You are on page 1of 85

GS TS Lã Văn Út

Bài giảng chuyên đề về


NGẮN MẠCH TRONG HỆ THỐNG ĐIỆN
(sử dụng kèm sách giáo khoa)

Hà Nội - 2012
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NGẮN MẠCH VÀ TÍNH TOÁN DÒNG ĐIỆN
NGẮN MẠCH
1.1. Nhắc lại một số khái niệm và định nghĩa
1) Ngắn mạch (hiện tượng chạm chập dây dẫn trong mạng điện 3 pha).
- N(3), N(2): chạm chập các dây dẫn pha với nhau (không phân biệt trạng thái TT);
- N(1), N(1,1): chạm dây dẫn pha với đất và với nhau (chỉ tồn tại khi TT có nối đất).
- Chỉ có N(3) là ngắn mạch đối xứng, các dạng còn lại đều là không đối xứng (KĐX).
2) Đứt dây: Đ(1) - đứt dây 1 pha; Đ(2) - đứt dây 2 pha; Hiện tượng KĐX dọc.
3) Sự cố phức tạp: hiện tượng ngắn mạch đồng thời ở những vị trí khác nhau, vừa
ngắn mạch, vừa đứt dây.
1.2 Các thành phần dòng điện ngắn mạch, đặc điểm và khả năng xác định
Do quá trình quá độ (QTQĐ) diễn ra phức tạp chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố nên
dòng điện xuất hiện khi ngắn mạch cũng phức tạp. Khi tính toán dòng điện ngắn mạch
cần hiểu rõ các thành phần, các yếu tố ảnh hưởng đến chúng để có thể ứng dụng hiệu
quả vào các mục đích khác nhau.
Trước hết xét ngắn mạch trong mạng 3 pha đơn giản nhất có nguồn áp không đổi.
Mạch điện được thể hiện trên hình 1.1. Các nguồn áp có dạng sau :
uA = Um sin(ω t + α) ;
uB = Um sin(ω t + α - 1200) ;
uC = Um sin(ω t + α + 1200) ;
Thời điểm t = 0 tương ứng với lúc xảy ra ngắn mạch.

uA R L R' L'
R L
uB R L R' L' i(t)
u(t)=Umsin(ωt+α)
uC R L R' L'

a) b)

Hình 1.1 Ngắn mạch 3 pha trong mạng


điện dơn giản
Các thông số R, L đặc trưng cho phần mạch từ điểm ngắn mạch đến nguồn (điện
trở và điện cảm dây dẫn), còn R', L' đặc trưng cho phụ tải các pha. Quá trình quá độ
diễn ra phía phụ tải rất đơn giản, dòng điện nhỏ tắt dần vì không có nguồn cung cấp. Ta
quan tâm đến phần mạch phía nguồn. Vì mạch là 3 pha đối xứng nên có thể tách riêng
từng pha để nghiên cứu. Chẳng hạn xét mạch pha A (hình 1.1,b) với :
u(t) = Um sin(ω t + α) ;

Phương trình cân bằng áp ở chế độ quá độ :


di
u = Ri + L .
dt

Giải ra ta có :
R
Um − t
i( t ) = sin (ω t + α − ϕ N ) + C e L
Z
= i CK ( t ) + i a ( t )

Trong đó : Z = R 2 + (ω L) 2 - là tổng trở của phần mạch phía nguồn (đến điểm NM) ;

⎛ ωL ⎞
ϕ N = arctg⎜ ⎟ - góc pha của tổng trở ;
⎝ R ⎠
C - hằng số tích phân cần xác định từ điều kiện đầu của mạch.

Có thể coi dòng điện i(t) gồm 2 thành phần. Thành phần chu kỳ iCK(t), phụ thuộc
nguồn (còn gọi là thành phần dòng điện cưỡng bức) và thành phần tự do ia(t).

Um
i CK ( t ) = sin (ω t + α − ϕ N ) = I CKm sin (ω t + α − ϕ N ) ;
Z
R t
− t −
ia (t) = C e L
= i a 0e Ta
.

Hằng số thời gian Ta =L/R đặc trưng cho tốc độ suy giảm của thành phần dòng điện
tự do, phụ thuộc thông số của mạch.

Để xác định hằng số tích phân C (cũng chính là giá trị ban đầu của thành phần tự do
Iao) cần dựa vào điều kiện đầu của mạch. Tại thời điểm t = 0, theo tính chất của mạch
điện có điện cảm dòng điện (toàn phần) không đột biến: i(0) = i0 .
Trong đó i0 là trị số dòng điện toàn phần trong mạch trước khi xảy ra ngắn mạch
(chế độ xác lập trước sự cố). Ta có biểu thức tính dòng điện trước khi xảy ra ngắn
mạch :
Um
i( t ) = sin (ω t + α − ϕ)
Z'
= I m sin (ω t + α − ϕ) .
với :

Z ' = (R + R ' ) 2 + (ω L + ωL' ) 2 ;


ω ( L + L' )
ϕ = arctg .
R + R'
Tại t = 0, theo điều kiện đầu :
i(0) = iCK(0) + ia(0) = i0 ;
hay ICKm sin (α - ϕN) + C = Im sin(α - ϕ) ;

Suy ra: C = Im sin(α - ϕ) - ICKm sin (α - ϕN) = Ia0 .

Như vậy biểu thức đủ của thành phần tự do có thể viết được:
t t
− −
i a (t ) = I a 0 e Ta
= [I m sin(α − ϕ) − I CKm sin(α − ϕ N )] e Ta

Dòng điện ngắn mạch tổng hợp i(t) = iCK(t) + ia(t) vẽ được như trên hình 1.2.

i
ixk
i(t)
ICK
ia0
Im ia(t)
t
iCK(t)

Hình 1.2 Trị số xung kích của dòng điện


ngắn mạch toàn phần
Dễ nhận thấy một số đặc điểm sau:

i) Dòng điện ngắn mạch toàn phần diễn ra trong mạch có dạng không sin, cũng không
đối xứng qua trục hoành. Luôn luôn có thể coi dòng điện NM gồm 2 thành phần:

- Thành phần chu kỳ tần số cơ bản.

- Thành phần không chu kỳ (còn gọi là thành phần tự do) tắt dần theo quy luật hàm mũ.

ii) Từng thành phần có những đặc trưng riêng khác nhau:

- Thành phần chu kỳ phụ thuộc nguồn và thông số của mạch sau khi xảy ra ngắn mạch
nên rất ít phụ thuộc phụ tải. (trong trường hợp ví dụ trên, hoàn toàn không phụ thuộc
phụ tải (xem biểu thức). Các thông số nguồn và mạch (trừ phụ tải) là hoàn toàn xác
định, vì thế thành phần chu kì tương đối xác định, coi là có thể tính được chính xác.
Khi nhận thông tin về dòng điện ngắn mạch, thành phần chu kì cũng có nhiều khả năng
nhận dạng hơn, có thể biến đổi qua BI tương đối thuận lợi.

- Thành phần không chu kì có trị số ban đầu phụ thuộc rất phức tạp vào nhiều yếu tố,
trong đó có các yếu tố ngẫu nhiên. Yếu tố ảnh hưởng mạnh nhất đến thành trị số ban
đầu (và cũng quyết định cả quá trình tắt dần) của thành phần tự do lại chính là thời
điểm xảy ra ngắn mạch. Ta có:

I a 0 = I m sin(α − ϕ) − I CKm sin(α − ϕ N )


U U (1.1)
= m sin(α − ϕ) − m sin(α − ϕ N )
Z' Z

Trong đó α là góc thời gian tính từ thời điểm đi qua 0 của đường cong điện áp nguồn
đến thời điểm xảy ra ngắn mạch (hình 1.3).
u

t
α

Hình 1.3
Ngắn mạch có thể xảy ra ngẫu nhiên vào thời điểm bất kì vì thế α có trị số tùy ý. Hơn
nữa có thể tìm được α để Ia0 = 0 từ biểu thức (1.1). Cũng có thể tìm được α để có Ia0 max
(tương ứng với đạo hàm bằng 0 biểu thức (1.1) ). Nói khác đi Ia0 có thể nhận giá trị bất
kì từ 0 đến Ia0 max mà không bao giờ biết chính xác ở mỗi trường hợp cụ thể. Hình 1.4
minh họa theo phương pháp đồ thị véc tơ các trường hợp góc α để có Ia0 = 0 và Ia0max.

Một yếu tố khác cũng mang tính ngẫu nhiên ảnh hưởng đến thành phần tự do đó là
phụ tải. Trong biểu thức (1.1) trị số Z' thay đổi theo trị số phụ tải vào thời điểm trước
khi xảy ra ngắn mạch.

t t
Um
Ia0=0
Um Im ICKm
ϕ α
α +1 +
ϕ
Im

Ia0=Iamax

a) b)
ICKm

Hình 1.4 Thành phần tự do xuất hiện lớn nhất (a) và


nhỏ nhất (b) theo góc α

Thông thường tải có tính cảm (ứng với cosφ nào đó), tuy nhiên trước khi NM có thể
không tải (đường dây sửa chữa xong, chưa có tải, đóng vào nguồn thì bị NM - quên
thảo nối đất) cũng có thể tải điện dung khi nối đường dây với thiết bị bù. Mỗi trường
hợp thành phần tự do (cùng chọn α để có trị số cực đại) nhận được giá trị rất khác
nhau. Hình 1.5 thể hiện trị số ban đầu của thành phần tự do trong các trường hợp tải
điện cảm, điện dung và không tải, với giả thiết mạch phía trước hoàn toàn giống nhau.
R L R' L' R L R' C R L

u(t) u(t) u(t)

t t t

Im
Um
ϕ
α +1 ϕ α Um +1 Im= 0 +1
ϕN I m ϕN α Um
ϕN
Ia0 Ia0 Ia0

ICKm ICKm ICKm

Hình 1.5 Ảnh hưởng của phụ tải đến


thành phần tự do

Những đặc điểm trên dẫn đến việc tính toán thành phần tự do nói riêng và dòng điện
ngắn mạch toàn phần nói chung chỉ có thể hoặc bằng cách tạo nhiều tình huống ngẫu
nhiên (nhờ chương trình) hoặc lấy trường hợp điển hình. Khi chọn thiết bị, thành phần
tự do được tính theo trường hợp điển hình (trị số lớn, xác suất xảy ra nhiều) - đó là
trường hợp không tải trược khi xảy ra ngắn mạch. Khi đó ta còn có ngay Ia0 = ICKmax.

Về phương diện đo tín hiệu ngắn mạch, dễ thấy thành phần tự do bị thất thoát nhiều.
Nếu phân tích thành chuối Fourier thì thành phần tự do chứa gần như đủ các sóng hài.
Tuy nhiên thành phần bậc không lại là lớn nhất, nó không tồn tại nếu cảm biến có dùng
máy biến dòng. Cũng chính vì thế, với tính toán bảo vệ rơ le thành phần tự do ít được
quan tâm.

- Dòng điện ngắn mạch xung kích:

Cũng cần nói thêm là, trị số xung kích của dòng điện ngắn mạch (rất cần thiết xác
định khi tính kiểm tra lực điện động của trang thiết bị và dây dẫn) lại cũng là đại lượng
phụ thuộc chính và thành phần tự do. Vì thế các tính toán cũng được lựa chọn theo
trường hợp điển hình như đã nêu trên. Hình 1.6 minh họa trị số xung kích tính toán
theo trường hợp điển hình.
i
ixk

i(t)
Ia0=ICKm
ia(t)
t
T/2 iCK(t)

Hình 1.6 Trường hợp tính toán cho dòng


điện ngắn mạch xung kích

Hình vẽ cho thấy trị số xung kích xuất hiện ở chu kỳ đầu, vào thời điểm gần với trị số t
= T/2 (trong đó T là chu kỳ của dòng điện tần số công nghiệp). Ta có :
Ia0 = Iamax = ICKm .
Vì ixk xảy ra khi t = T/2 = 0,01 giây nên :
0 , 01

i xk = i CK (0,01) + Ia 0e Ta


0 , 01
⎛ −
0 , 01

= ICKm + ICkm e Ta
= ICKm ⎜⎜1 + e Ta ⎟⎟
⎝ ⎠
0 , 01

Người ta đặt hệ số : k xk = 1 + e Ta
, gọi là hệ số xung kích .

Khi đó : i xk = k xk .ICKm = 2 .k xk .ICK

Như vậy ixk phụ thuộc vào hằng số thời gian tắt dần Ta.
Tuỳ theo giá trị của Ta hệ số xung kích nằm trong phạm vi :
1 ≤ kxk ≤ 2 .
Dòng điện ngắn mạch xung kích lớn nhất ứng với lúc kxk = 2 khi R = 0, tức Ta = ∞,
mạch có tính chất thuần cảm.Với L = 0 (mạch thuần trở) hệ số kxk = 1. Quan hệ giữa
kxk với hằng số Ta của mạch có dạng như trên hình 1.7.
kxk
2,0

1,8

1,6

1,4

1,2

1,0 Ta
0 0,0 0,1 sec

Hình 1.7 Hệ số xung kích phụ thuộc Ta

Khi tính toán thực tế người ta thường lấy các trị số gần đúng của hệ số xung kích phụ
thuộc vị trí xảy ra ngắn mạch.
- Ngắn mạch trên lưới truyền tải: Kxk = 1,8;
- Ngắn mạch đầu cực máy phát: Kxk = 1,9;
- Ngắn mạch trong lưới phân phố: Kxk = (1,2 - 1,3) ;
Trong khi đó lại phải quan tâm đến các trường hợp riêng (không điển hình), đặc biệt là
trường hợp có điện dung. Như đã nêu trên, trường hợp này Ia0 không phải xấp xỉ ICKmax
mà có thể lớn gần gấp đôi, kéo theo Kxk lớn lên tương ứng.

1.3 Ngắn mạch gần nguồn và ngắn mạch xa nguồn

Việc phân biệt này có quan hệ rất cơ bản đến phương pháp tính toán và kết quả
tính dòng điện ngắn mạch. Đôi khi người ta phân biệt là tính ngắn mạch trong nhà máy
điện (gần nguồn) và tính ngắn mạch ngoài lưới và trạm biến áp (xa nguồn). Tuy nhiên,
cách phân biệt này chỉ là gần đúng, cần căn cứ vào sự tồn tại của các nguồn gần điểm
ngắn mạch (tính khoảng cách theo điện kháng).
1.3.1 Đặc điểm biến thiên sức điện động nguồn theo vị trí của điểm ngắn mạch
Khi ngắn mạch xa nguồn (máy phát), ảnh hưởng của dòng điện ngắn mạch đến sức
điện động (sđđ) máy phát rất ít, có thể coi điện áp đầu cực không đổi (bằng điện áp làm
việc trước khi NM). Trường hợp này, các thành phần ngắn mạch như đã xét trong phần
trên. Khi ngắn mạch gần máy phát, các quá trình quá độ diễn ra phức tạp, sđđ có biên
độ biến thiên mạnh theo thời gian. Không thể không tính đến biến động này. Có 2
nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt như sau.
- Ảnh hưởng hỗ cảm giữa stato và roto của dòng điện ngắn mạch làm biến thiên nhảy
vọt dòng điện kích từ và dòng điện trong các cuộn dây nằm trên roto của máy phát. Sức
điện động đồng bộ của máy phát tỉ lệ với dòng kích từ nên cũng biến thiên nhảy vọt ở
giai đoạn đầu của quá trình quá độ.

- Tác động của thiết bị tự động điều chỉnh kích từ (TĐK) làm thay đổi dòng điện kích
từ ở giai đoạn sau của quá trình quá độ.

Cụ thể hơn về ảnh hưởng của các tác động này như sau.

i) Sự thay đổi của dòng điện kích từ do ảnh hưởng của hỗ cảm

Sau thời điểm xảy ra ngắn mạch, thành phần chu kỳ của dòng điện ngắn mạch (chạy
trong các cuộn dây pha của stato) có biên độ tăng lên đột ngột. Từ thông tổng của các
dòng điện này quay cùng tốc độ với roto (còn gọi là từ thông phản ứng phần ứng)
xuyên qua các vòng dây của cuộn kích từ nằm trên roto, ngược chiều với từ thông kích
từ. Theo nguyên lý bảo toàn từ thông của cuộn dây điện cảm khép kín, trong cuộn dây
roto phải xuất hiện thành phần dòng điện tự do một chiều làm tăng đột ngột dòng điện
kích từ. Thành phần này tạo ra từ thông cân bằng với từ thông ngược chiều vừa tăng
lên đột ngột, bảo toàn từ thông tổng trong lòng cuộn dây (định luật bảo toàn từ thông
trong các cuộn dây khép kín). Thành phần tự do cùng chiều với dòng ban đầu nên
tương tự dòng kích từ tăng nhảy vọt tại thời điểm t=0. Biên độ sức điện động của máy
phát tỉ lệ với dòng điện kích từ (hay nói đúng hơn, tỉ lệ với từ thông tổng sinh ra bởi
dòng kích từ) do đó cũng có biên độ tăng đột ngột tại t = 0.

