You are on page 1of 3

BÀI TẬP THỦY PHÂN PEPTIT

Bài 1. Thủy phân 73,8 gam một peptit chỉ thu được 90 gam Glyxin. Peptit ban đầu là:
A. đipeptit B. tripeptit C. tetrapeptit D. pentapeptit
Bài 2. Khi thủy phân 500 gam một polipeptit thu được 170 gam alanin. Nếu polipeptit đó có khối lượng phân tử
là 50000 thì có bao nhiêu mắt xích của alanin?
A. 175 B. 170 C. 191 D. 210
Bài 3. X là hexapeptit Ala-Gly-Ala-Val-Gly-Val
Y là tetrapeptit Gly-Ala-Gly-Glu
Thủy phân m gam hỗn hợp gồm X và Y trong môi trường axit thu được 4 loại amino- axit trong đó có 30 gam
Glyxin và 28,48 gam alanin. m có giá trị là:
A. 87,4 gam B. 73,4 gam C. 77,6 gam D. 83,2 gam
Bài 4. Thủy phân hoàn toàn m gam đipeptit Gly-Ala (mạch hở) bằng dung dịch KOH vừa đủ, thu được dung
dịch X. Cô cạn toàn bộ dung dịch X thu được 2,4 gam muối khan. Giá trị của m là:
A. 1,46 B. 1,36 C. 1,64 D. 1,22
Bài 5. Thủy phân hết 1 lượng pentapeptit trong môi trường axit thu được 32,88 gam Ala-Gly-Ala-Gly; 10,85
gam Ala-Gly-Ala; 16,24 gam Ala-Gly-Gly; 26,28 gam Ala-Gly; 8,9 gam Alanin còn lại là Gly-Gly và Glyxin.
Tỉ lệ số mol Gly-Gly:Gly là 5:4. Tổng khối lượng Gly-Gly và Glyxin trong hỗn hợp sản phẩm là:
A. 43,2 gam B. 32,4 gam C. 19,44 gam D. 28,8 gam
Bài 6. Đun nóng m gam hỗn hợp gồm a mol tetrapeptit mạch hở X và 2a mol tripeptit mạch hở Y với 600 ml
dung dịch NaOH 1M (vừa đủ). Sau khi các phản ứng kết thúc, cô cạn dung dịch thu được 72,48 gam muối khan
của các aminoaxit đều có một nhóm -COOH và một nhóm -NH2 trong phân tử. Giá trị của m là
A. 54,30 B. 66,00 C. 44,48 D. 51,72
Bài 7. Thủy phân m gam pentapeptit A có công thức Gly-Gly-Gly-Gly-Gly thu được hỗn hợp B gồm 3 gam
Gly; 0,792 gam Gly-Gly; 1,701 gam Gly-Gly-Gly; 0,738 gam Gly-Gly- Gly-Gly; và 0,303 gam Gly-Gly-Gly-
Gly-Gly. Giá trị của m là:
A. 8,5450 gam B. 5,8345 gam C. 6,672 gam D. 5,8176 gam

