bảng sau:
Đồng vị Độ phổ biến tự nhiên (%)
35Cl 75.8
37Cl 24.2
32S 95.0
33S 0.75
34S 4.2
(f) Đối với mỗi hợp chất sau đây, hãy cho biết các giá trị m/z dự kiến tương ứng với các pic
của ion phân tử và cho biết cường độ tương đối của các pic trong mỗi trường hợp.
(i) CH3CH2CH2SH
(ii) ClCH2CH2CH2CH2Cl
(iii) BrCH2CH2Cl
Đáp án:
(a) (i) C2H4O
(ii) C4H8O2
(b) (i) B; D; E
(ii) B: 58,053 D: 58,0417 E: 58,078
Chọn D
(c) (i) Cạnh O.
(ii) Cạnh C=O.
(iii) Methyl và Br.
(d) (i) CH3+
(ii) C2H5+
(iii) CH3CO+
(iv) I+
(e) (i) C4H10O
(ii) CH3+ OH+ C4H9+
(iii) butan-1-ol, butan-2-ol, 2-methylpropan-2-ol
(f) (i)
76 95,0 %

207
77 0,75 %
78 4,2 %
(ii)
126 57,5 %
128 36,7 %
130 5,86 %
(iii)
142 37,4 %
144 50,4 %
146 12,3 %
Câu 2: Bài 17 (2010)
Amin axit là đơn vị cơ bản xây dựng nên nhiều hợp chất có hoạt tính sinh học. Câu hỏi này
liên quan đến khả năng phản ứng của các amino axit với nhau và việc phân tích các sản phẩm
của các phản ứng đó bằng phép đo khối phổ song song.
Bảng dưới đây chứa tên, chữ viết tắt và phân tử khối (làm tròn đến 1 chữ số thập phân) cho
các axit amin phổ biến. Bảng đầu tiên chứa các axit amin được sắp xếp theo thứ tự bảng chữ
cái, bảng thứ hai theo phân tử khối.
Alanine Arginine Aspartic acid Asparagine Cysteine
Ala Arg Asp Asn Cys
89.1 174.2 133.1 132.1 121.1
Glutamic acid Glutamie Glycine Histidine Isoleucine
Glu Gln Gly His Ile
147.1 146.1 75.1 155.2 131.2
Leucine Lysine Methionine Phenylalanine Proline
Leu Lys Met Phe Pro
131.2 146.2 149.2 165.2 115.1
Serine Threonine Tryptophan Tyrosine Valine
Ser Thr Trp Tyr Val
105.1 119.1 204.2 181.2 117.1

Gly Ala Ser Pro Val


75.1 89.1 105.1 115.1 117.1
Thr Cys Ile Leu Asn
119.1 121.1 131.2 131.2 132.1
Asp Gln Lys Glu Met
133.1 146.1 146.2 147.1 149.2
His Phe Arg Tyr Trp
155.2 165.2 174.2 181.2 204.2
Amino axit, như tên gọi của chúng, là các phân tử chứa cả nhóm amin (–NH2 hoặc dẫn xuất
tương ứng) và nhóm axit cacboxylic (-COOH). Cấu trúc chung của một phân tử amino axit
208
được thể hiện bên dưới; 'R' đại diện cho một nhóm nguyên tử khác nhau trong mỗi amino axit
tự nhiên.

Nhóm amin (-NH2) của một amino axit có thể phản ứng với nhóm axit cacboxylic (-COOH)
của amino axit thứ hai, liên kết lại với nhau bằng cách hình thành liên kết C-N. Nước cũng là
một sản phẩm của phản ứng, như trong phản ứng của alanine với serine (viết tắt tương ứng là
Ala và Ser, xem bảng trên để biết các chữ viết tắt của các axit amin khác). Sản phẩm (gọi là
đipeptit) có tính định hướng: một đầu có nhóm amino tự do (-NH2) và đầu kia có nhóm axit
cacboxylic tự do (-COOH). Khi viết trình tự các amino axit trong một polypeptit sẽ bắt đầu
từ đơn vị amino axit có nhóm amino tự do, như minh họa bên dưới.

(a) Tính phân tử khối của nước (đến 1 chữ số thập phân).
(b) Tính phân tử khối của đipeptit Ala-Ser.
(c) Gọi tên và vẽ công thức cấu tạo của một đipeptit khác có cùng phân tử khối với Ala-Ser.
(d) Tính phân tử khối của tripeptit Ala-Ser-Ala.
(e) Tính phân tử khối của tetrapeptit Ala-Gly-Phe-Asp.
Phép đo khối phổ song song là một phương pháp có hiệu suất cao để xác định trình tự của
các polypeptit.
Trong quá trình này, polypeptide bị ion hóa để tạo thành ion gốc, ion này sau đó sẽ phân
mảnh thêm. Khối lượng tương đối của ion mẹ và tất cả các mảnh sau đó được đo.
Một phương thức phân mảnh là phân cắt liên kết C-N giữa các amino axit, dẫn đến một loạt
'ion b'. Sự hình thành các ion như vậy đối với tripeptit Ala-Ser-Cys được thể hiện dưới đây:

209
(f) Tính phân tử khối của các ion b1 và b2 được tạo thành từ tetrapeptit Ala-Ser-Phe-Pro.
(g) Khối lượng của các ion b liên tiếp từ một tripeptit có phân tử khối là 249,3 được liệt kê
trong bảng dưới đây. Xác định trình tự các amino axit trong tripeptit
b ion b1 b2 b3
mass 72.1 175.2 232.3
Một phương thức phân mảnh khả thi khác cũng liên quan đến sự phân cắt liên kết C-N, nhưng
với sự proton hóa và bắt đầu từ phần cuối của peptit với nhóm –COOH tự do. Điều này tạo
ra 'ion y', sự hình thành của nó được minh họa dưới đây đối với tripeptide Cys-Ser-Ala:

(h) Tính phân tử khối của các ion y1 và y2 được tạo thành từ tetrapeptit Cys-Phe-Ser-Ala.
(i) Khối lượng của các ion y liên tiếp từ một tripeptit có phân tử khối là 409,5 được lập bảng
dưới đây. Xác định trình tự các amino axit trong tripeptit.
y ion y1 y2 y3
mass 182.2 279.3 410.5
(j) Khối lượng của các ion b và y từ một hexapeptit có phân tử khối là 745,0 được lập bảng
dưới đây theo thứ tự phân tử khối tăng dần. Xác định trình tự các amino axit trong hexapeptit
này.
ion y1 b1 b2 y3 b4 b5
mass 132.2 132.2 279.4 366.5 477.6 614.8
Đáp án:
(a) 2 x 1.008 + 16.00 = 18.0
(b) 89.1 + 105.1 – 18.0 = 176.2
210
(c) Ser-Ala hoặc Gly-Thr hoặc Thr-Gly
(d) 89.1 + 105.1 + 89.1 – 2 * 18.0 = 247.3
(e) 89.1 + 75.1 + 165.2 + 133.1 – 3 * 18.0 = 408.5
(f) b1 = 89.1 – 17.0 = 72.1
b2 = 72.1 + 105.1 – 18.0 = 159.2
(g) b1 + 17.0 = 89.1 → AA1 = Ala
b2 – b1 + 18.0 = 121.1 → AA2 = Cys
b3 – b2 + 18.0 = 75.1 → AA3 = Gly
So AA1 = Ala, AA2 = Cys, AA3 = Gly
(h) y1 = 89.1 + 1 = 90.1
y2 = 90.1 + 105.1 – 18 = 177.2
(i) y1 – 1 = 181.2 → AA3 = Tyr
y2 – y1 + 18.0 = 115.1 → AA2 = Pro
y3 – y2 + 18.0 = 131.2 → AA1 = Met
So AA1 = Met, AA2 = Pro, AA3 = Tyr
(j) b1 + 17.0 = 149.2 → AA1 = Met
b2 – b1 + 18.0 = 165.2 → AA2 = Phe
b5 – b4 + 18.0 = 155.2 → AA5 = His
y1 – 1 = 131.2 à AA6 = Ile or Leu
y2 = y1 + 155.2 – 18.0 = 269.4
y3 – y2 + 18.0 = 115.1 → AA4 = Pro
b3 = b4 – 115.1 + 18.0 = 380.5
b3 – b2 + 18.0 = 119.1 → AA3 = Thr
So AA1 = Met, AA2 = Phe, AA3 = Thr, AA4 = Pro, AA5 = His, AA6 = Ile or Leu
Bài 3: Trích bài 17 (2012)
Phân tích các hợp chất là điều cần thiết trong Hóa học để xác định cấu trúc phân tử. Khối
phổ là phương pháp phân tích rất quan trọng cho phép xác định phân tử khối hợp chất. Phép
đo khối phổ có thể nhạy đến mức phân biệt được các hợp chất với các đồng vị khác nhau.
Do đó, khi xác định khối lượng, phải sử dụng khối lượng chính xác của các nguyên tử chứ
không phải khối lượng nguyên tử trung bình của các đồng vị xuất hiện trong tự nhiên. Khối
lượng chính xác của một số nguyên tử phổ biến, được biểu thị bằng khối lượng nguyên tử
đơn vị (amu, trong đó 1 amu bằng 1/12 khối lượng của nguyên tử 12C), là
1H = 1,0078
12C = 12,0000
14N = 14,0031
16O = 15,9949
Khi vẽ các hợp chất hữu cơ, một phương pháp biểu diễn cấu trúc đơn giản được sử dụng để
giảm độ phức tạp. Các nguyên tử carbon và hydro liên kết với nguyên tử carbon không
được vẽ, do đó

211
được biểu diễn thành
Sử dụng nguyên tử khối chính xác, xác định khối lượng phân tử tính bằng amu của mỗi hợp
chất sau đây khi chúng bao gồm các đồng vị được liệt kê ở trên.
(i) CH2O
(ii)

(iii)

(iv)
Một ví dụ về phổ khối của C2H5Br được cho dưới đây.

Đỉnh tương ứng với khối lượng của hợp chất được gọi là đỉnh phân tử (được biểu thị bằng
mũi tên trên sơ đồ trên).
Một số nguyên tố tồn tại trong tự nhiên dưới dạng hỗn hợp của nhiều hơn một đồng vị có độ
phổ biến tự nhiên cao. Ví dụ, brom xuất hiện dưới dạng hai đồng vị phổ biến: 79Br (độ phổ
biến 49,3%) và 81Br (độ phổ biến 50,7%). Phân tử của hợp chất chứa một nguyên tử brom
sẽ tạo ra hai pic phân tử. Một đỉnh sẽ là kết quả của các phân tử chứa 79Br và đỉnh còn lại sẽ
là kết quả của các phân tử chứa 81Br. Hai đỉnh chênh nhau hai đơn vị khối lượng. Cường độ

212
tương đối của hai cực đại này tương ứng với độ phổ biến tự nhiên của các đồng vị (49,3 :
50,7).
(b) Hãy xem xét các tỷ lệ đồng vị sau đây cho các nguyên tố khác nhau.
Đồng vị Khối lượng chính xác (amu) Độ phổ biến tự nhiên
35Cl 34.9689 75.8
37Cl 36.9659 24.2
Các phân tử chỉ khác nhau về thành phần đồng vị của chúng được gọi là các chất đồng vị.
Xác định khối lượng chính xác của từng chất đồng vị clo trong hợp chất sau và cho biết cường
độ tương đối của các pic tương ứng của chúng trong phổ khối của hợp chất.

Phổ khối tương tác electron cho một dòng electron bắn vào một phân tử làm bật ra một
electron và tạo thành một gốc hoặc electron độc thân. Các hợp chất gốc này không ổn định bị
phân mảnh hoặc phân hủy thành nhiều mảnh nhỏ ổn định hơn.
Chiều cao của các đỉnh thể hiện độ ổn định của từng mảnh ứng với mỗi đỉnh có tỷ lệ đồng vị
đã biết ở trên. Các mẫu phân mảnh này được dự đoán cho các hợp chất riêng lẻ nhưng có
điểm tương đồng với các hợp chất có cùng nhóm chức.
(c) (i) Kiểm tra bốn khối phổ sau và xác định khối lượng phân tử đối với mỗi chất đồng vị
của hợp chất được phân tích.
(A) Các nguyên tử gồm C, H và Br.

213
(B) Các nguyên tử gồm C, H và Cl.

(C) Các nguyên tử gồm C, H và Cl.

(D) Các nguyên tử gồm C, H và Br.

214
(ii) Trên cơ sở phân mảnh, hãy xác định cặp phổ nào có nhóm chức tương tự nhau và đưa ra
lời giải thích.
Đáp án:
(a) (i) 30,0105
(ii) 57,0577
(iii) 102,0678
(b) C5H935Cl = 104,0391 có cường độ 75,8
C5H937Cl = 106,0361 có cường độ 24,2
(c) (i) A) 170 hoặc 172
B) 126 hoặc 128
C) 176 hoặc 178
D) 220 hoặc 222
C) ii) Hợp chất A và B có nhóm chức tương tự nhau. Hợp chất C và D có nhóm chức tương
tự nhau.
A và B đều có đỉnh có cường độ mạnh nhất ở 91 với các đỉnh nhỏ hơn tương tự ở 89-92.
Chúng cũng có đỉnh tương tự nhau ở 60-65.
C và D đều có đỉnh có cường độ mạnh nhất ở 141 với các đỉnh nhỏ hơn tương tự ở 139-142.
Chúng cũng có đỉnh tương tự nhau ở 115.

215
3.3.2 Kì thi Olympic Hóa học Quốc gia Áo
Thông qua đề thi của Olympic Hóa học Quốc gia Áo từ năm 1998 đến 2022, có thể
thấy kiến thức về phổ khối không được dùng một cách liên tục. Các bài tập ở mức độ khá
cao; tuy nhiên vẫn có phần hướng dẫn cụ thể các kiến thức khó trong đề bài.

Câu 1: Bài 5 (2006)


Peptit và phổ khối lượng
5.1. Vẽ công thức cấu tạo của tripeptit Leu-Val-Ser (chú ý đến cấu hình của các aminoaxit
thiên nhiên)
Sự nghiên cứu cách sắp xếp một pentapeptit bao gồm 5 aminoaxit khác nhau được tiến hành
bằng phương pháp phổ khối lượng. Phân tích giá trị thu được thì có thể kết luận được rằng
trong quá trình xác định thì peptit ở điểm đẳng điện của nó và các khối lượng thu được đều
thuộc về các mảnh tương ứng của phân tử (không thuộc về bất kỳ nguyên tử nào). Có thể giả
thiết rằng sự phân mảnh chỉ xảy ra ở liên kết peptit. Để tiến hành phân tích thì nên sử dụng
bảng công thức và khối lượng phân tử của các aminoaxit.
Trên phổ khối lượng người ta tìm thấy các pic sau: 71, 73, 131, 147, 188, 204, 218, 259, 278,
349, 351, 406, 422, 537, 610.
5.2. Sự phân tích được tiến hành bằng khối phổ kế thời gian bay (MALDI-TOF MS).
Protein được cấp một năng lượng là 3.00×10-15 J bằng cách gia tốc trong điện trường có hiệu
điện thế lớn. Năng lượng được chuyển hoàn toàn thành động năng. Xác định thời gian bay
đối với toàn phân tử pentapeptit (M = 610 g/mol), khi đường ống bay của khối phổ kế có
chiều dài 2.50 m?
Trả lời các câu hỏi dưới đây và xác định lại bằng tính toán:
5.3. Dựa vào các mảnh phân tử cho biết tên của aminoaxit ở trong mạch.
5.4. Cho biết aminoaxit đầu N là aminoaxit nào ?
Cho biết aminoaxit đuôi C là aminoaxit nào?
Đáp án:
5.1. Leu-Val-Ser:

5.2. Thời gian bay:

216
5.3. Các mảnh có thể của aminoaxit: 71,73,131,147,188
Trong trường hợp này thì khối lượng của mỗi aminoaxit trong mạch sẽ giảm đi 18 u.
71 73 131 147 188
Trong mạch (+18) 89 (Ala) 91 149 (Met) 165 (Phe) 206
Vậy là: Ala, Met và Phe.
5.4. Các mảnh có thể của aminoaxit: 73 and 188.
Đối với aminoaxit đuôi C thì khối lượng sẽ giảm 2u, còn đầu N sẽ giảm 16u.
73 188
Aminoaxit đầu C (+2) 75 (Gly) 190
Aminoaxit đầu N (+16) 89 (Ala) 204 (Trp)
Aminoaxit đầu N: Trp.
Aminoaxit đuôi C: Gly.

Câu 2: Bài 6 (2009)


Hexokinase
Hai hexokinase-protein của con người được nghiên cứu để tìm ra sự khác biệt. Với sự trợ
giúp của khối phổ song song, có thể phân mảnh chọn lọc ion đặc biệt để nhận được thông tin
về cấu trúc. Các phân mảnh sau đây đã diễn ra trong phần nghiên cứu:

Các phân mảnh của phân tử A (m/z): Các phân mảnh của phân tử B (m/z):
a1 = 88 a2 = 244.1
x1 = 132 a3 = 373.2
c2 = 289.1 x2 = 189
a3 = 315.1 c4 = 531.3
x5 = 594.2 a5 = 601.3
c6 = 659.2 a7 = 814.4

217
x8 = 936.3 c8 = 946.4
Các amion axit (kí hiệu viết tắt và khối lượng mol theo g/mol):
Glyci Alani Seri Proli Vali Threoni Cystei Leuci Isoleuci Asparagi
n n n n n n n n n n
Gly Ala Ser Pro Val Thr Cys Leu Ile Asn
75.0 89.0 105. 115.1 117. 119.1 121.0 131.1 131.1 132.1
0 1

Aspara Lys Gluta Gluta Methio Histi Phenylal Argi Tyro Tryptop
gin in min mic nin din anin nin sin han
Asp Lys Gln Glu Met His Phe Arg Tyr Trp
133.0 146 146.1 147.1 149.1 155.1 165.1 174.1 181.1 204.1
.1
Công thức toán học cho tổng khối lượng của amin axit tổng trong một đoạn an được cho bởi:
An = m(an) + 45 + (n-1)·18
6.1. Vì sao xuất hiện số 45 và 18 trong công thức trên?
6.2. Rút ra một cách hợp lý các công thức cho Cn và Xn.
6.3. Tính khối lượng giả thiết của tất cả các mảnh an, cn và xn.
Mỗi một trong hai phần của hai phân tử hexokinase gồm 8 amino axit đều có cùng thứ tự.
Chúng khác nhau ở ba vị trí và không chứa leucine.
6.4. Tìm các cấu trúc chính của cả hai octapetides!
Đáp án:
6.1. 45: Mảnh COOH
18: Mảnh H2O
6.2. Cn = m(cn) + (n-1)·18
Xn = m(xn) - 27 + (n-1)·18
6.3. Tính toán các khối lượng giả thiết
Phân tử A An, Cn, Xn (g/mol) Phân tử B An, Cn, Xn (g/mol)
a1 = 88 133 a2 = 244.1 307.1
c2 = 289.1 307.1 a3 = 373.2 454.2
a3 = 315.1 396.1 x2 = 189 180
x1 = 132 105 c4 = 531.3 585.3
x5 = 594.2 639.2 a5 = 601.3 718.3
c6 = 659.2 749.2 a7 = 814.4 967.4
M+ = 1035.3 1035.3 M+ = 1072.4 1072.4
6.4. Thứ tự sắp xếp các aminoaxit

218
AS1 AS2 AS3 AS4 AS5 AS6 AS7 AS8

A Asp Arg Ala Ile Asp Ala Tyr Ser

B Asp Arg Glu Ile Asp Arg Gly Ser

Câu 3: Trích bài 4 (2014)


C. Norflurazon và Diclomezin, hai loại thuốc diệt cỏ thuộc loại pyridazinon
Pyridazinone xuất phát từ dị vòng 6 cạnh pyridazine. Các chất diệt cỏ có ý nghĩa như chất
bảo vệ thực vật, đặc biệt là trong phát triển lúa mạch và bông. Chúng hoạt động bằng cách ức
chế quang hợp và giảm sinh tổng hợp carotinoid.
Bài tập này liên quan đến tổng hợp của norflurazon và diclomezin.

Một tổng hợp có thể có của norflurazon như sau:

4.7. Vẽ cấu trúc của G, H, và J.


4.8. Cho biết sản phẩm phản ứng của một axit cacboxylic RCOOH với hydrazine. Loại hợp
chất này gọi là gì?
4.9. Cho biết sản phẩm phản ứng của một andehit RCHO với hydrazine.Loại hợp chất này
gọi là gì?
4.10. Chỉ ra hai nguyên tử N trong hợp chất I thuộc loại hợp chất nào ở trên?
219
Trong phản ứng H → I có sự tham gia của axit mucochloro.
4.11. Vẽ các đồng phân cấu hình có thể có của axit mucochloro.
Axit Mucochloro được tạo ra từ furfural (= furan-2-cacbandehit) với clo trong dung dịch
nước. Trong đó, một phân tử CO2 và phân tử fufural được giải phóng.
4.12. Viết ra một phương trình cân bằng cho phản ứng này.
4.13. Axit mucochloro cũng có thể tồn tại trong dạng vòng tautome K. Vẽ công thức cấu trúc
của K.
Phổ khối của axit mucochloro có ba tín hiệu cao nhất với giá trị m/e là 124 m/e, 126 m/e, và
128 m/e với cường độ tỷ lệ 9: 6: 1. Đỉnh cực đại cơ sở (cường độ cao nhất) xuất hiện ở 44
m/e.
4.14. Viết các công thức phân tử của tiểu phân ứng với pic 126 m/e.
Đáp án:
4.7.

4.8. RCONHNH2: acid hydrazides, hydrazides.


4.9. RCH=NNH2: hydrazone.

4.10.

4.11.
4.12. C5H4O2 + 5 Cl2 + 3 H2O → C4H2Cl2O3 + CO2 + 8 HCl

4.13.
4.14. [C3H235Cl37ClO]+
Câu 3: Trích bài 4 (2016)

220
Thứ gì đó „Gschmackig's“ (= ngon) từ Tyrol
A. "Tiroler Zelten"
Những nguyên liệu cần thiết để chuẩn bị món „Tiroler Zelten“ ngon lành gồm: 375 g bột lúa
mạch đen, 375 g bột mì, 500 ml nước ấm, 20 g men, 1 thìa cà phê muối, 1 thìa cà phê caraway,
1 thìa cà phê thì là, ½ thìa cà phê hạt hồi , ½ muỗng cà phê ngò rí, 1 quả trứng để đánh kem
và nửa quả hạnh nhân để trang trí.
Phân tử W, có thể được tìm thấy trong bột nhào của „Tiroler Zelten“, bao gồm 70,56% C, 5-
93% H – phần còn lại là O. Phổ khối lượng của chất W được cho ở hình 1.
Phổ 1:

4.1. Xác định công thức phân tử của W.


Phổ 1H NMR của W được cho ở hình 2.

