You are on page 1of 2

SỐ VÔ TỈ. CĂN BẬC HAI SỐ HỌC.

A. Kiến thức
– Số thập phân hữu hạn. Số thập phân vô hạn tuần hoàn.
– Số vô tỉ.
– Căn bậc hai số học.
B. Nội dung bài học
1. Số thập phân hữu hạn. Số thập phân vô hạn tuần hoàn. (15ph)
1.1. Biểu diễn (viết) các số hữu tỉ dưới dạng số thập phân.
3 37 1 5
– = – 1,5 = 1,48 = 0,333333333… – = – 1,(6)
2 25 3 3
Số thập phân hữu hạn Số thập phân vô hạn
 Mọi số hữu tỉ đều viết được dưới dạng số thập phân hữu hạn hoặc vô hạn tuần hoàn.
1.2. Làm tròn số thập phân.
Làm tròn số thập phân 1,958(3)
a) đến phần hàng nghìn: 1,958
b) với độ chính xác là 0,005: 1,96
c) đến chữ số thập phân thứ nhất: 2,0
 Trong một số trường hợp chỉ cần ước lượng kết quả, có thể làm tròn số (theo yêu cầu).
2. Số vô tỉ (15ph)
Sử dụng máy tính (máy tính cầm tay), bấm:
a) π
b) √ 3 (căn bậc 2 của 3 hay gọi tắt là căn 3)
 Số vô tỉ là số viết được dưới dạng số thập phân vô hạn không tuần hoàn.
Đọc Ví dụ 1 – trang 33, SHS Toán 7, tập 1, Cánh Diều (NXB ĐHSP), thảo luận cặp đôi và trả
lời câu hỏi:
Phát biểu “Mỗi số vô tỉ đều không thể là số hữu tỉ” là đúng hay sai? Vì sao?
Đúng. Vì mỗi số vô tỉ được viết dưới dạng số thập phân vô hạn không tuần hoàn, còn các số
hữu tỉ thì được viết dưới dạng các số thập phân hữu hạn hoặc vô hạn tuần hoàn.
(Hiểu một cách nôm na, số vô tỉ và hữu tỉ là độc lập với nhau)
3. Căn bậc hai số học. (60ph)
3.1. Định nghĩa.
 Căn bậc hai số học của số a không âm là số x không âm sao cho x2 = a.
Đọc Chú ý – trang 34, SHS Toán 7, tập 1, Cánh Diều (NXB ĐHSP), làm cá nhân bài tập số 1:
a) √ 15 - Căn bậc hai số học của 15; √ 27,6- Căn bậc hai số học của 27,6; √ 0,82−¿ Căn bậc hai số
học của 0,82.
b) Căn bậc hai số học của 39 là √ 39; Căn bậc hai số học của
9
11 √
là 9 ; Căn bậc hai số học của
11
80
27


80
27
.

3.2. Phân biệt căn bậc hai và căn bậc hai số học.
Căn bậc hai của x nhận hai giá trị √ a và –√ a .
Căn bậc hai số học của x chỉ nhận giá trị là √ a.
Ví dụ: Căn bậc hai của 9 là 3 và –3. Căn bậc hai số học của 9 là 3.
Đọc thêm Ví dụ 2 – trang 34, SHS Toán 7, tập 1, Cánh Diều (NXB ĐHSP), làm cá nhân bài tập
số 2:
a) Ta có (0,8)2 = 0,64 và 0,8 > 0 nên 0,8 là căn bậc hai của 0,64.
b) Ta có (–11)2 = 121 nhưng –11 < 0 nên –11 không phải là căn bậc hai số học của 121.
c) Ta có (1,4)2 = 1,96 và 1,4 > 0 mặt khác –1,4 < 0 nên 1,4 là căn bậc hai số học của 1,96
nhưng –1,4 không phải là căn bậc hai số học của 1,96.
BTVN
3.3. Tính giá trị (đúng hoặc gần đúng) căn bậc hai số học của một số nguyên dương bằng
máy tính cầm tay.
Sử dụng máy tính cầm tay, làm cá nhân bài tập số 3.
3.4. Tự nghiên cứu “Tỉ lệ vàng trong nghệ thuật và kiến trúc”.
Đọc thầm mục Có thể em chưa biết – trang 36,37, SHS Toán 7, tập 1, Cánh Diều (NXB ĐHSP).
3.5. Luyện tập.
Làm cá nhân bài 4 và 5 – trang 35, SHS Toán 7, tập 1, Cánh Diều (NXB ĐHSP).

You might also like