You are on page 1of 10

ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.

HỒ CHÍ MINH
KHOA CƠ KHÍ CHẾ TẠO MÁY
BỘ MÔN CƠ ĐIỆN TỬ

ĐIỆN TỬ CÔNG SUẤT ỨNG DỤNG


BÀI GIẢNG TÓM LƯỢC

Nguyễn Minh Triết

Nội dung chính: Linh kiện điện tử công suất; Nguyên lý các mạch điện tử công suất thông dụng như
chỉnh lưu AC-DC, nghịch lưu DC-AC, biến đổi DC-DC, và mạch biến đổi AC-AC; Nguyên lý nguồn tuyến
tính và nguồn xung.
Bài giảng tóm lược Điện Tử Công Suất Ứng Dụng dùng cho sinh viên thuộc khoa Cơ Khí Chế Tạo Máy,
đại học Sư Phạm Kỹ Thuật TP. Hồ Chí Minh. Biên soạn từ tháng 02 năm 2010 và được chỉnh sửa, bổ
sung hằng năm.

CÁC KHÁI NIỆM BAN ĐẦU VỀ ĐIỆN TỬ CÔNG SUẤT 1 / 10
Chương 1. CÁC KHÁI NIỆM BAN ĐẦU VỀ ĐIỆN TỬ CÔNG SUẤT

1. Giới thiệu:
Kỷ nguyên đầu tiên của điện tử bắt đầu bằng phát minh ra transistor silicon năm 1948 ở phòng
thí nghiệm của công ty Bell. Kỷ nguyên thứ hai được đánh dấu bằng phát minh ra Thyristor năm 1958
bởi công ty General Electric. Đây cũng là sự ra đời của điện tử công suất. Điện tử công suất nghiên cứu
các dạng biến đổi năng lượng điện như: mạch ổn áp, mạch biến đổi điện áp từ AC sang DC, từ DC sang
DC, từ DC sang AC (Error! Reference source not found.)

Chỉnh lưu

Bộ biến đổi DC-DC


Bộ biến đổi AC-AC

Nghịch lưu
Hình 1.2 - Các lĩnh vực liên quan đến
Hình 1.1 - Các dạng mạch điện tử công suất điện tử công suất

Định nghĩa: Điện tử công suất (ĐTCS) nghiên cứu các mạch điện tử liên quan đến điều khiển
dòng năng lượng điện.
Bộ biến đổi năng lượng điện thường bao gồm hai phần: Các linh điện điện tử công suất và mạch
điều khiển, như mô tả trong Error! Reference source not found.

Hình 1.3 - Sơ đồ khối hệ thống biến đổi năng


lượng điện
Hình 1.4 - Hệ thống điện tử công suất cơ bản
Ứng dụng: Điện tử công suất được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực:
- Các bộ biến đổi DC-DC công suất dưới 1W trong thiết bị điện tử cầm tay (portable devices)
- Bộ nguồn (Power Supply) cỡ hàng chục, hàng trăm, hàng nghìn watt;
- Bộ điều khiển tốc độ động cơ cỡ hàng nghìn watt (kilowatt) đến hàng triệu watt (megawatt)
- Bộ biến áp trong các hệ truyền tải điện và các trạm điện AC cỡ hàng nghìn triệu watt.

CÁC KHÁI NIỆM BAN ĐẦU VỀ ĐIỆN TỬ CÔNG SUẤT 2 / 10
Hình 1.5 - Ứng dụng điện tử công suất trong các lĩnh vực

Hình 1.6 - Mạch nguồn laptop [1]


* Giải thích hoạt động: Điện áp gia dụng 220V cấp cho mạch sạc/chỉnh lưu sau đó mắc song song với
Pin Lithium. Từ đây cấp điện DC1 cho các nhánh: Mạch tăng áp Boost biến đổi điện DC1 thành điện
DC2 khác lớn hơn cấp cho mạch điều khiển động cơ đĩa cứng. Mạch giảm áp Buck biến đổi điện DC1
thành điện DC3 nhỏ hơn cấp cho mạch vi xử lý. Mạch nghịch lưu biến đổi điện DC1 thành điện AC2
cấp cho mạch hiển thị màn hình.

