You are on page 1of 16

HƯỚNG DẪN LÀM BÀI ĐỀ CƯƠNG CUỐI KỲ 1

CHƯƠNG 1 SỐ NGUYÊN

Dạng bài tập 1: Cộng, trừ, nhân, chia số nguyên


Đề cương cuối kỳ: câu 1, câu 2, câu 3

Cộng, trừ số nguyên Nhân, chia số nguyên

(-)(-) => (+): 3 - - 4 = 3 + 4 = 7 (+) x (-) = (-) x (+) = (-)

(+)(-) => (-): 3 + - 2 = 3 - 2 = 1 (-) x (-) = (+) x (+) = (+)

(+) : (-) = (-) : (+) = (-)

(+) :(+) = (-) : (-) = (+)

Dạng bài tập 2: Tính bình phương, lập phương, căn bậc 2, căn bậc 3
Đề cương cuối kỳ 1: câu 4.
Bình phương và căn bậc 2
a2 = a x a - Ví dụ: 42 = 4 x 4 = 16

Lập phương và căn bậc 3


a3 = a x a x a - Ví dụ: 43 = 4 x 4 x 4 = 64

Dạng bài 3: Tính bình phương, lập phương, căn bậc 2, căn bậc 3 của 1 số chưa biết.
Đề cương cuối kỳ 1: câu 9
● Bước 1: Tìm số chưa biết
● Bước 2: Tính bình phương, lập phương, căn bậc 2, căn bậc 3 của số chưa biết
Ví dụ: Câu 9
a/ Bình phương của một số tự nhiên nằm trong khoảng từ 70 đến 100. Tìm căn bậc
hai của số đó.
Gọi số tự nhiên A.

Đề Dùng thông tin này để làm gì Chi tiết

Bình phương của một số Dùng thông tin để tìm số A => 70 < A2 < 100 (Lần lượt thay
tự nhiên nằm trong thế các số từ 1, 2, 3, 4, …vào vị trí
khoảng từ 70 đến 100. A đến khi tìm được số phù hợp)
=> A = 9 vì 92 = 81
A = 9 => số tự nhiên đó là 9

Tìm căn bậc hai của số Bình phương của A là kết quả => 9 = 3
cuối cùng
đó. Đáp án là 3.

b/ Lập phương của một số tự nhiên nằm trong khoảng từ 50 đến 90. Tìm bình
phương của số đó.
Gọi số tự nhiên là A

Đề Dùng thông tin này để làm gì Chi tiết

Lập phương của một số Dùng thông tin để tìm số A => 50 < A3 < 90 (Lần lượt thay thế
tự nhiên nằm trong các số từ 1, 2, 3, 4, …vào vị trí A
khoảng từ 50 đến 90 đến khi tìm được số phù hợp)
=> A = 4 vì 43 = 64
A = 4 => số tự nhiên đó là 4

Tìm bình phương của số Bình phương của A là kết quả => 42 = 64
cuối cùng
đó Đáp án là 64.

Dạng bài tập 4: Tìm ƯCLN và BCNN


Đề cương cuối kỳ: Câu 5 và câu 6
Cách làm:
Ví dụ:
● Tìm UCLN của 24 và 80
Ước của 24: 1; 3; 4; 6; 8; 12; 24.
Ước của 80: 1; 2; 4; 5; 8; 10; 16; 20; 40; 80.
Ước chung của 24 và 80: 1; 4; 8.
Ước chung lớn nhất của 24 và 80: 8
● Tìm BCNN của 3 và 10
Bội của 3: 3; 6; 9; 12; 18; 21; 24; 27; 30; …; 60; …90;... 120;...
Bội của 10: 10; 20; 30; 40; 50; 60; 70; 80; 90;...
Bội chung của 3 và 10: 30; 60; 90; …
Bội chung nhỏ nhất của 3 và 10: 30

Dạng bài tập 5: Dùng tính chất của ƯCLN và BCNN để tìm 2 số chưa biết.
Đề cương cuối kỳ: câu 7
Cách làm
- 2 số cần tìm sẽ chia hết cho UCLN của chúng => Dùng UCLN để liệt kê các số
phù hợp.
- BCNN sẽ chia hết cho 2 số => Dùng BCNN để lọc ra các số có khả năng đúng.
- Tìm UCLN và BCNN của từng cặp số.