Ở thời gian tiếp theo, thành phần dòng điện tự do xuất hiện trong cuộn dây kích từ
tắt dần do tổn hao trên điện trở dây quấn, sẽ giảm đến 0 nếu không có thêm tác động
nào. Kết quả là ở giai đoạn đầu của quá trình quá độ biên độ sđđ đồng bộ máy phát đột
ngột tăng lên sau đó lại giảm đi. Cũng cần chú ý là, ngoài cuộn kích từ, trên roto còn có
các cuộn cản. Đó là các cuộn dây ngắn mạch khép kín đặt trên mặt lõi thép cực từ
(nhằm triệt tiêu ảnh hưởng cuả các thành phần dòng điện tần số cao xuất hiện ở phía
stato vào cuộn dây kích từ). Chúng cũng là các cuộn điện cảm khép kín nên có thành
phần tự do xuất hiện tương tự như trong cuộn dây kích từ. Do ảnh hưởng từ thông của
các dòng điện này biên độ sđđ máy phát tăng thêm nhiều hơn ở giai đoạn đầu của quá
trình quá độ (hình 1.8).

i
If gh
ψfΣ
If NM gần NM xa
ψSΣ If0
If iA
icản
t
Uf uA
tác động của TĐK

a) b)
eA

có cuộn cản
c)

Hình 1.8 Biến thiên của dòng kích từ và sđđ


trong máy phát điện đồng bộ

ii) Sự biến thiên của dòng điện kích từ do ảnh hưởng của TĐK

Các máy phát điện đều được trang bị thiết bị tự động điều chỉnh kích từ (TĐK).
Trong chế độ làm việc bình thường TĐK làm nhiệm vụ giữ điện áp đầu cực máy phát
bằng cách thay đổi dòng điện kích từ. Khi điện áp giảm dòng điện kích từ được tăng
lên và ngược lại. Ở chế độ ngắn mạch gần, điện áp đầu cực máy phát có thể giảm
nhiều, để tăng cường điện áp, bộ phận TĐK đưa tín hiệu đến nối tắt điện trở kích từ,
khi đó dòng điện trong cuộn dây roto tăng mạnh (kích thích cường hành). Dòng điện
kích từ tăng, kéo theo sự tăng trưởng biên độ của sđđ đồng bộ. Dòng điện kích từ tăng
lên do kích thích cường hành có thể đạt đến giới hạn khi ngắn mạch rất gần, nhưng
cũng có thể chưa tới giới hạn khi ngắn mạch xa do điện áp đầu cực máy phát đạt trị số
định mức trước khi đến giới hạn điều chỉnh.
If

BI
Ikt = ~
Rkt
BU
ITDK

TĐK

Hình 1.9 Sơ đồ hoạt động của TĐK

Với các ảnh hưởng nêu trên (do ảnh hưởng hỗ cảm và do TĐK) dòng điện kích từ
trong cuộn dây roto của máy phát có diễn biến phức tạp (hình 1.8,b). Kết quả là biên độ
sđđ đồng bộ máy phát bị thay đổi mạnh trong quá trình quá độ. Khi kể đến tác động
của cuộn cản, sđđ máy phát tăng nhiều hơn ở giai đoạn đầu (xem hình 1.8,c)

1.3.2 Mô hình nguồn điện trong tính toán ngắn mạch

i) Ngắn mạch xa nguồn

Khi tính toán ngắn mạch ở các vị trí xa nguồn, ví dụ ngắn mạch tại các trạm biến
áp, tại các đường dây cách xa nhà máy điện, ta có thể giả thiết điện áp nút thanh cái các
nguồn giữ được không đổi. Cho điện áp các điểm nút này, đồng nghĩa với việc chấp
nhận nguồn áp không đổi, ta có đầy đủ nguồn để thực hiện tính toán ngắn mạch. Trong
trường hợp này, biên độ của thành phần dòng điện ngắn mạch chu kì không thay đổi
theo thời gian nên không cần phân biệt thời điểm tính toán. Thành phần tự do (điển
hình) được tính theo biên độ thành phần chu kì.
Với ngắn mạch xa nguồn người ta còn hay sử dụng mô hình nguồn đơn giản hơn
bằng cách đẳng trị hệ thống bằng một nhánh có điện áp đầu nguồn (bằng điện áp trung
bình làm việc tại thanh cái). Tổng trở nhánh được tính theo công suất ngắn mạch. Ta
có:

U 2tb SCB
Z HT (Ω) = hay Z*( cb ) = .
SN SN

Điểm nối sơ đồ với hệ thống có thể chọn tùy ý, sao cho phần hệ thống (có nguồn) tách
rời phần sơ đồ còn lại. Sơ đồ tính toán có thể nối với nhiều HTĐ đẳng trị. Trường hợp
đơn giản nhất có thể giả thiết hệ thống có công suất vô cùng lớn tính đến một thanh cái
nào đó, thực chất giả thiết điện áp thanh cái này không đổi. Khi đó sai số dòng NM
luôn theo hướng tăng lên.

ii) Ngắn mạch gần nguồn

Mỗi máy phát gần điểm ngắn mạch cần được mô hình bằng 1 nhánh có sđđ nối tiếp
với điện kháng bên trong của nó. Trong trường hợp náy sđđ có trị số biến thiên theo
thời gian nên dòng ngắn mạch cần được xác định tại các thời điểm khác nhau. Việc xác
định máy phát là ở gần hay xa nguồn phụ thuộc sơ đồ và trị số tổng trở các nhánh. Nói
chung các giả định mang tính tương đối. Trong trường hợp nghi ngờ (có thể là gần, có
thể là xa) thì nên chấp nhận là ngắn mạch gần để tính toán (nhằm đảm bảo độ chính
xác). Cách tính toán cụ thể sẽ được xét trong các chương sau.
Chương 2

THIẾT LẬP SƠ ĐỒ TÍNH TOÁN NGẮN MẠCH HTĐ

2.1 Hệ đơn vị tương đối


2.1.1 Vì sao sử dụng hệ đơn vị tương đối

- Khi sơ đồ lưới điện có nhiều cấp điện áp, việc sử dụng hệ đơn vị tương đối (đvtđ) cho
phép tính toán như có một cấp điện áp. Nếu dùng hệ đơn vị có tên khi đó cần các phép
quy đổi phức tạp, rất dễ nhầm lẫn.

- Nhiều thông số của trang thiết bị được cho trong các số tay kĩ thuật vốn ở dạng đơn vị
tương đối, ví dụ UN%, X'd, X'q, ... có thể sử dụng ngay nếu tính trong hệ đvtđ.

- Trong nhiều sơ đồ biến đổi, việc dùng hệ đơn vị tương đối cho phép biểu diễn các
quan hệ đơn giản hơn, bỏ qua nhiều hệ số chuyển đổi đơn vị. Ví dụ khi xét quan hệ
giữa các đại lượng vật lí khác nhau thông qua sơ đồ hàm truyền của bộ điều tốc tua bin
(hình 2.1).

Δω Δx k2 Δμ k3 ΔPT
k1
1 + pTc 1 + pTh

Δω* Δx* 1 Δμ* 1 ΔPT*


1/σ
1 + pTc 1 + pTh

Hình 2.1 Sơ đồ hàm truyển bộ điều tốc tua bin

Khi các đại lượng thay đổi từ giá trị 0 đến cực đại cùng một lúc, nếu tính trong hệ đơn
vị tương đối với lượng cơ bản là trị số cực đại thì mọi đại lượng đều bằng nhau. Nếu
tính trong hệ đơn vị có tên thì cần thay hệ số 1 bằng các hệ số có tên. Ví dụ: k1 có đơn
vị là mm.phút/vòng, phải xác định trị số k1 (bằng độ dịch chuyển con trượt quả văng li
tâm (tính bằng mm) khi tốc độ quay tua bin thay đổi một vòng/phút).

Một số công thức đổi hệ đơn vị trong lĩnh vực HTĐ (bảng 2.1).
Bảng 2.1

Đổi sang đơn vị tương đối Đổi sang đơn vị có tên

I 3U cb Scb
I ∗( cb ) = =I I = I ∗( cb ) I cb = I ∗( cb )
I cb Scb 3U cb

U E U = U ∗( cb ) U cb ; E = E ∗( cb ) U cb
U ∗( cb ) = ; E ∗( cb ) = ;
U cb U cb

S P Q S = S∗( cb ) Scb ; P = P∗( cb ) Scb ; Q = Q ∗( cb ) Scb


S∗( cb ) = ; P∗( cb ) = ; S∗( cb ) =
Scb Scb Scb

Z S U cb2
Z ∗( cb ) = = Z cb2 ; Z = Z ∗( cb ) Z cb = Z ;
Z cb U cb Scb

R S U cb2
R ∗( cb ) = = R cb2 ; R = R ∗( cb ) Z cb = R ;
Z cb U cb Scb

X S U cb2
X ∗( cb ) = = X cb2 X = X ∗( cb ) Z cb = X
Z cb U cb Scb

2.1.2 Sử dụng hệ đơn vị tương đối trong mạng điện có nhiều cấp điện áp

a. Mối quan hệ giữa hệ dơn vị tương đối và phép quy đổi trong hệ đơn vị có tên

Khi tính toán mạch điện có máy biến áp, để thiết lập sơ đồ tính toán cần qui đổi các
thông số mạch điện về cùng một cấp điện áp, cấp điện áp được chọn để qui đổi về gọi
là cấp điện áp cơ sở. Nếu tính toán được thực hiện trong hệ có tên ta có các công thức
qui đổi quen thuộc sau đây :
E i( 0) = k1k 2 ...k i E i
U i( 0 ) = k1k 2 ...k i U i
1
Ii( 0 ) = Ii
k1k 2 ...k i
Zi( 0) = (k1k 2 ...k n ) Zi
2

trong đó: Ei, Ui, Ii, Zi - là các thông số ở cấp điện áp i ;


Ei(0), Ui(0), Ii(0), Zi(0) - là thông số sau khi đã qui đổi về cấp cơ sở (cấp 0).
ki - tỉ số của máy biến áp thứ i, tính theo một hướng từ điện áp
cơ sở về cấp tiếp theo :
U0 U' U'
k1 = ; k 2 = 1 ; ... k n = n −1
U1 U2 Un

U U'1 U'2 U
~
U1, I1, Z1 U2, I2, Z2 Un, In, Zn

Hình 2.2

Để chuyển sang hệ đơn vị tương đối, về nguyên tắc ta có thể chọn lượng cơ bản cho
cấp cơ sở, quy đổi các thông số về cấp cơ sở theo phép qui đổi nêu trên và áp dụng
công thức tính như khi có một cấp điện áp. Tuy nhiên, cách thực hiện này khá phức tạp
và dễ nhầm lẫn, người ta thường thực hiện theo cách qui đổi lượng cơ bản.

Xét biểu thức thông số mạng của cấp điện áp thứ i đã quy đổi về cấp cơ sở:

U i( 0 ) = k1k 2 ...k i U i
1
Ii( 0 ) = Ii
k1k 2 ...k i
Zi( 0) = (k1k 2 ...k n ) Zi
2

Giả thiết đã chọn các lượng cơ bản cho cấp cơ sở là U (cb0) và Scb. Ta có thể đổi sang trị
số tương đối như sau:
U i( 0 ) k1k 2 ...k i U i Ui
U i*( cb ) = (0)
= (0)
= (0) ;
U cb U cb U cb /( k1k 2 ...k i )
3U (cb0) 3U (cb0 ) 1 3U (cb0 ) /(k1k 2 ...k i )
Ii*( cb ) = Ii( 0) = Ii = Ii
Scb Scb k1k 2 ...k i Scb
S S Scb
= Zi( 0 ) (cb0) 2 = Zi (cb0 ) 2 (k1k 2 ...k i ) = Zi ( 0)
2
Zi*( cb )
( U cb ) ( U cb ) ( U cb /(k1k 2 ...k i )) 2

Cũng như khi tính trong hệ đơn vị có tên, phép qui đổi cần đảm bảo nguyên lý bảo
toàn công suất, do đó công suất cơ bản Scb phải được chọn duy nhất cho toàn mạng. Từ
kết quả biến đổi nêu trên có thể thấy, nếu đặt:
1
U (cbi ) = U (cb0 ) , (2.1)
k 1 k 2 ... k i

(gọi là điện áp cơ sở của cấp điện áp i), thay vào ta có các công thức tính toán quen biết
(hoàn toàn giống như khi có một cấp điện áp):

Ui 3U (cbi ) S
U i *( cb ) = (i )
; I i*( cb ) = I i . ; Zi*( cb ) = Zi . (cbi ) 2 .
U cb Scb U cb

Chỉ chú ý là phần tử nằm ở cấp điện áp nào thì sử dụng điện áp cơ bản của cấp đó.
Việc tính điện áp cơ bản của các cấp theo công thức nêu trên cũng giống như qui đổi
U(0)cb từ cấp cơ sở về các cấp tương ứng.
Sau khi có Scb và Ucb(i) cũng có thể tính được các lượng cơ bản cho dòng điện Icb(i)
và tổng trở Zcb(i) ở cấp điện áp tương ứng:
Scb (U(cbi) )2
I(cbi) = ; Z(i )
cb = .
3U(cbi) Scb

b. Các bước thực hiện khi tính toán mạng điện có nhiều cấp điện áp trong hệ đơn vị
tương đối

Để tránh nhầm lẫn, khi thực hiện tính toán NM cho mạng điện nhiều cấp điện áp trong
hệ ĐVTĐ nên thực hiện theo các bước sau:

- Chọn một cấp điện áp làm cơ sở, ở đó tùy ý chọn các lượng cơ bản: SCB (sẽ là chung
cho mọi cấp) và UCB (làm trị số đã biết ban đầu).
- Tính điện áp cơ bản cho mọi cấp còn lại. Về nguyên tắc, có thể sử dụng biểu thức
(2.1), tuy nhiên cách thuận lợi nhất là áp dụng cách tính liền kề: biết U(k)CB của cấp k
nào đó thì điện áp cơ bản của j liền kề U(j)CB tính được thông qua hệ số biến áp. Nhân
hay chia với hệ số biến áp này phụ thuộc hướng tính hệ số biến áp. Để dễ phân biệt có
thể căn cứ vào đặc điểm: cấp điện áp càng cao thì UCB phải càng lớn.

- Áp dụng công thức tính thông số các phần tử trong hệ đơn vị tương đối. Phần tử ở cấp
điện áp nào thì sử dung UCB của cấp đó.

Cần chú ý rằng trong tính toán gần đúng có thể lấy xấp xỉ hệ số biến áp như là tỉ số
giữa 2 điện áp trung bình ở 2 phía biến áp. Thực chất là coi Ui ≈ U'i = Utbi . Khi đó :

U (tbi −1)
k i = (i ) ;
U tb

Điện áp trung bình của một số mạng điện thường được dùng như sau :

Uđm(kV) 6 10 35 66 110 220 500


Utb (kV) 6,3 10,5 37 69 115 230 525

Trong trường hợp này áp dụng công thức tính điện áp cơ bản cho cấp điện áp thứ i ta
có :
1
U (cbi ) = U (cb0 )
k 1 k 2 ...k i
1
= (0) (1) ( i −1)
U (tb0 ) = U (tbi )
U U U
tb
(1)
. tb
( 2)
... tb
(i )
U tb U tb U tb

Nghĩa là điện áp cơ bản của cấp nào bằng chính điện áp trung bình của cấp ấy.

Ta cũng có :

I =
Scb
(i )
; Z (i )
=
(U(tbi) ) 2

cb cb
3 U (tbi ) Scb
Sau khi có các lượng cơ bản, việc tính các trị số tương đối sẽ được tiến hành theo các
công thức thông thường (như một cấp điện áp). Nói chung, cần chú ý sử dụng đúng
điện áp cơ bản của cấp đang tính toán. Các thông số tính trong hệ đơn vị tương đối đã
tự động qui đổi sơ đồ về cùng một cấp điện áp, do đó các ký hiệu máy biến áp lý tưởng
cần được bỏ qua.

2.2 Tính thông số các phần tử cho sơ đồ thứ tự thuận

Với giả thiết tần số hệ thống khi ngắn mạch ít thay đổi so với định mức, sơ đồ thay thế
và thông số các phần tử trong trường hợp này có thể lấy giống như tính toán CĐXL.

Phần tử Sơ đồ thay thế Tính thông số (pu)


SCB
ZD Z D = (r0 + jx 0 )l 2
l(km) U CB
r0, x0 (Ω/km) 1 2
U CB
g0, b0 (1/Ωkm) a) b / 2 = b0l
2 SCB
ZD sinh ZY SCB
a. ĐDK U ≤ 35 kV; ZΠ = Z 2
jb/2 jb/2 ZY U CB
YZ SCB
b. ĐDK 66kV≤U ≤ 330 b)
≈ Z(1 + ) 2
6 U CB
kV và
2
các đường dây cáp; YΠ Y tanh( YZ / 2) U CB
ZП =
2 2 YZ / 2 SCB
c. ĐDSCA YП/2 YП/2 Y 1 U CB 2


2 1 + YZ SCB
c) 6
Z=(r0+jx0)l; Y=(g0+jb0)l
2
U N % U đm SCB
XB =
MBA 2 cuộn dây 1 RB jXB 2
100 Sđm ( U cao
CB )
2

1 2 2
U đm SCB
(cao áp) (hạ áp) R0 R B = ΔPcu
Sđm ( U cao
CB )
2

Sđm , Uđm jX0


2
ΔPcu , ΔPFe 100 U đm SCB
Z0 =
UN%, I 0 % Sđm ( U cao
CB )
2
2
U đm SCB
X0 =
Q Fe ( U cao
CB )
2

R 0 = Z 02 − X 02

BA 3 cuộn dây
2 2
U N % C U đm SCB
jXT 2 XC =
(trung áp) 100 Sđm ( U cao 2
1 CB )
1 RC jXC RT
(cao áp) 2
3 U N % T U đm SCB
RT jXH
3
XT =
R0 100 Sđm ( U cao
CB )
2
Sdm , Udm (hạ áp)
jX0 2
k12 , k13 U N % H U đm SCB
XH =
UN%C , UN%C ,UN%T 100 Sđm ( U cao
CB )
2

Kháng điện
K jXK X N % U đm I CB
1 2 1 2 XK =
100 I đm U CB
Udm , Idm , XK%

HT SN jXHT
Utb SƠ ĐỒ SCB
~ LƯỚI
LƯỚI
X HT =
N N SN
Utb

F jXF EF và XF cần được tính toán


EF
~ theo từng tình huống ngắn
mạch

Bảng trên tổng kết sơ đồ thay thế và công thức tính toán thông số của những phần tử
chính (trong hệ đơn vị tương đối). Riêng máy phát điện (xét đến khi NM gần) và phụ
tải cần được xét riêng cho từng tình huống ngắn mạch, do sđđ và điện kháng thay đổi
theo thời gian của QTQĐ.

2.3 Sơ đồ thứ tự nghịch và thứ tự không


Như đã biết thành phần thứ tự nghịch khác với thứ tự thuận chỉ thứ tự pha (ngược
chiều kim đồng hồ) còn sơ đồ thứ tự không các véc tơ luôn cùng pha cùng chiều, vì thế
từ thông của dòng điện 3 pha với các thứ tự sinh ra, có thể có ảnh hưởng khác nhau
ngược trở lại dây dẫn. Nói khác đi điện cảm L = Ψ/I có thể không giống nhau đối với
mỗi thành phần thứ tự, dẫn đến cần xác định lại điện kháng thứ tự nghịch (kí hiệu X2)
và thứ tự không (X0). (Điện trở không bị ảnh hưởng vì chỉ phụ thuộc vật liệu và cấu
trúc dây dẫn).

Dễ thấy: chỉ có các phần tử có chuyển động quay điện X2 mới khác X1 và chỉ các phần
tử có hỗ cảm giữa các pha mới có X0 khác X1. Các phần tử còn lại điện khác các thứ tự
có thể coi là như nhau.

Các máy điện quay (máy phát, động cơ) vốn có chiều quay xác định theo một hướng và
từ thông tổng của dòng điện 3 pha thứ tự thuận quay cùng chiều. Với thứ tự pha ngược
lại, từ thông tổng của thành phần dòng điện thứ tự nghịch luôn quay ngược chiều với ro
to. Ảnh hưởng khác nhau này dẫn đến X2 ≠ X1. Khi không có bộ phận quay, việc thay
đổi thứ tự pha không còn ý nghĩa vật lí, chỉ giống như đổi lại kí hiệu cho các pha hay
nói khác đi X2 = X1.

Mặt khác, như đã biết, điện kháng pha của các phần tử 3 pha thực tế là điện kháng quy
đổi tương đương về một pha xét đến ảnh hưởng hỗ cảm của các pha khác. Do đó khi
các pha có từ thông độc lập (xa nhau, không có liên hệ mạch từ) sẽ khác với trường
hợp ngược lại có từ thông móc vòng được sang nhau. Hơn nữa, ảnh hưởng móc vòng
phụ thuộc thứ tự pha. Nói chung với dòng thứ tự không (cùng pha) ảnh hưởng của từ
thông móc vòng lớn hơn thứ tự thuận, nghịch. Như vậy, các chỉ phần tử có hỗ cảm giữa
các pha mới phải quan tâm xét đến X0 = X1.

2.3.1 Điện kháng thứ tự nghịch

Cần xét cho máy phát, động cơ và phụ tải tổng hợp. Với máy phát và động cơ, người ta
cho thêm trong số tay kĩ thuật trị số X2 (xác định bằng thí nghiệm). Khi không cho có
thể lấy X2 = X''d (điện kháng quá độ). Phụ tải tổng hợp ít khi phải xét đến (tùy theo tình
huống tính NM), trong trường hợp cần xét thường được lấy gần đúng (Xpt 1 = 1,2; Xpt 2
= 0,35-0,45).

