You are on page 1of 7

CHƯƠNG3

Đường dây dài không tiêu tán


3
3.1. KHÁI QUÁT........................................................................................................................... 16
3.1.1. Định nghĩa “đường dây không tiêu tán” ......................................................................................................... 16
3.1.2. Đặc điểm của các thông số ............................................................................................................................. 16
3.2. ĐƯỜNG DÂY Ở CHẾ ĐỘ XÁC LẬP ĐIỀU HÒA ........................................................................ 17
3.2.1. Biểu thức dạng phức của điện áp và dòng điện ............................................................................................. 17
3.2.2. Biểu thức dạng sóng chạy của điện áp và dòng điện..................................................................................... 18
3.3. QUÁ TRÌNH QUÁ ĐỘ TRÊN ĐƯỜNG DÂY KHÔNG TIÊU TÁN ................................................ 18
3.3.1. Bài toán quá độ trên đường dây dài ............................................................................................................... 18
3.3.2. Quy tắc Peterson ............................................................................................................................................. 19
3.4.3. Sóng khúc xạ .................................................................................................................................................... 20

3.1. KHÁI QUÁT

3.1.1. Định nghĩa “đường dây không tiêu tán”

Khi tín hiệu truyền đi trên đường dây có tần số đủ lớn (ví dụ đường dây thông tin
cao tần) khiến cho R 0  L0 (tương quan giá trị liên quan đến hai thông số đơn vị
dọc đường dây) và G0  C0 (tương quan giá trị liên quan đến hai thông số đơn vị
ngang đường dây). Trong trường này, ta có thể bỏ qua R0 và G 0 , là hai thông số lần
lượt đặc trưng cho hiện tượng tiêu tán năng lượng trong dây dẫn và trong môi trường
cách điện (là điện môi) bao bọc chung quanh dây dẫn. Do vậy trong trường hợp này, ta
có đường dây không tiêu tán.

3.1.2. Đặc điểm của các thông số

Cần có lưu ý đặc biệt đối với các thông số đặc trưng cho quá trình truyền sóng trên
đường dây không tiêu tán như hệ số truyền sóng , vận tốc truyền sóng v và tổng trở
đặc tính ZC.

3.1.2.1. Tổng trở đơn vị dọc đường dây Z0 và tổng dẫn đơn vị ngang đường dây Y0

Do bỏ qua R0 và G 0 cho nên:


Z 0 = jL0 (3.1)

Y0 = jC0 (3.2)

3.1.2.2. Hệ số truyền sóng 

 = Z 0 Y0 = j L 0 C0 = j (3.3)

Như vậy  thuần ảo và:

Chương 3 - Trang 16
 = 0
 (3.4)
 =  L0 C0
Do  = 0 nên biên độ của các sóng tới và sóng phản xạ đều không bị suy giảm dọc
theo phương truyền của chúng tại mọi điểm trên đường dây.

3.1.2.3. Vận tốc truyền sóng v

 1
v= = (3.5)
 L 0 C0

Như vậy không có hiện tượng tán sắc của vận tốc truyền sóng v và do vậy tín hiệu
điện áp và dòng điện truyền đi trên đường dây không bị méo. Đây là một trong những
lý do tại sao đường dây thông tin liên lạc thường là đường dây cao tần.

3.1.2.4. Tổng trở đặc tính ZC

Z0 L0
Zc = = = R c (thuần trở) (3.6)
Y0 C0

Do Zc thuần trở cho nên u+ (x,t) và i + (x,t) , u− (x,t) và i − (x,t) luôn cùng pha nhau,
bởi vì theo (2.10) ở Chương 2 ta có:
U + (x) U − (x)
= = Zc = R c
I + (x) I − (x)

3.2. ĐƯỜNG DÂY Ở CHẾ ĐỘ XÁC LẬP ĐIỀU HÒA

Ta sẽ thành lập lại các biểu thức phân bố của điện áp và dòng điện trên đường dây
không tiêu tán.

