You are on page 1of 13

BÀI ĐỊNH LUẬT ÔM TRONG MẠCH RLC MẮC NỐI TIẾP.

HIỆN
TƯỢNG CỘNG HƯỞNG
Thời gian thực hiện: 2 tiết
I. Mục tiêu
1. Năng lực
a) Năng lực Vật lí
- Nêu lên được những tính chất chung của mạch điện xoay chiều mắc nối
tiếp
- Vẽ được giản đồ Fre-nen cho đoạn mạch RLC nối tiếp.
- Viết được các công thức tính cảm kháng, dung kháng và tổng trở của
đoạn mạch có R, L, C mắc nối tiếp
- Viết được các hệ thức của định luật Ôm đối với đoạn mạch RLC nối
tiếp.
- Nêu được những đặc điểm của đoạn mạch RLC nối tiếp khi xảy ra hiện
tượng cộng hưởng điện.
- Giải được các bài tập về mạch rlc mắc nối tiếp và hiện tượng cộng
hưởng.
b) Năng lực chung
- Tự nghiên cứu tài liệu, sách giáo khoa để trả lời các câu hỏi liên quan
đến mạch rlc.
- Giao tiếp hợp tác, trao đổi thảo luận để thực hiện nhiệm vụ học tập, thí
nghiệm.
2. Phẩm chất
- Tích cực, chủ động học tập.
- Cẩn thận, chu đáo khi làm và sau khi làm thí nghiệm.
- Có tác phong của nhà khoa học.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
- Bộ thí nghiệm mạch RLC nối tiếp.
- Phiếu học tập
Phiếu học tập số1
Xét đoạn mạch RLC nối tiếp, đặt vào hai đầu đoạn mạch điện áp u =
U0cos(ωt + φ)
Câu 1: Viết biểu thức điện áp tức thời giữa 2 đầu mạch với 2 đầu mỗi phần
tử R, L, C?

Câu 2: Biểu diễn các vectơ

Câu 3: Từ giản đồ trên, hãy biểu diễn và tính U theo UR, UL, UC. Từ đó
suy ra biểu thức I.

Câu 4: Từ giản đồ vecto, hãy biểu diễn và tính độ lệch pha giữa điện áp U
và cường độ dòng điện I?

Phiếu học tập số 2


Câu 1: Một tụ điện có điện dung C = 5,3 (µF) mắc nối tiếp với điện trở R =
300 2 thành một đoạn mạch. Mắc đoạn mạch này vào mạng điện xoay chiều
220 V - 50 Hz. Tính hệ số công suất của mạch?
Câu 2: Một tụ điện có điện dung C = 5,3 (µF) mắc nối tiếp với điện trở R =
300 2 thành một đoạn mạch. Mắc đoạn mạch này vào mạng điện xoay chiều
220 V - 50 Hz. Tính điện năng mà đoạn mạch tiêu thụ trong một phút
Câu 3: Một cuộn dây khi mắc vào điện áp xoay chiều 50 V - 50 Hz thì cường
độ dòng điện qua cuộn dây là 0,2 A và công suất tiêu thụ trên cuộn dây là 1,5
W. Hệ số công suất của mạch là bao nhiêu?
Câu 4: Một dòng điện xoay chiều chạy qua điện trở R = 10, nhiệt lượng toả
ra trong 30 phút là 900 kJ. Tính cường độ dòng điện cực đại trong mạch?
Câu 5: Đoạn mạch gồm tụ điện có điện dung C = 10 4 (F) mắc nối tiếp với
điện trở thuần có giá trị thay đổi. Đặt vào hai đầu đoạn mạch một điện áp
xoay chiều u = 200sin(100πt)V. Khi công suất tiêu thụ trong mạch đạt giá trị
cực đại thì điện trở phải có giá trị là?
Câu 6: Cho mạch điện xoay chiều AB gồm R,L,C mắc nối tiếp . Biết R2C =
16L . Đoạn mạch đang cộng hưởng . biết điện áp hiệu dụng của toàn đoạn
mạch AB là 120 V. Tính điện áp hiệu dụng UR, UL, UC ?
III. Tiến trình dạy học
Hoạt động 1: Xác định vấn đề:
a. Mục tiêu
 Phát biểu được đặc điểm mạch điện chỉ có R, L hoặc C.
b. Nội dung
 Làm việc theo nhóm, thảo luận để xác định vấn đề nghiên cứu
 Trả lời câu hỏi của GV
c. Sản phẩm
 Câu trả lời của HS
 Nội dung ghi vở HS

d. Tổ chức thực hiện


Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Chuyển giao nhiệm vụ: Thực hiện nhiệm vụ:
Tình huống mở đầu: HS đã
được học về mạch điện xoay
chiều chỉ có R, chỉ có L và chỉ
có C.
+ Yêu cầu một HS lên bảng - Hăng hái phát biểu, lên bảng trình
trình bày kết luận về mạch điện bày bài
xoay chiều chỉ chứa điện trở,
chỉ chứa tụ điện, chỉ chứa cuộn
cảm thuần.
- Gọi HS khác nhận xét - HS nhận xét
- Nhận xét câu trả lời của HS Với mạch điện xoay chiều chỉ chứa
điện trở:
i=I√2 cos(wt)
u=U√2 cos(wt)
Với mạch điện xoay chiều chỉ chứa tụ
điện:
i=I√2 cos(wt)
π
u=U√2 cos (wt − )
2