2.3.2 Điện kháng thứ tự không

Trừ các phần tử có cấu tạo độc lập từng pha (kháng điện, tụ điện) hầu hết các phần tử
đều có X0 ≠ X1. Tuy nhiên, trường hợp máy phát và phụ tải lại thường không cần quan
tâm (trừ những trường hợp đặc biệt phải xét khi tính toán bảo vệ), đó là vì trung tính
của các phần tử này không nối đất, nó không tham gia vào sơ đồ thứ tự không (nhánh
cụt). Hai loại phần tử cần quan tâm nhất là đường dây và máy biến áp.

i) Điện kháng thứ tự không của đường dây tải điện

Điện kháng TTK phụ rất phức tạp vào cấu trúc đường dây và điện trở đất. Để có trị số
chính xác cho mỗi trường hợp riêng cần kết hợp tính toán bằng lí thuyết (khi thiết kế)
với đo đạc thực địa (trước khi vận hành). (Tham khảo thêm SGK).

Gần đúng có thể lấy theo bảng sau.

Đặc tính đường dây Tỷ số X0/X1

Đường dây đơn, không có dây chống sét 3,5

Đường dây đơn, có dây chống sét bằng thép 3,0

Đường dây đơn, có dây chống sét dẫn điện tốt 2,0

Đường dây kép, không có dây chống sét 5,5

Đường dây kép, có dây chống sét bằng thép 4,7

Đường dây kép, có dây chống sét dẫn điện tốt 3,0

ii) Điện kháng thứ tự không của máy biến áp

Máy biến áp là phần tử đứng yên nên X2 = X1 ; Sơ đồ thay thế thứ tự nghịch và
các thông số tính toán tương ứng của máy biến áp không có gì khác so với sơ đồ thứ tự
thuận. Trong khi đó sơ đồ thứ tự không của các máy biến áp có sai khác đáng kể so với
sơ đồ thứ tự thuận, phụ thuộc vào tổ đấu dây và trạng thái nối đất trung tính.
a. Trường hợp máy biến áp hai cuộn dây, đấu sao cả sơ cấp lẫn thứ cấp (hình 2.3,a)

- Dòng điện thứ tự không có chạy được qua các cuộn dây của máy biến áp hay
không phụ thuộc vào tình trạng của trung tính. Nếu các trung tính đều được nối đất
(biểu thị bằng các khoá K1 và K2 đều đóng) thì dòng điện thứ tự không chạy qua máy
biến áp hoàn toàn bình thường, gần giống như dòng điện thứ tự thuận (hình 2.3,b). Do
đó sơ đồ thay thế cũng giống như sơ đồ thứ tự thuận (hình 2.3,c với K1 và K2 đóng).

I II A I0 I'0 A'
1 2 I0 I'0
B B'
C I0 I'0 C'
K1
3I0 K2 3I'0

a) b)

1 XI XII 2 1 XB 2


c) d)

1 XI XII 2 1 XI XII 2

Xμ Xμ
e) g)

Hình 2.3

Có sự khác nhau chút ít ở một số trường hợp đối với trị số của điện kháng Xμ (điện
kháng từ hoá). Khi máy biến áp gồm 3 máy biến áp một pha (độc lập) hoặc máy biến
áp 3 pha 5 trụ, mạch từ làm việc với dòng điện thứ tự không không có gì khác so với
dòng thứ tự thuận, lúc đó điện kháng từ hóa Xμ có trị số khá lớn (tương ứng với mạch
từ có từ trở nhỏ). Thường có thể coi Xμ = ∞ và sơ đồ thay thế máy biến áp có dạng rút
gọn với XB = XI + XII và có trị số như đối với sơ đồ thứ tự thuận (hình 2.3,d).
Với máy biến áp 3 pha 3 trụ từ thông thứ tự không của 3 cuộn dây cùng pha, không
triệt tiêu (tại nút chung của 3 mạch từ) nên phải khép mạch ra ngoài không khí, từ trở
lớn hơn nên Xμ nhỏ. Thí nghiệm cho thấy Xμ*(đm) = (0,3 ÷ 1). Do đó lúc tính chính xác
không thể bỏ qua Xμ. (so sánh XB*(đm) = (0,05 ÷ 0,12)).

- Khi trung tính của cuộn dây không được nối đất thì dòng điện thứ tự không sẽ hoàn
toàn không đi vào được cuộn dây đó. Ví dụ trung tính cuộn sơ cấp cách điện với đất,
dòng thứ tự không không đi vào được ở cuộn dây này, cũng không có từ thông nào
móc vòng sang cuộn thứ cấp để có dòng điện. Kết quả giống như máy biến áp bị hở
mạch. Sơ đồ thay thế như trên (hình 2.3,e).

- Khi phía sơ cấp trung tính nối đất, nhưng thứ cấp không nối đất, máy biến áp làm việc
như trạng thái không tải. Sơ đồ như hình 2.3,g. Trường hợp này, nếu máy biến áp loại 3
pha 3 trụ thì dòng không tải chạy vào sơ cấp và chạy xuống trung tính tương đối lớn,
có thể cần phải xét đến khi tính toán cho bảo vệ.

Nếu trung tính cuộn dây của máy biến áp không được cách điện hoàn toàn mà nối
qua một tổng trở nào đó (hình 2.4,a) thì trong sơ đồ thay thế thứ tự không của máy biến
áp đó cần đưa tổng trở bằng 3Z0 vào vị trí tương ứng của các khoá K (hình 2,4,b). Sơ dĩ
tổng trở cần được nhân 3 lần bởi thực tế dòng điện chạy trong tổng trở này bằng 3I0.
Khi tách sơ đồ thứ tự không theo từng pha để tính, dòng điện chạy qua tổng trở 3Z0 chỉ
là I0, nhưng điện áp rơi trên tổng trở vẫn là 3I0Z0, đảm bảo tương đương như thực tế.
Không nên nhầm vị trí của Xμ với vị trí của Z0 bởi chạy qua Z0 là dòng ngắn mạch còn
qua Zμ chỉ là dòng từ hóa lõi thép (chỉ phụ thuộc điện áp).

1 I II 2 1 3Z0 XI XII 2


b)
a)
1 3Z0 XB 2

c)
Hình 2.4
b. Trường hợp máy biến áp 2 cuộn dây đấu sao-tam giác

Nếu phía sơ cấp của máy biến áp nối sao với trung tính nối đất (K1 đóng) thì dòng
điện thứ tự không có thể chạy vào các cuộn dây này. Các cuộn dây pha phía thứ cấp
(cuộn đấu tam giác) có từ thông cảm ứng sinh ra các dòng điện cùng pha cùng trị số
với nhau nên chúng chạy khép trong mạch tam giác (hình 2.5,b). Theo định luật
Kirchhof 1, mạch ngoài không có dòng điện. Máy biến áp làm việc như ở trạng thái
ngắn mạch cuộn dây thứ cấp, vì dòng điện thứ cấp chỉ chạy qua các điện kháng tản bản
thân cuộn dây. Sơ đồ thay thế (một pha) giống như nối đất điện kháng thứ cấp (hình
2.5,c). Dòng thứ cấp không chạy qua mạch ngoài nên như có khoá K luôn mở. K1 đóng
hay mở tương ứng với trạng thái trung tính của cuộn thứ cấp.

I II A I0 I'0=0 A'
1 2
B I0 I'0=0 B'
C I0 I'0=0 C'
K1
3I0
a)
b)

1 K1 XI XII K 2 1 K1 XB K 2


c) d)

Hình 2.5
Trong trường hợp có cuộn đấu tam giác luôn có thể bỏ qua được điện kháng Xμ, do
nó nối song song với một điện kháng có trị số rất nhỏ XII và sơ đồ thay thế luôn như
hình 2.5,d.

Phân tích tương tự như trên, có thể suy ra sơ đồ thay thế thứ tự không của các loại máy
biến áp 3 cuộn dây (hình 2.6). Khi có cuộn dây đấu tam giác, điện kháng từ hoá luôn có
thể được bỏ qua.
2
2 X2
1 1 X1
3 X3
3
a)

2
2 X2
1 1 X1
3 X3
Xμ 3
b)

2
2 X2
1 1 X1
3 X3
3

c)

2 2
X2
1 1 X1
3 X3
3

d)

Hình 2.6
Một số kiểu đấu dây của máy biến áp
ba cuộn dây và sơ đồ thay thế thứ tự
không

iii) Sơ đồ thứ tự không tổng hợp

Sơ đồ thứ tự thuận và thứ tự nghịch hoàn toàn giống nhau, sai khác duy nhất chỉ là
trị số điện kháng của các phần tử có chuyển động quay (máy phát, động cơ, phụ tải
tổng hợp. Trong khi đó sơ đồ thứ tự không có thể khác nhiều so với 2 sơ đồ trên, phụ
thuộc vào vị trí của điểm ngắn mạch. Xét ví dụ sơ đồ hình 2.7,a.

S1
S4 F2 ~
Δ
B4 S2
Y0 Y Δ
B5 Y0 B2 Yo
D4
D5
N2 110kV
D1
D2
Y
~ D3 220kV
Δ Yo
F1 B1
N1 Y0

B3 S3
Δ Y0

a) F3 ~

jXB4 ZD4 jXB2


N2

U0 ZD1
ZD2
X ΔB1 X Yo
c) B1

N1 ZD3 X Yo
B3
U0
X ΔB 3
b)

Hình 2.7 Ví dụ về sơ đồ thứ tự


không của HTĐ phức tạp

Khi ngắn mạch tại N1 sơ đồ thứ tự không như trên hình 2.7,b. Nếu ngắn mạch tại N2 sơ
đồ như hình 2.7,c. Ở đây đã giả thiết lưới của phụ tải S3 không có MBA đấu Y0/Δ.
Chương 3
TÍNH TOÁN NGẮN MẠCH 3 PHA

3.1 Khái niệm chung

Như đã nêu trong chương 1, có sự khác nhau cơ bản về diễn biến dòng điện ngắn
mạch khi ngắn mạch ở xa nguồn và ngắn mạch gần nguồn. Trước khi tính toán ngắn
mạch nói chung cần nhận xét sơ đồ để lựa chọn phương pháp cho phù hợp. Nếu có thể
coi là ngắn mạch xa nguồn, ví dụ NM tại các trạm BA hay trên đường dây ngoài lưới
thì có thể coi điện áp thanh cái các NMĐ giữ được không đổi và lấy làm trị số tính
toán. Ngoài ra dòng ngắn mạch chu kỳ cần tính toán không thay đổi theo thời gian, do
đó chỉ cần một lần tính toán. Trong trường hợp ngược lại, cần coi máy phát với sđđ
thay đổi và sơ đồ tính toán phụ thuộc và tonhf huống xét: tính dòng điện NM ngay sau
thời điểm ngắn mạch (t=0), tại thời điểm đã kéo dài (t=∞) sau khi xảy ra NM ( NM duy
trì) hay trường hợp chung nhất là xác định dòng điện NM tại thời điểm bất kì cần biết.
Phương pháp tính trong trường hợp này khá phức tạp, hiện nay chủ yếu áp dụng các
phương pháp thực dụng, gần đúng và chỉ xác định diễn biến biên độ của thành phần
chu kì.

Cũng cần nói thêm là, về lí thuyết sử dụng các chương trình tính toán QTQĐ điện từ
(ví dụ EMTP) có thể tính được diễn biến trị số tức thời của dòng điện ngắn mạch toàn
phần (kể đến thành phần tự do). Tuy nhiên, nó có ít ứng dụng, hơn nữa như đã biết cần
tính với hàng loạt tình huống giả thiết để xét đến ảnh hưởng của các yếu tố ngẫu nhiên
(như thời điểm NM, phụ tải, cắt không đồng pha ...). Thường phương pháp này được
áp dụng cho những mục đích riêng liên quan đến khảo sát QTQĐ (xác định hiện tượng
quá áp, cộng hưởng ...). Ở đây, chủ yếu các phương pháp tính toán thực dụng.

3.2 Tính toán ngắn mạch xa nguồn

3.2.1 Sử lí sơ đồ

Về nguyên tắc, trong trường hợp này vẫn cần xét đến đầy đủ sơ đồ đến thanh cái đầu
cực của các máy phát. Với ngắn mạch 3 pha, các số liệu lưới cần sử dụng giống như
trong CĐXL đã tính toán. Kết quả tính dòng điện ngắn mạch chỉ còn phụ thuộc vào vị
trí điểm ngắn mạch và trạng thái giả thiết về sơ đồ. Trung tâm điều độ quốc gia hoặc cơ
quan quản lí truyền tải thường phải sử dụng chương trình để tính toán lưu trữ kết quả.
Ngoài dòng ngắn mạch, công suất ngắn mạch, người ta còn xác định đầy đủ tổng trở hệ
thống đến điểm ngắn mạch. Các số liệu này thường rất cần thiết cho các tính toán thiết
kế mở rộng, cài đặt bảo vệ ...

~ ~
LƯỚI TRUYỀN TẢI
220 kV
110 kV
N1

SN1=1500 MVA
N1

110 kV

22 kV

Hình 3.1

Ở đây việc phối hợp và phân cấp quản lí dữ liệu về tính toán ngắn mạch có ý nghĩa hết
sức quan trọng. Vấn đề là ở chỗ, không phải mọi tính toán thiết kế và vận hành đều cần
phải sử dụng dữ liệu chung của toàn lưới. Tuy nhiên, cũng không thể chỉ quan tâm đến
số liệu riêng của khụ vực nhỏ.

Ví dụ cần tính toán ngắn mạch phục vụ thiết kế mở rộng (thêm đường dây 22 kV mới
chẳng hạn) cho trạm 110/22 kV như hình 3.1,a. Trong trường hợp này, có thể sử dụng
dữ liệu về công suất ngắn mạch hoặc tổng trở ngắn mạch tại N1 trong dữ liệu chung là
đủ. Các tính toán chi tiết cho các điểm ngắn mạch khác nhau (để chọn trang thiết bị
điện và dây dẫn) trong mội bộ khu vực nhỏ gắn liền với trạm có thể thực hiện với sơ đồ
hình 3.2, trong đó phần sơ đồ từ thanh cái 110 kV phía đầu đường dây kép có thể thay
thế đơn giản bằng hệ thống đẳng trị. Trị số công suất ngắn mạch tại N (trên thanh cái
đầu đường dây) đủ để mô tả sơ đồ hệ thống.

UHT
HT
ZHT
~
N N1 MC N2

UHT
Za

Zb Zc
110 kV
N1 N2

a) 22 kV b)

Hình 3.2

Trong trường hợp này trị số công suất ngắn mạch trên thanh cái được tính với máy
cắt liên lạc đóng, tương ứng với công suất NM lớn nhất. Các tính toán tiếp theo sẽ cho
dòng điện ngắn mạch lớn, đảm bảo an toàn cho trang thiết bị được chọn.

Tuy nhiên, tình hình trở nên phức tạp hơn nếu áp dụng sơ đồ cho tính toán bảo vệ,
bởi có thể cần kiểm tra độ nhậy với tình huống dòng MN nhỏ nhất. Ngoài việc sơ đồ
nội bộ cần giả thiết số phần tử (đường dây, MBA vận hành song song) ít nhất, hệ thống
cũng xần xét chế độ cực tiểu, ví dụ chế độ máy cắt MC mở. Trong trường hợp này hệ
thống không còn có thể đẳng trị bởi 1 hay 2 tổng trở nối lên thanh cái nguồn, bởi mối
liên hệ ngang giữa 2 phân đoạn, phụ thuộc vào sơ đồ phức tạp phía trên có ảnh hưởng
mạnh đến dòng ngắn mạch. Để biểu thị tương đương sơ đồ hệ thống trong trường hợp
này cần có số liệu tính toán cho nhiều tính huống ngắn mạch hơn. Ví dụ có thể phối
hợp (với bộ phận tính toán cấp trên) tính công suất NM cho 3 trường hợp NM trên
thanh cái 110 kV: khi MC đóng (N) và MC mở ngắn mạch tại N1 và N2.

Hệ thống phía trên cần đẳng trị bằng sơ đồ hình sao (hình 3.2,b) hoặc tam giác. Với sơ
đồ hình sao ta có (tính trong hệ đơn vị tương đối):

Z b Zc S
Za + = cb = Z1 ;
Z b + Zc S N
S
Za + Zb = cb = Z1 ;
SN 2
S
Za + Zc = cb = Z2 .
SN 3

Kết quả ta tính được:

Za = Z − Z2 + Z1Z2 − Z( Z1 + Z2 )
Zb = Z1 − Za ;
Zc = Z 2 − Za

Phương pháp trên còn có thể áp dụng cho trường hợp phức tạp hơn (hình 3.3,a).

~ ~ ~ ~
LƯỚI TRUYỀN TẢI LƯỚI TRUYỀN TẢI
220 kV 220 kV

N1
110kV N1
110kV N
SN1

UHT
Za

Zb Zc
110 kV
N2 N3
a)

b)
22 kV

Hình 3.3
Đây là trường hợp trạm khu vực nối đến 2 điểm cách xa nhau của lưới truyền tải. Phần
hệ thống vẫn có thể đẳng trị bằng sơ đồ hình sao như trường hợp trên. Các điểm ngắn
mạch N1 và N2 được tính bình thường (không nối với sơ đồ phía dưới). Riêng điểm
ngắn mạch N được tính với tình huống giả thiết (không có thật) là nối tắt các điểm N1
và N2. Các tổng trở vẫn được tính bình thường như phần trên.

UHT

Za

Zb Zc

N1 N2

110 kV

22 kV

Hình 3.4 Sơ đồ tương đương tính toán cho HTĐ hình 3.3,a

Các trường hợp phải sử dụng kết quả tính toán nhiều điểm ngắn mạch hơn ít gặp trong
thực tế.

Như vậy, để có thể thực hiện tính toán ngắn mạch cho một khu vực cụ thể (cấp
dưới) phục vụ cho các mục đích khác nhau mà không phụ thuộc vào sơ đồ chung của
toàn hệ thống, phải có bước chuẩn bị ban đầu, với việc sử dụng dữ liệu kết quả tính
toán NM ở cấp quản lí phía trên.
Cấp quản lí phía trên, ngoài việc tính toán chung cho nhiều điểm ngắn mạch với sơ
đồ cập nhật thường xuyên, sẽ thực hiện thêm theo các yêu cầu cụ thể cho cấp dưới
(thông qua hợp đồng tính toán).