CÁC KHÁI NIỆM BAN ĐẦU VỀ ĐIỆN TỬ CÔNG SUẤT 3 / 10
Hình 1.7 - Mạch điện nguồn cho xe [1]
* Giải thích hoạt động: Điện 3 AC pha cấp cho mạch nạp điện Acqui DC. Điện DC lại được nghịch lưu
thành điện AC để cấp cho các máy điện AC. Một nhánh nối song song qua mạch biến đổi DC-DC để tạo
các nguồn DC khác nhau cấp cho các mạch điện tử và điều khiển µP.

2. Các khái niệm và hệ thức cơ bản:

2.1. Giá trị trung bình:


Gọi i(t) là hàm biến thiên tuần hoàn theo thời gian với chu kì T. Giá trị trung bình của i(t) là:
t 0 +T
1
I AV =
T  i(t ).dt
t0

Với t0 là thời điểm đầu của chu kì lấy tích phân.


Ví dụ 1: Tính giá trị trung bình của dòng điện trong hình:

0.5 0.3
1 1
I AV = 
0.5 0
i (t ).dt =
0.5 0
10.dt = 6 [ A]

2.2. Giá trị hiệu dụng:


Gọi i(t) là hàm biến thiên tuần hoàn theo thời gian với chu kì T. Giá trị hiệu dụng của i(t) là:
t 0+T
1
I RMS = i
2
.dt
T t0

Với t0 là thời điểm đầu của chu kì lấy tích phân. RMS viết tắt của Root Mean Square

CÁC KHÁI NIỆM BAN ĐẦU VỀ ĐIỆN TỬ CÔNG SUẤT 4 / 10
Ví dụ: Tính giá trị hiệu dụng của u = U m . sin( t ) = 220. 2 . sin( t ) [V ]

t 0+T 2
1 1 Um
=  v .dt = u .dt = = 220 V
2 2
VRMS
T t0
2 0 2

Trong Matlab, sử dụng lệnh trapz để tính giá trị trung bình và giá trị hiệu dụng.
2.3. Quan hệ giữa điện áp tức thời và dòng điện tức thời:
Tải R: uR = R.iR : Điện áp tức thời tỷ lệ thuận với dòng điện tức thời.
diL
Tải L: u L = L. : Điện áp tức thời tỷ lệ thuận với độ biến thiên dòng điện tức thời.
dt
dit
Tải R nối tiếp L: ut = R.it + L.
dt
dit
Tải R-L-E : ut = R.it + L. +E
dt
2.4. Công suất và hệ số công suất:
Công suất P (từ tiếng Anh Power) là một đại lượng cho biết công được thực hiện ΔW hay năng lượng
biến đổi ΔE trong một khoảng thời gian T = Δt
W E
P= =
t t
Mạch điện xoay chiều có các thành phần tích lũy năng lượng như cuộn cảm và tụ điện. Do đó người ta
chia năng lượng trong mạch ra thành 2 phần: Phần tiêu thụ (biến đổi thành các dạng công suất khác như
cơ, nhiệt, hóa) và phần năng lượng dự trữ (trong cuộn cảm và tụ điện). Lúc này công suất được biểu diễn
qua số phức, là kết quả của phép nhân hai số phức là hiệu điện thế và dòng điện.
Giá trị tuyệt đối của công suất phức là công suất biểu kiến S. Phần thực của công suất phức được gọi là
công suất thực P. Phần ảo của công suất phức được gọi là công suất phản kháng Q.

Hình 1.8 - Các thành phần công suất trong mặt phẳng phức
Công suất thực: (Real power)

CÁC KHÁI NIỆM BAN ĐẦU VỀ ĐIỆN TỬ CÔNG SUẤT 5 / 10
Công suất thực P, hay còn gọi là công suất tiêu thụ, công suất hiệu dụng, là phần công suất điện có thể
biến đổi thành các dạng công suất khác (cơ, nhiệt, hay hóa). Nếu u(t) và i(t) là những giá trị biến đổi thì
P là giá trị trung bình của công suất tức thời p
t0 +T

