You are on page 1of 3

HỌC PHẦN: SCIE1418

BÀI BÁO CÁO: HÓA LÍ


Danh sách thành viên nhóm:
Họ tên sinh viên MSSV
Trương Thị Cẩm Yến 46.01.401.334
Chu Nguyễn NhậtVy 46.01.401.326
Trương Toàn Vẹn 46.01.401.320
Hồ Ngọc Phan Uyên 46.01.401.314
Trần Linh Đan 47.01.401.079

BÀI 3: THIẾT LẬP PIN GALVANI VÀ XÁC ĐỊNH SỨC ĐIỆN ĐỘNG CỦA PIN
I. Mục đích:
Thành lập một số pin galvani và xác định giá trị sức điện động
II. Cách tiến hành
1. Thiết lập pin galvani đơn giản và xác định sức điện động của pin

 Rót khoảng 50 ml dung dịch CuSO4 0,1M và ZnSO4 0,1M vào 2 cốc
 Lấy giấy nhám làm sạch lớp oxide bên ngoài của Cu và Zn, sau đó chà lại bằng giấy
lọc rồi rửa lại bằng nước cất
 Nhúng ướt tấm giấy lọc bằng dung dịch KCl bão hòa để sử dụng như cầu nuối nối 2
cốc dung dịch
 Nối cathode với cực dương, anode với cực âm của máy đo điện thế (multimeter) bằng
dây dẫn, sau đó nhứng kim loại vào các dung dịch chứa ion tương ứng
 Đọc giá trị trên máy đo điện thế

Suất điện động của Pin ( Cu và Zn): .......................................................................................

2. Xác định chiều hướng xảy ra của phản ứng (nếu có Fe, Ni)
Lặp lại như thí nghiệm 1, thay điện cực Zn bằng Ni. Viết phản ứng pin và đo sức điện động
của pin
Phản ứng của Pin:
Suất điện động của Pin (Cu và Ni): .........................................................................................
3. Xây dựng phương trình Nernst
 Pha 100 ml dung dịch CuSO4 với nồng độ: 1.10-2, 1.10-3, 1.10-4 từ dung dịch 1 M ban
đầu
 Sử dụng giấy lọc mới làm cầu muối. Lặp lại các bước như thí nghiệm 1
Dung dịch Cu2+ 1.10-4 M 1.10-3 M 1.10-2 M 0.1 M

E,V

Đồ thị phụ thuộc giữa E và lgacu2+, xác định nồng độ x của dung dịch Cu2+
4. Thiết kế pin trái cây Cu-Zn
 Sử dụng nước ép của trái cây làm chất điện li (cầu muối)
 Mắc nối tiếp các pin Cu-Zn
 Đo sức điện động của pin tạo thành và rút ra kết luận
III. Trả lời câu hỏi cuối bài thí nghiệm
1. Pin galvani là gì:
Là một hệ điện hóa có khả năng sinh công điện và được dùng làm điện năng hpij là pin
galvani hay pin điện
2. Vai trò của cầu muối trong pin:
Trung hòa điện tích của 2 dung dịch
3. Nguyên tắc xác định suất điện động của pin:
Khi pin galvani hoạt động, sức điện động của nó sẽ thay đổi do các thay đổi xảy ra ở các
điên cực và trong thể tích dung dịch. Để đo chính các suất điện động của pin người ta sử
dụng phương pháp bổ chính (hay còn gọi là phương pháp đối xung) phương pháp này cho
phép xác định suất điện động thực của pin khi không có dòng điện đi qua pin nghĩa là khi các
phản ứng điện cực xảy ra trong pin là thuận nghịch
Sơ đồ nguyên tắc của phương pháp bổ chính đo sức điện động, sơ đồ gồm:
Nguồn điện 1 chiều E nối với hai dây điện trở đều AB. Nguồn điện thường dùng là ăcqui có
sức điện động lớn hơn sức điện động của pin nghiên cứu X. Một cực của X nối với A (cực
này phải cùng dấu với A) còn cực khác nối qua một điện kế chỉ không có độ nhạy cao sau đó
mắc vào con chạy C

You might also like