You are on page 1of 11

ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

VIỆN ĐIỆN TỬ - VIỄN THÔNG


Bộ môn điện tử tương tự II
*********

Báo cáo trình bày


Cách tính toán mạch phối hợp trở kháng Pi và T.
Trình bày đáp ứng pha và đáp ứng tần số của mạch PHTK Pi, T và L.

Giáo viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Nam Phong


Sinh viên thực hiện:
Vũ Quang Hưng - 20203443

Mã lớp: 145572
Nội dung
I. Giới thiệu chung về Phối hợp trở kháng.......................................................... 1
1. Khái niệm ...................................................................................................... 2
2. Phương pháp ................................................................................................ 3
II. Mạch phối hợp trở kháng hình π .................................................................... 4
1. Cách hoạt động ............................................................................................. 5
2. Cách tính toán .............................................................................................. 6
3. Một số ví dụ .................................................................................................. 7
III. Mạch phối hợp trở kháng hình T................................................................... 8
1. Cách hoạt động……………………………………………………………………… 10
2. Cách tính toán……………………………………………………………………….. 11
3. Một số ví dụ………………………………………………………………………………………………………………. 12
I. Giới thiệu chung về Phối hợp trở kháng
1. Khái niệm
- Phối hợp trở kháng là một phương pháp thiết kế hoặc điều chỉnh trở kháng
đầu vào hoặc trở kháng đầu ra của thiết bị điện tử thành giá trị mong
muốn.
- Thông thường thì giá trị mong muốn được lựa chọn sao cho công suất
truyền tải tối đa hoặc sự phản xạ tín hiệu tối thiểu.

2. Phương pháp
- Có nhiều phương pháp để phối hợp trở kháng, trong đó có phương pháp
sử dụng mạch lọc, cụ thể là các mạch hình: L,T, π
- Mạch phối hợp L (two-element matching) tuy là mạch cơ bản, dễ tính toán,
dễ thiết kế tuy nhiên lại có một số nhược điểm:
+) Bị giới hạn bởi mạch chỉ gồm 2 phần tử nên tỉ lệ Q được xác định bởi trở
kháng nguồn và tải.
+) Người thiết kế không thể tự do lựa chọn tỉ lệ Q.
+) Là vấn đề cần giải quyết cho các ứng dụng cần Q lớn (bandwidth hẹp)
hoặc Q nhỏ (bandwidth lớn)
- Sử dụng mạch “Three-element matching” có thể giải quyết vấn đề về sự
linh hoạt của Q. Hai loại cơ bản là mạch: T và π

II. Mạch phối hợp trở kháng hình π


1. Cách hoạt động
*RS trong các hính là RSource, khi viết sẽ ký hiệu là Rsr

Hình 1
- Hình 1 mô tả cấu trúc tổng quát của mạch π. Mạch này có thể được mô tả
bởi hai mạch hình L (back-to-back)
- Sau khi được tách thành 2 mạch L (lý thuyết, tính toán toán học), hai mạch
L này sẽ được thiết kế để phối hợp trở kháng vào và trở kháng ra với một
“điện trở ảo/trở kháng ảo” bé hơn ở giữa (Hình 2):

Hình 2
 Sẽ phân tích mỗi nhánh sử dụng mạch L thông thường. Khi trở kháng vào và
trở kháng ra “match” với điện trở ảo hoặc trở kháng ảo nếu có thành phần
ảo (do người thiết kế chọn, phụ thuộc vào hệ số Q mong muốn), khi đó trở
kháng vào và ra sẽ được phối hợp trở kháng.
 Lưu ý: Các thành phần song song (𝑋𝑃 ) và nối tiếp (𝑋𝑆 ) cần là 2 loại đối
ngược nhau (L<>C và C<>L)