 u(t ).i(t ).dt


1
P=
T t0

Khi u(t), i(t) biến đổi theo đồ thị hàm sin thì P = U .I . cos , với U, I: giá trị hiệu dụng của u(t), i(t); φ là
pha lệch giữa u(t), i(t). Đơn vị của P là W (oát)
Công suất phản kháng: (Reactive power)
Công suất phản kháng, công suất hư kháng, công suất ảo Q là một khái niệm dùng để chỉ phần công suất
điện được chuyển ngược về nguồn cung cấp năng lượng trong mỗi chu kỳ do sự tích lũy năng lượng
trong các thành phần cảm kháng và dung kháng, được tạo ra bởi sự lệch pha giữa hiệu điện thế u(t) và
dòng điện i(t).
Khi u(t), i(t) biến đổi theo đồ thị hàm sin thì Q = U .I .sin  , với U, I: giá trị hiệu dụng u(t), i(t); φ là pha
lệch giữa u(t), i(t). Đơn vị đo Q là VAr (volt amperes reactive), 1 kVAr = 1000 var.
Công suất biểu kiến:
Công suất biểu kiến, công suất phức S, một khái niệm dùng để chỉ sự cung ứng điện năng từ nguồn, là
tổng phần thực công suất hiệu dụng và phần ảo công suất hư kháng trong điện xoay chiều.

S = P2 + Q2
Đơn vị của công suất biểu kiến là VA (vôn-ampe), 1 kVA = 1000 VA
Hệ số công suất:
Hệ số công suất λ hoặc PF (Power Factor) đối với một tải được định nghĩa bằng tỉ số giữa công suất tiêu
thụ P và công suất biểu kiến S mà nguồn cấp cho tải đó:
P
 = PF =
S
Hệ số công suất bằng 1 khi hiệu điện thế và cường độ dòng điện cùng pha, và bằng 0 khi dòng điện
nhanh hoặc chậm pha so với hiệu điện thế 900. Hệ số công suất phải nêu rõ là nhanh hay chậm pha.
Ví dụ: Xét trường hợp một điện trở gắn vào nguồn điện AC (Error! Reference source not found.) cầu
chì chịu được dòng hiệu dụng 15ARMS, điện áp nguồn 115VAC,RMS, điện trở dây dẫn quá nhỏ xem như bỏ
qua.

Hình 1.9 - Mô hình mạch điện trở gắn vào nguồn điện AC
1 2 2
T T
Khi tải thuần trở: Công suất tiêu thụ PRMS = v .i .dt = VRMS I RMS = I RMS
2
.R .

Công suất tối đa: 115x15 ~ 1.7kW

CÁC KHÁI NIỆM BAN ĐẦU VỀ ĐIỆN TỬ CÔNG SUẤT 6 / 10
VS V
Khi tải là cuộn dây: i = − cos(t ) = − s cos(t )
ZL L

Vs2
1
( )
2  2L 
Công suất P = v (t ).i (t ).d t = − sin(t ) cos(t ).d (t ) = 0

1 2 Vs
2 T
Tuy nhiên dòng điện : iRMS = i (t ).d (t ) = . Với 115V, 60Hz, L<20mH => iRMS >15A
2L

Vậy dù không tiêu tốn công suất thực, cầu chì vẫn bị nổ !!!
2.5. Sự cân bằng năng lượng trong mạch điện:
Mọi mạch điện đều tuân theo định luật bảo toàn năng lượng. Do đó trong mạch điện, trên đường năng
lượng điện từ nguồn cấp chạy đến tải (load) có thể qua các phần tử trữ năng lượng (tụ điện, cuộn dây),
nhưng dòng năng lượng phải cân bằng, nghĩa là tổng dòng năng lượng từ nguồn phát ra phải bằng với
tổng nguồn năng lượng tiêu thụ ở tải.
Pin = Pout

2.6. Cách đọc đồ thị đặc tuyến của linh kiện:


Bố cục của datasheet linh kiện điện tử công suất:
Mã số linh kiện – Chức năng linh kiện – Tên sản xuất
Ví dụ datasheet của linh kiện IRF540:

Hãng sản xuất: SGS-THOMSON Micro electronics


Kí hiệu linh kiện: IRF540 và IRF540FL
Chức năng: Mosfet công suất kênh N.
Đặc trưng cơ bản: Áp tối đa 100V, điện trở RDS 0.05Ω,
dòng tối đa 30A, kiểu chân TO-220/TO-220FL

Tóm lược các đặc trưng nổi bật của linh kiện + Hình dáng – kí hiệu

Bảng giá trị cực đại (Absolute maximum Ratings)

CÁC KHÁI NIỆM BAN ĐẦU VỀ ĐIỆN TỬ CÔNG SUẤT 7 / 10
Bảng đặc tính nhiệt và công suất (Themal Characteristics)

Bảng đặc tính điện (Electrical Rating)

Lưu ý khi đọc datasheet:


- Bảng giá trị cực đại có được khi thí nghiệm ở môi trường nhiệt độ thí nghiệm. Trong khi sử dụng thực
tế sẽ không đạt được giá trị tối đa. ( Ta = 250C unless otherwise noted )
- Một số giá trị trong tính toán lý thuyết là hằng số, tuy nhiên trong thực tế sẽ biến đổi theo các điều kiện
hoạt động khác nhau (thay đổi theo nhiệt độ, …). Ví dụ đồ thị Hình 1.10 của transistor TIP122, hệ số
khuếch đại hFE thay đổi theo dòng IC. Từ IC = 0.1A đến IC = 1A, hFE thay đổi từ <500 đến >4000 !!!

