You are on page 1of 5

Trường Đại học Bách khoa - ĐHQG Tp.

HCM
CHƯƠNG TRÌNH KS CLC VIỆT-PHÁP

ĐIỆN – GIẢI TÍCH MẠCH (EE2031)


Bài Thí nghiệm số 04
KHẢO SÁT MẠCH RLC Ở CHẾ ĐỘ TỰ DO (QUÁ ĐỘ)

Mục đích của TN này là khảo sát về mặt lý thuyết và kiểm chứng qua thực nghiệm chế độ tự do
(quá độ) trong một mạch RLC mắc nối tiếp. Thực chất chúng ta sẽ khảo sát đáp ứng điện áp trên
tụ trong một mạch RLC nối tiếp, khi mà toàn mạch được kích thích bởi điện áp dạng bước nhảy E
(có giá trị 0 trong nửa chu kỳ và điện áp không đổi E trong nửa còn lại - giá trị E này GVHD cho
trong buổi TN). Sv phải biết cách tạo điện áp này – xem bài TN1.
Bài này thuận tiện khi làm chung với bài số 3 (đo sẵn thông số các phần tử mạch R-L-C dùng
chung). Lưu ý đổi chỗ dụng cụ và máy đo cho thích hợp từng bài.

A. PHẦN LÝ THUYẾT: KHẢO SÁT ĐÁP ỨNG TỰ DO TRONG


MẠCH RLC NỐI TIẾP
R L,r
Đáp ứng quá độ (đáp ứng với kích thích đơn vị
hoặc đáp ứng chỉ thị) là đáp ứng khi mạch được
đặt dưới một kích thích đột ngột ví dụ như dạng Máy phát (xung)
C u(t)
điện áp bước nhảy
e(t)
bước nhảy điện áp hoặc dòng điện. Hãy xem
một mạch điện như Hình 1.

Hình 1.

1) Chứng minh một cách ngắn gọn rằng phương trình vi phân mô tả mạch dựa trên biến u(t) - áp
trên tụ điện, có dạng như sau:
2
d u  0 du
  0 u   0 e( t )
2 2
2

dt Q dt
Ghi chú rằng R = R0 + r0 ; w0 là tần số góc riêng của mạch:  0  1 / LC ;
1 L L
Q hệ số phẩm chất: Q  và Rc điện trở tới hạn: Rc  2
R C C
Cho rằng e(t) là một nguồn áp có giá trị 0 khi t<0 và E khi t  0.

2) Xem lại phần lý thuyết – việc giải phương trình vi phân trên với các sơ kiện u(0) = 0 và
du/dt(0) = 0, tương đương với việc đóng vào mạch một nguồn áp E (tại t=0). Tìm điều kiện để xác
lập cả ba trường hợp tắt dần (có thể có) của mạch này (theo các thông số phần 1) phân tích nhằm
hiểu rõ khái niệm về chế độ quá độ không dao động, tới hạn và có dao động.

3) Chứng tỏ rằng trong cả ba trường hợp nói ở mục 2) có một đại lượng thời gian tC đặc trưng cho
tốc độ thiết lập trạng thái cuối của u(t).

Trang 1 §iÖn häc -TN sè 3 PFIEV- BK. Tp.HCM Ts.NguyÔn Thanh Nam
4) Cho rằng chu kỳ tín hiệu T >> tC (ở khoảng 10-12 lần tC) và tại T/2 người ta ngắn mạch nguồn
áp e(t). Hãy mô tả quá trình trở về 0 của mạch điện.

 5) Từ kết quả trên hãy suy ra dạng và biểu thức của u(t) khi người ta kích thích mạch bằng
một xung vuông điện áp (0,E) có chu kỳ T đủ lớn so với tC (>10 tC)

B. KHẢO SÁT CHẾ ĐỘ QUÁ ĐỘ MẠCH RLC NỐI TIẾP


6) Cuộn dây được sử dụng trong mạch là cuộn cảm thực có độ tự cảm L với điện trở trong r đã đo
tại bài TN3. Ghi nhận kết quả đo và so sánh thông số ghi trên cuộn cảm.
+ Chọn trên hộp tụ một giá trị C sao cho điện trở tới hạn của mạch vào khoảng vài K (1-10 K).
Nếu có thời gian thử đo kiểm nghiệm lào giá trị điện dung (C mắc song song với điện trở - đưa ra
các sơ đồ để đo và tiến hành đo đạc tương tự như cho cuộn cảm).
 Hãy tính tần số riêng lý thuyết 0  f0 của mạch.
 Chuẩn bị hộp biến trở R có thể cho các giá trị 10 , 100  , 1 K, 10 K.
 7) Máy phát (GBF) tạo ra các xung vuông e(t) có giá trị +Em hoặc -Em (không có thành phần
DC) ở một tần số f. Dao động ký nên được chỉnh trước như thế nào ?
Thực hiện việc lắp mạch R-L-C để khảo sát ở chế độ quá độ.