Ví dụ:

a/ Ước chung lớn nhất của hai số là 3, bội chung nhỏ nhất của hai số là 45. Tìm
hai số.
Phân tích:
Gọi a và b là hai số cần tìm.
a,b chia hết cho UCLN => a,b chia hết cho 3
Liệt kê những số chia hết cho 3: 3; 6; 9; 12; 15; 18; 21; 24; 27; 30; 33; 36; 39; 42; 45
BCNN chia hết cho a, b => 45 chia hết cho a,b
Chọn những số 45 chia hết: 3; 9; 15; 45
Xác định UCLN và BCNN của những cặp số trên.

Cặp số Ước chung lớn nhất Bội chung nhỏ nhất

3 và 9 (Loại) U(3): 1,3 B(3): 3,6,9,12,...


U(9): 1,3,9 B(9): 9,18,27,..
UCLN: 3 BCNN: 9

3 và 15 (Loại) ước 3 = 1,3 B(3) = 3;6;9;12;15;...


U 15 = 1;3;5;15 B(15) = 15;30;45;60;..
UCLN = 3 BCNN 3 với 15: 15

9 và 15 U(9): 1,3,9 B(9): 9,18,27,36, 45,...


U(15): 1, 3,5,15 B(15): 15, 30, 45, 60,...
UCLN: 3 BCNN: 45

Bài làm
Hai số cần tìm là 9 và 15 vì
U(9): 1,3,9
U(15): 1, 3,5,15
=> UCLN của 9 và 15: 3
B(9): 9,18,27,36, 45,...,90…
B(15): 15, 30, 45, 60,...,90,..
=> BCNN của 9 và 15: 45
Dạng bài 6: Dấu hiệu chia hết - Tìm chữ số còn thiếu để chia hết

Đề cương cuối kỳ: câu 8

Nhắc lại: dấu hiệu chia hết

● Dấu hiệu chia hết cho 2: chữ số tận cùng 0; 2; 4; 6; 8


● Dấu hiệu chia hết cho 5: chữ số tận cùng 0; 5
● Dấu hiệu chia hết cho 3: tổng chữ số chia hết cho 3
● Dấu hiệu chia hết cho 9: tổng chữ số chia hết cho 9
● Dấu hiệu chia hết cho 6: chia hết cho 2 và 3
● Dấu hiệu chia hết cho 4: hai chữ số cuối cùng chia hết cho 4
● Dấu hiệu chia hết cho 8: chia hết cho 2 và 4
● Dấu hiệu chia hết cho 11: tổng chữ số lẻ - tổng chữ số chẵn = 0, 11, 22 hoặc 33
(các số chia hết cho 11)

Lưu ý: Trong trường hợp xét chia hết cho nhiều số (ví dụ: xét chia hết cho 2 và 3; 2 và
9)

Bài tập ví dụ: Câu 8 (đề cương)