3.2.1. Biểu thức dạng phức của điện áp và dòng điện

3.2.1.1. Giả sử biết điện áp và dòng điện ở đầu đường dây

Chọn trục x có chiều hướng từ đầu đến cuối 𝑖1


đường dây và gốc tọa độ x = 0 tại đầu đường
dây. Khi đường dây có tiêu tán, như đã biết: 𝑢1
 ( )
U x =
1
( U1 + Zc I1 ) e −x + ( U1 − Z c I1 ) e x
1
 2 2

I ( x ) = 1  U1 + Zc I1  −x 1  U1 − Zc I1  x O L x
  e −   e
 2  Zc  2  Z c 
Khi đường dây trở nên không tiêu tán, ta có  = j cho nên:

e x = e j( x) = cos(x) + jsin(x)


e −x = e j( −x) = cos( −x) + jsin( −x) = cos(x) − jsin(x)

và ngoài ra và Zc = R c nên cuối cùng ta có các biểu thức phân bố của điện áp và dòng
điện trên đường dây không tiêu tán sẽ như sau:

Chương 3 - Trang 17
U(x) = cos(x)U1 − jR C sin(x)I1

 1 (3.7)
 I(x) = − j R sin(x)U1 + cos(x)I1
 C

3.2.1.2. Giả sử biết điện áp và dòng điện ở cuối đường dây

Chọn trục x có chiều hướng từ cuối đến đầu 𝑖2


đường dây và gốc tọa độ x = 0 tại đầu đường
dây. 𝑢2
Làm tương tự như ở phần 3.2.1.1, ta sẽ tìm
được các biểu thức phân bố của điện áp và dòng
điện như sau: x L O
U(x) = cos(x)U 2 + jR C sin(x)I 2

 1 (3.7)
 I(x) = j R sin(x)U 2 + cos(x)I 2
 C

3.2.2. Biểu thức dạng sóng chạy của điện áp và dòng điện

Ta có thể chuyển các biểu thức dạng sóng chạy (2.19) của điện áp và dòng điện trên
đường dây có tiêu tán thành biểu thức tương ứng trên đường dây không tiêu tán bằng
cách cho  = 0 , Zc = R c ( = 0) :

u(x, t) = A1 2 sin  t + ( 1 − x) + A 2 2 sin t + ( 2 + x) 



 (3.8)
i(x, t) = zc 2 sin  t + ( 1 − x) − zc 2 sin t + ( 2 + x)
A1 A2

hay cũng có thể viết như sau:
u(x, t) = u + (x, t) + u − (x, t)
 (3.9)
i(x, t) = i + (x, t) − i − (x, t)
với u + (x, t), u − (x, t), i + (x, t) và i − (x,t) lần lượt là các sóng điện áp tới, sóng điện áp phản
xạ, sóng dòng điện tới và sóng dòng điện phản xạ:
u + (x, t) = A1 2 sin  t + ( 1 − x)

u − (x, t) = A 2 2 sin  t + ( 2 + x)
 (3.10)
i + (x, t) = zc
A1
2 sin  t + (1 − x)
i − (x, t) = A2
 zc
2 sin  t + (2 + x)

3.3. QUÁ TRÌNH QUÁ ĐỘ TRÊN ĐƯỜNG DÂY KHÔNG TIÊU TÁN

3.3.1. Bài toán quá độ trên đường dây dài

Xét một đường dây dài không tiêu tán có chiều dài L và tổng trở đặc tính
Zc = R c . Vào thời điểm t = 0 , ta đóng điện điện áp u1 (t) vào đầu đường dây. Xác định
điện áp quá độ u2 (t) và dòng điện quá độ i 2 (t) ở cuối đường dây (hay trên tải Z2 ).

Chương 3 - Trang 18
𝑖2

𝑢1 𝑢2 𝑍2

O L x

3.3.2. Quy tắc Peterson

Ta đã làm quen và biết cách giải bài toán quá độ trong mạch điện thông số tập
trung, trong khi đó ta chưa hề biết cách giải bài toán quá độ trong mạch điện thông số
rải là đường dây dài. Vậy có cách nào để đưa bài toán quá độ trên đường dây dài về
bài toán quá độ tương đương trong mạch thông số tập trung không, vì nếu làm được
như vậy thì thay vì giải bài toán quá độ trên đường dây dài (chưa biết cách giải), ta sẽ
giải bài toán quá độ tương đương trong mạch thông số tập trung (đã biết cách giải).
Quy tắc Peterson cho phép làm việc đó.
Điện áp u2 (t) và dòng điện quá độ i 2 (t) ở cuối đường dây:

u 2 (t) = u 2 + (t) + u 2 − (t)