2. Cách tính toán


*Note: P là viết tắt của Parallel, S là viết tắt của Seri

 Mục tiêu: Re(Zin) = Rvirtual và Re(Zout) = Rvirtual, XP1≈-XS1 , XP2≈-XS2


- Việc thiết kế mỗi phần của mạch π sẽ tương tự giống mạch L
- Giá trị của điện trở ảo cần nhỏ hơn điển trở nguồn và điện trở tải (RS và RL):
vì RSr và RL đều song song với các thành phần 𝑋𝑃 nên chúng đóng vai trò là
𝑅𝑃 và 𝑅𝑣𝑖𝑠𝑡𝑢𝑎𝑙 đóng vai trò 𝑅𝑆 , khi phối hợp trở kháng, phần thực của trở
kháng vào và trở kháng ra sẽ nhỏ hơn RSr và RL.
- Nếu cho hệ số Q, bắt đầu tính toán với nhánh L có điện trở lớn hơn (RS
hoặc RL) để tính điện trở ảo, công thức xấp xỉ cho Q và Rvirtual như sau:
𝑅𝐻
𝑄= √ −1
𝑅𝑣𝑖𝑟𝑡𝑢𝑎𝑙
+) RH: Điện trở cuối lơn nhất (RSr hoặc RL)
 Nếu giá trị của RSr và RL cao (> 100Ω): sử dụng mạch π để có Rvirtual thấp, từ
đó làm tăng Q (bandwidth hẹp)
- Từ công thức trên và Q mong muốn, xác định được 𝑅𝑣𝑖𝑟𝑡𝑢𝑎𝑙
- Sử dụng các công thức của mạch L để tính toán giá trị của thành phần: XP1,
XS1 , XP2, XS2 (Hình 3)

Hình 3

3. Một số ví dụ
- VD1: Trở vào < trở tải: Thiết kế một mạch phối hợp trở kháng Pi để
phối hợp nguồn có 𝑅𝑆𝑟 = 100Ω với tải có 𝑅𝐿 = 1000Ω. Hệ số Q = 15.
 Giải:
1000
+) Ta có 𝑅𝐿 > 𝑅𝑆𝑟 => điện trở ảo 𝑅𝑣𝑖𝑟𝑡𝑢𝑎𝑙 = = = 4,42Ω
𝑄 2 +1 226
+) Tiếp theo, tính toán các thành phần của 2 mạch L để phối hợp với điện trở
ảo trên.
+) Đối với mạch nối với điện trở tải:
𝑅𝑃 𝑅𝐿 1000
𝑋𝑃2 = = = = 66.7Ω
𝑄𝑃 𝑄 15
𝑋𝑆2 = 𝑄𝑆 . 𝑅𝑆 = 𝑄. 𝑅𝑣𝑖𝑟𝑡𝑢𝑎𝑙 = 15.4,42 = 66.3Ω
+) Đối với mạch nối với điện trở nguồn, cần tính lại hệ số Q theo 𝑅𝑣𝑖𝑟𝑡𝑢𝑎𝑙 :
𝑅𝑆𝑟 100
𝑄=√ −1=√ − 1 = 4.6
𝑅𝑣𝑖𝑟𝑡𝑢𝑎𝑙 4,42
(dù hệ số Q của mạch này có giảm đi nhưng hệ số Q toàn mạch là hệ số của
mạch L có Q cao nhất, nên Q vẫn bằng 15)
𝑅𝑆𝑟 100
𝑋𝑃1 = = = 21.7Ω
𝑄 4.6
𝑋𝑆1 = 𝑄. 𝑅𝑣𝑖𝑟𝑡𝑢𝑎𝑙 = 4,6.4,42 = 20.33Ω
+) Đã có các giá trị điện kháng cho mạch Pi, việc còn lại là chọn phần tử để
sử dụng theo quy tắc sau để loại bỏ thành phần ảo:
+) 𝑋𝑃1 và 𝑋𝑆1 là 2 loại ngược nhau
+) 𝑋𝑃2 và 𝑋𝑆2 là 2 loại ngược nhau

 Dựa vào tần số làm việc đề bài hoặc yêu cầu thực tế, sẽ tính toán được điện
dung, điện cảm của các phần tử.