3.2.2 Ví dụ tính toán ~ Utb = 115 kV

Đường dây (2 lộ): LƯỚI TTĐ


Chiều dài mỗi lộ: l = 50 km.
N1 MC N2
Điện kháng : x0 = 0,4 ôm/km;
Bỏ qua điện trở và điện dung. 110 kV N SN=1000 MVA

Máy biến áp:


Sđm = 60 MVA; Uđm = 121 kV;
22 kV N3
Hệ số biến áp: k = 110/22;
Điện áp ngắn mạch: UN% = 10,5;
Hình 3.5
Hệ thống :
Điện áp : UH = 115 kV;
Công suất ngắn mạch:
SN1 = SN2 = 1500 MVA
(với MC mở, chưa có đường dây và trạm)
SN = 1000 MVA (với MC đóng)
Yêu cầu tính:
a. Khi máy cắt MC đóng: Tính dòng điện ngắn mạch 3 pha trên thanh cái 22kV của
trạm (tại N3), xét cho 2 trường hợp: cả hai đường dây làm việc và một đường dây cắt
sửa chữa.
b. Khi máy cắt MC mở: Tính lại dòng điện NM tại N3 cho hai tình huống trên.
(Học viên tự giải, chữa trên lớp)
Đáp số:
- Khi MC đóng. - 2D làm việc song song IN3 = kA; - 1D làm việc: IN3 = kA.
- Khi MC mở. - 2D làm việc song song IN3 = kA; - 1D làm việc: IN3 = kA.
3.3 Ngắn mạch ở gần các máy phát điện đang vận hành
3.3.1 Sức điện động và điện kháng quá độ
a. Nhắc lại một số khái niệm
- Máy phát cực ẩn, máy phát cực lồi (tương ứng với máy phát NĐ và máy phát TĐ);
- Máy phát có cuộn cản, máy phát có cuộn cản (mục đích cấu tạo: để cản xâm nhập từ
thông tần số cao từ stator sang cộn dây rotor).
- Sđđ đồng bộ Eq (tỉ lệ với từ thông của dòng kích từ, chỉ có thành phần ngang trục).
- Điện kháng đồng bộ Xd, Xq (tương ứng với mạch từ dọc và ngang trục).
- Đồ thị vec-tơ và sơ đồ mạch (mô hình máy phát trong CĐXL).

q
Eq IqXq
Id(Xd-Xq)
IdXd j Xq
EQ
IXq E& Q &I &
IdXq U

Uq &
U &I EQ = Eq + Id(Xd -Xq)
Iq
ψ ϕ
d
Ud Id

Hình 3.6 Đồ thị vectơ máy phát cực lồi

b. Sđđ quá độ
Như đã mô tả trong chương 1, khi NM gần máy phát điện đang vận hành dòng điện
kích từ bị biến thiên rất mạnh do 2 nguyên nhân: ảnh hưởng hỗ cảm của dòng NM (giai
đoạn đầu) và ảnh hưởng của TĐK (giai đoạn cuối). Ảnh hưởng này làm nhảy vọt trị số
sđđ ở t = 0 (sau đó giảm dần) và tăng nhanh ở giai đoạn cuối. Hơn nữa ảnh hưởng lại
rất khác nhau phụ thuộc chính vào dòng ngắn mạch. Điểm ngắn mạch càng gần thì
dòng NM càng lớn và ảnh hưởng đến sđđ càng nhiều, điểm NM càng xa thì sđđ càng ít
biến động. Như vậy, về nguyên tác không thể dựa vào khái niệm sđđ đồng bộ để mô
phỏng máy phát và tính dòng điện ngắn mạch (bởi sđđ phụ thuộc vào chính trị số dòng
NM đang cần tính toán).
Để khắc phục khó khăn trên, người ta đưa ra khái niệm mới về sđđ gọi là sđđ quá độ
(kí hiệu E'q) và điện kháng quá độ (X'd và X'q). Có thể hiểu, sđđ quá độ E'q tỉ lệ với từ
thông tổng móc vòng qua cuộn dây kích từ, nghĩa là ngoài từ thông của dòng kích từ Ψf
còn kế đến từ thông phản ứng phần ứng Ψs từ phía stator (ngược chiều). Điện kháng
quá độ cũng xác định tương ứng với đường đi (mạch từ) của 2 loại từ thông này.

if Eq Eq gh

ψf Eq
ψS Eq0
If iA E'q
E'q0

Uf uA t

a) b)

Hình 3.7 Biến thiên của sđđ đồng bộ Eq


và sđđ quá độ E'q khi ngắn mạch

Theo định luật bảo toàn từ thông của các cuộn dây khép kín, từ thông tổng trong lòng
cuộn dây kích từ Ψf∑ = Ψf - ΨS không thay đổi đột biến. Tỉ lệ với nó (theo định nghĩa)
sức điện động quá độ E'q cũng không thay đổi đột biến tại t=0 (hình 3.7,b). Đặc tính
này rất quan trọng bởi nó cho phép tính trị số sđđ sau ngắn mạch theo chế độ trước khi
xảy ra ngắn mạch.
Mặc dù định nghĩa sđđ quá độ mang ý nghĩa tính toán, nhưng lại có thể chứng minh
(xem SGK) nó có quan hệ chặt chẽ với dòng điện và điện áp đầu cực máy phát (hoàn
toàn giống như với sđđ đồng bộ). Quan hệ hoàn toàn xác định (theo các đại lượng phức
hoặc vec-tơ) với sử dụng khái niệm điện kháng quá độ.
c. Điện kháng quá độ
Điện kháng tỉ lệ với độ dẫn từ của mạch từ. Sau thời điểm xảy ra NM từ thông phân bố
trong máy phát thay đổi đột biến, vì thế X'd ≠ Xd.

d d

ΨSd ΨSd

Ψf q Ψf q

a) b)

Hình 3.8 Phân bố từ thông


a. Trước NM. b. Sau NM

Trong chế độ quá độ phần từ thông tăng đột biến của phần ứng bị triệt tiêu trong lòng
cuộn dây nên mạch từ của thành phần này tương đương bị đẩy ra ngoài không khí (đi
theo mạch từ thông tản của cuộn kích từ). Khi thành phần dòng tự do xuất hiện trong
cuộn dây kích từ giảm dần (do tổn hao trên điện trở), từ thông lại từ từ chạy vào trong
lòng cuộn dây. Như vậy điện kháng quá độ là đại lượng biến thiên theo thời gian.
Trong sổ tay kỹ thuật người ta cho trị số X'd tại thời điểm đầu sau NM.
d. Đồ thị vec-tơ và sơ đồ mạch máy phát tại t = 0
Với định nghĩa sđđ quá độ như đã nêu, dựa vào biểu thức từ thông (dọc và ngang
trục) dễ dàng đưa ra biểu thức quan hệ sđđ quá độ theo dòng điện và điện áp đầu cực
máy phát. Từ đó, có thể xây dựng đồ thị vec-tơ như hình 3.9. Kết quả, với máy phát
không cuộn cản sđđ quá độ có thành phần ngang trục, quan hệ với dòng, áp máy phát
theo biểu thức: E'q = Uq + IdX'd;
Thành phần ngang trục: E'd = Ud - IqXq = 0.
Trong đó:
1
X ′d = X σ +
1 1
+
X σf X ad

Với Xσ, Xσf, Xad - tương ứng với các mạch từ tản của cuộn dây stator, mạch từ tàn của
cuộn kích từ và mạch từ móc vòng giữa cuộn kích từ và cuộn phần ứng dọc trục qua
khe hở không khí.
Thực tế trên ro to không có cuộn dây nào theo hướng ngang trục để sinh ra sđđ dọc
trục. Khi đó ta cũng có X'q = Xq.

q
Eq
Id(Xd-Xq)
EQ
IXq
E& ′~ IqXq E'q = Uq + IdX'd
E'q
IdX'd E'd = Ud - IqXq = 0

Uq & &I
Iq U
ξ ϕ
d δ
Ud Id
a)

Hình 3.9 Đồ thị vec-tơ MF không cuộn

e. Máy phát điện có cuộn cản


Cuộn cản trên ro to có thể phân tích theo 2 hướng: cuộn cản dọc trục và cuộn cản
ngang trục. Trong trường hợp này sđđ quá độ được xét với ảnh hưởng của cuộn cản.
Để phân biệt người ta kí hiệu E'' (2 thành phần là E''d và E''q) và gọi là sđđ siêu quá độ.
- Phía dọc trục, sđđ E''d vẫn được định nghĩa tỉ lệ với từ thông tổng móc vòng tổng
trong cuộn kích từ. Tuy nhiên, biểu thức có thêm thành phần từ thông cuộn cản dọc
trục: Ψf∑ = Ψf + Ψ1d - Ψad .
- Phía ngang trục được định nghĩa E''q tỉ lệ với từ thông tổng trong cuộn dây cản ngang
trục: Ψ1q∑ = Ψ1q + Ψ1qσ - Ψaq .
Sử dụng biểu thức cụ thể của các lượng từ thông sẽ nhận được các quan hệ sau cho các
thành phần sđđ siêu quá độ:
E''q = Uq + Id X''d ;
E''d = Ud - Iq X''q .
Trong đó:
1
X ′d′ = X σ +
1 1 1
+ +
X ad X σ f X σ1d

1
X′q′ = X σ +
1 1
+
X aq X σ1q

Trị số cụ thể của X''d và X''q có thể xác định bằng thực nghiệm và cho trong số tay kỹ
thuật. Đồ thị vec-tơ được biểu thị như hình 3.10.

Eq Id(Xd-Xq)

EQ
IXq
E''q = Uq + IdX''d
& & '' Iq X''q E''d = Ud - IqX''q
E''q E" E ~
Id X''d

Uq &
U &I
Iq
ξ ϕ
d δ
E''d Ud Id

Hình 3.10 Đồ thị vec-tơ MF có cuộn cản


3.3.2 Tính dòng điện ngắn mạch tại thời điểm t = 0 (sau NM)
i) Tính trị số sđđ quá độ và siêu quá độ
Đồ thị vec-tơ và các quan hệ nêu trên giữa sđđ quá độ (và siêu quá độ) với dòng điện
và điện áp đầu cực máy phát được thiết lập đúng cho mọi thời điểm của QTQĐ, nói
riêng cả tại thời điểm t = -0 (trước khi xảy ra NM). Điều này cũng có nghĩa, luôn xác
định được trị số sđđ tại thời điểm t = -0. Do các sđđ quá độ không bị đột biến nên trị
số xác định được cũng là sđđ tại t = +0 (sau khi đã NM), có thể sử dụng để mô tả
nguồn trong sơ đồ tính dòng điện ngắn mạch.
ii) Mô hình máy phát theo đại lượng tổng hợp
Đồ thị vec-tơ và các quan hệ tính toán thiết lập được theo lí thuyết trong phần trên
dựa trên hệ tọa độ vuông góc. Để tính toán cũng cần mô hình mạch và các định luật
Kirshoff và định luật Ohm trong hệ tọa độ vuông góc. Sau khi tính được các thành
phần dòng điện dọc và ngang trục mới xác định được dòng điện tổng hợp (chính là
môđun của dong điện ngắn mạch chu kỳ). Nội dung này sẽ được xét đến trong phần
sau. Trong thực tế người ta thường tận dụng khả năng sử dụng sơ đồ mạch phức số,
nhắm áp dụng các phương pháp tính quen biết. Tuy nhiên, cần có mức độ chấp nhận
gần đúng.
q
Eq

IXq
I X''
E''q E& " q q jX''d &
E& " U
Id X''d &I

Uq &
U &I
Iq
ξ ϕ
d δ
E''d Ud Id

Hình 3.11 Đồ thị vec-tơ MF cực ẩn và mô hình mạch


a. Máy phát điện cực ẩn
Do cấu tạo đối xứng của roto theo các hướng, với máy phát cực ẩn ta luôn có thể coi
X''d = X''q . Đồ thị vec-tơ có dạng hình 3.11. Trong trường hợp này quan hệ giữa sđđ
với dòng áp có dạng sau:
E& ′′ = U
& + j&IX ′′ .
d

Trong đó modun của sđđ có thể dễ dàng tính được (theo đồ thị vec-tơ):

E " = ( U cos ϕ) 2 + ( U sin ϕ + IX"d ) 2 ;

Trong đó U, I, cosφ là điện áp, dòng điện và hệ số công suất máy phát ở chế độ xác lập
trước khi xảy ra ngắn mạch. Cũng có thể xác định được góc pha dựa vào góc pha của
điện áp U đã biết của máy phát (tính CĐXL).
Rõ ràng trong trường hợp này, máy phát có thể đưa vào sơ đồ lưới như mộ sđđ nói tiếp
với điện kháng bên trong là X''d = X''q.
b. Máy phát cực lồi và trường hợp không cuộn cản
Chấp nhận X''q ≈ X''d và X'q ≈ X'd ta cũng có được các mô hình tương tự như trên.
Tuy nhiên, các trường hợp này đều có sai số. Vì X''q > X''d và X'q = Xq > X'd nên sai số
luôn theo hướng làm tăng dòng ngắn mạch.
iii) Tính toán chính xác trong hệ tọa độ vuông góc
Xét trường hợp máy phát điện cực lồi có cuộn cản. Ta có Xd ≠ Xq, X''d ≠ X''q , đồ thị
vec-tơ như trên hình 3.11. Từ đồ thị vec-tơ ta có thủ tục tính trị số các thành phần sđđ
quá độ (tại t = 0 ) như sau:
U sin ϕ + IX q
- Tính tgξ = . Suy ra ξ.
U cos ϕ
- Tính δ = ξ - φ.
- Tính các thành phần dòng và áp:
Uq = U cos δ ; Ud = U sin δ ;

Iq = I cos ξ ; I d = I sin ξ ;

- Thay vào các công thức sẽ tính được E"q và E"d:

E"q = Uq + I d X"d
E"d = Ud - Iq X"q
- Thiết lập hệ phương trình mạch theo các đại lượng vuông góc, giải hệ để xác định các
thành phần dọc trục và ngang trục của dòng điện ngắn mạch.
- Xác định modun tổng hợp của dòng điện ngắn mạch:

I = I d2 + I q2 .

3.3.3 Ví dụ tính toán


Sơ đồ kết nối một NMTĐ nhỏ với lưới 110 kV như trên hình 3.12.

6,3kV
B
F1 ~
110kV 65 km
N
~
F2
6,3kV

Hình 3.12

Thông số các phần tử:


Máy phát thủy điện:
Sđm = 20 MVA; Uđm = 6,3 kV; Xd = 1,0; Xq = 0,65; X''d = 0,2 ; X''q = 0,35.
Trước khi xảy ra ngắn mạch máy phát làm việc với dòng điện và điện áp định mức,
cosφ = 0,85.
Máy biến áp (cuộn dây phân chia): Sđm = 25 MVA; Uđm = 115 kV; UN% C-H = 10,5;
UN%H-H= 15%.
Đường dây 110kV: chiều dài (đến điểm NM) l = 65 km. r0 = 0,15Ω/km; x0 = 0,4Ω/km,
bỏ qua điện dung.
Hãy tính dòng điện ngắn mạch 3 pha quá độ (t=0) tại điểm N. Thực hiện theo 2
phương pháp: tính chính xác theo các thành phần vuông góc và tính gần đúng theo sđđ
tổng hợp.
(Học viên tự làm, chữa tại lớp).
3.3.3 Tính dòng điện ngắn mạch tại thời điểm t bất kì
Hầu hết các tính toán ứng dụng đối với dòng điện NM thuộc về thời điểm ban đầu
ngay sau khi xảy ra NM. Tính toán lựa chọn TBĐ và dây dẫn, tính toán cài đặt, chỉnh
định bảo vệ rơle đều theo dòng điện NM ban đầu, đó là vì những ảnh hưởng quyết định
của dòng điện NM đều xảy ra ngay ở giai đoạn đầu tiên (lực cơ khí, công suất NM lớn
nhất, dòng điện nhận được qua biến cảm sử dụng cho bảo vệ...). Tuy nhiên, vẫn có
những ứng dụng cần quan tâm đến diễn biến theo thời gian của biên độ thành phần chu
kì của dòng điện NM. Ví dụ, tính toán phát nóng trang thiết bị điện và dây dẫn, tính
toán dòng NM trong các sự cố kéo dài.
Việc tính chính xác biên độ dòng NM ở thời điểm cho trước trong QTQĐ, về
nguyên tắc, có thể thực hiện được nhưng hết sức khó khăn, nhất là đối với sơ đồ phức
tạp (dùng chương trình EMTP chẳng hạn). Người ta cũng áp dụng một số phương pháp
tính gần đúng.
i) Phương pháp tính theo hằng số thời gian tắt dần
Phương pháp này áp dụng được với giả thiết thời gian xảy ra NM tương đối ngắn (chưa
bị ảnh hưởng tác động của TĐK) và sơ đồ tương đối đơn giản (đưa về 1 máy phát đẳng
trị). Tư tưởng phương pháp như sau.
Như đã phân tích trong chương 1 thành phần chu kỳ (cưỡng bức) của dòng điện
ngắn mạch có biên độ biến thiên theo thời gian là do các thành phần từ thông sinh ra
sđđ của máy phát thay đổi trong quá trình quá độ.
- Ở giai đoạn đầu sự thay đổi của sđđ máy phát là do ảnh hưởng của các thành phần
dòng điện tự do xuất hiện trong các cuộn dây nằm trên ro to (cuộn kích từ và các cuộn
cản), nhảy vọt tại t=0 và giảm dần.
- Ở giai đoạn sau, bộ phận kích thích cường hành của TĐK tác động làm tăng nhanh
dòng điện kích từ, sđđ cũng tăng theo một cách tương ứng (hình 3-7).
Như vậy, nếu chỉ xét giai đoạn tương đối ngắn ban đầu (t<0,3s), thì sđđ thay đổi chỉ
theo sự xuất hiện và tắt dần của thành phần tự do (trong cuộn kích từ và cuộn cản).
Thành phần tạo nên bởi dòng kích từ ban đầu là thành phần cơ bản (không đổi).
Khi đó, một cách gần đúng, có thể coi dòng điện ngắn mạch ICK(t) gồm 3 thành phần:
E q0
- Thành phần duy trì không thay đổi theo thời gian: I CK 0 = ;
Xd + X

- Thành phần quá độ ΔI'(t), xuất hiện (xếp chồng) và suy giảm theo hằng số thời gian
E′q Eq0
của cuộn kích từ. Trị số ban đầu : ΔI′ = − = I′( t ) − I CK 0 ;
X 'd + X Xd + X

Thành phần siêu quá độ ΔI"(t), xuất hiện và suy giảm theo hằng số thời gian của cuộn
E′q′ E 'q
cản dọc trục. Trị số ban đầu : ΔI′′ = − = I′′( t ) − I′( t ) .
X "d + X X 'd + X
Hình 3-13 thể hiện sự biến thiên của các thành phần này (theo hướng dọc trục).

I"d(t)

ICK0
ΔI'd(t)
ΔI''d(t) t
0 T'd
T''d

Hình 3.13

Biết các giá trị của hằng số thời gian có thể tính được dòng điện quá độ biến thiên theo
thời gian theo biểu thức:
t t
− −
I" ( t ) = (I" (0) − I' (0) ) e T "d
+ (I' (0) − I CK 0 ) e T 'd
+ ICK0

Trong đó I"(0), I'(0) tương ứng là trị số ban đầu của các dòng điện ngắn mạch quá độ
và siêu quá độ, tính được theo E"(0) và E'(0) như đã trình bầy ở phần trên.

Thành phần ICK 0 là dòng điện ngắn mạch duy trì tính toán cho máy phát với giả thiết là
không có tác động của TĐK.
a. Hằng số thời gian của cuộn kích từ :

Cuộn dây kích từ có điện cảm rất lớn nên hằng số thời gian riêng của nó khá to, có thể
tính được như sau:
X f X ad + X σ f
Td 0 = =
Rf Rf
Chú ý rằng công thức trên tính trong hệ đơn vị tương đối nên L = X. Trong hệ đơn vị
có tên T(s) = L/R. Ta có quan hệ:
T* = L*/R* = X*/R* = X(Ω)/R(Ω) = ωL/R = ωT(s).
Hằng số thời gian này tương ứng với tốc độ tắt dần thành phần dòng điện tự do xuất
hiện trong cuộn dây kích từ khi nó làm việc độc lập (máy phát ở trạng thái không tải).

i i
2 ΔI ′( t ) 2 ΔI ′′( t )

t t

Hình 3.14 Thành phần quá độ và siêu quá độ

Khi máy phát bị ngắn mạch đầu cực cuộn dây phần ứng có điện trở nhỏ quan hệ hỗ
cảm với cuộn kích từ làm hằng số thời gian của nó giảm đi đáng kể. Cần hiệu chỉnh lại
X'd
thành T'd theo biểu thức: T' d = Td 0 .
Xd

Nếu ngắn mạch xảy ra cách đầu cực máy phát một đoạn là X thì :
X' d + X
T' d = Td 0 . .
Xd + X

Trị số Td0 được cho bởi nhà chế tạo, nó có trị số trong khoảng từ (5 ÷10) sec. Từ đó
tính được T'd theo tình huống ngắn mạch.

b- Hằng số thời gian của cuộn cản.