BÀI TẬP ĐỐT CHÁY


Bài 1. Hỗn hợp X gồm Ala-Ala, Ala-Gly-Ala, Ala-Gly-Ala-Gly và Ala-Gly-Ala-Gly-Gly. Đốt 26,26 gam hỗn
hợp X cần vừa đủ 25,872 lít O2 (đktc). Cho 0,25 mol hỗn hợp X tác dụng với dung dịch KOH vừa đủ thì thu
được m gam muối khan. Giá trị của m là:
A. 25,08 B. 99,15 C. 54,62 D. 114,35
Bài 2. Một  - aminoaxit có công thức phân tử là C2H5NO2, khi đốt cháy 0,1 mol oligopeptit X tạo nên từ  -
aminoaxit đó thì thu được 12,6 gam nước. Vậy X là:
A. Đipeptit B. Tetrapeptit C. Tripeptit D. Pentapeptit
Bài 3. X là một tripeptit được tạo thành từ 1 aminoaxit no, mạch hở có 1 nhóm -COOH và 1 nhóm -NH2. Đốt
cháy hoàn toàn 0,3 mol X cần 2,025 mol O2 thu được sản phẩm gồm CO2, H2O, N2. Vậy công thức của
aminoaxit tạo nên X là
A. H2NCH2COOH B. H2NC3H6COOH C. H2N-COOH D. H2NC2H4COOH
Bài 4. Một tripeptit no, mạch hở X có công thức phân tử CxHyO6N4. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X thu được
26,88 lít CO2 (đktc) và m gam H2O. Giá trị của m là:
A. 19,80 B. 18,90 C. 18,00 D. 21,60
Bài 5. X là một  -aminoaxit no, chứa 1 nhóm -COOH và 1 nhóm -NH2. Từ m gam X điều chế được m1 gam
đipeptit. Từ 2m gam X điều chế được m2 gam tripeptit. Đốt cháy m1 gam đipeptit thu được 0,3 mol nước. Đốt
cháy m2 gam tripeptit thu được 0,55 mol H2O. Giá trị của m là:
A. 11,25 gam B. 13,35 gam C. 22,50 gam D. 26,70 gam
Bài 6. Thủy phân m gam hexapeptit mạch hở X công thức Ala-Gly-Gly-Gly-Gly-Gly-Gly thu được hỗn hợp Y
gồm Ala; Gly; Ala-Gly; Gly- Gly; Gly-Gly-Gly và Gly-Gly-Gly-Gly. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Y cần vừa đủ
2,415 mol O2. Giá trị m gần với giá trị nào nhất dưới đây?
A. 68 B. 58 C. 78 D. 48
Bài 7. Đốt cháy hoàn toàn 11,2 gam một đipeptit của alanin rồi cho sản phẩm qua nước vôi trong dư. Tính khối
lượng bình tăng?
A. 56 gam B. 48 gam C. 26,04 gam D. 40 gam
Bài 8. Cho hai chất hữu cơ X, Y lần lượt là tripeptit và hexapeptit được tạo thành từ cùng một aminoaxit no,
mạch hở, có một nhóm cacboxyl và một nhóm amino. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X bằng O2 vừa đủ thu được
sản phẩm cháy có tổng khối lượng 40,5 gam. Nếu cho 0,15 mol Y cho tác dụng hoàn toàn với NaOH (lấy dư
20% so với lượng cần thiết), sau phản ứng cô cạn dung dịch thì khối lượng chất rắn thu được là
A. 87,3 gam B. 9,99 gam C. 107,1 gam D. 94,5 gam
Bài 9. Tripeptit mạch hở X và tetrapeptit mạch hở Y đều được tạo ra từ một aminoaxit no, mạch hở có 1 nhóm -
COOH và 1 nhóm -NH2. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X thu được sản phẩm gồm H2O, CO2 và N2 trong đó tổng
khối lượng CO2 và H2O bằng 56,1 gam. Nếu đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol Y thì số mol O2 cần phản ứng là?
A. 2,8 mol B. 1,8 mol C. 1,875 mol D. 3,375 mol
Câu 10: Đốt cháy hoàn toàn 0,12 mol hỗn hợp E chứa nhiều peptit được tạo từ Gly, Ala và Val cần vừa đủ 3,24
mol O2. Sản phẩm cháy thu được có chứa 2,52 mol CO2, Khối lượng (gam) của 0,12 mol E là?
A. 58,32 B. 46,58 C. 62,18 D. 54,98
Câu 11: Thủy phân hoàn toàn m gam hỗn hợp E gồm peptit X và peptit Y bằng dung dịch NaOH thu được
151,2 gam hỗn hợp gồm các muối natri của Gly, Ala và Val. Mặt khác, để đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp E
ở trên cần 107,52 lít khí O2 (đktc) và thu được 64,8 gam H2O. Giá trị của m là:
A. 102,4 B. 97,0 C. 92,5 D. 107,8
Câu 12: Thủy phân hoàn toàn một lượng hỗn hợp các peptit trong dung dịch KOH vừa đủ thu được m gam hỗn
hợp muối natri của Gly, Ala, Val. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn lượng peptit trên cần vừa đủ 97,104 lít O2
(ddktc) thu được 148,72(g) CO2. Giá trị gần nhất của m là:
A. 68 B. 75 C. 90 D. 130,62
Câu 13: Hỗn hợp X gồm 3 peptit được tạo bởi Gly, Val và Ala. Người ta lấy 0,1 mol X cho vào dung dịch chứa
KOH dư thì thấy có 0,5 mol KOH tham gia phản ứng. Đồng thời dung dịch có chứa m gam muối. Mặt khác, lấy
toàn bộ lượng muối trên đem đốt cháy hoàn toàn thì cần 2,25 mol O2. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá
trị của m là:
A. 63,2 B. 54,8 C. 67 D. 69,4
Câu 14: Hỗn hợp X gồm 3 peptit được tạo ra bởi Gly, Val và Ala. Người ta lấy a mol X cho vào dung dịch
chứa KOH dư thì thấy có 0,12 mol KOH tham gia phản ứng. Mặt khác, lấy toàn lượng peptit trên đem đốt cháy
hoàn toàn thì cần 0,495 mo O2 thu đươc sản phẩm cháy có chứa CO2 và H2O với tổng số mol là 0,75 mol. Giá
trị của a là:
A. 0,04 B. 0,03 C. 0,06 D. 0,07
Câu 15: Thủy phân hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm peptit X và peptit Y bằng dung dịch NaOH thu được 15,27
gam hỗn hợp gồm các muối natri của Gly, Ala và Val. Mặt khác, để đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X, Y ở
trên cần 12,936 lít khí O2 (đktc) và thu được 7,29 gam H2O. Giá trị của m là
A. 11,24 B. 9,78 C. 9,25 D. 10,43
Câu 16: Đốt cháy hoàn toàn 51,27 gam hỗn hợp gồm peptit X, peptit Y, peptit Z và peptit T (đều được tạo từ
các amino axit no chỉ chứa một nhóm –COOH và –NH2) bằng lượng oxi vừa đủ thu được N2 và 2,19 mol CO2;
2,005 mol H2O. Mặt khác đun nóng hỗn hợp trên với dung dịch NaOH vừa đủ thì thu được m gam muối. Giá trị
của m là:
A. 74,13 B. 82,14 C. 76,26 D. 84,18
Câu 17: Thủy phân hoàn toàn m gam hỗn hợp các peptit trong dung dịch KOH vừa đủ thu được 11,51 gam hỗn
hợp muối Kali của Gly, Ala, Val. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn lượng peptit trên cần vừa đủ 0,2475 mol O2 thu
được 0,195 mol H2O và t gam CO2. Giá trị của là:
A. 15,58 B. 15,91 C. 14,14 D. 19,08

You might also like