4.2. Xác định công thức cấu tạo của W.


Một trong những gia vị được sử dụng trong công thức món ăn trên bao gồm 80-90% chất X.
Đốt cháy 2,9644g chất X thu được 8,8020g CO2 và 2,1624g H2O. Khối lượng mol của chất
X là M < 200g∙mol-1.
4.3. Xác định công thức phân tử của X.
Phổ 1H NMR của X được cho ở hình 3.

221
4.4. Xác định công thức cấu tạo của X và cho biết nguyên tử H ứng với tín hiệu 6,06 ppm.
4.5. Gọi tên IUPAC của X.
Khoảng 50 năm trước, Robert Sidney Cahn, Christopher Ingold và Vladimir Prelog đã xuất
bản một bài báo có tiêu đề “Đặc điểm của các phân tử quang hoạt” trên tạp chí khoa học nổi
tiếng Angewandte Chemie. Đó là một minh họa toàn diện về hệ thống Cahn-Ingold-Prelog
và đã thay đổi thuật ngữ hóa học bằng cách đưa ra thuật ngữ chirality (tính quang hoạt). Ngày
nay, hệ thống CIP được sử dụng như một công cụ mô tả trong hóa học hữu cơ.
Có hai đồng phân đối quang của chất X.
4.6. Vẽ công thức cấu trúc cả hai cấu hình của X chỉ ra đặc điểm cấu hình.
Estragole là đồng phân của chất X. Phổ 1H NMR của estragole được cho ở hình 4.

4.7. Xác định công thức cấu tạo của estragole và cho biết nguyên tử H ứng với tín hiệu 3,21
ppm.
Đáp án:
4.1. m(C) = 70.56g ⟶ n(C) = 5.875 mol
m(H) = 5.93g ⟶ n(H) = 5.871 mol
m(O) = 23.51g ⟶ n(O) = 1.469 mol

222
⟶ CTTN: C4H4O
MS ⟶ CTPT: C8H8O2
4.2.

4.3. m(C) = 2.4020g ⟶ 81.03% C ⟶ n(C) = 6.7468 mol


m(H) = 0.2424g ⟶ 8.17% H ⟶ n(H) = 8.0891 mol
m(O) = 0.3200g ⟶ 10.80% O ⟶ n(O) = 0.6750 mol
⟶ CTPT: C10H12O
4.4.

4.5. 1-methoxy-4-(prop-1-enyl)-benzene
4.6.

dạng E: dạng Z:
4.7.

223
3.3.3 Kì thi Olympic Hóa học Quốc gia Anh
Thông qua đề thi của Olympic Hóa học Quốc gia Anh từ năm 2000 đến 2022,
có thể thấy kiến thức về phổ khối không được sử dụng thường xuyên.

Câu 1: Bài 5 (2017)


Câu hỏi này là về Superbase
Ion hydroxit là bazơ mạnh nhất có thể có trong dung dịch nước, nhưng trong dung môi hữu
cơ có thể có bazơ mạnh hơn.

Trong nhiều năm, bazơ mạnh nhất được biết đến là anion metyl, nhưng vào năm 2008, một
nhóm các nhà khoa học đã tổng hợp anion liti monoxit được phát hiện là bazơ thậm chí còn
mạnh hơn. Năm 2016 chứng kiến các kỷ lục được viết lại một lần nữa khi các nhà nghiên cứu
224
Australia công bố sự hình thành của một dianion pha khí hữu cơ (DEB2–) có ái lực với proton
cao nhất từng được báo cáo, tức là bazơ mạnh nhất.
Mức độ mạnh của một bazơ có thể được xác định bởi ái lực proton của nó. Ái lực proton của
X– , PA(X–), được cho bằng sự thay đổi entanpi tiêu chuẩn của phản ứng:
HX → H+ + X–.
(a) Sử dụng dữ liệu trong bảng bên dưới, tính ái lực proton của anion metyl, PA (CH3–), theo
đơn vị kJ mol–1.
Phản ứng 1 CH4 → H● + CH3● 439 kJ mol–1
Phản ứng 2 H● → H+ + e – 2.18 × 10–18 J
Phản ứng 3 CH3● + e– → CH3– –7.52 kJ mol–1
Với ái lực của proton là 1778 kJ mol–1, anion liti monoxit được phát hiện là một bazơ mạnh
hơn anion metyl. Anion liti monoxit được tạo thành trong máy quang phổ khối khi anion liti
oxalat, LiC2O4–, trước hết mất phân tử trung tính P có khối lượng 44 và sau đó là phân tử
trung tính khác Q có khối lượng 28.
(b) Vẽ công thức cấu tạo của anion oxalat (C2O42–) và cho biết công thức của P và Q.
Dianion pha khí hữu cơ (DEB2–) có ái lực với proton cao nhất từng được báo cáo là 1843 kJ
mol–1. Điion này được tạo ra từ hợp chất A thuộc họ các benzen bị thế, C6H4R2, trong đó cả
hai nhóm thế R đều giống nhau. Hợp chất A có công thức phân tử C12H6O4 và sủi bọt khi
thêm natri hiđrocacbonat.
(c) Đề xuất nhóm chức có trong R chịu trách nhiệm về sự sủi bọt, và từ đó suy ra cấu trúc của
R.
(d) Vẽ tất cả các benzen có thể bị phân hủy, C6H4R2, và cho biết số lượng tín hiệu trong 13C
NMR cho mỗi loại.
DEB2– được quan sát thấy trong phổ khối ion âm của Hợp chất A. Nó được tạo thành thông
qua loài B2– và C2–. Hợp chất A được tìm thấy có 6 tín hiệu trong phổ 13C NMR của nó.

(e) Xác định cấu trúc của các chất trung gian B2– và C2–, và DEB2–.
Đáp án:
(a)

225
(b)

(c) nhóm carboxylic acid

(d)

Số tín hiệu 6 7 5
(e)

3.3.4 Bài tập chuẩn bị Olympic Hóa học Quốc tế ICHO


Thông qua bài tập chuẩn bị Olympic Hóa học Quốc tế ICHO từ năm 1994 đến 2022,
có thể thấy kiến thức về phổ khối xuất hiện khá sớm. Một điểm đáng chú ý là các bài tập càng
ngày càng hướng về mặt ứng dụng của phổ khối chứ không còn thiên về cơ chế phát sinh của
phổ.

Câu 1: Bài 8 ICHO 30 (1998)


Một mẫu diclopropadien được phân tích bằng khối phổ kế. Khối phổ cho thấy một mũi rất rõ
ở tỉ lệ khối:điên tích (m/z) là 75, một mũi khác tại m/z 77. Ở điều kiện vận hành nhất định,
chỉ quan sát thấy hai mũi trên trong khối phổ. Ở điều kiện khác, cùng một mẫu thử cho một
số mũi khác, bao gồm m/z 82 (nhưng không có 83) và m/z 28 (nhưng không có 27). Không

226
tùy thuộc điều kiện vận hành, mũi tại m/z 77 luôn có cường độ bằng 60% cường độ của mũi
tại m/z 75.
Có những giả thiết sau:
• Các ion quan sát được đều là ion dương 1+ (đơn điện, singly-charged) tạo ra trực tiếp từ sự
ion hóa phân tích của diclopropadien, không xảy ra bất kì sự dời chuyển nào trong quá trình
phân mảnh.
• Diclopropadien được điều chế từ các nguyên tố cacbon, hidro, và clo theo cách không được
rõ ràng: các hóa chất sử dụng được biết có chứa một lượng đồng vị với tỉ lệ khác với tỉ lệ
thường gặp của hidro, cacbon, và clo, nhưng chỉ chứa các đồng vị bền. Hơn nữa, cũng không
chuẩn bị để xác định loại đồng vị của các nguyên tử cụ thể trong phân tử.
a). Công thức hóa học của các ion dò thấy tại m/z 75 và 77 là gì?
b). Tính thành phần phần trăm của các đồng vị có trong mẫu diclopropadien? Tính thành
phần phần trăm mỗi đồng-vị-phân của diclopropadien. [Đồng-vị-phân, isotopomer, là các
phân tử có công thức hóa học giống nhau nhưng khác nhau các đồng vị thành phần.]
c). Khối lượng mol phân tử của mẫu? Để đơn giản, giả thiết rằng nguyên tử khối của mỗi hạt
nhân đúng bằng số khối.
d). Có thể xác định được đồng phân của diclopropadien khảo sát ở đây không?
Phương pháp khối phổ truyền thống gần đây được phát triển với phương pháp Khối Phổ Tia
Electron (Electrospray Mass Spectrometry, viết tắt là ESMS). ESMS chỉ khác với phương
pháp khối phổ truyền thống ở chỗ dung dịch được phun vào khối phổ kế và không có nguồn
ion hóa. Kĩ thuật này chỉ dò tìm những ion có sẵn trong dung dịch.
Ví dụ như một mẫu chứa tetrabutyl amoni bromua (trong dung môi trơ) được phun vào một
ESMS cho một mũi tại m/z = 242 là mũi có cường độ mạnh nhất ứng với kiểu dò ion dương.
Có hai mũi chính, với cường độ gần như nhau, tại m/z=79 và m/z=81 trong kiểu dò ion âm.
e). Những ion nào gây nên ba mũi trên?
Một mẫu isopropanol (propan-2-ol) được phun vào thiết bị ESMS cho một mũi tại m/z = 61
là mũi có cường độ mạnh nhất ứng với kiểu dò ion dương. Mũi có cường độ mạnh nhất ứng
với kiểu dò ion âm xuất hiện tại m/z = 59.
f). Những ion nào gây nên hai mũi trên?
Đáp án:
a). Ion ở m/z 82 phải là 12C35Cl35Cl. Sự vắng mặt của m/z 83 đòi hỏi sự vắng mặt của 13C
trong mẫu.
Do đó, ion ở m/z 28 phải là 12C12C2H2H. Sự vắng mặt của m/z 27 đòi hỏi sự vắng mặt của
1H.
Do đó, ion ở m/z 75 phải là 35Cl12C32H2 và m/z 77 là đồng vị 37Cl của phân tử này.
b). I(m/z 77) = 0,6 I(m/z 75)
\ n(37Cl) = 0,6n(35Cl)
\ %(37Cl) = [0,6/(1+0,6)] × 100% = 37,5%
\ %(35Cl) = 62,5 %.
Có ba đồng vị của dichloropropadiene:

227
%[C3D2(35Cl)2] = (62,5%)2 = 39,06%
%[C3D235Cl37Cl] = 2 × 62,5% × 37,5% = 46,88%
%[C3D2(37Cl)2] = (37,5%)2 = 14,06%
c). 1 mol tương ứng với:
0,3906 mol × 110,0 g mol-1 + 0,4688 mol × 112,0 g mol-1 + 0,1406 mol × 114,0 g mol-1
tức là khối lượng mol là 111,50 g mol-1.
d). CCl2+ và CCD2+ chỉ có thể phát sinh nếu cấu trúc dichloropropadien là

e). Đỉnh ở m/z = 242 trong chế độ phát hiện ion dương là do (C4H9)4N+ (C16H36N = 242,4
amu) là phần mang điện dương duy nhất trong dung dịch.
Ở chế độ phát hiện ion âm, các đỉnh do 79Br– và 81Br– được quan sát thấy. Độ phổ biến tự
nhiên của 79Br và 81Br lần lượt là 50,7% và 49,3%, vì vậy hai đỉnh này về cơ bản có chiều
cao bằng nhau.
f). Những phổ này phù hợp với quá trình tự ion hóa:

Câu 2: Bài 20 ICHO 31 (1999)


a. Khối phổ của diclometan, CH2Cl2, có mũi đặc trưng tại m/z 49 (mũi cơ bản), 51, 84 (ion
phân tử), 86 và 88. Dự đoán cường độ tương đối của các mũi:
(i) m/z 49 và 51
(ii) m/z 84, 86 và 88
b. Hãy tính tỉ lệ các mũi đồng vị dự đoán trong khối phổ của một hợp chất có chứa ba nguyên
tử brom.
Bảng: Một số nguyên tố chọn lọc và hàm lượng tương đối

Nguyên Tố Số Khối Hàm Lượng Tương Đối (%)

H 1 99,985
2 0,015
C 12 98,889
13 1,111
N 14 99,634
15 0,366
O 16 99,763
17 0,037
18 0,200

228
Cl 35 75,77
37 24,23
Br 79 50,69
81 49,31
Đáp án:
a) Đối với các pic trong cụm ion phân tử, dự kiến có 3 pic từ hai nguyên tử clo. Cường độ có
thể được tính từ (a+b)n Vấn đề 20
trong đó a = độ phong phú tương đối của đồng vị nhẹ (35Cl)
b = độ phong phú tương đối của đồng vị nặng (37Cl)
n = số nguyên tử halogen có mặt.
Do độ phong phú tương đối của 35Cl = 75,77 và của 37Cl = 24,23, nên có thể giả định rằng độ
phong phú tương đối của chúng là 35Cl = 3 và 37Cl = 1 để thuận tiện.
(i) Cường độ tương đối của các đỉnh tại m/z 84, 86 và 88 = a2 + 2ab + b2 = 32 + 2x3x1 + 12
Nghĩa là, cường độ tương đối cho m/z 84:86:88 = 9:6:1
(ii) Đối với các pic ở m/z 49 và 51, tương ứng với sự mất đi một nguyên tử clo từ ion phân
tử, hai pic lần lượt là của CH2 35Cl+ và CH2 37Cl+.
Cường độ tương đối của cực đại tại m/z 49 và 51 = a + b = 3 + 1
Nghĩa là, cường độ tương đối cho m/z 49:51 = 3:1
b) Xét về độ phong phú tương đối, 79Br : 81Br = 50,69 : 49,31 ≈ 1:1.
Cường độ tương đối của các đỉnh đồng vị có thể được tính từ (a+b)n
trong đó a = cường độ tương đối của 79Br = 1
b = cường độ tương đối của 81Br = 1
n = số nguyên tử halogen có mặt = 3
Cường độ tương đối = a3 + 3a2b + 3ab2 + b3
M : (M+2) : (M+4) : (M+6) = 13 : 3x12x1 : 3x1x2 : 13 = 1:3:3:1
Câu 3: Bài 20 ICHO 34 (2002)
Carvon
Hợp chất thiên nhiên L-carvon có trong vỏ quýt, bạc hà và tinh dầu cỏ gừng. L-carvon có góc
quay quang âm. Đồng phân đối quang của nó là D-carvon với góc quay quang dương có trong
hạt carum. Phân tích carvon cho thấy có 80,00% cacbon; 9,33% hidro và 10,67% oxi. Khối
lượng phân tử của carvon xác định được theo phương pháp khối phổ bằng 150. Phổ NMR và
IR của carvon được nêu dưới đây. Phổ UV của carvon có đỉnh hấp thụ mạnh cực đại tại 238
nm.
20-1 Tính công thức phân tử của carvon.
20-2 Tính số bất bão hòa của carvon.
20-3 Nhóm chức nào dẫn đến sự hấp thụ mạnh tại 1680 cm–1 trong phổ IR?
20-4 Trong phổ IR, không có dải hấp thụ nào ở phía trên 3000 cm–1. Carvon không có loại
nhóm chức nào?
Trong phổ NMR-1H 200 MHz, các kiểu tín hiệu như sau (không xét ghép cặp tầm xa).
d (ppm) Kiểu Tích phân

229
1,63 vạch đơn (singlet) 3
1,68 vạch đơn (singlet) 3
1,9-2,2 vạch đa (multiplet) 2
2,2-2,5 vạch đa phủ chồng (overlapping multiplet) 3
4,75 vạch đôi (doublet) 1
4,93 vạch đôi (doublet) 1
6,73 vạch ba (triplet) 1

20-5 Đề nghị cấu trúc phù hợp nhất của carvon, cho biết carvon là hệ vòng 6 với ba nhóm thế
1,2,4. (vạch đa phủ chồng gồm một tín hiệu CH và một tín hiệu CH2).
Phổ NMR-1H của carvon(vùng 4,5-5,0 ppm được phóng to)

Phổ IR của carvon:

Đáp án:
20-1 Số nguyên tử C: nC = (Mr x %C)/12 = (150 x 0,8)/12 = 10
Số nguyên tử H: nH = (Mr x %H)/1 = (150 x 0,0933)/1 = 14
Số nguyên tử O: nO = (Mr x %O)/16 = (150 x 0,1067)/16 = 1
20-2 Một hiđrocacbon no hoàn toàn có 10 nguyên tử cacbon có công thức C10H22
Carvone có công thức C10H14O, để tính độ không no thì O không liên quan.
230
Phép trừ dẫn đến sự thiếu hụt 8H đối với carvone, điều này tương đương với 4 vị trí không
bão hòa (hoặc liên kết đôi hoặc vòng).
20-3 nhóm C=O
20-4 -OH (-CO2H không phải là câu trả lời đúng! Carvone chỉ có một nguyên tử oxy). không
có hấp thụ mạnh trên 3000 cm-1. Điều đó có nghĩa là không có nhóm -OH.
20-5 Carvone là một vòng 6 cạnh, còn lại ba vị trí chưa bão hòa.
IR cho thấy sự có mặt của nhóm C=O, vậy còn lại 2 vị trí không bão hòa nữa, đây phải là
liên kết C=C.
Sự hấp thụ tia cực tím mạnh cho thấy một hệ thống liên hợp, rất có thể là C=C-C=O.
Các nhóm đơn ở 1,63 và 1,68 ppm trong 1H-NMR là hai nhóm–CH3 không có liên kết phụ.
Multiplet từ 1,9-2,2 ppm bao gồm một nhóm –CH và một nhóm –CH2- (từ câu hỏi)
Đa bội từ 2,2-2,5 ppm rất có thể là nhóm –CH2- với nhiều nguyên tử H lân cận.
Sự ghép cặp ở 4,75 và 4,93 ppm là biểu thị của hai nhóm =CH-, thậm chí có thể là =CH2
đưa ra các hằng số ghép nhỏ và giống hệt nhau (xem khu vực mở rộng).
Bộ ba ở 6,73 ppm biểu thị nhóm =CH- nằm cạnh nhóm –CH2-.
Kết hợp tất cả thông tin này với mẫu thay thế 1,2,4 đã cho sẽ cho cấu trúc bên dưới là cấu
trúc có khả năng xảy ra nhất của carvone.

Câu 4: Bài 27 ICHO 41 (2009)


Phổ khối của peptit
Chú ý : Cấu trúc, danh pháp, và kí hiệu của các aminoaxit được cho ở phần phụ lục.
Nọc rắn bao gồm nhiều polypeptit khác nhau và các phân tử nhỏ khác. Polypeptit của nọc
độc có phạm vi tác động sinh học bao gồm gây hoại tử cơ và làm tê liệt thần kinh. Đặc trưng
về thành phần nọc rắn rất quan trọng cho sự phát triển của các hợp chất chì dùng trong lĩnh
vực hóa dược học và trong quá trình tạo ra huyết thanh trị nọc rắn.
Phổ khối dạng kép (MS – MS) giúp xác định nhanh trình tự của chuỗi polypeptit. Phương
pháp này bao gồm sự tạo thành ion mẹ, rồi phân mảnh để tạo thành những ion nhỏ hơn. Trong
chuỗi peptit sự phân mảnh thường xảy ra ở liên kết amit, tạo thành “ b ion “. b-ion được tạo
thành từ chuỗi polipeptit alanin-valin-glycin được cho dưới đây. Biết rằng theo qui ước
aminoaxit đầu tiên có nhóm -NH2 tự do.

231
Polypeptit X được tách từ nọc rắn vipe, B. insularis. Thành phần aminoaxit của chuỗi
polypeptit X có thể được xác định bằng cách thủy phân peptit trong môi trường axit . Trong
điều kiện thủy phân này, không thể phân biệt được Asp và Asn và cho là Asx, cũng như không
thể phân biệt được Glu và Gln và cho là Glx. Thành phần của chuỗi polypeptit X xác định
được gồm : 1 × Asx, 2 × Glx, 1 × His, 1 × Ile, 4 × Pro and 1 × Trp.
a) Có bao nhiêu cách sắp xếp đơn vị của đecapeptit từ những aminoaxit này :
i) Giả sử Glx là hai aminoaxit giống nhau.
ii) Giả sử một Glx là Glu, Glx kia là Gln.
b) Phân tử khối của chuỗi polipeptit X có thể là bao nhiêu ?
Trong phổ khối của chuỗi polipeptit X ion mẹ có peak m/z là 1196.8. Người ta biết rằng độc
tố của rắn được tổng hợp từ 20 amionaxit thông dụng được ghi trong bảng một số aminoaxit
có thể bị thay thế sau khi tổng hợp polipeptit. Phổ khối của ion mẹ cho biết rằng một trong
những aminoaxit trong polypeptit X đã được thay thế sau khi thủy phân trong môi trườngaxit.
Trình tự của chuỗi polipeptit X được xác định bằng cách dùng MS – MS. Khối lượng của các
b-ion được cho trong bảng dưới đây :
ion m/z ion m/z ion m/z
b1 112.2 b4 509.7 b7 872.0
b2 226.4 b5 646.7 b8 985.0
b3 412.5 b6 743.8 b9 1082.2
c) Trình tự của chuỗi polypeptit X như thế nào ? Có thể dùng Mod thay cho amnoaxit bị thay
thế.
d) Phân tử khối của amnoaxit bị thay thế là bao nhiêu ?
Phổ 13C NMR của Mod trong D2O cho ở bên phải.