a/ Cho số 5742__. Tìm chữ số còn thiếu trong ô trống để số này chia hết cho 6.
Phân tích:
Số chia hết cho 6 cần chia hết cho 2 và 3.
Số chia hết cho 2 có tận cùng 0,2,4,6,8.
● Nếu là 0 thì 5 + 7 + 4 + 2 + 0 = 18 => chia hết cho 3
● Nếu là 2 thì 5 + 7 + 4 + 2 + 2 = 20 => không chia hết cho 3
● Nếu là 4 thì 5 + 7 + 4 + 2 + 4 = 22 => ko chia hết cho 3
● Nếu là 6 thì 5 + 7 + 4 + 2 + 6 = 24 => chia hết cho 3
● Nếu là 8 thì 5 + 7 + 4 + 2 + 8 = 26 => ko chia hết cho 3
Những chữ số phù hợp: 0, 6
b/ Cho số a63b. Tìm các chữ số a, b để số này chia hết cho 2, 3, 5, 9
● Để số chia hết cho 2 => chữ số tận cùng 0,2,4,6,8
● Để số chia hết cho 5 => chữ số tận cùng 0,5
=> Chữ số cuối (b) = 0
● Số chia hết cho 9 sẽ chia hết cho 3 => chỉ cần xét chia hết cho 9.
● Tổng các chữ số chia hết cho 9 => a + 6 + 3 + 0 = a + 9 chia hết cho 9
=> a = 9
Vậy a = 9, b = 0
CHƯƠNG 2: BIỂU THỨC
Dạng BT 1: Thu gọn biểu thức
Đề cương cuối kỳ: câu 14
Cần gom nhóm các ẩn giống nhau, số => thực hiện cộng, trừ như đối với số
nguyên
Ví dụ:
Câu 14. Thu gọn các biểu thức dưới dây, sau đó tính giá trị của biểu thức khi a =
2, b = 1 trong từng trường hợp.
a/ 7a + 2a + a = 10a = 10 x 2 = 20 b/ 9b - b + 5b = 13b = 13 x 1 = 13
Dạng BT 2: Viết công thức bằng lời, bằng chữ, vận dụng công thức
Đề cương cuối kỳ: câu 15
Đề có thể không đưa các thông tin như: số giây trong 1 phút, số phút trong 1 giờ,
số giờ trong 1 ngày, số tháng trong 1 năm,...
Bài 15 (đề cương)
a/ Viết công thức tính số giờ trong một số phút bất kì, bằng:
i/ lời văn: Số giờ = tổng số phút : số phút trong một giờ
ii/ chữ cái: gọi số giờ là g, tổng số phút = p
g = p : 60
b/ g = 480 : 60 = 8 giờ.
Dạng BT 3: Xây dựng phương trình và giải phương trình
Đề cương cuối kỳ: câu 16
Câu 16. Bút loại I = 3x + 2 (nghìn đồng); Bút loại II = 13 + x (nghìn đồng)
a/ Phương trình biểu diễn mua một chiếc bút loại I và một chiếc bút loại II.
3x + 2 + 13 + x = 75 => 4x + 15 = 75
b/ Giải phương trình
4x + 15 = 75
=> 4x = 75 - 15
=> 4x = 60
=> x = 60 : 4
=> x = 15
c/ Tiền bút loại I = 3x + 2 = 3 x 15 + 2 = 32 nghìn đồng.
Tiền bút loại II = 13 + x = 13 + 15 = 28 nghìn đồng.
Dạng BT 4: Bất phương trình, xác định số nguyên lớn nhất/số nguyên nhỏ nhất
đối với bất phương trình
CHƯƠNG 3- GIÁ TRỊ HÀNG VÀ LÀM TRÒN SỐ.
Dạng bài tập 1: Nhân và chia với lũy thừa.
Đề cương cuối kỳ: câu 10, câu 11, câu 13
Ví dụ:
Câu 10:

a/ 56 x 102 = 5600 b/ 877 x 104 = 8 770 000


Dạng bài tập 2: Làm tròn số.
Đề cương cuối kỳ: câu 12
Câu 12. Làm tròn mỗi số sau theo độ chính xác đã cho.

a/ 126,99231 = 126,9931 (4cstp) d/ 3,141592654 = 3,1415927 (7cstp)

CHƯƠNG 6
Dạng BT 1: Áp dụng các lý thuyết tổng các góc, các trường hợp góc bằng nhau.
Đề cương học phần 2: câu 1, câu 2, câu 3 và câu 4
Nhắc lại lý thuyết
● Tổng các góc quanh 1 điểm là 360o
● Tổng các góc kề bù (tạo thành một đường thẳng): 180o
● Tổng 4 góc trong tứ giác: 360o
● Tổng 3 góc trong tam giác: 180o
● Hai đường thẳng cắt nhau: góc đối đỉnh bằng nhau.
● 1 đường thẳng cắt 2 đường thẳng song song: góc đồng vị bằng nhau.

Dạng BT2: Vẽ hình theo kích thước cho sẵn/ Copy hình
Đề cương học phần 2: câu 5
Vẽ góc và cạnh có số đo trước => Mở rộng ra các góc còn lại.
Ví dụ:

Hướng dẫn cụ thể.