 (3.11)
i 2 (t) = i 2 + (t) − i 2 − (t)
Đường dây không tiêu tán, Zc = R c (thuần trở) cho nên u+ (x,t) và i + (x,t) , u− (x,t)
và i − (x,t) luôn cùng pha nhau:
u 2 + (t) u 2 − (t)
= = Rc (3.12)
i 2 + (t) i 2 − (t)

Từ (3.11) và (3.12) ta sẽ rút ra được:


2u2+ (t) = u2 (t) + R ci 2 (t) (3.13)
Dựa vào (3.13), người ta xây dựng bài toán quá độ tương đương trong mạch thông
số tập trung được mô tả trên hình dưới đây, trong đó điện áp tới ở cuối đường dây
u2+ (t) giờ đây là một nguồn sđđ 2u2+ (t) bình thường trong bài toán quá độ ở mạch
thông số tập trung, điện áp u2 (t) và dòng điện quá độ i 2 (t) trên tải Z2 ở cuối đường
dây giờ đây trở thành điện áp và quá độ bình thường trên tổng trở Z2 và tổng trở đặc
tính Zc = R c của đường dây dài trở thành một điện trở bình thường trong mạch thông
số tập trung. Sở dĩ hai bài toán quá độ trong 2 mạch thông số rải và tập trung này tương
đương nhau vì chúng được mô tả bởi cùng một phương trình. Đối với mạch quá độ
thông số tập trung, (3.13) là phương trình Kirchhoff 2 mô tả mạch sau đóng mở.
𝑅𝑐 𝑖2 (𝑡)

2𝑢2+ (𝑡) 𝑢2 (𝑡) 𝑍2

Sơ đồ mạch tập trung bên trên được gọi là sơ đồ Peterson.

Chương 3 - Trang 19
Để xác định các nghiệm quá độ
𝑅𝑐 𝐼2 (𝑝) u2 (t) và i 2 (t) trên sơ đồ Peterson,
đơn giản nhất là ta dùng phương
pháp toán tử Laplace. Sơ đồ mạch
2𝑈2+ (𝑝) 𝑈2 (𝑝) 𝑍2 (𝑝) được toán tử hóa như ở hình bên
cạnh. Nếu biết ảnh Laplace U 2 + (p)
của u2+ (t) thì bài toán coi như có
đáp số, bởi vì ta dễ dàng có được:
 2U 2 + (p)
I 2 (p) =
 R C + Z 2 (p)
U 2 (p) = Z 2 (p)  I 2 (p)

và từ đó ta suy ra được các hàm gốc u2 (t) và i 2 (t) .

Vậy làm thế nào để xác định ảnh Laplace U 2 + (p) của u2+ (t) ?

Lưu ý rằng u2+ (t) là điện áp tới ở cuối đường dây. Vào thời điểm t = 0 , ta đóng
điện áp u 1 (t = 0) , hay viết gọn lại là u1 (0) , vào đầu đường dây. u1 (0) đóng vai trò sóng
tới, truyền từ đầu đường dây đến cuối đường dây. Giả sử thời gian di chuyển của sóng
từ đầu nọ đến đầu kia của đường dây là  thì đến thời điểm  , sóng tới u1 (0) mới chạm
vào cuối đường dây và tại đây mới xuất hiện sóng tới u2+ () = u1 (0) . Tổng quát, sóng
tới ở cuối đường dây u2+ (t) vào một thời điểm t nào đó sẽ bằng điện áp ở đầu đường
dây trong “quá khứ” u1 (t − ) .
u 2+ (t) = u1 (t − )
Do vậy nếu gọi U1 (p) là ảnh Laplace của u1 (t) thì theo định lý dịch gốc của phép
biến đổi Laplace, ta sẽ có:

u1 (t) ⎯⎯
L
→ U1 (p)
(3.14)
u 2 + (t) = u1 (t − ) ⎯⎯
L
→ U 2 + (p) = U1 (p)  e − p

3.4.3. Sóng khúc xạ

i2(t) Trong thực tế, ta thường gặp hai


đường dây nối với nhau như ở hình
3.12, ví dụ đường dây trên không
u1(t) u2(t) nối với đường dây cáp dẫn đến đầu
sứ các máy biến áp ở các trạm biến
áp, hoặc đường dây cáp đấu nối
Đường dây 1 Đường dây 2 giữa thứ cấp máy biến áp hay đầu
ZC1 = RC1 ZC2 = RC2 cực máy phát điện và đường dây
trên không truyền tải điện năng.
Quá trình truyền sóng sẽ diễn ra
Hình 3.12
như thế nào sau khi ta đóng điện
vào đầu đường dây 1?