232
Phổ 1H NMR, trong dung môi hữu cơ và trong D2O được cho ở dưới.

e) Hãy vẽ cấu trúc của Mod và xác định xem prôtôn nào cho tín hiệu nào trong phổ 1H NMR
spectrum. Không cần giải thích độ bội của tín hiệu.
Đáp án:
a) i) Nếu Glx là cùng một amino axit thì số cách sắp xếp các đơn vị được cho là 10!/(4! x
2!). Kết quả là 75600.
ii) Nếu Glx là hai amino axit khác nhau thì số cách sắp xếp các đơn vị được cho là 10!/4!.
Kết quả là 151200.
b) Có 6 peptit có thể tạo thành tùy thuộc vào amino axit Asx và Glx:
Khối lượng
Amino Axit Khối lượng peptit Amino Axit
peptit
Asn, Gln, Gln 1213 Asp, Gln, Gln 1214
Asn, Gln, Glu 1214 Asp, Gln, Glu 1215

233
Asn, Glu, Glu 1215 Asp, Glu, Glu 1216
c) Khối lượng của ion b1 có thể dùng để xác định amino axit đầu tiên trong polypeptit:
Mr(amino axit 1) = M(b1) + Mr(O) + Mr(H) = 129.2.
Điều này không phù hợp với khối lượng của bất kì amino axit nào trong số 20 amino axit đặc
trưng đã tìm thấy trong protein, vì thế amino axit 1 phải là Mod.
Sự nhận dạng các amino axit từ 2 đến 9 có thể được xác định bằng cách dùng các b-ion nối
tiếp:
Sự khác nhau về Số amino axit
Khối lượng của amino
ion m/z khối lượng giữa phù hợp trong
axit
b(n) và b(n-1) trình tự
b9 1082.2 97.2 9 115.2
b8 985 113 8 131.0
b7 872 128.2 7 146.2
b6 743.8 97.1 6 115.1
b5 646.7 137 5 155.0
b4 509.7 97.2 4 115.2
b3 412.5 186.1 3 204.1
b2 226.4 114.2 2 132.2
b1 112.0
Cuối cùng sự nhận dạng amino axit 10 có thể được kiểm chứng bằng cách dùng khối lượng
của polipeptit X và ion b9
Mr(amino axit 1) = Mr(X) - M(b9) + Mr(H) = 115.6.
Do đó trình tự là : Mod-Asn-Trp-Pro-His-Pro-Gln-Ile-Pro-Pro
d) Khối lượng của amino axit bị thay thế là 129.2.
e) Từ thành phần amino axit chúng ta biết rằng Mod phải là Gln hoặc Glu. Khối lượng và
phổ NMR thích hợp với amino axit vòng mà thường kể đến là axit pyroglutamatic.

f) Trên phổ 1H NMR của Mod trong dung môi hữu cơ các peak được đánh số từ 1 đến 6 tương
ứng với độ dịch chuyển hóa học từ thấp đến cao thì sự phân chia như sau :

Không phân biệt được rõ ràng tín hiệu của các peak 1 và 3.
234
Câu 4: Bài 28 ICHO 41 (2009)
Peptit hóa thạch
Chú ý : Cấu trúc, danh pháp, và kí hiệu của các aminoaxit được cho ở phần phụ lục.
Phổ khối dạng kép (MS – MS) giúp xác định nhanh trình tự của chuỗi polypeptit. Phương
pháp này bao gồm sự tạo thành ion mẹ, rồi phân mảnh để tạo thành những ion nhỏ hơn. Trong
peptit sự phân mảnh thường xảy ra dọc theo mạch peptit ; các ion phân mảnh được gọi tên
tùy vào vị trí xảy ra sự phân mảnh và nguyên tử mang điện tích dương. Một số ion tạo thành
trong quá trình phân mảnh của chuỗi peptit alanin-leucin-glycin được cho dưới đây:

Xương đã hóa thạch có khả năng chứa DNA và chuỗi protein mà có thể dùng để suy đoán sự
tiến hóa liên quan đến các loài hiện đại. Điểm thuận lợi của phổ khối là có thể cung cấp thông

235
tin về nhiều polipeptit, cho phép phân tích các mẫu thu được từ sự hóa thạch. Trong thực tế,
trình tự đặc thù của peptit hóa thạch được xác định từ phổ khối bằng cách dùng kết hợp các
dữ liệu đã thu thập được với polipeptit chuẩn tổng hợp. Tuy nhiên một số hóa thạch trẻ, có
nhiều nơi để thu thập mẫu thì có thể xác định trình tự polipeptit một lần bằng phổ khối.
Protein xương thu thập được từ mẫu xương hóa thạch 42000 tuổi tìm thấy ở một hang động
mũi Juniper, Wyoming, USA.
Phổ MS-MS của sự phân mảnh của polypeptit chứa 19 amino axit của protein này được cho
dưới đây :

ion m/z ion m/z ion m/z ion m/z


y1 175.1 b5 715.3 y8 986.5 b12 1400.7
a2 249.1 y6 726.4 b9 1069.5 y14 1508.8
y2 272.2 a6 800.4 y9 1083.5 b14 1612.7
y3 401.2 y7 823.4 b10 1140.5 a15 1681.8
a4 501.2 b6 828.4 a11 1209.6 y15 1694.9
b4 529.2 b7 885.4 y11 1267.6 y16 1831.9
y5 611.4 a8 928.4 y12 1338.7 y17 1946.9
a5 687.3 b8 956.5 y13 1395.7 b17 1951.9
a) Dùng phổ khối và bảng khối lượng ion , hãy xác định trình tự có thể của polipeptit này.
Hãy liệt kê tất cả các trường hợp có thể . Hai aminoaxit đầu tiên trong trình tự polipeptit là
Tyr-Leu. Trình tự chuỗi polypeptit cũng có chứa amino axit hydroxyproline, Hyp, có khối
lượng 131.1:

236
Một phần trình tự của chuỗi polypeptit của xương của một số loài hiện đại khác nhau được
cho dưới đây:
Cá chép
DLTVAQLESLKEVCEANLACEHMMDVSGIIAAYTAYYGPIPY

HYAQDSGVAGAPPNPLEAQREVCELSPDCDELADQIGFQEAYRRFYGPV

YLDHWLGAPAPYPDPLEPKREVCELNPDCDELADHIGFQEAYRRFYGPV
Ngựa
YLDHWLGAPAPYPDPLEPRREVCELNPDCDELADHIGFQEAYRRFYGPV
Người
YLYQWLGAPVPYPDPLEPRREVCELNPDCDELADHIGFQEAYRRFYGPV
Thỏ
QLINGQGAPAPYPDPLEPKREVCELNPDCDELADQVGLQDAYQRFYGPV
Cừu
YLDPGLGAPAPYPDPLEPRREVCELNPDCDELADHIGFQEAYRRFYGPV
Cóc
SYGNNVGQGAAVGSPLESQREVCELNPDCDELADHIGFQEAYRRFYGPV
Cả hyđroxyprolin and prolin đều được kí hiệu là P trong trình tự của polypeptit nêu trên .
b) Loài hiện đại nào có protein giống với protein trong mẫu hóa thạch nhất?
Đáp án:
a) Khối lượng của ion y1 có thể dùng để xác định sự nhận dạng amino axit cuối cùng trong
chuỗi polipeptit. Ion y1 có khối lượng lớn hơn ion thích hợp 1 đơn vị khối lượng, do đó amino
axit cuối cùng phải là Arg.
Dãy ion y đầy đủ nhất, so sánh khối lượng của các ion y liên tiếp có thể xác định được trình
tự:

Sự khác nhau về khối Khối lượng của


Amino axit
ion m/z lượng giữa b(n) và amino axit
phù hợp
b(n-1)

y1 175.1
y2 272.2 97.1 18 115.1
y3 401.2 129.0 17 147.0
y4
y5 611.4

237
y6 726.4 115.0 14 133.0
y7 823.4 97.1 13 115.1
y8 986.5 163.1 12 181.1
y9 1083.5 97.1 11 115.1
y10
y11 1267.6
y12 1338.7 71.0 8 89.0
y13 1395.7 57.0 7 75.0
y14 1508.8 113.1 6 131.1
y15 1694.9 186.1 5 204.1
y16 1831.9 137.1 4 155.1
y17 1946.9 115.0 3 133.0

Từ dãy y trình tự là:


Tyr-Leu-Asp-His-Trp-Leu/Ile/Hyp-Gly-Ala-xxx-xxx-Pro-Tyr-Pro-Asp-xxx-xxx-Glu-Pro-
Arg
Sự nhận dạng amino axit thứ 15 trong trình tự có thể được xác định từ sự khác nhau về khối
lượng của b14 và a15.

Mr(amino axit 15) = M(a15) – M(a14) + Mr(C) + 2Mr(O) + 2Mr(H) = 115.0


Do đó, amino axit 15 phải là Pro.
Sự khác nhau về khối lượng của ion y3 và a15 cho biết khối lượng của mảnh phù hợp với
amino axit 15 và 16.
Mr(15-16 đipeptit) = M(y5) - M(y3) + Mr(H2O)
Mr(amino axit 16)=Mr(15-16 đipeptit)–Mr(amino axit 15)+Mr(H2O) = 131.1
Do đó, amino axit 16 phải là Ile, Leu hoặc Hyp.
Khối lượng của amino axit 10 có thể được xác định từ sự khác nhau về khối lượng của b9 và
b10.
Mr(amino axit 10) = M(b10) – M(b9) + Mr(H2O)
Amino axit 10 là Ala.
Sự khác nhau về khối lượng của ion y11 và y9 cho biết khối lượng của mảnh phù hợp với
amino axit 9 và 10.
Mr(9-10 đipeptit) = M(y11) - Mr(y9) + Mr(H2O)

238
Mr(amino axit 9) = Mr(9-10 đipeptit) – Mr(amino axit 10) + Mr(H2O)
Amino axit 9 có khối lượng 131.1, vì thế phải là Ile, Leu hoặc Hyp.
Do đó trình tự của polypeptit là :
Tyr-Leu-Asp-His-Trp-Leu/Ile/Hyp-Gly-Ala-Leu/Ile/Hyp-Ala-Pro-Tyr-Pro-Asp-Pro-
Leu/Ile/Hyp-Glu-Pro-Arg
b) Trình tự này giống với trình tự của ngựa.
Câu 5: Bài 22 ICHO 44 (2012)
Phổ khối ion hóa bằng dòng electron (ESI-MS) của các Peptit
Công trình tiên phong của John Fenn (giải Nobel 2002) về việc sử dụng quá trình ion hóa
bằng dòng electron (ESI) cho phương pháp phổ khối mở ra kĩ thuật mới để phân tích các phân
tử sinh học không bay hơi quan trọng. Từ đó ESI đã được sử dụng trong nhiều ứng dụng sinh
học, khơi nguồn cho các phân tích protein tìm ra những đặc tính vĩ mô của protein trong các
cơ quan.
Một nhà hóa sinh phân tích có ý định sử dụng ESI-MS để đo hàm lượng myoglobin trong hai
hỗn hợp protein. Nhận thấy những khó khăn trong phân tích toàn bộ protein, nhà hóa học
quyết định đơn giản hóa vấn đề ở mức các peptit. Nồng độ tương đối của một peptit có thể
được đo bằng phương pháp đánh dấu đồng vị. Xét quy trình phân tích được mô tả dưới đây.
Đầu tiên, các protein trong hai mẫu được phân cắt bằng trypsin, sản phẩm làm đông khô (làm
bay hơi dung môi, phần còn lại là peptit). Để đánh dấu đồng vị các peptit, pha thành hai dung
dịch trong metanol bằng cách nhỏ từ từ 160 μL axetyl clorua vào dung dịch làm lạnh trong
bồn nước đá, sử dụng 1 cm3 CH3OH và 1 cm3 CD3OH cho từng dung dịch.
a) Viết các phương trình hóa học xảy ra trong quá trình chuẩn bị dung dịch axetyl clorua trong
metanol.
Dung dịch CH3OH được thêm vào mẫu peptit 1 thu được sau khi đông khô. Dung dịch
CD3OH được kết hợp với mẫu peptit 2 thu được sau khi đông khô. Các dung dịch bốc hơi
đến khô sau 2 giờ. Sử dung 10 μL dung dịch axit axetic trong nước hòa tan phần lắng rồi trộn
đều dung dịch. Hỗn hợp được bơm vào máy khối phổ ESI sắc kí lỏng hiệu suất cao để phân
tách và xác định các peptit được đánh dấu.
Các bước được tóm tắt theo sơ đồ dưới đây

239
Sample 1 Sample 2

1) Tryptic digestion
2) Lyophilization

Digest 1 Digest 2

CH3OH solution 2 hours CD3OH solution

Tag 1 Tag 2

1) Lyophilization
2) 0.1% AcOH in water

Mix 1 Mix 2

HPLC-ESI-MS analysis

b) Quá trình hóa học nào xảy ra với các peptit trong quá trình đánh dấu đồng vị dẫn đến Tag
1 và Tag 2? Vai trò của axetyl clorua là gì?
Peptit được proton nhiều lần trong quá trình ion hóa để tạo thành các cation có điện tích +1,
+2, +3, ... Kết quả là, khối lượng trung bình M của một peptit (khối lượng phân tử dựa trên
nguyên tử khối trung bình) được tách thành các tín hiệu của các ion [M + H]+, [M + 2H]2+ và
[M + 3H]3+ trong phổ ESI. Điện tích của ion ("trạng thái điện tích") tương ứng với các pic
trong phổ khối được xác định từ diện tích của các pic khối lượng-điện tích (m/z) đồng vị.
Một dãy các pic trong phổ khối của peptit đánh dấu trong hỗn hợp hai mẫu Mix 1 và Mix 2
được tìm thấy tại m/z ứng với các giá trị 703,9 (100), 704,4 (81), 704,9 (36), 705,4 (61),
705,9 (44), và 706,4 (19). Các số trong ngoặc đơn biểu thị diện tích tương đối của pic.
c) Trong các điểm cao nhất ở ví dụ trên đâu là trạng thái điện tích của peptide?
d) Xác định các điểm cao nhất của đồng vị đơn tương ứng với các đồng vị nhẹ peptide và tính
toán khối lượng đồng vị đơn của peptide dựa vào điểm này.
e) Các giá trị m/z nào xuất hiện do các peptit được đánh dấu đồng vị?
f) Tính khối lượng của peptit thông thường (không đánh dấu).
Từ phân tích khối lượng peptit và các phân mảnh, nhà hòa học cho rằng các pic trên đều thuộc
về peptit đánh dấu có nguồn gốc từ myoglobin.

240
g) Giả sử rằng hiệu quả ion hóa không bị ảnh hưởng bởi các đồng vị, hãy tính toán tỉ lệ của
myoglobin giữa hai mẫu protein bằng cách sử dụng cường độ tương đối của dãy pic trên.
h) Cường độ của các pic thay đổi như thế nào nếu sử dụng 13CH3OH thay cho CD3OH? Giả
sử sự phân bố của các đồng vị trong các phân mảnh là giống nhau cho 12CH3OH và 13CH3OH
khi đánh dầu peptit trong sai số của phép đo phổ khối lượng.
i) Nên 13CH3OH hay CD3OH để định lượng các mẫu?

3.3.5 Kì thi Olympic Hóa học Quốc tế ICHO – Đề chính thức


Thông qua Kì thi Olympic Hóa học Quốc tế ICHO từ năm 1968 đến 2022, có thể thấy
kiến thức về phổ khối xuất hiện khá sớm nhưng về sau không còn hay được sử dụng.

Câu 1: Bài 5 ICHO 20 (1988)


Một hợp chất phổ biến A được điều chế từ phenol và bị oxi hóa thành hợp chất B. Tách nước
của A bằng H2SO4 tạo thành hợp chất C và xử lý A bằng PBr3 thu được D. Trong phổ khối
lượng của D có một đỉnh rất mạnh ở m/e = 83 (đỉnh cơ sở) và hai cực đại ion phân tử ở m/e
162 và 164. Tỷ lệ cường độ của các đỉnh 162 và 164 là 1,02. Hợp chất D có thể được chuyển
đổi thành hợp chất magie hữu cơ E mà khi phản ứng với hợp chất cacbonyl F trong ete khan
tạo ra G sau khi thủy phân. G là ancol bậc hai có công thức phân tử C8H16O.
5.1 Chỉ ra tất cả các bước trong quá trình tổng hợp G và vẽ công thức cấu tạo của các hợp
chất từ A đến G.
5.2 Sản phẩm nào trong quá trình chuyển hóa từ A đến G bao gồm các cặp đồng phân lập thể
có cấu hình?
5.3 Xác định ba ion trong phổ khối lượng xem xét độ phổ biến của đồng vị được đưa ra.
Đáp án:
5.1.

5.2. G có 2 đồng phân đối quang do có 1 cacbon bất đối.

241
5.3. Đỉnh cơ bản ở m/e = 83 là do cation xiclohexyl, C6H11+ , các đỉnh ở m/e = 162 và 164
cho thấy tỷ lệ giống nhau về độ phổ biến của hai đồng vị brom. Do đó, chúng là các đỉnh phân
tử của bromocyclohexane.
Câu 2: Bài 6 ICHO 20 (1988)
Khi phân tích vẹm biển, một chất ô nhiễm X tích tụ sinh học mới đã được tìm thấy khi được
xác định bằng phương pháp phổ khối kết hợp với máy sắc ký khí. Phổ khối lượng được cho
trong hình dưới. Xác định công thức cấu tạo của X với giả thiết rằng nó được sản xuất từ cao
su tổng hợp dùng làm chất cách điện trong bình điện phân dùng để sản xuất clo. Cho biết tên
của hợp chất X. Độ phổ biến đồng vị của các nguyên tố thích hợp được thể hiện trong bảng
dưới đây. Cường độ của các ion m/e = 196, 233, 268 và 270 là rất thấp và do đó bị bỏ qua.
Các đỉnh của các ion chứa 13C được bỏ qua để đơn giản.

Độ phổ biến Độ phổ biến Độ phổ biến


Nguyên tố M M M
chuẩn hóa chuẩn hóa chuẩn hóa
H 1 100.0 2 0.015
C 12 100.0 13 1.1
N 14 100.0 15 0.37
O 16 100.0 17 0.04 18 0.20
P 31 100.0
S 32 100.0 33 0.80 34 4.4
Cl 35 100.0 37 32.5
Br 79 100.0 81 98.0
Đáp án:
Phân tử X là hexachlorobutadien. Butadien là monome của cao su tổng hợp và được giải
phóng bởi phân hủy:

242
Câu 3: Trích bài 5 ICHO 23 (1991)
Dẫn xuất halogen của hiđrocacbon
Sau khi cho 0,25 mol hiđrocacbon A đi qua đá bọt nung nóng (950 K) trong một ống sắt, thu
được hợp chất B với hiệu suất 80 % (tức là 15,4 g) và 2,4 dm3 hiđro, (295 K, 102 kPa). B và
hiđro là sản phẩm duy nhất. Một hỗn hợp các dẫn xuất halogen C, D, E, F và G được tạo ra
từ B bằng phản ứng với một halogen có mặt axit Lewis. Các hợp chất từ C đến G chứa nhiều
hơn một nguyên tử halogen so với hợp chất đứng trước. Đối với các hợp chất từ C đến F, chỉ
có một trong số các đồng phân có thể được tạo thành. Với hợp chất G không có chọn lọc như
vậy và ba đồng phân G1, G2 và G3 của đều được tìm thấy trong hỗn hợp. Các hợp chất từ C
đến F dễ dàng racemic hóa nên không có đồng phân quang học. Tuy nhiên, việc phân lập
cũng rất khó khăn đối với G1, G2 và đặc biệt là đối với G3. Trong phổ khối lượng của E chỉ
quan sát thấy ba pic đồng vị. Cường độ tương đối của chúng là 1:1:0,3.
Thông tin:
- kortho > kpara trong hợp chất B.
- Hiệu ứng của nguyên tử halogen thứ nhất trong vòng: kpara > kortho.
- Các hợp chất D và F có một dạng cấu dạng có một tâm đối xứng.
- Sự đóng góp của các đồng vị cacbon và hiđro trong khối phổ của E là không đáng kể.
- Độ phổ biến tự nhiên của các đồng vị halogen:
19 F = 100 %;
35 Cl = 75,53 %; 37Cl = 24,47 %;
79 Br = 50,54 %; 81Br = 49,46 %;
127 I = 100 %.
5.1 Tìm cấu trúc của A, B, C, D, E, F, G1, G2 và G3.
5.2 Giải thích sự lựa chọn của bạn đối với halogen.
Đáp án:
5.1.

243
5.2. Để xác định halogen của E, cần xem xét tỷ lệ của các cực đại đồng vị trong khối phổ.
Với E (n = 3) ta có: (x + y)3 = x3 + 3 x2y + 3 xy2 + y3.
Do đó, với Br, chúng ta sẽ thu được: x : y = 50,54 : 49,46 ≅ 1 : 1 do đó (x + y)3 = 1 + 3 + 3
+ 1 và tỷ lệ sẽ là 1 : 3 : 3 : 1 (không phù hợp với dữ liệu).
Đối với clo, tỷ lệ đồng vị là 75,53 : 24,47 ≅ 1 : 3 và do đó (x + y)3 = 33 + (3×32×1) + (3×3×12),
mang lại tỷ lệ 1 : 1 : 0,33 : 0,04. Vậy nguyên tử X là clo.
Câu 4: Bài 2 ICHO 40 (2008)
Dựa trên thông tin cho trong sơ đồ phản ứng dưới đây, hãy vẽ công thức cấu trúc của các hợp
chất từ A đến H (không phải vẽ hóa lập thể):
Pd radical ZnCl2
A B C D
+ 5 H2 oxidation − H2O
( C10H18 ) (C10H18O)
1. O3
450°C 2. Zn/H+

Pd/C, 350°C 1. Pd/H2 Na2CO3, 


H G F E
− H2O, − 8 H 2. NaBH4
− H2O

(radical: gốc ; oxidation: oxi hóa)


Gợi ý:
- A là một hiđrocacbon thơm quen thuộc.

244
- Dung dịch hexan của C phản ứng với natri (có thể thấy khí thoát ra), nhưng C không phản
ứng với axit cromic.
- Phổ cộng hưởng từ hạt nhân C13 (13C NMR) chỉ ra rằng D và E chỉ chứa hai kiểu nhóm CH2.
- Khi đun nóng dung dịch của E với natri cacbonat, đầu tiên tạo ra một sản phẩm trung gian
không bền, sau đó nó bị loại nước (đehiđrat hóa) cho F.
Đáp án:

3.4. Bài tập vận dụng tổng hợp các loại phổ
Các bài tập tổng hợp ít nhất 2 loại phổ thường không phổ biến trong các đề thi
quốc gia các nước nhưng được dùng khá nhiều trong đề thi ICHO. Điều này chỉ là một
ví dụ cho thấy về cơ bản đề thi HSG QG các nước thường đơn giản hơn đề thi ICHO.
Rất hiếm thấy đề thi quốc gia nào có nhiều phần còn phức tạp hơn đề thi ICHO như
Việt Nam.
3.4.1 Kì thi Olympic Hóa học Quốc gia Áo
Câu 1: Trích bài 7 (1999)
A. Quang phổ của một chất kháng nấm:
Một chất diệt nấm và chất oxy hóa A được đo phổ 13C-NMR (chứa pic dung môi) và khối
phổ. Phổ hồng ngoại cho thấy một đỉnh riêng biệt ở 1685 cm-1 và một đỉnh khác ở 1570 cm-
1
. Phổ 1H-NMR không cho bất kì tín hiệu nào.

245
Quá trình sản xuất A bắt đầu từ C6H4O2. Chu trình cộng / chuyển vị tạo thành hợp chất thơm
/ oxy hóa được thực hiện bốn lần.
(a) Xác định công thức cấu tạo của A.
(b) Viết phương trình của chu trình ba bước đầu tiên của quá trình điều chế.
(c) Vẽ cơ chế phản ứng của bước đầu tiên.
(d) Giải thích tại sao A là chất oxi hóa.
Đáp án:

246
(a) Xác định công thức cấu tạo của A.

(b) Viết phương trình của chu trình ba bước đầu tiên của quá trình điều chế.

(c) Vẽ cơ chế phản ứng của bước đầu tiên.