Vẽ góc vuông A

Lấy điểm B sao cho AB = 4cm

Vẽ góc B = 125o

Vẽ BC = 5,5cm

Vẽ góc C = 90o
Nối dài cạnh góc C cắt (1) tại D

=> Thu được tứ giác ABCD


CHƯƠNG 7
Dạng BT 1: Vẽ hình đa giác đều (tam giác đều, ngũ giác đều, lúc giác đều,...)
Đề cương học phần 2: câu 8
Đề cương cuối kỳ: câu 18
Đặc điểm của đa giác đều là
● Cạnh bằng nhau, góc bằng nhau.
● Có số trục đối xứng bằng với số cạnh
● Bậc trục đối xứng quay bằng với số cạnh

Hình Số cạnh Số trục đối Bậc đối xứng Hình minh họa
xứng quay

Tam giác đều 3 3 3

Tứ giác đều (hình 4 4 4


vuông)

Ngũ giác đều 5 5 5

Lục giác đều 6 6 6


Bát giác đều 8 8 8

Hướng dẫn chi tiết vẽ đa giác đều


Tam giác đều ABC

Tam giác đều và 1 trục đối xứng của nó

Vẽ AB = 6cm
Lấy 1 điểm ở giữa AB và cách đều AB

Dựng đường thẳng vuông góc với AB


tại điểm giữa.
Đây là trục đối xứng của tam giác đều
ABC
Chọn điểm C trên trục đối xứng sao
cho BC = 6cm

Nối điểm A và C

=> Ta được tam giác đều ABC

Ngũ giác đều ABCDE

Tính số đo góc của ngũ giác đều. Tổng số đo góc của ngũ giác đều là 540o (ngũ
giác đều chia thành ba tam giác (180 x 3)
5 góc bằng nhau => 1 góc = 540 : 5 = 108o
● Bước 1: Vẽ góc A = 108o
● Bước 2: Đo chiều dài AB và AE = 3cm (hai đường xanh dương)
● Bước 3: Vẽ góc B (đường đen)
● Bước 4: Đo BC = 3cm
● Bước 5: Lấy điểm giữa EC và AB. Nối lại được đường xanh lá. Đây là trục đối
xứng của hình ngũ giác.
● Bước 6: Vẽ ED = 3cm (D trên đường xanh lá)
● Bước 7: Nối CD
=> Được ngũ giác đều ABCDE
Hướng dẫn vẽ lục giác đều

Tổng 6 góc = 180 x 4 = 720 => một góc = 720 : 6 (6 góc bằng nhau)
=> mỗi góc = 120o
Vẽ AB = 4cm

Vẽ góc A và B. Mỗi góc 120o

Lấy điểm C và D sao cho AC = 4cm,


BD = 4cm
Nối CD
CD là trục đối xứng của hình lục giác
đều.

Dựng hai đường a,b cùng vuông góc


với Ab và CD

Vẽ điểm E, F đối xứng với B, A qua


CD
Nối các điểm lại thu được hình lục
giác đều.

Dạng BT 2: Xác định trục đối xứng, bậc đối xứng quay
Đề cương học phần 2: câu 9
Đề cương cuối kỳ: câu 19

Bậc đối xứng quay:

a/ 2 b/ 1 c/ 1 d/ 2

e/ 6 f/ 1 g/ 4 h/ 1

i/ 1 j/ 2 k/ 3 l/ 1

Dạng BT 3: Xác định số đo các góc và các cạnh tương ứng dựa trên 2 tam giác
bằng nhau.
Đề cương học phần 2: câu 11
Đề cương cuối kỳ: câu 21.
Phân tích:
Các cạnh tương ứng: AC = PR= 10,3; CB = PQ = 12m, AB = QR = 5,1m
Các góc tương ứng:
góc BAC = góc PRQ; góc CBA = góc PQR góc ACB = góc RPQ
Bài làm
a/ Tính độ dài

i/ AC = PR = 10,3m ii/ QR = AB = 5,1m iii/ BC = PQ = 12m


b/ Tính số đo của

i/ góc BAC = PRQ = 96o ii/ góc ACB = RPQ = 25o iii/ góc CBA = PQR = 59o

Dạng BT 4: Xác định số đỉnh, số cạnh số mặt của hình 3D.


Đề cương học phần 2: câu 12
Đề cương cuối kỳ: câu 22
Dạng BT 5: Vẽ hình chiếu của hình 3D
Đề cương học phần 2: Câu 13
Lưu ý: Nếu hình 3D có số đo thì cần viết số đo

You might also like