Hằng số thời gian của cuộn cản dọc trục là T"d và ngang trục T"q cũng có ý nghĩa
tương tự như đối với cuộn kích từ. Nghĩa là nó cũng phụ thuộc vào khoảng cách X từ
đầu cực máy phát đến điểm ngắn mạch. Tuy nhiên, do T"d và T"q rất nhỏ và thay đổi
theo điểm ngắn mạch không nhiều nên trong thực tế người ta thường lấy gần đúng theo
thông số của các máy phát điển hình (không tính toán):
- Với máy phát đIện tua bin hơi T"d ≈ T"q ≈ 0,1 sec ;
- Với máy phát điện tua bin nước T"d ≈ T"q ≈ 0,05 sec .
c- Hằng số thời gian của cuộn dây stato (để tính thành phần tự do ia(t)) :

Khi ngắn mạch đầu cực máy phát :


X2
Ta = ,
Rs

trong đó: X2 - điện kháng thứ tự nghịch của máy phát;


Rs - điện trở dây quấn stato.
Khi ngắn mạch cách đầu cực máy phát một tổng trở Z = R + jX thì
X2 + X
Ta = .
Rs + R

Trị số của Ta thay đổi trong phạm vi rộng. Do Rs rất nhỏ nên thường khi ngắn mạch
càng xa thì Ta càng giảm.
Hằng số thời gian Ta cho phép xác định thành phần tự do trong dòng điện ngắn
mạch (thành phần không chu kỳ). Trong trường hợp xuất hiện lớn nhất ta có:
t

i a ( t ) = 2I" (0) e Ta
.

Từ đó, ta có trị số hiệu dụng dòng điện ngắn mạch toàn phần biến thiên theo thời gian:

I N (t) = [I" (t )] + [i
2
a ( t )]
2

2 2
⎡ −
t

t
⎤ ⎡ −
t

= ⎢(I" (0) − I' (0) ) e + (I' (0) − I CK 0 ) e + I CK 0 ⎥ + 2 ⎢I" (0)e
T" T' T
d d a

⎢⎣ ⎥⎦ ⎢⎣ ⎥⎦

ii) Phương pháp đường cong tính toán


Phương pháp đường cong tính toán (xem SGK) có khả năng tính toán chính xác
hơn dòng điện ngắn mạch biến thiên theo thời gian, đặc biệt với sơ đồ phức tạp. Ý
tưởng chính của phương pháp là việc phân nhóm sơ đồ theo đặc trưng biến thiên dòng
điện ngắn mạch.
- Nếu máy phát cùng loại (thủy điện, nhiệt điện, có cuộn cản, không cuộn cản) và có
khoảng cách tương đương nhau (tính theo điện kháng) với điểm ngắn mạch thì sđđ các
máy phát đồng dạng (và trùng khít nhau nếu tính trong hệ đvtđ). Khi đó có thể nhập
chung (thành 1 nhóm) để tính toán (tra theo đường cong).
- Nếu các máy phát khác loại hoặc có khoảng cách khác nhau nhiều so với điểm NM
thì cần phân nhóm sơ đồ. Mục đích là để trong mỗi nhóm sự biến thiện sđđ lại giống
nhau và có thể sử dụng đường cong thực nghiệm để tính toán.
Nguyên tắc phân nhóm:
+ Các máy phát khác loại không được nằm trong cùng một nhóm.
+ Máy phát bin NM đầu cực không được ghép chung với các máy phát khác (không
NM đầu cực).
+ Hệ thống cần để riêng thành một nhóm.
+ Các máy phát có khoảng cách khác nhau nhiều không được nằm trong một nhóm
(mặc dù cùng loại).
Tuân thủ các nguyên tắc trên, kết quả tính toán sẽ có độ chính xác đủ cao cho thời điểm
tính toán bất kỳ.
Chương 4
TÍNH TOÁN NGẮN MẠCH KHÔNG ĐỐI XỨNG

4.1 Nhắc lại phương pháp các thành phần đối xứng

Phương pháp các thành phần đối xứng dựa trên cơ sở toán học về sự phân tích một hệ
thống véc tơ 3 pha thành các hệ thống 3 pha thành phần. Để cho tổng quát, xét một hệ
thống 3 véc tơ bất kỳ F& a , F& b , F& c . Dễ chứng minh được rằng, chúng có thể phân tích duy
nhất thành 3 hệ thống thành phần :

- Hệ thống thành phần thứ tự thuận : F& a1 , F& b1 , F& c1 ;

- Hệ thống thành phần thứ tự nghịch : F& a 2 , F& b 2 , F& c 2 ;

- Hệ thống thành phần thứ tự không : F& a 0 , F& b 0 , F& c 0 .

F& c

F& C1 F& C 2 &


F& a F& b 0 FC 0
F& a1 F& a 0
F& b 2
F& a 2
F& b1
F& b

Hình 4.1

Ý nghĩa phân tích được thể hiện là :

F& a = F& a1 + F& a 2 + F& a 0


F& b = F& b1 + F& b 2 + F& b 0 (4-1)
F& = F& + F& + F&
C C1 C2 C0

Hệ phương trình trên có 9 ẩn. Ta đưa về 3 ẩn bằng cách sử dụng số phức (còn gọi là
toán tử quay) :

j 1 3
a=e 3
=− +j
2 2
và viết lại như sau :

F& a = F& a1 + F& a 2 + F& a 0


F& b = a 2 F& a1 + aF& a 2 + F& a 0 (4-2)
F& = aF& + a 2 F& + F&
C a1 a2 a0

Giải hệ phương trình (6-2) ta nhận được :

1
F& a 0 = (F& a + F& b + F& C )
3
1
F& a1 = (F& a + aF& b + a 2 F& C ) (4-3)
3
1
F& a 2 = (F& a + a 2 F& b + aF& C )
3
Hệ (4-3) chính là kết quả phân tích hệ thống 3 véc tơ không đối xứng ban đầu F& a , F& b , F& c
bất kỳ thành các thành phần đối xứng. Các véctơ pha còn lại của hệ thống thành phần
suy ra được theo các quan hệ góc pha :

F& a 0 = F& b 0 = F& C 0 ;


F& b1 = a 2 F& a1 ; F& C1 = aF& a1 ;
F& b 2 = aF& a 2 ; F& C 2 = a 2 F& a 2 .

Sau đây là một số khái niệm gắn liền với hệ thống 3 pha không đối xứng.

- Hệ thống ba pha được gọi là cân bằng nếu :

F& a + F& b + F& C = 0 .

Người ta gọi hệ số không cân bằng là tỉ số :


Fa0
k0 = .
Fa1

Như vậy nếu hệ thống 3 pha cân bằng thì k0 = 0.


Hệ số không đối xứng được định nghĩa là :
Fa2
k2 =
Fa1
Hệ thống ba pha là đối xứng nếu k2 = 0. Như vậy hệ thống thành phần thứ tự thuận
chính là trường hợp riêng của hệ thống đối xứng và cân bằng. Hệ thống thứ tự không là
hệ thống đối xứng nhưng không cân bằng.

Áp dụng lý thuyết phân tích vừa nêu cho hệ thống điện, các đại lượng ba pha như
dòng điện, điện áp, sđđ sẽ có thể coi như bao gồm các hệ thống thành phần thứ tự
thuận, thứ tự nghịch, thứ tự không. Vì mạch điện là tuyến tính nên có thể áp dụng
phương pháp xếp chồng để tính toán đối với từng thành phần thứ tự. Kết quả được tổng
hợp lại theo các quan hệ (4-1).

Một số tính chất của hệ thống đại lượng 3 pha của mạch điện :

1. Hệ thống dòng điện dây trong hệ thống điện ba pha có trung điểm không nối đất (và
không có dây trung tính) là hệ thống cân bằng, tức là không có thành phần thứ tự
không. Đó là vì &I A + &I B + &I C = 3 &I 0 = 0 .

2. Dòng điện từ trung điểm đi vào đất (hoặc dây trung tính) bằng 3 lần dòng điện thứ tự
không.

3. Hệ thống điện áp dây là hệ thống cân bằng. Đó là vì :

& +U
U & +U& =0 .
AB BC CA

4.2 Tính toán dòng điện ngắn mạch không đối xứng tổng tại điểm ngắn mạch

Việc phân chia ra tính toán dòng điện ngắn mạch KĐX tại điểm NM và tính dòng
điện phân bố trên các nhánh sẽ rất thuận lợi cho các ứng dụng. Mặt khác, nếu thực hiện
các tính toán bằng tay, thì phương pháp thường được thực hiện là tính dòng điện NM
tổng tại điểm Nm trước rồi suy ra dòng phân bố trên các nhánh.

4.2.1 Những quy ước cơ bản về sơ đồ (tại vị trí ngắn mạch)

a) Pha A là pha đặc biệt trong tình trạng ngắn mạch không đối xứng.
Với qui ước này, khi ngắn mạch một pha, cần ký hiệu pha A là pha bị ngắn mạch,
còn khi ngắn mạch hai pha và hai pha nối nất, pha A phải là pha không bị ngắn mạch.
b) Dòng điện ngắn mạch tại chỗ ngắn mạch có chiều hướng từ dây dẫn ra chỗ ngắn
mạch, điện áp tính từ dây dẫn đến trung điểm của sơ đồ.
Sơ đồ hình 4.2 thể hiện quy ước về chiều của dòng điện tại chỗ ngắn mạch tương
ứng với các dạng ngắn mạch không đối xứng. Theo quy ước này thì dòng điện ngắn
mạch hai pha tại chỗ ngắn mạch INB = - INC . Các pha không bị ngắn mạch sẽ có dòng
điện tại điểm ngắn mạch bằng 0.

A A A
B B B
C C C

INA INB INC INA INB INC INA INB INC

Hình 4.2

c. Sức điện động nguồn (máy phát) luôn luôn là 3 pha đối xứng. Đây là chấp nhận gần
đúng vì thực tế sđđ rất ít bị lệch khi có ngắn mạch KĐX. Như vậy trong các sơ đồ thứ
nghịch và thứ tự không sđđ nguồn luôn triệt tiêu.
Các quy ước trên rất thuận lợi cho việc đưa ra các biểu thức tính toán chung, cũng như
sử dụng kết quả thống nhất (mang tính quốc tế).
4.2.2 Các biểu thức cơ bản sử dụng để tính dòng điện ngắn mạch KĐX tại điểm NM
4.2.2.1 Cơ sở phương pháp
Do chỉ quan tâm đến dòng điện và điện áp tại điển ngắn mạch nên có thể giả thiết biến
đổi đẳng trị sơ đồ về dạng đơn giản nhất (hình 6.12).
Z1Σ Z2Σ

&I &I
E& aΣ Na1 &
U Na1
Na 2
&
U Na 2

Z0Σ

&I
Na 0 &
U Na 0

Hình 4.3
Với các sơ đồ này ta có hệ phương trình cơ bản sau (theo định luật Kirchoff 2):
& & &
U Na1 = E aΣ − I Na1 Z1Σ
& &
U Na 2 = − I Na 2 Z 2 Σ (4.4)
&
U = − &I Z
Na 0 Na 0 0Σ

Hệ đúng cho cả 3 dạng ngắn mạch KĐX. Các biến cần tìm là 3 thành phần dòng điện
và 3 thành phần điện áp tại điểm ngắn mạch (6 ẩn số).
Để có đủ phương trình cần bổ sung 3 phương trình nữa. Các phương trình bổ sung có
thể nhận được theo riêng từng dạng ngắn mạch, căn cứ vào đặc điểm sơ đồ tại vị trí
ngắn mạch (còn gọi là các điều kiện bờ). Cụ thể ta có các phương trình điều kiện bờ
như sau (theo hình 4.2):
N (1) N ( 2) N (1,1)
&I = 0 &I = 0 &I = 0
Nb Na Na
&I = 0 &I = − &I U& =0
NC Nb Nc Nb

U& =0 U& =U & U& =0


Na Nb Nc Nc

Hệ được viết theo dòng và áp tổng hợp, khi ghép với hệ phương trình cơ bản (để giải)
cần đổi về các biến thành phần. Ví dụ đối với dạng NM một pha ta có 3 phương trình
điều kiện bờ dạng sau:
a 2 &I Na1 + a&I Na 2 + &I Na 0 = 0;
a&I Na1 + a 2 &I Na 2 + &I Na 0 = 0; (4.5)
& & &
U Na1 + U Na 2 + U Na 0 = 0.

Khi đó ta nhận được 6 phương trình với đúng 6 ẩn số. Tương tự, với 2 dạng ngắn
mạch còn lại.
4.2.2.2 Một số biểu thức tính toán chính
Việc giải 6 phương trình cho mỗi dạng ngắn mạch không có gì khó khăn. Kết quả ta
nhận được 3 thành phần dòng điện, 3 thành phần điện áp tại điểm ngắn mạch. Tiếp đó
áp dụng các biểu thức dạng (4.2) ta tính được tất cả các dòng điện và điện áp tổng hợp
cho các pha tại điểm ngắn mạch. Bảng (4.1) tổng kết các biểu thức tính toán chính
nhận được cho cả 3 dạng ngắn mạch KĐX.
Bảng 4.1

Dạng Dòng điện ngắn Trị số dòng điện và điện áp tổng


ngắn mạch thành phần hợp ở các pha
mạch

E& aΣ &I = 3&I ; &I = &I = 0


&I = Na Na1 Nb NC
N (1) Na1
Z1Σ + Z 2Σ + Z0Σ
& = 0;
U Na

&I & & & = &I [(a 2 − a ) Z + (a 2 − 1) Z ]


U
Na 2 = I Na 0 = I Na1 Nb Na1 2Σ 0Σ

& & 2
U NC = I Na1[(a − a ) Z 2 Σ + (a − 1) Z 0 Σ ]

E& aΣ &I = 0; &I = − j 3&I ; &I &


NaC = j 3I Na1
N (2) &I =
Na1
Na Nab Na1
Z1Σ + Z 2Σ
& = 2&I Z ;
U Na Na1 2 Σ

&I & &


Na 2 = − I Na1 ; I Na 0 = 0 & =U
U Nb
& = −&I Z ;
NC Na1 2 Σ

&I = 0 ;
&I = E& aΣ Na

N (1,1) &I = &I ⎡a 2 − Z 2Σ + aZ0Σ ⎤ ;


Na1
Z Z
Z1Σ + 2 Σ 0 Σ ) Nb Na1 ⎢ ⎥
Z 2 Σ + Z0 Σ ⎣ Z 2 Σ + Z0 Σ ⎦

&I = &I ⎡a − Z 2Σ + a Z0 Σ ⎤ .
2

&I Z0 Σ Nc Na1 ⎢ ⎥
Na 2 = −&I Na1 ⎣ Z 2Σ + Z0 Σ ⎦
Z 2Σ + Z0Σ

Z 2Σ Z0 Σ
&I & Z2Σ I Nb = I NC = 3 1 - INa1
Na 0 = − I Na1 (Z2Σ + Z0Σ )2
Z 2Σ + Z0Σ

& = 3U
U & ; U & =U& =0
Na Na1 Nb NC

& & & &


U Na1 = E aΣ − I Na1.Z1Σ = I Na1.Z Δ ;

& &
U Na 2 = − I Na 2 .Z 2 Σ ;

& &
U Na 0 = − I Na 0 .Z 2 0

(đúng với mọi dạng ngắn mạch)

4.2.2.3 Các bước tính toán đơn giản dòng điện ngắn mạch KĐX tại điểm NM
Các biểu thức trong bảng 4.1 cho ta khả năng tính toán đầy đủ các đại lượng
(dòng, áp) tại điểm ngắn mạch KĐX. Trong thực tế thường không đòi hỏi phải tính tất
các các đại lượng như đã nêu (tất cả các thành phần, tất cả các pha). Người ta đưa ra
các bước thực hiện rất đơn giản, dựa trên các nhận xét sau:
1. Dòng điện ngắn mạch thứ tự thuận của mọi dạng ngắn mạch đều có thể xác định
E& aΣ
theo biểu thức chung : &I (Nan )1 = ; (4.6)
Z1Σ + Z (Δn )

Trong đó, Z(Δn ) - là một tổng trở với biểu thức tính toán hoàn toàn xác định, phụ thuộc
vào Z2Σ và Z0Σ ở mỗi dạng NM. (bảng 4.2).

Bảng 4.2

Dạng ngắn n ZΔ(n) m(n)


mạch

N (1) 1 Z2∑ + Z0∑ 3


N (2) 2 Z2∑ 3
N (1,1) 1,1 Z2∑ // Z0∑ Z 2Σ × Z0Σ
3 1−
( Z 2Σ + Z0Σ ) 2
N (3) 3 0
1

2. Trị số của dòng điện ngắn mạch tổng hợp tại các pha có dòng điện ngắn mạch tỉ lệ
với trị số của thành phần thứ tự thuận theo hệ số m(n) :

I (Nn ) = m ( n ) I Na1 .

Hệ số tỉ lệ m(n) cũng có biểu thức hoàn toàn xác định phụ thuộc vào dạng ngắn mạch n
như bảng 4.2. ( Ở đây để ý rằng các pha không bị NM dòng luôn luôn bằng 0, còn nếu
nhiều pha bị NM thì trị số dòng NM luôn bằng nhau ở các pha bị NM).

Với các đặc điểm trên, khi chỉ quan tâm đến trị số (mô-đun) của dòng điện tại các pha
bị NM ta có các bước thực hiện tính toán đơn giản như sau.
1. Thiết lập sơ đồ thay thế tính toán các thứ tự thuận, nghịch, không của hệ thống
điện, từ đó xác định các điện kháng tổng hợp Z2∑ và Z0∑ và điện kháng phụ Z (Δn ) .
2. Dựa vào sơ đồ thứ tự thuận và điện kháng phụ Z (Δn ) xác định dòng điện ngắn
mạch thứ tự thuận I (Nan )1 tại điểm ngắn mạch. Nói riêng nếu đã xác định được điện kháng
đẳng trị Z1∑ của sơ đồ thứ tự thuận thì chỉ cần áp dụng biểu thức (4.6) để tính.

3. Tính dòng điện và điện áp ngắn mạch không đối xứng tại điểm ngắn mạch.
Ở bước này, nếu chỉ quan tâm đến trị số của dòng điện ngắn mạch (không cần tính
góc pha) thì có thể áp dụng quan hệ :
I (Nn ) = m ( n ) I (Nan )1 (4.7)
Trị số dòng điện tính được theo biểu thức trên được hiểu là trị số hiệu dụng của dòng
điện ngắn mạch không đối xứng tổng tại các pha bị ngắn mạch.
- Với ngắn mạch 1 pha - dòng điện ngắn mạch pha A chạy vào điểm ngắn mạch.
- Với ngắn mạch 2 pha và 2 pha nối đất - dòng điện ngắn mạch chạy trong pha B và
pha C đi qua điểm ngắn mạch (chúng luôn có trị số bằng nhau).