Cơ chế cộng AE (cộng 1,4).
(d) Giải thích tại sao A là chất oxi hóa.
Do cần nhận e để tạo thành vòng thơm bền vững.
Câu 2: Trích bài 6 (2003)
Tổng hợp Haloperidol
Haloperidol là một loại thuốc an thần mạnh, đặc biệt được dùng nhiều trong việc điều trị
chứng thần kinh phân liệt cũng như các chứng bệnh khác về thần kinh. Nó được dùng để giúp
bệnh nhân cai rượu, hoặc cai nghiện.
Để tổng hợp thành công thì cần có hai mảnh G và J, hai chất này sẽ kết hợp với nhau để cho
ra sản phẩm cuối cùng.
G được tổng hợp theo sơ đồ:

Để làm được dãy này thì cần có một số thông tin sau:
• Dữ kiện phổ 1H-NMR của A: s(3H) ở  = 2.35 ppm, d(2H) ở 6.95 ppm, d(2H) ở 7.2
ppm.
• B có công thức phân tử C7H5ClO2.
• Kết quả phân tích nguyên tố của D: M = 170.5; 56.3% C, 4.11% H, 20.8% Cl, còn lại
O.

247
• Bước chuyển D – E: Phản ứng Grignard với 2 mol etenylmagiebromua
• Bước chuyển E – F: cộng 2 mol HBr trái Markovnikov
• Công thức phân tử F: C11H13Br2ClO
• Bưosc chuyển F – G: đóng vòng bằng NH3 để tạo thành dẫn xuất piperidine.
Sự tổng hợp chất J và phản ứng giữa J với G xảy ra theo sơ đồ:

Để làm được dãy này cần có một số thông tin sau:


• H hấp thụ trên phổ IR trong vùng 1800 cm-1, trong phổ MS xuất hiện ba tín hiệu (ở
vùng có khối lượng phân tử lớn nhất) với tỉ lệ cường độ 9:6:1, một ở m/e = 140, một
ở m/e = 142 và tín hiệu thứ ba ở m/e = 144. Phổ 1H-NMR cho các tín hiệu sau: t(2H)
ở 3.55 ppm, t(2H) ở 3.09 ppm, m(2H) ở 2.15 ppm.
• Bước chuyển H – J: Sản phẩm chính là sản phẩm thế para. J phản ứng được với 2,4-
dinitrophenylhydrazin và trơ với nước.
Câu hỏi:
(a) Viết cấu trúc các chất từ A đến J và haloperidol trong các ô tương ứng.
(b) Tại sao phải sử dụng benzoyl peroxit trong phản ứng từ E – F?
(c) Nếu không có benzoyl peroxit trong phản ứng chuyển từ E – F thì cấu trúc sản phẩm thu
được sẽ như thế nào?
(d) Cho biết tên loại phản ứng của phản ứng G + J → haloperidol?
(e) Ở phản ứng chuyển hóa D – E thì dung môi sử dụng phải có tính chất như thế nào?
Đáp án:
(a)

248
(b) Benzoyl peroxide chất khơi mào cung cấp gốc tự do, phản ứng xảy ra theo cơ chế anti-
Markovnikov.
(c)

(d) Thế nucleophin


(e) Dung môi không chứa vết nước.
Câu 2: Bài 4 (2005)
Tổng hợp natri diclofenac
Diclofenac là một hóa chất phi steroit rất quan trọng, đây là một loại thuốc giảm đau, chống
thấp khớp quan trọng, là thành phần chính trong rất nhiều các loại dược phẩm thương mại
(Ví dụ: Voltaren). Cấu trúc của tác nhân hoạt động chỉ ra rằng chất này là một dẫn xuất thế
vòng thơm của axit axetic thế:

249
Qúa trình tổng hợp chất này từ anilin được biết như sau:

Ta có thể được biết thêm một số thông tin sau để bổ sung cho quá trình tổng hợp:
• A có CTPT là C8H9ON
• B là sản phẩm mononitro hóa.
• Phổ 1H-NMR và MS của chất B:

250
• Trong bước chuyển B → C thì hai nguyên tử hydro đã bị thay thế.

251
• Phổ 1H-NMR và MS của chất F:

• Chất H có cùng loại nhóm chức với chất A.


252
• Phản ứng H → I là một qúa trình nội phân tử.
• Phản ứng E → F và I → sản phẩm cuối cùng có chung một cơ chế.
Trả lời tất cả các câu hỏi sau và hoàn thành bài tập (trong tờ phiếu trả lời):
4.1. Viết CTCT các chất từ A đến I trong các ô tương ứng.
4.2. Chỉ ra proton ở δ = 2.10 ppm tương ứng với proton nào trong phổ của B (dùng mũi tên
chỉ)
4.3. Vị trí nào ở vòng benzen bị thế ? Để trả lời câu hỏi này thì hãy nhìn vào phổ của các
proton ở vòng thơm trong các bản phổ cho sẵn.
4.4. Viết CTCT của mảnh có m/z = 42 (pic cơ bản của phân tử) trong phổ MS của B.
4.5. Các pic m/z 161,163 và 165 nhận được như để chỉ ra rằng trong đó có một nguyên tố đặc
biệt, đó là nguyên tố nào và có bao nhiêu trong phân tử ?
4.6. A và H thuộc loại hợp chất nào ?
4.7. Phản ứng H → I là phản ứng kiểu nào ?
Đáp án:
4.1. A B C

D E F

G H I

253
4.2. Cấu trúc B có tín hiệu của nhóm CH3- gần nhóm CO.
4.3. kiểu phản ứng thế: thế proton của vòng thơm → thế vào vị trí para.
4.4. mảnh: Cắt đi nhóm CH2=C=O (m/z 42) từ M+.
4.5. nguyên tố đặc biệt F chứa 2 nguyên tử Cl → M+ : (M+2)+ : (M+4)+ = 9:6:1.
4.6. loại hợp chất: amit.
4.7. loại phản ứng: phản ứng ankyl hóa Friedel – Crafts nội phân tử.
Câu 3: Bài 7 (2007)
Tổng hợp và khảo sát cấu trúc của một axit béo hiếm gặp
Từ thành phần axit béo của tuberculosis bacillus, bên cạnh các sản phẩm khác thì có thể thu
được đồng phân quay trái là axit-(R)-tuberculostearic K bằng cách thủy phân, Cấu trúc của
axit này có thể được xác định bằng cách tổng hợp axit raxemic tuberculostearic.
Công thức cấu tạo của K là:

7.1. Gọi tên IUPAC của axit tuberculostearic.


7.2. Vẽ công thức không gian của axit-(R)-tuberculostearic.
Qúa trình sau đây được dùng để tổng hợp axit raxemic:

254
Phản ứng chuyển từ G đến H chỉ xảy ra ở nhóm andehit.
7.3. Vẽ công thức cấu tạo các chất từ A – J.
7.4. Có một chất được mô tả như sau. Ba tín hiệu trên phổ 1H-NMR cho các tỉ lệ tương ứng
về cường độ là 6:2:4 ứng với δ = 1.28 ppm (t). δ = 3.36 ppm (s) và δ = 4.20 ppm (q). Hợp
chất nào ở dãy trên phù hợp với mô tả?
Trong phản ứng thủy phân axit béo của tuberculosis bacillus thì thu được một axit khác là
axit mycolipenic L (C27H52O2) là nguyên nhân gây ra một loại bệnh lao khi đưa vào cơ thể
động vật. Cấu trúc của axit này được xác định bằng các phương pháp kinh điển. Nó bao gồm
một đoạn mạch thẳng CH3(CH2)17- (viết tắt là R- ) và phần khác là nhóm phân tử –C8H14-
COOH. Trong nhóm này có ba nhóm metyl.
7.5. Ngoài nối đôi ở nhóm cacboxyl thì hãy cho biết có bao nhiêu nối đôi trong axit
mycolipenic?
Để xác định cấu trúc của axit thì người ta thực hiện dãy phản ứng sau đây

255
7.6. Viết công thức cấu tạo các hợp chất O, M và N ?
7.7. Vẽ công thức cấu tạo của axit mycolipenic.
7.8. Trong L có bao nhiêu trung tâm bất đối?
7.9. Có tất cả bao nhiêu đồng phân lập thể?
7.10. Một trong số các hợp chất ở dãy thứ hai có cường độ hấp thụ mạnh của nhóm C=O
trong phổ IR ở 1667 cm-1. Đó là hợp chất nào ? Giải thích lý do của sự lựa chọn này.
Đáp án:
7.1. Tên: axit-10-Metyloctadecanoic
7.2. công thức cấu tạo

7.3. A

256
D

7.4.

7.5. Số liên kết đôi : 1.


7.6. O

257
N

7.7. axit mycolipenic

7.8. Số tâm quang hoạt: 2.


7.9. Số đồng phân lập thể: 8.
7.10. Dao động của nhóm C=O- có thể được tìm thấy ở dưới 1700 cm-1 nếu nhóm này liên
hợp với nối đôi khác hay với hệ vòng thơm ⇒ benzophenon

Câu 4: Bài 5 (2010)


Hóa học các tecpen
Cadinen là các tecpen cô lập được đầu tiên từ cây cối, chúng được tìm thấy trong dầu ete của
một số loài họ tiêu. Hợp chất quan trọng nhất trong nhóm này là ß-cadinene. Về mặt cấu trúc,
ß-cadinene bị đề hidrat hóa với lưu huỳnh thu được cadaline (C15H18). Cadaline được tổng
hợp từ carvone theo sơ đồ phản ứng sau:

258
Gợi ý bổ sung:
• ZnBrCH2COOC2H5 phản ứng trong bước đầu tiên như 1 hợp chất Grignard và cho sản
phẩm cộng 1,2.
• [ B ] không thể tách ra được, nó ngay lập tức bị đồng phân hóa.
• Cho phổ 1H-NMR ở trang tiếp theo.

259
Phổ 1HNMR của D
• Phổ hồng ngoại của I cho thấy một đỉnh hấp thụ cực đại mạnh và mảnh, rõ nét ở 1680
cm-1.
• Một khối phổ cũng được cho và được dùng để xác định 1 trong những hợp chất trong
sơ đồ chuyển hóa.
Phổ khối lượng:

5.1. Tìm công thức cấu tạo của các hợp chất A, B, C, D, E, F, G, H, I và J.
5.2. Gán các tín hiệu trong phổ 1H-NMR cho những nguyên tử H tương ứng
5.3. Hợp chất nào ứng với khối phổ?
5.4. Cơ chế của phản ứng F → G là gì?
260
5.5. Cơ chế của phản ứng H → I là gì?
Đáp án:
5.1. A B C

D E F

G H I

5.2. δ = 1.2 ppm: CH3 của nhóm isopropyl


δ = 1.3 ppm: CH3 của nhóm este etyl
δ = 2.4 ppm: CH3 gắn với vòng
δ = 2.9 ppm: H của nhóm isopropyl
δ = 3.7 ppm: CH2 của nhóm este etyl
δ = 4.2 ppm: CH2 kế cận nhóm COOEt
δ = 7.0 ppm: H vòng thơm
5.3. F
5.4. Thế nucleophin
5.5. Thế electrophin
Câu 5: Trích bài 6 (2011)
Frontalin - một pheromon của bọ vỏ cánh cứng

261
“Frontalin” là một nhóm pheromon của bọ vỏ cánh cứng. Nó được phân lập và xác định lần
đầu tiên năm 1969 từ hơn 6500 con bọ cánh cứng. Kể từ đó, nhiều nhóm các nhà hóa học hữu
cơ đã thực hiện tổng hợp hợp chất này. Một trong những tổng hợp được mô tả dưới đây.

Một số gợi ý của tổng hợp trên:


- B phản ứng với dung dịch NaHCO3 sinh ra khí và làm mất màu cho dung dịch KMnO4-
dung dịch có màu nâu.
- D cho dải hấp thụ đặc trưng ở 2200 cm-1 trong phổ hồng ngoại. E cho dải hấp thụ mạnh ở
1710 cm-1.
- MCPBA (axit m-chloroperbenzoic) tạo epoxit F từ E, chất chuyển hóa trong môi trường
axit loãng thành vòng ketal của frontalin thông qua chất trung gian mạch hở không bền.
6.1. Tác nhân nào được dùng thay các dấu hỏi trên mũi tên trong bước đầu tiên của quá trình
tổng hợp?
6.2. Tìm cấu trúc của các hợp chất A, B, C, D, E, F và chất trung gian kém bền.
6.3. Xác định số tâm lập thể trong frontalin và đánh dấu chúng bằng * trong công thức. Có
bao nhiêu đồng phân lập thể có thể có của frontalin?
Phổ 1H-NMRcủa frontalin với ba khu vực được đánh dấu:

262
6.4. Các tín hiệu proton trong phổ của frontalin được đánh dấu a, b và c tương ứng. Kết hợp
các chữ cái đó với số của các nguyên tử C mà nguyên tử hydro tạo ra các tín hiệu liên kết.
K. Mori phát hiện ra một dạng khác, gọi là (-)-Frontalin, cũng có hoạt tính sinh học.

(-)-Frontalin
6.5. Xác định cấu hình tuyệt đối các tâm bất đối.
6.6. Nêu tên IUPAC của (-)-frontalin.
Đáp án:
6.1. đến 6.3.
A B C

D E F

Chất trung gian Frontalin

có 2 đồng phân lập thể.


6.4. a: 2 H ở C7 b: 6 H ở C2. C3. C4 c: 6 H ở C1. C5

263
6.5. (1S. 5R)
6.6. (1S. 5R)-1.5-Dimethyl-6.8-dioxa-bicyclo[3.2.1]octan
Câu 6: Bài 1 (2017)
Dược phẩm, Hóa học lập thể và Quang phổ
A: Dược phẩm
Độ dịch chuyển hóa học đặc trưng trong phổ 13C-NMR:
Loại C Độ dịch chuyển Loại C Độ dịch chuyển
(R= Alkyl, Ar = (ppm) (R= Alkyl, Ar = (ppm)
Aryl) Aryl)
RCH3 10 – 25 RC≡CR 65 - 85
RCH2R 20 – 35 RCH=CHR 120 - 140
R3CH 25 – 35 Aryl C 120 - 140
RCH2COR 35 – 50 RCOOR 160 - 180
RCH2Br 25 – 35 RCONR2 165 - 180
RCH2Cl 40 – 45 RCOOH 175 - 185
RCH2NH2 30 – 65 RCHO 190 - 205
RCH2OH 60 - 70 RCOR 200 - 215
RCH2OR 65 - 70
Khi nói đến các trung tâm quang hoạt, người ta thường nghĩ đến các nguyên tử carbon. Nhưng
nguyên tử lưu huỳnh của nhóm sulfinyl (S = O) cũng có thể có cấu hình R- hoặc S. Nó chứa
một cặp điện tử tự do được gán mức ưu tiên thấp nhất theo quy tắc trình tự CIP. Nguyên tử
lưu huỳnh của sulfoxide không thể dao động qua mặt phẳng liên kết của chính nó. Do đó;
nguyên tử lưu huỳnh là một tâm bất đối ngay khi các nhóm liên kết khác nhau.
Adrafinil là một chất kích thích tâm thần ở dạng racemic. Công thức của Adrafinil được cho
dưới đây có chứa một tâm bất đối.

2.1. Vẽ cấu trúc các đồng phân của Adrafinil và xác định R; S.
Cho phổ 13CNMR của Adrafinil trong CDCl3

264
2.2. Gán các đỉnh trên phổ 13CNMR cho nguyên tử C phù hợp của Adrafinil.
Phổ 1H-NMR của Adrafinil và 2-[(Diphenylmethyl)-sulfonyl]acetamide trong CDCl3 được
đo. Không may, hai phổ (gọi là "Phổ 1" và "Phổ 2" dưới đây) bị lẫn và không rõ của chất nào
trong hai chất trên.
Cho cấu tạo của 2-[(Diphenylmethyl)sulfonyl]acetamide:

Phổ 1

Phổ 2

265
2.3. Đâu là phổ của Adrafinil? Chỉ rõ các đỉnh tương ứng với nguyên tử C nào của Adrafinil.
2.4. Nếu sử dụng dung môi CD3OD thì trên phổ số tín hiệu có thay đổi không? Tại sao?
Phổ 13C-NMR và công thức của linezolid, một kháng sinh thuộc nhóm oxazolidinone group,
được cho dưới đây

2.8. Có bao nhiêu tín hiệu tương ứng với nhiều hơn một nguyên tử C? Chỉ rõ các nguyên tử
C đó.
B: Một hợp chất chưa rõ

Phân tích nguyên tố bằng cách đốt cháy 0,5000 g của một hợp chất chưa biết. Ở áp suất 1,0135
bar và nhiệt độ 25°C thu được 683,9 cm3 CO2 và 0,323825 g H2O. Hợp chất này có khối

266
lượng phân tử khoảng 250 g/mol. Phổ IR, phổ 1H NMR và dữ liệu từ phân tích phổ 13C
NMR được đưa ra dưới đây.
2.9. Xác định công thức phân tử của hợp chất trên?
Dữ liệu từ phổ 13C-NMR: 13.6; 35.7; 57.8; 59.5; 125.3; 127.6; 128.7; 141.1; 174.5 ppm
Phổ IR

Phổ 1HNMR

2.10. Xác định công thức cấu tạo của hợp chất chưa rõ; gán các đỉnh trong phổ 1HNMR cho
nguyên tử H tương ưng.
Đáp án:
2.1.

267
2.2.

2.3. Phổ 1

Gán phổ
2.4. Có thay đổi do trao đổi proton

2.8. Có 2 tín hiệu ứng với nhiều hơn 1 nguyên tử C.

2.9.
m
n(H2 O) = = 0.01797mol
M
268
m(H) = 2 ∙ n(H2 O) ∙ M(H) = 0.0363g
0.03630
p(H) = = 7.26%
0.5000
pV 1.0135bar ∙ 0.6839l
n(CO2 ) = n(C) = = = 0.02798mol
RT 0.08314 ∙ 298
m(C)=0.3360g p(C)=67.20%
Chọn 100g:
67.20
n(C) = = 5.595mol
12.01
7.26
n(H) = = 7.188mol
1.01
25.54
n(O) = = 1.596mol ⟶ C3.5H4.5O1 ⟶ C7H9O2
16.00
CTPT: C14H18O4.
2.10. Gán phổ

Câu 7: Bài 2 (2019)


Hóa học Hữu cơ và Âm nhạc
A. AB(B)A – „Take a Chance on Me“

269
Phytohormone là các hợp chất hữu cơ được sản xuất bởi thực vật. Chúng là những sứ giả
chính điều chỉnh và điều phối cả quá trình sinh trưởng và phát triển của cây.
Axit abscisic (ABA) là một phytohormone ức chế. Về mặt hóa học, nó là một sesquiterpene
đơn vòng, tức là có bộ khung dựa trên ba đơn vị isoprene. Bao gồm hơn 3000 hợp chất,
sesquiterpen tạo thành phân nhóm lớn nhất của terpen.
Trái ngược với nhiều phytohormone khác, axit abscisic là một hợp chất đơn lẻ chứ không
phải là một nhóm hợp chất.
A.1. Tổng hợp ABA (tham khảo sơ đồ ở dưới):
Quá trình tổng hợp bắt đầu từ hai tiền chất, cụ thể là 4-Methyl pent-3-ene-2-one (hợp chất B)
và hợp chất A. Có thể xác định cấu trúc của A từ phổ 1H- và 13C-NMR đã cho.
Gợi ý về Tổng hợp:
• C và D là đồng phân cấu tạo (C12H18O3). Chúng chứa một vòng gồm 6 nguyên tử cacbon.
• Phổ IR của G xuất hiện dải hấp thụ ở 1730 cm-1.
• G→H: Phản ứng này dẫn đến một dị vòng bổ sung chứa 6 nguyên tử vòng.
• J: Phân tích nguyên tố: C: 68,16%; H: 7,63%; O: 24,21% (w/w)
Phổ của hợp chất A:
• 1H-NMR: 500 MHz, CDCl3; δ (ppm) = 1.2 (3H, t); 2.3 (3H, s); 3.41 (2H, s); 4.11 (2H,
q).
• 13C-NMR: 125 MHz, CDCl3 δ (ppm) = 14.1; 30.0; 50.0; 61.0; 168; 200.

270
271
2.1 Xác định công thức cấu tạo của A (sơ đồ phản ứng) và gán phổ 1H- và 13C- NMR cho
các nguyên tử tương ứng.
2.2 Vẽ công thức cấu tạo của A khi sử dụng hỗn hợp D2O/CD3CN (tỉ lệ 1:1) làm dung môi
trong quá trình đo NMR.
2.3 Tìm công thức nghiệm của J.
2.4 Xác định công thức cấu tạo từ B đến J. Chú ý cấu hình hóa học lập thể chính xác (sơ đồ
phản ứng).
2.5 Đề xuất thuốc thử z để chuyển J thành axit abscisic (sơ đồ phản ứng).

272
2.6 Bước từ E đến F bao gồm việc sử dụng một nhóm bảo vệ phổ biến. Phản ứng nào trong
quá trình phản ứng trên dẫn tới việc cần bảo vệ?
2.7 Trình bày cơ chế phản ứng dẫn từ E đến F. Không vẽ toàn bộ phân tử mà chỉ vẽ nhóm
chức và các gốc tương ứng.
2.8 Hai phản ứng dưới đây thực hiện theo cơ chế phản ứng nào? Sử dụng cách viết tắt tiêu
chuẩn.
F→G
G→H
Các sóng dưới đây ứng với các nhóm chức trong phổ IR của E và hai đồng phân (E´ và E´´).
Các số sóng này đặc trưng cho các miền hóa trị C—O—C (kéo dài) và miền hóa trị C=O
(xeton, andehit):
• 1050-1250 cm-1
• 1680 cm-1
• 1715 cm-1
• 1730 cm-1
Gán các số sóng tương ứng cho nhóm chức phù hợp bằng cách viết chúng vào đúng vị trí của
cấu trúc tương ứng của mỗi đồng phân.

2.10 Các hiệu ứng đã biết trong hóa hữu cơ gây ra sự khác biệt trong miền phổ ở 1700 cm–1.
Phát biểu nào sau đây đúng, phát biểu nào sai?
- Số sóng dịch chuyển sang miền 1730 cm-1 là hệ quả của hiệu ứng –I.
- Các nhóm C=O liên kết với hai nhóm Alkyl hấp thụ ở số sóng thấp hơn so với các nhóm
C=O liên kết với một nhóm alkyl.
- Số sóng dịch chuyển sang miền 1680 cm-1 là hệ quả của hiệu ứng –I.
- Số sóng dịch chuyển sang miền 1730 cm-1 là hệ quả của hiệu ứng +C.
- Số sóng dịch chuyển sang miền 1680 cm-1 là hệ quả của hiệu ứng +C.
- Hệ liên hợp góp phần dịch số sóng sang miền giá trị cao hơn.
- Dải hấp thụ của F2C=O xuất hiện ở số sóng thấp hơn dải hấp thụ của (CH3)2C=O.
- Hệ liên hợp góp phần dịch số sóng sang miền giá trị thấp hơn.
A.2. Xác định cấu trúc của ABA:
Quá trình ozon phân axit abscisic sau đó là quá trình oxy hóa tạo ra ba sản phẩm X, Y và Z.
Đốt cháy 1,0000 g X thu được 1,7872 g CO2 và 0,5123 g H2O. Khối lượng mol của nó là m
= 246,24 g/mol.
Trong môi trường kiềm; Z tạo thành kết tủa khó tan với Canxi nitrat.
273
2.11 Tìm công thức thực nghiệm của sản phẩm ozon phân X.
2.12 Tìm công thức cấu tạo của các sản phẩm ozon phân X, Y và Z.
2.13 Viết (các) kí hiệu lập thể của axit abscisic vào hình vẽ.