C. QUAN SÁT VIỆC HIỂN THỊ NHỮNG DẠNG QUÁ ĐỘ KHÁC NHAU
 8) Quan sát tín hiệu uc(t) qua dao động ký
Thay đổi giá trị của R từ rất nhỏ ~10  tới rất lớn 100 k để tìm khoảng điện trở thích hợp
cho các khảo sát chi tiết tiếp theo sau đây.
Biết rằng chế độ tới hạn là chế độ (quá độ) ngắn nhất, qua thực nghiệm hãy tìm giá trị của
Rc và so sánh nó với giá trị đã tính ở trên.
Quan sát dạng của điện áp nguồn e(t) cung cấp bởi máy phát. Quan sát và vẽ lại tín hiệu
u(t) ứng với ít nhất 4 giá trị điện trở khác nhau sao cho thể hiện rõ chế độ tắt dần, tới hạn và
dao động tắt dần (ít nhất 02 hình) … các chế độ đã đề cập tới trong mục 2.

D. KHẢO SÁT CHẾ ĐỘ DAO ĐỘNG


 9) Chọn 02 giá trị R sao cho mạch ở chế độ dao động rõ nét - với giá trị 1 tương ứng nhìn rõ
khoảng 2 chu kỳ dao động và giá trị 2 cho thấy nhiều hơn 4 chu kỳ hoàn chỉnh. Tiến hành đo
thực nghiệm trên màn hình (ứng với 02 trường hợp trên) chu kỳ riêng TP và độ suy giảm
logarithm  từ đó đưa ra một cách đo Q nhờ vào các biểu thức sau:
 T0
 Tp 
1 1
Q2  1 2
4 4Q
(To là chu kỳ ứng với  0  1 / LC )
Hãy thử tính lại hệ số phẩm chất lý thuyết khi xét thêm cả điện trở trong RG=50  của máy
phát. So sánh các giá trị đo được của TP và Q với các giá trị lý thuyết.
 10) Nếu còn thời gian, thử làm lại các phần nói trên với việc khảo sát điện áp trên điện trở R,
được cho là khá lớn khi so với R + RG + r để có thể cho rằng điện trở tổng là bằng R

Trang 2 §iÖn häc -TN sè 3 PFIEV- BK. Tp.HCM Ts.NguyÔn Thanh Nam
Trường Đại học Bách khoa - ĐHQG Tp.HCM
CHƯƠNG TRÌNH KS CLC VIỆT-PHÁP

ĐIỆN – GIẢI TÍCH MẠCH (EE2031) – Tháng 11/2021


Bài TN04 : Các nội dung thí nghiệm online – làm báo cáo tại nhà.

a) Mỗi nhóm lấy 02 MSSV (nếu 3 SV thì tuỳ ý chọn ra 2) – lấy 3 số cuối lần lượt ký hiệu
là (…ABC > …XYZ) để làm cơ sở chọn thông số làm báo cáo thí nghiệm.
++ Trong báo cáo, nhóm SV ghi trực tiếp giá trị được chọn tương ứng (theo từng phần dưới
đây) mà không dùng chữ ABC,XYZ !
b) Ngoài việc vẽ sơ đồ mạch đo (lý thuyết) thì SV phải làm thêm sơ đồ linh kiện và dụng cụ đo
(thay cho mắc mạch thực) theo yêu cầu/hướng dẫn của GV trong buổi ONLINE
c) Vẽ lại màn hình oscillo : Trong nội dung mô phỏng này do SV tự vẽ đồ thị trên giấy kẻ ô
vuông 8ô cao x 10ô rộng (kích thước màn hình oscillo) – SV có thể dùng công cụ toán/đồ thị để
vẽ hàm tương ứng nhưng phải có grid (10x8ô). Loại bản vẽ này thực nghiệm dùng "Giấy Can",
kê lên vẽ trực tiếp từ màn hình oscillo (có thể có thêm hình chụp kèm theo !!).
Lưu ý : Loại đồ thị này khi xuất ra kèm vào báo cáo phải có (ghi rõ) các thành phần sau
++ Kênh và tên của từng đồ thị ví dụ ghi «Ch1:e(t)»
++ Trục toạ độ (tín hiệu dùng trục giữa màn hình) + chọn trục tung trùng với cạnh xung vuông
e(t) khi giá trị chuyển từ (-Em) sang (+Em).
++ Thang đo (số ghi góc dưới bên trái màn hình oscillo, ví dụ "2V 2V 1ms")