CÁC KHÁI NIỆM BAN ĐẦU VỀ ĐIỆN TỬ CÔNG SUẤT 8 / 10
Hình 1.10: IC vs. hFE của TIP122
Hình 1.11: VCE vs. IC của TIP122

- Mỗi đồ thị thí nghiệm, người ta thay đổi giá trị trên trục hoành và gắn thiết bị đo để ghi nhận giá trị
trên trục tung.
- Đôi khi người ta vẽ nhiều đường đặc tuyến lên cùng một đồ thị để có được các nhìn tổng quát về hoạt
động của linh kiện. Ví dụ đồ thị của transistor TIP122 Hình 1.11
- Các giá trị thường thấy trong datasheet:
* BR = breakdown : Giá trị mà linh kiện bị đánh thủng (thường là phần cực ngược làm hư hỏng hoặc
dẫn ngược)
* VCEO : Điện áp giữa cực C và cực E của linh kiện, trong điều kiện cực còn lại để hở (Open)
* Leakage: Rò rỉ. Trong điều kiện linh kiện hở mạch, về lý thuyết không có dòng điện qua linh kiện,
nhưng thực tế vẫn có dòng điện rất bé qua linh kiện. Dòng điện này gọi là dòng rò (leakage current) thay
đổi theo nhiều yếu tố (nhiệt độ, điện áp…)
* Reverse: Ngược. Thường là phân cực ngược linh kiện (dòng ngược và áp ngược)
* Peak: Điện áp đỉnh hoặc dòng điện đỉnh. Thường xét trong trường hợp điện xoay chiều, giá trị lớn nhất
dòng điện hoặc điện áp đặt lên linh kiện.
* Repetitive: Giá trị có tính lặp lại. Thường là điện xoay chiều hoặc điện dạng xung (vuông, tam giác…)
đặt vào linh kiện.

CÁC KHÁI NIỆM BAN ĐẦU VỀ ĐIỆN TỬ CÔNG SUẤT 9 / 10
Bài tập:
1. Điện áp đặt trên tải điện trở 10Ω có hàm biểu diễn v=170.sin(100π.t) [V].
a. Dùng Matlab vẽ đồ thị dòng điện tức thời trong 2 chu kì
b. Dùng Matlab vẽ đồ thị công suất tức thời trong 2 chu kì
c. Tìm công suất tức thời lớn nhất, công suất trung bình và công suất hiệu dụng.
2. Điện áp và dòng điện trên tải là những hàm tuần hoàn theo thời gian chu kì 100ms. Hãy xác định
công suất tức thời, công suất trung bình và năng lượng tiêu thụ của tải trong mỗi chu kì.
5V ; 0  t  70ms 0; 0  t  50ms
a. u =  ; i=
0V ; 70ms  t  100ms 4 A; 50ms  t  100ms

b.
(Với D=0.7; T=100ms; Vmax = 5V ; Vmin = 2V ; Imax = 3A; Imin = 2A)
3. Đồ thị đóng ngắt của một loại công tắt điện tử như bên dưới. Khi ở trạng thái đóng, công tắt có
rơi áp 1.5V, dòng rò 2µA. Tần số đóng – ngắt của công tắt là 20kHz với tỉ lệ đóng 40%. Tính
công suất tiêu thụ của transistor.

IC
5A
t
O
VCE
200V
t
O
150nS
100nS

150nS
200nS

4. Một lò điện trở công suất 1500W sử dụng nguồn u = 220 2 sin(100t )V  điều khiển công suất
lò theo chu kì 12 phút với trình tự đóng điện 5 phút và ngắt điện 7 phút. Hãy xác định:
a. Công suất tức thời
b. Công suất tiêu thụ trung bình
c. Năng lượng tiêu thụ trong mỗi chu kì 12 phút

CÁC KHÁI NIỆM BAN ĐẦU VỀ ĐIỆN TỬ CÔNG SUẤT 10 / 10

You might also like