2.14 Axit abscisic có bao nhiêu đồng phân đối quang?


2.15 Axit abscisic có bao nhiêu đồng phân cấu hình?
A.3. Cơ chế hoạt động của ABA
Quả chín và phát tán tạo ra phytohormone Axit abscisic cũng giống như khí ethene. Axit
abscisic chịu trách nhiệm cho cây rụng lá và quả vào mùa thu. Ngoài việc lá rụng và quả chín
kèm theo sự thoái hóa chất diệp lục, sắc tố lá, diễn ra vào mùa thu. Điều này gọi là dị hóa
diệp lục. Trên thực tế, lá già hình thành vào mùa thu và sinh tổng hợp chất diệp lục vào mùa
xuân đại diện cho sự thay đổi màu sắc ấn tượng và ngoạn mục nhất trong tự nhiên. Chúng là
một dấu hiệu của sự sống thậm chí có thể nhìn thấy từ không gian. Hình dưới đây cho thấy
một chất dị hóa diệp lục cụ thể của cây du (Chất dị hóa 1).

2.16 Gọi tên cho các nhóm chức được đánh dấu tương ứng là 1, 2 và 3.
2.17 Xác định cấu hình lập thể của các nguyên tử C được đánh dấu a và b.
2.18 Xác định số tâm lập thể và đánh dấu sao (*) vào công thức cấu tạo.
2.19 Tính số lượng đồng phân lập thể tối đa có thể có của chất dị hóa này dựa trên giả định
rằng phần D-glucose được giữ nguyên.
Phổ 600 MHz 1H-NMR của Catabolite 1 trong CD3OD:

274
2.20 Gán các tín hiệu được đánh số trong phổ 600 MHz-NMR cho cấu trúc tương ứng bằng
cách viết các số cho các proton tương ứng. Không thể gán tất cả 7 tín hiệu một cách rõ ràng.
2.21 Cấu trúc chứa các nguyên tử hydro mà tín hiệu của chúng không thể nhìn thấy khi ghi
phổ NMR trong dung môi trao đổi proton, chẳng hạn như CD3OD. Đánh dấu các nguyên tử
hiđro đó bằng cách khoanh tròn chúng trong công thức cấu tạo.
Lá cây du thể hiện hoạt động oxy hóa. Do đó, chất dị hóa 1 dẫn đến sản phẩm oxy hóa sau:

2.22 Xác định cấu hình lập thể tại vị trí mũi tên.
Quá trình đồng phân quang hóa, có thể được đánh giá bằng phép trắc quang, tạo thành một
chất đồng phân đặc biệt.
2.23 Cho biết đó là loại đồng phân nào.
275
Ghi phổ UV/Vis của Catabolite 1 và sản phẩm oxy hóa của nó trong phòng thí nghiệm cho
kết quả như sau:

2.24 Gán đúng “Chất dị hóa 1” và “Sản phẩm oxy hóa” vào phổ.
2.25 Suy ra màu của từng chất.
2.26 Một trong hai hợp chất cần ít năng lượng hơn để kích thích điện tử. Tính năng lượng của
photon bị kích thích ở mức hấp thụ cực đại. Nêu rõ ràng bước sóng cơ bản tính toán của bạn.
Nêu màu của ánh sáng kích thích.
Đáp án:
2.1.

200 168
61
4,1 30 50 14
2,3 3,4 1,2

2.2.

2.3. C15H20O4
2.4.

276
1,5 bp
E

KOH (cat.)
A EtOH C

1,5 bp

H2SO4 CH2OHCH2OH
1 bp B D

3 bp
DIBAL-H
1,5 bp 1,5 bp
in Toluen
Zn G F

mCPBA

2 bp 2 bp z
H3O+

Abscisinsäure
I J

mCPBA = meta-Chlorperbenzoesäure

DIBAL-H = Diisobutylaluminiumhydrid

2.5. NaOH
2.6. AN với các hợp chất cơ kim trong quá trình G thành H / Oxy hóa ketone thành ester bởi
mCPBA.
2.7.

R'OH

H+ - H+
+ R'OH

Halbacetal
Aldehyd

H+ -H2O +R'OH -H+

Halbacetal Acetal
2.8. F→G: Khử G→H: AN / El
277
2.9.

2.10.
Đ/S Phát biểu
S - Số sóng dịch chuyển sang miền 1730 cm-1 là hệ quả của hiệu ứng –I.
Đ - Các nhóm C=O liên kết với hai nhóm Alkyl hấp thụ ở số sóng thấp hơn so với
các nhóm C=O liên kết với một nhóm alkyl.
S - Số sóng dịch chuyển sang miền 1680 cm-1 là hệ quả của hiệu ứng –I.
S - Số sóng dịch chuyển sang miền 1730 cm-1 là hệ quả của hiệu ứng +C.
Đ - Số sóng dịch chuyển sang miền 1680 cm-1 là hệ quả của hiệu ứng +C.
S - Hệ liên hợp góp phần dịch số sóng sang miền giá trị cao hơn.
S - Dải hấp thụ của F2C=O xuất hiện ở số sóng thấp hơn dải hấp thụ của (CH3)2C=O.
Đ - Hệ liên hợp góp phần dịch số sóng sang miền giá trị thấp hơn.
2.11. C10H14O7

Z Y
2.12. X
2.13. S, 2Z, 3E
2.14. 2 đồng phân đối quang
2.15. 23 = 8 đồng phân cấu hình.
2.16. 1 = Lactam, 2 = Ester, 3 = Acetal
2.17. a:R b: S 3bp
2.18. 8 tâm lập thể

2.19. 24 =16 đồng phân lập thể (chú ý D-glucose có thể thay đổi C anome)
2.20. 4,5,6 and 7: Proton của 4 nhóm methyl.
3: Proton của nhóm methoxy
2: Proton của nhóm vinyl
1: Proton của nhóm aldehyde
2.21.

278
2.22. Cấu hình Z.
2.23. Đồng phân hình học và đồng phân dia.
2.24. Sản phẩm oxy hóa (bên trái) Catabolite 1 (bên phải)
2.25. Sản phẩm oxy hóa: vàng Catabolite 1: không màu
2.26.
ℎ ∙ 𝑐 6.6267015 ∙ 10−34 ∙ 𝐽 ∙ 𝑠 ∙ 299792458 ∙ 𝑚 ∙ 𝑠 −1
𝐸= = = 4.51 ∙ 10−19 ∙ 𝐽
𝜆 4.4 ∙ 10−7 ∙ 𝑚
Ánh sáng kích thích: xanh.
Câu 8: Bài 6 (2019)
Làm sáng tỏ cấu trúc của các loại gia vị phương Đông
Lịch sử của các loại thảo mộc và gia vị gần như bắt đầu từ thời kỳ đầu của loài người. Trong
phần còn lại của các khu định cư ven hồ thời kỳ đồ đá mới (3.000 TCN) ở Thụy Sĩ
đã tìm thấy thì là. Từ 2300 TCN việc sử dụng quế và cỏ xạ hương trong sản xuất bia được
thể hiện trên một tấm bảng Ai Cập. Khoảng năm 700 trước Công nguyên trong một thư viện
chữ hình nêm của nhà cai trị Assyria Assurbanipal mô tả thì là, thì là, bạch đậu khấu, nghệ
tây, vừng và cỏ xạ hương. Các trang tiếp theo của cuộc thi là một phần của lịch sử văn hóa
cổ đại về việc mô tả các loại gia vị. Tất nhiên, họ không sử dụng chữ tượng hình hoặc chữ
hình nêm cho việc này, mà sử dụng thông tin dễ giải mã hơn nhiều (?).
A. Thì là
Các thành phần chính của caraway là: D-(+)-carvone (trên 50%), D-(+)-limonene (trên 30%),
myrcene và α-phellandrene. D-(+)-carvon là (S)-2-metyl-5-(prop-1-en-2-yl)-xyclohex-2-
enon.
6.1 Vẽ công thức cấu tạo của D-(+)-carvone và đánh dấu tâm lập thể bằng dấu *.
Bảng dưới đây đưa ra một số tính chất có thể được đo trên các chất
Đặc trưng
Điểm sôi
Phổ UV

279
Chiết suất
Điểm nóng chảy
Góc quay mặt phẳng ánh sáng phân cực
Mômen lưỡng cực
Phổ NMR trong môi trường axit
Phổ hồng ngoại
6.2 Đặc trưng nào có sử dụng để phân biệt D-(+)-carvone and L-(-)-carvone.
Phổ 1H-NMR của α-Phellandren (500 MHz, CDCl3): δ (ppm)= 6.14 (d, J = 10.4, 1.0 Hz,
1H), 5.78 – 5.91 (m, 2H), 1.95 – 2.10 (m, 2H), 1.80 – 1.91 (m, 1H), 1.63 – 1.76 (m, 4H),
0.84 (dd, J = 6.2, 1.5 Hz, 6H).

6.3 Gọi tên α-phellandrene theo danh pháp IUPAC (kèm theo cấu hình lập thể!).
6.4 Gán các đỉnh trên phổ 1H NMR cho các proton tương ứng bằng cách thêm các giá trị độ
dịch chuyển δ.
Ngoài α-phellandrene, còn có đồng phân β-phellandrene.

6.5. Hãy cho biết tổng số đồng phân lập thể của hai loại phellandrenen.
B. Cỏ xạ hương
Các thành phần chính của tinh dầu cỏ xạ hương là: thymol (25–50%), carvacrol (một đồng
phân lập thể của thymol, 3–10%) và p-cymene. Ở đây sẽ được xem xét chi tiết hai thành phần
khác của dầu cỏ xạ hương là A và B. A và B là đồng phân của nhau và có công thức phân tử
C10H18O.
Chất A là có hai vòng là 1,7,7-trimetyl-bicyclo[2.2.1]heptan-2-ol. Trong danh pháp IUPAC,
đầu cầu C được đánh số 1, sau đó là các cacbon theo sau, bắt đầu bằng cầu dài nhất và kết
thúc bằng cầu ngắn nhất.
6.6 Vẽ bốn cấu trúc đồng phân cấu hình của A, cho biết cấu hình tuyệt đối của mỗi cấu trúc
đối với tất cả các tâm lập thể (ví dụ: 12R, 14S…).

280
Ba phổ IR của các hợp chất hai vòng được đưa ra dưới đây.
6.7 Phổ IR nào trong ba phổ IR được liệt kê thuộc về chất A? Nhập tên đã đặt (IR-1, IR-2
hoặc IR-3).
IR-1

IR-2

IR-3

281
Cho phổ 1H và 13C NMR và IR của chất B (xem trang sau). Nếu B bị ozon phân oxy hóa,
thì thu được ba sản phẩm: axeton (propanone), X và Y.
Phổ 1H-NMR (400 MHz, CDCl3): δ = 1.27 (3H), 1.54 (1H), 1.58 (1H), 1.60 (3H), 1.68 (3H,
J = 0.9 Hz), 1.96 (2H, J =0.9 Hz), 2.02 (1H), 5.05 (1H, J = 10.7 Hz, -1,3 Hz), 5.12 (1H), 5.21
(1H, J = 17.3 Hz, -1.3 Hz), 5.90 (1H, J = 17.3 Hz, 10.7 Hz)

Phổ 13C-NMR (25.16 MHz, CDCl3): δ = 17.66, 22.85, 25.71, 27.80, 42.19, 73.40, 111.66,
124.48, 131.73, 145.15.

282
Phổ 1H-13C-Coupling:
H C (H-C liên kết)
5.90 145.15
5.12 124.48
Phổ IR

Phân tích thành phần nguyên tố của Y thì thu được 44,44%C, 6,23%H và 49,33%O (m/khối).
Phổ 1H NMR sau đây (trong DMSO-d6 là dung môi) cũng được ghi lại cho Y:

283
6.8 Tìm công thức phân tử của X và Y.
6.9 Viết công thức cấu tạo của Y.
6.10 Vẽ công thức cấu tạo của chất B.
Đáp án:
6.1.

(5S)-5-isopropenyl-2-methyl-cyclohex-2-en-1-one
6.2. Góc quay mặt phẳng ánh sáng phân cực.
6.3. (R )-5-Isopropyl-2-methylcyclohexa-1,3-dien
6.4.

6.5. 22 = 4 đồng phân


6.6.

284
6.7. IR-1
6.8. X:CH2O2; Y: C6H10O5.
6.9.

6.10.

3.3.2 Kì thi Olympic Hóa học Quốc gia Anh


Câu 1: Bài 8 (2002)
Câu hỏi này liên quan đến xác định cấu trúc bằng phương pháp quang phổ
Hợp chất A là chất lỏng có cùng nhiệt độ sôi với nước. Kết quả phân tích dữ liệu quá trình
đốt cháy cho biết: C: 64,8%; H: 13,6%; Ô: 21,6%.
a) Tính công thức thực nghiệm của hợp chất A.
b) Hãy đề nghị công thức phân tử của hợp chất A.
c) A chứa một trong hai nhóm chức có thể. Xác định hai nhóm chức có thể.
Phổ hồng ngoại của hợp chất A như hình vẽ (đính kèm):

285
d) Nhóm chức nào có thể được xác định qua quang phổ IR trên?
e) Vẽ công thức cấu tạo có thể có và gọi tên tương ứng của hợp chất A.
Hợp chất A phản ứng với kali manganat(VII) trong môi trường axit để tạo ra hợp chất B. Hợp
chất B có nhiệt độ sôi thấp hơn hợp chất A và có phổ 1H NMR như sau.

286
Cho thêm phổ khối của B

f) Xác định công thức cấu tạo của hợp chất B và chỉ ra cấu trúc này phù hợp với phổ NMR
như thế nào?
g) Dự đoán phổ hồng ngoại của B khác với A như thế nào?
h) Gọi tên hợp chất B.
Phổ khối của hợp chất B (đính kèm) chứa các ion mảnh ở m/e 57 và m/e 43.
i) Đưa ra công thức của các ion mảnh quan sát được.
Đáp án:
a) b) C4H10O
c) Nhóm hydroxyl –OH hoặc nhóm ether C-O-C
d) Nhóm hydroxyl –OH hấp thụ 3300 cm-1.
e)

287
f)

Độ dịch chuyển ppm Độ bội Tích phân Gán phổ


0.94 triplet (1) 3 -CH3 (X)
2.04 singlet (1) 3 -CH2- (Y)
2.36 quartet (0.66) 2 CH3CO- (Z)
g) Không hấp thụ ở ~3300 cm vì không có nhóm –OH trong hợp chất B.
-1

Hấp thụ ở ~1750 cm-1 do nhóm C=O trong hợp chất B.


h) Butan-2-one
i)

Câu 2: Bài 7 (2006)


Câu hỏi này là về quang phổ của haloalkanes
Haloalkanes đã từng được sử dụng làm chất đẩy khí dung và chất làm lạnh nhưng hiện nay
phần lớn bị cấm do tác hại mà chúng gây ra cho tầng ôzôn. Halon 1211 đã từng được sử dụng
phổ biến trong bình chữa cháy (hiện chỉ được tìm thấy trong máy bay chiến đấu) và
'Halothane' là một loại thuốc gây mê toàn thân dạng hít.

288
Các ví dụ khác về haloalkan được đưa ra trong bảng dưới đây.
Tên thông thường Cấu trúc
A CFC-113 Cl2FC-CClF2
B CFC-113a Cl3C-CF3
C HFC-134a F3C-CH2F
D CFC-11 (Freon-11, R-11) CCl3F
E CFC-12 (Freon-12, R-12) CCl2F2
F CFC-13 CClF3
G Halon 1211 CBrClF2
H Methylene bromide CH2Br2
Trong khi carbon và flo tồn tại trong tự nhiên về cơ bản tồn tại dưới dạng các đồng vị đơn lẻ
12C và 19F, thì clo bao gồm 75% 35Cl và 25% 37Cl; brom gồm 50% 79Br và 50% 81Br.
Do đó, sự có mặt của các nguyên tử clo và brom trong phân tử dẫn đến các đỉnh đặc trưng
cho các ion phân tử trong phép đo khối phổ. Ví dụ, phổ khối của CFC-13 (F) bao gồm các
đỉnh tại m/z = 104 (CF335Cl•+) và 106 (CF337Cl•+) với tỷ lệ cường độ 3:1.
(a) Tính các giá trị m/z và cường độ tương đối của các pic ion phân tử của CFC-12 (E).
(b) Phác thảo khối phổ của các pic ion phân tử của Halon 1211 (G). Cho biết cường độ tương
đối của từng đỉnh và (các) ion tương ứng.
Một mẫu metylen bromua (H) được làm giàu bằng đơteri (2H). Khi phân tích, người ta thấy
rằng một nửa hàm lượng hydro của mẫu là đơteri. Trong khối phổ có các pic ion phân tử có
giá trị m/z là 172, 173, 174, 175, 176, 177 và 178.
(c) Tính cường độ tương đối của các đỉnh ion phân tử này.
Quang phổ NMR là một kỹ thuật cho thấy số môi trường khác nhau của các hạt nhân nhất
định trong một phân tử. Các hạt nhân hoạt động NMR như 1H, 13C và 19F được nghiên cứu
thường xuyên. Ví dụ, hai nguyên tử hydro trong methylene bromide (H) là tương đương nhau
và do đó sẽ tạo ra một đỉnh duy nhất trong phổ 1H NMR. Điều này cũng đúng với hydro trong
HFC-134a (C).
(d) Hãy cho biết số môi trường flo khác nhau cho mỗi hợp chất A-G.
(e) Thuốc mê Halothane có công thức C2HBrClF3 và cho thấy một tín hiệu trong phổ 19F
NMR của nó. Vẽ hai cấu trúc ba chiều có thể có của Halothane.
Cường độ của tín hiệu trong phổ 1H hoặc 19F NMR tỷ lệ thuận với số lượng hạt nhân trong
môi trường cụ thể đó.
(f) Đối với mỗi hợp chất có nhiều hơn một tín hiệu trong phổ 19F NMR của nó, hãy chỉ ra tỷ
lệ cường độ dự kiến trong cột thích hợp của bảng.
Phổ NMR rất phức tạp do sự ghép cặp giữa các hạt nhân. Nếu một hạt nhân hoạt động NMR
nằm trong ba liên kết của một hạt nhân tương tự khác ở trong môi trường hóa học khác, thì
tín hiệu của nó sẽ bị tách thành một số đỉnh thay vì xuất hiện dưới dạng một đỉnh duy nhất.
Nếu một hạt nhân kết hợp với n hạt nhân hoạt động NMR, thì tín hiệu của nó sẽ tách thành
tổng cộng (n+1) đỉnh.

289
(g) Phổ 19F NMR của một trong các haloalkan từ bảng được hiển thị bên dưới. Hãy vẽ cấu
trúc của haloalkane và chỉ ra bằng mũi tên flo nào tạo ra tín hiệu X và Y.

Đáp án:
(a) C35Cl2F2+ = 120; C35Cl37ClF2+ = 122; C37Cl2F2+ = 124.
Tỉ lệ 9 : 6 : 1
(b)

(c) Tỉ lệ 1 : 2 : 3 : 4 : 3 : 2 : 1
(d)
Tên thông thường Cấu trúc Số môi trường fluorine khác nhau
A CFC-113 Cl2FC-CClF2 2
B CFC-113a Cl3C-CF3 1
C HFC-134a F3C-CH2F 2
D CFC-11 (Freon-11, R-11) CCl3F 1
E CFC-12 (Freon-12, R-12) CCl2F2 1
F CFC-13 CClF3 1
G Halon 1211 CBrClF2 1
H Methylene bromide CH2Br2
290
(e)

(f)
Tên thông thường Cấu trúc Tỉ lệ cường độ
A CFC-113 Cl2FC-CClF2 1 : 2
C HFC-134a F3C-CH2F 2:1
(g)

Câu 3: Bài 4 (2007)


Câu hỏi này là về phân tích chất chống cháy
Retardol C, Pyroset TKC và Proban CC là tên ba chất thương mại chống cháy được sử dụng
để tạo ra lớp hoàn thiện chống nhăn và chống cháy trên hàng dệt may chẳng hạn như quần áo
ngủ cho trẻ em.

Chất chống cháy là muối , X+ Y–, được điều chế bằng phản ứng giữa phosphine, PH3 và
metanal trong dung dịch axit loãng. Anion Y– chỉ đơn giản phụ thuộc vào loại axit nào được
sử dụng trong quá trình điều chế.
(a) Vẽ công thức cấu tạo của phosphine và metanal, chỉ rõ dạng hình học của mỗi phân tử.
Phổ khối của X+ (xuống tới 50 m/z) được cho cùng với phổ NMR của proton và photpho-31.
Phổ cacbon-13 NMR của X+ cho thấy chỉ có một môi trường nguyên tử cacbon trong cation.

291
(b) Qua kiểm tra phổ 1H NMR, hãy cho biết số môi trường của nguyên tử hiđro trong X+. Tỉ
lệ số nguyên tử hiđro trong các môi trường khác nhau là bao nhiêu?
Khi mẫu được trộn với một ít D2O thay vì H2O, tín hiệu ở mức 6,25 ppm trong phổ 1H NMR
sẽ biến mất.
(c) Điều này gợi ý nhóm chức nào có thể có mặt trong X+?
Phổ 31P NMR cho thấy một tín hiệu bị tách thành nhiều vạch do ghép cặp với hydro.
(d) Photpho liên kết với bao nhiêu hạt nhân hiđro?
Phổ khối cho thấy ion phân tử và một số đỉnh phân mảnh.
(e) i) Quá trình phân mảnh cho thấy tổn thất liên tiếp của 30 đơn vị khối lượng. Đề xuất công
thức cho đoạn bị mất.
ii) Đề xuất công thức của ion X+.
iii) Phổ khối của dung dịch D2O của X+ không còn hiển thị cực đại ở 155 mà thay vào đó hiển
thị cực đại ở m/z cao hơn. Tại giá trị nào của m/z, bạn mong đợi đỉnh mới này sẽ đến?
(f) i) Đề xuất cấu trúc của cation X+, cho biết rõ hình dạng của nó.
ii) Đề xuất cấu trúc cho ion ở m/z = 65.