Để tính toán nhiều hơn cần dựa vào các công thức trong bảng (4.2).
4.2.2.4 Quy tắc đẳng trị thứ tự thuận
Qua các bước thực hiện tính NM KĐX có thể thấy vai trò quan trọng của việc tính
được INa1 – thành phần thứ tự thuận của dòng điện NM (tại điểm NM). Nếu đẳng trị
được sơ đồ về dạng đơn giản nhất (hình 4.3) với sđđ và tổng trở đẳng trị đã biết thì việc
tính toán chỉ là áp dụng công thức (4.6). Tuy nhiên, điều này không phải lúc nào cũng
thực hiện được, ví dụ lúc tính dòng điện tại thời điểm t bất kỳ bằng phương pháp
đường cong tính toán sđđ không biết trước, không thể biến đổi đẳng trị các nhánh có
nguồn.
Rất may trong trường hợp này ta có thể áp dụng quy tắc đẳng trị thứ tự thuận. Nội dung
của quy tắc này như sau:
"Dòng điện thứ tự thuận của một dạng ngắn mạch không đối xứng bất kỳ đều có thể
tính được như dòng điện ngắn mạch 3 pha ở sơ đồ thứ tự thuận nhưng tại điểm xa hơn
một tổng trở Z (Δn ) ”.
Trị số của tổng trở phụ Z (Δn ) chỉ phụ thuộc vào trị số tổng trở tổng hợp của các sơ đồ
thứ tự nghịch và thứ tự không nên có thể tính trước và nối vào sơ đồ như hình 4.4.

Z(n)∆
Sơ đố thứ tự
thuận đầy đủ N N’
INa1

Hình 4.4
Với qui tắc đẳng trị thứ tự thuận ta có thể áp dụng mọi phương pháp tính toán ngắn
mạch 3 pha để tính dòng điện thứ tự thuận tại điểm ngắn mạch, kể cả phương pháp
đường cong tính toán. Thực chất là thực hiện tính ngắn mạch 3 pha cho sơ đồ 4.4.
4.3 Tính dòng điện ngắn mạch không đối xứng phân bố trên các nhánh
Ở đây chưa nói đến phương pháp chung giải bài toán bằng chương trình, mà nói
đến cách tính toán bằng tay sau khi đã có kết quả về dòng điện và điện áp tại điểm NM
(với đầy đủ 3 thành phần).
Về lý thuyết mạch, cách tính toán hoàn toàn có thể thực hiện được theo phương
pháp lan rộng sơ đồ, dựa vào các sơ đồ đã biến đổi ở bước trước (thu hẹp sơ đồ để tính
dòng NM tổng tại điểm NM).

E1 E2 E1 E2 Edt
1 2 1 2 Edt
X1 X2 X1 X2 Xdt XΣ
X3
5
3 4 3 4 IN
X8
X4 X5 X6 X7 N
5
N
X8
N IN
N

Hình 4.5
Ví dụ sơ đồ hình 4.5 có thể tính:
I8 = IN; (từ sơ đồ c);
U5 = I8.x8; (từ sơ đồ c);
I1 = I6 = (E1-U5)/(x1+x6); (từ sơ đồ b);
I2 = I7 = (E2-U5)/(x2+x7); (từ sơ đồ b);
U3 = U5 + I6.x6; (từ sơ đồ b);
U4 = U5 + I7.x7; (từ sơ đồ b);
I3 = (U3-U4)/x3; I4 = U3/x4; I5 = U4/x5; (từ sơ đồ a);
Như vậy, về nguyên tắc dựa vào 3 sơ đồ thứ tự và kết quả đã có tại điểm NM ta có
được dòng thành phần trên mọi nhánh và áp thành phần trên mọi nút. Cộng tương ứng
ta có kết quả cuối cùng. Tuy nhiên, phép tính thực tế ở bước cuối cùng (cộng 3 thành
phần) khá phức tạp nếu sơ đồ có các máy biến áp (nhiều cấp điện áp). Đó là vì qua
MBA góc pha dòng và áp của các thành phần thứ tự xoay đi một góc theo các hướng
khác nhau. Cần xoay đúng trước khi cộng.

4.4 Sự biến đổi của các dòng điện và điện áp thành phần đối xứng qua MBA

Qua máy biến áp, các thành phần đối xứng của dòng điện và điện áp không những
biến đổi về độ lớn (theo tỉ số biến áp) mà còn thay đổi góc pha theo tổ đấu dây. Điều
đáng chú ý là chúng thay đổi góc pha theo những hướng không giống nhau.

&
U &
U
A1 A2

&
U &
U
a1 a2

γ = 11. 30o= γ = − 11. 30o= − 30N

Hình 4.6
Để dễ phân tích ta quy ước xét máy biến áp lý tưởng (không tổn hao) và ký hiệu các
đại lượng phía cao áp I là A, B, C, phía hạ áp II là a, b, c. Theo định nghĩa tỉ số biến
đổi của máy biến áp là tỉ số giữa các vòng dây hay với máy biến áp lý tưởng, là tỉ số
biên độ của các điện áp hai phía:
WI U A1 U A 2 U A 0
k= = = =
WII U a1 U A 2 U a 0

Trong đó ký hiệu :
WI, WII - số vòng cuộn dây cao áp và hạ áp
UA1, UA2 , UA0- trị số điện áp phía cao áp (thứ tự thuận, nghịch, không)
Ua1, Ua2 - trị số điện áp phía hạ áp (thứ tự thuận, nghịch, không).

Về góc pha, điện áp trên cùng một pha phía cao áp và hạ áp lệch nhau một góc phụ
thuộc vào tổ đấu dây và tuỳ theo thành phần thứ tự điện áp. Trên hình 4.6 thể hiện sự
biến đổi pha qua máy biến áp có tổ đấu dây Υ/Δ -11 (N=11).

1. Sự biến đổi của thành phần thứ tự thuận

Sử dụng ký hiệu tỉ số biến áp phức, ta có thể viết:


&
& = U A1 = ke jγ = ke j 30o N .
K 1 &
U a1

Qua máy biến áp, điện áp thứ tự thuận (phía thứ cấp tính theo phía sơ cấp):

&
& = U A1 = 1 U
U & e − j 30o N
a1 &
K1 k
A1

Để tìm biểu thức dòng điện thứ cấp ta xuất phát từ quan hệ bảo toàn công suất phức
qua máy biến áp:
S& = U
& Î = U
A1 A1
& Î .
a1 a1

Suy ra :
&
U
Î a1 = A1 & Î ;
Î A1 = K
&
U a1
1 A1

Hay :
&I = K̂ &I = k &I e − j 30o N ;
a1 1 A1 A1
Như vậy cả vectơ dòng điện và vectơ điện áp thứ tự thuận phía thứ cấp máy biến áp
đều bị xoay cùng chiều kim đồng hồ một góc 30o.N (tiến N giờ), so với vectơ sơ cấp.
Trương hợp riêng (hay gặp) máy biến áp có tổ đấu dây Υ/Δ -11 :

& = 1U
U & e − j 330o = 1 U
& e j 30o
a1 A1 A1
k k
1 & 3 1 1 &
= U A1 ( +j ) ≈ U A1 (0,866 + j 0,5)
k 2 2 k

&I = k &I e − j 330o = k &I e j 30o


a1 A1 A1

≈ k &I (0,866 + j 0,5) .


A1

Cần để ý rằng, nếu tính trong hệ đơn vị tương đối thì qua máy biến áp độ lớn dòng điện
và điện áp không đổi, tuy nhiên cần chú ý hiệu chỉnh góc pha.

2. Sự biến đổi của thành phần thứ tự nghịch

Tỉ số biến áp phức của thành phần thứ tự nghịch:

&
& = U A 2 = ke jγ = ke − j 30o N .
K 2 &
U a2

Bằng cách phân tích tương tự như đối với thành phần thứ tự thuận ta có:
&
& = U A2 = 1 U
U & e j 30o N ;
a2 & A2
K 2 k

&I = K̂ &I = k &I e j 30o N ;


a2 2 A2 A2

Các vectơ đều quay ngược chiều kim đồng hồ so với véctơ sơ cấp một góc là N30o (lùi
N giờ). Với máy biến áp đấu Υ/Δ -11 ta có :

& = 1U
U & e j 330o = 1 U
& e − j 30o = 1 U
& ( 3 − j 1) ;
a2 A2 A2 A2
k k k 2 2

&I = k &I e j 330o = k &I e − j 30o = k &I ( 3 − j 1 ) .


a2 A2 A2 A2
2 2

3. Biến đổi của thành phần thứ tự không

Nói chung, thành phần điện áp và dòng điện thứ tự không chỉ chạy qua được máy biến
áp trong trường hợp tổ đấu dây Yo/Yo - 12. Các các trường hợp còn lại hoặc là không
tồn tại (ngay ở sơ cấp) hoặc không qua được thứ cấp máy biến áp. Chính vì thế khi tính
toán cần quan tâm chủ yếu là có dòng điện thứ tự không hay không. Nếu có, đó là
trường hợp tổ đấu dây Yo/Yo và góc pha sẽ như nhau. Thực ra, trường hợp phía thứ
cấp đấu tam giác, dòng điện thứ tự không có chạy quẩn trong các cuộn dây pha. Nhưng
các dòng điện này ít khi phải quan tâm tính toán.

F B
N
~ Δ Yo
IN
IF
INC1INC2
INA1=INA2=IN INA IFb2

IFc1 IFa1
INC1 INB2
IFc INA1 IFa
INA2

IFc2 IFa2

IFb1
UNA1
UFa1
UNC2 UNB2 UNA1
UNA=0 UFc2
UFa
UN0 UFb2
UNC UNC1 UFb1 UFb
UNA2 UNB1 UNB
UFc
UFa2 UNA2

UFc1

Hình 4.7
Hình 4.7 minh hoạ sự biến đổi các thành phần dòng điện và vectơ tổng hợp ở hai phía
máy biến áp nối Υ/Δ -11 . Thành phần thứ tự không không qua được máy biến áp (chỉ
chạy quẩn bên trong) nên tại đầu máy phát không có thành phần dòng điện và điện áp
thứ tự không. Trường hợp đang xét là ngắn mạch một pha. Có thể nhận thấy rằng, do
sự biến đổi góc pha nên phía máy phát không phải chỉ có dòng điện pha a (pha bị ngắn
mạch) mà còn có dòng ngắn mạch ở pha c (lớn cùng trị số !).

Ví dụ 4.1 . Cho sơ đồ hệ thống điện hình 4.8,a, tìm dòng điện trong các pha sự cố tại
chỗ ngắn mạch sau 0,2 giây. Giả thiết ngắn mạch xẩy ra tại điểm N với các dạng sau:

a) hai pha ; b) một pha ; c) hai pha nối đất .

F ~
10,5 kV

Y Δ Δ
B2 B1
230 Y Y

115 kV
D

a)
N

X1=0,
X2=0,24 X3=0,
X2=0,24 X3=0,3 X5=0,
X5=0,6 X4=0
X4=0
X6=0,408
X6=0,136

b) N c)
N

Hình 4.8
Số liệu của các phần tử sơ đồ được cho như sau:

- Máy phát thuỷ điện: Sđm = 180 MVA; Uđm = 10,5 kV; X''d = X2 = 0,4 , có TĐK.
- Máy biến áp B1 : Sđm = 31,5 MVA; k = 115/10,5; UN% = 10,5;

- Máy biến áp B2 : Sđm = 60 MVA; k = 230/115/10,5; UN%C-T = 8; UN%C-H


= 18; UN%T-H = 10;
- Đường dây l = 100 km; x1 = 0,4 ôm/km; x0 = 3 x1 ;

Giải : Trên hình 6.17,b và 6.17,c vẽ sơ đồ thay thế thứ tự thuận (nghịch) và thứ tự
không. Các điện kháng ghi trên sơ đồ được tính từ các số liệu đã cho với lượng cơ bản
chọn là : Scb = 180 MVA, Ucb = Utb.

Trước tiên tính điện kháng tổng hợp của các sơ đồ đối với điểm ngắn mạch N.

Với sơ đồ thứ tự thuận, nghịch (giống nhau vì cho X''d = X2):

X1Σ = X2Σ = 0,136 + 0,24 + (0,3//0,6) + 0,4 = 0,976 .

Theo sơ đồ thứ tự không ta có:

X0Σ = 0,408 + 0,24 + (0,3//0,6) = 0,848 .

a) Trường hợp ngắn mạch hai pha :

Điện kháng phụ tại điểm N : XΔ(2) = X2Σ = 0,976. Hệ số tỉ lệ m ( 2 ) = 3 .


Vì đã chọn Scb = SđmΣ nên ta có ngay điện kháng tính toán :

Xtt(2) = X1Σ + XΔ(2) = 0,976 + 0,976 = 1,952 .

S dmΣ 180
I dmΣ = = = 0,452 kA .
3 U tb 3 × 230

Từ đường cong tính toán của máy phát tuabin nước , với t = 0,2 giây ta tra được dòng
điện tính toán thứ tự thuận: I(2)Na1 = 0,51 . Từ đó tính được dòng điện tổng tại chỗ ngắn
mạch (trên các pha có sự cố):

I (N2 ) = m ( 2 ) .I (Na2 )1 . I dmΣ = 3 × 0,51× 0,452 = 0,4 kA .

b) Trường hợp ngắn mạch một pha.


Điện kháng phụ sẽ là : XΔ(1) = X2Σ +X0Σ = 0,976 + 0,848 = 1,824. Hệ số : m(1) = 3 .
Điện kháng tính toán : Xtt(1) = X1Σ + XΔ(1) = 1,824 + 0,976 = 2,8 .

Dòng điện thứ tự thuận tại chỗ ngắn mạch tra được theo đường cong:
INa1(1)= 0,36.
Dòng điện ngắn mạch 1 pha trong pha sự cố (pha A):

IN(1) = m(1) . INa1(1) IđΣ = 3. 0,36 . 0,452 = 0,488 kA .

c) Trường hợp ngắn mạch hai pha nối đất.

Điện kháng phụ : XΔ(1,1) = X2Σ // X0Σ = 0,976 // 0,848 = 0,435 .


Hệ số tỉ lệ :
X 2Σ X 0Σ
m (1,1) = 3 1 −
(X 2Σ + X 0Σ ) 2
0,976 × 0,848
= 3 1− = 1,51 .
(0,976 + 0,848) 2

Điện kháng tính toán :


Xtt(1,1) = X1Σ + XΔ(1,1) = 0,976 + 0,453 = 1,429 .
Dòng điện thứ tự thuận tại điểm ngắn mạch tra theo đường cong:
INa1(1,1) = 0,71 .
Dòng điện ngắn mạch hai pha nối đất tại điểm ngắn mạch:
IN(1,1) = m(1,1). INa(1,1). IđmΣ = 0,71 . 1,51 . 0,452 = 0,485 kA .
Dòng điện thứ tự không đi trên đường dây tính trong đơn vị tương đối:

X 2Σ 0,976
I 0 D = I Na 0 = I Na1 = 0,71 × = 0,38 .
X 2Σ + X 0Σ 0,976 + 0,848

Dòng điện thứ tự không đi vào máy biến áp B1:

X3 0,3
I 0 B1 = I 0 D = 0,38 × = 0,127 .
X3 + X6 0,3 + 0,6

Dòng điện chay qua dây trung tính của máy biến áp B1 , tính trong đơn vị có tên :
180
I 0 B1 ( kA ) = 3 I 0 B1 I dmΣ = 3 × 0,127 × = 0,344 kA .
3 × 115

Trong các ví dụ trên, khi áp dụng phương pháp đường cong tính toán đều sử dụng
một biến đổi, đó là vì có thêm điện kháng phụ XΔ(n) các máy phát trong hầu hết các
trường hợp đều có thể coi là ở xa điểm ngắn mạch xấp xỉ nhau. Đây cũng là đặc điểm
chung (thuận lợi) để áp dụng đường cong tính toán đối với ngắn mạch không đối xứng.
Đương nhiên khi có thanh cái hệ thống vẫn phải áp dụng ít nhất là 2 biến đổi vì hệ
thống cần được tính riêng không dùng đường cong (như khi tính ngắn mạch 3 pha).

Ví dụ 4.2. Cho sơ đồ và số liệu của ví dụ 4.1. Tính dòng điện ngắn mạch phân bố trên
các nhánh khi ngắn mạch 2 pha chập đất tại điểm N. Vẽ đồ thị véctơ cho dòng điện và
điện áp đầu cực máy phát điện. Sơ đồ đấu dây của máy biến áp B1 là Yo/Yo/Δ-12/11,
của máy biến áp B2 là Yo/Δ-11.

Giải: Theo kết quả tính toán của ví dụ 8-2, dòng điện thứ tự thuận pha A tại chỗ ngắn
mạch:
I (NA 1 = 0,71 ;
1,1)
(đơn vị tương đối)
Vì có thể chọn tuỳ ý góc pha của một pha (làm chuẩn) nên thuận tiện nhất ta chọn góc
pha của dòng điện ngắn mạch thứ tự thuận pha A tại chỗ ngắn mạch bằng 0. (Khi đó
góc pha của sđđ EaΣ phải phụ thuộc theo). Ta ký hiệu bằng phức số cho dòng điện này :

&I
NA (1) = 0,71 . (Chỉ số trong ngoặc biểu thị thứ tự pha).

Điện áp thứ tự thuận pha A tại điểm ngắn mạch tính được:
& &
NA (1) = j I NA (1) . X Δ = j 0,71× 0,435 = j 0,316 .
(1,1)
U

Sức điện động đẳng trị của nguồn pha A tính được theo công thức:
E& AΣ = U
& &
NA (1) + j I NA (1) X 1Σ

= j 0,316 + j 0,71 × 0,976 = j1,01 .

Dòng điện thứ tự nghịch pha A tại chỗ ngắn mạch:


&I & X 0Σ
NA ( 2 ) = − I NA (1)
X 2Σ + X 0Σ
0,848
= − 0,71 × = − 0,33 .
0,976 + 0,848

Ta cũng có : U& NA ( 2) = U& NA (1) = j 0,316 .

Thành phần thứ tự không tại điểm ngắn mạch (kể đến góc pha):

&I & X 2Σ
NA ( 0 ) = − I NA (1)
X 2Σ + X 0Σ
0,976
= − 0,71 × = − 0,38 .
0,976 + 0,848
& &
Điện áp : U NA ( 0 ) = U NA (1) = j 0,316 .