Mục thí nghiệm TN04-A : Khảo sát về mặt lý thuyết mà mục tiêu để hiểu rõ các khái niệm
a) Trạng thái Mạch quá độ/tự do : Khi nào phát sinh ? Các điều kiện / ràng buộc ?
Hiểu về các thông số mạch cấp 2 – RLC nối tiếp : o, Q, tc (hay ) và Rc
Điều kiện liên quan tới nghiệm đặc tính và 03 dạng quá độ - áp dụng thực tế vào mạch
trong bài TN. Xem thêm bài giảng Ch04.
b) Nguồn xung vuông ( không có thành phần DC Eo=0) có vai trò ra sao trong khảo sát mạch
quá độ. Điều kiện ràng buộc cần có để đơn giản hoá bài toán và nhìn thấy trọn vẹn một (đồ
thị) quá trình quá độ. GV giải thích / giảng về phần này trên bài giảng.

Mục thí nghiệm TN04-B : Mục tiêu khảo sát mạch RLC quá độ với 1 nguồn xung vuông
biên độ Em và tần số chọn phù hợp theo điều kiện ghi trong phần khảo sát lý thuyết trên.
Hộp điện trở để chọn – đặt các giá trị R và oscillo để đo đạc và xác định trạng thái mạch.
1) Xác định Em = (A+B+C) V (trong đó các chữ số A,B,C=0 được thay bằng 4)
Lấy lại cuộn cảm có thông số (L,r) xác định trong mục TN03-A (bài 3).
Chọn trên hộp tụ điện một giá trị gần nhất lớn hơn con số (X+Y+Z)*5 nF (trong đó các chữ
số x,y,z=0 được thay bằng 5). Tính giá trị điện trở tới hạn lý thuyết Rco = ? để định hướng đặt
trước giá trị R trên hộp điện trở (biến thiên quanh giá trị Rco này).

Trang 3 §iÖn häc -TN sè 3 PFIEV- BK. Tp.HCM Ts.NguyÔn Thanh Nam
2) Vẽ sơ đồ mạch nguyên lý (H.1) và dựng sơ đồ linh kiện và dụng cụ đo tương ứng Ch1:e(t) và
Ch2:uC(t). Hiểu rõ cách thay đổi điện trở R và điều chỉnh tần số e(t) + chỉnh thang đo phù hợp
trên oscillo nhằm có được đồ thị chi tiết nhất.

3) Hiển thị 02 tín hiệu trên oscillo (cùng thang đo) và điều chỉnh R trên khoảng rộng quanh Rco
(tính ở trên) - quan sát thay đổi của u(t) so với e(t) xung vuông biên độ không đổi.

a. : Thực nghiệm thay đổi R để quan sát uC(t) tìm trạng thái tắt dần ngắn nhất – ghi nhận
Rc tương ứng (là cách tìm Rc bằng thực nghiệm). Phải chỉnh đồng thời tần số nguồn và
thang đo (t) trên oscillo để có được đồ thị u(t) đạt tới e(t) ở khoảng trước nửa đường.
+ Trong báo cáo, SV chọn Rc trên hộp điện trở có giá trị gần nhất với giá trị tính được Rco
mạch được coi như ở trạng thái tới hạn (tắt dần nhanh nhất Qo=1/2).
o) tương ứng - làm tròn tới 2 chữ số có nghĩa. Từ đó
+ Tính thời gian đặc trưng tCo (hay
chọn tần số fx của xung vuông sao cho chu kỳ Tx=1/fx > 20o. Chọn thang trục hoành (t)
của oscillo sao cho trên màn hình hiển thị đầy đủ ít nhất 02 chu kỳ xung vuông .
Hãy vẽ trên giấy kẻ ô trạng thái tới hạn này = vẽ e(t) lợt bằng bút chì và vẽ u(t) bằng mực
đậm (hoặc dùng 2 màu nếu vẽ máy dùng hàm toán học) – áp dụng cách vẽ này cho cả các
đồ thị kế tiếp.