Với mạch điện xoay chiều chỉ chứa


cuộn cảm thuần:
i=I√2 cos(wt)
π
u=U√2 cos (wt + )
2

- HS nhận xét
R nt L nt C
- Cho 1 điện trở, 1 cuộn cảm, 1
(R nt L) ∕∕ C
tụ điện. Yêu cầu HS liệt kê các
R ∕∕ L ∕∕ C
cách mắc mạch điện 3 thiết bị
R nt (L ∕∕ C)
này (Gợi ý HS có hai cách mắc
….
là mắc nối tiếp và mắc song
song)
Báo cáo, thảo luận
- Gọi HS khác nhận xét
- Nhận xét câu trả lời của HS
- Trao đổi, tranh luận, giúp đỡ nhau
trong quá trình làm việc nhóm
- Hăng hái phát biểu, trả lời câu hỏi

- HS nhận xét
Câu hỏi vấn đề : “ Các đại lượng điện
- Lớp sẽ nghiên cứu về mạch có
áp hiệu dụng U và cường độ hiệu dụng
R,L,C mắc nối tiếp.
I trong mạch có R,L,C mắc nối tiếp có
- Yêu cầu HS nêu câu hỏi vấn
mối liên hệ với nhau như thế nào?”
đề (Làm việc theo nhóm, mỗi
nhóm cử 1 bạn đại diện lên
bảng)
-Công thức tính U:
- Gọi HS khác nhận xét
Biết 𝑈𝐿 , 𝑈𝐶 , 𝑈𝑅 :
𝑈 2 = (𝑈𝑅 )2 + (𝑈𝐿 − 𝑈𝐶 )2
Kết luận, nhận định
- Ghi nhận ý kiến HS và chốt  U = √(𝑈𝑅 )2 + (𝑈𝐿 − 𝑈𝐶 )2
lại câu hỏi vấn đề : “ Các đại Biết: u=U√2 cos(wt + 𝜑𝑢 ),
𝑈
lượng điện áp hiệu dụng U và u=𝑈0 cos(wt + 𝜑𝑢 ) với U= 0
√2
cường độ hiệu dụng I trong
mạch có R,L,C mắc nối tiếp có -Công thức tính I:
mối liên hệ với nhau như thế Biết i=I√2 cos(wt + 𝜑𝑖 ),
nào?” 𝐼
i=𝐼0 cos(wt + 𝜑𝑖 ) với I= 0
√2
Biết 𝑈𝑅 và R hoặc 𝑈𝐿 và L hoặc 𝑈𝐶
𝑈 𝑈 𝑈
và C thì: I = 𝑅 = 𝐿 = 𝐶
𝑅 𝑍𝐿 𝑍𝐶

Hoạt động 2. Hình thành kiến thức


Hoạt động 2.1. Tìm hiểu Định luật về điện áp tức thời
a. Mục tiêu
- Phát biểu được Định luật về điện áp tức thời
b. Nội dung
- Đọc sách giáo khoa và kết hợp những kiến thức đã học
c. Sản phẩm
- Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
GV thông báo: Tại một thời điểm, HS tiếp thu nội dung GV vừa
dòng điện trong mạch chạy theo 1 truyền đạt
chiều nào đó -> dòng 1 chiều. Vì vậy
ta có thể áp dụng các định luật về dòng
điện một chiều cho các giá trị tức thời
của dòng điện xoay chiều
U = U1 + U2 + U3...
Đặt câu hỏi: Xét đoạn mạch gồm các HS trả lời
điện trở R1, R2, R3,... mắc nối tiếp. U = U1 + U2 + U3...
Cho dòng điện I chạy qua đoạn mạch
thì U hai đầu đoạn mạch liên hệ như
thế nào với Ui hai đầu từng đoạn
mạch?
Hỏi: Biểu thức của định luật đối với HS trả lời
dòng điện xoay chiều như thế nào? u = u1 + u2 + u3 ...
với u1, u2, u3... là các giá trị
điện áp tức thời
GV chốt lại nội dung Định luật:
“Trong mạch xoay chiều gồm nhiều
đoạn mạch mắc nối tiếp thì điện áp tức
thời giữa hai đầu mạch bằng tổng đại
số các điện áp tức thời giữa hai đầu của
từng đoạn mạch ấy.”