Để tiến hành tính toán dòng điện ngắn mạch phân bố trên các sơ đồ thứ tự được
thuận lợi, ta cần chú ý đến ảnh hưởng nói chung của tổ đấu dây máy biến áp đến phân
bố dòng, áp trong mạng điện. Thực ra, khi tính toán ngắn mạch ba pha, kể cả tính toán
chế độ xác lập của hệ thống điện, tổ đấu dây máy biến áp luôn có ảnh hưởng làm thay
đổi góc pha (giữa các phần của mạng điện). Chẳng hạn, điện áp tất cả các nút của phần
mạng điện nối vào phía cuộn tam giác của máy biến áp đấu Yo/Δ-11 đều sẽ bị tăng góc
lệch pha lên 30o so với khi không có máy biến áp hoặc máy biến áp nối Yo/Yo-12.
Nhưng vì ảnh hưởng là như nhau đối với toàn bộ phần mạng nên lại có thể bỏ qua, coi
như các máy biến áp đều đấu sao-sao. Trị số biên độ và tương quan dòng áp trong từng
phần không có gì thay đổi. Khi đó tính trong hệ đơn vị tương đối có thể bỏ qua hoàn
toàn ký hiệu máy biến áp lý tưởng (mà đúng ra phải xét đến biến đổi góc pha). Chỉ khi
cần thiết mới phải kể đến. Tương tự như thế khi tính dòng, áp phân bố trong sơ đồ thứ
tự thuận (nghịch). Trước tiên, tính phân bố dòng áp trong hệ đơn vị tương đối, bỏ qua
ảnh hưởng làm lệch góc pha của các máy biến áp (cũng có thể tính trong hệ đơn vị có
tên nhưng phức tạp hơn). Sau đó, " hiệu chỉnh" góc lệch pha cho tất cả dòng điện và
điện áp trên phần mạng liên kết qua máy biến áp có ảnh hưởng đến góc lệch. Cuối cùng
đổi sang đơn vị có tên và xác định trị số dòng, áp tổng hợp (cộng ba thành phần). Cũng
có thể cộng các thành phần theo trị số tương đối trước khi chuyển sang đơn vị có tên.
F ~
10,5 kV X1

Y Δ Δ
B1 B2 k=1 k=1
230 kV
Yo/Δ Yo/Δ
Y Y X2 X3
X5
115 kV X4
D Yo
k=1
X6 Yo

N
N
a) b)

Hình 4.9

Trong ví dụ trên ta có thể chia mạng điện chỉ làm 2 phần qua các máy biến áp nối
sao-tam giác vì chỉ có các máy biến áp này làm ảnh hưởng đến góc lệch pha. Phần nối
qua cuộn sao-sao không cần tách riêng (hình 6.22). Nói chung trong mạng điện phức
tạp ta luôn tìm được các lát cắt qua các máy biến áp làm lệch góc pha thống nhất, bởi
khi thiết kế đã phải chọn các máy biến áp làm việc song song cùng tổ đấu dây.

Ta tiến hành tính dòng điện ngắn mạch phân bố trên từng sơ đồ thứ tự trong hệ đơn vị
tương đối, bỏ qua ảnh hưởng đến góc lệch của các máy biến áp.

Với sơ đồ thứ tự thuận ta có:

&I = &I & &


1 (1) 2 (1) = I 6 (1) = I NA (1) = 0,71 .

&I & X4 + X5
3 (1) = I 2 (1) ×
X3 + X4 + X5
0,6
= 0,71 × = 0,473.
0,3 + 0,6
&I & & &
4 (1) = I 5 (1) = I 2 (1) − I 3 (1) = 0,71 − 0,473 = 0,237

Dòng điện thứ tự nghịch :


&I & & &
1 ( 2 ) = I 2 ( 2 ) = I 6 ( 2 ) = I NA ( 2 ) = − 0,33 ;

&I & X4 + X5 0,6


3 ( 2) = I 2 ( 2) × = − 0,33 × = − 0,22 ;
X3 + X4 + X5 0,3 + 0,6

&I & & &


4 ( 2 ) = I 5 ( 2 ) = I 2 − I 3 = − 0,33 + 0,22 = − 0,11 .

Với sơ đồ thứ tự không :

&I & &


2 ( 0 ) = I 6 ( 0 ) = I NA ( 0 ) = − 0,38 .

&I & X4 + X5 0,6


3 (0) = I 2 (0) × = − 0,38 × = − 0,253 .
X3 + X4 + X5 0,3 + 0,6

Tính toán dòng điện ngắn mạch tổng hợp trên các phần tử được thực hiện bằng cách
cộng 3 dòng điện phức thành phần trên từng nhánh với nhau, có chú ý đến hiệu chỉnh
góc pha. Kết quả nhận được sẽ là các dòng điện phức tổng hợp của pha A trong tình
trạng ngắn mạch. Cũng có thể tính toán đồng thời cả điện áp các nút khi quan tâm. Để
tính dòng, áp trên pha B và pha C cần áp dụng đồ thị vectơ hoặc chuyển đổi phức số:

&I = a 2 &I + a&I + &I ;


b a1 a2 a0

&I = a&I + a 2 &I + &I .


c a1 a2 a0

Việc tính toán dòng điện tổng hợp có thể thự hiện cho mọi nhánh, mọi nút (thường
với khi giải bằng chương trình) hoặc từng phần. Trong ví dụ này ta cũng chỉ xét chi tiết
quá trình tính dòng điện trên nhánh máy phát (nhánh 1).

Trên nhánh máy phát chỉ có thành phần thứ tự thuận &I1 (1) và thứ tự nghịch &I1 ( 2 ) . Khi

chưa hiệu chỉnh góc pha, có thể hiểu các dòng điện thành phần &I1 (1) và &I1 ( 2 ) như là ở

phía sơ cấp các máy biến áp nối Yo/Δ-11 (hình 6.22,b). Do đó để thuận tiện, ta ký hiệu
lại:

- thành phần thứ tự thuận pha A: &I FA1 = &I1 (1) = 0,71 ;

- thành phần thứ tự nghịch pha A: &I FA 2 = &I1 ( 2 ) = − 0,33 .


Tính ở phí thứ cấp (hiệu chỉnh lại góc pha nhưng vẫn trong trị số tương đối):
&I = 0,71 × e j 30o = 0,71 × (0,866 + j0,5) ;
Fa1

&I = − 0,33 × e − j 30o = − 0,×(0,866 − j0,5) .


Fa 2

Dòng điện tổng hợp trong máy phát điện:

&I = &I + &I = 0,71(0,866 + j0,5) − 0,33(0,866 − j0,5) = 0,33 + j0,52


Fa Fa1 Fa 2

Trị số tuyệt đối (hiệu dụng):

I Fa = 0,33 2 + 0,52 2 = 0,615 ;

Để tính trong đơn vị có tên ta xác định dòng điện cơ bản ở cấp điện áp máy phát:
S cb 180
I cb = = = 9,9 kA.
3 U tb 3 × 10,5

Dòng điện ngắn mạch chạy trong pha a của máy phát :

IFa (kA) = IFa Icb = 0,615 . 9,9 = 6,1 kA .

Áp dụng toán tử quay a = e j120o có thể tính được dòng điện các pha b và c. Ta có:

&I = a 2 &I + a &I = 0,71.e j 30o .e − j120o − 0,33.e − j 30o .e j120o


Fb Fa1 Fa 2
o o
= 0,71e − j 90 − 0,33 e j90 = − j1,04

Trị số tuyệt đối: IFb = 1,04 ; IFb (kA) = 1,04 . 9,9 = 10,3 kA .

&I = a &I + a 2 &I = 0,71.e j 30o .e j120o − 0,33.e − j 30o .e − j120o


Fc Fa1 Fa 2
o o
= 0,71e − j 150 − 0,33 e − j150 = − 0,33 + j 0,52

(đối xứng với &I Fa qua trục ảo)

Về trị số tuyệt đối: IFc = IFa = 0,615 ; IFc (kA) = 6,1 kA .

Giả sử cần tính điện áp đầu cực máy phát ta làm như sau. Khi chưa hiệu chỉnh ta tính
bình thường :
& & &
U FA1 = E AΣ − j I FA1 X 1

= j1,01 − j 0,71 × 0,4 = j 0,726 .


& &
U FA 2 = − j I FA 2 X 1 = j 0,33 × 0,4 = j 0,126 .

Chuyển sang phía thứ cấp (hiệu chỉnh góc pha):

& & j 30 o
U Fa1 = U FA1 e = j 0,726 (0,866 + j0,5) ;

& & − j 30 o
U Fa 2 = U FA 2 e = j 0,126 (0,866 − j0,5) .

Điện áp đầu cực máy phát trên pha A:


& =U & +U &
U Fa Fa1 Fa 2 = j 0,726 (0,866 + j0,5) + j0,126(0,866 − j0,5)

= − 0,3 + j0,74

Về trị tuyệt đối: U Fa = 0,3 2 + 0,74 2 = 0,8 .

Trong hệ đơn vị có tên:


10,5
U Fa ( kV ) = U Fa .U cb ( pha ) = 0,8 × = 4,88 kV .
3
Ta cũng tính được cho các pha B và C :

& = a2 U
& +aU & j 30 o o o o
U Fb Fa1 Fa 2 = j 0,726.e .e − j120 + j 0,126.e − j 30 .e j120
o o
= j ( 0,726 e − j90 + 0,126 e j90 ) = 0,6 ;

& = aU
& + a2 U
& j 30o o o o
U Fc Fa1 Fa 2 = j 0,726.e .e j120 + j 0,126.e − j 30 .e − j120
= − 0,3 − j0,74 ;

Về trị tuyệt đối trong hệ dơn vị có tên:

10,5
U Fb ( kV ) = 0,6 × = 3,66 kV ;
3

UFc (kV) = UFa (kV) = 4,88 kV .

Trên hình 4.10 là quan hệ vectơ các thành phần dòng điện chạy trong máy phát.
UFa
IFc IFa
UFa1
FFc1 UNA1
IFa1
IFa2 UNA2
IFc2
IFA2 IFA1 UFa2
UFb UFb1
UFb2
IFb2
UFc2

IFb1 UFc1
IFb UFc

Hình 4.10

4.5 Sơ đồ phức hợp

Dựa vào quan hệ giữa các đại lượng dòng, áp tại điểm ngắn mạch người ta đưa ra
quy tắc kết nối giữa 3 sơ đồ thứ tự thuận, thứ tự nghịch và thứ tự không thành một sơ
đồ duy nhất gọi là sơ đồ phức hợp. Sơ đồ đảm bảo đúng trạng thái phân bố của dòng
điện và điện áp thành phần trên từng bộ phận sơ đồ, trong khi trạng thái toàn mạch điện
là thống nhất. Nguồn trong phần sơ đồ thứ tự thuận tạo ra dòng và áp trong mọi khu
vực. Hahn 6.23 là cách kết nối sơ đồ phức hợp ứng với các dạng ngắn mạch.
Trên sơ đồ phức hợp của mỗi loại ngắn mạch, hình chữ nhật biểu thị sơ đồ thứ tự
thành phần đầy đủ (gồm nhiều nhánh nhiều nút). Trên đó còn có đường nối biểu thị
trung điểm của sơ đồ (nối liền trung điểm các nguồn, máy biến áp và phụ tải). Điểm
ngắn mạch nằm ở một nơi nào đó trên sơ đồ có đánh dấu bằng chữ N. Sơ đồ thứ tự
thuận có nguồn, các sơ đồ còn lại không có nguồn.
N N INa1
X1Σ X1Σ
EaΣ EaΣ
UNa1 INa1 UNa1

X2Σ N X2Σ N INa2

UNa2 INa2 UNa2


N N INa0
X0Σ X0Σ
UNa0 INa0 UNa0

N (1) N (1,1)

N INa1
X1Σ
EaΣ
UNa1

X2Σ N Hình 4.11


INa2 Sơ đồ phức hợp các dạng
UNa2 ngắn mạch không đối xứng

N (2)

Ta có các quan hệ sau cho dòng và áp tại điểm ngắn mạch của từng dạng ngắn mạch:

- Ngắn mạch một pha:

&I (1) = &I (1) = &I (1) ;


Na1 Na 2 Na 0

& (1) = − ( U
U & (1) + U
& (1) ) ;
Na1 Na 2 Na 0

- Ngắn mạch hai pha:

&I ( 2 ) = −&I ( 2) ;
Na1 Na 2

& (1) = − U
U & (1) ;
Na1 Na 2

- Ngắn mạch hai pha chập pha:

&I (1,1) = −(&I (1,1) + &I (1,1) ) ;


Na1 Na 2 Na 0

& (1,1) = U
U & (1,1) = U
& (1,1) ;
Na1 Na 2 Na 0
Sơ đồ phức hợp có ý nghĩa ứng dụng rất lớn. Với sơ đồ phức hợp có thể sử dụng
chương trình để tính toán (không cần qua bước tính trị số dòng áp tạo điểm ngắn mạch)
các dòng điện và điện áp ngắn mạch thành phần, đồng thời trên cả 3 sơ đồ thứ tự
(không cần qua bước tính trị số dòng áp tạo điểm ngắn mạch). Cộng các thành phần
tương ứng ta được trị số dòng, áp tổng hợp phân bố trên mọi nhánh mọi nút. Đây chính
là cách thực hiện trong đa số các chương trình tính ngắn mạch. Ngoài ra sơ đồ phức
hợp còn được ứng dụng để tạo ra các mô hình (vật lý) phân tích dòng điện ngắn mạch
không đối xứng.

Trong các tình huống sự cố phức tạp (đồng thời NM và đứt dây, NM tại các vị trí khác
nhau theo các dạng khác nhau), áp dụng sơ đồ phức hợp có thể tạo ra phương pháp giải
rất hiệu quả, đặc biệt là khả năng áp dụng chương trình tính toán cho sơ đồ HTĐ phức
tạp. Các ví dụ (hình 4.12, 4.13).

F B1 D1 D2 B2 Spt
~
K N (1,1)

XF XB1 ZD1 ZD2 XB2


N

Zpt
EaΣ UNa1

X2F XB1 ZD1 ZD2 XB2


N

Z2pt
UNa2

3XK XB1 Z0 D1 Z0 D2 XB2


N

UNa0

Hình 4.12
~ 2
Δ
4
Yo

6 7
1 3 5
~ 8 10
9 Δ Yo N Yo Δ

E2
2
4
6 7
E1 10
1 3 5
8
9 UNa INa1

2
4

6 7
10
1 3 5
8
9 UNa INa2

4
6 7
3 5
8
UNa0
INa0

Hình 4.13
Chương 5

TÍNH TOÁN ĐỨT DÂY VÀ SỰ CỐ PHỨC TẠP

5.1 KHÁI NIỆM CHUNG

Sự cố phức tạp là tình huống hệ thống điện bị đồng thời vừa ngắn mạch vừa đứt dây.
Vị trí ngắn mạch và đứt dây có thể tồn tại ở những vị trí khác nhau trong mạng điện.
Trong thực tế xác xuất xảy ra sự cố phức tạp thường rất thấp, tuy nhiên chúng có thể
tạo ra các điều kiện bất lợi, nguy hiểm rất đáng quan tâm. Chẳng hạn, ngắn mạch có
kèm đứt dây làm cho bảo vệ rơ le tác động không nhậy, kém chọn lọc. Hiện tượng đứt
dây một pha không tạo ra dòng điện lớn nhưng lại có thể làm xuất hiện thành phần
dòng điện thứ tự nghịch đáng kể chạy trong máy phát và các thiết bị dùng điện. Tình
trạng này nếu không có tính toán trước, hệ thống có thể vẫn vận hành kéo dài gây hậu
quả nghiêm trọng. Ngược lại, nếu hệ số không đối xứng nằm trong phạm vi cho phép
thì tình trạng đứt dây một pha lại có thể để tồn tại trong thời gian tác động của các
phượng tiện tự động hoặc xử lý sự cố (kéo dài đến 30 phút). Khi đó hệ thống vận hành
vẫn bình thường, giảm nhẹ được những thiệt hại không đáng có (so với cắt ngay cả 3
pha, đưa phần tử bị sự cố ra khỏi hệ thống). Hệ thống có trung điểm không nối đất, bị
chạm đất 2 điểm trên 2 pha khác nhau ở những vị trí khác nhau, gần giống như ngắn
mạch 2 pha N(2) nhưng tính toán phức tạp hơn nhiều.

5.2 TÍNH TOÁN CHẾ ĐỘ HỆ THỐNG LÚC MỘT HAY HAI PHA BỊ ĐỨT

Có thể coi trạng thái đứt dây pha như là đặt nối tiếp vào mạch tại vị trí bị đứt một
hiệu điện áp ΔU& sao cho dòng trong pha bị đứt bằng 0. Pha không bị đứt tương ứng với
& =0. Như vậy mạch điện trở thành không đối xứng (do sự không đối xứng của dòng
ΔU
và áp tại nơi sự cố). Ta có thể giải bài toán theo phương pháp các thành phần đối xứng.

1. Hệ phương trình cơ bản

Giả thiết có thể đẳng trị mạch thành sơ đồ tối giản, nhìn từ vị trí đứt dây về các phía
của sơ đồ. Nói khác đi, tính tổng trở đầu vào của toàn bộ sơ đồ nhìn từ 2 cực của vị trí
sự cố. Với 3 thành phần thứ tự ta có các sơ đồ đẳng trị như trên hình 5-1.
X1Σ X2Σ X0Σ
&I &I &I
Na1 Na 2 Na 0
E& aΣ ΔU& ΔU& ΔU&
A1 A2 A0

Hình 5.1

Tương tự chế độ ngắn mạch ta thiết lập được hệ phương trình cơ bản (gồm 3 phương
trình cho các đaị lượng thành phần pha A).

& = E& − &I Z


ΔU A1 AΣ A1 1Σ

ΔU A 2 = 0 − &I A 2 Z 2 Σ
& (5-1)
& = 0 − &I Z
ΔU A0 A0 0Σ

2. Điều kiện về trạng thái sự cố

Hệ 3 phương trình (5-1) có 6 ẩn số nên để giải được cần bổ sung thêm 3 phương
trình. Đó chính là các phương trình thể hiện trạng thái của mạch bị sự cố.

- Đứt dây một pha (pha A là pha đặc biệt : bị đứt dây):

ΔU& =0;
B

ΔU& =0; (5-2)


C
&I = 0 .
A

- Đứt dây hai pha (pha A là pha đặc biệt : không bị đứt dây):

&I = 0 ;
B
&I = 0 ; (5-3)
C

ΔU & =0.
A

Δ U& A

A A
Δ U&
B B B

Δ U&
C C C

L L' L L'

Hình 5.2
So sánh với hệ phương trình trạng thái ngắn mạch hai pha và một pha ta thấy có sự
tương ứng hoàn toàn. Như vậy ta có thể áp dụng cách tính giống hệt như đối với ngắn
mạch hai pha và một pha, kể cả áp dụng sơ đồ phức hợp.

3. Sơ đồ phức hợp trạng thái đứt dây

a. Một pha bị đứt

Dựa vào hệ phương trình cơ bản và các điều kiện về trạng thái sự cố ta có các kết quả
sau cho đứt dây một pha (tương tự ngắn mạch 2 pha chạm đất):

&I = E& aΣ
a1
⎛ X 2Σ X 0Σ ⎞ Ia1
j ⎜⎜ X1Σ + ⎟ L
⎝ X 2Σ + X 0 Σ ⎟⎠
X1∑ ∆Ua1
L'
&I = − &I X 0Σ
a2 a1 Ia2
X 2Σ + X 0Σ L
X 2Σ X2∑ ∆Ua2
&I = − &I
a0 a1 L'
X 2Σ + X 0Σ
I0
L
&I = &I = 3 1 − X 2 Σ .X 0 Σ X0∑ ∆U0
b C I a1
(X 2Σ + X 0Σ ) 2 L'

&I = 0.
a
Hình 5.3
& = E& − j&I X = ΔU
ΔU & = ΔU
&
a1 aΣ a1 1Σ a2 a0

Các quan hệ trên cho phép đưa ra sơ đồ phức hợp như trên hình 5.3. Dễ thấy, trị số
dòng điện tại các pha không bị đứt bằng nhau và tỉ lệ với thành phần thứ tự thuận qua
hệ số tỉ lệ:

X 2 Σ .X 0 Σ
m= 3 1− .
(X 2Σ + X 0Σ ) 2

Còn điện kháng phụ: X(1)Δ = X2∑ // X0∑ , giống như ngắn mạch 2 pha chạm đất.