b. : Tăng R để có thời gian đặc trưng a > 2xo khảo sát mạch ở trạng thái tắt dần.
Trong báo cáo, SV chọn Ra  2,2 x Rc trên hộp điện trở. Tính thời gian đặc trưng a tương
ứng Ra mạch ở trạng thái tắt dần. Giữ xung vuông và thang đo oscillo không đổi, hãy vẽ trên
giấy kẻ ô trạng thái này.

c. : Giảm R để quan sát trạng thái dao động tắt dần uC(t), chọn w1  2xo.
Trong báo cáo SV chọn Rw1 = ? trên hộp điện trở sao cho hệ số phẩm chất Qw gần bằng 1.
Tính thời gian đặc trưng w1 tương ứng. Giữ xung vuông và thang đo oscillo không đổi, hãy
vẽ trên giấy kẻ ô các đồ thị dao động tắt dần trong đó uC(t) chọn 1 trong 2 cách sau :
++ Nếu chọn vẽ tay, hãy vẽ hàm uC(t)=Uo.e-tcos(t) quy về trên e(t) cùng đường bao
(nét gãy mảnh) Uo.e-t với  = 1/w1; =/w1 (chu kỳ 2w1) và Uo=2Em
++ Nếu chọn vẽ máy, giải mạch … tìm nghiệm p1,2= -j từ thông số L,C và Rw1
Hãy vẽ uC(t) có : dạng và Uo như vẽ tay riêng , là trị làm tròn từ tính toán p1,2.

d. : Tiếp tục giảm R để quan sát trạng thái dao động tắt dần uC(t), chọn w2  3xo.
Trong báo cáo SV chọn Rw2 = ? trên hộp điện trở sao cho hệ số phẩm chất Qw gần bằng 1,5.
Tính thời gian đặc trưng w2 tương ứng. Tăng chu kỳ xung vuông lên 1,5 lần và giữ thang đo
oscillo không đổi, hãy vẽ trên giấy kẻ ô các đồ thị dao động tắt dần theo:
++ Nếu chọn vẽ tay, vẽ hàm uC(t)=Ume-tcos(t+30o) quy về trên e(t) cùng đường bao
(nét gãy mảnh) Um.e-t với  = 1/w2; =2/w2 (chu kỳ w2) và Uo=Umcos(30o)=2Em
++ Nếu chọn vẽ máy, giải mạch … tìm nghiệm p1,2= -j từ thông số L,C và Rw2
Hãy vẽ uC(t) có : dạng và Um như vẽ tay riêng , là trị làm tròn từ tính toán p1,2.

Trang 4 §iÖn häc -TN sè 3 PFIEV- BK. Tp.HCM Ts.NguyÔn Thanh Nam
Mục thí nghiệm TN04-D : Mục tiêu khảo sát thông số dao động tắt dần dựa vào các đồ thị đã
có trong B-3c và B-3d. Lưu ý chụp/lưu lại ảnh gốc 02 đồ thị này trước khi vẽ thêm các biểu
diễn phục vụ cho các tính toán thông số dao động tắt dần.

1) Đo chu kỳ dao động riêng Tp1(B-3c) và Tp2(B-3d). Bổ sung trên mỗi hình 02 thanh đo thẳng
đứng (cursors trên oscillo ở vị trí đo t) – Giải thích cách chọn để tăng độ chính xác ?
Coi mỗi ô trên màn hình là 1cm - ứng với thang đo (t) ghi trên đồ thị, đo ghi lại khoảng cách t1
và t2 từ đó lập phép tính chu kỳ riêng. So sánh kết quả với trị  ghi trong mục B-3c và B-3d.

2) Đo độ suy giảm logarithm1(B-3c) và 2(B-3d). Bổ sung trên mỗi hình 03 thanh đo nằm
ngang để đo độ cao của uC(t) so với nền e(t) (cursors trên oscillo ở vị trí đo U).
Coi mỗi ô trên màn hình là 1cm - ứng với thang đo (Ch2) ghi trên đồ thị, đo ghi lại khoảng cách
uc1 và uc2 (hình B-3c) và ud1 và ud2 (hình B-3d) từ đó lập phép tính độ suy giảm logarithm.
Dùng trị Tp ở trên tính , so sánh với trị  ghi trong mục B-3c và B-3d.

Các phần còn lại trong nội dung TN nguyên bản được coi là phần tham khảo - SV tự
trình bày trong báo cáo theo hiểu biết riêng của mình (không chấm điểm !).

(!!) GV có thể thay đổi thông số ghi trong các phần trên trong phiên hướng dẫn ONLine

Trang 5 §iÖn häc -TN sè 3 PFIEV- BK. Tp.HCM Ts.NguyÔn Thanh Nam

You might also like