Hoạt động 2.2. Mạch RLC mắc nối tiếp


a. Mục tiêu
- Nêu được những điểm cơ bản của phương pháp giản đồ Fre-nen
- Viết được công thức tính Tổng trở
- Viết được công thức tính độ lệch pha giữa dòng điện và điện áp của
mạch có RLC mắc nối tiếp
- Phát biểu được định luật Ôm đối với mạch RLC mắc nối tiếp, biểu diễn
định luật Ohm bằng biểu thức đại số
- Viết được điều kiện để xảy ra cộng hưởng
b. Nội dung
- Kiến thức trong sgk, câu hỏi của GV
c. Sản phẩm
- Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Chuyển giao nhiệm vụ:
a. Phương pháp giản đồ Fre-nen - Thực hiện nhiệm vụ,
- Yêu cầu học sinh lên bảng viết hăng hái lên bảng làm bài
biểu thức điện áp của mạch chỉ - UR = R.I
chứa R, mạch chỉ chứa L, mạch UL = ZL.I
chỉ chứa C và vẽ đồ thị ứng với UC = ZC.I
từng trường hợp - Trao đổi, thảo luận để
đưa ra ý kiến nhận xét
- Gọi HS đưa ra ý kiến nhận xét

- Nhận xét kết quả của HS


- Chốt lại nội dung về Giản đồ Fre-
nen

b, Mạch RLC mắc nối tiếp


- Cho mạch R, L, C mắc nối tiếp. Điện
áp tức thời giữa hai đầu mạch:
u=U0cos (wt)
i= I0 cos (wt)
- Biểu thức điện áp tức thời:
+ 2 đầu R: uR = U0Rcos wt
𝜋
+ 2 đầu L: uL = U0Lcos (wt + )
2
𝜋
+ 2 đầu C: uC = U0Ccos (wt - )
2
- Yêu cầu HS lên bảng viết hệ thức giữa
- HS thảo luận làm việc nhóm
các điện áp thức thời trong mạch
để thực hiện yêu cầu của GV
- Nếu biểu diễn các điện áp tức thời
- Hệ thức giữa các điện áp tức
bằng vecto thì:
thời trong mạch u = uR + uL +
⃗U = ⃗⃗⃗⃗⃗
UR + ⃗⃗⃗⃗
UL + ⃗⃗⃗⃗
UC uc
- Yêu cầu HS (Các nhóm thảo luận
trong 5 phút, mỗi nhóm cử 1 bạn đại
diện lên bảng trình bày) biểu diễn
⃗U, ⃗⃗⃗⃗⃗
UR , ⃗⃗⃗⃗
UL , ⃗⃗⃗⃗
UC , theo giản đồ Fre-nen
+ Trường hợp UC > UL (ZC > ZL ) + UC > UL
+ Trường hợp UC < UL (ZC <ZL)
+ UC < UL

- GV nhận xét bài làm của HS


- HS tiếp thu kiến thức
- GV thiết lập biểu thức định luật
Ôm
- Từ giản đồ vừa vẽ được, yêu cầu - HS lên bảng thực hiện
HS biểu diễn và viết biểu thức nhiệm vụ
tính độ lệch pha giữa dòng điện i - Viết được công thức tính
và điện áp u giữa hai đầu đoạn độ lệch pha giữa dòng
mạch (Gọi 2 HS lên bảng viết cho điện i và điện áp u:
hai trường hợp) + tan 𝜑 =
𝑈𝐿− 𝑈𝐶
=
𝑍𝐿− 𝑍𝐶
𝑅 𝑅
- Gọi HS nhận xét, nêu ý kiến
+ Nếu ZL > ZC: điện áp u sớm
- GV nhận xét sản phẩm của học
pha hơn so với dòng điện i
sinh
+ Nếu ZL < ZC: điện áp u trễ
pha hơn so với dòng điện i
+ Nếu ZL = ZC: điện áp u cùng
- GV đưa ra kiến thức: pha với dòng điện i
+ Công thức tính tổng trở:
Z = √(𝑅)2 + (𝑍𝐿 − 𝑍𝐶 )2
+ Công thức định luật Ôm:
𝑈 𝑈
I= = 2 2
𝑍 √(𝑅) + (𝑍𝐿 − 𝑍𝐶 )
+ Cảm kháng
1
ZC =
𝑤𝐶
Đơn vị 𝛺
+ Dung kháng
ZL = wL
Đơn vị 𝛺
+ Độ lệch pha giữa dòng điện và
điện áp:
𝑈𝐿− 𝑈𝐶 𝑍𝐿− 𝑍𝐶
tan 𝜑 = =
𝑅 𝑅