Chương 3 - Trang 20
• Sau khi đóng điện áp u1(t) vào đầu đường dây 1, sóng bắt đầu truyền từ đầu đến
cuối đường dây. Chừng nào sóng còn chưa chạm đến cuối đường dây này thì trên
đường dây chỉ có sóng tới chính là sóng u1: u+ = u1;

• Khi sóng vừa chạm đến cuối đường dây 1, ta có sóng tới cuối đường dây
u2+ = u1 và ngay sau đó cũng tại điểm này có thể có hiện tượng phản xạ sóng và xuất
hiện sóng phản xạ u2–. Sự chồng chập của sóng tới và sóng phản xạ này tạo ra sóng
điện áp u2 tại cuối đường dây: u2 = u2+ + u2–;

• Sóng điện áp u2 ở cuối đường dây 1 tiếp tục truyền vào đường dây 2 và được gọi
là sóng điện áp khúc xạ vào đường dây 2: u2 = ukx.
Việc hình thành sóng dòng điện khúc xạ ikx = i2 chạy vào đường dây 2 cũng được
giải thích tương tự.
Câu hỏi đặt ra là: Làm thế nào tính các sóng khúc xạ u kx = u2 và ikx = i2 truyền vào
đường dây 2 sau khi đóng điện áp u1 vào đầu đường dây 1?
Ta sẽ giải bài toán với giả thiết là các sóng khúc xạ u kx và ikx chưa truyền đến cuối
đường dây 2, nghĩa là chưa có hiện tượng phản xạ sóng ở cuối đường dây và trên đường
dây này chỉ có duy nhất các sóng tới là ukx và ikx. Vì đường dây là không tiêu tán cho
nên các sóng tới này luôn cùng pha nhau tại mọi điểm trên đường dây:
u kx
= ZC2 = R C2
i kx
tức là:
u 2 u kx
= = ZC2 = R C2
i2 i kx
u2
i2(t) Mà tỷ số i2 cũng chính là tổng trở vào ZV nhìn
từ đầu đường dây 2, là tổng trở tương đương

u1(t) u2(t) R2C của toàn bộ đường dây này và những gì nằm
sau nó quy về đầu đường dây. Hay nói cách
khác, ta có thể thay thế tương đương hệ gồm
Đường dây 1
ZC1 = RC1 đường dây 2 và tải nối vào cuối đường dây này
bằng tổng trở đặc tính của nó là
Hình 3.13
ZC2 = RC2 (hình 3.13).

Ta trở về bài toán quá độ trên đường dây dài đã được nghiên cứu ở mục 3.4.2 ở
trên, với điện trở RC2 được xem là tải ở cuối đường dây.

Ở điểm chuyển tiếp giữa hai đường dây, người ta có thể bố trí các phần tử tập trung
như cuộn cảm L hay tụ điện C nhằm mục đích: hạn chế quá điện áp, hạn chế dòng điện
ngắn mạch, giảm độ dốc sóng xung kích hay sóng khúc xạ (truyền theo đường dây vào

Chương 3 - Trang 21
thiết bị), giảm sự biến dạng tín hiệu, tăng khả năng truyền tải điện đi xa,... Lúc đó ta có
các sơ đồ Peterson tương ứng như dưới đây:

L/2

u1(t)
L/2

Đường dây 1 Đường dây 2


ZC1 = RC1 ZC2 = RC2

RC1 I2(p)

pL
2U2+(p) U2(p)
RC2

Hình 3.14a

u1(t) C

Đường dây 1 Đường dây 2


ZC1 = RC1 ZC2 = RC2

RC1 I2(p)

2U2+(p) U2(p) RC2

Hình 3.14b

Chương 3 - Trang 22

You might also like