292
Đáp án:
(a)

Chóp tam giác Tam giác phẳng


(b) Số môi trường hiđro: 2 với tỉ lệ: 1:2
(c) Nhóm chức: -OH (hoặc rượu, hydroxyl)
(d) Số hạt nhân hydro: 8
(e) (i) Công thức của mảnh: CH2O
(ii) Công thức của ion X+: C4H12O4P (cho phép biến thể chính xác)
(iii) Giá trị m/z: 159
(f) (i) Cấu trúc cho X+

ii) Cấu trúc cho ion m/z = 65

293
Câu 4: Bài 5 (2007)
Câu hỏi này là về độc tố từ ốc nón
Ốc nón là loài săn mồi sử dụng nọc độc để bắt con mồi. Các chất độc có trong nọc là
polypeptide. Độc tố của ốc nón được quan tâm trong lĩnh vực dược phẩm để phát triển các
loại thuốc gây mê mới. Một số nhóm nghiên cứu đang làm việc để xác định trình tự axit amin
của độc tố trong một loài ốc nón mới.

Ốc nón Conus textile


Polypeptide là polyme của axit amin; cấu trúc và khối lượng tương đối của một số axit amin
được hiển thị dưới đây:

Khi các axit amin tạo thành polipeptit thì cứ một liên kết amit được tạo ra sẽ có một phân tử
nước bị mất:

Trong các hệ thống sinh học, chức năng của một polypeptide phụ thuộc vào thứ tự của các
axit amin trong chuỗi. Theo quy ước, một polypeptit được vẽ bắt đầu bằng nhóm amin ở bên

294
trái, do đó trình tự của polypeptit được hiển thị ở trên là cysteineleucine KHÔNG PHẢI là
leucinecysteine. Polypeptide thường được giải trình tự bằng phương pháp khối phổ. Trong
máy phổ khối, polypeptide bị phá vỡ thành các mảnh với các liên kết amit có nhiều khả năng
bị phá vỡ nhất. Bằng cách so sánh khối lượng của các ion khác nhau được tạo thành, có thể
tìm ra trình tự axit amin. Các ion chính được thấy trong sự phân mảnh của polypeptit
isoleucine-leucine-glycine được trình bày dưới đây:

Trong tất cả các phần của câu hỏi này, bạn nên sử dụng khối lượng của các đồng vị phổ biến
nhất của mỗi nguyên tố: 12 đối với C, 14 đối với N, 16 đối với O và 1 đối với H.
(a) i) Khối lượng của polypeptit isoleucine-leucine-glycine là bao nhiêu?
ii) Khối lượng của Ion 1 là bao nhiêu?
iii) Khối lượng của Ion 2 là bao nhiêu?
Một polypeptit, X, có khối lượng 976 được phân lập từ ốc nón. Phân tích hóa học cho biết
thành phần axit amin sau:
2 x cysteine, 1 x axit aspartic, 1 x axit glutamic, 1 x glutamine, 1 x glycine, 1 x isoleucine, 1
x leucine và 1 x proline.
(b) Có bao nhiêu chuỗi polipeptit có thể được tạo thành từ tất cả các axit amin này?
Phổ khối lượng phân mảnh của X và phổ 1H NMR của axit amin thứ ba trong dãy được hiển
thị bên dưới. Trong các điều kiện được sử dụng cho phổ NMR, không có pic nào được nhìn
thấy đối với các proton NH2 và COOH.

295
Đỉnh ở khoảng 2.2 ppm thực chất là 2 đỉnh bị chồng lấn trong đó 1 đỉnh ứng với 1 proton và
1 đỉnh ứng với 2 proton.
(c) Hai amino axit cuối cùng trong dãy là axit glutamic-glyxin. Trình tự của 7 axit amin đầu
tiên là gì?
Đáp án:
(a) i) 301
ii) 114
iii) 227
(b) 9!/2 = 181440

296
(c)
Câu 5: Bài 4 (2014)
Câu hỏi này là về bọ pháo thủ
Bọ pháo thủ được đặt tên theo cơ chế tự vệ khi chúng bị tấn công, bằng cách phun hóa chất
nóng vào kẻ thù. Bụng của chúng có hai khoang riêng biệt, một khoang chứa dung dịch
hydrogen peroxide và khoang còn lại chứa dung dịch của một hợp chất hữu cơ, kí hiệu là A.

Khi bọ pháo bị tấn công, chất lỏng từ cả hai khoang được phun vào khoang trộn chứa các
enzyme. Một trong những enzim này, catalase, xúc tác cho sự phân hủy hydro peroxide thành
oxy và nước.
a) (i) Viết phương trình phản ứng .
(ii) Phân loại phản ứng ?
Oxy hoá Khử Đồng thời oxy Thuỷ phân Đề hidrat
hoá và khử
Một số các chất trung gian sinh ra trong phản ứng của hydrogen peroxide với chất hữu cơ A
để tạo thành sản phẩm B. Phương trình tổng cho phản ứng có thể coi như là kết quả của phản
ứng A với tất cả oxy tạo thành từ phương trình trong phần (a) (i) như trong phương trình dưới
đây.
1
A + O2 → B + H 2 O
2
(b) Viết phương trình tổng cho phản ứng hydrogen peroxide với A để tạo thành B.
Nhiệt độ của hỗn hợp bắn ra từ bọ pháo thủ đã đạt đến điểm sôi của nước, nóng hơn đáng kể
so với nhiệt độ cơ thể của chúng, tương ứng với nhiệt độ môi trường xung quanh (20°C).
(c) (i) Tính năng lượng cần thiết để làm nóng 1 dm3 hỗn hợp này. Giả sử nhiệt dung riêng của
hỗn hợp giống nước tinh khiết, 4.18 J g-1 K-1 và khối lượng riêng của hỗn hợp giống như
nước tinh khiết, 1,00 g cm-3.
(ii) Giả sử trộn hai dung dịch với khối lượng bằng nhau, nồng độ tối thiểu của dung dịch
hydrogen peroxide trong khoang chứa hydrogen peroxide của bọ pháo thủ là bao nhiêu ?

297
Biến thiên entanpy tiêu chuẩn cho phản ứng tổng (câu trả lời của bạn cho phần (b)) với mỗi
mol A là -203 kJ mol-1.
Hợp chất A là 1,2,4-nhóm thế benzen có công thức ở phía bên dưới, nhóm thế là X.

Hợp chất A
d) Có bao nhiêu công thức có thể có của A khi:
(i) Tất cả các nhóm thế X khác nhau
(ii) Hai trong số các nhóm thế X giống nhau
Phân tích sản phẩm cháy của A chứng minh rằng nó chỉ chứa cacbon, hidro và oxi.
Trong A, sự kéo giãn các liên kết trong nhóm thế X tạo nên các đỉnh hấp thụ đặc trưng trong
phổ IR của A (được thể hiện bên dưới)
Các đỉnh hấp thụ đặc trưng được đánh dấu I và II trong quang phổ
(e) Chỉ ra liên kết bị kéo giãn là gây ra I và II.

Trong hợp chất A, 2 trong 3 nhóm thế X là giống nhau (3 nhóm thế là Xa, Xa, Xb).
Phổ 13C NMR của hợp chất A chứa 7 vạch
Phổ 1H NMR của hợp chất A được cho dưới đây
2 đỉnh cao nhất III và IV trong phổ 1H NMR biến mất khi thêm nhóm D2O vào mẫu.

298
f) (i) Hãy xác định 2 nhóm thế giống hệt nhau (Xa và Xa)
(ii) Hãy xác định nhóm thế còn lại (Xb)
Proton trên vòng benzen trong hợp chất A (H1, H2 và H3) có thể được xác định bằng cách
phân tích hằng số ghép đôi của chúng trong phổ 1 H NMR.
Sự chia tách được quan sát thấy trong phổ do hằng số ghép đôi giữa hai proton trong vòng
benzen không tương ứng ở vị trí 1,2-, và lớn hơn đáng kể so với sự chia tách được quan sát
do hằng số ghép đôi giữa hai proton trong vòng benzen không tương ứng ở vị trí 1,3-.
Sự chia tách do hằng số ghép đôi giữa hai proton trong vòng benzen vị trí 1,4- tương ứng nói
chung rất nhỏ để có thể quan sát được.

b) Xác định một vạch trong số vạch III-VIII trong phổ 1H NMR của hợp chất A ứng với mỗi
proton H1, H2 và H3.
Bọ cánh cứng pháo thủ cũng sử dụng một hợp chất hữu cơ đơn giản, C với cùng một mục
đích.
Hợp chất C là một hợp chất khá giống với hợp chất A trên, trong hợp chất C thì 1 trong những
nhóm thế X được thay thế bởi 1 nguyên tử hydro, tạo nên một dẫn xuất benzen khác.
1
H NMR của hợp chất C chỉ có 2 vạch.
c) Xác định cấu trúc hợp chất C và từ đó xác định cấu trúc của hợp chất A. Hợp chất C bị oxy
hóa thành D giống như hợp chất A bị oxy hoá thành B.
1
H NMR của hợp chất D chỉ có 1 tín hiệu.
d) Xác định cấu trúc hợp chất B và D.
Đáp án:
(a) (i) 2H2O2 → 2H2O + O2
(ii) Dị li

299
(b) H2O2 + A → B + 2H2O
(c) (i) Năng lượng = 4.18 J g−1 K−1 × 80 K × 1000 g = 334 kJ
(ii) Dung dịch H2O2 đặc = 334 kJ dm−3/ 203 kJ mol−1 = 1.65 mol dm−3
Thể tích dung dịch H2O2 ban đầu = 3.30 mol dm−3
(d) (i) 6
(ii) 3
(e) Peak I O‒H
Peak II C‒H
(f) (i) ‒OH (hay hydroxyl)
(ii) ‒CH3 (hay methyl)
(g)
H1 V
H2 VII
H3 VI
(h) A B

(i) B D

Câu 6: Bài 3 (2020)


Câu hỏi này là về kem chống nắng
Vào ngày 1 tháng 1, đảo Palau ở Thái Bình Dương đã áp đặt lệnh cấm đối với một số loại
kem chống nắng để bảo vệ các rạn san hô. Lệnh cấm hạn chế việc sử dụng mười sản phẩm
độc hại đối với sinh vật biển và có liên quan đến việc tẩy trắng san hô. Các nhà khoa học đặc
biệt quan tâm đến hai hóa chất hấp thụ tia cực tím: oxybenzone và octinoxate.

300
Octinoxate tồn tại dưới dạng nhiều đồng phân lập thể; dưới đây chỉ là một đồng phân. Đồng
phân đối quang là đồng phân lập thể mà hình ảnh phản chiếu không thể thay thế cho nhau.

(d) (i) Vẽ một đồng phân lập thể thứ hai của octinoxate là đồng phân đối ảnh của đồng phân
được hiển thị.
(ii) Vẽ đồng phân lập thể thứ ba của octinoxate không phải là đồng phân đối ảnh của đồng
phân được hiển thị.
Trong quá trình tổng hợp octinoxate, phản ứng ngưng tụ được xúc tác bởi bazơ giữa hai phân
tử chứa các nhóm C=O được sử dụng. Sản phẩm của phản ứng này là một phân tử chứa liên
kết C=C và C=O nằm cạnh nhau. Sự liên hợp này giúp làm cho octinoxate trở thành một chất
hấp thụ tốt tia UV.

Quá trình tổng hợp octinoxate bắt đầu bằng việc chuyển đổi hai phân tử E thành F.

(e) Vẽ công thức cấu tạo của các hợp chất E và F. Không yêu cầu hóa học lập thể.

301
Hợp chất F sau đó được chuyển đổi thành octinoxate trong ba bước. Sản phẩm phụ không
được hiển thị.

(f) Vẽ công thức cấu tạo của các hợp chất G và H.


Đáp án:
(d) i)

ii)

(e)

302
(f)

Câu 7: Bài 6 (2020)


Câu hỏi này là về anammox và thangan
Anammox là tên viết tắt của quá trình oxy hóa amoni kỵ khí. Mặc dù là một phần quan trọng
của chu trình nitơ, nhưng vi khuẩn chịu trách nhiệm cho quá trình này chỉ được xác định gần
đây nhất vào năm 1999. Trong màng của những vi khuẩn này, người ta đã tìm thấy một loại
lipid khác thường. Những lipid này chứa một số vòng cyclobutane ngưng tụ. Các phân tử như
vậy được gọi là bậc thang do chúng giống với cái thang.

Cơ chế oxy hóa amoni được cho là có liên quan đến một số tiểu phân khác nhau:
• khí nitrogen
• ion amoni
• ion nitrit (NO2−)
303
• hydrazine (NH2NH2)
• hydroxylamin (NH2OH).
(a) (i) Cho biết trạng thái oxi hóa của nguyên tử nitơ trong khí nitơ và trong ion amoni.
(ii) Cho biết trạng thái oxi hóa của nguyên tử nitơ trong ion nitrit (NO2−), hydrazine (NH2NH2)
và hydroxylamin (NH2OH).
Phản ứng diễn ra qua ba bước, tất cả đều có thể được coi là diễn ra trong điều kiện axit.
(b) Sử dụng các trạng thái oxi hóa của bạn từ phần (a), viết các phương trình cho các bước
sau trong chu trình.
(i) Bước 1: Bán phản ứng chuyển nitrit thành hydroxylamine.
(ii) Bước 2: Phản ứng của ion amoni và hydroxylamine để tạo ra hydrazine.
(iii) Bước 3: Bán phản ứng chuyển hóa hydrazine thành khí nitơ.
(c) Do đó, hãy viết phương trình phản ứng tổng thể cho quá trình anammox
Để hiểu rõ hơn về chất béo được tìm thấy trong những vi khuẩn này, một nhóm nghiên cứu
đã tổng hợp axit [5]-ladderanoic – một thành phần chính của chất béo đó. Tổng hợp được
hiển thị dưới đây. Không phải tất cả các sản phẩm phụ được hiển thị

304
(d) Vẽ công thức cấu tạo của các hợp chất A – K và sản phẩm phụ X. Không yêu cầu hóa học
lập thể trong bất kỳ cấu trúc nào.
Đáp án:
(a) (i) nitrogen gas : 0; ammonium ion : −3
(ii) nitrite ion (NO2−) : +3; hydrazine (NH2NH2) : −2
hydroxylamine (NH2OH) : −1
(b) (i) NO2− + 4e− + 5H+ → NH2OH + H2O
(ii) NH4+ + NH2OH → NH2NH2 + H2O + H+

305
hay NH4+ + NH2OH → NH2NH2 + H3O+
hay NH4+ + NH2OH → NH2NH3+ + H2O
(c) NO2− + NH4+ → N2 + 2H2O
(d)

3.3.3 Kì thi Olympic Hóa học vùng Baltic


Câu 1: Bài 5 (1993)
Một hợp chất hữu cơ chứa 69,77% cacbon và 11,63% oxy về khối lượng. Phổ khối của chất
A cho 2 pic: m/z = 86 (mũi ion phân tử) và m/z = 57. Trong phổ IR có một dải hấp thụ mạnh
trong vòng 1740 – 1720 cm-1. Trên phổ 1HNMR có hai singlet ở 1 = 1 – 1,5 ppm và 2 = 9,5
– 10 ppm. Tỉ lệ cường độ của hai mũi này là 9 : 1
a) Viết công thức cấu tạo A
b) Viết phản ứng của A với: 1) fomandehit trong kiềm, 2) axetandehit trong kiềm và 3) nhôm
isopropyl trong isopropanol
306
Đáp án:
Công thức phân tử A (C5H10O)n, do pic ion phân tử m/z = 86 nên n = 1. Dựa trên kết quả phân
mảnh thì sẽ có 2 mảnh M = 57 và M = 29 ứng với hai nhóm C4H9 và CHO (do có pic ở vùng
trường thấp trên phổ 1H NMR cũng như có dải hấp thụ của nhóm carbonyl trên phổ IR). Bên
cạnh đó trên phổ 1H NMR có 9 nguyên tử H cho phép kết luận chất A là 2,2-dimetylpropanal
Các phản ứng xảy ra:

Câu 2: Bài 4 (2000)


Novocaine là một loại thuốc giảm đau cục bộ có thể được điều chế từ toluen:
Toluene

C7H7NO2
(1 mũi đơn và 2 mũi đôi trên phổ 1H−NMR)

C7H5NO4
(1 mũi đơn và 2 mũi đôi trên phổ 1H−NMR)

C9H9NO4
(2 mũi đôi, 1 mũi ba và 1 mũi bốn trên phổ 1H−NMR)

C9H11NO2
(1 mũi đơn, 2 mũi đôi, 1 mũi ba và 1 mũi bốn trên phổ 1H−NMR)


Novocaine
(N,N−dietylamino)etyl−4−aminobenzoate hydrochlorua
Viết tất cả các phản ứng xảy ra và đề nghị cơ chế của phản ứng cuối cùng khi biết phản ứng
được xúc tác bởi EtO-. Dự đoán hình dạng phổ 1H−NMR của Novocaine. Cho biết dải hấp
thụ chính của nó trên phổ IR.
Phản ứng phát hiện novocaine chính là phản ứng với dung dịch natri nitrit đã được axit hóa
và 2−naphtol. Phản ứng cho kết quả dương tính nếu xuất hiện kết tủa màu. Viết phản ứng xảy
ra.
Đáp án:

307
a) Các phản ứng xảy ra

308
b) Các dải hấp thụ chính của novocaine trong phổ IR bao gồm dải hấp thụ từ 3200 – 3400
cm-1 (NH) và ở khu vực quanh 1700 cm-1 (C=O).
Phổ NMR của novocaine có dạng như sau:

c) Phản ứng:

309
Câu 3: Bài 4 (2005)
Để có thể bảo vệ môi trường tốt hơn thì một loại chất hoạt động bề mặt mới đã được phát
triển nhằm thay thế các muối natri của các ankyl sunfat đã dùng lâu nay. Trong hợp chất mới
này có liên kết đôi cho phép nó có thể polymer hóa và phân tử chất hoạt động có thể gắn vào
bề mặt của polymer này. Như vậy về nguyên tắc chỉ cần một ít chất hoạt động bề mặt và
không phải dùng nước để rửa. Tiêu biểu cho chất thuộc loại này là các dẫn xuất của axit (Z)-
but-2-enedioic(axit maleic).
Chất hoạt động bề mặt A(C16H28NO3) là dẫn xuất của axit maleic với dodecylamin. Nó rất ít
tan trong nước nhưng độ tan tăng mạnh khi thêm kiềm vào. Lúc này nó đã trở thành một chất
hoạt động bề mặt tốt.
a) Viết các phản ứng giải thích sự việc trên.
A là chất đầu để tổng hợp các chất hoạt động bề mặt khác. Đầu tiên vòng hóa chất A để thu
được B, có hai đồng phân lập thể

b) Xác định cấu trúc các đồng phân và cho biết lập thể của chúng.
c) Cho biết đồng phân nào bền vững hơn và giải thích lý do.
Trong dung dịch thì cân bằng giữa hai đồng phân trên nhanh chóng được thiết lập. Hình dưới
là phổ 1H NMR của B cho thấy sự hiện diện của liên kết đôi. Cường độ tích phân của các tín
hiệu cho trong bảng dưới.

310
d) Cho biết tín hiệu nào ứng với đồng phân nào? (không nhất thiết phải chỉ ra cụ thể đó là
proton nào)
e) Tính hằng số cân bằng ở 70oC và 110oC. Tính entanpy của của cân bằng này.
Chất B phản ứng dễ dàng với amin. Thường các chất hoạt động bề mặt được tổng hợp với
các amin ưa nước tuy nhiên trong trường hợp này amin được cho phản ứng là dodecylamin
để thu được chất C(C28H54N2O2). Trên phổ 1H NMR của chất này có hai proton ở vị trí của
một liên kết đôi.
f) Viết phản ứng xảy ra.
B đồng phân hóa thành D có cùng công thức phân tử nhưng kém hoạt động hơn. Trên phổ 1H
NMR của chất D cũng có một liên kết đôi. Phổ IR của B cho thấy có tín hiệu ở trong vùng
1800 cm-1 - 1700 cm-1, nhưng trong D thì dải hấp thụ này nằm ở vùng có số sóng thấp hơn.
g) Xác định cấu trúc D. Cho biết nó có đồng phân lập thể hay không?
Đáp án:

311
O O

OH
a) O + C12H25NH2
NHC12H25

O O
A
O O

OH O
+ OH- + H2O
NHC12H25 NHC12H25

O O
A
O O

b), c) O O
H
N C H N
12 25
C12H25
(Z)-B (E)-B
d) (Z) – signals 2, 5, 7; (E) – 1, 4, 6; (Z)+(E) – 3.
e) K70 = 0.134, K110 = 0.103 (với cân bằng ở câu b).
K110 H  1 1 
ln =  − 
K 70 R  70 + 273 110 + 273  , ∆H = -7180 J·mol-1.

O O

NHC12H25
f) O + C12H25NH 2
NHC12H25

NC12H25 O
B C
O

g) NC12H25 CompoundD has no stereoisomers.

O
D
Câu 4: Bài 6 (2016)
Ayahuasca
Ayahuasca là một loại bia được làm từ cây nho B. cappi. Loại bia này được sử dụng bằng
miệng như một loại thuốc tinh thần truyền thống trong các nghi lễ ở Nam Mỹ. Nó có thể được
trộn với các loại lá có chứa DMT để tạo ra hiệu ứng ảo giác khác biệt đáng kể.

312
N,Ndimethyltryptamine (DMT) là một hợp chất ảo giác thuộc họ tryptamine, và nó là một
chất tương tự cấu trúc của serotonin và melatonin. Thật thú vị khi nhận thấy rằng DMT uống
bị phân hủy bởi enzyme monoamine oxidase thông qua một quá trình gọi là khử amin và
nhanh chóng bị bất hoạt nếu không được kết hợp với chất ức chế monoamine oxidase.

Harmala alkaloids là beta-carbolines ức chế monoamine oxidase. Hai trong số ba ancaloit


harmala được nghiên cứu nhiều nhất trong cây nho B. caapi là harmine và harmaline. Trong
bài toán này, bạn phải hoàn thành việc tổng hợp harmine và harmaline dưới đây.

Gợi ý: anethole có đồng phân cis/trans; sản phẩm 1 và 2 đều là hợp chất thơm; Rh2(O2CC3F7)4
được sử dụng làm chất xúc tác phản ứng nội phân tử; hợp chất 5 có tín hiệu rộng trong phổ
IR (~3000 cm-1) trong khi hợp chất 6 thì không.
a) Khảo sát phổ 1H NMR (được đưa ra dưới đây) của chất ban đầu – anethole.

313
Vẽ phân tử, gán các đỉnh cho proton và đánh dấu bội số tín hiệu (s cho nhóm đơn, d cho cặp
đôi, dd cho cặp đôi của cặp đôi, v.v.).

b) Đề xuất phương án tổng hợp p-anisaldehyde (hợp chất 2). Sử dụng p-cresol (4-
methylphenol) làm nguyên liệu ban đầu.
c) Nêu phương pháp tinh chế có thể dùng để tách hỗn hợp sản phẩm 1 & 2
d) Xác định các hợp chất 1–10 và 12 và vẽ cấu trúc của chúng.
Đáp án:
a)

b)

c) Chiết xuất axit-bazơ, sắc ký

314
d)

3.3.4 Bài tập chuẩn bị Olympic Hóa học Quốc tế ICHO


Câu 1: Bài 53 ICHO 26 (1994)
Dưới đây là phổ IR- và NMR- của hợp chất có công thức phân tử C5H8O. Cấu trúc của hợp
chất là gì?