- VD2: Trở vào > trở tải: Thiết kế mạch Pi để phối hợp trở kháng nguồn
có nguồn có 𝑅𝑆𝑟 = 1000Ω với tải có 𝑅𝐿 = 50Ω. Chọn điện trở ảo
𝑅𝑣𝑖𝑟𝑡𝑢𝑎𝑙 = 10Ω và tần số thiết kế F=1,5MHZ
 Giải:
+) Trên mạch L kết nối với nguồn:
𝑅𝑆𝑟 1000
𝑄=√ −1=√ − 1 = 9.95
𝑅𝑣𝑖𝑟𝑡𝑢𝑎𝑙 10
𝑅𝑆𝑟 1000
𝑋𝑃1 = = = 100.5Ω
𝑄 9.95
𝑋𝑆1 = 𝑄. 𝑅𝑣𝑖𝑟𝑡𝑢𝑎𝑙 = 9.95.10 = 99.5Ω
+) Trên mạch L kết nối với điện trở tải:
𝑅𝐿 50
𝑄=√ −1=√ −1=2
𝑅𝑣𝑖𝑟𝑡𝑢𝑎𝑙 10
𝑅𝑃 𝑅𝐿 50
𝑋𝑃2 = = = = 25Ω
𝑄𝑃 𝑄 2
𝑋𝑆2 = 𝑄𝑆 . 𝑅𝑆 = 𝑄. 𝑅𝑣𝑖𝑟𝑡𝑢𝑎𝑙 = 2.10 = 20Ω
+) Chọn phần tử cho 2 mạch L theo quy tắc giống VD1, sẽ chọn như sau:

𝑍𝑐𝑒𝑛𝑡𝑒𝑟 = 𝑅𝑣𝑖𝑟𝑡𝑢𝑎𝑙

 Với tần số thiết kế F= 1,5MHz => 𝐶1 = 1,056𝑛𝐹, 𝐿1 = 10.56𝜇𝐻,


𝐶2 = 4,244𝑛𝐹, 𝐿2 = 2.122𝜇𝐻
Q của toàn mạch = 9.95

III. Mạch phối hợp trở kháng hình T


1.Cách hoạt động
hình 3

- Hình 3 mô tả cấu trúc của một mạch phối hợp trở kháng hình T nó được kết hợp bởi hai L-
networks “front-to-front".

-Tương tự như mạng Pi, nó được thiết kế để phù hợp với điện trở giữa trở kháng tải và trở
kháng nguồn
-Và sự khác biệt ở chỗ điện trở ảo thì phải lớn hơn Rs và Rl

2.Cách tính toán


B1: Xác định Xp và Xs (Xp: phần tử song song và Xs là phần tử nối tiếp)
B2: Tính hệ số nhân phẩm

𝑅ℎ𝑖𝑔ℎ𝑡 𝑅ℎ𝑖𝑔ℎ𝑡 𝑋𝑠
Q=√ −1 = =
𝑅𝑙𝑜𝑤 𝑋𝑝 𝑅𝑙𝑜𝑤

1
B3: Tính các thành phần C1 , C2, L1, L2 với Xc = , Xl = 𝜔 L
𝜔𝑐𝐶

C = C1+C2
3. Ví dụ cụ thể:
IV.Tổng Kết
Qua việc thực hiện làm bài tập lớn em đã học được rất nhiều thứ khi tìm hiểu và
cũng như trang bị được ít kiến thức cho môn học. Cùng với sự hướng dẫn của thầy
Nguyễn Nam Phong đã giúp em hoàn thành tốt đề tài này. Trong quá trình báo cáo
có gì thiếu sót, em mong thầy có thể tạo điều kiện để em có thể hoàn thành tốt bài
báo cáo này.
Em xin chân thành cảm ơn!

V.Tài liệu tham khảo


https://www.electronicdesign.com/technologies/communications/article/21801154/back-to-basics-
impedance-matching-part-3

https://www.youtube.com/watch?v=QsXRhnWI6Co

https://www.youtube.com/watch?v=my9ZKtk86SE

You might also like