Như vậy có thể tính được ngay trị số dòng điện tại các pha không bị đứt sau khi biết
thành phần thứ tự thuận. Tuy nhiên, khi tính toán đứt dây, người ta thường quan tâm
nhiều hơn đến dòng điện thành phần. Ví dụ, tính toán kiểm tra thành phần thứ tự
nghịch xuất hiện trong các máy phát và động cơ, không được vượt quá một tỉ lệ cho
phép.

b. Hai pha bị đứt

Biểu thức tính toán cho dòng và áp thành phần tại vị trí đứt dây có thể nhận được như
sau:
Ia1
L
&I = E& aΣ X1∑ ∆Ua1
a1
j((X1Σ + X 2 Σ + X 0 Σ ) L'
Ia2
&I = &I = &I ; &I = 3 &I ; L
a0 a2 a1 a a1
X2∑ ∆Ua2
& = E& − j&I X = j&I (X + X ); L'
ΔU a1 aΣ a1 1Σ a1 2Σ 0Σ
& & I0
ΔU = − jI .X ;
a2 a1 2Σ L
& = − j&I .X .
ΔU X0∑ ∆U0
0 a1 0Σ
L'
& + ΔU
ΔU & + ΔU & = 0.
a1 a2 0

Hình 5.4

Các quan hệ trên tương ứng với sơ đồ phức hợp trên hình 5.4. Biểu thức điện kháng
phụ trong trường hợp này giống như ngắn mạch 1 pha:

X(1,1)Δ = X2∑ + X0∑ , hệ số m = 3.

Ví dụ 5.1. Cho sơ đồ HTĐ hình 5.5,a , hãy xác xác định dòng điện các pha của đường
dây khi có một pha bị đứt. Điện kháng các phần tử cho trong hệ đơn vị tương đối, ghi
trên sơ đồ phức hợp hình hình 5.5,b.

Giải: Tính các điện kháng tổng hợp (như tổng trở đầu vào nhìn từ vị trí đứt dây):

X1∑ = 0,15 + 0,20 + 1,20 + 0,25 + 0,20 = 2,0.

X2∑ = 0,15 + 0,20 + 0,35 + 0,25 + 0,20 = 1,15.

X0∑ = 0,57 + 0,20 + 0,20 = 0,97.

Điện kháng phụ:

X(1)Ä = X2ể // X0ể = 1,15//0,97 = 0,526.

Trị số dòng điện thứ tự thuận:


&I = E& aΣ j1,43
= = 0,565
a1
( )
(1)
j X1Σ + X Δ j (2,0 + 0,526 )

Chú ý, ở đây chọn góc pha dòng thứ tự thuận bằng 0, trong mạch thuần kháng sđđ có
góc pha vượt trước 90o.

F B1 B2
L L' D Sp
~

a)

0,2 1,20
0,25 L L' 0,1 0,20

E'=1,43 Ia1

0,25 0,2 0,1 0,20 0,35

Ia2

0,2 0,5 0,20

Ia0

b)

Hình 5.5

0,97
I a 2 = −0,565 = −0,258;
0,97 + 1,15
1,15
I a0 = −0,565 = −0,307.
0,97 + 1,15

Trị số dòng điện trên các pha không bị đứt của đường dây tính được theo hệ số tỉ lệ m:

1,15.0,97
I B = IC = m.Ia1 = 3 1 − .0565 = 0,85;
(1,15 + 0,97) 2
Có thể tính được dòng điện pha trong chế độ làm việc bình thường:

1,43
I= = 0,715
0,25 + 0,20 + 0,15 + 0,20 + 1,2

Như vậy khi đứt 1 pha dòng điện trong các pha còn lại tăng lên (19%).

Ví dụ 5.2. Vẫn sơ đồ hệ thống như trên hình 5.5,a xác định dòng điện trong pha A khi
pha B và pha C bị đứt.

Sơ đồ phức hợp sẽ như trên hình 5.6.

0,2 L 1,20
0,25 L' 0,1 0,20

E'=1,43 Ia1

0,25 0,2 0,1 0,20 0,35

Ia2

0,2 0,5 0,20

Ia0

Hình 5.6
Trong ví dụ 5.1 đã xác định được các điện kháng tổng hợp:

X1ể = 2,0 ; X2ể = 1,15 ; X0ể = 0,97.

Tính điện kháng phụ: XÄ = X2ể + X0ể = 1,15 + 0,97 = 2,12.

Dòng điện thành phần :

1,43
I a1 = I a 2 = I a 0 = = 0,35.
2,0 + 2,12

Dòng tổng hợp trên pha A (pha không bị đứt): Ia = 3. 0,35 = 1,05, tăng lên đáng kể so
với lúc làm việc bình thường (tăng 47%).
4. Dùng nguyên lý xếp chồng để tính toán đứt dây

Với sự cố đứt dây người ta hay áp dụng nguyên lý xếp chồng để tính toán. Trạng
thái đứt dây có thể được coi là kết quả xếp chồng của 2 trạng thái:

- Trạng thái hoạt động bình thường của nguồn (các máy phát) với các nguồn áp xuất
hiện phụ thêm tại chỗ đứt dây bằng 0. Thực chất là CĐXL trước sự cố.

- Trạng thái mọi nguồn máy phát bằng 0 nhưng tồn tại hiệu điện áp tại điểm sự cố.
Trạng thái này còn gọi là trạng thái riêng sự cố.
Dễ thấy rằng có thể thay tương đương nguồn áp phụ thêm đặt vào vị trí đứt dây bằng
nguồn dòng, cùng trị số với dòng pha trước khi sự cố nhưng ngược chiều (để chế độ
tổng hợp có dòng trong pha đứt dây bằng 0). Khi đó trị số nguồn dòng luôn luôn đã
biết (bằng dòng xác lập trước sự cố nhưng ngược dấu).

Chế độ trước khi bị đứt dây đã biết hoặc tính được (CĐXL trước sự cố), còn giải
mạch theo chế độ riêng sự cố khá đơn giản bởi các mạch của sơ đồ thứ tự đều không
nguồn, dễ dàng đẳng trị thành một tổng trở đẳng trị. Nói riêng cũng áp dụng được sơ
đồ phức hợp để tính toán dòng áp phân bố cho chế độ riêng sự cố. Hình 5.7 mô tả sơ đồ
phức hợp trạng thái riêng sự cố khi đứt dây một pha và đứt dây 2 pha. Sơ đồ nhận được
từ sơ đồ phức hợp đầy đủ (hình 5.3 và 5.4) bằng cách bỏ nguồn sđđ trong sơ đồ thứ tự
thuận và thay thế nguồn áp tại chỗ đứt dây bằng nguồn dòng.

L L
− &I A 0 1 − &I A 0 1
X1 L' X1 L'1
1

L2 L2
X2 X2
L'2 L'2

L0 L0
X0 X0
L'0 L'0
Hình 5.7 Sơ đồ phức hợp
trạng thái riêng sự cố.
a. Đứt dây 1 pha; b) Đứt dây 2 pha
Chú ý là, kết quả tính toán nhận được từ sơ đồ phức hợp là chế độ riêng sự cố pha A
(các thành phần thứ tự thuận, nghịch, không). Đại lượng của các pha còn lại cần được
suy ra dựa vào chiều quay vec tơ của các thành phần thứ tự. Dòng điện tổng hợp tại
chỗ sự cố đứt dây sẽ bao gồm 4 thành phần:
&I = &I + &I & &
A A0 sc A1 + I sc A 2 + I sc A 0 ;

&I = &I + a 2 &I & &


B B0 sc A1 + aI sc A 2 + I sc A 0 ;

&I = &I + a&I 2& &


C C0 sc A1 + a I sc A 2 + I sc A 0 ;

Ở đây kí hiệu IA0, IB0, IC0 là trị số dòng điện các pha ở chế độ làm việc bình thường,
trước khi xảy ra sự cố đứt dây.

Ví dụ 5.3 Cho sơ đồ hệ thống điện hình 5-8,a. Hãy xác định và vẽ đồ thị vectơ dòng
điện của hai pha không bị đứt (đứt một pha trên một lộ đường dây). Biết dòng điện các
pha trên mỗi lộ đường dây trước khi xảy ra sự cố là 305 A.

Máy phát điện: 250 MVA; 13,8 kV; X'd = 0,29 ; X2 = 0,36 .

Máy biến áp B1 (hai cuộn dây): 240 MVA; k=248/13,8 ; UN% = 9.

Máy biến áp B2 (tự ngẫu): 200 MVA; k=209/121/11.

UN C-T = 9% ; UN C-H = 35% ; UN T-H = 20% ;

Đường dây: l = 175 km ; x1 = 0,41 ôm/km ; x0 = 0,35x1 (tính cho một lộ). Hỗ cảm thứ
tự không giữa 2 lộ : x I-II 0 = 0,82 ôm/km.

Hệ thống: công suất vô cùng lớn, điện áp thanh cái không đổi 110 kV.

Giải: Vì đã cho chế độ trước sự cố nên thuận lợi nhất ta áp dụng phương pháp xếp
chồng. Sơ đồ phức hợp của chế độ riêng sự cố như trên hình 5-8,b. Sơ đồ này nhận
được trên cơ sở thiết lập sơ đồ phức hợp chế độ đứt dây một pha, cho các nguồn sđđ
bằng 0 và đặt nguồn dòng vào chỗ đứt dây.

Theo các số liệu đã cho áp dụng các công thức quen biết ta tính được thông số của
các phần tử, ghi trực tiếp trên sơ đồ. Chú ý rằng hai lộ của đường dây chạy cạnh nhau
hỗ cảm thứ tự không khá lớn. Trong trường hợp này có kể đến, ta có thể tính cho toàn
bộ chiều dài 2 lộ : XI-II 0 = 0,82 . 175 = 143,5 ôm. Các số liệu tính trong hệ đơn vị có
tên quy về cấp 220 kV, ghi trên sơ đồ hình 5.8,b.

Theo số liệu ghi trên sơ đồ, tính được các điện kháng tổng hợp:

X1Σ = 117,8 ôm; X2Σ = 119,8 ôm; X0Σ = 177,3 ôm;

Mạch chính (có nguồn dòng chạy qua) có điện kháng tổng hợp:

X = 117,8//119,8//177,3 = 44,5 ôm.

Theo quy tắc phân bố dòng điện cho các nhánh song song ta dễ dàng tìm được dòng
điện trên mọi nhánh của sơ đồ phức hợp. Nói riêng tại chỗ đứt dây ta có:

&I 44,5
sc A1 = −305 × = −115 A ;
117,8

&I 44,5
sc A 2 = −305 × = −113 A ;
119,3

&I 44,5
sc A 0 = −305 × = −77 A .
177,3

Sử dụng đồ thị vectơ hoặc biểu thức phức số ta tính được dòng điện tổng hợp, tương tự
như khi tính ngắn mạch hai pha. Trên hình 5.9 là kết quả đồ thị vectơ dòng điện trên
các pha tại chỗ sự cố (lộ I).

305 A II B2 HT
F B1 D Yo
~ ~
Δ Yo Yo
305 A
I Δ

a)

71,4 35,9 71,8 19,6


-305A 71,8

88,5 35,9 71,8 19,6


71,8

107,7 -6,6
35,9 143,6 26,2
107,7
50,3
b)

Hình 5.8
&I
IC0 IC sc B1

&I
sc A1

&I
sc C1

Isc A0 Isc A2 Isc A1


IA = 0 IA0=305 A &I
sc C 2

&I sc A 2
&I & &
scA 0 = I scB0 = I scC 0
&I
IB0 IB sc B 2

Hình 5.9

5.3 TÍNH TOÁN CHẾ ĐỘ SỰ CỐ PHỨC TẠP

Một sự cố không đối xứng bất kỳ (hiểu là một vị trí bị ngắn mạch hay đứt dây) theo
phương pháp các thành phần đối xứng cần biểu thị bằng 6 ẩn số : 3 thành phần điện áp
và 3 thành phần dòng điện tại chỗ sự cố. Mỗi vị trí sự cố ta luôn luôn viết được 3
phương trình trạng thái (còn gọi là các điều kiện bờ). Các phương trình còn lại cần
được thiết lập theo quan hệ dòng áp trên 3 sơ đồ thứ tự. Trong trường hợp sự cố đơn,
đó chính là 3 phương trình cơ bản.

Đối với sự cố phức tạp (2 vị trí trở lên) hệ phương trình cơ bản có nhiều biến số
(ngay cả khi đã rút gọn) cần thiết lập theo các định luật Kirchhof và định luật Ohm.
Ngoài ra, cũng như trường hợp đơn giản (một điểm sự cố) nếu chỉ dựa vào các hệ
phương trình mạch thì chưa đủ số phương trình để giải. Đó là vì mỗi nút (nhánh) sự cố
chứa 2 biến đều chưa biết (dòng và áp), sẽ thiếu một phương trình. Ba sơ đồ sẽ thiếu 3
phương trình. Nếu có n điểm sự cố sẽ thiếu 3n phương trình. May thay, cũng có đúng
3n phương trình điều kiện bờ ứng với n điểm sự cố. Đương nhiên còn cần dựa vào
toán tử quay để chuyển đổi từ đại lượng tổng hợp sang thành phần và ngược lại để có
đúng các biến thích hợp mới giải được (như đã làm với các dạng ngắn mạch đơn).
Để minh hoạ cụ thể ta xét trường hợp sự cố chạm đất kép xảy ra tại 2 vị trí trong hệ
thống điện có trung tính cách điện với đất. Tại M chập đất pha B còn tại N chập đất
pha C. Giả thiết sơ đồ sau biến đổi có dạng như trên hình 7-10 .

EMA ZM1 M
ZM2 M

ENA ZN1 N ZN2 N


UMA1 UMA2
UNA1 UNA2
ZT1 ZT2

N ZMN 0 M
.

UNA0 UMA0 Hình 5.10

Ta có các phương trình trạng thái mạch đối với các sơ đồ thứ tự:

- Thứ tự thuận:
& & & &
U MA1 = E MA − I MA1 ( Z M1 + Z T1 ) − I NA1 Z T1

& & & &


U NA1 = E NA − I NA1 Z T1 − I NA1 ( Z N1 + Z T1 ) (5-4)

- Thứ tự nghịch:
& & &
U MA 2 = − I MA 2 ( Z M 2 + Z T 2 ) − I NA 2 Z T 2

& & &


U NA 2 = − I NA 2 Z T 2 − I NA 2 ( Z N 2 + Z T 2 ) (5-5)

- Thứ tự không:
& & &
U NA 0 − U MA 0 = I MA 0 Z MN 0 (5-6)

Các điều kiện bờ ứng với chạm đất một pha cho 2 vị trí (pha B tại M, pha C tại N):

&I = 0 ; &I = 0 ; U
&
MA MC MB = 0 ; (chập đất tại M)

&I = 0 ; &I = 0 ; U
&
NA NB NC = 0 ; (chập đất tại N)

Khi trung tính không nối đất ta còn có điều kiện phụ : &I MB = −&I NC .
Lấy pha đặc biệt làm gốc (pha A: pha không có sự cố) chuyển các điều kiện bờ về các
biến thành phần, ta có:

&I = &I & &


MA MA1 + I MA 2 + I MA 0 = 0 ;
(5-7)
&I = &I & & & 2& &
MC MC1 + I MC 2 + I MC 0 = aI MA1 + a I MA 2 + I MA 0 = 0 ;

& & & & 2 & & &


U MB = U MB1 + U MB 2 + U MB 0 = a U MA1 + aU MA 2 + U MA 0 = 0 ;
&I = &I + &I + &I =0;
NA NA1 NA 2 NA 0
&I = &I + &I & 2& & &
NB NB1 NB 2 + I NB 0 = a I NA1 + aI NA 2 + I NA 0 = 0 ; (5-8)
& & & & & 2 & &
U NC = U NC1 + U NC 2 + U NC 0 = aU NA1 + a U NA 2 + U NA 0 = 0 ;
&I = a 2 &I + a&I + &I = −a&I − a 2 &I − &I = −&I
MB MA1 MA 2 MA 0 NA1 NA 2 NA 0 NC

Kết hợp (5-4), (5-5), (5-6) , (5-7) và (5.8) ta giải ra được mọi trị số dòng, áp thành
phần, sau đó tổng hợp thành các đại lượng pha.

5.4 SƠ ĐỒ PHỨC HỢP CỦA TÌNH TRẠNG SỰ CỐ PHỨC TẠP

Sơ đồ phức hợp là một công cụ hết sức hiệu quả để nghiên cứu ngắn mạch không
đối xứng. Sơ đồ là kết quả ghép nối các sơ đồ thành phần (thuận, nghịch, không) qua
điểm ngắn mạch. Điều kiện ghép nối chính là quan hệ dòng áp giữa 3 thành phần. Nếu
trước và sau khi ghép nối quan hệ vẫn không thay đổi thì sơ đồ là tương đương, có thể
áp dụng để giải mạch.
Đối với sự cố phức tạp, tiếc rằng cách thực hiện đơn giản như trên lại không thoả
mãn (chỉ thoả mãn cho một điểm sự cố nào đó). Muốn ghép nối được cần đưa thêm vào
sơ đồ các máy biến áp lý tưởng tỉ số 1:1. Trên hình 5-11 minh hoạ 2 phương án ghép
nối để tạo ra sơ đồ phức hợp của trường hợp ngắn mạch một pha (tại N) kèm đứt dây
một pha (tại L). Chọn một sự cố ghép nối trực tiếp về điện (giống như sự cố đơn), sự
cố tiếp theo ghép nối qua máy biến áp lý tưởng. Cách ghép nối này luôn thoả mãn bởi
quan hệ ghép nối chỉ ảnh hưởng cục bộ đúng vị trí sự cố.
ILA1 ILA1
EaΣ L1 EaΣ L1
X1Σ X1Σ
N1 N1
L'1 L'1
INa1 INa1
ILA2 ILA2
X2Σ L2 X2Σ L2
N2 N2
L'2 L'2
INa2 INa2
ILA0 ILA0
X0Σ L0 X0Σ L0
N0 N0
INa0 L'0 L'0
INa0
a) b)
Hình 5.11

Cả hai phương án sơ đồ phức hợp trên đều thỏa mãn các điều kiện tại điểm sự cố. Thật
vậy, với máy biến áp có tỉ số 1:1 , ở cả 2 sơ đồ ta đều có:
&I & &
NA1 = I NA 2 = I NA 0
& & &
U NA1 + U NA 2 + U NA 0 = 0

chính là điều kiện ngắn mạch một pha tại điểm N.

ΔU& & &


LA1 = ΔU LA 2 = ΔU LA 0
&I + &I &
LA1 LA 2 + I LA 0 = 0

chính là điều kiện đứt dây một pha tại điểm L.

Khi thực hiện tính toán bằng chương trình việc có thêm máy biến áp lý tưởng không
có gì khó khăn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lã Văn Út. Ngắn mạch trong hệ thống điện. NXB Khoa học & Kỹ thuật. Tái bản lần
thứ 4. Hà Nội - 2012.

2. Richard Roeper. Short - Circuit Currents in Three-Phase Systems. Second edition.


John Wiley and Sons. Siemens Aktiengesellchaft. 1985.

You might also like