315
Đáp án:
Ethyl vinyl ketone
Câu 2: Bài 24 ICHO 30 (1998)
Axit crisophanic có trong sắc tố antraquinon thiên nhiên cô lập được từ rễ cây đại hoàng với
cấu tạo dưới đây. Một phương pháp tổng hợp phân tử này do Khoa Nghiên Cứu Hóa Học
thuộc Đại Học Quốc Gia Australia đề nghị.
HO O OH

CH3
O
axit crisophanic

316
a). 3-Metylanisol (3-metyl-metoxybenzen) được khử bằng kim loại liti trong hỗn hợp
amoniac hóa lỏng khan nước, tetrahidrofuran và t-butanol để tạo B. (C8H12O). Xử lí B với
kali amiđua trong amoniac lỏng khan nước rồi xử lí tiếp trong dung dịch nước dẫn đến sự
đồng phân hóa B thành C.
Viết ba công thức cấu tạo có thể có của C.
b). Phổ NMR 1H của C cho thấy hai proton của liên kết đôi không kế cận nhau. Ngoài ra,
còn cho biết có hai nhóm metylen cạnh nhau, một trong hai nhóm này ở kế cận một proton
của liên kết đôi.
Viết các công thức cấu tạo của C thỏa mãn điều kiện trên.
c). Phản ứng của C với 5-hidroxi-naphtalen-1,4-dion tạo sản phẩm ghép Diels Alder D
(C18H18O4). Phổ NMR 1H của D cho thấy một cộng hưởng δ10,5 thống nhất với 1 proton và
là chỉ định của một nhóm hidroxyl liên kết nội phân tử.
Đề nghị ba công thức cấu tạo có thể có của hợp chất D.
d). Enol hóa D bằng cách xử lí với kali cacbonat trong metanol nóng rồi oxi hóa kế tiếp với
kali nitrosodisunfonat (muối Fremy) tạo một sản phẩm kiểu quinon màu vàng E. (C18H16O4).
Phổ NMR 13C của E chứa tổng cộng 9 cộng hưởng có thể quy cho những cacbon bậc bốn.
Nhiệt phân E tại 180oC trong 15 phút lại phóng thích eten bằng phản ứng ngược-Diels Alder
đồng thời tạo thành F (C16H12O4). Phổ NMR 1H của F cho thấy 3 vạch đơn, mỗi vạch tương
ứng với 1 proton (vạch thấp nhấp tại d11,00) và 2 vạch đơn 3proton, một vạch tại δ4,01 và
một vạch tại δ2,25 ppm.
Căn cứ trên chứng cứ này, đề nghị các công thức cấu tạo có thể có của các hợp chất E và F.
e). Khi cho F tác dụng với bo triclorua trong diclometan tại –10oC rồi xử lí kế tiếp, thu được
một chất rắn màu cam, khối phổ cho m/e là 254. Trị số này giống như axit crisophanic thiên
nhiên.
Viết toàn bộ các công thức cấu tạo của quá trình tổng hợp axit crisophanic.
Đáp án:

317
318
Câu 3: Bài 16 ICHO 32 (2000)
Một hợp chất hữu cơ

Hình 3. Khối phổ của một hợp chất hữu cơ


Khối phổ trong hình 3 là của một hợp chất hữu cơ chứa ba loại nguyên tố: hidro, cacbon và
một nguyên tố chưa biết.
a. Nguyên tố chưa biết là nguyên tố nào và có bao nhiêu nguyên tử của nguyên tố ấy trong
phân tử?
b. Chỉ bằng phương pháp khối phổ, không thể xác định cấu tạo đúng. Hãy viết công thức các
đồng phân có thể có.
c. Giải thích xem những ion nào có thể tương ứng với các mũi tại m/z = 76, 155 và 157 đơn
vị khối lượng.
d. Các mũi tại 117, 118 và 119 nên gán cho một ion phân tử mang điện tích kép hơn là cho
một mảnh của phân tử. Tại sao?
e. Hãy xác định dạng đồng phân của hợp chất từ phổ 1H NMR của nó (Hình 4).
f. Có bao nhiêu vạch trong phổ 13C NMR trong tách đôi 1H của hợp chất?

319
Hình 4. Phổ 1H NMR (Chuyển dịch hóa học δ tính theo (ppm)
Đáp án:
a) 2 nguyên tử Br.
b)

c) C6H4Br+ và C6H4+
e) Đồng phân ortho
f) 3 tín hiệu
Câu 3: Bài 17 ICHO 33 (2001)
Phổ hữu cơ và sự xác định cấu trúc
Sử dụng các dữ kiện dưới đây để nhận dạng hai hợp chất A và B.
Cả hai có công thức phân tử C3H6O. Giản đồ phổ cộng hưởng từ hạt nhân lH (1H-NMR) của
các hợp chất này tại 400 MHz được nêu trong hình dưới đây. Các vị trí mũi và cường độ
tương đối của các vạch khác nhau trong phổ 1H-NMR của B được cho trong bảng kèm theo.
(Ghi chú: Các trị số đã được sửa đổi đôi chút từ các trị số thực nghiệm để giúp phân tích dễ
dàng hơn.)

320
Một trong các hợp chất này phản ứng với axit malonic tạo thành một hợp chất đã được biết
là axit Meldrum, có công thức phân tử C6H8O4, cho các mũi giữa 0 và 7,0 δ trong phổ 1H-
NMR. Phổ hồng ngoại cho thấy một mũi trong vùng 1700-1800 cm-1. Chât này ngưng tụ với
một andehit thơm có mặt bazơ.

Độ chuyển dời hóa học (δ)


Giản đồ phổ cộng hưởng từ hạt nhân 1H-NMR của A và B tại 400 MHz
Các vị trí mũi và cường độ tương đối của các vạch trong phổ 1H-NMR (400 MHz) của B.

Vạch (ppm) Cường độ tương đối Vạch (ppm) Cường dộ tương đối

1 6,535 1 8 3,870 1
2 6.505 1 9 3,525 1
3 6,495 1 10 3,505 1
4 6,465 1 11 3,495 1
5 3,930 1 12 3,475 1
6 3,910 1 13 3,000 12
7 3,890 1
a. Ghi nhãn với tên theo IUPAC trên các lọ chứa các hợp chất phải tìm, bằng cách dùng phổ
NMR đã cho trong hình.
b. Trong phổ 1H-NMR của B, gán vị trí các mũi với các proton đặc trưng.
c. Hãy tính hằng số ghép đôi spin-spin cho các proton của hợp chất B.
d. Chuyển các vị trí mũi của bốn vạch đầu tiên thành Hz (tham kháo số liệu trong bảng). Các
vị trí mũi của các vạch này theo Hz sẽ là bao nhiêu nếu phổ được ghi trên thiết bị (500 MHz)?

321
e. Vẽ các công thức cấu trúc có thể có của axit Meldrum.
Axit Meldrum có pKa = 4,83. Hãy giải thích độ axit của axit Meldrum.
f. Hãy cho biết cấu trúc sản phẩm ngưng tụ của axit Meldrum với andehit thơm.
Đáp án:
a) Do phổ NMR chỉ có 1 đỉnh → cấu trúc I : propanone

b)

c)

d)

322
e)

g)

Câu 4: Bài 16 ICHO 34 (2002)


Phổ trong hóa sinh hữu cơ

323
Ta đều biết rằng dâu tây giùp làm dịu cơn đau đầu nhẹ. Chất A chịu trách nhiệm cho tác dụng
này cũng được dùng làm hương liệu trong kẹo cao su. Tuy nhiên, nó không có vị giống như
dâu tây!
Đốt cháy hoàn toàn 5,00 g chất A tạo 2,37 g nước và 6,24 L cacbon dioxit (tại 303,7 K và
106,3 kPa). Ngoài ra, còn ghi được phổ hồng ngoại (IR), phổ khối (MS), phổ 1H-NMR, và
13
C-NMR của chất này:
Phổ MS

Phổ IR

Phổ 1H-NMR
324
Phổ 13C-NMR

325
16.1 Xác định khối lượng mol phân tử của chất từ phổ khối.
16.2 Xác định công thức phân tử của chất từ số liệu phân tích nguyên tố.
16.3 Đề nghị công thức phân tử và công thức cấu tạo mảnh B có vạch tại m/z=39 trong phổ
khối. Đề nghị công thức phân tử và công thức cấu tạo mảnh C có thể có ứng với m/z=65 có
chứa B.
16.4 Hai nhóm có tín hiệu quanh 3200 cm-1 và 1700 cm-1 trong phổ IR là đặc trưng của tổng
cộng bốn đặc điểm cấu tạo. Hãy cho biết các thông tin về cấu tạo của bốn đặc điểm cấu tạo
hoặc nhóm chức này. Có thể biết thêm thông tin gì nếu chất có chứa một nhóm–OH?
Bảng hấp thụ hồng ngoại (IR):

Liên kết giữa hai nguyên tử hấp thụ ánh sáng được ghi đậm. Cường độ ứng với mạnh (strong
: s), trung bình (medium : m), liên kết trong nhân thơm được ghi là (+)
16.5 Gán tổng cộng sáu vạch tại 6 vạch , 6,5 – 8,0 ppm, và 10,8 ppm trong phổ 1HNMR vào
các nhóm dự đoán trong chất chưa biết. (có xét câu 16.3 và 16.4)
Bảng đơn giản các chuyển dịch hóa học của 13C-NMR:

liên kết trong nhân thơm được ghi là (÷)


16.6 Gán các vạch tại 52 ppm, 170 ppm, và 110 – 165 ppm trong phổ 13C-NMR vào các nhóm
dự đoán trong chất chưa biết. (có xét câu 16.3 và 16.4)
Bảng đơn giản các chuyển dịch hóa học của 1H-NMR:

liên kết trong nhân thơm được ghi là (÷)


Một quy tắc đơn giản giúp hiểu được phổ NMR: Độ chuyển dịch hóa học tăng khi mật độ
electron ở hạt nhân giảm. Đây là lí do vì sao có thể ước lượng trị số chuyển dịch hóa học
tương đối từ các hiệu ứng I và M.
Phải kết hợp các số liệu chuyển dịch hóa học với các kiến thức về hiệu ứng I và M để phân
biệt giữa các đồng phân có thể có. Cũng có thể xét sự phân cách nhỏ của các vạch tại 6,8; 6,9;
7,5; và 7,8 ppm trong phổ 1H-NMR và giải –O–H trong phổ IR.

326
16.7 Đề nghị một cấu trúc phân tử của chất chưa biết. Gán các dạng cộng hưởng (liên hợp)
tại 6,8; ,9; 7,5; và 7,8 ppm trong phổ 1H-NMR và các vạch tại 52 và 161 ppm trong phổ 13C-
NMR cho các nguyên tử cụ thể trong cấu trúc đề nghị. Theo cách đã giải, đề nghị các mảnh
giúp giải thích các vạch tại m/z=92 và m/z=120 trong phổ MS. Nêu các đặc điểm cấu trúc để
giải thích số sóng nhỏ của giải –O–H.
16.8 Chất A có quan hệ với một loại thuốc được dùng rộng rãi để trị nhức đầu. Viết cấu trúc
hóa học của loại thuốc này.
Đáp án:
16.1 152
16.2

16.3

16.5 4.0 ppm: OCH3, 6.5 – 8.0 ppm: C6H4, 10.8 ppm: OH
16.6 52 ppm: CH3, 170 ppm: C=O, 110 – 165 ppm: C6H4
16.7

327
16.8 Acetylsalicylic acid (Aspirin)
Câu 5: Bài 17 ICHO 37 (2005)
Phương pháp phổ và Hóa học polyme
Các polyme hữu cơ có ảnh hưởng rất lớn đối với cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Hàng
nghìn tấn các loại cao phân tử khác nhau được sản xuất mỗi năm. Tổng hợp các polime hữu
cơ được sử dụng trên nhiều lĩnh vực, từ nguyên liệu dệt cho đến các con chip máy tính, và
đến cả van tim nhân tạo. Chúng được sử dụng rộng rãi như chất dẻo, keo dán, vật liệu xây
dựng, chất dẻo có khả năng phân hủy và sơn. Poly (vinyl ancol) (PVA) là một ví dụ quan
trọng của một polyme có khả năng hòa tan trong nước. Giản đồ 1 dưới đây tóm tắt một phương
pháp tổng hợp PVA.
Gi¶n ®å 1
polyme hãa
Monome A Polyme B Poly(vinyl ancol) (PVA)
Polyme B trên cũng là thành phần chính trong kẹo cao su. Phân tích nguyên tố chất A cho tỉ
lệ C:H:O = 56:7:37. Thêm vào đó, phân tích nguyên tố chất B cho ra thành phần C, H và O
gần giống như vậy. Dưới đây là phổ IR và 1H NMR của monome A.

Phổ 1H NMR của Monome A

328
110

100
3503
3094 1434

849
90 1295
977

951 876
Transmittance (%T)

80 1021

1372

70 1648

60 1138

50 1761 1217

40

30
4000 3500 3000 2500 2000 1500 1000
-1
wavenumber (cm )
Phổ IR của Monome A
1. Cho biết công thức phân tử của A?
2. Nhóm chức nào cho dải hấp thụ IR ở 1761 cm-1?
3. Cho biết cấu tạo của A?
4. Vẽ một phần polyme B. Biểu diễn ít nhất ba mắt xích.
5. Đề nghị một phương pháp chuyển hóa B thành PVA.
6. Có bao nhiêu cặp đồng phân đối quang sẽ thu được từ polyme B có khối lượng phân tử
8600, giả sử rằng polyme đó được tắt mạch bởi sự hấp thụ hidro và bỏ qua khối lượng các
nhóm cuối mạch.
7. Hợp chất C, một đồng phân của A, cũng là một monome quan trọng trong việc tổng hợp
các polime. Dựa vào phổ 1H NMR và phổ IR được cung cấp dưới đây, lập luận xác định cấu
tạo C.

329
Phổ 1H NMR của Monome C

100
2697 2587
3107 1945
2856 2062
35533445
3632

80
Transmittance (%T)

2999
662

854
60
2955

1634

40
812
988
1069
1439
1404
1279
1205
1731
20

4000 3500 3000 2500 2000 1500 1000


-1
wavenumber (cm )
Phổ IR của Monome C

330
Polyme D là một phân tử lớn nhạy axit. Khi xử lý D với một axit thì giải phóng khí E, F và
hình thành một polyme mới G. Khí E làm đục dung dịch Ca(OH)2, còn khí F tác dụng với
brom tạo ra một dung dịch không màu H.

n H+
E + F + G

dung dÞch Br2


Ca( OH)2
O O

O vÈn ®ôc H (kh«ng mµu)


D

8. Xác định cấu tạo E, F, G và H?


Trộn polyme D với chất quang sinh axit (PAG - a photo acid-generator) tạo vật liệu quang
ảnh. Sau khi được phủ lên trên chất nền và đem ra ngoài sáng, PAG sinh proton làm xúc tác
cho phản ứng hóa học trong khuôn polyme. Nếu chiếu sáng qua một tấm mạng tạo hình (Hình
1), một ảnh của tấm mạng sẽ hình thành trên khuôn polyme. Sau khi sấy và rửa các vật liệu
có tính axit bằng nước rửa ảnh thông thường tạo ra nền đã được trang trí I.
¸nh s¸ng

m¹ng t¹o h×nh


Polyme D + PAG
ChÊt nÒn

H×nh 1
9. Giản đồ nào dưới đây minh họa tốt nhất cho chất nền đã được gắn I?
(a) (b) (c) (d)

mµu sÉm thÓ hiÖn cÊu tróc polyme ®· bÞ biÕn ®æi so víi ban ®Çu
Đáp án:
17-1 C4H6O2
17-2 C=O group
17-3 Chất A

17.7
331
17.8

17.9
I (d)
Câu 6: Bài 22 ICHO 38 (2006)
Sự oxihóa và sự khử trong tổng hợp hữu cơ.
Trong sự chuyển hoá các hợp chất hữu cơ, phản ứng oxihóa và phản ứng khử là những phản
ứng quan trọng nhất. Đặc biệt là sự oxihóa - khử chọn lọc hóa học, chọn lọc khu vực hay
chọn lọc lập thể là rất quan trọng trong việc thiết kế một quy trình tổng hợp hữu cơ có hiệu
quả để thu được một phân tử mong muốn. Trong khi thiên nhiên đạt được tính chọn lọc như
vậy nhờ sự thiết kế đặc biệt của các tâm hoạt động trong các enzim, thì biến đổi hóa học,
trong phần lớn trường hợp, tạo ra sự khác nhau tế nhị trong khả năng phản ứng bằng cách
thay đổi bản chất của các chất phản ứng.
Sơ đồ sau đây là một ví dụ hay về sự chọn lọc hóa học của phản ứng oxihóa - khử đi từ chất
đầu là xianoaxetat etyl.
NaBH4 - FeCl3 PhCOCl
A (C5H11NO2) B (C12H15NO3)
EtOOC CN EtOH K2CO3, H2O

O
I OAc
AcO OAc
(DMP)
B (C12H15NO3) C (C12H13NO3)

1. Khi xianoaxetat etyl được xử lý với tác nhân khử NaBH4 trong FeCl3 , người ta quan sát
thấy sự khử chọn lọc của nhóm chức . Khi sản phẩm A phản ứng với benzoyl clorua thì 1
đương lượng của benzoyl clorua bị tiêu thụ tạo ra hợp chất B. Viết cấu trúc của A và B.

332
2. Dess-Martin Periodinane (DMP) là tác nhân oxihóa mạnh nhưng mềm mại có thể oxi hóa
nhiều nhóm chức khác nhau trong kiểu chọn lọc. Khi B bị oxi hóa bằng DMP thì sự oxi hóa
xảy ra nhanh gọn tạo ra hợp chất C. Người ta đã chụp các phổ 1H-NMR, 13C-NMR, IR và
phổ khối. Những phổ này chỉ ra rằng, đã xảy ra một sự biến đổi hoàn toàn tạo thành một sản
phẩm duy nhất. Trong 1H-NMR một vách kép giữa 5 - 6 ppm cho thấy hằng số ghép J = 8,8
Hz. Hãy vẽ cấu trúc của C.
3. Trong phổ 1H-NMR, có sự dịch chuyển của một pic ở gần δ = 11,5 ppm thể hiện một biến
đổi hóa học. Hãy chỉ ra proton trong cấu trúc C đã tham gia vào biến đổi hóa học này. Giải
thích vì sao sự biến đổi hóa học đối với proton đã nói lại không xảy ra với những proton bình
thường của nhóm chức đó, thể hiện ở vùng (δ = ~ 8 ppm) (trong phổ 1H-NMR).
1H-NMR của C

13C-NMR của C

IR của C Phổ khối của C

333
334
Đáp án:
22.1

22.2

22.3

Câu 7: Bài 26 ICHO 43 (2011)


Phổ NMR
Phổ 1H-NMR
Phổ 1H-NMR cho phép xác định các nguyên tử hidro trong phân tử hữu cơ. Từ vị trí (độ dịch
chuyển) và sự phân tách của các tín hiệu có thể suy ra loại và kiểu liên kết của các nguyên tử
hidro. Một số cộng hưởng của nguyên tử hidro điển hình được cho dưới đây.
H
O sp3
C C=C H C
H H

10 9 8 7 6 5 4 3 2 1 0

1
H-NMR Resonance ranges of typical f unctional groups in ppm relative to TMS

Dải cộng hưởng 1H-NMR của các loại nhóm chức theo ppm so với TMS
Phổ 13C-NMR

335
Phổ 13C-NMR tương tự như phổ 1H-NMR cho phép xác định các nguyên tử cacbon trong
phân tử hữu cơ. Phổ 13C-NMR của một hợp chất có nhiều tín hiệu (singlet) tương ứng với các
nguyên tử cacbon khác nhau. Cường độ tín hiệu tương đối của mọi loại cacbon (bậc I, bậc II,
bậc III và bậc IV) được coi như bằng nhau. Một số cộng hưởng điển hình của cacbon được
cho dưới đây.
o o R R
R c R R c OR C C RO C R C
R R

200 175 150 125 100 75 50 25 0

13
C-NMR Resonance ranges of typical functional groups in ppm relative to TMS

Dải cộng hưởng 13C-NMR của các loại nhóm chức theo ppm so với TMS
Sáu hợp chất là đồng phân cấu tạo của nhau (A, B, C, D, E và F) có công thức C5H10O2 có
đặc như sau:
Không có hợp chất nào có nhánh
Các đồng phân đều không dải hấp thụ O-H trong phổ IR.
Trong mỗi hợp chất có một nguyên tử lai hóa sp2 và một nguyên tử lai hóa sp3.
Xác định các cấu trúc của mọi đồng phân sử dụng các thông tin đã cho và phân tích phổ 1H-
và 13C-NMR dưới đây.
Viết tắt: s = singlet, d = doublet, t = triplet, q = quartet, qui = quintet, h = hextet.
Hợp chất A
3* (s)

1
H-NMR spectrum of A

3 (t)
2 (t) 2 (h)

4 3 2 1 0
PPM
*) The num bers on the signals give the number of the resonating protons

13C-NMR spectrum of A

180 160 140 120 100 80 60 40 20 0


PPM

Hợp chất B
336
3 (t) 3 (t)

1
H-NMR spectrum of B

2 (q)
2 (q)

5 4 3 2 1 0
PPM

13
C-NMR spectrum of B

180 160 140 120 100 80 60 40 20 0


PPM

Hợp chất C

3 (s)
2 (s)

1
H-NMR spectrum of C

3 (t)

2 (q)

5 4 3 2 1 0
PPM

13
C-NMR spectrum of C

220 200 180 160 140 120 100 80 60 40 20 0


PPM

Hợp chất D

337
3 (s)

1 H-NMR spectrum of D

3 (t)
2 (t)
2 (h)

5 4 3 2 1 0
PPM

13 C-NMR spectrum of D

180 160 140 120 100 80 60 40 20 0


PPM

Hợp chất E
3 (s)

2 (s)
1 H-NMR spectrum of E

3 (t)

2 (q)

5 4 3 2 1 0
PPM

13 C-NMR spectrum of E

220 200 180 160 140 120 100 80 60 40 20 0


PPM

Hợp chất F

338
3 (t)

2 (d)

1H-NMR spectrum of F 2 (t)

1 (t)
2 (h)

10 8 6 4 2 0
PPM

Two signals
overlap

13C-NMR spectrum of F

220 200 180 160 140 120 100 80 60 40 20 0


PPM

Đáp án:

Câu 8: Bài 16 ICHO 46 (2014)


Safrole
Safrole (4-allyl-1.2-metylendioxybenzen) được chiết xuất từ tinh dầu xá xị, một loại cây
thường xanh phát triển ở miền Trung và miền Bắc Việt Nam. Safrole có nhiều tính chất thú
vị, các phản ứng hóa học cho thấy nó giống như một hợp phần trung gian tự nhiên hiệu quả
và linh hoạt trong quá trình tổng hợp rất nhiều các hợp chất có hoạt tính sinh học.
[PtCl(Safrole-lH)(Pyridin)] là một phức chất có hoạt tính tương tự như thuốc chống ung thư
Cisplatin. [PtCl(Safrole-1H)(Pyridin)] đưọc tổng hợp lần đầu bởi các nghiên cứu sinh tại khoa
Hóa học, Đại học Sư phạm Hà Nội. Sơ đồ tổng hợp được cho dưới đây:

339
Một số tín hiệu quang phổ của Safrole tinh khiết và Safrole tạo phức trong A, B, C được đưa
ra dưới đây.
IR absorption,
Tín hiệu 1H NMR của proton thơm, δ (ppm)
νC9-C10 , cm-1

Tinh khiết 1630

Tạo phức trong


1510
A

Tạo phức trong


1495
B

340
Tạo phức trong
1500
C

1. Viết phương trình hóa học cho ba phản ứng trong sơ đồ trên.
2. Những thông tin nào về liên kết của Safrole với Pt trong A, B và C có thể thu được từ phổ
hồng ngoại và 1H NMR?
3. Vẽ cấu trúc của A, B và C, biết rằng trong C pyridin ở vị trí cis- đối với nhóm allyl của
Safrole.
4. Tác nhân của mỗi phản ứng (1), (2) và (3) là gì?
5. Tại sao phản ứng (3) dường như không tuân theo hiệu ứng trans?
Đáp án:
1.
Phản ứng
1 K[PtCl3C2H4] + C10H10O2 → K[PtCl3(C10H10O2)] + C2H4
2 2 K[PtCl3(C10H10O2)] → [Pt2Cl2(C10H9O2)2] + 2 KCl + 2 HCl
3 [Pt2Cl2(C10H9O2)2] + 2 C5H5N → 2 [PtCl(C10H9O2)(C5H5N)]
2.
in A in B in C
Dữ liệu IR C9 and C10 bond with C9 and C10 bond with C9 and C10 bond
Pt Pt with Pt
1
Dữ liệu H safrole coordinated safrole lost H5, safrole lost H5,
NMR data with Pt C5 bonds with Pt C5 bonds with Pt
3.
A B C

4.
Reaction Driving force
1 K[PtCl3C2H4] + C10H10O2 → K[PtCl3(C10H10O2)] + C2H4 ↑
Ethylene (C2H4, gas) is more volatile than safrole (C10H10O2, liquid).