c. Hiện tượng cộng hưởng


- GV hỏi: Khi nào thì có hiện tượng
cộng hưởng? (Điều kiện để có - HS trả lời câu hỏi
hiện tượng cộng hưởng là gì?)
- GV yêu cầu học sinh đọc sgk 5
phút và trả lời câu hỏi
- GV chốt lại kiến thức:
+ Hiện tượng cộng hưởng điện:
Nếu ZL = Zc thì tanφ = 0 => φ = 0.
Khi đó dòng điện cùng pha với điện áp.
=> Tổng trở của mạch là Z=R. Khi đó
cường độ dòng điện hiệu dụng trong
U
mạch có giá trị lớn nhất: Imax=
R

+ Điều kiện để có cộng hưởng điện:


ZL = Zc
Hoặc
1
Lw =
Cw

1
w=√
𝐿𝐶

Hoạt động 2.3. Thí nghiệm khảo sát đoạn mạch xoay chiều RLC mắc nối tiếp
bằng dụng cụ thực hành
a) Mục tiêu
- Thiết kế được phương án, thực hiện thí nghiệm khảo sát đoạn mạch
xoay chiều RLC mắc nối tiếp bằng dụng cụ thực hành.
- Dùng đồng hồ vạn năng để đo cường độ dòng điện, điện áp xoay chiều
b) Nội dung
- Làm việc theo nhóm để thiết kế phương án thí nghiệm khảo sát đoạn
mạch xoay chiều RLC mắc nối tiếp
c) Sản phẩm
- Thí nghiệm của học sinh
d) Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV Hoạt động HS
- Yêu cầu HS thiết kế phương án - Thảo luận, thiết kế cách làm thí
thí nghiệm khảo sát đoạn mạch nghiệm
xoay chiều RLC mắc nối tiếp: Vẽ - Mắc mạch theo bản vẽ
mạch R,L,C mắc nối tiếp, thiết kế
thí nghiệm. (Làm theo nhóm và đại
diện lên bảng trình bày)
- Nhắc nhở những lưu ý về an toàn
khi dùng điện
- GV quan sát sản phẩm của học
sinh, đưa ra bản vẽ thí nghiệm để
học sinh kiểm tra lại
- Gợi ý HS sử dụng đồng hồ vạn
năng thay cho vôn kế/ampe kế để
đo giá trị dòng điện
- Yêu cầu học sinh ghi lại số liệu từ - HS tiến hành thí nghiệm, ghi
thí nghiệm, từ đó so sánh với lí chép lại kết quả đo
thuyết - Đưa ra nhận xét về kết quả
đo

Hoạt động 3: Luyện tập


a. Mục tiêu
- Hệ thống được kiến thức và vận dụng giải bài tập cơ bản về mạch
R.L,C mắc nối tiếp.
- Nêu được hiện tượng cộng hưởng điện và điều kiện để xảy ra cộng
hưởng.
Nội dung
-HS giải các bài tập trong phiếu học tập.
b. Sản phẩm
-Câu trả lời trong phiếu học tập của HS.
c. Tổ chức thực hiện
Các bước thực hiện Nội dung thực hiện
Bước 1: GV giao GV yêu cầu học sinh hoàn thành phiếu học tập
nhiệm vụ số 1.
Bước 2: Học sinh HS thực hiện nhiệm vụ trong phiếu học tập số 1.
thực hiện nhiệm vụ
Bước 3: Báo cáo, thảo HS báo cáo kết quả và thảo luận với các nhóm.
luận
Bước 4: GV kết luận GV tổng kết kiến thức và kĩ năng giải bài tập.
nhận định

Hoạt động 4: Vận dụng


a. Mục tiêu
- Học sinh khai thác được các kiến thức về mạch R,L,C mắc nối tiếp.
- Vận dụng được hiện tượng cộng hưởng điện và điều kiện để xảy ra
cộng hưởng để làm bài tập.
- Rèn luyện kĩ năng làm bài.
b. Tổ chức thực hiện
Các bước thực hiện Nội dung thực hiện
Bước 1: GV giao - Giáo viên yêu cầu HS hoàn thành bài tập
nhiệm vụ trong SGK (bài 7, bài 8 trang 80)
- Sau đó GV phát phiếu học tập số 2 và yêu
cầu HS phải hoàn thành phiếu học tập đó.
Bước 2: Học sinh - HS làm việc cá nhân để hoàn thành các câu
thực hiện nhiệm vụ hỏi được giao.
Bước 3: Báo cáo - HS báo cáo kết quả, các bạn theo dõi và
kết quả nhận xét.
Bước 4: GV kết - GV điều chỉnh để HS nhận ra đáp án đúng
luận nhận định

You might also like