341
2 2 K[PtCl3(C10H10O2)] → [Pt2Cl2(C10H9O2)2] + 2 KCl + 2 HCl
The chelate complex [Pt2Cl2(C10H9O2)2] is more stable.
3 [Pt2Cl2(C10H9O2)2] + 2 C5H5N → 2 [PtCl(C10H9O2)(C5H5N)]
In the dinuclear complex [Pt2Cl2(C10H9O2)2], two bridging Cl weakly bond
with Pt but in [PtCl(C10H9O2)(C5H5N)] the ligand C5H5N strongly bonds with
Pt.
5. Khống chế lập thể do hiệu ứng trans

3.3.5 Kì thi Olympic Hóa học Quốc tế ICHO – Đề chính thức


Câu 1: Bài 10 ICHO 49 (2017)
Tổng hợp toàn phần Ancaloit
Ancaloit là một nhóm các hợp chất thiên nhiên chứa nitơ. Cấu trúc phức tạp và hoạt tính sinh
học lí thú của chúng đã thu hút được sự quan tâm. Hai hợp chất đại diện cho ancaloit là
sauristolactam và pancratistatin được nêu ra trong các câu hỏi sau đây.
Phần A
Sauristolactam có hoạt tính gây độc tế bào trên nhiều dòng tế bào ung thư khác nhau. Chất
này được tổng hợp theo sơ đồ sau đây. (Phổ 1H-NMR được ghi trong dung môi CDCl3 trên
máy 300 MHz.)
10-A1) Vẽ cấu tạo các chất từ A-G trong sơ đồ.

Chú thích tiếng Anh trong hình:

342
The product has two aromatic rings: a monosubstituted ring and a tetrasubstituted ring with
two singlets in 1H-NMR: Sản phẩm có hai vòng thơm, một vòng thế mono,vòng kia thế 4 lần
với hai tín hiệu singlet trên 1H-NMR.
Strong IR absorption in region of 1725-1700 cm-1 and broad IR absorption from 3300 to
2500 cm-1: Đỉnh hấp thụ mạnh trong vùng 1725-1700 cm-1 và đỉnh hấp thụ chân rộng vùng
3300 to 2500 cm-1.
1H-NMR signals of the entire molecule: Tín hiệu 1H-NMR của toàn bộ phân tử.
In addition to the aromatic region, 1H-NMR signals in region of 0-6 ppm: 3.87 (s, 3H), 3.84
(s, 3H); 2.63 (s, 3H), 2.31 (s, 3H): Ngoài tín hiệu vùng thơm, tín hiệu 1H-NMR ở vùng 0-6
ppm: 3.87 (s, 3H), 3.84 (s, 3H); 2.63 (s, 3H), 2.31 (s, 3H).
Strong IR absorption in region : Đỉnh hấp thụ mạnh trong vùng.
a proton exchangeable with D2O: Một proton trao đổi với D2O.
cat. : xúc tác
reflux : Đun hồi lưu
excess : dùng dư
aq. work up : Xử lí phản ứng với nước
Đáp án:

343
Câu 2: Bài 6 ICHO 51 (2019)
Khảo sát đặc tính của polymer đồng trùng hợp khối (block-copolymer)
Block-copolyme, thu được bằng cách liên kết những (khối) polyme khác nhau, có những tính
chất độc đáo, chẳng hạn như khả năng tự gắn kết. Trong bài thi này, chúng ta nghiên cứu sự
tổng hợp và đặc tính của một hợp chất cao phân tử như vậy.
Nghiên cứu khối polymer thứ nhất

Trong phần này, chúng ta sẽ nghiên cứu polymer tan trong nước 1 (α-methoxy-ω-
aminopolyethyleneglycol).
Phổ 1H NMR của 1 (DMSO-d6, 60 °C, 500 MHz) gồm các tín hiệu sau:
Ký hiệu δ (ppm) Diện tích pic
a 2.7* 0.6
b 3.3 0.9
c 3.4 0.6
d ~ 3.5 133.7
Bảng 1, * cho biết trong sự có mặt của D2O, tín hiệu 2.7 ppm biến mất.
1. Gán các tín hiệu 1H NMR (a, b, c, d) từ bảng 1 với các proton tương ứng.

2. Biểu diễn mức độ trùng hợp trung bình n qua một hàm số với các biến số là diện tích
AOC2H4 của pic tín hiệu proton (NMR) của đơn vị lặp lại, và diện tích AOCH3 của pic tín
hiệu proton (NMR) của nhóm methyl cuối mạch. Tính n.
Nghiên cứu khối polymer đồng trùng hợp hai khối (diblock-copolymer)
Khối polymer thứ hai được tổng hợp bằng phản ứng giữa 1 và 2 (ε-(benzyloxycarbonyl)
lysine Ncarboxyanhydride). Phản ứng này tạo thành block-copolymer 3.

344
3. Vẽ cấu tạo của chất trung gian tạo thành trong bước đầu tiên của quá trình cộng hợp 1 vào
2. Bước tiếp theo của cơ chế phản ứng tách ra phân tử khí G, và 3. Vẽ cấu trúc của G.

4. Người ta tiến hành đo phổ hồng ngoại (IR) để khảo sát cấu tạo của các hợp chất trên. Gán
ba phổ hồng ngoại dưới đây cho các hợp chất 1, 2, và 3.

345
5. Phổ 1H NMR của copolyme 3 (trong DMSO-d6, ở 60 ° C, 500 MHz) được cho trong Hình
1. Sử dụng một số hoặc tất cả các tín hiệu NMR cũng như các diện tích pic trong Bảng 2, tính
toán chi tiết khối lượng mol trung bình số Mn của 3, lấy giá trị n từ câu hỏi 2. Đối với các
tính toán của thí sinh, khoanh một vòng tròn xung quanh (những) nhóm nguyên tử thí sinh
muốn sử dụng để tính và gán các ký hiệu tương ứng của chúng (α, β…).

Đáp án:
6.1

346
6.2

6.3

X là CO2.
6.4. Phổ IR theo thứ tự lần lượt là hợp chất 2; 3 và 1.

n giống ý 2. Điều này cho phép tính hệ số chuyển hóa χ giữa số tương đối proton trong phân
tử và diện tích pic NMR (pic có độ dịch chuyển hóa học giống tín hiệu d ở câu 1).
m = Aβ/5χ = 17 (với n = 111)

347
Mn = 111 × 44 + 262 × 17 + 1 + 31 + 43 = 9.41 kg mol–1.
Câu 3: Bài 1 ICHO 52 (2020)
Hai “mỹ nhân” Thổ Nhĩ Kỳ: Mèo Van và Mèo Ankara

Loài mèo đẹp nhất là mèo Van, chúng là giống thuần chủng chỉ sống ở lưu vực hồ Van. Một
giống mèo đặc hữu khác là mèo Ankara. Thường gọi là mèo Angora. Đặc điểm quan trọng
nhất của hai giống mèo này là có màu hai mắt khác nhau.

Cũng giống như con người, loài mèo đôi khi có thể bị căng thẳng và tức giận. Nếu như loài
người cảm thấy hạnh phúc bởi melatonin, sự căng thẳng của mèo có thể giảm đi và chúng có
thể thấy hạnh phúc nhờ một hợp chất thiên nhiên. Nepetactone là hợp chất hữu cơ được phân
lập từ cây catnip (Nepeta cataria), hoạt động như một chất hấp dẫn mèo. Nepetactone là
monoterpenoid mười carbon có nguồn gốc từ isoprene với hai vòng chung cạnh: vòng
cyclopentane và một lactone.

Tổng hợp toàn phần nepetalactone:

348
1.1 Sơ đồ trên mô tả quá trình tổng hợp toàn phần nepetalactone. Vẽ cấu tạo của các hợp chất
A–G, không cần vẽ chi tiết cấu trúc lập thể.
Gợi ý:
• Hợp chất A có tín hiệu hấp thụ mạnh và sắc nét ở 3300 cm-1 trên phổ IR.
• A, B và F là các hợp chất đơn vòng (monocyclic), trong khi C, D, E và G là các hợp chất
hai vòng (bicyclic).
• F có một tín hiệu đôi (doublet) ở 9.8 ppm trên phổ 1H-NMR
Phản ứng của nepetalactone:

Sơ đồ trên bao gồm các phản ứng của một trong những đồng phân đối quang của
nepetalactone 1. Ba trong số các sản phẩm phản ứng (5, 6 và J) được sử dụng làm thuốc
chống côn trùng trong công nghiệp.
1.2 Đối với mối quan hệ giữa các đồng phân 5 và 6, (những) đáp án nào sau đây là đúng?
Đánh dấu vào ô bên cạnh (những) đáp án đúng trên phiếu trả lời của bạn.
349
□ Cặp đồng phân đối quang (enantiomers)
□ Những đồng phân lập thể không đối quang (đồng phân đia, diastereomers)
□ Là cùng một chất (identical)
□ Những đồng phân lập thể (stereoisomers)
Phản ứng của 1 với DDQ cho hợp chất H liên hợp rộng. Ngoài ra, phản ứng nhiệt của H trong
sự có mặt của p-quinone tạo thành I có khối lượng mol phân tử là 226.28 g/mol.
1.3 Vẽ các cấu trúc của H, I và J, chỉ rõ cấu trúc lập thể của chúng.
Gợi ý:
• Trong quá trình tạo thành I, liên tiếp xảy ra các phản ứng vòng chuyển tiếp (pericyclic) và
một phản ứng oxy hoá (do sự có mặt của O2), tạo ra một chất khí thường gặp.
• J có dải hấp thụ mạnh và rất rộng trong khoảng từ 3300 đến 2500 cm-1 trên phổ IR.
Đáp án:
1.1.
A B

C D

E F

1.2.
□ Những đồng phân lập thể không đối quang (đồng phân đia, diastereomers)
□ Những đồng phân lập thể (stereoisomers)
1.3.
H I J

350
Câu 4: Bài 2 ICHO 52 (2020)
Câu chuyện về một chất trung gian hoạt động
Arynes tạo thành một lớp chất trung gian hoạt động đặc biệt. Bằng chứng thực nghiệm đầu
tiên về cấu trúc của một aryne (benzyne) đã được chứng minh vào năm 1953 thông qua các
thí nghiệm nguyên tử đánh dấu rất sáng tạo của John D. Roberts và cộng sự.
Trong một thí nghiệm, chlorobenzene, có carbon ở vị trí số 1 được đánh dấu bởi đồng vị 14C,
phản ứng với KNH2 trong NH3 lỏng để tạo ra lượng gần như bằng nhau của các đồng phân vị
trí A và B cùng với muối vô cơ C. Phản ứng này diễn ra thông qua sự hình thành aryne trung
gian D.

2.1 Vẽ cấu tạo của các chất A, B và D, và cho biết công thức của C. Chỉ rõ (các) vị trí của
(các) nguyên tử đánh dấu 14C bằng dấu sao (*) ở vị trí phù hợp.
Việc phân tích (các) sản phẩm đồng vị đánh dấu 14C được thực hiện thông qua các thí nghiệm
thoái biến (nguyên tử cacbon 14C không được chỉ ra trên cấu trúc ở hình đề bài). Tính phóng
xạ của các chất trung gian và sản phẩm cuối cùng đã được kiểm tra.

351
2.2 Đánh dấu vào các ô thích hợp trên phiếu trả lời cho các sản phẩm trung gian và sản phẩm
mà bạn cho rằng có tính phóng xạ.
Chỉ xét A: Chỉ xét B:
□ Hợp chất 1 □ Hợp chất 1
□ BaCO3 ( ở mẻ phản ứng-Batch 1) □ BaCO3 (ở mẻ phản ứng-Batch 1)
□ Hợp chất 2 □ Hợp chất 2
□ BaCO3 (ở mẻ phản ứng-Batch 2) □ BaCO3 (ở mẻ phản ứng-Batch 2)
Với mục đích tạo điều kiện cho sự hình thành aryne, Kobayashi và cộng sự đã phát triển
phương pháp tạo aryne dùng fluoride xúc tiến. Bằng cách này, dẫn xuất của benzen 3 phản
ứng với furan (4), trong sự có mặt của CsF, tạo thành E, F và G.

• Phân tích nguyên tố chất E cho thấy thành phần phần trăm khối lượng của các nguyên tố
như sau: 75.8% carbon, 5.8% hydro và 18.4% oxy.
• E không có proton có thể trao đổi với D2O trên phổ 1H-NMR.
• F là hợp chất ion.
2.3 Xác định cấu tạo của E, F và G (không cần vẽ lập thể).
352
Khi không có nucleophile hoặc tác nhân bẫy, arynes có thể tự phản ứng đóng vòng đime hoá
[2 + 2] hoặc đóng vòng trime hoá [2 + 2 + 2] trong các điều kiện thích hợp. Dẫn xuất aryne
thu được khi 3 phản ứng với 1 đương lượng CsF trong MeCN, về nguyên tắc, tạo thành bốn
sản phẩm đime và trime hoá (H–K).
• H có hai mặt phẳng đối xứng.
• I có thể có 21 tín hiệu trên phổ 13C-NMR.
• Cả I và J đều thể hiện giá trị m/z là 318.1 trên phổ khối của chúng.
2.4 Xác định cấu tạo của H–K.
Khi cho 5 phản ứng với 𝛽-ketoester 6 trong sự có mặt của 2 đương lượng CsF ở 80 °C thì thu
được sản phẩm chính L. Dữ liệu phổ 1H-NMR và 13C-NMR của L, trong CDCl3, như sau:
• 1H-NMR: 𝛿 7.79 (dd, J = 7.6, 1.5 Hz, 1H), 7.47–7.33 (m, 2H), 7.25–7.20 (m, 1H), 3.91 (s,
2H), 3.66 (s, 3H), 2.56 (s, 3H) ppm.
• 13C-NMR: 𝛿 201.3, 172.0, 137.1, 134.4, 132.8, 132.1, 130.1, 127.5, 51.9, 40.2, 28.8 ppm

2.5 Xác định cấu tạo của L.


Đáp án:
2.1. A B C D

KCl
2.2.
Chỉ xét A: Chỉ xét B:
□ BaCO3 ( ở mẻ phản ứng-Batch 1) □ Hợp chất 1
□ BaCO3 (ở mẻ phản ứng-Batch 2)

2.3. E
F: CsO3SCF3 or Cs+ CF3SO3– or CsOTf
G: (CH3)3SiF or Me3SiF
2.4. H I

353
J K

2.5. L
Câu 5: Bài 3 ICHO 52 (2020)
(±)-Coerulescine
Hợp chất spiro là chất hữu cơ chứa các vòng liên kết với nhau bởi một nguyên tử chung
(nguyên tử spiro) như dưới đây. Hệ thống vòng spiro [pyrrolidin-3,3′-oxindole] là cấu phần
được gắn trong một số alcaloid ức chế tế bào và các hợp chất không tự nhiên. Coerulescine
(1) và horsfiline là những chất nguyên mẫu đơn giản nhất của chi này. Chúng có thể được
tổng hợp theo con đường dưới đây.

Chuyển vị Claisen hoặc chuyển vị sigmatropic- [3,3] là phản ứng tạo liên kết carbon–carbon
quan trọng. Trong quá trình này, vinyl allyl ether được chuyển thành hợp chất cacbonyl không
bão hòa dưới tác dụng của nhiệt như Sơ đồ dưới đây. Khi đun nóng A, phản ứng chuyển vị
Claisen xảy ra tạo thành cacbonyl B.
Thí sinh không cần vẽ cấu trúc lập thể khi trả lời toàn bộ câu hỏi này.

354
3.1 Vẽ cấu tạo của A và B.
• A là hỗn hợp không phân tách được của các đồng phân cis/trans.
• B có đỉnh hấp thụ hồng ngoại ở 1726 cm-1.
3.2 Vẽ các cấu tạo của C, D, E và F.
• D–F có cấu trúc hai vòng (bicyclic).
3.3 Chọn thứ tự phản ứng đúng cho quá trình chuyển hoá F thành G.
□ Tạo imine, sau đó khử hoá, rồi amid hóa
□ Amin hoá, sau đó tạo imine, rồi khử hoá
□ Khử hoá, sau đó amid hóa, rồi tạo imine
3.4 Vẽ cấu tạo của G và H (hai chất đều ở dạng spiro).
3.5 Vẽ cấu tạo của chất trung gian được tạo thành khi H phản ứng với n-BuLi trong
bước H→Coerulescine (1).

355
Coerulescine (1) phản ứng với N-bromosuccinimide (NBS) sinh ra dẫn xuất bromo. Đun
nóng dẫn xuất này với natri methoxide trong sự có mặt của đồng iodide tạo thành horsfiline
(I) với hiệu suất 60%.
3.6 Chọn cấu tạo đúng cho hợp chất I phù hợp với một phần dữ liệu chọn lọc từ phổ 1H-
NMR: δ 7.05 (d, J = 1.4 Hz, 1H), 6.78 (d, J = 8.0 Hz, 1H), 6.72 (dd, J = 8.0, 1.4 Hz, 1H) ppm.

Đáp án:
3.1; 3.2 và 3.4

356
3.3 Tạo imine, sau đó khử hoá, rồi amid hóa
3.5

357
3.6

358
4. KẾT LUẬN

Chuyên đề đã trình bày hệ thống các bài tập có liên quan đến các phương pháp phổ
trong hóa học hữu cơ xuất hiện ở các đề thi HSG QG môn Hóa học một số nước và vùng lãnh
thổ trên thế giới cũng như đề thi và bài tập chuẩn bị ICHO. Do khả năng có hạn của tác giả,
chuyên đề không tránh khỏi những khiếm khuyết nhất định. Chuyên đề cố gắng đưa ra cái
nhìn tổng quan về cách ra đề của các nước có nền Hóa học phát triển đối với một nội dung
kiến thức mới đối với học sinh THPT của Việt Nam. Tác giả hi vọng thông qua xây dựng
chuyên đề này làm phong phú thêm tài liệu tự học của học sinh. Quý thầy cô có thể sử dụng
làm tài liệu xây dựng bài giảng cho các đối tượng học sinh và các giai đoạn bồi dưỡng học
sinh khác nhau.
Thiết nghĩ, thế giới tổ chức các Olympiad như Thể thao hay Olympiad các môn khoa
học Toán; Lý ; Hóa; Sinh; Tin học… thì mục đích cao nhất là nâng cao tình đoàn kết với tinh
thần giao lưu học hỏi. Vào ngày 15 tháng 5 năm 1968, hội nghị đầu tiên về việc tổ chức kì thi
Hóa học Quốc tế Thế giới (ICHO) ở Ostrava (Czechoslovakia) đã nêu cao mục đích: “THÚC
ĐẨY TÌNH HỮU NGHỊ VÀ HỢP TÁC GIỮA CÁC HỌC SINH, THẮT CHẶT LIÊN KẾT
GIỮA NHỮNG NHÀ KHOA HỌC TRẺ, TRAO ĐỔI KINH NGHIỆM SƯ PHẠM VÀ
KHOA HỌC”. Có lẽ vì thế mà trên thế giới hiếm nơi nào sử dụng từ “kì thi chọn học sinh
giỏi quốc gia” mà đều dùng từ “Olympiad”. Mục tiêu chính là để học sinh yêu mến khoa
học hơn, có cơ hội hiểu hơn về khoa học, thúc đẩy phong trào học tập và nghiên cứu những
bộ môn khoa học đầy tính logic và ứng dụng. Tuyệt không phải là một cuộc đua để chứng
minh ai “khỏe” hơn ai!
Trân trọng cảm ơn quý thầy cô đã quan tâm đọc chuyên đề!

359
5. TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. David R. Klein; Oragnic chemistry; Wiley [4th, 2021]


2. Đề thi HSG QG Ấn Độ môn Hóa học các năm.
3. Đề thi HSG QG Australia môn Hóa học các năm.
4. Đề thi HSG QG Anh môn Hóa học các năm.
5. Đề thi HSG QG Mĩ môn Hóa học các năm.
6. Đề thi môn Hóa học vùng Baltic các năm.
7. Đề thi HSG QG Việt Nam các năm vòng 1 và vòng 2.
8. Đề thi và bài tập chuẩn bị cho kì thi ICHO các năm.

360

You might also like